Page 151 of 471 FirstFirst ... 51101141147148149150151152153154155161201251 ... LastLast
Results 1,501 to 1,510 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1501
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Nối điêu

    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Sức dai th́ cứ việc dai
    Anh đây có đủ việc ǵ mà lo…………hihi





    Ha Ha Ha
    Súng ống đạn dược có thừa
    Dưới nghe trên bảo, dạ thưa có liền.
    Hùng dũng thì cỡ đại liên
    Cận chiến súng lục nổ mềm lòng ai.
    Suốt đêm đấu trận đua tài.

    Thiện Tai.

  2. #1502
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Saigon thuo ay.

    "Suốt đêm đấu trận đua tài".
    Cái thời tuổi trẻ miệt mài đời trai.
    pháo đêm rồi lại phi ngày.
    Đêm không những bẩy ngày bồi nạp tư.
    Biết ai là kẻ ngật ngừ.
    Chân dài cũng chấp, bài chừ nào "ke".
    Rằng thôi qúa đã à nghe.
    Có ăn có chịu còn e nỗi gì ?
    Dậy nào tiếp tục mà đi.

    Peterphu.

  3. #1503
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Saigon thuo ay.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Mời quư vị làm thơ :



    Ui da.

    26 tháng hai 2013
    3:13 SA

    ''ui da" Má ơi má.
    Con chắc bỏ cơm rồi.
    Có lẽ kể từ đây.
    Con tiu đời nghe má.

    Người chi như thánh nữ.
    Rùng rợn qúa má ơi.
    Má cứ thử nhìn coi.
    Người đâu chi mà đẹp.

    Con sẽ lịm người đi.
    Chao đảo cả hình hài.
    Ngất ngư luôn thần trí.
    Ôi thần nữ liêu trai.

    Con sẽ biến đi mất.
    Hoà nhập một với nàng.
    Trong nồng say si dại.
    Giữa đất trời mênh mang.

    ''Ui da" Má ơi má.
    Giữa Má và Nàng đây.
    Cái chuyện của muôn đời.
    Là con xa lìa Má.
    Bye Má hề Má ơi.

    Peterphu.

  4. #1504
    chuot_congus
    Khách
    Thương em anh không biết để đâu
    Để trên ṇng súng (M1) lâu lâu anh bóp c̣ .

    Từ nhỏ tới lớn thuộc có 1 câu thơ .huhuhu .

  5. #1505
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Saigon thuở ấy..

    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    Súng ống đạn dược có thừa
    Dưới nghe trên bảo, dạ thưa có liền.
    Hùng dũng thì cỡ đại liên
    Cận chiến súng lục nổ mềm lòng ai.
    Suốt đêm đấu trận đua tài.

    Thiện Tai.
    Súng đạn là thứ giết người
    Sao đem so sánh súng yêu anh dùng
    Hùng dũng đâu kém đại liên
    Khi mà cận chiến em vào Thiên Thai
    Suốt đêm đấu trận miệt mài
    Mười đêm như một sá ǵ một đêm


    Pleiku
    Thơ “không luật” chứ không phải Đường Luật nghe….
    Ha Ha Ha

  6. #1506
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ca sĩ Hồng Hảo , một người đẹp của Trưng Vương thuở ấy đă không c̣n...


    Sáng nay , thật sửng sốt khi ghé qua FB của Trưng Vương Bích Huyền , và thấy tin Hồng Hảo đă qua đời sau một thời gian dài bệnh hoạn , mời xem những ǵ Bích Buyền viết :

    Hăy yên nghỉ trên Đồi Hồng, Hảo nhé
    !Wednesday, March 07, 2012 4:21:34 PM -
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bích Huyền viết về người bạn học cũ

    Nhắc đến tên Hồng Hảo th́ có lẽ không ai học cùng thời mà không biết.

    Hồng Hảo là một người đẹp của Trưng Vương. Vóc dáng thanh thanh xinh xắn, gương mặt đẹp như thiên thần.

    Giờ ra chơi, có một lần tôi đứng sau bờ tường hành lang, nh́n xuống sân trường giữa muôn cánh bướm trắng bay lượn, Hồng Hảo như rực sáng khiến ai cũng phải chiêm ngưỡng….

    Tôi không học cùng lớp với Hồng Hảo nhưng chúng tôi vẫn thân nhau v́ sinh hoạt văn nghệ trong trường, nào ngồi xe hoa của trường diễn hành trong ngày Phụ Nữ Việt Nam (Lễ Hai Bà Trưng), nào đi uỷ lạo chiến sĩ ngoài tiền tuyến, nào dự đại hội Văn nghệ Học sinh Sinh viên, nhất là những buổi tập hát tam ca với nhau cùng với Tâm Đạt, bản Thanh B́nh Ca của nhạc sĩ Nguyễn Hiền.

    Yêu ca hát từ thuở học Tiểu học, cho nên tôi nguỡng mộ h́nh ảnh Hồng Hảo đứng một ḿnh trước micro với ban hợp ca Hạc Thành trong khi chị Thể Tần và các anh Nhật Bằng, Nhật Phượng cùng đứng bên nhau phía xa xa phụ họa theo Hồng Hảo trong ca khúc Được Mùa, Sáng Rừng, Tiếng Sáo Thiên Thai…

    Ban hợp ca Hạc Thành của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng, ban tứ ca đầu tiên ở Hà Nội với bốn anh em Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo. Có thể nói Ban Thăng Long và Ban Hạc Thành là hai Ban hợp ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

    Hồng Hảo và ban hợp ca Hạc Thành đă để lại những h́nh ảnh và giọng hát thư sinh rất đẹp trong ḷng giới học sinh, sinh viên thời ấy. Nh́n và nghe ban Hạc Thành tŕnh diễn, người ta cảm nhận được nét thanh xuân tươi tắn và không khí rất Hà Nội một thuở thanh b́nh…

    Ban Hợp ca Hạc Thành thêm Hồng Hảo ra đi, ngày nay chỉ c̣n lại một ḿnh anh Nhật Phượng.
    Rời trường Trưng Vương, tôi và Hồng Hảo vẫn thân nhau. Bạn của anh Thế tôi là anh D rất yêu Hồng Hảo, thường nhờ tôi mang ô mai vào trường cho Hảo, nhưng rồi chuyện hai người cũng không thành. Sau này, người yêu của Hảo (anh Đoàn Đ́nh Nam, là người bạn đời của Hảo) và người yêu của tôi đều học Y khoa. Chúng tôi có những chuyến đi chơi rất vui, khi Biên Ḥa, khi Thủ Đức, có cả Đức Hạnh, Kim Hoàng…

    Thế rồi Hảo và Nam lập gia đ́nh. Ngày cưới Hảo không thiếu một bạn thân. Anh Nam chuyển lên Đà Lạt, chúng tôi chỉ gặp nhau rất ngắn khi Hảo có dịp về chơi Sàigon.

    Mối t́nh xưa của tôi với người cũ Y khoa có duyên mà không nợ nên đành đứt đoạn. Sang đây, nghe tin anh đau ốm nặng, tôi… “gặp lại” người yêu xưa qua phone, chỉ nghe tiếng anh khóc. Anh nhớ màu son tôi dùng, màu móng tay Pink Cloud tôi sơn…Và tôi nhớ măi câu nói cuối cùng của anh “đám mây hồng ấy anh không c̣n nh́n thấy nữa trong đời”. Anh nhắc lại những ngày vui bên tôi cùng với nhóm bạn Trưng Vương, nhất là Hồng Hảo v́ anh có chở tôi đến chơi nhiều lần. Và chính anh đă giữ và gửi lại tôi h́nh chụp hôm đám cưới Hồng Hảo đă vàng úa theo thời gian.

    Vào đời, các bạn xưa mỗi đứa một nơi, lo chuyện gia đ́nh nhưng Hồng Thủy (khi đó ở Cam Ranh) và Hồng Hảo bao giờ cũng liên lạc với tôi. Tôi không thể nào quên những trái mận ṛn tan Đà Lạt của Hảo và những con khô mực vùng Cam Ranh ngọt ngào của Hồng Thủy mang về Saigon cho tôi…

    Khi tôi theo chồng lên Đà Lạt th́ gia đ́nh Hảo lại chuyển về Sài G̣n. Nhưng t́nh bạn chẳng hề phai cho dù biến nạn 1975. Các bạn tôi ra đi, h́nh như chỉ có tôi ở lại. Những lá thư, những gói quà vượt đại dương với bao nhiêu nỗi niềm chia sẻ mà tôi nhận được từ các bạn học Trưng Vương...

    Năm 1990 tôi sang định cư tại quận Cam Nam Cali. Năm 1992 Hồng Thủy và một vài người bạn mua vé máy bay cho tôi và con gái tôi sang DC tham dự Đại Hội Trưng Vương Hoa Anh Đào.

    Có lẽ đây là thời gian tôi sống gần Hồng Hảo lâu nhất.

    Khi đó Hảo mới nhuốm bịnh. Năm 1997 đám cưới con gái tôi, Hồng Hảo không tham dự. Mỗi lần Hảo từ Wisconsin về, chỉ hẹn vài người bạn thân ra quán ngồi ăn quà với nhau. Rồi từ đó tôi chỉ nghe tin tức về sức khỏe của Hảo qua những nguồn tin rất xấu từ bạn bè đưa lại, nghe mà ngậm ngùi cho bạn một ḿnh trong nursing home. Đức Hạnh, Hồng Thủy và tôi đă dự định đi Wisconsin thăm Hảo.

    Gần đây nhất tin tức rất xấu từ những người bạn Trưng Vương: Hảo đă bị cưa chân.

    Nghe cứ lạnh cả người ! Và càng thôi thúc chúng tôi phải rủ nhau đi thăm Hảo.

    May anh Nam di chuyển về San Diego. Thế là Đức Hạnh và tôi cùng Thảo, Sâm có dịp đến thăm.

    Chuyến thăm Hảo thật tuyệt vời!

    Những phút giây đầu tiên cả Đức Hạnh và tôi đều hồi hộp đến độ run sợ v́ e rằng ḿnh sẽ oà khóc, sẽ …lặng người đi khi nh́n thấy Hảo tang thương.

    Cửa mở ra, Hảo ngồi dựa lưng trên ghế nệm salon, hai chân duỗi dài trên một chiếc ghế khác . Một phong cách rất thoải mái.

    Da dẻ Hảo trắng trẻo, hồng hào. Gương mặt trẻ thơ, trong sáng. Nếu hàm răng c̣n đầy đủ , có lẽ Hảo trẻ hơn những người bạn đến thăm nhiều v́ tóc Hảo không nhuộm mà vẫn màu đen. Hảo nhận ra từng người bạn thân thiết ngày xưa. Không tự hỏi chuyện ai nhưng Hảo trả lời những câu hỏi rất ngắn gọn, chính xác.

    Đức Hạnh mua mít và trái vải cho Hảo. Hảo chọn trái vải, ăn từ tốn trông rất ngon lành. Khi Hạnh hỏi Hảo thích ăn ǵ để lần sau đến thăm nấu cho Hảo ăn th́ Hảo chọn món bún thang.
    Méo mó nghề nghiệp, tôi muốn nghe lại giọng hát của Hảo, của Ban Hạc Thành ngày trước.

    Anh Nam mở cho chúng tôi nghe. Khi Hảo hát, chúng tôi giả vờ hỏi có phải giọng chị Thể Tần th́ Hảo trả lời ngay: Hảo hát đấy. Đến bài anh Nam hát, mọi người khen hay, Hảo nói rằng : Nam hát cũng được thôi!

    Điều đó chứng tỏ Hảo rất khiêm tốn. Hảo c̣n thể hiện rơ hơn khi tôi nhắc lại cuối thập niên 1990 Hảo về Sài G̣n đến nhà thăm tôi. Mẹ tôi khi đó bệnh đă lâu mà vẫn c̣n nhớ “cô Hồng Hảo, người đẹp nhất Sài G̣n”.

    Hảo nghe xong chỉ im lặng.

    Khi tôi hỏi anh Nam “các con có ở gần đây?”, anh nói các cháu mỗi tuần đều về thăm mẹ và yêu mẹ lắm. Thế là Hảo tủi thân oà khóc. Tôi dỗ “Hảo đừng khóc nữa, hăy cười lên đi để Bích Huyền nh́n thấy đôi mắt đẹp và cái lúm đồng tiền của Hảo”. Rất trẻ thơ, Hảo cười trong nước mắt. Ai cũng cười theo. Tôi khen mắt Hảo c̣n đẹp lắm, má lúm đồng tiền dễ thương lắm. Hảo trả lời “Huyền cũng đẹp vậy!”

    Hảo lại một lần khóc nữa khi chúng tôi từ giă ra về. Chúng tôi đành phải viện cớ về nhà lấy quần áo th́ Hảo nói ngay “mặc quần áo của Hảo”…

    Hơn hai giờ đồng hồ bên Hảo, chúng tôi cảm thấy thật vui.

    Hảo vẫn là Hảo trong t́nh thương yêu của anh Nam, của các con cháu.

    Anh Nam nói rằng “chỉ khi nào tôi vào nursing home th́ Hảo mới vào”.

    Tất cả những lời đồn đại về Hảo, về anh Nam đều hoàn toàn sai lạc.

    Anh Nam vẫn yêu thương và săn sóc Hảo. Là bóng mát che chở Hảo mùa hè, là ấm áp ấp ủ Hảo khi trời đông. Thấy ánh mắt Hảo nh́n chồng là thấy hai người hoàn toàn hạnh phúc trong hoàn cảnh an nhiên tự tại.

    Chúng tôi ra về, niềm vui hội ngộ c̣n giữ măi…

    Ḷng tôi giao động khi sau này nghe anh Nam kể rằng, có đêm Hảo chợt hỏi anh Nam “Bích Huyền đâu? Đức Hạnh đâu?”

    Tôi tự hứa sẽ đến thăm Hảo nhiều hơn.

    Lời hứa sẽ không c̣n thực hiện được nữa rồi. Buổi sáng 3/3/2012 nghe Minh Trân báo tin, bệnh Hảo trở nặng buổi chiều đưa vào nhà thương ngay, nhưng Hảo đă trút hơi thở cuối cùng vào đêm hôm đó.

    Hồng Hảo đă đi vào nơi miên viễn, bỏ lại những năm tháng dài trên giường bệnh là một giải thoát nhẹ nhàng, thế nhưng sự vắng mặt của Hồng Hảo trên cơi đời này đă để lại một khoảng trống vắng rộng lớn trong gia đ́nh, trong ḷng bạn hữu bao nỗi tiếc thương.

    Nước mắt nào đầy vơi, khóc sao cho đủ, Hảo ơi…

    Hăy yên nghỉ trên Đồi Hồng, Hảo nhé!

    Bích Huyền

    ( Copy từ FB của Bích Huyền )

  7. #1507
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Mỹ nhân tự cổ như danh tướng

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Ca sĩ Hồng Hảo , một người đẹp của Trưng Vương thuở ấy đă không c̣n...


    Sáng nay , thật sửng sốt khi ghé qua FB của Trưng Vương Bích Huyền , và thấy tin Hồng Hảo đă qua đời sau một thời gian dài bệnh hoạn , mời xem những ǵ Bích Buyền viết :

    Hăy yên nghỉ trên Đồi Hồng, Hảo nhé
    !Wednesday, March 07, 2012 4:21:34 PM -
    --------------------------------------------------------------------------------
    Bích Huyền viết về người bạn học cũ

    Nhắc đến tên Hồng Hảo th́ có lẽ không ai học cùng thời mà không biết.

    Hồng Hảo là một người đẹp của Trưng Vương. Vóc dáng thanh thanh xinh xắn, gương mặt đẹp như thiên thần.

    Giờ ra chơi, có một lần tôi đứng sau bờ tường hành lang, nh́n xuống sân trường giữa muôn cánh bướm trắng bay lượn, Hồng Hảo như rực sáng khiến ai cũng phải chiêm ngưỡng….

    Tôi không học cùng lớp với Hồng Hảo nhưng chúng tôi vẫn thân nhau v́ sinh hoạt văn nghệ trong trường, nào ngồi xe hoa của trường diễn hành trong ngày Phụ Nữ Việt Nam (Lễ Hai Bà Trưng), nào đi uỷ lạo chiến sĩ ngoài tiền tuyến, nào dự đại hội Văn nghệ Học sinh Sinh viên, nhất là những buổi tập hát tam ca với nhau cùng với Tâm Đạt, bản Thanh B́nh Ca của nhạc sĩ Nguyễn Hiền.

    Yêu ca hát từ thuở học Tiểu học, cho nên tôi nguỡng mộ h́nh ảnh Hồng Hảo đứng một ḿnh trước micro với ban hợp ca Hạc Thành trong khi chị Thể Tần và các anh Nhật Bằng, Nhật Phượng cùng đứng bên nhau phía xa xa phụ họa theo Hồng Hảo trong ca khúc Được Mùa, Sáng Rừng, Tiếng Sáo Thiên Thai…

    Ban hợp ca Hạc Thành của nhạc sĩ Trần Nhật Bằng, ban tứ ca đầu tiên ở Hà Nội với bốn anh em Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần, Hồng Hảo. Có thể nói Ban Thăng Long và Ban Hạc Thành là hai Ban hợp ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

    Hồng Hảo và ban hợp ca Hạc Thành đă để lại những h́nh ảnh và giọng hát thư sinh rất đẹp trong ḷng giới học sinh, sinh viên thời ấy. Nh́n và nghe ban Hạc Thành tŕnh diễn, người ta cảm nhận được nét thanh xuân tươi tắn và không khí rất Hà Nội một thuở thanh b́nh…

    Ban Hợp ca Hạc Thành thêm Hồng Hảo ra đi, ngày nay chỉ c̣n lại một ḿnh anh Nhật Phượng.
    Rời trường Trưng Vương, tôi và Hồng Hảo vẫn thân nhau. Bạn của anh Thế tôi là anh D rất yêu Hồng Hảo, thường nhờ tôi mang ô mai vào trường cho Hảo, nhưng rồi chuyện hai người cũng không thành. Sau này, người yêu của Hảo (anh Đoàn Đ́nh Nam, là người bạn đời của Hảo) và người yêu của tôi đều học Y khoa. Chúng tôi có những chuyến đi chơi rất vui, khi Biên Ḥa, khi Thủ Đức, có cả Đức Hạnh, Kim Hoàng…

    Thế rồi Hảo và Nam lập gia đ́nh. Ngày cưới Hảo không thiếu một bạn thân. Anh Nam chuyển lên Đà Lạt, chúng tôi chỉ gặp nhau rất ngắn khi Hảo có dịp về chơi Sàigon.

    Mối t́nh xưa của tôi với người cũ Y khoa có duyên mà không nợ nên đành đứt đoạn. Sang đây, nghe tin anh đau ốm nặng, tôi… “gặp lại” người yêu xưa qua phone, chỉ nghe tiếng anh khóc. Anh nhớ màu son tôi dùng, màu móng tay Pink Cloud tôi sơn…Và tôi nhớ măi câu nói cuối cùng của anh “đám mây hồng ấy anh không c̣n nh́n thấy nữa trong đời”. Anh nhắc lại những ngày vui bên tôi cùng với nhóm bạn Trưng Vương, nhất là Hồng Hảo v́ anh có chở tôi đến chơi nhiều lần. Và chính anh đă giữ và gửi lại tôi h́nh chụp hôm đám cưới Hồng Hảo đă vàng úa theo thời gian.

    Vào đời, các bạn xưa mỗi đứa một nơi, lo chuyện gia đ́nh nhưng Hồng Thủy (khi đó ở Cam Ranh) và Hồng Hảo bao giờ cũng liên lạc với tôi. Tôi không thể nào quên những trái mận ṛn tan Đà Lạt của Hảo và những con khô mực vùng Cam Ranh ngọt ngào của Hồng Thủy mang về Saigon cho tôi…

    Khi tôi theo chồng lên Đà Lạt th́ gia đ́nh Hảo lại chuyển về Sài G̣n. Nhưng t́nh bạn chẳng hề phai cho dù biến nạn 1975. Các bạn tôi ra đi, h́nh như chỉ có tôi ở lại. Những lá thư, những gói quà vượt đại dương với bao nhiêu nỗi niềm chia sẻ mà tôi nhận được từ các bạn học Trưng Vương...

    Năm 1990 tôi sang định cư tại quận Cam Nam Cali. Năm 1992 Hồng Thủy và một vài người bạn mua vé máy bay cho tôi và con gái tôi sang DC tham dự Đại Hội Trưng Vương Hoa Anh Đào.

    Có lẽ đây là thời gian tôi sống gần Hồng Hảo lâu nhất.

    Khi đó Hảo mới nhuốm bịnh. Năm 1997 đám cưới con gái tôi, Hồng Hảo không tham dự. Mỗi lần Hảo từ Wisconsin về, chỉ hẹn vài người bạn thân ra quán ngồi ăn quà với nhau. Rồi từ đó tôi chỉ nghe tin tức về sức khỏe của Hảo qua những nguồn tin rất xấu từ bạn bè đưa lại, nghe mà ngậm ngùi cho bạn một ḿnh trong nursing home. Đức Hạnh, Hồng Thủy và tôi đă dự định đi Wisconsin thăm Hảo.

    Gần đây nhất tin tức rất xấu từ những người bạn Trưng Vương: Hảo đă bị cưa chân.

    Nghe cứ lạnh cả người ! Và càng thôi thúc chúng tôi phải rủ nhau đi thăm Hảo.

    May anh Nam di chuyển về San Diego. Thế là Đức Hạnh và tôi cùng Thảo, Sâm có dịp đến thăm.

    Chuyến thăm Hảo thật tuyệt vời!

    Những phút giây đầu tiên cả Đức Hạnh và tôi đều hồi hộp đến độ run sợ v́ e rằng ḿnh sẽ oà khóc, sẽ …lặng người đi khi nh́n thấy Hảo tang thương.

    Cửa mở ra, Hảo ngồi dựa lưng trên ghế nệm salon, hai chân duỗi dài trên một chiếc ghế khác . Một phong cách rất thoải mái.

    Da dẻ Hảo trắng trẻo, hồng hào. Gương mặt trẻ thơ, trong sáng. Nếu hàm răng c̣n đầy đủ , có lẽ Hảo trẻ hơn những người bạn đến thăm nhiều v́ tóc Hảo không nhuộm mà vẫn màu đen. Hảo nhận ra từng người bạn thân thiết ngày xưa. Không tự hỏi chuyện ai nhưng Hảo trả lời những câu hỏi rất ngắn gọn, chính xác.

    Đức Hạnh mua mít và trái vải cho Hảo. Hảo chọn trái vải, ăn từ tốn trông rất ngon lành. Khi Hạnh hỏi Hảo thích ăn ǵ để lần sau đến thăm nấu cho Hảo ăn th́ Hảo chọn món bún thang.
    Méo mó nghề nghiệp, tôi muốn nghe lại giọng hát của Hảo, của Ban Hạc Thành ngày trước.

    Anh Nam mở cho chúng tôi nghe. Khi Hảo hát, chúng tôi giả vờ hỏi có phải giọng chị Thể Tần th́ Hảo trả lời ngay: Hảo hát đấy. Đến bài anh Nam hát, mọi người khen hay, Hảo nói rằng : Nam hát cũng được thôi!

    Điều đó chứng tỏ Hảo rất khiêm tốn. Hảo c̣n thể hiện rơ hơn khi tôi nhắc lại cuối thập niên 1990 Hảo về Sài G̣n đến nhà thăm tôi. Mẹ tôi khi đó bệnh đă lâu mà vẫn c̣n nhớ “cô Hồng Hảo, người đẹp nhất Sài G̣n”.

    Hảo nghe xong chỉ im lặng.

    Khi tôi hỏi anh Nam “các con có ở gần đây?”, anh nói các cháu mỗi tuần đều về thăm mẹ và yêu mẹ lắm. Thế là Hảo tủi thân oà khóc. Tôi dỗ “Hảo đừng khóc nữa, hăy cười lên đi để Bích Huyền nh́n thấy đôi mắt đẹp và cái lúm đồng tiền của Hảo”. Rất trẻ thơ, Hảo cười trong nước mắt. Ai cũng cười theo. Tôi khen mắt Hảo c̣n đẹp lắm, má lúm đồng tiền dễ thương lắm. Hảo trả lời “Huyền cũng đẹp vậy!”

    Hảo lại một lần khóc nữa khi chúng tôi từ giă ra về. Chúng tôi đành phải viện cớ về nhà lấy quần áo th́ Hảo nói ngay “mặc quần áo của Hảo”…

    Hơn hai giờ đồng hồ bên Hảo, chúng tôi cảm thấy thật vui.

    Hảo vẫn là Hảo trong t́nh thương yêu của anh Nam, của các con cháu.

    Anh Nam nói rằng “chỉ khi nào tôi vào nursing home th́ Hảo mới vào”.

    Tất cả những lời đồn đại về Hảo, về anh Nam đều hoàn toàn sai lạc.

    Anh Nam vẫn yêu thương và săn sóc Hảo. Là bóng mát che chở Hảo mùa hè, là ấm áp ấp ủ Hảo khi trời đông. Thấy ánh mắt Hảo nh́n chồng là thấy hai người hoàn toàn hạnh phúc trong hoàn cảnh an nhiên tự tại.

    Chúng tôi ra về, niềm vui hội ngộ c̣n giữ măi…

    Ḷng tôi giao động khi sau này nghe anh Nam kể rằng, có đêm Hảo chợt hỏi anh Nam “Bích Huyền đâu? Đức Hạnh đâu?”

    Tôi tự hứa sẽ đến thăm Hảo nhiều hơn.

    Lời hứa sẽ không c̣n thực hiện được nữa rồi. Buổi sáng 3/3/2012 nghe Minh Trân báo tin, bệnh Hảo trở nặng buổi chiều đưa vào nhà thương ngay, nhưng Hảo đă trút hơi thở cuối cùng vào đêm hôm đó.

    Hồng Hảo đă đi vào nơi miên viễn, bỏ lại những năm tháng dài trên giường bệnh là một giải thoát nhẹ nhàng, thế nhưng sự vắng mặt của Hồng Hảo trên cơi đời này đă để lại một khoảng trống vắng rộng lớn trong gia đ́nh, trong ḷng bạn hữu bao nỗi tiếc thương.

    Nước mắt nào đầy vơi, khóc sao cho đủ, Hảo ơi…

    Hăy yên nghỉ trên Đồi Hồng, Hảo nhé!

    Bích Huyền

    ( Copy từ FB của Bích Huyền )
    "Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
    Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu."
    Nỗi tiếc thương dành sẵn cho nhau.
    Ngoài trận địa thân dũng tướng nằm yên trong da ngựa
    Chốn khuê phòng hồn anh thư ẩn hiện̉ ánh đèn chong.
    Thân tuy mất mà tinh thần sống mãi đến vô cùng.

    Vân Nương
    Last edited by Vân Nương; 01-03-2013 at 02:00 AM.

  8. #1508
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Vân Nương View Post
    [COLOR="#0000CD
    "]"Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
    Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu."

    Nỗi tiếc thương dành sẵn cho nhau.
    Ngoài trận địa thân dũng tướng nằm yên trong da ngựa
    Chốn khuê phòng hồn anh thư ẩn hiện̉ ánh đèn chong.
    Thân tuy mất mà tinh thần sống mãi đến vô cùng.

    Vân Nương
    [/COLOR]
    Vâng , Hồng Hảo , Mộng Thúy , Tường Vy ...những hoa khôi đă lần lượt được chọn để cưỡi voi trong ngày Kỷ Niệm Nhị Vị Trưng Nữ Vương tại Saigon thuở ấy .

    Chúng tôi , lớp đàn em thường đứng ngoài cửa lớp để lén nh́n các chị , thầm ước mong là một hai năm nữa sẽ " trổ mă " đẹp như các chị .

    Nhưng mà , h́nh như Trời Xanh ganh ghét , phần lớn các chị " Đẹp " của TV không phải được " đăi ngộ " như người ta thường tưởng
    Last edited by Tigon; 01-03-2013 at 04:17 AM.

  9. #1509
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    TIẾNG HÁT HOÀNG HÔN

    * Lê Thị Hải Âu

    Anh chị tôi rủ đi nghe nhạc. Có hai ca sĩ hải ngoại mới về, Duy Quang và Elvis Phương. Hai ca sĩ cũ nổi tiếng từ xa xưa, một thời của quá khứkhông mơ hồ … Sau này, qua băng đĩa lưu hành lậu, những giọng hát ấy vẫn khiến người nghe thấy ḷng nức nở khi cất lên những bài t́nh ca bất hủ. Có rất nhiều t́nh ca do nhạc sĩ VN sáng tác, lúc này hay lúc khác, nơi nọ hay nơi kia. Nhưng đặc biệt, t́nh ca trong quăng thời gian hai mươi năm đó đă đạt đến đỉnh cao, cả về số lượng lẫn chất lượng, là một phần lộng lẫy trong gia tài âm nhạc Việt nam.

    Tuy nhiên, những bài hát từng đưa họ lên đỉnh cao danh vọng, đậu lại trong ḷng gnười nghe th́ bị cấm, không được tŕnh diễn, dù nội dung chỉ ca tụng t́nh yêu. Đêm nhạc được tổ chức dưới tên L’histoire d’un Amour, tức họ xuất hiện chỉ để tŕnh nhạc t́nh Pháp. Bởi v́ nhạc Pháp có vẻ vô hại, nhạc t́nh của Pháp lại càng vô hại. Thính giả chỉ thưởng thức nhạc, chẳng mấy ai biết đến lư lịch của các nhạc sĩ sáng tác ra những bài hát đó. Và lư lịch của các nhạc sĩ viết t́nh ca này hẳn là “ trong sạch”!

    Hai đêm nhạc được quảng cáo trước cửa pḥng trà và dân hoài cổ truyền miệng nhau đi xem. Nói đi xem có vẻ chính xác hơn đi nghe bởi người ta vẫn thuờng nghe hai giọng ca này qua dĩa và thấp thoáng đâu đó qua video nên không tới nỗi lạ lẫm. Vả lại nhạc nghe qua dỉă dĩ nhiên hay hơn, v́ âm thanh pḥng trà thường tất chát chúa, chói tai.

    Do vậy, chính đi là để nh́n hai ca sĩ bằng xương bằng thịt giờ đây thế nào, có thay đổi nhiều so với ngày xưa chăng. Đi xem họ hát như thể nhặt nhạnh chút ǵ của một thời xa xưa bỗng nhiên rơi rớt lại, quay về những kỷ niệm bị lăng quên, lục lọi t́m một mảnh của chính ḿnh bị cất dấu, ẩn nấp trong xó xỉnh đâu đó phủ đầy bụi bặm, nấm mốc của thời gian lạnh lùng.

    Elvis Phương về nước từ trước, đă hát rải rác chỗ này chỗ nọ nhưng đa6y là lần đầu tiên Duy Quang xuất hiện trước công chúng. Hai ca sĩ này chỉ hát trong hai đêm nên chị tôi phải gọi điện thoại đặt chỗ trước. Hôm sau họ sẽ chuyển sang chỗ khác.

    Nhớ hồi Giao Linh mới xuất hiện cách đây mấy năm. Khi ấy ca sĩ hải ngoại về nước rất it’ nên bà được đón tiếp nồng nhiệt. Người ta hào hứng đi xem người ca sĩ khi xưa có mái tóc đặc biệt một bên cúp vào, một bên cong ra. Cái ǵ xa xôi, chỉ nghe tiếng đương nhiên được ṭ ṃ muốn thấy h́nh. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, được ngự trị ở vài pḥng trà trung tâm th́ với mấy bài hát ma-ri hết hơi, Giao Linh cùng Tuấn Vũ mau chóng bị dạt ra cho đến khi tên của hai ca sĩ này xuất hiện trên tấm banderole ở rạp Hào Huê, Chợ Lớn và mấy quán ăn tầm tầm th́ kể như vị trí của họ tắt ngúm nơi thành phố.

    Hương Lan cũng vậy, giọng hát ngọt ngào của ca sĩ này từng rung động ḷng người xa xứ với những bài hát mang âm hưởng dân ca, nhưng chíng ngay trên quê hương th́ đâu có ai hoài hương để lúc nào cũng sẵn sàng mềm ḷng trước mấy bài hát bông bầu, bông bí. Không kể vô vàn người hát trong nước, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, đều hát ngọt như vậy hoặc hơn vậy, hát những bài như thế và vô số bài mùi mẫn hơn thế, nên chi Hương Lan cũng xuất hiện trên TV trong một chương tŕnh ca nhạc lem nhem nào đó mà không hề ai để ư đến.

    Tiếng tăm của hai ca sĩ hải ngoại Duy Quang và Elvis Phương có phần nổi trội bởi lẽ thức uống đều tính phụ thu khá cao. Chỉ những ca sĩ ngôi sao mới có phần phụ thu này.

    Đêm nhạc t́nh Pháp bắt đầu. Những bài hát của thời hoàng kim xa lơ xa lắc được các ca sĩ trẻ hoặc không nổi tiếng lắm hát trước. Aline lầu t́nh trên cát, Les flots du Danube, L’amour c’est pour rien, Apres Toi, Bang Bang… Một ca sĩ tên Quang Vượng hát rất hay. Rồi Duy Quang bước ra sân khấu. Biết là đêm nhạc Pháp, nhưng dường trong ḷng mọi người vẫn mong mỏi một chút “xé rào” để được nghe phảng phất những âm giai mơ ṃng phổ thơ Tuệ Mai. Thôi bàn học cũ, Sách vở từng năm. Nhớ người tóc xơa. Ôn bài dưới trăng. Thôi chăn gối lẻ. Gửi lại giường xưa. Hương đào ngây thơ. Ủ dùm cho nhé…hoặc da diết đến nao ḷng. Người từ trăm năm. Về khơi t́nh động. Ta chạy ṿng ṿng. Ta chạy ṃn chân. Nào có hay đời cạn. nào có hay cạn đời.. Hồ như một người từ trăm năm về thật nhưng h́nh ảnh không đẹp bằng lời thơ Nguyễn Tất Nhiên.

    Duy Quang đứng xa trên sân khấu, đầu như hơi hói, tóc như nhuộm nâu, lưng như hơi gù, cổ đưa ra phía trước và một bàn tay buông thơng. Bà chị chắc lưỡi kêu tướng mạo Duy Quang coi chán đời quá! Ông anh lắc đầu nói th́ soi gương thử xem, bà tưởng mới vài năm phù du trôi qua sao, ngồi quanh đây” đời đă xanh rêu ” cả, nào có ai khá hơn ai. MC luôn ra rả giới thiệu khán giả của pḥng trà hôm nay toàn những mái đầu bạc rất quen thuộc với ca sĩ và những bản nhạc của thập niên được tŕnh bày đây. Bà chị lại rên rỉ. Thử nh́n xem, ngoại trừ vài vị ở độ tuổi ngoài tám mươi mới bạc. C̣n lại đều đen nhánh, toàn người trăm năm không phai tóc nhuộm, bói không ra một sợi sương sương. Đám trẻ loe hoe tưởng có chi lạ, ngồi đến giữa chương tŕnh bỏ về hết. Số người ráng ngồi đến cuối buổi là biết niên kỷ bao nhiêu rồi. Tên MC thật không biết điều, cứ lôi tuổi tác người ta ra “ bêu riếu”, về hưu sơm sớm cho được việc.

    Duy Quang hát lời Việt của ba bốn bản nhạc Phạp Chắc chắn Duy Quang được nhắc tơi bởi chỉ rất thích hợp với những bài thuộc loại… Đưa em về dưới mưa. Nói năng chi cũng thừa … hay …Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ. Này cô em tóc demi garcon. Chiều hôm nay đón gió. Cô có t́nh cờ nh́n thấy anh …Chắc ca sĩ này biết rơ chỗ yếu của ḿnh nên mau chóng rút lui nhường phần cuối chương tŕnh cho Elvis Phương.

    Nổi danh hồi nào trong ban nhạc Đại Bàng, vốn học trường Tây nên ca sĩ này hát đúng giọng Pháp. Tuy nhiên Elvis Phương không phải là người duy nhất hát nhạc Pháp đúng giọng, lại càng không phải người hát nhạc Pháp đúng giọng hay nhất. Khán giả cũng không phải tất cả đều am tường để mê nhạc Pháp. Nhạc ngoại quốc không mau chóng và dễ dàng đi ngay vào ḷng người như … Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời. Đồng cỏ nào xanh ngắt lưng trời… Ngày nào bầu trời c̣n mây bay. Ḷng ta vẫn thấy yêu thương hoài. .. Tôi muốn làm một thứ cỏ cây. Vui trong nắng và quên ưu phiền…


    ( c̣n tiếp)

  10. #1510
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đối với đa số, nghe loại nhạc như vậy hiểu liền và thấm liền. Quan trọng hơn hết, mới thấy đó là Elvis Phương của họ, ca sĩ thuở nào của đám đông khán giả thuở nào!

    V́ thế, mặc dù nhạc Pháp đúng giọng và hát hay, nhưng khán giả vẫn thấy điều đó không đủ, chưa đúng. Mọi người ngồi nghe một cách kiên nhẫn, ngán ngẩm, ngắm người ca sĩ la hét, gào rú nhảy nhót liên tục mười mấy bài trên sân khấu mà chẳng thưởng thức bao nhiêu, chỉ thấy thương ǵ đâu! Elvis Phương cố gắng giữ ǵn phong độ và khán giả thưà nhận ca si này vẫn c̣n phong độ. Tuy nhiên đừng tỏ ra, đừng cố gắng chứng minh một điều ǵ cả th́ tốt hơn. Bởi v́ trong chữ “ vẫn” , trong sự cố gắng đó đă hàm ư vớt vát, pha vào điều ǵ chua chát rồi. La hét, nhảy nhót quá chừng dành cho choi choi đi. Kán giả không đợi xem màn đó. Thấy ca sĩ tŕnh diễn trên sân khấu mà bắt mệt. Cả ca sĩ và khán giả đều là người từ trăm năm, lắng dịu một chút th́ hay hơn, nhất là mọi người đến đây chỉ muốn gặp Elvis Phương để hoài niệm, không phải để sôi sùngsục trong điệu rock mà họ đă quá mệt nhọc nơi cuộc sống hàng ngày. Họ sẽ chọn để nghe rock ở một pḥng trà với khung cảnh và không khí khác, với những ca sĩ khác chứ không phải ca sĩ này.


    Dường như chịu hết nổi, một khán giả yêu cầu nhạc Việt. Ngập ngừng một chút, Elvis Phương hát một bản nhạc xưa, quá xưa chắc từ hồi chưa sinh ra đời, nên không cách nào tôi nhớ được tựa. Không khí pḥng trà nóng hẳn lên, mọi người nghe một cách hào hứng, vỗ tay rào rào chứ không phải vỗ tay v́ lịch sự. Hết bài, vài giọng la lên hát nhạc Việt đi, rơ ràng ai nấy nóng ḷng mong chờâm điệu dào dạt của những bài t́nh ca quen thuộc. Ca sĩ lại hát một bài ngày xưa Thanh Thúy thường hát. Khán giả có chiều thất vọng, nhưng biết sao , thôi th́ nghe đỡ một hai bài như vậy, c̣n hơn đi về không được bài nào như ư. Chỉ hai đêm nhạc thôi chứ kéo dài cũng chẳng ai đi lần thứ hai


    Đúng là biết sao! Bởi v́ với nhạc ngoại quốc c̣n có thể tổ chức được vài đêm hát chứ bông bầu bông bí th́ …ai thèm đi.

    Bà chị than đi nghe hát như tới gặp người t́nh xưa, mới vỡ lẽ người t́nh thương nhớ chỉ tồn tại trong kư ức, là h́nh ảnh mơ hồ ch́m vào kỷ niệm. Thời gian như dừng hẳn từ lần cuối cùng chia tay đó, giờ nh́n lại thất vọng năo nề và giấc mơ dài theo năm tháng bỗng phút chốc vỡ tan thành bọt bóng!

    Thật ra số tuổi của họ vẫn c̣n hát lâu dài, chưa phải muộn, chưa đến lúc rời sân khấu. Nhưng cách họ quay về, cách xuất hiện sau một thời gian quá dài vắng bóng khi trong ḷng người hâm mộ chỉ giữ h́nh ảnh ngày cũ, và lưu giọng hát của họ không thay đổi qua băng diă. Sóng đời đă xô nhiều đợt đổi thay. Những con người thật sự sao chỉ hiện ra trên tấm phông lạc nhạt và chính họ gợi nên vẻ ǵ gượng gạo, ánh sáng hắt ra ánh hồi quang, dù rực rỡ, vẫn chỉ là vạt nắng níu keó của buổi tà dương.

    Người ca sĩ không thể hát một ḿnh đối bóng. Họ cần sân khấu và ánh đèn, cần khán giả nên chi có một pḥng trà được mở raở Saigon dành cho các ca sĩ qua thời. Có thể t́m thấy Hồng Vân, Lan Ngọc… và một số ca sĩ sau này như Nhă Phương…Pḥng trà tuy cũng đèn đuốc xanh đỏ nhưng sàn nhà ciment và bà quản lư mập mạp mặc đồ bộ, tay cầm quyển sổ nhỏ đi tới đi lui ḍm ngó, chỉ huy mọi việc. Pḥng trà chia thành hai gian. Gian ngoài sôi động hơn một chút, gian trong trầm lắng với những nhạc sĩ tóc trắng như bông chơi đàn với tất cả sự mê say, nâng niu và vội vă v́ thời gian được cầm lấy cây đàn đang đàn dần co lại, sợi dây đàn đứt lúc nào không biết để thanh âm nao nức sẽ im bặt trên chiếc bục trống vắng. Nên dưới không khí rất thân thuộc đó là sự hiu hắt khiến ḷng người tự nhiên chùng xuống.

    Saigon có số lượng thính giả đông đảo hơn hải ngoại. V́ thế ca sĩ cũ hải ngoại về hát t́m lại vang bóng là điều đương nhiên.

    Nhạc sĩ Phạm Duy cũng thế. Ông mơ ước sống lại ánh hào quang rỡ ràng của thời gian hai mươi năm xưa kia, ông muốn quay về nhằm mục đích mưu sinh hay v́ lư do nào khác không rơ!. Chỉ có đie6`u những câu tuyên bố qụy lụy của ông khiến mọi người ngỡ ngàng. Thật ra từ cách đây vài năm, nhạc của ông đă được phát ra qua băng dĩa khá nhiều tại các quán cà phê. Nhạc cổ điển, nhạc jazz… kén chọn thính giả thường chỉ tồn tại ở ít quán trong thành phố. C̣n hầu hết t́nh ca du dương, trầm bổng nằm tại quán bar, cà phê. Để phân biệt “ đẳng cấp”, các quán lịch sự thường chỉ chơi “nhạc Trịnh”, nhưng quanh đi quẩn laị nghe hoài bấy nhiêu bài cũng phát chán. Về sau, gần đây, nhạc Phạm Duy đà từ từ thay thế nhạc Trịnh. Trong không khí êm đềm của các quán nước tao nhă, người nghe thả hồn vào thế giới ngập tràn những giai điệu và ca từ đặc biệt của ông… t́m sâu trong muôn thuở, t́m sau lưng bốn mùa,t́m nhau như thiên cổ t́m ngàn thu, gặp nhau trong hơi thở của cuộc đời …Quả Phạm Duy không cần hạ ḿnh đến thế. Giá trị nhạc của ông đă được khẳng định và không thể vùi dấu măi. Những bài hát đă vang lên trong các quánnhạc ở Saigon, Dalat, NhaTrang … như mọi giá trị văn hoá đích thực khác, sẽ tồn tại vĩnh viễn đứng ngoài mọi biến cố cuộc đời.

    Có vẻ Phạm Duy không biết đến điều đó, hay ông vẫn lo lắng bị bỏ quên, vẫn thấy … ngại, hay om x̣m được coi là một trong những phương thức quảng cáo thông thường … Thôi th́ dù chưa bị đánh, cũng xin hàng trước cho chắc ăn. Và nếu tỏ ra sự nhu nhă như vậy, may ra bài hát của ông sẽ được chính thức phổ biến rộng răi. Ông sẽ xuất hiện, sẽ ôm cây đàn hát không phải ở quán nước, pḥng trà tẹp nhẹp mà trong những nhà hát to lớn mở những live show gây được tiếng vanh ồn ào. Một giấc mơ quá đẹp có thể giải thích pha6`n nào cho thái độ lạ lùng đạp lên chính ḿnh của ông. Đẹp quá v́ đó chỉ là một giấc mơ, và đến giờ giấc mơ vẫn là điều không tưởng.

    Dẫu sao Phạm Duy quá mệt mỏi để có thể chờ đợi lâu, tấm h́nh chụp trên báo cho thấy ông đă phải ngồi xe lăn khi về tới phi trường. Thời gian của ông không c̣n bao nhiêu nữa. Ông trở nên gấp rút, vội vă. Ông hối hả xưng tội, nghĩ ra tội để có cái mà hối lỗi. Có c̣n kịp để ông được hát những bản nhạc của ḿnhtrước công chúng thành phố đông đúc cuồng nhiệt như ông tưởng tượng không ? Bằng bất cứ giá nào ? Nhiều người không giận mà chỉ cảm thấy dâng lên cảm giác ngậm ngùi vê` những cuộc sống mà hoàng hôn đă mênh mông vây tỏa. Nắng úa tàn làm mờ nḥa, lầm lạc nhân ảnh. Một ngày gần cạn, những sôi nổi của b́nh minh ấm áp, của trưa gắt nồng nàn đă qua đi. Chỉ c̣n hoàng hôn nghỉ ngơi và tiếng hát vọng từ quá khứ dành cho sự trầm ngâm, hồi tưởng …


    http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m...1&key=&#206330

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •