Page 410 of 471 FirstFirst ... 310360400406407408409410411412413414420460 ... LastLast
Results 4,091 to 4,100 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4091
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi thức trắng đêm, nghĩ hoài đến những thử thách, gay go sắp tới. Khoảng sau giờ rưỡi sáng, tôi nhón gót ra khỏi giường rồi đi vô bếp pha cafe. Ngoài sân, có một lớp tuyết mỏng mới rơi đêm đó. Tuyết phủ lên những mảng băng từ nhiều ngày trước. Bốn bề yên lặng, tôi nghe nhịp đập của tim tôi. Một vài miếng tuyết dầy rơi từ nóc nhà xuống cái bàn ngoài sân và trên nắp thùng rác, làm tôi giựt ḿnh.

    Ư kiến má tôi đi Atlanta là ư kiến hay. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy bức bí, hồi hộp một cách kỳ lạ khi tôi tới gần má tôi. Tôi hoảng sợ khi nghe tiếng chân của bà đi xuống nhà bếp. Tôi làm bộ chăm chú vô việc pha cafe và thay giấy lọc để khỏi phải nói chuyện với bà. Nhưng rồi bà lên tiếng trước:

    - Tối hôm qua má ngủ không được.
    - Con cũng vậy, suốt đêm con nghĩ hoài tới Trương Đ́nh Hùng.
    Bà hỏi:

    - Nếu chuyện đó làm con khổ tâm, tại sao con lại làm?
    Tôi miễn cưỡng trả lời:

    - Tại con phải làm.

    Sau khi Lance đi học, John đi làm, má tôi về pḥng, kéo màn cửa sổ che lại rồi đi nằm. Tôi mở va-li, lấy ra mấy bộ đồ để ủi, giết th́ giờ.
    Khoảng mười giờ rưỡi, John về nhà. Tôi hơi ngạc nhiên thấy anh về sớm, những mừng quá, v́ tôi sợ cái yên lặng ngợp thở trong căn nhà này rồi. John rủ tôi đi chợ mua vài thứ lặt vặt.

    Chúng tôi mời má tôi đi cùng, nhưng bà từ chối, viện cớ là trời lạnh. Quá trưa một chút, trên đường về nhà, tôi mở radio nghe tin tức, th́ ngay lúc đó người xướng ngôn viên đọc bản tin Trương Đ́nh Hùng và Ronald Louis Humphrey vừa bị bắt. Tôi chưa bao giờ gặp Humphrey. Hùng chỉ cho tôi biết ông ta là “một người có thẻ đặc biệt để lên từng lầu thứ bảy của Bộ ngoại giao và có thể lấy bất cứ tài liệu nào chúng ta muốn”.

    Thay v́ thấy ḷng nhẹ nhơm và vui mừng v́ thành công, tâm tư tôi tràn trề sự thương xót cho Hùng. Tôi nhướng to hai con mắt để nước mắt khỏi trào ra. John đưa khăn tay cho tôi. John biết tố sẽ xúc động hơn, v́ vậy anh mới bỏ sở về nhà với tôi. Nếu không có người chồng hiểu tôi, bao bọc tôi như John, ai cứu má và hai em tôi trước ngày cộng sản cướp miền Nam? Ai nâng tôi khi ngă, ai cười tôi khi tôi không biết kể chuyện cười?

    - Dễ nhứt là ḿnh tránh làm những việc phải! - Tôi than thở
    - Không, không phải vậy. Làm sao sống được với lương tâm của em, nếu em từ chối giúp Bộ tư pháp bây giờ? Em sẽ cảm thấy như một con lừa.
    Tôi mỉm cười trong nước mắt:

    - Trên thế gian này không thiếu ǵ con lừa; có thêm một con nữa cũng chẳng chết ai.
    Chồng tôi nghiêm giọng:

    - Đừng có nói bậy như vậy. Em đă tự hạ giá em. Việc em làm là một việc trọng đại. Thời gian sẽ cho em hiểu việc em làm cho đất nước này.
    - Nghe cổ lỗ sĩ quá! Em có cảm tưởng ḿnh là một người non dại đang làm một việc cũ rích cho Chánh phủ.
    Anh nói:

    - Tốt nhất là em nên im lặng, đừng nói ǵ nữa, nếu không muốn anh nổi giận.

    Nghe giọng anh, tôi biết anh đă nổi giận rồi.
    Sáu giờ chiều hôm đó, má tôi coi tin tức dài truyền h́nh, bà giữ im lặng, không thèm nói với tôi một lời. Tôi không coi truyền h́nh, bỏ lên lầu đọc chuyện cho Lance nghe. Tôi thầm tự hỏi, tôi sẽ phải nói ǵ với con tôi, nếu thằng nhỏ nghe tin tức về chuyện tôi dính dấp vô, hoặc thấy h́nh tôi trên báo trong buổi xử án!

    Cho tới giờ phút này. Lance vẫn tưởng má nó là một người “buôn bán đồ sứ” bên Paris. Chuyện ǵ khó quá mà John thế tôi được, tôi đùn cho anh. Thôi th́ để chừng nào cần cho Lance biết, ba nó nói chuyện với nó giùm tôi vậy.
    Tin tức báo chí và truyền h́nh cho biết David Trường bị bắt tại một sở lựa thơ trên đường K vùng Tây Bắc, Washington. Có lần Hùng nói với tôi rằng anh chọn việc làm trong một sở nhỏ. Việc lựa thơ là việc rất tầm thường, để che mắt mọi người cho anh làm “việc lớn”.
    C̣n ông Humphrey bị bắt ở một công sở quan trọng hơn, đó là trụ sở của cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Người ta cũng nêu tên một số đồng loă nhưng không bị bắt, như: Huỳnh Trung Đồng, chủ tịch Hồi Việt kiều yêu nước tại Paris; Phan Thanh Nam của toà đại sứ Mặt trận giải phóng miền Nam tại Paris, và đại sứ Đinh Bá Thi, trường phái đoàn Việt Nam cộng sản tại Liên hợp quốc ở New York.

    Cho đến lúc này, Bộ tư pháp chưa tiết lộ danh tánh của những người hoặc những nhân viên mật vụ tham dự cuộc điều tra, kể cả tôi. Không một ai thuộc phe cộng sản nghi ngờ tôi. Sự che giấu lư lịch của tôi có thể coi như hoàn hảo đến độ Nguyễn Thị Ngọc Thoa, đồng chí của David Trường vội gởi thơ khẩn cấp qua Luân Đôn cho tôi để báo động, khuyên tôi không nên về Mỹ và nên có một luật sư để che thân. Chị cũng khuyên tôi nên đốt hết mọi giấy tờ liên lạc giữa tôi và Hùng, cũng như với chị và những hội đoàn Việt Nam. Cuối thơ, chị nhấn mạnh: “Đừng về Mỹ!”

    Huỳnh Trung Đồng cũng gởi một bưu thiệp bí mật bắt tôi huỷ mọi giấy tờ hoặc tài liệu “liên hệ giữa cô và chúng tôi”, ông ra lịnh cho tôi “không được tới gần toà đại sứ và các nhân viên. Đừng để cho bất cứ ai biết cô là con gái của ông ấy”.
    Là một điệp viên, tôi coi những lời cảnh cáo đó như mội lời khen cho thành tích của ḿnh. Điều đó chứng tỏ rằng tôi không để lại một dấu vết nào chứng tỏ tôi theo phe “tư bản” hoặc tôi là một tên “phản động”.

    Măi tới ngày 17 tháng Ba, báo chí mới biết “Keyseat” là ai, khi luật sự của David Trường đệ tŕnh toà án một bản yêu sách, hỏi về lập trường và động cơ của tôi. Trong bản yêu sách, ông ghi địa chỉ của tôi ở số 8 Regal Lane, Regent Park, London. Đó là địa chỉ cuối cùng của tôi mà Hùng biết.
    Hôm sau Lance đi học về, nói với tôi rằng cô giáo của Lance đưa h́nh tôi trong tờ báo, hỏi có phải người làm chứng trong vụ án là má của Lance không. Lance trả lời cô giáo: “Chắc là đúng v́ chỉ có một Dung Krall đă ở nhà số 8 Regal Lane. London thôi”. Vợ chồng tôi đă mất nguyên một buổi tối để giải thích cho đứa nhỏ mới bảy tuổi hiểu về những hoạt động của má nó trong hai năm qua. Nó lắng nghe cẩn thận, rồi cuối cùng nói:

    - Vậy là má làm cho FBI! Con thấy Bill Fleshman có bộ dáng của FBI.

    Tôi và John nín cười muốn bể bụng.
    Tôi không rơ con tôi hiểu việc này tới mức nào, nhưng chúng tôi cố gắng cho Lance biết rằng, từ nay trở đi, cẩn thận giữ ḿnh là điều quan trọng. Chúng tôi dặn Lance không bao giờ ra khỏi sân trường trong giờ học, không được đi theo người lạ.
    Sau buổi nói chuyện đó mấy ngày, có kẻ cậy cửa lẻn vô nhà khi chúng tôi đi vắng. Khi về, tôi thấy đèn treo trên nóc trên bàn ăn bị bẻ, mảnh thuỷ tinh văng tứ tung trong pḥng. Trên bàn ăn có chữ “phản bội” viết nguệch ngoạc bằng mực đen trên tấm giấy có gạch hàng.

    Tôi giận hơn là sợ, liền gọi cho John biết. Sau đó tôi gọi ông Don Marsland, người giám sát của chiến dịch “Magic Dragon”. Chỉ trong ṿng có mấy phút, John về tới nhà: nhân viên FBI cũng tới ngay sau đó. Cả xe cảnh sát cũng hú còi chạy tới. Nhà biến thành một nơi công cộng.
    Các điều tra viên lấy dấu tay trên nắm cửa, mặt bàn, tủ lạnh, bếp. Tôi phải trả lời liên tục những câu hỏi má tôi biết chẳng có liên quan ǵ cho cuộc điều tra. Điều mà tôi lo ngại hơn hết là con tôi. V́ vậy, tôi yêu cầu mọi người cố gắng làm cho xong việc trước khi con tôi đi học về. Tôi không muốn Lance lo sợ. Tôi muốn con tôi sống một cách vô tư, b́nh thường như những đứa con có cha mẹ b́nh thường hơn tôi.

    Chiều hôm đó, tôi nói dối với Lance là tôi đă vô ư làm vỡ đèn khi tôi cuốn sợi đây điện cho ngắn lại để ba cháu không bị đụng đầu mỗi khi ngồi xuống đứng lên tại bàn ăn, v́ trước đó John cũng đă bị đụng đấu vô cái choá đèn mấy lần rồi. Lance tin tôi ngay và c̣n chọc tôi:

    - Vậy th́ má phải để dành tiền để mua cái đèn khác, thường cho chủ nhà.

    Thằng nhỏ nói đúng, v́ đây là nhà mướn; làm hư đồ trong nhà th́ phải thường cho chủ. Tôi gật đầu đồng ư với con.
    Don Marsland cho chồng tôi biết chung quanh nhà tôi sẽ có người canh chừng suốt ngày đêm, ông ta đoán rằng kẻ xâm phạm có thể trở lại. Một người khác được biết phái tới để coi chừng Lance ở sân trường vào giờ ra chơi.
    Hai ngày sau đó, tôi đi bộ với Lance tới trường. Trường chỉ cách nhà có vài đoạn đường ngắn. Nhưng tới ngày thứ ba, Lance phản đối:

    - Con lớn rồi, con đi học một ḿnh được mà.

    Tôi đành để Lance đi một ḿnh. Tôi biết ḿnh đă vô t́nh truyền sự lo sợ của ḿnh qua thằng nhỏ. Tôi không thích nó cứ phải lo sợ nh́n trước nh́n sau, lúc đi tới trường.
    Một tuần sau, một việc kinh hoàng xảy tới cho gia đ́nh tôi. Tan học rồi mà mười phút sau Lance không về nhà như thường lệ.


    Còn tiếp ...

  2. #4092
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi ráng chờ thêm năm phút nữa, rồi lao ḿnh ra khỏi nhà, chạy dọc theo con đường quen thuộc mọi khi. Tới trường, tôi chạy vô sân chơi kiếm Lance, pḥng vệ sinh của con trai th́ vắng lặng, văn pḥng hiệu trưởng cũng vắng. Người gác dan cũng giúp tôi kiếm cháu. Không có một vết tích nào của Lance, kể cả hộp đựng cơm trưa có vẽ h́nh người Nhện. Tôi như người mất trí.

    Tôi lại chạy về nhà, hy vọng trong tuyệt vọng sẽ thấy con ḿnh ngồi trên ghế dài ở pḥng khách, coi hí hoạ trong truyền h́nh. Nhưng căn nhà vẫn trống trơn. Tôi kêu điện thoại cho hai bà mẹ của hai đứa bạn của Lance, nhưng cả hai đều cho biết họ không thấy Lance. Lúc đó là đúng một giờ mười lăm phút sau giờ tan học. Tôi cố lấy lại b́nh tĩnh để kêu cho chồng tôi. Anh cho biết anh sẽ về nhà ngay. Tôi trở lại trường kiếm Lance một lần nữa.

    Giờ đó, sân chơi vắng vẻ. Tôi đi ṿng quanh sân, trong khi tim tôi đập th́nh thịch trong lồng ngực và đầu tôi quay cuồng. Người gác dan thấy tôi, hỏi:

    - Bà vẫn chưa kiếm được thằng nhỏ à? Sao bà không báo cảnh sát?

    Tôi rất sợ phương pháp điều tra của cảnh sát. Họ có thể hỏi tôi Lance có phải là một đứa nhỏ hư không? Nó có hay bỏ trốn đi không? Nó có hay bị cha mẹ đánh không?

    Tôi không biết làm ǵ nữa, đành trở về nhà. Trên máy truyền h́nh trong pḥng khách, có một bức h́nh Lance chụp ở trường học bên Luân Đôn. Đó là một tấm h́nh Lance sún răng cửa như tất cả mấy cậu bé bảy tuổi. Tôi cầm lấy tấm h́nh rồi quỳ xuống sàn, ôn lại giây phút cuối cùng hồi sáng nay trước khi Lance đi học. Lance đ̣i ăn bánh ḿ nướng, nhưng nhà đă hết bánh ḿ, Lance muốn nước cam, nhưng tôi cho cháu nước chocolat nóng để “con được ấm“, tôi nói với Lance như vậy. Lúc tôi đánh thức cháu dậy đi học, Lance xin ngủ thêm năm phút nữa, nhưng tôi không cho. Tôi ôn lại những điều tôi đă làm con tôi thất vọng sáng nay. Tôi bật khóc, rồi nói lớn:

    - Lance ơi, về nhà với má đi. Má sẽ cho con bánh ḿ nướng, cho con nước cam và tất cả những ǵ con thích!

    Th́nh ĺnh cửa cái mở tung ra. Lance xuất hiện ngay giữa cửa, như nó vừa nhảy ra khỏi bức h́nh mà tôi đang ôm. Vẫn cái áo jacket mầu kem bằng nhung kẻ, vẫn cái áo chemise trắng, vẫn nụ cười răng sún. Lance hớn hở nói lớn:

    - Hi Mom!

    Trong giây khắc, tôi giận điếng lên. Nhưng tôi vội nuốt vô bụng, chạy ra cửa. Chắc Lance không hiểu tại sao tôi bồng nó lên, ôm gh́ lấy nó, rồi vừa khóc vừa cười, vừa ngạc nhiên. Lance cho biết lư do về trễ:

    - Con có một thằng bạn mới, ba nó là không quân mới dọn tới. Nhà nó ở ngay sau nhà ḿnh. Má có thấy căn nhà mầu xám kia không? Nhà nó đó. Hôm nay xe chở đồ tới, họ mở đồ ra. Tụi con được coi đồ chơi của nó. Vui lắm, má ơi!

    Tôi chẳng vui chút nào! Mặt mày hớn hở, Lance vừa nói vừa lôi tay tôi, chỉ cho biết nhà thằng bạn mới.

    Tôi hoàn hồn, đi hâm soup cho Lance ăn. Ráng b́nh tĩnh, nhỏ nhẹ mà dặn Lance rằng, từ này trở đi, khi tan học nó phải về thẳng nhà, nó phải xin phép mới được đi chơi nhà bạn. Bạn là ai? Ở đâu? Tôi cố gắng giấu nỗi lo sợ của tôi, để đầu óc non nớt của con tôi không bị xáo trộn. Nhưng tôi cũng không giấu nổi thằng nhỏ nhậy cảm này.

    - Chuyện ǵ xảy ra vậy? - Lance hỏi hai ba lần.

    Cuối cùng tôi đành phải nói thật, là suốt hơn một tiếng đồng hồ vừa qua, tôi đă tưởng tôi có thể chết, v́ nó không về nhà đúng giờ. Thấy con buồn hiu, tôi lại hối hận. Tự do cũng quan trọng với mấy đứa con nít. Tôi không muốn tước đoạt những quyền đó của con tôi. Tôi làm điệp viên cho CIA, tôi phải chịu nghịch cảnh, chớ con tôi vô tư, vô tội.

    Khi John bỏ sở từ ngoài Pentagon hấp tấp chạy về mấy phút sau đó. Lance ngồi ở pḥng khách coi TV một cách vô tư. Như tôi lúc này, anh cũng nổi giận, tắt TV và la con một trận. Lance bối rối khóc, cũng như những đứa trẻ khác, Lance đă quên chuyện vừa xảy ra, nhưng Lance cũng hứa với ba nó là từ nay nó sẽ đi thẳng về nhà sau khi tan học, trở thành thói quen. Lance đă giữ đúng lời hứa đó cho tới năm ra trường trung học. Đi thưa về tŕnh, và luôn luôn giữ đúng giờ. Cũng như Lance, tôi giữ lời hứa: Lance muốn ăn món ǵ là có món đó. Bây giờ con tôi sống xa nhà, vài tháng gọi về cho biết: “Con hết chả gị, con hết thịt nướng”.

    ***

    Giữa tháng Tư, tôi nhận được một lá thơ, ngoài bao thơ đề tên tôi. Tôi mở ra đọc ngay:

    “Gửi Mỹ Dung

    Tôi nhờ một người bạn gởi thơ này cho cô. Rất tiếc là tôi không thể đích thân gặp cô để thảo luận sâu xa hơn để cô hiểu về lập trường của chúng tôi những người có trách nhiệm ở trong nước.

    Làm con của ba cô, ít nhứt cô phải biết điều đó. Danh dự và quyền lợi của quê cha đất tổ phải được đặt lên trên tất cả mọi thứ. Khi ra toà làm chứng, cô trở thành kẻ phản quốc. Có đă đọc sử nên biết rằng chúng ta xử tử kẻ phản quốc để trừng phạt. Không phải chỉ một tên phản quốc bị trừng phạt mà cả ba đời nhà nó.

    Cô có mẹ, có chú bác, cô d́, có anh chị em, tất cả mọi người đều là nạn nhân của tội ác ngu dại của cô.

    Tuy nhiên cô c̣n đủ thời gian ngưng lại việc tai hại đó. Tôi sẽ không liên lạc với cô nữa. Cô không được tŕnh thơ này cho người Mỹ coi. Tôi hy vọng cô có thời gian suy nghĩ kỹ để ngẫm lại.

    Cuối thơ, chỉ ghi “một người bạn của ba cô”.

    Tôi đưa lá thơ cho một nhân viên FBI và dịch sang tiếng Mỹ cho ông ta.

    Bây giờ chúng tôi phải kiếm cách bảo vệ Lance cẩn thận hơn trước. Giúp nước không có nghĩa là để mặc cho con gặp nguy hiểm. John và tôi quyết định gởi cháu tới ở nhà chị thứ tư của tôi là chị Cương. Anh Wray, chồng chị, hiện đang trú đóng tại căn cứ Fort Huachuca, tiểu bang Arizona, và tôi nghĩ rằng nhà ở trong căn cứ quân sự là nơi an toàn nhứt có thể an toàn hơn toà Bạch ốc.

    Tôi cầu cứu với chị Cương th́ chị mừng lắm. Tôi nghe đám cháu của tôi reo ḥ khi má nó cho biết Lance sẽ xuống Arizona ở và đi học.

    Chồng tôi gọi ông chỉ huy trưởng của Fort Huachuca, tŕnh bày trường hợp của gia đ́nh tôi, và nhờ ông chú ư con của chúng tôi về việc nhập học cũng như an ninh của nó. Sau khi họ sẵn sàng nhận công tác đó, chúng tôi giải thích cho Lance biết, rằng tôi sẽ rất bận rộn khi ra toà làm chứng và ba cháu vẫn phải đi làm, nên chúng tôi nghĩ rằng đây là dịp tốt để Lance chơi với mấy người anh chị bà con.

    Kenneth bằng tuổi Lance. Hai chị của nó là Therese và Christina lớn hơn Lance bốn năm tuổi. Lance hớn hở nhận lời ngay. Hai ông Bill Fleshman và Don Maryland đều ủng hộ ư kiến đó. Không những vậy, họ c̣n thu xếp cho một nhân viên FBI gặp chúng tôi ở phi trường Tucson để lái xe đưa chúng tôi tới Fort Huachuca, cách phi trường chừng hai tiếng lái xe.


    Còn tiếp ...

  3. #4093
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Rời mùa đông lạnh lẽo ở Virginia, Lance có vẻ thích thú khi thấy trời nắng của Arizona. Ngồi trên xe do một nhân viên FBI lái, Lance xin quay cửa kiếng xuống để được hưởng nắng ấm, rồi kêu lên:

    - Trời nắng tuyệt vời quá! Ấm quá! Đẹp quá? Goodbye London, goodbye Washington, D.C, goodbye Virginia!

    Ông FBI chắc cũng mệt v́ những câu hỏi của Lance:

    - Có rắn độc ở sa mạc không? Ông có dám ăn xương rồng nếu bị lạc trong sa mạc không có nước uống?

    Ấy là chưa kể tại những thắc mắc về chính ông ta, như:

    - Ông có phải là nhân viên FBI không? Tại sao ông không đeo súng? Ông Bill Fleshman, bạn của má, lúc nào cũng đeo súng, chỉ khi sang London th́ Bill không đeo súng.

    Nhưng may quá, mới đi được nữa đường th́ Lance ngă ra ngủ.

    Chị Cương, anh Wray và ba đứa con của chị tôi vui mừng khi Lance tới tỵ nạn nhà anh chị. Lance hoà nhập một cách tự nhiên với mọi người. Sáng hôm sau, chúng tôi dẫn Lance tới trường xin học, và Lance có một nhận xét:

    - Đây là trường thứ ba trong năm nay của con, nhưng con vẫn thích lắm.

    Chị Cương và tôi nh́n nhau. Chị ứa nước mắt.

    - Tội nghiệp cháu tôi quá! - chị nói.

    - Đừng lo chị Cương. Lance thích Arizona lắm.

    Tôi cho Lance biết tôi sẽ phải trở về Washington, Lance tỏ vẻ b́nh tĩnh, chỉ dặn tôi nhớ kêu điện thoại cho cháu mỗi tuần một lần vào chiều thứ sáu, sau khi đi học về. Lance c̣n nhấn mạnh:

    - Con không có tiền để kêu ba má, mà con nghĩ rằng con cũng không có quyền xài điện thoại của uncle Wray kêu đi xa. Vậy mà phải kêu con đó nhen.

    Tôi long trọng hứa chắc với Lance, tôi sẽ kêu Lance mỗi chiều thứ sáu.

    Lance chợt hỏi:

    - Mommy, có phải má cũng đi xa ba má của má hồi mà bảy tuổi không?

    - Không, tới chín tuổi má mới đi xa.

    - Má có khóc không?

    - Mà quen rồi. Nhưng nếu con khóc cũng không sao. - Tôi nuốt nước mắt trả lời con tôi.

    - Mà đừng lo.

    Tôi cho Lance biết bà ngoại sẽ xuống đây thăm gia đ́nh d́ Cương. Nghe vậy. Lance mừng lắm, v́ lúc nhỏ, Lance đă quen hơi quen tiếng của má tôi, qua nhiều dịp được ở chung với bà ngoại.

    Mười mấy năm sau, nhờ chị Cương nói, tôi mới biết má tôi không có ư xuống thăm gia đ́nh chị Cương mà má nóng ruột cho Lance, tội nghiệp nó, nên mới xuống Arizona ở ba tháng với nó.

    Cuộc xử án bắt đầu ngày 1 tháng Năm, 1978. Lúc đó chúng tôi đă dọn ra khỏi căn nhà mướn và sang khách sạn Ramada Inn trên đường Seminary, nơi tạm trú của chúng tôi. Chiều thứ sáu nào tôi cũng kêu điện thoại cho Lance như đă hứa, rồi khóc cả tiếng đồng hồ sau khi nghe tiếng của con. Má tôi đă tới Arizona và kêu tôi đừng gọi Lance thường, v́ mỗi lần nói chuyện với tôi xong, cháu lại kiếm cớ lánh mặt mọi người, như vô pḥng tắm khoá cửa lại, hay làm bộ đi ngủ. Còn nói giọng người lớn với chị bà con của nó:

    - Đừng ai làm phiền tôi. Tôi cảm nặng rồi.

    Ngày Mothers Day, tôi điện thoại cho má tôi, rồi nói chuyện với Lance sau đó. Lần này th́ Lance than là nhớ nhà. Rồi vừa nói vừa khóc trong điện thoại:

    - Mothers Day là ngày ngu lắm tại v́ Mommy không có đây.

    Trong khách sạn Ramada chúng tôi tạm ở để chờ ngày ra toà, một hôm, khi John đă đi làm, tôi nằm trên giường, nh́n loanh quanh trên trần nhà. Cách trang trí trong pḥng tẻ nhạt. Mấy tranh đóng chặt vô tường. Đèn cũng đóng dính trên mặt bàn. Máy truyền h́nh cũng khoá chặt xuống sàn … như tôi cũng bị đóng dính, kết cứng với Bộ tư pháp. Tôi nghe rơ nhịp đập của tim tôi, nghe được cả mạch máu rần rần trên gối. Tôi thấy vẻ mặt không bằng ḷng của má tôi. Tôi thấy đôi vai xương xẩu của ba tôi, mái tóc hoa râm đi theo cuộc đời của người làm cách mạng.

    Tôi tự hỏi không biết ông có sự thanh thản nơi ông ở, để hiểu tại sao tôi làm những việc này không? Tôi mong đảng của ông không bóp méo việc tôi làm, như họ đă bóp méo sự thật về cái chết của em tôi. Ba tôi vẫn tin Hải Vân bị “Mỹ giết”.

    Tôi mong rằng, sau khi gặp tôi kỳ rồi ba tôi đă biết, tôi cũng như ông, lư tưởng là động cơ thúc đẩy những hành động trong đời sống của ba tôi. Ba tôi thương tôi và đă yêu cầu tôi làm theo “tinh thần và danh dự của một người Việt Nam”. Tôi cảm thấy tôi không c̣n là người Việt Nam nữa. Ngày mai tôi sẽ bước vô pḥng xử của toà án, tôi sẽ phải nói tất cả sự thật: đường dây gián điệp Việt Nam sẽ bị tiết lộ. Tôi sẽ làm tất cả để bảo vệ quyền lợi của nước thù địch lớn nhứt của ông. Tôi sẽ làm theo tinh thần của một công dân Mỹ.
    Tôi không muốn bị làm rộn, nên đi ra cửa máng tấm bản “Xin đừng làm rộn” vô nắm cửa bên ngoài, rồi trở lại giường nằm.

    Tôi nghĩ tới cuộc viếng thăm của Bill Fleshman ngày hôm qua. Ông mời tôi đi ăn trưa. Dù ông không nói ǵ nhiều, tôi cũng hiểu ông được lịnh của ông Griffin Bell, bộ trưởng Bộ tư pháp tới thăm ḍ coi thái độ của tôi ra sao. Khi ông đưa tôi trở về khách sạn, trước khi chia tay, tôi nói:

    - Anh về nói với ông chánh án Bell là “Keyseat” vẫn c̣n ở đây. Tôi không có trốn đi đâu đâu.

    Bill cười gượng gạo, có vẻ mắc cỡ, v́ tôi biết được ư nghĩ của ông.

    Chị Cương của tôi có lẽ là người đă nâng đỡ tinh thần tôi nhiều nhứt trong giai đoạn thử thách này. Hôm tôi từ giă chị và Lance, chị kéo tôi ra riêng mà nói:

    - Cưng cứ làm cái ǵ mà tim cưng cho là đúng. Đừng v́ FBI, cũng đừng làm cho ba đau v́ cưng giận ba. Chỉ có một ḿnh cưng sẽ phải sống suốt đời với sự quyết định của cưng mà thôi. Chị không thể nào biểu cưng làm hay đừng làm.

    Tôi không biết chị tôi đồng ư hay bất đồng ư với việc làm của tôi. Chị xử sự rất đúng; quyết định này của tôi và do tôi mà thôi.

    Tôi nhớ hồi c̣n ở Luân Đôn, Rob cho biết sẽ giữ an ninh cho gia đ́nh tôi bằng một khẩu súng máy. Bây giờ ở đây, trong căn pḥng của khách sạn, tôi có cây súng của James Bond-Walther PPK với hai b́ đạn, tổng cộng là mười viên. Một b́ đă nằm sẵn trong cây súng. Tôi nghĩ tôi không cần súng lục hay súng máy. Nhờ có sự yểm trợ tfch cực của các nhân viên FBI tham dự chiến dịch “Magic Dragon”, từ ngày trở về Mỹ, tôi cảm thấy hoàn toàn an ninh. Tôi biết CIA không vui ǵ khi tôi đă nhận lời ra toà làm chứng.
    Như vậy là tôi không c̣n giúp ích ǵ cho họ được nữa, mà ngược lại tôi đă làm gián đoạn nhiều kế hoạch của họ. Khi tôi vừa trở lại Washington từ Luân Đôn, văn pḥng của đô đốc Standfield Turner, Giám đốc CIA, cho biết đến giờ phút chót này cũng chưa trễ, nếu tôi muốn từ chối ra toà làm chứng.

    Sự “lựa chọn” mà họ đề nghị cùng với vẻ chán nản của Rob, khiến tôi có cảm tưởng tôi phản bội CIA. Nhưng mối quan tâm ấy không thể sánh với nỗi lo sợ cao hơn cái núi của tôi, khi nghĩ tới ba tôi. Họ sẽ làm ǵ để trừng phạt ông v́ đứa con gái “lạc đường”? Cảm tưởng của ông ra sao khi tin tức về tới Việt Nam? Tôi biết hành động của tôi sẽ huỷ bỏ mọi cơ hội của bất cứ ai trong gia đ́nh muốn gặp lại ba tôi và anh Khôi tôi trong tương lai. Má tôi đă trách tôi đưa cuộc đời anh Khôi vô ṿng nguy hiểm, và đẩy tuổi già của ba tôi vô ṿng tăm tối.

    Tôi lấy một tấm h́nh nhỏ của ba tôi từ trong bóp ra, nhưng tôi không đủ can đảm để nh́n. Tôi không khóc được, tôi ráng quên đi cái điều tai hại tôi có thể gây cho ông. Tôi nhớ có lần ông đă nói:

    - Con là con, ba là ba.

    Sau này, không ai trách tôi về những tội ác mà Mặt trận giải phóng miền Nam và cộng sản Hà Nội gây ra trên đất nước tôi. V́ vậy, tôi hy vọng rằng chánh phủ mà ba tôi đang phục vụ cũng sẽ coi tôi như người khác biệt , không bắt ông phải chịu trách nhiệm về hành động của tôi.

    Nghĩ vậy cho đỡ sợ , đỡ lo về ba tôi , chứ làm sao mà so sánh con gái của một gia đ́nh yêu nước với một lũ cộng nô.

    Tôi nằm vật lộn với những ư nghĩ dồn nén trong tôi, mà cảm thấy ḿnh cô đơn. Cô đơn như hai tên gián điệp đang nằm trong khám chờ ngày hầu toà.

    Tôi chưa bao giờ gặp Ron Humphrey. Lần đầu tiên tôi thấy mặt ông là một bức h́nh trên mặt báo khi bị bắt, hai tay bị c̣ng và các nhân viên FBI bao quanh, trong đó có mấy anh nhân viên FBI là bạn tôi.

    Tôi tội nghiệp cho Humphrey, như một con vật mắc bẫy. Là nhân viên của toà đại sứ Mỹ tại Sài g̣n, ông gian díu với một người đàn bà Việt Nam, lúc vợ chồng ông ở Sài g̣n. Ông là một viên chức cao cấp của Bộ ngoại giao Mỹ. Ông chỉ là một người dính dấp vô một việc vượt quá sức của ông. Qua cuộc điều tra, được biết, sau tháng Tư năm 1975, ông t́m đủ mọi cách để đưa người đàn bà ấy ra khỏi Sài g̣n. Cuối cùng, ông liên lạc với toà đại sứ Hà Nội tại Đông Đức, và tại đó cái giá chuộc tự do cho người tình vụng trộm của ông, là phản quốc. Lúc tôi gặp Trương Đ́nh Hùng, th́ Cộng sản đă cho người đàn bà đó và hai đứa con qua Mỹ, nhưng họ giữ lại đứa con trai làm con tin để đ̣i thêm tài liệu mật.

    Tôi tội nghiệp cho người ngu dại, chỉ mong ông được an b́nh trong tay Thượng đế, v́ tôi biết rằng chỉ có Thượng đế mới có thể cứu rỗi ông sau khi tôi ra toà làm chứng.

    Tôi tội nghiệp cho David Trường hơn, v́ tôi nghĩ rằng quá uổng cho một người trai trẻ, con nhà giầu, học giỏi, v́ tham vọng mà phải ngồi tù. Anh cống hiến tuổi trẻ của anh cho lư tưởng. Hùng sanh trưởng trong một gia đ́nh thượng lưu ở Sài g̣n. Có lần Hùng nói gia đ́nh anh là gia đ́nh đầu tiên lái chiếc xe Mercedes. Trong thời gian hoạt động cho cộng sản, mê theo lư tưởng của ḿnh, nên bộ đồ tốt nhứt của Hùng cũng do các bạn ở Paris mua tặng để Hùng có một bộ đồ cho xứng hầu có thể trà trộn vô khu Quốc Hội Mỹ lấy tin tức.

    Hùng là một người lạnh lùng, tính toán và tàn nhẫn. Tôi không bao giờ quên sự lănh đạm của anh đối với cha mẹ anh. Ông Trương Đ́nh Dzu đă viết thơ cho Hùng do anh Huỳnh Trung Đồng đưa cho tôi đem về cho Hùng. Ông yêu cầu Hùng xin cấp trên của anh ta cho ông bà được xuất ngoại chữa bịnh.
    Nhưng Hùng đă từ chối mà không cần suy nghĩ trước mặt tôi, như đó là việc anh đă dự tính trước. Rồi anh giải thích lư do từ chối đó:

    - Các ông ấy (giới chức cộng sản) sẽ nghĩ ǵ về tôi, nếu lời xin cho ba má tôi rời khỏi Việt Nam? Nước nhà đă được giải phóng, th́ những người Việt Nam yêu nước phải ở lại để cùng xây dựng đất nước.

    Nghe Hùng nói, tôi toát mồ hôi. Khi lấy lại b́nh tĩnh, tôi đề nghị Hùng nên nghĩ lại; tôi sẵn sàng nói chuyện với Phan Thanh Nam, nếu anh ta bằng ḷng nhờ Phan Thanh Nam giúp đỡ. Nhưng Hùng nhấn mạnh rằng, ngoài tôi ra, không ai được biết lại yêu cầu của ba má anh ta. Trương Đ́nh Hùng đặt sự tin nhiệm và thể diện của anh ta trước con mắt của cộng sản cao hơn sự sống c̣n của cha mẹ.

    Có quá nhiều người bị ảnh hưởng bởi sự quyết định của tôi. Trước hết là đại gia đ́nh của tôi: rồi tới anh chàng người Mỹ phản quốc vì một người đàn bà; một anh chàng tham vọng, sẵn sàng hy sinh người khác để đạt tới mục đích riêng của ḿnh.

    Nắm trên giường, tôi bỗng có ư nghĩ điên rồ. Tôi vùng dậy, mở bóp ra coi. Trong đó có bốn mươi lăm Mỹ kim, bảy mươi lăm đồng Phật lăng Pháp, một nắm tiền lẻ của Anh, và một thẻ tín dụng American Express. Nếu tôi muốn trốn, với số tiền này tôi đi được tới đâu? Tôi không thể lái chiếc xe Thunderbird mà chúng tôi đang chạy, v́ đó là xe mướn; người ta có thể kiếm ra chiếc xe trong ṿng năm phút. Tôi không có thể đi taxi tới Vienna ở tiểu bang Virginia để trốn trong khách sạn Wolf Trap, nơi mà không ai có thể kiếm ra tôi. Nhưng tiền đi taxi tới đó cùng đă hết bốn mươi lăm Mỹ kim rồi. À, mà tôi cũng có thể dùng thẻ tín dụng của tôi để trốn trong một pḥng khác ngay trong khách sạn này mà không ai biết. Tôi có một cái tên giả , thẻ giả, tên là John Hopkins để ghi tên vô khách sạn này!

    Trong một cơn bốc đồng, tôi lấy túi xách ra và bắt đầu liệng vô đó một đôi giầy, quần áo lót, hai bộ đồ. Trong cơn hối hả chuẩn bị đi trốn, bỗng có tiếng gơ cửa. Năm tiếng, rồi ngưng, thêm hai tiếng nữa. Tôi biết đó là chồng tôi , v́ đúng “mật hiệu”. Tôi lẩm bẩm:

    - Nè, chưa trốn mà bị phát giác rồi !

    Tôi mở cửa cho anh vô. Khi nh́n thấy cái túi xách trên giường, anh ngạc nhiên hỏi:

    - Em làm ǵ vậy?

    - … Cất quần áo vô tủ.

    - Vậy hả !

    Anh thản nhiên nói và không hề có một chút nghi ngờ ǵ về cơn rối loạn lầm lạc của tôi mà anh đă t́nh cờ cứu tôi ra khỏi . Anh vui vẻ nói:

    - Thay đồ đi cô ! Ḿnh xuống dưới nhà uống nước.

    Tôi nh́n khinh bỉ cái túi xách, rồi vô pḥng tắm thay đồ. Tôi nghĩ về người đàn ông mà tôi kết hôn.
    Có người đeo bùa hộ mạng. Tôi không có bùa mà có John. Anh luôn luôn đem may mắn cho tôi, sẵn sàng bảo vệ và ủng hộ tôi. Tôi hiểu rằng một ḿnh tôi không thể thành công. John luôn luôn ở cạnh tôi khi tôi cần đôi vai vững mạnh để nương tựa. Không những vậy, anh còn cho tôi quyền tự do khi tôi muốn quyết định lấy một ḿnh.

    Tôi mắc cỡ, không dám cho anh biết sự thật tôi đang làm ǵ khi anh t́nh cờ về nhà buổi trưa đó.

    Tôi cũng đă học “thân ở đâu th́ tâm ở đó”, nhưng trong giờ phút kinh hoàng ấy, tâm trí của tôi cứ nghĩ tới ngày ra toà, mong tới ngày chót của cuộc xử án này, để được sống một đời sống b́nh thường với gia đ́nh. Chừng đó tôi mới cho John biết anh đă cứu tôi ra khỏi cơn kinh hoàng trước một ngày tôi ra toà làm chứng trong tâm thức của một người Hoa Kỳ.

    HẾT

  4. #4094
    tran truong
    Khách
    Ngàn giọt lệ rơi ! Chưa đủ đong đầy bể khổ dân Việt . Từ 1945 đến nay, đất nước vẫn chưa định hướng ... tiến lên , trái lại chỉ toàn tụt hậu , rơi vào quĩ đạo đỏ của Trung cộng !

    Những nhân vật chính đã mai một . Trương đình Hùng bị kết án 15 năm tù , nhưng chỉ thọ án 5 năm , cùng vợ Mỹ qua Âu Châu sống tại Netherland , mất tại Mã lai ngày June 26 in Penang, Malaysia. He was 68 !

    Ronald L. Humphrey cũng bị kết án khoảng 10 năm , nhưng ra tù sau 7 tháng 1/2 thụ án . https://news.google.com/newspapers?n...g=6830,4998331

    Đinh bá Thi , bị trục xuất khỏi Mỹ , về Việt Nam . Bất hạnh cho ông ta, khi trở về Việt Nam, Đinh Bá Thi đă bị lạnh lùng thanh toán dă man trên quốc lộ 1 gần B́nh Tuy trên đựng trở về Hà Nội do một tai nạn giao thông dàn cảnh của các đồng chí.

    Cám ơn tác giả hồi ký ,đã để lại thế hệ sau biết phần nào " thảm cảnh" nước nhà kéo dài từ 1945 đến ngày " mạt máu " hôm nay !!!

  5. #4095
    tran truong
    Khách
    Quote Originally Posted by tran truong View Post
    Ngàn giọt lệ rơi ! Chưa đủ đong đầy bể khổ dân Việt . Từ 1945 đến nay, đất nước vẫn chưa định hướng ... tiến lên , trái lại chỉ toàn tụt hậu , rơi vào quĩ đạo đỏ của Trung cộng !

    Những nhân vật chính đã mai một . Trương đình Hùng bị kết án 15 năm tù , nhưng chỉ thọ án 5 năm , cùng vợ Mỹ qua Âu Châu sống tại Netherland , mất tại Mã lai ngày June 26 in Penang, Malaysia. He was 68 !

    Ronald L. Humphrey cũng bị kết án khoảng 10 năm , nhưng ra tù sau 7 tháng 1/2 thụ án . https://news.google.com/newspapers?n...g=6830,4998331

    Đinh bá Thi , bị trục xuất khỏi Mỹ , về Việt Nam . Bất hạnh cho ông ta, khi trở về Việt Nam, Đinh Bá Thi đă bị lạnh lùng thanh toán dă man trên quốc lộ 1 gần B́nh Tuy trên đựng trở về Hà Nội do một tai nạn giao thông dàn cảnh của các đồng chí.

    Cám ơn tác giả hồi ký ,đã để lại thế hệ sau biết phần nào " thảm cảnh" nước nhà kéo dài từ 1945 đến ngày " mạt máu " hôm nay !!!

    Mời các anh chị , đặc biệt các bạn trẻ sinh sau 75 , hãy suy nghĩ về truyền thông bố láo , giả dối của cộng sản :

    Đinh Bá Thi là nhà ngoại giao, tên khai sinh là Hồ Đản, quê làng Đông Bàn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là xă Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.


    Thuở nhỏ học ở quê nhà (Hội An, Đà Nẵng). Từ năm 1936 vào Sài G̣n làm công nhân hăng Bason, tham gia hoạt động cách mạng ở đây đến năm 1944 - 1945.
    Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài G̣n. Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) được chuyển về hoạt động ở chiến trường khu 5 (ở B́nh Định) giữ chức vụ Chánh thư kư Công đoàn quân giới Liên khu 5.
    Sau hiệp định Genève (1954) ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam với chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Việt Nam, Trưởng ban Tuyên huấn công đoàn Việt Nam.
    Từ năm 1962 ông chuyển sang ngành ngoại giao, từng làm cán bộ trong các ṭa đại sứ ở Đông Âu. Sau năm 1968 là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng ḥa miền Nam Việt Nam ở Tiệp Khắc, rồi Hungarie. Tại các nhiệm sở trên ông đă thành công trong công tác ngoại giao giúp nhân dân Tiệp Khắc, Hungarie hiểu rơ chính nghĩa công cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam dưới sự lănh đạo của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam và Chính phủ cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam.
    Khi chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam được mời tham gia đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh ở miền Nam, ông được cử làm Phó đoàn đàm phán của Cộng ḥa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris giữa 4 bên (Việt Nam dân chủ Cộng ḥa, Cộng ḥa miền Nam - Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam cộng ḥa (Sài G̣n) nhằm đem lại ḥa b́nh tại Việt Nam. Tại diễn đàn này ông đă nêu cao vai tṛ của chính phủ cách mạng miền Nam Việt Nam.
    Sau ngày thống nhất đất nước, nhất là từ khi đất nước Việt Nam thu về một mối, ông được chính phủ Việt Nam đề cử giữ chức Đại sứ đầu tiên của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hiệp quốc. Tại diễn đàn Liên hiệp quốc ông góp công rất lớn giúp nhân dân thế giới hiểu rơ về nước Việt Nam thống nhất trên bản đồ thế giới và Chính nghĩa Việt Nam trong chính trường quốc tế.

    Năm 1978 sau khi măn nhiệm tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ông trở về Việt Nam chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới. Trên đường công tác ông mất do tai nạn giao thông trên đường từ Phan Thiết vào Sài G̣n (TP.HCM) đang lúc tuổi đời đang độ chín muồi (57 tuổi). . Trích từ : http://bookingtour.net/chi-tiet/92-559-dinh-ba-thi.html.

    ..............

    Lại một cái chết giống như Lưu quang Vũ và cả gia đình chết ; Lưu quang Vũ chết vì các tác phẩm " phản động " của mình , các tác phẩm của ông đă làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v.

    Mười năm trước , Đinh bá Thi chết vì tai nạn xe cộ ! Mười năm sau xảy ra cho cả gia đình Lưu quang Vũ !!! Fake News !!!!

  6. #4096
    tran truong
    Khách

    “Trai Petrus Kư, gái Gia Long”

    Ăn mãi một món , thì còn gì ngon . Dù cho nó là sơn hào hải vị ! Dân mình thật dễ dạy , khéo nuôi . Cả gần thế kỷ qua được " tọng " toàn Mác - Lê rồi tư tưởng Mao - Hồ chủ tịch .... so ra có thua gì dân Bắc Triều tiên !

    Để quên đi những u buồn , từng ngày , từng giờ quấn chặt lương tri . Chúng ta thả hồn vào dĩ vãng ... tìm về tuổi dại ... năm nào !!!


    Ơ EM BẮT HỒN TÔI VỀ ĐÂU

    Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, v́ thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Kư chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em tan trường về ... áo dài tà áo vờn bay” (1).

    1. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như lũ chim bồ câu sau giờ tan học của Trường Gia Long. Thằng học sinh Petrus Kư nào chẳng mơ được “mần quen” cùng một em áo dài.
    Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán ḅ bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Petrus Kư đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.

    Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím. Những đời hiệu trưởng đầu toàn là người Pháp.

    Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Kư tổ chức băi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đă đóng cửa trường. Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu t́nh nhiều ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.
    Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu. Năm 1953, Trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương tŕnh giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.

    Biết đâu chính “mối t́nh” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đă gắn kết “trai Petrus Kư, gái Gia Long” trong những mối t́nh thật và ảo của lứa tuổi học tṛ. Hăy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi dại của ḿnh!

    2. Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con đường t́nh ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xao động những trái tim mới lớn , những lời ca mộng mị: “...Lá đổ để đưa đường/Hỡi người t́nh Trưng Vương”.

    Tôi không biết đó là lời cảm thán của chàng trai nào. Nhưng có lẽ thích hợp hơn xin hăy cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An. Như một mặc định, “trai Petrus Kư, gái Gia Long” th́ nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những học sinh Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lư một quăng đường khá dài.

    Trường chàng th́ ở tận nhà thờ ngă sáu, đường Minh Mạng, c̣n “thiên đường” của nàng th́ ở đối diện Sở thú - Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tội nghiệp cho nam sinh Trường Vơ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi ḅ với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu đón nàng mà hát câu cảm thán: “Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người th́ mịt mùng/ Từng hàng me rung rung” (2).

    Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu v́ Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.

    Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. V́ nằm ở đường Đồng Khánh nên c̣n được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài G̣n và thành lập lại Trường Trưng Vương.

    Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Măi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).
    Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được b́nh chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài G̣n. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễn hành.

    Có lần đi xem diễn hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học tṛ Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước ǵ ḿnh được làm con voi”.

    Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái ṿi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc - áo vàng đó đă cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đă qua một lần. C̣n đây bâng khuâng”. Ôi, tội nghiệp một thời mê gái!
    Ơi em, bắt hồn tôi về đâu ...

    3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ ...” đâu chỉ ở Sài G̣n. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết.
    Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ ǵ đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.

    Thật thiệt tḥi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài G̣n mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.
    Từ Sài G̣n, xuôi theo đường ĐinhTiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nh́n sang trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu v́ năm 1960, ṭa tỉnh trưởng Gia Định đă dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn Duyệt , gần Lăng Ông thuộc xă B́nh Ḥa (tỉnh Gia Định).

    Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).
    Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đ́nh Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương tŕnh học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị th́ nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơ em, bắt hồn tôi về đâu?” ...

    Có những chàng trai lăng mạn th́ cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Ánh”. Tôi sửng sốt v́ Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Ánh mới vừa thành lập năm 1971.

    Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Ḥa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh) . Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cũng được xây dựng.

    Không phải thằng Hiệp mập không có lư của nó, v́ nữ sinh trường này được học một chương tŕnh giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô h́nh của các nước tiên tiến thời ấy.
    Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường c̣n dạy thêm kinh tế gia đ́nh (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn vơ aikido, vovinam.

    Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Ánh đă được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một pḥng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một pḥng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.

    Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn vơ song toàn. C̣n theo thằng bạn tôi, giúp ích xă hội được hay không th́ chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xă biết dạy chồng bằng vơ vovinam và tài nội trợ.
    Sài G̣n, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Ánh cũng c̣n trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức ... đă nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nh́n không ra”...

    Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đă là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài G̣n đă đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.

    Cảm ơn Sài G̣n đă có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài G̣n có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay ... vờn bay!



    (1): Ngày xưa Hoàng Thị - thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.
    (2): Trưng Vương khung cửa mùa thu - nhạc và lời Nam Lộc.
    (*): Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Kư nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Vơ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Ánh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.
    tác giả Lê Văn Nghĩa đăng trên TuoiTre CuoiTuan ngày 22/05/2015

  7. #4097
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Tắc-Kè tên thật là Phạm Công Tắc, con của Đại úy cảnh sát Phạm Công Kiếm dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm; chứ không phải là Ngài Phạm Công Tắc, một trong những vị lănh đạo quan trọng nhất trong việc h́nh thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.

    Tắc-Kè sinh năm 1952. Năm 1961 ba của Tắc-Kè bị Việt Cộng ban đêm đến nhà lôi ông ra sau , bắn vào đầu. Chỉ c̣n hai mẹ con, nhưng mẹ Tắc-Kè quyết định đưa Tắc-Kè vào một nhà ḍng do các vị Linh mục ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia cai quản; phần đông đến từ Ư Quốc. Tắc-Kè được hoăn dịch v́ học vấn … Cho đến năm mất miền Nam th́ Tắc-Kè được hai mươi ba tuổi.

    Tắc-Kè từ giă cơi đời đúng vào mười giờ ba mươi phút sáng ngày 30 tháng tư năm 2016, thọ sáu mươi bốn tuổi. Tắc-Kè mất đúng vào thời điểm bốn mươi mốt năm trước , ông “Tổng thống cơ hội” (lời của Tắc-Kè) Dương Văn Minh đầu hàng cộng sản.

    Quen thân với nhau ba mươi tám năm, nhưng, chỉ đến khi Tắc-Kè qua đời v́ bạo bệnh tôi mới biết v́ sao anh sống độc thân và v́ sao anh tự nhận ḿnh là Tắc-Kè. Tắc-Kè ít khi nói về ḿnh. V́ vậy, khi đọc xong Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè, tôi mới biết anh là người , suốt hơn bốn mươi năm đă âm thầm chống nhà cầm quyền Việt Nam. Chống bền bỉ bằng đủ mọi cách, kể cả cách giả làm bạn với ông Đại sứ Việt Cộng đầu tiên của miền đất thấp tên là Đinh Hoàng Thắng, mà, ông này th́ cứ tưởng ḿnh đă thu phục được một tên chống cộng – tuy chỉ là loại cắc ké.

    Đối với ông Đại sứ, Tắc-Kè rất xem thường nên anh thường cho ông tiền; khoảng năm ba trăm đô la Mỹ một tuần, để, khi có dịp th́ Tắc-Kè sẽ sử dụng ông. Chuyện sử dụng ông Đại sứ đă xảy ra khi có một người đồng hương gặp tai nạn với nhà cầm quyền Việt Nam, và, chính người đồng hương này đă gọi điện thoại nhờ đến sự giúp đỡ của Tắc-Kè.
    Người đồng hương này rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ông tên là Trịnh Vĩnh B́nh; nổi danh là “vua chả gị”. B́nh đă gom toàn bộ tài sản đem về Việt Nam làm ăn. B́nh tưởng phen này nhà cầm quyền Việt Nam sẽ phải vinh danh, sẽ phải mang ơn … sẽ dựng tượng ḿnh là Việt kiều yêu nước. Tại Việt Nam B́nh luôn ủng hộ mọi dự án của nhà cầm quyền trung ương lẫn địa phương, nhất là tự ḿnh giúp cho dân nghèo với những số tiền thật lớn … để lấy điểm với nhà cầm quyền hơn là v́ ḷng nhân đạo.

    Nhưng, B́nh có ngờ đâu nhà cầm quyền Việt Nam đă không vinh danh ḿnh mà lại “sắc phong” ḿnh là: “B́nh Hà Lan” cho có vẻ là tay chơi, cho có vẻ là tên tôi phạm quốc tế nguy hiểm hầu có cớ để cướp hết tài sản của B́nh. Trịnh Vĩnh B́nh là người có thật tài về kinh doanh. Về chính trị th́ B́nh không hiểu cộng sản , hay ... hiểu nhưng vẫn cứ lao đầu trở về với cùng mục đích mà bọn Trung Quốc từ bao ngàn năm qua vẫn muốn thôn tính quê hương h́nh chữ S của chúng ta. Để có sự hậu thuẫn mạnh của chính giới Ḥa Lan, B́nh đă khôn khéo gia nhập vào một đảng lớn của Ḥa Lan.

    Có thật sự B́nh giàu đến độ mang về Việt Nam chín mươi kư (90) vàng và nhiểu triệu đô la Mỹ không? Hay có một thế lực nào đó yểm trợ tiền cho B́nh với mục đích đen tối của nhóm? Chúng ta nên nhớ: B́nh là người Việt gốc Hoa. Khi B́nh tỵ nạn ở Ḥa Lan B́nh chỉ giao thiệp với người Hoa mà thôi, ngoại trừ những khi buôn bán lẻ tẻ th́ với người Việt Nam …

    V́ lời khẩn nài của B́nh, Tắc-Kè nhận giúp đỡ , mà việc trước tiên là dàn xếp cho người em trai của B́nh là Trịnh Vĩnh Phát gặp ông Đại sứ Đinh Hoàng Thắng. Phát đă đưa tận tay cho Đinh Hoàng Thắng năm ngàn (5.000) đô la Mỹ. Từ đây Tắc-Kè đă sử dụng Thắng cho mục đích của ḿnh là buộc Thắng phải nhúng tay vào việc giải cứu Trịnh Vĩnh B́nh.
    Việc giải cứu B́nh đang diễn ra suông sẻ , cho đến khi Tắc-Kè thông báo cho người đại diện của B́nh là Trịnh Vĩnh Phát biết, công việc đă giải quyết xong. Trịnh Vĩnh B́nh sẽ nhận lại được năm mươi (50) phần trăm toàn bộ tài sản đă mất. Nhưng, nhóm người lo công việc này sẽ lấy hai mươi (20) phần trăm. Và như vậy th́ toàn bộ tài sản của B́nh sẽ c̣n lại ba mươi (30) phần trăm.

    Khi nghe Tắc-Kè nói như vậy , Trịnh Vĩnh Phát đă đứng lên tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lại một trăm (100) phần trăm chứ chín mươi chín phần trăm cũng không nhận.” Nói xong Phát bỏ đi thẳng và chấm dứt mọi liên lạc với Tắc-Kè.
    Tắc-Kè đă v́ giúp cho Trịnh Vĩnh B́nh mà bị khốn đốn nhưng lại không dám khai phá sản. Lúc đó Tắc-Kè đang làm Giám đốc một công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em.

    Cho đến hôm nay, tháng 9 năm 2016, Trịnh Vĩnh B́nh vẫn đang nhờ tổ hợp luật sư Covington & Burling của Mỹ đưa nội vụ ra ṭa án quốc tế thưa nhà cầm quyền Việt Nam.

    Cộng sản Việt Nam nghi B́nh trở về là do một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ với mục đích chính trị. Nhưng, cộng sản vốn là những tên ngu dốt và tham lam với nội bộ năm phe ba phái ... phe nào cũng nghĩ ḿnh có quyền nên đă hành động bộp chộp để đưa đến hệ lụy cho đến tận ngày nay.
    Theo tôi, Trịnh Vĩnh B́nh và gia đ́nh là những người “ăn cháo đái bát” v́, cho đến khi nhắm mắt, Tắc-Kè vẫn hối hận là đă không đặt điều kiện từ lúc đầu khi đồng ư nhúng tay vào giúp B́nh.

    Có thật là có một nhóm tài phiệt người Tàu yểm trợ cho B́nh về Việt Nam với mục đích chính trị không? Những tên tài phiệt đó là ai? Người “Việt kiều” nào đă cố vấn cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam diệt Trịnh Vĩnh B́nh? Tên an ninh nào đă cầm đầu nhóm theo dơi Trịnh Vĩnh B́nh và lần lượt triệt hạ hết những người của B́nh tại Việt Nam?
    Tất cả những thắc mắc trên đây đều nằm trong Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè và sẽ lần lượt được tôi gởi đến các quư độc giả.


    Còn tiếp ...

  8. #4098
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Tắc-Kè rất muốn tham gia vào một tổ chức chính trị nào đó để cùng nhau tranh đấu, nên tổ chức đầu tiên mà Tắc-kè t́m đến là của ông kỹ sư mang tiếng nhiều về một quyển sách được ông viết và xuất bản. Trong khi Tắc-Kè tỏ thái độ xem thường viên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng th́ ông kỹ sư lại tỏ ra “hồ hởi phấn khởi” và hănh diện mỗi khi nói: “ Viên Đại sứ đă đích thân đến thăm tôi và c̣n ngủ lại nhà tôi nữa.”
    Ông kỷ sư học cao và nhiều tham vọng nhưng lại có tính lăng mạn nên, theo Tắc-Kè th́ ông không phải là người để làm chính trị v́ ông đă không nh́n ra được cái dă tâm của viên đại diện của nhà cầm quyền là, chỉ muốn lợi dụng ông kỹ sư giúp cho hai người con của ông ở lại Pháp mà thôi. Tắc-Kè thất vọng và từ giă ông kỹ sư để không bao giờ c̣n gặp lại nhau.

    Từ đầu quyển nhật kư cho đến kết thúc, Tắc-Kè luôn gọi Hồ Chí Minh và nhóm người của ông là bọn cộng phỉ, là bọn lật lọng, là bọn xảo trá, là bọn dă man, là bọn dâm đăng, là bọn hèn hạ … nhất lịch sử dân tộc Việt Nam. Một trong những tên đó hiện đang làm Thiếu tướng Phó giám đốc công an thành phố Saigon cũ, tên Phan Anh Minh.

    Trước khi Tắc-Kè bị hôn mê, anh đă kịp để lại quyển nhật kư tặng tôi nên tôi mới được biết Tắc-Kè có một lần thoát khỏi địa ngục cộng sản Việt Nam đúng vào ngày 30 tháng tư. T́nh bạn giữa Tắc-Kè và tôi không dính dáng ǵ đến chuyện chính trị v́ đó là điều tôi không có khả năng. Nhưng, tiền bạc của hai người th́ “vô tư.”

    Tôi gặp Tắc-Kè ngày 15 tháng 5 năm 1978, để rồi sau đó không bao lâu chúng tôi trở thành đôi bạn thân thiết cho đến nay. Ngày tôi gặp Tắc-Kè , hôm đó là buổi trưa nắng gắt. Khi đó Tắc-Kè làm công việc mua bán quần áo cũ ở chợ trời Saigon. C̣n tôi là người đi lang thang v́ không có việc gì để làm. Thấy Tắc-Kè cầm trong tay ba cái quần và vài cái áo, tôi lựa một cái quần màu nâu đen và muốn mua nhưng lại không đủ tiền.

    Tắc-Kè nh́n cái quần tôi đang mặc với vẻ ái ngại nên Tắc-Kè hỏi: “ Anh có bao nhiêu?”- “Chỉ bằng phân nửa giá tiền anh nói.” Tắc-Kè nh́n ngay mắt tôi chằm chằm – Tắc-Kè luôn nh́n thẳng mắt người đối diện.

    Sau này Tắc-Kè tâm sự: “Con mắt là cửa sổ của linh hồn. Người ngay thẳng th́ khi nói chuyện với người đối diện sẽ không bao giờ nh́n láo liên như những thằng cộng sản, vốn là những thằng ba que xỏ lá.”

    – Tắc-Kè ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Như vậy th́ chưa đủ vốn anh à.”

    – “Tôi cũng nghĩ vậy nhưng …” Tôi lắc đầu tỏ vẻ tiếc nuối rồi bỏ đi, th́ bất ngờ Tắc-Kè nói với theo:

    - “Anh à.” Tôi quay lại nh́n Tắc-Kè.

    - “Tôi nghĩ anh là người thành thật chứ không như bọn rừng rú mới đạp đất Saigon nên tôi bán thiếu cho anh. Mặc cái quần như vầy th́ … cũng như không mặ̣c.”

    Tắc-Kè lấy cái quần đưa cho tôi, và anh nắm nhẹ tay áo tôi kéo đi theo vào quán nước gần đó , cho tôi thay quần. Cái quần của tôi đang mặc là cái quần vốn đă bị phai màu và sờn rách nhiều chỗ ... nên đă được thợ may lộn từ bề trong ra bề ngoài cho thấy mới hơn, nhưng lâu ngày bị sờn cả hai bên mông đến nỗi nh́n thấy cả quần lót.Tôi đưa hết số tiền trong túi cho Tắc-Kè với lời cảm ơn chân t́nh.

    - “Thà chịu nhịn đói chứ mặc cái quần rách như vậy th́ quả là quá mắc cở nếu như chẳng may gặp người quen, nhất là những bạn gái năm xưa mà bây giờ cũng đang đứng đâu đó nơi đầu đường xó chợ để kiếm sống như … anh vậy.”

    Tôi nh́n Tắc-Kè mà vô cùng biết ơn xen lẫn xúc động. Chúng tôi trở thành đôi bạn kể từ hôm đó. Mấy tháng sau tôi chứng kiến Tắc-Kè giúp đỡ một người phụ nữ có chồng đang bị tập trung cải tạo.
    Nh́n người phụ nữ phải đem bán từng quyển sách thuộc loại khoa học của chồng, Tắc-Kè nói với tôi: “Người Saigon đang bị trăm ngàn điều khổ đau , thiếu ăn , thiếu uống , làm cho con người phải keo kiệt, phải tính toán chi li từng đồng từng cắc … vốn không phải là bản tính của người Saigon. Người Bắc khi theo đoàn quân chiến thắng vào Saigon vốn cũng là bọn người tham lam quỷ quyệt và nhiều thủ đoạn.

    Tôi giúp chị ấy v́ chúng ta là mẫu người chính gốc Saigon c̣n giữ lại được nhân tính và t́nh thương đồng loại. Nếu tôi không nhờ ở sự cứu giúp của Thượng Đế th́ rồi cuộc sống của tôi cũng không khá hơn chị ấy đâu. Tôi cũng có cha có mẹ có anh chị em cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà êm ấm. Chỉ đến khi chế độ văn minh và tự do của miền Nam bị thay thế bởi chế độ man rợ của bọn người Hồ Chí Minh th́ gia đ́nh tôi mới bị chia ly, mà nay chỉ c̣n ḿnh tôi hiện diện trên cơi đời này thôi.
    Tôi hy vọng, tôi tin tưởng những người đă bỏ chạy rồi sẽ trở về quang phục lại quê hương. Nếu không, th́ ít ra những người đó cũng sẽ làm một việc ǵ , để cho bọn man rợ Hồ Chí Minh phải chùn tay lại mà không c̣n vấy máu đồng bào miền Nam vô tội nữa. Đến nay anh, tôi, và người miền Nam đă sống năm thứ ba trên cái đất rệu ră bởi bọn người không biết một chút ǵ về làm kinh tế nên người người bị biến dạng v́ đói ăn , thiếu uống.

    Mới chỉ có ba năm mà từ một đất nước phồn thịnh thật sự nay đă bị phá sản hoàn toàn. Các bạn tôi đă anh dũng đứng lên chống lại bọn người man rợ Hồ Chí Minh với những vũ khí ít ỏi c̣n sót lại để mong làm được một việc ǵ đó cho quê hương cho đồng bào. Tiếc thay … tất cả đều đă bị tiêu diệt v́ mạng lưới t́nh báo của bọn cộng phỉ Hồ Chí Minh giăng đầy khắp mọi nơi. Tôi thoát được chỉ nhờ ở một sự may mắn ...”


    Còn tiếp ...

  9. #4099
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Thời gian đằng đẵng mấy chục năm tôi không có dịp thăm lại ngôi nhà ḍng cũ ở xă Trạm Hành thuộc thành phố Đàlat. Nhưng tôi có nghe là nhà ḍng đă sụp đổ đến độ nhà cầm quyền không có tiền để sửa chữa nên đă bán lại cho Đài Loan làm nhà máy chế biến trà. Các Cha trong nhà ḍng không bao giờ muốn rời xa nơi đó v́ các Ngài đă bỏ rất nhiều của cải và tâm sức để mong đào tạo cho miền Nam có những Linh mục theo đường của Chúa đi truyền đạo.
    Các Ngài cũng không muốn rời bỏ các chủng sinh, nhưng các chủng sinh ngoan đạo đó bây giờ ra sao? Chiến tranh cướp nước và cướp của đă đi qua nhưng hận thù chia rẽ th́ không bao giờ dứt được , bởi tội ác của bọn cộng phỉ đối với dân tộc vĩnh viễn không bao giờ gột rửa được, ngoại trừ khi cả bọn thành tâm hối lỗi cùng đứng cúi đầu nhận tội trước đồng bào cả ba miền th́ khi đó mọi oán hờn và mọi tội ác mới may ra được bỏ qua.

    Tôi cũng không gặp lại Cha Chung. Không biết Cha ra sao, từ ngày bị mất nước ... những đêm phải ngủ ở nhà ga, ngủ trong công viên, tôi đă khóc nhiều khi nhớ đến Cha. Tôi cũng không gặp lại Cha Hoàng mặc dù sau này tôi ở một đất nước cũng gần với nơi mà Cha đang sống. Tôi không có nhiều kỷ niệm với Cha. Có một điều làm cho tôi cười hoài đó là, khi tôi đến với trung tâm của Cha Hoàng trong “Chương tŕnh trợ giúp thiếu niên sống ngoài hè phố.” Th́ nay tôi cũng đang là người sống ngoài hè phố.
    Tôi tự nguyện rằng: “Không sao cả, miễn là ḿnh giữ được trong sạch trong cuộc sống và giữ cho ngọn lửa căm thù bọn cộng phỉ măi măi bừng cháy trong tim th́, tôi sẽ có cơ hội góp phần làm cho chế độ man rợ Hồ Chí Minh phải bị đánh đổ.”
    Tôi tin chế độ này phải sụp đổ !

    30/4/1975. Tôi đang ngồi uống café với ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long ở nhà của ông th́ nghe tin đầu hàng . Tiếng của ông “Tổng thống cơ hội” Dương Văn Minh phát ra từ cái radio văng vẳng như tiếng gọi hồn ai.
    Ông Long đang nói chuyện về những ngày sắp tới tôi sẽ phải làm ǵ th́ giờ đây ông ngồi chết lặng đến không có một hành động hay một lời nói nào nữa. Gương mặt của ông gằm xuống và như đang bị đổ chàm. Một lúc thật lâu , tôi nh́n thấy từ hai con mắt của ông đỏ hoe và có nước. Tôi không dám nh́n ngay ông mà nh́n xuống ly café và tự hỏi: Tại sao lại là hôm nay mà không để đến cuối tháng 5 rồi hăy đầu hàng.

    V́, chỉ mười ngày nữa thôi là chúng tôi sẽ rời khỏi nơi này rồi mà. Chúng tôi chưa bỏ đi v́ c̣n chờ Cha Hoàng từ Thái Lan sẽ trở về trong nay mai. Cha Hoàng rời Việt Nam khi Xuân Lộc bị bọn cộng phỉ tấn công được bốn ngày, Cha đi ngày 13/04/1975. Theo như vậy th́ từ hôm nay chúng tôi sẽ xa Cha Hoàng mà chưa biết bao giờ mới được gặp lại. Tôi hỏi ông Giám đốc Long như vẫn không tin vào đôi tai của ḿnh: “Như vậy tiếng súng đă ngưng thật rồi sao ông Giám đốc? Ngưng thật rồi à? Như vậy là kể từ hôm nay sẽ không c̣n người bị chết v́ súng đạn nữa … thật sao … ông Giám đốc?”

    Ông Giám đốc Long vừa ngẩng đầu lên nh́n tôi , th́ ngay lúc đó có tiếng súng bắn một tràng thật dài phía trước nhà ông. Ông Long nh́n tôi với vẻ mặt hốt hoảng. Tôi đứng lên , đến bên cửa sổ vén hé cái màn mỏng nh́n ra phía trước. Trước nhà của ông Giám đốc Long là công viên nhỏ. Trước mặt công viên, tức bên phải nhà của ông Giám đốc Long là con đường Công Lư.
    Một chiếc xe jeep có bốn anh thanh niên ngồi trên với súng M16 cầm trên tay và mỗi người có miếng vải đỏ đeo nơi cánh tay. Trên sàn xe jeep có một xác người bị bắn chết để nằm ngửa , cái đầu cùng hai cánh tay buông thơng đến gần sát đất. Tôi không thấy máu v́ quá xa. Tôi cũng không biết nạn nhân già hay trẻ. Chiếc xe chạy ṿng ṿng công viên ba ṿng , vừa chạy vừa bắn chỉ thiên, sau đó chiêc xe jeep chạy ra đường Công Lư.

    “Đóng hết cửa lại đi Tắc.” Tôi đóng hết các cánh cửa lại , rồi đến ngồi đối diện với ông Giám đốc Long. Ông Giám đốc Long đứng lên đi đến bên tủ rượu , rót ra hai ly rượu mạnh. Ông đi đến bên và đưa cho tôi một ly. “Uống đi Tắc. Có thể đây là ly rượu cuối cùng của anh em ḿnh c̣n được ngồi bên nhau. Mai này nếu tôi có bị bắt đi làm đường xe lửa Xuyên Việt th́ tôi cũng phải cam chịu.
    Tôi … sướng quá nhiều rồi nên nếu có bị khổ th́ cũng phải ráng chịu.” Nói rồi ông khóc hu hu hu. Nước mắt cứ thế chảy dài xuống hai bên má ông. Lúc này tôi cũng không biết rồi số phận ḿnh sẽ ra sao khi mà ông Giám đốc Long đă “tiên đoán” là ông sẽ bị đi làm đường xe lửa. Tôi cũng chưa h́nh dung ra được nhà tù sẽ như thế nào, và bọn cộng phỉ có bắt tôi đi tù không?

    Tôi đă làm ǵ có tội đâu mà bắt tôi đi tù? Tôi cảm thấy sợ hăi nên người tôi cứ run lên nhè nhẹ như đang bị sốt rét. Tôi sợ đám thanh niên kia quay lại rồi xông vào nhà bắt ông Giám đốc Long và thấy tôi nên chúng cũng bắt luôn và … bắn cả hai.
    Đây là thời điểm vô chính phủ th́ tha hồ mà thanh toán hận thù lẫn nhau. Tôi không có kẻ thù và tôi cũng không thù oán ai cả, nhưng, tôi sợ người ta nghĩ tôi theo mấy Cha, nhất là mấy Cha người ngoại quốc, tức tôi là kẻ thù của họ. Cuộc sống của tôi phải nói là vô cùng khiêm tốn. Tôi luôn sống thật với ḷng và không bao giờ phán xét ác ư với người nào chỉ v́ tôi tin Chúa và sợ bị tội với Chúa.

    Tôi cầm ly rượu lên nhấp thử một chút. Tôi thấy thứ nước có màu vàng vàng này , sao nó cay sè và đắng nghét chứ chẳng có ǵ ngon để mà uống cả. Tôi đă hai mươi ba tuổi rồi , nhưng tứ đổ tường th́ tôi hoàn toàn chưa trải qua, chưa nếm qua bao giờ. Tôi chỉ uống café và trà thôi. Đây là lần đầu tiên tôi nếm những giọt rượu.

    - “Chú cầm tiền về lo cho các em và nhớ là phải b́nh tĩnh. Nói các em cứ ở trong nhà. Nay mai tôi sẽ liên lạc với chú khi tôi gặp được những người của nhà cầm quyền mới này.”

    Nói rồi ông Long lấy từ trong cặp táp ra một cọc tiền giấy năm trăm được cuộn tṛn bằng sợi dây thun. Tôi nhận cọc tiền , để vào trong cặp mà kể từ bây giờ tôi luôn ôm trước ngực. Khi tôi đứng lên từ giă ông th́ ông ôm tôi và lại khóc làm cho tôi xúc động quá.

    - “Đi đường cẩn thận Tắc nhé.”
    – “Dạ. Ông Giám đốc yên tâm. Em sẽ cẩn thận.”

    Ra khỏi nhà, tôi đi theo đường Công Lư rồi quẹo phải lên Yên Đỗ. Tại đây tôi thấy mấy anh lính Nhảy Dù mà có một anh vác súng đại liên trên vai. Một người đàn bà có lẽ là thân nhân của anh lính Nhảy Dù vác cây đại liên nói: “Đem súng lại Quân Vụ Thị Trấn bỏ ở đó nhanh lên.” Mấy anh lính liền bước đi và đi trước tôi khoảng chục bước th́ lúc đó có một chiếc xe jeep chạy lên và người ngồi trên đó la lớn: “Bỏ hết súng xuống bên đường và cởi đồ ra rồi về nhà … nhanh lên.” Mấy anh lính Dù làm theo lời mấy anh mặc thường phục ,chỉ v́ mấy người này có đeo tấm vải đỏ trên cánh tay.

    Tôi đi tiếp đến đường Lê Văn Duyệt. Tại công trường Dân Chủ tôi thấy súng đạn và quần áo lính liệng đầy. Nghĩ đến những người lính, những người tuổi trẻ đă hy sinh cho quê hương miền Nam, đă chết cho nhiều người được sống yên ổn; nhưng bây giờ th́ …
    Tôi nh́n thấy phía trước mặt xuất hiện một đoàn người đang đi bộ hàng dài mà nước da của người nào người nấy tái mét cứ như là đang bị bệnh sốt rét vậy. Họ vừa đi vừa cười vừa nói chuyện râm ran vẻ khoái chí lắm. Th́ ra họ là những người tù Chí Ḥa vừa được “giải phóng” nên họ vui. Tôi nh́n thấy một chiếc taxi từ bên cảnh sát quận ba chạy đến tôi liền đưa tay lên ngoắc lại.

    - “Bác cho cháu về bên Bến B́nh Đông.”
    – “Tôi cứ chạy được đến đâu th́ hay đến nấy chứ … không biết đường bị cấm đoạn nào cả.”
    – “Dạ.”

    Xe chạy đến chợ cá Trần Quốc Toản, tôi nh́n thấy đoàn xe GMC của Sư đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Ḥa , đậu dọc theo con đường chạy đến trường đua. Những người lính của Sư đoàn, có người đang ôm con, có người đang đứng với vợ , và có nhiều người lính đứng chung với nhau ... họ khóc họ nói với nhau nhưng tôi không dám nh́n v́ hai con mắt của tôi đă bắt đầu có nước mắt.
    Ông Long khóc chỉ làm cho tôi xúc động. Nhưng, những người lính của Sư đoàn 18 Bộ Binh mà phần đông đă cởi bỏ quần áo chỉ mặc mỗi cái quần đùi. Chính cái cảnh đau thương này đă làm cho tôi phải khóc.

    Những ngày qua ông Giám đốc Long hết lời khen lính Sư đoàn 18 Bộ Binh đă đánh cho bọn cộng phỉ một trận mà ông nói là “nên thân.” Những người lính đó chắc không ngờ cái kết của họ lại bi thảm đến tận cùng như thế này, vào sáng ngày oan nghiệt hôm nay.
    Xe taxi chạy được đến chợ B́nh Tây th́ bác tài taxi quay qua nh́n tôi và nói những lời mà sau này tôi nghĩ lại thấy thương hại cho ông, cho những người không hiểu một tí ǵ về cộng sản nên nghe bọn chúng nói cứ tưởng chế độ của bọn chúng thật sự là thiên đường.
    Đa số đồng bào miền Nam v́ quá đau khổ bởi chiến tranh quá dài mấy mươi năm chỉ đem lại chết chóc và ly tán nên đă bị cộng sản tuyên truyền và lợi dụng. Bọn lănh đạo các tôn giáo và bọn trí thức bọn sinh viên nghe theo bọn cộng phỉ để phá hoại miền Nam đều là những kẻ đáng bị nguyền rủa muôn đời.

    Trong bọn họ chắc chắn có nhiều tên khao khát được nh́n thấy vị lănh tụ mà họ hằng suy tôn. Bọn người mang tiếng trí thức nhưng đối lập với chính phủ để phá hoại và để được nổi tiếng v́ hằng ngày bọn họ chỉ làm mỗi một việc duy nhất là kêu gọi đồng bào, nhất là giới trẻ xuống đường . Nhưng, hôm nay cuộc chiến đă kết thúc rồi th́ bọn họ sẽ bị thất nghiệp và bị cho về vườn ngay lập tức.
    Bác tài xế taxi nói: “Tới từng tuổi này tôi mới được nh́n thấy đất nước thật sự hết chiến tranh. Thật là một sự may mắn vô cùng đối với tôi. Ḥa b́nh rồi th́ sẽ không c̣n cảnh chết chóc nữa. Mỗi người sẽ có công ăn việc làm và sẽ không c̣n người nào đói nữa.”

    Tôi nhớ lại ngày hôm kia, ngày 28 tháng tư, ông Giám đốc Long đưa tôi đi ăn ở nhà hàng Thanh Thế. Đang ăn th́ trước nhà hàng xảy ra chuyện lộn xộn và có nhiều viên cảnh sát đang chận đường một người mặc áo chùng đen. Đích thị đó là ông Linh mục rồi. Nhưng, tại sao ông lại bị cảnh sát chận không cho đi. Ông Giám đốc Long bỏ tôi ngồi đó rồi ông đi ra ngoài xem chuyện ǵ.
    Một lúc lâu sau ông trở vào và nói cho tôi biết: “Cảnh sát chận đường một ông Linh mục. Tưởng ai hóa ra là Phan Khắc Từ. Ông Linh mục Từ đang kết tội ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham nhũng.”

    Thấy tôi nh́n ông với hai con mắt như của con nai nên ông nói thêm cho tôi rơ: “Mấy ông Cha này quá nông nỗi nên bị Việt Cộng giật dây hết. Việt Cộng mà chiếm được miền Nam rồi th́ mấy Cha sẽ sáng mắt ra hết. Lúc đó có hối cũng không c̣n kịp. Việt Cộng ghét nhất là đạo Thiên Chúa th́ chẳng lẽ tụi nó thương quư mấy Cha lắm sao. Tội nghiệp mấy ông cảnh sát. Mấy ổng không có một hành động nào dám tỏ ra xúc phạm mà chỉ đứng vây quanh ông Linh mục để không cho ông nhập vào với số người của Phật giáo đang biểu t́nh trước chợ Bến Thành.”

    Tôi không phải là trí thức nhưng tôi hiểu bọn cộng phỉ c̣n hơn các ngài nhiều. Giết người lén lút là hành động của kẻ tiểu nhân. Bọn cộng phỉ đă làm việc đó với ba tôi th́ làm sao tôi có thể quên cho được. Chỉ khi nào tôi nhắm mắt th́ may ra … Tôi xem bọn cộng phỉ là kẻ thù muôn kiếp của tôi, của dân tộc tôi, cho đến khi nào bọn chúng bị đánh đổ mới thôi.


    Còn tiếp ...

  10. #4100
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Saigon hôm qua có mưa nhưng hôm nay lại có nắng. Saigon mưa đến nhanh mà đi cũng nhanh. Saigon là chốn phồn hoa đô hội với hằng hà sa số những nhà cao tầng và biệt thự; nên ai cũng muốn đến ... Bọn cộng phỉ cũng vậy.

    Chỉ khác một điều là, bọn cộng phỉ đến bằng bạo lực và tàn phá Saigon để toàn nước Việt Nam trở thành quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Bọn cộng phỉ đă biến những nhà lầu và những căn biệt thự của Saigon thành những chuồng nuôi heo nuôi gà, vịt. Có một rạp hát lớn ở khu Ông Tạ (h́nh như rạp Đại Lợi) vốn là nơi giải trí của người Saigon cũng đă được bọn cộng phỉ biến thành nhà tù gây ra bao kinh hoàng và đau thương cho đồng bào Saigon.

    04/05/1975.

    Ông Giám đốc Long và tôi có mặt tại Uỷ ban nhân dân quận bảy đúng chín giờ sáng theo giấy mời. Buổi sáng hôm nay có nắng ấm nhưng sao tôi thấy lạnh và trong ḷng ảm đạm quá. Cũng là người Việt Nam đi gặp người Việt Nam nhưng sao trong ḷng tôi cứ lo sợ hoài một sự trả thù. H́nh ảnh ba tôi bị bắn vào đầu cứ theo ám ảnh tôi mấy ngày nay.
    Đêm qua tôi không thể nào nhắm mắt , cho đến gần năm giờ sáng mới thiếp đi được một chút , th́ cái đồng hồ báo thức gọi dậy. Tôi lo sợ bọn Cộng phỉ sẽ bắt tôi và đầy đọa tôi th́ làm sao tôi sống nổi. Những truyện tôi đọc về những trại tù khổ sai khi cộng phỉ vào Hà Nội … tôi tin là cộng phỉ đối xử với tù nhân rất tàn bạo với cái đầu lạnh ngắt; mẹ tôi hết lời van xin bọn Cộng phỉ tha mạng cho ba tôi nhưng bọn chúng vẫn lạnh lùng nă đạn.

    Ông Giám đốc Long và tôi đi đến trước cổng Uỷ ban th́ thấy một chiếc xe tăng đậu trước cổng, ṇng súng quay ra hướng bờ sông như sợ lính Việt Nam Cộng Ḥa sẽ đổ bộ từ bờ sông lên để chiếm lại Toà hành chánh quận. Có lẽ ông Giám đốc Long v́ quá lo lắng nên ông hút thuốc liên tục. Tôi không biết hút thuốc nên chỉ nh́n ông rồi nh́n xuống chân chứ cũng không biết nói ǵ.
    Như vậy là sáng hôm nay tôi sẽ ngồi đối diện và thấy tận mắt những người của cái gọi là Việt Cộng, mà trước kia tôi nghĩ họ có nhiều răng nanh v́ quá ác độc giết đồng bào không biết gớm tay. Nhất là h́nh ảnh của Huế trong Tết Mậu Thân.

    Khi hai chúng tôi đă an tọa sau một cái bàn , dài khoảng năm thước , bề ngang hai thước, theo sự chỉ dẫn của một anh lính Việt Cộng c̣n khá trẻ, th́ có bốn người từ pḥng bên cạnh đi ra trên tay một người , cầm chồng hồ sơ. Người này được giới thiệu là Bí thư huyện ủy. Câu đầu tiên mà tên Bí thư huyện hỏi ông Giám đốc Long có muốn tŕnh bày những yêu cầu ǵ th́ cứ nói ra. Ông Giám đốc Long nói (đại khái) :

    - “Tôi là Giám đốc của sáu trụ sở nuôi dạy trẻ mồ côi sống lang thang ngoài hè phố. Tôi xin cách mạng cho phép tôi được tiếp tục công việc và tôi sẽ tuân theo những điều mà cách mạng cho phép.”

    - “Tiền ở đâu để ông tiếp tục?”

    – “Tôi sẽ liên lạc với các cơ quan từ thiện hiện đang ở Thái Lan … giúp đỡ.”

    Sau câu nói của ông Giám đốc Long th́ tên Bí thư huyện liền tuôn ra một tràng những câu mắng chửi thậm tệ. Nào là nhận tiền của đế quốc Mỹ, rồi đưa các em đi Mỹ trong các chuyến bay trước khi mất Saigon để hy vọng sẽ có ngày các em cùng Mỹ trở lại đánh phá cách mạng.

    Có một câu của tên Bí thư huyện đă làm cho tôi nhớ đến Linh Mục Lương Tấn Hoàng. Hắn nói:

    - “Tôi nói thật với anh, cho dù hai mươi năm nữa cha của thằng Mỹ cũng không dám vác mặt đến đây đâu. Chúng tôi biết anh là CIA v́ thằng Hoàng (LM Hoàng) chính là CIA mà chúng tôi có đầy đủ bằng chứng. Chúng tôi hỏi là để xem anh có hối cải v́ đă lầm lỡ tin vào thằng Mỹ không. Nhưng anh vẫn ngoan cố và c̣n muốn giữ những cơ sở đó để làm nơi liên hệ với thằng Mỹ. Đây, tôi cho anh xem những bằng chứng về thằng Hoàng đây.”

    Tên Bí thư lấy từ trong cái “xắc cốt” ra mấy tấm h́nh rồi đưa cho ông Giám đốc Long và tôi xem. H́nh chụp Cha Hoàng đang đứng nói chuyện với ông Đại sứ Mỹ Martin nhưng không đề ngày, cùng nhiều tấm h́nh nữa đă làm cho ông Giám đốc Long hốt hoảng đến mặt mày xanh lét như tàu lá chuối. Tôi ngồi cạnh ông nên tôi cảm nhận được là ông bị mất b́nh tĩnh đến độ người của ông đang run.
    Ông run nên tôi cũng sợ quá và rồi tự nhiên tôi cũng run theo, mặc dù trời đang nóng v́ đă hơn mười giờ sáng rồi. Tên Bí thư đưa một tờ giấy ra trước mặt ông Giám đốc Long và nói:

    - “Anh kư vào tờ giấy này xác nhận có mặt buổi họp vào sáng nay.”

    Ông Giám đốc Long đón tờ giấy , đọc qua thật lâu, thật kỹ, rồi mới kư vào. Tên Bí thư nhận tờ giấy và nói:

    - “Mấy đồng chí cán bộ đây sẽ đưa anh đi làm bản tự khai và sơ yếu lư lịch.”

    Ba người cùng đến với tên Bí thư th́ hai người đứng lên và dẫn ông Giám đốc Long đi. Từ đó tôi không bao giờ c̣n gặp lại ông nữa. Tôi không ngờ là từ ngày hôm đó ông bị nhốt luôn cho đến năm 1993 ông mới được một ông Tướng Mỹ qua Việt Nam xin trả tự do cho ông rồi sau đó ông qua Mỹ.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •