Page 403 of 471 FirstFirst ... 303353393399400401402403404405406407413453 ... LastLast
Results 4,021 to 4,030 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4021
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ban biên tập của chương tŕnh phát thanh gồm có: đại uư Thịnh, chủ bút; thiếu uư Nguyễn Triệu Nam, cây viết và linh hồn của chương tŕnh: và ba cô thơ kư đánh máy. Xướng ngôn có Thảo, một người đẹp không biết từ đâu giáng xuống Cần Thơ. Mỗi lần Thảo bước vô cổng trại Lê Lợi, xe Jeep ngừng chạy, gác cổng bị trặc cổ, lính Mỹ ở các văn pḥng huưt gió, chim trên cành cũng phải giựt ḿnh vỗ cánh bay xa.

    Tôi được làm đệ tử của thiếu uư Nam. Chúng tôi ngồi cái bàn viết của ông đại uư Mỹ. Ông là nhiếp ảnh viên trưởng, nên tới ba tuần ông mới về Phòng V một lần. Khi ông về, thiếu uư Nam và tôi chuyển ra cái bàn bên ngoài, hoặc chúng tôi đem giấy xuống câu lạc bộ làm việc. Tuần lễ đầu tiên, thiêu uư Nam cho tôi đọc báo quân đội do ông lựa chọn. Tôi phải đọc những bài ông làm dấu X bằng mực đỏ. Đó là những bài b́nh luận của cấp chỉ huy các binh chủng, và những bài của những cây viết “có tiếng” của Nha chiến tranh tâm lư.
    Tôi c̣n là học tṛ tḥ ḷ mũi xanh, làm sao biết được những cây viết “có tiếng” trên Sài g̣n. “Có tiếng”, với tôi thời đó là Khái Hưng, Nhất Linh, Hồ Biểu Chánh chuyện ma. Lê Xuyên nổi tiếng như cồn, nhưng má cấm tôi đọc. Tôi chỉ được đọc những sách má cho phép mà thôi. Thiếu uư Nam muốn tôi bỏ cách viết văn mà tôi đă học ở trường.

    Ông muốn tôi hít thở cái không khí của tuyên truyền. V́ vậy, suốt tuần lễ đầu tôi phải cố gắng “nuốt” những bài báo viết khô khan trong đống báo quân đội mà thiếu uư Nam giao cho. Ông muốn tôi mau chóng “trưởng thành” như một người lính. Tôi thầm tự hỏi, một cô gái mới 18 vừa chân ướt chân ráo ra khỏi trường, dù có ăn gian thêm một tuổi cũng mới có 19, làm sao có thể rượt thời gian để trưởng thành như một người lính được.
    Rồi ai hưởng cái tuổi mới dậy th́ giùm tôi đây? Mà làm sao tôi có thể trưởng thành như một người lính của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà được? Các anh ra chiến trường, luôn luôn nằm kề bên cái chết với cây súng, gối đầu bằng cô đơn, với những giấc mơ gia đ́nh, đất nước và ḥa b́nh? Tôi biết cái can đảm của tôi lớn bằng hai lá gan, những chưa thể so sánh với cái can đảm của người lính chiến. Nghĩ vậy, tôi tự nhủ phải ráng học với ông thiếu uư để làm việc.

    Tôi gọi thiếu uư Nam bằng “ông Nam”, dù ông không bằng ḷng, v́ tôi chưa quen dùng cấp bậc để gọi một người trong quân ngũ. Ông rất kiên nhẫn, tử tế, và thích dậy học. Sau những giờ gấp rút để hoàn tất một chương tŕnh cho cô Thảo thâu gởi xuống đài phát thanh Sóc Trăng, thiếu uư Nam và tôi thật sự làm quen với nhau. Ông sanh trưởng trong một gia đ́nh Nho giáo ở Hà Nội, di cư vào Nam cùng với hơn 800.000 người muốn sống tự do. Tôi không biết ǵ nhiều về quá khứ của ông, nhưng tôi có cảm tưởng ông không có nhiều cảm t́nh với đàn bà. Mỗi khi nói đến đàn bà, ông thường có giọng cay đắng. Một hôm, thấy tôi nhăn mặt khi nghe ông kể một chuyện tình, ông vội nói:

    - Cô là con gái, chưa phải là đàn bà. Dù có già thêm vài tuổi cô vẫn giữ được cái ngây thơ của cô.

    Thỉnh thoảng, ông cho tôi xem những bài thơ ông ca ngợi đàn bà. Có bài nói về một người con gái với lời thơ nhẹ nhàng, có bài với những lời âu yếm dành cho một mối t́nh. Ông là người đa t́nh, đa cảm, nên dễ rung động trước vẻ đẹp của phụ nữ . Có người đáp lại t́nh ông, mà cũng có người đă phụ t́nh ông. Tôi cũng vẫn nghĩ rằng đa t́nh như thơ của ông có vẻ “mệt quá”. Những mối t́nh của ông, tôi ví như những sợi dây trói buộc ông lại, làm cho ông héo hắt. Nếu cứ mỗi lần yêu là “chết trong ḷng một ít”, không biết ḷng ông c̣n sống được bao lâu nữa? Hèn chi vọng cổ mới có câu hát “yêu là đau khổ, t́nh là dây oan”.
    Riêng tôi, tôi nghĩ rằng t́nh yêu đẹp như trăng rằm, sáng như sao trên trời, vui như những ngày hội lớn, thơm như hoa bưởi, hoa cam … Khi thấy con gái Cần Thơ định nghĩa về t́nh yêu như trên, thiếu uư Nam chỉ nói:

    - Chúc cô may mắn.

    Ông hút thuốc liên miên, nên hai ngón tay vàng khè, môi thâm ś. Sau tuần lễ đầu, ông hỏi tôi có ghét khói thuốc không? Tôi nói ǵ bây giờ, v́ tôi biết nếu không có khói thuốc lá , là không có thầy, mà “không có thầy, đố mày làm nên”. Tôi trả lời:

    - Miễn ông đừng đổi hiệu thuốc khác là tôi chịu đựng được.

    Từ ngày đó, ông bớt nghiêm nghị với tôi, ông tỏ vẻ thân mật với tôi hơn, coi tôi giống như mấy ông thượng sĩ, thiếu uư ở pḥng V coi tôi . Nhưng ông vẫn c̣n nghiêm nghị với ba cô thơ kư đánh máy và cô xướng ngôn viên. Ông cho tôi đề tài để viết; c̣n tin tức, tôi sẽ lấy trong báo cáo bên Trung tâm hành quân. Tôi viết b́nh luận những trận đánh trong vùng Chương Thiện, Sóc Trăng. Mỗi khi viết xong, tôi đưa cho thiếu uư Nam duyệt. Trong khi ông đọc, tôi ngầm theo dơi phản ứng của ông. Có lúc ông nhíu mày, có lúc ông lắc đầu nhè nhẹ. Điều làm tôi mắc cở nhứt, là cây viết mực đỏ của ông không ngừng di chuyển trên những trang giấy tôi viết. Có trang ông vo tṛn liệng vô thùng rác, sắp những trang c̣n lại cho ngay ngắn, rồi cất vào tủ của ông.
    Ngày qua ngày như vậy cả một tháng dài. Tôi không biết ai thử tánh kiên nhẫn của ai, nhưng tôi vẫn nhớ “không thầy đố mày làm nên”. Vậy là tôi cứ tiếp tục viết, thiếu uư Nam tiếp tục liệng thùng rác, và cất giữ.

    Một hôm, sau khi đưa chương tŕnh phát thanh cho cô Thoa, thiếu uư Nam kêu tôi theo ông xuống câu lạc bộ uống nước. Tôi thấy ông ôm một xấp giấy dầy cộm, xếp trong một b́a cứng, tôi đoán xấp giấy đó là những bài tôi viết; tôi hồi hộp đi theo ông. Một là tôi lên đoạn đầu đài; hai là tôi chính thức trở thành biên tập viên. Tôi tự trấn an: “Hổng sợ. Ḿnh đă từng sống trong rừng U Minh, muỗi cắn không chết, rắn, cá bông chưa cắn chết, cũng không bị máy bay của thằng Tây bỏ bom trúng, th́ những khó khăn sắp tới nên coi nhẹ như lông hồng."
    Thiếu uư Nam phê b́nh những bài tôi viết một cách thẳng thắn, chính đáng, và xây dựng. Vấn đề lớn nhứt là tôi viết như viết báo cáo, nghĩa là quá trung thực. Ông nói:

    - Chúng tôi có cả ngàn, cả vạn tay viết báo, những tiếng nói của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà tại vùng 4 Chiến thuật cần họ. Nếu cô chưa biết ǵ về cộng sản, tôi sẽ dậy cho cô biết về chúng. Nếu cô không thù ghét cộng sản, cô cũng phải cho cả ngàn cả vạn thính giả biết quân ta nơi chiến trường can đảm mức nào để diệt chúng. Không những thế, cô c̣n phải cho người ta thấy rơ bộ mặt thật tàn bạo của Việt Cộng. Chúng không phải là bạn của người dân, v́ chúng thẳng tay giết hại đàn bà con trẻ .

    Thiếu uư Nam chỉ một tấm h́nh lớn của trung sĩ Mai Hoà chụp mấy ngày trước. Đó là h́nh một người đàn bà nằm trên vũng máu với một bầy con nít, đứa lớn nhất chừng mười tuổi, đứa nhỏ nhất chưa biết đi, đang khóc bên xác mẹ. Tôi đă từng nếm mùi chia ly, đă chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát, và đă thấy những xác nạn nhân chiến tranh trôi lềnh bềnh trên sông. Vậy mà chưa bao giờ tôi phải đứng trước cảnh mấy đứa con nhỏ khóc bên xác mẹ. Tôi cắn môi, cúi mặt để cố nén cơn xúc động trong ḷng, và gật đầu.
    Thiếu uư Nam nói tiếp:

    - Cô viết được, nhưng tôi muốn cô nhớ rằng cô không phải là một nhà báo, mà là một cán bộ tuyên truyền. Chúng tôi có phóng viên chiến trường, tin tức được chuyển thẳng từ mặt trận về. Cố khai thác những tin đó để cổ vũ, động viên tinh thần người lính Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Đồng thời, cô phải làm nản bọn cán binh Việt Cộng bằng cách cho chúng thấy tương lai của chúng mờ mịt, v́ chúng tranh đấu cho một Chánh phủ ma.

    Tôi giựt ḿnh khi nghe thiếu uư Nam gọi Chánh phủ của ba tôi là “Chánh phủ ma”. Nhưng tôi không dám phát biểu một lời nào. Thiếu uư Nam không biết ǵ về lư lịch của tôi. Ông nói tiếp:

    - Cô giầu tưởng tượng, nên ng̣i bút của cô có thể trở thành vũ khí sắc bén để đánh giặc này.
    Tôi nh́n thiếu uư Nam bằng cặp mắt cương quyết, rồi hỏi:

    - Ông muốn nói là đánh thằng giặc này? _ Tôi muốn cho ông biết tôi đă hiểu nhiệm vụ của tôi.

    - Cô nói đúng! _ Ông trả lời bằng một giọng nửa ngao ngán, buồn rầu _ Đôi khi tôi thấy ḿnh quen với chiến tranh như quen với cái áo cũ, hay với một người đàn bà đă chung sống lâu dài, đến độ chán ngấy, nhưng nếu không có cô ta th́ tôi lại không sống được.
    Ông lắc đầu nh́n xuống ly cà phê, nói thêm:

    - Thật ra tôi cũng chả biết làm ǵ khi hết giặc!
    Tôi ḍ ư ông:

    - Ông có thể xuất bản thơ của ông hoặc ông viết tiểu thuyết và sống một cuộc đời hạnh phúc bên người đàn bà ông yêu.

    Quả thật, viễn tưởng một cuộc sống như vậy cũng làm tôi ham muốn, ao ước. Sống thanh b́nh bên người ḿnh yêu không phải là một cuộc sống chứa chan hạnh phúc sao? Nhưng thiếu uư Nam vẫn có giọng buồn buồn:

    - Tôi làm thơ chỉ để giăi bầy tâm sự của riêng tôi. Tôi cũng không biết sống hạnh phúc là sống làm sao?.
    Tôi nói:

    - Là không có những trái hoả châu ban đêm, không có phục kích giữa ban ngày, không c̣n nhận được tin những người thân của ḿnh chết bất ngờ tức tưởi …
    Thiếu uư Nam khẽ thở dài, chán nản:

    - Cuộc chiến này sẽ không bao giờ dứt.
    Thiếu uư Nam dậy tôi về tuyên truyền như sau:

    - Tuyên truyền là một nghệ thuật, làm với đầu óc chớ không phải làm với con tim.

    Rất may là tuyên truyền không làm với con tim, v́ trái tim nhà thơ Nguyễn Triệu Nam mềm xèo.
    Một buổi sáng, tôi ngồi ngoài pḥng thâu băng để nghe Thảo đọc bản tin tôi mới viết. Tận đáy ḷng, tôi hănh diện vô cùng. Rồi tôi cũng được chấp nhận góp sức với quốc gia mà tôi đă lựa chọn và hết ḷng tin cậy. Trước đó, dù được đi học trường công, nhưng lúc nào tôi cũng thấy hai chân tôi chưa đứng vững trong xă hội này. Bất cứ lúc nào người Quốc gia cũng có thể hất chân con cái của Việt Cộng ra khỏi cuộc sống. Bất cứ lúc nào trường Phan Thanh Giản cũng có thể đuổi con cái của Việt Cộng ra khỏi trường.


    Còn tiếp ...

  2. #4022
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi đem về nhà 6,000 đông kỳ lănh lương đầu tiên sau tháng làm việc. Tôi đặt xấp tiền trên bàn trước mặt má tôi nói:

    - Tiền này của má, con xin 200 để tụi con đi ăn bánh ḿ chú Lư Ngầu.

    Nhưng má tôi đưa cho tôi 500, rồi cất số c̣n lại vô hộc của bàn máy may. Mà nói hai tiếng “cảm ơn” rồi tiếp tục việc. Tôi không ngạc nhiên khi thấy má không vui, v́ tôi biết má cũng không muốn tôi đi làm mà phải tiếp tục học, nhưng v́ hoàn cảnh gia đ́nh, mẹ con tôi phải chấp nhận.
    Trưa hôm đó ở Pḥng V, chúng tôi nhận được tin khẩn cấp từ Quân y viện Cần Thơ cho biết thương binh từ mặt trận Chương Thiện chuyển về quá nhiều, nên bệnh viện thiếu máu. Bác sĩ Hiếu kêu gọi tất cả dân quân trong các trại chung quanh hiến máu. Tôi hưởng ứng lời kêu gọi, nên xin về sớm để tới Quân Y viện.

    Tới cổng nhà thương, một rừng người nôn nóng chờ giờ mở cửa được vô thăm thân nhân. Đó là những người từ trong đồng ra chen chúc bên những người từ những tỉnh khác đến. Có những ông bà già mệt mỏi ngồi phệt xuống đất chờ. Có mấy bà khóc lóc v́ biết thân nhân đang ở trong t́nh trạng nguy ngập, thất sinh. Nghe họ than thở, tôi biết rằng có người đă không được gặp chồng hoặc con cả năm trời: khi được tin th́ lại tin dữ.

    Lính gác cổng mở hé cổng bệnh viện cho tôi, khi biết tôi đến hiến máu. Tôi xếp hàng sau bốn người đàn ông. Khi thấy mũi kim của cô y tá đâm vô tay một người đang nằm trên bàn, tôi rùng ḿnh, nhắm mắt lại. Sao cây kim dài hơn kim vá bao cả ṛn. Mùi nhà thương cũng làm tôi bủn rủn tay chân. Tôi thầm nghĩ rằng nếu bị bịnh tôi cũng không dám vô đây, v́ có thể không có ngày về. Một cô y tá vội vàng chạy vô lấy bịch máu vừa hiến, rồi biến mất tiêu. Một cô y tá giả nở nụ cười rồi hỏi tôi về loại máu. Tôi chỉ biết lắc đầu, v́ tôi không biết. Cô y tá thở dài nói:

    - Khó quá! Không ai biết máu ḿnh loại máu ǵ.
    Sau lưng tôi có tiếng một người đàn ông nói lớn:

    - Loại máu tui là loại máu dê.
    Mọi người trong pḥng cười rần lên làm bầu không khí nặng và khó thở tan biến. Tôi quay lại nh́n mặt người đàn ông vô truyền đó. Tôi buột miệng nói với cô y tá:

    - Máu của cháu nửa Mông Cổ, nửa Việt Nam.
    Tôi muốn dằn mặt người tự nhận có máu dê này cho bơ ghét. Cô y tá nhận ra tôi, v́ cô là bạn học của má tôi trước kia. Cô là Tám Quán, làm y tá trưởng bên dân y viện. Nay quân y viện thiếu người, mời cô qua giúp. Cô nói với tôi:

    - Thôi, ngồi xuống đây!
    Tôi vâng lời cô. Trong khi sửa soạn lấy máu của tôi, cô than thở:

    - Cả tuần nay cái ǵ cũng lộn xộn, ngổn ngang hết. Cô thức trắng đêm hôm qua tới giờ.

    - Sao cô không ngủ? - Tôi ngây thơ hỏi.
    Bà thở dài đáp:

    - Làm sao mà ngủ được. Cái ǵ cũng thiếu: thiếu bác sĩ, thiếu máu, thiếu giường …

    Tôi nằm chờ bà lấy máu mà không dám nh́n lên cánh tay. Tôi sợ quá nên khi cô Tám đâm kim vô tay, tôi cũng không biết đau. Rồi việc lấy máu xong lúc nào tôi cũng không hay.
    Tối đó tôi trở lại quân y viện, v́ tôi ṭ ṃ kiếm cô Tám Quán, muốn biết người lính nào đă được tiếp máu của tôi, cũng muốn biết sự hiến máu của tôi có cứu sống được ai không. Một lát sau, cô Tám Quan cho tôi biết số pḥng và số giường của người lính đă nhận máu của tôi. Nhưng tôi đến th́ đă trễ, v́ tôi bước vô pḥng, thấy tấm vải trải giường trắng loang lổ máu phủ lên xác một người. Tôi cảm thấy bơ vơ, tuyệt vọng và yếu đuối trước những cái chết mà bao nhiêu người đă có cấp cứu cũng không kịp. Chiến tranh như những cơn giông, cơn băo, những đợt sóng thần, cuốn đi không biết bao nhiêu sinh mạng.

    Mười tám tuổi, tôi không có th́ giờ làm con gái; cả ngày đêm chỉ suy nghĩ chuyện nước non. Tôi muốn đi lính, má không cho. Tôi muốn làm nhiếp ảnh viên chiến trường, lại nhút nhát không dám lao ḿnh ra khỏi trực thăng.
    Trong pḥng, có một người đàn bà ngồi dưới đất, cạnh chân giường. Bà gục đầu lên hai cánh tay để trên đầu gối và rung theo tiếng nấc rên rỉ, thảm thiết. Tôi muốn ra khỏi pḥng nhưng lại không nỡ bỏ bà ta một ḿnh. Tôi nhẹ đặt tay lên vai bà. Bà liền ngước lên hỏi:

    - Cô quen con tôi hả?
    Rồi bà kéo tà áo dài lên chùi nước mắt. Tôi đáp:

    - Dạ không. Cháu chỉ tới thăm.

    - Làm sao cô biết con tôi?

    Nỗi thất vọng hiện lên trên gương mặt người mẹ. Tôi có cảm giác bà muốn gặp một người quen của con bà, để t́m một kỷ niệm con bà để lại, tôi lại phải đính chính, tôi nói tôi không biết con của bà, nhưng tôi cho bà biết tôi đă hiến máu cứu thương binh.
    Người mẹ vịn thành giường sắt đứng dậy, bước lại đầu giường giở tấm vải, vuốt tóc người con trai. Tôi không dám nh́n nỗi thương tâm đó.

    - Nếu có mặt ba nó ở đây, người ta ... người ta cứu sống con tôi rồi. Nó 20 tuổi. Trời ơi, sao lại bắt con tôi đi ? Tôi chỉ có một ḿnh nó thôi.

    Tôi không biết nói ǵ. Má tôi có 7 đứa con, chỉ một người theo ba tôi ra Hà Nội mà má tôi đă héo hắt cả cơi ḷng v́ nhớ thương rồi. Đằng này người mẹ ngồi trước xác con ḿnh , mà con không hẹn ngày trở lại.
    Bà mẹ cho tôi biết chồng bà là một sĩ quan đang tham dự hành quân ở Chương Thiện. Chính trong cuộc hành quân này, người lính 20 tuổi đă hy sinh. Khi nhân viên của nhà thương đem băng ca tới. Họ chuyển người lính sang băng ca. Bà mẹ chạy theo, đưa hai tay âu phụ đỡ lấy băng ca. Tiếng nói của bà đứt quăng trong tiếng khóc. Bá đứng đó một hồi, tay vịn giường sắt nh́n người ta thay vải giường một cách nhanh nhẹn và vô t́nh, như họ đă làm việc này liên tục mỗi ngày mỗi tháng.

    Chiến tranh làm con người quen với cái chết. Không biết người ta có trân quư sự sống hay không, trong cái nhà chứa toàn những thương binh này? Tôi, đứa con gái vừa lớn lên với nhiều t́nh cảm chất chứa, dễ xúc động trước sinh ly tử biệt, không thể cầm ḷng được. Tôi lặng người trước cái chết của người lính trẻ vừa rồi. Tiếng khóc than của người mẹ làm tôi mất tinh thần. Khi người ta thay xong tấm vải, tôi định bỏ đi, nhưng t́nh cờ nh́n sang giường kế bên. Một người lính bị băng bó kín đầu, để hở hai con mắt, cái mũi, và miệng. Thân anh ta đắp một tấm vải màu kaki. Khi thấy tôi lại gần, anh nh́n tôi bằng đôi mắt lờ đờ như vô thần. Tôi hỏi thăm:

    - Anh có khoẻ không?
    Anh không trả lời tôi mà hỏi lại:

    - Nó đi rồi hả, cô? Thằng nhỏ đi rồi hả?

    - Đi. C̣n anh khoẻ không?

    - Việt Cộng … cái kiếp chó đẻ này.
    Anh thương binh vừa chửi thề vừa quờ quạng cánh tay lên thành giường làm cho giường rung rinh, rồi hậm hực nói:

    - Mắt đui à ? Gị tui cụt, cổ tui găy, làm sao mà khoẻ được!.
    Nghe anh nói, tôi mới biết anh bị thương nặng như vậy.
    Tôi không biết nói ǵ với người thương binh này, và bước nhanh ra cửa. Ra khỏi khu đó, thấy có một nhà thờ nhỏ trong sân nhà thương, tôi rón rén bước vô. Tôi biết ... biết nói ǵ với Chúa đây? Một đứa con của Chúa vừa chết yểu; một đứa đang giẫy giụa v́ những vết thương trầm trọng. Tôi chợ̣t nhớ lại lời của ông ngoại tôi hồi nào: “Chúa thương yêu các con của ông, nhưng ông không có xen vô chuyện của ḿnh ở đây”.


    Còn tiếp ...

  3. #4023
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ở đời, tôi đă trải qua nhiều nỗi đau buồn, lo sợ. Vậy mà khi nghe tin chị Yvonne bị công an bắt, tôi sợ run, như một góc nhà của tôi đổ sập. Chị Yvonne là người con thứ sáu của cậu Tư Diệp, anh của má tôi. Mợ Tư qua đời chừng hai năm trước ngày cậu tập kết ra Bắc cùng với ba tôi và cậu Chín Thuỷ.
    Chị Hai Yến là con chim đầu đàn của bảy người con của cậu Tư. Chị là một cô giáo trường làng ở Cái Cui; trường do một chương tŕnh của viện trợ Mỹ. Chồng chị Yến đi tập kết. Anh là Nguyễn Hoàng Phát, sau này cầm đâu trận tấn công vô Cần Thơ vào ngày Tết Mậu Thân. Gia đ́nh tôi biết chị Yvonne đang bị giam ở bót công an trên đường Ngô Quyền, cách nhà chị Yến vài mét. Đó cũng là nơi chị Yvonne ở, để đi học và hoạt động.

    Mặt trận ra chỉ thị cấm không ai được đi thăm chị. Gia đ́nh chúng tôi quây quần bên nhau trong lo sự. Tôi biết, trong gia đ́nh tôi mỗi người có một mối lo sợ khác nhau. Riêng tôi, tôi có cảm tưởng cả bầu trời trên đầu chúng tôi nặng nề đầ̀y mây xám, báo trước một cơn giông băo sắp đổ ập lên đầu. Tất cả chúng tôi đều im lặng, chờ đợi. Tôi thầm tự hỏi, rồi cơn băo sẽ cuốn đi những cái ǵ, và c̣n lại ǵ không ?
    Ngày chị Yvonne ra toà, không một ai trong gia đ́nh chúng tôi có mặt. Chị bị kết án 5 năm.

    Năm năm ! Dù chị và tôi không chung một lư tưởng, nhưng mang t́nh bà con ruột thịt, tôi đau đớn từng thớ thịt, khi tôi nghĩ tới cửa nhà tù, nơi mà chị sẽ bị giam giữ suốt năm năm. Tôi nhắm mắt cố h́nh dung ra chiều dài của quăng thời gian đó. Suốt bậc tiểu học là năm năm, tức 1.825 ngày, 43.800 giờ và hơn hai triệu rưỡi phút. Trời ơi! Chị sẽ làm ǵ với chuỗi ngày đó trong tù? Nếu người ta xúc phạm tới tiết trinh của chị, tôi tin chắc chị sẽ cắn lưỡi tự tử, chớ không chịu nhục. Tôi cầu trời để chị được yên thân trong những ngày buồn tủi, cô đơn trong tù. Tôi vái van cho má chị, ông ngoại, bà ngoại linh thiêng, về phù hộ cho chị.

    Một hôm, một người đàn ông lạ ghé tiệm may, đưa cho má tôi một bức thơ. Mọi người đều nhận ra ngay chữ viết của chị Yvonne. Má tôi vội đem thư vô buồng đọc. Tất cả đi theo, rồi chuyền tay nhau đọc lá thư ngắn ngủi của chị. Chị viết: “Khi nào mọi người đọc được thư này, có thể người ta đă sửa soạn đưa tôi ra ngoài đảo. Đừng lo cho tôi. Đừng thăm viếng. Tôi sẽ không nhận bất cứ một cái ǵ từ bên ngoài gửi vô. Hay giữ ǵn sức khoẻ”.

    Tôi biết chị Yvonne muốn bảo vệ gia đ́nh và tổ chức , và không cho ai vô thăm nuôi. Đó là hảo ư của chị, nhưng tôi, tôi không thể làm ngơ được. Dù khác chính kiến, tôi là em của chị, không nỡ để chị ra đi mà không có một lời giă từ hay một lời hứa hẹn. Ông nội của chị là ông ngoại của tôi. Chị dậy tôi viết chữ hoa, xài mực tím, thêu point de croix. Lúc c̣n sống chung với nhau, đi học với nhau trong trường làng.
    Tôi không muốn má tôi lo, nên đă lén đi thăm chị. Đề pḥng bắt trắc, tôi tiết lộ cuộc viếng thăm này cho một ḿnh Hải Vân biết. Nếu chẳng may không thấy tôi về, nó phải đến chỗ cậu Hai Định, ba của anh Nguyễn Hồng Tuyền, một sĩ quan không quân lúc bấy giờ. Tôi ḍ hỏi mấy thầy đội trong pḥng giam, được biết những tù nhân sắp bị đầy ra đảo bị nhốt trong khám lớn, bên cạnh dinh tỉnh trưởng Cần Thơ.

    Tôi chuẩn bị một vài thứ cần thiết để đem vô cho chị, nhưng tôi đă hoàn toàn thất vọng, v́ chị cương quyết không muốn gặp tôi. V́ vậy, không một ai trong gia đ́nh tôi thấy mặt chị, cho tới ngày chị măn tù sau đúng năm năm. Trong thời gian ở đảo, chị được coi là một tù nhân “gương mẫu”. Nhưng tôi cho rằng người ta chỉ có thể cầm tù cái thân chị, chớ không tiêu diệt nổi tinh thần của chị. Dù sao cũng phải công nhận rằng chị là một con người can đảm. Khi ở trong tù, chị vẫn hoạt động. Chị kết nạp đồng chí và móc nối với những cán bộ cộng sản, chờ ngày được trả tự do, lại tiếp tục tranh đấu. Rồi cũng như ba của chị, khi được tự do chị “mạnh” hơn trước và trưởng thành. Chị b́nh tĩnh tiếp tục công cuộc “chống Mỹ cứu nước”. Từ khám lớn Cần Thơ chị đi bộ về nhà chị Hai Yến ở đại lộ Ngô Quyền, rồi sau đó đi thẳng vào mật khu.

    Chị Yvonne bị tù, nhưng tinh thần chị được tự do, thoải mái. Trong khi đó, tôi lại bị ám ảnh về nỗi đau khổ của chị. Người xưa nói “Nhứt nhựt tại tù, thiên thu tại ngoại”. Thế mà chị bị giam suốt năm năm dài. Tôi có cảm tưởng chính tôi mất tự do hay ít ra tự do của tôi cũng đi đe doạ. Với tinh thần khủng bố đó tôi bấy giờ chán việc làm, không c̣n thích viết những bài mang tính cách tuyên truyền nữa. Hậu quả của cuộc khủng hoảng này là mấy bài b́nh luận của tôi “mất hẳn sắc bén”. Một lần thiếu uư Nam tỏ vẻ bực ḿnh, hỏi tôi:

    - Cô đang yêu hay thất t́nh?
    Tôi ngạc nhiên nh́n ông, không nói ǵ. Ông nói tiếp:

    - Bài cô viết bết lắm đó … Chuyện tình phải để ngoài công việc, nghe cô !

    Nghe ông nói vậy, tôi giựt ḿnh v́ chưa yêu ai, mà cũng chẳng có ai xứng đáng để tôi thất t́nh. Có một người con trai đi sau lưng, đi trước mặt, đi bên cạnh tôi mấy tháng này, không biết ba tôi đi tập kết, anh ta giận, rồi tôi không c̣n bận tâm nữa. Ba không có ở nhà, ông bà đă về với tổ tiên, vườn đất vào tay Việt Cộng, bạn bè có người chết trận, có kẻ trốn lính. Trốn không được, đă có cậ̣u phải đi Quang Trung hoặc bị đi Thủ Đức. Bạn gái th́ có đứa lấy chồng, có đứa lên Sài g̣n học tiếp, có đứa ra bưng “chống Mỹ cứu nước”. Tôi hoàn toàn bơ vơ. Tôi nói với thiếu uư Nam cho tôi viết tin tức một thời gian nữa. Ông chấp thuận ngay.
    Một thời gian ngắn sau khi tôi vào làm cho Pḥng V quân đội, đại uư Thịnh được lên thiếu ta. Chúng tôi chưa kịp ăn mừng lên lon, đă nghe tin ông được đổi về Sài g̣n. Đại uư Nguyễn Văn Chánh từ Sài g̣n xuống thay thế.

    Sau đó vài ngày, vào một buổi sáng, tôi vừa ngồi xuống bàn th́ có tấm giấy mời lên pḥng nh́ “lập tức”.
    Pḥng II đối diện với Pḥng V, chỉ qua con đường lót sỏi trong trại Lê Lợi. Khi đi tới pḥng nh́ , dưới ánh nắng chói chang, tôi tự trấn an không việc ǵ phải sợ hay hoảng hốt, nhưng khi nh́n thấy hai chữ “Phóng II”, cổ tôi khô và miệng tôi đắng ngắt. Nhưng tôi vẫn thầm tự nhủ: “Việt Cộng ḿnh không sợ, sao lại sợ Pḥng II”.

    Tại đây, tôi được gặp trung uư Chương. Ông chỉ ghế cho tôi ngồi rồi tiếp tục đọc tập tài liệu dầy cộm trên bàn viết. Tôi ngồi đợi ông chừng hai mươi phút. Tôi nhớ lời má dậy phải kiên nhẫn để đạt tới điều ḿnh mong muốn, và cũng để dằn sự lo sợ vừa nảy sinh trong ḷng. Chị Yvonne đi tù năm năm v́ chị theo Việt Cộng. Bây giờ pḥng II gọi tôi tới để điều tra, nhưng tôi theo quốc gia. Đó là khác biệt giữa tôi và chị. Không biết trung uư Bắc kỳ này có hiểu được sự khác biệt đó không? Người Bắc có hiểu nổi tâm trạng của người Nam không?

    Khi trung uư Chương ngẩng lên nhin tôi, mặt ông nghiêm trọng, nhưng tôi nhận ra ngay cái vụng về của một người mới học diễn xuất. Ông bỗng cất tiếng hỏi một cách sống sượng:

    - Này, cho tôi biết Đặng Văn Quang là ai ?
    Tôi b́nh tĩnh đáp:

    - Ông Đặng Văn Quang là ba của tui.

    - Cô chắc không?

    - Tui hổng hiểu câu hỏi của ông.
    Tôi đối đáp bằng một giọng nói nhà quê Nam kỳ để đối lại giọng Bắc kỳ của ông.

    - Khai sanh của cô ghi là "Cha vô danh" _ Ông gay gắt nói.

    - Ông Đặng Văn Quang là ba của tui. _ Tôi nhỏ nhẹ nhắc lại câu trả lời cũ.

    - Đặng Văn Khôi là cái ǵ của cô ?

    - Là anh ruột tui.
    Trung uư Chương đưa cho tôi một tờ giấy và một cây viết, rồi nói như ra lệnh:

    - Cô ghi địa chỉ của mấy người này cho tôi.
    Tôi liếc nhanh tờ giấy rồi trả lời:

    - Tui hổng có địa chi của họ, thưa ông.
    Trung uư Chương bỗng ngồi thẳng người lên rồi nạt tôi:

    - Láo! Cô nói láo!"

    - Tại sao ông dám nói tui nói láo?

    Tôi là con gái mới lớn lên, chưa hề nạt nộ ai, mà cũng chưa bị một người đàn ông nạt nộ bao giờ . Nay ông trung uư này nạt nộ to tiếng, khiến mặt tôi nóng lên. Tôi cho rằng ông ta là người thô lỗ, thiếu lịch sự. Tôi không c̣n nể nang, sợ sệt nữa. Muốn lấy lại b́nh tĩnh, tôi thầm đếm ngược: "Mười, chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, một”.
    Trung uư Chương đập mạnh tay lên bàn khiến cây viết nảy lên, rơi xuống đất, rồi la lớn:

    - Trả lời câu hỏi của tôi lên giấy ngay!


    Còn tiếp ...

  4. #4024
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tôi bỗng nhớ lại một chuyện cũ từ hồi c̣n ở trong chiến khu chống Tây. Một nông dân bị t́nh nghi là Việt gian, ngồi trước mặt người làm việc dưới quyền ba tôi. Lúc đó, tôi mới năm tuổi, c̣n Hải Vân lên hai. Chi giữ em hối thúc chị em tôi ăn cho xong bữa để đi coi "Việt gian" đang bị điều tra. Th́ ra, khi th́ kiến ăn cá. khi thì cá ăn kiến. Trước kia, ba tôi là cá sông, bây giờ tội lại trở thành kiến rớt xuống sông, trước một con con cá mang lon trung uư. Đúng là cái nợ đồng lần. Nghĩ vậy, tôi sửa soạn tinh thần để đối phó với ông trung uư này. Tôi b́nh tĩnh nói:

    - Tui hổng có địa chỉ của ba tui, mà cũng hổng có địa chỉ của của anh tôi nữa.

    - Họ có bảo cô nói láo nhà cầm quyền không? - Trung uư Chương gằn giọng hỏi. Tôi chưa kip trả lời, ông đă quát to:

    - Trả lời tôi ngay!
    Tôi b́nh tĩnh đáp:

    - Hổng có ai xúi biểu tôi điều ǵ hết.

    - Láo! Cô đừng có nói láo với tôi! Lần chót cô được tin tức của ba cô và anh cô là hồi nào?
    Tôi bấm đốt ngón tay, rồi đáp:

    - Đă chín năm rồi, thưa trung uư.

    - Cô nhận được mấy cái thư của họ?

    - Dạ, không có một cái nào hết .

    - Cô có chắc không?

    - Chắc.

    - Thế là bố cô hết thương mẹ cô và chị em cô kể từ ngày ông gia nhập đảng cộng sản?

    Câu nói này tôi không bao giờ muốn nghe chút nào, v́ tôi lo sợ cái ư nghĩ đó vô cùng. Không biết vô t́nh hay cố ư, trung uư Chương đă đụng chạm tới cái điều thiêng liêng nhất trong gia đ́nh tôi. Thế là tôi nghe mặt nóng bừng v́ giận. Tôi muốn đứng bật dậy để chửi thẳng vào mặt ông, nhưng tôi chợt nhận ra t́nh huống khó khăn của ḿnh, của một con cá đang nằm trên thớt. Rủi người ta chặt tôi một nhát, rồi liệng tôi cho cả lớn ăn th́ sao? Rồi tôi sẽ không bao giờ có thể gặp lại má tôi nữa th́ sao? Tôi nắm chặt thành ghế để nén giận, cố gắng trả lời một cách b́nh tĩnh:

    - Tui nghĩ là ba tui có viết thơ cho gia đ́nh, nhưng thư không tới tay gia đ́nh tui.

    - Cô có thưong ba cô không?
    Tôi mỉm cười. Lần đầu tiên tôi nh́n thẳng vào mắt viên sĩ quan, đáp:

    - Dạ, tui thương ba tui nhiều lắm.

    - Dù ông ấy không viết thư cho cô và cho má cô 9 năm trời. Những người có chống, có cha ở ngoài Hà Nội đă nhận được thư của người thân của họ, cô có biết vậy không?

    - Họ may mắn hơn tui. - Tôi nói nhỏ.
    Như một con chó săn, trung uư Chương giờ tṛ siết cổ con mồi:

    - Theo hô sơ lư lịch này, th́ bố cô mới có 55 tuổi, c̣n trẻ có quyền hành trong tay, chắc ông phải nổi tiếng ngoài ấy lắm. Nổi tiếng mà độc thân th́ không biết bao đàn bà con gái sắp hàng chờ đợi. Cô có hiểu ư tôi nói không?
    Tôi bèn lớn tiếng là:

    - Ông đă xúc phạm tới danh dự gia đ́nh tui!
    Trung uư Chương làm ngơ trước lời phản đối của tôi, tiếp tục nói:

    - Cô hăy trả lời câu hỏi của tôi. Cô có nghĩ là ba cô bây giờ đă có một người đàn bà khác không?
    Tôi hậm hực hỏi lại:

    - Ông muốn tui nói cái ǵ?

    - Cô là con gái cưng của ba cô. Chắc cô sẽ ngoan ngoãn nối gót bố cô chớ ǵ?

    - Tui hănh diện v́ ba tui lắm, nhưng tui không nối gót được.

    - Như vậy cô là đứa con mất dậy.
    Tôi thản nhiên chấp nhận:

    - Việt Cộng chê tui là đứa con bất hiếu. Ông biểu tui là con mất dậy. Nhưng tui chỉ hành động theo lương tâm của chính tui thôi, thưa ông.

    - Mà tại sao cô không đi theo con đường của bố cô?
    Tôi trả lời chậm răi và rành rọt từng tiếng:

    - Tôi có thể cho ba tui một cánh tay, một cái chân, một lá gan, một trái thận, hay cả cuộc đời tui, nhưng tui không bao giờ dâng cho cộng sản linh hồn của tui, dù người đó là ba tui.
    Trung uư Chương cười nhạt:

    - Cô nói láo giỏi đấy. Nào, bấy giờ cô cho tôi biết ai đă giao công tác cho cô làm việc tại Pḥng V?

    Vừa nói ông vừa đi ṿng quanh cái bàn tôi ngồi, như con thú dữ bao vây, doạ nạt con mồi. Khi ông đi sát tôi quá, mùi dầu thơm làm tôi bực ḿnh. Cả cái cử chỉ phách lối và cái giọng Bắc vẻ nhà quê cũng làm tôi khó chịu. Tôi đă ở trong rừng sâu nước độc với thợ củi, thợ làm than, với dân đánh cá, với những người nuôi gà vịt, với bộ đội của Việt Minh, và với những tù nhân, tôi chưa bao giờ gặp ai có những lời nói, cứ chỉ thô bỉ như ông trung uư này. Nhưng tôi vẫn phải b́nh tĩnh trả lời:

    - Tôi không biết tuân lịnh, mà cũng chưa bao giờ học cách tuân lịnh ai.
    Trung uư Chương trở lại bàn giấy của ông, rồi cầm một xấp ảnh thẩy lên mặt bàn trước mặt tôi, ra lệnh:

    - Coi kỹ những bức ảnh này, rồi cho tôi biết họ là những ai?

    Tôi thấy tự ái bị xúc phạm nặng nề, nhưng tôi vẫn phải cố nén giận, giữ b́nh tĩnh. Tôi liếc nh́n xấp h́nh, thấy ngay đó, h́nh tôi ngồi trên xe bus, h́nh trên xe l.ambretta đi về Bang Thạch thăm ông bà ngoại. Có một tấm h́nh tôi đi Cái Răng mua bánh ḿ Lư Ngầu với một thằng nhỏ cùng trường; anh nó là một Hiến binh. Tôi cũng nhận ra h́nh vườn ổi với sáu đứa bạn chụp ngày băi trường năm 1963.
    Tôi kể tên đứa bạn trong tấm h́nh này, nhưng trung uư Chương không chú ư tới tên của bạn tôi, mà ông muốn biết những hành khách trên xe Lam hay xe bus là những ai. Làm sao tôi biết họ được, v́ họ là những hành khách xa lạ đối với tôi, chỉ t́nh cờ gặp trên xe mà thôi. Nhưng trung uư Chương không tin tôi. Người của ông theo dơi tôi và những người hành khách này.

    Bấy giờ tôi mới biết, tôi bị cả Quốc gia lẫn Việt Cộng theo dơi. Tôi thầm nghĩ, ḿnh có làm ǵ quan trọng đâu mà sao người ta tốn công chú ư tới ḿnh như vậy? Lúc học ở trưởng tiểu học Cần Thơ tôi chỉ là chân sai vặt của bà hiệu trưởng, đến các lớp đọc chỉ thị của bà cho học tṛ nghe. Lên trường trung học Phan Thanh Giản, tôi được thầy Trần Ngọc Nhung cho làm trưởng ban thể thao. Trong khi đó, chị Hiệp, trưởng lớp, bắt tôi làm trưởng ban quét lớp. Sau đó, tôi được “thăng quan tiến chức” lên làm trưởng ban trật tự. Những “chức” này tôi giữ không lâu v́ hay nói chuyện trong lớp, bị mấy thầy cho đi “công-xin” nhiều lần, nên phải trở lại làm học sinh quèn. Vậy mà cả một bầy cá mập lội theo tôi hoài?

    Tôi đang suy nghĩ trong im lặng, một sự im lặng nặng nề, th́ trung uư Chương bất ngờ cho tôi về Pḥng V để làm việc. Tôi biết ông ŕnh, nên tôi đi thằng về văn pḥng của ḿnh. Rồi buổi trưa hôm ấy, tôi như con mèo mắc mưa, ngồi nghe tim ḿnh đập trong lồng ngực, mà không sao tập trung tư tưởng được. Đến đêm, tôi không ngủ được, vừa lo lắng vừa nghĩ ngợi, đầu óc rối beng. Tôi biết rằng buổi gặp gỡ sáng này giữa tôi và trung uư Chương chỉ mới bắt đầu; rồi sẽ c̣n có nhiều buổi nữa.
    Đúng như tôi đoán, sáng hôm sau, pḥng nh́ lại kêu tôi nữa. Lại cũng như hôm qua, trung uư Chương thẩy xấp h́nh lên bàn. Nhưng hôm nay, xấp h́nh không cột dây thung, nên h́nh văng đầy mặt bàn. Rồi ông tằng hắng, hạ thấp giọng, bắt đầu hỏi những câu hỏi mà tôi nghĩ ông đă biết câu trả lời qua điều tra của sở Bốn.


    Còn tiếp ...

  5. #4025
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Cuộc thẩm vấn sáng nay kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Tôi vừa hồi hộp vừa lo sợ lại thêm cái bụng đói v́ từ sáng chưa có miếng nào dằn bụng. Đến gần trưa, tôi bắt đầu buồn nôn. Trong thâm tâm, tôi muốn mửa ngay trong văn pḥng, trước mặt trung uư Chương cho đă giận. Nhưng tôi chợt nghĩ đến Hải Vân, em của tôi. Nếu biết được cử chỉ thiếu lịch sự này, em sẽ trách tôi không biết chịu đựng. Tiếng giầy của ông trung uư vang lên trên sàn gạch trong căn pḥng im lặng, làm tôi càng hồi hộp thêm, rồi th́nh ĺnh ông đứng khựng lại ngay cạnh tôi, nói bằng giọng đe doạ:

    - Tôi sẽ gọi cô trở lại đây, nhưng chưa biết ngày nào. Thôi, cô về đi !

    Tôi nửa muốn chạy ra khỏi cái văn pḥng hắc ám đó ngay, nhưng nửa muốn ông tiếp tục thẩm vấn tôi cho đến hết, dài và lâu cũng được. Tôi muốn cho xong đi, v́ mỗi lần bị pḥng II gọi là mỗi lần tôi bị nhân viên trong pḥng V chú ư. Mấy chị xù x́ với nhau. Tôi coi chuyện này như một món nợ phải trả. Rồi khi thấy trung uư Chương không có ư giữ tôi thêm nữa, tôi đành trở về Pḥng V để làm việc. Nhưng từ phút đó tôi tưởng tượng ra những chuyện thật kinh khủng có thể xảy ra cho tôi. Biết đâu có một ngày nào đó tôi sẽ bị trung uư Chương treo ngược tôi lên nóc nhà, rồi đổ nước vô mũi tôi để bắt nhận hết cả những điều tôi không biết hay không nói.

    Nếu tôi không khai (v́ có biết ǵ đâu mà khai!) ông bắn vô đầu tôi, để mặc cho máu chảy ra hết. Một con bạn học cũ của tôi làm việc cho Ty Công an trên đường Ngô Quyền thường kể cho tôi nghe những đ̣n tra tấn khủng khiếp của các công an đối với các cán bộ Việt Cộng, nhất là các nữ cán bộ. Nghe nói họ treo ngược mấy cô lên, rồi nhét nước đá. Không một ai chịu nổi, nên phải khai hết. Không lẽ trung uư Chương sẽ dùng biện pháp đó với tôi ?
    Tôi cũng c̣n nhớ lời khuyên của bà ngoại: “Tuỳ cơ mà ứng biến”. Hoàn cảnh hiện tại, tôi biết ứng biến ra sao đây? Từ đó tôi ăn ngủ không yên. Lúc nào tôi cũng hồi hộp lo sợ. Vậy mà tôi không dám hở môi cho ai biết, tôi giấu luôn cả má tôi, v́ không muốn bà lo sợ lây; bà đă có cả hàng trăm hàng ngàn mối lo, ông bà ngoại tôi qua đời, nguồn tiếp tế chánh đó bị d́ Bảy chia cho các cán bộ Việt Cộng hết. Ngoài ra, má c̣n lo ăn học cho bốn đứa con và hai đứa cháu nữa. Hàng ngày má tôi phải làm việc tới khuya mới đi ngủ. Hậu quả của sự làm việc vất vả và lo nghĩ nhiều là bịnh đau bao tử. Bác sĩ cho biết má tôi đă mắc bịnh này. V́ vậy, tôi không thể cho bà biết chuyện khó khăn của tôi ở sở.

    Tôi đành tự gồng ḿnh lên để chịu đựng. Tôi tin là tôi có đủ nghị lực làm việc này. Không ai có thể hiểu tôi bằng tôi; mà cũng không ai dám tin tôi bằng tôi tự tin. Nghĩ như vậy, tôi cảm thấy yên tâm hơn. Tôi bèn ghi vào nhật kư của tôi như sau: “Mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của tôi và của tất cả những người yêu nước, cũng như mặt trời là của những mảnh đất ph́ nhiêu và của những bàn tay nông dân. Không ai có thể phủ nhận được điều này.
    Mấy ngày sau đó, tôi lại phải ngồi trước mặt trung uư Chương. Lần này ông có vẻ bồn chồn và nghiêm túc hơn , tôi ngạc nhiên khi nghe ông giở lại giọng Bắc ra nói chuyện với tôi, dù lần trước ông nói giọng Nam. Nhưng, với giọng nào ông cũng không bẻ gẫy được cây tre ốm yếu này, ông bắt đầu:

    - Sao, có đă nói với mẹ cô về cuộc gặp gỡ giữa tôi và cô chưa?
    Tôi nhún vai, đáp bằng một giọng phách lối, như để tự trấn an:

    - Tôi thấy không cần phải nói cho má tôi biết. Tôi không có thói quen kể lại những chuyện xảy ra ở ngoài đường cho gia đ́nh biết.
    Ông trung uư chớp mắt như đang suy nghĩ một điều ǵ, rồi nói:

    - Tất cả đàn ông trong gia đ́nh cô theo cộng sản. Trong nhà bây giờ chỉ có đàn bà và con nít thôi, phải không?
    Tôi mỉm cười, đáp:

    - Sẽ có một người đàn ông trong gia đ́nh tôi khi em tôi lớn.
    Tôi cũng ngạc nhiên về giọng hănh diện của tôi khi tôi nhắc đến Hải Vân. Trong khi đó, trung uư Chương có giọng nghi ngờ:

    - Làm sao cô dám nói chắc như vậy? Nó là trẻ con?
    Tôi b́nh tĩnh đáp:

    - Bởi v́ tôi biết chúng tôi là ai. Chỉ có ông là người không muốn biết về gia đ́nh tôi thôi. Cộng sản thường nghĩ rằng đứa con của các cán bộ cộng sản sẽ trở thành cộng sản như cha mẹ nó. Nhưng rồi họ sẽ thất vọng đối với chị em chúng tôi.

    - Em trai của cô bây giờ ở đâu?

    - Nó ở với chị tôi trên Sài g̣n để được yên tâm học hành.

    Tôi trở về Pḥng V làm việc trước những cặp mắt ṭ ṃ đang nh́n tôi. Tôi cảm thấy khó chịu, và nghe như có khoảng cách giữa họ và tôi rộng thêm chút nữa.
    Một hôm, trung uư Phước, người bạn duy nhất của tôi ở pḥng V, mời tôi xuống câu lạc bộ uống café. Trong khi nói chuyện, tôi cho ông biết tôi đang gặp khó khăn với pḥng II. Ông tỏ ư muốn giúp tôi giải quyết những khó khăn đó, nhưng tôi dứt khoát từ chối. Ông đă giúp tôi xin được việc làm ở đây, th́ tôi có bổn phận phải bảo vệ việc đó. Trung uư Phước khuyên tôi:

    - Đừng có thọc tay vô miệng cọp.

    Tôi chỉ cười và im lặng. Nhưng trong bụng tôi thầm nghĩ trung uư Chương chỉ là một con mèo rừng, chưa đủ khả năng trở thành cọp. Tuy nhiên, ngay lúc này, mèo rừng cũng có thể làm đời tôi điêu đứng.
    Một đêm, không ngủ được, tôi xuống bếp lục nồi t́m đồ ăn, khi má tôi c̣n đang ngồi may. Trong một giây phút yếu ḷng, tôi cho bà biết việc tôi đang bị pḥng II điều tra. Má tôi chăm chú nghe tôi kể, rồi bà b́nh tĩnh nói:
    - Con nên kiếm người người nào sẵn sàng tin con, chớ đừng chỉ đối đáp với người chủ tâm buộc tội ḿnh. Con phải t́m gặp ông nào lớn nhứt của ông trung uư đó. Thằng trung uư nó muốn ăn hiếp con của Việt Cộng để lên đại uư.

    Tôi chợt thấy con đường mới hiện ra trước mặt. Lời khuyên của má tôi thật hợp lư. Từ lâu tôi giấu bà v́ không muốn làm bà buồn ḷng, lo lắng, trong lúc bà có quá nhiều việc phải lo. Nhưng tôi quên rằng má tôi là một người can đảm và tháo vát, với bản tánh rất cương nghị. Một ḿnh bà vừa làm mẹ, vừa làm cha trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nước. Tôi muốn bảo vệ má, trong khi tôi không một khí giới nào trong tay.

    Lời khuyên của má tôi làm cho tinh thần tôi lên cao như diều gặp gió. Từ ngày gặp trung uư Chương, chưa bao giờ tôi vui như đêm hôm đó. Tôi ngủ một giấc ngon lành tới sáng .
    Sáng hôm sau, với tâm hồn thanh thản, tôi đi làm sớm để t́m gặp trung uư Phước. Nhờ ông, tôi biết giám đốc Sở Bốn An ninh quân đội là đại uư Trần Duy Bính, ông là người Bắc di cư, theo Thiên Chúa giáo. Tôi vội xin gặp ông ngay. Nhưng muốn gặp một ông giám đốc, nhất là giám đốc an ninh quân đội, đâu phải chuyện dễ. Tôi phải ghi tên tuổi và lư do. Cái tên Trần Ngọc Dung không nói lên được điều ǵ hết. Muốn cho ông giám đốc đặc biệt chủ ư, tôi phải ghi vào mục lư do: “Con gái của Đặng Văn Quang”. Tôi c̣n nói với nhân viên văn pḥng, là tôi có tin mật muốn nói riêng với đại uư giám đốc. Quả nhiên, tôi được mời vào văn pḥng ông giám đốc.


    Còn tiếp ...

  6. #4026
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Đại uư Bính trạc ngoài 30 tuổi. Tóc ông chải brillantine đen mượt. Bộ quân phục của ông được ủi thẳng nếp, ngay ngắn, không nhàu nát như bộ quân phục của thiếu uư Nam, ông xếp tôi. Tôi nghe thoáng mùi nước hoa cologne đặc biệt và mùi thuốc thơrn. Một tay cầm ống điếu, một tay ông đưa ra bắt tay khi tôi vừa bước vào pḥng. Cặp mắt sáng của ông làm tôi hơi bối rối. Nhưng ông cười nói cởi mở, làm cho bầu không khí bớt căng thẳng ngay. Sau mấy câu xă giao, tôi đi thẳng vào vấn đề :

    - Thưa đại uư, tôi tin là đại uư biết tôi đang bị điều tra.
    Ông trả lời:

    - Tôi chưa được báo cáo kết quả.
    Giọng Bắc của ông nghe hay hơn giọng Bắc của trung uư Chương. Là dân Nam kỳ nên tôi không biết ai ở tỉnh nào xứ Bắc.
    Tôi cố hết sức b́nh tĩnh nói:

    - Thưa đại uư, theo ư tôi, cuộc điều tra này không giống như những cuộc điều tra lư lịch nhân viên khác trong pḥng V.

    Thật ra, tôi cũng không nghe nói có nhân viên nào cùng làm việc với tôi bị điều tra cả, những cứ nói liều để chứng tỏ tôi bị đối xử khác biệt.
    Đại uư Bính chậm răi trả lời:

    - Trung uư Chương cho tôi biết là ông ta sẽ hỏi cô về ba cô.

    - Thưa đại uư, ông ấy biết về ba tôi nhiều hơn tôi biết về ba tôi, nhưng thật sự ông không điều tra ba tôi, mà có ư buộc tôi về cái tội nằm vùng! Điều đó rơ ràng cố t́m cách vu cáo và doạ nạt.

    Tôi nói bằng một giọng trách móc, giận hờn, khiến đại uư Bính có vẻ khó chịu. Nhưng tôi nghĩ rằng có thể ông hiểu người Nam chúng tôi là những người thật thà, chất phác và ngay thẳng, nghĩ ǵ cứ nói toạc ra hết. V́ vậy, tôi nói tiếp:

    - Thua đại uư, đây là xứ sở của chúng tôi, nơi chôn nhau cắt rún của người miền Nam. Tôi là con dân của đất Cần Thơ, Chánh phủ quốc gia có bổn phận phải tôn trọng quyền làm dân của tôi chứ. V́ vậy, không nên khơi khơi kết tội mà không có một bằng chứng cụ thể nào, như trung uư C'hương đang làm. Đó là một hành động ăn hiếp dân hiền lành vô tội như tôi trong mấy hôm nay.

    - Trần Thị Tố Loan có phải bà con của cô không? - Bất ngờ đại uư Bính hỏi, tôi b́nh tĩnh trả lời:

    - Dạ, chị ấy là bà con cô cậu của tôi.

    - Tôi có gặp cô ấy sau khi cổ bị bắt. Một người con gái quá ĺ lợm! - đại uư Bính lắc đầu.

    - Chị tôi bị kêu ăn 5 năm tù!
    Tôi nh́n thẳng vào mặt ông, rồi chậm răi nói:

    - Thưa đại uư, tôi tin rằng qua các cuộc điều tra và các hồ sơ An ninh đang có, đại uư đủ biết hết về gia đ́nh, bà con của tôi. Tôi xin cam đoan với đại uư là tôi vô tội. Tôi không phải Việt Cộng mà tôi cũng không phải là tay sai của cộng sản. Vậy, xin đại uư giúp tôi.

    Tôi nói vừa thầm khấn Trời, Phật phù hộ cho tôi. Đại uư Bính yên lặng nghe tôi nói, rồi chợt hỏi:

    - Cô có thích việc làm của cô ở Pḥng V không?

    Tôi không dám nói thật dù thích muốn chết, sợ người ta nghi ngờ, mà nói một tiếng “dạ” không thôi th́ lại sợ không đủ, rủi họ đề nghị làm việc khác th́ sao? Nhưng tôi biết nói ǵ bấy giờ? Tôi c̣n nhỏ quá, mà hành trang vào đời của tôi lại nhẹ tâng, chỉ có mấy lời giáo huấn của ông bà tôi, ba má tôi … Nào là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, nào là ḷng ái quốc, nào là cách cư xử với bà con trong làng Bang Thạch …

    - Cô có c̣n tin tưởng ở Quốc gia sau khi chị cô bị bắt không? - Đại uư Bính hỏi.
    Tôi đáp ngay:

    - Thưa đại uư, tôi thương chị tôi lắm, nhưng tôi biết, thời gian trong tù chỉ là một trở ngại nhỏ cho bước đi lớn của chị. Đối với tôi, chị là chị Tố Loan, mà tôi vẫn là tôi, người tin ở Quốc gia.
    Ông đứng dậy trong khi tôi vẫn ngồi yên trên ghế :

    - Được rồi, tôi sẽ nói chuyện với trung uư Chương.

    Đại uư Bính tiễn tôi ra cửa. Ra khỏi sở An ninh quân đội II tôi thấy đời thật đáng yêu, đáng sống; ḷng tôi nhẹ như được cất cánh. Tôi vội vàng về nhà báo tin mừng cho má hay. Trước khi gặp đại uư Trần Duy Bính, tôi cứ tưởng ông công an nào cũng có nanh, có vuốt. Ngược lại, đại uư Bính có hàm răng trắng thật đẹp và nụ cười thật hiền.
    Sáng hôm sau, khi tôi vừa bước chân vô sở, đă thấy thiếu uư Nam có mặt trước mọi người như thường lệ. Sự có mặt rất sớm của ông khiến tôi đôi khi thắc mắc, không biết ông có về nhà ngủ, hay ông ngủ luôn trong văn pḥng v́ có máy lạnh.

    Vừa thấy mặt tôi, thiếu uư Nam đưa cho tôi một tờ giấy hồng. Khỏi nói, tôi cũng biết cái ǵ đang chờ đợi tôi từ sáng tới giờ. Đó là lệnh “tŕnh diện tại văn pḥng trung uư Chương ngay lập tức!”. Chữ viết tay của đại uư Chánh. Buổi gặp đại uư Bính khiến tôi bạo dạn ngồi xếp tờ giấy mầu hồng thành chiếc máy bay, rồi cho bay vô thùng rác. Thiếu uư Nam trợn mắt nh́n tôi, nói:

    - Con trai của Chúa Jesus đ̣i gặp cô mà!
    Tôi dí dỏm đáp:

    - Nhưng con gái của Chúa Jesus hôm nay bận việc.
    Tôi vừa nói vừa nh́n vào chồng tin tức mà thiếu uư Nam lấy từ bên trung tâm hành quân về, rồi tiếp:

    - Con trai của Chúa đành phải chờ bữa khác vậy.
    Thiếu uư Nam ngạc nhiên nh́n tôi một lát, rồi lắc đầu, trở về bàn làm việc của ông.
    Những ai trong văn pḥng biết chuyện tôi đang bị điều tra hồi hộp chờ xem tôi lăn lóc trong băo tố, rồi sẽ trôi giạt đến đâu. C̣n tôi, tôi cũng mệt lả người, nên suốt ngày hôm đó tôi không tập trung được tư tưởng. Ngoài mặt tôi giả bộ b́nh thản, nhưng trong bụng, tôi cũng hồi hộp chờ chiếc xe thùng mầu đen đến hốt tôi đi. Nhưng ngày đi qua, đi qua một cách êm ả như tỉnh nhỏ Cần Thơ. Rồi tới những ngày sau cũng không có chuyện ǵ xảy ra.
    Cuộc sống trở lại b́nh thường; trung uư Chương vẫn mang lon trung uư.

    Một hôm, tôi cùng trung uư Phước tới câu lạc bộ, thấy trung uư Chương đang ngồi ở đó. Nhưng vừa thấy tôi, ông liền bỏ đi ngay. Tôi nhớ câu nói của Hải Vân: “Sau cơn mưa, trời lại sáng”.
    Mà trờ sáng thật. Mỗi khi đi ngang qua pḥng nh́, tim tôi không c̣n đập như trống làng nữa. Rồi h́nh ảnh trung uư Chương cũng mờ dần. “Con ma” Chương không c̣n theo ám ảnh tôi nữa.


    Còn tiếp ...

  7. #4027
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Hai giờ sáng, trời không trăng, tối đen như mực. Nhờ ngọn đèn đường leo lét dọc đường Vơ Tánh, tôi chạy hết con đường dài mà t́m không được một chiếc xe lôi nào. Tôi đành liều đập cửa nhà chú “Đức xe lôi” trong hẻm ông Cả Đài, để xin chú đưa má tôi vô nhà thương. Khi chú c̣n lui cui đi t́m đôi dép, tôi phải chạy bay về nhà, dặn ḍ chị Thuận nhớ cho hai đưa em ăn đúng giờ để kịp đi học. Sau cùng, tôi viết mấy chữ nhờ một học tṛ của má trong nom giùm khi má phải nằm nhà thương. Má tôi đau bụng, nhắm mắt, nằm rên khe khẽ, hai tay ôm chai nước nóng trên bụng, c̣n chai thuốc cốm trị bao tử cũng nằm lăn lóc trên giường.

    Luật lệ nhà thương không cho “con nít” vô pḥng khám. Tôi đành đứng chờ bên ngoài, trong bụng nóng như lửa đốt. Đầu tiên tôi giận ba tôi. Bây giờ ba ở đâu? Ba “chống Mỹ cứu nước”, bỏ mặc vợ con sống lay lắt. Trong cơn nguy ngập, tôi ước ǵ có ba ở cạnh má, ba sẽ biết cách xoa dịu nỗi đau đớn của má. Tôi nhớ hồi năm tuổi, tôi chơi dao rồi bị đứt tay thật sâu, thịt ḷi ra, vậy mà tôi không khóc, chỉ v́ ba xức thuốc đỏ lên vết thương, băng lại rồi hun lên ngón tay tôi một nụ hun dài. Nhờ nụ hun này, vết thương lành rất nhanh mà lại không có thẹ̣o . Tôi nhớ hoài nụ hun đó. Sao bây giờ ba không ở bên cạnh má, để má qua khỏi cơn đau ngặt nghèo này?

    Tôi đứng ngồi không yên ngoài hành lang, chỉ cách má tôi có một cái cửa, mà sao tôi thấy xa vời vợi như hai miền Nam-Bắc cách nhau con sông Bến Hải. Mỗi lần nghe tiếng má rên, tôi nôn nóng muốn nhào vô, bất chấp cả luật lệ nhà thương, tôi phải tự kềm chế, không thôi người ta ghét lấy qua bịnh nhân. Tôi phải đợi một hồi rất lâu; cửa pḥng mở lớn, hai cô y tá đẩy một cái giường sắt, má tôi nằm trên. Vừa thấy họ, tôi hoảng hốt tưởng má tôi đă “làm sao”. Những khi định thần nh́n kỹ thấy tấm mền trắng chỉ đắp tới ngực, chớ không che kín mặt. Lúc đó tôi mới hoàn hồn. Vội chạy theo má, nắm lấy tay bà, gọi khẽ:

    - Má, con nè, má! Má có nghe tiếng con không?

    Má tôi chỉ đáp lại bằng một tiếng rên khẽ. Hai cô y tá đưa má vào một pḥng khác, rồi chuyển má sang một chiếc giường nhỏ hơn, không có bánh xe. Trước khi bỏ đi, một người chỉ cái nút bấm trên tường, nói:

    - Chỉ nhấn nút này chừng nào má đau dữ dội thôi nhen.

    Tôi tự hỏi: “Còn trận đau nào dữ dội như trận đau hồi khuya nữa”. Tôi vái trời cho tôi khỏi phải dùng tới cái nút này. Họ đi đến, rồi đẩy cái giường cũ ra khỏi pḥng.
    Má tôi nằm thiêm thiếp, nhưng tay chân động đây không yên, miệng nói mê sảng không thành tiếng. Tôi nắm tay má, rồi nói:

    - Má, má c̣n đau lắm không?

    Má vừa rên rỉ vừa nói:

    - Má sợ quá, con ơi.

    Giây phút đó, tôi tưởng như cái cột trụ cuối cùng của nhà tôi trở thành một đống gạch vụn. Từ ngày bà tôi ra đi, chị em chúng tôi hoàn toàn trông cậy vào má. Má là người can đảm, chẳng bao giờ than thở, chẳng sợ bất cứ ai, vừa làm cha vừa làm mẹ, nuôi con thơ, cho ăn học nên người. Bấy giờ má nằm nhà thương, đau đớn đâu v́ cơn bịnh, và lo sợ cho mạng của chính ḿnh. Má tôi nói, giọng khàn khàn yếu ớt:

    - Con đánh dây thép cho chị Kim, chị Cương, Hải Vân hay má đau.

    Hai chị của tôi mới sang được căn phố trên lầu rạp hát Kim Châu. Bác Phạm Ngọc Thảo là đồng chí cũ của ba tôi, nên đă nhiệt t́nh giúp đă cho hai chị được nhận vào làm cho Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Việt Cộng đă vỡ mộng về tôi, nên sau đó họ nhằm vào Hải Vân. Đă nhiều lần các cán bộ Việt Cộng nửa khuyên, nửa ép Hải Vân vô bưng đi học. “Để có một đứa con nối dơi anh Quang”, họ nói như vậy. Nhưng má tôi phản ứng ngược lại. Sau đó, má cho Hải Vân lên Sài g̣n ở với hai chị Kim, Cương.

    Tôi quỳ xuống đất, kề miệng, nói nhỏ bên tai má tôi:

    - Má phải mạnh. Lát nữa con vô sở, xin lănh lương sớm hơn để thuốc thang cho má.
    Mắt nhắm nghiền, má đưa tay sờ soạng kiếm tay tôi, nắm chặt:

    - Con phải coi sóc tiệm may, đừng để mấy chị học tṛ phải gánh vác hết, tội nghiệp người ta.

    - Má đừng lo cái tiệm, con biết coi trong coi ngoài; con săn sóc mấy đứa nhỏ nữa, má yên tâm.

    Lúc đó, tôi sẵn sàng hứa bất cứ cái ǵ cho má tôi yên ḷng. Nhưng má tôi có đ̣i hỏi ǵ nhiều đâu.
    Rồi cơn đau trở lại. Người má tôi cong lên, hai đầu gối co lên ngực. Nhưng má tôi cắn môi chịu đựng, không rên rỉ. Tôi ấn nút chuông nhiều lần; chừng năm phút sau, một cô y tá nhanh nhẹn bước vô. Cô bắt mạch, rồi chích cho má tôi một mũi thuốc. Trước khi ra khỏi pḥng, cô khuyên tôi đừng quá lo; sáng bác sĩ sẽ vô coi bịnh cho má.

    Chỉ mấy phút sau, má tôi ngủ thiếp đi, hơi thở điều hoà. Tôi đoán người ta vừa chích thuốc giảm đau cho má. Tôi thở ra nhẹ nhơm, ngồi dựa lưng vô vách tường cạnh chân giường. Tôi nhớ lại những lời dặn ḍ của ông ngoại lúc ông c̣n sống: “Các cháu phải nghe lời má, phải săn sóc má thay ông”. Chị em chúng tôi nhiều lần hứa với ông là chúng tôi sẽ vâng lời. Nhưng giờ tôi muốn nói lại với ông: “Ngoại ơi, bây giờ chỉ có ông trời mới giúp được nổi má cháu thôi!

    Ngày xưa mỗi lần đi công tác xa, ba tôi dặn anh Khôi, chị Kim, chị Cương phải “săn sóc má cho tới ngày ba đi công tác về”. Bấy giờ, chỉ có ḿnh tôi với má, tôi biết làm sao đây?

    Hừng sáng hôm sau, dưới đường Bă Đậu, tiếng xe cộ qua lại tấp nập, ồn ào; tiếng người vang lên cũng không đánh thức má tôi dậy được. Đến giờ làm việc, tôi phải xuống văn pḥng làm tờ nhập viện cho má. Trước khi rồi khỏi pḥng, tôi đưa cái tay lên mũi má nghe ngóng. Tôi mừng khi thấy má thở đều. Tôi an tâm ra đi. Tôi không tới văn pḥng bịnh viện ngay, đến bà bạn học cũ của má tôi, hiện đang làm y tá ở đây. Trong khi đau ốm phải vào nhà thương, mà có bạn làm y tá, c̣n hay hơn có bạn làm tổng thống. Tôi đi thẳng tới nơi làm việc của cô Tám Quan, y tá trưởng. Khi biết má tôi mới nhập viện đêm qua, cô hứa lo hết mọi việc cho má tôi.

    Tôi an tâm chạy ra bưu điện gởi điện tín cho hai chị tôi. Từ khi các chị xa gia đ́nh, tôi gởi điện tín hai lần, hai lần đều báo hung tin hết. Lần thứ nhứt, ông ngoại tôi qua đời. Lần thứ hai bà tôi ốm nặng, sắp mất. Lần này là lần thứ ba, báo tin má tôi nằm bệnh viện. Chắc chắn sẽ làm hai chị lo lắm. Tôi viết: “Má đau nặng, tụi em cần hai chị về gấp”.

    Chị Kim, chị Cương và Hải Vân về tới Cần Thơ chiều hôm sau. Hai chị và em của tôi đâu có biết họ là vị cứu tinh của tôi trong những ngày đó. Mấy tháng trước, một người quen của má tôi bị xuất huyết trong bao tử, tưởng là không có ǵ quan trọng, ai dè mấy tháng sau bà chết. Khi má tôi bị đau bao tử, cái chết của bà ám ảnh tôi hoài, suốt ngày đêm, nhưng tôi không dám cho ai biết, sợ bị quở là nghĩ bậy. Trong khi đó, Hoà B́nh cứ đ̣i nó và Minh Tâm vô thăm má, nhưng tôi sợ hai đứa c̣n nhỏ quá, thấy má đau lại vô t́nh nói những lời xui xẻo. Nhưng tôi không cho vô, hai đứa lại càng nghi ngờ má đă chết rồi. Đă làm chị, tôi phải b́nh tĩnh và can đảm để làm gương cho lũ em, nhưng tôi cũng lúng túng, yếu mềm như con mèo ướt.
    Trong hai ngày vừa qua, mỗi lần thấy hai đứa nhỏ khóc, tôi lại bí mật đi chỗ khác để giấu nước mắt. Mỗi lần hai đứa nhỏ hỏi: “Má chết phải không chị?”, tôi nghẹn ngào không biết trả lời ra sao. Mà chính những câu hỏi đó cũng thỉnh thoảng hiện ra trong óc tôi. Hoà B́nh khóc hoài, rồi không chịu đi học.

    Khi hai chị tôi về, mọi việc được thu xếp tạm ổn định. Hoà B́nh buông tôi ra mà đeo theo chị Kim, v́ chị là thần tượng của nó thuở nhỏ. Chị Cương kiên nhẫn, dịu dàng với Minh Tâm, nó vui lên mà tạm quên má. Tối hôm đó, hai chị ở nhà với em, tôi vô nhà thương mướn cái ghế bố , ngủ cạnh má. V́ tôi không có kinh nghiệm ǵ về việc nuôi người bịnh, cách làm của bác sĩ và y tá trong nhà thương. Cô Tám Quan cho biết má tôi có sạn ở mật. Họ cho má tôi uống thuốc giảm đau bao tử, và đă lấy máu để thử nghiệm. Bao giờ có kết quả mới biết chắc bịnh ǵ. Có Tám Quan kề tai tôi nói nhỏ:

    - Yên tâm. Cô có đây, người ta săn sóc má con chu đáo lắm. Má con có bề ǵ, khi ba con về ông bắt thường cô th́ cô chết!

    Đêm thứ tư trong nhà thương, má tôi ngủ yên nhứt, không c̣n nghe tiếng rên rỉ nữa. C̣n tôi th́ cũng mệt quá nên ngủ như chết. Đến nửa đêm mà tôi kéo áo đánh thức tôi dậy, rồi vừa cười vừa nói:

    - Đức Mẹ nói má sẽ hết bịnh con ơi. Đức Mẹ để tay lên bụng má, rồi chỗ đau biến mất.

    Má tôi chỉ tay lên tường, nơi có treo h́nh Đức Mẹ Maria, mấy hôm rày tôi không để ư. Tôi ngái ngủ, nói:

    - Con mong chiêm bao của má thành sự thật.
    Má tôi tin tưởng, đáp:

    - Thiệt con ạ. Không phải chiêm bao đâu.

    Sáng hôm sau, tôi không đi mà chạy xuống cầu thang, nhảy lên xe lôi, về nhà báo tin lành cho gia đ́nh biết, đặc biệt là hai chị Kim, chị Cương, v́ từ lâu hai chị đặt hết ḷng tin vào Đức mẹ Maria. Khi tôi kể xong, hai chị liền quỳ xuống, làm dấu thánh và đọc kinh Kính Mừng.

    Bác sĩ nói rằng má tôi hết bịnh là một sự “mầu nhiệm”, chính ông cũng không hiểu tại sao. Má tôi phải nằm thêm hai ngày nữa mới được về nhà. Trước khi rời pḥng, má tôi bước tới vách tường để tay lên h́nh Đức Mẹ, rồi nói:

    - Cảm ơn Đức Mẹ.

    Hai chị tôi đồng t́nh nh́n nhau.


    Còn tiếp ...

  8. #4028
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Chị Kim, chị Cương ở lại Cần Thơ một tuần để săn sóc má, tôi biết má đang ở trong t́nh cảnh đơn chiếc, những mà lại muốn các chị lên Sài g̣n làm việc để lo cho tương lai, hơn là ở với má; má không muốn hai chị nối nghiệp nghề thợ may của má. Hai chị về ở lâu mới hiểu rơ cuộc sinh hoạt của gia đ́nh, thấy tận mắt má cực khổ, gian lao như thế nào, để trông nom tiệm may vá , lớp dậy may. Má giao cho tôi việc t́m thêm học tṛ, giao hàng, trả hàng và cung cấp kim chỉ, vải vóc, dụng cụ cho tiệm may …

    Trong một buổi cơm vào ngày Chúa Nhựt, ngày mà học tṛ của má về quê thăm nhà, chị tôi bàn với má, là cả nhà dọn lên Sài g̣n. Hai chị em đi làm, tiền lương cộng lại, tài chánh sẽ rộng răi, má nên nghỉ nghề may. Suốt ngày hôm đó, mọi người đều bàn “lên Sài g̣n” nhiều lần.

    Ḷng tôi náo nức không yên khi nghĩ đến chuyện bỏ Cần Thơ mà ở hẳn trên Sài g̣n. Dù cho chuyện đó là chuyện rất hay, nên nữa, để má tôi được nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn quyến luyến Cần Thơ nơi chôn nhau cắt rún. Tôi vẫn nghĩ rằng Cần Thơ là của tôi hay ngược lại, tôi là của Cần Thơ. Đă vậy, tôi đang có việc làm yêu thích đến mức độ thỉnh thoảng lại tự hỏi đây là thiệt hay mộng.
    Việc làm rất vừa ư tôi; lương lại cao hơn một cô giáo. Phải công nhận rằng tôi đă được người Quốc gia tin tưởng, điều mà tôi mong mỏi, có gắng để đạt được trong xă hội đó. Không phải v́ đồng lương không, mà nó là một sự lựa chọn lư tưởng, để bà con của tôi biết, tôi chọn đứng về phía Quốc gia. Nghĩ đi th́ như vậy, nghĩ lại th́ một ḿnh tôi và lư tưởng không thể gánh vác nổi gia đ́nh. Không lẽ để má tôi vất vả cực khổ. Cả nhà bàn đi tán lại mà chưa đi đến một quyết định. Má tôi hứa với hai chị là sẽ suy nghĩ kỹ.

    Ông bà không c̣n, về thăm lăng mộ ông bà cũng không dám về, ban tối th́ Việt Cộng chiếm, sáng th́ Quốc gia đi bố, má tôi mới quyết định dọn lên Sài g̣n ở với hai chị.

    Trước khi từ biệt nơi chôn nhau cắt rún, tôi đi qua tất cả con đường của Cần Thơ để nh́n nó lần cuối. Tôi cũng muốn về thăm mộ ông bà ngoại, để hưởng lại chút hơi ấm của mảnh vườn đă nuôi sống má và chị em tôi khi chúng tôi mới từ trong bưng biền trở về vùng quốc gia. Những d́ Bảy đă cấm không cho tôi về, khi d́ biết tôi làm cho pḥng V quân đoàn 4 và hiến máu cho một thương binh quốc gia.

    Hồi mới về Bang Thạch với ông bà ngoại, mỗi lần nhớ ba và anh Khôi, tôi lại nhắc tới những vùng đă sống trong bưng biền như: Ong Vèo, Ba Ngọn, Kim Qui, Cảng Chú Hàng … Thấy tôi nhắc hoài tới những địa danh đó, ông ngoại tôi khuyên tôi không nên sống trong dĩ văng, mà hăy để dĩ văng sống trong ḷng ḿnh. Sau này tôi mới hiểu lời khuyên đó. Nhờ vậy mà tôi thấy ḿnh minh mẫn; tôi nhớ chuyện đă qua, nhưng không tiếc nuối những gì đă đánh mất trong đời. Tôi nghĩ ḿnh không có mất cái ǵ hết, ngược lại, dĩ văng đó làm cho đời sống của ḿnh thêm phong phú.

    Tôi gặp đám bạn trước khi chia tay. Họ tặng tôi một món quà trong hộp thiếc bọc giấy đỏ. Bạn tôi ai cũng biết tôi thích mầu đỏ. Tôi thích mặc áo mầu đỏ; tập vở phải có b́a đỏ; ngay thước trong cặp tôi cũng sơn mầu đỏ. Họ trêu tôi là “Việt Cộng” v́ mầu đỏ, những họ biết ư nghĩa mầu đỏ của tôi. Sở dĩ tôi thích mặc áo mầu đỏ là v́ tôi tưởng niệm mấy người cũng trường chết trận. Rồi từ đó, mầu đỏ đối với tôi có ư những giòng máu chảy trên quê hương của người lính Việt Nam Cộng hoà.

    Về nhà, tôi mở hộp thiếc, mới biết các bạn tôi tặng tôi hộp đất lấy ở liếp vườn bông mà hồi học đệ thất chúng tôi vun xới.


    Nhà thờ Đức Bà ở Sài g̣n là nơi tôi hay đến, t́m một nơi yên lặng để suy nghĩ. Tôi không phải là một tín đồ Công giáo, cũng không phải là một Phật tử. Tôi chẳng theo một tín ngưỡng nào, trong khi hàng ngày phải đối diện với biết bao nhiêu thực tế phũ phàng, nào chiến tranh, nào chết chóc, luôn luôn ám ảnh mọi người, nên cũng không biết đặt niềm tin tôn giáo vào đâu. Dù không có một ḷng tin như những tín đồ Thiên Chúa giáo; mỗi lần bước vô ngôi nhà thiêng liêng này, tôi bỗng cảm thấy an tâm rất nhiều. Nơi đây, tôi có thể nói ra và nghe được hết những ǵ chứa chất trong ḷng tôi: những mong ước, t́nh thương cho gia đ́nh, cho đất nước.

    Đôi khi tôi giận cả ông Trời, v́ ông đă ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau thương, cực khổ của người dân Việt Nam. Thỉnh thoảng, tôi nh́n lên tượng Chúa Jesus trên cây thánh giá thâm khấn:

    - Xin Chúa bảo vệ ba và anh Khôi con …

    Không bao giờ tôi cầu xin Chúa cho hoà b́nh trở lại, hay đưa ba tôi về gia đ́nh, v́ ông ngoại tôi đă nhiều lần nhắc nhở: Trời đất hiền lành lắm, không có xía vô việc chánh trị v́ chánh trị là tàn ác, lừa dối, xảo trá.

    Một chiều thứ sáu, tôi đến nhà thờ Đức Bà, thấy các con chiên ngoan đạo đang đứng sắp hàng chờ xưng tội. Tôi không có cái ǵ để xưng, mà chỉ muốn xin Chúa cho tôi có đủ can đảm và sức mạnh quyết định một việc có thể làm phật ḷng má tôi và gia đ́nh. Tôi biết tôi đă làm má tôi buồn ḷng nhiều lần như hồi tôi c̣n đi học . Vào những đêm trăng sáng chị Thuận và tôi chui khỏi mùng khi mọi người đă ngủ yên. Chúng tôi ra để ngồi nói chuyện với con Mai Bắc Kỳ, con Lê và thằng Tiểng hàng xóm, rồi c̣n bắc ghế cho Tiểng bẻ mận của nhà hàng xóm. Có lần Mai và tôi dám đổi ổi để lấy vú sữa trên bàn thờ của nhà nội Tiểng.

    Nhưng đó chỉ là những chuyện ranh con nghịch ngợm, bỏ qua được. Bây giờ là chuyện người lớn, chuyện làm ăn đàng hoàng. Từ ngày lên Sài g̣n, tôi thấy cuộc sống thành thị khó khăn hơn sức của tôi. Thành đô náo nhiệt, ồn quá, tôi không chịu được, nên muốn trở về Cần Thơ để đi làm cho pḥng V. Chị tôi đă xin cho tôi vào làm nhà in Đông Nam Á, lương thấp không đủ chung phần với các chị trong “công ty” của gia đ́nh. Đă vậy, tôi lại không thích làm việc dưới quyền ông già quan liêu, khó tánh. Sau nhiều lần t́m việc khác không được, tôi đă ngỏ ư muốn trở về Cần Thơ, nhưng má tôi không yên tâm cho tôi ra khỏi nhà một ḿnh. Tôi năn nỉ:

    - Cần Thơ là đất của ḿnh; nếu ở đó không yên, th́ c̣n chỗ nào yên ổn hơn được?

    Hai chị tôi hậm hực cho biết, nếu tôi trở về Cần Thơ là phụ ḷng hai chị. Nhưng nếu v́ hai chị mà tôi ở lại Sài g̣n, th́ tôi sẽ sống trong buồn bực, và lúc nào cũng bị mặc cảm, v́ làm lương không đủ phụ với gia đ́nh. Tôi quen sống nơi tỉnh nhỏ không ồn ào náo nhiệt, không thích ứng được với đời sống nơi đô thị ồn ào, chụp giựt. Thế nào tôi cũng phải trở lại Cần Thơ. Dù sao tôi hiểu rơ Cần Thơ hơn Sài g̣n. Đời sống ở Sài g̣n có muôn h́nh vạn trạng. Kẻ giầu người nghèo , quá chênh lệch. Có những nhà sang trọng, cao chót vót. Trong khi đó, không thiếu những cái cḥi cất tạm của những người nghèo từ dưới tỉnh chạy loạn lên.
    Dân Sài g̣n ăn hối lộ như cơm bữa. Kiếm được việc phải mất tháng lương đầu tiên cho người giới thiệu … Biết không thể sống được ở cái đất Sài g̣n đầy dối trá, lưu manh, tôi quyết định trở về Cần Thơ, rồi mỗi tháng lănh lương, sẽ gởi về cho giáo sư. Tôi đă sống nhiều năm bên má để giúp đỡ má phần nào, bây giờ tới phiên hai chị tôi lo cho má.

    Tôi rời nhà thờ Đức Bà, ghé mua hai chục hột vịt lộn đem về nhà “ăn lấy hên”. Trong bữa cơm, tôi nói với má và hai chị:

    - Hồi chiều, đi làm về, c̣n tới nhà thờ Đức Bà …

    Mới nghe tới đây, hai chị tôi mắt sáng lên, v́ tưởng tôi nghe lời hai chị mà vô đạo. Tôi mỉm cười nói tiếp:

    - Con hỏi Chúa về quyết định của con và Chúa đă phán cứ làm theo ư muốn của con. V́ vậy, con sẽ trở về Cần Thơ.

    Má và các chị đều giữ im lặng trước giọng nói cương quyết của tôi. Mấy ngày sau đó, má tôi đi chợ mua thức ăn , làm bữa cơm tiễn chân tôi. Hôm ấy có đủ mặt chị em trong nhà, nhưng nhiều tiếng cười, tiếng giỡn của mọi người. Hôm tôi chia tay với mọi người, con chó của Hải Vân bỗng tru lên, khiến ai cũng ngạc nhiên.

    Về đến Cần Thơ, tôi gặp may mắn liền, v́ được đại uư Chánh nhận lại làm việc ở pḥng V . Sợ ông đổi ư, sáng hôm sau, tôi đi làm liền. Nhưng tôi lại gặp khó khăn trong việc t́m chỗ ở. Má muốn tôi ở nhà chị Yến và chị Hồng Nga trên đường Ngô Quyền. Tôi không muốn ở đó, v́ tôi biết chị Hồng Nga là Việt Cộng. Chị là con gái thứ ba của cậu Tư. Người yêu của chị là anh một cán bộ Việt Cộng, chết cách đây 5 năm. Chị không nghĩ đến chuyện chồng con nữa, mà dành hết cuộc đời cho ư thức hệ .
    Trong gia đ́nh tôi, chị em bà con rất thương yêu nhau. Chị Hồng Nga sẵn sàng cho tôi ở với chị. Các chị không từ bỏ đứa em nào, dù cho đứa đó không theo Việt Cộng, làm việc cho Quốc gia. T́nh máu mủ trước sau như một. Chỉ có d́ Bảy là người không tha thứ, không chấp nhận đứa cháu nào từ chối phục vụ cho Mặt trận. Hồi tôi c̣n nhỏ, chị đă dậy tôi thêu thùa, làm thủ công, khi tôi học lớp nữ công gia chánh ở trường Đoàn Thị Điểm. Nhưng làm sao tôi có thể ở với chị được, khi tôi làm việc cho quân đội Việt Nam Cộng hoà, c̣n chị “Chống Mỹ cứu nước” !!!


    Còn tiếp ...

  9. #4029
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Lúc c̣n đi học, Mai Bắc Kỳ và tôi bị bạn bè trong lớp đặt tên “Trưởng ban lục lạo”. Các thầy cô mới từ Sài g̣n hay tỉnh khác đổi về muốn t́m nhà trọ, đều phải nhờ hai đứa tôi. Ngay cả những sĩ quan, hay lính tráng cũng vậy. Bây giờ trở về Cần Thơ, tôi tới ngay một nhà trọ ở gần sân banh. Mới đầu, bà vợ không nhận cho tôi ở trọ, viện cớ bà chỉ cho mấy ông sĩ quan thuê thôi; “nam nữ thọ thọ bất thân”. Bà Năm suy nghĩ như thế, nhưng tôi hứa sẽ khoá cửa kỹ lưỡng, sẽ nh́n trước ngó sau trước khi vào pḥng của tôi, vả lại, tôi chỉ là đứa con nít, ai mà để ư. Con gái bà Năm nói: “Em ơi, em chưa biết mấy ông đàn ông đó nhá”. Cuối cùng chị thuyết phục ba má chị cho tôi ở, rồi biểu hết sức trông chừng tôi.

    Bà Năm chủ nhà trọ trạc ngoài 60, tướng cao ráo, có dáng đi phong lưu. Bà mang kiếng gọng đen, tóc muối tiêu.

    Tiếng cười của bà trong vắt và trẻ trung như tiếng cười của một người con gái. Bà ăn trầu, nhổ nước cốt trầu vào cái ống nhổ bằng đồng. Ông Năm hơi thấp hơn bà một chút, và lớn hơn bà Năm ba tuổi, ông mạnh khoẻ, tráng kiện; mỗi bước đi của ông chắc nịch, đi như có mục đích. Ông Năm hút thuốc liền tay. Lúc bận sửa xe, ông để điếu thuốc ở gần, thỉnh thoảng ngưng tay, kéo một hơi dài, rồi nheo mắt tận hưởng khói thuốc.

    Gia đ́nh ông bà Năm ở trong một nhà Tây làm, có garage sửa xe. Những căn cho thuê, là nhà cao cẳng mới cất thêm ở phía sau. Dưới những căn nhà này có vườn rau, và sân sau có cả mấy chục sợi dây phơi quần áo. Bà Năm chỉ cho tôi nhà tắm của người trọ, nhưng chị Hai , con gái của bà kêu tôi đừng xài những nhà tắm đó, mà xài nhà tắm của gia đ́nh. Chị chỉ cho tôi chỗ giặt quần áo và cái bếp khổng lồ. Tôi có thể h́nh dung ra được cảnh tấp nập vào buổi chiều. Cái bếp đó làm cơm cho hai chục người, gồm mười bốn dân ở trọ và sáu người của gia đ́nh ông bà Năm. Ở chung với ông bà có vợ chồng người con gái, người rể và hai đứa cháu ngoại.

    Bà Năm cho tôi ở căn pḥng ngay đầu cầu thang, bà cho biết không ai chịu ở pḥng này, v́ người ta đi lên đi xuống đều đi ngang qua đó. Bà lại nói như để an ủi tôi:

    - Pḥng này “chắc ăn nhứt” v́ ở ngay phía ngoài, không ai dám chọc ghẹo con.

    Nhưng bà đâu biết, tôi tuy là gái Cần Thơ mà cũng dữ như sư tử Hà Đông; ai mà dám chọc ghẹo tôi. Pḥng tôi nhỏ xíu, vuông vắn chừng 4 thước; cửa sổ nh́n xuống vườn rau. Giường nằm nhỏ như cái băng-ca, thể nào cũng có đêm tôi sẽ lọt xuống sàn nhà. Cái bàn viết chân cao chân thấp rung rinh. Cái tủ để quần áo cao hơn đầu tôi, nên tôi chỉ dùng hai ngăn dưới cùng. Tôi miễn cưỡng nhận căn pḥng này làm nhà.

    Tôi ngả lưng xuống chiếc “băng ca”, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết, cho đến khi chị làm bếp gơ cửa cho hay đă tới giờ cơm chiều. Tỉnh dậy, trong khoảnh khắc tôi không biết ḿnh đang ở đâu.

    Người Mỹ có câu danh ngôn: “You can't go home again”. Câu này thật đúng cho hoàn cảnh tôi lúc này. Tôi trở lại Cần Thơ trong buồn bă, trơ trọi, v́ bạn bè đă đi hết. Thằng Tiểng đi lính. Hai người em bà con của tôi là Hàn Quang Truyền và Hàn Quang Thoạt, lên Sài g̣n làm việc cho nhà thương Cơ Đốc. Lê Thị Bạch Tuyết lấy chồng Không quân, cũng đă lên Sài g̣n rồi.

    Cô giáo Thái Lan được đổi về Sài g̣n, nên cả gia đ́nh con Mai Bắc kỳ cũng dọn đi luôn. Chị Thuận về làm dâu nhà Huỳnh Vơ. Chị lấy Thanh, con trai thứ năm của gia đ́nh này. Bây giờ tôi phải kêu “thằng nhỏ” này bằng anh rể. Thế là “thằng nhỏ” lên “chức”, có phước lấy được chị tôi rất hiền lành, chung thuỷ. Chỉ có một điều là cộng sản luôn luôn có thành kiến với thành phần tư sản, nên d́ Bảy của tôi không chấp nhận cuộc hôn nhân này. Ngày chị tôi về nhà chồng không có xe hoa, không có bà con hai họ.

    Tôi rất buồn, khi trở về Cần Thơ mới biết tin này, v́ sau ngày vu quy, chị bị d́ Bảy ruồng bỏ, chị Thảo của chị muốn gặp em th́ lén lút d́ Bảy. Lúc mới về, tôi cũng không biết chị ở đâu. C̣n chị Thảo, chị của chị Thuận, lại quyết tâm theo gót cha, đem hết tuổi dâng cho cách mạng.

    Hồi đi học, tôi nuôi mộng trở thành một tráng sĩ, hoặc một nhà văn. C̣n mộng ước của chị Thuận rất khiêm nhường và giản dị. Chị chỉ muốn làm một người vợ hiền, một người mẹ hết ḷng v́ con. Hồi c̣n đi học, chị hay giành ủi những cái áo cưới mầu hồng, mầu đỏ trong tiệm may của má, rồi chị mơ ước ngày đám cưới của chị, má tôi sẽ là người may áo cưới. Nhưng rồi Việt Cộng làm tan vỡ mộng ước của người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ này.

    Trong căn pḥng nhỏ xíu, yên lặng, tôi nghe tiếng thằn lằn chặc lưỡi. Tôi ghét thằn lằn cũng v́ cái tiếng chặc lưỡi , kêu than buồn đứt ruột của nó, lại thêm những cục cứt tí tẹo, đen rơi vung văi trên giường. Tôi lấy sợi dây thun bắn lên trần nhà, con thằn lằn rớt xuống đất một cái “độp”. Tôi không dám nh́n kỹ nó, chỉ lấy miếng giấy túm nó liệng ra cửa sổ.

    Chiều thứ sáu, nằm một ḿnh ở đây, tôi nhớ gia đ́nh trên Sài g̣n . Nhà tôi ở trên lầu, cạnh rạp hát Kim Châu trên đường Nguyễn Văn Sâm. Chắc giờ này má và Minh Tâm ra đứng ngoài balcon nh́n xuống đường xem người đi coi hát qua lại dập d́u.

    Từ ngày ba tôi đi tập kết, má tôi khép ḿnh không tiệc tùng, không ăn tiệc cưới, không đi coi hát. Mà chỉ ở nhà chờ ba về, nên khi ở Sài g̣n, má tôi hay đứng ngoài balcon nh́n người đi kẻ lại , má cũng đủ vui rồi. Chắc giờ này, hai chị của tôi đi chơi với bạn trai. Tôi không biết Hoà B́nh đang làm ǵ, nhưng tôi biết Hải Vân đang tập tạ. Tôi biết em lúc nào cũng mơ ước hai việc: học giỏi và có một thân h́nh tráng kiện. Nhà không nhiều tiền, nhưng Hải Vân được đi học Nhu đạo, được đi học vẽ. Vào buổi chiều thứ sáu quạnh hiu này, tôi cũng nhớ đến ba và anh Khôi. Nhưng tôi không h́nh dung được cái thế giới xa vời, sâu thẳm đó. Chúng tôi không những cách nhau v́ con sông Bến Hải, mà c̣n khác biệt cả về tư tưởng lẫn đời sống.

    Có một điều tôi biết rơ về ba tôi: ông là một người yêu nước thương ṇi, và lăng mạn. Ḷng chung thuỷ của ông với má tôi không thua ḷng chung thuỷ của ông với Hồ Chí Minh. Ba tôi chưa bao giờ ra lịnh hay khuyên nhủ con cái làm điều ǵ, nhưng ông lúc nào cũng nêu gương sáng của một người đàn ông yêu nước. Ông quyến rũ không biết bao nhiêu thanh thiếu niên đi vào con đường của xă hội chủ nghĩa. Có lần tôi đến thăm bác Chín của tôi, người anh cùng cha khác mẹ của ba tôi. Trên giường bịnh, bác Chín cho tôi biết con nhà họ Đặng chúng tôi , ai cũng yêu quê hương xứ sở, và tha thiết với gia đ́nh.

    Anh em nhà họ Đặng khắng khít yêu thương nhau. Bác cũng cho rằng bác yêu và quư người “em Việt Minh” của bác lắm. Tuy nhiên, bác không chấp nhận sự lựa chọn của người em yêu quư này, sau khi em bác theo Cộng sản. Rồi bác nắm tay tôi và khuyên: “Bác không biết con theo bên nào, những con phải để t́nh phụ tử trên hết. Có như vậy, con mới nhận thức được sự khác biệt rắc rối trong gia tộc của ḿnh.

    Một buổi trưa thứ Bảy, năm tháng sau ngày đến ở trọ nhà ông bà Năm, tôi ra sân sau phơi quần áo, bất ngờ thấy bà Năm nằm bất tỉnh dưới đất. Lúc đó ông Năm đi vắng, chị Từ nấu ăn vừa mới đi ra chợ Tham Tướng. V́ là ngày thứ Bảy, nhà vắng vẻ, các ông sĩ quan ở trọ đều về Sài g̣n thăm gia đ́nh, chỉ c̣n lại bà Năm và tôi. Có muốn cầu cứu cũng chẳng biết kêu ai lúc này, tôi đành luồn tay ôm lấy bà, bồng thẳng ra đường. Rất may là bên đường, dưới bóng cây xơ-ri, một ông già ngồi ngủ bên chiếc xe lôi. Đến lúc đó, tôi bỗng thấm mệt và mỏi tay, đành phải đặt bà Năm xuống, rồi kêu xe lôi inh ỏi. Ông già lái xe ôm tỉnh giấc, vội chạy về phía chúng tôi, ông giúp tôi bồng bà Năm lên xe.

    Bà Năm bị đứt gân máu. Kết quả là bà bị bán thân bất toại và cấm khẩu. Không có bà quản lư, ông Năm quyết định đóng cửa nhà trọ. Nhưng ông và con của ông vẫn muốn tôi ở lại. Họ coi tôi như người ơn của gia đ́nh, nên không nhận tiền cơm tháng cũng như tiền trọ. Tôi cảm thấy áy náy không yên, về pḥng ngồi và nghĩ miên man, chợt nhớ tới má tôi. Tánh đặc biệt của má, là không làm phiền hay nhờ vả ai. Người thích tự lập và rất ṣng phẳng. Nếu má biết tôi ăn và ở nhà ông bà Năm mà khỏi trả tiền, bà không bằng ḷng. Tôi xuống nhà gặp ông Năm để cảm ơn lời đề nghị của ông.

    Tạm thời tôi vẫn ở đó, chờ t́m một nơi trọ khác. Mỗi lần đi làm về, tôi vào thăm bà Năm. Tôi có cảm tưởng như bà vẫn chờ. Tôi thầm tự hỏi, không biết bà chờ đợi cái ǵ ? Chờ đợi một phép lạ làm cho cơ thể bà hồi phục như xưa? Hay bà chờ đợi tử thần đưa bà đi, để bà thoát khỏi cái kiếp tàn phế buồn tủi. Đôi lúc tôi lại tự hỏi, nếu trưa thứ bảy ấy tôi không ra phơi quần áo ở sân sau, bà Năm có chết không? Cuộc đời của một con người mong manh quá ! Bà đă gục ngă khi không một người ruột thịt nào ở gần. Rồi tôi nghĩ đến má tôi. Người mẹ đă lớn tuổi, đau ốm bất thường. Tôi nhớ tới cái đêm má tôi phải vô nhà thương Cần Thơ. Bất cứ lúc nào má cũng có thể bị lại. Rủi chị tôi không có nhà, em tôi đi học … th́ ai sẽ lo cho má đây. Những cái “rủi” ấy làm tôi lo sợ. Thế là tôi quyết định trở về sống bên má.

    Hôm sau, tôi cho pḥng V biết trước một tháng, là tôi lên Sài g̣n. Tôi nói cho ông Năm biết tại sao tôi về Sài g̣n. Ông Năm cảm thông mà nói:

    - Con đi th́ ông nhớ; con về ở với má con là phải.

    Rồi tới ngày tôi thu xếp để về với gia đ́nh trên Sài g̣n. Một buổi tối, tôi bỗng có linh cảm rằng tôi sẽ không bao giờ trở lại Cần Thơ nữa. Tôi không giải thích được tại sao tôi lại có linh cảm như vậy. Nếu không trở lại Cần Thơ, chắc tôi cũng vĩnh viễn phải xa Bang Thạch. Suốt đêm hôm đó, tôi trằn trọc, bồi hồi nghĩ tới mảnh vườn của ông bà ngoại tôi.

    Tôi phải về Bang Thạch một lần nữa, trước khi lên Sài g̣n với gia đ́nh. Rủi mai này xa cách ngàn trùng, tôi cũng c̣n giữ được những kỷ niệm ấm áp của quê cha đất tổ trong tâm hồn. Tôi phải về thăm mả của ông bà ngoại, của cậu Nam Sắc, cậu Út Thế. Sẽ phải leo lên cây ổi gần mả của bà Mười một lần nữa coi có c̣n bị ma chó cắn không ? Lần nào trèo lên cây ổi đó cũng bị ma chó cắn bầm hai cái đùi; cả trăm lần như vậy. Tôi không sợ cộng sản có thể bắt hồn tôi được, nhưng tôi lại tin có ma chó cắn chân tôi.

    Sau khi chia tay với các nhân viên pḥng V, tôi lên đường đi Bang Thạch bằng xe đ̣. Đến bót 18, tôi xuống xe. Cảnh quen thuộc đầu tiên mà tôi gặp, là cây cầu ván dẫn vô chợ Bang Thạch. Cái cây cầu quen thuộc trong trí nhớ. Hồi nhỏ, mỗi lần về thăm bà ngoại, chị em chúng tôi đều chơi tṛ của tôi. Tôi bắt chị Thuận hay chị Thảo lấy khăn bịt mắt tôi lại trước khi bước lên cầu. Hai chị nắm tay tôi dẫn đi trong chợ̣. Tôi nghe đượ̣c những tiếng nói, mùi hương quen thuộc. Trong chợ có ba tiệm hàng xén, nhưng tiệm của ông Sau Èm có mùi đường the nặc nồng, và mùi cá mặn nghe mà chảy nước miếng. Hai tiệm kia th́ cá mặn ở phía trong, đi ngang không nghe mùi cá. Chị Thảo dẫn tôi tới một ngôi nhà mà tôi nhận ra ngay, v́ sờ vô vách, tay liền đụng mấy lỗ mắt cáo; đó là Nhà Việc, nơi cậ̣u Hai Trứ làm xă trưởng. Chị Thảo bắt tôi mở khăn ra, rồi cả đám con nít vào Nhà Việc chào cậu Hai.

    Tôi ghé qua tiệm ông Sáu Èm mua gói đường cát cho d́ Bảy. Có mấy người trong tiệm nhận ra tôi là con gái cô Tám Phàm cũng đon đả hỏi thăm sức khoẻ má tôi. Ông Sáu Èm chờ khách hàng ra khỏi tiệm , mới hạ giọng hỏi nhỏ: “Có tin ǵ của ba không cháu?”. Câu trả lời của tôi làm ông chau mày thất vọ̣ng.

    Khi vừa bước khỏi chợ Bang Thạch, tôi có cảm tưởng một nửa khung trời vừa sụp đổ trước tôi. Cây cầu ván bắc từ chợ qua đồn 18 không c̣n nữa. Bây giờ chỉ có cây cầu khỉ lắc lư với ba khúc tre nối đuôi nhau làm tay vịn. Cái đồn kiên cố đă bị sụp đổ tan tành, không c̣n người lính gác cầu, gác chợ như trước kia. Tôi nín thở đi qua cây cầu khỉ. Bên dưới nước ṛng, nên tôi thấy được bóng tôi, vừa đi vừa sợ té xuống śnh. Hai bên đường đất trước kia cây cối xanh tươi, bây giờ cây khô trụi lá, có mầu vàng. Chiến tranh đă lan rộng khắp nước, nhưng có bao giờ thành phố biết được chiến tranh đă tàn phá xóm làng của ḿnh như thế nào không ?

    Trời ơi ! Bang Thạch trong điêu tàn khiến ḷng tôi tan nát, c̣n đâu những vườn trái cây xanh mướt, ngọt ngào ! Bang Thạch của thời thơ ấu nay c̣n đâu.


    Còn tiếp ...

  10. #4030
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Vốn liếng Anh văn của tôi chỉ đủ để coi phim câm của Mỹ, vậy mà chị Kim, chị Cương của tôi cứ khuyên tôi, hay nói đúng hơn là ép tôi, phải xin việc ở một sở Mỹ. Thật ra, cả nhà sợ tôi ngồi không lâu th́ chán Sài g̣n, rồi lại bỏ đi lần nữa. Mà đúng vậy, chỉ mới ở có mấy ngày, tôi đă bắt đầu chê Sài g̣n đủ thứ. Nào là nóng nực, nào là bụi bặm, nào là ồn ào quá … Người bán hàng ở chợ Sài g̣n dữ dằn quá, khiến tôi không dám đi chợ một ḿnh, sợ không biết trả giá, sẽ mua lầm, hoặc trả giá thấp quá bị nghe chửi. Tôi không ưa Sài g̣n chút nào, nhưng tôi lại không muốn xa má tôi. V́ vậy, tôi đành phải kiếm việc làm.

    Chị tôi giới thiệu cho tôi một lớp học Anh văn, học phí chừng 1.500 đồng, thời gian học khoảng ba hay bốn tháng. Tôi cho chị biết: “Em không có 1.500 đồng đâu, mà cũng không có ba tháng để học”. Hai chị hứa sẽ cho tôi học phí, và khuyên tôi nên dành th́ giờ để học, v́ ba bốn tháng qua đi rất mau.

    Vào thời gian đó, chị Kim có người bạn trai: đó là thầy Võ Hoàng. Thầy Hoàng dậy Anh văn ở một trường trung học. Chị Kim nhờ thầy kèm thêm cho tôi và Hải Vân ở nhà. V́ chị Kim, thầy đồng ư dậy tôi sau giờ tan trường của thầy. Rồi thời gian học Anh văn qua mau. Thầy Hoàng là một giáo sư tuyệt vời; tôi tiến bộ rất nhanh. Chỉ tiếc rằng sau này, khi đi làm cho Mỹ, tôi mới biết giọng của thầy là giọng Anh, hơi khác chút ít với giọng Mỹ. Thật ra, sự khác biệt này cũng chẳng có ǵ quan trọng. Nếu tôi t́m không thấy WC, cứ vô đại Toilet hay Bathroom cũng xong. Nói cho ngay, tôi thích giọng Anh của thầy Hoàng hơn.

    Học Anh văn của thầy, tôi c̣n học được chút giọng Bắc kỳ của thầy nữa. Tôi không quên ơn thầy Hoàng, nên khi biến cố 30-4-1975 xảy ra, tôi đă đi kiếm thầy ở nhiều nơi như Guam, Wake, Phi Luật Tan, những mãi cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết thầy ở đâu. Sau bốn tháng học Anh văn, tôi theo chị Kim đến sở việc làm. Chị dẫn tôi đến pḥng nhân viên trong Chợ Lớn. Chị phải điền giùm tôi cả chục tờ giấy, trong khi tôi ngồi thừ ra như người ngoài cuộc. Làm đơn xong, chúng tôi phải tới nơi khác để lăn tay, để lập hồ sơ điều tra lư lịch. Tôi phải công nhận rằng chị Kim rất kiên nhẫn, nên tôi cứ phải xin lỗi chị đă mất nhiều th́ giờ cho tôi, trong khi bụng tôi nguội ngắt, chẳng hứng thú ǵ khi nghĩ tới đi làm sở Mỹ. Chắc chị vừa thông cảm cho một đứa em thất nghiệp, vừa muốn chiều một đứa em nhơng nhẽo, nên không phàn nàn, trách móc ǵ.

    Sau khi lăn tay và nộp đơn, tôi được biết họ sẽ điều tra lư lịch: quyết định có mướn tôi hay không. Nh́n cô thơ kư nhận đơn, tôi đă thấy chán. Tôi nói với chị tôi là thể nào cô thơ kư cũng lấy đơn của tôi để lót ghế ngồi. Thơ kư ǵ mà vừa tiếp khách vừa nhai kẹo cao su, vừa giũa móng tay dài đỏ chói. Chị cười:

    - Cưng không mê đi làm sở Mỹ, nên chê nọ chê kia.
    Tôi liền đáp:

    - Tại em tốn cả ngày trời lo làm đơn, th́ ít nhứt con nhỏ cũng phải sốt sắng nh́n đơn của em chớ.
    Chị Kim cười vị tha.

    Nhưng nói vậy th́ nói, tôi cũng phải lo đến chuyện điều tra lư lịch. Tôi từng đi làm cho Quân đoàn IV, tôi được đại uư Nguyễn Đạt Thịnh nâng đỡ. Bây giờ tôi không quen một ai ở cái đất Sài g̣n này ngoài hai chị của tôi và thầy Hoàng. Làm sao tôi có thể qua mặt của t́nh báo Mỹ được? Tôi vụt nhớ tới đại uư Trần Duy Bính, người đă giúp tôi giữ được việc ở pḥng V. Nếu lư lịch của tôi được đại uư Trần Duy Bính thông qua, chắc không một nhân viên t́nh báo Mỹ nào mà không chấp thuận. Tôi cũng c̣n nhớ, trước khi rời Cần Thơ, tôi có đến sở 4 chào từ biệt đại uư Bính. Ông rất vui vẻ và tiếp đón tôi niềm nở.
    Ông c̣n cho tôi địa chỉ em trai ông là trung uư Trần Duy Hinh, đang làm việc ở Sài g̣n. Ông dặn tôi nên liên lạc với trung uư Hinh khi có chuyện cần. Nhớ tới đây, tôi lên tinh thần, v́ tôi tin rằng lư lịch của tôi mà do anh em của thiếu tá B́nh cung cấp th́ thằng Mỹ nào cũng sẽ tin tôi là một công dân gương mẫu của Việt Nam Cộng hoà.

    Hôm sau, tôi đi taxi đến Cục An ninh quân đội trên đường Trần Hưng Đạo để gặp trung uư Hinh. Một người lính quân cảnh đưa tôi vào pḥng đợi ở cạnh văn pḥng của trung uư. Chắc ông Hinh không bao giờ có khách, nên tất cả các ghế bằng nhựa mầu da cam trong pḥng chờ đợi đều phủ một lớp bụi dầy.

    Một người đàn ông, mặc áo sơ mi trắng ngắn tay, vẻ nghiêm nghị, bước ra đón tiếp tôi. Vừa thấy nụ cười của ông, tôi biết ngay ông là em thiếu tá Trần Duy Bình. Sau khi tôi tự giới thiệu, trung uư Hinh mời tôi vô văn pḥng, rồi hỏi tôi cần ông giúp việc ǵ? Tôi cho ông biết về chuyện điều tra lư lịch, v́ tôi đang xin việc ở sở Mỹ. Tôi cũng nói thêm, rằng anh của ông ở Cần Thơ biết rất rơ về trường hợp của tôi. Nghe tôi nói xong, trung uư Hinh không hỏi thêm chi tiết ǵ nữa, đưa cho tôi một tờ giấy, để tôi ghi tên tuổi tôi, và sở Mỹ mà tôi đang xin việc làm. Trước khi chia tay, ông cho biết ông sẽ gọi xuống Cần Thơ để nói chuyện với ông Bình, và nếu không có ǵ trục trặc, ông sẽ giúp tôi có đầy đủ giấy tờ điều tra lư lịch. Tôi đi về, nhớ giọng nói Bắc kỳ trầm ấm quyến rũ của ông trung uư, và hy vọng ông sẽ gọi anh của ông ở Cần Thơ cho tôi.

    Ba tuần sau, tôi được biết cuộc điều tra lư lịch đă hoàn tất. Rồi tôi được pḥng nhân viên của sở Mỹ gửi đến khách sạn để phỏng vấn. Khách sạn Rex có một pḥng là câu lạc bộ hải quân Mỹ. Tại đây, tôi gặp ông Hiệp, người phỏng vấn tôi. Nhưng ông đă làm tôi thất vọng, v́ ông cho biết hiện câu lạc bộ không tuyển người làm việc. Tôi rất ngạc nhiên, v́ pḥng nhân viên trong Chợ Lớn đă cho biết câu lạc bộ Rex đang cần một người làm cashier, và một người phụ văn pḥng kế toán. Nhưng rồi mấy tuần sau đó, ông Hiệp gọi tôi lại, cho việc làm trong pḥng kế toán.

    Đúng là “ghét của nào trời trao của đó”. Tôi vốn dốt toán nên sợ toán, ghét toán. Khi c̣n đi học, đêm đêm, ác mộng của tôi là những bài toán. Bây giờ đi làm, tôi lại làm ngay nơi phải dùng đến toán. Hàng ngày, tôi ngồi bên cuốn sổ dầy cui, rồi công, trừ, nhơn, chia … Nào tiền lương của nhân viên, nào tiền thu, tiền chi ra … Những con số cứ nhảy loạn, cứ múa may trước mắt tôi. Chúng c̣n theo tôi vào cả những giấc ngủ ban đêm nữa. Nhưng nhờ có nó tôi mới được lănh lương mỗi tháng hai lần.

    Tôi nhớ, mỗi lần tôi than thở khi gặp khó khăn rắc tôi, ông ngoại tôi lại khuyến khích tôi bằng câu: “Làm người khó, làm chó dễ, cháu muốn làm ǵ?”. Vậy mà cũng có lần, v́ làm biếng, sợ khó khăn, tôi đă liều nói với ông tôi: “Thôi, bữa nay ông cho cháu làm chó đi”. Ông nh́n tôi một lúc, tỏ vẻ thất vọng, rồi dịu dàng nói: “Hễ muốn làm chó, cháu phải đi bốn chưn, rồi được ăn, được ngủ, được vui chơi, khỏi học bài, khỏi làm việc trong nhà, chị em và cả ông bà hầu hạ suốt ngày”. Tôi mắc cở không dám đ̣i làm chó nữa.

    Nhớ lại lời ông ngoại, tôi không c̣n thắc mắc về chuyện đi làm khó khăn nữa. Tôi tự an ủi rằng đi làm sở Mỹ để sống, chớ không phải sống để đi làm cho Mỹ, rồi thứ sáu lănh lương. Việc làm không có lư tưởng chút nào.

    Năm 1966, má tôi 50 tuổi. Nhiều đêm, tôi xót xa nghĩ đến cảnh cô đơn của má. Tôi nh́n lại quăng đời của má, từ ngày ba má có anh Khôi cho tới ngày ba đi tập kết, tôi không nhớ , má có bao giờ được vui trọn một ngày không? Rồi từ khi má đau, phải đi bệnh viện Cần Thơ, cho đến ngày cả gia đ́nh chuyển hết lên Sài g̣n, tôi không thấy má vui như những người bạn của má. Vậy mà má không hề than thở một lời, hay oán trách hoàn cảnh, hay giận hờn ba. Th́ thôi, chị em tôi cũng phải tế nhị, không trách móc ông già trước mặt má.

    Sau nhiều năm chị em tôi sống xa cách nhau, nay mới được xum họp, chúng tôi muốn tận hưởng niềm vui ấm cúng của sự xum họp này. Cuối tuần, trước khi đi chơi với bạn, hai chị tôi dẫn tôi đi ăn sáng, rồi về nhà quây quần bên cạnh má. Không khí gia đ́nh thật êm đềm.

    Tôi tiếp tục đi làm sở Mỹ. Hải Vân mua được chiếc xe Honda, có tiền đóng học phí lớp Nhu đạo. Em học trường Bồ Đề. Bạn thân của em là mấy cậu nhỏ ở gần trường bên chùa Bà Lai. Ali là bạn thân nhứt của em. Ali thường chuyền từ nóc nhà này sang nóc nhà khác, trong đó có cả nóc chùa và rạp hát Kim Châu, để tới gặp Hải Vân.
    Nhưng chỉ có tiếng cười, tiếng vui đùa của năm đứa con gái, tiếng đàn guitar của Hải Vân, làm cho má tôi vui thôi.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •