Page 41 of 471 FirstFirst ... 313738394041424344455191141 ... LastLast
Results 401 to 410 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #401
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    MỘNG TRƯNG VƯƠNG




    Nhạc mới , chắc lại là của một cây si cổ thụ viết .

    ***

  2. #402
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Location
    Sai Gon
    Posts
    425
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Hơn 50 năm rồi , làm sao nhớ rơ con số được , chỉ nhớ là nhà đau lưng với hẻm nhà Lam Phương -Tuư Hồng .

    Tuy nhiên , có một kỷ niệm khó quên , là chuyện lên xe buưt. Ba Mẹ bắt đi xe chuyên chở của nhà trường , nhưng khi Ba bị thuyên chuyển đi tỉnh , ḿnh ở lại Saigon một ḿnh , th́ lén bỏ xe trường , đi xe buưt , v́...vui hơn .

    Hồi đó hay đi bộ vào khu Lê Đại Hành , đi nhà Thờ ở đó . C̣n nhớ là đầu đường quẹo vào nhà thờ , có quán thịt cầy tên là quán Chiêu Quân .

    Bây giờ thả tôi về Saigon , bảo đảm không lạc đường ( dù họ đă đổi tên ).

    Tigon
    Bây giờ đường xá thay đổi nhiều lắm chị Tigon. Không những đổi tên đường mà c̣n mở rộng, xây cất thêm. Chỗ Lê Đại Hành gần trường đua cũng được mở rộng ( trước đây có chút xíu, 2 bên lề bán chợ trời....), giải tỏa nhà cửa xây thêm các building...

    Cám ơn chị Tigon và các ACE ở đây cho Oneday quay trở về thời xa xưa. Xem mấy tấm ảnh bùi ngùi nhớ lại như mới ngày hôm qua phải ko chị?

    OD.

  3. #403
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    [CENTER] [/CENTER



    Nhạc mới , chắc lại là của một cây si cổ thụ viết .

    ***
    Chị Tigon ơi, bài hát thì OK, nhưng không...phê bằng tấm hình khi kết thúc bài hát. Slideshow hay lắm.
    Nhìn hình đó mà nhớ lại những giây phút phải ngồi ...lê lết dưới lề đường chờ xe trường tới đón trễ!
    Ước ao làm sao được về ngồi lại đúng nơi chốn cũ và nhìn con đường hun hút dài rợp bóng cây!
    Trưng Vương ơi!
    Bây giờ thôi xa lắm
    Như những cánh chim
    Tan tác bốn phương trời
    Còn đâu thuở tóc rối
    Mắt ngời môi thắm
    Cổng trường cao
    Mộng tới trăng, sao...

  4. #404
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Oneday View Post
    Bây giờ [B]đường xá thay đổi [/B]nhiều lắm chị Tigon. Không những đổi tên đường mà c̣n mở rộng, xây cất thêm. Chỗ Lê Đại Hành gần trường đua cũng được mở rộng ( trước đây có chút xíu, 2 bên lề bán chợ trời....), giải tỏa nhà cửa xây thêm các building...
    Cám ơn chị Tigon và các ACE ở đây cho Oneday quay trở về thời xa xưa. Xem mấy tấm ảnh bùi ngùi nhớ lại như mới ngày hôm qua phải ko chị?

    OD.
    Bạn Oneday à, giết ..."mộng" người ta ở cái chỗ "thay đổi nhiều" này đây !
    "Mộng " mà đã bị ...chết rồi thì về mà làm chi hé?

  5. #405
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Trưng Vương...

    C..ám ơn Tygon cho nghe nhạc, nhìn hình. Trời ạ, nhạc thì hay, hình thì đẹp khiến ai lòng đắm đuối ... Ở trong nhà mà sao có hạt nước mưa rớt nhằm đôi mắt...sắp héo.

    "Trưng Vương yêu dấu vô cùng/
    trường xưa dù đã muôn trùng cách xa "
    Cách xa thì mặc cách xa.
    Ngàn năm tình đó khó nhoà nhạt phai.

    Lóng rầy bận theo các nàng Tiên Cá, chào tạm biệt thôi.

  6. #406
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngư ông Peterphu

    Sướng quá há !

    Nhưng mà chắc không có cảnh :

    " Ao thu lạnh lẽo nước trong veo ,

    Một chiếc thuyền con bé tẻo teo ..."

    V́ ngư ông Peterphu ngồi câu trên bờ .

    Có Mỹ Nhân Ngư nào cắn câu không vậy ?

    Tigon
    Last edited by Tigon; 07-10-2011 at 09:32 PM.

  7. #407
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Oneday View Post
    Cám ơn chị Tigon và các ACE ở đây cho Oneday quay trở về thời xa xưa. Xem mấy tấm ảnh bùi ngùi nhớ lại như mới ngày hôm qua phải ko chị?

    OD.

    Vâng ! Chúng ta không sống trong Saigon nữa , nhưng Saigon măi măi sống trong chúng ta , phải không anh ?

    Nếu c̣n vương vấn với Saigon , hăy vào thread này để cùng nhau t́m lại Saigon Thuở Ấy .


    Tigon

  8. #408
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    SAIGON BÂY GIỜ

    DTC


    Tôi sinh ra ở Hà Nội nhưng chỉ sống ở Hà Nội 3 năm , sau đó lếch thếch theo bố mẹ cùng đoàn người di cư vào Nam năm 1954 sau khi Hiệp Định Geneve được kư kết chia cắt hai miền Nam Bắc bằng vĩ tuyến 17 .

    Chúng tôi may mắn được di tản (evacuation) bằng máy bay chứ không phải cực khổ như những đồng bào khác di tản bằng “tàu há mơm”.

    Tất cả những kư ức về Hà Nội tôi đều không nhớ ǵ v́ lúc đó c̣n quá nhỏ, nhưng hầu như các kỷ niệm về nơi chôn nhau cắt rốn của tôi vẫn luôn được bố mẹ tôi nhắc đến trong các câu chuyện hàng ngày.

    Tôi chỉ biết nhà tôi ngày xưa ở phố Mai Hắc Đế, mẹ tôi hay đi chợ Đồng Xuân, mùa rét Hà Nội rất lạnh và mẹ luôn phải trang bị cho chúng tôi nào là manteau nào là mũ len để chống lạnh…nhưng theo mẹ tôi Hà Nội tết th́ rất đẹp và khác lạ so với Saigon.

    Theo mẹ Tết Hà Nội đẹp v́ là đúng vào mùa rét nên mọi người có cơ hội diện đồ lạnh rất sang trọng và lịch sự, hoa đào th́ nở rộ khắp nơi. Ngày đó đào chỉ có ở Hà Nội, măi sau này mới được du nhập vào miền Nam.

    Chuyến di cư của gia đ́nh chúng tôi vào Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của thằng em út và tên của nó, Đào Nam Việt, hầu như đă được đặt theo hoàn cảnh di cư vào Nam của chúng tôi lúc đó.


    Do c̣n quá nhỏ nên chúng tôi chẳng có ư thức ǵ về việc phải bỏ quê hương mà đi, chỉ biết rằng lúc mới vào Saigon phải thuê nhà ở Bầu Sen để ở, đó là một khu tương đối tồi tàn so với Saigon hoa lệ.

    Chúng tôi đă chào đón đứa em út được sinh ra tại bệnh viện Từ Dũ ở Saigon, ngày bố cho chúng tôi vào thăm mẹ sau khi mẹ sinh em bé, thấy người bà toàn thuốc đỏ, hỏi bố bố bảo em lớn quá nên mẹ phải sinh mổ. Mẹ vẫn có vẻ đạu đớn sau khi sinh em, nhưng niềm vui được có thêm một đứa em nữa để cùng chơi đùa khiến chúng tôi quên cả sự chịu đựng của mẹ.


    Bốn anh em chúng tôi lớn lên trong sự chăm sóc nâng niu của bố mẹ, hay đúng hơn sự nuông chiều của bố và sự nghiêm khắc của mẹ. Tôi nghe bố mẹ cứ nói về những người trong gia đ́nh c̣n ở lại miền Bắc, bố là con một của ông bà nội nên không c̣n anh em ǵ ngoài đó, nhưng mẹ c̣n một cô em gái vẫn ở lại theo chồng để giữ nhà Mai Hắc Đế. Cô tôi (đúng ra theo người Bắc phải gọi là d́ v́ là em mẹ) là vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, tác giả bài Nỗi Ḷng (Yêu ai yêu cả một đời…..) chắc hẳn ngày xưa bà ngoại tôi cũng điên đầu v́ mấy cô con gái tính cách đều lăng mạn, toàn thích lấy chồng nghệ sĩ.

    Tôi vẫn hay nghe bố mẹ tôi nói về việc cô tôi ở lại thiếu thốn đủ bề, nhưng muốn giúp đỡ ǵ cho cô không thể gởi trực tiếp ra Hà Nội mà phải gởi qua Pháp làm trạm trung chuyển trước khi tiền hay quà tới được Hà Nội. Cứ thế thỉnh thoảng lại thấy bố mẹ gởi tiền qua Pháp để chuyển đi Hà Nội cho cô, trong đó gói ghém cả thương xót lẫn tức giận v́ không nghe lời theo ông bà vào Nam.


    Thế rồi anh em tôi dần lớn lên, hai đứa con gái (tôi và cô em gái) đều thi đậu vào Trưng Vương, con trai (ông anh và thằng em út) th́ vào Vơ Trường Toản, sau đó đứa học luật, đứa học khoa học, đứa học kế toán…..


    Sau hiệp định Geneve chia đôi đất nước, chiến tranh hầu như vẫn tiếp diễn nhưng anh em chúng tôi chẳng màng ǵ tới chiến tranh v́ vẫn sống trong nhung lụa, được cô lập hoàn toàn với cuộc chiến. Bố tôi có thời gian làm Chủ Sự bộ Canh Nông, căn nhà chúng tôi ở do chính phủ cấp là một căn villa rộng ngay ngă tư Hồng Thập Tự - Mạc Đĩnh Chi, chúng tôi đă có một thời thơ ấu tuyệt vời trong căn nhà đầy ắp kỷ niệm này.

    Chỉ măi đến năm Mậu Thân, khi Saigon bị pháo kích và tấn công, chúng tôi đă phải nấp vào một kho hàng của sở bố để tránh đạn pháo kích, lúc đó chúng tôi mới bắt đầu có khái niệm là chiến tranh đă đang đến gần.


    Chiến tranh cứ liên tục như thế, lúc trầm lắng, lúc sôi nổi, lấy đi bao nhiêu sinh mạng của những trai trẻ xứ tôi, những người mà khi chết họ vẫn mơ về một mái nhà ấm cúng có cha mẹ, anh chị em hay người vợ trẻ cùng đứa con thơ. Nhà tôi may mắn không ai bị chết trong chiến tranh và cũng không bị ảnh hưởng ǵ nhiều bởi chiến tranh, chỉ có một mất mát to lớn về tài chánh là bao nhiêu tiền bố mẹ dành dụm trong mấy chục năm đă tan thành mây khói trong ngân hàng Việt Nam Thương Tín sau 30/4.

    Số tiền tiết kiệm bị mất đă làm cho bố tôi ngơ ngác, mẹ tôi bần thần, có lẽ v́ quá buồn với việc mất khoản tiền lớn giành dụm suốt đời mới có, bố tôi lâm trọng bệnh và mất sau đó vào năm 1976, từ đây lịch sử nhà tôi sang trang, một thời kỳ khổ sở mà cả đời cho đến chết tôi không bao giờ quên.


    Saigon những ngày sau 75 thật là hỗn độn, người đi lọt, kẻ ở lại chẳng biết bao giờ có dịp đoàn tụ. Thỉnh thoảng nhớ tới một người bạn thân, tôi t́m đến nhà th́ hàng xóm nói cả nhà đă đi đâu từ trước 30/4 hoặc sau đó và không thấy trở về nữa, cho đến bây giờ tôi cũng chẳng biết gia đ́nh những người bạn thân này ở đâu, c̣n sống hay đă chết ngoài biển cả?

    Rồi những cuộc mưu sinh kéo mọi người về thực tế, làm sao để có nửa kư thịt cho đám giỗ của gia đ́nh, làm sao để có 100 gr bột ngọt nấu canh dùng trong cả tháng, làm sao để có chút sữa cho con…..lần lượt người này đi lọt gởi thư về báo tin, mách nước… người kia mất tích, gia đ́nh t́m kiếm chẳng thấy tăm hơi, người nọ bị bỏ tù v́ t́m cách vượt biên….

    Rồi “mưu sự tại nhân mà thành sự tại thiên”, ai đi lọt được th́ có cuộc sống tương đối tốt nơi xứ người, tuy làm việc cực khổ nhưng đủ ăn đủ mặc và có cơ hội bảo lănh cho các thành viên khác trong gia đ́nh sang cùng. Người nào không may mắn th́ ở lại sống đời lầm than thiếu thốn cho đến măi sau này khi VN có chính sách mở cửa và đầu tư nước ngoài bắt đầu đổ vào th́ cuộc sống mới đỡ thiếu thốn.


    Kinh tế phát triển dần dần cũng làm thay đổi bộ mặt của Saigon, h́nh thành nên nhiều loại người mới. Loại người thứ nhất, hống hách coi trời bằng vung, huênh hoang tự đắc với núi tiền của trong tay nhưng kiến thức th́ rỗng tuếch. Loại người này xài sang không thua ǵ các nhân vật giầu có ở Mỹ nhưng cách hành xử th́ chẳng “high class” tí nào.

    Họ đi xe Mercedes, BMW, Lexus… nhưng sẵn sàng quay cửa kính xe để vứt tàn thuốc lá hoặc thậm chí một bịch vỏ nhăn xuống đường sau khi ăn xong. Họ vào các cửa hiệu Louise Vuitton, Pierre Cardin, Versace, Gucci, Chanel…ở Saigon mua hàng một lúc vài chục ngàn đô la Mỹ là chuyện thường t́nh, trên đường dù có một va chạm nhỏ vào xe hơi của họ, th́ họ cũng có thể xuống xe sừng sộ hỏi “có biết ông là ai không?”, người nào biết thân biết phận lủi đi cho nhanh th́ c̣n êm chuyện, nếu uất ức đứng cải vă th́ có thể vướng vào đủ điều rắc rối khôn lường.


    Loại người thứ hai thích công danh sự nghiệp nhưng không thích học, hay nói đúng hơn là đầu óc đă chai cứng không có khả năng học nữa. Loại người này có bằng Cử Nhân hay Thạc Sĩ, thậm chí Tiến Sĩ do một trường ngoại quốc cấp nhưng một chữ nước ngoài bẻ đôi cũng không biết. Bằng cấp này được coi như một điều kiện ắt có và đủ để được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn, chỉ khi có người “khui” ra th́ sự thật mới được phơi bày, thật là nực cười!

    Loại người thứ ba là những dân bần cùng khố rách ở Saigon, họ sống lay lất qua ngày, có thể là làm tài xế xe Honda ôm ở đầu hẻm, đầu chợ… có thể mưu sinh bằng gánh bún hay gánh hàng rong mà đôi lúc bị đuổi chạy như vịt trên hè phố v́ lấn chiếm ḷng lề đường. Bên cạnh sự giàu sang phú quư của vô số nhà giàu, họ là dân nhập cư từ các tỉnh vào Saigon kiếm sống chỉ mong dành dụm chút tiền nuôi gia đ́nh, vợ con ở quê nhà.

    Loại người thứ tư là những người dân Saigon cũ, ngày ngày sống âm thầm và buồn bă nh́n những h́nh ảnh đẹp của Saigon ngày càng mất dần, thay vào đó là những h́nh ảnh nhố nhăng phản cảm.

    Một thay đổi khác nữa là phương thức xây dựng mới cũng phá nát cảnh quan của Saigon ngày xưa. Nhà cửa bây giờ chỉ có chiều cao chứ không có chiều rộng. Ở Saigon, cứ có nhà nhô ra mặt đường là có thể kinh doanh hay cho thuê làm nơi kinh doanh được. Người ta tranh nhau từng cm đất để ló ra mặt đường, thế nên bây giờ có nhiều nhà xây cao chót vót như một cái chuồng chim trên cao.

    Tệ hơn là khi có quy hoạch mở rộng đường phố, chiều sâu bị cắt vào có khi gần hết nhưng người ta vẫn cố duy tŕ mặt tiền đường làm nơi buôn bán, từ đó tạo nên các nhà “siêu mỏng” chỉ có chiều sâu khoảng một mét hay thậm chí 0.8 m mà người chủ cũng xây cao mấy tầng. Người ta cũng đang nói tới chiến dịch dẹp nhà siêu mỏng, nhưng bao giờ dẹp xong th́ cũng chưa ai có thể trả lời được?


    Tuy không sinh ra ở Saigon nhưng tôi đă chọn Saigon làm quê hương thứ hai, tôi cũng yêu Saigon nơi tôi đă sống mấy chục năm, lớn lên và có nhiều kỷ niệm. Đây là góc phố Đinh Tiên Hoàng, gần rạp chiếu bóng Casino Dakao, nơi có tiệm thạch chè Hiển Khánh thơm ngát mùi hoa bưởi, nơi ngày xưa tôi vẫn cùng bạn bè đến thưởng thức món chè đậu xanh đánh và món thạch mát rượi. Đây là Hồ Con Rùa với các xe ḅ bía đẩy và những kem trái dừa vừa béo vừa thơm.

    Những ngày học thi trường Luật, lên Thư Viện Quốc Gia vừa mát vừa rộng để ôn bài, vừa có dịp diện quần áo ngắm các công tử giai nhân, liếc qua liếc lại, vừa ôn bài cho đỡ thấy tội lỗi với cha mẹ đă hỗ công nuôi ḿnh ăn học. Thỉnh thoảng vào ngày thứ bảy, nếu hứng lên th́ rủ các bạn trường Luật sang mua vé nhảy đầm Matinee ở QueenBee.

    Tóm lại, Saigon là nơi tôi đă có quá nhiều kỷ niệm, cái tên Saigon của thành phố tôi luôn thấy đẹp và thể hiện một cái ǵ đó nồng nàn âu yếm, cái tên chẳng có dính líu ǵ đến chính trị mà sao người ta nỡ thay nó đi, tôi tự hỏi?


    Ngày nay, sự thanh thản của Saigon chỉ được t́m thấy khi đến mùa lễ lớn hay kỳ nghỉ tết, khi số lượng người nhập cư thành phố trở về quê ăn Tết với gia đ́nh. Giao thông ở Saigon bây giờ có lẽ tệ nhất nh́ thế giới, thống kê chính thức cho biết trung b́nh mỗi ngày có khoảng 33 người bỏ mạng v́ tai nạn giao thông.

    Chỉ riêng trong 4 ngày lễ lớn gần đây đă có 172 người chết khi đang lưu thông trên đường phố trong toàn quốc, rủi ro ŕnh rập khắp nơi, chỉ khi nào về đến nhà mới biết là ḿnh c̣n sống. Một số người lái xe hơi lẫn xe máy đều cố vượt ẩu khi đèn đỏ, bóp kèn inh ỏi, một va chạm nhỏ trên đường có thể dẫn tới việc kết liễu một mạng sống, chẳng hiểu vũ khí ở đâu mà sẵn thế.

    Đang đi trên đường, muốn quẹo trái hay quẹo phải, đa số người lái xe gắn máy chẳng bật đèn signal chỉ cần liếc qua trái là mọi người phải hiểu ngầm họ muốn quẹo trái và liếc phải là muốn quẹo phải.

    Từ trong ngơ đi ra là cứ tông thẳng ra đường chính không cần ngoái nh́n xem có xe đang đi đến hay không.


    Xă hội ngày xưa chỉ chứng kiến các nam học sinh đánh nhau chứ chẳng bao giờ có nữ sinh túm tóc đánh nhau ngoài đường. Khi c̣n là nữ sinh trung học, có bất đồng quan điểm với nhau cùng quá chỉ viết thư qua lại hay tranh luận là cùng. Ngày nay nữ sinh đánh nhau, lột quần áo nhau, rồi làm clip tung lên internet như cơm bữa….khi th́ do quan hệ mâu thuẫn cho rằng bạn kênh kiệu với ḿnh, khi th́ ghen v́ bạn chớp mất người bạn nam ḿnh để ư… biết quy trách nhiệm cho ai đây, gia đ́nh hay trường học? Văn hóa xuống thấp đến nỗi chuyện thầy cô bị học tṛ, và thậm chí cha mẹ học tṛ, vào tận trường hành hung là chuyện thường t́nh.


    Ở Saigon ai đi xe gắn máy cũng phải ráng t́m mua loại xe có “thùng xe” để cất túi xách vào v́ nạn giật túi xách diễn ra hàng ngày. Nữ trang bằng vàng, dù mỏng dính cũng bị cướp, hậu quả là nạn nhân có thể ngă lăn ra đường bị xe cán qua găy chân, tay hay trầm trọng hơn là ngă đập đầu xuống đất tổn thương sọ năo. Lúc trước bọn cướp giật c̣n kiêng nể du khách ngoại quốc một chút v́ thường nếu có sự việc xảy ra th́ thế nào chúng cũng bị cảnh sát điều tra ra và tóm gọn. Gần đây bọn cướp giật cũng chẳng chừa du khách nước ngoài, chúng giật ngay trung tâm Đồng Khởi (Tự do cũ), ngay khách sạn Rex (Cinema Rex ngày xưa)….đi xe hơi không hẳn đă yên thân, khi bước xuống xe cũng phải coi chừng ví xách, dây cổ….tốt hơn hết là đừng đeo ǵ hết cho yên thân

    .
    Báo chí Việt Nam đang dấy lên nhiều tựa đề VĂN HÓA & AN TOÀN GIAO THÔNG và GÍAO DỤC HỌC ĐƯỜNG, nhưng làm ǵ th́ làm cái cốt lơi của vấn đề, theo nhiều lập luận, vẫn là cái nền tảng giáo dục của từng gia đ́nh đơn lẻ.

    Bao giờ th́ Saigon lại thơ mộng và đẹp như ngày xưa, bao giờ người Saigon lại có văn hóa và ………… như ngày xưa?


    Saigon May 10th, 2011

    Trưng Vuong .net

  9. #409
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Oneday View Post
    Bây giờ đường xá thay đổi nhiều lắm chị Tigon. Không những đổi tên đường mà c̣n mở rộng, xây cất thêm. Chỗ Lê Đại Hành gần trường đua cũng được mở rộng ( trước đây có chút xíu, 2 bên lề bán chợ trời....), giải tỏa nhà cửa xây thêm các building...

    Cám ơn chị Tigon và các ACE ở đây cho Oneday quay trở về thời xa xưa. Xem mấy tấm ảnh bùi ngùi nhớ lại như mới ngày hôm qua phải ko chị?

    OD.
    Sao bác OD về VN có hát bài này không?

    ...
    Xưa theo Ngọ về
    Mái tóc Ngọ dài
    Hôm nay đường này
    Cây cao hàng gầy
    Đi quanh t́m hoài
    Ai mang bụi đỏ đi rồi


  10. #410
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Nhại thơ Nguyên Sa

    Nắng Sai G̣n anh đi mà chợt mát
    Bởi người Hà Đông mặc áo lụa Hà Đông
    anh vẫn yêu người, áo ấy vô cùng...
    TRưng Vương Hà Nội, Trưng Vương Sai G̣n là một
    Khiến các chàn trai khắp nước mê say.
    Khắc khoai năm canh, nhung nhớ vơi đầy.
    ............
    Hi hi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •