Page 401 of 471 FirstFirst ... 301351391397398399400401402403404405411451 ... LastLast
Results 4,001 to 4,010 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4001
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Sáng hôm sau, cô đánh thức tôi dậy sớm, dẫn tôi đến một nhà hàng Tây để ăn sáng. Tôi ăn bánh croissant và uống một ly sữa với chocolat. Đây cũng là những món ngon vật lạ, lần đầu tiên được thưởng thức. Mỗi lần được ăn ngon, tôi lại nhớ đến các em tôi. Tôi cảm thấy bồi hồi, nóng bụng, mong sao được về lại Cần Thơ lẹ lẹ, dù ở đó tôi chỉ có hột gà chiên, hoặc cháo với hạt muối mỗi buổi sáng trước khi đi học. Miếng ngon vật lạ không đủ sức quyến rũ tôi, v́ lúc nào tôi cũng nặng t́nh với gia đ́nh

    Ăn xong, cô Ba đưa tôi ra bến xe đ̣ lục tỉnh. Má tôi đă đưa tiền để tôi mua giấy xe bận về, những cô Ba vẫn nhét tiền vào túi tôi. Có biểu cất đi để dành “ăn bánh”. Tôi cất tiền chung với lá thơ cô viết cho má tôi vào một túi áo bên trong, rồi lấy kim ghim kỹ để khỏi bị móc túi. Trước khi tôi đi Sài g̣n, mấy chị bà con của tôi căn dặn đủ điều. Nào là phải coi chừng bọn móc túi, nào là phải đề pḥng người ta bỏ thuốc mê …
    Trước khi xe chạy, cô Ba dặn tôi nói với má cứ an tâm mà lên Sài g̣n, cô sẽ lo liệu đầy đủ cho gia đ́nh tôi. Cô c̣n thêm:

    - Trên Sài g̣n, bạn của ba con, bạn của mấy cậu của con nhiều lắm. Ai cũng sẵn sàng giúp gia đ́nh con.

    Cô chờ cho tới khi xe đ̣ của tôi rời bến cô mới bước đi. Nh́n theo cô từ xa, tôi thấy cô vừa đẹp, vừa phúc hậu. Tôi nghe mùi nước hoa và hơi ấm của cô hăy c̣n phảng phất chung quanh tôi .
    Khi xe ra khỏi thành phố, tôi bỗng nghe ḷng rộn ră tin vui . Một thứ t́nh cảm làm cho tôi thấy ḿnh mới mẻ, lớn hơn ngày đi Cần Thơ. Tôi biết rồi, v́ tôi đang mang trong túi những tin tốt về cho má tôi.

    Cô Ba đă cho cô Ba Trần Giầu biết gia đ́nh tôi sắp dọn lên Sài g̣n. Cô Ba Giầu là má của anh Chánh, tức anh Lưu Công Chánh, bộ đội của tiểu đoàn 307. Khi chúng tôi ở Kim Qui, một anh bộ đội bị đau bao tử phải tạm trú ở nhà tôi để chữa bịnh, đó chính là anh Chánh. Bấy giờ tới lượt Cô Ba Giầu giúp lại gia đ́nh tôi.
    Cô Ba Giầu có một cửa tiệm bán quần áo và đồ thêu ở đường Lê Thánh Tôn. Như vậy, khi má tôi lên Sài g̣n là có việc làm ngay. Cô Ba Giầu cho gia đ́nh tôi ở riêng một từng trong căn nhà hai từng của cô ở đường Lê Công Kiều.

    V́ nhà nhỏ nên má tôi cho hai chị Kim, Cương ở trọ nhà cô Mỹ Ngọc. Hai chị tôi và Hải Vân được đi học ngay, c̣n tôi phải tạm ở nhà để giữ Hoà B́nh và Minh Tâm. Má tôi viết thơ về Cần Thơ, nhờ d́ Bảy mướn giùm một người giữ em.
    Được ở nhà, dù chỉ là tạm thời, tôi mừng thầm trong bụng. Đối với tôi, trên đời này làm ǵ có trường nào vui bằng trường làng Bang Thạch, có thầy nào thương học tṛ bằng thầy giáo Dần. Nghĩ tới chuyện phải đi học trường lạ, đêm nằm tôi thao thức không ngủ được, lật gối cả mấy chục lần, v́ lo sợ ma cũ ăn hiếp ma mới, mà ma này là ma Sài g̣n nữa !

    Căn lầu nhỏ, chật chội, nên rất nóng bức. Những buổi trưa ở Sài g̣n, trời nóng hơn Cần Thơ. Tôi thường phải dẫn em qua rạp hát bóng Cathay, vừa để hóng mát vừa coi những h́nh ảnh quảng cáo trên tường.
    Mỗi sáng, sau khi cho chúng tôi ăn sáng, đưa Hải Vân tới trường, má tôi xuống lầu một, ngồi may cho tới tối. Rồi sau khi ăn cơm tối, chờ cho chị em tôi đi ngủ hết, má tôi trở xuống lầu một, tiếp tục làm việc. Tôi cũng không biết má tôi đi ngủ lúc mấy giờ. Điều quan trọng là tôi thấy má vui với công việc, lại không bị công an tới làm phiền, và cũng không có người của phe kia tới quấy rầy.

    Hạnh phúc của con người là biết ước mơ, và nỗi bất hạnh là nuôi nhiều tham vọng. Tôi có nhiều ước mơ rất b́nh thường khiêm tốn. Tôi ước ao được sống chung với ba má và anh chị em dưới một mái nhà, như những đứa trẻ khác. Nhưng tôi đă phải sống trong một gia đ́nh chia cách, với những giấc mộng dở dang, từ hồi c̣n nhỏ xíu, tôi đă nhận ra rằng những ước mơ có thành sự thật, chỉ có trong chuyện cổ tích thần thoại thôi.

    Đêm đêm khi mọi người an giấc, tôi nằm nhớ đến những xóm làng, những căn nhà mà ba má và anh chị em chúng tôi đă sống chung. Một dĩ văng thật êm đềm và ấm cúng. Rồi tôi cố h́nh dung ra đất Bắc, nơi ba tôi và anh Khôi đang sống, và tôi tự hỏi hai người đang làm ǵ lúc này. Nhưng tôi hoàn toàn thất bại trong sự tưởng tượng đó, v́ tôi chưa hề biết đất Bắc ra làm sao, tôi chỉ c̣n nhớ văng vẳng bên tai lời hứa của ba tôi: “Ba đi hai năm, ba về với má và các con”. Cậu Thuỷ của tôi bỏ lại vợ mới cưới hứa với ông bà ngoại là hai năm cậu trở về để ông bà có cháu nội. Cậu hứa với mợ Chín là hai năm nữa hai người sẽ có nhà riêng !

    Tôi tin lời hứa của ba tôi, v́ ông là người luôn luôn giữ chữ tín với đứa con nít. Một lần ba tôi đi công tác xa, tôi xin một con két khi ông trở về. Ông đă trả lời nước đôi như sau: “Ba hứa là ba sẽ mua cho con con két, nếu ba gặp người bán, nhưng rủi nếu ba không gặp người bán chim, th́ ba sẽ không biết làm sao”.

    Câu trả lời ấy đă làm tôi thất vọng và buồn. Tôi cho rằng ba không muốn mua con két cho tôi. Nhưng về sau, tôi hiểu rằng ba tôi đặt danh dự trên lời hứa.
    Trong căn nhà nóng như ḷ lửa đỏ ở đường Lê Công Kiều, trong thâm tâm, tôi bắt đầu nghi ngờ lời hứa của ba tôi. Nhờ những mẩu chuyện người lớn nói với nhau má tôi nghe lỏm, tôi hiểu rằng phe của ba tôi khó có thể trở về trong hai năm. Làn sóng di cư của người Bắc tràn vô Nam nhanh hơn nước lũ. Ai cũng muốn sống tự do. Những tinh hoa từ miền Bắc vô Nam như trăm hoa đua nở.

    Mỗi người một sức một tài, chen vai thích cánh với người Nam, làm cho thủ đô Sài g̣n mỗi lúc một thêm phồn thịnh. Người di cư liên kết với ông Diệm để chống lại Hà Nội. Chắc là ba tôi và ông Hồ Chí Minh không lấy miền Nam nhanh như họ mơ tưởng.
    Chúng tôi sống trong cái ḷ lửa ở đường Lê Công Kiều được sáu tháng. Má tôi không than thở một lời nào, nhưng tôi biết là rất mệt mỏi. Bà ốm đi, đôi mắt có quầng đen v́ thức khuya dậy sớm. Tôi cũng không nghe tiếng má cười, từ ngày chúng tôi rời khỏi nhà ông bà ngoại. Sự im lặng ấy làm tôi nhớ tiếng nhạc tiếng ca, tiếng đàn và tiếng anh Khôi gơ muỗng.

    Quen sống tự lập, má tôi không muốn ở đậu nhà cô Ba Giầu lâu, dù cô rất tử tế với gia đ́nh tôi. Má tôi đă dành dụm đủ tiền để dọn ra ở riêng. Má t́m được một căn nhà ở một xóm đạo. Bà viết thơ cho mợ Bích Lan và chị Hoàng Mai, con của cậu Tư Đức lên ở chung, để khi bà mở lớp dậy may, hai người có thể làm nghề may được.
    Những ngày đầu sống trong xóm đạo, tôi rất ngỡ ngàng khó chịu, v́ ai cũng hỏi chúng tôi “có đạo không?”. Phần đông dân ở làng này “có đạo”. Họ không những hănh diện là người “có đạo”, mà c̣n lấy làm vinh dự, v́ vị lănh tụ miền Nam cũng là người “có đạo”.

    Má tôi dẫn Hải Vân và tôi đi t́m trường nhà nước, nhưng trường quá xa, lại phải băng qua nhiều đường đông xe cộ qua lại, nên chị em tôi đành phải học ngay ở ngôi trường trong khu nhà thờ Huyện Sĩ. Trường cũng cho học miễn phí một số học sinh nghèo.


    Còn tiếp ...

  2. #4002
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    D́ phước tiếp má tôi trong văn pḥng là một người đàn bà đẹp và dịu dàng. Nước da của d́ trắng hồng, khiến tôi có cảm tưởng d́ chưa bao giờ ra nắng, ra mưa. D́ nghiêm nghị khi hỏi chúng tôi theo đạo ǵ? Má tôi cho biết gia đ́nh chúng tôi “thờ ông bà”. D́ lại hỏi tại sao lại cho chúng tôi học trường đạo. Má thành thật trả lời:

    - Gia đ́nh con mới dọn tới đây, mà chung quanh đây không có trường nào gần.
    D́ lại hỏi:

    - Cô có muốn cho con cô vô đạo không?

    - Con của con tin đạo nào th́ con cho nó theo đạo đó, thưa d́!

    D́ phước mang kiếng lên mắt, ghi tên hai chị em tôi vào hai lá đơn. Tôi không biết trong đơn ghi những ǵ, nhưng má tôi đọc và kư tên.
    Việc học của tôi đă bị gián đoạn mấy lần, cho nên tôi rất vui khi biết ḿnh sắp được trở lại trường. Tôi mong cho mau tối, mau sáng để được đi học. Đến trường không những được học mà c̣n có bạn nữa. Ít nhứt tôi cũng được làm con nít mấy tiếng đồng hồ trong một ngày.
    Tôi không nghĩ đến ba tôi trong lúc nhảy ḷ c̣, đánh đũa, búng hột me với bạn. Tôi không nhớ anh Khôi khi bắn culi mà tôi là tay vô địch. Nhưng ở ngôi trường đạo này, tôi đă học được một bài học của trường đời, dù mới chỉ có mười tuổi đâu. Đó là việc để truyền đạo. Họ dụ dỗ chị em tôi, gần như là ép buộc chúng tôi phải theo đạo.
    Ngày đầu tiên nhập học lớp ba, có giáo của tôi là một d́ vẻ mặt khó đăm đăm. Bà nghiêm nghị hỏi tôi:

    - Có đạo không?
    Tôi lễ phép đáp:

    - Dạ, không.
    Bà gặn giọng hỏi:

    - Sao lại không?
    Nhưng bà không đợi tôi trả lời mà hầm hầm bước xuống cuối lớp. Tôi phân vân không biết phải làm ǵ, th́ nghe tiếng bà ra lịnh:

    - Xuống đây. Tṛ ngồi chung với mấy đứa ngoại đạo, nghe chưa.
    Trong một thoáng, tôi lại nhớ tới ngôi trường nhỏ bé của làng Bang Thạch, nhớ tới thầy Dần. Ở đó, học tṛ là học tṛ, không phân biệt giầu nghèo, không ai nhắc đến đạo ǵ v́ ai cũng theo đạo thờ ông bà.
    Bà phước vừa bước đi, th́ con nhỏ ngồi cạnh kề tới tôi hăm:

    - Mày ráng học kinh Kính Mừng, kinh Lậy Cha đi, hông thôi bà giết mày đó!

    - Tao không có đạo, làm sao tao biết Kinh mừng ai, ai là cha. - Tôi đáp.
    Con ma cũ liền cho biết bà phước sẽ cho tôi mượn một cuốn kinh, rồi bắt tôi phải học thuộc ḷng hai bài đó. Tôi bướng bỉnh hỏi:

    - Rủi tao không thuộc hết có sao hông?

    - Th́ không được ra chơi.
    Hàng ngày, lớp học bắt đầu bằng mấy phút đọc kinh. Cả lớp cùng đọc kinh Kính Mừng. Đám học tṛ có đạo đọc kinh nhuần nhuyễn, nghe êm tai, quyến rũ lạ lùng. Tôi cũng thấy cảm động. Trong khi đó, cái đám ngoại đạo chúng tôi phải mở quyển kinh ra, ḍ từng chữ, nghe thật gượng gạo, vụng về, vụng về chẳng có hồn trong lời cầu nguyện.

    Giờ ra chơi đầu tiên, tôi bị bà phước bắt ở lại lớp học kinh. Bụng tôi nóng như lửa, chỉ muốn gặp em tôi, để coi buổi học đầu tiên của nó ra sao. Tôi xin đi tiểu, nhưng bị bà phước từ chối. Bà bắt tôi phải đọc kinh theo giọng của bà. Một lát sau, biết tôi thật sự cần đi, ba mới cho phép tôi rời khỏi lớp. Ra tới cửa, tôi mới sực nhớ là không biết cầu tiêu của nhà trường ở đâu. Tôi điếng người lên, toàn thân nổi ốc. Lỡ có làm sao, chắc tôi phải bỏ trường mà đi, chả mặt mũi nào mà trở lại nữa. May là tôi tìm thấy kịp thời.

    Rồi giờ ra chơi thứ nh́ tôi cũng bị ở lại với đám con nít ngoại đạo để học kinh. Chúng tôi tôi đọc theo bà phước kinh Kính Mừng, kinh Lậy Cha. Miệng đọc, tai nghe, nhưng ḷng th́ lạnh tanh, chẳng có một cảm xúc nào. Đă vậy, tôi c̣n nghĩ rằng ḿnh đọc kinh như vậy là ḿnh đă phản bội tổ tiên, ông bà ḿnh ở dưới quê. Nhưng tôi lại nghĩ rằng h́nh như người lớn không quan tâm đến chuyện đọc kinh, mà điều cần thiết lúc này là bằng mọi cách tôi phải học ở trường Huyện Sĩ, mà học ở đây là phải thuộc ḷng kinh do bà phước dậy.

    Tinh thần Hải Vân, em tôi, lúc nào cũng vững hơn tôi, mạnh hơn tôi. Nó bất chấp việc học kinh. Nó c̣n nói:

    - Chỉ phải thuộc có hai bài kinh mà được học khỏi trả tiền, sao chị không ráng mà học cho thuộc đi. Lộn xộn hoài.
    Tôi đành phải nghe lời Hải Vân.

    Mùa hè ở căn nhà trong xóm đạo nóng như thiếu như đốt. Nhưng nóng chưa kịp chạy , th́ má tôi lại cho hay là gia đ́nh tôi phải dọn nhà nữa. Trước nhà chúng tôi, có một gia đ́nh sống trong căn nhà xinh xắn. Người đàn ông, nghe nói là công chức, nghĩa là ông làm việc cho Chánh phủ, ông luôn tỏ ra hiền lành, tử tế. Hai đứa con của ông hàng ngày vẫn đi với chúng tôi đến trường. Nhưng chính ông lại là người đă khám phá ra tông tích gia đ́nh chúng tôi. Một hôm, ông nói với má tôi rằng , ông biết mấy người đàn ông trong gia đ́nh tôi đi tập kết, ông sẽ không tố cáo mà vẫn giúp đỡ, với điều kiện là má , mợ Ngọc Lan phải làm vợ nhỏ của ông. Nghe lời hăm doạ quái đản đó, má tôi sợ quá, và quyết định chúng tôi phải trở về Bang Thạch. Riêng hai chị Kim, Cương được ở lại để tiếp tục học, và trú ở nhà cô và dượng Ba ở trường Mỹ Ngọc.


    Còn tiếp ...

  3. #4003
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Trở về Cần Thơ, chúng tôi lại ở chung với ông bà ngoại và d́ Bảy. Người lớn trong gia đ́nh phụ má tôi lo tính công việc làm ăn để nuôi một bầy con, bầy cháu phá gạo. Chị em tôi ví như chim sổ ḷng khi được sống gần bà con thân thuộc. Má mướn một chị giữ Hoà B́nh và Minh Tâm. C̣n tôi, Hải Vân, anh Quốc (con cậu Tư Diệp) rong chơi từ đất của ông bà ngoại tới vườn cau của ông Mười, ông Út, em của bà ngoại. Hai ông là em ruột của ngoại tôi. Được về lại Bang Thạch, chúng tôi như chim về rừng. Tha hồ bay nhảy, tha hồ phá phách. Chúng tôi không một chút nào luyến tiếc Sài g̣n.

    Ruộng đồng, vườn tược, mới là nơi chúng tôi vẫy vùng ngang dọc suốt ngày. Chúng tôi hết đi vớt cá thia thia ở mấy con rạch, lại đi bắt ong, bắt bướm. Ban đêm bắt đom đóm bỏ vô chai. Chúng tôi thường đi kiếm mấy cái tầu dừa khô đă rủ xuống đất để đánh đu từ bờ mương này qua kia. Con của ông Út, chỉ có một người mười sáu tuổi là lớn hơn chúng tôi. C̣n những người kia đều nhỏ hơn chúng tôi ba, bốn tuổi. V́ vai vế, chúng tôi phải kêu bằng d́, bằng cậu, nhưng vẫn chơi tṛ “lớn hiếp nhỏ”. Tôi, anh Quốc, Hải Vân đánh đu chờ mấy tầu dừa gần đứt mới nhường cho mấy d́, mấy cậu. D́, cậu đung đưa qua lại chỉ được mấy lần là tầu dừa đứt luôn, họ lọt xuống mương, ướt như chuột lột. Anh em tụi tôi cười lăn lộn dưới đất.

    Dù tinh nghịch, phá phách như vậy, chúng tôi vẫn c̣n là con nít. Về nhà c̣n kể lại cho chị Yvonne nghe thành tích nghịch ngợm ấy. Chị liền méc d́ Bảy. Cả ba đứa chúng tôi ăn đ̣n. Cái tội chánh là vai cháu mà không biết kính nể, nhún nhịn người trên. D́ Bảy c̣n doạ treo chân chúng tôi lên nóc nhà. D́ doạ như vậy đă nhiều lần, nhưng chưa ai bị h́nh phạt đó.

    Cả ba đứa chúng tôi đều biết lội, chỉ có mấy d́ và cậu con nhỏ của ông Út là chưa. Mới lần xuống sông, họ phải ôm cây chuối, lội lơm bơm ở chỗ nước cạn. Tụi tôi lại âm mưu với nhau để chọc phá mấy người đó. Anh Quốc lội lại gần hai d́ Nghĩa, d́ Lư và cậu Cư, lúc đó mới sáu, bảy tuổi, chỉ cách cho họ mau biết lội, là nên cho chuồn chuồn cắn rún vài ba lần. Hải Vân và tôi bắt chuồn chuồn. Ba chị em d́ theo chúng tôi lên vạch rún cho chuồn chuồn cắn. Cũng đau lắm, nhưng mấy người ham cho mau biết lội, nên cắn răng chịu đựng. Thấy họ nhăn mặt và đau, bọn quỷ sứ chúng tôi chạy vô bồ lúa ôm bụng cười. Sau hai ba lần cho chuồn chuồn cắn rún, họ cũng chưa biết lội. Ông Út biết chuyện, liền cho kêu bọn tôi tới, la cho một trận tơi bời.

    D́ Bảy là người biết thưởng phạt công minh. Tội nhỏ, d́ rầy và bắt xin lỗi, rồi bắt chúng tôi hứa không tái phạm. Tội nặng d́ mới dùng roi vọt. Nhưng d́ không bao giờ có sẵn roi trong nhà. D́ bắt một đứa có lỗi, sắp ăn đ̣n, phải ra bụi mây ở ranh đất, róc một cây roi. Nhưng tôi ma lanh, chỉ lựa cây mây non, đánh ít đau hơn cây già. Chúng tôi luôn luôn t́m cách “câu giờ”, vừa róc roi thật chậm chạp, t́m cách báo động cho bà ngoại biết. Bà ngoại không muốn đánh đ̣n đám cháu, nên sẵn sàng can thiệp và chúng tôi được tha. Nể bà, d́ Bảy phải tha. Đôi khi, nếu tội nặng, d́ nhất quyết phải trừng phạt chúng tôi th́ bà ngoại nói:

    - Vậy th́ mày đánh tao đi, đừng đánh cháu tao.

    Đến nước đó th́ d́ Bảy phải nhượng bộ.
    Ông ngoại th́ không bao giờ can thiệp vào việc d́ Bảy răn lũ chúng tôi. Tuy vậy, không bao giờ ông đánh các cháu. Trong gia đ́nh tôi cháu trai hay gái đều được thương yêu, đối xử ngang nhau. Riêng đám con nít chúng tôi lại có ư cưng chiều hai người là anh Quốc và Hải Vân. Chị Thuận và tôi sẵn sàng nhận làm thế cho họ. Đă vậy, chúng tôi không bắt họ làm việc nhiều, thay nhau rửa chén và quét nhà. Có một lần tôi đề nghị với anh Quốc, khi chúng tôi xách cây roi mây về để bị đ̣n, anh và tôi nên bó lá chuối cho đỡ đau.

    Anh ph́ cười mà nói rằng phải lấy mo cau bó đít mới đỡ đau. Tôi căi lại rằng nếu xài mo cau , lúc đánh lên đít nó kêu cái bộp, d́ Bảy sẽ biết liền, th́ anh thêm một tội nữa. Anh Quốc đành nghe lời tôi. Hai anh em lấy tầu lá chuối bó đít. Nhưng làm sao qua mặt d́ Bảy được. Chỉ một quất roi là d́ khám phá ra mưu gian của cháu d́. D́ ngạc nhiên đến phát khóc v́ cháu của d́ “ma quỷ” quá, dám lừa dối cả d́. Hai anh em tôi ra sau hè cười lăn cười lộn. Nhưng lần đó cũng là lần chót mà chúng tôi làm cho d́ khóc.

    Tôi yêu tuổi thơ v́ t́nh ruột thịt họ hàng đằm thắm, v́ những tṛ chơi thú vị lành mạnh, quê mùa, v́ những bờ tre cao vút bao quanh làng mạc, v́ hàng đậu đũa ra bông trắng nơn, thơm ngào ngạt. Tuổi thơ là cái bếp lửa hồng của d́ Bảy tôi , luôn luôn nóng hổi, v́ đám cháu của d́ “ăn như tằm ăn dâu”. D́ làm bánh tét, bánh u, bánh lá dừa. Ban đêm d́ nấu tấm heo ngoài sân, th́ đám con nít đ̣i ăn bánh phồng, d́ nướng bánh phồng. Tôi không quên loại cỏ tên là “cỏ cứt heo”. Dù có tên xấu như vậy, nó lại ra cái bông màu xanh là cây, chung quanh mầu vàng. Tụi tôi thấy mợ Bích Lan được bà ngoại cho một đôi bông cẩm thạch vàng, cũng giống như bông cỏ cứt heo. Tôi c̣n nhỏ nên bà chưa cho đeo bông, nhưng đă xỏ lỗ tai rồi. Tôi và chị Thuận từ trang điểm bằng bông của cỏ cứt heo. Đôi này héo lại có đôi khác thế vô.

    Hai bên bờ đê th́ một bên là ruộng lúa xanh ŕ, một bên là đầm sen. Anh em tôi tha hồ hái gương sen để ăn hột. Mỗi lần hái sen, chị Thảo cũng đem bông về cho bà ngoại chưng trên bàn thờ.
    Tôi yêu nước tôi, v́ tôi biết một cách thâm thuư những hy sinh cao cả của những người chống Pháp, trong đó có cậu Năm Sắc của tôi. Cậu bị binh lao ở trong tù, rồi khi được tự do th́ bịnh đă quá nặng, không sao cứu chữa được nữa. Cậu chết, bỏ lại bầy con thơ cho ông bà ngoại tôi nuôi. Trong khi đó, mợ Năm vẫn miệt mài theo kháng chiến.

    Tôi yêu mảnh đất của ông bà tôi, v́ nơi đây bà con bên ngoại của tôi đă lần lượt theo nhau đi vào ḷng đất, trong đó có cậu Thế. Tôi thường nghe má tôi kể về cậu Út. Cậu học giỏi, đẹp trai. Cậu tôi hiếu thảo, hiền lành, luôn luôn làm vui ḷng cha mẹ và các anh chị trong nhà. V́ vậy, khi cậu mất đi, cả nhà ai cũng thương tiếc. Mấy chục năm dài, ngày nào bà ngoại cũng ra thăm mộ cậu. Lúc chưa có chúng tôi về, bà đi một ḿnh thăm mộ̣ cậu. Khi đám con nít về, chiều nào cũng có một hai đứa cháu đi theo bà.

    Sau ngày cộng sản xâm chiếm Miền Nam, nghĩa trang quân đội Biên Hoà bị phá bỏ, mộ của em Hải Vân tôi phải chuyển về Bang Thạch, nằm dưới chân ông ngoại và cậu Út Thế.
    Tôi thương người Việt, v́ tôi nhớ hoài cảnh chạy giặc, cảnh lính Tây bắt người dân quê trói như trói heo đem ra chợ bán. Tôi yêu người Việt, v́ trong đó có ba tôi, người đàn ông chỉ biết có gia đ́nh và lấy gia đ́nh làm sức mạnh để bảo vệ đất nước.


    Còn tiếp ...

  4. #4004
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Mùa hè qua, chúng tôi sửa soạn cho niên học mới, th́ má tôi mua được một căn nhà ở gần sân banh trên đường Lư Thái Tổ, Cần Thơ. Ở đây phố xá tấp nập, dân cư đông đúc, nhưng không náo nhiệt như Sài g̣n. Hai dẫy phố từ sân banh xuống chợ Tham Tướng, nhà nào cũng đẹp, trước sân nhiều nhà có cây ăn trái, lại có nhà trồng kiểng. Cũng có những nhà đặt bàn thờ ông Thiên ở trước cửa.
    Tôi thương khu phố thanh tịnh này lắm. Nếu có đi xa, tôi vẫn nhớ hàng cây trứng cá bên kia đường và mấy cây chùm ruộc trước tiệm hàng xén. Mỗi lần tôi qua tiệm hàng xén, thể nào tôi cũng hái một nắm chùm ruộc, trái th́ chua, trái th́ chát, nhưng tôi cũng ăn từ bên này qua bên kia đường.

    Nhà chúng tôi ở là tiệm may của má tôi. Bấy giờ má tôi phải nuôi thêm mấy cháu, v́ trường làng đă hết lớp cho mấy chị con của cậu Tư và cậu Nam. Đó là các chị Thảo, Thuận, Yvonne và Quốc. Đám con nít chúng tôi ở với má từ thứ hai tới thứ sáu, về Bang Thạch đến chiều Chúa nhựt. Mợ Bích Lan và chị Hoàng Mai cũng ra ở chung để học may. Tiệm chưa chính thức khai trương mà đă có thêm sáu người xin học may.

    Má tôi vừa làm mẹ, vừa làm cha, vừa dậy học, vừa may vá cho khách hàng, bận rộn suốt ngày. Nhưng bà hài ḷng lắm, v́ đây là bước đầu để tạo an cư lạc nghiệp. Có đêm mọi người đi ngủ, một ḿnh má ngồi cắt sẵn quần áo mẫu để ngày mai dậy học tṛ. Tôi nghe bà hát nhỏ nhỏ: “Ngày trở về, anh bước lê trên quăng đường đê bên luỹ tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè vui đón người về. Mẹ lần ṃ, ra trước ao … nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ … Tiếc rằng ta, đôi mắt đă mờ , vì quá đợi chờ ”… Lần nào hát đến đây má tôi cũng nghẹn lại, rồi không hát tiếp được nữa. Tôi cắn môi để dằn tiếng khóc vào sâu trong trái tim thổn thức của ḿnh.

    Trong bưng, người ta loan truyền rằng những người đi tập kết có chương tŕnh nhắn tin từ ngoài Bắc về cho vợ con c̣n ở Miền Nam. Má tôi, mợ Bích Lan và chị Hoàng Mai hùn tiền mua một cái radio. Đêm khuya thanh vắng, năm người gồm có má tôi, mợ Bích Lan và các chị Thảo, Yvonne, Hoàng Mai dụm lại nghe radio phát đi từ Hà Nội xem có nhận được tin tức ǵ của ba tôi và các cậu, các anh không. Tuyệt nhiên không ! Vậy mà người trong khu quả quyết đă nghe ba tôi nhắn tin về cho gia đ́nh mấy chục lần. Họ khuyên chúng tôi rằng kiên nhẫn đón nghe mỗi đêm. Đă vậy, họ c̣n khoe là đă nghe được tiếng người thân của họ. Thậm chí họ c̣n khen tiếng vĩ cầm của anh Khôi rất điêu luyện. Anh đàn để tặng Hải Vân và tôi.

    Vào thời buổi đó, nghe đài phát thanh Hà Nội là phạm pháp. Nhưng nghe được tiếng nói của người thân nơi xa xôi là một điều rất quyến rũ cho những gia đ́nh có người đi tập kết. Mỗi lần nghe đài Hà Nội, má tôi cắt một người đứng canh ở bên cửa nếu thấy xe công an, phải lập tức báo động.
    Một đêm, khi đám con nít chúng tôi đă ngủ yên, bỗng có người đập cả cửa trước lẫn cửa sau. Hết cả nhà hoảng hốt chồm tỉnh dậy. Mấy ông công an ào vô. Trong cảnh hỗn loạn đó, không biết có tất cả bao nhiêu người. Họ tịch thâu cái radio, đưa cho má tôi và mợ Bích Lan mỗi người một tờ giấy mợ̀i lên bót Công an sáng hôm sau.
    Khi má tôi và mợ Bích Lan đi , chị em chúng tôi chờ đợi ở nhà , lòng lo sợ ; nhưng chỉ một lát sau, hai người trở về tươi cười cho biết công an chỉ tịch thu radio, và bắt hứa sẽ không lén nghe đài Hà Nội nữa.
    Chỉ mấy ngày sau, mấy bà lại hùn tiền mua một cái radio khác. Rồi đêm này qua đêm khác, mọi người chờ đợi nghe lén nhắn tin từ Hà Nội. Cuối cùng chỉ là nỗi thất vọng ê chề. Nhiều đêm, sau khi chương tŕnh chấm dứt, má tôi tức giận nói:

    - Uổng công tao quá, lần này là lần chót, tao không có làm mọi cho cái radio mắc dịch này nữa đâu!

    Nhưng đêm sau, khi mọi người xúm quanh cái radio, má tôi cũng chen vô ngồi với họ, mắt bà nhắm, tai bà kề sát máy ,hy vọng nghe tiếng nói của chồng, con ḿnh.
    Má tôi than với ông ngoại là tại sao ai cũng nghe ba tôi nhắn tin mà má tôi lại không nghe được. Ông giải thích:

    - Tụi đó là đồ lưu manh, một mặt bắt con nuôi hy vọng, một mặt nghe nó tuyên truyền.

    Từ đó má tôi mới thôi không nghe lén đài phát thanh Hà Nội nữa.
    Hai mươi năm sau, tôi mới biết ông ngoại tôi là người nh́n xa thấy rộng, hiểu thấu tâm địa của cộng sản. Khi chúng tôi gặp nhau ở Luân Đôn vào năm 1977, má tôi nhắc lại những chuyện vui buồn trong khoảng thời gian xa cách ấy, chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng từ năm 1954 đến năm 1960, ba tôi vẫn c̣n ở miền Nam để vận động và tổ chức cho Mặt trận giải phóng miền Nam thành h́nh. Năm 1961, khi được bầu vào trung ương Đảng, ông mới ra Bắc. Làm sao một đứa trẻ mới lên mười như tôi có thể hiểu được những man trá, gian manh của cộng sản, của chánh trị. Tuổi thơ chúng tôi phải gánh chịu những ảnh hưởng của sự man trá, lừa bịp đó.

    Cuộc sống ở căn nhà gần sân banh qua đi như một giấc chiêm bao ngắn ngủi. Công việc làm ăn của má tôi trôi chảy tốt đẹp. Từ ngày gia đ́nh tôi chia cách, lần đầu tiên má tôi không thiếu hụt. Mà mướn người từ Bang Thạch ra giữ Hoà Bình, Minh Tâm để Hải Vân và tôi được cắp sách tới trường. Chị em chúng tôi có nhiều quần áo mới. Hải Vân c̣n được mua cái cặp mới. Trong khi má tôi đang làm ăn phát đạt, đám nữ cán bộ cộng sản nằm vùng móc nối với các chị Thảo, Yvonne, Hoàng Mai để vận động công tác thành. Chị Hồng Nga từ Cái Nhum lên, bắt đầu họp hành bí mật. Các chị là những thiếu nữ trẻ vô tư, không bị công an ḍm ngó, nghi ngờ.

    Họ không làm phiền tôi. Họ cũng không choán nhiều chỗ, v́ họ thường tớ́ vào lúc chúng tôi đă đi ngủ. Đôi khi họ bất ngờ đến vào giữa bữa cơm nhưng không bao giờ họ chịu ngồi ăn với chúng tôi, dù má tôi mời. Nhưng sự có mặt của các nữ cán bộ này làm không khí trong gia đ́nh tôi căng thẳng, ngột ngạt. Tôi bắt đầu có cảm tưởng nhà tôi đă trở thành một nước Việt Nam thu nhỏ, có tranh chấp giữa Nam và Bắc. Điều nguy hiểm cho cả hai phía : nhà tôi không có một cây cầu Hiền Lương, nên chúng tôi cứ ở chung chạ, lẫn lộn.
    Má tôi hoàn toàn bất lực trước những hoạt động của các cô cháu gái.


    Phía trước nhà tôi là cửa tiệm, nơi má tôi dậy may vá. Khách hàng của bà là những công chức trong toà hành chánh, là vợ các sĩ quan trong mấy trại lính gần nhà. Cả vợ các ông công an cũng thích tới tiệm má tôi may quần áo. Còn phía sau cửa tiệm là cái ổ bí mật của các nữ cán bộ Việt Cộng nằm vùng chống “Mỹ Diệm”.
    Tôi không hiểu má tôi sẽ phải đối phó với hoàn cảnh khó khăn này như thế nào. Thường thường, các gia đ́nh có người đi tập kết phải tuân theo những đ̣i hỏi của các cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ bắt “hy sinh” tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa cho “cách mạng”, th́ phải đáp ứng ngay, nếu không sẽ bị quy là thành phần “phản động”.

    Khi đám cộng sản nằm vùng rêu rao rằng làng nào đă hậu thuẫn cho “cách mạng”, mọi người nên hiểu rằng dân của những làng, những ấp đó đă bị ép buộc phải “chống Mỹ cứu nước”. Dân quê miền Nam đă phải sống một cổ đôi tṛng. Ban ngày, họ phải tuân theo những luật lệ của phe quốc gia , ban đêm lại phải học tập chính sách, chủ trương để chống “Mỹ Diệm”. Cứ phải sống hai mặt riết như vậy rồi cái bản chất thật thà của người dân quê biến đổi bản năng tự tồn làm họ thành những con người giả dối, cũng như tôi, dù sống ở thị thành, được phe quốc gia bảo vệ, thành con người có hai cuộc sống khác nhau. Đến sáng phải chào lá quốc kỳ mầu vàng ba sọc đỏ, trong khi đó đêm đêm các nữ cán bộ Việt Cộng vẫn họp hành bí mật ở gác nhà tôi.


    Còn tiếp ...

  5. #4005
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Trong khi Việt Cộng nằm vùng vẫn lén lút vào cửa sau, phía cửa tiêm may của má tôi, công an quốc gia đă bắt đầu nghi ngờ. Cũng vào dịp này, những người có thân nhân đi tập kết đă biết tin chồng con họ chưa ra Bắc. Họ lén lút vô bưng thăm chồng hay con. Gần nhà tôi có một bà cũng lén đi thăm chồng. Lúc về, vài tháng sau cái bụng của bă mỗi ngày một lớn. Rồi bà bị công an đưa về ty thẩm vấn, nhưng được ra về thong thả. C̣n má tôi, một hôm có mấy người công an mặc thường phục bất th́nh ĺnh vào tiệm may, đuổi hết khách hàng và các chị học may ra khỏi tiệm. Chúng tôi ngồi bên cạnh má khi các nhân viên công an thẩm vấn bà. Họ hỏi rằng mới đây má tôi có gặp ba tôi không? Má tôi trả lời một cách b́nh tĩnh:

    - Trước mặt con tôi, không bao giờ tôi nói dối bất cứ một việc ǵ. Vậy xin thưa để các ông rơ là kể từ ngày chúng tôi dọn về đây đă hai năm, tôi chưa hề gặp ba nó lần nào.

    Tôi không biết họ có tin lời mà tôi không, nhưng họ muốn má chứng minh không có liên lạc ǵ với cộng sản nữa, bằng cách báo họ biết những ai lén vào bưng thăm chồng con. Má tôi liền trả lời là má không thể làm được việc đó, v́ hàng ngày bận kiếm gạo nuôi con. Sau đó họ c̣n trở lại nhiều lần. Việc qua lại của họ làm cho công việc làm ăn buôn bán của má tôi gặp khó khăn. Học tṛ của má tôi là những cô gái miệt vườn, rất có thể họ cũng có người thân đi tập kết, hay là cán bộ Việt Cộng, v́ vậy họ đâm sợ, nên bỏ học. Khách hàng thấy công an đến tiệm hoài cũng sợ, t́m tiệm khác an toàn hơn. Mợ Bích Lan bỏ má để lên Sài g̣n sống với người em trai của mợ. Chị Hoàng Mai trở về Bang Thạch …

    Má tôi không c̣n cách nào hơn là bán nhà, bán cửa tiệm. Ông bà ngoại tôi cho người nhắn má tôi về Bang Thạch ở, với bản tánh cương nghị và tự lập, má từ chối. Bà giải thích rằng từ nhỏ, bà đă được ông bà ngoại nuôi nấng đàng hoàng, bây giờ gia đ́nh riêng, phải tự lo lấy, không thể là một gánh nặng được nữa.
    Riêng đối với Hải Vân và tôi, việc má dẹp tiệm may là một biến cố lớn. Những ngày tươi đẹp của tuổi thơ sao quá ngắn ngủi. Hồi đó, hai chị em tôi đang học trường tiểu học Minh Đức. Hải Vân lớp tư, tôi lớp ba. Chúng tôi đang được thầy thương mến, bấy giờ lại phải dọn đi nơi khác, sao mà không luyến tiếc cho được! Hải Vân là học tṛ của thầy Thành, một bạn học của má tôi hồi nhỏ. Khỏi cần nói, ai cũng biết nó được thầy cưng.

    C̣n cô giáo lớp ba của tôi là cô Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương . Cô vừa đẹp, vừa hiền, rất thương yêu học tṛ. Tôi học với cô giáo mới hết một niên khoá mà h́nh ảnh cô in sâu vào tâm tưởng tôi đến ngày nay. Một chuyện làm tôi nhớ hoài. Ngày ấy, tôi với một cái cặp da rách nên thường bị mất viết mà không biết. Một hôm cô Mai Hương hỏi tôi tại sao tôi cứ làm mất viết hoài, tôi thành thật trả lời là cái cặp da của tôi quá cũ, bị rách nên viết rớt hồi nào tôi không hay. Mấy bữa sau, vào giờ ra chơi, cô gọi tôi ở lại lớp để cho tôi một cái cặp đă cũ nhưng c̣n lành lặn. Cặp đó của người con trưởng của cô, anh Tăng Bảo Can nay học trung học, không cần cái cặp nhỏ này nữa. Nh́n cái cặp tôi cảm động nghẹn ngào cám ơn cô.

    Năm đó là năm 1956, năm mà ba tôi hứa sẽ trở về trong vinh quang. Nhưng trên thực tế, năm đó t́nh thế có vẻ gay go hơn năm trước nữa. Chánh phủ của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm quyết tâm diệt Cộng và nhất định không hợp tác với Chánh phủ Hà Nội để tổ chức tổng tuyển cử như hiệp định Geneve dự liệu, cộng sản ở trong Nam cũng ráo riết tổ chức cuộc chống đối quốc gia.
    Để sống và tồn tại và cũng để tránh bọn cộng sản nằm vùng quấy nhiễu, gia đình chúng tôi lại phải dọn lên Sài g̣n lần nữa.

    Chúng tôi lên tam trú tại nhà ông bà hội đồng Huỳnh Ngọc Nhuận ở đường Chi Lăng, Gia Định. Bà Nhuận trước là hiệu trưởng trường Như Vân ở Cần Thơ. Trước khi có gia đ́nh, bà là nữ sinh nội trú của trường này. Trước khi lên Sài g̣n, má tôi có thơ nhờ bà t́m giúp cho một căn nhà nhỏ để năm mẹ con chúng tôi tạm trú. Bà cho biết má tôi cứ đưa chúng tôi lên Sài g̣n ở chỗ bà cũng tiện, v́ ông bà đang ở trong một biệt thự rộng. Bên cạnh biệt thự, có một căn nhà đầy đủ tiện nghi. Đó là nơi cho gia đ́nh tôi.
    Khi gặp chúng tôi, sau vài câu chuyện mở đầu, bà Nhuận coi chúng tôi như con cháu trong gia đ́nh. Bà bảo chúng tôi kêu ông bà là ông bà ngoại. Tôi nghe vậy, ḷng không yên, nói nhỏ với má:

    - Ḿnh có ông bà ngoại ở Bang Thạch rồi, làm sao có thêm ông bà ngoại nữa.
    Hải Vân trả lời:

    - Chỉ mất có tiếng gọi ông bà mà được ở nhà rộng rãi không chịu ? Chị lộn xộn hoài.

    Sống với ông bà Huỳnh Ngọc Nhuận được ít lâu, tôi biết ông bà đă yểm trợ Việt Minh trước đó, và bây giờ th́ có liên lạc với cộng sản nằm vùng. Ông bà vẫn đóng góp tiền bạc ủng hộ họ. Từ khi có gia đ́nh tôi đến ở, ông bà ngưng việc giúp ấy và cho rằng giúp một gia đ́nh có người đi tập kết là có đóng góp rồi.
    Ngoài ra, trong biệt thự của ông bà, từng lầu hai có một pḥng trống. Một pḥng dành cho cậu Amin, cháu gọi bà nội, đă từng hoạt động cho Việt Minh. Sức khoẻ đă không cho phép cậu tập kết ra Bắc. Nhưng cậu vẫn hoạt động ngầm. Để bảo vệ an ninh cho cậu, mỗi khi cậu bịnh, ông bà cho mời bác sĩ đến tận nhà để khám bịnh và cho toa mua. Ngay chính ông bác sĩ này cũng là người thân Cộng. Cậu hàng bữa ăn chung với ông bà Nhuận, những khi nhà có khách, một người hầu phải bưng cơm lên pḥng riêng cho cậu.

    Trong một pḥng khác của từng lầu này, có bác Hồ Thu cũng ngấm ngầm hoạt động cho cộng sản. Bác đă từng du học bên Pháp và đỗ đạt thành tài. Khi về nước, bác hoạt động cho Việt Minh. Bác là đồng chí của ba tôi. Bác không tập kết ra Bắc mà bác được tổ chức gài lại để hoạt động cho tổng tuyển cử năm 1956. Cũng như những người theo Việt Minh trong thời Pháp, bác Hồ Thu cũng đă từng vào tù ra khám. Đến thời quốc gia của ông Ngô Đ́nh Diệm, bác có tên trong sổ b́a đen của công an. V́ vậy không bao giờ bác ra khỏi pḥng khách hay pḥng ăn, hàng ngày, người hầu phải đem cơm vào pḥng riêng cho bác. Khi sai bảo một việc ǵ, bác rung chuông để gọi anh Oanh, người giúp việc. Muốn đi đâu, bác dùng một con đường bí mật, qua một khu đất có trồng nhiều cây cao su gần hồ tắm Chi Lăng. Bác về không một ai biết.

    Từ ngoài nh́n vào ngôi biệt thự, người ta chỉ h́nh dung những người giầu có, sống phân biệt với kẻ nghèo, với xă hội đau khổ đang ch́m trong chiến tranh khói lửa. Không ai ngờ biệt thự đồ sộ giầu sang đó mang linh hồn của con sông Bến Hải. Chúng tôi là những người sống bên này bờ sông; bác Hồ Thu, cậu Amin và ông bà ngoại Nhuận là những người sống bên kia bờ Bến Hải.

    Vào một buổi trưa, khi mọi người trong biệt thự đang ngủ ngon, riêng má tôi vẫn miệt mài làm việc (v́ bà làm việc suốt ngày), có bốn xe Jeep chở đầy cảnh sát có những người mặc áo thường đến trước cổng biệt thự. Họ vừa đập cửa vừa rung chuông ầm ĩ. Má tôi ngưng làm việc, đi ra cổng. Tôi lon ton chạy theo bà. Cảnh sát cho biết là họ có lịnh xét nhà, bắt má tôi phải mở cổng ngay lập tức. Má tôi tŕ hoăn bằng cách bảo họ chờ để má tôi tŕnh với ông bà chủ. Họ đành phải nghe lời má tôi, nhưng hối thúc phải lè lẹ để trở ra mở cổng cho họ.

    Trong khi đó, má tôi sai tôi lên lâu báo cho bác Hồ Thu biết. Hàng ngày pḥng bác đóng kín nên không ai được đến gần nếu không có phép. Mỗi lần đi qua pḥng bác, tôi lại tưởng tượng bên trong có một người lông mọc đầy ḿnh, bị gia đ́nh nhốt kín như trong một truyện giả tưởng mà tôi đă từng được đọc. Hôm nay th́ tôi có quyền gọi cửa pḥng bác Hồ Thu, xem bác có giấu người mọc lông lá hay bác là người lông lá ? Tôi vừa gơ cửa nhè nhẹ, vừa ghé trông vào khe cửa gọi bác. Từ bên trong vọng ra tiếng bác hỏi :

    - Ai đó?
    Tôi đáp khẽ:

    - Thưa bác, cảnh sát đang ở ngoài cổng đ̣i xét nhà.
    Bác liền nói:

    - Cháu giỏi lắm! Bác đi ngày bây giờ.

    Tôi xuống dưới nhà định t́m má tôi, th́ một đàn chó dữ sủa vang làm tan đi sự yên tĩnh của buổi trưa. Từ ngày đến ở đây , tôi vừa ghét vừa sợ lũ chó dữ này. Nhưng hôm này tôi tự nhiên thấy nó có ích quá.
    Má tôi vừa từ trong pḥng của bà ngoại Nhuận bước ra, là đi thẳng về khu nhà riêng với Hoà B́nh và Minh Tâm. C̣n tôi th́ đi theo bà ra cổng. Bà nắm tay tôi dắt đi một cách chậm răi. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy bà tỏ ra rất lịch sự với viên cảnh sát cầm giấy xét nhà:

    - Chào đại uư! Đại uư tới thăm có việc chi đây?
    Trước lời nói ôn tồn của bà, viên đại uư không c̣n hung hăng nữa, đáp lại bằng một giọng ôn tồn:

    - Thưa bà, chúng tôi được lịnh đến xét nhà bà.
    Ông ta đưa cho bà ngoại tờ giấy đang cầm tay. Bà t́m kiếng trong hai túi áo bà ba trắng mà không thấy, nên phải nói với viên đại uư tạm chờ bà một lúc. Bà dắt tôi đi trở vô nhà. Viên đại uư vội nói theo:

    - Xin bà nhốt mấy con chó lại cho chúng tôi nhờ !

    Tôi phải giúp ba nhốt bầy chó lại. Tôi không sợ cảnh sát, mà chỉ sợ mấy con chó này thôi. Con nào con nấy đầu to, miệng đầy răng dài như răng cọp. Khi đă vào hẳn trong nhà, bà ngoại đóng kịch nữa, vội vàng chạy ngay lên pḥng bác Hồ Thu. Pḥng trống không, chăn gối cũng đă được bác giấu đi mất tăm. Bà ngoại sai tôi dắt một con chó nhốt trong pḥng bác.
    Khi đă thu xếp xong xuôi, bà mới ra mở cổng cho cảnh sát uà vào. Viên đại uư ra lịnh cho cấp dưới:

    - Xét tất cả các pḥng, không chừa một miếng gạch nào.

    Lúc ấy, ông ngoại mới ngủ dậy, ông thong thả từ trên lầu xuống, thấy đám cảnh sát đang hùng hổ ùa vào các pḥng để khám xét, ông thản nhiên như không có chuyện ǵ xảy ra. Tôi đoán ông bà đă quá quen với cảnh xét nhà này rồi. Đă vậy, ông c̣n nói với bà:

    - Có mấy chú cảnh sát bảo vệ, ḿnh thấy yên tâm trong xă hội rối ren này, bà nó hen.

    Sau cuộc khám xét không kết quả, viên đại uư cảnh sát đ̣i coi tờ khai gia đ́nh. Họ đếm từng người, kể cả cậu Amin. Nhưng cậu là người không có t́ vết ǵ đối với cảnh sát. Cuối cùng họ phải bỏ đi tay không. Cổng biệt thự lại được khoá chặt. Sự im lặng bao trùm khắp nơi trong nhà. Ai nấy đều có vẻ lo âu.
    Buổi chiều hôm đó, chúng tôi được kêu lại cho ông bà căn dặn, là cổng phải luôn khoá kín, dù chỉ ra trước cửa để mua cà-rem. Không được mở cửa cho người lạ mặt. Nếu thấy bóng cảnh sát ngoài cổng, phải thả ngay bầy chó ra sân.

    Mấy hôm sau, bác Hồ Thu trở về nhà. Sau vụ báo cho bác đi trốn kịp thời, tôi được bà ngoại tín nhiệm, giao cho việc mang nước trà và báo lên pḥng cho bác. Lần đầu tiên tôi đem báo lên, bác giữ tôi lại nói chuyện. Thoạt tiên, bác nói về ba tôi:

    - Cháu phải hănh diện về ba cháu, phải noi gương ba.

    Lần sau bác sai tôi đi mua phấn trắng để đánh giầy và kẹo mè. Bác chỉ giữ lại phấn đánh giầy, c̣n kẹo bác cho chị em chúng tôi. Sau nhiều lần tiếp xúc, tôi bắt đầu mến bác, v́ tôi thường nghe bác nhắc đến tên ba tôi.
    Trong khi đó, Hải Vân, Hoà B́nh và tôi vẫn đi học. Tôi học lớp ba, Hải Vân lớp tư và Hoà B́nh lớp năm. Trường chúng tôi học là trường Đạt Đức ở hẻm Trần Kế Xương, rất gần nhà bà ngoại (ở bên kia đường Chi Lăng. Hiệu trưởng là một mục sư. Chúng tôi không biết tên ông, chỉ kêu ông là ông Sư biết rằng ông rất hiền lành, ông được học sinh trong trường mến.

    Trong các giờ học giáo lư, ông giảng rằng nhân loại đă được Thượng đế tạo nên trong sự yêu thương của Ngài, không ai giống ai. Mục sư là một người tượng trưng cho hoà b́nh, cho t́nh yêu, cho một người cha kiên nhẫn. Ông dậy học tṛ lớn phải giúp đỡ các em nhỏ, vào những buổi trời mưa ướt át, ông mang cây dù lớn ra để đón mấy đứa học tṛ vừa từ trong xe xích lô bước ra.

    Ông đă dậy chúng tôi những bài học về nhân, nghĩa, lễ, trí , tín và ông cho cô giáo đánh học tṛ; đứa nào đáng bị phạt th́ đưa vô pḥng hiệu trưởng. Tôi rất sợ phải lên văn pḥng của ông v́ phải chứng kiến nét mặt thất vọng, buồn hiu của ông, v́ phải ngồi im lặng nghe ông giảng đủ mọi điều về luân lư, giáo lư. Ông thường nhắc nhở chúng tôi phải làm tṛn bổn phận công dân, phải tôn kính lá quốc kỳ miền Nam Việt Nam. Những điều ông giảng về luân lư, tôi đều nhập tâm và nguyện vâng lời, nhưng khi ông nói về lá cờ, tôi bỗng thấy có một cái ǵ vướng ở trong ḷng. Từ nhỏ, tôi sống trong vùng “giải phóng”, quá quen thuộc với lá cờ đỏ sao vàng và bài “Tiến quân ca”, bây giờ ngược lại.

    Hàng ngày, khi đi học, tôi đi ngang qua Trụ sở Uỷ ban kiểm soát đ́nh chiến. Ở trước sân của trụ sở rất nghiêm trang đó có lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Ngày đến trường Đạt Đức đầu tiên, tôi chợt thấy một người lính trương lá cờ đỏ lên, đồng thời nghe có tiếng nhạc “Tiến quân ca”, tôi tưởng tôi vẫn c̣n ở trong bưng với ba tôi, nên vội vàng đứng nghiêm để chào cờ. Người lính gác đuổi tôi đi. Sau đó, mỗi buổi sáng tôi cố dàn xếp th́ giờ để đi qua đó đúng 7giờ 45 là lúc trương kỳ, rồi tôi lén gỡ nón xuống để ngầm chào lá cờ đỏ. Có mấy anh học tṛ lớn cho tôi biết là tôi không cần chào cờ cộng sản. Họ tưởng tôi là dân quê mới lên tỉnh, không phân biệt cờ nào là quốc kỳ của miền Nam, cờ nào là cờ cộng sản.

    Mỗi lúc tan học về, tôi đợi cho đường vắng vẻ, không c̣n những học sinh cùng trường để lén nh́n vô khe hở của bức tường. Cách tôi chỉ một khoảng cách ngắn, có những cái nón cối, những bộ đồng phục kaki vàng quen thuộc, ḷng tôi lại nao nao nhớ về dĩ văng, trong đó tràn ngập h́nh ảnh của ba tôi. Đôi khi, tôi muốn vào hẳn bên trong để nói chuyện với mấy anh bộ đội v́ tôi tin rằng họ biết tên ba tôi. Cả vùng giải phóng, nói đến Đặng Văn Quang ai mà không biết ! Nhưng trở ngại lớn của tôi là người lính quốc gia canh gác ở ngoài cửa, có thể biết ư muốn của tôi, anh ta gọi cảnh sát đến bắt tôi ngay. Nếu chẳng may bị bắt, tôi sẽ làm phiền má tôi và ngoại Nhuận lắm. Trong khi đó, má tôi đă gặp quá nhiều khó khăn trong cuộc vật lộn với đời sống vật chất để nuôi dậy một lũ con sáu đứa. Nhưng bóng dáng của những người trong trụ sở của Uỷ hội quốc tế đ́nh chiến đă làm cho tôi bớt nhớ ba đi nhiều.


    Còn tiếp ...

  6. #4006
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Má tôi luôn luôn dặn con cái phải tiết kiệm để má có tiền mua nhà rộng hơn. Khi có nhà rộng, chị Kim, chị Cương sẽ về ở chung cho ấm cúng. Nhà hiện nay chật chội, lại xa trường hai chị đang theo học bên Sài g̣n. Hai chị chỉ có thể về chơi vào cuối tuần. Má cũng vừa nhớ vừa xót xa, v́ phải sống xa hai người con lớn khá lâu. Cứ đến chiều thứ sáu là chị em chúng tôi ra cổng đứng chờ hai chị về. Rồi chiều chúa nhựt, khi hai chị sửa soạn đi, Hoà B́nh bắt đầu khóc thút thít cho tới khi khuất bóng hai chị ở phía xa. Hải Vân phải dỗ thật lâu em mới chịu nín. Một gia đ́nh mà đă kẻ Nam, người Bắc, lại không được ở chung nhau dưới một mái nhà, th́ còn ǵ buồn hơn nữa. Má tôi thương và tiếc cho hai chị tôi lắm, dù vẫn biết hai chị tôi là những người biết làm và học hành siêng năng. Má tôi cũng tin ở sự săn sóc của cô Mỹ Ngọc.

    Hồi đó, tôi c̣n nhỏ, chưa biết giá trị của đồng tiền, nên không hiểu má tôi phải để dành bao nhiêu tiền mới mua được nhà mới. Nhưng một biến cố mới xảy ra bất ngờ, làm cái mộng mua nhà của má tôi tan thành mây khói.
    Cũng như mỗi cuối tuần, khi hai chị tôi về thăm nhà Hoà B́nh và Minh Tâm không rời hai chị nửa bước. Hoà B́nh theo chị Kim, trong khi đó Minh Tâm đeo sát chị Cương.
    Chúng tôi không sao quên được buổi chiều chúa nhựt buồn ấy. Buổi trưa, chị Cương ru Minh Tâm ngủ trên vơng, em thức dậy, cất tiếng khóc. Má tôi bồng em lên, thấy người em nóng như lửa. Má tôi kêu lớn hai tiếng “Trời ơi!” thật thảm thiết. Chị em chúng tôi vội chạy tới, thấy mặt em đổi khác hẳn đi, Lúc em khóc, mặt em bị méo một bên, bắp thịt bên mặt không c̣n cử động được nữa!

    Các bác sĩ ở nhà thương Chợ Rẫy cho má tôi biết là em Minh Tâm bị bịnh polio. Tôi chưa bao giờ nghe nói tới căn bịnh này, nhưng má tôi th́ hiểu hết, nên bà lo lắm. Bác sĩ cho biết mặt của em Minh Tâm sẽ bị bại luôn, và phải đợi một thời gian nữa mới biết c̣n bộ phận nào trong người em bị ảnh hưởng không, v́ lúc đó em tôi mới có bốn tuổi. Nghe nói như vậy, cả gia đ́nh ai cũng buồn và thương em. Nhưng, riêng má tôi, bà không chịu thua một cách dễ dàng. Bà cho Minh Tâm đi hết bác sĩ này đến bác sĩ khác. Các bác sĩ được hỏi ư kiến đều cho rằng chưa có phương thuốc trị được polio. Hết Tây y rồi đến Đông y, rồi thầy châm cứu, thầy thuốc Nam, ai cũng ráng trị cho bên mặt của em cử động lại được. Những tất cả đều vô hiệu quả.

    Trong thời gian ấy, bà ngoại tôi ở Cần Thơ lên ở với chúng tôi. Bà nóng ruột v́ má tôi bỏ ăn, bỏ ngủ, chạy ngược chạy xuôi t́m thầy trị cho Minh Tâm. Bà khuyên không được, đành bỏ về lại Cần Thơ. Sau đó, đến lượt ông ngoại tôi viết thơ khuyên má tôi, ông khuyên má tôi hăy chấp nhận bịnh trạng của Minh Tâm, rồi dành nhiều thời gian chăm sóc cho nó. Hăy b́nh tĩnh lại, đừng nghe ai mách ở đâu có thầy thuốc hay là ṃ đến đó, rồi tiền mất, tật mang, rồi thất vọng.

    Bịnh hoạn của Minh Tâm đă làm má tôi suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Bà bỏ may vá, bỏ luôn giấc mộng có một mái nhà cùng sống đoàn tụ với đàn con dại. Mỗi ngày đi học về tôi lại thấy má ôm em Minh Tâm vào ḷng với vẻ mặt đau khổ tột cùng, do thiếu ngủ, mắt bà có quầng đen. Giọng nói đầy nghị lực của bà không c̣n nữa, tiếng hát trong nhà cũng không c̣n nữa. Tôi giựt ḿnh khi nhận ra vẻ già đi trên nét mặt của bà. Sự đổi thay này làm tôi nghĩ mông lung. Tôi nhớ lại ngày ba tôi đi tập kết. Hồi đó mắt ông xanh đen, bước đi của ông trẻ trung, ông tràn đầy sức sống. Khi ba tôi cười, cặp mắt sáng long lanh của ông cũng cười theo. Nhớ lại h́nh ảnh đó của ba tôi, tôi bỗng thấy một mối lo vu vơ thầm lén đi vào ḷng tôi. Má cực khổ quá, sẽ già trước tuổi, không xứng đôi vừa lứa với ba tôi nữa, dù bà nhỏ hơn ba hai tuổi.

    Sáu tháng ṛng ră, chúng tôi sống trong ác mộng giữa ban ngày. Đêm th́ trằn trọc trong cái nóng như thiêu như đốt của Sài g̣n và nỗi lo buồn về bịnh tật của Minh Tâm. Hằng đêm, tôi cầu nguyện sao cho có phép lạ để em khỏi bịnh, hoặc may mắn được đưa sang Mỹ chữa trị. Cuối cùng, má tôi không sao t́m được thầy thuốc chữa bịnh cho em, mà tiền dành dụm để mua nhà mới cũng đă cạn.

    Hè năm đó, hai chị Kim, Cương nghỉ học, về ở với gia đ́nh. Tôi mừng lắm v́ đă có người lo việc nhà thay tôi. Sáu tháng qua, một ḿnh tôi chịu đựng hết những ưu phiền, những lời than thở của má. Thêm vào đó, từ ngày cho chị người làm về quê, tôi phải gánh hết mọi việc lớn nhỏ trong gia đ́nh. Bấy giờ có hai chị được nghỉ ngơi đôi chút. Vườn sau nhà bà ngoại Nhuận có cây khế ngọt mà Hải Vân hay leo lên để hái trái. Một hôm, tôi theo Hải Vân, leo lên thật cao để t́m trái chín, bất ngờ vịn phải một cành khô, tôi té xuống đất. Nhưng may không hề hấn ǵ. Leo cây khế, nhảy ḷ c̣ trên sân xi măng chỉ là thú tiêu khiển của một đứa trẻ mới trên dưới mười tuổi. Tôi cần thú tiêu khiển đó để tạm thời thoát ra khỏi bầu không khí ngột ngạt của gia đ́nh đầy buồn phiền, u uất.

    Một buổi trưa chúa nhựt, ông bà ngoại dẫn Hải Vân và tôi đi sang Thủ Đức ăn sinh nhật của cháu ông lư Nhơn, bạn của ông bà. Chưa bao giờ chúng tôi được dự một cuộc vui như vậy. Nhưng khi những niềm vui c̣n rộn ră trong ḷng, vừa về đến nhà tôi đă chạm trán với nỗi đau buồn riêng tư của gia đ́nh ḿnh, nghe má tôi nói với hai chị Kim, Cương:

    - Hồi đó, khi tụi con bập bẹ tập nói, thường gọi ba trước. Ngày nay, má sợ Minh Tâm sẽ không bao giờ biết nói tiếng ba.

    Nghe má nói như vậy, tôi hiểu rằng cả trái đất này không có ngọn núi nào cao hơn nỗi tuyệt vọng của má, kể cả đỉnh Everets trong dăy Hy Mă Lạp Sơn.
    Rồi má nói thêm là má kiệt sức rồi, mà không thể nào tiếp tục làm người lánh nạn được nữa, ông bà ngoại Nhuận tử tế, giúp đỡ gia đ́nh chúng tôi, cho mấy em đi học, má biết ơn ông bà lắm. Nhưng gia đ́nh tôi không thể sống nhờ ở đậu hoài như vậy. Dù trong hoàn cảnh nào chúng tôi cũng phải biết tự lập. Má không đi Hà Nội để tránh cảnh ăn nhờ ở đậu, sao ḿnh lại ăn nhờ ở đậu ông bà ở đây? V́ vậy, má quyết định phải trở về Cần Thơ sống gần ông bà ngoại. Nếu hoàn cảnh bắt buộc, má sẽ phải đổi khai sanh của tụi tôi để bảo vệ ba.

    Tôi nghĩ thầm trong bụng, ba ở tuốt ngoài Hà Nội với ông Hồ Chí Minh, ba ngon lành quá, sao ḿnh lại bảo vệ ba? Ai ăn hiếp được ba, mà ḿnh phải bảo vệ? Tôi không dám hỏi má, nhưng đó là chuyện của người lớn, bảo vệ ba suốt đời rồi, ai mà dám chất vấn nữa.
    Nói xong, má tôi khóc, hai chị em khóc theo. Tôi vội vàng nắm tay Hải Vân kéo ra sân. Tôi dẫn em đi ra cửa sau. Nơi đây có một hầm mộ̣ bỏ hoang, từ lâu không thấy ai tới thăm nom. Tôi ngồi sau lưng một cái cái mộ bia, rồi để mặc cho nước mắt trào ra. Hải Vân nh́n tôi một lúc, rồi hỏi:

    - Chị có nhớ ba không?
    Tôi giấu mặt vô hai đầu gối, im lặng. Hải Vân lại hỏi:

    - Sao chị không trả lời em?

    - Tại tao sợ!

    - Sợ cái ǵ?

    - Sợ khóc, má buồn.
    Em tôi lấy tay chùi nước mắt, nói:

    - Em hết nhớ bà rồi, tại ba xấu với má.

    Hai chị em tôi ngồi bên nhau cạnh mấy nấm mộ hoang rất lâu nhưng chẳng nói với nhau một lời nào. Tê tái buồn, sẵn sàng khóc, mà không nhịn được . Tôi không dám trách em tôi, v́ nó đă nói đúng. Đôi khi cũng như em, tôi cũng giận ba tôi.

    ***

    Buổi chia tay với ông bà ngoại Nhuận không buồn thảm như đối với hai chị Kim, chị Cương. Má vẫn để hai chị ở lại chỗ cô Mỹ Ngọc để tiếp tục đi học. Nếu nghi hè, hai chị sẽ về học nữ công.
    Tôi có cảm tưởng, chuyến trở về Cần Thơ này, gia đ́nh chúng tôi phải trốn chạy một nỗi đau khổ, mà rồi đây nó cũng đi qua sau lưng. Chúng tôi cần bà con ruột thịt để nâng đỡ lẫn nhau. Nhưng làm sao chúng tôi quên được sự cưu mang, giúp đỡ của ông bà Nhuận. Ông bà đă dậy cho tôi bài học nhân ái, mà con người phải đối xử với nhau. Tôi không bao giờ quên được bài học quư giá này. T́nh thương mà ông bà dành cho chúng tôi đă dậy chúng tôi về sự đoàn kết và chung thuỷ giữa những người cùng một chí hướng. Ông bà đă dẫn Hải Vân và tôi đến những nơi sang trọng của những người “ăn cơm quốc qia, thờ ma cộng sản”.

    Ông ngoại Nhuận qua đời vào năm 1972 sau một thời gian dài vật lộn với bịnh ung thư ruột già. Bà ngoại Nhuận ở một ḿnh trong cái biệt thự rộng mênh mông đó, con trai của bà là kỹ sư Huỳnh Ngọc Châu; cậu làm việc cho hăng Esso, thường lui tới thăm bà, vào một ngày sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi nghe tin cộng sản tịch thu biệt thự của ông bà ngoại Nhuận, đuổi bà ra khỏi nơi đă dung dưỡng bao nhiêu cán bộ cộng sản.


    Còn tiếp ...

  7. #4007
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Trở về Bang Thạch, tôi thấy ḷng thơ thái, thấy ḿnh yên tâm, không c̣n lo sợ. Tôi vui chơi trong khu vườn rộng quen thuộc của ông bà ngoại. Tôi lại được nghe những tiếng cười gịn ră của chị em tôi, như những mùa hè trước. Má tôi làm việc ít hơn mọi năm, nên ông bà ngoại và d́ Bảy lo hết cho chúng tôi, từ miếng cơm đến manh áo để má tôi lo chạy chữa cho Minh Tâm.

    Ở nhà thương Cần Thơ, các bác sĩ đang thí nghiệm một phương pháp mới chữa cho những đứa trẻ bị bịnh tê liệt. Má tôi đem Minh Tâm đến đó, với nhiều hy vọng em trở lại b́nh thường, xong rồi má tôi cũng lại thất vọng, v́ các bác sĩ đă bó tay.
    Mùa thu năm đó, vườn của ông bà ngoại tôi được mùa, ông dành trọn số tiền bán cam, quít cho má tôi mua một căn nhà để lập lại sự nghiệp một lần nữa.
    Hải Vân được đi theo má tôi ra Cần Thơ để t́m nhà. Má t́m được một căn ở Cầu Cá Dài trên đường Vơ Tánh. Nhà nằm ở giữa đường đi từ trường nam và trường nữ tiểu học.

    Một lần nữa, những người em họ của má tôi từ trong Bang Thạch ra, sửa nhà cho thành một tiệm may, gia đ́nh chúng tôi ở bên trong. Cậu Khai, con ông Mười, khéo tay nên giành đóng cái kiếng để chưng các kiểu quần áo. Cậu Hai Định, con nuôi, con người bạn ông bà ngoại, cậu là ba của anh Ba Tuyền, đại tá không quân Nguyễn Hồng Tuyền, lên Sài g̣n mua một người giả làm mẫu, có h́nh dạng một phụ nữ phương Tây tóc vàng, mắt xanh thật đẹp.
    Nhà sửa xong, má tôi cho tôi chọn mầu. Tôi đề nghị mầu đỏ, má không chịu, cho rằng mầu đỏ chỉ có thể sơn một cái ghế, hoặc cửa sổ, không ai sơn hết cái nhà mầu đỏ. Mợ Bích Lan thích mầu vàng. Chị Hoàng Mai lại đ̣i mầu xanh là mạ. Cuối cùng, má sơn mầu xanh da trời do chị Yến chọn. Chị nói: “Màu xanh là mầu của hy vọng”.

    Tên tiệm th́ má lấy tên tôi, “Nhà May Mỹ Dung”, tôi bỗng trở thành “người lớn” dù tôi mới mười hai, mười ba.
    Ngày “Nhà May Mỹ Dung” ở đường Vơ Tánh khai trương có mặt ông bà ngoại tôi, các cậu con của ông Mười, các chị con của cậu Tư Diệp, con cậu Nam Sắc, mợ Bích Lan và cậu Hai Định.
    Ngay ngày hôm sau, nhà may Mỹ Dung đă có bốn người ghi tên học may, và khách tới đặt may quần áo thật đông. Tôi thấy má hơi lo. Làm sao một ḿnh má tôi quán xuyến được hết công việc ! Quả nhiên, mấy tuần sau bà ngoại tôi ra chơi, bà nói nhỏ với tôi:

    - Má con ốm quá, bà lo!

    Tôi nhận ra điều này từ lâu, những biết làm sao bây giờ. Tôi cố gắng làm tṛn những việc má tôi sai khiến cũng đủ mệt rồi. Nào là tính sổ, kiểm kê đồ dùng trong tiệm; nào là mua chỉ, nút, giao hàng cho khách … Có ngày tôi đă phải đi bộ ba, bốn cây số. Nhưng cũng may là chỉ ít lâu sau má tôi mua cho tôi một chiếc xe đạp. Đó là phương tiện giúp công việc của tiệm trôi chảy đều đặn. Hết chỉ, tôi phóng ngay xuống chợ vải, vào nhà lồng mua đem về ngay. Hết kim, chỉ mấy phút sau tôi đă có mặt ở tiệm của mấy chú Tầu bán dụng cụ cho tiệm may. Chiếc xe được việc cho tiệm may mà cũng “được việc” cho riêng tôi khi rảnh rỗi, tôi đi ṿng quanh để biết phố xá ở Cần Thơ. Không lâu, tôi biết hết những hang cùng ngơ hẻm, từ xóm dưới lên xóm trên.

    Rồi tới ngày tựu trường. Khi niên học mới sắp bắt đầu, tôi chợt lo Iắng, v́ chúng tôi sẽ vô học trường công. Muốn vô trường công, chúng tôi phải có khai sanh. Nếu chúng tôi nộp khai sanh thật cho nhà trường, th́ sẽ lộ diện với các giới chức trong tỉnh. Lư lịch của chúng tôi mà bị lộ, th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra cho chúng tôi nữa đây? Bây giờ đă tới lúc má tôi không thể trì hoăn việc làm lại khai sanh mới cho chúng tôi. Sở dĩ má chần chừ v́ bà không muốn bỏ tên ba tôi ra khỏi cuộc đời của con cái bà.
    Má tôi đành phải đến gặp một ông chánh án ở Cần Thơ là bạn học cũ của cậu Tư Diệp ở trường Bassac. Ông khuyên má tôi làm giấy “thế vi khai sanh” cho chúng tôi, bỏ họ cha lấy họ mẹ và cha th́ khai “vô danh”.

    Hai chữ “vô danh” làm tôi trằn trọc suốt đêm hôm trước. Tô cảm thấy vừa mắc cở vừa cô đơn. Trong khi đó, Hải Vân, em trai coi giấy thế vi khai sanh chỉ là một tấm giấy lộn để qua mặt giới chức nhà nước. Nó là con trai, nên cứng rắn và thực tế, có thể bất chấp một vài đổi thay trên giấy tờ. C̣n tôi, ḷng xót xa, buồn tủi. Rơ ràng tôi có cha, có mẹ, bây giờ thành đứa bé không cha. Tôi thương cái thân tôi, rồi tôi thương cho ba má tôi nữa.

    Buổi ra toà thật mau lẹ, chỉ có mười phút là xong. Má tôi, ông toà, đưa tay lên thề, là bà nói “thật” là chồng bà “mất tích”. Rồi từ đó, con của ông Đặng Văn Quang đă trở thành đứa bé không cha. Để cho sự thay đổi được trọn vẹn, họ tên chúng tôi cũng không được giữ nguyên vẹn như cũ. Hải Vân trở thành Trần Văn Vân và Đặng Mỹ Dung là Trần Ngọc Dung. Chỉ có Hoà B́nh và Minh Tâm vẫn được giữ nguyên.
    Buổi sáng hôm ấy, như để đền bù cho sự mất mát to lớn đó, chúng tôi có thêm hai người chị. Má tôi chánh thức làm khai sinh để chị Thuận và chị Thảo làm con của má.

    Kể từ ngày ba tôi ra đi, tôi biết rằng cuộc đời chúng tôi không thể nào bằng người ta được, v́ một ḿnh má tôi, có cố gắng lắm chỉ đủ sức lo cho chúng tôi khỏi đói, khỏi rách mà thôi, trong thâm tâm, chúng tôi vẫn ngầm hănh diện, v́ ra đời trong một gia đ́nh ái quốc, có cha đi làm cách mạng rồi. Nhưng rồi, khi chúng tôi phải thay họ đổi tên, niềm hănh diện biến mất. Là những đứa con không cha, th́ còn hănh diện ở chỗ nào? Thỉnh thoảng, để tự an ủi, tôi thầm nhắc đi nhắc lại câu nói của Hải Vân: “Đó chỉ là những tấm giấy lộn để qua mặt giới chức”.
    Tôi biết rằng nếu không có những “tờ giấy lộn” ấy, chúng tôi không thể vô học trường công được. Thôi th́ đành phải chấp nhận, v́ hoàn cảnh bắt buộc phải như vậy, nếu chúng tôi muốn yên thân.


    Còn tiếp ...

  8. #4008
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    vào một ngày sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi nghe tin cộng sản tịch thu biệt thự của ông bà ngoại Nhuận, đuổi bà ra khỏi nơi đă dung dưỡng bao nhiêu cán bộ cộng sản.
    Chuyện này không có ǵ là lạ . Các bà " Mẹ chiến sĩ " trong Nam cũng bị tương tự

  9. #4009
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Bấy giờ trong gia đ́nh có thêm chị Thảo, chị Thuận, tôi khấp khởi mừng thầm là sẽ có thêm người giúp tôi lo việc nhà. Nhưng rồi tôi thất vọng ngay v́ mà nói hai chị làm con má để có giấy tờ đi học, chớ không phải làm khai sanh con của má để gánh việc vặt trong nhà. Hai chị mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ba của anh chị là là anh ruột của má. Má tôi thương yêu hai chị qua t́nh yêu của anh má. Má tôi bắt chúng tôi phải thương yêu hai chị như chị ruột, phải nhường nhịn và phải nghe lời hai chị.

    Mỗi chị có cá tính. Chị Thảo là người cứng rắn, cương quyết, bướng bỉnh. Một mặt chị rất hiếu thảo với ông bà nội, một mặt chị lén liên lạc với những người ở trong mật khu Việt Cộng. Ngược lại. Thuận yếu đuối, nhút nhát và rụt rè.

    Tựu trường, Hải Vân và anh Quốc được học trường nam Tiểu học. Chị Yvonne, chị Thảo, chị Thuận. Hoà B́nh, Minh Hoàng con gái lớn của chị Yến và tôi cùng học trường nữ , ở đại lộ Hoà B́nh. Chị Thuận và tôi học chung lớp nh́, cô giáo của chúng tôi là cô Xuân Phương. Cái duyên từ đâu không biết, trong lớp có hơn 50 học tṛ, nhưng cô Xuân Phuơng coi tôi làm học tṛ cưng của cô. Chỉ học sinh Cần Thơ mới có cái danh dự được làm học tṛ cưng của thầy hoặc cô.

    Cô Xuân Phương không có chồng; cô ở chung với ba má và mấy người em, người cháu. Nhà cô ở bên kia đường Hoà B́nh, đối điện với trường nữ tiểu học. Đó là một ngôi nhà xinh đẹp, trước nhà có trồng kiểng, có giàn hoa bông giấy tím. Sân lót gach Tàu, được người làm săn sóc vén khéo, sạch sẽ. Mỗi ngày đi học, tôi phải ghé nhà có Xuân Phương để mang sổ điểm, b́nh mực tím và cây viết lá tre của cô tới trường. Sáng nào tới sớm, tôi thấy cô mặc áo mầu tím, tụng kinh vừa xong. Gia đ́nh cô là Phật tử trong hội Phật học. Nhiều lần cô mời tôi vào hội, nhưng tôi đều từ chối, v́ không có th́ giờ. Đi học về, tôi c̣n phải giúp má tôi việc nhà, và lo cho tiệm may. Đến năm 2001 bạn học cùng trường cho biết, sau 30-4-1975 mọi người mới rơ cô Xuân Phương là cô Ba Phương, đảng viên cao cấp của cộng sản.

    V́ tôi là học tṛ cưng của cô giáo, được giữ sổ điểm , bạn bè thường nài nỉ tôi cho coi điểm. Tôi cũng muốn chiều bạn, nhưng lại sợ làm mất ḷng tin của cô, nên đành phải từ chối, mà từ chối th́ mất bạn. Mất bạn th́ mất, nhưng không thể mất ḷng tin.
    Những ǵ trường dậy hay, tôi biên vô cuốn tập riêng để thực hành. Không có ba th́ có trường, có cô giáo; tôi nghĩ như vậy.
    Tôi gơ từng chữ trong cuốn tập “Học làm người”:

    Không phá của công .

    Không xả rác ngoài đường .

    Phải nhường ghế cho người già, đàn bà có thai trên xe đ̣ .

    Dắt em bé hay cụ già qua đường .

    Phải dừng lại giở nón chào khi xe tang đi qua .

    Không gian lận.

    Tôi thường phạm một tội trong bài học quư giá này, đó là bẻ cành bẻ cảnh của người ta. Tôi nhớ hoài nụ cười chất phác, thiệt thà của những người lớn tuổi, cười với tôi khi tôi nhường ghế cho họ. Tôi giở nón dừng lại chào xe tang đi qua trong khi những người lớn hơn tôi họ vô t́nh bước đi nhanh nhẹn; tôi thầm biết ơn trường Nữ Tiểu học.
    Hồi c̣n học ở Sài g̣n, mỗi lần đến trường, Hoà B́nh khóc. Bây giờ th́ nó thích trường này lắm, v́ có nhiều hàng quà dưới tầng nhà ở sân trường. Cứ giờ ra chơi là nó và Minh Hoàng ra mua quà. Chị Thảo học lớp nh́; cô giáo của chị là cô Hiếu Đức, thầy giáo là Lưu Khôn, giám học trường trung học Phan Thanh Giản, v́ lớn nhất nhà, nên má giao cho chị việc dẫn các em tới trường. Mỗi lần qua đường, qua lộ, chúng tôi phải nắm tay đi theo chị cho an toàn.

    Cho đến nay, tôi vẫn chưa quên cái cảm giác khi tôi viết tên tôi lên cuốn tập mới đầu tiên. Cái tên Trần Ngọc Dung lạ hoắc đối với tôi. Nắn nót viết xong, tôi nh́n đi nh́n lại mà không sao quen được với cái tên đó, dù rằng họ Trần là họ của ông ngoại, chớ phải của ai xa lạ đâu. Nlung tôi vẫn nhớ họ Đặng của ba tôi. Mấy ngày sau, tôi mới quen dần với cái họ mới, tên mới.

    Tôi là trưởng lớp nên thường lên văn pḥng hiệu trưởng để nhận thông cáo, rồi cùng mấy tṛ khác đi phân phát cho các lớp. Một hôm, tôi tới văn pḥng vào lúc không có bà hiệu trưởng ở đó, nhưng lại gặp một bà khác. Tôi nhận ngay ra bà là người quen cũ mà tôi đă từng gặp ở Bang Thạch. Bà có người thân theo Việt Cộng. Sau khi nhận ra người quen, tôi đến khoanh tay chào bà: “Thưa d́ Ba!”. Bà giật ḿnh nh́n tôi kéo ghế ra xa, rồi hỏi: “Con nhà ai đây? Làm sao biết tôi?”. Tôi đáp ngay: “Con có gặp d́ trong Bang Thạch khi d́ ghé thăm ông ngoại, bà ngoại của con”.
    Bà có vẻ hốt hoảng, mặt sa sầm xuống rồi hỏi nhỏ: “Mày là con của ai?”. Tôi ngây thơ, cứ tưởng bà là người cùng phe với ḿnh, nên nhanh nhảu đáp: “Ba con là Đặng Văn Quang”. Mặt bà bỗng tái hẳn đi, rồi lạnh lùng nói: “Nè, ḿnh chưa quen nhau, chưa từng gặp nhau ngoài cái trường này, hiểu chưa?”.

    Tôi vừa mắc cở, vừa cảm thấy nhục nhã quá. Chắc bà tưởng tôi “thấy người ta làm quan, bắt quàng làm họ”. Tôi chỉ muốn chạy ra khỏi văn pḥng, nhưng không hiểu sao tôi vẫn đứng chôn chân ở đó, rồi nuốt nước miếng đáp: “Thưa bà, con không hiểu ư bà”. Tôi nhớ, nhớ hoài suốt hai năm học ở đó. Tôi vẫn làm trưởng lớp, vẫn phải lên văn pḥng hiệu trưởng, nhưng cố tránh né bà Ba Thông.

    Tôi không dám kể lại cho má tôi nghe chuyện bà Ba Thông, sợ má đau ḷng cho con. Những khi về Bang Thạch, tôi đă kể lại cho d́ Bảy nghe. D́ khuyên tôi hăy quên chuyện bà Ba Thông đi, v́ mỗi người có một hoàn cảnh riêng, em của bà đi tập kết, mà bà th́ làm việc cho Bộ giáo dục của Quốc gia, nếu công an biết được th́ khổ thân bà, như công an đă biết về má tôi. Hãy thông cảm cho bà. Tôi biết d́ tôi là người có tính vị tha, nên sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của người khác.

    Buổi trưa hôm đó, d́ Bảy ôm tôi vào ḷng khi chúng tôi ngồi trên bờ đê. Gió hây hây nhẹ, lùa vào tóc tôi như sóng lướt trên luống mạ non giữa cánh đông bát ngát. Cảnh đẹp trước mặt làm tôi yêu Bang Thạch quá. Tôi ao ước tôi cứ nhỏ bé như vậy, để không phải rời xa khu vườn của ông bà ngoại. Nhưng thực tế bao giờ cũng khác với mộng mơ, tôi cứ phải lớn lên, phải đối phó với mọi chuyện phũ phàng trước mặt. Nếu mà tôi vững tinh thần như Hải Vân th́ cũng đỡ khổ phần nào. Em thường khuyên tôi nên bỏ qua những cái “lặt vặt” để sống vui. “Hoàn cảnh đem cái buồn tới cho ḿnh, chớ nó không phải là ḿnh; biết bao nhiêu người tử tế, d́u dắt ḿnh từ ngày ba bỏ ḿnh giữa đường”.

    Em là một đứa con nít rất thông minh và rất thực tế, khôn trước tuổi, em rất ít khi nhắc tới ba tôi. Tôi không rơ sự vắng mặt của ba tôi có để lại vết thương ǵ trong ḷng em từ khi c̣n nhỏ, tôi cũng ư thức được rằng đời người có nhiều biến đổi, như con sông có lúc nước lớn, nước ròng. Rồi tôi sẽ lớn, trở thành một người đàn bà, phải gánh vác việc đời, sẽ đương đầu với những khó khăn như má, có những lúc gặp hên có khi bị xui. Nhưng tôi thầm cầu xin, tôi sẽ không bị cô đơn như má tôi, và tôi cũng mong ước được ở măi , ở hoài trong Bang Thạch, rồi lâu lâu ra chợ Cần Thơ chơi như ông ngoại bà ngoại th́ sướng biết bao nhiêu.

    Bang Thạch, một nơi cho tôi sống b́nh an. Những trên thực tế. Bang Thạch dần dần mất an ninh. Tôi đă thấy có mặt của những cán bộ Việt Cộng khi tôi về chơi. Họ len lỏi trong vườn của ông bà ngoại tôi ngày càng nhiều. Họ lấy nơi đây làm địa điểm liên lạc với những người làm công tác thành. Họ là những cán bộ tuyên truyền, t́nh báo, phá hoại và khủng bố. Họ đă tổ chức bắt cóc thầy giáo, cô giáo từ quê xuống dậy trường làng. Họ cũng âm mưu ám sát các viên chức Quốc gia.

    Mấy chị bà con của tôi và d́ Bảy Nhăn đă nhận nhiều mật lệnh của Việt Cộng. Họ giấu cán bộ trong mấy cái cḥi, và ngay cả trong nhà ông bà tôi. Họ bắt mọi người, con nít, phải nói dối để che giấu cán bộ. Chính tôi, vào một buổi trưa chúa nhựt, đă phải nói dối một anh lính Quốc gia khi anh tới sân nhà ông bà tôi. Trong vườn ai cũng sợ lính, vậy mà trưa hôm đó tôi phải vui vẻ nói rằng anh là người đầu tiên tới nhà tôi. Bỗng dưng tôi cảm thấy buồn một cách lạ lùng. Tôi xấu hổ v́ đă biết nói dối như Việt Cộng. Anh lính con trẻ lắm, có thể là hai mươi. Anh xin tôi quá giang xuồng qua sông, tôi bằng ḷng ngay. Đă vậy, tôi c̣n chạy vô nhà lấy một cái bánh tét cho anh. Tôi có hành động này, là chỉ muốn cho lương tâm ḿnh đỡ bị cắn rứt phần nào.

    Tất cả những người trong vườn của đại gia đ́nh tôi đều dính líu tới Việt Cộng, trừ ông bà ngoại. Chị Thảo và chị Yvonne dặn tôi không nên cho ông bà ngoại và má tôi biết những hoạt động ngấm ngầm của Việt Cộng ngay tại khu đất của ông bà. Nhưng bí mật nào cũng không thể giữ lâu được. Quân đội quốc gia đă bắt đầu nghi ngờ. Họ tuần tiễu nhiều hơn và không c̣n tử tế với gia đ́nh tôi nữa. Họ lấy đồ ăn hoặc bắt gà vịt công khai. Nếu không kịp rượt gà vịt, th́ lấy súng bắn chết một cách ngang nhiên. Họ bất chấp cả những lời khiếu nại của bà tôi. Rơ ràng họ muốn dùng súng để hăm doạ, dằn mặt gia đ́nh tôi. Họ coi tất cả những người ở đây đều là những người đáng nghi ngờ .

    Một hôm Hải Vân, Hoà B́nh và tôi về thăm ông bà ngoại. Chúng tôi vừa xuống xe Lambrerta ngay cây cầu ván để vào nhà, th́ một toàn lính Quốc gia đi tới. Hai người lính chĩa súng thẳng vào ngực chị em tôi, một người khác lên c̣ lách cách. Tiếng thép va chạm nhau làm tay chân tôi sợ ră rời. Hoà B́nh vừa khóc thút thít vừa ôm chân tôi cứng ngắc. Tôi nh́n ṇng súng và gương mặt của người cầm súng, có cùng một mầu đen tối, lạnh lùng nhưng đầy quyền lực. Hai đầu gối của tôi run lên bần bật, làm tôi muốn té. Nhưng tôi phải thu hết can đảm nói với anh lính cầm súng:

    - Tụi em đi thăm ông ngoại bà ngoại, mấy anh muốn theo chơi không?
    Mặt người lính vẫn lạnh như ṇng súng, rồi ra lịnh:

    - Để cái giỏ xuống đất cho tao coi.

    Tôi vội vàng đổ tất cả đồ trong cái giỏ này xuống cỏ, có một ổ bánh ḿ cho ông ngoại, một gói xá-xíu và mấy cái bánh ủ nước tro cho bà ngoại, và một tờ báo cho d́ Bảy. Người lính chĩa súng vô Hải Vân, bước lại xét mấy món đồ dưới đất. Anh lấy tờ báo liệng tứ tung, rồi lấy mũi súng mà vít qua vít lại miếng thịt xa-xíu. Hải Vân đưa tay chặn người lính, khi thấy anh vừa lấy giầy đinh đạp lên mấy cái bánh ủ nước tro , nhưng tôi gạt tay em ra. Rồi một người lính khác khoát tay đuổi chị em tôi đi.
    Chị em tôi mau mau nắm tay nhau lính quưnh đi về phía nhà ông bà ngoại. Tiếng cười khả ố của họ c̣n đuổi theo chúng tôi. Cho tới lúc chúng tôi không c̣n nghe thấy ǵ nữa, mới biết ḿnh còn sống. Hoà B́nh sợ quá, không đi nổi, Hải Vân và tôi thay phiên nhau cơng em cho tới ranh của ông bà.
    Bà ngoại tôi có cất một cái miễu thờ Thổ Thần , nơi giáp với đất của dượng Ba Đậu trong xóm. Đến trước miễu, tôi khấn vái cám ơn ông Thổ Thần đă che chở chị em tôi. Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n thờ kính ông Thổ Thần.


    Còn tiếp ...

  10. #4010
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Năm 1958, tôi học lớp nhứt ở trường Nữ Tiểu học. Cô giáo của tôi là cô Nguyễn Thị Hoa, người Bắc. Cô có mái tóc dài đen mươt, nước da cô ngăm đen. Cô đẹp, khả ái và đặc biệt rất quư học tṛ của cô. So với cô Xuân Phương, cô Hoa dễ tánh hơn. Ngày cô lấy chồng, chúng tôi ṭ ṃ hỏi ḍ mấy đứa bạn có chị em bạn của cô Hoa, th́ được biết người đă lọt mắt xanh của cô là một ông phi công. Nhưng cô chưa vui được lâu. Một hôm, chúng tôi đă thấy cô khóc nức nở vào giờ ra chơi. Tin sét đánh là chồng cô đă tử trận.

    Rồi từ đó, mỗi lần máy bay trực thăng bay ngang trời, cô quay mặt vô vách. Chúng tôi thấy vậy đều giữ im lặng như muốn tôn trọng nỗi đau khổ của cô. Hôm nào có nhiều máy bay, cô ra sân đứng, không cho chúng tôi thấy cô khóc.Từ đó cho tới cuối niên học, cả lớp bỗng trở nên ngoan ngoăn, không đứa nào dám làm cô phật ư. Không biết cô có hiểu chúng tôi làm như để chia buồn cùng cô không?

    Năm đó là năm cuối cùng của bậc tiểu học, nên tôi rất chăm chỉ để sửa soạn th́ vô trường trung học Phan Thanh Giản, năm đó cũng là năm gia đ́nh tôi nhận được một tin quan trọng. Lần đầu tiên trong năm năm, chúng tôi được tin của ba tôi, người đàn ông lạ mặt đến t́m má tôi với mật khẩu chỉ riêng má tôi biết thôi. Ông tự giới thiệu: “Hai Lồi kêu tôi tới gặp chị!”. Vừa nghe nói đến “Hai Lồi”, má tôi giựt ḿnh. “Hai Lồi” tên lóng của anh Khôi, v́ lúc nhỏ anh bị lồi rún. Sau khi nói mật khẩu, sứ giả bí mật cho biết ba tôi muốn gặp má tôi ở Nam Vang. Ông ta cũng chỉ dẫn mọi đường đi nước bước để má có thể đến chỗ hẹn an toàn. Ông c̣n dặn thêm , má tôi phải đến đúng hẹn v́ ba tôi không thể chờ lâu được.

    Nghe tin này, đứa nào cũng muốn đi gặp ba. Nhưng tiền đâu mà dẫn hết đám con nít đi Nam Vang. Đường đi từ Cần Thơ lên Nam Vang trong thời ấy rất nguy hiểm, má tôi cho biết, nếu đi cả nhà, lúc về sẽ không c̣n tiền để làm ăn nữa, phải bắt đầu lại từ con số không. Riêng tôi, tôi rất muốn gặp ba bằng xương bằng thịt, cho nên sẵn sàng chấp nhận con số không. Tôi thầm sửa soạn tinh thần để đi gặp ba.

    V́ là một việc quá quan trọng, má tôi phải về Bang Thạch nói với ông bà ngoại và d́ Bảy trước khi quyết định. Khi má trở về Cần Thơ, sự việc đă đổi khác. Mấy ngày sau, má cho biết mọi người khuyên nên để một hay hai đứa ở lại trông cửa tiệm, trong số có tôi. Tôi biết đo ni tấc cho khách hàng. Hải Vân cũng phải ở lại v́ sợ phiền chủ nhà trên Nam Vang , nếu có đông người tới, nhưng điều quan trọng hơn hết là sợ Công an để ư, nếu đóng tiệm may nhiều ngày.

    Trong thời gian này có nhiều vợ con của những người tập kết cũng kéo nhau vô bưng để gặp chồng con họ. Một người đàn bà có người anh rể làm cảnh sát ở Cần Thơ đi thăm chồng vùng Cà Mau, rồi mang bầu. Khi bụng đội áo, bà bị công an kêu lên điều tra. Để giữ bí mật cho Việt Cộng và cho chính chồng ḿnh, bà nói dối là bà làm bé một người có chức vụ trong tỉnh. Bà năn nỉ nhà cầm quyền đừng lôi xấu xa này ra ánh sáng để bảo vệ đứa con gái lớn của bà, cảnh sát công an mắc mưu nên bỏ qua.

    Đất nước ch́m trong khói súng. Hoàn cảnh trở nên phức tạp trong đời sống của người dân. Nguyên tắc đạo đức của con người bị đe doạ, nhân cách không được tôn trọng; phải tuỳ cơ ứng biến, tôi sợ lắm. Cứ sợ nhân-nghĩa-lễ-trí-tín rồi cũng đi theo cái đà ấy, làm cho dân tộc ḿnh mất gốc. Nơi tôi ở, đi qua khỏi đường Cầu Ông Cả Đài, sâu bên trong có một con sông. Đi dọc bên bờ sông có thể tới Bến Xe Mới. Trên đường đi, có mấy cây cầu tre, cầu ván mà tôi thường ra đó một ḿnh, ngồi thơng chân xuống nước để nhớ về Ong Vèo, Ba Ngọn , Kim Qui, những mật khu kháng chiến.

    Không biết c̣n di tích nào của ba tôi ở những nơi đó không, nhưng tôi đi đâu những nơi này cũng đi theo tôi , nơi đào tạo người ái quốc. Tôi nh́n bóng tôi trong ḍng nước chảy lờ đờ, rồi nghĩ tới những mất mát của cuộc đời ḿnh trong cuộc chiến, ví như nước chảy qua cầu, không biết mấy ai ngồi ôn lại để nhớ, để ghi, cho con cháu sau này đừng mắc mưu Cộng sản.

    Má tôi nhờ một người bạn gái thân tín thỉnh thoảng tới thăm nom chúng tôi, trong khi bà phải “lên Sài g̣n thăm bà ngoại chân đang đau”. Sự việc xảy ra trong chớp nhoáng. Má dẫn Hoà B́nh và Minh Tâm theo , cho ba biết mặt Minh Tâm; ba cưng Hoà B́nh lắm, nên má đem em theo. Tôi và Hải Vân ở lại nhiệm vụ tới nhà cậu Hai, con cô Chức, chụp h́nh năm chị em tôi để má đem lên Nam Vang cho ba biết Hải Vân và tôi đă lớn. Tiếc là không kịp chụp h́nh hai chị Kim, Cương v́ hai chị học trên Sài g̣n. Khi má tôi đi được mấy ngày, tôi mới nghĩ tới việc viết thơ hoặc mua quà biếu ba tôi.
    Tôi tự trách tôi vô t́nh, ngu quá! Hải Vân an ủi tôi là quà cáp không quan trọng đối với ba tôi đâu. Em nhắc tôi nhớ lại hồi c̣n ở “vùng giải phóng” ba không thích những đồ từ ngoài thành gởi vô, mà ông cho đó là đồ “xa xỉ phẩm”.

    Không được theo má đi gặp ba, hai chị em tôi buồn vô cùng. Để phản ứng lại chuyện bị “bỏ rơi”, chúng tôi mưu toan sẽ bỏ mọi luật lệ, sẽ rủ nhau ngày th́ đi chơi cho đă, nhưng không dám trốn học, tối th́ thức thật khuya … Mấy chị học tṛ của má dù ở chung nhà cũng không có quyền rầy la chúng tôi … Nhưng sao, cứ tan học là hai chị em về nhà ngay. Học bài xong, chúng tôi dọn dẹp cửa tiệm, nhà cửa cho sạch sẽ. Hải Vân con tháo mấy bàn máy may, chùi sạch, cho dầu giùm mấy chị học tṛ của má. Chiều tối, cả hai đứa đều ru rú ở trong nhà, bạn tới rủ cũng không đi. Mấy chị học tṛ lấy làm lạ khi thấy chúng tôi không đi chơi. V́ vậy, một chị nói: “Cô Tám nên đi vắng thường hơn ; mấy bữa rày hai đứa này hiền như cục bột !”.

    Rồi cũng tới ngày má tôi trở về. Bà buồn bă, thất vọng như chim gẫy cánh. Bà không gặp được ba tôi. Má tôi kể rằng khi lên tới Nam Vang, bà được vợ một đồng chí của ba tôi ân cần đón về nhà bà ấy. Hai ngày sau bà dẫn má tôi tới một bờ sông thật xa, lên một chiếc ghe có mui , ai đó đã chất mấy buồng chuối Xiêm sẵn rồi. Hai bà giả trang là hai bà bán chuối. Bà ấy làm theo chỉ dẫn của liên lạc viên, cứ giả dạng chèo trên sông bán chuối. Ghe của ba tôi sẽ t́m họ, sẽ nhận ra họ. Nhưng không thấy ba tôi đâu hết; cũng không có ai tới nhận diện hai bà để nhắn nhủ câu nào. Má tôi và bà bạn đi t́m nhiều ngày như vậy, sáng đi tối về rồi cũng đành thất vọng mà bỏ cuộc.

    Má tôi buồn bă dắt hai con trở về Cần Thơ, sau khi đưa may tấm h́nh của chúng tôi cho bà bạn chuyển giùm nếu gặp được ba tôi.
    Mười tám năm sau, khi ba má tôi gặp nhau ở London, má nhắc chuyến đi mạo hiểm lên Nam Vang và hỏi sao ba không đến chỗ hẹn gặp má, ba mới cho biết rằng năm 1954 dù nói là đi ra Bắc, nhưng ông vẫn ở trong Nam. Đến năm 1958, ông mới được lịnh ra Bắc thật sự. Ông muốn trước khi ra Hà Nội, ghé, rước má và sáu đứa con ra Bắc với ông, nên dặn cả gia đ́nh lên Nam Vang. Nhưng không may, dự định của ông bị t́nh báo phe quốc gia phát giác, cho nên ông và các đồng chí phải đưa ba tôi đi đường khác ra Hà Nội. Má tôi lắc đầu nói: “Trời ơi, may mắn , chớ không th́ mẹ con tôi đứa th́ bị đầy vô rừng sâu nước độc, đứa bị đi chống Mỹ cứu nước chết hết rồi!”.

    Sau chuyến đi Nam Vang, lúc đó má tôi mới có 42 tuổi, bà quyết định sẽ không chạy theo tiếng gọi của ba tôi nữa. Bà dành th́ giờ cho con cái ăn học đến nơi đến chốn. Một việc mà má không chịu bỏ cuộc, là phải t́m thầy chữa bịnh cho Minh Tâm. Cứ nghe ai chỉ có thầy hay, dù xa xôi đến mấy bà cũng bồng em đến đó. Lần ông ngoại ra thăm chúng tôi. Ông nói: “Tụi cháu có chết đi sống lại mấy kiếp cũng không làm sao trả ơn má cháu nổi. Kiếp này ráng mà hiếu thảo với má”.

    Chị Thảo không thích việc may vá, v́ chị không kiên nhẫn, mà cũng không khéo tay. Đơm một cái nút áo mà chị c̣n làm rối chỉ th́ làm sao trở thành một thợ may được. Thường thường, cuối tuần chị về vườn săn sóc ông bà. Ngoài t́nh yêu dành cho ông bà nội và miếng vườn, chị c̣n một t́nh yêu khác. V́ vậy chị nói dối cả má lẫn ông bà. Với má, chị xin phép về vườn đến chúa nhựt sẽ trở ra Cần Thơ để đi học. Nhưng với ông bà, chị nói phải ra Cần Thơ sáng chúa nhựt để học bài.

    Từ má tôi tới ông bà đều không ai biết sự thật về chị Thảo. Chị có trọn một ngày chúa nhựt hoàn toàn tự do. Chị dành ngày đó cho t́nh yêu thầm lén của chị. T́nh yêu đó là những hoạt động của Việt Cộng. Chị Thảo được các cán bộ cộng sản huấn luyện để làm công tác học sinh, sinh viên. Một hôm, Hải Vân nói với tôi “Óc của chị Thảo bị rửa bằng xà bông Liên Xô rồi”. Chúng tôi đều biết chị đi đâu và làm ǵ, nhưng chúng tôi không dám cho người lớn biết. Bịnh của chị Thảo là một thứ bịnh không có thuốc chữa, dù ông bà ngoại và má tôi có biết, cũng không thể thay đổi được chị, chỉ thêm đau buồn và thất vọng thôi.

    Khác với các học tṛ lớp Nhứt b́nh thường, chị Thảo không muốn thi đậu để vô trường Phan Thanh Giản, v́ Việt Cộng không cho phép. Họ sợ chị bị công an để ư theo dơi nếu học trường công. Chị vẫn đi thi nhưng cố t́nh làm cho ḿnh rớt. Thật ra, chị là người thông minh, học rất giỏi. Bà ngoại tôi, v́ muốn các cháu gái cũng được học hành đến nơi đến chốn như các cháu trai, sẵn sàng trả học phí trường tư cho chị. Việt Cộng muốn chị học Anh văn là sinh ngữ chánh, để sau này có thể giúp đỡ nhiều cho “cách mạng”.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •