Page 469 of 471 FirstFirst ... 369419459465466467468469470471 LastLast
Results 4,681 to 4,690 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4681
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ...............



    Về tới nhà th́ thấy đèn đuốc đỏ rực, người ta lao xao. Hai Liêm hỏi tôi:

    – Bộ ông bà nông dân lấy nhà chú làm điểm họp hành sao vậy?

    Tôi pha tṛ.

    – Đó là trường tiểu học hỗn hợp đó anh Hai. Anh có huấn thị ǵ không?

    – Tiểu học ǵ? Sao tôi chưa hay? Huấn thị cái con khỉ già .

    – Nó không nằm trong hệ thống Giáo Dục của anh nên anh không biết chớ ǵ.

    Khi vào nhà anh mới vỡ nhẽ ra , đó là lớp học của vợ tôi. Ba chục trẻ con chớ ít ỏi ǵ! Nhưng để bảo đảm sinh mạng học tṛ lẫn cô giáo, lớp học phải tiến hành ban đêm. Không có bàn ghế, không có bảng đen, không có phấn. Mỗi đứa phải mang dầu đèn và một tấm ván nhỏ để kê trên bắp vế làm bàn. Tôi lấy một tấm ván cửa dựng lên và vợ tôi có sáng kiến lấy than trong bếp thay cho phấn.

    – Rủi trực thăng soi, pháo bắn rồi làm sao?

    – Th́ cứ nằm xuống, tắt đèn, sống chết phó cho trời.

    Hai Liêm lắc đầu:

    – Cái Ban Giáo Dục của tôi đến giải tán mất. Sự thực hiện giờ Ban Giáo Dục chỉ c̣n trên danh nghĩa. Toàn tỉnh đâu c̣n cái trường nào. Giáo viên th́ đi bồi mía, gặt cấy mướn hoặc làm việc khác để kiếm sống, c̣n học tṛ th́ cha mẹ bắt ở nhà hết ráo!

    Ngày vui ngắn chẳng đầy gang. Vừa được tiền chiều nay th́ sáng mai bị chụp to. Sư Đoàn 9 hành quân trên Cao Mên đuổi Việt Cộng hơi mệt , nên t́m nơi dưỡng quân. Tội nghiệp, xă Tân Hào được chọn làm nơi nghỉ xả hơi của họ.

    Tôi đành phải chạy theo Hai Liêm và Tư Mô, bỏ nhà bỏ vợ mất ba ngày. Ba Dành là người tốt bụng nên thấy tôi vắng nhà th́ đem vợ tôi về cải trang thành cô thôn nữ lọ lem ở chung trong gia đ́nh. Một đơn vị của Sư Đoàn 9 đóng ngay trong vườn chuối của Ba Dành.

    Khi họ rút đi, tôi mới trở về, bụng phập phồng lo sợ, không biết chuyện ǵ đă xảy ra ở nhà. Chẳng ngờ vợ tôi vui vẻ và tỉnh bơ kể chuyện lại với tôi:

    – Lính Sài G̣n tinh mắt thiệt anh ạ !

    – Tại sao?

    – Họ hỏi em sao mặt mày sáng sủa vậy mà không ra thành ở ? Em nói loanh quanh một hồi, một người trong đám họ bảo: cô này là dân thành chớ đâu phải dân nông thôn. Họ thấy con anh Dành nhặm mắt, họ cho pommade xức.

    Nàng kể tiếp:

    – Họ bắt được ông Mười Đờn ở Văn Công tỉnh với cây đờn ḱm. Ổng định leo lên ngọn dừa mà trực thăng bắn rát không leo kịp.

    – Rồi làm sao?

    – Khi biết được ổng là Văn Công th́ họ bảo ông đờn cho họ nghe rồi họ thả (*)

    (*) Tôi có viết truyện này trong tập “Con Người Vốn Quư Nhất” xb hồi 1989.

    – Trời đất, thiệt à?

    Chị Ba Dành thêm vô:

    – Thiệt mà chú Hai. Cái ông đờn ḱm đầu bạc trắng. Ổng ngồi trên cối giă gạo ổng đờn lẳn tẳn con nít bu lại như coi văn công . Ổng đờn một hồi , rồi ông chỉ huy cho gói thuốc biểu về nhà làm ăn đừng theo Việt Cộng nữa, kỳ sau bắt được không tha. Việt Cộng là ai vậy chú Hai?

    Chị hỏi tôi. Tôi cười:

    – Việt Cộng là ông Ba Dành hội viên nông hội đó!

    Tôi dắt vợ tôi về nhà và móc trong túi ra cả nạm me chín lẫn me dốt. Lâu nay cô nàng thèm chua nên mỗi lần chạy, bận về, gặp me, khế, ổi, tôi đều xin đem về thưởng cho nàng. Cây me già ở Ngă Ba Giồng Chùa đă ban cho chúng tôi nhiều ân huệ nhất. Vợ Ba Sơn cũng đang mang bầu, nên thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng gọi từ ngoài đường vọng vô:

    – Anh Hai ơi ... đi Giồng Chùa không?

    Th́ tôi biết đó là công tác trèo me của hai thằng đàn ông sắp được làm bố. Ba Sơn là người tốt bụng vô cùng. Lúc nào chạy chụp mà có y th́ tôi khỏi lo đói. V́ vùng này toàn là bà con bên vợ y. Có nhiều bữa gặp đám giỗ, tha hồ bồi dưỡng cặp gị.

    Thấy t́nh h́nh quá căng thẳng, tôi và Ba Sơn t́m chỗ đào hầm bí mật. Chúng tôi làm được một cái. Đất giồng, toàn cát, dễ đào, lại không ngập nước. Chúng tôi chỉ dùng có một lần. Đó là lần duy nhất trong đời tôi sống dưới hầm bí mật trong ba tiếng đồng hồ. Cũng may, lính chỉ đi qua. Nếu chúng đóng quân th́ không biết cách nào chui lên. Nhớ tụi thằng Lê Anh Xuân và thằng Hồng Đức chết ngộp dưới hầm ở Long An mà ớn quá. Ba Sơn biết tôi có cây “cun” trong túi xách con nên dặn:

    – Hễ bị moi th́ ḿnh ḅ lên chớ anh đừng bắn nghe anh Hai. Để ḿnh sống mà nuôi vợ nuôi con!

    Tôi bảo thầm: Chú mày đừng lo tôi bắn. Nó vừa đến là tôi chui lên liền, không đợi mời. Tôi mà bị bắt như Mười Đờn th́ được tha tôi không về!

    Tôi luôn luôn bàn với Ba Sơn nay mai lấy nhà bảo sanh ở đâu cho vợ đẻ ? Ba Sơn cho biết y sẽ gởi vợ về gia đ́nh ở thị xă Bến Tre. Y hỏi.

    – C̣n anh?

    – Chắc cũng phải vậy thôi. Nhưng tôi gởi về Mỏ Cày.

    – Phải tính sớm đi anh ạ . Tôi coi bộ t́nh h́nh căng đến nơi rồi.

    – Nó xơi tái xong Cù Lao Minh th́ nó sẽ sang xào ḍn Cù Lao Bảo chớ chạy sao khỏi.

    – Bên này khu giải phóng hẹp hơn bên Minh nhiều.

    Muốn có vợ th́ đă có vợ. Muốn có con th́ sắp có con. C̣n muốn ǵ nữa. Còn nhiều chứ ! Muốn cho vợ con an toàn, no ấm, muốn cho gia đ́nh sống chung được một mái nhà không chồng Bắc vợ Nam. Làng tôi giờ đây nát như tương. Việc nhà việc nước không xong việc nào.

    Số là tôi có hai thằng em, thằng Tâm con cậu Bảy, thằng Đức con d́ Năm. Hai đứa thi rớt Tú Tài sợ ở lại Sài G̣n bị bắt đi quân dịch nên cậu và d́ tôi giữ chúng ở lại nhà ngoại tôi, nhưng ở lại nhà th́ lại bị Giải Phóng bắt dân công chiến trường , nên một lần, hồi ngoại tôi c̣n tại đường, tôi về thăm nhà th́ d́ và cậu tôi gởi hai em đi theo.
    Không ǵ th́ cũng nối được chí của cha mẹ , ngoài ra c̣n tránh được cái vụ quân dịch. Dân Miền Nam thời đó khổ thay. Sống giữa lưới đạn bom. Không biết phải tránh né bên nào. Theo VC th́ ăn đạn Quốc Gia. Theo Quốc Gia th́ xơi mă tấu Cộng Sản.

    Cậu Bảy tôi đă từng tham gia kháng chiến chống Pháp, c̣n dượng Năm tôi là chiến sĩ cách mạng từng bị tù Côn Đảo. Nay hai em tôi đi theo giải phóng th́ cũng xuôi chèo lắm, hơn nữa dưới sự “d́u dắt” (!) của tôi th́ vui biết chừng nào. Tôi đem gởi thằng Tâm cho chị Sáu Ḥa Phụ Nữ Giải Phóng Tỉnh , c̣n thằng Đức được Văn Công nhận vào đoàn.

    Vào đây Đức phải ḷng một cô nữ diễn viên múa . Đức muốn tôi nói dùm một tiếng. Nhưng tôi biết những cô nhảy cóc nhảy nhái này. Trong khu có câu: “Má văn công, mông hộ lư (hay y tá)” nên gạt ngang. Nó cũng biết nghe lời nên quác ra. Về sau khi đoàn chạy thục mạng qua Tân Hào th́ cậu em lại để ư một cô con nhà dân giả ở gần mé sông Cái Hàm Luông.
    Tuy cách sông như vậy, nhưng Tân Hương _ Tân Hào đường chim bay th́ chỉ chừng ba, bốn cây số. Ngày trước bộ đội anh Hai Phải từ Vàm Cái Mít băng qua Vàm Tân Hương bằng xuồng bơi trong ṿng một tiếng đồng hồ.

    Đức bèn nhờ người về Tân Hương rước d́ Năm tôi sang cưới vợ cho nó . D́ Năm tôi lên bến Tre và đi đ̣ máy xuống.

    Do đó tôi mới có dịp gặp d́ Năm tôi. Và cơ hội “ngàn năm có một”: Tôi gởi vợ tôi về nhà. Bấy giờ cái bụng của vợ tôi đă lớn. Đêm nào tôi cũng để tay lên bụng vợ tôi để nghe đứa con máy, có khi máy mạnh, có khi máy nhẹ , nhưng tôi đều nghe cả đất trời rung rinh theo “cái máy” của con tôi. Có niềm vui nào hơn niềm vui của thằng con trai sắp được làm cha.

    Chạy chụp về tới cửa, câu đầu tiên của tôi là: “ở nhà con có máy không em?” Vợ tôi đáp: “Có! Con máy hai ba lần!” Tôi cụ thể hơn: “Mấy cái mạnh, mấy cái nhẹ ?” Đêm nằm, tôi luôn luôn thủ sẵn chiếc đèn pin trên
    tay, hễ vợ tôi kêu: “Con máy mạnh đau quá!” th́ tôi bật đèn lên để nh́n con tôi máy trong bụng vợ. Thật là huyền diệu, mầu nhiệm thay , đấng Hoá Công đă tạo nên con người.

    Vợ tôi phải bỏ dạy một đêm để chia tay với đám học tṛ. Cô giáo vườn và đám học sinh ngây ngô nhếch nhác quyến luyến nhau vô cùng. Chúng khóc mùi mẫn. Con của anh Ba Dành, thằng Bút, thằng Tải, thằng Luận, con Nâu, con Yến … là những người bạn tí hon của chúng tôi trong những ngày tá túc ở đây. Chính chúng là niềm vui của vợ chồng tôi.
    Thằng Tải giỏi ngoéo cua biển. Mỗi lần bắt được một con, nó đem lại cho, chúng tôi trả tiền, nó không lấy. Nhà thằng Định có nhiều dừa khô, thỉnh thoảng nó xách đến cho chúng tôi một cặp. Đêm nào cũng vui như đêm nào , nhờ có tiếng học ê a của chúng. Bây giờ bỗng đứt ngang t́nh cảm. Tôi bảo tôi sẽ dạy tiếp theo cô giáo, nhưng sau đó tôi buồn quá lơi dần, rồi nghỉ hẳn.

    Tôi gói ghém mọi món đồ tế nhuyễn của vợ tôi dồn vào cái xách tay bằng ni-lông, gia tài chỉ có thế, rồi đưa vợ ra Thạnh Phú Đông, gần bến đ̣ máy đi Bến Tre. Vợ chồng tôi ở tạm trong nhà bà suôi sau này của d́ Năm tôi.

    D́ Năm ôm vợ tôi khóc ṛng. Đêm đó tôi không ngủ được v́ xa vợ xa con.
    Đêm chia ly, tôi nằm bên vợ tôi, tay để trên bụng vợ chờ nghe con cựa ḿnh để cảm thấy giờ phút làm cha gần hơn, để được sờ đứa con rơ hơn qua làn da bụng của vợ.

    Mới đám cưới đây mà đă có con. Lạy Trời, lạy Phật. Tôi xin đội ơn Người đă mang đến cho tôi và ḍng họ tôi một niềm vui vĩ đại mà suốt hai mươi năm theo đảng tôi đă bị chúng cướp mất.

    Tôi dặn vợ tôi đủ thứ chuyện như một bà già xưa. Nào đừng có làm công việc nặng, đừng có bước lên bước xuống thềm cao, đừng xem đánh lộn, đừng ăn món ǵ và nên ăn món ǵ.

    – Anh muốn em về đâu? Về má trên An Định hay má dưới Hương Mỹ ?

    – Má nào cũng được, miễn về nhà ḿnh th́ thôi.

    Tiếng c̣i điện của đ̣ máy văng vẳng đưa từ phía Sơn Đốc. Người đi thị xă Bến Tre lục tục kéo ra bến. Họ từ trong vườn men theo một bờ ranh lớn, gánh, xách rau cải bầu bí gà vịt, khiêng cả heo đem lên thành bán. Tiếng người tṛ chuyện, tiếng gà vịt heo ... ḥa lẫn nhau cùng với những ngọn đuốc chấp chới trong buổi hừng đông, làm thành một nét sinh hoạt đặc biệt của khu giải phóng.
    D́ Năm tôi bảo:

    – D́ đưa vợ cháu về nhà ngoại ở Tân Hương trước, d́ sẽ nghe ngóng t́nh h́nh trong Hương Mỹ , nếu êm ái ,d́ sẽ đưa nó về nhà cháu ở với má cháu. Nếu t́nh h́nh c̣n lộn xộn th́ d́ để nó ở với d́ một thời gian rồi sẽ tính sau. Chừng nào nó sanh xong, cứng cáp, d́ sẽ đem mẹ con nó qua thăm cháu. Ờ, chắc chừng đó sẽ tới đám cưới thằng Đức. Mọi việc đă xong, chờ ngày cưới.

    Đèn pha sáng rực của chiếc đ̣ máy xuyên thủng màn sương ... lù lù tới. Khách khá đông nhưng không ai chen lấn v́ nếu hụt chuyến này c̣n chuyến khác ngay sau đó. Vợ tôi gục đầu vào vai tôi, nức nở, không ra lời :

    – Anh ở lại cho cẩn thận, ít bữa em qua !

    Tôi không nói ǵ hết. Đă nói cả ngàn chuyện đêm qua rồi. Tôi rọi đèn pin lên chiếc đ̣n dài và dắt nàng bước lên đ̣. Mọi cuộc biệt ly đều giống nhau: nước mắt và hứa hẹn tái ngộ. D́ Năm tôi bảo:

    – Lên tới Bến Tre d́ sẽ ghé nhà mợ Tám và nhắn tin cho cháu.

    Nhà mợ Tám tôi bị cháy rụi trong Mậu Thân nay mới dựng lại bằng tôn gỗ của Ty Xă Hội cấp. Sau này, khi hồi chánh, tôi đi thẳng một mạch từ Châu Đốc xuống đây và bảo thằng em con mợ lên báo tin cho Bộ Chiêu Hồi.

    Đ̣ lui. Tôi nghe như chết nửa thân người. Từ trước tôi chỉ chia tay với người yêu. Lần này chia tay vợ và con. Đau khổ gấp trăm lần. Sông Hàm Luông, một trong những ngành lớn của Cửu Long Giang, tôi đă vượt qua cả chục lần từ 1945 tới nay, bây giờ tới vợ con tôi, con sông máu và nước mắt. Tuy từ đây lên thị xă , đ̣ chỉ chạy ba tiếng đồng hồ, nhưng tôi vẫn lo sợ.

    Tôi trở lại nhà nhạc mẫu em Đức, chờ tin từ Bến Tre. Chiều hôm đó, đ̣ về tới. Chủ đ̣ cho tôi biết rằng vợ tôi đă tới Bến Tre.
    Tôi càng nung nấu ư chí về thành. Một ngàn cái cách mạng, một trăm cái giải phóng này tôi cũng bỏ. Mười năm ở Hà Nội tôi trốn không thoát. Ba năm ở Miền Nam việc bỏ CS chỉ là một bước , nhưng gia đ́nh tôi c̣n ở ngoài khu giải phóng. Tôi đi là bọn du kích mừng lắm v́ chúng sẽ có cớ bắt má tôi và cướp của cải tôi. Tôi nằm ở đây ẩn nhẫn chờ quân B́nh Định hoàn thành việc chiếm đóng Cù Lao Minh là xin chào. Không luyến tiếc chút ǵ.

    Nói th́ dễ, nhưng trên thực địa th́ không. Đă lỡ , tay trót nhúng chàm rồi, khó rửa sạch, cũng như theo Cộng Sản không dễ ǵ rứt ra. Cộng Sản không rộng lượng như người Quốc Gia. Chúng là loại người đê tiện nhất thế gian. Chúng có thể làm bất cứ việc ǵ để trả thù.

    Tôi trở lại nhà anh Ba Dành với một tâm sự năo nề chán chê tê tái. Giá tôi vứt ba lô súng ngắn nhảy xuống đ̣ đi luôn với vợ tôi th́ giờ này tôi đă ở nhà mợ Tám tôi, rồi ra chợ uống nước đá, hoặc dạo chơi ở bờ Hồ giếng nước cũ Bến Tre rồi.

    Về sau, các vị trong Ban Chỉ Huy đoàn Văn Công Tỉnh đă chuồn về thị xă bằng những chuyến đ̣ máy này. Một tay là trưởng đoàn, nhạc sĩ đờn ḱm đă từng vô dĩa Pathé, một tay là bí thư chi bộ đoàn.
    Cả hai đă ngụy trang thành những ông già , rồi ră bành tô luôn. Nhiều em về nhà trong vùng Quốc Gia vừa chiếm lại, lấy chồng, nhiều em vọt thẳng lên Sài G̣n. Sau này có vài em gặp tôi. Số c̣n lại bị hốt ở Thạnh Phong, sẽ kể tới.

    Về đến nhà gặp chị Ba Dành và mấy đứa con đang quét dọn sân trước. Chị Ba hỏi.

    – Chú đưa thím ra đ̣ rồi hả?

    Đám con chị cũng hỏi làm cho tôi suưt bật khóc.

    – Thím Hai chừng nào trở lại, chú Hai?

    Tôi ṿ đầu chúng, an ủi:

    – Ít bữa thím qua.

    Tôi vào nhà, vô buồng. Hoang vắng kinh hoàng. Tôi ra sau múc nước rửa mặt. Thấy như vợ tôi c̣n đó, đứng xách nước đổ vô lu và lóng phèn để xài hằng ngày. Một lần tôi chạy chụp về, thấy vợ tôi ngồi nôn ọe bên chiếc lu. Cả tôi lẫn nàng đều không biết đó là hiện tượng ǵ. Măi sau vợ Ba Sơn mới cho biết và Ba Sơn rủ tôi đi hái me ở Giồng Chùa. Gói me, trái bưởi tôi đem về kỳ rồi, nàng c̣n bỏ lại đó , càng gợi thêm buồn. Tôi ra sân nói mấy lời cảm ơn chị Ba , trước khi dời địa điểm. Chị la lên :

    – Chú đi đâu? Thím đi về th́ chú ở đây với vợ chồng tôi chớ? Tụi nhỏ mến chú thím lắm.

    – Tôi cũng ở gần đây thôi chị Ba à ! Thỉnh thoảng tôi đến thăm anh chị và các cháu.

    Tội nghiệp con nít xóm này mới học được nhấp nhem, bây giờ không có cô giáo. Tôi phải gạt nước mắt lặng lẽ ra đi. Trong đám dân địa phương chạy chụp dù , tôi có quen với Sáu Tiến. Tiến là chi ủy viên xă, có đi học lớp đào tạo cán bộ ǵ đó trên R, có nghe Trần Bạch Đằng diễn thuyết. Tôi t́m tới y chớ không nhờ Mười Lết nữa, để nhờ giúp cho tôi một chỗ ở. Sáu Tiến dẫn tôi đến nhà Năm Tích là anh ruột của y và gởi tôi ở đó “cho có bạn” chạy với nhau. Năm Tích chỉ có một đứa con gái chừng mười tuổi . Vậy là chuyện ăn ở rất gọn.

    Tôi cố gầy dựng lại lớp học của vợ tôi để có gạo ăn, ba chục lít một tháng là một nguồn lợi rất lớn, và giữ quan hệ với bà con trong xóm, để có việc ǵ th́ được sự giúp đỡ, như đau ốm, nhất là bị thương t́m được cái gọi là “y xá” trong khu giải phóng cũng không dễ hơn ở Trường Sơn. Người ta giữ bí mật triệt để, đến nỗi thương binh t́m không ra phải khiêng trở về và đành chịu chết.

    Đó là trường hợp của em Hồng, một thanh niên ở xóm. Nhà Hồng khá giả có ruộng và nhiều đ́a ao, nơi tôi thường chọn tép đă kể trên kia. Một hôm Hồng khoe với tôi sẽ tát cái ao trước cửa nhà và mời tôi đến ăn tôm nướng. Tôi cũng đến hụ hợ để chốc nữa ăn cho mạnh miệng.

    Nước giựt xuống quá nửa ao. Bùn đất bị khuấy lên. Tôm càng xanh bị xốn mắt nổi lên quơ râu đỏ cả mặt nước. Hồng kêu cô em gái cắt rau sống và đi mua bánh tráng ở ḷ gần đó. Tất cả hứa hẹn một bữa tôm nướng đă đời. Nước c̣n chừng một gang th́ lộ đáy ao, Hồng lội xuống quơ bắt những chú tôm càng xanh đang hết nước sống. Khi ra tới giữa ao Hồng càng quơ mạnh. Tôm đầy một giỏ đ́a.


    Mai tiếp ....

  2. #4682
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ...............



    Bỗng “ụp” một tiếng. Bùn chung quanh Hồng bắn lên. Một người trên bờ reo lên:

    – Cha chả, cá trê trắng to lắm.

    Hồng nhăn mặt và biến sắc. Một ông già bảo:

    – Bộ bị cá trê chém rồi hả?! Không sao, tôi có bùa. Ngắt cái đuôi nó dán vào vết thương và miệng nói “không nhức, không nhức”, chừng một hồi th́ khỏi.

    Nhưng Hồng khuỵu xuống và gục mặt trong bùn. Không ai rơ chuyên ǵ lạ vậy. Mấy người đứng gần đó nhảy xuống lôi Hồng lên. Chân phải của Hồng máu me dầm dề . Không phải cá trê trắng mà là lựu đạn. Trời ơi ! Ác thế ! Cô em gái Hồng chạy đi báo tin. Ông già của Hồng đang làm ngoài đồng nghe vậy chạy ḅ càng . Bờ lộ không đi, ông lủi dưới mương, vừa lội vừa la như điên.

    Vết thương Hồng đă được băng bằng cả chiếc mùng cũ xé ra. Nhưng máu không ngưng chảy. Bị thương ở giữa đất śnh, vết thương làm độc. Hồng bất tỉnh ngay sau đó. Hồng được chở đi t́m bệnh xá, quân y xá, đủ thứ xá, bất cứ chỗ nào , để được một tí thuốc đỏ bôi vào và một bàn tay cứu thương mó tới , nhưng chèo đi ba đồng bảy đổi suốt nửa ngày và một đêm. Đến chỗ này, người ta bảo ở chỗ kia, đến chỗ kia lại được biết y xá mới vừa dời. Rốt cuộc, cậu thanh niên 18 tuổi chết v́ phong đ̣n gánh.

    Người nhà cậu chửi rủa mấy ông nội du kích lúc trời mưa ghé lại rửa chân đă làm rớt lựu đạn dưới ao rồi không dám ṃ, bỏ luôn. Nhưng mấy ông nội th́ đổ thừa đó là đạn M79 của Thủy Quân Lục Chiến mới vừa càn.

    Thiên hạ hoang mang không ai dám chịu cha ăn cướp. Lúc cởi băng ra lau vết thương để tẩn liệm cho thằng nhỏ th́ thấy một miểng lựu đạn trong quần cậu ta.

    Chuyện du kích gài lựu đạn chết dân là sự thường. Không ai bắt đền bồi hoặc kiểm thảo ǵ cả. V́ “đó là họ chống càn, giặc rút họ quên không gỡ, dân có lỡ đạp chết th́ thôi. “

    Gài lựu đạn thời kỳ chống Mỹ không có vui vẻ dễ ăn và dễ trở thành anh hùng như trước. Thời Pháp, lính ruồng đi bộ, du kích có thể biết trước đường đi của chúng cả giờ đồng hồ. Du kích tha hồ gài và ngụy trang rồi lui vào bụi lùm xa xa ngồi chờ kết quả . C̣n bây giờ lính chụp dù không đi đường lộ, mà nhảy cóc hoặc có trực thăng vừa bắn vừa dẫn đường.

    Cho nên mấy ông nội, cứ phóng chừng mà gài cho thật nhanh rồi phóng. Có khi ông nội gài, ông ngoại đạp. Có khi gài rồi không nhớ chỗ, v́ lúc gài bị trực thăng bắn rát nên không làm dấu kịp, lúc rút, trở ra t́m không thấy loay hoay một chập lại dẫm lên lựu đạn của chính ḿnh. Hoặc có nhiều ông nội làm biếng, gài không nổ rồi bỏ luôn, kẻ nào đạp ráng chịu. Ai mà truy cho ra tác giả. Hoặc tệ hơn nữa, các ông vô t́nh gài trên đường thoát thân của dân cán.

    Thằng Hồng chết v́ mảnh lựu đạn cũ lại quết đầy bùn non śnh thối, cũng chưa bi thảm bằng cái chết của ông Năm Hữu, Khu ủy Viên khu 8. Ông là thầy giáo dạy trường Mỏ Cày. Khi kháng chiến bùng nổ, ông bỏ trường đi theo tiếng gọi non sông làm trưởng ban tuyên truyền tỉnh, sau thầy Ngọc, trong ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh tỉnh của ông Mười Huệ.

    Ra Bắc ông được cho làm phó một thời gian rồi gởi về Nam. Đạo đức của ông cao lắm nên ông được mệnh danh là Cụ Hồ Con. Ông dư sức vào Khu Ủy nhưng tụi đàn em trong này giành hết ghế, ông không có chỗ. Trung ương phải điện vào chỉ định ông làm Phó Bí Thư Khu Ủy th́ đàn em mới chịu nhín cái ŕa ghế cho Cụ Hồ Con ngồi tạm.

    Ông là trí thức nên muốn đi đường thành đến các tỉnh ông phải phơi nắng cho tiệp với nước da lănh đạo của bần cố hỉ để không bị nghi ngờ. Ông về Bến Tre gặp tôi hai ba lần. V́ không có quan hệ cũ cũng không có quan hệ trong công tác hiện tại, chỉ dính tí bà con nên gặp nhau chỉ chào hỏi rồi mạnh ai nấy lủi. Kỳ đó ở Tân Hào, ông gặp tôi, bảo:

    – Cháu cẩn thận, tụi du kích ở đây gài lựu đạn ẩu lắm!

    Chẳng ngờ vài hôm sau ông lại chết v́ một trái lựu đạn gài. Không phải của du kích mà chính của tên cận vệ ông. Nghe pháo nổ dọn băi ở Bàu Sen, anh chàng cận vệ vác lựu đạn gài chặn đường vào căn cứ mà không cho ông biết. Ông ra ngoài chỗ trống ngước nh́n con đầm già bắn điểm. Ông né qua né lại thế nào mà lại giẫm trên quả lựu đạn…
    Cái chết của ông Cụ Hồ Con làm rúng động cả một vùng. Tỉnh Ủy đă giấu nhẹm tin này. Tội nghiệp thay vợ con ở trong thị xă mà không cho hay . Cứ mỗi lần ra thăm, họ được đám Tỉnh Ủy cho biết ông về khu hoặc lên R hội nghị, nào ngờ ông đi công tác vô thời hạn ở âm ty.

    Ở Củ Chi năm 1967, chẳng khác Nam Bộ kháng chiến 1946: cưa tay chân thương binh bằng cưa thợ mộc không có tê, mê . Đó là bác sĩ Tám Lê , anh hùng quân đội Việt Cộng.


    Ở Bến Tre bác sĩ mổ chiến thương trên xuồng, nước lớn lắc lư và bác sĩ đứng dưới nước ngập đến ngực. Đó là bác sĩ Bích. Trên đầu th́ đầm già quần t́m điểm. Tôi trông thấy tận mắt. Ai có thể bịa ra nổi những chuyện như vậy?

    Tư Mô cứ than vắn thở dài với tôi:

    – Nếu bắt tôi phải chết, cho tôi xin cái chết b́nh thường, đừng quá bi thảm.

    B́nh thường sao được ? Cuộc sống này đă là một sự mọi rợ rồi. Lúc này quân B́nh Định đă ổn định hoàn toàn Cù Lao Minh. Đi tới đâu như chẻ tre tới đó. Dân cán chính cấp tỉnh chạy thoát thân qua bên Cù Lao Bảo, chỉ c̣n đám huyện xă ở lại mặc t́nh chui hang.

    Rồi cuối cùng Cù Lao Bảo cũng không yên. Những cuộc chụp liên tiếp của Sư Đoàn 7, Sư Đoàn 9, Thủy Quân Lục Chiến có phù hiệu con ó đậu trên trái đất, Biệt Động Quân, Trâu Điên sau Tết Mậu Thân đều thừa thắng xông lên. Không ngày nào, tôi và Tư Mô không chạy. Chạy ngày không giờ, tuần không thứ, ban ngày không đủ tranh thủ ban đêm. C̣n nói ǵ đến việc sáng tác. Tư Mô cười buồn:

    – Ḿnh càng chạy xa , chiến thắng càng gần!

    Một hôm nằm ở quán Bà Mười, vặn đài Sài G̣n nghe tin lén, bỗng Tư Mô la lên:

    – Thằng Dương Văn Đức ca-ma-lố của tôi!

    – Sao?

    – Nó làm tới Trung Tướng.

    – Anh quen nó hồi nào?

    – Nó học Le Myre de Vilers với tôi. Mà bây giờ nó vậy, ḿnh vầy. Chú coi đó.

    – Th́ tại nó đi bên kia ḿnh đi bên nầy, nên nó vậy ḿnh vầy, c̣n than nỗi ǵ bác nó ! Ai biểu già rồi c̣n ham vui chi ... mà bây giờ than thở!

    Từ đó tôi và Tư Mô dính với nhau sinh tử bất ly, khi th́ ở Thạnh Phú Đông, lúc lên Phước Long, lúc lại sụt về Tân Hào, tùy t́nh h́nh, nhưng nói chung không ngày nào nghỉ chân trên con đường chạy đua với trực thăng, lủi trốn chẳng khác ǵ hồi bác bí mật đi t́m đường cứu nước.

    Đoán chừng vợ sắp sanh, hằng ngày tôi từ Tân Hào lội ra Thạnh Phú Đông để đón đ̣ máy hỏi tin tức. Tôi đă dặn các em con cậu Tám tôi ở Bến Tre, hễ vợ tôi sanh th́ đến đ̣ máy Sơn Đốc nhắn cho tôi hay liền.

    Một bữa tôi vào một ngôi nhà thật tồi tàn, gặp một bà già hom hem. Trong lúc ngồi đợi đ̣, qua câu chuyện xă giao, tôi được biết đó là bà vợ của một anh hùng trong thời kỳ chống Pháp: anh Phan Văn Kích, tự Ba Kích, Chỉ Huy Phó, sau lên Chỉ Huy Trưởng bộ đội Đoàn Trần Nghiệp, gốc là bộ đội của Hai Phải.

    Nguyên hồi đó ở bên Cù Lao Bảo có hai nhóm tự động vơ trang, một là nhóm của anh Phan Văn Phải tự Hai Phải do anh và hai người em ruột của anh là Ba Kích và Năm Hà gây dựng. Nhóm thứ hai là nhóm của Đồng Văn Cống, tức Bảy Cống.

    Anh Hai Phải đă anh dũng hi sinh trong trận hạ đồn Cầu Mống tại làng tôi. Sau đó anh Ba Kích và anh Ba Lắm lên chỉ huy thay cho anh Hai Phải. Anh Kích hi sinh trong một trận đánh đồn ở Trà Vinh. Năm Hà tiếp tục chỉ huy thay hai anh.

    Đó là những người hùng yêu nước tuyệt vời, không đảng phái không cờ đỏ Mác Lê ǵ cả. Thế nên khi Năm Hà tập kết ra Bắc th́ bị coi như một con người tầm thường, công lao bị phủi sạch. Thói thường Cộng Sản là như thế. Khi c̣n lao đao lận đận trốn chui trốn nhủi trong chuồng heo th́ khác. Nhưng khi đớp được mồi ngon th́ bọn đầu xỏ quên hẳn nhờ ai chúng được lên ngôi.

    Một vạn trường hợp như thế đă xảy ra cho cán bộ Nam Kỳ. Ba anh em Hai Phải là một trường hợp. Một lần tôi đi từ Hà Nội xuống Hải Pḥng, t́m đến thăm chú Năm Hà th́ thấy chú đang ở một cái cḥi gần Cầu Rào. Chú đi săn vịt trời bán lấy tiền sinh nhai. Bây giờ về Nam tôi gặp bà góa phụ Phan Văn Kích, nghèo nàn và cô độc sống trong một ngôi cḥi tranh.
    Bà có một cô con gái tên là Huấn Ngọc đang làm biên đạo trong đoàn Văn Công Giải Phóng Tỉnh đang ră ra ... đi cuốc đất trồng rau ở Tân Hào. Sau này tôi và Tư Mô có dịp chạy chung với đoàn này xuống Thạnh Phong.

    Việc gặp bà Phan Văn Kích làm tôi nhớ lại nhiều vị công thần Nam Bộ bị bạc đăi, hất hủi một cách lạ lùng mà tôi đă kể ra không biết bao nhiêu lần, bất cứ ở đâu để cảnh tỉnh những ông bà nhắm mắt đốt nhang thờ Bác Đảng suốt gần nửa thế kỷ nay. Viết đến đây , tôi nhớ thêm một trường hợp khác : Khu Phó Nguyễn Hùng Phước.

    Thời kỳ đầu kháng chiến, ở Miền Tây Nam Bộ giặc Pháp khiếp đảm những cuộc đột nhập hạ đồn xuất quỉ nhập thần của nhóm xung kích cảm tử Nguyễn Hùng Phước, mà người dân Miền Tây tặng cho danh hiệu Con Hùm Xám Miền Tây.
    Em ruột của Nguyễn Hùng Phước là Nguyễn Hùng Minh là một thợ máy từng làm giám đốc một công binh xưởng đă đem mẹ già 70 tuổi ra Bắc những mong nh́n dung nhan bác Hồ. Nguyễn Hùng Minh không có nhà ở , phải đem mẹ ẩn náu dưới gầm cầu Long Biên trong một túp lều làm bằng cạc-tông.

    Một buổi chiều như những buổi chiều, tôi ra bến đ̣ để đón tin vui. Th́ tin vui đến thật. Một người đă đưa tôi một lá thơ của em gái tôi.

    Anh Hai,

    Chị Hai đă sanh con gái. Mẹ tṛn con vuông. Má đặt tên cho cháu là Mỹ Hạnh. Chờ chị Hai cứng cáp , em sẽ đưa chị và cháu sang thăm anh.

    Em. .

    Tôi nghe như cả đất trời quay vun vút, tôi không đứng vững. Tôi đă có con. Tôi đă làm cha ! Ḍng họ tôi được nối tiếp. Tía má tôi có cháu. Tôi phải t́m ngay một người để chia sớt niềm vui. Người đó không ai khác hơn là Tư Mô.

    Chiều hôm đó Tư Mô câu được nhiều cá . Chúng tôi về nhà Ba Dành nơi tôi ở để làm tiệc . Nhà cửa từ ngày vợ chồng tôi ra đi , đă trở thành hoang tàn. Chị Ba chứa củi, nuôi gà và giă gạo xay lúa trong đó. Chúng tôi t́m vỏ dừa đốt than nướng cá. Đám con Ba Dành, học tṛ cũ của vợ tôi mừng ríu rít, tưởng thím Hai trở lại dạy học.

    Ba Dành bắt con gà gị và sai con đi mua rượu để mừng chú Hai có con. Đêm đó tôi và Tư Mô tâm sự rất dài về gia đ́nh. Chính tôi định đặt tên con tôi là Dung và tôi nhờ anh viết chữ nho để gởi về cho em gái tôi thêu trên áo con. Nhưng má tôi đă đặt cho nó là Hạnh. (Năm 1992 Mỹ Hạnh đă đỗ Cử Nhân Khoa Học – BS). Nếu tôi không cương quyết đá Bác Đảng th́ tôi vẫn phải ở rừng để chiều chiều coi khỉ cái là những mỹ nhân. Tư Mô nói với tôi một câu để đời:

    – Từ nay viết truyện chú sẽ mô tả vấn đề vợ con chính xác và sâu sắc hơn.

    Từ đó tôi không ngớt nghĩ cách bỏ Đảng Bác mà đi, miễn sao gia đ́nh tôi toàn vẹn. Mười cái Đảng và chục “thằng Bác” tôi cũng bỏ.


    B́nh Định xong Cù Lao Minh, quân Sài G̣n phóng mũi lao sang Cù Lao Bảo. Bên này đất hẹp người đông v́ cán bộ dồn cục tới đây t́m sinh lộ. Tỉnh Ủy biến mất cùng với các cháu gái đánh máy và giao liên.
    Xă Phước Long có một khu rừng lá rộng lớn mà chúng tôi đặt tên là “Đám Lá Tối Ṃ”. Trước đây bị đuổi ở Tân Hào th́ chúng tôi chạy dồn lên đây. Nhưng bây giờ nó không c̣n là nơi an toàn nữa. B52 đă thả bom bốn lần.

    Tôi và Tư Mô cũng phải tính kế thoát thân. Toàn khu Giải Phóng của tỉnh Bến Tre bây giờ chỉ c̣n lại một lỏm đất trống ở xă Thành Phong. Đó là phần đất cuối cùng của Cù Lao Minh giáp với biển Đông. Nơi đây được Hà Nội dùng làm băi đổ vũ khí của quân Bắc Việt.

    Chúng tôi tự động đi t́m trạm giao liên. Mỗi chuyến xuồng đuôi tôm chở được từ tám đến mười người, nhưng phải có giấy giới thiệu của Tỉnh Ủy, bởi v́ Thạnh Phong đă trở thành “thánh địa” của Tỉnh Ủy. Không phải ai muốn đến cũng được.
    Nhưng giao liên đi một ngày nghỉ hai ba ngày và c̣n tùy thuộc t́nh h́nh. V́ vậy nên cán bộ ứ đọng nằm lềnh khênh trong vườn ổi dọc bờ sông Hàm Luông chờ chuyến, chờ chụp, chờ chết.

    Chúng tôi đành năn nỉ. Tuy là công tác dưới quyền Tỉnh Ủy , nhưng đất nước này là xứ sở chúng tôi, chỗ nào mà chúng tôi không từng đi qua hồi chín năm? Cho nên chúng tôi đi không cần phải có liên lạc. Chỉ cần chiếc xuồng con là chúng tôi đi Thạnh Phú được thôi. Chỉ sợ ba cái hô-bo trên sông Hàm Luông. Chúng chạy như bay trên mặt nước. Khi chúng thấy th́ không lủi kịp. Chỉ bị bắt thôi.

    Chúng tôi đă xuống nước tận cùng , nhưng liên lạc nhất định giữ vững nguyên tắc. Thời may có Trưởng Ty Công An là bạn học trường quận cũ với tôi ở đâu lơn tơn đi tới. Nó đang làm thường vụ Tỉnh Ủy nữa, không biết sao nó chưa vô Trung ương mà Mười Kỹ – Nguyễn Xuân Kỹ- lại được vào, nó nói với giao liên:

    – Hai ông này là người của R. Cho ổng xuống căn cứ đi ! Tôi chịu trách nhiệm.

    Thế là hai ông cán R được hân hạnh xuống xuồng xuôi Thạnh Phú. Cùng đi với tôi có bà cô họ của tôi làm Chi Ủy ở Minh Đức. Bả đi tập huấn dưới tỉnh. Tuy là cô nhưng bả chỉ bằng tuổi tôi. Hồi 45 cách mạng đứng lên, bả cũng chỉ huy thiếu nhi như tôi thôi. Bây giờ bả vô Tỉnh Ủy , nhưng bả không dám ra lệnh như thằng Trường Ty Công An.

    Xuống xuồng chạy đuôi tôm trên sông cái mênh mông,anh Tư Mô rỉ tai tôi, ảnh nói tiếng Pháp v́ sợ họ biết :

    – Non acte de violence nghe chú Hai!

    Ư của ảnh là nếu bị hô-bo đuổi kịp bắt sống th́ ríu ríu nghe theo chớ không có chống cự. Ảnh đă dặn tôi từ trên bờ nhưng xuống ghe c̣n dặn lại cho chắc.

    Hai anh em đă từng đi trên R về tới đây, qua sông Cửu Long mấy lượt qua lộ Đông Dương mấy lần sanh tử có nhau. Tưởng về tới xứ là khỏe, ai dè lại vượt Cửu Long lần nữa. Mà lần này đi “đ̣ dọc” nghĩa là đi trên sông một khoảng dài chừng mười cây số chớ không phải chỉ băng vọt qua là xong đâu. Cái đoạn đường thủy mười cây số này có nhiều “yếu tố”, đụng ho-bo hơn những khúc trên miệt Mỹ Tho.

    Tôi cũng run gân lắm nhưng làm bộ tỉnh táo , lấy mấy trái ổi ra nhai nhóp nhép. Anh Tư khều khều tôi bảo cởi cây K54 ra đút dưới sạp xuồng. Tôi chỉ cởi ra rồi ngồi lên thôi v́ cái xuồng bể, nước vô óc ách, đút xuống đó ướt hết. Thực ra tôi không nghĩ là tôi dám bắn trả một phát nào trước họng súng lính Mỹ trên ho-bo. Ngồi lên súng là một cử chỉ sẵn sàng giơ tay hoặc nhảy xuống sông lặn thôi. Từ 1948-49 ǵ đó, tôi đă làm phóng viên chiến trường nhưng cũng chưa bắn phát nào.

    May mắn thay con đường đi “xuống căn cứ địa” hoàn toàn mỹ măn. Lên đến trạm an toàn, hai anh em mừng húm, tưởng như tới Tây Phương. Vừa bước chân lên băi đất cát êm ái th́ đụng đầu một thằng mang K54 đ̣i xét giấy. Tư Mô né ngang. C̣n tôi trờ tới, hỏi ngược lại hắn ta:

    – Đồng chí là ai? Tôi phải coi giấy đồng chí trước rồi tôi mới đưa giấy của tôi cho đồng chí coi !

    Bỗng hắn ta kêu lên:

    – Mày là thằng…

    Tôi cũng nói lại:

    – Mày là thằng… à…

    Th́ ra hắn ta là thằng “Ṭng địa” bí thư Huyện Ủy Thạnh Phú kiêm Tỉnh Ủy Viên, bạn học cùng Trại Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh hồi trước. Nó coi anh Tư Mô như đàn anh nên khỏi giới thiệu. Xa nhau trên hai mươi năm mà vẫn c̣n nhận ra nhau. Gặp thằng thổ địa này th́ đỡ nấu cơm và không phải lo hầm trốn nữa. Cứ nắm đầu nó thôi.


    Mai tiếp ...

  3. #4683
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ...............



    Nó lấy đuôi tôm chở tôi và Tư Mô vô căn cứ của nó, chớ không phải của Huyện Ủy. V́ mỗi thằng ở một hang, không ở chung, sợ bị chết chùm, tuốt trong một xóm lá rậm ri. Ăn nhậu xong, nó mới nói về t́nh h́nh.

    – Các cha xuống đây là cái rọ . Cuộc sống chỉ tính từng ngày.

    Tư Mô bảo.

    – Được ngày nào hay ngày nấy!

    – Tụi nó sắp lấy Hương Mỹ làm tỉnh lỵ cho một tỉnh mới là Kiến Tân.

    Tôi cười ha hả :

    – Rồi ḿnh ở đâu?

    Tư Mô mỉa mai :

    – Ra biển.

    – Hồi đó tới giờ mày có lái đầu xe lửa nữa không?

    – Xe lửa ǵ? Chạy sút trứng non trứng già đây, xe đâu mà chạy?

    Tôi nhắc lại chuyện xưa, lúc khóa học “Chiến Thắng” của Thanh Niên Cứu Quốc Tỉnh bế mạc, đốt lửa trại liên hoan th́ hắn, do cái thân mập lù, được cắt giữ vai lái xe lửa, tức là làm bộ chạy x́nh xịch bằng miệng trong lúc chúng tôi đồng thanh “hợp xướng” ba tên trùm Phát Xít là Ribbentrop (khi xe vừa khởi đầu), Von Papen (khi xe chạy nhanh), Hess (khi xe dừng lại).

    Bây giờ hắn cũng c̣n mập như xưa, chỉ già đi thôi. Hắn đổi tên là Ba Thơ. Hắn cũng không hỏi chúng tôi tới đây làm ǵ. V́ hắn thừa biết lúc này quân B́nh Định đang rải đều ở An Định _ Thành Thới để chiếm đất và chiêu an bà con. Tư Mô buột miệng hỏi Ba Thơ,

    – Tết nhất rồi, tính sao chú Ba?

    Hắn nói:

    – Ông bà chạy mất hết có ở nhà đâu mà ăn Tết?

    Một lúc sau, Tư Mô mới nói cho biết , tôi là dân Mùa Thu. Hắn không tỏ vẻ mừng rỡ ǵ hết ráo. Mùa Thu hay mùa Đông ǵ cũng chạy vắt gị lên cổ thôi.

    Ba Thơ bảo:

    – Sáng mai nếu t́nh h́nh êm , tôi sẽ dắt các cha đi ăn Tết chực.

    – Sao lại không? Nhưng tội nghiệp ông bà ḿnh. Con cháu không có ở nhà để cúng kiến.

    Tôi tính đến năm nay là hai mươi năm tôi không có quét mộ ông bà và không gặp mặt tía má tôi. Tôi cũng buồn năo ḷng nhưng làm bộ:

    – Thôi bỏ qua mấy chuyện đó đi anh Tư. Ở Sài G̣n ăn nhậu đă đời lại c̣n ṃ ra rừng mần chi.

    – Hổng biết sao hồi đó tôi lại nhẹ dạ vậy, thằng bạn quèo cái là đi liền, lại c̣n giấu vợ con!

    Sáng hôm sau, chúng tôi ăn cơm sớm. Đó là thói quen của dân cán xứ Đồng Khởi, v́ nếu quân Sài G̣n tấn công th́ hừng đông đă có pháo dọn băi. Nếu không bỏ bụng ba hột th́ làm sao chạy đua nổi với trực thăng? Lại nghe tin là Sư Đoàn 9 đang nghỉ quân ở Kiến Ḥa, Tư Lệnh của Sư Đoàn này là Tướng Trần Bá Di con của ông Trần Bá Vạn là thầy của tôi ở Collège Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho, th́ nó xuống đây không quá hai mươi phút.

    Tôi hỏi Ba Thơ:

    – Tết, không lẽ nó không “tha Tào” một phen?

    – Có lệnh ngưng chiến 24 tiếng , mà không bảo đảm ăn Tết một ngày sao ông Bí?

    – Lệnh th́ lệnh nhưng ba thằng du kích bắn bậy ai mà la cho nổi. Hồi năm ngoái năm kia ǵ đó, cũng chiều 30 Tết, tụi Sài G̣n đang chụp ở đây, sửa soạn rút về để cho ḿnh ăn Tết. Rút gần hết, một thằng du kích bắn vét đuôi. Nó bèn quay lại cả bầy nó trả hỏa cho một giờ. Xong nhảy xuống đóng luôn không rút nữa. Bà con năm đó đâu có ăn Tết ăn nhứt ǵ. Tao vái trời năm nay không có thằng nào khùng như vậy nữa.

    – Nó có đóng ở đâu đây à ?

    – Nó đóng trụ trên An Nhơn kia cà cha ! Tao đang nhang đèn vái nó rút đi cho sớm sớm để ḿnh c̣n ăn Tết.

    May quá, không có việc ǵ xảy ra. Ba Thơ dắt chúng tôi đi đến nhà một cốt cán, tên là Tư Cua. Anh chị Tư Cua sở dĩ mang tên này v́ anh chị buôn cua biển với tư cách gần như đại lư cho cả vùng này v́ những người khác hoặc làm cán bộ hoặc có dính líu với Việt Cộng nên không dám tḥ mặt ra chợ quốc gia. Ngoài ra anh chị lại có cái tiệm bán tạp hóa.
    Anh Tư Cua là cán bộ của Ba Thơ. Anh chị vui vẻ nấu cơm mời khách. Chỉ đơn sơ rau mắm và khô cá thu. Đây là vùng biển nên thức ăn như thế này chỉ gọi là đạm bạc. Sự thực ở trên rừng đây là một bữa cỗ.

    Chúng tôi chén xong th́ nằm chỏng cẳng tán gẫu, mặc dù t́nh h́nh không ổn. Nếu cái chốt An Nhơn đánh tỏa xuống đây, trong vài phút th́ tới. Chúng tôi chỉ đủ thời giờ để chạy tụt vô rừng ở ngay sau hè. Ở đây rừng khắp nơi nên “địa thế chạy trốn” rất thuận lợi, chưa ở đâu hơn ở đây. Chỉ có một điều bất lợi là không có hầm. Rừng đước ngập nước không đắp hầm được. Nếu có trực thăng bắn th́ vui ḷng né tránh (! !) may nhờ rủi chịu. Bạn cũng nên nhớ cho rằng trong một phút cà nông 20 ly trực thăng phóng xuống mặt đất tới sáu ngàn viên đạn và mỗi viên cách nhau chừng vài phân, nghĩa là không đủ kẽ hở cho một thân người. Liệu mà né cách nào th́ né !

    Nhưng cũng may sao du kích không chọc bậy nên cái chốt kia nằm im. Ba Thơ dặn Tư Cua lo lắng cho hai đứa tôi rồi quảy ba lô đi công tác. Đến chiều Ba Thơ trở lại bảo:

    – Tết này chắc êm. Các cha ở đây ăn Tết với tụi tôi!

    Rồi dắt tôi và Tư Mô đi dạo cảnh. Nếu tôi không lầm th́ toàn tỉnh Bến Tre quê hương Đồng Khởi lúc bấy giờ chỉ c̣n có xă Thạnh Phong là giải phóng nhưng đang chuẩn bị “rước bọn ngụy về B́nh Định” bởi v́ chẳng c̣n nơi nào để quân B́nh Định làm việc nữa cả. Đàn bà đi chợ về cũng xám xịt với nhau rằng ở trên Kiến Ḥa lính sẵn sàng hành quân, dây ch́ gai và trụ cọc, bao xi măng đă chất đống ở bến tàu để đưa xuống đây xây đồn bót. Cho nên buổi dạo cảnh của chúng tôi cũng có nghĩa là mắt dáo dác, chân bỏ vó hùm sẵn sàng phóng vô rừng.

    Tư Mô đă từng than với tôi khi vừa đặt chân xuống vùng biển này một câu bất hủ:

    – Ước ǵ ḿnh có được một mảnh đất không có chụp dù để đi bộ và để nghỉ ngơi !

    Tôi không đ̣i ǵ hơn. Đây là mảnh đất lư tưởng nhất nhưng nó có giới hạn, một bên là sông Cổ Chiên một bên là sông Hàm Luông dày đặc những hô-bo, trên đầu th́ diều ó, c̣n chúng tôi là gà con. Nhưng đi th́ đi, dạo qua cảnh cũ cho đỡ buồn. Thoạt tiên Ba Thơ đưa ra băi biển và trỏ cái xác tàu tô hô nằm giữa cát lấp đến nửa thân.

    – Tàu ǵ vậy?

    Tôi nh́n Ba Thơ như hỏi. Ba Thơ nháy tôi. Tôi thấu cáy:

    – Tàu chở đạn ngoài Bắc vô chớ ǵ! Mày tưởng tao điên à?

    Ba Thơ cười trừ:

    – Biết rồi th́ thôi. Đại khái là vậy đó, c̣n hỏi làm ǵ?

    – Nghĩa là sao? Tôi không hiểu ǵ hết!

    Tư Mô làm bộ ngây thơ.

    – Tàu chưa cặp bến th́ trực thăng tới bắn tanh bành rồi phóng lửa xuống đốt tàu luôn. Ở trên bảo tụi tao phải thủ tiêu cái xác tàu để chạy án, nhưng tụi tao đă đánh mấy trái ḿn mà nó c̣n ỳ như thế đó. Thôi đừng có hỏi nữa.

    Ba Thơ dắt tụi tôi đi trên con đường cát dưới những ngọn đồi. Miểng cà nông của hạm đội Bảy bắn lên nằm lẫn trong gốc cây, bên vệ đường. Có cái giống như vỏ chuối già. Ba Thơ bảo:

    – Tụi nó bắn không có giờ giấc ǵ hết. Uống bia xong, là tụi nó giật c̣ bắn tưới như đốt pháo vui chơi.

    – Rồi ḿnh làm sao?

    – Hầm sẵn kia. Chui chớ c̣n sao nữa ! Nếu trái đầu nổ mà ḿnh c̣n sống th́ có hầm chui. Hầm ở khắp nơi mà. Cứ vài trăm thước có cái hầm to, vài chục thước có hố cá nhân. Nhà cũng là hầm. Nửa nhà nửa hầm hoặc cả nhà là một cái hầm, gọi là nhà hầm.

    – Rồi làm sao mần ăn?

    – Ra ruộng dưa cũng “vác hầm theo” chớ sao hà hà… Các cha có “vác” nổi không, tôi cho mỗi cha một cái?

    Ba Thơ dắt tôi và Tư Mô đi một chập th́ dừng lại bảo:

    – Đây là trại huấn luyện tao với mày học cách đây hai mươi năm. “Khóa 3: Chiến Thắng”!

    Câu nói làm tôi giật ḿnh. Tôi nghe như có một sợi thần kinh nào cháy lên trong đầu. Đây là trại huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh sao? Thời gian quả là bàn tay tàn phá vĩ đại. Tự nhiên nước mắt tôi tuôn trào.

    “Cảnh đấy người đây luống đoạn trường”.

    Tôi ra đi “theo cái cuộc cách mạng” từ đây, thuở c̣n thiếu nhi. Rồi rời tỉnh, lên Tháp Mười xuống Miền Tây, lên Miền Đông, ra Bắc, lội Trường Sơn rồi trở về đây. Hai mươi năm như một cái nháy mắt không khác một giấc mơ. Thằng bé ngày xưa bây giờ đă đến tuổi sồn sồn, trên đầu đă có dăm ba sợi bạc. Tôi phóng mắt nh́n quanh không thấy ǵ ngoài những đụn cát vàng và ven rừng nâu, những vệt mây và một mảnh Thái B́nh Dương man mác.

    – Mày có gặp mấy thằng cũ ở đây không?

    – Thằng nào?

    Tôi kể lại tất cả những tên đồng khóa

    – Thằng Thự, thằng Phong, thằng Lực và ông Huệ huấn luyện viên môn Địa Dư chuyên môn vẽ bản đồ trên băi cát bằng vỏ ốc, để dạy.

    Ba Thơ ngẩn ngơ một giây rồi lắc:

    – Tao không có gặp thằng nào cả . Ra trường rồi đi luôn tới bây giờ.

    – Mày có gặp lại anh Tư, anh Hậu không? Anh Thông nữa?

    Ba Thơ ngơ ngác như thằng ngố. Có lẽ hắn không ngờ tôi đă đào đến tận đáy óc hắn một cách bất ngờ. Hồi lâu mới đáp:

    – Anh Mạch Văn Tư nghe nói sau khi bế trại được rút về làm ủy viên thường vụ, kiêm Trưởng Ban Huấn Luyện trên Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ mà.

    – Rồi sao nữa?

    – Mày ở trên tỉnh mà không rơ, tao ở dưới huyện biết ǵ?

    – C̣n anh Hậu, anh Cầu, anh Tôn, anh Hưng … tao cũng không bao giờ gặp lại. Anh Cầu có lúc muốn làm rể ông Hoàng Như Nam. Bà Đào rất đẹp, biết không?

    – Sao mày quên các ảnh mà nhớ anh Hoàn Cầu?

    – Là v́ nhà chị Đào ở gần nhà tao.

    Tôi ngó quanh rồi hỏi:

    – Nền trại ở chỗ nào?

    – Đâu vùng này nhưng không chắc là chỗ nào. Có lẽ là chỗ cụm lau đó.

    Tôi nh́n khóm lau vàng ngoách gật gờ trong nắng nhạt. Chung quanh chỉ vài mái lá núp ḿnh trong đụn cát và vài ba con chim rừng sập xòe bay.

    – Nhà ông Chín Bản ở đâu?

    – Chín Bản nào?

    – Một nhà giàu đă hảo tâm giúp vật liệu và bàn ghế cho trại. Ngôi nhà ở phía sau trại, sát ven rừng! Nằm ở nhà ngủ của tụi ḿnh vạch vách nh́n thấy cái tủ kiếng trong nhà ổng lấp lánh.

    – Tao quên rồi.

    – Ổng có người con gái tên là chị Bê là người con gái duy nhất mặc áo bà ba trắng trong vùng trại mình. C̣n ngoài ra ai cũng mặc áo nâu hoặc áo đen.

    – Tao không c̣n nhớ ai.

    – Chị Vấn, bà Tư nấu cơm cho trại mày cũng quên nữa sao?

    – Hai người đó th́ tao c̣n nhớ v́ tao có tật xin cơm cháy ăn hằng ngày. Chị Vấn thiệt đẹp, vẻ đẹp khỏe mạnh, có cái đầu tóc rất to, c̣n bà Tư th́ gầy g̣, có thằng cháu nội cũng đến phụ nấu cơm.

    Bỗng nhiên Ba Thơ vỗ vế la lên:

    – Chết cha rồi !

    Tôi giật ḿnh hỏi.

    – Ǵ vậy?

    – Bà Tư Cua!

    – Bà Tư Cua làm sao?

    – Hổng chừng bà Tư Cua đó! Hồi đó tao không có quen ông Chín Bản cũng không biết chị Bê. Từ khi tao về công tác ở huyện này, tao chỉ gọi bà ta là bà Tư Cua. Mày không nhận ra chỉ sao?

    – Tao hơi ngờ ngợ nên không dám hỏi. Hồi đó chỉ mới chừng mười tám bây giờ gần bốn mươi.

    – Người ta sắp làm suôi rồi đó . Mày với anh Tư ở đây lâu lâu sẽ được ăn đám cưới.

    Thời gian! Đó là điều ghê gớm. Trước mắt tôi cả một khu trại lá hiện ra . Vô cùng đơn sơ nhưng thật vĩ đại. Không có ǵ đáng giá cả, nhưng tuổi trẻ yêu nước của tỉnh nhà thời 45-46 đă được đào tạo nơi đây.

    Một trại lá dài thấp lè tè được ngăn đôi. Văn pḥng của Ban Chỉ Huy trại chỉ chiếm một phần năm. Phần c̣n lại dành cho giảng đường. Không có cửa đóng then gài. Vách lá dừng cao tới ngực. Người đi ngoài đường nh́n vào có thể đếm tất cả trại sinh. Bàn ghế làm toàn bằng cây tràm cây đước đốn ngoài rừng , róc sơ và bện cặp vào nhau, ngồi lên c̣n đau đít.
    Chỉ có chiếc bàn đặt trên bục giảng viên là sản phẩm của thợ mộc mà thôi. Chiếc bàn đó được mượn từ nhà ông Chín Bản. Trước trại là một vuông sân, cát ngập tới mắt cá. Giữa sân lêu nghêu cây cột cờ. Chân cột được tô điểm một ṿng tṛn xây bằng vỏ ṣ, ốc, điệp ... mà mỗi buổi sáng trại sinh, sau khi tắm biển phơi nắng đều có ư thức nhặt năm bảy chiếc để góp phần vào đó.

    Mỗi buổi sáng hai khóa gần chừng sáu mươi, bảy mươi trại sinh, một nửa là cán bộ thiếu nhi, một nửa là cán bộ thanh niên, sau khi tắm nước ngọt xong đến đây xếp hàng ngắn để chào cờ và nhận lời giáo huấn của ban chỉ huy trại.

    Bên trái là Nhà Ngủ của trại sinh. Ngủ bằng nóp , trên hai dăy sạp dài ọp ẹp, chiếc này úp sát chiếc kia, như những cái mả đất. Trên vách có treo hai khẩu hiệu: “Quân sự hóa thanh niên, du kích hóa đồ đạc”. Trong giờ ngủ có thể có c̣i kẻng báo động, trại sinh phải cuốn nóp vác lên vai ra tập họp trong ṿng năm phút. H́nh như có súng gỗ nữa th́ phải.
    C̣n b́nh thường th́ nghe kẻng thức, trại sinh vừa tung nóp vừa hô “Xung phong, xung phong “ tay cuộn nóp miệng hát: “Anh nghe chăng cung kèn rạng đông, đang uy linh lừng vang trên không” (Cung Kèn Rạng Đông của Hùng Lân). Dứt hồi kẻng là phải ra biển để được huấn luyện viên dắt chạy vài ṿng trước khi tập thể dục lẫn vơ thuật.


    Mai tiếp ...

  4. #4684
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC _ Tiếp theo và hết .

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ...............



    Đó là giảng đường và trại ngủ. C̣n văn pḥng th́ gồm có bốn chiếc giường bện bằng tràm con, một cái bàn dài cũng bằng tràm. Áo quần sách vở của ban chỉ huy rất đơn sơ không cần có tủ. Gió lật sách, gió thổi sáo , và tràm đước gảy đàn. Nhà bếp là một cái cḥi gồm có một chiếc ḷ, nấu cơm bằng chảo đụng, thức ăn suốt tháng chỉ một món kho. Rau sam trại sinh tự túc lấy để ăn. Thỉnh thoảng mới có được bữa canh dưa hường nêm mắm ruốc. Đặc biệt dù kho hay canh, dưới đáy tô vẫn đọng một lớp cát. Khi nhai trong mồm, nghe rào rạo. Đứng mà ăn chớ không có ghế ngồi. Ban chỉ huy cũng như trại sinh. Thế nhưng tâm hồn cao cả vô biên!

    Linh hồn của ban chỉ huy trại là anh Mạch Văn Tư tức thi sĩ Tâm Điền. Đêm nào cũng vậy, sau khi dạy chúng tôi một bài chính trị, t́nh h́nh thế giới, thi sĩ cũng đọc thơ kháng chiến như Ngọn Quốc Kỳ của Xuân Diệu hoặc những bài thơ của chính anh viết trong lúc làm trại trưởng.

    Gió reo, gió reo, gió Việt Nam reo
    Mây bay, mây bay, mây hồng tươi sáng
    Gió ca trên non, gió ngợi trên đèo
    Gió bay đi mà nhạc cũng bay theo.

    Xuân Diệu

    Đây biển rộng, đây rừng sâu
    Đây mênh mông cao cả,
    Đây thiên nhiên ḥa hợp với ḷng người
    Đây muôn ḷng xinh đẹp giữa hồng tươi.

    Tâm Điền

    Anh là thần tượng của tuổi trẻ chúng tôi. Những thanh niên đầu óc mới tinh như trang giấy trắng, những học sinh vừa bỏ trường , ḷng c̣n rộn tiếng trống Chi Lăng, tiếng sóng Bạch Đằng nhưng chưa biết đi đâu, những thiếu nhi ham hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng” nhưng chưa biết đàng nào để đi, tất cả đều đến đây để nhận đường đi cứu nước như những chiến sĩ trẻ lên đường:

    Với núi sông vừa khi tươi sáng
    Lên đường ta quyết tiến
    Đoàn quân ta cùng bước đều ca
    Rền khắp ngàn nơi xa
    Cứu nước non vượt khi nguy biến
    Lên đường ta quyết chiến

    (Chiến Sĩ Lên Đường, Tâm Điền – Lữ Sinh, 1947)

    Trước mặt chúng tôi, ba tấm ảnh lớn của các văn hào: Gorki, kỹ sư tâm hồn; Romain Rolland, bạn của kẻ yếu; Henri Barbusse, Đại Tướng chống Phát Xít được treo ngang nhau một cách trang trọng. Tôi nhớ không có ảnh Hồ Chí Minh. Không biết vô t́nh hay sự cố ư của ban chỉ huy trại.

    Anh Mạch Văn Tư là người không chấp nhận CS từ đầu kháng chiến. Ngày nay, tức là sau bốn mươi sáu năm rời trại , bất ngờ tôi được biết vị trại trưởng của tôi chính là thi sĩ Xuân Tước hiện tị nạn ở Colorado ! Chỉ có ba khẩu hiệu: “Dân Tộc – Khoa Học – Đại Chúng” viết trên gỗ thô đóng đinh trên xà ngang của giảng đường. Tuy không hiểu trọn vẹn, nhưng tất cả những ǵ tôi được dạy, tôi đều cảm thấy mới lạ và rất bổ ích. Chương tŕnh huấn luyện của trại như một bó đuốc soi đường kỳ diệu. Bên ba tấm ảnh là bức tranh một chiến sĩ trẻ ôm súng máy xông trận với ḍng chữ chú thích: “Thanh Niên Mới”.

    Ba mươi ngày học ở đây thật chẳng khác nào một khúc nhạc xuân vui tươi, hồn nhiên và nóng sốt. Trong khung cảnh này, thi sĩ Tâm Điền và nhạc sĩ Lữ Sinh có được nguồn hứng để đẻ ra những tác phẩm bất hủ.

    Cùng đi nguyền đem thân hiến cho đời mới
    Tim thơm nồng đứng lên thét lên ánh dương chan ḥa
    …. Nghe nắng mới reo xôn xao,
    chim với gió tung bay cao
    Ta muốn đắp xây tương lai, ngàn tươi sáng.
    Khi sông máu thôi tràn đầy
    Ta quyết hiến tâm hồn này
    Dâng ánh sáng cho đời sống
    Nghe nắng mới reo xôn xao
    Chim với gió tung bay cao…

    (Tiến Lên Đường Sáng – TĐ-LS, 1946)

    Một hôm anh Lữ Sinh nhạc sĩ vĩ cầm sang giảng đường bảo chúng tôi:

    - Hôm nay tôi dạy các em bản hát mới.

    Rồi tay kẹp nách vĩ cầm, tay ra bộ, anh hát:

    Làm sao khắp chúng dân đều tự do
    Làm sao khắp muôn dân đầy cơm áo
    Làm sao khắp thiên hạ hưởng ḥa b́nh
    Bao nhiêu năm đói rét và lầm than
    Bao nhiêu lần bao nước mắt đẫm máu xương
    Đứng lên đều tung gông cùm giam đời sống
    Vùng lên đem hết máu xương
    Vùng lên quyết tranh phần sống
    Nào nại tan nát thân ḿnh
    Nào nại cực khổ gian lao
    Muôn dân khóc than
    Muôn dân nát ḷng
    Muôn dân căm hờn
    V́ đời bất công!
    Vùng lên đem hết máu xương
    Vùng lên quyết tranh phần sống!
    Tự do hạnh phúc kia rồi
    Ḥa b́nh no ấm chào đón ta!

    (Tự Do, Cơm Áo, Ḥa B́nh, Lữ Sinh-Tâm Điền,1947)


    Chúng tôi học thuộc rất mau nhờ tiếng đàn dẫn dắt. Nhưng chính là nhờ những ư tướng xă hội cao đẹp của bài hát đă đi vào tâm hồn chúng tôi như một mồi lửa phóng vào một mớ rơm khô. Nó tiếp nhận một cách hào hứng.

    Cũng như đối với những bài khác sáng tác chung với anh Tâm Điền, anh Lữ Sinh đều không giới thiệu tác giả , nên măi về sau chúng tôi mới biết lời ca là của thi sĩ Tâm Điền. Hai mươi năm đi khắp đất nước, bây giờ trở lại vùng biển rừng như gặp lại một “kỷ vật” vĩ đại, tôi nghe nỗi buồn thấm tận tâm can.

    Con người và tác phẩm của thi sĩ Tâm Điền đă ảnh hưởng sâu sắc trong đời viết văn của tôi. Chính anh đă gieo vào tâm hồn tôi mầm mống nghệ thuật từ đó nhưng tôi cũng không biết. Có lẽ anh cũng chẳng hay Bà tiên cầm đóa hoa thổi đi, những hạt hoa bay, bà đâu biết nó sẽ bắt mầm và mọc lên ở mảnh đất nào. Bà chỉ biết gởi nó cho gió:

    “Je sème à tout vent. “

    Thật vậy tôi bắt đầu ham thơ phú, nhạc họa từ lúc hát những bài của Lưu Hữu Phước, xem tranh của Diệp Minh Châu và nghe thơ của Tâm Điền. Hồi ở trại, chính anh đă bảo tôi đóng mấy tập thơ “Đượm Hồng” của anh để triển lăm ở buổi lửa trại bế mạc khóa Chiến Thắng tại huyện lỵ Thạnh Phú. Nhờ đó tôi đă đọc hết tập thơ của anh. Và chưa bao giờ tôi đọc nhiều thơ cùng một lúc như vậy.

    Bên cạnh văn học nghệ thuật anh c̣n dạy cho tôi ḷng yêu nước. Anh đă làm theo những lời anh từng dạy chúng tôi Một ḷng yêu nước trọn vẹn và không bị bất cứ thứ chủ nghĩa nào chi phối.

    Trong lúc làm Tỉnh Đoàn Trưởng Thanh Niên Cứu Quốc Tỉnh, anh đă bị Tỉnh Ủy chèn ép, mua chuộc, nhưng anh nhất định không vô đảng. V́ quá cứng đầu nên anh bị đưa lên Nam Bộ cho Tỉnh Ủy khỏi chướng tai gai mắt.
    Lên đây anh lại bị chèn ép bởi cơ quan Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ đứng đầu là Trần Bạch Đằng. Tài năng vượt xa Đằng nhưng anh bị đặt dưới Đằng. Mặc dù vậy anh buộc ḷng chấp nhận công tác cho đến 1954. Chính anh quen biết Hoàng Xuân Nhị từ 1946 trong buổi lễ bế mạc khóa Chiến Thắng kể trên, nhưng sau này chính Hoàng Xuân Nhị lẫn Hà Huy Giáp thuyết phục anh vô đảng. Anh vẫn từ chối. Nhất định không vô Cộng sản để được ân huệ của đảng. Khi đ́nh chiến, anh tuyên bố:

    – Tôi chịu đựng các anh đă quá nhiều. Sự đóng góp của tôi trong chín năm kháng chiến coi như đă đủ đối với đất nước. Bây giờ tôi phải đi con đường của tôi!

    Và anh dắt vợ con về Sài G̣n.

    Mạch Văn Tư, người thanh niên hai mươi sáu tuổi trại trưởng, tỉnh đoàn trưởng, ủy viên thường vụ Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ, người đă vơ trang trên bốn trăm cán bộ Thanh Niên cho tỉnh Bến Tre, hằng ngàn cán bộ cho toàn Nam Bộ, vũ khí ḷng yêu nước mầu nhiệm, đành phải về Sài G̣n, tự hủy bỏ công lao của ḿnh v́ không thể hợp tác với Cộng sản năm 1954 , và đă phải bỏ nước ra đi v́ không thể sống chung với Cộng sản năm 1975. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh khuất phục chúng. Không ! Thi sĩ Tâm Điền thời đầu Kháng chiến và nhà thơ Xuân Tước bây giờ là một, vẫn chiến đấu chống Cộng sản, với ngọn bút trong tay.



    .................... ..................


    Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954, họ rất ngạc nhiên khi thấy những người đạp xe xích lô đến buổi trưa, t́m chỗ mát nghỉ ngơi. Họ ngồi gác chân đọc nhật tŕnh. Người b́nh dân miền Nam có truyền thống đọc sách báo mà ở ngoài Bắc không có. Ngay từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 miền Nam đă là vùng đất của tiểu thuyết và báo chí trong khi ngoài Bắc, sách vở, báo chí phần lớn chỉ dành cho người có học.

    Đó là sự cách biệt lớn lao giữa con người hai miền . Phải chăng vì vậy , du kích miền Bắc sắt máu hơn tàn ác hơn ... giết người man rợ hơn ! Cho nên những người có ăn học nhìn ra sự dã man ... chán nản bỏ về thành không ít .

    Lịch sử Việt rơi vào khoảng tối tăm này , mạng người không bằng mạng ngóe ( bồ toọc ) . Chỉ cần mảnh vải trong người , ba màu xanh đỏ trắng ,hay dắt bút nguyên tử xanh đỏ ... hoặc một mảnh gương soi là đủ tội chết !!!

  5. #4685
    tran truong
    Khách

    Sài G̣n : Trăm ngh́n nhánh khổ

    Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm … Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero, nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược.
    Lần trước về Sài G̣n, tôi đă ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế "… Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời "(2). Lặng cả người!

    Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng Tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để đối phó với thời cuộc, rồi vội vă t́m đường vượt biên. Có đứa vượt được qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại như tôi, tưởng họ đă đến bến bờ thiên đường.




    Bạn bè, có đứa vượt được qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới…



    Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sài G̣n – Đà Lạt. Có khi Hà Bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần c̣n lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết.
    Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng: Xứ này không ăn dơ như thế.

    Cũng có người đi làm nail, “tiền tươi thóc thật”, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con; hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt. Khi con thành tài, thân mẹ cũng tàn tạ. Tiền gửi về nhà, người thân trong nước , nhiều khi tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng không mua bảo hiểm y tế.

    Nhưng cũng có nhiều người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh. Nơi xứ người, dù sao vẫn có nhiều cơ hội hơn trong nước, vấn đề là có chịu nắm bắt hay không mà thôi.

    Trong nước th́ coi như bế tắc. Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm năm, bảy học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt.
    Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” c̣n trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ băi gửi xe. Em đến báo tin, thầy tṛ ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Thời điểm này không dung những tiềm năng như em … Số phận đời người chứ đâu phải tṛ chơi chính trị.


    Những năm sau 75, giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, chạy xe ôm, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, mở quán cà phê vỉa hè, buôn hàng lạc soong … Người nào lanh hơn th́ buôn hột xoàn , đổi đô-la …

    Năm 78, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, quư phái, không quá ba mươi, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê hai bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nh́n tôi, nói như năn nỉ: Lát nữa gần đến ga B́nh Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi hai bao than này xuống.
    Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C.V. Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Tác giả đă mô tả đôi mắt của bà, cũng buồn và nhẫn nhục như thế.

    Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngă ba Trần Quang Diệu – Trương Minh Giảng(3), ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại: Cho trẫm điếu thuốc.
    Hoàng thượng đă chiếu cố dân đen, dân nào dám căi. Tôi rút điếu thuốc, cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay: Cho lui …
    Lui rồi, ngoái cổ lại, vẫn thấy hoàng thượng tiếp tục múa chổi đi quyền.








    Bùi Giáng đă có mầm mống bất thường từ trước rồi. Sau 75 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ư thức buồn vui làm chi cho khổ ?

    Mà Sài G̣n lúc đó sao dễ gặp “người điên” thế ! Cũng không phải điên, họ có phá phách ǵ ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự, áo sơ mi trong quần, có ông c̣n đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù …

    Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng kư rưỡi, kèm bức thư ngắn: " Gửi mày mấy hộp thuốc Tây, bán đi mà lai rai. C̣n lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó." Tâm thần phải chăng là lối thoát của con người với thực tại ?

    Sau 75, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lư. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng có khi tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng ḿnh đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước chậm nhịp, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.

    Cả đất nước đă có lúc “sống” bằng khẩu hiệu. Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên th́ sao?

    Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ, có khi chẳng mua được thứ ǵ.
    Mà có tiền đi chợ là c̣n may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ … quanh năm. Ăn để sống sót th́ thứ ǵ chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.

    Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo.
    Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn c̣n nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than: Tội nghiệp cho cả gia đ́nh tôi ! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói v́ không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con.
    Năo ḷng đến thế là cùng ! Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên, bà này chắc có căn phần phúc đức.

    Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông. Mấy bà này chắc phải phong thánh.

    Tháng Tư năm nay, Sài G̣n nóng khủng khiếp. Sài G̣n không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng Tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ở Couvent des Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.

    Đà Lạt, tám giờ tối đă như mười hai giờ khuya ở Sài G̣n. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà , thường kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm. Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân.

    Cuối tháng Tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sài G̣n để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng c̣n chút tâm t́nh này : không nói về những ngày sau 75 trong mắt tôi là như thế nào ... ḷng dạ chưa yên …

    Đời trăm ngh́n nhánh khổ, nhánh nào cho người, nhánh nào cho ḿnh? Năm 75 là ngă rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù ở phương trời nào, Tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn đời người.

    Tháng Tư, tôi thắp ngọn nến trong ḷng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu …

    Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người,
    Khi ḿnh c̣n đôi tay…(1)

    Vũ Thế Thành, Đà Lạt, 28.04.2016

    Đăng lại từ bài viết cùng tên
    Đăng trên trang vuthethanh.com
    Mời độc giả t́m đọc cuốn “Sài G̣n, một góc kư ức và bây giờ” (12/2017) của tác giả

    Chú thích:

    (1) Xin thời gian qua mau – Lam Phương
    (2) Nửa đêm ngoài phố – Trúc Phương
    (3) Nay là đường Lê Văn Sỹ

  6. #4686
    tran truong
    Khách

    Sài G̣n, Một Góc Kư Ức Và Bây Giờ _ Vũ Thế Thành

    Tôi sinh ra, lớn lên ở Sài G̣n. Tuổi thơ ở khu Tân Định. Dọn nhà một lần cũng ḷng ṿng đâu đó, gần cổng xe lửa số Sáu, bên bờ kênh Nhiêu Lộc và ở tới giờ. Ở riết thấy nhàm, tôi thấy Sài G̣n vẫn vậy. Vẫn vậy là kiểu ăn, cách nói, cà phê, quán nhậu …chứ đường xá, nhà cửa … thay đổi nhiều.

    Trước 1975, đôi khi tôi cũng lêu lổng ở Đà Lạt, mê cảnh núi đồi, ao hồ, sông suối, yên tĩnh và nhịp sống chậm răi của Đà Lạt, và cũng không loại trừ mê luôn người Đà Lạt hiền ḥa và hiếu khách. Tôi nhủ, rồi ngày nào đó sẽ về đây dưỡng già (non).

    Bây giờ tôi đă về Đà Lạt, cũng hơn sáu năm rồi. Nợ đời chưa dứt, nên khi Sài G̣n lúc Đà Lạt.

    Sài G̣n và Đà Lạt đều là dân tứ xứ. Ở lâu th́ thành người Sài G̣n hay dân Đà Lạt gốc. Mỗi nơi đều có con người và phong cách riêng. Rồi cuộc đời dâu bể, nơi c̣n nơi mất. Đà Lạt đang mất dần, gượng không nổi, nhưng Sài G̣n c̣n là Sài G̣n, dù có mất chút đỉnh.

    Ai ở đâu tới mặc kệ, nhưng Sài G̣n không có đất sống cho ‘bún mắng cháo chửi’, không phân biệt khách Tây khách ta, không giẫm nát hoa hội chợ, phở Hà Nội không thể ‘tuyệt đối đúng’ khi thiếu rau thơm giữa đất Sài G̣n … Trước như vậy, giờ vẫn thế.

    Nhưng Đà Lạt th́ khác, chụp giựt, níu kéo, chém chặt, phân biệt Tây ta … đang h́nh thành ở những ngày cuối tuần hay lễ hội. Đà Lạt tuổi đời trẻ quá, chưa kịp bén rễ th́ băo đời đă làm tản mác con người Đà Lạt. Đà Lạt thiếu ‘con người Đà Lạt’ đâu c̣n ǵ là hồn Đà Lạt. Đà Lạt chỉ c̣n thân xác như bức họa đắt giá của Picasso dưới con mắt của kẻ phàm phu.

    Nói vậy thôi, Đà Lạt vẫn c̣n vài nơi yên tĩnh, hoa lá núi đồi , để tôi c̣n đọc sách bên tách trà ly rượu. Rồi ngẫm lại mới thấy, sao mà những năm tháng lớn lên ở Sài G̣n êm ả quá. Và rồi cũng nơi đó, những năm tháng cùng cực, cơm áo gạo tiền, cố giữ cho được cái nguyên tắc sống của riêng ḿnh, thiệt vất vả.

    Ở Sài G̣n tôi nhớ Đà Lạt, nhưng ở Đà lạt tôi lại nhớ Sài G̣n. Hai cái nhớ khác nhau. Nhớ Đà Lạt v́ lỡ thương. C̣n nhớ Sài G̣n v́ duyên v́ nợ.

    Hầu hết những bài trong sách đều được viết ở Đà Lạt. Phải xa Sài G̣n mới ngứa tay viết được, mà viết tùy bút kiểu này cũng coi như một cách tính sổ với cuộc đời. Đà Lạt làm tôi biết nhớ Sài G̣n.

    Chỉ mới ba trăm cây số Đà Lạt – Sài G̣n, lại c̣n đi đi về về mà đă thế, huống chi những người ở xa Sài G̣n nửa ṿng trái đất, chục năm, hai ba chục năm biền biệt th́ sao? Có lẽ chỉ c̣n cách như người bạn tôi, nửa đêm không ngủ được, gọi phone về , thở dài: Tao nhớ Sài G̣n chết … mẹ!

    Xa Sài G̣n mới thấm, mới cảm thấy thiếu thiếu cái ǵ đó, như từ bỏ một thói quen, bứt rứt khó chịu như cai thuốc.

    Nhớ Sài G̣n chứ sao không! Nhớ con hẻm lầy lội, nhớ tiếng mưa rơi trên mái tôn, nhớ tuổi thơ, nhớ tiếng rao hàng giọng Sài G̣n, nhớ sầu riêng vú sữa, nhớ đủ thứ … Xa rồi mới biết thương biết nhớ …
    Vũ Thế Thành


  7. #4687
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    BUỔI KHAI TRƯƠNG THƯƠNG XÁ TAX năm 1924

    Báo Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp của người Việt do ông Nguyễn Phan Long (một nhà báo, nhà chính trị) làm chủ bút, có bài tường thuật về buổi khai trương trong số báo ra ngày 27/11/1924, chúng tôi trích đăng lại bài báo và tôn trọng văn phong từ gần 100 năm trước:

    Tối hôm qua, khi màn đêm xuống, một đám đông khổng lồ, chen lấn chung quanh những cửa hàng lịch lăm Magasins Charner, long lanh dưới ánh sáng điện mà kiến trúc đồ sộ ở một góc rất đắc địa của thành phố Saigon Ḥn ngọc. Nó giống như một góc của thành phố Ánh sáng xuất hiện nhảy từ dưới đất lên dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp: Société Coloniale des Grands Magasins.

    Những người hiếu kỳ, lớn nhỏ, đủ mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tụ tập trên các tầng lầu dưới mái ṿm khổng lồ bằng bê tông, trước các cửa kính lung linh ánh sáng, nơi trưng bày rất nghệ thuật các hàng đủ loại, sản phẩm đáng hănh diện của kỹ nghệ Pháp.

    Nhưng nào chúng ta hăy bước vào, bởi v́ ban tổ chức ưu đăi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đăi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.

    Rất nhiều các ông, ăn mặc chỉnh tề không chê được, sang trọng bộ smoking, đón các khách ngay cửa với phong cách thật lịch sự của các nhà kinh doanh. Trong khi đó đằng sau cửa kính, một đứa bé da đen người máy tự động, mặc áo đỏ – với vạch vàng ở khoan tay áo có chữ S.V.P.L – cười chào mọi người khoe hai hàng răng trắng xóa, tương phản một cách lạ lùng với thân h́nh bằng gỗ đen của nó.Nhưng nào chúng ta hăy bước vào, bởi v́ ban tổ chức ưu đăi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đăi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.

    Đứa bé da đen không nói ǵ ngay cả nó là đứa bé da đen! Nhưng với một cây gậy nhỏ bằng gỗ mây mà đứa bé đen gơ không ngừng vào mặt kiếng trước mặt nó để gây chú ư.

    Nó nháy mắt, cúi đầu và ngẩng đầu lên, chỉ chỏ từ các ngón tay những tia sáng mầu nhiệm của cửa hàng, ngắn gọn, cử chỉ của nó thật quá hay khiến mọi người đều hiểu hoàn toàn các diễn tả của nó. “Vào đi, vào đi! nó có vẻ nói với bộ điệu mời gọi câm lặng, nhưng cứ vào đi, các ông và các bà! Ở đây có tất cả mọi thứ! Có tất cả mọi thứ cho mọi thị hiếu”.

    Quả thật, có tất cả mọi thứ trong các cửa hàng và cái đáng phục là giá rất phải chăng. Công chúng chỉ lúng túng trong sự lựa chọn mà thôi. Thí dụ như dưới tia óng ánh của nữ trang, người ta cứ tưởng như lạc ở một trong những xứ trong giấc mơ mà truyện Ngàn lẻ một đêm có kể. Và kia là, hầu như không chuyển tiếp, bạn được chở tới một lănh vực kém phù phiếm; về kiến thức và tư tưởng đó là ánh sáng của tiệm sách.

    Xa hơn chút, những người sành ăn uống nh́n một cách thích thú, trong lúc nhép liếm đôi môi, những chai rượu champage với các nhăn hiệu nổi tiếng nhất. Rượu vang loại tốt phô trương hănh diện nhăn hiệu của ḿnh và xếp thẳng hàng như các binh sĩ trong buổi duyệt binh. Trong khi đó những hộp bít qui (biscuit) và mứt xếp chồng lên, nh́n từ trên giống như kim tự tháp tương tự như những Kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập mà các chiến sĩ công phá binh của Napopleon chiêm ngưỡng.

    Tôi quyết định từ bỏ diễn tả mọi thứ trước hết là v́ tôi không thể và sau đó là có quá nhiều thứ để nói trong khuôn khổ khiêm tốn của một bài báo.

    Ánh sáng của cửa hàng đồ chơi tuy vậy đặc biệt đáng được đề cập đến. Những người mẹ và các con của họ sẽ hài ḷng trong mùa Noel và tết sắp đến! Đồ chơi, chúng có quá nhiều ở thương xá Magasins Charner.

    Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói “ba, mẹ”; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con rối tay cho anh cảnh binh hay ông c̣ một trận đ̣n; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi ḷ xo đàn hồi với các bánh xe cao su… Chúng tôi để ư đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.

    Tôi yên lặng đi qua các hàng gia dụng, hàng thể thao, săn bắn, du lịch, nước hoa, hàng ngũ kim, giường tủ… và c̣n nhiều hàng khác nữa. Không phải v́ chúng kém hay ho, nhưng tôi chấm dứt tham quan v́ có quá nhiều để nói và có lư do khác.Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói “ba, mẹ”; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con rối tay cho anh cảnh binh hay ông c̣ một trận đ̣n; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi ḷ xo đàn hồi với các bánh xe cao su… Chúng tôi để ư đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.

    Ở lầu hai, phía cuối, có một pḥng trà (salon de thé) sang trọng. Trà, đó là một cách nói, bởi v́ tôi thấy ở đó họ cũng phục vụ rượu champagne, biscuit, bánh ngọt và bánh ḿ sandwich ngon miệng nữa. Tối nay người ta thấy ở đó đông đảo nhóm người chọn lọc, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của ông Entrope, đại diện cho toàn quyền lúc này đang ở Hà Nội, và rất nhiều nhân vật được biết ở Nam Kỳ.

    Những người được mời trong buổi khánh thành thưởng thức rượu champagne và bánh ngọt, ngồi chung quanh các bàn nhỏ. Các bà trong môi trường đông đảo này được nhận rơ qua các trang phục trang nhă và vui tươi. Trong sự vui hoạt này, người ta nói chuyện, nói huyên thuyên, cười đùa, và không phải chỉ là các bà nhiều chuyện hơn như chúng ta tưởng.

    Báo Echo Annamite

    Tran Truong , anh vẫn c̣n đây ư ?
    Tôi th́ : " Xa rồi mới biết thương biết nhớ …
    Vũ Thế Thành "

  8. #4688
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày đầu năm 2020,

    Chúc các thân hưũ Vietland cũ và mới những ngày tháng an b́nh , hạnh phúc
    Mong năm mới sẽ mang lại cho các bạn nhiều may mắn , mọi điều như ư

    Tigon Lê

  9. #4689
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;.. c̣n ǵ để lại cho mai sau ??

    ngày 06- 01- 2020... bên nớ bên ni.. xứ tuết lạnh mà ấm áp t́nh người....
    Kính chào và chủ Tigon và than hữu...
    lâu rồi vắng bóng và mới đây lại có vài gịng của t/v Tigon...

    .. cũng ddax gần dến lễ cúng ông Công, ông Táo..
    ... ngày xưa th́ chợ hàng hoa đầu Nguyễn Huệ gần bờ sông th́ là chỗ trưng bày hoa Tết và cây cảnh suốt một vùng rông cho tới ngă 5 cột đồng hồ... đủ loại hoa từ Sadec miền tay cho đén cây cảnh từ Dalat đổ về.. chiều tối đến.. đèn dường sáng choang và nam thanh nữa tú cùng ông bà.. cha mẹ dát nhau đi ngắm t́m những cành mai,.. cành đào chậu cúc vừa ư thích mua đem về để trưng trong 3 ngày Tết..
    .. c̣n, riêng kẻ gơ bài là được đi "rước đèn"..cho hiền thê và đám nữ cộng sự đi mua sắm hàng áo dài để may áo dài trưng diện khi Tân niên lai đáo... nới là ghé bến ngắm xem cây cảnh...
    Nhưng lại là ddeens Thương xá Charner đă tồn tại từ những năm 1920(?) .. có cửa hàng mà các bà các cô thích dừng chân lại;.. là Tô Tân tơ sợi v́ nơi đây chuyên về các hàng soie của Ngoại quốc nhập về qua đường Ảir VN...
    để cho các nường có thời gian sóng hàng lên xem so với sự duyên dáng của ngoại h́nh sao cho hợp nhăn mà đẹp màu.. thế là trong lúc chờ đợi đứng hoài cũng mỏi chân nên đă ra chân cầu thang nơi hai bên tay vịn có 2 con gà trống bằng đồng ... để lâu chắc đă lên mầu đen bóng..cầu thang bậc bước toàn là gạch lót nơi đây cũng là loại mosáiic đặc thù theo ư nhà thiét kế..nhaapj về từ Trung đông
    Chắc cũng cả giờ v́ bọn mấy nường lại gặp nhau thành bầy đàn tíu tít khen chê.. và mấy cô bán hàng cũng tất tả lo tiếp khách... ngày nay gần Tết ngồi nhớ lại.. cái thuở ban đầu trên đất quê hương thâm t́nh sao có nhiều duyên nợ ...
    Đôi gịng nhắc lại về một Charner.. rồi Lasomme.. Catinat rồi hôm nay th́; Đồng Khởi vùng lên mất tự do tiêu luôn Công Lư.. Tuy rằngcao ốc mọc lên như rừng .. um tùm chắn gió.. và đèn xanh ngọn đỏ cùng cờ năm sắc khoe ra sự hồ hởi phán khởi ... đến nỗi Saigon tơi tả như Tha La xóm đạo sau cơn bố ráp của Thực dân đế quốc xa xưa...
    Đôi gịng cảm nghĩ nhớ về Saigon và chợ hàng hoa Nguyễn Huệ xa rồi../. nmq

  10. #4690
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG CHIẾC XE M̀ CỦA QUÁ KHỨ
    Đỗ Duy Ngọc

    Sài g̣n từ khi h́nh thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc mà c̣n là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thề giới nữa. Đặc biệt là văn hoá ẩm thực. Ở Sài G̣n ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay của Thái, mắm ḅ hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món piza của Ư, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải, món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông...và đặc biệt không thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn.

    Ẩm thực của người Hoa th́ vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây, trong phạm vi những ḍng ngắn ngủi đầu xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu và ḿ của họ.. Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay.
    Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe ḿ.

    Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc chợ, chỗ có đông người qua lại. Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, ḿ. Trên chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than củi, có chỗ xài b́nh ga, lửa xanh lét ph́ ph́, có nồi nước lèo hai ngăn to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, ḿ, ngăn c̣n lại chứa nước lèo sôi sùng sục. Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực, tôm khô, có nơi c̣n có cả sá sùng. Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để thịt, rau hành. Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt lựu đă được thắng vàng. Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo rằng thứ làm cho tô ḿ ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này. Theo họ th́ cái này không chỉ chứa mỡ mà c̣n được gia cố thêm bột nêm, bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe ḿ. Trụng xong ḿ hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên. Không có cái muỗng mỡ này, tô ḿ ăn lạt nhách. Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được. C̣n cái vịm mỡ gia vị đó th́ để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.

    Ba mặt của xe ḿ thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra, cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa. Ông bà nào dân Việt thuần tuư đi ăn ḿ Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không bao giờ t́m thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.

    Nhắc xe ḿ mà không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu sót lớn. Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian Trung Hoa. Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như nhân vật Quan Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn, Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải, Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ....
    .
    Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra. Đến nay, nghề này đă bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đă già hay đă qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa. Hồi đó, mỗi lần đi ăn ḿ, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.

    Ngày nay, những xe ḿ với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi lại t́m thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng. Chiếc xe ḿ tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều.

    Ngoài những xe ḿ cố định, c̣n có xe ḿ lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản, sơ sài hơn. Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh tre đă lên nước nâu bóng gơ theo nhịp điệu muôn đời không đổi sực ..tắc, sực...tắc. Tiếng gơ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi cho ta thèm muốn một bát ḿ nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi khuya về có bát ḿ ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói. Bởi những xe ḿ lưu động này bán giá rất b́nh dân, tuy vậy cũng có những xe ḿ lưu động rất ngon không khác ǵ những xe, những quán cố định.

    Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc đêm khuya. Có những người đă già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại nhớ tiếng gơ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe ḿ đi qua ngơ quá khứ.

    Tô ḿ hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ng̣n ngọt của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng. Cũng có ḿ hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn.. C̣n có ḿ hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên. Người Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải Nam...Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu ḿ. Nhưng riêng tô hủ tíu ḿ của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cắng, râu càng. Cắn miếng bánh ḍn rụm, húp thêm niếng nước lèo, đưa thêm vài sợi ḿ, ngon!

    Sau này c̣n có Hủ tíu sa tế, gồm ḅ hoặc nai ăn với một loại sauce cay cay trộn đậu phụng giă nát. H́nh như những quán bán loại này đa phần là người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến lắm?
    Tô ḿ ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi c̣n có yếu tố quan trọng là sợi ḿ phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, ḿ vẫn không nhăo nát. Ḿ được làm từ bột ḿ, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi ḿ mới dai ngon. Có loại sợi ḿ nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn. Khi trụng ḿ cũng là một kỹ thuật. Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô. Trụng như thế sợi ḿ sẽ dai lâu mà không nát. Ḿ được khoanh từng vắt nhỏ dáng tṛn tṛn như hột vịt. Có người muốn ăn no, thường kêu ba hoặc bốn vắt một tô. Nh́n tô ḿ đầy nhóc thấy ớn. Cũng có đôi chỗ bán ḿ tươi, kéo ḿ tại chỗ thành những sợi dài, kiểu ḿ này cũng ít nơi bán v́ rất mất th́ giờ chở đợi.

    Sợi hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhăo khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.

    Cũng có nhiều xe ḿ bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp chín, khi ăn chấm với tương ớt và x́ dầu.

    Có người thích ăn chung một tô có ḿ lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú v́ ăn được hai thứ trong một tô. Thế nhưng có nhiều xe ḿ không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, ḿ là ḿ, không thế có thứ hỗn hợp như thế.

    Đi năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung quốc, tôi vẫn không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu ḿ ở Việt Nam, đặc biệt là tô ḿ ở Chợ Lớn.. Họ cũng gọi là ḿ nhưng thiếu cái hương vị ḿnh đă dùng qua, cái cảm giác mà ḿnh đă hưởng thụ. Ngay khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô ḿ không giống tô ḿ Chợ Lớn. Bởi tô ḿ của quá khứ là tô ḿ quen thuộc, đă theo ta suốt một quăng đường dài của cuộc đời.

    Bây giờ ở Sài G̣n, Chợ Lớn rong chơi, cũng chẳng khó khăn ǵ để kiếm một bát ḿ ngon, nhưng ăn trong quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn trong âm thanh rộn ră của cuộc sống.

    T́m tô ḿ dễ dàng nhưng không c̣n thấy những chiếc xe ḿ lưu động, thay vào đó là những xe ḿ gơ mới không như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng c̣n âm thanh cũ, chất lượng, hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe ḿ vỉa hè có những bức tranh kiếng. Giờ vẫn c̣n rải rác đâu đó để kiếm t́m, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ c̣n trong kỷ niệm.

    Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chằc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng ḿnh.

    DODUYNGOC

    * Lâu quá không post h́nh lên VL , ư quên Ư Dân , nên có cái xe ḿ đẹp lắm mà không nhớ làm sao bỏ lên

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •