Page 442 of 471 FirstFirst ... 342392432438439440441442443444445446452 ... LastLast
Results 4,411 to 4,420 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4411
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Tôi đưa tay ra, bất giác tôi bóp mạnh một cái.

    – Đau không? Em thấy đau không?

    – Đa….au! Thu cau mặt.

    – Thế sao bảo như thường rồi?

    – Anh bóp mạnh quá . Thu vui vẻ :

    – Vừa thôi chứ anh! Anh lại muốn khiêng em trên vai nữa à?

    Mắt Thu lấp lánh niềm vui. Tôi nghe mặt ḿnh nóng bừng. Tôi không đứng lên nổi nữa. Tôi đưa ngón tay gơ gơ vào bàn chân Thu. Thu đập vào vai tôi. Không bỏ lỡ cơ hội, tôi chụp lấy cổ tay Thu siết chặt và nghiến răng ken két:

    – Dữ hả? Dữ hả?

    Thu nhắm mắt vung tay ra và kêu lên:

    – Ôi đau, trông anh như muốn nuốt sống em vậy !

    – Ừ, ừ nuốt sống !

    Tôi đứng phắt đậy, định nói, định làm cái ǵ nhưng tôi lại chạy vụt ra ngoài. Một chốc định thần xong, tôi trở vào. Tôi nói:

    – Đêm hôm đó, anh ngủ trên ngọn cây, anh lấy làm ân hận sao ḿnh đă đi bệnh xá làm ǵ để phải chịu một đêm cô đơn bạc tóc như vậy.

    Tôi kể tiếp cho Thu nghe về tiếng gọi của cặp chim ân t́nh, việc cọp ŕnh và chiếc bi-đông rời trúng lưng “Ông” ta. Thu ngồi chăm chú nghe, hai tay thu lên ngực và rùng ḿnh từng chập. Tôi nói tiếp:

    – Anh sẽ thấy bớt cô đơn hơn nếu cùng lúc đó, ở nhà em cũng nghe tiếng chim ấy với anh!

    Thu nh́n tôi đôi mắt hơi lơ mơ:

    – Tiếng chim như thế nào?

    – Nếu nhại th́ khó lắm nhưng đại khái là một con trống và một con mái. Con trống kêu:”đến đây nhé!“, con mái đáp:“mau đến đây!“

    – Anh chỉ tưởng tượng! Thu với tay tát vào vai tôi. Tôi cười xoa:

    – Th́ nằm giữa rừng anh tưởng tượng như vậy mà nhớ em.

    Đôi má ửng lên, Thu vui vẻ nói:

    – Để yên, em kể cho anh nghe sự tích con chim ấy. Nhưng em hỏi anh nghe tiếng chim đó lúc khuya và khi nó hót tiếng cuối cùng hoà hợp nhau là trời bắt đầu đâm mây ngang phải không?

    – Phải! Tôi nói tiếp :

    – Đôi chim ấy là đôi t́nh nhân em nhỉ?

    – Vâng!

    – Ước ǵ chúng ḿnh là đôi chim đó!

    Mặt Thu bỗng biến sắc, rắn lên như mặt hồ đang ấm nắng mùa xuân bỗng trở thành băng giá. Thu nh́n tôi trân trân không chớp mắt. C̣n tôi th́ vẫn cứ cười đùa và trêu ghẹo Thu bằng những cái nháy mắt của tôi.

    Thu kêu lên như bị ai hốt hồn:

    – Ơ ơ! Anh! Em không biết đâu đấy! Em không thích anh đùa như thế.

    – Không, anh không đùa đâu, anh nói thật để cho em đề pḥng.

    Thu cúi nh́n mũi chân nàng. Tôi nói luôn:

    – Anh hôn bàn chân đau của em một cái nhé. Cho nó khoẻ lên rồi mai đi! Nhưng không phải anh hôn chân em đâu mà chính là anh hôn cái nghệ thuật của chân em cống hiến cho đời.

    Tôi nói một cách hết sức b́nh thường :

    – V́ thế anh không yêu em th́ anh không chịu được.

    Thu vẫn không ngước lên. Những mớ tóc xoà ra phía trước che hầu kín gương mặt Thu. Thu đưa tay ôm sát ngực như để gh́m lại trái tim đang đập mạnh. Thu cho cả cái chân đau xuống dép như để lấy thăng bằng. Thu lẩm bẩm:

    – Ai anh cũng yêu!

    Tôi vui vẻ:

    – Em trách anh làm ǵ chuyện đó?

    – Không, em đâu có trách anh!

    Thu lặng lẽ nh́n tôi với đôi mắt đờ dại không c̣n ánh sáng. Rồi Thu khẽ lắc đầu:

    – Anh đừng yêu em!

    – T́nh yêu như trái chín. Làm sao ngăn cản được?

    – Em không chịu đựng nổi t́nh cảm mănh liệt của anh!

    Tôi qú sụp xuống và ôm chặt lấy đôi chân nàng. Tôi nghe như có một khối nam châm hút tôi vào một vật ǵ mềm mại và ngạt ngào hương.

    Bên tai tôi tiếng gió rít, tiếng suối reo. Một cánh buồm đang no gió hứa hẹn một cuộc vượt trùng dương.


    Còn tiếp ...

  2. #4412
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Bên ngoài đang lao nhao lên, không biết việc ǵ. Mấy người giao liên mệt lử đang ngồi ngoài sân. Khanh hỏi:

    – Xem chung quanh chuồng, không có dấu chân của Ổng à?

    – Không có đâu. Đêm qua đâu có tiếng chim “tránh khỏi” quanh vùng này

    Một người dộng dộng chiếc gậy xuống đất và nói tiếp:

    – Chuồng không có lỗ trống, chung quanh không có dấu chân “Ông lớn” th́ chỉ c̣n các “Ông nhỏ” nhà ḿnh thôi chứ ai vô đây?

    Khanh bảo:

    – Anh em toả rộng ra t́m xem, kẻo nghi oan cho người ta.

    Ngoài mặt th́ Khanh nói vậy để anh em trong trạm không chĩa mũi nhọn vào khách, nhưng sự thực th́ Khanh nghi quyết cho khách. Cái vụ con heo bị xén mất cái đùi sau , mới xảy ra hôm trước đâu có lâu ǵ. Nhưng khách mà Khanh nghi nhất là “khách trời ơi”.

    Khanh bảo:

    – Các cậu ra nói với anh chỉ huy tốp “bê quay” cho tập trung tất cả vô đây! Nói trạm trưởng mời!

    Khanh không dám dùng tiếng bảo, mà nhũn nhặn nói là “mời”. Lạ quá, một con lợn ở giữa chuồng lại mất tích trong đêm qua. Chỉ có Phật trên toà sen mới im lặng được. Cái vụ trước Khanh đă bỏ qua rồi. Chiều hôm qua khi đám “bê quay” đến, Khanh đă ái ngại, nhưng làm sao bây giờ. Dù sao th́ ḿnh cũng phải coi họ là….đồng chí.

    Họ bắt bằng cách nào mà con heo không kêu? Tôi hỏi:

    – “Bê quay” là đơn vị nào mà kỳ cục vậy đồng chí?

    – Nó không phải là một đơn vị, nó là một đám vô tổ chức gồm tất cả lính của các đơn vị đi Nam mà quay trở lại. Đi Nam gọi là đi B, cho nên đi B mà quay trở lại, người ta gọi là “bê quay”!

    Khanh lắc đầu nguầy nguậy:

    – Cái tốp này th́ ghê lắm đồng chí ạ! Nó không sợ cái ǵ hết muốn làm ǵ th́ làm, kỷ luật quân đội chúng nó đem ra nó nấu giả cầy hết rồi.

    Một người từ bên ngoài đi vào. Anh ta gầy g̣, hai má hóp hẳn vào, hàm răng trên xỉa ra như cười. Anh ta nói giọng lạnh lùng, dường như anh cảm thấy trước có việc ǵ không hay:

    – Tôi là Chừng, chỉ huy trung đội Bê quay đây. Đồng chí cho tập trung họ lại làm ǵ?

    Khanh thấy hơi ngại v́ phải tiếp xúc với mấy người này. Khanh nhă nhặn:

    – Cũng có chút việc đồng chí ạ!

    Những người mặc quần áo bộ đội, nhưng mỗi người một kiểu cách riêng, đă kéo vào. Chừng bảo:

    – Ngồi cả đấy!

    Khanh nói:

    – Cách đây mấy hôm chúng tôi bị mất một cái đùi heo. Đáng lẽ th́ phải nói mất cả con heo, nhưng v́ người ta chỉ xén có một đùi. Con heo tôi vừa xổng ra khỏi chuồng gặp mấy trự, mấy trự đè con heo xuống xén phăng đi một đùi. Các anh coi trên trời dưới thế có ai chơi ác vậy không?

    Khanh cố thở đều đặn để không phải bốc lên :

    – Đêm qua lại bị mất một con nữa. Lần này th́ chúng tôi mất nguyên con.

    Chừng không đủ kiên nhẫn nghe tiếp. Anh cắt ngang:

    – Chuyện đó có ăn thua ǵ chúng tôi.

    Nói xong Chừng ngồi chồm hỗm xuống và móc thuốc ra cuộn hút một cách b́nh thản. Khanh hơi nóng mắt :

    – Có chứ! không th́ sao tôi “dời” các anh vô đây làm ǵ? Các anh xem đó, trạm chúng tôi có mấy anh em, ở giữa rừng sâu này kí cóp nuôi được mấy con heo tự túc. Các anh đáng lư phải thương chúng tôi lắm mới phải. Các anh lại làm như thế!

    Một anh mặc áo cổ vuông quần đùi, để lộ tay đầy nốt thâm đen, nghênh mặt lên, cái mặt tṛn như cái bánh ít trần. Anh ta nói rất nhanh:

    – Chúng tôi hiểu ư của đồng chí "chạm chưởng " rồi tức "nà " đồng chí nghi anh em chúng tôi đă "nàm thịt con nợn" của đồng chí chứ ǵ! Chúng tôi không thể " nàm " những chuyện như vậy, mặc dù chúng tôi đang bị “thích” cho một cái chữ không tốt " nên trán nà" thằng “Bê quay”, nhưng quay th́ quay chứ, đi B chúng tôi không đi th́ chúng tôi quay lại. Trở về Bắc chúng tôi sẽ ra khỏi quân đội. Nhưng hễ "nà" Bê quay rồi th́ chúng tối không c̣n ra cái thớ ǵ nữa hay sao?

    Một anh gầy nhom, răng khểnh, tóc xụ xuống che cái trán như một cái lưỡi trai, anh ta dựng một tay lên đầu gối và nói theo nhịp giơ lên bổ xuống của cánh tay này và không nh́n vào trạm trưởng:

    – Chúng tôi vào quân đội không phải để ăn cắp! V́ thế người ta không thể muốn trét bùn vào mặt chúng tôi lúc nào th́ trét, và nhất định là chúng tôi không thể để người ta trét bừa. Chúng tôi quay trở lại v́ chúng tôi không thích đi Nam. Như thế không phải là chúng tôi hoàn toàn mất hết phẩm chất. Chúng tối bị lột mũ, lột sao trên đầu nhưng chúng tôi không cần.

    Một người gầy nhom đứng phắt lên , lêu đêu khẳng khiu như một cái cọc mắc vơng.


    Còn tiếp ...

  3. #4413
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Anh ta nói giọng từ tốn, chấm phết rất rơ ràng như một giáo viên đang giảng bài:

    – Trạm mất đồ, trạm có quyền nghi ngờ. Đó là quyền của trạm. Chúng tôi là khách chỉ nghỉ chân một đêm ở đây rồi đi. Và chúng tôi bị trạm nghi ngờ. Phải nói trắng ra như vậy.

    Anh ta nuốt nước bọt một cách trầm tĩnh :

    – Thế nhưng nếu muốn buộc tội kẻ khác, chỉ nghi ngờ thôi chưa đủ, cần phải có bằng chứng. Chúng tôi, những kẻ bị nghi ngờ, không biết đúng hay sai, mong chờ trạm trưởng bằng chứng đích xác!

    Chừng, năy giờ ngồi hút thuốc, xem như chuyện của ai không phải chuyện của ḿnh, bây giờ mới lên tiếng:

    – Tôi nói thật với anh nhé anh trạm trưởng

    Chừng cười mũi :

    – Trong đời tôi chưa bị ai làm nhục , nhưng trên đường Trường Sơn này th́ tôi bị rất nhiều lần, mà đây là một. Tôi đă từng mang nhiều thương tích trong người đây, đây, và đây

    Anh xăn quần vạch bụng và đập vào tay :

    – Nhưng ngày hôm nay tôi coi công lao của tôi như dă tràng xe cát chỉ v́ tôi không chịu đi Nam, chứ đến bây giờ nếu tôi t́nh nguyện đi th́ tôi sẽ được phục hồi chức vụ cũ. Nhưng đối với tôi cái ǵ tôi đă quyết định rồi là tôi không thay đổi. Tôi nói như thế để cho các anh biết rơ về tôi là một thằng như thế nào!

    Chừng ngưng một chút rồi tiếp:

    – Người ở đây năm cha ba mẹ, cá mè một lứa không ai khiển được ai. Cho nên các anh mất lợn th́ các anh cứ t́m bằng chứng, nếu các anh bắt được ai , người đó chịu, c̣n tôi th́ tôi chẳng chịu trách nhiệm về ai cả.

    Khanh nói:

    – Ở đây không phải chúng tôi đ̣i các anh thường bồi ǵ cả.

    Một anh “Bê quay” la to:

    – Chúng tôi chỉ yêu cầu các đồng chí đừng có đem ách giữa đường mà mang vào cổ chúng tôi.

    – Vậy cái ǵ đây? một anh giao liên ném một cái ga-men vào giữa sân rồi đứng nghênh mặt nh́n đám “Bê quay”:

    – C̣n chối nữa thôi?

    – Nhưng đâu phải của chúng tôi?

    Anh giao liên nóng tiết, nhảy cỡn lên như đạp phải gai:

    – Các anh cương quyết không nhận phải không?

    – Có đâu mà nhận?

    Anh giao liên quay ra ngoài nói tiếng thiểu số. Một chốc hai anh thiểu số mang vào ba chiếc ba-lô no ph́nh. Đám Bê quay bắt đầu nhớn nhác. Chừng nh́n xuống đất. Chẳng ngờ những bằng chứng laị rơ rệt một cách tàn nhẫn như thế.

    Khanh rất tức tối khi họ cự laị Khanh, nhưng bây giờ Khanh lại thấy khổ. Khanh muốn ngăn anh giao liên lại, nhưng hai anh thiểu số đă mở mấy chiếc ba-lô và lôi ra những gói thịt luộc chảy nước ṛng ṛng. Họ ném tất cả xuống đất. Nào thịt nạc, nào gan, nào phèo … Cái đầu lợn c̣n nguyên. Cặp mắt con lợn trợn lên và cái miệng bạnh ra như cười đời.

    – Ba-lô này có phải là ba-lô của các anh không?

    Hai anh thiểu số khoa tay múa chân. Họ nói sùi cả bọt mép. Một người sấn tới trước đám “Bê quay” nom sát vào mặt họ và vung cả nắm tay lên. Khanh nói bằng tiếng thiểu số một thôi dài. Hai người thanh niên mới chịu nín hẳn.

    Khanh nói với Chừng:

    – Thôi cho anh em về đi. Ba-lô của anh nào th́ cứ mang về.

    Chừng đứng đậy, phủi đít chửi đổng một câu:

    — … mẹ! ngày mai có ra đường lấy cái thúng mà úp cái đầu lại!

    Tôi và Thu đứng trong nhà xem rơ từ đầu đến cuối. Nh́n những miếng thịt nằm lăn lóc trên sân tôi không c̣n hiểu ra làm sao nữa.

    Anh chàng cao lêu đêu và cái anh có mái tóc như cái lưỡi trai vẫn c̣n ở đó đợi cho mọi người đi hết rồi, hai chàng hiệp sĩ mới bước ra hai tay xách mấy cái ba-lô kéo lết dưới đất vừa đi vừa lầm bầm:

    – Mẹ nó, nó sợ xấu mặt không xách, cứ để cho ḿnh!

    Anh có mái tóc như lưỡi trải ngó quanh quất rồi bước ra xách ba-lô và quay lại chợt trông thấy Thu, anh ta cố ư làm ra vẻ tự nhiên. Anh ta cất giọng hát:

    – Súng một ṇng, đạn hai viên, bắn ai chẳng bắn , tôi chỉ bắn cái thuyền quyên của nàng … i i i i .... rồi ngất ngưỡng đi thẳng.

    Khanh ngồi trong nhà cố ư tránh mặt để họ lấy ba-lô của họ cho đỡ ngượng. Khanh quay sang tôi và Thu:

    – Anh chị xem họ coi trời bằng vung chưa?

    Khanh lắc đầu và thở dài. Khanh lấy thuốc ngồi hút, chẩm răi phà từng ngụm khói và lại lắc đầu:

    – Tôi làm trạm trưởng ở xứ này đă hai năm. Tôi đă đụng với các bố nhiều trận lắm, có trận các bố suưt bắn tôi, nhưng chưa có trận nào tôi bị như trận này.Tôi thắng mà tôi khổ tâm . Thắng mà khổ hơn bại, c̣n hơn đại bại.

    Tôi kiếm cách lảng đi, không muốn nghe thêm. Qua con sông này rồi th́ tôi mới chắc ăn. Dù bệnh nặng người ta cũng không đưa ra Bắc nữa.
    Cho nên đă có những người như tôi khi qua được con sông này rồi, lột nón xá dài. C̣n ai lơ mơ không quyết tâm đi Nam th́ nằm lại đây “suy nghĩ”, hoặc t́m, hoặc tạo lư do để mà “quay”.

    Tôi và Thu là tiêu biểu cho hai hạng người trên đây: Tôi th́ sợ bệnh nặng, bị cáng trở ra Bắc. C̣n Thu th́ suy nghĩ với chiều hướng làm “bê quay”!

    Riêng ông Chín th́ đă đuổi kịp một trong những người mang đồ ăn giúp ông nhưng các vị này đă xơi hết nhẵn rồi. Chúng tôi thấy ở trong trạm chật chội và riêng Thu đă bị anh trạm trưởng trổ ṃi lôi thôi, cho nên chúng tôi dời ra rừng mong t́m lấy sự yên tĩnh.


    Còn tiếp ...

  4. #4414
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Một buổi sáng, tôi thức giấc, trăn trở măi không ngủ tiếp được. Tôi định ngồi dậy nấu nước uống th́ nghe tiếng bàn tán bên cạnh vọng sang:

    – Mổ đi! không mổ cũng chết!

    – Không có lấy một cái bistourie lấy ǵ mà mổ?

    – Trong đoàn có ai mang theo nô-vô-ca-in không?

    – Có tôi đây!

    – Nó lăn lộn từ tối đến giờ.

    – Ruột thừa bạo phát rồi!

    – Mổ ngay th́ có thể sống!

    – Nhưng chả lẽ mổ bằng lưỡi dao găm của hợp tác xă phố Hàng Ḥm?

    – Bậy nào, sao lại dính cái Hàng Ḥm vào đấy?

    Một tiếng reo lên phấn khởi:

    – Tớ có cách rồi!

    – Cách ǵ?

    – Lưỡi cạo râu. Tuyệt!

    – Không được đâu, phạm chết!

    Im lặng hồi lâu, rồi lại:

    – Không mổ cũng chết!

    – Ờ, không mổ cũng chết!

    – Mổ may ra c̣n sống. Có một ông bác sĩ đi công tác miền núi bị bệnh dọc đường. Ông ta soi kiếng và tự mổ, ấy vậy mà sống!

    – Chớ sao!

    – Thôi đừng căi nữa, quyết định đi. Cậu nào giúp tớ này. Đem nô-vô-ca-in ra đây! Căng tăng lên che bụi. Nấu nước luộc kim. Cậu nào có Gillette cho xin một lưỡi.

    – Nhưng hăy hỏi nó đă.

    – Hỏi ǵ? Ai lại hỏi bệnh nhân!

    – Tớ ớn lắm, lưỡi lam mỏng dễ phạm lắm!

    – Th́ đây là cầu may thôi mà.

    Tôi rởn ốc khắp người. Mổ ruột thừa mà bằng lưỡi cạo râu. Có lẽ đây là một sáng kiến phải được xếp cao hơn cái xe ba-gác ở làng Ho và cái cần câu trên quốc lộ 1.
    Sáng hôm đó chúng tôi bị một trận bom tơi bời. Vừa chết vừa bị thương 20 mạng.

    Cuộc sống ở bờ sông này vốn đă phức tạp càng trở nên bi đát và phức tạp hơn sau trận bom. Có người cháy rụi tài sản, có người mất đầu, có cánh tay văng mắc trên cành cây. Nhốn nháo, khóc lóc, chửi bới, văng tục, tro than, máu me, quát tháo, xác chết …

    Những cặp mắt dáo dác, nhớn nhác, những gương mặt lầm ĺ choắt lại, những g̣ má sị ra, những bàn tay khô gầy, những cái dạ dày ọc ạch nước suối … Có lẽ Khanh đă quen chịu cái cảnh này cho nên Khanh cứ b́nh tĩnh như thường.

    Khanh ra lệnh cho tất cả chiều này sẽ vượt sông ở một quăng cạn có thể lội qua được. Như vậy không cần đến bè, măng và thuyền. Trạm của Khanh chỉ có một cái thuyền độc mộc bể nát.

    Tôi gặp cái anh chàng y tá Nam bộ bị phân công về Khu 5 ở đây trong lúc sắp sửa lội qua sông. Anh ta tự giới thiệu tên là Năm, và anh em tặng cho biệt hiệu là Cà Dom (một loại ghe làm bằng thân cây cổ thụ) v́ hồi ở tiểu đoàn 307 có lần Năm một tay cầm ba khẩu súng trường giơ lên và lội xốc đứng qua sông.
    Năm Cà Dom ngồi tâm sự với tôi. Mở đầu Năm Cà Dom đă chửi đổng ngay:

    – Tổ chức cái … cái … chớ tổ chức. Người ta quê ở Hóc Môn nó lại phân công về Khu 5. Lặng im mà đi th́ thôi, căi lại nó cho đi Lào. Tôi nói thiệt với anh, thằng nào đi vô đây cũng bất măn một bụng.

    Rồi Năm Cà Dom dịu giọng ngay:

    – Thế là thoát anh ạ! Tôi nói thiệt tôi về tới quê phen này tôi nuôi ngựa đua.

    Năm Cà Dom lắc đầu lia lịa:

    – Chào ồi! Tôi vô tới đây tôi mừng hết lớn. Qua con sông ôn dịch này nữa là alê quất ngựa chuối một “tăng” là tới nơi. Tôi hỏi thật người anh em nhé! Sống mười mấy năm trên đất Bắc, người anh em có cảm tưởng ǵ khi qua khỏi cây cầu treo ở ngọn Bến Hải?

    Tôi cười. Năm Cà Dom nói tiếp:

    – Tôi nói thật, tôi lột nón xá dài. Thiệt t́nh, tôi vái cả mũ.

    Năm Cà Dom cười khắc khắc và vỗ đùi tôi, có vẻ đắc chí v́ đă qua mặt được các trạm mà lọt, vô tới đây.


    Còn tiếp ...

  5. #4415
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trở về cát bụi

    Đêm nay trời trở lạnh . Tội nghiệp em tôi ngày đầu tiên nằm dưới mộ sâu , lạnh lắm phải không Đinh Vĩnh Hùng ?


  6. #4416
    Tran Truong
    Khách
    Ôi nhân sinh là thế ấy

    Như bóng đèn

    Như mây nổi

    Như gió thổi

    Như chiêm bao ... !!!



    Chả nhớ là của ai nữa , của cụ Tản Đà thì phải ? Mượn giòng thơ trên tiễn đưa người cựu tù cải tạo , của cái gọi là CNXH VN nhân phẩm , đỉnh cao trí tuệ ... của loài ngợm

  7. #4417
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Tôi chợt nhớ câu chuyện lúc sáng. Tôi hỏi:

    – Cậu có biết cái đoàn nào đó định mổ ruột thừa cho thằng nào bằng lưỡi lam không?

    – Biết chớ! Nhưng mà biết làm thế nào? Ở đây không có cái ǵ b́nh thường nữa hết! Để vậy th́ chết, mổ bừa may ra khỏi chết. Cũng như tôi, như anh vậy.

    – Tôi có đau ruột thừa đâu…!

    – Chúng ḿnh đau “ruột thiếu” …khè ..khè… Tôi nói như vậy là nếu ḿnh ở ngoài Bắc th́ chắc chắn chết, c̣n về Nam th́ có thể chết nhưng may ra c̣n sống! Thế đó! Chúng ḿnh đi trên con đường này th́ cũng ví dụ như thằng kia mà bị giải phẩu bằng lưỡi lam vậy thôi! May ra th́ sống.

    Bỗng nghe tiếng la quát loạn xạ ở phía bộ đội tập họp:

    – Bắn bỏ! bắt được bắn bỏ!

    – Thằng nào “quay” đó?

    – Năm sáu thằng!

    – Cho truy lùng ngay. Lôi về đây cho tôi!

    Năm Cà Dom cười mũi:

    – Lùng con mẹ ǵ! Không khéo mất cả ch́ lẫn chài nữa bây giờ!

    Năm Cà Dom tiếp:

    – Ta đă bảo ở chỗ này thế nào tụi nó cũng “quay” dữ lắm! Con sông này chẳng khác nào cái Bến Hải thứ hai. Nó không chịu đi mà bắt ép măi , nó phải kiếm cách chuồn. Ở ngoải, nghe bài ca và ngâm thơ trên đài, thằng nào cũng tưởng bở, cắt tay lấy máu viết “hú…úy..ết..ết…” tâm thư xin đi Nam, bốc tếu tới trời. Ai dè vô mới có ba trạm đă bắt đầu thấy “bê quay” lai rai rồi. Càng vô càng “quay” tợn. Chúng nó biết hễ vượt qua con sông này là khó bề “quay”.

    Tôi biết Thu đang khó ở, nhưng biết làm sao, đă đi là phải đi bất kể trời đất, bất kể bệnh tật. Người ta đi tới như gió băo. Ḿnh không thể ngồi lại nhất là ngồi lại bên bờ sông, làm mục tiêu cho máy bay. Đến giờ phút chót tôi mới hỏi Thu:

    – Em biết lội không?

    – Biết!

    – Thế th́ hay quá! Tôi reo lên :

    – Trông người ta lội qua th́ thấy có chỗ ngập đầu đấy em ạ!

    – Ấy chết! Ngập đầu th́ làm sao mà lội. Phải bơi chớ ! Em chẳng biết bơi đâu!

    Trời mới vừa nhá nhem. Cát trên băi sông trắng lên măi màu sa mạc hoang dại. Mặc dầu những đoàn người đang chạy làm cho bụi bốc lên mù mịt, tôi vẫn cảm thấy một sự man rợ của những nơi không có dấu chân người. Tôi chẳng biết con sông này bắt nguồn từ đâu và nó tưới những thành phố làng mạc nào. Phía trên nguồn đổ xuống đến đây , nó eo thắt như một cái cổ chai. Nước trào lên, sủi bọt trắng tràn qua những tảng đá và lao tới như những đàn ngựa bất kham.

    Rè..rè… rè… có tiếng máy bay ở phía dưới ḍng. Pập…pập.. pập.. Không gian loè lên ánh chớp. Những đốm sáng tṛn nhóang lên tủa ra như những cụm pháo bông nhỏ, rồi vụt sáng lên, xé rách cả một vùng trời. Ánh sáng lan đến chỗ tôi và Thu đứng.

    Chiếc máy bay cứ bay, vẽ thành ṿng tṛn quanh những trái pháo sáng. Cứ chốc chốc lại pập pập pập, pháo sáng lại phụt ra, chẳng mấy chốc mà những chấm đỏ đầy cả một vùng trời như những chùm ớt chín cây. Quát tháo ầm ĩ:

    – Qua nhanh đi.

    – Nhanh thế nào được…

    – Cứ đi, nó không thấy đâu!

    – Nhanh lên, nó tới đấy!

    Nước tung lên trắng xóa từng nơi. Bước chân lội ầm ầm hỗn độn. Người ngă. Súng rơi trên đá. Lại trườn dậy, lại chạy, lại sụp xuống hố, lại ngă. Nước vẫn chảy ào ào. Tôi d́u Thu đi trong cái đám người đang đạp bừa lên nhau , qua mặt nhau ấy. Tôi tự bảo: “Không thể cuống lên được. Sự b́nh tĩnh trong lúc này rất cần thiết”.

    – Cứ đi chậm chậm,em! Có anh đây đừng sợ!

    Có lẽ Thu chưa trông thấy cải cảnh qua sông như thế bao giờ. Trông như một cuộc chạy loạn. Mặc cho người ta vượt lên, Thu vẫn cứ ḍ từng bước, bước thật chắc. Đó là kinh nghiệm đă học được trong những lần qua suối.

    Một người xỏ chân vào kẹt đá kêu cứu. Một người đổ ầm xuống, nước bắn vào người Thu. Một người đang lom khom ṃ chiếc dép sút bị một người khác cỡi bừa lên lưng, hai người cùng ngă, chửi nhau ầm ĩ.
    Càng đi ra xa, sông càng sâu. Nước đă ngấn tới đùi. Tôi xót xa nh́n Thu qua ánh pháo sáng. Nét mặt Thu tái nhợt. Tay Thu như không nhấc gậy lên nổi nữa.

    – Cố gắng lên em!

    Tôi càng bám chặt cánh tay Thu. Nước sắp đến lưng. Hai người khiêng cây súng ǵ có vẻ nặng nề. Họ bước rất chậm. Họ thở hổn hển. Bỗng “ầm” người đi sau sụp ngă, người đi trước ngă theo. Hai người đi phía sau, có vẻ cùng một tổ, nhảy tới. Một người rên:

    – Nắm chắc kẻo rớt súng!

    Một tiếng hét:

    – Đi về phía này cạn!

    Tôi nh́n về phía có tiếng kêu. Ở đó nước chỉ quá đầu gối. Tôi bảo Thu:

    – Đi về phía đó em!

    Đến bờ, Thu ngồi phệt xuống. Tôi xốc lấy chiếc ba-lô trên lưng Thu và nắm lấy tay Thu đứng dậy. Những tốp người qua khỏi sông, bắt đầu chạy như gió. Băi sông bên này rộng mênh mông. Cát bốc lên như sa mù ác mộng. Người ta phải chạy vượt lên, qua cho khỏi chỗ này. Bước dẫm lên hố bom và mảnh đạn. Thu không thể nhấc chân chạy nhanh được. Thu ngă đầu vào vai tôi. Tôi ôm quàng sau lưng Thu. Thu kêu:

    – Em đau bụng quá!

    Một binh sĩ chạy vượt lên. Chân anh ta bước hụt xuống một lỗ bom. Toàn thân anh ta cùng với khẩu súng và bao đạn ngă xuống đánh “rậc” một cái. Cây súng văng ra xa lắc. Tôi và Thu đi qua. Anh ta vẫn nằm sải tay ở đấy. Nhiều người nhảy qua lưng anh. Hai người khiêng cây súng ǵ lúp xúp chạy qua. Họ xoay trần và mặc quần đùi, lưng họ lấp loáng nước hay mồ hôi.

    Cây hai bên đường cháy trụi hết lá. Từng cành in trên nền trời như những bộ xương trong cơi hư vô. Người ta vẫn chạy hồng hộc. Bụi bốc lên xốn cả mắt, nồng cả mũi.
    Ở phía sau tôi, chiếc máy bay vẫn rè rè lượn ṿng và pập pập pập. Thu lả ra. Tôi định ngồi laị nhưng có tiếng quát:

    – Chạy mau lên. Xa 4 cây số mới dừng lại!

    Tôi lôi Thu đứng dậy. Thu như cái xác không hồn. Tôi bảo:

    – Ngồi đây máy bay bắn chết!

    Thu cố đứng dậy tựa hẳn vào tôi và thều thào:

    – Em có … kinh!

    Tôi rùng ḿnh. Thu oà lên khóc:

    – “Để em ở lại đây thôi anh ạ!”

    Những tốp người cứ rào rào lướt qua. Súng ống khua lách cách, tiếng kêu với tiếng chân chạy ùynh uỵch, tiếng máy bay ù ù, tiếng thét rống lên. Tôi bảo:

    – Mặc kệ. Thu cứ đi chầm chậm!

    Và tôi lôi Thu đi trong sự bát nháo hỗn độn đó. Thu lê chân theo tôi. Mỗi một bước đi Thu lại kêu lại khóc. Thu dùng dằng không chịu đi. Rồi Thu ngồi phệt xuống như một cái bao cát rơi đánh phịch.
    Tôi ngó quanh quất để t́m một người quen. Nhưng ai mà nhận là quen với chúng tôi trong lúc này? Thôi cũng mặc. Cứ phó cho Trời. Tôi lục ba-lô lấy vơng mắc lên và bế Thu lên nằm.

    Cái vơng mắc vào hai cái cây đă bị thuốc độc làm rụng hết lá , đứng trơ xương ra. Ở đây là khu tử địa. Máy bay rải chất độc làm thành ṿng đai trắng để kiểm soát người vượt sông.
    Ở đây là vùng ranh giới của bóng tối và ánh sáng. Những trái hoả châu soi sáng mặt người lan tới đây. Đi quá về phía Nam là sụp vào trong vũng tối.

    Tôi ngồi bên vơng Thu mà nh́n những đám người ướt lóp ngóp ́ ạch nặng nề đi qua, ḿnh mẩy ướt đầm, h́nh thù quái dị chẳng khác một lũ âm binh từ cơi dưới hiện về. Bỗng tôi nghe tiếng quát:

    – Trở lại! Trở lại mau!

    Một tiếng trả lời yếu ớt:

    – Tôi đi múc nước!

    – Múc nước cái con mẹ mi! Mi định “quay” hả? Trở lên không tao bắn!

    Tôi nghe tiếng cơ bẩm khua lách cách. Mấy cái bóng quay trở lên, dáng đi thất thểu.


    Còn tiếp ...

  8. #4418
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    [b]Ôi nhân sinh là thế ấy

    Như bóng đèn

    Như mây nổi

    Như gió thổi

    Như chiêm bao ... !!!


    Bài thơ VỊNH NHÂN SINH trên là của cụ Nguyễn Công Trứ :

    Ôi, nhân sinh là thế ấy,
    Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.
    Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào,
    Vừa tỉnh giấc nồi kê chửa chín.
    Vật thái mạc cùng vân biến ảo,
    Thế đồ vô lự thuỷ danh hư.
    Cái h́nh hài đă chắc thiệt chưa?
    Mà lẽo đẽo khóc sầu rứa măi!
    Trời đất hễ có h́nh là có hoại,
    Ỷ chi chi mà chắc cái chi chi.
    Cuộc làm vui liệu phải kịp th́,
    Khi đắc chí lại có khi thất chí.
    Trông gương đó hăy suy cho kỹ,
    Dẫu xưa nay nào có trừ ai;
    Có tài mà cậy chi tài!


  9. #4419
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Bài thơ VỊNH NHÂN SINH trên là của cụ Nguyễn Công Trứ :

    Ôi, nhân sinh là thế ấy,
    Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao.
    Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào,
    Vừa tỉnh giấc nồi kê chửa chín.
    Vật thái mạc cùng vân biến ảo,
    Thế đồ vô lự thuỷ danh hư.
    Cái h́nh hài đă chắc thiệt chưa?
    Mà lẽo đẽo khóc sầu rứa măi!
    Trời đất hễ có h́nh là có hoại,
    Ỷ chi chi mà chắc cái chi chi.
    Cuộc làm vui liệu phải kịp th́,
    Khi đắc chí lại có khi thất chí.
    Trông gương đó hăy suy cho kỹ,
    Dẫu xưa nay nào có trừ ai;
    Có tài mà cậy chi tài!


    Tuyệt cú mèo . Phải nể cụ Nguyễn công Trứ . Đúng là thấu hiểu Phật pháp . Tôi có thuộc nguyên bài đâu , chỉ nhớ lõm bõm mấy câu đầu . Ai dè của cụ NCT, thật đắc tội . Cám ơn chị Tigon .

  10. #4420
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Tôi liều ḿnh ở lại nơi ranh giới của ánh sáng và bóng tối , làm mục tiêu xạ kích của máy bay cho đến sáng hôm sau.

    Tôi thấy Thu trở thành một người khác. Bụi bám trên tóc làm cho tóc nàng màu xám tro, quần áo dày cộp, mộc thếch. Da mặt nàng khô như sấy. Qua một đêm vượt sông – con sông trên mặt đất và con sông trong tâm tư – nàng già đi mười tuổi! Tôi hỏi:

    – Em vẫn .. c̣n…

    – C̣n hai ngày nữa mới dứt anh ạ!

    Tôi nh́n hai bắp chân nàng. Máu c̣n dính đầy (xin lỗi độc giả)

    – Để em băng lại rồi sẽ đi anh ạ! Qua cho khỏi khu tử địa này rồi hăy hay. Thu gắng gượng nói.

    Chập sau chúng tôi lại lên đường. Nhiều người bị rớt lại sau đoàn bây giờ cũng lếch thếch ḅ theo.
    Một bộ phận pháo nặng đang đi trước chúng tôi. Họ xoay trần ra khiêng một cái ṇng pháo giắt lá um tùm. Cái đ̣n dài oằn xuống và dây nghiến kĩu kịt như sắp đứt ra. Hai người một đầu. Những tấm lưng gầy nhom cong quắp xuống và ngọn đ̣n khuyết sâu xuống vai họ, tưởng chừng đến một giây phút nào đó nó có thể chẻ rời cái vai ra khỏi thân người.

    Những bắp thịt nuộc lưng gồng lên như cố giữ cho chiếc xương sống uốn éo , khỏi găy cụp xuống trong khi những chiếc xương sườn cứ uốn cong như lúc nào cũng có thể bung ra.

    Càng đi tôi thấy rừng càng ngày càng sâu càng dày, núi càng ngày càng hiểm trở, những cái ṇng súng th́ như càng ngày càng to ra, c̣n những con người càng ngày bé lại.
    Mà thật, con người càng ngày càng bé lại, tọp lại, choắt lại, khô lại, không phải một cách nói tượng trưng mà là trông thấy. Tôi trỏ cho Thu những bắp chân đang loăng quăng bước trước mặt chúng tôi. Tôi nói:

    – Những cây cọc màn biết đi chớ c̣n ǵ nữa!

    Thu nhếch môi cười miễn cưỡng:

    – Coi chừng mất lập trường!

    Đường ác quá. Không có quăng nào thẳng được năm chục thước. Không có chỗ nào bằng phẳng. Cái ṇng pháo cứ phải chạm vào vách đá ở những khúc quanh gắt. Những người khiêng, chân vừa bước, tay vừa bám vào vách đá, đi những bước khúc mắc, tréo chân nghịch tay, ẹo xương sống, thành thử một bước trên đường này bằng một ngh́n bước ở đường thường. V́ thế, bệnh như tôi và Thu mà vẫn đuổi kịp họ và vượt họ.

    Dọc theo đường nhiều người ốm quá, họ ngồi trên những ḥn đá. Thật t́nh tôi chẳng dám nh́n. Bởi v́ càng nh́n họ tôi càng trông thấy tôi rơ hơn. Thế mới khổ!
    Thu kêu mệt. Chúng tôi dừng laị bên cạnh một anh lính đang ngồi. Trời ơi, cái mặt anh ta sần sùi như một quả na sắp nứt ra.
    Anh lính tố khổ với tôi ngay:

    – Em đói quá. Bị bom cháy hết rồi! Em xin anh tí muối?

    – Em ở pháo binh khiêng pháo ngă bị pháo đè găy một cái ba sườn. Bây giờ yếu quá, em xin qua bộ binh nhưng cấp chỉ huy bảo em mất tinh thần nên không cho!

    Tôi không c̣n cách nào từ chối. Lần trước tôi không cho anh binh sĩ khúc ḿ bây giờ tôi c̣n ân hận. Cho nên lần này tôi cho cậu ta một tí muối trắng – có thể đếm được bao nhiêu hạt.

    Không biết anh lính đă bắt được con rắn mối và đă xơi hồi nào, chỉ c̣n lại cái đuôi. Anh ta ngữa bàn tay ra nhận mấy hạt muối của tôi, móc túi lấy ra cái đuôi con rắn mối và chấm ăn. Anh ta nhai rau ráu.

    Anh ta nói:

    – Không có muối tanh quá ăn vô cứ buồn nôn. Nhờ có muối của anh, em thấy khoẻ lại ngay.

    Anh xoè bàn tay ra đưa lên miệng liếm nốt những hạt cuối cùng rồi anh ta nói tiếp:

    – Gớm, đơn vị của em bị biệt kích một cú tơi bời. Mất ṇng pháo 120. Em suưt chết. Đồ đạc mất hết! Đơn vị tan tác mà lại không lănh được gạo. Em toàn bắt cua bắt nhái, nấu với rau giềnh chấm với tro thay muối. Ăn tro măi, da cứ đen sịt ra, yếu như bún, ngă xuống không đứng dậy nổi. Nhiều đứa ăn da ḅ nướng với rau giềnh sống chấm tro bị kiết lỵ cứ chảy re re không mặc quần được.

    Anh binh sĩ ăn xong cái đuôi con rắn mối chép chép miệng như c̣n tḥm thèm:

    – Muối tan trong máu em rồi đấy ! Này anh, em nghe nói ai bệnh được đưa về Bắc trở lại có không?

    – Ai biết đâu việc đó.

    Tôi và Thu không ai bảo ai nhưng đều muốn đứng dậy đi như lủi trốn cái h́nh hài này. Nhưng anh ta đă kể tiếp:

    – Đơn vị em có một cậu tự vận anh ạ! Cậu ta tên Ngạc, quê ở Hà Đông. Cậu ta yếu không đi nổi, nhưng ông đại đội trưởng bắt phải đi, nhất thiết phải đi. Cậu ta năn nỉ anh em:”Các cậu khiêng tớ đi, tớ gọi các cậu bằng bố!” Nhưng đi c̣n không nỗi, ai c̣n sức mà khiêng?? Một buổi trưa ông đại đội trưởng kiểm tra đơn vị, tay cầm một củ mây. Gặp cái ǵ không như ư là ông ta quật lia lịa. Đến chỗ vơng của Ngạc, ông ta hỏi:

    – Cậu nào nằm đây?

    – Dạ em! Ngạc đáp.

    – À, Ngạc hả? Cậu đă bắn vào ngón tay trỏ hôm ở trạm 3 phải không?

    Ngạc không dám đáp lại. Ông ta hỏi tiếp:

    – Tại sao lại nằm, không chuẩn bị hành quân?

    – Dạ, em sốt quá!

    – Tại sao sốt? muốn “quay” hả?

    Thế là ông ta quật lia, rồi ông ta giật luôn dây vơng, Ngạc rơi xuống đất, ông ta phớt tỉnh bỏ đi.
    Anh em chuẩn bị hành quân. Ngạc soạn ba-lô lấy bộ đồ mới nhất ra mặc, bộ đồ Đông Xuân, Ngạc chưa xỏ chân vào lần nào. Anh em tưởng Ngạc phục thiện, và tự nguyện tiếp tục hành quân, nào ngờ trong lúc anh em đang loay hoay nấu nướng th́ “đoàng”, Ngạc nằm thẳng trên vơng, người mặc quân phục. Cây AK kề trên ngực và chỉ một viên, từ cằm trổ lên giữa sọ.

    Tôi và Thu đứng dậy tạm biệt anh lính, như tạm biệt một sự đau thương đă hóa thành người. Trời ơi! Trời đất ơi! Sao lắm chuyện thế, mà chuyện nào cũng ghê rợn, oái oăm tàn tận, nghe như bịa chớ không có thật. Vậy mà vẫn là sự thật.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •