Page 344 of 471 FirstFirst ... 244294334340341342343344345346347348354394444 ... LastLast
Results 3,431 to 3,440 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3431
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    LY KHÁCH


    Ngồi đợi chuyến bay chuyển tiếp ở phi trường Narita, bên ngoài thủ đô Tokyo (theo Hán-Việt đọc là Đông Kinh) của Nhật Bản, tôi thấy thời gian như ngừng lại, lâu ơi là lâu! Vào thuở đó (2006), mạng lưới toàn cầu (World Wide Web), điện thoại di động, ipad, facebook v.v… vẫn chưa thịnh hành và được sử dụng thông dụng như ngày nay, có thứ vẫn còn là sản phẩm chỉ có trong các phim khoa học giả tưởng. Chả có gì để giải trí ngoài việc đọc sách hay tuyệt đối… không làm gì. Ḍng tư tưởng cứ lan man, hết chuyện này sang chuyện khác, rồi cuối cùng ngưng lại ở một kỷ niệm đáng nhớ, cũng tại phi trường này, nhiều năm về trước, từ thuở tôi mới gia nhập hải quân Hoa Kỳ vào cuối thập niên 80s.
    1.
    Sau chuyến bay dài đến hơn 12 tiếng đồng hồ từ Los Angeles, với những giấc ngủ chập chờn, ngắn ngủn, tôi ra khỏi phi cơ với đôi mắt c̣n cay sè. Một người Mỹ, mặc quần Jeans (ḅ), áo T-shirt (phông) đang giơ cao tấm bảng bằng giấy b́a với mấy chữ nguệch ngoạc: “Tuyên úy Nguyễn,” mắt anh ta dáo dác như chưa nh́n thấy tôi. Đến tận bên canh anh ta, tôi nói nhỏ: “Tôi là tuyên úy Nguyễn.” Anh ta như c̣n ngờ ngợ và nói: “Xin lỗi, Sir, tôi cứ nghĩ là Sir phải… già hơn chứ!” “Tại sao anh lại nghĩ như vậy?” Tôi hỏi. Như chợt nhớ ra nguyên tắc chào kính trong quân đội, anh ta vội tự giới thiệu: “RP1 John Bertorelli, Sir.” (Phụ tá tuyên úy, trung sĩ nhất.) Tôi ch́a tay ra bắt và nói câu chào hỏi thường lệ, anh ta tiếp: “V́ các tuyên úy Công Giáo ở đây toàn là những vị đă lớn tuổi, Sir.”Tôi cười, “vậy anh có thất vọng, khi thấy tôi không?” Anh ta cũng cười, lém lỉnh: “Dĩ nhiên là không rồi, tôi thích làm việc với các cha trẻ hơn.”

    Trung sĩ Nhất Bertorelli dẫn tôi đến ghi tên ở văn pḥng dành riêng cho các quân nhân Hoa Kỳ nhập cảnh Nhật Bản, chứ không phải qua các thủ tục như của dân sự. Sau đó, anh ta giúp tôi lấy hành lư và đưa ra xe, trong khi miệng vẫn không ngớt “brief” (bá cáo vắn tắt) rằng đường từ đây về đến căn cứ Atsugi khoảng 130 km, nhưng có thể phải đi đến 3 tiếng đồng hồ, hay hơn nữa v́ t́nh trạng kẹt xe ở Tokyo. Quả vậy, thành phố này lớn rộng, dân đông và văn minh không thua bất cứ một thành phố nào ở Âu, Mỹ, và điểm tương đồng lớn nhất, dĩ nhiên, vẫn là… nạn kẹt xe! Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đă có dịp ngắm cảnh Tokyo kỹ hơn, một thành phố mà ở thời trung học, tôi chỉ có thể thăm viếng… trong mơ.

    Về đến căn cứ hải quân của Mỹ ở Atsugi th́ trời đă tối. Tôi làm thủ tục nhận pḥng, người thư kư Nhật nh́n tôi và ṭ ṃ hỏi: “Đại úy có bà con với một đại úy khác, cũng tên Nguyễn, đang phục vụ ở Okinawa không?” Tôi hiểu ngay, và nói: “Ồ, không, nhưng chúng tôi quen nhau lắm.” Đó là cha N.B.A., cùng địa phận với tôi từ bên quê nhà, ông đă gia nhập ngành tuyên úy hải quân Mỹ trước tôi khoảng hai năm. Lúc ấy, tuyên úy N.B.A. đang phục vụ tại sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến ở hải đảo Okinawa, và có lẽ đă nhiều lần ghé qua căn cứ này. Tôi được ở trong một “căn hộ” (apartment) có đủ pḥng khách, pḥng ngủ, bếp, TV, tủ lạnh… thuộc khu cư xá dành cho các sĩ quan độc thân.

    Sáng hôm sau, tôi vào tŕnh diện tuyên úy trưởng, thiếu tá Robert Griffin. Sau vài câu xă giao và bàn những chuyện cần thiết, tuyên úy Griffin đă dẫn tôi lên gặp đại tá chỉ huy trưởng căn cứ Atsugi. Có đi xa mới thấy t́nh nghĩa huynh đệ chi binh trong quân lực Mỹ rất thắm thiết, đại tá chỉ huy trưởng đă thân mật nói chuyện với hai tuyên úy, ông c̣n kể chuyện vài hôm trước đó, hội các thương gia trong vùng, khoảng vài chục người, đă cùng nhau đăi ông một bữa ăn bằng toàn cá… sống! (Sushi.) Ông nuốt không nổi, thế mà bữa ăn tốn đến gần 28 ngàn đô-la! Nhắc đến, ông vẫn c̣n le lưỡi v́ thời giá đắt đỏ ở Nhật.\

    Atsugi là hậu cứ của các phi đội phản lực và trại gia binh của cả tiểu hạm đội (battle group) thuộc hàng không mẫu hạm Midway có bến thường trực ở Yokosuka, trong vịnh Tokyo và cách Atsugi khoảng 40 km về hướng Đông Nam. (Đây là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai HKMH Midway và Independence, 1991. Đến năm 1998 th́ chiếc Kitty Hawk đă ra thay tàu “Indy” và vào năm 2008, HKMH nguyên tử George Washington CVN-73 đă đáo nhậm nhiệm sở ở đây cho đến hiện tại.)

    Đời sống trong căn cứ đă khác hẳn với cuộc sống của dân chúng Nhật bên ngoài, dù chỉ cách nhau cái hàng rào. Mọi thứ thực phẩm và vật dụng bán trong thương xá hải quân (Navy Exchange) đều theo thời giá bên Mỹ và người mua không phải trả thêm tiền thuế. Căn cứ c̣n có cả quán hamburger MacDonald; giá xăng bên ngoài là 3.50 đô la một gallon (khoảng 4 lít) nhưng bên trong chỉ có 1.10 đô. Thêm vào đó, các quân nhân c̣n được hưởng thêm trợ cấp phục vụ ở nước ngoài (oversea pay.) Tuy nhiên, việc thủy thủ phải xa nhà có khi đến 6 tháng, vẫn là mối khó khăn thường xuyên của các gia đ́nh binh sĩ và vai tṛ của các tuyên úy lại càng quan trọng hơn.

    Tôi suưt bật cười v́ nhớ đến lời của trung sĩ nhất Bertorelli, khi gặp vị tuyên úy Công Giáo, cha Colazo, một “ông già” đến gần 60 tuổi mà vẫn c̣n mang lon đại úy! Ông thuộc loại “đại úy muôn năm” v́ gia nhập hải quân lúc đă lớn tuổi. T́nh trạng thiếu linh mục Công Giáo đă trở nên khá trầm trọng nên quân đội mới nhận ông, nhưng chỉ có 3 năm, sau đó, nếu cần (nếu ông c̣n sức khỏe) họ sẽ lưu nhiệm ông thêm 3 năm nữa, cứ thế, và sẽ không có vấn đề… thăng cấp!

    Tuy nhiên, cha Colazo rất tốt với tôi, một buổi chiều, ngài đă rủ tôi “xuống phố” Tokyo, và tôi đă ở lại đến sáng hôm sau mới về. Tôi đă đến thăm người bạn, quen trước ở Roma, cha N.H.H. đang làm “cha phó” trong một giáo xứ Nhật, đồng thời đặc trách người Việt trong tổng giáo phận Tokyo. Người Nhật có nhiều cái hay, nhưng riêng hai khoản ăn và ngủ đă không hợp với tôi mấy! Sau bữa ăn thịnh soạn nhưng nấu theo kiểu Nhật, dĩ nhiên, do cha xứ khoản đăi, hai cha đă dẫn tôi lên lầu trên của ngôi nhà xứ khá sang trọng, tuy nhiên, căn pḥng ngủ dành cho khách lại… trống trơn! Không giường, không tủ, chỉ có một cái chiếu hẹp, trải giữa pḥng, một chiếc gối và một cái chăn được xếp dọc theo chiều dài của chiếc chiếu! Cha H. nói với tôi rằng hầu như tất cả người Nhật đều nằm như vậy. Người ta thường bảo cái phản là thứ giường để “ngả lưng cho thế gian nhờ…” nhưng sau bao năm nằm nệm ở Mỹ, tôi chẳng thấy nhờ vả ǵ được với cái… phản (sàn nhà) này. Nó làm tôi đau lưng đến khó ngủ! Sáng hôm sau, cha H. đă mời tôi cùng dâng lễ cưới cho một đôi tân hôn thuộc cộng đoàn người Việt ở Fujisawa, gần Yokosuka, vào thứ Bảy kế tiếp và tôi đã nhận lời. (Thứ Bảy và Chúa Nhật là những ngày nghỉ cuối tuần của lính Mỹ, sau thánh lễ, các tuyên úy cũng được tự do và thường th́ không phải làm ǵ vào ngày thứ Bảy.)
    Tôi đă dùng métro để đi từ Atsugi đến Fujisawa, quả nhiên, “danh bất hư truyền” xe điện của Nhật có ba đặc điểm: Sạch, êm và rất đúng giờ. So với métro của New York, Paris, hay ngay cả Washington DC, xe điện Nhật vẫn có phần trội hơn ở điểm này hay điểm khác. Học được dăm ba chữ Hán ở đại chủng viện và trường đại học Văn Khoa năm xưa cũng giúp tôi nhận ra tên của một vài nhà ga theo lối đọc Hán-Việt, không phải vận trí ghi nhớ chúng theo âm Nhật. Nghe nói trong ngôn ngữ hàng ngày của các nước Nhật và Hàn Quốc (Triều Tiên) vẫn c̣n có đến 5 ngàn chữ Hán, học sinh ở Nhật phải học cả ba cách viết: Hán (logo-graphic kanji), Nhật (Hiragana) và âm La Tinh (a,b,c…- katakana) Chao ôi! Đến đây phải ngả mũ, cám ơn Đức Giám Mục Alexandre de Rhodes (1591-1660), nhà truyền giáo đă nghĩ ra cách viết theo mẫu tự La Tinh cho dân Việt, quốc gia duy nhất ở Á Châu xử dụng kỹ thuật này. Khoảng từ đầu thế kỷ XX, cách viết này đă trở thành thông dụng và hiện là “quốc ngữ” của nước ta. Ôi! Dễ dàng biết bao…
    Nhà thờ, nơi có đám cưới, đang do các cha truyền giáo từ Mỹ đến trông coi, tôi được mời vào nhà xứ nghỉ ngơi trước giờ hành lễ, nhưng tôi đă ra trước cửa nhà thờ đứng, để mong t́m hiểu thêm về nếp sống của người dân Việt trên đất Phù Tang này. Khi biết tôi đến từ Mỹ, các bà thi nhau “phỏng vấn” tôi, thay v́ ngược lại, có bà hỏi: “Thưa cha, các bà như… chúng con th́ liệu lương tháng khoảng bao nhiêu ở Mỹ?” Tôi bỗng trở nên lúng túng; thứ nhất, ở Mỹ không ai hỏi về tiền lương của nhau (ngoại trừ… sở thuế); thứ hai, làm sao tôi đoán được về “các bà như chúng con?” Nhưng tôi vẫn cố làm vừa ḷng họ, liếc nhanh qua cả nhóm, tôi thấy họ ăn mặc, trang sức không sang trọng, đắt tiền lắm, dáng người cũng không thuộc thành phần “chủ nhân ông” hay “chủ nhân bà,” rồi tôi cố moi óc xem có ai, thuộc thành phần “lao động” ở Mỹ đă “lỡ dại” khoe với tôi về tiền lương của họ. Mặc dù tôi biết không thể có câu trả lời chính xác được, v́ nước Mỹ rộng mênh mông, gồm cả một lục địa, luật lệ, giá sinh hoạt của mỗi tiểu bang lại khác nhau, nhưng tôi cũng cố trả lời, tổng quát như có thể: “Ở bên ấy, các bà đi làm ở chợ, hăng xưởng, may vá, trừ thuế rồi cũng kiếm được khoảng trên ngàn đô mỗi tháng.” Bà ấy bỗng reo vui: “Bên này, tính ra chúng con cũng lănh trên ngàn đô mỗi tháng đó cha!” Mấy bà khác cũng cười biểu đồng t́nh, nhưng bỗng bà ấy xụ mặt xuống, buồn buồn, rồi chậm răi nói: “Nhưng bên này vật giá cao lắm cha ạ, chúng con không b́ với Mỹ được đâu!” Tôi cũng chỉ biết cười trừ với họ.

    Cô dâu, chú rể, đă mặc theo lối Âu phục, nhưng các em bé trong đoàn phù dâu, phù rể th́ diện theo lối trẻ con Nhật. Khi các em đem “lễ vật” lên dâng trên bàn thờ, họ đă chào linh mục chủ tế bằng cách cúi gập ḿnh xuống, đúng như lối chào kính của người Nhật; vị chủ tế cũng chào lại như vậy. Nh́n vào một cậu bé, từ mái tóc đến quần áo, đôi giày, tôi không thể nhận ra tí “Việt” nào trong cậu! Một nỗi âu lo chợt đến khiến tôi nhẹ thở dài, nhưng rồi nụ cười đă nhanh chóng trở lại trên môi tôi, lúc cậu bé nh́n vào hàng ghế như muốn t́m kiếm ai, và khi thấy một thiếu phụ đang hănh diện nh́n ḿnh, cậu đă kêu lên nho nhỏ, nhưng rất rơ: “Mẹ!”




    Nhà nguyện trong căn cứ Hải Quân ở Atsugi

    (Còn tiếp)

  2. #3432
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    LY KHÁCH – 2

    Trước khoảng thời gian đến Nhật kể trên ít lâu, ở một chân trời khác: Nước Ư, thuộc Châu Âu; tôi đă dùng xe lửa để đi thăm bà bác, đang định cư ở thành phố Aarhus, thuộc nước Đan Mạch (Denmark.) Bà có hai người con định cư ở Đức, họ vượt biên trước và được một tàu của Đức vớt, tôi sẽ ghé thăm họ trong chuyến trở về. Bà bác đi sau với hai người con c̣n lại, và hiển nhiên là một tàu Đan Mạch đã cứu họ, nên họ đă phiêu bạt về tới cái xứ thuộc vùng Bắc Âu xa xôi này.

    Tàu rời thủ đô Roma vào một buổi sáng c̣n mờ hơi sương, trực chỉ hướng Bắc để tiến về Florence (Firenza.) Hơn tiếng đồng hồ sau, bỗng dưng tàu chậm lại rồi ngừng hẳn giữa nơi đồng không mông quạnh! Hỏi ra mới biết công đoàn của các nhân công tàu hỏa đă có quyết định… đ́nh công! “Chết thật! Làm thế nào để tiếp tục chuyến đi?” Tôi tự hỏi và tự lo âu, nhưng xem ra những người khách đồng hành chung quanh đă không lộ vẻ quan tâm lắm. Quả nhiên, chỉ khoảng 20 phút sau, tàu lại tiếp tục, công nhân đă đạt được thỏa thuận với chính phủ! Đời sống ở Ư như thế đấy, rất dân chủ và cũng rất… “tà tà.”


    Tàu vẫn đi về hướng Bắc, qua Bologna, Verona, rồi Trento, một thành phố khá lớn và nổi tiếng trong giới Công Giáo v́ đă có một “công đồng” quan trọng ở đây (The Council of Trent -Concilium Tridentinum - held between 1545 and 1563). Trời đă xế chiều, cảnh núi non càng lúc càng chập chùng, con tàu cứ đi, luồn qua những thung lũng, vượt lên các đèo cao, có khi lại chui vào những đường hầm dài hun hút. Cuối cũng th́ tàu cũng lên đến cao nguyên và tiến về thành phố Innsbruck của nước Áo (Austria,) tôi đổi tàu để đi Munich (Munchen) thuộc nước (Tây) Đức, thuở đó khối Cộng Sản quốc tế chưa sụp đổ. Dọc đường, tôi nói chuyện với hai người Áo, họ có vẻ rành về lịch sử cuộc chiến Quốc – Cộng ở Việt Nam. Những người khách ấy đă không đứng về bên nào, nhưng rất thông cảm với nỗi thống khổ của người dân Việt, đặc biệt là những người đă phải liều chết vượt biên t́m tự do, mà cả thế giới đã gọi họ là những “thuyền nhân” (Boat People.) Hai người khách nói thêm, những người như họ, cả đời an hưởng tự do, không thể hiểu và cảm nghiệm hết giá trị và sự quí giá của nó. Tôi nói, tự do như hơi thở, thiếu tự do th́ cuộc sống chỉ là một sự chết kéo dài… Không hiểu tôi đă nói câu này do tự phát hay nhớ lại từ đâu đó có sẵn ở trong tiềm thức.

    Đến Munich (Munchen) th́ trời đă vào khuya, tôi phải đổi tàu lần nữa và lần này tôi đă trả thêm tiền để được nghỉ ở toa có giường ngủ, (tôi có “Europass” mua trước ở Mỹ, có thể đi bất cứ nơi nào trong khối Tây Âu và luôn được ngồi ở các toa hạng nhất.) Chếch về hướng Tây Bắc, tàu phải đi qua các thành phố lớn của Đức như Stuttgart, Frankfurt, Hannover và cuối cùng khi tàu vào ga Hamburg th́ trời đă dựng sáng, tôi lại phải đổi tàu để đi qua nước Đan Mạch! Ngồi uống ly cà phê buổi sáng trên sân ga, tôi thấy hai thanh niên ở bàn bên cạnh đang nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt nên bước qua hỏi thăm, nét vui mừng hiện rơ trên hai khuôn mặt vừa phảng phất nỗi buồn xa xăm. Tôi nói rằng sẽ đi Aarhus bên Đan Mạch, c̣n họ th́ sẽ đi Oslo của nước Na-Uy (Norway) xa hơn gấp bội! Ṭ ṃ hơn, tôi hỏi họ sẽ đi như thế nào? Họ đáp: “Tụi em sẽ đi suốt chiều dài của Đan Mạch, đến cảng Frederikshavn th́ xuống phà (một loại tàu lớn có thể chở cả xe hơi), để đi qua eo biển Skagerrak của Bắc Hải (North Sea) mất thêm hơn 9 tiếng nữa mới về tới Oslo.”

    Họ đi bằng chuyến xe lửa khác, tôi tần ngần đứng nh́n măi cho đến khi con tàu mất hút ở cuối sân ga. Những người thanh niên đó đă sinh ra và lớn lên ở miền Nam nước Việt, nơi quanh năm nóng nực như chỉ có một mùa Hè, đúng hơn là chỉ có mưa, nắng hai mùa. Bây giờ họ đang phải chịu đựng những cơn lạnh thấu xương ở một quốc gia tiếp giáp với miền Bắc Cực! Cuộc bể dâu nào, cuộc đổi đời nào đă xô đẩy họ đến cuối chân mây đó?

    (C̣n tiếp)

  3. #3433
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    LY KHÁCH – 3

    Ḍng tư tưởng cứ miên man, đưa tôi về đến hiện tại, 2006, đến cuộc hành tŕnh trở lại Hoa Kỳ từ chuyến đi Trung Quốc, mấy tuần nay. Ngay từ lúc khởi hành của chuyến bay vượt Thái B́nh Dương, tôi đă có những thích thú bất ngờ. Từ phi trường San Francisco, chiếc phi cơ trực chỉ hướng Bắc để đi Alaska, theo thường lệ, khi gần đến Anchorage phi cơ sẽ chuyển qua hướng Tây, bay h́nh cánh cung dọc theo các thềm lục địa ở không phận quốc tế, rồi dần dần chếch xuống hướng Nam, cho đến lúc vào không phận của Nhật Bản hay Nam Hàn. Nhưng hôm nay, theo bản đồ hướng dẫn phi tŕnh trên các màn ảnh TV, chiếc phi cơ của hăng hàng không Trung Quốc vẫn bay thẳng về hướng Tây, rồi xuyên vào không phận nước Nga! Chuyện không thể xảy ra cho các hăng hàng không Mỹ và Á châu tự do, trong thời c̣n quốc tế cộng sản và liên bang Soviet. Tôi vẫn nhớ chiếc phi cơ dân sự của Nam Hàn (số hiệu KAL 007), đă bị không quân Soviet bắn rơi chỉ v́ vô t́nh bay lạc vào không phận của họ, tháng 9 năm 1983. Chỉ trong khoảnh khắc, 269 hành khách và phi hành đoàn đă thiệt mạng một cách oan uổng.


    Nhưng hôm ấy, tôi đă “ngang nhiên” được bay trên bầu trời của cựu liên bang Soviet! Không phải chỉ bay dọc theo bờ biển, nhưng sâu trong lục địa. Chếch xuống hướng tây nam, qua Khabarovk Krai, một thành phố ở khá xa về hướng tây của quân cảng nổi tiếng Vladivostok. Phi cơ c̣n bay xa trên phía bắc của biên giới giữa Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) và Trung Quốc, nhắm thẳng hướng thành phố Harbin của Măn Châu (Manchuria) trước khi đáp xuống phi trường ở Bắc Kinh (Beijing), thủ đô của Trung Quốc.

    Vừa ra khỏi khu lấy hành lư th́ đă gặp một hướng dẫn viên biết nói tiếng Việt chờ sẵn: “Cháu đề nghị thế này nhá, bây giờ chúng ḿnh phải “chèo” (trèo) lên tầng “chên” (trên) mới có xe “bớt” (bus) chờ sẵn.” Cái giọng nửa Hà Nội, nửa ở đâu ấy, cộng thêm một tí nhừa nhựa của thuốc lào, cứ vang vang trong đầu tôi. Thành phố lớn nào của quả đất hôm nay mà không có nạn kẹt xe, ngay cả trong thành phố của nước cộng sản này cũng đang chuyển ḿnh lột xác. Bắc Kinh đang tưng bừng chuẩn bị đóng vai nước chủ nhà để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Hè (Summer Olympic) vào năm 2008. Đoàn người về đến khách sạn ở giữa thủ đô của “thiên triều” th́ đă muộn, chỉ c̣n giờ ăn lót dạ một chút rồi chuẩn bị để đi ngủ.

    Sáng hôm sau, điểm tâm bằng “bữa ăn sáng lục địa” (continental breakfast) tương tự như ở các khách sạn bên Châu Âu, nhưng có phần kém hơn. Đoàn người đă lên xe để đi xem Vạn Lư Trường Thành trước, v́ “bất đáo trường thành phi hảo hán” (không đến trường thành th́ chẳng phải là anh hùng). Dọc đường c̣n ghé thăm một trong những lăng tẩm của 13 ông vua trong triều đại nhà Minh, và nơi sản xuất “đặc sản” Trung Quốc: Các thứ nữ trang, tiểu công nghệ bằng đá cẩm thạch.

    Bức tường rộng từ hai đến khoảng bốn thước, có chỗ cao đến 6 thước, vắt vẻo hết ngọn núi này đến đỉnh đồi khác trải dài triền miên như đến vô tận. Khoảng tường trong khu vực chúng tôi thăm, đă được xây lại và xây thêm vào đời nhà Minh (The Ming Dynasty, 1368–1644), gạch được đổ bằng thứ đất sét đen nung non, nền gạch vẫn ra mùn bân bẩn. Bức tường được xây với bao xương máu của dân lành để ngăn “rợ” phương Bắc, nhưng nào có ngăn được ai? Mấy lần họ đă bị người phương Bắc xâm lăng và cai trị bởi các triều đại nhà Nguyên (Mông Cổ, 1271-1368) và nhà Thanh (Măn Châu, 1644-1912) sau này.

    Đă xem cuốn phim “Vị hoàng đế cuối cùng” (the Last Emperor) nên tôi không lạ lắm với phong cảnh các lăng tẩm trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Nhưng phải công nhận, hoàng cung của họ có bề thế hơn thành nội Huế nhiều. Bao lần, các quan sứ Việt đă phải lặn lội qua tận nơi này để triều cống Bắc triều? Bao nhiêu vàng lát chung quanh đây đă là công lao, mồ hôi, nước mắt ngay cả máu của những người dân xứ Việt ở tận phương Nam?
    Bắc Kinh đă là kinh đô của Trung Quốc từ thời nhà Tiền hay Tây Hán (206 BC – 9 AD, gọi là Trường An hay Hứa Đô). Về sau, người Mông Cổ (1271) cũng đặt thành này làm kinh đô để được gần gũi với quê hương của họ ở phương Bắc. Đến triều đại nhà Minh, thoạt tiên, họ lấy kinh đô ở Nam Kinh, nhưng sau đó có loạn tranh giành ngôi báu, nên cuối cùng, kinh đô lại đặt ở Bắc Kinh. Cùng một lư do là để được gần gũi với mẫu quốc, nhà Măn Thanh (Thanh Triều) sau khi chiếm được Trung Hoa, đă đặt thủ phủ ở thành phố này. Nhà cách mạng Tôn Dật Tiên, mà người Hoa đă quí mến gọi ông là Tôn Trung Sơn, đă dùng Nam Kinh làm thủ đô. Rồi sau khi nắm hết quyền hành, người cộng sản Mao Trạch Đông lại đặt “phủ chủ tịch” ở Bắc Kinh. Người hướng dẫn viên đă đùa rằng, như vậy lỡ ông ấy có thua trận, th́ cũng dễ chạy sang liên bang Soviet để lánh nạn hơn!

    Cung điện mùa Hè của Từ Hi Thái Hậu có thể đă làm cho ông Walt Disney, người lập nên các khu giải trí Disney lừng danh trên thế giới, phải ganh tị? Chỉ khác một điều là ông Disney đă lập các khu giải trí cho trẻ con và cả những người lớn, c̣n bà Từ Hi th́ tạo chỗ ăn chơi cho chính ḿnh, với bao công sức của đám dân người Hoa nghèo khổ.

    (C̣n tiếp)

  4. #3434
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    Saigon thuở.. va hội ngộ cố tri.......

    Kính chào Quí Bạn yêu mến trên Diễn đàn Vietland.net...

    Cũng đă hơn bốn, năm tháng nay vắng bóng VL, các cháu nó bảo rằng; ... có lẽ sẽ cho mũi thuốc hồi sinh thi.. ban be bốn phương lại như " thần giao cách cảm..!" ḷ ṃ ḅ về Diên đàn.. ông nội đừng có buồn !!
    Phần nữa la trong những ngày qua.. trong nhà cũng có vài chuyện buồn của tuổi già, hai đại nương cao tuổi cũng đă ra đi về nơi an nghỉ vĩnh hằng.. baf A.Liểng rồi bà Tú Thanh Vân... nay cũng đă được làm đúng theo yêu cầu là về với sóng nước Thái binh dương, c̣n lăo hủ th́ nay mắt cũng đă gần loà rồi...đàn trẻ năm nay thêm được hai đứa vô Med.. lũ con nít th́ nhờ trời ăn no ngủ kỹ... Riêng cặp măt của lăo toubib th́ ; Chi đọc đôi chút trên CNN hay Fox thôi...( T/v Tigon co hỏi thăm về bịnh Cao áp.. sẽ trả lời sau...)
    Hôm nay 01-05-2016... vô t́nh lên Gôogles... gơ bậy mà lại mở đuọc trang mang Quốc Hận- Vietland.net này ... và lại được cơ may hàn huyên cùng bạn bè 4 phương... cảm ơn cả facebook,...đến wordpress....

    Ít hàng chào mừng va gởi lời thăm hỏi nhiệt t́nh đến với Quư Bạn bốn Phương ./. nmq

  5. #3435
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by nguyen manh quoc View Post
    Kính chào Quí Bạn yêu mến trên Diễn đàn Vietland.net...

    Cũng đă hơn bốn, năm tháng nay vắng bóng VL, các cháu nó bảo rằng; ... có lẽ sẽ cho mũi thuốc hồi sinh thi.. ban be bốn phương lại như " thần giao cách cảm..!" ḷ ṃ ḅ về Diên đàn.. ông nội đừng có buồn !!
    Phần nữa la trong những ngày qua.. trong nhà cũng có vài chuyện buồn của tuổi già, hai đại nương cao tuổi cũng đă ra đi về nơi an nghỉ vĩnh hằng.. baf A.Liểng rồi bà Tú Thanh Vân... nay cũng đă được làm đúng theo yêu cầu là về với sóng nước Thái binh dương, c̣n lăo hủ th́ nay mắt cũng đă gần loà rồi...đàn trẻ năm nay thêm được hai đứa vô Med.. lũ con nít th́ nhờ trời ăn no ngủ kỹ... Riêng cặp măt của lăo toubib th́ ; Chi đọc đôi chút trên CNN hay Fox thôi...( T/v Tigon co hỏi thăm về bịnh Cao áp.. sẽ trả lời sau...)
    Hôm nay 01-05-2016... vô t́nh lên Gôogles... gơ bậy mà lại mở đuọc trang mang Quốc Hận- Vietland.net này ... và lại được cơ may hàn huyên cùng bạn bè 4 phương... cảm ơn cả facebook,...đến wordpress....

    Ít hàng chào mừng va gởi lời thăm hỏi nhiệt t́nh đến với Quư Bạn bốn Phương ./. nmq
    Trước hết mừng cụ vẫn đủ sức khỏe tái xuất giang hồ .Sau mới chia buồn về mất mát của cụ và gia đình .
    Mừng hai cụ bà đã thoả mộng ,với sóng nước Thái bình dương . Hy vọng được nghe tiếp chuyên bà Hạnh và cháu Diễm Tây du > Nếu sai tên ,thì lỗi ở cụ ... đã không chịu viết tiếp , ngưng quá lâu .

  6. #3436
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Chào mừng cụ Quốc , đời đẹp lắm , xin hăy giử ǵn sức khoẻ , chúng ta hăy đợi Vc đi trước , rồi mới tính ... đi sau .

    Lê Thi

  7. #3437
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    Saigon thuở ấy hay một thời vang bóng....

    Xin đa tạ các lơi thăm hỏi cua quư Bạn... nmq cung mong như ư của quí Bạn.. tiếc rằng tuổi đă quá date rồi.. nhất là sau khi hai bà lăo gần cân đă bỏ thế giới này ra đi..
    nmq sẽ trở lại với Diễn đàn, nhưng gởi bài trên " chợ nhỏ Saigon... " và chuyên đề cung đang đươc " moi óc.." phục vụ cho đời sống bô lăo.. ;đó là chuyên về Biologie- ngành Khoa học tự nhiên/ Sciences naturelles. Lư do là ngày nay, mọi ngụi đều vấp phải trường hợp " tiêu thụ sản phẩm công nghiệp".. Từ đó gây nên những chứng bịnh mà thời xưa chưa có. Con ngụi ai cung muốn sống lâu như ông Bành Tổ. thế nhưng lại bị cái nạn.. bạ cái ǵ cũng bỏ vô miệng... rồilaij khen... ngon lắm!!... xong rồi.. ui da.. sao ma nó đau bụng đến thế !!...
    Caauf mong được sự ủng hộ của quí Bạn.../. nmq

  8. #3438
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CUỐN THEO MỆNH NƯỚC

    LY KHÁCH – 4


    Tiếp tục chuyến đi, đoàn người đă ra phi trường để bay về Thượng Hải (Shanghai), nơi sẽ dừng lại sau này. Hôm nay, chúng tôi dùng xe bus để đi thẳng đến Hàng Châu (HangZhou.) Phong cảnh ở Tây Hồ quả nhiên thanh lịch, hữu t́nh mà du khách thập phương vẫn thường khen ngợi. Chỗ có nhiều cảnh đẹp th́ lại lắm thi nhân, như các ông Bạch Cư Dị, rồi Tô Thức (Tô Đông Pha) đă có thời làm quan ở đây và cho đắp thêm các lối đi ở Tây Hồ. Hàng Châu là một trong mấy nơi tự nhận là xuất xứ của chuyện t́nh bất hủ giữa Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài với những địa danh được nhắc tới như Cô Sơn, Tiểu Lộ, Trường Kiều… đang là một phần của Tây Hồ này.

    Hàng Châu c̣n có sông Tiền Đường, nơi nàng Kiều đă trầm ḿnh để toan rũ sạch nợ trần, sau bao nỗi truân chuyên. (Nguyên tác từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, được cụ Nguyễn Du dịch qua chữ Nôm thành truyện thơ “Đoạn Trường Tân Thanh” hay chỉ đơn giản là “Truyện Kiều”). Gần Hàng Châu có làng Long Tỉnh (Giếng Rồng) nằm gọn trong một miệng núi lửa cũ, phải leo qua ngọn núi mới vào đến bên trong. Sau này, người ta đă đào một đường hầm xuyên qua núi để xe cộ lưu thông được dễ dàng hơn. Dân trong làng chuyên nghề trồng một loại trà xanh đặc biệt (trà Long Tỉnh) được quảng cáo rằng nó có thể làm giảm bớt chất mỡ trong máu.


    Nơi dừng lại kế tiếp là thành phố Tô Châu (Suzhou) nơi có đồi Hổ, tương quyền rằng nàng Tây Thi, gái đất Việt, sau khi bị gả về với vua Ngô Phù Sai, đă thường ra đây soi bóng ḿnh qua một lỗ đá trên cầu. Phải chăng đó cũng là dịp để nàng âm thầm than khóc, mơ tưởng về người t́nh Phạm Lăi? Tô Châu c̣n nổi tiếng về kỹ nghệ tơ tằm, ghé qua xưởng ươm tơ và hàng bán quần áo, chăn mền, toàn bằng tơ. Những ông có bà xă cùng đi đă có vẻ buồn buồn, v́ sau lần viếng xưởng ngọc thạch ở Bắc Kinh, rồi bây giờ ở đây, quí phu nhân lại sử dụng các thẻ tín dụng (credit cards) hơi kỹ!

    Trước khi đến Nam Kinh (Nanjing,) đoàn người đă ghé qua Vô Tích (Wuxi) với Thái Hồ, nơi người ta nuôi loại trai có ngọc, đặc biệt sống trong hồ nước ngọt này. Quí ông lại được thêm một phen… lên ruột, v́ các bà đă “chà cạc” thêm nhiều hơn nữa!

    Nam Kinh, nằm bên ḍng Dương Tử, nhưng người Hoa lại thích gọi là Trường Giang, con sông dài vào hàng thứ ba trên thế giới, sau sông Niles ở Châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Trên ḍng sông này c̣n có những địa danh lịch sử từ thời Tam Quốc tương tranh (189 AD – 280 AD) như Kinh Châu, nơi Quan Vũ đóng quân; Xích Bích, nơi đô đốc Châu Du đă hiệp cùng quân sư Gia Cát Lượng đánh tan hàng chục vạn binh hùng của Tào Tháo (208 AD), chia Trung Hoa thành ba nước và kéo dài đến hơn 70 năm.

    Đây cũng là nơi có lăng mộ của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên (Sun Yat-Sen), hiệu là Trung Sơn (Zhongshan). Từ trên đỉnh núi nh́n xuống thành Nam Kinh, ba bề có núi bao quanh, bề thứ tư là ḍng Trường Giang mênh mông, hùng vĩ không kém ǵ sông Cửu Long, thật là một địa lợi, tôi nghĩ thầm. Làn gió dịu mát đă làm giảm đi cơn nóng hâm hấp của mùa Hè. Tôi nghĩ đến ông Tôn và thầm cảm phục, qua cuộc cách mạng năm Tân Hợi (1911); cùng một lúc, ông kết thúc triều đại Măn Thanh đă cai trị Trung Hoa đến 268 năm (1644-1912), gây khổ ải cho dân lành nhiều hơn phúc lợi; và lần đầu tiên mở ra trang sử dân chủ cho toàn cơi Trung Hoa. Với công lao đó, ngay cả người cộng sản Mao trạch Đông (Mao Zedong) cũng phải nể v́ và để yên cho lăng mộ của ông.

    Trở lại Thượng Hải, nơi đă có những tô giới hoàn toàn dành cho người ngoại quốc trong thời thuộc địa, nơi người ta đă cho treo các bảng “Cấm chó và người Tàu!” Thật xót xa và nhục nhă cho dân tộc của các ông “con trời.” Sau này, ông bà Tôn Trung Sơn (bà Tống Khánh Linh - Song Qingling, một trong ba chị em nhà họ Tống, nổi tiếng nhất Trung Quốc ở tiền bán thế kỷ 20) đă có một ngôi nhà trong khu tô giới cũ. Ngày nay, nếu không kể Hồng Kông, Thượng Hải đang là thành phố tân tiến vào bậc nhất của Trung Quốc.

    Những lúc nhàn rỗi, tôi đă có dịp nói chuyện nhiều hơn với người hướng dẫn, anh tâm sự rằng bố anh là người Việt gốc Hoa, trước năm 1954 đă từ Sóc Trăng (miền Tây) ra Hà Nội sinh sống và kết hôn với mẹ anh, một phụ nữ Việt. Sau khi miền Nam sụp đổ, gia đ́nh anh bị khánh kiệt dần dần v́ những lần nhà nước “đánh” tư sản mại bản. Ông chú của anh ở Chợ Lớn đă phải tự tử cũng v́ bị tán gia bại sản. Cuối cùng, anh đă phải vượt biên qua Trung Quốc để t́m đường sống. Anh đă gặp và kết hôn với một nữ sinh người Việt gốc Hoa ở Bắc Kinh, nói tiếng Việt giỏi hơn anh – anh tự nhận như vậy. Cả hai anh chị đang làm việc cho chương tŕnh Việt ngữ của đài phát thanh Bắc Kinh, làm hướng dẫn viên du lịch chỉ là “nghiệp dư” (nghề tay trái), anh nói như vậy.

    Một hôm, anh tâm sự với tôi: “Em vẫn nhớ quê hương lắm, chẳng phải v́ người ta ‘dụ dỗ’ bằng câu hát ‘quê hương là chùm khế ngọt…’ nhưng v́ không quên được nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ḿnh đă lớn khôn.” Tôi đă thấy trong anh một người Việt nhiều hơn Hoa. Đúng rồi bạn ơi, làm sao người ta có thể quên được quê Mẹ, đất Cha?

    Nhưng đă là người dân Việt th́ dường như luôn mang mệnh biệt ly! Biệt ly ngay từ thuở đầu đời lập quốc, cha Lạc Long và mẹ Âu Cơ đă chẳng ly tán đó sao? Phải chăng chia ly đă trở thành định mệnh, ngàn đời gắn liền với cuộc sống của từng người dân? Nỗi đau biệt xứ của hơn ba triệu người Việt bao giờ mới nguôi? Roma, Hamburg, Aarhus, Paris, London, New York, Los Angeles, Tokyo, Bắc Kinh, Thượng Hải… đă chẳng bao giờ thay thế được cố hương. Dù đến góc biển này hay chân mây đó, vẫn chỉ làm tăng thêm niềm thương, nỗi nhớ, và hoài băo về một ngày được trở lại quê hương trong tự do, dân chủ, thái b́nh và thịnh vượng.

    Tôi đứng dậy, lững thững bước vào chiếc phi cơ rộng lớn cho chuyến bay vạn dặm mà bên tai vẫn c̣n văng vẳng những vần thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, dù “chí lớn chưa về, bàn tay không…” hay “Ly khách, ven trời nghe muốn khóc…” cũng đều là tâm trạng của tôi, trong lúc này…
    ____________________ _______

    Tái bút: Trong lúc chờ chuyến bay ở phi trườngg Narita, Nhật Bản, (2006), tôi chợt nhớ là vừa có tin đã được vinh thăng đại tá. Năm này, chưa tới 20% trên tổng số trung tá tuyên úy ra hội đồng thăng thưởng, được chọn lựa. Có lẽ v́ tôi đã phục vụ trong chiến tranh ở Iraq và một căn cứ khó khăn vào bậc nhất trên thế giới, đối với quân đội Mỹ, Djibouti ở Vùng Sừng của Châu Phi. Nhưng dù được lên cấp, tôi vẫn nghĩ là sẽ xin nghỉ hưu khi tròn 20 năm tuổi lính (2009), như đã tự hứa với lòng ở đảo Guam trước đó mấy năm. Với tôi, phục vụ trong quân đội bấy nhiêu năm là đă đủ.

    C̣n tiếp ...

  9. #3439
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY – 1


    5:00 AM - Đồng hồ báo thức. Mắt cay sè v́ đêm qua thiếu ngủ. Nhận nút tắt, định “nướng” thêm chút nữa. Một phút sau đồng hồ lại reo! Tụi Đài Loan (lúc này chưa có đồ Trung Quốc) cẩn thận thật, chế đồng hồ báo thức tới hai ba lần cho chắc ăn. Hay tại nó thuộc loại “dổm” nên bộ phận nút tắt không hoạt động? có thể là cả hai. Thôi, dậy đọc kinh dâng ngày.

    Mặc vội bộ quần áo từ hôm trước, xỏ đôi dép nhật, đội thêm chiếc mũ bê-rê để khỏi phải chải đầu, lẹp kẹp qua mở cửa nhà thờ. Bà White đă đứng tựa cửa nhà thờ tự bao giờ. Một trăm phần trăm gốc Phi Châu, nhưng không hiểu tại sao bà lại có tên là “Trắng.” Bà rất sốt sắng, hằng ngày đi xe bus đến dự lễ mỗi buổi sáng. Hôm nào bà đến trước khi cha mở cửa nhà thờ (ở Mỹ ít nơi có các ông từ như bên Ta), th́ bà lấy làm mừng lắm. Chả hiểu tại sao, có thể bà nghĩ như thế là tỏ ra sốt sắng hoặc nhiều hi sinh hơn?

    - I beat you this morning, Father. (Con thắng Cha sáng nay rồi)
    - Thank Goodness that I could still get up. (Phải cám ơn Chúa là tôi c̣n có thể dậy được)
    - You gotta rough night? (Đêm qua Cha khó ngủ hả?)
    - No, short night. (Không, mất ngủ).

    Đêm qua, 2 giờ sáng c̣n phải “cố vấn” cho ngươi bạn ở xa gần hai ngàn dặm, mà bên đó sau bên đây hai tiếng đồng hồ, mới 12 giờ khuya, không hiểu anh ta biết điều đó chăng? Đại khái là ít lâu nay, anh ta ăn nên làm ra, hết mua nhà đến tậu thêm xe mới cho bà xă. Nhưng ăn no đâm ra rửng mỡ, thỉnh thoảng v́ “chiều ḷng” bạn bè, anh theo anh em đi “văn nghệ với các em út” tí cho vui. Không ngờ bà xă biết được. Không đánh ghen (đánh ai bây giờ? Những người đó “đi làm” có “nghiệp đoàn” đàng hoàng cơ mà!), nhưng chị ta đáp lễ anh bằng một “chưởng” thuộc loại thượng thừa với cả 12 thành công lực: “Anh ăn chả th́ tôi ăn nem!” Thế là gia đ́nh mất hạnh phúc.

    Trở lại nhà xứ, tập thể dục, làm vệ sinh, tắm gội, đọc kinh sáng xong th́ vừa đến giờ đi làm lễ.

    7:00 AM - Thánh lễ. Ngôi thánh đường thật rộng, có đến 1200 chỗ ngồi, nhưng hôm nào có được 50 người đến dự lễ sớm đă là quí lắm rồi. Tự nhiên thấy cô đơn cùng với Chúa. H́nh ảnh Chúa Giêsu cầu nguyện một ḿnh trong vườn Giệt c̣n kéo dài măi đến thế hệ này.

    7:25 AM - Lễ xong (ở thời này, lễ ngày thường không có giảng) định trở lại nhà xứ nghỉ thêm một tí cho đỡ uể oải. Ở xứ Mỹ được cái có giờ giấc. Ít khi giáo dân “quấy rầy” các cha trước 9 giờ sáng hoặc sau 10 giờ đêm. Nhưng hôn nay, bà Torantino đă chờ sẵn trong pḥng áo. Cha cho con một phút, con có chuyện cần lắm. Được bà cứ nói. Thế là bao nhiêu tâm sự đầy vơi bà tuôn ra hết. Thỉnh thoảng c̣n đệm thêm chút nước mắt giọt vắn giọt dài nữa. Bà than phiền rằng các con của bà không hiểu được bà. Việc bà chia gia tài cho chúng, đứa ít đứa nhiều th́ quyền của bà chứ? Tại sao chúng lại than van rồi tức giận với bà? Thật là đáng buồn. Định bảo, “đừng cho đứa nào một xu, trao cho tôi hết, giúp dân tị nạn là xong.” Nhưng rồi cũng phải an ủi bà, măi đến sau 8 giờ mới trở lại nhà xứ được.

    Buổi sáng, it có thói quen ăn nhiều, nhưng một ly trà nóng, bỏ thêm chút đường, và vài miếng bánh ngọt oatmeal th́ không thể thiếu.

    9:00 AM - Rất may, hôm nay không phải dạy học bên trường nhà xứ. Định viết lá thư về thăm ông cụ, bà cụ c̣n ở lại Việt Nam, th́ sực nhớ sáng nay có một đám tang lúc 9:30. Lại sắp được làm V.I.P. (Very Important Person – Người Rất Quan Trọng) đi xe limousine. Ở đây hễ có đám tang là nhà quàn gửi xe đến đón cha đi, cũng như đưa cha về. Cùng một công ty cho các đám cưới thuê xe limousine.

    10:30 AM - Sau thánh lễ cầu hồn và nghi thức an táng tại một nghĩa trang gần đó, không theo thói quen ngồi băng trước tán gẫu với anh tài xế cho vui. Hôm nay, nhảy vào băng sau, dặn anh ta khi nào về đến nhà xứ th́ đánh thức dậy giùm.

    11:00 AM - Dàn xếp một vài công việc có tính cách hành chánh. Bà thư kư đưa cho một xấp ngân phiếu (checks) nhờ kư để trả các thứ hóa đơn nợ (bills) cũng như lương hàng tháng cho các nhân viên (bây giờ tất cả lương đều trả thẳng vào chương mục riêng của từng người). Kư giấy bông xăng cho một người lỡ đường, bảo ông ta qua trạm xăng gần nhà thờ mà đổ, cuối tháng hội Bác Ái Vinh Sơn (St Vincent de Paul Society) sẽ thanh toán với chủ trạm xăng.

    12:00 (Trưa) - Dặn bà bếp dọn cơm dưới nhà bếp để vừa ăn vừa nói chuyện với bà cho vui. Cảm thấy ngại cái pḥng ăn sang trọng, rộng thênh thang, nhưng phải ngồi ăn một ḿnh trong ấy. Vừa ăn vừa nói chuyện với bà bếp vừa xem, đúng hơn là nghe tin tức buổi trưa, qua cái TV nhỏ trong pḥng.

    12:35 PM - Điện thoại riêng trong pḥng reo. Thuở đó chưa có cell phone hay ngay cả caller ID.

    - Hello, cha Phaolô đây, xin lỗi ai đầu giây đấy ạ?
    - Thưa Cha, con.
    - Xin lỗi, tôi không nhận ra tiếng của bà, xin cho biết bà là ai vậy?
    - Thưa Cha, con là bà quản Th.

    Cố moi óc xem trong hơn 10 ngàn giáo dân Việt Nam trong vùng, đă gặp bà quản Th. này lần nào chưa. Chịu, không nhớ được nhưng vẫn nói:

    - À chào bà, bà có chuyện ǵ đấy?
    - Thưa Cha, chúng con (đổi chủ từ qua số nhiều) có chuyện cần “ăn mày” ơn Cha.
    - Có chuyện ǵ mà quan trọng vậy bà?
    - Dạ, chúng con muốn xin Cha làm phép cưới cho hai đứa con của chúng con (cộng thêm một gia đ́nh khác nữa).
    - Ồ, việc này bà phải liên lạc với Cha quản nhiệm của Cộng Đoàn, chứ tôi coi xứ Mỹ, đâu có làm được?
    - Dạ, nhưng thưa Cha, con của chúng con (trở lại một gia đ́nh thôi) nó có “hoa” rồi!
    - Có hoa là ǵ hở bà?
    - Dạ, chúng nó trót dại với nhau, mà Cha quản nhiệm chúng con th́ bảo, hễ cặp nào bầu b́ trước th́ ngài bắt phải sinh xong mới làm phép cưới cho. Khổ lắm Cha ơi ! Hu..! Hu..!
    - Chết thật! Thôi, để tôi liên lạc với Cha quản nhiệm xem có cách nào khác không, bà nhé! Tôi sẽ gọi lại bà, điện thoại của bà số mấy?

    ...Cuối cùng, Cha quản nhiệm cộng đoàn đă đồng ư cho cặp này được làm phép hôn phối ở đây (xứ Mỹ) để tránh gây gương mù.

    (C̣n tiếp)

  10. #3440
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    “MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY” – 2

    1:30 PM - Giúp học tṛ các lớp nhỏ viếng Đàng Thánh Gía – lúc đó đang trong mùa Chay - Nh́n những bàn tay nhỏ bé xinh xinh của hàng trăm con trẻ lớp mẫu giáo, lớp một, lớp hai đang chắp lại, hướng về những chặng đàng Thánh Gía để theo chân Chúa trên đường Can-vê, tự nhiên thấy ḷng xúc động. Có lẽ Chúa được an ủi nơi những tâm hồn thiên thần này nhiều hơn là ở những người lớn, kể cả người đang hướng dẫn chúng. Rồi như trong một kết hợp mầu nhiệm, thấy ḷng thanh thản hơn.


    2:30 PM - Kiệu Ḿnh Thánh cho các người ǵa trong xứ, có nhà th́ c̣n cả hai ông bà, sống lủi thủi với nhau. Con cái đă ra ở riêng hết, thỉnh thoảng chúng mới ghé thăm một chút. Ở nơi khác thường chỉ có một bà, hoặc một ông, sống một ḿnh; một bà quá yếu phải có người thay phiên chăm sóc luôn luôn.

    Lần nào cũng phải ngồi lại nghe chuyện của bà LeBlanc lâu hơn cả. Chồng bà qua đời đă được hai năm, nhưng lần nào ghe thăm cũng thấy bà khóc v́ c̣n nhớ ông. Hai ông bà đă sống với nhau hơn 60 năm, khối t́nh ấy khó mà quên được trong một sớm một chiều, nhất là bà lại đang sống một ḿnh.

    Trên đường trở về nhà xứ, th́nh ĺnh bị gọi giật lại:

    - Hey, Padre. Father Paul! (Này ông Cố ơi. Cha Paul ơi)
    - Hi, Bobby. What's up, man? (Chào Bobby. Anh khỏe không?)
    - I’m okay. Where’re ya’ll at? (Con thường thôi, Cha khỏe không?)
    - Not bad. Thanks. (Cũng tạm được. Cám ơn)
    - Padre, ya’ll wanna some crawfish? Real fresh, man? (Cha muốn ăn crawfish không? Tươi lắm Cha).
    - Sure, I love Crawfish. Where you got ’em at? (Là cái chắc. Tôi thích lắm. Anh bắt ở đâu vậy?)

    Kết thúc câu hỏi bằng một giới tự là ngôn ngữ đặc biệt của miền này.

    Đứng lại cả nửa tiếng để nghe anh ta kể thành tích đă ra ngoài hương lộ, bắt những con tôm đất, vỏ cứng, có thể ḅ như cua này. Chúng hay băng qua đường sau cơn mưa, nhiều đến nỗi anh ta phải dùng chổi để “quét” chúng vào những bao ni-lông đựng rác. Hiện anh ta c̣n cả mấy chục pounds (lbs) đă nấu sẵn.

    5:00 PM - Ngôi nhà xứ hai tầng lầu, sáu pḥng ngủ, to như một dinh thự, nhưng chỉ c̣n một ḿnh; thư kư, bà bếp, mọi người đă về cả. Qua viếng Ḿnh Thánh và đóng cửa nhà thờ.

    5:30 PM - Coi tin tức buổi tối, trong khi nghĩ bụng, tối nay sẽ ăn “món ǵ.” Ở đây bà bếp chỉ nấu bữa trưa, buổi tối, ai muốn ăn ǵ th́ xuống bếp tự làm lấy. Thường th́ hâm lại thức ăn c̣n dư từ bữa trưa, đôi khi, một gói ḿ cũng xong.

    May qúa, Cha xứ đă về. Hôm nay là ngày nghỉ của ngài; ở xứ Mỹ, mỗi tuần các Linh Mục có một ngày nghỉ. Điện thoại cho một người bạn và đến nhà anh ta ăn cơm. Gọi muộn, có lẽ bà xă anh ta đă phải nấu thêm cơm! Được cái bạn bè thân thiết nên không ngại lắm.

    7:30 PM - Gặp một cặp vợ chồng trẻ, mới có con đầu long, họ đến đến được hướng dẫn về phép (bí tích) và nghi thức rửa tội cho cháu bé. Có điều hơi phiền, họ xin cho em gái của người vợ làm mẹ đỡ đầu cho con của họ, trong khi cô bé này mới có 10 tuổi, chưa đủ tuổi theo giáo luật để làm mẹ đỡ đầu. Giải thích măi họ mới chịu nghe, nhưng vẫn c̣n ấm ức. Không biết khi ra về anh ta có rủa thầm “shorty little gook” không. (Thằng gook lùn. Gook, tiếng lóng để ám chỉ người gốc Á Châu cách miệt thị)
    .
    8:30 PM - Gặp một cặp dự bị hôn nhân, chú rể theo Công Giáo, cô dâu thuộc Tin Lành. Họ xin được làm phép cưới ở nhà thờ Tin Lành. Hỏi tại sao, họ cho biết, v́ mẹ cô dâu phải xuất tiền chi phí cho đám cưới (theo tục lệ ở Mỹ, nhà trai chỉ phải lo cặp nhẫn cưới mà thôi), nên bà đ̣i phải làm đám cưới ở đó. (Điện thoại reo, anh trưởng đoàn Thanh Niên Sinh Viên Công Giáo Việt Nam muốn nói chuyện. Hẹn sẽ gọi lại). Tuy nhiên, chú rể cứ nài xin Cha đến “cùng” làm phép cưới, với vị mục sư, cho họ. Giải thích các giới hạn của linh mục khi tham gia các nghi thức hỗn hợp với các giáo phái Kitô khác và các giấy phép họ cần phải xin từ ṭa Tổng Giám Mục. Âu cũng là dịp để tỏ t́nh “ḥa đồng tôn giáo” (ecumenism).

    9:00 PM - Bàn chuyện tổ chức Pic-Nic cuối tuần với anh đoàn trưởng thanh niên. (Lỡ nhận làm tuyên úy cho họ th́ phải lo, kêu ca ǵ nữa! Cũng tại cái tội khi c̣n ở chủng viện bên nhà, thấy hội đoàn trẻ nào cũng nhảy vào!). Họ không có đủ xe. Hứa sẽ xin phép cha xứ cho dùng chiếc school bus của C.Y.O. (Catholic Youth Organization – Tổ Chức Giới Trẻ Công Giáo) để đưa họ đi. Nhân tiện xin ngài để ư các lớp giáo lư C.C.D. sáng thứ Bảy dùm. Cám ơn Chúa, vị cha sở nhân lành đă vui vẻ nhận lời
    .
    10:30 PM - Lên pḥng ngủ. Đọc kinh tối, xét ḿnh ngay kẻo sẽ ngủ gật.

    “Lạy Thày,
    Một ngày của Thày đă qua. Con vẫn c̣n vấp phạm rất nhiều. Con đă có thể dùng những lời êm đẹp hơn với bà White sáng hôm nay, nhưng con đă hơi sẵng giọng, có thể đă làm bà tủi thân. Trong Thánh Lễ con đă chia trí mất mấy lần, toàn nghĩ đến chuyện đi ngủ lại sau khi tan lễ. Con đă có thể nói chuyện với bà Torantino lâu hơn, nhưng con đă không làm, c̣n có ư diễu cợt bà nữa (mặc dù chỉ trong tư tưởng). Con đă không vận dụng hết khả năng để an ủi gia đ́nh vừa mất người thân yêu của họ. Khi biết chồng bà quản Th. hay viết thơ rơi, chống đối các cha, con đă có ư tựa như là “đáng kiếp” về nỗi bất hạnh trong gia đ́nh bà. Bà LeBlanc hôm nay không khóc, nhưng con đă vội rời khỏi nhà bà, như sợ bà sẽ nói chuyện lâu hơn. Đáng lẽ con phải cám ơn anh Bobby Boudreaux nhiều hơn về ḷng tốt của anh ta, nhưng con đă không làm v́ chỉ muốn cắt ngắn câu chuyện để về nghỉ. Con đă dùng luật Hội Thánh như khí giới để tỏ uy quyền đối với cặp vợ chồng có con xin rửa tội. Xin Thày tha thứ cho con và với ơn sủng của Thày, con có thể tiến hơn.”

    Cầu cho Giáo Hội, cho Đức Thánh Cha, hàng Giáo Sĩ, các nam nữ Tu Sĩ, toàn thể giáo dân. Cho ḥa b́nh trên thế giới. Cho quê hương Việt Nam và các quốc gia đang có chiến tranh, nghèo khổ, đói kém. Cho các ân nhân, thân hữu và những người mồ côi tinh thần, gia đ́nh khắp nơi. Cho các linh hồn tiên nhân, thân hữu, và những linh hồn mồi côi. Cầu cho bố mẹ và các anh chị em.

    11:30 PM - Tắt đèn. Tạ Ơn Chúa, thêm một ngày nữa đă qua.
    .................... .

    1:00 AM - Điện thoại lại reo. Có người hấp hối ở nhà thương, cần được xức dầu gấp. Đang trong phiên trực tuần này, phải đi ngay. Cố nén tiếng thở dài. Tạ ơn Chúa đă cho thêm một công tác cuối trong ngày. Hay công tác đầu tiên của một ngày mới?

    1:02 AM - Cha xứ gọi điện thoại liên lạc trong nhà, hỏi:

    “Có phải ông Ballivierro sắp qua đời không?”
    “Dạ phải”.
    “Vậy để tôi đi, v́ tôi quen gia đ́nh này đă lâu”.
    Vẫn tạ ơn Chúa. Amen.

    (Chuyện đă xảy ra trong một Mùa Chay… lâu lắm rồi…)

    C̣n tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •