Page 426 of 471 FirstFirst ... 326376416422423424425426427428429430436 ... LastLast
Results 4,251 to 4,260 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4251
    Tran truong
    Khách
    repost nhưng không được , chứng tỏ bị kiểm duyệt . Xin được giải thích ngọn ngành. Cám ơn .

  2. #4252
    Tran truong
    Khách

    XHCN Việt Nam có tầng lớp trí thức hay không ?

    Xin thưa , đó không phải là sản phẩm của giới trí thức . Trí thức chỉ làm điều lợi dân ích nước . Trí thức không làm điều mất nước hại dân , không gây ô nhục cho dân tộc . Tóm lại ,chúng ta có thể không ngại ngùng đi đến kết luận là tại VN với thể chế XHCN hiện giờ không có TRÍ THỨC , mà chỉ có bọn mượn danh trí thức ,tự khoác lên mình cái nhãn trí thức mà thôi :

    " Sĩ khí rụt rè , gà phải cáo
    Văn chương liều lĩnh , đấm ăn xôi "

    Bọn chúng là tội đồ dân tộc , bọn chúng không có liêm sỉ , ăn bám vào dân , nhưng góp tay góp sức với bạo quyền ,thống trị đè đầu cưỡi cổ dân Việt . Chúng trông rất đạo mạo , hiền từ , ăn nói nhỏ nhẹ ngọt ngào ... luôn hợp lòng dân thuận ý trời . Nhưng đó chỉ là giả hình , giả nhân giả nghĩa ... lòng chúng độc hại hơn rắn rết : phun ,rải nọc độc khắp đất nước ... Vì bọn chúng đang cộng tác , đóng góp , điều hành bộ máy cai trị kềm kẹp dân tộc VN hiện nay .

    Thật tội nghiệp cho thành phần cùng khổ , lao động , nông dân ... bị bóc lột mà không ai bênh vực . Trước các oan ức chồng chất , áp bức , trấn lột , mất đất , mất ruộng , mất nhà ! Lao động trong điều kiện tính mạng luôn luôn bị đe doạ ! Và mỉa mai thay: cái bóng ma của Marx nay lại hiện ra để kêu gào “Ở đâu có bóc lột, ở đó có đấu tranh”, nhưng đấu tranh để rồi bị đàn áp , tù đày … bởi v́ đây là một nhà nước của chuyên chính độc tài toàn trị .

    Nó nhân danh “nhân dân”, nó có trong tay một guồng máy công an cực kỳ thủ đoạn , dã man thô bạo ! Sai lầm và tội lỗi của Marx : là cái ṿng luẩn quẩn của ư thức “đấu tranh giai cấp” . Dẹp bỏ giai cấp mà vẫn c̣n giai cấp . Dẹp bỏ bóc lột này th́ lại mọc ra thứ bóc lột khác , tàn nhẫn hơn , kinh khủng hơn bao giờ !
    Bởi sự bùng phát tư bản đỏ là một tội h́nh của “đảng”, phát xuất từ gợi ư của Marx . Mà ”đảng” sai th́ bất trị, không có một cơ chế nào hay một đạo luật nào trừng trị được “đảng”.

    Nhìn quanh quất ,nhìn khắp nơi , tìm đỏ mắt ... ai là nhà trí thức , tầng lớp trí thức ở đâu ? Ở đâu ... mà dân tìm không thấy !!! Chỉ toàn hạng : “Lưu manh giả danh trí thức, ăn hại đái khai, học lớp hai khai Tiến sĩ ” . Hoặc :

    Bảo ra đường ... là ra đường .
    Bảo chui gầm giường ... là chui gầm giường .
    Bảo sủa ... là sủa .
    Bảo im ... là im .
    Và cứ thế ... triền miên .
    Môt đời con chó .

    Mục đích chính ,tôi muốn vạch ra các thành phần căn bản cấu thành xã hội chủ nghĩa . Nhằm xác định ai là thủ phạm đưa đất nước VN tới ngày hôm nay .
    Chẳng phải để kết tội , mà chỉ mong sau khi nhìn ra nguyên nhân ,chúng ta cùng săn tay áo hành động ,gột bỏ cắt diệt những tế bào ung thư trên thân thể mẹ VN càng sớm càng tốt .

    Rõ ràng trong XHCN không có trí thức ... mà chỉ có những cục ph... Vì vậy nhìn quanh , có nước XHCN nào có nền kinh tế phồn thịnh ? Dân chúng được tôn trọng ?


    Để khỏi ô nhiễm môi trường ,tôi xin dùng tên khác gọi bọn này : TRÍ THỨC BƯNG BÔ . Có người sẽ nói rằng , Tầu bây giờ có nền kinh tế nhất nhì thế giới và là nước theo XHCN .

    Xin thưa , trước nhất Tầu không phải là nước theo XHCN , mà còn chống lại XHCN là khác , khoảng cách giầu nghèo rất cách biệt và ngày càng cách biệt .Cũng như VN ,Tầu là nước độc tài toàn trị . Chúng chỉ khoác chiếc áo XHCN lên mình . Kinh tế hai nước giờ đây chỉ là cóp nhặt của nền kinh tế tư bản man rợ ... mà chúng ngoạc mồm gào lên là sáng tạo , là đổi mới kể từ thời Đặng tiểu Bình , thời Nguyễn văn Linh . Nay VN và cả Tàu khựa đang xin Mỹ nhìn nhận hai nước có nền kinh tế thị trường 100% !!!

    Điều này nói lên sự gian xảo ,lưu manh , tính nhổ liếm của bọn TRÍ THỨC BƯNG BÔ hiến kế
    . Nhờ bản chất ăn cướp ,ăn cắp , chúng chôm chĩa các sáng chế nước khác ,về làm của mình . Nhảy vọt cho mau bằng các cường quốc tư bản , lấy tăng trưởng kinh tế làm mũi nhọn . Chính sự phát triển không hài hòa ,đồng bộ này là quả bom nổ chậm ,tàn phá đất nước ,giết hại con người ... Phải mất hàng chục năm tẩy rửa ,xây dựng lại từ đầu mới mong vực lại môi trường sống cho người dân .


    Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ tắm biển. Ảnh: Cao Thái


    Ông Huỳnh Đức Thơ (đội mũ) yêu cầu cán bộ Đà Nẵng phải ăn cá để làm gương cho người dân và du khách an tâm. Ảnh: Cao Thái




    VN mới có Vũng Áng , có làng ung thư , có cá chết hàng loạt nhiều nơi ... Nhưng nguyên nhân thì vẫn chờ phản biện pháp lý ,phản biện khoa học . Trong khi chờ đợi dân được khuyến khích tắm biển ,ăn cá tôm ,hải sản thoải mái .

    Vì đâu ? Xin thưa vì VN ta chỉ toàn TRÍ THỨC BƯNG BÔ !!!!
    Để chấm hết ,xin mượn lời người đã khuất , nhà triết học Trần đức Thảo thay cho phần kết :

    " Dĩ nhiên là tôi rất ân hận v́ đă im lặng đồng loă, măi tới lúc cuối đời mới thấy tường tận, cội nguồn những sai lầm là bắt nguồn từ Marx, và cũng là từ thái độ, cúi đầu cam chịu của chính tôi . Ân hận v́ đă chứng kiến, đă im lặng trước biết bao nhiêu tội ác trong quá tŕnh khai triển cách mạng !
    Nỗi khổ tâm là mình cũng đă làm cho nhiều người cùng với mình sa vào sai lầm và bế tắc . Nay ḿnh đă t́m ra được lối thoái , nên rất ân hận, phải sám hối, phải chuộc tội bằng hành động . Vào lúc hoàng hôn , thấy một ngày bị lăng phí đă là đáng tiếc , đáng buồn, huống chi bây giờ là hoàng hôn cuả một cuộc đời, một cuộc đời đă bị lăng phí ! Nỗi ân hận, hối hận đang ngùn ngụt thiêu đốt tâm trí tôi .

    Thế nên tôi phải t́m cách chuộc tội , phải chỉ ra cho mọi người cùng thấy cái sai lầm của ḿnh , cái lối thoát của ḿnh . Bây giờ tôi chỉ thấy tội lỗi của cái thời câm nín của ḿnh , đă biến mình thành một tên trí thức đồng loă khốn nạn , đáng nguyền rủa . Đấy là món nợ phải trả cho dân tộc , cho triết học … Sống trong thời cách mạng, chạy theo cách mạng như thế … th́ làm sao mà không phạm tội ! Riêng tôi th́ c̣n phạm tội nặng hơn mọi người nữa ấy chứ ! Người ta phạm tội mà không biết ḿnh phạm tội , không biết, tội ấy nặng nhẹ ra sao .

    C̣n tôi, đă bao phen biết ḿnh phải nói một câu trái với lương tâm, làm một cử chỉ a dua , ca ngợi tội ác , lúc đó tôi đă ư thức ngay là mình đă phạm tội , tội giả dối , tội a dua hoan hô cái xấu , cái ác , tội hèn nhát đă phản bội lư tưởng của ḿnh , phản bội chính ḿnh … Đă biết tội là như vậy, mà vẫn cứ nói , cứ làm ! "


    Chú thích :
    ( 1 ) : https://en.wikipedia.org/wiki/The_Bl...k_of_Communism

  3. #4253
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trưng Vương đại hội toàn cầu, kỷ niệm 100 năm thành lập trường


    Đại Hội Trưng Vương Toàn Cầu 2017, kỷ niệm 100 năm thành lập trường, vừa được tổ chức trọng thể vào lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, 17 Tháng Chín, tại Irvine Hotel, California, với đông đảo cựu nữ sinh Trưng Vương từ khắp nơi về tham dự.

    Không gian trước đại sảnh đường khách sạn như sôi động hẳn lên với hàng đoàn cựu nữ sinh trong đồng phục áo dài xanh biển và phù hiệu Trưng Vương trên ngực áo, từng nhóm cùng năm học chụp ảnh kỷ niệm, rôm rả tay bắt mặt mừng tṛ chuyện măi không thôiBan tiếp tân tất bật đón tiếp các đoàn cựu học sinh Trưng Vương từ Canada, Việt Nam, Washington, Texas, Nam và Bắc California, cùng các anh rể và thân hữu, một cảnh tưng bừng náo nhiệt của những lần đại hội toàn cầu Trưng Vương, bốn năm chị em ở các khóa mới có dịp gặp nhau trong đại hội toàn cầu như thế này.

    Có những gian hàng giới thiệu Đặc San Trưng Vương, đông nhất là nơi chụp ảnh lưu niệm trước một poster thật lớn với h́nh ảnh cô học tṛ áo dài trắng tinh khôi, cùng chiếc nón lá và mái tóc thề, trên nền hậu cảnh là h́nh dải đất h́nh cong chữ S của nước Việt Nam. Chung quanh là những h́nh nền nhỏ với cảnh trường Trưng Vương, cảnh Sài G̣n, ngày trước.

    Sau nghi thức khai mạc, ban cố vấn và ban chấp hành được giới thiệu và mời lên sân khấu, một tập thể hùng hậu làm nên buổi đại hội ngày hôm nay.

    Các MC Nghiêm Thị Hiếu, Thiên Hương, phụ trách phần nghi lễ khai mạc và giới thiệu chương tŕnh.

    Hội trưởng Vương Đỗ Mai Phương nói lời chào mừng đến tất cả giáo sư, cựu học sinh, các anh rể, cùng thân hữu về tham dự đại hội.

    Hiệu đoàn ca Trưng Vương được cất lên với dàn đồng ca Trưng Vương, trong đồng phục áo dài xanh làm gợi nhớ đến mỗi ngày Thứ Hai đầu tuần, trang nghiêm trong lễ chào cờ dưới sân trường ngày nào, sau đó xếp hàng nghe những lời dặn ḍ của cô tổng giám thị Vũ Thị Nguyệt Minh trước khi vào lớp.

    Tiếp nối chương tŕnh là lịch sử h́nh thành 100 năm trường, do Trưng Vương Vũ Bội Tú đọc. Một cuốn phim dài của trường từ khởi thủy năm 1917 cho đến năm 2017. Trải qua bao cuộc bể dâu cho đến hôm nay, Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California là một hội vững mạnh, tiếp tục duy tŕ những sinh hoạt văn hóa và lịch sử Việt Nam tại hải ngoại, lưu truyền đến các thế hệ trẻ tương lai.

    Hai Trưng Vương Phạm Vân Bằng và Thiên Hương trân trọng giới thiệu các giáo sư từ xa về và các giáo sư hiện diện tham dự: Trần Thế Uy, Nguyễn B́nh Minh, Đinh Thị Nại, Trịnh Thúy Nga, Trần Lệ Khanh, Phạm Ngọc Trâm, Hoàng Phương Liên, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Kim Khuê, Lê Khắc Ngọc Quỳnh, Phan Kiều Nga, Nguyễn Hoàng Oanh, Nguyễn Thị Mai, Hà Dương Thị Di, Lê Thị Hoa, Trần Thị Kim Chi, Thân Thị Nhân Đức, Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Thị Đức Tân, Kim Lan, Nguyễn Thị Đức Tân, và Lê Đỗ Minh Thuận.

    Tiếp theo là giây phút cảm động nhất khi tất cả quư vị giáo sư được mời lên trước sân khấu để các thế hệ học tṛ trao gởi những tấm ḷng kính trọng thân thương, và mọi người cùng nhau chụp chung một bức ảnh ấm t́nh thầy tṛ để giữ lại những kỷ niệm khó phai.

    Trong lời phát biểu khai mạc, Giáo Sư Trịnh Thúy Nga nói: “Xin long trọng chào mừng đại hội, chúc mọi người được nhiều sức khỏe để gặp nhau trong những lần đại hội tới.”

    Sau đó là Giáo Sư Lê Khắc Ngọc Quỳnh, từ Canada đến, phát biểu: “Từ khi vận nước đổi thay, chúng ta phải rời bỏ quê hương yêu dấu đằng đẵng nay đă hơn 40 năm. Những khó khăn nơi xứ người đă qua đi trong nỗ lực phi thường của gia đ́nh Trưng Vương. Hôm nay chúng ta hiện diện nơi đây để mừng tuổi thọ của trường, được 100 tuổi.”

    Bà tâm t́nh cùng các đồng nghiệp: “Hạnh phúc thay hôm nay tôi được gặp lại các cựu đồng nghiệp hiện diện nơi đây, chúng ta nh́n ra nhau, trao nhau nụ cười, cảm thấy trẻ lại như ngày nào bên mái trường Trưng Vương, số 3A đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Sài G̣n. Nhớ lắm thay và xin cảm ơn quư vị giáo sư đă cho chúng tôi t́nh cảm này ngày hôm nay.”

    Quay về phía các cựu nữ sinh, những học tṛ thương yêu, bà nói: “Các em Trưng Vương thân yêu, những tà áo xanh áo trắng làm đẹp hội trường hôm nay, các em đă hiện diện khắp nơi trên thế giới, đă trưởng thành và thành đạt cho tất cả gia đ́nh Trưng Vương chúng ta hănh diện. Các em làm tôi nhớ lại ngày xưa lúc mới bước chân vào trường, c̣n trẻ hơn cháu nội tôi hôm nay, v́ vậy những kỷ niệm con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có lá me bay h́nh như đọng lại trong tim tôi măi măi. Và con đường này trở thành huyền thoại của chuyện t́nh Trưng Vương.”

    Lời phát biểu ngắn làm mọi người xúc động, và trong tiếng vỗ tay reo ḥ chúc mừng của toàn thể các cựu nữ sinh, đầy ắp t́nh yêu thương chan ḥa cùng t́nh đồng nghiệp, thầy tṛ, đồng môn, chen lẫn những giọt lệ tâm tư kín đáo.

    Sau đó hai vị giáo sư được vinh dự mời cắt chiếc bánh sinh nhật mừng 100 tuổi của trường, với h́nh ảnh nữ sinh Trưng Vương áo dài trắng với chiếc nón lá, cùng ḍng chữ “Trưng Vương đại hội thế giới 2017-Bạn Cũ Trường Xưa.”

    Nhạc cảnh “Về Thăm Trường Xưa” do nhóm Trưng Vương Việt Nam tŕnh diễn. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)

    Hội trưởng Vương Đỗ Mai Phương giới thiệu giai phẩm Mê Linh 2017, chủ đề “Bạn Cũ Trường Xưa,” kỷ niệm 100 năm Trưng Vương, với nhiều bài vở và h́nh ảnh giá trị, làm mọi người xúc động bồi hồi với những kỷ niệm bảy năm đèn sách b́nh yên hạnh phúc dưới mái trường thân quen thuở nào.

    Chương tŕnh văn nghệ được bắt đầu với các màn múa, hoạt cảnh, hợp ca, do các ca sĩ Trưng Vương thực hiện mang lại không khí vui tươi sinh động, gợi nhớ lại những h́nh ảnh ngày xưa, thời áo trắng vô tư cùng đèn sách, những sinh hoạt dưới cờ trong sân trường.

    Liên khúc “Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn c̣n đây” và “Mẹ Việt Nam” do các cựu hội trưởng từ năm 1982 đến nay tŕnh diễn, do Trưng Vương Mai Khanh Lê Ngọc Phú dàn dựng, nhận được tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt.

    Cảm động nhất là nhạc cảnh “Về Thăm Lại Trường Xưa” do các cựu nữ sinh Trưng Vương từ Việt Nam sang dự đại hội tŕnh diễn, và hoạt cảnh “T́nh Hoài Hương” do ban văn nghệ Trưng Vương Nam California thực hiện, với các tà áo dài nhiều màu sắc, gợi nhớ lại t́nh thương nhớ về trường mẹ thân yêu c̣n ở lại quê nhà.

    Giáo Sư Nguyễn Thị Đức, dạy môn Lư-Hóa từ năm 1961 cho đến 1975, cho biết các học sinh Trưng Vương, ngoài cố gắng học giỏi, c̣n có truyền thống do bà hiệu trưởng Tăng Xuân An để lại, đó là tinh thần tôn sư trọng đạo, trong nền giáo dục VNCH nói chung và trường Trưng Vương nói riêng.

    “Qua đến Mỹ, trong các kỳ đại hội, gặp lại các học tṛ thân thương ngày cũ, chúng tôi vẫn thấy t́nh cảm dạt dào như thuở nào. Hôm nay dự đại hội với ba thế hệ thầy tṛ, nhất là thấy các em đi dự đại hội với đồng phục và phù hiệu của trường, như khi c̣n học dưới mái trường năm xưa, thật xúc động,” bà nói tiếp.

    Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, cựu nữ sinh Trưng Vương 1969-1976, cùng phái đoàn hùng hậu từ Việt Nam qua Mỹ dự đại hội, cho biết cựu nữ sinh Trưng Vương tại Việt Nam cũng vừa tổ chức trọng thể 100 năm thành lập trường.

    “Hôm nay qua Mỹ dự đại hội này mới gặp lại thầy cô và bạn bè sau 42 năm. Hơn nửa ṿng trái đất, t́nh thân vẫn tṛn đầy như ngày nào thật xúc động lắm, và hănh diện v́ ḿnh được học ở ngôi trường mang tên Hai Bà,” bà Hồng nói.


    Bài nhận từ TV Lê Minh Phú

  4. #4254
    Tran Truong
    Khách
    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo



    Vượt qua cây cầu Calmette soi bóng trên một con kinh tù đọng, con kinh chạy dọc theo vùng ngoại vi tràn lan náo nhiệt nhất của Sài G̣n là khu Chương Dương, Ông Lănh, chiếc xe đạp lọc cọc chở tôi đi trên một mặt nhựa lồi lơm, đụng tới ṭa nhà xám bẩn của hăng làm phân bón th́ rẽ trái và lăn vào một con đường trải đá xanh.

    Con đường thoạt đầu nhỏ hẹp vào tới sâu ph́nh rộng dần dần và mở thành một vùng ngoại ô tràn lan náo nhiệt khác là vùng Khánh Hội. Tại đây hai bên hàng quán, chợ búa chen chúc ngổn ngang không hàng lối, sáng chiều là bụi cát rác rưởi đủ loại dấy bốc mù mịt do chân trần những bầy trẻ nhỏ đen đúa nhếch nhác chạy nhẩy la thét hất tung lên.
    Cuối đáy con đường là phường Cây Bàng. Nó đứng chắn ngang với những rào cây um tùm như một biên giới tươi xanh ngăn chia chợ búa thị tứ ồn ào trước mặt với phía sau, cũng chỉ là những xóm ngơ b́nh dân lao động, nhưng một ngày đă trở thành tao nhă, tao nhă từ vết nắng sớm đến nét trăng chiều, từ ngọn cỏ bờ đến cụm hoa đồng, v́ c̣n là một địa chỉ lẫy lừng của văn chương, nơi một mái lầu thi ca lừng lẫy.

    Chiếc xe chở tôi rẽ phải trên một con đường nhỏ, yên tĩnh, rẽ trái vào một con đường nhỏ yên tĩnh nữa, rồi tới một đầu ngơ khuất khúc. Tôi xuống xe, dắt bộ tới cuối ngơ, tới trước một căn nhà gỗ hai tầng. Đẩy một cánh cổng khép hờ đi vào, tôi đă tới Gác Bút của Vũ Hoàng Chương.

    Thi sĩ mới dọn về đây ít lâu sau biến cố tháng tư 1975, cái tiểu gia đ́nh gươm đàn nửa gánh gồm có thi sĩ, người bạn trăm năm của ông là nữ sĩ Đinh Kiều Oanh và đứa con trai nuôi là Vũ Hoàng Tuân, ông đặt tên cho con bằng lấy tên Tuân của Nguyễn Tuân, nhà văn viết tùy bút rất hay và là bạn thân của thời kỳ tiền chiến.

    Địa chỉ mới của Vũ Hoàng Chương nguyên là chỗ ở của gia đ́nh thi sĩ Đinh Hùng, em vợ ông ngày trước. Chỗ ở này sinh thời, Đinh Hùng, tự xưng là Đinh Công Tử, nghịch ngợm đặt tên là động Hoa Lư, trong cái ư nhà vua xưa Đinh Bộ Lĩnh dấy nghiệp ở động Hoa Lư th́ Đinh Hùng đời sau cũng có một động Hoa Lư ở phường Cây Bàng như thế. Đinh Hùng mất, vợ con vẫn ở, tên Hoa Lư vẫn c̣n. Nhưng từ Vũ Hoàng Chương dọn về ở chung, Hoa Lư c̣n có thêm một tên mới. Đó là Gác Bút.

    Hỏi tại sao không dùng lại tên Gác Mây của căn lầu trên vùng Phú Nhuận vừa rời bỏ, thi sĩ cười, hóm hỉnh: “Đổi đời, giờ là Gác Bút mới đúng. V́ Hà Nội nó bắt ta gác hết bút lên rồi, đâu c̣n cho viết nữa.”

    Tôi đến thăm Gác Bút thường ngày như vậy và thường vào buổi chiều. Thường, v́ muốn, v́ cầu, với tôi. Hai mươi năm sinh hoạt thơ văn của miền Nam, được ông nhận cho kết giao, rồi thân thiết mày tao và được ông xem như một tấm ḷng tri kỷ, dù tuổi tôi thua ông đúng một giáp mười hai năm, tôi đă đến thăm mọi chỗ ở của thi sĩ rất nhiều lần.
    Ở căn nhà một ngơ hẻm Phan Thanh Giản. Ở căn nhà giữa khu Bàn Cờ. Rồi ở Gác Mây, căn pḥng trên lầu trong đáy cùng biệt thự Úc Viên của Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội. Nhưng nhiều lần cũng chỉ có nghĩa hàng tuần, hàng tháng. Với Gác Bút, gần như chiều nào tôi cũng từ Sài G̣n đạp xe sang phường Cây Bàng và tới Động Hoa Lư.

    Lư do là miền Nam mất, thời thế xập đổ tan tành, tôi đă sống với đổi đời trong một tâm trạng cực kỳ trơ trọi, thất lạc và cảm thấy cần thiết hơn lúc nào hết cho đời ḿnh những gặp mặt với Vũ Hoàng Chương, nhập vào vùng phong thái an nhiên trầm tĩnh của ông, chờ ông pha trà cho uống, nghe ông nói chuyện thơ và quên hết với ông trong cái không khí thoát tục và xa đời của những buổi chiều trên Gác Bút lừng tiếng.


    Còn tiếp ...

  5. #4255
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Thời gian này, sức khỏe của Vũ Hoàng Chương đă hết sức suy nhược và gia cảnh th́ đă rớt xuống tới đáy cùng của túng thiếu cùng quẫn. Những tháng sau cùng ở Gác Mây, Phú Nhuận, ông đă đau yếu rất nhiều. Trong lồng ngực mỏng, con tim đă yếu. Trên cái vóc hạc, xế chiều đă tới. Vũ Hoàng Chương gần như không ra khỏi nhà nữa. Lên xuống mấy bậc thang lầu, cũng phải đứng lại nhiều lần để thở. Có việc phải đi đâu, bao giờ cũng phải Đinh Kiều Oanh cùng đi. Ở Gác Mây anh em văn nghệ đă phải chia lượt tới viếng thăm ông đau yếu nhiều lần. Đem thuốc thang tới nữa.

    Về Gác Bút, t́nh trạng sức khỏe của thi sĩ càng mong manh. Những thiếu thốn vật chất, mặc dầu thi sĩ chẳng c̣n nhu cầu ǵ -ông đă bỏ thuốc phiện- càng làm trầm trọng mau chóng sự mong manh ấy. Ở Gác Bút, ông gầy teo, gần như không đi xuống tầng dưới nữa. Nhiều buổi chiều tôi tới, ông đắp một tấm chăn mỏng, nằm mỏi mệt thiêm thiếp trên mặt sàn trống trải, h́nh ảnh cuối đời hợp nhập với h́nh ảnh hoàng hôn thẫm mầu đang hắt hiu buông xuống ở chung quanh.

    Điều này cũng là một lư do nữa để hàng ngày tôi lặn lội đạp xe sang thăm người Gác Bút. Thần trí ông vẫn minh mẫn, lấp lánh. Thần thái ông vẫn nhẹ nhàng ung dung. Nhưng thịt xương không phải là thần trí và thần thái. Thi sĩ đă hơn sáu mươi tuổi. Và không phải là linh cảm nữa mà là tôi đă nh́n thấy tài thơ cự phách, chẳng c̣n chịu ở hơn nhiều lắm nữa với đời. Những ngày tháng c̣n lại của Vũ Hoàng Chương ở Gác Bút là số ngày tháng cuối cùng.

    Vậy mà, ngược nghịch, lạ lùng những ngày tháng cuối cùng này lại là thời kỳ sung sướng nhất của thi sĩ.

    Bạn hữu ở gần nh́n thấy rất rơ ràng những tỏ hiện nhảy nhót niềm sung sướng cuối đời không ngờ có ấy. Qua đột biến lạ lùng: một thân thế non tây lồng trong một b́nh sinh xế tà th́nh ĺnh đuổi dạt được khỏi nó tấm mùng khói sương cô tịch vây phủ, tự thắp sáng lại bằng một thắp sáng rực rỡ. Giữa thắp sáng lại này, một Vũ Hoàng Chương rất hài đồng, rất tươi thắm và cũng rất lớn đi ra.

    Làm xanh thắm lại cái úa héo, giữ chặt trên cành sinh trái tử sắp rụng, chất lục diệp tố đến tự những nguồn hô hấp nào? Tự hai nguồn. Một của thơ. Một của đời sống. Hai nguồn, trong một liên hệ tuyệt diệu.

    Nếu tài thơ lớn bao giờ cũng ung dung chuyển đẩy được nó tới nhiều đất trời khác biệt, không chôn chết một đất trời cố định -những sức thơ tần thường không bao giờ thực hiện được vận động này của thơ- cơi thơ sau, cơi thơ sáu mươi, cơi thơ phơi phới vô cùng riêng Vũ Hoàng Chương đưa ḿnh tới được là một thoát vượt, một bỏ lại rất xa cách sau lưng mọi cơi thơ Vũ Hoàng Chương trước. Và với cơi thơ sau này, ánh sáng của ngôi sao bắc đẩu mới khởi sự trong suốt, thật sự ṿi vọi.

    Hăy nhớ lại ba ngọn đỉnh của ṿm trời cũ. Là Mây, Hoa Đăng và Rừng Phong. Tâm thức ba vùng trời cũ là:

    Đêm hỏa táng trần tâm cơi đời nghiêng đổ
    Thịt xương ơi, nằm nhé đất oan khiên
    Trần cấu lâng lâng ngoài cửa mộ
    Ta thoát h́nh nương khói bay lên
    Đâu đó tà dương hề treo ngọn bấc
    Đâu đó cuồng phong hề reo đáy chai
    Mùa chi ngày chi tuổi bao rồi nhỉ
    Quanh chiếu rộn tang thương hề tinh anh ngoài đời


    Còn tiếp ...

  6. #4256
    Tran truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Đó là tâm thức h́nh giảo quấy động quằn quại trong một thạch động kín bịt. Hồn tuy tắm đẫm khổ đau những muốn bay lên cùng khinh thanh, chướng nghiệp chưa rũ được, căn chưa thông tỏ làm sao phá tung được nhà ngục h́nh hài. Tưởng là thoát h́nh, đâu có thoát h́nh. Thịt xương ném trả đất oan khuất, đâu có ném trả. Thực hiện cuộc thiêu hủy trần tâm bằng một lửa. Th́ thiêu hủy. Nhưng khác nào ngọn lửa hủy giận dữ của Hồ Dzếnh: “Lửa giận tan rồi, than tối đen.”

    Đâu đó tà dương. Đâu đó cuồng phong. Đâu đó trần cấu lâng lâng. Đâu đó thôi. Thảy là đâu đó, hư vong, cái bay cái thoát không hề có một điểm khởi hành đích thực. Ở nội tại, trong thực thể, là trường hợp một tâm thái giải phóng khỏi hệ lụy chưa thật sự trở thành. Một làn mây vướng. Một ngọn đèn thấp, nội giới không phóng thoát là cái chao đèn giam nhốt hết ánh sáng. Một cánh rừng, rễ cành ngh́n nhánh xiềng xích trong đất, không có ngọn đi lên với trời.

    Đó là những Mây, là Hoa Đăng, là Rừng Phong, ba cơi ngôn ngữ vĩ đại về hệ lụy trần thế, trần thế không tự nó là hệ lụy, là bể khổ, hệ lụy trần thế từ nơi tâm hồn người. Cái ngục anh giam anh. Cơi đời không phải ngục. Cơi đời không bao giờ là ngục.

    Rồi Vũ Hoàng Chương ra thoát được cái ngục ḿnh. Cuộc phục sinh thành, đă trao cho thi sĩ một ch́a khóa ngọc mở vào những ngày tháng cuối cùng, những ngày tháng sung sướng.

    Và Vũ Hoàng Chương đă mang con người sung sướng ấy của ḿnh đi qua đổi đời, đi qua cộng sản , đi vào vĩnh viễn. Thời gian ấy sống gần ông (mấy tuần chót ở Gác Mây, mười tháng ở Gác Bút trước bắt giữ), cho tới buổi trưa ngày 30 tháng 11 năm 1976, từ chỗ ẩn một vùng ngoại ô Chợ Lớn âm thầm trở lại phường Cây Bàng lần cuối để thắp một nén hương vĩnh biệt trước di ảnh bạn, cho tới những buổi trưa đảo nằm một ḿnh trong một đáy rừng Mă Lai Á khuất tịch, tôi thường suy nghĩ, t́m kiếm lư giải, về một vận động , từ bi thảm đưa tới thăng hoa sung sướng phóng thoát của một đời người.

    Vũ Hoàng Chương đă có được thăng hoa ấy. Qua thái độ ông, buổi sáng bị bắt. Trong bốn tháng nằm trong hầm tối. Trong năm ngày cuối cùng trở về Gác Bút. Bằng vào những chi tiết chị Vũ kể lại, sẽ được nói tới ở phần sau này. Tâm thức tôi, thiếu hụt tầm vóc, không sao đạt tới được thăng hoa như bạn. Bởi vậy mà giải thích hiện tượng, rất buồn thảm. Và cũng rất cực nhọc.

    Đó là ngọn lửa và trái tim Thích Quảng Đức, ngọn lửa và trái tim tươi thắm phóng thoát trần thế từ một ngă tư đường Lê Văn Duyệt? Những cuộc đàm đạo trong tao nhă, tịch lặng với Thượng Tọa Thích Trí Thủ, một tâm thái phóng thoát khác, ở cái hiên sau xa đời của ngôi chùa Gia Định (thời gian sau này, Già Lam tuần nào cũng cho đón thi sĩ tới chùa, giữ ông cả buổi)?
    Hay đơn giản đó chỉ là sự bắt gặp trên một mức độ tràn đầy của bản thể viên măn với đời sống, với nghệ thuật, với thi ca, qua những biến thiên cùng ư nghĩa và chân tướng biến thiên được soi tỏ qua cái h́nh ảnh một người đi măi, đă vượt khỏi đỉnh núi bấy lâu chắn lấp, thấy được từ cái chết chắn lấp cả biển, cả trời và cả chính ḿnh? Hay là sự màu nhiệm của tuổi? Sự màu nhiệm mà Nguyễn Khuyến đă thấy trong bài thơ Khóc bạn bất hủ: “Tuổi già hạt lệ như sương”.

    Thế c̣n vai tṛ của thơ?

    Thơ đóng vai tṛ ǵ trong tâm thức phóng thoát?

    Nhà thơ lớn nào cũng nô lệ cho ngôn ngữ của chính ḿnh. Tôi chỉ nói những nhà thơ lớn. V́ là một hiện tượng đặc thù chỉ có ở những nhà thơ lớn, những tầm thơ, những vóc thơ đích thực phát minh sáng chế ra ngôn ngữ. Khởi thủy là sự phá vỡ, sự vượt bỏ những biên thùy đă có, ngôn ngữ mới được sáng chế ra bởi tri thức thần diệu của thiên tài khi đă h́nh thành, đều có một hiệu năng ghê gớm giam nhốt kẻ đă sáng tạo chúng, là thiên tài, trong chúng.
    Mỗi chữ, mỗi lời của ngôn ngữ sáng tạo đều hiển lộng cái hiệu năng ghê gớm đó. Và rơ nhất ở địa hạt thi ca. Thiên tài bị giam nhốt trong cái lồng ngôn ngữ nguy nga vừa sáng tạo ra, tới khi phá được lại để rơi vào một cái lồng vừa mới sáng chế. Như thế măi măi không ngừng. Đó là quy luật của ngôn ngữ siêu việt, ngôn ngữ thơ. Đó là định mạng khốc liệt của thiên tài, trước ngôn ngữ ḿnh.

    Quy luật và tương quan vừa nói thể hiện rất rơ từ Mây, tới Hoa Đăng, tới Rừng Phong. Trời thơ thi sĩ càng triển khai tới đâu, ông càng bị ngôn ngữ ông chi phối, khống chế và giam cầm tới đó.Hiện tượng này c̣n nh́n thấy ở một nhà thơ lớn khác, Bùi Giáng nhưng ở trong một trạng thái mịt mùng mê loạn, với Bùi Giáng ngôn ngữ mê sảng biến tướng, quy luật và tương phản ch́m ẩn không định h́nh rơ rệt, và Bùi Giáng cũng không đạt được cho ḿnh sự phóng thoát, như Vũ Hoàng Chương.


    Còn tiếp ...

  7. #4257
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Một đêm tôi ở lại với ông thật khuya, tới sát giờ giới nghiêm cộng sản. Xă hội thê lương nằm phục bốn chung quanh tường Gác Bút. Ông đưa tôi xem một lá thư Trần Dần. Bị trừng phạt nặng nề, bị treo bút vĩnh viễn, nhà thơ Trần Dần, tài thơ trác tuyệt nhất của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, không được vào Nam, đă gửi cho ông một lá thư đầy những lời lẽ kính trọng, như ông vẫn nguyên vẹn là thi bá của cả một thế hệ thi sĩ đă hai miền chia cách suốt 30 năm chiến tranh.

    Lá thư, tôi chỉ c̣n nhớ được câu này: “Thơ anh, thơ Đinh Hùng, sống muôn đới với thi ca Việt Nam.” Đêm đó, cầm nỗi kính phục của Trần Dần đối với ngôi sao Bắc đẩu miền Nam trên tay, tôi nh́n bạn ngồi thư thái êm đềm trước mặt, đă chia xẻ được với thi ca một niềm sung sướng thống khoái vô tả. Kính phục của Trần Dần chắc c̣n lớn lao gấp bội. Nếu nhà thơ miền Bắc c̣n nh́n thấy được cơi thơ cuối đời và cái hiện tượng thăng hoa của tâm thức phóng thoát, ở thi sĩ!

    Ông đưa tôi coi tiếp những thư từ bạn bè ngày trước viết vào từ Hà Nội. Thư Lưu Trọng Lư. Thư Hoàng Lập Ngôn. Thư Hoàng Cầm. Lá thư ngắn nhất của Nguyễn Tuân. Vỏn vẹn: “Mấy lời hỏi thăm cố nhân. Thư bất tận ngôn.” Ông cười:

    – Thằng Tuân ngày xưa với tao thân lắm. Khâm Thiên, bàn đèn, tao đâu nó đó, mà nó sợ. Chỉ dám dùng bốn chữ thư bất tận ngôn.


    – Mày trả lời bọn họ không?

    – Có. Thằng nào viết thư thăm, tao cũng phúc đáp cho phải lễ. Bằng một vài đoạn thơ.

    Ông cười thành tiếng, ánh mắt tinh nghịch vui thú:

    – Thằng Địch vào, nói bọn chúng nhận được thơ tao thích lắm, vác đi khoe cùng nhưng chỉ dám khoe với bạn thân. Tao trêu chúng mà. Với thằng Hoàng Lập Ngôn, tao hỏi mấy chục năm cộng sản, cái xe mê ly đăng tử có c̣n lăn bánh? Và bánh thực hay bánh vẽ. Thằng Tuân, tao gửi cho nó một bài thơ chữ Hán, lấy điển người xưa mừng nó vẫn là nó không bao giờ thay đổi. Nó đọc, nó hiểu, chắc buồn lắm. Đă đi theo Đảng, Nguyễn Tuân bây giờ c̣n là Nguyễn Tuân ngày trước thế nào được nữa.

    Địch là Vũ Hoàng Địch, em ruột thi sĩ. Bạn thân của Trần Dần, Địch không viết bài nào đả kích lănh đạo trên Nhân Văn Giai Phẩm, nhưng chỉ thân với Trần Dần vẫn bị hạ tầng công tác, sống uất ức và bất măn ngấm ngầm cho đến ngày vào Nam thăm anh. Chị Vũ Hoàng chương kể cho tôi nghe hôm Địch vào, thân tàn ma dại, hai anh em ôm chặt lấy nhau giây phút trùng phùng, Địch bật khóc nức nở khiến Vũ cũng phải chảy nước mắt. Địch ở trên Gác Bút năm ngày. Suốt đêm, hai anh em Vũ uống nước trà, tṛ chuyện.

    Hôm Địch trở về, nhà c̣n mấy chỉ vàng và cái cassette là quư nhất người anh cho hết người em. Địch ngậm ngùi từ biệt: “Em khó ḷng vào được nữa. Bọn nhà văn nhà thơ Hà Nội ai cũng nhớ đến anh. Đều thèm gặp lại anh lắm, nhưng họ sợ liên lụy chắc không ai dám tới. Em vào thăm anh thế này, về thế nào cũng có chuyện với đoàn thể. Em rất lo cho anh. Anh liệu giữ lấy thân.”

    Vũ Hoàng Chương gật, điềm tĩnh: “Anh hiểu cả. Khỏi phải lo cho anh.” Rồi ngồi yên nh́n em đi. Quả nhiên, lần hai anh em gặp nhau lại là lần cuối cùng. Khi thi sĩ mất, Vũ Hoàng Địch cũng không được vào đưa đám. Thăm anh về, Địch bị báo cáo và bị đoàn thể khiển trách nặng nề v́ không được Đảng cho phép mà dám ở với Vũ Hoàng Chương.

    Đúng như lời Vũ Hoàng Địch, Hà Nội văn nghệ vào Nam đủ mặt, chỉ vài người dám liều tới thăm Gác Bút, như Vũ Đ́nh Liên, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Lưu Trọng Lư, c̣n nhóm người cùng một thời Tự Lực với ông như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Hoài Thanh, hoặc v́ đố kỵ với tiếng thơ lẫy lừng của thiên tài, hoặc v́ hèn nhát sợ bị liên lụy, đều tránh mặt. Tôi nghĩ là trong thâm tâm, Vũ Hoàng Chương hẳn buồn lắm trước tư cách hèn đớn của nhóm bạn bè cũ, nhưng điều này ông không bao giờ nói ra.
    Ông hiểu cho họ, tâm thức phóng thoát là một trời thơ trong suốt bát ngát, thế thái ấm lạnh chỉ có thể là một bóng mây chốc lát rồi tan đi.


    Còn tiếp ...

  8. #4258
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Có điều là chính v́ thái độ đố kỵ, hèn đớn của nhóm nhà văn, nhà thơ Hà Nội cùng một thế hệ với ông mà Vũ Hoàng Chương đă bỏ Gác Mây về Gác Bút. Chuyện như thế này:

    Khi nhóm nhà văn nhà thơ tiền chiến theo Đảng đă đủ mặt ở Sài G̣n, họ đến gặp Lê Tràng Kiều, Bàng Bá Lân, Quách Tấn, cả Vũ Bằng nữa, mà không một ai chịu tới thăm nữ sĩ Mộng Tuyết ở Úc Viên biệt thự. Là phụ nữ, lại thiếu cao ngạo, thiếu bản lănh, sự “tẩy chay” này khiến Mộng Tuyết rất đỗi lo sợ. Nữ sĩ hốt hoảng đi t́m hai người viết nằm vùng là Sơn Nam và Vũ Hạnh để t́m hiểu lư do. Bà than:

    – Năm 1934, tôi đă được giải thưởng thơ của Tự Lực Văn Đoàn. Các anh Xuân Diệu, Thế Lữ bao nhiêu năm vẫn giao du với tôi và Đông Hồ rất thân thiết. Tôi lại chỉ làm thơ vịnh hoa, vịnh trăng, không chống cộng, chống cách mạng. Nay các anh ấy vào, đi thăm hết cả mà không một ai đến tôi là làm sao? Tôi có tội phải cho tôi biết chứ!

    Vũ Hạnh lắc đầu:

    – Chị được coi là không có tội. Các đồng chí không tới thăm chị chỉ v́ Vũ Hoàng Chương hiện đang ở đó!


    Lần chót tôi tới Gác Mây, Vũ Hoàng Chương thuật lại nguyên nhân trường hợp Mộng Tuyết bị tẩy chay cho tôi nghe. Ông nói:

    – Tao không trách Mộng Tuyết. Chẳng thể b́nh tĩnh thản nhiên như ḿnh được. Vợ Đinh Hùng lên nhiều lần, lần nào cũng khẩn khoản mời vợ chồng tao về ở cùng, nói sống chết thế nào c̣n có nhau. Chính tao cũng đă định về phường Cây Bàng từ lâu. Chỉ ngại dọn nhà. Gặp Vũ Hạnh về, Mộng Tuyết không dám nói rơ sợ tao giận, nhưng tao đă hiểu. Mày nghĩ tao có nên rời khỏi Gác Mây?

    Một ṭa biệt thự lạnh lẽo. Hai cánh cổng sáng chiều đóng chặt. Một nữ chủ nhân hoang mang lo sợ trước đổi đời. Thời thế tối thẳm, hung dữ đă giết chết cái không khí thanh lịch, đài các của hoa lan, hoa quỳnh. Gác Mây đâu c̣n là Gác Mây nữa. Úc Viên biệt thự tầm thường đâu c̣n xứng đáng là chỗ ở của thi bá. Từ ngày Vũ Hoàng Chương bị làm khó ở căn nhà vách ván lụp xụp ở khu Bàn Cờ, rồi Mộng Tuyết hết lời mời mọc, thi sĩ đành tới nhờ Úc Viên, tôi biết ông miễn cưỡng và chúng tôi cũng không thích ông dời vào cái chốn phong lưu trưởng giả ấy.
    Trong truyền thống những thi sĩ lớn của ḍng thơ Việt mọi thời, hoàn cảnh đời sống hàng ngày của Vũ Hoàng Chương phải được trải măi trên tấm thảm gấm của Bần Bách và Đạm Bạc như trên tấm thảm ấy đă Tú Xương, đă Tản Đà, đă Nguyễn Bính, đă Đinh Hùng, đă Hàn Mặc Tử.

    Tôi mừng rỡ:

    – Bọn khốn nạn khởi sự làm khó mày rồi đấy. Làm khó từ chỗ ở trước. Ở đây ra vào kiểu cách, khó chịu lắm. Về phường Cây Bàng đi. Ngại dọn nhà sẽ có bạn bè đến dọn.

    Vũ Hoàng Chương thật sự có vẻ vui thích trước ư nghĩ ông về sống trên căn gác xép ngày trước của Đinh Hùng. Ông đă gần Đinh Hùng một đời. Bây giờ gần thêm nữa. Và tôi chia xẻ với ông niềm sung sướng đó. Ông nói:

    – Một tuần lễ nữa, tao đi.

    Năm ngày sau tôi trở lại Úc Viên, để thấy Vũ Hoàng Chương đă đi sớm hơn ông đă hẹn. Hai ngày trước, một nhóm sinh viên Luật yêu thơ ông, trước là học tṛ ông, tới thăm thầy đă đi mướn xe, khuân đồ đạc dùm thầy xuống khỏi Gác Mây, hộ tống thầy về đất Hoa Lư. Lần trở lại Úc Viên này, tôi không vào. Chỉ đứng lại với Mộng Tuyết ít phút ở cổng. Mộng Tuyết có vẻ ngượng:

    – Anh Chương đi rồi. Giữ ảnh ở thêm ít ngày thế nào cũng không chịu.

    Tôi không giấu được buồn bă:

    – Từ phút anh Chương rời khỏi đây, Hà Nội đă chấm dứt tẩy chay chị rồi chứ? Những ai đă tới thăm chị rồi? Chúng ḿnh cùng một cảnh ngộ, đă sống thân thiết với nhau mấy chục năm trời, bây giờ chết cũng phải t́nh nghĩa cố kết hơn lúc nào hết. Cho họ khỏi coi thường. Không ai đến thăm th́ thôi. Chị đă bẩy mươi tuổi, c̣n sợ ǵ nữa?

    Về sau tôi được biết Vũ Hoàng Chương về phường Cây Bàng buổi chiều th́ ngay buổi tối ngày hôm đó, Vũ Hạnh chở Vespa Xuân Diệu tới thăm Mộng Tuyết. Rồi hôm sau, Huy Cận, Chế Lan Viên tới. Khi Mộng Tuyết nói thi sĩ đă rời khỏi Gác Mây, đám nhà thơ miền Bắc đặc biệt đố kỵ với riêng ông chỉ v́ trời thơ hai miền hào quang ông át lấn mọi hào quang khác, đă giả vờ tỏ vẻ hối tiếc không biết trước để tới thăm thi sĩ sớm hơn, những tâm địa tầm thường ấy không dám thú nhận thái độ tiểu nhân của họ, trước cái phong cách đĩnh đạc và trầm tĩnh của thi sĩ. Mặc cảm tự ti đưa tới ghen ghét hạ đẳng ấy là một của những nguyên nhân đưa tới bắt giữ thi sĩ ngót một năm sau, buổi sáng ngày 13 tháng 4 năm 1976.


    Còn tiếp ...

  9. #4259
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Sống với cộng sản, trường hợp của miền Nam là ở lại, là vẫn có mặt ở Sài G̣n sau ngày 30 tháng 4, kẻ sĩ, nhà thơ, nhà văn thất thế, khi mọi phương tiện lên tiếng đă bị triệt hủy hoàn toàn, chỉ c̣n một cách thế biểu hiện nhân phẩm duy nhất là giữ vững bản ngă, giữ vững nhân cách giữa bi thảm, không cho sa đọa. Và như vậy, đối diện với nghịch cảnh, đối diện với kẻ thù, đối diện với cái chết. Bi thảm này tên là Định Mệnh.
    Hàng ngàn nhà văn nhà thơ trên khắp mọi phần đất thế giới đă đứng trước định mệnh khốc liệt như thế, trên tổ quốc đất nước họ, trước bạo lực quân phiệt và chuyên chính vô sản. Anh em văn nghệ miền Nam, ngoại trừ một thiểu số khiếp nhược, nói chung đă có một phong cách nghiêm chỉnh, lúc thất thế, trong bi thảm, trước kẻ thù. Nhưng gương mẫu nhất, rực rỡ nhất tuy từ hai cách thế biểu hiện khác biệt, qua suy nghĩ và nhận thức tôi là Vũ Hoàng Chương và Thanh Tâm Tuyền.
    Tôi sẽ đi vào phong cách và bản lĩnh Thanh Tâm Tuyền trước chuyên chính đỏ một dịp khác. Khi viết về Thanh Tâm Tuyền. Riêng ở Vũ Hoàng Chương nếu như vẫn đứng thẳng được trước một kẻ thù đ̣i ta quỳ gối, vẫn bảo toàn được nhân cách và bản ngă giữa một chế độ dồn tận lực nó vào nghiền nát nhân cách và bản ngă, phải có một bản lĩnh hơn người, bản lĩnh Vũ Hoàng Chương nằm ở nơi ông, trước nguy cơ mà không hề rút thu vào một ch́m ẩn an toàn.
    Như thường là phải vậy. Mà ngược hẳn, ở ông là một tiếp tục triển khai bản chất thể hiện nhân cách ông -và từ đó thơ ông và đời sống ông- một cách hết sức rực rỡ, hết sức tận cùng, không một phút giây e dè khiếp sợ.

    Nói một cách khác, giữa cộng sản, Vũ Hoàng Chương vẫn sống tự do và đường hoàng như không có cộng sản. Như không có lá cờ đă đỏ chói ngoài phường Cây Bàng. Như không có cái lưới an ninh đă dầy đặc khắp vùng Khánh Hội. Như miền Nam chưa mất. Như vẫn là như trước. Chân lư Vũ Hoàng Chương, riêng ông đạt tới chân lư tuyệt diệu này, tóm gọn ở một chữ “không”. Đối phó với cộng sản bằng không đối phó, không đối phó ǵ hết. Chấp nhận cộng sản bằng không chấp nhận ǵ hết.

    Đất trời thảng thốt lật xấp đi như vậy, đêm biến thành ngày, ngày biến thành đêm như vậy, nguyệt thực nhật thực, địa chấn, hồng thủy bàng hoàng là vậy, mà quạt nan trong tay, áo nâu màu Phật, cốt cách trích tiên, thần thái phiêu hốt, đệ nhất đương thời thi sĩ vẫn ung dung đi tới những ngày tháng c̣n lại của ḿnh. Với toàn vẹn Vũ Hoàng Chương là Vũ Hoàng Chương. Với tận cùng Vũ Hoàng Chương là Vũ Hoàng Chương hơn bao giờ hết.


    Thêm thương tiếc và căn giận cộng sản đă hủy diệt của văn chương ta một trí tuệ như Thanh Tâm Tuyền biết bao nhiêu. Bọn chúng tôi, Thanh Tâm Tuyền trẻ nhất mà có một tầm nhận thức rất viễn kiến, rất xa rộng Ai cũng thấy những điều hắn thấy. Nhưng thường là hắn thấy trước nhất, sớm nhất.

    Nhớ năm đó là 1974. trước cảnh cùng quẫn của thi sĩ, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Phan Lạc Phúc, Thanh Nam, Hoài Bắc và tôi cùng đứng ra tổ chức một Đêm Thơ Vũ Hoàng Chương, mời bạn bè yêu thơ tới dự, lấy tiền giúp gia đ́nh thi sĩ. Mục đích chỉ là vậy.
    Nếu không có Thanh Tâm Tuyền: “Thi ca Tây phương có truyền thống mỗi năm, mỗi thời, tôn vinh một nhà thơ lớn nhất, tại sao chúng ta không nhân đêm thơ, tôn vinh trước thi ca và người đời nhà thơ lớn nhất của chúng ta. Một thứ vua thơ. Và không ai xứng đáng hơn Vũ Hoàng Chương sự tôn vinh ấy.” Thế là với bài nói chuyện mở đầu của Thanh Tâm Tuyền, tŕnh bày ư nghĩa tôn vinh một người của nghệ thuật, đêm thơ đó đă là đêm tôn vinh Vũ Hoàng Chương.

    Kích thước cao ngất của Vũ Hoàng Chương mà Thanh Tâm Tuyền đă nh́n thấy rất sớm, tôi tiếp nhận được những minh chứng sáng rỡ suốt thời gian mấy tháng cuối cùng ở gần thi sĩ. Cộng sản tới Sài G̣n, mọi người viết miền Nam đều ngừng viết. Kinh nghiệm sống rất giàu có với cộng sản của nhà văn miền Nam từ 1945 cho biết người viết miền Nam ư thức và tự trọng chỉ có hai thái độ: hoặc đối kháng, hoặc im lặng.
    Duy Vũ Hoàng Chương không im lặng. Bằng không im lặng rất hơn người, rất thi bá của ông đă nói, sống giữa cộng sản mà ông coi như không hề có cộng sản. Đă nói, giữa đại nạn, trước nguy cơ, ông phiêu hốt an nhiên, không thèm bận tâm, không thèm đối phó. Trời đêm cộng sản, mây đen phủ trùm mà ánh sáng của Bắc Đẩu vẫn sáng, sáng buổi sáng bị bắt, sáng bốn tháng trong ngục, sáng tới lúc từ trần.

    Trên suốt giải đất từ Nam Quan đến Cà Mau, thơ đích thực là thơ đă bị giết chết. Mà trên sàn Gác Bút hiu quạnh, thơ đích thực là thơ vẫn phun châu nhả ngọc, lại như tới lúc đó, cơi thơ tuyệt luân ấy, trời thơ lồng lộng ấy mới viên măn, mới tràn đầy.

    Chúng tôi ở lại, đem cái con người xă hội của ḿnh ra đối phó với chế độ. Trước bạo lực man rợ, tri thức kiếm t́m phương thức đối phó, bắt buộc phải đặt nó trên cùng một b́nh diện với bạo lực man rợ. Đương nhiên vậy. Không thể khác. Thái độ này đúng, nhưng Tây phương. Và bi đát, bi thảm khôn tả. Bởi tri thức cuối cùng vẫn bị bạo lực man rợ nghiền nát.

    Vũ Hoàng Chương không thế. Ông “muôn đời” hơn chúng tôi, Đông phương hơn chúng tôi, “thơ” và “thi sĩ” (vẫn hiểu theo tinh thần Đông phương muôn đời) vẫn hơn chúng tôi. Nên thể hiện được trước định mệnh chân lư đơn giản mà kỳ ảo này: bản ngă đạt tới đại thành là một bản ngă bất khả xâm phạm, bất khả hủy diệt. Một bản ngă cơi biếc. Không gợn, không bợn. Thành ra giữa cộng sản, chúng tôi kéo lết cái cái ư thức bi thảm quằn quại, rất nặng nề, bên cạnh một Vũ Hoàng Chương hết sức khinh thanh.


    Còn tiếp ...

  10. #4260
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Những ngày tháng cuối cùng của thi sĩ óng ánh như vậy, tinh khiết như vậy. Rất thơ, như vậy. Đôi khi ông xuống đời thăm bạn. Xuống. Và hàng tuần tôi tới ông, từ dưới một mặt đất xă hội mà đi lên với Gác Bút đă cởi giải mọi oan khiên hệ lụy với đời.

    Bấy giờ là khoảng tháng 7, tháng 8, 1975. Thời kỳ yên ổn vẫn c̣n, nhưng các nhà văn nhà thơ quân đội như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Văn Quang, Phan Nhật Nam, đă bị gọi đi tŕnh diện học tập, và thời gian một tháng đă qua mà không thấy họ trở về. Thêm một lần nữa, chân tướng sảo trá của Đệ Tam hiện rơ trong một lừa dối bất cố liêm sỉ. Pḥng trưng bày tội ác mở cửa. Và nhà văn miền Nam là tội ác. Những loạt bài đả kích dữ dội mở màn. Và trên mỗi đầu mỗi cổ người viết miền Nam, khởi sự một chồng chất những tội trạng tầy đ́nh.

    Trong cái không khí không thể thở , không thể sống như vậy, tôi sang Vũ Hoàng Chương, lần tới Gác Bút nào cũng mang ư định bàn với tri kỷ một cách thức đối phó. Lần nào, nh́n tôi lên ông cũng cười:

    – Mấy ngày rày không thấy mày sang. Đang tính bảo vợ Đinh Hùng đi hỏi. Tưởng bị bắt rồi chứ ?

    – Chưa nhưng rồi sẽ. Không thể không được.

    Ông điềm đạm:

    – Tao cũng nghĩ như vậy.

    Tôi đọc những người có tên trong bản danh sách được gọi là danh sách Hoàng Trinh cho ông nghe. Hoàng Trinh là thông gia với Trường Chinh. Y vào Nam sớm nhất và được Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng Ủy cho toàn quyền xử lư vụ “Văn Học Nghệ Thuật Miền Nam”. Sau này thêm bớt con số người bị bắt, có nhiều danh sách khác. Như danh sách 21, danh sách 44. Nhưng danh sách Hoàng Trinh, 16 người được lập ra sớm nhất và tôi được biết ngay nhờ sự tiết lộ của một cán bộ đảng quen biết ngày trước, hắn đi theo Hoàng Trinh lên Đà Lạt, và được cho xem bản án tử h́nh này. Ông nghe rồi hỏi:

    – Vậy là có hết tên chúng mày mà không có tên tao.

    – Ít nhất cũng phải vậy.

    – Mày nói thế là thế nào?

    Tôi nói thế qua ư nghĩ về ông như một trường hợp riêng biệt. Từ một địa vị văn học văn chương riêng biệt. Và chính v́ cái lợi của chúng, cho chúng, mà riêng ông, cộng sản phải để ông yên. Đúng vậy. Cộng sản đặt ông vào trường hợp đặc biệt thật. Duy sự đặc biệt ấy khi xảy ra, ngược hẳn với điều tôi nghĩ. Ông nh́n tôi rồi trầm ngâm:

    – Tao cũng không biết thế nào.

    Đó là phút trầm ngâm duy nhất với tôi, của Vũ Hoàng Chương về cộng sản, về số phận. Tôi nhớ không lầm. Phải, chỉ có một phút trầm ngâm một lần duy nhất ấy. Rồi Gác Bút được trả ngay cho nó, cho Thơ. Nhưng không ai nói ra mà Vũ Hoàng Chương thừa biết những ngày tháng cuối cùng của ông chẳng c̣n bao lâu nữa. Bởi vậy mà ông đă dành hết thời gian c̣n lại đó cho thơ ông.

    Phải, cho thơ, phơi phới cho thơ, đêm ngày cho thơ. Thơ người, thơ ḿnh. Khoảng 60 bài thơ cuối cùng được làm trên Gác Bút mà cộng sản đă lấy đi buổi sáng đến bắt ông, tôi hy vọng anh Bàng Bá Lân c̣n giữ được một số. Thượng Tọa Thích Đức Nhuận, Từ Mẫn một số khác, nếu đúng như chị Vũ Hoàng Chương đă nói với tôi như vậy. Về 60 bài thơ ấy, tôi chỉ c̣n nhớ được cái không khí, cái thần thái rất phiêu hốt, rất Lư Bạch. Thời gian này, giảng cho tôi cái hay của Đường Thi qua một số hạt ngọc của thơ Đường, thi sĩ cũng nói đến Lư Bạch nhiều nhất. Một lần, ông đọc lại tất cả những bài thơ về Lầu Hoàng Hạc cho tôi nghe rồi nói:

    – Bài của tên Thôi Hiệu vẫn hay nhất. Bài Nguyễn Du lần đi sứ qua Hoàng Hạc cũng được lắm. Tên Lư Bạch cũng vịnh một ngôi lầu, không phải Hoàng Hạc th́ bài nó lại tồi. Kết mà bằng cái ư lầu xưa c̣n đây người xưa đâu tá là cái ư sáo và yếu. Chẳng hiểu sao nó không có bài cho Hoàng Hạc. Đă thế tao làm thay cho thằng Lư Bạch.

    Và ông cười, đọc bài Hoàng Hạc Lâu của Lư Bạch đời Đường do Vũ Hoàng Chương nước Việt và đời sau làm thay cho. Thằng Lư Bạch. Tên Đỗ Phủ. Thằng Thôi Hiệu. Ở một người khác đó là cách nói ngạo sược, nhưng tuyệt nhiên tôi không thấy sự ngạo sược ấy ở Vũ Hoàng Chương. Thơ ông, lúc cuối đời, đă bay vào muôn đời. Có như là nói tới Lư Bạch, tới Đỗ Phủ ngh́n cũ, Vũ Hoàng Chương không ngược đường trở lại với một không gian thơ và một thời gian thơ xa thẳm, mà chỉ như ông đang cùng ngồi một chiếu cỏ, đi cùng một con đường dương liễu, đang cùng sánh vai giữa một vùng non xanh nước biếc nào đó với họ Đỗ, họ Lư mà thôi. Đó là thơ, thơ trong hằng cửu. Đó là cái chiều thứ ba, thơ Vũ Hoàng Chương đă từng bao lần nói tới.

    Thêm một chút về Lư Bạch. Một buổi chiều, ông nằm thiếp trên sàn Gác Bút, măi mới gượng ngồi dậy được.

    – Tao vừa ở nhà Mộng Tuyết về. Mệt quá.

    – C̣n tới đó làm ǵ cho mệt?

    – Nể quá. Đào Duy Anh vừa vào. Ở nhà Mộng Tuyết, nói rất muốn gặp tao và muốn có một tập Rừng Phong đem về Hà Nội. Tao mang lên cho. May quá, c̣n đúng một tập. Thấy tao, Đào Duy Anh mừng lắm. Hắn cũng già quá rồi. Bây giờ ngồi một chỗ soạn tự điển thôi. Mày biết hắn nói với tao ǵ không? Tôi vào Nam chỉ để gặp anh. Thơ trước sau tôi vẫn chỉ yêu nhất có hai người. Là anh và Lư Bạch.

    Tôi chép miệng, hồi tưởng lại một Đào Duy Anh trắng hồng, mạnh mẽ ngồi trước mặt ở hội nghị văn nghệ Lam Sơn, Cầu Bố ngày nào.

    – Thế th́ làm sao sống được bấy nhiêu năm ở Hà Nội?

    – Phải sống. Làm thế nào. Trương Tửu bây giờ c̣n phải ngồi sao tẩm thuốc Bắc, xem tướng tay trên một vỉa hè Bạch Mai th́ Đào Duy Anh được họ cho ngồi yên với vài trang tự điển c̣n là may lắm.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •