Page 411 of 471 FirstFirst ... 311361401407408409410411412413414415421461 ... LastLast
Results 4,101 to 4,110 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4101
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    05/05/1975

    Chổ ở tạm của tôi từ trưa ngày hôm qua cho đến bây giờ, hiện cũng đang là buổi trưa; là nhà để xe của Toà hành chánh quận 7 cũ. Sau khi ông Giám đốc Long bị hai người đồng chí của tên Bí thư đưa đi th́ người c̣n lại nói tôi đi theo hắn.
    Tên Bí thư huyện nói với theo:

    - “Anh xuống đó ở tạm ít ngày.”

    Tôi không biết xuống đó là xuống đâu nhưng không dám hỏi. Điều lo sợ của tôi đă thành sự thật. Tôi bị nhốt ở đây như là tù nhân v́ có bộ đội gác bên ngoài. Trong pḥng giam - nếu gọi đây là pḥng giam - không có toilet. Không có giường và cũng không có vật dụng nào cả ngoài một chiếc chiếu và tấm vải cũ dùng làm mền. Nếu khi nào tôi muốn đi vệ sinh th́ tôi kêu cửa và sẽ được người bộ đội giữ cửa đưa tôi đi đến nhà vệ sinh cách đó khoảng ba mươi thước. Tôi hoàn toàn thụ động v́ sợ quá.
    H́nh ảnh ba tôi bị bắn vào đầu cứ lởn lởn trước mặt tôi hoài. Tôi không dám đ̣i hỏi bất cứ điều ǵ. Họ cho tôi mỗi bữa một dĩa cơm đầy với nhiều thức ăn th́ c̣n ǵ để tôi phải lên tiếng đ̣i hỏi. Tôi giữ thái độ hết sức đứng đắn … v́ quá sợ. Mặc dù không bị bắt buộc nhưng tôi luôn ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu.

    Mặt trời đă lên cao và sắp đến bữa ăn trưa. Bữa ăn sáng không có nên tôi đói lắm. Tôi nhớ có lần đọc tờ báo “Đứng Dậy” mà tôi thấy trên bàn của linh Mục Lương Tấn Hoàng. Tờ báo của ông Linh mục Chân Tín, Chủ tịch của cái gọi là, Ủy Ban Cải Tạo Chế Độ Lao Tù.
    Ông Chân Tín thật sự đă giúp một tay làm rối loạn, làm tan nát cái thành phố Saigon thân yêu và toàn cơi miền Nam này. Tôi nhớ đến ông Chân Tín v́ tôi đang bị nhốt, đang bị là tù nhân và đang bị đói.

    Khoảng hai giờ chiều tôi được gọi ra để viết Bản tự khai và Bản Sơ yếu lư lịch. Viết xong th́ cũng chẳng có ai đọc. Cứ để trên bàn, nhưng tôi được tên Bí thư huyện đến thông báo:

    - “Chúng tôi cho anh về v́ anh … Anh cứ ở nhà chờ thông báo rồi đi tŕnh diện.”

    Tôi đi như chạy v́ tôi không ngờ bọn cộng phỉ lại tha tôi. Bến B́nh Đông có cây cầu nhưng ở măi tận phía xa. Tôi v́ nôn nóng quá nên sẽ nhờ chiếc ghe nhỏ nào đó chở qua sông cho mau. Tôi không về nhà, là trụ sở “Gia đ́nh hy vọng 5” v́ hiện có mấy tên bộ đội ở đó. Một em ở trong đó gặp tôi trên đường và cho biết:

    - “Mấy ngày nay mấy người bộ đội lục tung hết mọi chỗ. Không biết họ t́m ǵ nhưng rồi họ ở luôn tại đó. Họ nấu cơm và cho tụi em ăn chung.”

    – “C̣n mấy em ở đó?”

    – “Bảy đứa. Họ phát súng bắt tụi em mỗi đứa gác một tiếng.”

    – “Chỉ gác ban ngày thôi phải không em?”

    – “Đâu có anh, ban đêm cũng gác luôn.”

    Tội nghiệp các em quá. Tuổi thơ Việt Nam bị đọa đầy bắt cầm súng thay v́ cầm viết. Tôi mới về đây chưa được bao ngày nên tôi không làm sao nhớ hết tên sáu mươi ba em được. Em đang đứng nói chuyện với tôi tên ǵ tôi cũng không nhớ. Gương mặt em nh́n hiền như thiên thần với hai con mắt thật thơ ngây. Thiên thần mà phải bị sống chung với lũ ác quỷ th́ sẽ thành ác quỷ.
    Chỉ với bảy thiên thần th́ làm sao cảm hóa được bầy quỷ đang dương dương tự đắc v́ bách chiến bách thắng nên xem thiên thần chẳng là cái quái ǵ cả. Thay v́ dạy cho các em học làm toán và viết chính tả. Bọn quỷ dạy các em cầm súng và dạy ḷng căm thù.

    Tôi sinh ra đời trước mấy em nên tôi được may mắn hơn các em. Tôi được sống dưới chế độ tự do và nhân bản nên tôi được học chữ. Sách vở dạy tôi phải sống thành thật và thương yêu mọi người như thương yêu chính bản thân ḿnh. Phải luôn đối xử công bằng với mọi người dù sau này tôi có là ông này ông nọ th́ cũng vậy. Tôi nh́n em và tôi biết em đói v́ em cứ nh́n gánh xôi mà nuốt nước miếng. Tôi muốn cho em một chút tiền nhưng buổi sáng hôm đi theo giấy mời họp cùng ông Giám đốc Long tôi đă để hết tiền ở nhà.
    Chắc chắn số tiền đó đă bị lũ quỷ lấy hết khi bọn chúng lục soát. Tôi đưa tay xoa xoa lên đầu em rồi lẳng lặng bước đi thẳng mà ḷng đau như cắt. Tôi không dám nh́n lại em v́ tôi sợ tôi sẽ khóc. Số phận của các em, và số phận của trẻ thơ miền Nam đă hoàn toàn bị ch́m trong bóng tối kể từ hôm ông “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh lên cầm quyền.

    Bến đ̣ B́nh Đông không biết trước khi tôi được đưa về đây có đông khách không. Nhưng hiện tại th́ vắng tanh. Trong túi tôi không c̣n đến một đồng. Rồi những ngày sắp tới tôi chưa biết phải làm ǵ để có chén cơm ăn. Tôi quyết định đi bộ đến Ṭa Tổng Giám Mục Saigon trên đường Phan Đ́nh Phùng.


    Còn tiếp ...

  2. #4102
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    VNCH

    Vừa lượm được trên mạng, đem về đây, hy vọng giúp SS75 biết đâu là sự thật

    Sách Giáo Khoa Việt-Nam Cộng-Hoà:

    https://drive.google.com/drive/folde...TF6N1Y2VzRQNVE

  3. #4103
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    14/6/1975.

    Ông Phan Khắc Từ, Linh mục Phan Khắc Từ h́nh như chỉ nể trọng mỗi một người trong Ṭa Tổng Giám Mục, đó là Đức Cha Nguyễn Văn B́nh. Ngoài ra ông không coi ai trong Ṭa Tổng Giám Mục là ǵ cả. Phan Khắc Từ muốn mở cửa pḥng của Linh mục nào là mở chứ chẳng cần giữ phép lịch sự gơ cửa trước.
    Thời đại đă thay đổi nên mọi hoạt động trong Ṭa Tổng cũng không thể rập đúng nhịp cũ. Pḥng họp, pḥng ăn, nhà nguyện … không c̣n ánh sáng v́ luôn bị cúp điện. Điều làm cho tôi ngạc nhiên là các Cha chẳng ai muốn để ư đến điều phiền toái này. Cúp điện th́ … chờ. Khi nào có điện th́ sinh hoạt lại b́nh thường. Cuối cùng th́ tôi hiểu là chỉ một ḿnh tôi không hiểu thôi, chứ các Cha ai cũng rành về chuyện này cả rồi.

    Tôi hỏi Cha Nguyễn Văn Hai, người có dáng bệ vệ của ông Ba Tàu Chợ Lớn nhưng đọc lời giảng th́ rất vui v́ Cha luôn đệm vào bài giảng những bài t́nh ca cũ. “Cúp điện hoài th́ làm sao những nhà máy có thể hoạt động được b́nh thường, Cha thấy có kỳ lạ không Cha?” Cha nói: “Cho giống với vùng nông thôn vốn nhiều nơi không có điện và giống với những nơi gọi là vùng kinh tế mới. Đúng với đường lối chứ không phải v́ thiếu nhiên liệu chạy máy đèn.” Tôi không hiểu Cha Hai ngụ ư ǵ. Chỉ sau này tôi mới biết bọn cộng phỉ cần đẩy dân ra khỏi thành phố để chiếm nhà cho người miền Bắc vào ở.

    Một hôm và vào buổi chiều, Cha Hai gọi tôi vào pḥng và Ngài nói: “Cha đă t́m được một gia đ́nh đồng ư giúp con có “hộ khẩu” hợp pháp. Sáng ngày mai sau lễ Cha con ḿnh đến đó. Gia đ́nh đó ở gần chợ Vườn Chuối, cũng gần đây thôi.”



    Vậy là từ sáng ngày mai, thứ hai 16 tháng 6 năm 1975 tôi sẽ có chỗ ở hợp pháp. Rồi có thể ngay ngày hôm sau tôi sẽ vào đời nhưng với hoàn cảnh không được như ư muốn. Thay v́ tôi vào đời bằng chính công việc ḿnh đă chuẩn bị trước, th́ nay tôi sẽ phải làm bất cứ công việc ǵ, miễn là lương thiện, để có tiền sinh sống. Giữ được tính lương thiện trong xă hội của xă hội chủ nghĩa th́ khó cũng giống như người ta đi t́m lại … quốc gia Việt Nam Cộng Ḥa đă mất vậy. Khó nhưng cố giữ th́ được. Mất nhưng cố cùng tranh đấu th́ rồi Việt Nam Cộng Ḥa sẽ trở lại. Tôi tin như vậy!

    Nhớ lại hôm tôi từ bến B́nh Đông đến Ṭa Tổng Giám mục Sàig̣n, người tôi gặp đầu tiên là Cha Hai. Cha và tôi chưa gặp mặt nhau qua lần nào ,và cũng chưa nghe nói về nhau. Thế mà khi nghe tôi tŕnh bày; có lẽ nhờ ở thái độ và gương mặt lương thiện của tôi nên Cha Hai chịu ngồi nghe tôi nói. Tôi thuật lại tất cả sự thật kể từ buổi Cha Chung người Hồng Kông, trong một buổi tĩnh tâm, Ngài nói về những khổ lụy mà người miền Nam sẽ phải chịu ...

    Cho đến lúc tôi trốn đi từ Bến B́nh Đông. Kể xong, tôi cảm nhận liền là Cha Hai rất khó xử, nhưng Ngài cũng không nỡ để tôi phải ra sống ngoài hè phố. Thế rồi Cha nói: “Con đừng lo lắng nhiều, Cha sẽ t́m xem có cách nào giúp con.” Ngồi một lúc với gương mặt như suy nghĩ, Cha đứng lên và đưa tôi xuống nhà bếp và đồng thời Cha dặn là đừng kể chuyện mà tôi vừa kể cho bất cứ người nào ở đây nghe. Nếu Đức Tổng có hỏi th́ phải kể thật. C̣n những người khác th́ cứ nói đại khái là người nhà của chú Tiến. Chú Tiến là người phụ trách ẩm thực cho Ṭa Tổng. Chú tuổi trung niên nhưng rất khỏe mạnh. Tôi ở chung với chú Tiến trong cái nhà bếp cũng khá rộng lớn.

    Một buổi sáng ngày kia khi tôi đang ngồi nói chuyện với Cha Hai trong văn pḥng của Cha th́ cánh cửa pḥng th́nh ĺnh bị đẩy bung ra. Một người mặc áo chùng đen Linh mục đứng trước của pḥng nh́n vào trong pḥng và nh́n khắp như quan sát, nhưng người đó không chào hỏi Cha Hai. Cha Hai ngước mặt lên nh́n nhưng Ngài cũng chẳng nói một tiếng nào.
    Người đang đứng trước cửa nh́n vào pḥng là người trước khi miền Nam bị mất rất nổi tiếng về chống đối chính phủ và xuống đường. Tên ông là Phan Khắc Từ. Tôi nhận ra ông v́ h́nh ảnh của ông trong những lần đi dẫn đầu đám thanh niên xuống đường chống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được đưa lên trang đầu của nhiều tờ nhật báo. Tôi nh́n ông nhưng liền vội nh́n xuống chân với vẻ lo lắng. Tôi sợ ông hỏi tôi là ai th́ Cha Hai sẽ không thể nói khác đi được.

    Nhưng, may mắn quá. Phan Khắc Từ nh́n quanh pḥng một ṿng rồi quay người đi qua pḥng khác mà không có một lời chào hoặc xin lỗi. Sáng hôm nay tôi mới được giáp mặt Phan Khắc Từ. Tôi luôn nghĩ các vị Linh mục quá rành về chế độ cộng sản, đặc biệt là bọn cộng phỉ miền Bắc, nên bọn phỉ rất ghét đạo Thiên Chúa và thù ghét các Cha. Người dân tầm thường như tôi c̣n biết bọn cộng phỉ là những tên vô thần luôn muốn tận diệt các tôn giáo, huống hồ là các vị Linh mục. Thành công của bọn cộng phỉ đưa đến ngày 30 tháng tư là nhờ ở sự tuyên truyền dối trá, hành động man rợ như giết người bừa băi mà chủ ư là làm cho mọi người sợ mà không dám chống lại … với vũ khi của Nga Tàu. Tôi thù Phan Khắc Từ. Tôi ghét Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan … và những ông Cha theo bọn phỉ để phá tôn giáo và phá miền Nam.

    Bây giờ điều thắc mắc của tôi cũng đă có lời giải rồi. Hôm tôi mới đến Cha Hai cứ dặn đi dặn lại rằng đừng kể với bất cứ ai trong Ṭa Tổng về chuyện của ḿnh. Th́ ra trong Ṭa Tổng có một - hoặc cũng có nhiều nữa nhưng tôi chưa biết - tên cộng phỉ đội lốt ông Cha để chống lại những con chiên của Chúa.


    Còn tiếp ...

  4. #4104
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Hồ Đ́nh Phương (1927 - 1979) là một nhà thơ Việt Nam.
    Ông là người đă viết lời cho nhiều bản nhạc tại miền nam Việt Nam trước 1975.

    Hồ Đ́nh Phương sinh tại Huế, chánh quán tại Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Cha là Hồ Văn Huân, một vị quan triều Nguyễn. Mẹ ông là Vơ Thị Tuư, con gái của Ông Vơ Liêm- một vị quan Thượng Thư nhiều Bộ vào triều Nguyễn. Mẹ mất sớm lúc ông c̣n nhỏ. Sau khi đất nước bị chia cắt bởi hiệp định Genève 1954, gia đ́nh phân tán, ông ở lại một ḿnh tại Huế (với một phần gia đ́nh hai bên nội ngoại).

    Thời niên thiếu, ông đă học tại các trường Pellerin, Hồng Đức... Sau khi đỗ Tú tài Pháp, ông làm Trưởng Văn pḥng Bịnh Viện Huế. Trong thời gian này ông viết nhiều thơ, sách và nhiều bài đăng báo. Có lẽ v́ xúc động trước cảnh đất nước tang thương cùng nỗi đau thương của gia đ́nh ông đă viết rất nhiều thơ, nhạc bộc lộ t́nh yêu, sự đau khổ của quê hương và mơ ngày thanh b́nh.

    Trước năm 1975, Hồ Đ́nh Phương đă cộng tác với các báo chí tập san sau: tại Huế là Mùa Gặt Mới, Công Lư, Dân Đen, Gió Lên, tại Sài G̣n là Tin Mới, Người Mới, Tiểu Thuyết T.B., Phụ Nữ, Ḥa B́nh, Tiếng Chuông, Ánh Sáng, Quần Chúng, Đời Mới, Tân Học, Thẩm mỹ, Tin Điển, Dân Thanh, Thế giới, Dân Mới, Nghệ thuật, Văn Nghệ Tiền Phong với tên thật hoặc với bút hiệu như Nhật Hồ hay Phương Nhật Hồ.

    Năm 1979, sau khi về từ trại cải tạo trong ngục tù Cộng Sản, ông cùng vợ và 4 con vượt biển t́m tự do, nhưng đă mất tích trên biển. Hiện 2 người con gái của ông vẫn c̣n sống.

    Châu Kỳ (1923 - 2008) là nhạc sĩ Việt Nam thành danh
    với kho tàng tác phẩm gồm gần 200 ca khúc trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.

    Châu Kỳ sinh tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên. Cha ông là Châu Huy Hà, một nghệ nhân ca Huế;
    chị là Châu Thị Minh, được coi là một trong Ngũ nữ minh tinh
    (miền Nam có Phùng Há, Năm Phỉ; miền Bắc có Ái Liên, Bích Hợp và miền Trung có Châu Thị Minh).

    Thuở nhỏ, Châu Kỳ học ở Trường Tiểu học Dưỡng Mong, sau ông lên Huế học ở trường Lycée Khải Định.
    Ở đây, Châu Kỳ gặp được sư huynh Petrus Thiều, một tu sĩ vừa giỏi về nhạc lư và sáng tác vừa sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây.

    Lúc 1 giờ 10 phút rạng sáng ngày 6 tháng 1 năm 2008 tại Thủ Đức, nhạc sĩ Châu Kỳ đă qua đời ở tuổi 85
    sau gần hai tháng nằm liệt trên giường v́ bệnh.
    Ông được đưa về quê hương Huế và an táng vào ngày 11 tháng 1 năm 2008 tại đồi Nam Giao.

    Tháng 3 năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông tin Du lịch của chính quyền CSVN kư quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, trong đó có bài Con đường xưa em đi của Châu Kỳ và Hồ Đ́nh Phương.

    Theo viên chức trách nhiệm của Cục Nghệ thuật biểu diễn nói với báo chí th́ sau khi xem xét nội dung của 5 ca khúc vừa nói về ca từ th́ Hội đồng Nghệ thuật biểu diễn đă tổ chức thẩm định lại và cùng đồng ư tạm dừng lưu hành 5 bài hát này v́ chưa phù hợp mặc dù trước đó đă được cấp phép lưu hành.



    Nhà báo Đặng Chí Hùng (sinh 1982) đă có những nhận định về sự việc này.

    Con đường xưa vẫn phải đi ...
    Tôi vốn mê nhạc vàng và “Con đường xưa em đi” cũng nằm trong số đó. Nhạc Vàng đă đưa tôi vào một cuộc đời thật khác đa phần người ta ở Miền Bắc sinh sau năm 1975. Nhạc vàng đă góp công lớn để “giải phóng” tôi khỏi những tháng ngày vô định. Và trong đó có “Con đường xưa em đi”.

    Tôi đă từng nghe qua Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Như Quỳnh, Phượng Mai vv.. ca bản này, mỗi người có một sự “đặc biệt” riêng. Hay chứ, chất chứ ! Đó là cảm giác của tôi. Và cảm giác đó cũng mang theo vào cả những mối t́nh học tṛ. Nhớ khi đó, học lớp 9 là đă biết yêu và ca nghêu ngao với nàng những “Hoa sứ nhà nàng”, “Con đường xưa em đi”, “Hoa mười giờ”, “Chuyện người thiếu nữ tên Thi”, “Chuyện hoa sim” vv… Cái thuở đó, chẳng biết cái “Con đường xưa” là con đường ǵ, chỉ biết đó là con đường mà nàng đi. Để rồi đến lúc vào đại học th́ được nghe tin con đường đó đă đi lấy chồng. Buồn!

    “Năm năm đại học có là bao
    Anh về làng xóm nở hoa chào
    Người yêu bồng con ra đón bác,
    Đau ḷng bác lắm mẹ cháu ơi…!”


    Thế rồi cuộc đời nổi trôi đưa đẩy tôi vào giữa gịng đời đầy cám dỗ, danh vọng, bon chen, khổ đau nơi xứ “Thiên đường” cộng sản. Chợt có một ngày nghe lại “Con đường xưa em đi” mới biết rằng “Anh đă quên một ḍng sông”…

    Và cuộc đời cứ thế trôi đi, lúc rảnh café, lúc ngồi trong tù, lúc ngồi chờ vượt biên qua Thái, lúc rảnh rỗi lái xe tại Canada. Tôi lại hát nhạc vàng và trong đó có “Con đường xưa em đi”.

    Đôi lúc tôi nghĩ, hát chỉ là để hát và con đường ấy đă đi mất rồi. Giờ là lúc cần t́m một con đường khác. Nhưng người ta lại phải khiến cho tôi viết một chút về con đường xưa mà em đă đi…

    Nhạc sỹ Châu Kỳ viết nhạc bài “Con đường xưa em đi” vào năm 1968 với lời nhạc của Hồ Đ́nh Phương. Với gốc gác là gia đ́nh làm nghệ thuật ở Huế, nhạc sỹ Châu Kỳ đă viết cho ḿnh rất nhiều ca khúc nổi tiếng như: “Áo Trắng màu vu quy”, “Được tin em lấy chồng” ,“Đón xuân này nhớ xuân xưa”. vv… mang âm hưởng Bolero sâu đậm. Nhưng ấn tượng nhất với người nghe vẫn ấn tượng nhất với “Con đường xưa em đi”.

    Ấy thế nhưng cộng sản Việt Nam đă cấm bài hát đó không được lưu hành. Câu hỏi là V́ sao ? V́ sao lại có chuyện bi hài đó? Và sau đây là câu phỏng đoán của tôi…

    Mở đầu bài hát, tác giả mô ta sự lăng mạn của một người lính VNCH:

    “Con đường xưa em đi,
    Vàng lên mái tóc thề,
    Ngơ hồn dâng tái tê
    Anh làm thơ vu quy,
    Khách qua đường lắng nghe, chuyện t́nh ta đă ghi”


    Anh lính v́ yêu cô gái nên đứng bên đường làm thơ tán tỉnh nàng. Người qua đường thấy bài thơ lăng mạn và phải đứng lại lắng nghe anh lính trải ḷng. Không gian được bài hát mở ra trong không khí yên b́nh của đôi lứa nơi hậu phương trước năm 1975. Và bên cạnh đó, tác giả muốn nói đến sự cảm thông của người dân với hoàn cảnh của người lính chiến khi không hề chê bai cách tỏ tỉnh hết sức đặc biệt của anh lính.

    Bài hát tiếp theo với khung cảnh của những năm tháng chiến tranh trước năm 1975. Người lính lên tiền đồn, ra mặt trận để canh giữ b́nh yên cho Miền Nam. Người thiếu nữ trong bài hát ở lại hậu phương ngóng chờ:

    “Nhưng mùa trăng vu quy,
    V́ mưa gió không về
    Chiến trường anh bước đi
    Có nàng hoen đôi mi,
    ngóng theo đường vắng hoe…
    Hỏi c̣n ai cố tri”


    Nàng khóc v́ chờ người lính chiến, nàng khóc v́ nhớ chàng, nàng khóc v́ số phận của đất nước. Nàng ngóng theo con đường mà chàng đă ra đi và mong chờ chàng trở lại. Người con gái ấy cũng chờ người mà nàng cho là cố tri ấy trở lại trong khi anh lính VNCH vẫn “Chiến trường anh bước đi”. Đây là một h́nh ảnh đẹp tiêu biểu cho thời chiến chinh điêu linh trước 1975 mà người dân VNCH phải chấp nhận để giữ b́nh yên trước sự khủng bố, phá hoại của CSVN. H́nh tượng “Mưa gió không về” là tiêu biểu cho nghệ thuật nhân hóa mà Châu Kỳ, Hồ Đ́nh Phương muốn ví người lính VNCH như những cơn mưa gió mang theo thương yêu với người con gái hậu phương ra tiền tuyến.

    Tiếp theo đó, tác giả lại nói đến nỗi nhớ từ phía người lính với hậu phương:

    “Em ơi! nh́n gió lên khơi,
    Ḷng có trông vời một người xa cuối trời?
    Nơi đây phiên gác canh dài,
    e ấp đôi lời ḿnh c̣n nhớ thương hoài
    Em ơi! màu áo phong sương,
    ḿnh ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
    Dâng hoa, dâng hết ân t́nh
    T́nh đến bao giờ”.


    Người lính ấy trong mỗi canh gác đều nh́n theo mây bay, gió cuốn cuối trời trong chiếc áo đầy phong sương, khói súng vẫn nhớ về hậu phương nơi có nàng, nơi có con đường mà nàng vẫn đi như thuở xưa bên nhau. Nhạc sỹ Châu Kỳ, Hồ Đ́nh Phương mô tả người lính ấy mong mỏi có một ngày về chiến thắng huy hoàng trước quân cộng sản để được đến bên nàng và được nàng trao những đóa hoa ân t́nh. Đến lúc đó th́ sẽ có “t́nh đến bao giờ”.

    Trong khổ cuối của bài hát, tác giả lại quay lại kỷ niệm xưa của đôi lứa:

    “Hỏi đường xưa mà nhớ con đường xưa em đi
    Thời gian có quên ǵ
    Đá ṃn kia vẫn ghi,
    ghi một đêm trăng thanh
    Quán bên đường vắng tanh
    Chỉ c̣n em với anh.”


    Mối t́nh của đôi trai tài, gái sắc sẽ vượt qua chông gai, đạn thù để có nhau. Họ sẽ đi lại con đường xưa mà họ đă đi trong một đêm trăng đẹp. Họ chỉ cần bên nhau là đủ, họ sẽ ôm xiết ṿng tay bên trong ngôi quán nhỏ ven đường.

    Hai tác giả Châu Kỳ, Hồ Đ́nh Phương đă mô tả khái quát cảnh thanh b́nh nơi hậu phương miền Nam trước 1975, khung cảnh miền Nam vướng vào chiến tranh liên miên thông qua cảnh chia ly, chinh chiến của người lính VNCH mà kẻ thủ ác là CSVN. Đôi lứa đang yên b́nh phải chia cách cũng là lỗi của giặc cộng. V́ thế mà đảng CSVN không thể không cấm bài hát đă tố cáo tội ác phá hoại cuộc sống yên b́nh của miền nam trước 1975.

    Chưa hết, bài hát “Con đường xưa em đi” được viết vào năm 1968, đó là thời điểm sau tết Mậu Thân 1968. Tác giả đă viết để cổ vũ tinh thần chiến đấu của người lính VNCH trong tết Mậu Thân. Điều đó một lần nữa gợi lên tội ác giết người hơn 5000 người dân Huế vô tội của đảng CSVN. V́ thế mà đảng phải cấm.

    Cuối cùng, con đường mà những người lính VNCH đă đi qua mà bài hát ám chỉ không chỉ có là con đường dệt mộng mà là cả những con đường xây bằng máu và nước mắt của họ như: An Lộc với con đường 13 máu lửa, Đường 9 Nam Lào, Đại Lộ Kinh Hoàng 1972, hay đường 7B đầy tủi hận, đường ra biển đông đầy sóng dữ…Tất cả là sự oai hùng lẫn đau thương của quân lực VNCH. V́ thế mà CSVN không hề muốn ai biết tới.

    CSVN sợ người dân nhớ thương về VNCH, về nhạc vàng và những con đường hùng tráng, bi thương của quân dân VNCH. Đảng sợ điều đó v́ điều đó là kẻ thù của đảng độc tài hiện nay. V́ thế, đảng phải cấm.

    Nhưng…Những con đường xưa em đi dù có thơ mộng, hùng tráng hay bi thương th́ vẫn là con đường phải đi tiếp cho ngày hôm nay. Đảng càng cấm, con đường xưa vẫn tiếp tục đi v́ con đường đó là con đường mang linh hồn của cả một dân tộc với đầy rẫy bi tráng, kiêu hùng và cả đau thương trong ḿnh.

    Dân tộc Việt Nam sẽ phải đi tiếp những con đường xưa vẫn đi…

    Đặng Chí Hùng

    Clip A

    (video clip by Nhạc Xanh Music, giọng ca Tố My)

    Clip B

    (video clip by HuynhDuoc, giọng ca Như Quỳnh)

    Clip C

    (video clip by Tam Le, giọng ca Hoàng Thục Linh)


    Last edited by QuanTran; 30-06-2017 at 12:26 PM.

  5. #4105
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    16/6/1975

    Căn nhà mà Cha Hai đưa tôi đến là căn nhà nằm trong hẻm , cách chợ Vườn Chuối khoảng hai trăm thước. Căn nhà có bề ngang bốn thước đúng và bề dài là chín thước hơn; không lầu không gác lửng. Căn nhà được chia ra hai phần, phần phía sau làm chỗ ngủ cho ba người và chỗ nấu ăn cũng như tắm rửa. Phần phía trước làm pḥng khách với bộ salon cũ. Sàn nhà lót gạch bông bóng loáng và rất sạch.
    Người đàn bà tiếp Cha Hai là người Bắc di cư năm 1954. Bà bị chồng bỏ khi tuổi đời mới hai mươi chín. Từ đó bà ở vậy và làm nghề bán phở để nuôi hai người con trai. Xe phở của bà đặt tại góc đường Nguyễn Thông và Tú Xương mà bên kia đường là nhà thương Saint Paul, nhưng đă sang lại trước khi mất Sàig̣n. Bà cùng hai người con cũng tính ra đi nhưng người con thứ hai không về kịp nên bà đành phải ở lại.

    Người con trai lớn của bà sinh năm 1947, và nếu như không bị mất Sàig̣n th́ khoảng gần cuối năm 1975 anh sẽ ra trường với văn bằng kỹ sư điện. Anh là Trung úy Công Binh phục vụ tại Hội An nhưng được cho về Saigon để học tiếp hai năm cuối tại Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ.
    Người con trai kế sinh năm 1952, bằng tuổi tôi, là Thiếu úy Chi khu phó ở tỉnh nhỏ nào đó thuộc vùng bốn chiến thuật. Cả hai đă đi tŕnh diện để bị tập trung cải tạo ngày hôm qua Chúa nhật 15/6/1975 là hạn chót.

    Có lẽ Cha Hai đă có nói trước với người đàn bà về tôi, nên bà lên tiếng, đồng thời bà nh́n tôi với ánh mắt thương yêu của người mẹ hiền: “Lát nữa cháu ra phường khai, cháu là người quen biết với bác. Gia đ́nh cháu ở ngoài đó (Pleiku) đă bị mất hết không c̣n người nào, kể cả giấy tờ tùy thân … khi chạy di tản. Cháu vào đây gặp bác và xin tá túc ở nhà của bác.
    Họ nói như thế nào, hoặc quyết định như thế nào th́ cho bác biết. Cháu đừng ngại ǵ cả, bác sẽ giúp cháu.” Thật ḷng mà nói th́ tôi muốn chạy đến ôm bà quá. Tôi chưa bao giờ để ư đến ánh mắt nh́n của mẹ tôi khi nh́n tôi, ngoại trừ hôm mẹ tôi khóc khi ba tôi bị giết. Nhưng, ánh mắt của bà khi nh́n tôi sao mà giống như những người mẹ hiền nh́n con vậy.

    Với một người đàn bà xa lạ và nghèo nhưng lại có ḷng độ lượng với một người như tôi, lại c̣n hứa sẽ giúp tôi và khuyên tôi đừng lo lắng th́ … Tôi xem bà là người Mẹ Hai của tôi. Từ hôm nay tôi sẽ gọi bà là Mẹ Hai.

    Cha Hai không có tiền bạc nhiều nhưng Cha cũng đưa cho bà một ít để chi dùng. Bà cám ơn Cha nhưng từ chối nhận tiền. “Con c̣n xoay xở được mà Cha. Xin Cha cứ yên tâm, con hứa giúp cháu đây th́ con sẽ giữ lời.” Tôi thấy Cha Hai nh́n bà với ánh mắt rất tŕu mến. Với tôi Cha chỉ nói: “Cố gắng Tắc nhé. Đừng bao giờ làm cho bà đây phải phiền ḷng Tắc nhé.”
    Tôi cảm nhận được là Cha muốn nói muốn dặn ḍ nhiều điều nữa với tôi, nhưng không hiểu Cha nghĩ sao rồi không nói mà dắt chiếc xe đạp đi thẳng ra ngơ. Cha và tôi gặp nhau hôm nay cũng là lần cuối cùng, v́ một thời gian ngắn sau đó Cha đi nhận xứ ở một vùng trong Chợ Lớn mà tôi th́ có quá nhiều điều phiền muộn nên không muốn gặp lại Cha. Tôi không muốn Cha bị phiền v́ những ǵ tôi làm.

    Chiều cùng ngày tôi đến Uỷ ban nhân dân phường 7 quận 3 vào lúc hai giờ. Tôi đến để xin ghi tên tạm trú. Viên bí thư phường tên Tuân đă vặn hỏi tôi đủ điều. Kể cả việc về cái tên Phạm Công Tắc-Kè … kỳ cục của tôi. Tuân là tên cộng sản chuyên đi bắt người vào ban đêm, nhất là những người nói những lời chế giễu về chế độ. Tuân muốn mọi người phải luôn sống trong hồi hộp và lo sợ ; v́ vậy đă có rất nhiều người chịu làm điềm chỉ viên cho Tuân. Không hiểu chiều nay tôi may mắn hay là Tuân … dễ dăi mà gần một tiếng đồng hồ sau, Tuân đă kư cho tôi tờ giấy cho phép tạm trú và nói là sẽ điều tra về tôi. Một tháng sau tôi chính thức có tên trong tờ “hộ khẩu”.

    Một hôm, tôi nhớ rất rơ , đó là những ngày cuối tháng hai năm 1978 nhưng không nhớ ngày. Khi đó tôi mới từ nhà ra chợ trời để mua bán quần áo cũ , th́ Mẹ Hai từ nhà đến gặp tôi và cho biết tên cộng phỉ khu vực tên Lịch - Lịch “uống máu chó” - là hỗn danh tôi đặt cho Lịch v́ có lần, tôi và nhiều người chứng kiến Lịch cầm cái ca chứa đầy máu tươi của con chó vừa bị cắt cổ và uống với vẻ hí hửng lắm.

    - “Ông Lịch ghé nhà nói là con phải có mặt tại buổi họp phường vào tối hôm nay lúc bảy giờ.”

    Mẹ Hai phải ra đây gặp tôi là v́ cả ngày tôi sống ở ngoài đường cho đến bảy tám giờ tối tôi mới trở về nhà. Nghe Mẹ Hai nói , tôi liền cảm nhận có một sự không ổn nhưng đoán không ra. Tôi không muốn Mẹ Hai phải lo lắng nên tôi cố làm mặt vui và mời Mẹ ăn tô canh bún. Canh bún của người Bắc nấu với cua rất ngon và có rau rút (dút) ăn kèm. Tôi biết món ăn này nhờ những ngày … đứng đầu đường xó chợ.

    ***

    Tôi đến buổi họp đúng giờ. Buổi họp tối hôm nay họp tại Đ́nh Phú Thạnh v́ nơi đây rất rộng. Tôi ngạc nhiên khi nh́n thấy đông người đến họp quá, và khi hỏi ra th́ mới biết đây là buổi họp liên phường gồm phường sáu và phường bảy với mục đích đấu tố những người mà bọn cộng phỉ cho là “có tội ác với đồng bào”. Cán bộ Tuân là người từng lấy lời khai của tôi hôm nào ở phường, nay đă là cán bộ của quận.
    Tuân đeo khẩu K54 bên hông như để tăng thêm phần sắt máu cho buổi họp , mà theo tôi th́ không cần thiết. Ai cũng biết Tuân và rất sợ hắn đến nhà ban đêm gơ cửa.

    Có tới sáu tên cán bộ ngồi sau một cái bàn dài có trải khăn trắng và hai đầu bàn có hai b́nh bông như để tăng thêm phần sang trọng. Sau lời chào hỏi của Tuân, Tuân gọi tên một người mà lâu ngày tôi không c̣n nhớ tên, nhưng nhớ người bị kêu lên đứng trước bà con hai phường để chịu sự đấu tố là ông cựu Phường trưởng của phường này trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
    Ông bị bán thân bất toại khi đang bị giam trong tù Chí Ḥa nên được tha cho về. Hai người con gái của ông phải d́u ông đi lên đứng trước mặt bà con. Lịch “uống máu chó” bắt đầu nói tràng giang đại hải về những tội của ông để cho bà con đấu tố.

    Bọn cộng phỉ bắt mọi người phải im lặng ngồi nghe chúng nhục mạ người bị thất thế. Bọn chúng nhục mạ ông cựu Phường trưởng toàn những lời thêu dệt như ông đă hiếp hai mẹ con cô … nhiều lần. Người nào muốn mua hay bán nhà đều phải cần có chữ kư của ông th́ phải nộp cho ông một số tiền bằng cả chục cây vàng … vân vân.
    Lịch “uống máu chó” kêu gọi ai từng là nạn nhân của ông cựu Phường trưởng th́ hăy mạnh dạn đứng lên tố. “Cách mạng” hứa trừng trị thật nặng những kẻ nào có hành vi thù oán với người lên tố. Có tất cả năm người đàn bà và hai người đàn ông lần lượt lên đấu tố ông cựu Phường trưởng với những lời lẽ rất ác độc. Trong đó có một người đàn bà , tự nhận bà là em họ của ông cựu Phường trưởng.


    Còn tiếp ...

  6. #4106
    dân say
    Khách

    Chế độ 1-SVPK bây giờ nh́n đâu cũng thấy "thế lực thù địch" khắp nơi, ngay trong lời bài hát.

    Quote Originally Posted by QuanTran View Post

    Tháng 3 năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa Thông tin Du lịch của chính quyền CSVN kư quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, trong đó có bài Con đường xưa em đi của Châu Kỳ và Hồ Đ́nh Phương.

    Theo viên chức trách nhiệm của Cục Nghệ thuật biểu diễn nói với báo chí th́ sau khi của 5 ca khúc vừa nói về ca từ th́ Hội đồng Nghệ thuật biểu diễn đă tổ chức thẩm định lại và cùng đồng ư tạm dừng lưu hành 5 bài hát này v́ chưa phù hợp mặc dù trước đó đă được cấp phép lưu hành.

    ...


    ...

    Đúng là bầy đàn 1-SVPK khi nóng khi lạnh, nghe nhạc củ của xứ VNCH cũng bày đặt "xem xét nội dung" có "phù hợp" hay khg ? mới cho phép ..

    ===> Thế truớc đó thằng ngu nào trong Bộ Văn hóa Thông tin Du lịch cho phép lưu hành vậy cà...

    Sao , có đè thằng Ngu đó ra mà trị tội làm việc cẫu thả chưa vậy cà... hay là bầy đàn 1-SVPK c̣n che chở thằng Đảng viên đó .

    Nh́n vô thấy sự kiện này sặc mùi kỳ thị kiểu "khôn nhà, dại chợ " chả lẽ v́ một câu :

    <<Chiến trường anh bước đi
    Có nàng hoen đôi mi >>

    ===> mà thấy ư nghĩa bóng hay quá rồi sanh tật cấm ..

    Biết bao nhiêu nhạc ngoại bang Mỹ du nhập vào VN với lời có nghĩa Đen, nghĩa Bóng, nghĩa Xám sao khg đặt kính Hiển Vi vào mà soi từng chữ từng nghĩa xem có "phù hơp" khg ?

    Thế lời của bản này (clip bên duới) có nghĩa bóng là chế độ VNCH c̣n Survive Măi Măi trong ḷng dân chúng Miền Nam (lẩn trong ḷng dân Bắc Kỳ khg ưa chế độ 1-SVPK) đó sao ? chưa thấy sao cà!!.... Sao hỏng chịu cấm vậy !! C̣n để cho tụi trẻ "choàng khăn đỏ" hát ngon lành đó sao ? ha...ha..ha..ha...




    Cái đám đĩnh cao trí tuệ chưa hiểu ra nghĩa Bóng cấp Nh́, nghĩa Xám cấp Ba của bài này sao ? Mà c̣n chưa chịu ra policy kỳ thị "khôn chợ, dại nhà" ..ha...ha..ha..ha...

  7. #4107
    dân say
    Khách

    Tội nghiệp cho dân trí trong c ữ S chưa phát triển kịp theo nhân loại, ngay cả bọn bầy đàng cai trị.

    Khi mấy chục triệu dân trong chữ S có dân trí ngang tầm với dân trí Hoa Kỳ bây giờ th́ chắc chắn sẽ đồng khí tương cầu chọn "con đường xưa em đi" cho tụi 1-SVPK thấy cha thấy mẹ luôn ..

    Rất tiếc dân trí trong chữ S c̣n thấp kém quá đi..nên mới có loại dân trí cầm cái passport đóng mọc ngon làmh một Sao Vàng Phúc Kiến chạy ra Phi truờng Singapore đi chôm chĩa lặc vặc cho dân trí quốc tế coi chơi ..đó mà.

  8. #4108
    dân say
    Khách

    Luận Nhạc Hoa Kỳ suy ra nhạc Việt truyền thống VNCH .

    Chính v́ thế tụi chú Sam "chính quy" có quyền nh́n vào mấy xứ commies (bầy đặt diễn tuồng "bưng bô" để bưng văn hoá đại đồng của chúng vào xứ ḿnh hầu để giữ sự bang giao Thuơng mại & Kinh tế với Hoa Kỳ cho được êm ả) mà khinh khi trong nội tâm của chúng, v́ nào có hiểu mấy lời trong các ca nhạc văn hoá Hoa Kỳ đầy nét Tư Bản, nhưng cố ư chưởi xéo, chữi xiên, chữi cha, mắng mẹ văn hoá độc tài commies ..vv .

    Một bài Hát diễn tả về một mối t́nh lúc nào cũng có nét khuyên nhủ hay an ủi kẻ bị bỏ rơi, bị bạc t́nh, rồi chửi kẻ Sở Khanh, giở tṛ Vắt chanh ..vv. Đó chính là nhạc Hoa Kỳ muốn chửi xéo chế độ độc tài commies đó... như chửi 1 thằng Sở Khanh vắt chanh (hcm cũng đă vô vai Sỡ Khanh vắt chanh Nồng thị Xuân đó sao ?) tài sản nhân dân qua dạng tước đoạt bất động sản của dân đó sao ?

  9. #4109
    dân say
    Khách

    Buồn cười khi nh́n vào XH một SVPK ngày nay

    Quote Originally Posted by dân say View Post



    Cứ nh́n vào clip trên mà thấy mấy đứa vô vai "giám khảo" nhấn nút nghe đùng đùng là biết ngay tŕnh độ dân trí về chính trị của chúng cở tầm nào rồi ... cũng chỉ cở tầm cúi đầu bị thực dân qua dạng "mới mẻ" tiếp thôi ....

    Nghe nhạc mà hỏng biết lời trong đó...nguời ta đang chửi xéo cái chế độ 1-SVPK của ḿnh sao ?

    he..he..he..he.. ..

    mà các "giám khảo có tuổi non choẹt, miệng c̣n hôi sửa" hỏng biết sao lại c̣n nhấn nút rầm rầm vậy cà...

  10. #4110
    dân say
    Khách

    Cái nhục trong lịch sử tụi 1-SVPK tạo ra là ở chổ nào ?

    Là ở chổ có 1 thằng tổ so called Nguyễn sinh cung tự hồ chí minh đưa ra một cái thuyết bố láo lừa gạt cho dân miền Bắc Kỳ say mê nghe lời nó là đánh đuổi tụi Mỹ..đang hà khắc với dân Miền Nam ra khỏi chữ S.... c̣n định nghĩa cho rằng văn hoá Mỹ là loại đồi truỵ cần nên triệt hạ, xoá sổ....vv

    Thế rồi sao ?

    Rồi có loại Sử dạy dổ con cháu "choàng khăn đỏ" của chúng ba xí ba tú mấy lời English "đồi trụy" đó .. ngay trong lảnh thổ chữ S nữa chứ ...

    Thế giới người ta cười khinh khi thôi ..

    Tụi chệt Mao hay tụi Phi khg có Sử đánh tụi Mỹ chạy phải rút quân th́ con cháu tụi nó (gái Chệt & gái Phi) rủ nhau chơi hay ca nhạc Mỹ th́ cũng chả có ai trên thế giới nói cười khinh khi ǵ cả..

    Gái Chệt hát:



    Gái Phi hát :



    Đó là chưa nói đến Sữ tụi 1-SVPK rù nhau tạo ra bán nứơc, bán tài nguyên, dâng Trường Sa cho tụi 5-SVPK ..là một cái nhục trong lịch sử cận đại khg thế nào tha thứ đuợc .

    Chờ coi cái Sử nhục nó đến kiểu nào ..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •