Page 433 of 471 FirstFirst ... 333383423429430431432433434435436437443 ... LastLast
Results 4,321 to 4,330 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4321
    Tran truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Không, nó không là ai khác cả. Nó chính là tôi, chính tôi đă dội chiếu bóng h́nh xuống đấy.

    Chập sau tôi lặng lẽ trở về lều trút nước trong vơng ra và không đủ sức để vắt khô vơng. Tôi đành nằm vật ra trên chiếc vơng ướt với bộ đồ ướt vừa nước mưa vừa nước suối.
    Ánh nắng hiện lên một cách hà tiện và dè dặt qua những kẹt cây. Đầu óc tôi tỉnh ra dần.

    Tôi căm giận những tên nói dối. Chúng nói dối đă thành nghề. Chúng nói dối đến mức độ không c̣n phân biệt đâu là thực đâu là giả nữa. Chúng lừa mọi người và sau cùng chúng phỉnh gạt chính bản thân chúng nó.

    Nắng lên, làn da tôi âm ấm. Tôi có cảm giác nhẹ nhàng nhưng ghê ghê rờn rợn. Quả thật cơn sốt dài liên miên trong mấy ngày qua đă làm tôi thay đổi cả sinh lư lẫn tâm lư.

    Tôi khẽ đưa tay thọc vào chiếc ba-lô trên đầu vơng để lấy ra chiếc gương soi, để xác định lại một lần nữa những ǵ đă làm tôi kinh hăi lúc tôi nh́n xuống ḷng suối lúc năy.
    Tôi khẽ lau chiếc gương tṛn vào ngực và nâng nó lên mặt.

    Tự nhiên tay tôi rụng rời, tôi đánh rơi chiếc gương con xuống đất. Mắt tôi tối sầm lại. Tai tôi nghe ù ù như có hằng trăm chiếc phi cơ vút qua. Trời đất xoay vần, đất dưới chân tôi như sắp sụp xuống. Gương mặt của tôi mà tôi tưởng không phải là của tôi. Không bao giờ một cái khuôn mặt trước kia như vậy, giờ đây lại hoá ra như thế được. Nhưng đau đớn thay, đó chính là của tôi, cái gương mặt ấy, v́ chả lẽ nó là của ai cho được khi mà tôi đưa chiếc gương ngay lên mặt tôi. Nhưng, nếu đó thật là gương mặt của tôi th́ làm sao tôi hiểu được?

    Điều tôi nghĩ đến trước tiên là sự mong nhớ của cha mẹ tôi. Nếu cha mẹ tôi biết rằng tôi nằm giữa rừng và lâm trọng bệnh như thế này th́ cha mẹ tôi sẽ làm ǵ?

    Tôi có thể chết âm thầm, vô danh, vô nghĩa lư, nhưng c̣n những người sống sẽ nghĩ ǵ khi biết con cháu ḿnh, chồng cha ḿnh đi giải phóng Miền Nam – sự giải phóng không ai mong đợi – mà lại ra thần hồn đó?

    Tôi không có ư định nhặt chiếc gương lên nữa v́ nó làm tôi sợ hăi. Nó làm tôi trông thấy rơ gương mặt kỳ dị của tôi, cho tôi thấy rằng chỉ qua một đêm mưa và một cơn sốt, tôi đă bạc hết nửa mái đầu.

    Nhưng đây không phải chỉ là một cơn sốt tầm thường, một cơn sốt hơn mọi cơn sốt. Cơn sốt vàng kí-nin; cơn sốt đỏ của những nốt muỗi đốt; cơn sốt của thế kỷ 20; cơn sốt của ḷng tin và sự đổ nát; cơn sốt của chủ nghĩa và sự suy đồi trông thấy; cơn sốt của những tượng đá có hồn và cái hồn đó đă vụt bay mấy; cơn sốt của những canh bạc mù quáng; cơn sốt của chủ nghĩa cá nhân và những bài giáo điều; cơn sốt của những con vẹt ăn phải quả dại giờ bỗng nhiên câm mồm; cơn sốt của những bạo chúa khoác áo thánh thần; cơn sốt của những kẻ khố rách áo ôm đang loá mắt v́ một cái thiên đường tự vẽ ra trước mắt; cơn sốt của những đứa trẻ con ngây thơ bị lường gạt quá dễ dàng; cơn sốt làm nóng bức cả loài người; cái cơn sốt đă làm nhơ uế không gian bằng một thứ bụi phóng xạ đặc biệt. Một cơn sốt như thế đó đă giáng vào tấm thân c̣m cơi kiệt sức của tôi.

    Tôi bỗng nghe tiếng hớt hăi của Thu:

    – Anh ơi! Ghê quá! Eo ơi!

    Tôi trông thấy Thu vừa đi vừa bưng kín lấy mặt và lảo đảo bước vào lều rồi rơi phịch xuống vơng. Tôi hỏi:

    – Cái ǵ mà ghê gớm thế?

    – Có một người chết!

    Tôi nghe như có một làn gió vút qua gáy tôi. Tôi nghĩ có lẽ một người nào đó chết v́ sốt, v́ cơn mưa dầm đêm qua, cho nên tôi không hỏi tới nữa v́ chết như thế là thường. Thu nằm im một chập rồi lại kêu lên:

    – Eo ơi! Em sợ quá!

    – Cái ǵ vậy chớ ?

    – Đă bảo là chết mà. Anh thật!

    – Chết là hết khổ, thế thôi.

    – Nhưng ở đây kỳ cục lắm

    Thu lại im một chốc rồi hỏi tôi:

    – Đêm qua anh có nghe cây đổ không?

    – Anh mê man không nghe ǵ ráo! – Sự thực th́ tôi có nghe nhưng tôi đă quên.

    – Em không nghe cây đổ mà sáng ra lại có người chết v́ cây đổ. Eo ôi, khiếp quá đi mất!

    Tôi nghĩ đến cảnh tượng cái cây đè lên người một anh bạn nào đó. Chết như thế thật là oan, thật là khủng khiếp. Nhưng không phải như vậy. Thu nói:

    – Cái nhánh cây tách ra như một lưỡi kiếm và cắm thẳng đứng xuống… eo ơi! Khiếp!…

    Tôi kêu trời và lặng thinh. C̣n Thu có lẽ đă vượt qua cơn sợ hăi, cho nên nàng ngồi dậy và kể tiếp một cách tỉ mỉ:

    – Cái cây cắm ngay bụng anh ấy như người ta xiên cây lụi qua ḿnh một con nhái và cắm luôn xuống đất. Bây giờ anh ấy bị dính cứng đó không biết làm sao gỡ ra. Kẻ th́ bàn phải đào đất rất sâu mới lấy xác anh ta lên mà chôn được, kẻ th́ bảo nên đốn ngang nhánh cây đi mà kéo anh ta lên. Cái nào cũng có lư nhưng ở đây không ai có cuốc có dao để có thể làm những việc đó cả.


    Còn tiếp ...

  2. #4322
    Tran truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    – Nhánh cây to không? – Tôi hỏi.

    – Bằng cây cột!

    – Úy trời! Nát làm đôi c̣n ǵ?

    Thu tiếp:

    – C̣n một nhánh khác rớt xuống làm đổ tăng của một anh nằm bên cạnh nhưng nó cong như ṿng cầu cho nên anh kia không sao cả. Cái phần giữa của nhánh cây vừa chạm anh ta th́ hai đầu đă đụng đất, cho nên nó không xuống được nữa. Không chết nhưng hồn vía mất hết.

    Khiếp thật!

    Sống th́ thê thảm mà chết th́ khủng khiếp. Sống th́ lây lất thiếu thốn, đói khát c̣n chết th́ kỳ cục vậy đó!

    Thu bảo:

    – Anh đi lại xem một chút đi!

    – Làm ǵ? – Tôi nói – Vấn đề là ḿnh nên rút kinh nghiệm nên mắc vơng xa những cây lớn.

    Thu nói:

    – Em tưởng tượng cái nhánh cây từ trên cao rơi xuống như trời giáng, thế mà rơi trúng ḿnh th́ c̣n ǵ thân thể. Đi giữa rừng em thấy ḿnh nhỏ bé, bất lực và nhụt hết ư chí nhất là không tự chủ được.

    Tôi lặng thinh.
    Thu nói đúng và đầy đủ quá về cuộc sống ở rừng.
    Nhưng bây giờ tôi phải lo liệu mà đi v́ cái thiên chức của tất cả mọi người trên đường này là đi. Với ư thức “chân cứng đá mềm” hẳn hoi chớ đâu có phải chuyện thường.

    Cuối cùng tôi nhặt chiếc gương lên rồi cuối cùng tôi cũng bỏ nốt cái ư định không xem mặt tôi nữa – nghĩa là dù sao tôi cũng phải xem lại cho kỹ cái mặt của tôi để biết rơ ḿnh hiện nay ra làm sao. Thật là một điều ghê gớm.

    Tôi nghiêng đầu ra mép vơng, tóc tôi rũ theo cái cử động ấy, chiếc gương đang nằm dưới đất tṛn trịa in h́nh một lơm trời tṛn. Nhưng cái lơm trời ấy bị tôi áng mất ngay.

    Khổ cho tôi, tôi phải trông thấy mặt tôi, ḿnh trông thấy mặt ḿnh mà phải khổ. Trên đời nầy có ai từng biết cái nỗi khổ đó như tôi không?

    Loáng thoáng tôi trông thấy gương mặt tôi hay gương mặt nào hao hao giống tôi chẳng hạn. Tôi phải thu hết những mẩu can đảm rơi rớt c̣n lại của tôi để nhặt chiếc gương lên.

    Tôi nghi ngờ sự phản ảnh trung thực của chiếc gương. Tôi lau nó vào ngực rồi đưa lên mắt. Tôi lại lau khô nó lại lần nữa, lần này th́ lâu hơn, tôi lại đưa chiếc gương lên mắt. Dù tôi đă biết trước mặt mũi của tôi mà tôi vẫn cứ ngạc nhiên như thường.

    Than ôi! Tiếng kêu than thầm lặng đau đớn thống thiết từ trong thâm tâm tôi nhưng chẳng ai nghe thấy cho ở giữa chốn rừng sâu hoang dại này. Tôi không muốn kêu to lên, tôi chỉ muốn d́m nó xuống để mà lắng nghe mọi nỗi đắng cay chua chát.

    Hồi bắt đầu ra đi, tôi cân đúng 73 kí lô, nay không c̣n bao nhiêu. Khi xưa, tôi đi nặng phục phịch, anh em bảo “như vịt xiêm”, bây giờ th́ cũng nặng nề nhưng không phục phịch nữa, mà nhẹ nhỏm như một cái que tre. Tôi không đánh rơi chiếc gương nữa mà tôi muốn nh́n măi vào gương mặt tôi. Buồn thật!


    Còn tiếp ...

  3. #4323
    Tran truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Giá như cha mẹ tôi ở Miền Nam biết tôi ra thân thể này th́ với giá nào ông bà cũng đem tôi về, về nhà hay về đâu cũng được, miễn là rời khỏi con đường danh tiếng này.

    Tôi không hiểu v́ sao tôi gầy nhanh đến thế. Mặt mũi hốc hác hơn cả mặt người ốm liệt giường. Tóc bù xù, rối nùi như tổ quạ dài xuống phủ kín cả mép tai. Ở đây không có cái ǵ cả, chỉ có một cái thừa thải: đó là sự vô lư. Tôi thấy có sự vô lư đă đi đến mức cùng cực của nó, không c̣n ai có thể giải thích được nữa, không có cái ǵ vô lư hơn nữa.

    Tôi thấy thương thân, tủi phận và oán ghét đủ thứ trên đời, nhất là oán ghét những thằng hiện đang phè phỡn ô-tô, nhà lầu, luôn luôn chủ trương đánh nhau (bằng tay người khác) nhưng đến tiếng súng cũng không nghe thấy, đừng nói chi cầm súng. Con cháu họ th́ đứa đi Nga, đứa đi Tàu – đi học để sau này về làm cha thiên hạ. C̣n lũ con cái bần cố nông th́ cứ lùa vào con đường vinh quang này, như người ta ném những que củi vào ḷ lửa không thương tiếc.


    Tôi cũng từng biết hoàn cảnh vui vui của một bà già được mệnh danh là đồng chí cách mạng 30-40 chi đó. Mụ này thấy không có chồng mà lại có 2 con: một con gái hư hỏng nát bét cả Hà Nội ai cũng rơ, dắt trai vào nhà ăn bồ câu hầm với Cao Ly sâm như người ta hầm với củ cải. C̣n một thằng con trai th́ chán ghét cái cảnh giàu sang bất chính của gia đ́nh, nên đang đi học lại đùng đùng xin về Nam chiến đấu.

    Bà mẹ anh ta nghe tin con xung phong cảm tử như vậy, thay v́ mừng rỡ hoan hô v́ chính bà ta là một cán bộ rất cao cấp và lại là người Miền Nam nữa, nhưng bà ta lại rất đau khổ. Bà không biết nói với ai. Bà ta muốn ngăn đứa con ḿnh lại, nhưng làm sao ngăn nó trong khi bà ta đang hô hào cho ai nấy cùng thi hành chủ trương “giải phóng Miền Nam” của Đảng? Mẹ bảo con chuyện ǵ cũng có thể được cả , nhưng c̣n việc này th́ bảo làm sao? Con nó sẽ phản đối. Mà nó có đầy đủ lư do để phản đối th́ trả lời với nó làm sao?

    Bà ta cũng thông minh. Bà ta chạy lên nhờ một ông lănh tụ có uy tín hơn bà, gọi con bà tới và đem cái sự du học Đức-Tàu-Nga mà nhử nó. Bà ta lại đem thêm những gian nan chết chóc của chiến trường Miền Nam ra nói cho nó nghe để làm sự tương phản với cuộc sống nhung lụa của một du học sinh. Nhưng tội thay, con bà là một đứa trung thành với chánh sách của Đảng, nhưng đối với bà nó lại là một đứa con ngỗ nghịch. Nó đă bỏ bà, quảy ba lô mà gia nhập Trường Sơn để đi giải phóng Miền Nam. Nhưng than ôi, mặc dù trong ba-lô của cậu con cưng đó có hằng kí lô sâm Cao Ly củ nào của ấy to bằng củ cải, cậu ta vẫn chết bằng cơn sốt ác tính.

    Chuyện đó đă xảy ra cách đây vài tháng ở quăng đường tôi đang nằm.


    Còn tiếp ...

  4. #4324
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Để tạm ở đây )

    NGƯỜI SAIGON BÂY GIỜ


    Ḿnh là dân Bắc sống ở Hà nội, nhiều lần vào Sài g̣n và mỗi lần lại thấy có một Sài g̣n khác.

    Năm 1982, ḿnh đi chơi trọn ngày không gặp một "đồng hương" phía Bắc.

    Năm 2012 ra phố mua đồ đă gặp chủ hiệu áo quần là người Nghệ an, chủ quán ăn là người Hà nội.

    Năm 2016 đi dọc đường Lê Thánh Tôn thấy san sát khách sạn mà chủ là người Hà nam, Hà tĩnh. Các shop thời trang áo quần kính mát là người Thanh hoá, Hải Dương.

    Năm 2017 đi Taxi 6 cuốc th́ 4 là người Nam định, 1 là người Vĩnh Phúc, chỉ có duy nhất 1 người là Sài g̣n - B́nh Thạnh.

    Người Sài g̣n thấy rơ điều đó. Họ đâm ra ghét dân Băc nói chung, bất kể anh là ai, làm ǵ, tốt hay xấu. (àm sao họ biết anh thế nào bởi để hiểu cần thời gian tiếp xúc lâu dài).

    Hôm rồi anh bạn sống lâu năm ở Lư Chính Thắng mời lên tầng 51 toà nhà Bitexco ăn tối, bất chợt cách một bàn có 5-6 khách, nghe họ nói giọng Bắc quá to tiếng, cười rổn rảng, ngồi gác chân gác tay đầy tự tin cứ như ở một quán bia hơi! Một nơi như chỗ này rất cần sự nhẹ nhàng để không làm phiền các thực khách khác, nhất là khách nước ngoài.

    Thật sự ḿnh thấy xấu hổ với mấy người bạn Sài g̣n. Ḿnh phải nói với bạn: Cho tôi xin lỗi..

    Cuộc xâm lăng vẫn tiếp tục đẩy người Sài g̣n không qua đại dương nhưng đánh bật họ dạt ra các tỉnh vùng ven.

    Ḿnh không trách người Bắc. Đất nước ḿnh cả, đâu ấm no họ đến. Nhưng ḿnh vẫn thấy buồn rầu v́ thứ văn hoá phương Bắc mà họ du nhập ấy đang làm Sài g̣n trở thành một thành phố mất bản sắc, mất nụ cười, mất sự nhẹ nhàng trong giao tiếp và mất niềm tin giữa người với người.

    Cang ( Diễn đàn Trưng Vương )

  5. #4325
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Nghĩ quanh nghĩ quẩn măi rồi cũng không thoát khỏi cái cực h́nh kéo dài không biết bao giờ chấm dứt: đó là ĐI. Phải đi! Và đi tới nghĩa là không thể lùi lại.

    Dù sao th́ cũng phải đi. Mà đi bằng cặp chân và cây gậy sau những cơn sốt và nằm ngoài mưa, kể ra cũng không phải là chuyện vui.

    Nằm mà nh́n cảnh vật th́ trông thấy cái cây, sườn núi cái ǵ cũng nghiêng như sắp đổ. C̣n ngồi mà nh́n th́ thấy nó xoay vần. Cây cối và sườn núi như cứ chạy quanh như vây chặt lấy ḿnh.

    Mắt tôi quen nh́n cái đầu vơng của Thu. Ở trên đó có cái chân đau của Thu gác lên với những băng bó trắng xoá. Màu trắng gây thêm cảm giác buồn của thương tật.

    Đôi khi Thu nằm nghiêng qua một bên, tóc xoả xuống chấm đất, như một h́nh ảnh trữ t́nh gợi ư thơ. Nhưng thú thật là tóc của Thu, hay ǵ ǵ đi nữa cũng không có thể kích động trong tôi một thứ t́nh cảm ǵ. Cũng như tôi, cái thân xác hiện tại của tôi chán chường ra trước mặt mọi người, nhưng đâu có gợi lên cho ai một thứ xúc động nào, kể cả sự thương hại. Bằng chứng là hôm nọ hai người nào đó đă cho rằng tôi chết, nhưng cuối cùng họ không thèm đến nh́n mặt tôi và bỏ ra đi như rời một tảng đá, một gốc cây mục.

    Mấy hôm rày Thu buồn lắm. Thu đặt vấn đề xin trở về Hà Nội hẳn hoi. Tôi biết vậy nhưng tôi không an ủi nàng bởi v́ cái ǵ to lớn nhất đă vỡ tan rồi.. Nỗi buồn lan ra từ đó.

    Có lẽ Thu buồn nhất v́ thấy sắc đẹp của ḿnh tan biến đi một cách quá chóng vánh.

    Tôi càng sợ soi gương bao nhiêu th́ Thu lại soi gương thường bấy nhiêu. Tôi để ư lúc nào Thu cũng nâng chiếc gương lên trước mặt hoặc vuốt sửa tóc hoặc nặn một nốt mụn, hoặc xoa xoa những vết thâm vừa xuất hiện trên gương mặt. Tôi biết Thu thở dài luôn. Có một hôm Thu tưởng tôi ngủ cho nên cô xăn quần lên quá hai đầu gối rồi đưa tay vuốt ve đôi đùi của cô. Đôi chân của Thu cũng như đôi chân của Phương, tôi từng nh́n ngắm, là đôi cánh thiên thần của người diễn viên ca múa. Họ bay bổng lên là nhờ đôi chân.

    Nhưng giờ đây chân của họ như đôi cánh cụt, lông lá xơ xác không thể cất lên nổi nữa. Huống chi chân Thu bị sưng và mưng mủ ra thế kia. Thu hết mong ngày vinh quang đến với Thu rồi. Một lần Thu đă tỏ sự đau khổ đó ra cho tôi nghe. Thu bảo rằng: vũ nhờ có cái cổ chân để xoay như cái trục vậy, nhưng giờ đây cái máy xoay đă hỏng rồi, có chữa cũng không như cũ được.

    Tôi với Thu bây giờ như hai cây sậy đứng giữa mưa gió, không bên nào có thể tựa vào bên nào và chỉ chờ ngày ngă xuống – tệ hơn cả anh mù và anh què trong bài học thuộc ḷng lớp đồng ấu. Họ c̣n có thể “hợp tác” công sức của họ với nhau, người nầy dùng mắt người kia, người kia nhờ chân người nầy. C̣n chúng tôi hoàn toàn không nương tựa vào nhau được.

    Thấy Thu nằm im ĺm, tôi cất tiếng gọi. Cứ như thói quen, Thu nghe tôi gọi th́ in như là chỉ để cho Thu hay rằng tôi sắp sửa sốt và sắp sửa nhờ Thu làm một việc ǵ, cho nên Thu hỏi lại ngay:

    – Anh lại sắp sốt phải không?

    – Không, chắc qua giờ đó rồi.

    – Cha chả! Anh dứt cơn sốt được hôm nay nữa là hai hôm rồi. Như vậy là mai lên đường…

    – Chân em như thế nào mà đ̣i đi?

    – Ở mà chờ cho lành có mà hết cuối năm.

    – Chân như thế mà đi thế nào? Đường có tráng nhựa như đường Trần Hưng Đạo đâu.

    – Đừng có nhắc cái ǵ của Hà Nội cả, đừng có nhắc. Em van anh nếu anh muốn em đi tiếp đường này th́ anh đừng có nhắc cái ǵ của Hà Nội cả, ngay cả hai tiếng Hà Nội cũng không nhắc. Em không muốn gợi lại những kỷ niệm của Hà Nội, em muốn như Hà Nội là một thành phố không có quan hệ ǵ với em cả, như Hà Nội không có trong đời sống của em.

    – Tại sao vậy?

    – V́ nếu nhắc đến Hà Nội, em sẽ quay lại tức khắc! Tức khắc, ngay bây giờ! Em không cần ǵ tất cả, ngoài Hà Nội.

    Rồi Thu ôm mặt khóc nức nở, càng năo ḷng. Những ư nghĩa và t́nh cảm của Thu tuy không giống của tôi, nhưng những t́nh cảm ấy vẫn làm cho tôi suy đồi thêm. Hà Nội đối với tôi không phải là không gắn bó, không kỷ niệm, nhưng có lẽ nó ở lại sau lưng tôi rồi. Trước mặt tôi là Saigon, là Mỹ Tho, là bờ dừa, thửa ruộng thân yêu của tôi.


    Còn tiếp ...

  6. #4326
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Dù quê hương tôi có nghèo nàn, hay không có những kỷ niệm tốt đẹp đối với tôi chăng nữa, và tôi ra đi v́ những lư do ǵ đi chăng nữa, th́ tôi cũng mong mỏi ngày về. Tôi phải về, tôi không thể nào trở lại. Dù trong ḷng tôi có năo nề, dù thân xác tôi có ră rời, tôi cũng phải về. Dù có chết tôi phải chết ở nơi gần Saigon nhất.

    Tôi gượng gạo nói với Thu, một cách giả dối lộ hẳn ra:

    – Em càng yêu Hà Nội th́ em càng phải đi Miền Nam. Con đường vinh quang dắt em về Hà Nội là con đường em đang đi đây. Nó sẽ vạch qua Miền Nam Giải Phóng và đưa em về Hà Nội.

    Thu phá lên cười quái đản. Giọng cười vừa chế nhạo vừa chán ngán làm cho tôi như bị một cơn gió độc lướt qua. Tôi biết ḿnh nói không thật, không lừa nổi người khác, mong chi lừa được chính ḿnh.

    Thu nói:

    – Anh có dám lập lại những lời anh vừa nói đó không?

    – Để làm ǵ vậy? Em không nghe rơ sao?

    – Em nghe rơ lắm chứ!

    – Thế th́ anh đâu phải uổng công.

    – Anh lập lại để anh nghe.

    Tôi lặng thinh, tôi thấy hơi xấu hổ. Tôi nói:

    – Đối với anh th́ anh phải về Nam em ạ. Anh nghĩ em cũng thế thôi!

    – Không! – Thu ngồi bật hẳn dậy – đối với anh khác, đối với em khác chứ! – Thu nh́n quanh quất xem có ai không.

    Thấy chiếc vơng mắc chung quanh đều im ĺm, Thu tiếp :

    – Tôi đối với Hà Nội khác anh đối với Hà Nội. Anh với Saigon khác tôi với Saigon. Đành là tổ quốc quê hương, nhưng mỗi con người đều mang trong tim ḿnh một cái ǵ riêng tư và độc nhất. Tôi ví dụ như ở quê anh có bờ sông, ở quê tôi cũng có, bờ sông Hồng chẳng hạn, nhưng nó không bao giờ giống sông Cửu Long trong anh. Đứng về mặt địa dư, nếu có giống chăng đi nữa, th́ dưới mắt anh, dưới mắt tôi, con sông Hồng tuy là một nhưng vẫn cứ là hai v́ mắt anh nh́n nó, anh xúc động khác tôi, c̣n tôi trông thấy nó hằng ngày với phù sa trôi theo sông, với mùa nước lên nước xuống với những kỷ niệm vui buồn của riêng tôi, không giống với ai. Có người nói: “người ta không đi xa quê hương được v́ tiếng chim kêu ở đầu rào”.

    Chính v́ thế, anh ạ, mà anh bôn ba về Nam, c̣n em th́ đến chặng đường này, em có những ư nghĩ kỳ lạ…

    Thu ngưng lại một giây rồi tiếp ngay:

    – Anh nghĩ lại xem, em xin lỗi anh nhé, có phải v́ lư tưởng cao siêu mà anh đi về Nam, hay chỉ v́ tiếng chim kêu ở đầu rào? Em không phải là đảng viên, cho nên có thể em suy nghĩ lệch lạc…

    Tôi ngồi lặng người ra, càng ngạc nhiên về những t́nh cảm sâu đậm đối với quê hương và sự thông minh của cô gái.

    Tôi hỏi Thu:

    – Nhưng bây giờ em định thế nào?

    – Định thế nào?

    – Nghĩa là…

    – Em biết anh muốn hỏi em ǵ rồi – Thu tiếp – Nghĩa là anh muốn hỏi em có đi Miền Nam không chứ ǵ? Em thú thật với anh rằng em thấy khổ tâm . Vào đó để làm ǵ? Để ca múa. Em th́ chỉ làm được có mỗi việc múa thôi! Không múa được th́ em vào đó để nấu cơm à? Miền Nam có cả chị Ba Định tài giỏi như thế, chẳng lẽ lại thiếu người nấu cơm?

    Tôi cười không nói được ǵ.

    Thu tiếp:

    – Anh xem cái chân của em đây. Bây giờ nó đă thế này vào đến đó th́ nó sẽ ra sao? Em đă thành con chim chỉ c̣n có một cánh thôi anh ạ!

    Mặc dù ngồi hơi xa, nhưng vẫn trông thấy những hạt nước mắt long lanh trên khoé mắt Thu. Thu khóc là phải, bởi sự nghiệp của Thu xem như bắt đầu mỏng manh, xám xịt.

    Tôi nói:

    – Nhưng em trở về sao được? Em thấy từ hôm ḿnh đi đến nay chỉ thấy người ta toàn vào, chứ có ai trở ra đâu? Thời buổi này ai lại đi ra?

    – Người nào cũng có lư do. Em cũng có lư do của em.

    – Nhưng không ổn đâu em ạ!

    – Sao? Anh nói thế nào?

    – Giao liên họ đâu có dẫn em đi trở ra.

    – Anh đă thấy vấn đề chân cẳng của Phương và của các em từ khi đi được vài hôm. Hồi c̣n đi chung, đêm nào anh cũng lén đoàn đi ra suối t́m chỗ vắng và nấu nước đổ xuống một cái trũng đă lót sẵn vải ni-lông để cho Phương ngâm chân, có khi phải ngâm cả giờ đồng hồ. Chân giày chân dép đă quen từ bé đến lớn, giờ bỗng nhiên mang dép râu, leo vách đá, làm sao sống được. Ngâm nước nóng cho máu mau tan ra, chứ không nó sưng vù lên như hai cái bánh ḅ. Nhờ vậy mà Phương ráng đi tới chỗ rẽ xuống Khu 5.


    Còn tiếp ...

  7. #4327
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  8. #4328
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....




    Đêm nào Phương cũng khóc. Anh cố lờ đi, hoặc đôi khi anh phát cáu la ầm lên. Anh bảo đi làm cách mạng th́ phải chịu cực khổ chớ phải ở nhà với má hay sao mà sướng được?

    Phương đă trả lời ngay: “Em cũng biết làm cách mạng là khổ thật, nhưng cái khổ nầy là cái khổ vô lư, thà bắt em đi tù, em c̣n sướng hơn v́ ở tù là mất tự do nhưng ḿnh biết trước như thế cho nên khi ḿnh mất tự do th́ ḿnh không lấy ǵ làm khổ. C̣n cái này ḿnh đi giải phóng Miền Nam mà rốt cuộc ḿnh không làm ǵ được hết, thậm chí chỉ thêm gánh nặng cho người ta, thử hỏi cái việc đi vô Nam của ḿnh có ích ǵ?

    Đem cặp chân diễn viên múa mà trèo núi th́ em nghĩ không có ǵ vô lư hơn!

    Đêm nào anh nấu nước cho Phương ngâm chân, Phương cũng phàn nàn, càng ngày càng nặng lời và day dứt hơn.

    Một hôm Phương nói thẳng ra rằng, nếu dè như thế này th́ Phương đă không đi. Phương đă nói rất thực ḷng. Và đó chính là nỗi ḷng của hằng vạn người trên đường này. Nếu biết thế này th́ chắc chắn không ai đi. Thà ở lại miền Bắc làm tên cán bộ mất tinh thần, làm tên lính đào ngũ c̣n hơn.

    Tôi hỏi Thu:

    – Nếu người ta không đưa Thu trở lại th́ sao?

    – Ai biết đâu được!

    – Phải dự pḥng chứ!

    – Ở cái xứ này không thể dự pḥng cái ǵ hết. Đang khi tưởng nắng to, ḿnh đi giặt quần ao, th́ ùn ùn trời đổ mưa. Đang khi ḿnh tưởng ḿnh sắp sửa ăn một bữa cơm ngon th́ lại đổ kềnh ra sốt rét, cũng như biết đâu chốc nữa máy bay chẳng đến rải chất độc xuống vùng nầy?

    – Thôi bây giờ đề nghị thế này nhé.

    – Anh cứ nói xem.

    – Ḿnh cứ vô trạm.

    – Vô thế nào được? Trước nhất ḿnh phải biết đường.

    – Cái đó th́ không lo. Hai hôm nay anh đă chú ư lối ra vào của nó rồi. Ở phía bờ suối có một tảng đá, bước lên tảng đá th́ đụng nhằm một nhánh cây ngă ngang rào đường. Giở nhánh cây đó chui qua sẽ thấy một con đường ṃn, cứ theo đường đó th́ đến trạm.

    Thu hỏi vặn:

    – Nhưng vào để làm ǵ?

    – Để kiếm một tí thức ăn, thịt rừng chẳng hạn và một mái nhà để núp mưa!

    – Anh không biết là họ rất kỵ khách vô trạm họ sao?

    Tôi cười:

    – Khách cũng tùy. Có loại khách họ rất kỵ, nhưng cũng có loại chúng nó cầu cạnh rước vào nhà mà nuôi như cu cu!

    – Anh giỏi có suy luận thôi!

    – Anh thực tế lắm em chớ em! – Tôi nói tiếp – Bây giờ như thế này nhé, vào trạm lúc này thân tàn th́ dù có cái giấy “A” cũng bị trạm nó tống ra ngoài như thường. Vậy bây giờ chỉ có em vào được.

    – Eo ơi! Em sợ đi một ḿnh lắm! Em sợ những cái ǵ mới lạ huống chi là giữa rừng núi hoang vu này mà em phải đi một ḿnh.

    – Ấy! Em sao hay lo xa quá! Anh không bảo em đi một ḿnh đâu. Em đi trước chừng vài ba bước thôi, rồi anh đi theo liền. Nếu anh đi trước tḥ cái mặt vàng ẽo của anh ra th́ nó xua đi ngay. Cho nên em phải đi trước…H́ h́ em rơ chưa?

    – Nhưng em đâu có giấy tờ mà tŕnh?

    – Cần ǵ! Em sao ngây thơ quá vậy? Nó trông thấy em th́ nó quên tất cả giấy tờ rồi.

    – Em chịu thôi! – Thu phụng phịu – Ai làm kỳ cục vậy.

    – Có ǵ mà kỳ cục? Em cứ vào, nó thấy chân em đau, tự nhiên nó xúc động, nó thương hại cô văn công chân yếu tay mềm mà cũng đi giải phóng Miền Nam, tự nhiên nó thương, nó sẽ cho vào trạm ngay.

    Thu nói:

    – Thôi, anh muốn làm ǵ th́ làm miễn sao cho chân em mau lành và anh hết sốt rét th́ thôi!

    – Anh không làm mất cái giá trị của em đâu mà sợ! Gặp nguy hiểm th́ phải tùng quyền em hiểu không?

    Không biết đang trưa hay đă chiều rồi. Nó cứ âm âm lạnh. Ở bờ suối, đá cũng có vẻ mục, chỉ cần động tới là nó ră ra ngay. C̣n người th́ cứ gây gây sốt. Cứ mỗi lần gió mạnh th́ làn da sởn lên rờn rợn. Con người có vẻ mong manh quá. Lúc nào cũng như sắp sốt tới nơi. Tôi nằm yên trên vơng có khi hàng mấy giờ liền chỉ để lắng nghe xem cơn sốt có đến với ḿnh không và lúc nào cũng có cảm giác là nó đang đến.


    Còn tiếp ...

  9. #4329
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....




    Chung quanh đây, những bệnh nhân rơi rớt lại từ những đoàn khác nhau, vẫn c̣n nằm nguyên đó. Có người hôm trước thấy c̣n ngóc dậy nấu nướng, hôm nay th́ nằm bẹp. Có người hôm trước nằm liệt trên vơng, nay đă thấy ngóc dậy đi đi lại lại. Không ai nói ǵ với ai. Dường như họ không cảm thấy sự có mặt của những người đồng loại, đồng bệnh bên cạnh họ có lợi ích ǵ.

    Một chặp sau th́ quả nhiên có hai cậu giao liên tới. Một cậu băm sáu băm bảy, c̣n một cậu chừng mười chín hai mươi. Cả hai đều sốt rét da vàng oách nhưng hơi ngả màu xám. Có lẽ họ chịu đựng sốt rét đă quen và cái chướng khí của rừng núi làm cho nước da họ xạm lại.

    Hai người vừa đi ngang qua vơng tôi vừa càu nhàu:

    – Để cho nó chết!

    Người kia gắt:

    – Để cho nó chết th́ chúng ḿnh tù mọt gông bố à!

    Cả hai đều xăm xăm đi lại phía vơng của Thu.

    Tôi bèn gọi giật hai anh chàng lại. Cả hai đều do dự nhưng tôi ngoắc thật nhanh, có vẻ quan trọng, cho nên hai anh chàng đều trở lại và đến bên tôi.

    Tôi bảo ngay:

    – Các anh đưa cô kia vào trạm. Nếu không th́ có việc ǵ Trung Ương sẽ khiển trách đường dây này nhé!

    Cả hai cậu cùng có vẻ thú vị, mắt sáng rực lên, chờ đợi tôi nói tiếp. Tôi bảo:

    – Cô ta là diễn viên múa của Văn Công Trung Ương đó, đă từng đi Liên Xô, Trung Quốc danh tiếng như cồn. Miền Bắc chỉ có vài cô như vậy. Trung Ương gởi vào Nam để biểu diễn ở Saigon đấy. Saigon giải phóng mà không có cô ta biểu diễn th́ nguy to.

    Trông cách nai nịt của hai anh chàng tôi quả quyết đúng là giao liên: lựu đạn giắt quanh lưng, vải cao su gói ghém rất gọn, khẩu cạc-bin lắp báng đôi , buộc bằng dây thun và nhất là hai ống quần quấn “xà-cạp” trông như lính tẩy. Tôi đưa nốt hai anh chàng vào ṿng trách nhiệm:

    – Cô ta đau chân, nên đoàn đă gởi cô ta lại đây. Mặt khác đă điện về Trung Ương báo cáo. Nếu Hà Nội hay th́ sẽ chỉ thị cho trạm xá nào gần đây nhất đến đem cô ta về điều trị!

    Cậu trẻ đáp:

    – Gần nhất cũng phải hai ngày đường, đồng chí ạ!

    – Vậy th́ làm sao?

    – Dạ trong trạm em y tá xoàng thôi cũng không có!

    Tôi đă mừng thầm rồi nhưng hăy c̣n kỳ kèo:

    – Cậu có thể đi rước bác sĩ ở cái trạm xá gần đây không? Đi hai ngày mà có được bác sĩ chữa chân cho cô th́ cũng đáng cái công. Chân của diễn viên múa – mà là diễn viên ưu tú – là chân ngọc chân ngà các cậu có biết không? Ở Liên Xô mỗi diễn viên múa như vậy có một bác sĩ theo để săn sóc đôi chân.

    Cái ǵ chứ cái nghề bịa đặt tán khoét th́ tôi học rất nhiều trên đường Trường Sơn này.

    Tôi biết rơ ràng sở dĩ hai cậu ta nghe lời tôi một cách ngoan ngoăn và kiên nhẫn như vậy là v́ bệnh nhân mà trạm của các cậu sẽ rước về là một người con gái đẹp, chứ nếu ngược lại, th́ dù cho tôi có là đại tướng đi nữa cũng không khiển nổi hai gă lính núi này.

    Phép vua thua lệ làng. Luật lệ đường dây ở đây c̣n hơn thế nữa. Giao liên hoạt động độc lập, mỗi trạm tự do hùng cứ một giang sơn, muốn làm ǵ cũng không ai hiểu nổi. Có trạm lấy gạo tiêu chuẩn – mà mỗi hạt là một giọt mồ hôi pha máu – đem bán hoặc nuôi heo v.v….

    Cho nên trên đường đây , khách sợ nhất là giao liên, Họ bảo: “nhất trạm, nh́ trời”.

    Khách đi đường đừng có dại dột mà động tới các ông trời đó. Các ổng mà ghét anh rồi th́ các ổng làm đủ thứ tṛ để trả thù. Mà các ổng trả thù th́ chết. Ví dụ đến một khúc đường tốt, đáng lẽ để cho anh đi thong thả lấy sức th́ các ổng lại hô là băi pháo và hét anh chạy vắt gị lên cổ. Các ổng cho anh chạy hộc máu mồm ra và đồ đạc rơi rớt hết. Hoặc đường ṃn không cho đi mà các ổng cho anh lội toàn gai góc, đá tai mèo và thay v́ đi 20 phút, các ổng cho anh trèo dốc vài tiếng đồng hồ. Cho nên gọi họ là trời cũng không có ǵ quá đáng.

    Tôi quay sang Thu, nói to với giọng cấp chỉ huy:

    – Trong lúc chờ đợi bác sĩ và mưa gió lê thê thế này, hai đồng chí giao liên có ư muốn đưa cô về trạm để cho y tá săn sóc cái chân đau của cô. Cô thấy thế nào?

    Thu từ từ ngồi dậy, tóc Thu hơi rối. Thu cau mặt và sẻ tḥng cái chân đau xuống đất, nhưng hai cậu giao liên đâu có nh́n cái nơi không đẹp đẽ ấy làm chi. Hai cậu sửng sốt trước gương mặt của cô Văn Công Trung Ương, mặc dù đang ốm đau nhưng vẫn cứ đáng nh́n như thường.

    Thu biết tôi đă khơi mào nên nàng tiếp thêm:

    -Điện ǵ mà lâu thế? Mọi lần em ở Mạc Tư Khoa, thưa thủ trưởng, em nói thẳng về Hà Nội được cơ mà. Em nói chuyện 4, 5 phút cũng không ai cắt.

    – Đó là chuyện thời b́nh, c̣n ở đây là chiến tranh. Nhưng đối với em, Trung Ương cho cái đặc ân đó là quá xá rồi. Chứ ở đây có ai mà được như vậy, em cũng phải thông cảm Trung Ương một chút.

    Thu lại nhăn nhó:

    – Vậy em đề nghị thủ trưởng cứ cho em nằm lại đây chờ người tới rước, bây giờ em không tài nào đi nổi, thủ trưởng cứ trông đây cho rơ.

    Thu đưa chân lên.

    Tôi cứ xuưt xoa măi. Tôi nói:

    – Đành rằng Trung Ương sẽ có người tới rước, nhưng bây giờ hai đồng chí trạm có nhiệt t́nh, em cũng không nên từ chối, phải không hai đồng chí?


    Còn tiếp ...

  10. #4330
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Tôi đưa hai cậu đến lều của Thu và nói ngay:

    – Điện về tới Trung Ương ít nhất là hai ba hôm rồi. Chắc chắn như vậy. Nhưng c̣n từ Trung Ương điện vào đây phải ṿng qua Khu 5 rồi Khu mới cho người tới. Và theo hai đồng chí này nói th́ trạm xá gần đây nhất cũng mất hai ngày đường.

    Thu lại cau mặt nhẹ nhàng:

    – Khổ quá!

    – Khổ thật! Nhưng biết làm sao bây giờ. Cũng may là có hai đồng chí đây… Bây giờ một mặt cứ vào trạm nằm, một mặt ḿnh chờ Trung Ương.

    Hai cậu giao liên thấy Thu quan trọng đến nỗi chân đau mà phải điện về Trung Ương, mà Thu lại gọi tôi là thủ trưởng th́ tôi quan trọng đến chừng nào nữa? Cho nên hai anh chàng nài nỉ xin mời chúng tôi về trạm. Tôi cũng thừa biết rằng sở dĩ tôi quan trọng là v́ tôi chỉ huy một cô gái đẹp. Thế thôi!

    Cuối cùng Thu “nhận lời” vào trạm.

    Những người nằm chung quanh đều nghễnh cổ lên nghe câu chuyện của chúng tôi. Có lẽ họ lấy làm ngạc nhiên về sự quan trọng của cô diễn viên múa, hay lấy làm lạ sự đăi ngộ đặc biệt đối với Thu, một bệnh nhân xoàng trong khi cả bọn họ đă nằm liệt mà có ai thèm để mắt tới cho đâu!

    Nhưng ở đây không thể đối xử nhân đạo với ai hết, không thể bỏ qua một cơ hội để chụp lấy những quyền lợi bất ngờ, nhất là quyền lợi về vật chất: một mẩu cơm, một chỗ ngủ hay một viên thuốc. Ở đây người ta quen tàn nhẫn với nhau, quen lấn lướt nhau, quen hơn thua tranh chấp với nhau từng tí một , có khi chỉ để được một mẩu cơm cháy. Chao ôi, thế th́ tôi và Thu đâu có ǵ phải nghĩ suy cho mệt đối với những người bệnh đang nằm ngoài mưa kia khi chúng tôi được trân trọng rước vào trạm.

    Tôi thú thật rằng tôi cũng chẳng xấu hổ chút nào. Họ có hiểu đâu là múa, đâu là Trung Ương, đâu là Liên Xô ǵ ǵ…Tôi thấy cần phải nói dối nhiều hơn nữa, hay hơn nữa để họ tin, để cuối cùng tôi được ngủ yên không ướt, được ăn no, hết sốt rét. Tóm lại trong một chữ: “sống”. Thế thôi! Ai muốn lư tưởng hoá cuộc trường kỳ lội bộ trên con đường kỳ cục này th́ hăy cứ nhảy vào, ngay cả người đă lấy xương máu người khác để vạch ra đường này nữa, hăy vào, nhảy vào đi, rồi sẽ thấy.

    Rồi sẽ thấy cái lư tưởng mà họ đặt ra cho những người khác tôn thờ sẽ chẳng bằng nắm cơm thiu hay những ngụm nước trong bi-đông trên con đường này.

    Chớ ai trách tôi nói dối, tôi lừa gạt. Từ ngày tôi đi lên đường Trường Sơn tôi nói dối tất cả. Bạn tôi hỏi: c̣n muối không, tôi nói đă hết. Ai hỏi tôi: mệt không, mệt ít tôi nói mệt nhiều. Ai hỏi tôi ǵ ǵ tôi cũng t́m cách nói dối, trừ khi nói thật có lợi hơn nói dối th́ tôi mới nói thật. Tôi thấy mọi người đều nói dối rất hồn nhiên, ngay cả những người lớn nói những chuyện tày trời, nói lừa nói đảo, th́ việc ǵ ḿnh thẳng ruột ngựa cho thiệt thân.

    Một người quảy ba-lô và đồ phụ tùng cho Thu. Họ tỏ ư miễn cưỡng giúp đỡ tôi nhưng tôi lập tức chối từ v́ sợ lạm dụng ḷng tốt của họ.

    Đi được một quăng th́ phải qua suối. Chao ôi đó là một vấn đề khó khăn gian khổ (nhưng nhất định thắng lợi!). Tôi gài vấn đề ngay:

    – Chân của cô Thu bị ướt có thể bị nhiễm trùng đấy!

    Thu chống gậy đứng dừng lại bên bờ suối. Bóng Thu in dưới nước lăn tăn theo những gợn sóng bỗng nhiên làm tôi bồi hồi.
    Tôi chợt nghĩ: Nếu không có tôi đề ra chủ trương khiêng Thu đi mấy ngày đầu và nếu bây giờ không có tôi ở đây th́ Thu sẽ ra sao. Đêm khuya thân gái dậm trường.

    Cậu giao liên trẻ bảo:

    – Để tôi chặt cây bắt cầu cho chị qua.

    Tôi gạt ngay:

    – Đi đất c̣n không vững nữa là đi cầu!

    – Thế th́ chặt đ̣n khiêng.

    – Ǵ mà phải khiêng, có mấy bước thôi, nhảy phốc cái là qua bên kia ngay. Chậc!

    Tôi ngắm nghía một lúc rồi hăm hở lột ba-lô cùng thắt lưng ra trao cho cậu trẻ và bảo:

    – Cậu mang hộ tôi.

    – Chi vậy?

    – Để tôi cơng cô ấy sang cho mau.

    Cả hai đều nh́n tôi. Tuy không nói ra, nhưng họ đều cho tôi định làm một chuyện không thể làm được.

    Tôi giục:

    – Lại đây Thu. Anh cơng em qua. Chần chờ ở đây mưa trút xuống ướt như chuột bây giờ.

    Thu chần chờ, không nói không rằng, vẻ mặt buồn hiu. Có lẽ Thu ngao ngán đến cực độ con đường vinh quang này. Đường ǵ mà đường vậy. Đi không được, đứng không có bóng mát. C̣n mưa th́ nhánh đổ đâm ḷi ruột. Đêm ngủ thấp thỏm sợ kẻ gian phi ăn cắp dép và bi-đông.

    Thu lắc đầu cương quyết:

    – Nhiễm trùng thi nhiễm, em lội qua thôi!

    Tôi quát to:

    – Tôi ra lệnh cho đồng chí phải để tôi cơng!

    Thu rơm rớm nước mắt.

    Cậu giao liên trẻ đau khổ ra mặt. C̣n anh kia th́ nh́n tôi, chắc anh ta biết tôi lê cái thân c̣n không muốn nổi, tôi mà cơng Thu th́ sẽ d́m Thu ngay xuống nước.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •