Page 443 of 471 FirstFirst ... 343393433439440441442443444445446447453 ... LastLast
Results 4,421 to 4,430 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4421
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Chúng tôi đến một chỗ người đùn lại, chật ních như nêm. Anh giao liên nói:

    – Sắp đến đoạn đường gay go. Lấy đường thủy làm đường bộ. Các đồng chí chuẩn bị gói ghém đồ đạc. Phụ nữ thi phải cẩn thận, vắt nhiều dữ lắm. Đường đi 6 tiếng đồng hồ liền.

    Thế là đi.

    Tôi mới hiểu thế nào là đường thủy làm đường bộ. Nghĩa là tất cả người ngợm trai gái già trẻ Bắc Nam Trung, dân quân chánh, súng đạn đều trầm ḿnh dưới nước mà lội, mà bơi, mà trườn, mà lặn. Con đường Trường Sơn vốn là con đường kỳ cục và chặng đường này chính là cái đỉnh của sự kỳ cục. Hai bên suối vách đá dựng đứng như tường xây, không có một chỗ nào có thể leo trèo đi trên đó được.

    Cho nên người ta phải đi dưới ḷng suối. Mấy hôm trước trời nắng, nước cạn, đi dưới ḷng suối không việc ǵ. Nhưng chỉ sau cơn mưa vừa qua, suối to nhanh đến thế.

    Hai ven suối người nằm như rạ. Không biết họ nằm từ bao giờ mà thấy có nhiều chiếc tăng đă rách và dây tăng thay bằng những sợi dây rừng. Có người nằm trong một hốc đá, có người mắc vơng vào những cái rễ cây, có người mắc vơng ngang qua một cái hố, nếu đứt vơng th́ găy xương sống ngay. Ở một gốc cây có đến ba cái vơng treo chụm vào nhau.

    Không biết họ đến đây hồi nào và thuộc đơn vị nào. Có người nằm xếp ve như tàu lá, có người không c̣n cử động, chỉ chờ mối càng tới tha đi nữa thôi. Cố nhiên là họ không lănh gạo được và khách đi ngang qua đây chỉ nh́n họ , chắt lưỡi thương hại rồi cũng đi qua. Tôi thấy có người đă để lại cho một anh nằm trên phiến đá một hộp sữa đă khui rồi, như tế sống anh ta v́ anh không c̣n làm ǵ được với hộp sữa đó ngoài việc lấy mắt nh́n nó cho đến lúc không c̣n nh́n được nữa th́ thôi.

    Họ không thể nào đi nổi chặng đường này v́ họ không thể ngâm ḿnh dưới nước. Mà từ nay sắp tới th́ con suối luôn luôn ph́nh lên tràn trề v́ những cơn mưa không dứt.
    Thu như con mắm sống dầm dưới nước, càng ngày càng tái ra. Tôi bảo Thu:

    – Cố gắng lên em! Ḿnh càng đi chậm th́ suối càng to, càng gặp nguy hiểm

    Thu không nói không rằng cứ lê từng bước theo tôi. Nước ngập lên thường xuyên đến ngực, có khi đến cổ, có khi đến mũi, phải ngữa mặt lên mà đi.

    Đang lội, tôi bỗng thấy một vật ǵ lù lù từ trên trôi xuống thật nhanh. Nó lao thẳng vào tôi và Thu. Tôi nhận ra một cây súc to. Nó bị trốc gốc và nước cuốn phăng phăng theo ḍng. Tôi quát:

    – Tránh, Thu, tránh! Cây đổ!

    Thu nhận ra ngay cái tai hoạ đang giáng xuống chúng tôi. Thu vươn người tới giơ thẳng hai tay ra cầu cứu với tôi. Tôi nắm chặt hai bàn tay và kéo nàng sát vào tôi rồi tôi lôi tuột nàng vào bờ, cả hai cùng đứng sát vào nhau trên một ḥn đá và tựa lưng vào vách đá nh́n ra.

    Cái cây súc như một con trâu điên , thẳng trớn đâm đầu vào một gộp đá ở giữa ḍng suối, bứng tung cái gộp đá này đi, gây nên một tiếng động khủng khiếp. Do cái chướng ngại đó, cái thân cây bỗng quay ngang, gốc cây đụng vào một bên, ngọn cây gác lên một bên bờ suối.

    Thu đưa hai tay lên bịt mắt, c̣n tôi th́ ôm chặt lấy nàng và ép sát nàng vào vách đá. Cả hai cùng chờ đợi một tai biến ǵ do cái thân cây quay ngang ấy gây ra.
    Nhưng cái thân cây run run một chốc rồi nằm im như một chiếc cầu bắc ngang qua suối. Tôi bảo Thu:

    – Em xem ḱa!

    Thu vẫn bưng mặt và không ngớt kêu “eo ôi!” măi. Tôi hôn trên má nàng như hôn sự giá lạnh tê buốt. Có lẽ nàng cũng không cảm thấy cái hôn đó của tôi.

    Bất thần tôi luồn tay ra sau lưng Thu và kéo riết nàng gh́ chặt nàng vào thân tôi và môi tôi nhen lửa khắp trên mặt nàng lạnh lẽo như băi tha ma.



    Còn tiếp ...

  2. #4422
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Có lẽ không chịu nổi những cử chỉ bạo của tôi nàng xoay ḿnh qua , và cứ đứng nguyên như thể để cho tôi sưởi lấy nàng bằng ngọn lửa trong người tôi mà chính nàng đă nhóm lên cho tôi nhưng nàng không hề hay biết.

    Mấy cậu lính lội ngang, nh́n chúng tôi:

    – Cha cha! Của bạc ngh́n mà đem ngâm dưới nước hé!

    – Ối giào ồi! như thế kia th́ có lên giời xuống đất em cũng xin đi!

    Tôi và Thu lại tiếp tục cuộc đi khổ sai. Nước từ trên ngọn chảy xuống càng lúc càng mạnh, đập thẳng vào ngực tôi. Cứ sẩy chân một bước là bị nước cuốn đi ngay.
    Một toán người khiêng một vật ǵ nặng quá! Có lẽ bốn anh chàng khiêng cái ṇng pháo mà chúng tôi gặp chiều qua lúc vượt sông.

    Họ đi thật vất vả, thật tội nghiệp. Ṇng súng bị ch́m khuất dưới nước chỉ c̣n thấy mấy sợi dây căng thẳng với chiếc đ̣n oằn. Họ nương nhau mà đi từng bước một. Có khi người này bước tới mà chưa t́m chỗ bám chân được th́ người kia vẫn phải dừng lại chờ. Có khi cả mấy phút đồng hồ, bốn người vẫn đứng nguyên một chỗ.
    Bỗng một người kêu lên:

    – Chết, bỏ mẹ, kẹt chân ái ..á…ái!

    – Xỏ chân vô kẹt đá hả? Rút ra mau…!

    Nhưng ḍng nước đă đạp anh ta ngă xuống và tất cả những người kia cũng ngă theo . Ùm..ùm!… Nhưng chỉ ba người đứng dậy được c̣n một anh th́ bị nước cuốn trôi đi. Một người lao theo níu lại và lôi anh ta vào bờ. Anh ta kêu trời như bọng:

    – Găy mẹ ống chân rồi!

    – Chết cha, găy chân à?

    – Tớ không đứng dậy được nữa.

    – Xeo chân vô kẹt đá mà, khổ quá!

    Một người bảo:

    – Chuyền tới báo cáo ban chỉ huy. Toán khiêng pháo bị nạn, cho người thay!

    Lôi anh bạn găy chân vào bờ xong, cả ba lao trở ra ṃ cái ṇng pháo. Họ lặn dưới nước để kéo cái khối thép đó vô bờ. Cứ mỗi hơi lặn chỉ lôi nó vô được một quăng rồi lại ngóc lên thở ph́ ph́ như trâu bị cắt cổ, rồi lại lặn xuống. Cứ mỗi lần ngóc lên, họ vừa vuốt mặt vừa chửi đổng om trời.

    – Ông ..đếch lặn nữa. Hộc máu ra đằng đít rôi.

    – Bác Hồ ơi ... là Bác Hồ ơi!

    – Đếch có thằng nào tiếp.

    Lôi xong cái ṇng pháo vô đển mé bờ, họ không c̣n sức để kéo nó lên bờ nữa. Cả ba ngồi thở dốc. C̣n anh bạn găy chân ngồi ôm cái chân găy mà rên:

    - ”Ối giời cao đất dày ơi! ối cha mẹ ơi! Chắc con chết quá cha mẹ ơi!” Vang dội cả ḷng suối. Một chốc thấy có một tốp người từ trên kia thả theo nước trôi xuống. Một người có vẻ chỉ huy. Anh ta quát:

    – Cái ǵ la om vậy hả? Thằng nào lại bắn vào chân phải không?

    – Báo cáo đồng chí khẩu đội trưởng: ḷng suối trơn quá. Toàn đá đầu ông sư và rong rêu cho nên chân bị xeo vào kẹt đá.

    Anh khẩu đội trưởng nh́n người lính bị găy chân đang ngồi lê dưới đất. Anh ta hỏi:

    – Găy có nặng không? Cố gắng đi được không?

    – Báo cáo khẩu đội trưởng, chắc em chết. Xin khẩu đội trưởng cho em một viên đạn cho mát thân.

    Anh khẩu đội trưởng quay mặt ra ḷng suối quát:

    – Tất cả dừng lại, trở lại đây nghe lệnh tôi!

    Những người có kỷ luật quay trở lại. Tất cả độ năm sáu người. Người nào người ấy xanh như mắm trở và gầy như cái que. Anh khẩu đội trưởng quát:

    – Chặt đ̣n khiêng đồng chí này, c̣n bao nhiêu thay phiên khiêng ṇng pháo. Mau lên! không căi! không được bàn tán. Lệnh!

    Tôi thấy tất cả đứng im như đá.

    – Nhanh lên! Anh khẩu đội trưởng chống nạnh lên và quát.

    Chập sau, người ta đă đốn được một cây đ̣n và soạn ba-lô của người bị thương lấy cái vơng ra buộc vào đ̣n rồi bế anh ta đặt lên vơng, hai người một đầu, người ta khiêng anh thương binh đi.

    C̣n lại cái nợ kia. Những người được phân công khiêng ṇng pháo vẫn cứ đứng như trời trồng. Anh khẩu đội trưởng quát:

    – Lôi ṇng pháo lên. Tiếp tục hành quân!

    Mọi người vẫn đứng như chết. Anh khẩu đội trưởng phải chỉ định từng người một. Người nào cũng “vâng” mà mặt nhăn như bị. Đến người thứ tư, anh khẩu đội trưởng hỏi:

    – Đồng chí là Tửng, bí danh Quyết Thắng phải không?

    – Vâng ạ!

    – Thế th́ đây là dịp may để biểu hiện cái tên của đồng chí.

    – Dạ, em không khiêng ạ!

    – Ơ… ơ… cái ǵ? Anh khẩu đội trưởng giật nẩy người lên như bị ai thoi vào mạng mỡ.

    – Dạ, em không khiêng được ạ!

    – À thế hả? Tại sao?

    – Em ốm ạ!

    – Ốm cũng phải khiêng!

    – Em không khiêng nổi ạ!

    Anh khẩu đội trưởng tṛn xoe đôi mắt và anh gằn từng tiếng một:

    – Tôi-lệnh-cho-đồng-chí!

    – Tôi-lệnh-lại-cho-khẩu-đội-trưởng!

    Pạch! Pạch!.. Tát đá túi bụi. Anh khẩu đội trưởng lại tát thêm một cái và nói rất dơng dạc:

    – Tôi nhân danh bí thư chi đoàn khai trừ đồng chí Quyết Thắng ra khỏi chi đoàn.

    Rồi anh ta hỏi:

    – Đồng chí Quyết Thắng có nghe rơ không?

    – Dạ, rơ ạ!

    – Được rồi!

    Anh khẩu đội trưởng móc súng ngắn giờ lên mổ mổ vào trán của Quyết Thắng :

    – Bây giờ tôi nhân danh khẩu đội trưởng kiêm bí thư chi bộ ra lệnh cho đồng chí khiêng nóng pháo tiếp tục hành quân.

    – Tôi ra lệnh lại cho đồng chí…

    – Nghiêm! Câm mồm!

    – Dạ, vâng ạ!

    – Đồng chí bị khai trừ có chống chế ǵ không?

    – Dạ, em nghĩ khẩu đội trưởng làm như thế là khẩu đội trưởng thương em rất nhiều. Từ lâu em chỉ mong được có thế.

    Anh khẩu đội trưởng nhảy cỡn lên như đạp phải lửa:

    – Đồ láo! láo!

    Anh ta nắm tóc Quyết Thắng giật mạnh làm cho Quyết Thắng lảo đảo rồi anh ta chĩa súng vào mang tai Quyết Thắng mà rít lên:

    – Mày có chịu đi không, mày thằng chó!

    – Em không đi nổi ạ!

    – Tao bắn mày để làm gương.

    – Vâng, em chỉ mong được có thế cho mát thân em.

    Đoàng!

    Tôi cố định thần để nh́n cho rơ, c̣n Thu kêu lên một tiếng thất thanh rồi gục mặt vào vai tôi. Nang vừa run vừa nói:

    – Eo ôi! em hăi quá!

    Làn khói bao trùm lấy cái đầu của nạn nhân và ṇng súng ngắn, tan dần. Tôi thấy Quyết Thắng và anh khẩu đội trưởng vẫn c̣n đứng nguyên tại đấy.
    Để chữa thẹn anh khẩu đội trưởng bảo:

    – Tao tha cho mày lần thứ nhất

    Rồi anh ta hăng hái (!) bảo những người kia :

    – Nào ta đi!

    Anh ta kê vai vào đ̣n, nhưng lần này tới phiên những người kia noi gương Quyết Thắng.

    – Chúng em không đi nổi ạ!

    – Ơ ḱa! Tôi đùa với các anh đấy phỏng?

    – Dạ chúng em đói quá, không có muối, thịt cứ bợ ra, pháo nặng quá mà lại dầm ḿnh trong nước…

    – Ơ kia… giở cái giọng ǵ thế hả?

    – Dạ chúng em không dám ạ.

    – Tôi bắn chết các anh, tôi không ở tù.

    – Vâng, thủ trưởng không ở tù.

    – Đồ láo! Chát! chát! chát! Đ.m. chúng mày chống lệnh .... ông th́ giết, ông th́ giết!

    – Giết cái đầu b…

    Ba anh đội viên áp vào đánh viên chỉ huy của họ. Anh khẩu đội trưởng bị ngă xuống ḍng suối nhưng tay c̣n giơ khẩu súng lục lên như đầu một con rắn độc. Chát! chát!

    Ùm! ùm! Những người đứng trên bờ vác đá ném theo. Một anh quơ cây đ̣n khiêng pháo đập lia lịa. Nước tung trắng xoá chẳng c̣n trông thấy ǵ nữa.


    Còn tiếp ...

  3. #4423
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Thu bảo tôi:

    – Đi anh!

    Rồi Thu lôi tôi lội xuống suối trườn tới mà đi một cách hết sức hăng hái. Vừa lội Thu vừa ngoái cổ lại xem và kêu lên từng chập. Thu nói:

    – Không có ông Chín ở đây cho ổng huấn từ!

    Chúng tôi lội một chốc th́ gặp bác sĩ Năm Cà Dom. Anh ta chỉ có cái quần đùi dính da. Ba-lô của anh treo lủng lẳng trên cành cây. Anh đứng chống nạnh nh́n ḍng suối chảy xiết. Thấy tôi và Thu bè bè đi đến, Năm reo lên:

    – A hay quá! lên đây nghỉ các bồ. Ngâm nước măi dọp bẻ chết tươi đấy!

    Tôi và Thu lại leo lên đứng trên một tảng đá. Tôi thấy hơi bối rối v́ tôi đang đứng trước một tượng thần nữ bằng xác thịt quá ư gần gũi với tôi. Đằng sau những manh vải ướt đẫm dán sát vào thân nàng hiện lên những đường cong hài hoà mà con đường tai ác này đă ra sức tàn phá, nhưng nó vẫn giữa được vẻ đẹp nguyên thủy của một h́nh khối , đứng bên cạnh nó tất cả đều trở nên thô kệch vụng về.

    – Cô đang sốt đấy.

    Rồi Năm nh́n từ đầu đến chân Thu. Bỗng Năm trông thấy máu chảy dọc theo bắp chân của Thu. Năm kêu lên:

    – Lại làm sao nữa ḱa?

    Thu xấu hổ nh́n xuống.

    – Cô ấy đang có kinh! Tôi đáp thay cho Thu.

    – Cha cha cha! Dă man thật. Thôi ngồi lại đây nghỉ. Lội thế này nhiễm trùng, hỏng cả cuộc đời đấy. Lấy vơng ra cho cô ta nằm, căng tăng lên. Chết, chết! Sao ẩu thế. Phải tôi biết tôi đâu có cho đi. Ai đời phụ nữ có kinh lại bè dưới suối mà đi như vậy chớ. Thiệt là ngược ngạo y như trong vè nói ngược … Ngựa đua dưới nước , tàu chạy trên bờ…

    Năm Cà Dom nói không hở miệng. Tôi mắc vơng đỡ Thu lên nằm. Mặt nàng tái nhợt. Nàng thiếp đi. Năm Cà Dom bảo:

    – Cậu lấy ga-men nấu nước để tôi tiêm cho cô ta một mũi thuốc khoẻ!

    Trời lại vần vũ sắp mưa. Mây đen cuồn cuộn trên đầu. Con suối chảy càng lúc càng xiết. Mưa trên đường này là một đại hoạ. Suối đang dâng lại gặp mưa th́ càng nguy hiểm.
    Tôi bám rễ cây chuyền trên những gộp đá đi t́m củi. Nhưng tôi không t́m ra một nhánh củi, mà tôi lại t́m thấy những mảnh đời bị vùi lấp trong sương gió Trường Sơn.

    Trên một mảng đá, ba khẩu AK dụm lại theo kiểu giá súng của tổ tam tam chế ở thao truờng. Và bên cạnh đó là ba cái vơng mắc cạnh nhau. Trên mỗi chiếc vơng đều có người nằm. Tôi nhặt lấy đá ném nhưng không thấy ai cử động. Thế là thêm ba oan hồn trên đường này. Tôi lật đật quay trở lại và thuật chuyện đó với Năm.
    Năm ngồi lặng giây lâu rồi mới nói:

    – Những chuyện như vậy thiếu ǵ. Thôi đừng có nói, nghe mất mẹ nó hết tinh thần. Ḿnh cứ ngậm tăm mà đi cho tới nơi.

    Trời mưa. Chúng tôi ngồi co ro trong lều của Thu mà chờ đợi cơn mưa tạnh để Năm tiêm cho Thu rồi tiếp tục đi. Rải rác vài người h́ hục lội ngang qua chúng tôi, có người ném những câu bất ngờ:

    – Sướng he! Một bà hai ông he!

    – Có muốn th́ lên!

    Năm Cà Dom vui vẻ ngoắc :

    – Lên đây!

    Anh lính lắc đầu:

    – Thôi, teo tóp mẹ nó hết rồi! Tiên có vẫy em cũng xin thôi!

    Trời mưa, và mưa to ngay. Đường đi càng vắng. Có lẽ người ta không lội được nữa, đă leo lên hai bên vách đá mà bám ở đó như những con thằn lằn.
    Nước càng dâng lên, trông thấy từng phút một. Những lối đi ven bờ suối cũng ngập luôn.

    Thế mà anh lính găy chân cứ nằm ṭng teng trên vơng, nước ngập cả người, anh ta phải ngóc cổ lên. Và bốn người khiêng anh ta cứ lần từng bước một, tay bám vách mà đi. Gần đến chỗ chúng tôi th́ một người trượt chân ngă. Cái vơng bị ném xuống nước và anh thương binh bị nước cuốn phăng đi như một cái lá. Nhanh như chớp một anh lao theo, chụp lấy nhưng chỉ vớ được cái ống quần của anh bệnh, cho nên chỉ giữ được chiếc quần trong tay c̣n anh ta th́ tuột trôi theo ḍng nước.


    Còn tiếp ...

  4. #4424
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Năm Cà Dom thét lên:

    – Mau.. mau….au! Kẻo trôi mất.

    Hai anh kia lao theo như Tạc-Dăng. Và sau một chặp đuổi bắt, hai anh bè ngược người bệnh về như bè một khúc chuối cây xơ xác. Có lẽ cái tai nạn làm cho bản năng tự vệ của anh ta sống dậy cho nên anh ta tỉnh hẳn lên. Anh ta bám chặt một cái rễ cây và gục đầu vào đấy . Và lại kêu:

    - ”Ối cha mẹ ơi, ối làng nước ơi!”

    Năm Cà Dom chép miệng:

    – Gay go nhất là cái chân găy. Làm sao đi? Đời anh ta kể như “lúa” rồi!

    Tôi không muốn nh́n cái cảnh tượng đó nữa. Tôi đi t́m củi. Bỗng Năm xem đồng hồ và nói:

    – Bây giờ th́ không thể đi kịp rồi. Nước lên to quá! Cứ hạ trại ở đây. Chuyến mai giao liên đi ngang ḿnh sẽ tháp tùng.

    Thế là tôi và Năm cũng mắc vơng căng tăng. Và t́m cách nấu cơm, nấu cháo. Gạo th́ c̣n chút đỉnh, nhưng làm sao nấu? Không có củi. Cũng không có chỗ bắc bếp. Năm nói:

    – Anh có vẻ thư sinh quá. Gặp cái ǵ bất ngờ tôi thấy anh cũng lúng túng. Không sao đâu, tôi sẽ có cách!

    Rồi Năm nói giọng cà rởn:

    – Anh lấy con dao rừng của tôi đây. Anh leo lên cái gốc cây đó ngồi mà gọt cho tôi…

    – Gọt cái ǵ?

    – Gọt cái cây đứng đó. Gọt từng lát một như lát cam thảo của thầy thuốc Bắc vậy.

    – Trời đất! Tôi kêu lên.

    – Ừ, anh thấy công việc ghê gớm lắm, nhưng anh gọt trong một tiếng đồng hồ sẽ có đủ củi đun sôi một gà-mèn nước. Gọt một giờ rưỡi th́ sẽ có củi nấu được một gà-mèn cháo búp búp. Ḿnh sẽ nấu một gà-mèn cháo, mỗi đứa một chén, húp, chịu tới ngày mai….

    Nói xong, Năm nhảy ùm xuống suối lội qua chỗ anh lính găy chân. Anh ta c̣n giữ được cái lương tâm của người thầy thuốc.
    Tôi làm y lời Năm. Tôi ngồi tôi gọt cái gốc cây rừng với sự kiên nhẫn của người xưa đục núi mở đường. Xong tôi lại gọt dép cao su lấy ra một ít lát để nhóm lửa. Cuối cùng tôi nấu được một gà-mèn cháo. Tôi gọi Thu dậy. Tôi múc cho nàng đầy nắp ga-men và bỏ vào đó một ít đường cát của tôi.

    Thu húp xong, oà lên khóc.
    Tôi ngồi lặng im. Không nói một tiếng nào, làm như tôi không quen Thu và không hề biết Thu đang khóc…

    Trời tối mờ mờ. Hạt mưa bay vun vút qua mặt tôi. Gió rít ù ù như giận dữ. Những ngọn cây xoay tít, những nhánh cây vặn vẹo như những con trăn uốn ḿnh, chực tách ra , rơi xuống đầu chúng tôi. Ḍng nước đục lừ đầy dẫy những thân cây, những gỗ mục, những rác rêu xoáy tít. Những xoáy nước sùi bọt lên như mồm những con thủy quái đói mồi. Thỉnh thoảng lại có một thân cây to lao như một đoàn tàu hoả không phanh xuống dốc, sẵn sàng húc vào bất cứ ai.

    Tôi không suy tính ǵ cả. Tôi cũng không muốn cử động, tôi sợ tôi biết rằng tôi là tôi và đang lâm vào cảnh tượng này.

    – Uống thuốc pḥng đi anh! Thu đă dứt khóc từ bao giờ và nhắc tôi bằng một giọng c̣n đẫm nước mắt. Tôi không quay lại và đáp:

    – Chắc không sốt đâu. Vi trùng sốt rét phải trốn khỏi cái cảnh tượng này. Em có đỡ không?

    – C̣n bao xa nữa anh?

    – Đi tới rồi mới biết bao xa.

    – Ḿnh phải biết là ḿnh sẽ đi bao xa nữa chớ!

    – Cố nhiên là khi đi người ta phải biết trước con đường ḿnh đi, nhưng ở đây th́ ḿnh không thể biết th́ làm sao đây?

    Thu lặng im. Thu nghếch đâu lên mép vơng và nh́n ḍng nước cuốn. Mặt nước cuộn lên như cái lưng của con thuồng luồng nổi giận từ thời tiền sử. Đột nhiên, Thu nói:

    – Em đă quyết định rồi.

    – Quyết định ǵ?

    – Em đă có lần nói với anh..

    – Hừm! Em cứ thế măi…!

    – Em biết có đi cũng không đến!

    Tôi lặng thinh. Thu xuưt xoa:

    – Em rét quá anh ạ!

    Đâu có cái ǵ khô? Kể cả cái ruột bật lửa. Thi làm sao mà hơ hám cho Thu. Ngồi trong tăng mà như ngồi ngoài mưa. Tôi lục ba-lô lấy lọ cù-là quốc doanh, một thứ cù-là mà nếu người ta bôi vào mũi và trán sẽ lột da ngay. Vậy mà nó rất tốt trong lúc này. Tôi bảo:

    – Để anh đánh gió cho.

    Rồi không để Thu trả lời tôi bước lại vơng. Thu nằm sấp lại và vén áo cho tôi. Tôi quệt ngay một mớ cù-là thật nhiều trên hai sóng lưng nàng và đưa tay chà-xát thật mạnh để tránh cho nàng cơn lạnh.

    – Em thấy nóng không em?

    – Lạnh lắm, anh xát mạnh vào! thế ! thế!

    Trong ánh sáng hoàng hôn, trong màn mưa dày đặc, tôi đang sống trong một cơn say. Tôi ngây ngất v́ mùi dầu , hoà mùi da thịt nàng. Tôi muốn lập lại mỗi cử động, chà xát bàn tay tôi vào làn da trắng nuốt của nàng mà cả trong bóng tối, trong lâm nguy tôi vẫn trông thấy ánh lên, vang lên một tiếng kêu của da thịt, của dục t́nh.
    Tôi run run hỏi:

    – Em đă thấy đỡ nhiều chưa?

    – Đôi chân em c̣n lạnh quá!

    Tôi lại xoa dầu và bóp chân nàng. Tôi nắn và bôi tẩm cù là vào từng thớ thịt của nàng. Đôi chân nàng dài nằm song song trên vơng như hai thỏi ngọc chẳng gợn chút bụi trần, dần dần ấm lại và nóng ran, bốc hương nồng lên.

    Không biết thời gian có trôi nhanh như ḍng suối?

    Không biết tôi đă làm cho nàng ấm lại, hay chính nàng đă nhen ngọn lửa trong tôi?

    Nàng nằm im, duỗi thẳng đôi chân mà nghe những cảm giác chạy lan khắp người. C̣n tôi như một tên nô lệ tận tụy miệt mài và mong chờ ở nữ chúa một phản ứng tốt lành. Nhưng tôi lại là một bạo chúa đứng ngắm cả một đất nước đầy núi đèo tuyệt mỹ với sự thèm khát rực cháy tâm can.

    Tôi đưa tay run run xoa dầu trên cổ nàng. Nhưng nàng xoay ḿnh và từ từ đưa tay lên bấm cúc áo và hơi ưỡn ngực lên để cho cả một vầng tuyết trắng hiển hiện trước mắt tôi và đôi môi nàng khẽ mấp máy:

    – Em c̣n lạnh quá, anh!

    – Em! Tôi khẽ kêu lên và tôi cảm thấy tôi khỏe hơn bất cứ lúc nào.

    Tiếng giây vơng nghiến dưới một sức nặng gấp đôi. Nàng tỉnh hẳn ra. Nàng trăn trở trong tay tôi. Nàng nức nở. Nước mắt của nàng nhiều hơn nước suối đang dâng.
    Ngoài trời vẫn mưa. Ḍng suối ph́nh to lên rồi tràn trề…


    Còn tiếp ...

  5. #4425
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Năm Cà Dom bơi trở về, vừa ho vừa khạc. Năm vuốt mặt và kêu lên:

    – Nguy quá! Găy hết một cái xương bắp chân. Chịp! Nằm lại đây thôi. Đi đâu nữa mà đi?

    Tiếng anh binh sĩ găy chân rên rẫm lúc to lúc nhỏ, như một tiếng kêu của một oan hồn. Anh ta kêu bố kêu mẹ, rồi kêu làng nước, anh ta kể lể chuyện khiêng ṇng pháo nặng như thế nào, nó đè anh ta suưt găy xương sườn mà cấp chỉ huy không cho nghỉ và lần này th́ găy chân.
    Năm Cà Dom gọi tôi:

    – Ông bạn văn sĩ này!

    – Có tôi đây.

    – Ông bạn đi trên c̣n đường này thấy rất nhiều điều phải không?

    – Tất nhiên!

    – Ông bạn kể tôi nghe một điều xem.

    – Chính bản thân ông bác sĩ Năm Cà Dom là một điều rất hay ho.

    Năm Cà Dom phá lên cười và đập vào vơng nghe phành phạch:

    – Đúng! Đúng chính là cái việc tôi về tới đây được là cả một sự đời. Này ông bạn à! nhiều khi ḿnh chửi bới tục tằn ḿnh thấy cũng ngượng, nhưng ḿnh không thể dùng văn hoá mà phải xài “giấy năm trăm” mới thoả măn!

    Tôi hỏi lại:

    – C̣n anh, anh phải kể cho tôi nghe một điều chớ?

    Năm Cà Dom cười hắc hắc và nói ngay:

    – Chánh phủ sẽ có nguồn lợi to sau khi hết xài con đường này. Anh biết không? Mỗi bộ xương bán cho Viện Giải Phẩu 650 đồng chẵn cḥi. Mà trên đường này th́ riêng tôi, tôi cũng đă thấy đến ba bộ… và chung quanh đây, như anh nói, cũng có ít nhất ba bộ…

    – Tôi cũng có gặp một bộ. Và đặc biệt có một bộ xương Mỹ. Xương Mỹ chắc bán giá khá hơn.

    – Sao anh biết là xương Mỹ?

    – V́ nó c̣n sống nhưng chắc chắn nó sẽ rủ xương trong cái cũi giam nó.

    Năm Cả Dom nói:

    – Tôi không cần thấy như anh tôi cũng biết. Đặc điểm của xương Mỹ là to và dài như xương trâu xương ḅ.

    – Anh so sánh tàn nhẫn thế!

    Năm Cà Dom cười:

    – Tựu trung con người cũng chỉ là một con vật đi hai chân thôi, nhất là trên con đường này!

    Đêm sâu hun hút. Tiếng nước đổ từ trên nguồn ầm ́ nghe xa lơ xa lắc như một kỷ niệm vùi lấp trong sương mù. Tiếng nước đổ như dội vào tâm tư tôi, như gội sạch cho tôi những bụi bặm ưu phiền của một chặng đường, của suốt một con đường qua.

    Cái tấm mộ bia của anh chàng “bệnh tư tưởng”, hai bàn chân ḷi ra dưới mô đất, cái bộ xương trong hốc đá, và đây nữa cái giá súng tổ tam tam với ba khẩu AK, mỗi một cái h́nh tượng đó là một cây số dựng lên trên đường tôi đang đi, và đứng sừng sững trong đầu tôi.

    Bên cạnh tôi, Thu nằm im. Anh bác sĩ vui tính th́ cứ trở ḿnh, vơng cứ khua sột soạt. C̣n tôi như một tín đồ bất đắc chí đang mượn cái cảnh mưa gào thác đổ mà sám hối lại bản thân ḿnh.

    Tôi tự thú nhận với tôi rằng tôi đă nản chí, tôi không c̣n muốn phấn đấu nữa. Tôi muốn làm một chiếc lá trên ḍng suối cuồng dâng này. Tôi nhớ lại lời của Lâm một chiều mưa. Câu nói ấy thỉnh thoảng lại vang lên trong tâm trí tôi. Bây giờ, cùng với cái t́nh huống nguy ngập này, nó lại trở lại với tôi như một người bạn, như một kẻ thù, như một sự ve vuốt, như một lời hăm doạ.- “Lần đầu tiên tao cảm thấy tao đi không đến nơi”.

    Đối với tôi hôm nay, đây không phải là lần đầu tiên tôi cảm thấy điều đó. Mà điều đó là cái điều tôi cảm thấy thường xuyên mỗi khi tôi ăn cơm, mỗi khi tôi lên cơn sốt. Nhưng tôi cũng tự bảo tôi: có chết hăy chết ở nơi gần Sàig̣n nhất. Với cái phương hướng đó, tôi cố lê thân xác tôi nhích tới từng trạm một.

    Nhưng đến đây, bên bờ con suối đầy dẫy những đau thương vô lư, tôi lại cảm thấy tôi góp vào đó một sự đau thương và vô lư bằng cả cái con người tôi.

    Các bạn người Nam ơi, ai đă từng sống trên đất Bắc những năm giằng giặc mưa phùn gió bấc ngồi trong nhà nh́n ra ngoài trời thấy bóng núi mịt mù trong mưa mà không nhớ quê hương ruột đứt ra từng đoạn. Ai sống trên đất Bắc mà chẳng mong ngày về Nam dù biết ḿnh không về đến nhưng cũng cứ đi về. Như ông Chín, như ông già Noël kia, như biết bao nhiêu người nữa. Cứ đi, dù có chết, cũng chết trên đường về.

    Bây giờ th́ tôi biết rằng tôi khó ḷng mà về được quê nhà trên mặt đất, vậy th́ tôi hăy cho phép tôi gửi tâm hồn tôi , vượt qua cảnh tượng hăi hùng này mà về thăm quê hương trong tơ tưởng, trong kư ức của tôi.

    Bất giác tôi đưa tay vuốt nước trên trán như muốn lau sạch bụi bặm trên tấm gương kỷ niệm để cho tôi nh́n lại những h́nh ảnh xa xưa và thân yêu nhất, như những h́nh ảnh sau cùng.

    Mái nhà, bờ ruộng với những hàng trâm bầu râm mát trưa hè. Và đây rồi,cái kỷ niệm sâu sắc nhất của cậu học sinh trường làng. Trên con đường đá xanh đầy ổ gà từ làng lên quận, một chú ngựa c̣m kéo chiếc xe ọc ạch với lăo già đầu bạc cầm con roi nẹt đen đét trong không khí.

    Không hiểu sao mỗi lần tôi nhớ tới quê tôi th́ tôi lại bắt gặp cái h́nh ảnh ấy. Chiếc xe ngựa quá thân thuộc với tuổi thơ của tôi. Từ lúc chú ngựa hăy c̣n tơ sung sức, đă từng oanh liệt đuổi theo xe hơi cho đến ngày chú ngựa gầy yếu đi, cam chịu cho chúng bạn lướt qua mặt ḿnh, tôi vẫn đi chiếc xe ấy.


    Còn tiếp ...

  6. #4426
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ _ Tiếp theo và hết

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Rồi cho đến khi chú ngựa kiệt sức, lăo già đem treo một mớ cỏ non trên đầu cần câu buộc dọc theo gọng xe để khuyến khích chú ngựa chạy nhanh lên, tôi cũng không đi chiếc xe nào khác. Một hôm tôi nói với lăo già:

    – Sao bác chơi chi ác vậy?

    Lăo già chỉ cười, cái cười thoả măn của một người thi hành một quỷ chước thành công.

    V́ là khách quen cho nên một hôm tôi được chứng kiến một cảnh năo nùng. Hôm đó chiếc xe sắp về tới chợ. Cái dốc cầu quá cao. Lần nào về đến đây lăo già cũng ḥ hét nẹt roi vang trong không khí. Lần này cũng thế. Chú ngựa bỏ vó rầm rập xuống mặt đường đá xanh, toé lửa, cố lôi chiếc xe lên đến nửa dốc. Bỗng nó bỏ vó lơi hẳn đi. Mớ cỏ non đang nhảy múa tung tăng trước mặt nó bỗng lắc lư như quả lắc đồng hồ.

    Lăo già vừa nẹt roi, vừa quát, nhưng chiếc xe sựng lại rồi tuột dốc. Lăo già vội nhảy xuống đất, cắn chiếc roi vào mồm và hai tay bắt bánh xe lăn tiếp với con vật.
    Nhưng chiếc xe quá nặng và đằng sau chiếc xe c̣n có cả hằng chục năm lao lực, cho nên lăo già dù có tài cán mưu kế đến đâu cũng không đẩy nổi chiếc xe và con ngựa già kiệt sức của lăo lên dốc.

    Chiếc xe tụt dần và bỗng đánh rầm một cái, chiếc xe lật ngang qua. Lăo già chạy vụt tới nắm lấy cái hàm thiếc của chú ngựa lôi nó đứng dậy, nhưng chú ngựa đă ngă xuống, bốn vó bơi lia, cùng với hai bánh xe quay tít trong không khí.

    Lăo già vội vă rứt lấy mớ có non đă héo ở ngọn cần câu nhét vào mồm con vật đă sùi bọt lên trắng xoá, và thân mật bảo:

    – Ăn đi,ăn đi con, là khoẻ ngay!

    Con vật như nghe thấy lời nói ân nghĩa đó của lăo chủ, nó cố há mồm mà nhận lấy cái phần thưởng độc nhất của đời nó trước khi nó trợn đôi mắt lên mà nh́n lăo chủ … lần cuối cùng.

    Con ngựa khổ đă chết lâu rồi. Và lăo già cũng đă qua đời v́ bệnh hoạn và không c̣n phương tiện để sinh sống.

    Nhưng cái mớ cỏ non vẫn c̣n nhảy múa trước mặt tôi mỗi khi tôi nhớ lại chiếc xe ngựa chạy trên đường làng. Cái mớ cỏ non treo trước mắt đó, mà tội nghiệp, chú ngựa chạy hoài không đến. Ngày nay trên con đường đầy ổ gà đó chẳng biết c̣n có chú ngựa con nào chạy theo mớ cỏ non như vậy nữa không?

    Chao ôi ! Sao giữa cảnh hăi hùng này mà tôi nhớ lại một chuyện buồn làm chi vậy?


    Tiếng rên rỉ của anh lính găy chân làm cho tôi chợt nhớ ra rằng ḿnh đang nằm bên bờ một con suối lũ.

    Trời vẫn mưa. Nước đă dâng lên sát đít vơng tôi. Gió hú trên những ngọn cây cao như bước đi của những đám cô hồn t́m chỗ nghỉ chân.

    Một nhánh cây tḥ vào trước đầu vơng của tôi chập chờn như một mớ cỏ non nhún nhay. Nếu quả thật đó là mớ cỏ non th́ đây chính là chiếc xe đă găy đổ dọc đường.

    Lạ thật những chuyện mới xảy ra hôm qua th́ tôi cứ thấy nó mờ mịt xa xưa như hàng chục năm qua. C̣n những việc cách đây mấy mươi năm th́ tôi lại cứ tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua.

    Tôi cũng không muốn phân biệt cái đă qua và cái hiện tại. Mà tôi cũng không dám nghĩ tới ngày mai. Ngày mai của tôi ư ? Trên đường Trường Sơn này hay ở đâu mà con đường này dẫn đển, dù trái đất có xoay, dù trời mưa hay trời nắng th́ cái ngày mai đó cũng là sự lập lại của ngày nay và của ngày hôm qua.


    Tôi nghếch đâu lên mép vơng, giương mắt cố nh́n ra ngoài. Trời mưa đen đặc thấy ǵ đâu!

    Ôi chao, con đường với những chặng đường … Ở phía sau lưng tôi, cái mộ bia của anh binh sĩ bên cạnh hai bàn chân tḥi ra mô đất và cái bộ xương trong hốc đá lẫn lộn tới chiếc xe chỏng gọng với hai bánh quay tít và bốn vó con ngựa cḥi đạp trong không khí. C̣n phía trước mặt tôi thì chỉ là … Và….

    Sàig̣n, hè 1973

    Xuân Vũ

  7. #4427
    Tran Truong
    Khách


    Đánh máy: Lê Thy

    tức : ĐƯỜNG ĐI KHÔNG ĐẾN (tập 2)


    LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN

    Đă ngót hai mươi năm qua kể từ quyển hồi kư Đường Đi Không Đến ra mắt độc giả ở Sài g̣n. Lớp thanh niên đọc quyển sách ấy nay tóc đă hoa râm, c̣n lứa tuổi trung niên th́ nay đă ra lăo. Thời gian đi nhanh, nhưng con đường mà tác giả đă trải qua măi măi c̣n đậm nét trên những trang sách và trong ḷng người

    Nếu chúng tôi nhớ khônglầm th́ quyển hồi kư Đường Đi Không Đến ra mắt độc giả trước tiên năm 1969 trên nhật báo Tiền Tuyến do nhà văn Phan Lạc Phúc làm Chủ Nhiệm và nhà báo Huy Vân làm Chủ bút. Nhà văn Phan Lạc Phúc bi bắt đi cải tạo, đến nay vẫn c̣n trong tù. C̣n nhà báo Huy Vân th́ đă hy sinh cũng trong trại cải tạo của bạo quyền.

    Quyển Đường Đi Không Đến xuất bản năm 1973. Không đầy một năm, nhà xuất bản Nam Cường đă tái bản (tháng 5 năm 1974) .Ra hải ngoại cũng được in lại nhiều lần.

    Quyển Xương Trắng Trường Sơn mà chúng tôi hân hạnh cho ra mắt độc giả hôm nay là tập hai của bộ Đường Đi Không Đến gồm năm tập được biết như sau: Đường Đi Không Đến (I), Xương Trắng Trường Sơn (II), Mạng Người Lá Rụng (III), Đến Mà Không Đến (IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V).

    Ba quyển sau cùng, theo tác giả cho biết, th́ đă mất bản thảo chạy giặc trước năm 1975. Chúng tôi đă yêu cầu – và được nhà văn Xuân Vũ nhận lời- ông viết lại để chúng tôi có dịp giúp độc giả theo dơi tiếp những chương sau cùng của con đường oan nghiệt mà mỗi tấc đất đă phủ xương trắng nhuộm máu tươi của nửa triệu thanh niên Bắc Việt và cán bộ Miền Nam hồi kết. Chính tác giả là “người khách lữ hành” trên con đường ấy.

    Trân trọng.

    Nhà xuất bản Xuân Thu

  8. #4428
    Tran Truong
    Khách

    MẤY D̉NG TÂM TƯ

    Hồi năm 1945 tại chợ làng tôi , thường xảy ra những cuộc diễn thuyết, diễn giả là cán bộ tuyên truyền của quận bộ hay tỉnh bộ Việt Minh. Tôi rất thích nghe v́ họ nói toàn là những chuyện mà một đứa bé như tôi lúc bấy giờ không thể hiểu nổi.

    Ông ta tuyên bố :”Một tay tôi lần chuỗi hạt, một tay tôi chống trời.” Rơ thật một con người ghê gớm

    Ông ta giải thích về cách mạng cho mọi người nghe như sau:

    – Ngày mai cái nơi bùn lầy nước đọng này, (tức là cái chợ làng của tôi có lăo già đánh xe ngựa đă lừa chú ngựa c̣m bằng một mớ cỏ non suốt hàng chục năm trời), sẽ có nước phông-tên và đèn điện. Ngày mai nơi đây sẽ thành thiên đường của thế gian.

    Tôi mê quá ! Hồi đó tôi coi ông Chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh là đệ nhất anh hùng – và không phải chỉ của riêng làng tôi. Rồi về sau tôi được đọc một câu tiếng Pháp cũng na ná như thế. “Chủ nghĩa Cộng sản là mùa xuân của nhân loại ! “

    V́ mê cái ” thiên đường” và cái “mùa xuân” trên chót lưỡi của hai bậc “vĩ nhân” kia cho nên tôi đă tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu.

    Năm 1946 thực dân Pháp đến đóng bốt ở đầu cầu chợ, ngay trong một cái chành lúa đă chứa sẵn mười ngàn giạ (chiếc cầu có hai cái dốc thật cao đă chứng kiến con ngựa c̣m của lăo già , đứt ruột trong một lần kéo xe lên dốc) .

    Dân làng tôi đă cùng với bộ đội đánh cái bốt đó. Súng của bộ đội chỉ có đến trung liên là cùng, không thể phá nổi pḥng tuyến bốt xây bằng lúa bao. Nhưng dân làng tôi quyết không lùi bước.

    Người ở chợ th́ giở nhà mang tới, kẻ ở ngoài vườn th́ đội rơm vác lá đem vào chất chung quanh bốt và châm lửa. Lửa dậy ngất trời. Đồn bốt ra tro. Hai mươi tám tên pạc-ti-dăng bị quay sống trong bốt.

    V́ bốt xây bằng lúa bao cho nên lửa cứ ngùn cháy hoài, như một quả núi lửa, năm năm sau chưa tắt. Những lớp tro quánh lại thành cái vỏ cứng bao bọc ruột lửa bên trong. Sau những trận mưa, người ta thấy những mẩu xương phơi lẫn trong tro than như những mẩu vôi thực sự. Và ngọn khói vẫn cứ ri rỉ bay lên như oan hồn của những tên xâm lược xấu số. *

    Tôi đi theo kháng chiến rồi tập kết ra Bắc. Đúng hai mươi năm th́ tôi trở về làng cũ (1945 – 1965 ) . Lăo già đánh xe ngựa đă chết từ lâu. Con cháu của lăo không thể nối nghiệp lăo , v́ con đường đầy ổ gà ngày trước nay đă trở thành đường tráng nhựa. Xe hơi xe lam xe gắn máy chạy vun vút xuôi ngược suốt ngày, cho nên bóng dáng chiếc xe ngựa đă biến hút đi từ lâu.
    Cái chợ làng tôi đă trở thành quận ly với đèn điện với ăng-ten tivi tua tủa trên các dăy phố, không c̣n ai ngờ rằng đây là nơi bùn lầy nước đọng ngày xưa, nơi ông Chủ nhiệm Việt Minh đăng đàn diễn thuyết, tay lần chuỗi tay chống trời.

    Nhiều người gánh nước mướn, những chú chệt bán kẹo đục nay trở thành chủ tiệm. Trong đám học tṛ đă từng nhóc mỏ cá kèo nghe diễn thuyết với tôi, nay không ít đứa làm nên sự nghiệp, có đứa là triệu phú !

    Ở đây không c̣n ai diễn thuyết nữa.

    Tôi được nghe ông chủ nhiệm thôn bộ Việt Minh cũng đi kháng chiến như tôi, nhưng ông đă bỏ nghề diễn thuyết, cũng không lần chuỗi hạt và cố nhiên tay kia cũng không dùng để chống trời nữa. Ông quay ra làm phim ảnh. Thuở đó ông lận đận nhiều. Không rơ bây giờ , đời ông vui buồn ra sao ?

    Đứng trên mảnh đất ngày xưa, tôi nh́n quang cảnh ngày nay chợ búa, xe cộ hàng hóa và sắc diện con người. Tôi có biết bao ḍng suy nghĩ. Tôi tự bảo: Phải chăng đây là một cái thiên đường con con , ở một góc trời xa xôi của xứ sở tôi.

    Dân làng tôi hai mươi năm xưa dỡ nhà đốt bốt Tây, nay đă an cư lạc nghiệp. Chuyện ngày qua , nay hầu như đă lăng quên.. Từ mảnh đất thực tế, nảy lên một chân lư:

    – Người ta vẫn xây được thiên đường theo ước vọng của người ta, nhưng hà tất phải đi theo con đường của ông chủ nhiệm Việt Minh. Và dù có đi theo con đường của ông chủ nhiệm,đă chắc người ta t́m được thiên đường.

    Nếu ông chủ nhiệm kiêm nhà làm phim c̣n sống và nếu ông trở về đây chắc ông sẽ t́m thấy hứng thú trước quang cảnh chợ làng đă đổi thành chợ quận này, để làm một cuốn phim hay hay.

    Khi đi trên đường Trường Sơn, có những đêm mưa tôi nằm ôn lại chuyện xưa. Tôi có nhớ đến quả núi tro ở quê tôi rắc đầy xương của những người lính pạc-ti-dăng.

    Một ư nghĩ đă chợt đến với tôi: Cái quả núi tro ấy chính là h́nh ảnh của Trường Sơn thu nhỏ lại. C̣n lũ chúng tôi và hàng chục vạn quân binh miền Bắc – trên đường Trường Sơn này chỉ là những bộ xương biết đi – th́ chẳng khác nào…

    Số phận của những kẻ mang quân đi đánh nước người rồi ra có khác ǵ nhau ?


    Tiện đây tôi xin được phép thưa cùng một số độc giả của Đường Đi Không Đến ” – hoặc bằng thư từ hoặc đă trực tiếp hỏi tôi: “Đường Trường Sơn cực khổ đến thế à ? Bộ đội miền Bắc tang thương đến thế à ? “

    Xin thưa:
    Đây là những chuyện xảy ra hồi 1965. Và xin lấy ư kiến của một tiểu đoàn trưởng của bộ đội chánh quy miền Bắc xâm nhập đă t́m Tự do, nay đang có mặt ở Sài G̣n, sau khi đọc quyển Đường Đi Không Đến : “Văn th́ hấp dẫn nhưng chuyện khổ th́ không ăn thua ǵ với sự chịu đựng của đơn vị tôi ! “


    Ngoài ra, có một số độc giả lo lắng cho số phận của cô Thu. Tác giả xin được phép thưa: Cô Thu, sau năm năm t́nh duyên và công tác ch́m nổi, đă mang một chứng bịnh kinh niên mà nguồn gốc phát sinh từ lúc cô vượt sông và ngâm ḿnh dưới suối…

    Do đó cô trở thành phế nhân, suốt năm năm không hề biểu diễn được một màn nào. V́ thế cô được “ân huệ ” cho về Bắc, cũng bằng đường Trường Sơn, với cặp chân cô ta, như lúc cô vào Nam. Tôi sẽ xin kể tỉ mỉ trong quyền cuối cùng của thiên hồi kư “Đường Đi Không Đến “.

    Sài G̣n, hè 1974

    Xuân Vũ

  9. #4429
    Tran Truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn

    LẠI THÊM MẤY D̉NG TÂM SỰ

    Trong một dịp bất ngờ tôi được quen với Anh Giám Đốc nhà xuất bản Xuân Thu. Trong dịp này tôi c̣n được biết thêm rằng thân phụ của anh là giáo sư trường Le Myre deVilers, thầy học cũ của tôi.

    Vừa rồi, anh có nhã ư muốn xuất bản tác phẩm của tôi. Tôi liền đưa ngay cho anh quyển Xương Trắng Trường Sơn là một tập trong bộ Đường Đi Không Đến của tôi. Thực ra tôi không mấy khi nghĩ đến việc in lại các tác phẩm của tôi , hoặc viết lại những bản thảo đă mất . Bởi v́, cũng như các văn hữu khác, tôi luôn luôn nghĩ tới những truyện c̣n nằm trong bụng.

    Riềng quyển Xương Trắng Trường Sơn mà tôi có để đưa cho nhà Xuân Thu là nhờ anh bạn nối khố của tôi, ông Nguyễn Tri Sử, trưởng ban Tuyên Nghiên Huấn thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Công của ông Trần Quốc Bửu. Cũng là một dịp bất ngờ khác. Đời tôi toàn gặp những bất ngờ… may mắn.

    Trên chuyến bay lưu vong từ Guam sang Hoa Kỳ, gia đ́nh tôi đi với gia đ́nh anh Nguyễn Tri Sử. Hai đứa định xuống trại Sacremento ở California, nhưng khi máy bay hạ cánh ở Los Angeles th́ được tin trại đă chật, bèn bay sang Fort Chaffee ở Arkansas. Lạ nước lạ cái, nên hai đứa t́m nhau luôn. Một hôm, anh đưa cho tôi một quyển sách và bảo: tôi tặng lại cho anh đấy, để làm của? “

    Th́ ra là quyển Xương Trắng Trường Sơn tôi đă tặng cho anh ở Sài g̣n cách đây không đầy một tháng . Quyển sách này phát hành vào đầu tháng tư, nhưng tôi vẫn không đoán được những ǵ xảy ra vào cuối tháng tư nên gần nửa triệu bạc bản quyền tôi nhận được của ông Nam Cường (người Mỹ Tho đồng hương ? ) tôi đem trút cả vào cho ngôi nhà hai tầng sắp xây xong ở Hàng Xanh (với dự định sẽ xây lên thêm một tầng nữa để làm Thiên Thư Lầu) . C̣n một tuần nữa ăn tân gia th́ lại phải chạy ra Phú Quốc để đi Guam. Tác giả Xương Trắng Trường Sơn trở thành Tay Trắng Ḿnh Không.

    Nhận quyển sách từ tay bạn cố tri trên đất Hoa Kỳ tị nạn, tôi bùi ngùi cho số phận của nó vừa ra đời vừa được độc giả biết đến hai tuần th́ đă phải bay đi theo vận nước . Tôi đút nó vào chiếc cặp da cũ lưu truyền từ đời ông nội tôi đến cha tôi rồi đến tôi, món báu vật độc nhất được tôi quảy đi từ Sài g̣n.

    Nếu không có nhà Xuân Thu hỏi tới chắc chắn tôi chưa có dịp giải phóng nó ra khỏi cái nhà tù tí hon kia, sau mười bốn năm giam cầm nó một cách độc đoán. Trước khi đưa nó sang nhà Xuân Thu, tôi đă liếc sơ qua, và thấy rằng nó chưa mất màu mặc dù giấy trắng đă thành vàng nẫu.

    Sau hai mươi lăm năm vượt con đường chết trên thực địa, ghé mắt nh́n lại con đường trên những trang sách, tôi hăy c̣n kinh hoàng.

    Vừa rồi tôi có nghe tin Tổng Cuộc Chính Trị quân lính Việt Cộng có phát động một phong trào viết Kỷ niệm Trường Sơn. Tôi biết họ bắt những người cầm bút viết theo đường lối “phải đạo” của họ tức là gọt xén tô phết làm sao cho con đường này trở thành con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, con đường vinh quang chớ không phải con đường lót bằng xương , nhuộm bằng máu của thế hệ thanh niên Hồ chí Minh. Dù sao đi nữa, những kẻ sống sót trên con đường này cũng c̣n khá đông, cho nên họ không thể nói láo.

    Nhân dịp nhà xuất bản Xuân Thu tái bản quyển Xương Trắng Trường Sơn, tôi xin bày tỏ ḷng biết ơn của tôi đối với Bác Sĩ Hồ Văn Châm, người đă đề tựa cho quyển Đường Đi Không Đến của tôi (sau 1975 nó đă trở thành một trong những quyển đứng đầu bảng sách cấm) . Lời tựa này ắt hẳn đă thêm một bằng chứng để bọn cai ngục hành hạ bác sĩ thêm trong mười bốn năm trời trong trại cải tạo mà bác sĩ đă trải qua.

    Tôi cũng xin cảm ơn độc giả đă đón nhận nó một cách rất khích lệ cho tôi. Đặc biệt là độc giả trong nước, trước mũi súng và màng lưới dày đặc của công an mà vẫn bí mật in và phát hành quyển Đường Đi Không Đến, tuy với giá bốn mươi lăm ngàn đồng vào năm 1985 mà vẫn có người t́m mua.

    Cuối cùng xin cảm ơn Anh Nguyễn Tri Sử và Anh Xuân Thu. Nếu không có hai anh giúp tôi th́ quyển Xương Trắng Trường Sơn không có cơ may đến tay độc giả.

    Hoa Kỳ, tháng 9 năm 1989

    Xuân Vũ

  10. #4430
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kính chúc quư thân hữu và bạn đọc :


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •