Page 421 of 471 FirstFirst ... 321371411417418419420421422423424425431 ... LastLast
Results 4,201 to 4,210 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4201
    Tran Truong
    Khách
    TƯỞNG ĐÂU CHỪNG NHƯ M̀NH BỊ BỘI BẠC ...

    Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Senior Vice President National Geographic tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới.

    * * *

    Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư kư dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn pḥng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:

    - Duy à ... Có chuyện rồi ! Đại uư Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vă quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uư Morrow vừa hỏi:

    - Mời đại uư ngồi. Anh t́m tôi có việc ǵ quan trọng?

    - Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đ̣i gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đă giữ họ lại và báo cáo cho tôi t́m gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng ... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.

    - Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.

    - Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng v́ hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần ... Anh tính sao?

    - Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn pḥng, nhưng có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nuớc, chắc không sao chứ?

    - Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ư trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?

    - Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.

    Trong lúc theo với đại uư Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
    Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, v́ chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thuờng đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn b́nh thuờng v́ phải ghé qua truờng học để kư một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ Trắng:

    Gọi nắng ... trên vai em gầy đường xa áo bay
    Nắng qua mắt buồn, ḷng hoa buớm say
    Lối em đi về ... trời không có mây
    Đuờng đi suốt mùa nắng lên thắp dầy ...
    .....

    Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất nguởng' thả hồn vào một cơi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone.
    Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh ... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam v́ anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh c̣n treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đă hỏi bằng tiếng Việt:

    - Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

    - Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.

    - Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đă từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa, trở về từ cuộc chiến.

    - Ông ...

    - Lại ông nữa. Mày tao cho thân t́nh. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

    - Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?

    - Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?

    - Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận th́ thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

    - Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn pḥng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quăng đường ngắn.

    - Mày không sợ hả?

    - Sợ ǵ ?

    - Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.

    - Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.

    - Đi đi. Hẹn gặp lại.

    Tôi đă trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo đó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn pḥng t́m tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.




    Còn tiếp ...

  2. #4202
    Tran Truong
    Khách

    TƯỞNG ĐÂU CHỪNG NHƯ M̀NH BỊ BỘI BẠC ...

    Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm t́nh với National Geographic cũng như cá nhân tôi v́ bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Đă từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính t́nh chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
    Có những nguời đă từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đă hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

    Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức h́nh ngổ ngáo hay những ḍng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm v́ những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quư những hy sinh họ đă dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
    Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:

    - Gặp mày c̣n khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
    Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:

    - Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi ḿnh. C̣n đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.

    Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:

    - Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.

    - Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

    - Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đ̣i cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

    - Biết rồi! Khổ lắm, nói măi! Đúng không?

    - Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.

    Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:

    - Để khỏi mất th́ giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuốn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi tŕnh chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?

    -Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.

    - Đài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?

    - Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé , nhưng bạn có bao giờ xuất hiện đâu!

    - Lần này khác ... v́ họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.


    Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic.
    Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đă liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Pḥng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.

    Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy nguời bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt nguời nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.

    Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dơi mắt đăm chiêu theo từng tấm h́nh, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc ... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đ́nh và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo !

    Ai đó đă ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vă xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!

    Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đă cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác v́ Bộ Quốc Pḥng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

    Có lẽ đă tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

    Ḷng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai c̣n? Ai mất?



    NGUYỄN DUY-AN

    ..............


  3. #4203
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067

    Cám ơn

    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm t́nh với National Geographic cũng như cá nhân tôi v́ bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Đă từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính t́nh chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
    Có những nguời đă từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đă hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

    Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức h́nh ngổ ngáo hay những ḍng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm v́ những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quư những hy sinh họ đă dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
    Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:

    - Gặp mày c̣n khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.
    Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:

    - Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi ḿnh. C̣n đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.

    Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:

    - Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.

    - Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

    - Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đ̣i cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

    - Biết rồi! Khổ lắm, nói măi! Đúng không?

    - Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc kỳ' thứ thiệt.

    Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:

    - Để khỏi mất th́ giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuốn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi tŕnh chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?

    -Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.

    - Đài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?

    - Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé , nhưng bạn có bao giờ xuất hiện đâu!

    - Lần này khác ... v́ họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.


    Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic.
    Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đă liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Pḥng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.

    Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy nguời bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt nguời nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.

    Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dơi mắt đăm chiêu theo từng tấm h́nh, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc ... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đ́nh và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài nguời chung quanh cùng khóc theo !

    Ai đó đă ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vă xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!

    Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đă cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác v́ Bộ Quốc Pḥng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

    Có lẽ đă tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

    Ḷng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai c̣n? Ai mất?



    NGUYỄN DUY-AN

    ..............

    Tuy đã đọc được truyện này có lẽ chừng tháng trước. Nhưng đọc bài viết của ông Trần Trường vẫn thấy như mới. Nhất là hình ảnh đính kèm.
    Cảm ơn nhiều

  4. #4204
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by nguoi gia View Post
    Tuy đã đọc được truyện này có lẽ chừng tháng trước. Nhưng đọc bài viết của ông Trần Trường vẫn thấy như mới. Nhất là hình ảnh đính kèm.
    Cảm ơn nhiều

    Cám ơn T/v "người gia" đã ban lời khen ngợi . Đây là việc chung thôi , ai có gì góp nấy .Chúng ta hãnh diện về con em Việt Nam Cộng Hòa ra xứ người , chẳng thua kém ai . Hội nhập nhanh và đóng góp nhiều lợi ích cho nhân quần xã hội ... chứ đâu như con cháu ngoan của già dịch ,đem người đi trồng !!!

  5. #4205
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Có những nguời đă từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đă hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).
    Anh Tran Truong , qua mùa Vu Lan , tôi xin phép lấy bài này vô FB của tôi . Tôi có nhiều Friends trẻ từ trong nước , tôi muốn họ xem và ít , nhiều nhận thức về những người Mỹ tham gia chiến tranh VN , họ không phải là kẻ " xâm lược " như Hà Nội tuyên truyền .

    Đúng như anh viết : Mỗi người góp một bàn tay

  6. #4206
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Anh Tran Truong , qua mùa Vu Lan , tôi xin phép lấy bài này vô FB của tôi . Tôi có nhiều Friends trẻ từ trong nước , tôi muốn họ xem và ít , nhiều nhận thức về những người Mỹ tham gia chiến tranh VN , họ không phải là kẻ " xâm lược " như Hà Nội tuyên truyền .

    Đúng như anh viết : Mỗi người góp một bàn tay

    Chị cứ tự nhiên , tôi cũng chỉ lấy bài từ trên mạng hoặc do bè bạn gởi tới . Trong chiến đấu , trên chiến trường ... bất cứ vật gì gần ta , vật gì giúp ta ; đều được xử dụng . Chính vì vậy , nhiều khi tôi không nề hà khi dùng những bài hoặc những con chữ của người khác ... " mà sợ tội đạo văn " .

    Nếu tôi lấy của người làm của mình , để tạo lợi ích cá nhân hoặc làm tài sản cho riêng tôi , thì quả không thể chấp nhận . Nhớ rằng đây là cuộc chiến chung của những người Việt Nam yêu Độc Lập yêu Tự Do . Thân ái .

  7. #4207
    Tran Truong
    Khách

    Thà gọi anh bằng Ngụy - Nguyễn Bá Chổi

    Tâm sự của một VC




    Em yêu thầm nhớ trộm ơi! Nếu em cứ măi hững hờ tiếp tục gọi anh bằng chú, th́ anh cũng đành chấp nhận thương đau, nhưng xin van em đừng gọi anh bằng Việt Cộng!

    Đành rằng anh là Việt Cộng chính cống, nhưng đó là chuyện quá khứ, tức là thời kỳ đảng c̣n cho ta bốn mùa ăn toàn “cao lương mỹ vị” là hạt bo bo của ngựa ḅ Liên Xô; các “đỉnh cao trí tuệ” loài vượn chưa biết “đổi mới tư duy” quỳ gối ăn mày Kinh tế Thị trường, chưa biết bỏ đồng Rúp núp đồng Đô và hít ha đống bă Tư bản Mỹ Ngụy.

    Ngày đó, khi c̣n là Việt Cộng, anh chỉ là phường khố rách áo ôm, tiêu chuẩn một năm ba tấc vải thô, lấy ǵ che kín con c̣ con chim; mồm anh răng đen; tay anh mă tấu- về sau được “các nước anh em giúp đỡ nhiều” (*) AK.47, chân anh dép lốp dép râu; bâu cành đu đủ bảy đứa c̣n thừa; kiến thức anh con vẹt, tướng mạo anh nhếch nhác, phong cách anh cḥ hỏ (trên ghế);riêng khoản hát ḥ, anh chỉ biết có: Cô gái vót chông, mắc vơng trên rừng, bóng cây kờ nia...

    Nhờ bác nhờ đảng, phỏng được hai ḥn, anh vào đất Ngụy như mán về thành, khỉ rừng xuống chợ; anh ghét quần gin (jean), anh chê tóc xoắn; anh hận kiếng trắng, anh mắng áo dài….

    H́nh hài và “gia nghiệp” của anh đại khái là thế đó; anh không dám tiết hết “tinh hoa” của Việt Cộng ra đây, xấu hổ thấy bà. Anh “phô” nhiêu đó, một chút gọi là. Xin em hiểu cho, niệm t́nh tha thứ .

    Nhờ ơn bác ơn đảng, phỏng được miền Nam, hít bă Tư bản, hửi đồ Mỹ Ngụy; ăn quen bén mùi. Món ǵ anh cũng hợp khẩu vị, khoái củ tỉ, và ngược lại, bây giờ đâm ra dị ứng với toàn đồ khỉ năm xưa. Nay anh ngụy c̣n hơn cả ngụy ngày nào. Sông có thể cạn, núi có thể ṃn, nhưng chân lư VC ngụy hơn cả Ngụy không bào giờ thay đổi.

    Em yêu thầm nhớ trộm ơi! Xin đừng gọi anh bằng Việt Cộng nữa. Nếu c̣n gọi anh là Việt Cộng, chẳng khác ǵ em đào mả cha anh lên.

    Thà gọi anh bằng Ngụy!.

    Nguyễn Bá Chổi ( HNPĐ )

  8. #4208
    Tran Truong
    Khách
    CHỢ TRỜI

    Giờ th́ anh em cải tạo, người nào cũng 'sáu, bẩy bó', lưu lạc bốn phương, kẻ ở lại trong nước, người đă ra nước ngoài. Ngồi viết lại chuyện chợ trời để nhớ lại một thời điêu linh ...


    Bài dưới đây do Phan Tất Đại tổng hơp chuyển tiếp



    – Mại dzô… Mại dzô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá ủng hộ…

    – Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp-Đổng-Đài để làm kỷ niệm… Chỉ c̣n một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết… Giá chỉ một ngàn đồng Ngụy một tấm…

    Vài chú bộ đội tần ngần dừng chân đứng lại, một chú thắc mắc:

    – Chụp 30 giây "nà thế lào" ?

    – Chỉ sau 30 giây là đồng chí có một tấm ảnh bên cạnh xe đạp, đồng hồ đeo trên tay và radio đeo bên nách… Chụp đi đồng chí rồi gửi về Bắc làm kỷ niệm, chỉ mất có 1 đồng tiền mới, không có tiền mới th́ trả tiền Ngụy cũng được !




    Đạo cụ của anh thợ chụp h́nh gồm chiếc xe đạp, cái vỏ radio bằng da và nếu người chụp không có đồng hồ anh ta sẵn sàng cho mượn để thực hiện một bộ sưu tập Đạp-Đổng-Đài như quảng cáo.

    Mặt hàng ăn khách nhất ở chợ trời là "3D" (Đạp, Đổng, Đài) được đánh giá là 'đỉnh cao' của sự sung túc theo tiêu chuẩn người miền Bắc. Đồng hồ họ thích loại có nhiều cửa sổ, một cửa sổ th́ có ngày, hai cửa sổ th́ có cả ngày lẫn thứ nhưng không biết họ có hiểu những chữ Mon, Tue, Wed… hay không ?

    Radio th́ ở miền Nam hầu như gia đ́nh nào cũng có, nào là Sony, National, Zenith… có đủ cả AM lẫn FM và máy phát băng nhạc hiệu Akai. T́nh thế đă thay đổi nên nhu cầu nghe radio không c̣n cần thiết, cách tốt nhất là đem ra chợ trời bán lấy tiền mua gạo.
    Xe đạp th́ Sài G̣n cũng không hiếm và chạy đầy đường, kiểu cách th́ đa dạng không như xe Phượng Hoàng của Trung Quốc vốn lâu nay làm chúa đường phố Hà Nội.



    Chợ trời là " nền kinh tế mới nổi " trong thời kỳ Sài G̣n vừa đổi chủ. Chợ trời, ve chai, lạc soong nở rộ khắp hang cùng ngơ hẻm. Bụng đói nên mọi người phải ra đường kiếm kế mưu sinh. Trong hàng ngũ dân chợ trời, những người chân chính kiếm sống gồm đủ thành phần.



    Người ta đồn ca sĩ Thái Thanh đi bán xôi ở khu vườn hoa Công lư, nhạc sĩ Hoài Bắc (Phạm Đ́nh Chương) ra chợ trời Sài G̣n. Thế là gần như ban Thăng Long xuống đường hợp ca bản… chợ trời !

    Nhà văn Nguyễn Thụy Long với tác phẩm nổi tiếng Loan Mắt Nhung vốn hiền lành là thế nhưng cũng phải chạy chợ trời để nuôi con khi bị vợ bỏ. Nguyễn Thụy Long tâm sự : "Ra chợ trời có nhiều mánh kiếm ăn nhưng tôi chẳng được 'quư phái' như nhiều tay chợ trời khác. Như kư giả Hồng Dương buôn bán vàng ở chợ Lê Thánh Tôn, vải vóc, quần áo cũ hay sách báo lậu, môi giới ăn hoa hồng. Tôi cũng là dân chợ trời nhưng mua đi bán lại vài ba cái bù loong dỉ nên rất là đói rách…"

    Nhà giáo v́ "mất dậy ", "vô lương " nên phải đứng chợ trời. Công chức mất sở làm phải ra chợ trời c̣n sĩ quan "ngụy " bận đi cải tạo …

    Từ xưa, trong mắt số đông người miền Nam, chợ trời đồng nghĩa với sự lừa đảo, dối trá, ma lanh, láu cá.
    "Dân chợ trời " là một cụm từ miệt thị chỉ những tay mua bán theo cơ hội, thời cơ nhưng trong thời điêu linh, Sài G̣n biến thành một chợ trời khổng lồ, trong đó đủ các thành phần xă hội, thượng vàng hạ cám. Tất cả chỉ v́ miếng ăn, có cái tọng vào họng là được, bất kể sang hèn.


    Còn tiếp ...

  9. #4209
    dân say
    Khách
    Thời xưa th́ tụi thực dân đem quân đi giải phóng cái chổ ít "văn minh hơn" với mục đích của chúng là để gieo ánh sáng văn minh vào.. (you chỉ biết múa kungfu "Vịnh xuân quyền" hay múa đao, múa gươm. ..tụi tui biết múa "gun" nè.. văn minh khg ?)

    C̣n tụi CS th́ ngược lại nó nhồi sọ dân của nó như là dân "the Top" của nền văn minh ..cần nên giải phóng chổ này, chỗ kia.. đem lại cuộc sống Hạnh phúc này nọ ..vv

    Thế khi binh sĩ tụi nó đi vào cái chổ giải phóng mới ngộ ra 1 triết lư "1 thằng ăn lông ở lỗ" đi giải phóng 1 thằng đă có lối sống văn minh hơn... Hỏng tin, em ủn ĩn cứ xúi dân BH làm 1 cuộc giăi phóng đẩm máu với dân NH đi th́ sẽ thấy ngay dân NH có lối sống "văn minh" trội xa hơn ḿnh nhiều hà.

    Cái chuyện đi giải phóng 1 đứa "văn minh hơn ḿnh" th́ nhà văn Dương thu Hương nói rất nhiều rồi.

  10. #4210
    Tran Truong
    Khách

    CHỢ TRỜI

    Chợ trời là một hiện tượng nở rộ tại Sài G̣n trong thời điêu linh, kể từ sau 30/4/1975.
    Về mặt kinh tế, những nơi nào có nhu cầu mua-bán th́ ở đó có chợ trời. Tuy nhiên, xét cho cùng, chợ trời thời điêu linh là một h́nh thức tự phát khi nhu cầu của người miền Nam cần bán những mặt hàng được coi là không c̣n cần thiết trong t́nh h́nh mới gặp nhu cầu của người mua là những người đến từ phương Bắc, họ săn nhặt những mặt hàng lạ c̣n sót lại từ thế giới tư bản niền Nam.

    Bước vào khu vục chợ trời, bạn sẽ được chào đón bằng câu :

    - 'Có ǵ bán không anh ?'.
    Nhiều người tỏ vẻ bất b́nh trước câu hỏi sỗ sàng đó, có người lại trả đũa một cách khó chịu :

    - 'Tôi bán tôi, anh có mua không ?'.

    Sau này, không ngờ câu hỏi cay cú đó lại được sử dụng ở các chợ người, hay c̣n gọi là 'chợ lao động'.

    Ở gần khu vực tôi sinh sống có chợ trời Lăng Cha Cả. Chợ buôn bán đủ các loại mặt hàng, từ 'thượng vàng' đến 'hạ cám'. Tại đây, tôi đă từng đem bán cái nhẫn tốt nghiệp United States Defense Language Institute và chiếc quần jeans có cái nhăn Levi's gắn bên cạnh túi.
    Bán được 2 món đồ thấy nhẹ hẳn người v́ không c̣n 'tàn dư Mỹ Ngụy' trên người mà lại có tiền cho vợ con đong gạo 'bông cỏ', mua khoai lang sùng, khoai ḿ chạy chỉ và cả 'cao lương' tức hột bo bo cứng như đá để độn cơm. Thật đúng là thời 'cao lương mỹ vị' đến độ 'cao lương' trở thành món tầm thường mà ai cũng ngán. Phải nói là ngán ngẩm mới đúng.

    Nhà văn Hoàng Hải Thủy vốn là người rất ít khi làm thơ nhưng chợ trời đă khiến ông 'tức cảnh' với những ḍng dưới đây :

    Xem đồ ta, ngắm đồ người cho vui
    T́m vui chỉ thấy ngậm ngùi
    Vỉa hè này những khóc cười bầy ra
    Lạc loài áo gấm, quần hoa
    Này trong khuê các, sao mà đến đây ?
    Chợ bầy những đọa cùng đầy
    Vàng phơi nắng quái, ngọc vầy mưa sa
    Bán đồ toàn những người ta
    Mua đồ th́ rặt những Ma cùng Mường

    Chợ Trời hay Chợ Đoạn Trường
    Đầu âm phủ, cuối thiên đường là đây !


    Ở chợ trời, người bán nhiều hơn người mua, dĩ nhiên đa số người mua là những 'Ma' cùng 'Mường', họ là những từ phương xa đổ vào thành phố. Họ là những chiến binh chất phác, chân quê, 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước' và khi được đặt chân lên Ḥn Ngọc Viễn Đông họ ngỡ ngàng như trong mơ, hàng hóa phong phú như ở các nước… Đông Âu!
    Bên cạnh những chiến binh chân chất là những anh bộ đội có tính 'sĩ diện hăo'. Hỏi anh ngoài Bắc có 'ti vi' không, anh trả lời như một cái máy ghi âm Akai: "Thứ đó chạy đầy đường". H́nh như, theo sự hiểu biết của anh, TV là một loại xe Honda nên nói liều là… chạy đầy đường !

    Đến khi thân nhân ở nước ngoài gửi quà về Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất và bưu điện đường Hai Bà Trưng lại phát sinh một nghề mới, nghề chợ trời mua thu gom đồ.
    Họ bám lấy người đi lănh đồ như ruồi, không tiền đóng thuế cho hải quan, họ t́nh nguyện đóng thuế giùm, miễn là bán lại đồ cho họ.
    Tôi đă chứng kiến nhiều cảnh cười ra nước mắt ở chỗ lănh đồ gửi từ Mỹ về. Trong thùng đồ gửi về có một cây thuốc lá Pall Mall. Cây thuốc thơm tho đă nằm trên bàn kiểm hàng, thủ tục thuế má cũng đă đóng đủ cả chỉ c̣n việc người lănh đồ chờ nhận. Tuy nhiên, nhân viên Hải quan (quan thuế) cho biết rằng thân nhân bên Mỹ đă gửi đồ một cách… phạm pháp. Người lănh đồ thắc mắc, hồi hộp hỏi :

    – Thưa… trong những gói thuốc này có… héroin hay sao ?

    – Không, nhưng nhà nước xử nhẹ thôi, sẽ mua lại với giá chính thức, và cho lại anh một gói hút lấy thảo gọi là t́nh nghĩa với bà con.

    Người lănh đồ sống trong tâm trạng của kẻ đi xin và được cho những ǵ… nhà nước không cấm. Thuốc Pall Mall vẫn bầy bán trên lề đường Đồng Khởi, hồi xưa gọi là Tự Do.
    Người ta mới hiểu ra, thuốc lá tịch thu ở chỗ lănh đồ có chân chạy ra đường Đồng Khởi.


    Hàng từ ngoại quốc gửi về, nằm trong kho, người nhận quà được giấy báo, đôi khi hỡi ơi, chỉ c̣n thùng bị rút ruột hoặc bị đánh tráo. Vải từ bên Mỹ gửi về cho thân nhân ở quê nhà toàn dệt ở Việt Nam, nhà máy dệt Nam Định chẳng hạn. Gặp những chuyện đó chỉ có nước cắn răng chịu trận. Thân phận con kiến sao kiện được củ khoai.
    Chuyện đó xảy ra hàng ngày nên không c̣n là chuyện la. Rồi giai cấp mới làm kinh doanh qua việc nuôi chó bẹc giê kiếm lời. Một giai cấp nhà giầu mới ra đời, người ta chăm sóc chó, cho chó ăn cả kư lô chả quế, ăn phở tái nạm gầu.

    Lời đồn đại về lối sống của giai cấp mới này nhiều vô số kể, nhưng tôi không thể tin hết nếu chưa kiểm chứng. Trong hồi ức này những điều tôi viết ra đều đă được kiểm chứng và đúng là sự thật. Tôi không "bắt" ai phải tin hay nghĩ ǵ khác.

    Cái cột đèn trong thành phố nó bị trồng cứng xuống lề đường nên đành đứng nguyên một chỗ, c̣n đồ Mỹ có chân, nó chạy ra chợ trời ! Nồi cơm điện, bàn ủi, hay đổng-đài nó có thể chạy ra đến chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Thất Đạm. Nơi đây người ta bán chúng với bất cứ giá nào, dân chợ trời mua tùy theo túi tiền có sẵn và người mua về bao giờ cũng vui v́ có được món hàng mà ḿnh ao ước !


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •