Page 446 of 471 FirstFirst ... 346396436442443444445446447448449450456 ... LastLast
Results 4,451 to 4,460 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4451
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Thế mà giờ đây, đôi chân ấy lại bị bó riết trong những sợi cao su thô kệch, đặt trên cái đế cao su cứng và chẳng có nhiệm vụ ǵ hơn là dẫm trên những mô đất nhấp nhô, trèo leo trên những dăy đá tai mèo.

    Đôi chân ấy chính là sự ước mơ cháy bỏng của tôi. Đôi bàn chân như hai cái búp non bay lượn lung linh trên sân khấu Hà Nội, trong sự hớn hở, chào đón của mọi người trong một giấc mơ ngắn ngủi và thú vị. Trong một cơn mưa mù mịt dầm dề, tôi đă làm chủ của đôi bàn chân ấy. Tôi ôm ấp chúng trong sự thỏa măn hoàn toàn, vừa của t́nh yêu vừa của nghề thuật.

    Cho nên bây giờ trông thấy đôi bàn chân ấy trơ trọi ra trần trần bằng thịt xương trần tục và bị đọa đày khổ sở th́ tôi đau xót khôn cùng. Bất thần, tôi nắm chặt lấy cổ chân nàng, nắm thật chặt làm cho nàng kêu lên và dừng lại. Nàng quay lại nh́n xuống và nói:

    – Em ngă bây giờ.

    Tôi cười:

    – Ngă đi ! Ngă đi !

    – Em ngă th́ anh chết !

    – Em cũng chết.

    – Nhưng mà anh chết trước em.

    – Em chỉ chết sau anh một tích tắc thôi.

    – Như thế anh vẫn chết trước em.

    Tôi cười. Tôi nói tiếng chết với nghĩa b́nh thường , nhưng về sau tôi lại đâm ra dùng nó trong một cái nghĩa thứ hai. Có lẽ Thu không hiểu cho nên tôi nhắc đi nhắc lại cái tiếng chết. Tôi bảo:

    – Thôi em đi lên đi rồi anh theo kẻo người ta giục.

    Mà thật, ông Chín ở phía sau đă gầm lên:

    – Đùa cái ǵ mà đùa giữa lúc này ? Muốn hại mấy người đi sau hả?

    Thu lại bướng lên. Tôi nói tiếp:

    – Phải rồi, con gái th́ bao giờ cũng chết sau con trai, phải không em ?

    – Vâng đúng như vậy, em chẳng bao giờ chịu chết trước anh.

    – Nhưng nay mai anh sẽ có cách làm cho em cùng chết một lúc với anh hoặc chết trước anh cho mà xem.

    – Không ! Em nhất định không chết trước anh ! .

    Tôi cười ư nhị, có lẽ giọng cười làm cho Thu sực nhớ ra rằng tôi dùng cái tiếng chết với ư nghĩa tân kỳ hơn. ... Tôi nói:

    – Em không nhớ có lần em chết trước anh à?

    – Anh chỉ bịa…

    – Anh không bịa. Em không nhớ cái lần đó… ó… à ?

    Thu lặng thinh. Có lẽ Thu đă ngẫm ra cái nghĩa thứ hai mà tôi cố ư dùng một cách ư nhị. Thu lầm lũi đi, một chốc mới quay lại nh́n chăm chú vào mặt tôi và nói:

    – Em ghét mặt anh lắm.

    Tôi cười:

    – Ừ th́ ghét. Tôi vừa nói vừa nắm cái cổ chân nàng mà gh́ xuống.

    Nàng kêu lên:

    – Ây chết ! Em ngă…

    – Ừ ngă xuống đây, ngă đi nào… Ơ ḱa không dám ngă à ?

    Thu càu nhàu:

    – Anh nghịch ghê cơ.

    – Ừ anh nghịch lắm cơ.

    Cái tiếng “nghịch “cũng lại là một tiếng chúng tôi hay dùng với nhau , nhất là Thu hay dùng để cần nhằn tôi trong những giây phút đặc biệt của nhau. Cho nên vừa dùng nó là Thu lại sợ tôi lạm dụng nên nàng lặng thinh không nói ǵ nữa.
    Anh giao liên từ trên nói xuống:

    – Cố lên ! C̣n một cái dốc nữa là tôi cho nghỉ xả hơi.

    Tôi nghe ù ù như muốn vỡ màng tai, mồ hôi vă ra như tắm. Hai chân tôi như sắp rời ra khỏi thân ḿnh. Hai sợi dây chằng háng như không c̣n sức co dăn để lôi hai chân tôi lên nữa.

    Tôi bám từng nhánh cây, từng thân cây một, từng ḥn đá, từng mô đất một, để gh́ lấy mà câu cả cái khối nặng vừa thân thể vừa ba lô đồ đạc lên. Nhiều lúc tôi phải ḅ. Đúng là con vật đi bằng bốn chân của thời nguyên thủy. Con đường gieo neo, vất vả và hai bên lúc nào cũng có hố sâu vực thẳm. Tôi nghĩ. Cái ǵ cũng dẹp hết. Chỉ c̣n lại cái quê hương nhỏ bé riêng tư của ḿnh. Chỉ c̣n lại cái mái nhà xưa cũ của ḿnh, trong đó có hai mái tóc – ngày ḿnh ra đi, hăy c̣n xanh, mà cho tới nay tôi cũng tưởng là vẫn c̣n xanh nhưng với thời gian những máí tóc ấy đă bạc ra từ lâu v́ mong nhớ!


    Còn tiếp ...

  2. #4452
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....




    Cũng trên đường này một hôm tôi ngồi nghỉ bên bờ suối, tôi móc túi ra lấy tấm ảnh của cha tôi ra đưa cho anh em xem. Một anh bạn nói ngay với tôi :

    – Anh giống in bố anh.

    – Cả bên nội bên ngoại tôi đều bảo thế. Tôi đáp.

    Nhưng anh bạn tôi lắc đầu:

    – Anh giống bố anh, chuyện đó đă đành, nhưng tôi muốn nói là anh đă bằng tuổi bố anh trong ảnh này.

    Tôi mới sực nhớ ra rằng ḿnh đâu c̣n trẻ trung ǵ. Vậy mà cứ nghĩ rằng ḿnh c̣n ngây thơ khờ dại. Đúng như lời anh bạn nói, hồi cha tôi bằng tuổi tôi bây giờ th́ tôi đă mười sáu tuổi, tôi đă học gần hết ban trung học Pháp rồi.

    C̣n tôi bây giờ ḿnh trần thân trụi, đi theo cách mạng hai mươi năm vẫn cái ba lô trên lưng với cái “chí lớn ngang trời” đựng trong cái ba lô, nói th́ cụ thể vậy mà ṃ măi không đụng , t́m măi không ra và đốt đuốc t́m cũng không thấy.

    Trên đời này có cái ǵ mà người ta phải mất bằng ấy tuổi tác tháng năm để dốc sức đi t́m mà không thấy không. Bemard Palissy thiêu đốt hết gỗ ván trong nhà nhưng đă t́m ra chất sơn. Cái chất sơn đó bù lại sự khổ tư khổ tưởng của ông ta.

    Gutenberg t́m ra được máy in, Newton t́m ra luật hút của trái đất . Và tất cả những nhà khoa học vật lư, triết lư, không có ai phải mất nhiều công sức và thời gian như thế để t́m mà không thấy le lói một tí ánh sáng nào.

    C̣n nhũng người đi trên đường này, không phải quăng đường Trường Sơn mà là cả con đường này từ 1945 đến 1965 hai mươi năm chẵn, thấy cái ǵ ở cuối đường ?
    Phải chăng:

    – Vách đá không nấc thang.

    – Suối sâu không cầu.

    – Sông rộng không đ̣ toàn những trở ngại không có phương tiện để vượt , và:

    – Gạo không có, thuốc cũng không, sốt rét triền miên.

    – Muối không đủ ăn, súng nặng như núi.

    – Quai dép đứt hết, áo quần rách ra và ở trên đầu th́ luôn luôn dội xuống, nào:

    – Quyết tâm chiến thắng.

    – Nghị quyết nọ, nghị quyết kia.

    – Lời kêu gọi của ông này ông nọ, anh Ba, anh Tư.

    Tôi liệt kê ra đây những ” món ” mà tôi tổng kết trên con đường vinh quang này,dành riêng cho mỗi chiến sĩ, đó là chưa kể những thứ bệnh tật và thiếu thốn kỳ cục khác xảy ra bất kỳ. Đó, một con người đi trên con đường này gánh trên vai đội trên đầu , mang trong ḷng bằng bao nhiêu thứ đó, th́ đi “giải phóng ” miền Nam bằng cái ǵ ? Và bao giờ th́ giải phóng xong ?

    Cho nên tôi nhiều đêm nằm giữa sự lặng im ghê rợn của núi rừng nghĩ đến cái ngày mai của ḿnh, mà ớn lạnh. Nó là:

    – Sốt rét.

    – Dốc , đèo !

    Không có ǵ khác hơn. Nếu có cái ǵ khác hơn thứ đó là cơn sốt rét nặng hơn, dốc đèo cao hơn. Thế thôi. Và kiểm điểm lại cái quyết tâm c̣n sót lại của ḿnh:

    – Về để gặp lại gia đ́nh. Đó là ư nghĩ cao siêu nhất sau hai mươi năm trời đi làm cách mạng của tôi.

    Đi t́m cái ǵ cho xa xôi, khi cái mà ḿnh đi t́m th́ ḿnh đă có ngay ở bên cạnh ḿnh.

    Chủ nghĩa Cộng Sản tối kỵ với chủ nghĩa cá nhân. Cho nên chủ nghĩa Cộng Sản không bao giờ thực hiện được. Bởi chừng nào c̣n con người th́ c̣n chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ có thể bị diệt vong khi trên mặt đất này chỉ c̣n có một con người mà thôi. Cho nên không thể có chủ nghĩa Cộng Sản khi c̣n loài người.

    Con người ! Đó là một sản phẩm vừa xấu vừa tốt và Bất Diệt. C̣n lại trong tôi cái ǵ riêng tư, cá thể, sau hai mươi năm đi t́m cái thế giới Đại Đồng.

    Và quanh tôi là gia đ́nh của tôi, cha mẹ anh em tôi. Làm người ai cũng muốn vươn lên sống có lư tưởng, nhưng lư tưởng không phải là không tưởng.


    Lư tưởng nào rồi không dẫn tới việc ăn ngon mặc đẹp ? Vậy th́ người đă có sẵn những điều đó rồi, c̣n đi t́m cái ǵ ? Tôi cảm thấy chủ nghĩa Cộng Sản không hợp với cá nhân tôi từ khi tôi biết rơ bộ mặt thật của đảng, sau một thời gian ngắn đi kháng chiến, hay nói cho cẩn thận hơn là vài năm, qua tác phong và đạo đức của một số lănh tụ.

    Tôi vốn sinh trưởng trong gia đ́nh không thuộc thành phần “lư tưởng” và tôi lớn lên cũng không cùng với giai cấp “lư tưởng. ”

    Vô đảng là một sai lầm của tuổi trẻ, một sự sai lầm to nhất và nó đáng giá bằng sự mất mát cả tuổi thanh xuân , một sai lầm không thế sửa chữa được.


    Còn tiếp ...

  3. #4453
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Nhiều kẻ đă chạy theo một thời trang, một tiện nghi, một kiểu cách (mode) chớ không phải đi theo lư tưởng nhiệt t́nh. V́ ai cũng thừa biết rằng có đảng th́ mới mong lên chức được , mà chức tước, ở chế độ nào cũng vậy, nó đi đôi với nồi gạo túi tiền. Vậy xin hỏi câu hỏi có vẻ thô lỗ, thử xem sao: “Anh vô đảng v́ đảng hay v́ tiền ? ” trong đảng có bao nhiêu đảng viên v́ đảng, có bao nhiêu người v́ tiền mà luôn luôn bô bô cái mồm v́ đảng !

    Tôi c̣n nhận thấy ở một cơ quan văn hóa nọ, khi kết nạp đảng viên mới th́ toàn những bồi bếp, gác cổng được chú ư c̣n trí thức mài ṃn hết cả trí óc v́ phục vụ chánh sách đường lối của đảng th́ lại bị cho lùi ra xa, v́ thành phần của họ không “cơ bản”.

    Tôi tin chắc có rất nhiều người không thấy vinh quang ǵ , khi được mang cái danh hiệu chiến sĩ tiền phong của giai cấp vô sản . Nhất là học sinh. Họ vô đảng không phải v́ tiền, cũng không phải v́ đảng và cũng phải chạy theo cái “mốt” nào cả, v́ lúc bấy giờ họ chưa biết vô đảng là một cái “mốt”. Vậy xin hăy nói thằng ra rằng đa số người vô đảng là v́ không hiểu đảng là cái ǵ hết !!!

    Sau khi kháng chiến được năm năm (1951) tôi đă bỏ cơ quan đi về Sàig̣n nhưng rủi thay trên đường đi tôi lại gặp anh bạn thân mà sẽ có dịp tôi nhắc tới sau này cản tôi lại. Không phải v́ lập trường mà v́ t́nh cảm bạn bè với nhau, tôi đă nghe theo anh bạn này cũng không phải v́ lập trường mà v́ t́nh bạn. V́ không đi được cho nên năm 1954 tôi phải đi tập kết.

    Và cũng nhờ trời đất phù hộ cho nên sau mười hai năm ly biệt quê hương tôi đă về Nam ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Tôi vẫn viết. Tôi viết hơn hai ngàn trang truyện và tiểu thuyết, chẳng đảng nào ngó ngàng tới cả, trong ṿng ba năm.
    Tôi thấy không sao, không mất mát ǵ, nghĩa là vẫn vui vẻ, không khổ tâm v́ không được đảng chú ư, chỉ khổ tâm v́ không có tiền mua gạo. Tôi mới rút ra kết luận: nếu không là đảng viên, người ta vẫn cầm bút không hại ǵ cả mà lại càng được tự do hơn.

    Nhưng thôi, tôi không kể lể dài ḍng. Ĺa bỏ chế độ Cộng Sản để đi sống bất cứ chế độ nào khác, tôi cũng không mảy may tiếc rẻ. Đó là một sự may mắn cho cả tôi lẫn đảng.

    Trên cái con đường mà tôi đi – mà người ta nói là đi lên chủ nghĩa xă hội – thiên đường của thế gian, tôi chỉ là một kẻ bộ hành bất đắc chí.

    Cứ mỗi bước đi, tôi lại suy nghĩ, lại dằn vặt, tiếc rẻ, ân hận. Tôi càng leo lên cái dốc núi đứng sững này th́ tôi càng cảm thấy tôi đi xuống, hay tôi chỉ leo lên thật cao để rồi lao đầu xuống vực thẳm.

    Thu càng leo càng ục ịch, chậm chạp, càng thở ra, càng chắt lưỡi. Tôi biết rơ Thu muốn dừng lại từ bên kia bờ con sông vô danh chi đó. Sang sông vào một buổi hoàng hôn hỗn mang không tả xiết và khi vừa lên bờ là phải cắm đầu chạy khoảng bốn cây số để vượt cái ṿng đai trắng chất độc, cho nên Thu lại cũng không thể nằm lại mà phải cuốn vơng theo tôi. Chứ nếu Thu nằm lại (để làm “bê quay”) th́ anh trạm trưởng sẵn sàng chứa chấp cô nàng v́ anh ta nom chừng đă có ư định với cô nữ văn công rồi!

    Cho nên càng đi vào th́ Thu càng khổ tâm v́ khó ḷng làm bê quay được nữa. Trên mặt đất th́ Thu đă vượt cái lằn mức phân ranh Nam Bắc như tôi vẫn nói, nhưng một cái Bến Hải thứ hai, c̣n trong tâm tư th́ con sông đó vẫn cứ ở trước mặt Thu, mà Thu tưởng không bao giờ vượt nổi. Bỗng Thu ngừng lại và ngó xuống:

    – Dốc ǵ dốc thế này anh!

    – Thi dốc núi chứ c̣n dốc ǵ ? Tôi phát cáu, trả lời cộc lốc. Đi cố lên kẻo ở đằng sau người ta quát cho.

    – Ai giỏi th́ lên trước, chứ em không đi mau được.

    Tôi lặng thinh. Thu tiếp:

    – Em muốn làm cái đèn đỏ sau lái xe và cuối cùng tắt luôn chứ em đâu có muốn làm cái đèn pha phía trước.

    Tôi không nói nữa. V́ leo dốc mà càng nói th́ càng mất sức , huống chi lại những chuyện không bồi dưỡng ǵ cho tinh thần. Tôi nh́n hai ống chân của Thu.
    Mồ hôi tuôn xuống ṛng ṛng đọng trong ḷng dép đẫm ướt cả bàn chân , như Thu vừa mới lội dưới nước lên.
    Ở phía sau, phía dưới tôi là một lũ rùa, đúng là rùa leo núi. Ông Chín với đám lá ngụy trang bảo thủ sum suê như một cái bụi cây lào xào rung động, ông già Noël với hai chiếc gậy nhưng trên cái dốc này th́ cặp gậy hầu như vô ích không dùng vào đâu được, nên ông ta phải dùng cả hai tay để bám vào rễ cây, để ḅ như hai chân... .

    Các bạn độc giả thử nghĩ dùm cho tôi , xem những người lính phải khiêng cái ṇng pháo đi trên con đường này th́ họ phải đứng làm sao? Khi mà cái gót người đi trước bao giờ cũng suưt chạm vào mũi người đi sau , hay người đi sau luôn luôn bị đe dọa bằng cái tai nạn là người đi trước nếu sút tay sẽ nện nguyên cặp mông lên mặt ḿnh.

    Anh giao liên Tấn đứng trên một cái rễ cây ngất ngưởng ở phía chót vót trên đầu tôi. Anh ta đứng dạng háng ra, tay chống nạnh , tay ngoắc lia:

    – Nhanh lên ! Nhanh lên !

    Thu cố bương lên và đưa tay cho anh ta. Anh ta xoạc hai chân ra thật rộng, rồi một tay bám chắc vào một cái rễ ở phía sau lưng, một tay tḥng xuống cho Thu.
    Thu đưa hai tay lên bám chặt vào đó. Anh giao liên cố rút cái khối vừa bằng thịt xương vừa bằng vải vóc sắt nhôm đó lên, như kéo cả một quả núi.

    – Hè ! Anh giao liên hô lên.

    – Hè ! Thu cũng đáp lại để hợp đồng hai cái lực kéo và bật .

    Cả hai cùng đem hết sức kéo và đu người lên. Tấn đă thành công trong việc lôi tuột Thu lên. Thu nằm soài ra trên đất. Tôi cũng đến nơi. Tôi ngắm nghía măi không thấy có cách nào khác giúp ḿnh leo lên bằng cái cánh tay của Tấn. Nhưng Tấn đă lắc đầu. Tấn nói:

    – Không được đâu anh. Anh nặng lắm ? Tôi lôi anh lên không nổi đâu mà tôi sẽ cắm đầu xuống hố.

    Tấn đi đi lại lại măi mà không có cách nào giúp tôi. C̣n tôi th́ cảm thấy ḿnh không thể trèo nổi một bước nữa để vượt lên trên cái mặt phẳng ở ngay trước mũi đó.


    Còn tiếp ...

  4. #4454
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VĨNH BIỆT ĐẠI TÁ NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG



    Hôm 26/2/2018, một người Sài Gòn, một cựu quân nhân VNCH, một nhạc sĩ tài hoa đã qua đời: Đại tá Nguyễn Văn Đông.

    Những cựu thiếu sinh quân, những người lính VNCH lặng lẽ đứng xếp hàng, đi qua linh cữu ông, bồng tay chào nghiêm trang, tiễn biệt người chỉ huy, người chiến sỹ đã rời “phiên gác đêm xuân” của đời mình để về cõi vĩnh hằng. Những khúc nhạc đẹp đẽ, những bản tình ca quê hương, lứa đôi da diết với “chiều mưa biên giới”, “sắc hoa màu nhớ”, “nhớ một chiều xuân”… bỗng được người Sài Gòn nghe nhiều hơn.

    Một tài hoa đã đi qua đời nhưng dấu ấn của ông trong trái tim đồng đội, những thế hệ say mê những bản nhạc của ông thì còn mãi. Ông là người đã góp phần tạo ra những giá trị văn hóa vô giá của mộ thể chế, một xã hội Nhân Bản và Tự Do, một thời đại mà người Việt Nam từng có, từng sống và mãi mãi thương tiếc, tự hào xen lẫn niềm cay đắng, bi tráng: Thời đại Việt Nam Cộng Hòa.

    Đại tá Nguyễn Văn Đông là cựu thiếu sinh quân và sỹ quan cao cấp của VNCH nhưng ông nổi tiếng là một nhạc sĩ tài danh, là người viết Hành khúc Thiếu sinh quân khi mới 16 tuổi, là tác giả của 68 bài hát cùng nhiều vở nhạc kịch, tuồng,… đồng thời là người góp công lớn cho nền nghệ thuật, ca nhạc của thời đại của ông dưới nhiều vai trò khác nhau.

    Sau 30/4/1975, cũng như các sỹ quan, quân nhân của VNCH, ông trải qua 10 năm tù đày trong những trại tập trung lao động cưỡng bức của Cộng sản từ Suối Máu cho đến Chí Hòa cho đến 1985. Sau khi ra khỏi lao tù Cộng sản, ông từ chối sang định cư tại Hoa Kỳ mà ở lại cùng gia đình tại Phú Nhuận, Sài Gòn đến ngày cuối cùng rời cõi tạm.

    Ông đã im lặng suốt 33 năm cho đến khi kết thúc cuộc hành trình dài đằng đẵng với thăng trầm, vinh, nhục, được mất của đời người, lặng lẽ chứng kiến thời đại đẹp đẽ của ông mất đi với tất cả nỗi u uẩn, xót xa. Con họa mi kiêu hãnh đã không còn cất tiếng hót tuyệt vời ngoài nỗi đau đớn câm lặng, đeo đẳng suốt phần đời còn lại.

    Ông đã chịu đựng quá lâu, tới tận lúc trở về cát bụi. Giờ đây, ông có thể nghỉ ngơi. “Phiên gác đêm xuân” của ông, xin dành lại cho thế hệ tiếp nối. Ở nơi trần thế này, những khúc ca tráng lệ của ông vẫn ngân vang, nhắc nhở một thời đại tử tế, huy hoàng đã qua. Hồn cốt của một dân tộc được vun đắp bởi những người như ông, sẽ không bao giờ lụi tàn khi các thế hệ sau vẫn nhớ, vẫn yêu thích và vẫn hát giai điệu mà những Tài hoa như ông để lại cho đời.

    Hình ảnh các cựu thiếu sinh quân, những người lính VNCH mặc chiến y mà họ còn giữ gìn suốt 43 năm qua, dù thân thể đã không còn nguyên vẹn, đã già nua theo năm tháng, nhưng cái Tôn nghiêm mà họ đã toát ra từ trong tư thế đầy trang trọng khi bồng tay chào người chỉ huy, người anh cả trong lễ tiễn biệt ông về nơi vĩnh hằng đã để lại những cảm xúc thật khó quên.

    Họ là những nhân chứng của thời đại, nơi mà những giá trị của một xã hội với nền giáo dục, văn hóa, tư tưởng… đã lắng đọng trong cốt cách và làm nên bản sắc của những người “một ngày là quân nhân, mãi mãi là quân nhân”. Cho dù lịch sử hôm qua đã thật bất công và nghiệt ngã với họ nhưng sẽ có một ngày, lẽ công bằng và sự thực sẽ được trả lại.

    Cũng như suốt 43 năm qua, những bài hát trữ tình, những ấn phẩm văn hóa, thi ca của VNCH bị cấm đoán, hủy bỏ, đốt phá bởi nhà cầm quyền thì thời gian cũng đã có câu trả lời. Người ta có thể thay đổi thể chế, luật pháp nhưng hồn cốt văn hóa thì luôn có một sức mạnh bền bỉ, trường tồn.

    Những giá trị văn hóa sẽ quyết định tương lai của một dân tộc, một quốc gia. Những bản nhạc của đại tá Nguyễn Văn Đông sẽ còn lại mãi cùng thời gian là trở thành một phần trong vốn văn hóa Nhân bản, góp phần cứu giúp dân tộc này trong một thời đại mê muội, hoang dại, nơi những niềm tin xã hội đã kiệt cùng.

    Xin cảm ơn ông, xin được nghiêng mình chào người nhạc sĩ tài hoa, người chiến sĩ kiêu dũng về nơi an nghĩ. Ông hãy nghỉ ngơi, thưa đại tá! “Phiên gác” sau sẽ có người nối tiếp bước chân ông.

    Vĩnh Biệt Đại Tá Nguyễn Văn Đông!

    Tân Phong
    Ngày 3/3/2018
    Last edited by Tigon; 05-03-2018 at 04:26 AM.

  5. #4455
    Member
    Join Date
    26-06-2016
    Posts
    551
    Quote Originally Posted by Tigon View Post

    Nhiều cựu quân nhân VNCH kính cẩn chào Đại Tá Nguyễn Văn Đông lần cuối.
    https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/...uyen-van-dong/

    Văn hoá Việt Nam Cộng Hoà vẫn tồn tại
    Last edited by Hiếu Thiện; 05-03-2018 at 07:09 AM.

  6. #4456
    Tran Truong
    Khách

  7. #4457
    Tran Truong
    Khách



  8. #4458
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Bỗng Tấn đứng sát mép đá và nói:

    – Anh bám lấy cổ chân tôi đây này ? Được không ?

    Tôi giơ tay lên bám thử vào và nói:

    – Tôi sợ cậu chịu không nổi. Cái chân sẽ như cái cây trốc gốc.

    – Thế th́ chịu.

    – Để tôi coi ?

    Năm Cà Dom ở phía sau ḅ trườn lên trước mặt tôi và đưa hai tay bám vào mép đá cất bổng ḿnh lên một cách nhẹ nhàng. Đứng lên ngay, Năm Cà Dom quay lại bảo:

    – Nắm tay tôi đây !

    – Chắc không ?

    Vút cái là Năm đă lôi bật tôi lên. Và vút vút! Năm lôi lên một hơi mấy người nữa, trong đó có cả ông Chín và ông già Noël. Hai người này ngồi phệt dưới đất gục đầu vào hai đầu gối mà thở.
    Trông ông Chín tôi càng thương hại. Mà nh́n ông già Noël tôi càng thương hại hơn. Hai người này rồi sẽ đi làm sao?

    Đầu gối ông Chín th́ đă sưng lên, c̣n cặp gị của ông già Noël th́ chỉ c̣n lại , như hai cái cọc màn, không hơn không kém.

    Đá tai mèo đă róc hết thịt xương trên cặp chân tươi trẻ này, đă biến chúng thành cặp chân hương (nhang) tưởng như không c̣n chống đỡ nỗi cái thân c̣ lép của anh ta. Tấn nói:

    – Bây giờ nghỉ xả hơi một chốc đi. Chờ phía sau đi tới.

    Người nào người ấy rũ ra, không c̣n ai muốn nói chuyện ǵ, chỉ có bác sĩ Năm Cà Dom là tươi tỉnh hồn nhiên. Năm Cà Dom nói:

    – Bây giờ mà có một ly nước chanh he!

    Không ai nói ǵ. Năm Cà Dom không cần thiết sự hưởng ứng của những người nghe. Năm Cà Dom cứ thản nhiên nói tiếp:

    – Leo cái dốc này bằng đá một trận banh ở làng, trên một cái sân đầy lỗ chân trâu. Đá th́ rất ẩu, c̣n cái sân th́ lúc nào cũng sẵn sàng bẻ lọi cặp gị ḿnh bằng những lỗ chân trâu đó.

    Năm Cà Dom cười hề hề:

    – Nhưng có một điều rất khoái chí là hễ đờ-mi-tăng là có nước chanh uống. Một thùng nước chanh vĩ đại được khiêng ra tận sân cỏ cho cầu thủ. Cầu thủ uống đă đành, mà những tay ba xạo cũng nhảy vô ăn ké làm một vài ly dễ dàng. Bây giờ ḿnh không ước mong cái thùng nước chanh đó , mà ḿnh chỉ mong sao được một cái mẩu vỏ chanh thả lêu bêu trong thùng nước. Ḿnh vớt ra bỏ vô miệng ngậm th́ đỡ mệt xiết bao phải không các bác?

    Nghe cái hơi nước chanh của Năm Cà Dom mang đến tận miệng, mọi người như tỉnh ra dần. Năm Cà Dom nói tiếp:

    – Có những trận đá banh cầu thủ được đăi dừa nạo! Trời đất ơi! Bây giờ bất ngờ tôi mới nhớ tới trái dừa của xứ Nam Kỳ, trái dừa không ở đâu trên đất nước ḿnh có được. Nó bổ thấu mây xanh đi! Các bạn nghĩ đang mệt mà uống một quả dừa xiêm có vắt tí chanh th́ đă vô cùng!

    Nước dừa xiêm hồi thời kháng chiến chống Pháp, chính tôi đă từng dùng thay cho xê-rum, tiêm vô mạch máu kia mà! Nhưng nên nhớ trái dừa bẻ ra khỏi buồng dừa không nên quăng nó xuống đất v́ có thể cơm dừa vỡ ra pha lẫn trong nước tiêm vô máu không tốt, mà phải cắn cái cuống của nó đem xuống đất. Nước dừa thật là tinh khiết, tiêm vào có thể bồi bổ cơ thể ngay. *

    Tôi thầm nghĩ:

    – Thằng cha bác sĩ này thiết thực và tâm lư vô cùng. Nó ném ra câu chuyện nào cũng đúng lúc, đúng t́nh cảm con người… mỗi câu chuyện như điểm một cái vô yếu huyệt t́nh cả.

    Trái dừa Nam Bộ được nhắc đến ở đỉnh dốc Trường Sơn này và trong cơn khát cháy cổ họng phải chăng đă làm dịu đi cơn khát?

    – Thôi nhé! Uống dừa xong, bây giờ tiếp tục đi! Tấn bảo.

    – Đi th́ đi, sợ ǵ? Năm Cà Dom nói.

    – Nhưng ḱa anh Tấn, anh lính găy chân đâu rồi?

    Mọi người mới sửng sốt, quay lại nh́n không thấy đoàn cáng anh lính găy chân đâu nữa. Cả anh Khẩu đội trưởng cũng không thấy ở đây. Tấn nói:

    – Th́ hồi năy thấy họ cũng theo sau ḿnh mà!

    – Họ đi nhưng vất vả lắm.

    – Anh có nhớ lúc nào không thấy họ theo ḿnh nữa không?

    Tôi đứng sựng ra một chốc rồi nói:

    – Tôi nhớ là… h́nh như là…

    Năm Cà Dom cướp lời tôi:

    – H́nh là h́nh như ǵ. Lúc mà chuyển qua cái rễ cây lủng lẳng ở trên vách núi đó, nhớ chưa? Nhớ rơ chưa? Đến cái chỗ đó th́ đường tắt không c̣n lối đi nữa, mà muốn đi tiếp phải níu cái rễ đó. Trời đất ơi! Đường đi ǵ bất nhơn sát đức vậy? Phải níu vào cái rễ ṭng teng đó, không biết nó có đủ sức treo ḿnh không. Mà thấy người trước đánh đu sang được th́ ḿnh cũng cứ làm theo.

    Cha chả! Có hai sự nguy hiểm. Một là ḿnh sút tay. Hai là cái rễ đó đứt đi. Rơi xuống hố th́ có ngướu xương, không lượm được một miếng thịt.

    Như vậy th́ làm sao mà cái đám cáng đưa anh lính găy chân qua chỗ đó được? Hoạ may có cánh? Tấn đứng lặng thinh ra vẻ suy nghĩ. Có lẽ trong lúc đi vừa nhọc vừa cố gắng leo trèo cho nên anh ta đă quên khuất đi những người xấu số đó.

    – Bây giờ các anh ngồi đây chờ tôi nhé. Tôi trở lại t́m xem. Khổ hết sức.

    Năm Cà Dom nói:

    – Cậu biết trước con đường này hiểm trở như vậy sao c̣n để cho họ đi.

    – Không đi th́ nằm lại đó à?

    – Chớ sao!

    – Nằm lại đó, ai chịu trách nhiệm?

    – Vậy chớ họ nằm cả đêm qua ở ven suối th́ ai chịu trách nhiệm. Chẳng có ai chịu trách nhiệm về họ cả. Chẳng phải cậu, mà cũng chẳng phải tôi.

    Tấn lặng thinh. Tấn đưa tay lên cào đầu lia lịa bằng năm ngón tay xoè ra như cái bừa cào, như để xua đi mọi sự rối rắm trong đầu.

    – Tôi muốn bỏ phứt mẹ nó đi cho rồi.

    – Cái đó tùy cậu.

    – Tôi đi chuyến này về là xin nghỉ luôn.

    – Cái đó cũng tùy cậu nốt.

    Nói xong, Năm Cà Dom t́m chỗ mắc vơng rồi ngả lưng ngon lành.
    Bao giờ nghỉ xả hơi, tôi cũng để ư xem cái chân đau của Thu, nhưng ít khi tôi dám nhắc tới cái vết thương đó. Nó vừa là vết thương vừa là vết thương ḷng.

    Động tới nó, Thu vừa đau lại vừa đau trong tim…


    Còn tiếp ...
    ....................

    * _ Trong tù cải tạo miền Nam , tù chữa bịnh cho tù , dùng nước dừa thay " nước biển " _ IV _ là chuyện thường ở huyện !!! Dễ thôi , không dùng thì chết !!!

  9. #4459
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Tôi bảo Thu:

    – Em chuẩn bị đi, sắp tới chỗ có vắt rồi đấy!

    Thu hỏi lại tôi:

    – Vắt là cái ǵ anh?

    – Trời đất! Em hỏi thiệt hay hỏi chơi?

    – Em hỏi thiệt mà. Em không biết vắt là ǵ?

    – Em biết con đỉa không nào?

    – Dạ không ạ!

    – Con đỉa mà em cũng không biết à?

    – Em không biết thật.

    – Em chưa bao giờ lội ruộng à?

    – Dạ… h́nh như chưa bao giờ.

    – Trời đất ơi!

    Đúng là nàng công chúa chuyên môn sống trong lầu son gác tía. Em không lội ruộng, nghĩa là sao? Chính tôi, tôi cũng không hiểu được việc đó.

    – Em thú thật với anh là em chưa rời Hà Nội một ngày nào, có chăng th́ cũng chỉ đi bằng xe hơi, tàu hoả. Xe tàu chạy băng băng qua những cánh đồng xanh mát mắt. Và em cũng thấy vui như trong bài hát Tiếng Vọng Đồng Quê: “Cây xanh lá xanh trời xanh, chim líu lo trên cành, lom khom người đang cấy…” thế thôi!

    – Chết chửa!

    – Thú thật với anh đây là lần đầu tiên trong đời chân em lội xuống bùn.

    Tôi cười:

    – Thôi được rồi, để anh giải thích cho em hiểu “vắt” là con ǵ nhé !

    – Dạ vâng!

    – Vắt là một loại sâu bọ, nó có thể cắn và hút máu ḿnh từ ba đến năm phân khối một lúc.

    – Eo ôi ! Khiếp thế!

    – Ồ, anh nói thật mà ! Để chốc nữa rồi xem. Nó đeo trên ḿnh mà cắn có khi hằng hai ba tiếng đồng hồ mà ḿnh không hay biết ǵ hết. Đến chừng ḿnh hay gỡ nó ra được th́ nó no căng ra bằng ngón tay, chích một cái th́ máu xịt ra đỏ tươi.

    – Nó có nhiều không anh ?

    – Nói đến vắt th́ phải nói như muỗi vậy. Nghĩa là vô số.

    - Eo ôi!

    – Nếu qua một vùng có vắt th́ nó đầy đàn như mạ gieo, ở dưới đất có đă đành, trên nhánh cây cũng đầy hết.

    – Vậy làm sao đi?

    – Th́ cứ đi bừa qua thôi… Đặc điểm của nó là chui rúc vào những chỗ hiểm hóc khó trông thấy.

    – Eo ôi khiếp!

    Năm Cà Dom đang lim dim ngủ bỗng lên tiếng:

    – Con vắt lợi hại lắm đó đồng chí văn công ạ ! Liệu liệu mà đề pḥng. Nó nguy hiểm hơn cả cọp beo và rắn rết. Mồm nó có bộ răng h́nh ba chia. Sở dĩ tôi biết rơ vậy là v́ tôi bị vắt cắn rất nhiều. Sau khi gỡ nó ra lau sạch máu ở da ḿnh, tôi trông thấy rơ cái dấu răng ba chia của nó in rơ nét bằng sợi tóc như khắc trên da ḿnh . . Cái vết thương nhỏ thế mà máu ḿnh chảy ra rất nhiều.

    Năm Cà Dom ngồi bật dậy và tiếp:

    – Tôi nghe có một đồng chí bị vắt cắn, chẳng may lại bị cắn ở cổ mà lại trúng nhằm động mạch. Chú vắt cắn no rồi th́ buông tay rơi xuống. Vết thương cứ chảy máu, cho đến lúc quá nhiều , đồng chí kia ngất đi không ngồi dậy nổi. Sau đó nghe nói đồng chí đó chết, không biết có đúng vậy không ?

    – Có thật không anh ? Eo ôi ! Khiếp quá, làm sao em đi được ?

    – Nghe câu chuyện th́ cũng có lư, v́ động mạch bị thương th́ máu chảy rất nhiều, mà hễ máu chảy nhiều th́ ngất xỉu. Cái đó dễ hiểu thôi. Trong lúc mệt quá, lại ngủ say không hay. Cũng có thể chết lắm !

    Thu ngồi nghe chuyện mà cứ “eo ôi” từng chập một.
    Tôi sực nhớ một câu chuyện thời kháng Pháp của cô nữ sinh học trường Gia Long vừa mới ra bưng biền Đồng Tháp kháng chiến. Một hôm tôi dắt cô bạn ra đồng để hái rau về ăn mắm. Cô đang lội , bỗng một chú đĩa trâu to bằng ngón tay cái đeo vào bắp chân. Cô bạn hốt hoảng quá, không biết làm sao gỡ nó ra. Cô cứ giơ bắp chân lên mà la bài hăi. Tôi chạy tới, nhưng không kịp.

    Sẵn con dao trong tay, cô bạn chặt đại vào con đĩa. Con đĩa th́ c̣n nguyên, nhưng da cô bị đứt một đường rất sâu. Tôi phải xé áo băng cho cô bạn và cơng cô ta về nhà.

    Tôi kể câu chuyện đó cho Thu nghe. Tôi chủ quan tưởng rằng đó là một câu chuyện vui giải trí lúc mệt nhọc, chẳng ngờ nó làm tăng sự sợ hăi đối với Thu.
    Tội nghiệp, Thu cứ lo lắng hỏi măi về tai hại do con vắt có thể gây ra. Tôi phải nói ngược lại. Tôi nói:

    – Nói chơi vậy chớ chẳng ăn thua ǵ. Ḿnh lại đi sợ con vật bé tí ti hay sao ?

    Thu ngồi tần ngần ra, vẻ mặt vô cùng thiểu năo. Tôi trông Thu mà thương hại vô ngần.


    Còn tiếp ...

  10. #4460
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Cái thân nam nhi của ḿnh th́ dầm mưa dăi nắng chi chi cũng được, xơ xác rách nát ra xem cũng không đến nỗi nào, nhưng một người con gái đẹp mà tung vào rừng núi th́ phí phạm quá. Ví như ta đốn một cây kiểng quư đă uốn h́nh con rồng, con phượng làm củi chụm nấu tấm cho heo ăn vậy.

    Tôi biết giờ này Thu bước đi trong đoàn cùng với tôi về phía Nam nhưng con tim của Thu th́ lao ngược về phía sau, t́m đường về Hà Nội.
    Có lẽ Thu ân hận về những t́nh cảm có lúc xốc nổi của ḿnh. Tuổi trẻ sao tránh khỏi được t́nh cảm đó, nhất là khi nó được phỉnh nịnh tâng hót bằng những lời ca ngợi xúi giục và hứa hẹn?

    Ghê gớm thay cho miệng lưỡi con người ! Rồi khi đổ người ta vào con đường này, họ hầu như không c̣n trách nhiệm ǵ nữa.
    Riêng tôi th́ dù cái chết ở trước mắt, tôi cũng phải cố gắng mà đi. Tôi không chịu đựng được một cuộc sống g̣ bó, bực bội và ngạt thở nữa.

    Tôi phải đi về xứ sở, nguyên quán của tôi. Tôi là cây dừa. Tóc tôi là lá dừa. Da thịt tôi là sớ thịt cây dừa. Máu tôi là do nước dừa kết tinh. Chân tôi có triệu ngón bám vào đất như những mẩu rễ dừa muôn đời ăn sâu vào đất. Tôi đứng giữa quê hương tôi, chân lún giữa băi phù sa của ḍng sông Cửu Long thắm đỏ máu tiền nhân và đồng đội, tóc dừa tôi xanh lên v́ gió nắng màu mỡ đầy sinh tố vùng nhiệt đới của quê hương Miền Nam.

    Thân cây dừa kết thành chiến lũy ngăn những vàm sông chống giặc ngoại xâm, trái dừa trở thành những chùm bom rụng xuống đầu giặc những năm kháng chiến chống Pháp. Dừa đă trở thành một giống cây thiêng liêng cao quư tượng trưng cho đất nước trù phú, cho con người bất khuất.

    Tôi lớn lên giữa những hàng dừa. Tôi mang trong tôi khí tiết của Cây Dừa. Hay tôi chính là cây dừa.
    Tôi không thể mọc lên, xum xuê hoa lá ở một cái đất núi non. Không ai đem cây dừa lên núi mà trồng cũng như không ai đem nứa mà cặm xuống nước mặn. Mỗi giống cây có mảnh đất riêng của nó huống chi là con người.

    Cho nên tôi dù có chết tôi cũng đi về.

    Có lẽ ông già Noël, ông Chín, Năm Cà Ḍm tâm trạng như tôi. Đi xa nhà , xa cửa lâu quá mà, anh cố trung với đảng hiếu với dân măi ư? Anh sẽ trở thành đứa con bất hiếu, người chồng bất nghĩa và người cha vô trách nhiệm. Cái luân lư thông thường nhất đối với người Việt Nam là phụng thờ cha mẹ, nuôi dạy con cái, bảo bọc vợ hiền, mà mỗi người đi tập kết đều không làm được, c̣n nói chi đến những chuyện cách mạng ( !) đâu đâu.

    Tôi thèm một cách ghê gớm được trở lại nhà, đi trên băi cỏ đầu ngơ nhà , nhặt những lá khô ở thềm nhà. Tôi muốn được ngồi ăn cơm với cha tôi với mẹ tôi ở chiếc bàn đó, ở căn nhà đó, chắc nay đă xiêu vẹo … nơi tôi đă từng ngồi ăn những bữa cơm b́nh thường nhất trong đời, nhưng từ khi tôi xa nhà th́ tôi không c̣n t́m ở đâu ra những bữa ăn như vậy nữa .

    Cái việc làm cao quư nào cũng phải mang lại kết quả tốt đẹp cho con người không sớm th́ chầy. Ở đây những người chịu đựng quá nhiều mất mát , hầu hết, cả tuổi thanh xuân, mong được hưởng một lạc thú nho nhỏ về gia đ́nh, nhưng cũng không có.

    Những người Nam trên dưới bốn mươi tuổi đi trên đường này đều là những người xa vợ trên mười năm hoặc chưa có vợ. Hai hạng người này đều mong về tận quê nhà, có phải chăng để hy sinh cho giai cấp ? Hăy lắng ḷng lại mà trả lời.

    – Không !

    Giai cấp thuần nhất là một sự bịa đặt, một điều chỉ có trong sách vở. Thực tế th́ chẳng có bao giờ. V́ trong giai cấp lại có giai cấp, rồi trong những giai cấp đó lại có những giai cấp khác nữa.

    Vậy th́ cái mục đích của họ đi về Nam, bị bao bọc bên ngoài bằng một cái lớp áo đấu tranh và bị hiểu lầm! Tôi suy từ tôi mà ra điều đó.
    Vô số người Nam tập kết bốn mươi tuổi chưa vợ? Thật vậy mà!

    Những người này bôn ba “về nước” là để cưới vợ. Họ đă cắn răng chịu đựng những trận mưa phùn những ngày nắng hạ những giông băo cùng những buổi đẹp trời là để thực hiện cái câu “ta về ta tắm ao ta, trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta”.

    Bởi v́ họ đinh ninh rằng ở miền Nam những thiếu nữ mơn mởn đào tơ trong “những vùng giải phóng rộng hơn những vùng giải phóng thời kháng chiến chống Pháp” luôn luôn mơ tưởng như Joséphine mơ Nă Phá Luân, như Ngọc Hân mơ Nguyễn Huệ vậy.

    Tội nghiệp thay, họ vẫn bị lừa một cách rất khôn ngoan và rất chánh trị. Có ai đâu mơ những mái tóc hoa râm ? Trừ những mụ nạ ḍng?
    Ấy đó kết quả thiết thực là nhiều đoàn người v́ ở rừng cho nên vẫn không t́m ra vợ, một số người th́ “hốt ổ” hai, ba con là sự thường!

    Cuộc đời, trong khái niệm thời gian th́ đi nhanh như vó câu qua cửa số, c̣n trên dăy Trường Sơn này th́ nhịp độ chậm chạp dềnh dang ghê gớm. Người ta có cảm giác rằng ḿnh đang dẫm chân tại chỗ, và lún xuống giữa những đồi cát sa mạc của bệnh tật và bi lụy.

    Cậu giao liên Tấn đă trở về. Cậu ta lắc đầu nguầy nguậy:

    – Các cha non đi đâu mất hết rồi !

    – Đi đâu được mà đi ?

    – Ai biết . Ai có chân nấy chớ !

    – Nhưng chân nó găy, nó đi là nhờ chân người khác ?

    – Chân ai th́ chân, nhưng nó không c̣n ở chỗ đó nữa.

    Tôi hỏi:

    – Cậu đă trở lại đến chỗ bờ suối đó à ?

    – Chớ sao !

    – Sao nhanh vậy ḱa !

    – Tôi nói gian cho bà móc nhăn tôi mà !

    Rồi Tấn nói tiếp:

    – Dắt các anh tôi phải chờ, chớ từ đây tới bờ suối đâu có bao xa. Đường chim bay không đến hai cây số. Nhưng v́ leo lên tuột xuống, đi chậm hơn rùa mà lại mệt nhọc kinh khủng cho nên tưởng như ḿnh đă đi hằng chục cây số vậy. Hồi tôi mới ra đây, đi trên đường này tôi cũng có cảm giác như các anh vậy thôi.

    Tấn nói tiếp:

    – Cái ṇng pháo họ đă đưa tới bờ suối rồi. Tôi bảo họ đi cùng tôi Nhưng họ đă không đi, lại c̣n chửi tôi như chửi chó. Họ bảo tôi là vô nhân đạo chọn cái con đường thất âm đức như vậy mà bắt họ khiêng pháo đi.

    Tôi vọt miệng hỏi:

    – Bộ không có con đường nào khác hay sao cậu ?

    – Chắc anh tưởng bổ khỏe cho tôi lắm sao ? Tôi sướng ích ǵ mà dắt các anh đi con đường mẹ rượt này chớ !

    Tôi lại hỏi tới:

    – Sao không t́m con đường nào khá khá hơn.

    – Tôi đă bảo với các anh là không có con đường nào khác mà !

    Tôi lặng thinh. Tấn bảo:

    – Bây giờ th́ ḿnh đi chớ. Liệu đi sớm đi. Chiều là bị mưa đó. Mưa xuống là vắt nó ra nó đón đường không qua nổi nhé các ông các bà!

    – Đi th́ đi.

    Thu biết lo xa nên Thu đi trước. Rồi kế tôi đi sau.

    – Có dốc không anh ? Thu hỏi cậu giao liên.

    Tấn nói:

    – Dốc cao dốc thấp, dốc đứng dốc lài, dốc nhiều dốc ít, dốc nguy hiểm nhiều hay nguy hiểm ít, chớ không chỗ nào bằng phẳng bước sướng chân được mười lăm hai mươi bước.

    Bỗng Tấn quay lại:

    – Có vắt rồi đấy nhé !

    Rồi Tấn dừng hẳn lại bảo:

    – Các anh chuẩn bị xem cái ống bồ ḥn của ḿnh đi. C̣n chị văn công th́ phải túm ống quần lại cho chắc, buộc nhiều nận. Không th́… nguy hiểm đấy.

    Thu bỏ ba lô xuống, lấy dây trong ba lô ra, lấy cả đôi tất ni-lông màu da người mỏng dính. Có lần Thu đă cho tôi xem và khoe rằng lúc đi Stockholm biểu diễn Thu đă mang đôi tất cao này chống lạnh và mua nó ở Hà Nội mất chín đồng bạc nghĩa là bằng nửa tháng lương tối thiểu của một công nhân.

    Thu sợ vắt quá nên Thu dùng cả đôi tất quí này để chống vắt. Thu mang vào. Chao ôi ! Cặp chân ngà trắng muốt với những đường nét mềm mại vô cùng lại được bọc trong một lớp ni-lông mỏng dính, làm cho sự tưởng tượng của người trông thấy nó càng tăng lên gấp bội. Vâng, cái ǵ mơ màng mơ hồ th́ người ta phải tưởng tượng, phải ước mơ, nhất là nó vừa hiện ra đó, nó lại biến đi như lẩn khuất sau tấm màn sương mỏng.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •