Page 415 of 471 FirstFirst ... 315365405411412413414415416417418419425465 ... LastLast
Results 4,141 to 4,150 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4141
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Có ai trong đời sống mà không - hay ít nhất một lần - phải mang ơn người nào đó. Trong t́nh cảnh của tôi, tôi mang ơn anh Phó Tổng biên tập Huỳnh Sơn Phước. Anh chính là người ơn của tôi.
    Ra khỏi nhà chị Mỹ, tôi ngồi xích lô đến chợ Tân Định và vào một tiệm bán tạp hóa xin gọi phôn cho anh và mời anh tối nay gặp lại nhau tại nhà hàng Vy. Anh Phước vui lắm. Anh vui cùng niềm vui của tôi và mong gặp lại tôi để nghe kể chi tiết. Tôi cũng phôn lại nhà hàng Vy gặp ông chủ và đặt hai phần thịt ḅ bít tết với khoai tây chiên cùng món tôm nhúng trong trái dừa đặc biệt của nhà hàng. “Nhớ cho tôi nhiều nhiều rau cần nước anh nhé.”

    30/4/1991.

    Tám giờ rưỡi sáng tôi có mặt tại nhà chị Mỹ. Cũng ngày này mười sáu năm về trước tôi ngồi uống café ở nhà ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long. Và, khoảng hơn hai tiếng đồng hồ nữa th́ chúng tôi bàng hoàng khi nghe Hàng Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh quốc gia.
    Chị Mỹ mặc áo đầm trông thật xinh và thật giống … bà đầm. Tuy chị “có da có thịt” nhưng không sồ sề mà rất gọn ghẽ. “Chị Mỹ đẹp quá.” Tôi khen chị thật ḷng khi chị đẩy chiếc xe gắn máy mà anh Tảng gởi về cho chị, ra cổng.

    Chị Mỹ chở tôi chạy trên con đường Duy Tân có cây dài bóng mát đă đi vào văn thơ miền Nam. Tôi nh́n hai hàng cây cao chạy dài hun hút về phía trước và tưởng tượng cảnh sống của giới trẻ miền Nam ngày trước thật lăng mạn như trong nhạc phẩm của ông nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi tưởng tượng là v́ tôi không có cái diễm phúc được sống qua quăng thời gian đó ở thành phố Saigon trong tuổi đang xuân.

    Hôm qua sau khi tôi phôn hẹn anh Phước, tôi đi bộ từ Tân Định đến Phú Nhuận v́ quăng đường đó có gió mát. T́nh cờ tôi nh́n thấy lại rạp xi-nê Văn Cầm gần chợ Phú Nhuận. Đứng nh́n cái rạp hát bây giờ phải đóng cửa im ỉm mà ḷng tôi vô cùng xót xa. Đây là rạp hát tôi được mẹ cho đi xem phim lần đầu trong đời khi tôi mới lên năm tuổi.
    Thuở ấy nhà của ba mẹ tôi phía sau rạp Văn Cầm. Ngôi trường tiểu học Vơ Tánh nằm bên cạnh “nhà làng” Phú Nhuận là ngôi trường tôi học năm đầu tiên trong đời. “Nhà làng” Phú Nhuận bề ngoài th́ vẫn như xưa.

    Tại “nhà làng” này ba tôi từng đến mỗi tối để dạy lớp “B́nh dân học vụ” cho những người lớn tuổi trong chương tŕnh xóa nạn mù chữ do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm phát động. Có lần “nhà làng” tổ chức cho những thiếu nhi từ năm tuổi lên đến mười một tuổi đi rước đèn đêm Trung Thu. Đèn Trung thu th́ được chính phủ phát. Sau khi nhận đèn xong th́ các thiếu nhi xếp hàng năm và đi rước đèn qua các con đường trong xă Phú Nhuận. Hồi đó đường vắng tanh nên chúng tôi đi giữa đường theo người hướng dẫn và vừa đi vừa hát. Hát bài ǵ th́ dĩ nhiên tôi không c̣n nhớ.

    Tôi chỉ nhớ rơ đêm đó trời mưa lớn lắm nhưng chúng tôi vẫn vừa đi vừa hát rất vui mà không hề thấy lạnh. Rước đèn xong, “nhà làng” phát cho mỗi đứa nửa cái bánh Trung Thu ruột đen ś. Mẹ tôi nói đó là nhân đậu đen ăn ngon và bổ lắm. Nghĩ lại thời thơ ấu của tôi sao đẹp và thơ mộng quá. Bây giờ các em nhi đồng trong nước làm ǵ được nhà nước này phát đèn phát bánh.
    Bánh th́ có nhiều nhưng là … bánh vẽ thôi. Tôi nhớ chắc chắn là tôi đă đọc trên tờ báo Tin Sáng lời của tên Tổng Bí thư … ếch ngồi đáy giếng Lê Duẫn khi hắn tuyên bố:” Đất nước của chúng ta vừa trải qua cuộc chiến tranh do Mỹ Ngụy gây ra nên c̣n nhiều khó khăn. Tôi kêu gọi tất cả hăy cùng nhau phấn đấu v́ chỉ trong hai ba cái kế hoạch năm năm thôi là đất nước của chúng ta sẽ tiến bằng, hoặc hơn nước Nhật…” Không có cái bánh vẻ nào lớn và ngon bằng của tên bẻ ghi xe lửa được làm cha thiên hạ.

    Một thời gian sau gia đ́nh tôi phải từ biệt thành phố thân yêu Saigon và từ biệt xă Phú Nhuận để đến thành phố Pleiku v́ ba tôi phải đến đó làm việc, và ba tôi bị Việt cộng giết. Những kỷ niệm bùi ngùi đă theo tôi mỗi năm vào mỗi khi xuân về , nhớ lại mùa xuân năm đầu tiên ở thành phố cao nguyên đó, tôi đă được nghe tiếng ông Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chúc Tết đồng bào hai miền Nam Bắc. Sau lời chúc Tết là đến chương tŕnh Tao Đàn. Và, tôi đă ch́m vào giấc ngủ ngon. Tôi không ngờ những kỷ niệm đó cứ theo tôi cho đến tận ngày hôm nay.

    Chị Mỹ giảm tốc độ làm tôi trở về với hiện tại để kịp nhận ra chỗ đến là, Viện kiểm sát thành phố , mà hôm nào tôi đă đến và chứng kiến tấm màn màu đỏ bay phất phới nhưng không thấy gió. Tôi đứng giữ xe để chị Mỹ đi vào Viện. Khoảng 9h20 Chị Mỹ từ trong pḥng làm việc của Viện đi ra. Tôi nh́n chị từ xa nhưng không thể đoán biết được v́ chị có vẻ mặt b́nh thản quá.
    Đi đến bên tôi chị nói: “Xong rồi. Đây là Quyết định đ́nh chỉ điều tra bị can. Bây giờ anh và tôi qua bên Pḥng điều tra lấy passport.” Tôi nghe chị nói rơ … năm trên năm, vậy mà tôi vẫn nghi ngờ nên phải hỏi lại và chị đă xác nhận chuyện của tôi đă được giải quyết xong.

    Ôi ! Chị là người đàn bà tuyệt vời ! Chị là đóa sen thơm lừng giữa đám bùn đen thúi hoắc. Tôi sẽ không bao giờ quên chị.


    Còn tiếp ...

  2. #4142
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Chín giờ bốn mươi tám phút sáng ngày 30 tháng tư năm 1991, Chị Mỹ và tôi có mặt tại số 3C đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng). Người tiếp chị Mỹ và tôi là Phạm Cang. Tôi nhận thấy rất rơ là Phạm Cang lộ vẻ sửng sốt khi gặp chị Mỹ đi với tôi. Không đợi Phạm Cang hỏi, chị Mỹ lên tiếng trước và đồng thời chỉ tay qua tôi:

    - “Chúng tôi đến lấy passport của anh này.” Nói xong chị đưa cho Phạm Cang xem tờ “Quyết định đ́nh chỉ điều tra bị can.” Rơ ràng Phạm Cang nể và sợ chị Mỹ ra mặt. Phạm Cang tiếp nhận tờ quyết định bằng cả hai tay. Khi Phạm Cang đi vào trong để lấy giấy tờ của tôi, chị nói:

    - “Ông Phạm Cang này từng điều tra tôi khi anh Tảng bỏ đi, nên hắn biết rơ về tôi. Anh mà gặp tôi trước th́ mấy tên ở Pḥng điều tra này không dám kéo dài để làm tiền anh. Hầu như tuần nào tôi cũng đi ăn với Giám đốc công an thành phố.”

    Đúng mười giờ mười tám phút, Phạm Cang cầm passport và một tờ giấy đến yêu cầu tôi kư tên nhận giấy tờ. Nh́n thấy quyển sổ passport mà ḷng tôi mừng quá đỗi. Tội nghiệp cái passport quá, v́ tôi mà nó đă bị giữ ở đây đến hôm nay mới được tự do để theo tôi về nhà. Phạm Cang hết nh́n lén chị Mỹ rồi nh́n tôi như muốn nói điều ǵ với tôi.
    Ngay lúc đó tên phỉ Mai Quốc Anh bỗng xuất hiện từ lối đi vào pḥng giam. Có lẽ hắn mới hỏi cung người tù xong và đưa trả về pḥng giam. Tôi nghĩ đến những người bị tạm giam trong mấy pḥng trong với thời tiết của buổi trưa cuối tháng tư nóng như thiêu như đốt mà tội nghiệp cho họ. Một chút nữa thôi là tôi sẽ rời khỏi nơi đây, nhưng những người đó th́ vẫn phải ở lại. Họ đă phạm những tội ǵ? Ăn cướp hay hiếp dâm hay giết người? Có người nào can tội phục quốc không? Tôi chợt nhớ hôm nay là ngày Quốc Hận.

    Ngày 30 tháng tư năm 1991. Ngày này mười sáu năm trước tôi đă cùng đồng bào miền Nam không may mắn phải chứng kiến biết bao kinh hoàng biết bao đau thương và biết bao uất hận tang tóc. Trong hằng triệu triệu đồng bào miền Nam đau khổ th́, chắc chắn tôi không phải là người đau khổ nhất. Tôi đă cố gắng sống cho đúng là con người trong một thể chế chỉ biết hận thù để cảm tạ Thượng Đế đă cho tôi t́nh thương và sự che chở.

    Mai Quốc Anh kéo tôi trở về với thực tại khi hắn nói:

    - “Anh vào trong này một phút v́ lănh đạo muốn gặp anh.”
    Phạm Cang tỏ vẻ ngạc nhiên nh́n Mai Quốc Anh. Tôi nh́n chị Mỹ như hỏi ư nhưng thấy chị không có phản ứng ǵ nên tôi đi theo Mai Quốc Anh. Vào trong một pḥng trống – pḥng hỏi cung – Mai Quốc Anh nói:

    - “Lănh đạo biết anh hôm nay đến nhận giấy tờ nên … anh bồi dưỡng cho chúng tôi ba cây. Tối nay khoảng bảy giờ tôi ngồi đợi anh ở quán café cũ … nhé.”
    Tôi biết thằng ranh con này nói xạo. Nó muốn làm tiền tôi th́ tôi sẽ nhờ chị Mỹ cho nó được … sáng mắt sáng ḷng. Tôi quyết định như vậy nên khẽ gật đầu rồi lặng lẽ đi trở ra với chị Mỹ. Mai Quốc Anh cố nhắc lại:

    - “Bảy giờ tối nay, anh nhớ nhé.”

    Tôi bắt tay cám ơn và từ giă chị Mỹ ngay khi ra khỏi cổng cơ quan điều tra. Nều đang ở bên Ḥa Lan th́ tôi sẽ ôm hôn chị. Tôi biết tôi sẽ xa chị nhưng tôi không nói, mặc dù chị nói chị sẽ phôn lại khách sạn để hẹn tôi nói chuyện. Tôi đón xe đi thẳng đến văn pḥng đại diện của hăng hàng không đặt tại phi trường Tân Sơn Nhứt. Trước đây mấy tháng hăng hàng không này đặt văn pḥng trong khách sạn nổi năm sao của Úc tại bến Bạch Đằng.


    Còn tiếp ...

  3. #4143
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Tôi hít một hơi dài cho không khí vào đầy hai cái lá phổi. Buổi chiều cuối tháng tư năm 1991, phi trường Tân Sơn Nhứt vắng hoe, mọi vật cũ rích và dơ dáy nên nh́n có vẻ buồn … Hay tại tôi đang buồn. Tôi muốn thoát khỏi nơi đây cũng giống như đồng bào miền Nam cố thoát khỏi nơi đây vào ngày này năm xưa. Ngày xưa đó tôi không có mặt ở đây nên không biết đồng bào đến đây đông như thế nào.
    Tôi không hiểu sao khuôn mặt sợ hăi của người phụ nữ đăng trên các báo trong những ngày sau cùng khi người phụ nữ đó có mặt tại Ṭa Đại sứ Mỹ cứ hiển hiện ra mỗi khi tôi nhớ lại những h́nh ảnh kinh hoàng của ngày tháng đó.

    Văn pḥng đại diện hăng hàng không trang trí như ở bên Tây và có máy lạnh làm tôi có cảm tưởng ḿnh đang ở xứ Tự Do, chứ không phải người đang t́m đường thoát. Tôi đưa tất cả giấy tờ cho cô nhân viên để cô vào tŕnh lại với viên đại diện. Tôi không biết chuyến bay c̣n chỗ trống không. Và, nếu như không được chấp thuận th́ tôi mua vé, miễn là c̣n chỗ.
    Và, nếu như phải chờ đợi đôi ba ngày th́ cũng không có ǵ làm tôi phải lo lắng. Tôi hoàn toàn tin chị Mỹ có thế lực mạnh đứng phía sau chị. Tôi sẽ nói cho chị biết về sự đ̣i hỏi quá đáng của “thằng ranh con” Mai Quốc Anh. Mai Quốc Anh không biết chị Mỹ là ai nên muốn làm tiền tôi lần cuối. “Thằng ranh con” Mai Quốc Anh rồi sẽ bị lănh đạo của nó thanh trừng.

    Bỗng cánh cửa pḥng mở ra và viên đại diện hăng hàng không xuất hiện đứng nh́n tôi và gật đầu chào. Ông đă thông cảm nên chấp thuận cấp cho tôi một chỗ trong chuyến bay vào khuya nay. Chuyến bay sẽ khởi hành lúc mười giờ tối và sẽ quá cảnh ở Bangkok. Trong khi cô thư kư đang làm thủ tục th́ có người điện thoại đến. Tôi nghe cô nói:

    - “Xin lỗi anh, hăng của chúng tôi không được phép tiết lộ tên của khách hàng.” Trả lời xong, cô lại tiếp tục làm việc. Thấy vậy tôi hỏi:

    - “Có phải họ t́m tôi không?”

    Cô không nh́n tôi nhưng gật đầu xác nhận. Tôi liền nghĩ ngay đến “thằng ranh con” Mai Quốc Anh đă cho người theo tôi. Hắn cho người theo xem tôi đi những đâu và gặp nhữngn ai chứ hắn và lănh đạo ở 3C Tôn Đức Thắng không có quyền ngăn cản tôi xuất cảnh.

    Hai mươi hai giờ hai mươi tám phút tối ngày 30 tháng tư năm1991 chiếc phi cơ của hăng hàng không Lufthansa của Đức quốc rời khỏi phi đạo đưa tôi xa khỏi Saigon, thoát khỏi nước Việt Nam thân yêu. Rời khỏi quê hương lần thứ hai này không biết ngày nào tôi mới quay trở lại. Nh́n xuống thành phố Saigon thân yêu c̣n quá nghèo và cũng không có nhiều ánh sáng làm ḷng tôi tê tái. Saigon là nơi tôi được sinh ra nhưng lại sống ở đây không lâu. Saigon là nơi tôi đă làm việc nhưng cũng không lâu.
    Những con đường Saigon mà tôi biết và đă đi qua th́, con đường mang tên Phan Đ́nh Phùng là nơi tôi sống qua những tháng ngày phải tranh đấu bằng trí óc để sống c̣n; cũng như đă có những ngày thật hạnh phúc dưới mái nhà của một người đàn bà hoàn toàn xa lạ nhưng đầy ḷng nhân ái. Chợ Vườn Chuối tuy gần nhà nhưng tôi chỉ có một lần phải vô đó đi chợ mà kỷ niệm th́ cũng khó quên.

    Một hôm Mẹ Hai bị bệnh nên nhờ tôi đi chợ mua một con cá lóc nặng khoảng ba bốn trăm gram. Mẹ Hai dặn đi dặn lại ít ra là ba lần: “Nhớ nói với người bán cá để cái ruột lại nghe con.” Tôi nghĩ, ruột cá th́ … chắc Mẹ Hai không ăn nhưng, để ruột lại làm ǵ th́ tôi không hỏi. Tuy nhiên tôi cũng dặn bà bán cá khi bà đang làm con cá cho tôi, để cái ruột lại bà nhé. Bà dạ dạ luôn miệng nên tôi yên tâm … quay đầu nh́n khắp khu chợ xem người ta bán những ǵ.
    Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi đi chợ Vườn Chuối. Mẹ Hai tôi nh́n con cá rồi cười. “Mẹ biết con sẽ bị người ta lấy mất cái ruột mà.” Vậy mà đến những năm 2000 – 2001, lần đầu tiên trong đời tôi mới được ăn ruột cá lóc nên mới biết nó ngon … hết sẩy. Hèn chi Mẹ Hai cứ dặn đi dặn lại đến ba lần mà tôi th́ chẳng hiểu ǵ cả.

    Saigon mà tôi có mặt để bắt đầu cuộc sống là Saigon yêu kiều, diễm lệ với ánh đèn đủ màu sắc về đêm; người và xe cộ dập d́u qua lại trên đường phố đông đúc cho đến tận khuya. Trai thanh gái lịch chiều chiều tản bộ qua các phố phường rất sung túc và luôn tươi cười vui vẻ … mặc dù đất nước đang bị bọn cộng phỉ gây chiến tranh và khủng bố …

    Nhưng không được bao lâu th́ tôi phải chứng kiến thủ đô Saigon tăm tối và u ám v́ không có điện. Nhà nhà tối tăm và người người bị đói v́ tên Tổng bí thư ngu xuẩn và hận thù người miền Nam tên Lê Duẫn ra lệnh ngăn sông cấm chợ. Saigon yêu kiều và diễm lệ bỗng một ngày trở nên nhếch nhác dơ dáy và hôi hám v́ bọn cộng phỉ nuôi heo, gà , vịt trong những căn biệt thự chúng chiếm được.

    Đúng là bọn rừng rú đi “giải phóng” người văn minh. Bọn cộng phỉ chủ trương phải chiếm nhà mặt tiền và các căn biệt thự để chia chác cho nhau nên người dân đă ca cho nhau nghe dựa theo bài ca của bọn phỉ: “Tiến về Saigon ta chiếm nhà mặt tiền …”

    Làm sao tôi quên được con đường Bà Huyện Thanh Quan có sạp bán báo mà mỗi sáng sớm tôi ghé mua, và rồi đi tiếp đến đường Hồng Thập Tự đến nhà thờ Đức Bà dự lễ nhất vào lúc năm giờ … Tất cả nay đang ở xa phía dưới ... mà tôi nghĩ đây là lần cuối cùng tôi thấy lại thủ đô của miền Nam Việt Nam.

    Tôi cố nhắm mắt để ngủ nhưng gương mặt của Phạm Cang lúc sáng cứ hiển hiện trước mặt tôi. Có lẽ Phạm Cang không ngờ tôi đă gặp chị Mỹ nên hắn tỏ vẻ mặt lo lắng. Nhớ lại một hôm trong lúc hỏi cung , Phạm Cang đă nói:

    - “Chúng tôi bắt anh là đúng luật. Mặc dù anh có quốc tịch Hà Lan nhưng anh cũng có quốc tịch Việt Nam”.
    Không hiểu sao lúc đó tôi không một chút sợ hăi nên tôi đă nói:

    - “Tôi không có một thứ giấy tờ nào của chế độ này cấp cho tôi. Tôi phải bỏ nơi đây ra đi v́ tôi bị đủ thứ người khủng bố tinh thần. Nếu nói tôi có quốc tịch Việt Nam th́ tôi có căn cước của chế độ cũ, tức là tôi có quốc tịch của Việt Nam Cộng Ḥa thôi.”

    Bốn gương mặt thân thương của những người biết chuyện và đă hết ḷng giúp đỡ tôi cứ hiển hiện ra trước mặt. Vào giờ phút chia tay , tôi đă không gặp mặt cả bốn người , để có một lời nào gọi là cảm ơn.
    Ôi ! buồn làm sao. Buồn tràn đầy con tim làm cho mắt tôi cay sè. Anh Chị Khương thường ngày vẫn ở nhà, thế mà hôm nay cả anh và chị lại đi Lái Thiêu nên khi tôi trở về lấy va-ly th́ không gặp được anh chị. Cũng may là tôi luôn gởi tiền trước rồi trừ lại sau nên tiền pḥng tiền ăn cũng c̣n dư chút ít chứ không bị thiếu. Chị Đào Hoàng Mỹ và Anh Huỳnh Sơn Phước, tôi sẽ viết thư cho mỗi người khi tôi về đến nhà.

    Vĩnh biệt bốn người mà tôi chỉ gặp trong thời gian ngắn nhưng đă để lại trong tim tôi biết bao h́nh ảnh đẹp và những điều khó quên.


    Còn tiếp ...

  4. #4144
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    18/3/1999

    Tôi đang ngồi làm việc trong pḥng th́ chuông điện thoại vang lên. Tôi nh́n đồng hồ , thiếu mười hai phút là sáu giờ chiều. Thường th́ vào giờ này và vào ngày này anh bạn ToPa phôn đến để hẹn trước cho chiều ngày mai sẽ gặp nhau ở đâu cho hết buổi tối thứ sáu.
    Anh ToPa là người mà năm xưa tôi đă gặp ở chợ trời và đă bán cho anh một cái quần với giá tượng trưng. V́ anh là người tôn trọng chữ Tín và dễ thông cảm nên sau đó tôi cũng đă giúp anh thoát khỏi bọn cộng phỉ và đă được chiếc tàu Smitlloyd 104 của Ḥa Lan vớt đúng lúc vào sáng sớm ngày 20/8/1980 sau bốn ngày trên biển khi mà chẳng c̣n bao lâu nữa th́ cơn băo lớn sẽ ập đến.

    Nếu anh ToPa không phôn trước th́ thường ngày thứ bảy tôi ít khi ra khỏi nhà v́ ngày Chúa Nhật tôi phải đi xem lễ sớm. Tôi cầm phôn lên.

    - “Alô…” Tôi chỉ mới alô th́ từ đầu giây bên kia một giọng nói tiếng Việt của người miền Bắc khẽ hỏi:

    - “Xin lỗi cho tôi gặp anh Tắc-Kè?” Tôi hơi ngập ngừng v́ từ lâu lắm rồi không c̣n ai gọi tên tôi mà thêm chữ Kè vô nữa. Tuy nhiên tôi cũng trả lời:

    - “Tôi đây, xin lỗi tôi đang nói chuyện với ai?”

    – “Thưa anh tôi tên Trường, là nhân viên Ṭa Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan. Tôi phôn đến anh để mời anh cuối tuần này hay cuối tuần sau ghé qua Ṭa Đại sứ uống ly rượu nhân dịp ông Đại sứ mới đến đây nhận nhiệm vụ.”

    Lúc đó tôi nghĩ đây là tṛ chọc ghẹo của mấy người bạn v́ ai cũng biết tôi ghét và thù bọn cộng phỉ th́ đời nào lại có chuyện … kinh dị như vậy xảy ra với tôi. Bạn của tôi thuộc đủ mọi thành phần, nhưng hầu như tất cả đều thích nói vui để chọc ghẹo nhau và không bao giờ giận nhau; tuy đôi lúc cũng bực ḿnh nhau. Có lẽ người ở đầu giây bên kia thấy tôi im lặng lâu nên alô ... alô hai tiếng v́ vậy tôi phải trả lời như đó là lời mời thật, đồng thời tôi cũng chuẩn bị sẵn câu để nếu đây là tṛ đùa th́ tôi sẽ không bị quê:

    - “Trước hết tôi cám ơn lời mời của sứ quán. Xin anh vui ḷng cho tôi biết anh mời tôi là … cá nhân anh hay anh đại diện ai?”

    – “Dạ, nhân dịp ông Đại sứ mới , đến đây làm việc và ông muốn mời anh đấy ạ.”

    Khoảng hai ba tháng trước tôi đă nghe anh ToPa cho biết sẽ có một người đại diện cho nhà cầm quyền Việt Nam đến nhận chức Đại sứ … lần đầu sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Sao biết ? Anh nói chủ của anh cho anh biết. (Chủ của anh là người Ḥa Lan có gặp tôi và muốn cùng tôi mở công ty hợp doanh. Ông kinh doanh các loại máy computer, c̣n tôi th́ quần áo trẻ em.) Tôi nghe vậy nhưng không quan tâm người đến người đi là ai. Bây giờ th́ … tôi thắc mắc sao ông này mới đến và đă biết tôi như thế nào mà mời.

    Thật ra th́ tôi chẳng có một chút tiếng tăm ǵ cả. Cơ sở cũng mới mở c̣n chờ chủ của anh Topa gia nhập th́ mới khai trương; th́ làm sao ông ta biết tôi. Dù sao th́ tôi cũng cần biết đây là lời mời thật hay là tṛ đùa của ai đó.
    Tôi trả lời anh Trường:

    - “ Xin anh Trường nói lại với ông Đại sứ là, tôi muốn mời ông Đại sứ cuối tuần tới đến một nơi nào đó để gặp nhau trước. Rồi tuần sau nữa … hay ngày nào đó tôi sẽ ghé sứ quán thăm ông Đại sứ sau.”

    – “Xin anh Tắc-Kè chờ tôi một tí nhé.”
    Tôi nghĩ anh Trường đang chuyển lời của tôi đến ông Đại sứ, nếu như vừa rồi là những lời đối đáp nghiêm chỉnh. Tôi vẫn hoài nghi ai đó muốn chọc phá tôi thôi. Một lúc sau anh Trường hỏi:

    - “Anh Tắc-Kè ơi, nếu gặp nhau th́ gặp ở đâu, và khi nào … anh?”

    – “Anh cho tôi khoảng … mười phút. Tôi sẽ phôn lại anh, anh Trường nhé.”

    Nói dứt câu là tôi cúp máy ngay. Tôi không ngờ lại có chuyện lạ đến như vậy, nếu đây là chuyện thật. Về địa điểm th́ không đâu hay bằng những thành phố lớn và có nhiều du khách, v́ vừa vui lại đẹp nữa. Tôi đang nghĩ đến nhà hàng Tàu ở gần khu đèn đỏ Amsterdam th́ bỗng đâu h́nh ảnh của một doanh nhân người Việt gốc Tàu nổi tiếng tại Ḥa Lan hiện ra trong đầu tôi.
    Vị doanh nhân này đang bị nhà cầm quyền thổ phỉ Việt Nam làm đủ tṛ hề để mong cướp đoạt tài sản. Anh bị xử tù mười ba năm nhưng tôi không biết anh bị giam ở đâu. Doanh nhân gốc Tàu này có người em ruột thường giao hàng cho một nhà hàng Nhật trong thành phố có nhiều du khách và ṣng bài có tiếng. Nhà hàng này nổi tiếng với món ăn Nhật và sang trọng.Tôi quyết định chọn nhà hàng này cho buổi gặp gỡ lần đầu tiên.

    Không khó khăn ǵ để t́m ra số phôn của sứ quán Việt Nam và địa chỉ nhà hàng Nhật. Tôi phôn lại sứ quán:

    - “Tôi là Tắc đây. Xin cho gặp anh Trường.” Từ đầu giây bên kia tiếng anh Trường thật vui:

    - “Dạ, tôi đây anh.”

    – “Nhờ anh Trường nói lại với ông Đại sứ là cuối tuần sau, thứ bảy ngày 27 khoảng sáu giờ chiều tại nhà hàng Sakura. Địa chỉ Gever Deynootplein số 155 thành phố Scheveningen.”

    Như vậy đúng là ông Đại sứ muốn mời gặp riêng tôi v́ trước đó Trường có nói: “Mời anh cuối tuần này hay cuối tuần tới ghé qua …” Tôi không thể tiếp tục làm việc được nữa v́ trong đầu đang có những câu hỏi cứ xuất hiện liên tục. Một người “vô danh tiểu tốt” như tôi th́ một tên Đại sứ lại t́m đến để làm ǵ? Ai đă giới thiệu tôi với hắn? Hắn gặp tôi với mục đích ǵ ?

    Vừa suy nghĩ tôi vừa nh́n quanh văn pḥng. Ṭa nhà này có hai tầng. Tầng trên là văn pḥng và có pḥng ngủ riêng, lớn và rộng răi. Cũng có nhà bếp rộng và pḥng ăn cùng nhà tắm ... đầy đủ tiện nghi. Tôi chưa từng tiếp người nào tại đây - ngoại trừ anh bạn ToPa và người chủ của anh - Tôi chỉ tiếp khách ở tầng dưới là pḥng trưng bày sản phẩm quần áo trẻ em từ ba tuổi đến mười lăm tuổi. Tôi định hôm nào khai trương tôi sẽ mời một số khách đặc biệt lên đây và, ai mệt th́ cứ … tự nhiên.


    Còn tiếp ...

  5. #4145
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Bên ngoài trời đầy tuyết làm trắng xóa cả một vùng rộng lớn. Những căn nhà chung quanh - là những văn pḥng và những công ty của người bản xứ - hầu hết mọi người đă ra về v́ tôi không nh́n thấy một chiếc xe nào c̣n ở đây. Tôi thấy chỉ c̣n mỗi chiếc xe của tôi ở đây thôi.

    Tôi không thê hiểu v́ lư do nào mà tôi lại “hân hạnh” được sứ quán Việt Nam gọi phôn mời đến uống ly rượu mừng nhân dịp người đại diện của một quốc gia mà tôi luôn xem những người cầm quyền là bọn phỉ.
    Tôi đă quá quen rồi với những tṛ hèn hạ của bọn cộng phỉ th́ đây phải là cố ư có chủ đích, hoặc đă có sự lầm lẫn qua giới thiệu nên một người không tên tuổi như tôi mới được chiếu cố từ một người đại diện của một quốc gia bị khinh rẻ nhất trên trái đất này.

    Tôi nhớ lại khi tôi rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 30 tháng tư năm 1991 trong nỗi uất nghẹn chất ngất nên, ngày 11/8/1991 tôi đă gởi thư bảo đảm cho nhà cầm quyền Việt Nam ở Ba Đ́nh, và một thư riêng, cũng bảo đảm, cho Phan Anh Minh.
    Mục đích viết thư chỉ là để cho bọn người ở Ba Đ́nh biết Pḥng điều tra thành phố Sàig̣n đă lấy tiền của tôi nhưng chưa chắc đă xung vào công quỹ mà đă chia nhau ăn xài hết rồi.
    Tôi ghi rơ người nhận tiền là Phạm Cang, Đội trưởng đội xét hỏi. Và, Mai Quốc Anh, cán bộ xét hỏi đă ṿi tôi tổng cộng là bao nhiêu để chung cho Phan Anh Minh. Tôi muốn tên Mai Quốc Anh phải bị thanh trừng ra khỏi ngành an ninh v́ đă qua mặt lănh đạo để ăn tiền riêng. Tôi có thể thu lại tất cả những ǵ tôi bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng đă lấy. Nhưng, tôi muốn bọn chúng xâu xé nhau v́ ăn chia không đồng đều. Và, như vậy là nhà cầm quyền Việt Nam và ngành an ninh Việt Nam ở Hà Nội đều đă biết về tôi.

    Sự việc một người trong ngành ngoại giao đại diện cho bọn lănh đạo trong nước lại muốn mời gặp riêng tôi th́ … Tôi không hiểu tại sao nên việc phải cảnh giác là chuyện đương nhiên. Tôi hoàn toàn không vui mừng và hănh diện mà trái lại đă làm cho tôi phải đề pḥng nhiều hơn. Tôi không bao giờ quên câu nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi quyết định rủ anh bạn ToPa đi theo để anh có ư kiến và cũng để nhận xét giúp tôi về ông Đại sứ.

    (Tôi là ToPa, là người được Anh Tắc trao lại quyển nhật kư khi Anh lâm trọng bệnh. Tôi muốn phổ biến bức thư mà Anh đă nhận từ Bà Đào Hoàng Mỹ, sau đó Anh mới gởi thư cho bọn người ở Ba Đ́nh để quư độc giả hiểu tại sao Anh nói Anh có thể thu lại tất cả những ǵ đă bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng lấy, nhưng anh đă không làm.
    Khi Anh c̣n đương thời, tôi có hỏi Anh: “Số ba cây vàng Anh đưa cho bà Mỹ mà anh nói không nghĩ là quá rẻ như vậy. Nhưng, tại sao khi viết thư cho bà Mỹ anh lại nói bà “chém hơi nặng”.” Anh nói: Bà Mỹ có trước sau hai người chồng đều là phỉ cả. Cộng với việc bản thân bà sống lâu năm và làm việc với nhà cầm quyền cộng phỉ th́ ít nhiều ǵ bà cũng phải bị nhiễm chút ít tính phỉ trong người. Tôi luôn quư trọng và kính nể bà. Nhưng, tôi cũng muốn bà phải trả lời thư tôi và tỏ thật những cảm nghĩ của con người từng được sinh sống yên lành và được ăn học đến nơi đến chốn dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Ḥa.
    Người tên Minh trong thư là em nuôi của tôi )

  6. #4146
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    (Tôi là ToPa, là người được Anh Tắc trao lại quyển nhật kư khi Anh lâm trọng bệnh. Tôi muốn phổ biến bức thư mà Anh đă nhận từ Bà Đào Hoàng Mỹ, sau đó Anh mới gởi thư cho bọn người ở Ba Đ́nh để quư độc giả hiểu tại sao Anh nói Anh có thể thu lại tất cả những ǵ đă bị bọn ba người ở 3C Tôn Đức Thắng lấy, nhưng anh đă không làm.

    Khi Anh c̣n đương thời, tôi có hỏi Anh: “Số ba cây vàng Anh đưa cho bà Mỹ mà anh nói không nghĩ là quá rẻ như vậy. Nhưng, tại sao khi viết thư cho bà Mỹ anh lại nói bà “chém hơi nặng”.” Anh nói: Bà Mỹ có trước sau hai người chồng đều là phỉ cả. Cộng với việc bản thân bà sống lâu năm và làm việc với nhà cầm quyền cộng phỉ th́ ít nhiều ǵ bà cũng phải bị nhiễm chút ít tính phỉ trong người. Tôi luôn quư trọng và kính nể bà. Nhưng, tôi cũng muốn bà phải trả lời thư tôi và tỏ thật những cảm nghĩ của con người từng được sinh sống yên lành và được ăn học đến nơi đến chốn dưới chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Ḥa.Người tên Minh trong thư là em nuôi của tôi.)


    ⦁ Trang thơ 1 :


    15 Võ t. Sáu P Đakao Q 1
    TP . Hồ Chí Minh 6/6 /91

    Anh T. kính mến ,
    Rất ngạc nhiên và rất vui khi nhận được thư Anh ... Sáng 1/5 tôi có gọi điện cho Anh , ở khách sạn tưởng lầm tôi là " bồ nhí " của Anh , nên họ ngập ngừng mãi , rồi mới " chia buồn " với tôi , là Anh đã đi từ chiều hôm trước ... Vài bữa sau Anh Minh có đến xin lỗi việc ra đi " không chào hỏi " của anh ... Nghĩ lại khôi hài quá anh nhỉ ! Tôi đã giao lại cho Anh Minh , tất cả các giấy tờ của Anh , chắc Anh đã nhận được rồi ... Tôi rất hãnh diện và cảm động , về lòng ngưỡng mộ " phục tài " tôi , mà Anh dành để cho tôi ; tuy nhiên tôi cũng rất buồn phiền vì Anh bảo tôi " chém " hơi nặng !! Thú thực tôi chỉ là người giúp việc và hoàn toàn bị động , kẻ chủ động định đoạt là người khác ... Nếu Anh cho tôi thời gian rộng rãi độ năm ba tuần lễ thì chi phí sẽ giảm rất nhiều ... Đằng này Anh " ra lệnh " , trong một tuần lễ phải xong ,



    ⦁ Trang thơ 2 :


    mà tôi chỉ làm trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã giải quyết dứt điểm ... Lẽ ra Anh phải thương tôi , quí tôi nhiều hơn nữa , thay vì trách tôi ... Tôi nói vậy có đúng không , hở Anh ? Nếu đúng Anh phải tạ lỗi với tôi nhé !
    Anh T. kính mến , đến hôm nay tôi hy vọng Anh được bình phục khỏe mạnh ... Phần tôi cũng đang nằm dưỡng bệnh hơn ba tuần lễ mà vết thương vẫn còn rỉ máu , chưa đi làm việc bình thường được ! Cách đây khoảng 10 ngày Anh Sơn Phước có đến thăm tôi cho biết có nhận được thư Anh , và hỏi thăm tôi về Anh , về cách cư xử của Anh đối với tôi ( vì Anh Phước biết rõ tôi và rất mến phục tôi ) . Tôi đã hết lời khen ngợi Anh , nên Anh Phước rất hài lòng về sự giới thiệu của mình . Tuy nhiên , cách đây 3 hôm nhận được thư Anh , tôi giận Anh lắm ! nên hôm nay , dù còn rất mệt nhưng cũng cố gắng viết thư hồi âm cho Anh ... ( phụ nữ lòng dạ hẹp hòi , hay hờn giận và lại giận dai nữa , mong Anh thông cảm )



    ⦁ Trang thơ 3 :


    Về vấn đề các Anh Công an , nếu Anh đã nhờ người khác thì thôi , còn nếu vì sợ rắc rối gì đó mà Anh sợ hãi bỏ qua thì tôi khuyên Anh đừng sợ , tôi bảo đảm có đủ khả năng và thế lực để giải quyết cho Anh ... Thôi thì tùy Anh suy nghĩ và quyết định nhé ! Tôi chỉ là người giúp việc và phục vụ lẽ công bằng , có công thì thưởng có tội phải phạt ...
    Về vấn đề Cha Lương tấn Hoằng là tôi quen với cha cách đây 20 năm về trước ... quen từ thưở còn là một cô Sinh viên mảnh mai với mái tóc thề xõa vai , chứ không phải là một mệnh phụ phu nhân già nua như hôm nay . Do đó Anh bảo tôi viết thư cho cha , nghĩ lại thì cũng ngại ngùng ... Có lẽ Anh cho Cha địa chỉ của tôi , nếu Cha còn ghi lại trong tâm tư hình ảnh xinh đẹp của tôi thưở trước , vì ngày xưa Cha rất " cưng " tôi , một cô bé thông minh nghịch ngợm nhưng lại là ... niềm vui của cha ... thì Cha hãy viết thư cho tôi trước , tôi hứa


    ⦁ Trang thơ 4 :


    sẽ hồi âm Cha ngay ... còn nếu vì thời gian xa cách quá lâu mà Anh cho tôi địa chỉ của cha , viết thư cho Cha trước , mà cha không nhớ tôi , không biết tôi là ai , không hồi âm thư thì tôi " quê " lắm ! Vậy nếu Anh có lòng muốn giúp tôi , thì Anh liên lạc với Cha , cho cha địa chỉ của tôi nhé ! xin cám ơn Anh nhiều ...
    Anh T kính mến , người ta thường nói đàn bà " nhiều chuyện " cũng đúng nhỉ ! Chứng cớ là tôi nói nhiều quá , Anh nhỉ ! Có lẽ đang nằm dưỡng bệnh nên buồn và tương đối rảnh rang . Sau này chắc không có nhiều thì giờ viết thư dài như hôm nay . Anh đọc thư dài đừng phiền tôi nhé ! Trước khi dừng bút , tôi chân thành gửi đến Anh những lời chúc tốt đẹp nhất , chúc Anh và gia quyến luôn vui khỏe , thịnh vượng , bình an ... Mong có dịp tái ngộ với Anh trong ngày gần đây ... Kính mến
    ( Ký tên )
    Hoàng Mỹ

  7. #4147
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Ngồi chỗ kín đáo trong nhà hàng Nhật Sakura nh́n ra đường, tôi để ư đến một người thanh niên Á Châu đi ngang qua nhà hàng và nh́n vô, rồi khoảng ba bốn phút sau anh quay lại và cũng nh́n vô. Anh làm như vậy ba lần. Tôi chắc chắn anh phải là người Việt Nam ở miền Bắc v́ cách ăn mặc và gương mặt của anh tôi không thể nhầm lẫn được.

    Quá giờ hẹn mười phút rồi mà ông Đại sứ Việt Nam vẫn chưa đến. Tôi bỗng chợt nhớ ra là người cộng sản thường hay sợ sệt mỗi khi đến nơi lạ v́ họ có quá nhiều người thù ghét.
    Tôi nghĩ anh thanh niên mà tôi thấy đi qua đi lại trước nhà hàng là an ninh của sứ quán; đến trước để quan sát địa điểm và t́nh h́nh. Nghĩ vậy nên tôi yên trí và không c̣n mong ngóng nữa. Ông Đại sứ sợ nên đă cho người đến trước ḍ xét và khi biết an toàn ông mới đến.

    Ông đến trễ mười bảy phút. Người tài xế của ông Đại sứ chính là người đă phôn cho tôi hôm nào, tên Trường. Nhưng, trong buổi gặp gỡ lần đầu giữa ông Đại sứ và tôi, thế mà người tài xế lại được phép ngồi chung bàn và ngang hàng với ông Đại sứ đă cho tôi ư thức rằng, hắn không phải là tên tài xế b́nh thường mà là người phải có chức vụ.

    Viên Đại sứ Việt Nam và tôi bắt tay nhau. Tôi giới thiệu anh ToPa là người thân và đang cùng làm việc với tôi.

    - “Tôi tên Thắng. Đinh Hoàng Thắng. Rất hân hạnh được gặp anh Tắc-Kè buổi tối nay.” Ông Đại sứ người hơi thấp chỉ khoảng một thước sáu mươi tư sáu mươi lăm.

    Ông là người Bắc Kỳ xấu trai với nước da ngâm đen làm cho gương mặt của ông có vẻ tối tăm. Tuổi của ông vào khoảng bốn mươi chín đến năm mươi mốt. Nếu đúng như tôi đoán th́ ông lớn hơn tôi vài tuổi. Ông luôn tươi cười để tạo cho gương mặt được rạng rỡ.

    - “Anh Thắng cứ gọi tên tôi là Tắc. Chữ Kè tôi thêm vô khi miền Nam Việt Nam bị mất v́ lúc đó tôi gặp nhiều khó khăn.”

    Ông nghe tôi nói th́ gật đầu chứ không hỏi. Trong những câu nói đầu tiên, ông nói nhiều về những khó khăn của đất nước mà những điều đó không làm cho tôi bận tâm lắm. Theo tôi, nước Việt Nam càng nghèo bao nhiêu, người dân càng khổ bao nhiêu … th́ tức khắc sẽ có một cuộc cánh mạng thật sự bùng lên.

    Ư nghĩ này khi nói ra tôi đă bị nhiều người lên án v́ người Việt Nam ở ngoài này đa số vẫn c̣n thân nhân ở trong nước. Mà, t́nh thương và tương trợ trong mỗi gia đ́nh Việt Nam là rất quan trọng. Có lần anh ToPa nói: “Có lẽ anh sống xa gia đ́nh và không có người thân thích ruột thịt nên anh nghĩ vậy. Khi nào anh có vợ con rồi th́ anh sẽ nghĩ khác đi.”
    Tôi nghĩ tôi sẽ không bao giờ có được người đàn bà nào chịu chung sống với tôi đến lúc bạc đầu. Một điều mà nhiều người không hiểu được đó là, những vị tu sĩ công giáo và những người sống lâu năm trong nhà ḍng đều có bản tính độc tài do cách truyền dạy để đào tạo vị tu sĩ. Có nhiều vị Linh mục xin trở về đời sống b́nh thường và lấy vợ nhưng đều không chung sống được lâu. Các bà xác nhận là các ông “độc tài quá.”

    Viên Đại sứ cắt ngang ḍng suy tư của tôi :

    - “Tôi nhân danh chính phủ kêu gọi anh Tắc hăy bỏ qua mọi chuyện xưa cũ mà trở về góp sức góp của xây dựng lại đất nước. Sứ quán sẽ tạo mọi điều kiện dễ dàng để anh đóng góp công sức cho nước nhà …”

    Tôi gật đầu và cười như hài ḷng lắm nhưng không phải vui v́ lời kêu gọi của ông, mà chỉ v́ ông đă không thêm chữ ‘được’ vào câu nói. Mới gặp nhau chỉ mấy phút mà tôi thấy ông có vẻ là người có học thức thật sự.
    Tôi nói có vẻ là v́ tôi luôn nghĩ những tên Việt cộng ngu dốt. Nhưng, tại sao ông lại nói tôi bỏ qua mọi chuyện xưa cũ ? Chẳng lẽ ông cũng đă biết chuyện xảy ra hồi 1991 của tôi ? Hay đây là câu nói chung chung v́ người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đa số là những người từng bị trù dập đến phải bỏ nước ra đi xin tỵ nạn ?

    Nếu nói chính sách của nhà cầm quyền cộng phỉ đang kêu gọi những doanh nghiệp hải ngoại về nước , th́ tôi quả là con số không to tướng so với những người Việt Nam có tài sản ở đây. Tôi mới lập công ty và mới buôn bán qua lại với chỉ ba công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chưa khai trương cơ sở chỉ v́ vấn đề tài chánh c̣n hạn chế.
    Hiện tại tôi chỉ đủ trả tiền cho một người bản xứ phụ giúp công việc ngoại giao và tiếp xúc với khách hàng nội địa. Ngoài ra th́ mọi công việc trong công ty , tôi đều đảm trách hết. Tôi vừa là thư kư, vừa là kế toán, vừa là dọn dẹp, vừa là người đi giao hàng … Tôi đang chờ người chủ của anh ToPa hợp tác th́ sau ngày khai trương may ra tôi mới có cơ hội khá hơn.

    - “Trước khi trở thành nhà ngoại giao, tôi đă là nhà báo. Tôi từng viết báo và làm thơ cho nhiều tờ báo.” Thắng nói với vẻ mặt hănh diện v́ xă hội nào cũng trọng người “có chữ”

    - “Về thơ phú th́ tôi dốt đặc anh Thắng à. Viết một cái thư b́nh thường th́ tôi có thừa khả năng chứ hơn nữa th́ đành chịu. Có lẽ tôi sinh ra đời chỉ để làm những công việc lặt vặt kiếm chút tiền lẻ thôi.”

    Anh ToPa nh́n tôi như có ư muốn nói là: “Tại sao anh lại hạ ḿnh như vậy với hắn. Coi chừng hắn sẽ lên mặt ngay đó. Bọn chúng ngu nên cứ tưởng ḿnh là đỉnh cao trí tuệ.”

    – "Tôi có nghe về công việc làm của anh hiện tại. Tôi biết công ty của anh là qua Pḥng Thương Mại. Tôi có ư muốn giới thiệu với anh vài ba công ty may mặc của nhà nước cũng như của tư nhân. Việt Nam cần những người như anh để giới thiệu các sản phảm.”

    Về điều ông vừa nói tôi cũng đă biết từ lâu rồi. Nhà cầm quyền trong nước từ bao lâu nay bị thế giới ruồng bỏ, nay muốn góp mặt nên cần những người trung gian là những kiều bào đang sinh sống ở các nước mà nhà cầm quyền muốn đưa các sản phẩm sản xuất trong nước đến. Nhưng, tôi nghĩ mục đích thật sự của ông không phải như vậy.
    Trong một buổi gặp gỡ chỉ đôi ba tiếng đồng hồ th́ không dễ dàng cho tôi biết được mục đích thật với những con người nhiều mưu mô lừa lọc … như ông. Dù sao th́ tôi cũng phải có đôi lời để tỏ là ḿnh cũng rất “hồ hởi phấn khởi”. Tôi nói:

    - “Tôi cám ơn những điều anh Thắng nói với tôi tối hôm nay. Để thông cảm và hiểu nhau nhiều hơn, tôi mời anh Thắng đến chỗ tôi làm việc rồi khi nào thuận tiện tôi sẽ đến sứ quán thăm anh và mọi người.”

    – “Tôi rất vui được đến thăm công ty của anh. Anh xem ngày nào … th́ cho tôi biết tôi sẽ sắp xếp.”


    Còn tiếp ...

  8. #4148
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Tối nay tôi muốn uống rượu chừng mực thôi để cái đầu c̣n tỉnh táo. Ngặt nỗi Thắng uống cạn ly th́ chờ tôi chứ Thắng không chịu cho anh ToPa rót rượu vào ly của Thắng. Tôi không có việc ǵ mà phải vội vă. Hăy nói về những chuyện vô thưởng vô phạt rồi từ từ th́ điều tôi muốn biết cũng sẽ biết. Thắng c̣n đến ba năm làm việc ở đây. Nghĩ vậy nên tôi uống với Thắng thoải mái v́ lát nữa anh bạn ToPa sẽ lái xe.

    Chúng tôi có hẹn trước với nhau như vậy rồi. Bốn phần ăn mắc tiền nhất trong thực đơn tôi đặt cho bốn người, nhưng không ai ăn nhiều mà uống th́ rất nhiều. Bốn người uống hết chai Hennesy XO nhưng vẫn chưa đủ , nên sau đó tôi kêu từng ly cho mỗi người chứ không kêu nguyên chai như lúc đầu. Những thực khách người bản xứ ngồi gần bàn của chúng tôi lộ ánh mắt ngạc nhiên nh́n bốn phần ăn c̣n gần như nguyên vẹn.

    Chúng tôi vừa nói vừa uống, nhưng luôn là những câu nói để đẹp ḷng nhau. Tôi tấm tắc khen Thắng khi Thắng khoe có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp tại Hung Ga Ry :

    - “Được quen anh Thắng là điều vinh hạnh. Tôi sẽ trở về lại Việt Nam khi thời điểm cho phép. Lúc đó chắc chắn tôi sẽ nhờ đến anh nhiều.”

    Tôi chưa đến sứ quán Việt Nam lần nào, nhưng các bạn tôi kể là, người Việt ḿnh khi đến sứ quán Việt Nam tại Bỉ hoặc Pháp để xin visa – v́ lúc đó Ḥa Lan chưa có sứ quán – th́ luôn luôn khúm núm tỏ vẻ sợ sệt, và khi nhân viên sứ quán nói điều ǵ th́ dạ dạ luôn miệng. Tôi nghĩ, có lẽ người Việt sống ở nước ngoài sợ bọn người trong các sứ quán, vốn có tính tiểu nhân sẽ hoạnh họe để làm tiền chứ không phải khúm núm v́ sợ không cấp visa. Cầu mà được cấp visa cho kiều bào v́ vừa được tiền vừa được tiếng.

    Mười một giờ hơn, chúng tôi mỗi người uống ly café cho tỉnh táo và rồi mười một giờ năm mươi phút chúng tôi cùng đứng lên ra về. Trường đi trước ra cửa để đi lấy xe. Thắng và tôi cùng đi ra cửa. Anh bạn ToPa đi phía sau. Trước khi Thắng bước vào trong xe, Thắng đă ôm tôi như những tên cộng phỉ thường ôm nhau khi gặp nhau như tỏ t́nh thắm thiết lắm :

    - “Cám ơn anh về bữa ăn tối nay. Ngon và vui quá. Hẹn gặp lại anh thật sớm. Hăy liên lạc với tôi qua email anh nhé.” E-mail của Thắng; thang.dshl@wxs.nl

    Thắng đi rồi anh bạn ToPa và tôi đi bộ đến quán café gần đó để nói chuyện về buổi tối nay.
    Mấy ngày trước tuyết c̣n nhiều. Hôm nay tuyết tan nên đường sá lầy lội v́ vậy anh ToPa lái xe rất chậm. Con đường xa lộ hun hút trong bóng đêm có sương mù dầy đặc mà khoảng cách c̣n tám mươi cây số nữa mới về đến nhà. Anh ToPa mở sưởi trong xe chỉ vừa đủ cho khỏi mờ kiếng v́ anh sợ mở ấm quá sẽ dễ ngủ gục.

    - “Dù cuộc đời có bao nhiêu biến động và bao nhiêu cuộc thay đổi tiếp nữa th́ anh cũng đừng bao giờ quên những ǵ đă xảy ra với anh năm 1991.” Lời của anh bạn ToPa làm cho tôi bỗng nhớ lại những đêm trong pḥng tạm giam ở 3C bến Bạch Đằng.

    Có lẽ khi đó tôi cũng bị … lạnh lẽo và cô đơn nên cứ bị ám ảnh hoài. Dù sao th́ đó cũng là kỷ niệm, tuy buồn nhưng rất đáng nhớ. Trụ sở điều tra thành phố ở 3C bến Bạch Đằng hiện nay đă được bọn Đài Loan đến đầu tư làm cái ǵ th́ tôi không biết. Những người tù sẽ bị đem đi giam nơi nào? Chí Ḥa hay nhà lao Gia Định Phan Đăng Lưu ? Thân phận người tù th́ đi đâu cũng ở trong pḥng kín thôi.

    Nếu bị tù v́ tội ăn cướp ăn trộm … th́ c̣n hiểu được. Sống dưới chế độ mà bất cứ thứ ǵ có giá trị đều bị nhà cầm quyền t́m cách cướp đoạt th́ cuộc sống của con người sẽ thê thảm đến như thế nào.
    Nhưng, nếu bị tù v́ tội giết người hoặc hiếp dâm th́ không thể chấp nhận được. Tội này cần trừng trị thật nặng. Qua báo chí tôi được biết năm 1992 có một ông Tướng Mỹ qua Việt Nam xin nhà cầm quyền trả tự do cho ông Giám đốc Đỗ Ngọc Long. Tôi thật không ngờ lúc ḿnh bị tạm giam th́ ông cũng đang bị giam tại đó mà tôi không biết.

    Ông bị bọn cộng phỉ giam cầm lâu quá. Cuộc sống của con người tạm xem như có sáu mươi năm. Sáu mươi năm không dài cho một đời người … như ông, nhưng lại bị bọn cộng phỉ làm cho trở thành vô tích sự mất gần hai mươi năm.
    Thế rồi bây giờ bọn chúng lại kêu gọi những người bị chúng hành hạ, bị chúng bỏ đói … chẳng hạn như những viên sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, như với ông Đỗ Ngọc Long và như với tôi; là hăy quên đi chuyện bị giam cầm và hành hạ để cùng chúng chung sống dưới sự cai trị của bọn chúng.

    Không bao giờ. Đối với tôi không bao giờ có chuyện quên quá khứ một cách khơi khơi và dễ dàng như vậy được. Thật sự th́, nếu tôi có muốn quên cũng không bao giờ quên được. Tôi nh́n sang anh bạn ToPa. Có lần anh và tôi nói về sự ḥa giải ḥa hợp mà bọn cộng phỉ đang ra rả kêu gọi trên các báo mạng. Anh ToPa đă hỏi tôi:

    - “Chẳng lẽ ḿnh cứ thù bọn chúng măi sao ? Cũng phải cho bọn chúng một cơ hội chứ?”

    – “Lúc đầu tôi nghĩ, chỉ khi nào bọn cộng phỉ chịu cúi đầu xin lỗi đồng bào miền Nam về những tội ác trả thù mà bọn chúng đă gây ra sau khi chiếm được miền Nam, th́ khi đó hận thù mới xem như được xóa bỏ. Nhưng, anh ToPa cứ chờ đợi rồi sẽ thấy rơ là, bọn phỉ nếu có làm như vậy cũng chỉ là giả dối để qua ải mà thôi. Bọn chúng muốn cầm quyền và muốn không có người chống đối. Khi nào bọn chúng c̣n nắm quyền lực th́ vẫn sẽ gây những bất công và cướp của của đồng bào chỉ v́ bọn chúng là phỉ mà. Việt Nam phải thay đổi thể chế th́ khi đó người người mới có được hạnh phúc thật sự.”


    Còn tiếp ...

  9. #4149
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Tôi cũng vừa nhớ đến chị Luật sư Đào Hoàng Mỹ. Trong bốn người mà tôi luôn nhớ đến, chị Luật sư Đào Hoàng Mỹ là người tôi nhớ nhiều hơn cả , v́ chị đă hồi âm thư cho tôi. Năm 1991 phe nhóm của chị Mỹ mạnh, thế mà vào khoảng năm 1997 – 1998 tôi đọc báo trên mạng và biết chị bị nhà cầm quyền cấm hành nghề Luật sư. Phe nhóm của chị đă không c̣n như ngày nào nữa.
    Hoặc, cũng có thể tên cán bộ, là chồng thứ hai của chị đă chia tay chị nên chị bị mất thế chăng? Nếu tôi trở lại Việt Nam th́ người đầu tiên tôi liên lạc không phải là chị mà là anh chị Khương.

    - “Mọi chuyện đều có thể bắt đầu làm lại nếu như cái đầu của tôi c̣n minh mẫn. Tôi c̣n sáng suốt quá phải không anh ToPa? Nếu chẳng may tôi bị thất bại th́ anh sẽ tiếp tục … anh đồng ư không?” Anh ToPa quay đầu qua nh́n tôi và hỏi :

    - “Chuyện ǵ mà quan trọng vậy?”

    - “Tôi sẽ làm cho tên Đại sứ Đinh Hoàng Thắng phải tha hóa, phải ăn hối lộ, phải nhận tiền của tôi. Và, phải ân hận v́ tôi!”

    03/04/1999

    Anh ToPa phải thốt lên câu nói khi nh́n thấy sứ quán Việt Nam: “ Một đảng cầm quyền và sứ quán Việt Nam nằm trên con đường một chiều. Điều nhỏ nhặt như vậy cũng làm cho tôi phải suy nghĩ.”
    Hôm qua Thắng phôn mời tôi chiều hôm nay đến thăm sứ quán. Có lẽ từ hôm gặp nhau ở nhà hàng Sakura cho đến nay Thắng không thấy tôi liên lạc nên phôn mời đến sứ quán.

    Khi xe chạy gần đến sứ quán tôi phôn cho Thắng nên Thắng đón tôi và chỉ cho anh ToPa đậu xe ngay trước cửa sứ quán. Sứ quán là căn nhà cùng một dăy nhà thuộc loại xưa cũ nhưng được sơn phết lại nên nh́n cũng … tạm được. Trước cửa sứ quán có treo lá cờ máu thật lớn. Trong sứ quán mọi thứ đều được sắp xếp gọn ghẽ và sạch bóng.
    Trong pḥng tiếp khách đến xin visa hay giấy tờ ǵ đó có treo mấy bức tranh phong cảnh của ba miền đất nước Việt Nam. Tôi đặc biệt chú ư đến bức tranh có mấy người Thượng mấy con voi và thác nước mà tôi đoán là phong cảnh ở Pleiku v́ không thấy ghi địa danh nào. Những tấm tranh treo tường làm gợi nhớ lại thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hoà miền Nam quá. Thời gian đó nếu người nào đi thăm thắng cảnh mới thật sự thấy thơ mộng và hữu t́nh.

    Nh́n tấm tranh làm sao tôi có thể quên được quốc lộ số 7 năm tôi c̣n là cậu bé con và thường đi trong chiếc xe đ̣ hiệu Sanh Ḥa trên con đường này. Thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm quê hương miền Nam đă có nhiều tháng năm thật thanh b́nh. Xe đ̣ ngày đó chạy cả ngày lẫn đêm. Một thời gian sau khi bọn cộng phỉ gây chiến tranh xâm lược th́ quốc lộ này đành phải bỏ hoang.

    Thế rồi … tháng ba năm 1975 quốc lộ này đă chứng kiến những đau đớn tủi hờn của dân tộc đang dần bị nhuộm đỏ bởi bon cộng phỉ dă man … Thắng đưa tôi vào pḥng khách nhưng không đóng cửa. V́ có chủ đích nên tôi chờ cho anh ToPa vào tôi mới tự tay khép nhẹ cánh cửa rồi lấy từ trong túi áo vest ra một cái bao thư không dán:

    - “Đây là quà tôi mừng anh. Tôi mong sứ quán tạo điều kiện để tôi có dịp giúp lại sứ quán và quê hương.”
    Thắng hơi bất ngờ và ngại khi thấy anh ToPa đang nh́n Thắng và tôi nên chưa chịu cầm. Tôi bồi thêm:

    - “Một ngàn đô la Mỹ th́ không nhiều lắm. Anh giữ lấy v́ tôi đang làm ăn cũng được. Rồi th́ chính anh lại sẽ giới thiệu các công ty trong nước cho tôi … coi như có qua có lại. Nếu tôi có chén cơm, tôi cũng muốn anh phải được chén cháo.”

    Tôi gài cho Thắng từ nay phải nhận tiền của tôi. Tôi chưa từng thấy ai chê tiền bao giờ. Thật sự th́ tôi chưa từng nh́n thấy điều đó xảy ra. Thắng định từ chối lấy lệ nhưng v́ tôi nói, đây là quà mừng anh, rồi chính anh sẽ giới thiệu các công ty cho tôi , nên Thắng liền cho ngay bao thư vào túi áo vest và quay người về phía sau lấy chai rượu chát đỏ của Pháp và tự tay khui ra mời tôi và anh ToPa.

    Thắng chịu nhận tiền của tôi ngày hôm nay th́ rồi sẽ “được” nhận dài dài.

    - “Mời hai anh ngồi đây.” Thẳng chỉ tay vào ghế.

    Tôi nh́n quanh căn pḥng. Pḥng khách nhỏ v́ là loại nhà xưa nhưng có đến bốn khung cửa sổ với những tấm rèm trang nhă. Căn pḥng có mùi thơm của một loại dầu được tỏa ra nhờ có điện tác động. Khắp pḥng có đến ba cái bàn nhỏ mặt bàn bằng kiếng và một cái bàn lớn chung với bộ salon Tôi không biết những cái bàn nhỏ đó dùng làm ǵ mà nhiều vậy. Tôi ngồi quay lưng lại phía cửa. Phía trên đầu tôi có treo tấm h́nh “bác” ngồi làm việc ngoài vườn.


    Còn tiếp ...

  10. #4150
    Tran Truong
    Khách

    Quyển Nhật Kư Của Tắc-Kè _ Topa

    Suốt buổi tối hôm nay tôi không gặp mặt Trường nhưng gặp hai người đàn bà. Một được Thắng giới thiệu là bà xă tên Mai. Người kia là Bí thư thứ nhất tên Nguyễn Thị B́nh. Tên của bà cũng làm cho tôi nhớ đến người đàn bà trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Chắc chắc bà B́nh kia cũng được … sáng mắt sáng ḷng nhưng không có can đảm phản kháng lại nên muối mặt chịu nhục trong những chức vụ hữu danh vô thực.

    Bà B́nh Bí thư thứ nhất của sứ quán ốm như con mắm nhưng ăn nói thật nhỏ nhẹ và lịch sự. Ngồi một lúc bà B́nh đi ra và khi trở vào bà cầm theo dĩa mồi nhậu có nhiều loại xúc xích và dĩa củ kiệu.

    - “Cảm ơn chị B́nh.” Tôi nói khi bà mời tôi, tôi lấy nỉa ghim miếng xúc xích.

    - “Bà xă của tôi có đi du học bên Úc bốn năm. Sau đó về nước làm tiếp viên hàng không Air Việt Nam rồi gặp tôi.”

    Bà Mai – Bà Đại sứ là người đàn bà đẹp và lịch sự. Thắng có được người vợ như bà để giao tiếp với người của Bộ Ngoại Giao bản xứ th́ hay quá. Bà có tướng cao và sang. Cao hơn Thắng nhưng … có lẽ c̣n nghèo. Tôi nh́n thấy bà cũng có đeo nữ trang nhưng toàn loại nhỏ xíu và rẻ tiền. Chiêc nhẫn vàng nhỏ xíu và mỏng mà tôi đoán chỉ cỡ vài phân thôi. Tôi quyết định sẽ tặng bà chiếc nhẫn hột xoàn trong lần gặp tới. Nhẫn nhỏ thôi nhưng là loại thật tốt.

    - “Anh có định khi nào về thăm lại Việt Nam không?” Bà Mai hỏi.

    - “Khi nào anh Thắng thấy cần giới thiệu các công ty may mặc trong nước th́ tôi sẽ về. Phải về trước một lần để xem sao rồi mới tính được”

    Thắng vui vẻ nói:

    - “Ngoài Bắc th́ có May10 của ông Quang, cũng là chỗ bạn bè với tôi. Trong Nam có Texgamex. Tôi sẽ viết thư giới thiệu cho anh cả hai nơi. Hai nơi này sẽ đưa anh đi giới thiệu với các công ty của cả nước. Ngoài ra tôi cũng viết thư giới thiệu cho anh hăng giầy dép Bitis … cũng là chỗ quen biết cả.”

    – “Nếu vậy tôi sẽ về Sàig̣n trước và sẽ đến Texgamex và Bitis xem sao. Lần khác tôi sẽ ghé Hà Nội.”

    Bà xă của Thắng hỏi:

    - “Anh đến Hà Nội lần nào chưa?”

    – “Chưa chị.”

    Buổi gặp gỡ vui nên đến chín giờ tối tôi mới từ giă ra về. Một món quà mà Thắng “trả lễ” lại cho tôi hôm nay khi Thắng nói như ra lệnh cho bà Bí thư thứ nhất: “Chị B́nh à, từ nay anh Tắc được miễn lệ phí visa v́ là người sẽ về giúp quê hương đấy.”


    01/06/1999

    Sáng hôm nay thứ ba, ngày 1 tháng 6 năm 1999 là ngày khai trương công ty xuất nhập cảng quần áo trẻ em và máy computer; sau hai tháng tôi qua lại Việt Nam theo thư giới thiệu của Đinh Hoàng Thắng.
    Cuối cùng th́ Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam do Lê Quốc Ân làm Chủ Tịch đă kư Quyết Định số: 391/ QĐ/ TC-HC ngày 27/5/1999 thừa nhận Texgamex – Europe sẽ là nơi giới thiệu và phân phối các sản phẩm của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đến toàn Âu Châu. Texgamex Saigon Việt Nam do Nguyễn Mạnh Hùng làm Giám đốc đă đề nghị tôi đặt tên cho công ty của tôi là Texgamex-Europe. Nếu không có phía Việt nam tham dự th́ công ty hợp doanh Texgamex – Europe vẫn sẽ khai trương nhưng với tên khác và vẫn sẽ có hai Giám đốc.

    Một Việt Nam là tôi và một Ḥa Lan là anh J.F. van de Poll. Anh Poll nhỏ hơn tôi hai tuổi, là người có bằng Cử nhân về kinh doang. Anh Poll và tôi sẽ chịu mọi chi phí ngày khai trương. Nguyễn Mạnh Hùng kết hợp sự việc chính phủ Ḥa Lan mời viên Thứ Trưởng Bộ Công Nghiệp Việt Nam qua để kư nhận kinh phí tài trợ trong chương tŕnh trợ giúp giải quyết (xử lư) nước thải. Nguyễn Mạnh Hùng sẽ chịu chi phí quà cáp cho các người bên phía Việt Nam. Buổi khai trương Texgamex-Europe sẽ bắt đầu vào lúc mười giờ với sự hiện diện :

    Lê Huy Côn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Nghiệp Việt Nam.
    Lê Quốc Ân, Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam.
    Đinh Hoàng Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Ḥa Lan.
    Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Sàig̣nTexgamex.
    Và, tám Giám đốc các Công Ty may mặc trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.

    Buổi lễ khai trương tôi có mời rất nhiều người Việt Nam đến tham dự. Đặc biệt sẽ có mười hai (12) người đẹp Việt Nam sinh sống tại Ḥa Lan sẽ mặc áo dài đứng hai bên đón quan khách và tặng hoa. Tôi không bất ngờ khi những người Việt mà tôi mời chỉ hiện diện có hai người. Tôi chỉ bất ngờ khi mười hai người đẹp mà tối hôm trước ngày khai trương đều hứa chắc sẽ đến nhưng, đến giờ khai trương vẫn không thấy bóng dáng người đẹp nào cả.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •