Page 453 of 471 FirstFirst ... 353403443449450451452453454455456457463 ... LastLast
Results 4,521 to 4,530 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4521
    Tran truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Gia đ́nh có chuyện buồn , nên hôm nay mới vô VL . Thấy tran truong trở laị , mừng lắm.
    Đă có người chống đỡ hộ , Tigon có quyền lặn tiếp , phải không ?
    Chị cứ lặn ... nhớ để lại b́nh hơi ... là được

  2. #4522
    vietnamtoi
    Khách

    Dă gặp Anh Chị rồi ...

    Tôi đă gặp Anh Chị Tigon tại Washington DC hồi năm 2012 , vụ Thỉnh Nguyện Thư cho Tù Nhân Lương Tâm , Anh Việt Khang rồi . Thêm những lần tham dự Ngày Hội Diễn Văn Hoá các Dân Tộc ở New York nữa . Ông Xă , h́nh như khoá 20 SQHQ phải không chị ? cùng khoá với H.T.Dân,Bùi cảnh Bằng,Đào cơ Chí,Nghiêm xuân Chương,Nguyễn văn Quư,Trịnh công Đoàn ...Tôi lớn hơn V.M.Hùng 4 tuổi nhưng rất thân thiết ,có lẽ hợp tính t́nh . Xin chia buồn về việc Anh Đinh Vĩnh Hùng đă mất . Cám ơn Anh Chị . Thân chúc Anh Chị luôn VUI - MẠNH - vietnamtoi.

  3. #4523
    tran truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....

    Năm Cà Dom đi đâu về, thấy tôi đang soạn đồ đạc trong ba-lô ra như người Do Thái bày hàng ra bán ở vỉa hè. Tôi chưa kịp thuật với Năm Cà Dom chuyện đổi đường vừa qua th́ Năm đă reo lên:

    – À đây rồi!

    – Cái ǵ?

    – Trời đất, nếu hổm rày mà tớ biết cậu có cái này th́ tớ sẽ kiếm đồ ăn lia lịa. Sao mà kín miệng quá vậy?

    Năm Cà Dom vồ lấy cái máy ảnh của tôi, cái món đồ mà lâu nay tôi cũng không c̣n nhớ rằng tôi mang nó trên lưng. Lâu lâu, tôi lại thấy nó nặng nề như cục sắt, tôi muốn vứt nó đi, hay nói đúng hơn, tôi muốn đổi nó với giá một lon muối.

    Tôi bảo Năm:

    – Nhúng nước suối, dầm nước mưa, nó hỏng mất rồi!

    – Sụyt! – Năm Cà Dom xua tay lia lịa. Đừng nói, đừng nói!

    Rồi Năm Cà Dom rỉ tai tôi:

    – Làm ăn được như thường không sao đâu.

    Tôi hiểu ư của Năm rồi. Đây cũng là một cái ngón nghề.

    Năm Cà Dom nói:

    – Cậu không biết chớ ở Hà Nội có một thằng cha bác sĩ chích ống không cho thân chủ, vậy mà không ai phát hiện được. Ở ngoài đó, không có một pḥng mạch nào của bác sĩ làm riêng tư cả. Vậy mà hễ có bác sĩ lén làm riêng là họ chơi cái kiểu đó, làm sao bệnh nhân sống nổi?

    Năm Cà Dom tiếp:

    – Có cái máy ảnh này th́ tớ bảo đảm thức ăn cho cậu hằng ngày.

    – Ở xứ này có ai chụp làm ǵ?

    – Cậu không có nghiên cứu tâm lư. Chính trong cái cảnh này người ta mới ham chụp h́nh. Có một tấm h́nh để làm kỷ niệm về cuộc đời “cách mạng” chết đói của ḿnh, hiểu không?

    Tôi nói:

    – Nhưng phim đâu c̣n mà chụp?

    – Tớ đă bảo, chậc… không có cần mẹ ǵ hết. Cứ đưa cái máy ảnh đây cho tớ, tớ làm sao th́ làm miễn có ăn thôi! Tớ đă tổng kết rồi! Thằng lớn thằng nhỏ đều thích chụp h́nh cả.

    Thật là ghê gớm. Một cái anh lương thiện như Cà Dom mà cũng sanh ngụy. Ở đây, ai làm được ǵ để sống, để khoẻ th́ cứ làm, không có kể lập trường lập ḅ ǵ cả.

    Có lẽ cái con người “giữ lập trường” bền bỉ nhất là ông Chín. Và người thứ hai là ông bác sĩ Tàu đi nghiên cứu chữa bệnh sốt rét Trường Sơn. (Nghe đâu có một ông bác sĩ khác cùng đi với ông, bị sốt ác tính đem về Hà Nội không kịp chết giữa rừng. Người ta giấu kỹ lắm)

    Nếu ông Chín mà gặp ông bác sĩ Tàu vừa nói chuyện với tôi khi năy có lẽ đó là một cuộc đàm thoại vui nhất thế giới. Tôi đă bàn với Năm Cà Dom nếu c̣n ở lại đây lâu tôi sẽ đạo diễn cái màn “hát chập” đó.

    Một hôm tôi và Năm Cà Dom buồn quá, mới bèn rủ nhau đi vào cái bệnh xá của ông bác sĩ Cường chơi. Thực ra đi chơi mà vô một cái bệnh xá th́ c̣n lư thú ǵ, nhưng vô đó có thằng quen là xếp bệnh xá, may ra nó sẽ giúp đỡ ḿnh chút đỉnh. Ở đây th́ chỉ có thế, hễ đi ra là mong gặp được một sự may mắn ǵ, nhất là mong gặp được một cái lợi bất ngờ.

    Nhưng hôm đó chúng tôi lại gặp rủi. Không phải gặp rủi nhưng lại gặp một cái biểu trưng của sự rủi ro.

    Đang đi, chúng tôi bỗng dừng lại, v́ nghe trên đầu có tiếng gió như có một nhánh cây găy đang giáng xuống đầu ḿnh. Cả hai đứa đều nhảy qua một bên để tránh theo bản năng tự vệ chứ không kịp ḍm ngó ǵ.

    “Pạch. ” Một vật đen thui dài nhằng rơi đánh phịch xuống đất và nằm im. Chúng tôi nh́n. Và Năm Cà Dom kêu lên:

    – Kỳ đà ! Kỳ đà !

    Năm nhảy tới hai tay chặn ngang cổ con vật. Con vật vùng vẫy và vươn móng vuốt ra trông kinh hăi lắm. Mồm nó há ra đỏ loét như chậu máu, đầy vẻ man rợ. Năm quát tôi:

    – Đi bứt dây trói nó, mau lên.

    Tôi loay hoay măi, Năm Cà Dom lại quát:

    – Bứt sợi dây leo kia ḱa.

    Tôi nắm lấy sợi dây không biết là dây ǵ, nhổ bật cả gốc lẫn rễ lên, tuốt sạch lá ngay, trao cho Năm. Tài thật. Năm h́ hục một chốc đă trói gô con vật và bỏ nằm im đó. Năm Cà Dom chống nạnh lên thở dốc, rồi rút khăn lau mồ hôi.

    Tôi hỏi:

    – Con này thịt ngon không ?

    Năm Cà Dom vừa quệt mồ hôi trán vừa đáp có vẻ không phấn khởi tí nào cả.

    – Ngon. Thịt nó trắng như thịt gà.

    – Thế th́ nhất trần đời rồi. Trời cho ḿnh một bữa no nê. Hay quá nh́ ! Thôi quảy nó trở về. Đi bệnh xá làm ǵ nữa.

    Năm đứng làm thinh làm thế. Tôi hơi ngạc nhiên về thái độ của Năm trước một món chiến lợi phẩm to lớn từ trên trời rơi xuống không phải tiêu phí một chút sức lực nào mà đạt được.. Năm không nh́n con vật, và quay ra lắc đầu:

    – Xui …

    – Sao? Cậu nói ǵ ?

    – Xui lắm cậu ơi !

    – Sao mà xui. Hên chớ. Ra đường được thịt mà xui ǵ?

    – Cậu dốt bỏ bố đi đấy ! Ai đời gặp kỳ đà mà hên ?

    – Thế xui à?

    – Xui chớ c̣n ǵ nữa.

    – Xui làm sao ?

    – Th́ xui tức là nay mai ḿnh sẽ gặp việc chẳng lành chứ c̣n làm sao nữa.

    Tôi lặng thinh. Tôi cũng có nghe nói về những chuyện “kỳ đà cản mũi” cản lái , gặp kỳ đà là mần ăn không khá. Ra đường gặp kỳ đà nếu đi mần ăn th́ người ta sẽ quay về nhà ngay không đi nữa.v..v… nhưng trong lúc thèm ăn này tôi chỉ nghĩ tới ăn, đâu có nhớ những chuyện mơ hồ đó. Nhưng khi nghe Năm Cà Dom nhắc th́ tôi tỉnh ngộ ngay. Tôi hỏi:

    – Vậy bây giờ làm sao ?

    – Ai biết làm sao bây giờ.

    – Thôi kệ nó, cứ đem về làm thịt rồi sẽ hay.

    - Để xem!

    – Xem cái ǵ nữa bề nào ḿnh cũng “gặp” nó rồi. Vứt nó đi cũng không có nghĩa là tống cái xui đi khỏi chúng ḿnh. Cứ ăn như thường lệ.

    Năm Cà Dom cứ ngập ngừng măi không chịu quả quyết đem con kỳ đà về. Tôi bảo:

    – Cậu cứ ăn đi, xui tôi chịu cho !

    – Cậu cứ nói tướng!

    – Chứ vứt nó đi à ? Cậu không ăn th́ tớ ăn.

    – Tớ đă từng trông thấy rồi mà. Cậu sao kỳ quá !

    – Trông thấy cái ǵ ?

    – Một tổ công binh đi đánh tàu ! Vừa bơi xuồng ra sông là gặp kỳ đà lội qua sông. Thằng tổ trưởng cứ đi, nhưng một thằng đề nghị bỏ kế hoạch. Thằng tổ trưởng không nghe cứ đi. Thằng đội viên này nhảy lên bờ trở về. Hai thằng kia đi chết hết trọi.

    Tôi nghe cũng ớn quá. Không biết tại sao bác sĩ là người của khoa học mà hắn lại tin dị đoan ghê thế. Nó làm cho tôi nản ḷng. Tôi nói:

    – Vậy ḿnh đem nó về bịnh xá làm thịt ăn chung.

    – Chi vậy ?

    – Cho có nghĩa là … mỗi người chịu một chút cái cục xui đó !

    – Chịp ! Khổ quá ? Năm Cà Dom ngước nh́n cái nhánh cây cao trên đầu và nói :

    – Kỳ cục thế nó đeo sẵn trên đó mà chờ ḿnh đi ngang rồi buông tay rơi xuống đầu ḿnh. Thế mới khổ!

    – Thôi, cứ thế. Đi !

    Tôi hăng hái bước lại xách chú kỳ đà lên. Trông gớm quá. Da nó đen nâu có đốm rằn vàng, đuôi nó có gai, như đuôi sấu, da nó sùi lên cũng giống da sấu, hay nói quách ra là nó giống như một chú sấu con.


    Còn tiếp ....

  4. #4524
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by vietnamtoi View Post
    Tôi đă gặp Anh Chị Tigon tại Washington DC hồi năm 2012 , vụ Thỉnh Nguyện Thư cho Tù Nhân Lương Tâm , Anh Việt Khang rồi . Thêm những lần tham dự Ngày Hội Diễn Văn Hoá các Dân Tộc ở New York nữa . Ông Xă , h́nh như khoá 20 SQHQ phải không chị ? cùng khoá với H.T.Dân,Bùi cảnh Bằng,Đào cơ Chí,Nghiêm xuân Chương,Nguyễn văn Quư,Trịnh công Đoàn ...Tôi lớn hơn V.M.Hùng 4 tuổi nhưng rất thân thiết ,có lẽ hợp tính t́nh . Xin chia buồn về việc Anh Đinh Vĩnh Hùng đă mất . Cám ơn Anh Chị . Thân chúc Anh Chị luôn VUI - MẠNH - vietnamtoi.
    Vậy th́ không phải là người xa lạ . Cám ơn anh vietnamtoi .It's a small world !

  5. #4525
    tran truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Coi vậy mà nặng ra phết. Tôi ước chừng trên năm kí lô ! Trời ơi ! Năm kí lô thịt gà (như Năm Cà Dom nói) trong lúc này v́ tin dị đoan mà phải đi mời mỗi người ăn một chút th́ uổng quá chừng.

    Năm Cà Dom đốn một nhánh cây xỏ vào hai đứa khiêng đi. Năm Cà Dom dặn tôi:

    – Đi vô tới bệnh xá, thăng Cường nó có hỏi kỳ đà ở đâu th́ cậu nói là chúng ḿnh đuổi bắt trong một cái thân cây mục nghe.

    Tôi hỏi:

    – Tại sao vậy ?

    – Tại v́ nếu nói thật, tụi nó không ăn th́ ḿnh gánh hết sự xui xẻo đó.

    – Được rồi. Để tớ bịa chuyện cho tin nó ăn mà phải mang ơn ḿnh.

    Cái bệnh xá hôm nay trông càng thê thảm với những dăy thương binh nằm làng khang trong rừng . Màu bông băng trắng thấp thoáng qua những kẽ cây rừng như những mảng tuyết trong đồi cây ở Âu Châu mùa đông.

    Chúng tôi đến gặp ông bạn Cường chẳng khó khăn ǵ. Cường rất mừng. Có lẽ Cường bị cái bệnh cô đơn vây riết, mà bác sĩ tài ba mấy cũng không phương trị. Cường hỏi ngay lư do chúng tôi có con kỳ đà. Tôi cố dựng lên một câu chuyện đầy chi tiết, nhưng đâu cần phải nhiều đến thế. Cường tin ngay.

    Cường nói:

    – Ở đây cái thứ này tụi tôi bắt được hoài.

    – Thiệt hả?

    – Ở rừng mà! Con ǵ cũng to. Có nhiều con to như những con quái vật thời tiền sử. Có những bộ xương voi như xương ” ma mút ! ” Xương đầu to bằng mặt ghế sa lông !

    Tôi hỏi tiếp:

    – Nhưng kỳ đà là anh săn được hay…

    – Săn cũng có, gặp bất ngờ cũng có!

    -Thế anh gặp mà không sợ xui à?

    – Ban đầu th́ cũng có hơi ngán nhưng sau rồi không kể nữa. Đói bỏ bố gặp thịt th́ cứ mần cái đă, xui đâu không biết.

    Thế là tôi nhẹ nhơm trong người, nhưng chưa nói ra vội.

    Năm Cà Dom bảo:

    – Thế th́ làm thịt đi! Làm ǵ ăn?

    – Kho chớ làm ǵ? Ở đây mà làm ǵ được?

    Cường gọi một cậu cần vụ bảo hắn làm. C̣n bọn tôi th́ đi nấu nước châm trà uống rồi ngồi nói dóc. Năm Cà Dom hỏi ngay:

    – Này, có mấy cha ba Tàu qua đây nữa à ?

    – Có chứ. Nó đi nghiên cứu sốt rét đó ta! Nó xin mấy đứa con gái y tá của tớ theo nó để dành bắt muỗi đ̣n xóc đấy.

    – Bắt thế nào ?

    – Đại khái bắt như ḿnh bắt gà, nhưng nhẹ nhàng hơn. Bắt sống nguyên rồi rộng vào một cái chai, đem về cho các lăo.

    – Hay ha!

    Năm Cà Dom cười:

    – Thế một ngày một cô bắt được mấy con ?

    – Ai biết!

    – Nói với các lăo ấy, nếu các lăo lập trường vững th́ cứ cởi quần ra cho muỗi cắn rồi bắt lấy nó. Đó là cách nghiên cứu thiết thực nhất ! Mẹ kiếp! Cậu cho tớ xin một cô đi theo bắt muỗi đ̣n xóc coi.

    Cường nói:

    – Được rồi !

    – Thiệt không ? Năm Cà Dom hỏi gặng.

    – Cậu hăy tự hỏi cậu có muốn thật không đă.

    – Há há há… Năm Cà Dom phá cười vang lên cả rừng.

    - Thiệt chớ ! H́ h́, thế ra cậu luôn luôn bắt mấy cô em đi bắt muỗi đ̣n xóc cho cậu phải không ?

    – Cái đó mà hỏi làm ǵ. Tớ chỉ sợ cậu không dám thôi.

    – Sao không ?

    – Được rồi. Cậu cứ chuẩn bị “đ̣n xốc ” kẻo cô ta đến bắt rồi nó thun mất đấy.

    – Úy! Ḿnh hô khẩu hiệu chớ!

    Năm Cà Dom nói tiếp:

    – Nhưng cậu phải cho chút “tét-tốt-tê-rôn “để cho chú muỗi giương cái đ̣n xốc lên khi cô ta chạm tới nó chớ ?

    – Th́ có cả con kỳ đà đó bổ ra phết c̣n đ̣i ǵ nữa.

    Bác sĩ Cường lại nói:

    – Nói đùa chứ hại thân lắm ông Cà Dom ạ ! Ông nên nhớ rằng tuổi thọ của con a-nô-phen không có dài lắm. Nhất là sau khi nó chích người ta xong là nó chết.

    Ở đây con người cũng vậy. Chích xong là sức khỏe sụp xuống ngay không có gượng dậy nổi đó. Rồi nếu mà sốt rét thương hàn ập xuống là câu quỵ luôn hiểu chưa. Chứ ở đây không thiếu cái món ấy đâu. Ở rừng bọn “fê-mi-ne ” nó khỏe hơn giống “mát-cu-le ” chúng ḿnh mà. Cho nên mặc dù chúng nó vẫn sốt, nhưng chúng vẫn cứ khỏe như thường ! C̣n bọn ḿnh càng sốt càng gục xuống

    Năm Cà Dom ngồi nghe, không căi lại. Riêng tôi th́ tôi thấy bác sĩ Cường nói rất đúng, đúng từng tí một. Tôi cười:

    – Đó là ông bác sĩ nói kinh nghiệm bản thân đấy nhỉ ?

    – Chứ sao ! Đó là thói quen nghề nghiệp. Chúng tôi chỉ nói kinh nghiệm cho người khác khi những kinh nghiệm đó được đúc kết, có khi bằng chính bản thân ḿnh.

    Tôi nói.

    – Thế ra ông bác sĩ Cà Dom chưa được vỡ ḷng trên đường Trường Sơn này à?

    – Đúng ! Cường tiếp :

    - Ông Cà Dom làm hùm làm hổ vậy thôi, nhưng để rồi xem, ổng sẽ hắt hơi ba, bốn ngày liền và sẽ chửi rằng tôi hại ông bỏ xác trên đường Trường Sơn này.

    Cà Dom gạt ngang:

    – Đường đường một đấng như ông Cà Dom mà lại chịu thua đám phờ-nờ đó à ?

    Cường gật gù:

    – Trông ông Cà Dom hăng lắm ! Nhưng lửa sẽ thử vàng ông bạn ạ !

    Rồi Cường sang chuyện khác:

    – Hôm nay tôi sẽ mời thêm ông bạn vàng của tôi tới ăn thịt kỳ đà cản mũi chơi nhé !

    – Ai đó ? Cà Dom hỏi.

    – Một ông đại úy và một ông thiếu tá. Ông thiếu tá tên là Kim c̣n ông đại úy th́ tên ǵ không rơ nhưng thấy gọi anh Bảy. Hai người là bạn nhau. Cả hai đều là bệnh nhân của tôi.

    Tôi hơi hồ nghi. Tôi bèn hỏi:

    – H́nh dáng của ông đại úy kia ra sao?

    – Da trắng hơn dân Miên một tí. Răng th́ cái nọ xéo cái kia. Mồm nói không để kéo da non.

    Tôi biết ngay là anh Bảy nhà tôi rồi. V́ đứng về h́nh dáng c̣n có thể lẫn lộn chứ đứng về hai nét độc đáo vừa kể th́ không ai có thể có như anh Bảy.


    Còn tiếp ...

  6. #4526
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Quote Originally Posted by Tran truong View Post
    Chị cứ lặn ... nhớ để lại b́nh hơi ... là được
    Lẩm rẩm mà Tran Truong nầy thâm thật ! Lặn mà để lại b́nh hơi chẳng khác nào xúi đi gặp Hà Bá rồi , chứ không mang b́nh hơi theo ,lúc ngộp hơi th́ kêu Diêm Vương cứu à ???

  7. #4527
    tran truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....



    Nhưng tôi hăy làm thinh cái đă, xem ông bác sĩ Cường nói tiếp làm sao. Cường tiếp:

    – Mới hôm đầu anh ta vào tŕnh giấy th́ tôi không xem nhưng anh em kể lại th́ anh ta có cái giấy ba bốn gạch loại A chi đó. Rồi sau đó, th́ anh ta nh́n ông Kim là bạn rồi th́ anh ta mắc vơng nằm bên cạnh ông Kim là bệnh nhân cũ của tôi.

    Một hôm tôi xuống láng thăm bệnh th́ bắt gặp anh ta khoe với ông Kim mấy tấm ảnh phụ nữ rất đẹp toàn diễn viên xi nê Hà Nội cả. Anh ta bảo rằng đó là những người yêu của anh ta, nhưng hiện nay đă cắt đứt. Chỉ c̣n lại một cô đẹp nhất. Và cô này đang đi ở phía sau. Anh ta đi trước chuẩn bị chỗ cho cô này tới nghỉ ngơi và dưỡng sức cặp chân, v́ cô này là diễn viên “ba lê ” số dách la mă của Hà Nội !

    Cường tiếp:

    – Anh ta nói vậy th́ tôi tin vậy. Nào tôi có biết anh ta là ai ? Nhưng thấy anh ta thân thiện với ông Kim th́ tôi cũng vui ḷng nghĩ rằng anh ta là hạng người chơi được. Nhưng chỉ được vài hôm th́ anh ta lại t́m cách làm quen với mấy cô y tá, rồi bắt mối thân thiện với một cô đẹp nhất ở đây. Tôi cũng không rơ hai bên đă hẹn ḥ với nhau những ǵ chỉ thấy một hôm anh ta lên xin phép tôi ở lại đây công tác luôn.

    – Thế bỏ bố chưa ! Năm Cà Dom kêu lên thích thú. Rồi người yêu của anh ta sắp đi tới th́ làm sao ?

    – Tôi cũng không rảnh trí đâu mà nghĩ tới chuyện đó.

    Tôi hỏi:

    – Hiện giờ th́ câu chuyện đến đâu rồi ông bác sĩ ?

    - Tôi vẫn c̣n treo ở đó. Nếu anh ta bệnh không đi nổi th́ ở lại đây công tác, tôi vẫn sẵn ḷng. Chuyện đó đâu có hại ǵ.

    – Nhưng nhỡ cô “ba-lê” vô tới phá nhà ông th́ sao?

    – Tôi biết là ông ta nói láo, nói để khoe khoang tài chim gái của ḿnh thôi , chớ chẳng cô nào yêu anh ta. V́ theo tôi thấy, cái anh chàng này trông khó thương quá. Để chốc nữa tôi rủ lên chơi cho các bạn biết thêm một ông đại úy trên đường Trường Sơn này.

    Tôi hơi lùng bùng lỗ tai, trước nhất v́ hắn chạm đến danh dự của Thu cố nhiên là danh dự của tôi. Kế đó là vì tư cách của hắn. Đi đâu cũng nghe tiếng của hắn. Trường Sơn rộ̣ng thế mà ở đâu cũng có những giai thoại về Bảy Việt. Khi th́ tôi nghe câu chuyện Bảy Việt, nhà viết kịch bản phim nổi tiếng của Xưởng Phim Hà Nội, do một anh giao liên kể, khi th́ tôi nghe chuyện Bảy Việt nhà văn kiêm nhà thơ có rất nhiều tác phẩm.

    Lúc tôi và Thu chuẩn bị qua con sông ” Bến Hải thứ hai” dưới ánh pháo sáng của máy bay th́ Việt đă lẩn trốn v́ Việt sợ phải d́u dắt một người con gái dù là đồng đội của hắn, bị hắn tán nhưng không yêu hắn. Hắn t́m đường đi sấn tới trước để tự do nói láo bịp người và vừa bắt giao liên phục dịch vừa xin xỏ của họ được chút nào hay chút ấy. Việt biến mất tăm luôn cho đến bây giờ. Tôi không thấy thiếu hẳn, nhưng chẳng ngờ bây giờ tôi lại gặp hắn. Tôi thấy hắn là thừa. Đó là điều khổ tâm cho tôi hết sức, nhất là tôi vừa nghe những chuyện lếu láo của hắn ở đây.

    Cường gọi cậu cần vụ lên hỏi chuyện làm thịt con kỳ đà. Nhưng cậu cần vụ đă trả lời rằng cậu ta không dám làm thịt nó v́ sợ xui xẻo dính vào người.Té ra năy giờ con kỳ đà vẫn c̣n sống nhăn.

    Nhưng Cường vẫn vui vẻ bảo cậu cần vụ:

    – Mày tệ quá. Không dám làm th́ nói ngay. Nhưng tao làm th́ mày có ăn không ?

    – Dạ ăn ạ!

    Cả đám chúng tôi cùng cười vui vẻ.

    Cường bảo:

    – Thế mày mời thằng “Úm Ba La” vô đây cho tao.

    Tôi vừa định hỏi Cường thằng nào mà lại có cái tên kỳ cục vậy , th́ Cường đă nói ngay:

    – Anh em đặt cho nó cái tên khôi hài đó là v́ lúc nào nó cũng nhảy chân sáo và hát “úm ba la” . ” Nó bị sốt ác tính dọc đường, nhưng cái tổ tam tam của nó đă bỏ nó mà đi. May nó không chết cho nên nó cứ nhớ cái kỷ niệm tốt đẹp đó mà hát luôn mồm, vừa hát vừa nhăn mặt nhăn mũi và lắc đầu ” úm ba la. “

    Cường vừa định quay vào gọi thằng Úm Ba La th́ nó đă xuất hiện ngay kia rồi, trước mặt chúng tôi. Một con người hay con ngợm vậy nhỉ ?

    Giữa cái khí độc Trường Sơn này mà Úm Ba La lại ở trần mặc quần đùi, tóc nó xơa xuống quá vai, mặt mũi tối sầm với hai con mắt như hai cái giếng sâu mà ở dưới tận đáy giếng có thắp hai ngọn đèn cầy hắt hiu v́ không đủ dương khí. Cổ nó đeo lủng lẳng một cái nanh heo rừng.

    Hắn quắc mắt nh́n chúng tôi với vẻ giận dữ :

    – Nh́n ǵ ? Đào ngũ đây, nói ǵ ? Hả ?

    Làm như chúng tôi sắp sửa quát mắng hay nói những lời khinh miệt hắn! Nhưng Cường đă bảo:

    – Đừng vô lễ, Úm Ba La, bạn của anh đấy em. Bây giờ anh có việc này cần em giúp tí.

    Úm Ba La rụt chân lại thành thế đứng nghiêm và giơ tay chào Cường với vẻ cung kính thực sự. Cường bảo:

    – Anh có con kỳ đà, em đi làm thịt dùm và nấu nướng mang đến đây cho anh đăi khách. Nhanh lên em!

    – Rơ !

    Úm Ba La lại chào và quay lui, biến dạng nhanh như sóc để lại cả một sự ngạc nhiên cho tôi và Năm Cà Dom.

    Lại một nhân vật đặc biệt trên đường Trường Sơn. Hắn làm cho tôi nghĩ đến những con xà-niên mà ngày xưa tôi đọc thấy trong các truyện giải trí không biết có hay không, nhưng đă để lại trong đầu tôi một ấn tượng không phai nhạt . Thằng này chỉ khác xà-niên là v́ hắn không có lông lá đầy ḿnh.


    Còn tiếp ...

  8. #4528
    tran truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Cường giải thích thêm cho chúng tôi về nguồn gốc của Úm Ba La như sau:

    – Sau khi thoát cơn ác tính, Úm Ba La từ từ phục sức lại. Quả thật trời đẻ trời nuôi. Thằng bé ḅ đi xuống suối uống nước rồi nằm luôn bên bờ suối chịu một cơn mưa không ḅ về lều nổi. Thế mà vẫn không chết.

    Rồi hắn lê đi, hắn không nhớ là hắn đă ăn những thứ ǵ mà khỏe lại. Hắn nh́n chung quanh, không thấy ai cả. Th́ ra người ta đă đi hết cả từ lâu rồi. Bởi v́ khi trí khôn trở lại với hắn nên hắn nhớ tất cả . Hắn thấy không c̣n một vết chân mới nào chung quanh hắn.. Bản năng tự vệ của hắn đă dựng hắn dậy. Hắn gióng hướng và cắt rừng đi , đi măi. Sau cùng hắn gặp một đơn vị, nhưng hắn đă bắt đầu thù hận, cho nên hắn không nhập vào đơn vị mà hắn ḅ vào ăn cắp gạo muối, ăn cắp ba lô. Không phải tự nhiên mà hắn làm như vậy, mà chính cái cuộc sống thực tế Trường Sơn đă dạy cho hắn những việc đó. Nói rơ ra là trên con đường này vô số vụ mất cắp xảy ra hằng ngày ngay cả trong những đơn vị ” anh hùng ” chống Mỹ.

    Hắn thấy ăn cắp là cách sống khoẻ nhất và không phải đi đâu cả. Muốn làm ǵ th́ làm. Hắn trở thành tên ăn cắp chuyên nghiệp. Với một khẩu AK đầy đủ đạn và trang bị của một cán binh đi Nam, hắn không thấy sợ ai.

    Cường tiếp:

    – Đại khái như thế. Cho đến một hôm hắn lột hết lương thực của một đồng đội của hắn bị sốt nặng mê man nằm bên đường. Hắn không suy nghĩ ǵ cả. Hắn lấy ngay và ăn ngon lành không chút ân hận. Hắn chỉ nghĩ:”Nếu tao sốt nằm ở đây như mày mà mày bắt gặp thi mày cũng sẽ làm như tao làm đối với mày bây giờ ! ” Đó là lương tâm của hắn.

    Cường tiếp:

    – Rồi đến một hôm hắn ṃ vào bệnh xá của tớ. Lúc trước ở một địa điểm khác. Chao ôi ! Hắn ṃ vào tận kho. Hắn tha hồ quơ. Nào đậu xanh, đường sữa những thứ mà trên Trường Sơn này không ai có nổi. Hắn ăn quen lại ṃ vào. Và lại tha đi cạn cả cái kho của bệnh xá. Ban đầu th́ tớ hồ nghi anh em nhân viên, nhưng sau khi ḍ xét th́ thấy có vài món đồ rơi văi xa xa ngoài bệnh xá.

    Tớ kết luận là có một kẻ từ ngoài vào. Nhưng xem kỹ lại th́ gần đây đâu có cơ quan nào. Cũng không có đơn vị nào đóng gần. Tớ bèn cho bố trí canh pḥng và cuối cùng là tóm được hắn. Anh em giã cho hắn một trận nên thân. Tớ cũng giận, nhưng tớ không cho đánh nữa. Tớ bảo cởi trói, cho ăn uống và gọi hắn lên nói chuyện. Hắn đă kể cho tớ tất cả quá tŕnh của hắn mà tớ đă kể lại cho các cậu nghe.

    Tôi hỏi:

    – Nhưng sao bây giờ hắn ở dưới trướng của cậu ?

    Cường vui vẻ đáp:

    – Đó là một cái lối xài người của ḿnh. Sau khi nói chuyện với hắn tớ thấy hắn rất thông minh, suy nghĩ rất sâu sắc và hoạt bát nữa. Cậu nghĩ, hắn ta đă học hết lớp mười. Rồi bị động viên. Hắn không chịu đi, nhưng người ta nói chỉ đưa hắn đi vài tháng rồi cho về. Thế là hắn đi. Vô tới Trường Sơn chỉ hai tháng là bị sốt ác tính như tôi vừa kể.

    Cường tiếp :

    – Tôi bắt hắn ăn cắp quả tang nhưng làm ǵ hắn bây giờ l Giết hắn ư ? Ḿnh không có quyền. Đuổi hắn đi ư? Chắc chắn hắn sẽ quay trở lại, ngựa quen đường cũ chi bằng đối xử nhân đạo th́ ḿnh sẽ được một đứa đỡ tay chân cho ḿnh, hai là hắn sẽ không phá ḿnh nữa.

    Năm Cà Dom gật gù:

    – Thằng khôn thật.

    – Đấy! Bây giờ tôi bảo ǵ nó cũng nghe. Và nó không bao giờ phá phách tôi. Có hôm tôi hỏi thật hắn, nếu sau trận đ̣n đó mà tôi xử tệ với hắn th́ hắn sẽ trốn, và nhất định hắn sẽ trở lại để đốt bệnh xá và “để” cho tôi một băng AK làm kỷ niệm… Ghê gớm chưa?

    Tôi lắc đầu:

    – Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi rằng trên Trường Sơn này lại có một nhân vật giống như King Kong như vậy.

    Chập sau Kim và Bảy Việt đến. Cường giới thiệu Kim với chúng tôi:

    – Ông này có sáu cây K54 trong ba-lô. Ổng mới cho tớ một cây đây. K54 ở đây rẻ lắm, một hộp ruốc chà bông, vài hộp sữa, nửa ki-lô đường là có thể đổi được với ổng ngay một khẩu. .

    Kim cười:

    – Tôi mang vô Nam cho mấy chả. Nhưng dọc đường ốm đói quá phải tùy cơ ứng biến. Thế thôi.

    Cường nói thêm:

    – Ổng đi xe hơi đấy các bạn. Ông nào muốn đeo vè th́ đeo.

    Kim xua tay:

    – Thôi thôi, xin van !

    – Sao vậy? Làm hiểm quá!

    – Không phải đâu nếu các cậu muốn đi xe hơi th́ phải làm ba việc mà ở đây th́ không thể làm được. Thứ nhất là cặp thêm một cái thanh sắt sau xương sống ḿnh. Thứ hai là phải đội thêm một cái gối bông dày hai tấc trên đầu và ngồi trên một cái gối bông khác cũng dày từng ấy. V́ sao? V́ xe chạy giằn, nó xốc, đầu các cậu sẽ đội vào mui xe vỡ ra, đít các cậu hổng lên rơi xuống, xương sống các cậu sẽ quẹo và đít các cậu sẽ tà . V́ thế tôi đă bỏ xe hơi mà lội bộ đây. Lội bộ tuy vất vả nhưng chắc sống hơn. C̣n đi xe hơi các bạn lo ngay ngáy, xe lật lúc nào không biết. Lại c̣n máy bay đuổi các bạn không thể nhảy trốn được . Đấy, các bạn có đi th́ xin mời ?

    Cả tôi và Năm Cà Dom le lưỡi lắc đầu:

    – Thôi thôi xin kiếu.

    Cường hỏi tôi:

    – Cậu có quen với ông bạn này không ?

    Tôi ấp úng chưa biết trả lời thế nào cho hợp t́nh th́ Việt đă vọt miệng đáp ngay:

    – Chúng tôi quen từ Hà Nội, trong nghề với nhau.

    Rồi Việt hỏi tôi:

    – Thu đă khỏe chưa anh ?

    – Thu nào cơ ?

    – Thu. . Thu ấy mà !

    Cường hỏi tiếp:

    – Có phải người yêu của ông đại úy không ?

    Tôi vọt miệng đáp:

    – Người yêu của ông đang đi ở đằng sau, nhưng nghe tin ông sắp xây dựng với một cô y tá trong bệnh xá này nên…

    Tôi ngập ngừng một chốc. Tôi định nói: “nên cô ta quay trở lại, ” nhưng nói thế càng giúp sự thuận lợi cho thằng đểu cho nên tôi sửa lại ngay.

    – Cho nên cô ta quyết đi vượt trạm, vô tới đây chắc có một trận ác chiến rền trời.

    Cường nh́n Việt. Việt lấm lét nh́n tôi. Có lẽ hắn không hiểu tại sao tôi lại biết tỏng hết cả bí mật của hắn. Nhưng hắn vẫn cứ b́nh tĩnh để xoay nước cờ:

    – Tôi có người yêu nào đâu mà anh nói vậy !

    – Sao không có. Tôi gầm lên. Chẳng tin ông bạn đưa cái bóp ra đây. Trong đó có năm, sáu tấm ảnh phụ nữ Hà Nội. Cô nào đẹp nhất là vị hôn thê của ông bạn đấy mà!

    Viên đại úy cười dả lả chữa ngượng:

    – Anh theo phá em hoài. ..

    – Tôi đâu có phá cậu. Đó là cậu tự phá cậu thôi chớ.

    Cũng rất may là con kỳ đà lại tái xuất hiện, nhưng lần này với một h́nh dáng khác hẳn. Hắn nằm gọn trong những cái dĩa nhôm dưới h́nh thức những cục vuông cục tṛn, xương nạc và da lẫn lộn, khói bốc lên nghi ngút.

    Bác sĩ Cường mời:

    – Thôi chúng ta cầm đũa. Ai ăn kỳ đà có gặp xui xẻo xin đừng đổ thừa cho tôi.

    Tôi nói:

    – Không sao đâu bác sĩ! Cái xui do chú kỳ đà này mang lại tôi đă gặp rồi. Chắc chắn sau bữa ăn này, cái xui đă lùi lại sau lưng tôi.

    Kim nói bằng giọng độc địa:

    – Theo như ông bạn này (tức tôi) vừa nói th́ ông đại úy không nên nên ăn thịt con kỳ đà này.

    – Tại sao ? Việt đang gắp một cục thịt khá to ngừng tay hỏi.

    – Tại sao chắc cậu biết rồi. Sự xui xẻo đă đến bên lưng cậu rồi đó Cậu hăy chặn cái xui kia lại, nếu để cho nó đến th́ đổ nợ ra cái trạm xá này ngay.

    Việt nuốt dở cục thịt, Kim cười và nói tiếp:

    – Đấy thấy không, cậu bị nghẹn mà. Khéo chứ nuốt không trôi đấy ! Thôi nên xơi một cục thôi. Cục thứ hai nó sẽ nằm tại cổ họng cậu !

    Việt lúng túng cố nuốt cho trôi cục thịt và nói:

    – Xui th́ chịu xui chớ tôi biết làm sao bây giờ ?

    Kim nói:

    – Xui th́ phải xả xui chớ !

    Năm Cà Dom gạt ngang và hỏi:

    – Ăn thế này không có “nước ngược” à Cường !

    – Không có ! Ở đây t́m ở đâu ra ?

    – Cậu có mà không biết dùng.

    – Ở đâu?

    – Lấy alcool đốt đèn ra pha một ít nước vào. Thế là thành rượu thượng hảo hạng ngay. Ở Hà Nội tớ đă từng pha cồn chín mươi độ uống rồi mà !

    Cường mang ra một chai. Năm Cà Dom rót cả vào bi đông rồi lấy nước lă pha vào liệu cho vừa liều lượng mà dạ dày chấp nhận được. Thế là Cà Dom rót ra mời khách.

    Bữa tiệc kỳ đà đâm ra vui vẻ, rộn rịp, rùm beng hằn lên v́ cái mớ cồn pha nước lă của Năm Cà Dom.

    Tiệc xong tôi bảo Cường gọi cậu Úm Ba La lên cho tôi nói chuyện. Ai cũng t́m chỗ nghỉ. Chỉ c̣n tôi và Úm Ba La. Tôi mắc vơng nằm. Úm Ba La ngồi bên đầu vơng của tôi. Tôi hỏi ngay:

    – Bây giờ cậu muốn ǵ ? King Kong ? ấy chết. Cậu muốn ǵ Úm Ba La ?

    Úm Ba La cười khảy:

    – Anh cứ gọi em là King Kong cũng được mà !

    – Em biết King Kong à?

    – Biết chứ.

    – Anh gọi em thế em không buồn à ?

    – Không. Em cũng thấy em đúng là một thứ King Kong Việt Nam sinh sống ở Trường Sơn này… Em không thể trở thành loài người khỉ kỳ quái đó, nhưng em bây giờ rất giống King Kong. Em đă trở thành một loại người rừng. Nếu không nhờ anh Cường th́ em sẽ trở thành một tên thổ phỉ giết người và làm mọi sự bất nhân không gớm tay.

    – Tại sao vậy ? Tôi hỏi.

    -Em thấy cuộc đời tàn nhẫn với em quá đỗi. Em là thằng học sinh lớp mười biết ǵ đâu. Thế mà sau một cơn thoát chết, em cảm thấy hận đời và em nhất quyết trả thù đời.

    Nếu như anh Cường xử tệ với em th́ nhất định em sẽ trốn thoát rồi sẽ trở lại bệnh xá, một đêm nào đó, em sẽ lia một băng, đúng một băng vào mùng anh ấy rồi sau đó nổi lửa đốt tất cả các láng trại.

    Tôi hỏ́:

    – Bây giờ em muốn ǵ?

    – Em nhất định sẽ trở về với thầy mẹ. Em không đi đâu cả. Em không nghe lời ai nữa cả. Em chỉ nghe theo tiếng gọi của thầy mẹ em. Khi em đi, thầy mẹ em khóc bảo em trốn đừng đi nhưng em nghĩ làm như thế là hèn. Bây giờ đi vô tới đây em mới thấy ân hận ! Giải phóng cái chó ǵ. Em không biết miền Nam đâu là đâu cả Không biết người miền Nam có cần ḿnh giải phóng hay không mà mang thây vào đó, bỏ thầy mẹ em ở ngoài Hà Nội không ai chăm sóc. Chỉ c̣n người chị gái, mà. ..

    Em biết em mất rất nhiều nhân tính. Anh đă đi đến đây trên con đường này rồi, anh xem có ai c̣n nhân tính hay không? Em sốt suưt chết mà đồng đội của em bỏ em như thế. May mà em c̣n sống . Nếu em chết ở giữa rừng th́ ai biết ? Bây giờ em nhất định không đi vô nữa. Em nhất đinh một bước cũng không đi. Em phải trở về dù trên đường về em có chết em cũng cam nhắm mắt. Em có ngựời yêu. Anh xem, bỏ cô nàng mà đi, rồi thân thể ra thế này. Vô lư! Vô lư! Vô lư! Em không nhận được của cô ta bức thư nào cả Em biết cô ta rất sầu năo, v́ ngoài em ra , chẳng ai có thể nói những lời làm rung động trái tim cô ta.

    - Em ở phố nào?

    – Hàng… Hàng Bột. .

    – Bố mẹ c̣n đủ không ?

    – C̣n đủ.

    – Anh chị em đông không ?

    – Người anh cả đă chết ở Hồng Gai. C̣n người chị gái thôi. Nhưng chị ấy yếu đuối lắm, mà lại hay khóc, chằng làm ǵ nuôi bố mẹ em nổi.

    – Hiện giờ em muốn ǵ?

    – Em thấy cần một cuốn sách để đọc.

    – Sách ǵ ?

    Úm Ba La ngồi thừ người ra. Tôi có cảm giác rằng câu chuyện của tôi đă dần dần đem lương tri trở về cho cậu bé. Tôi thấy càng nói chuyện, cậu ta trở nên hoạt bát, đôi mắt láu lĩnh và cái mồm linh động hẳn lên.


    Còn tiếp ...

  9. #4529
    tran truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Có lẽ ở đây không ai nói chuyện với cậu ta nhiều và có chiều sâu như tôi. Cường chỉ sử dụng cậu ta như một kẻ lao công. Cậu ta ngồi lâu lắc mới đáp:

    – Sách ǵ cũng được anh ạ.

    - Thế à?

    – Vâng ! Sách ǵ cũng được miễn có chữ th́ thôi. Em vô đây đă hơn một năm rưỡi, mắt nh́n toàn rừng núi, sốt rét, lá khô, xác chết, máu chảy… chứ đâu có trông thấy chữ bao giờ. Và chính em cũng không có dịp nào cầm bút viết một chữ. Mà bút đâu có mà viết ? Đôi khi em định mượn bút giấy của anh Cường để viết về gia đ́nh một bức thư, nhưng mỗi lần nghĩ tới việc đó em thấy ngại vô cùng ngại v́ hai lẽ. Một là v́ phải làm một việc mà hơn một năm rưỡi qua em không làm. Anh xem hai bàn tay em đây.

    Cậu bé x̣e hai tay đưa ra trước mắt tôi. Những ngón tay đen thui đầy sẹo và gồ ghề như những mắt tre có tật. Nh́n những ngón tay ấy, không ai nghĩ rằng trước đây chúng đă từng cầm bút bao giờ.

    Úm Ba La nói tiếp:

    – Bây giờ nghĩ tới viết những ḍng chữ, em thấy khổ tâm hơn bất cứ việc ǵ. Em cảm thấy nó mệt nhọc hơn bổ củi nấu cơm. C̣n lư do thứ hai là: viết thư nhất định em phải nói về em cho bố mẹ em rơ. Nhưng nói cái ǵ. Trong em bây giờ có cái ǵ hay ho mà nói? Nếu nói láo th́ viết thư làm ǵ ? Em không muốn làm cho bố mẹ và chị em thất vọng. Anh nghĩ xem anh nh́n xem người em thế này…

    Cậu bé ngồi lặng thinh, mắt rưng rưng.
    Tôi cũng thấy xúc động sâu xa về những lời tự thuật của cậu bé. Bây giờ tôi mới nh́n rơ cậu ta. Cái lớp vỏ bên ngoài kỳ quái bao nhiêu th́ những t́nh cảm của cậu bé sâu sắc bấy nhiêu.

    Mái tóc vàng hoe không phải v́ bẩm sinh mà v́ tắm mưa gội nắng , dầm dăi gió sương quá nhiều, một năm rưỡi có thể bằng mười lăm năm trong đời cậu.
    Nước da cậu ta trông càng gớm ghiếc. Nó chia làm nhiều vùng khác nhau. Da lưng th́ mốc cáy, xùi lên như vảy rắn. Ngực và bụng th́ thâm sịt và đầy nốt vừa nâu vừa đen. Có lẽ cậu ta đă dùng cái bộ ngực ra như cái mũi tàu để chống lại sóng gió của cái biển Trường Sơn mênh mông ác nghiệt này, cho nên nó mới nhận lănh nhiều thành tích đến thế.

    Tôi chợt nghĩ nếu bất ngờ, anh thanh niên này xuất hiện tại Hà Nội và tự giới thiệu rằng đây là người của Trường Sơn trở về th́ có lẽ dân thủ đô sẽ lập tức phân hóa làm hai nhóm: nhóm thứ nhất chạy trốn, nhóm thứ hai dạn dĩ hơn chạy ùa tới coi như coi một con ngựa vằn hay một con dă nhơn trong sở thú.

    Tôi hỏi:

    – Nhưng cậu làm sao mà về được Hà Nội bây giờ?

    Úm Ba La đáp:

    – Em chưa biết chừng nào và bằng cách nào em sẽ về được Hà Nội, v́ chuyện ấy c̣n tùy hoàn cảnh, nhưng nhất định em sẽ về không có ai, không có cái ǵ, bất cứ cái ǵ, dù cái đó có thiêng liêng chăng nữa, cũng không thể bắt buộc em đi tới được.
    Em có thể nói với anh rằng em không c̣n tin ai nữa cả, ngoài tin em. Em tin em vô cùng. V́ thế, em tin rằng có ngày em sẽ về được Hà Nội.

    Tôi hỏi:

    – Em tên thật là ǵ nhỉ ?

    – Tên là… nhưng mà,.thôi anh ạ. Người ta ở đây, cuộc đời ở đây đă đặt cho em cái tên Úm Ba La rất hay. Tây không phải Tây, Tàu không phải Tàu, nhưng em rất thích. Em đă quên đi cái tên cúng cơm của em. Đúng ra cái tên hoa mỹ do cha mẹ ḿnh đặt không c̣n thích hợp với cảnh trí mọi rợ này nữa. Ở đây cái ǵ đẹp nhất cũng phải tiêu tan, ngay cả lư tưởng của tuổi trẻ.

    – Em nói gớm thế.

    – Đó là ư nghĩ thực qua cuộc sống của em mà. Anh không thể bắt em nghĩ khác được. Anh biết không, khi em tỉnh dậy sau cơn sốt dài mê man không biết bao nhiêu ngày, em nghĩ ǵ không ?

    – Em nghĩ ǵ ?

    – Em nh́n khắp chung quanh em, không có một cái ǵ có thể cầu cứu được , cái ǵ đối với em cũng có vẻ lạnh lùng.

    – Nhưng em tên là ǵ chứ.

    – Tên là Hồng. Chị em tên là…

    – Tên ǵ?

    Tôi chờ đợi với cả sự ngạc nhiên sắp xảy đến với tôi. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ rằng cậu bé này là em của Thu. Tôi thấy cái mũi nó hao hao giống mũi Thu. Có lẽ trên bộ mặt con người, ngoài cái bộ răng ra th́ cái mũi là bộ phận ít thay đổi nhất sau những cuộc tang thương.

    – Chị em tên là ǵ ?

    – Bích.

    Tôi thở phào nhẹ nhơm. Té ra thằng bé không phải là em của Thu v́ Thu theo tôi biết th́ chỉ là Thu, và tôi cũng chưa bao giờ nghe Thu nói về một đứa em trai nào đi công tác trên con đường ác nghiệt này cả.

    Tôi hỏi:

    – Em có bao giờ nghĩ rằng chị của em sẽ đi vào nam và sẽ gặp em trên đường này không?

    – Không.

    -Tại sao không?

    – V́ chị em rất yếu đuối và hay khóc lắm! Hơn nữa bố mẹ em có cho đi đâu mà đi!

    -Nhưng nếu em gặp chị em đi vào nam ở đây th́ em làm ǵ? Thí dụ như anh đây là chị Bích của em th́ em sẽ nói ǵ?

    – Không, chị Bích của em là người Bắc không thể có những ư nghĩ giống anh được, cho nên em không thể nói với anh những ǵ em sẽ nói với chị Bích của em trên con đường này.

    – Tại sao?

    – Tại v́ anh càng đi vào th́ càng gần nhà anh, c̣n chị em càng vào th́ càng xa nhà. Hai người hai t́nh cảm, hai mục đích khác hẳn nhau.

    Tôi nhắc lại vấn đề quyển sách:

    – Anh có mang trong ba-lô một quyển sách, của chính anh viết. Anh định sẽ mang về tặng gia đ́nh anh, nhưng bây giờ gặp em, ư định anh thay đổi. Anh sẽ tặng quyển sách ấy cho em.

    – Ôi chao! Ôi chao!

    Úm Ba La đưa tay lên cào cào mớ tóc dày cộm quến vào nhau thành mảng, như những lời nói của tôi làm động tới bộ năo của cậu ta. Cậu ta lắp bắp hỏi :

    – Sách ǵ vậy anh?

    – Truyện ngắn.

    – Chao ôi ! Em may mắn quá. Cha cha !

    Cậu bé xoa xoa tay. Bây giờ mà em giở trang sách ra nh́n lại những ḍng chữ th́ chẳng khác nào nh́n lại mặt người yêu! Em hồi hộp quá! Em mong đợi ghê quá! Nhưng sách ở đâu hiện giờ anh?

    – Trong ba-lô anh.

    – Đi đi lấy đi anh.

    Úm Ba La đứng phắt dậy lôi tay tôi. Tôi bảo:

    – Nhưng từ nay về sau, bỏ cái tên Úm Ba La đi nhé em ! Hồng ?

    – Chuyện đó hậu xét !


    Tôi bị cuốn hút vào cậu thanh niên kỳ dị này. Và cứ theo chiều hướng của Năm Cà Dom thảo luận với Cường th́ tôi và Hồng đi để Năm Cà Dom ở lại bệnh xá. Thu đang ngồi nắn nắn bắp chân trên vơng. Thấy Hồng tới, Thu vội vàng bỏ chân xuống dép và ngó lom lom vào cái con người kỳ quái kia.

    Hồng vẫn cứ thói quen, quắc mắt nh́n lại và quát:

    – Nh́n ǵ ? Đào ngũ đấy. Muốn làm ǵ không ?

    Tôi bảo:

    – Bạn của tôi đấy cậu ! Đừng nói thế! Cậu ngồi vơng tôi đây này, rồi tôi sẽ lấy sách cho.

    Tôi định soạn ba lô nhưng tôi dừng tay lại v́ tôi thấy Thu và Hồng nh́n nhau bằng cái nh́n kỳ lạ làm cho tôi rất ngạc nhiên. Cái nh́n như xoi mói mà lại như thân thuộc với nhau từ lâu, cái nh́n vừa như những tia sáng chọc thẳng vào mắt nhau vừa như êm dịu trao đổi với nhau những t́nh cảm mến thương.

    Nhưng tôi nghĩ ngay rằng Thu đang sửng sốt trước một loại người chưa từng thấy bất cứ ở đâu, c̣n Hồng th́ lấy làm lạ có một người con gái xinh đẹp như một nàng công chúa giữa một bộ lạc mọi dă man này.


    Còn tiếp ...

  10. #4530
    tran truong
    Khách

    Xương Trắng Trường Sơn _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... ....


    Tôi lục ba lô nhưng không thấy quyển sách. Tôi hỏi Thu:

    – Em có lấy quyển sách trong ba lô anh không ?

    – Anh đă cho chị Ngân mượn anh c̣n hỏi ǵ nữa ?

    – Thế à, Ngân chưa trả à ?

    – Anh c̣n muốn tặng cho người ta mà c̣n đ̣i người ta trả là sao ?

    – Sao em nói thế!

    – Em nói không đúng hả anh ? Vậy em xin lỗi nhé !

    -Em nói thế chẳng hóa ra anh đối em không có nghĩa ǵ sao?

    – Không phải thế.

    – Vậy thế nào ? Em cứ nói ra đi.

    – Em cũng không rơ nữa, nhưng em cảm thấy là quyển sách ấy không bao giờ trở lại tay em.

    – Để anh đi đ̣i lại ngay bây giờ.

    Tôi quay sang nh́n Hồng. Hồng vẫn ngồi lặng thinh nh́n Thu không nháy mắt. Cậu ta như bị Thu thu mất hồn. Tôi hơi khó chịu, nhưng vẫn giữ được b́nh tĩnh.

    Tôi bảo:

    – Cậu ngồi đây chơi, để tôi đi lấy quyển sách tặng cậu.

    – Thôi anh ạ, em làm phiền anh quá !

    – Không sao, tôi đă hứa với cậu mà.

    Tôi bước ra đi được vài bước th́ Hồng cũng chạy vút theo.

    – Sao cậu không chờ tôi ?

    – Thôi anh ạ, để anh mang nó về quê hương.

    Hồng nói với tôi với vẻ mặt không vui làm cho tôi ái ngại. Có lẽ v́ lời qua tiếng lại giữa Thu và tôi làm cho cậu ta buồn ḷng. Nếu quả thật vậy th́ tôi cũng đi lấy quyển sách về để chứng minh rằng tôi không có t́nh cảm ǵ với Ngân, mặc dù những t́nh cảm đó đă nảy nở rất tinh vi, tuy không lộ ra ngoài nhưng sự khôn ngoan của Thu cũng là của bất cứ người đàn bà nào, đă lĩnh đoán được.

    Hồng hỏi tôi:

    – Chị ấy là người yêu của anh à ?

    – Ừ.

    – Hai anh chị yêu nhau lâu chưa ? Em xin lỗi nhé. Em xem anh như bậc đàn anh của em. Hồng dè dặt, lễ phép.

    – Lâu rồi.

    – Chị ấy cũng đi Nam với anh à ?

    – Chứ c̣n đi đâu nữa.

    – Thích nhỉ.

    Tôi và Hồng cùng đi đến lều Ngân để lấy sách. Khi tôi rẽ vào lều của Ngân được một quăng th́ tôi thấy Hồng đă chạy vọt tới phía trước. Tôi gọi to. Tiếng gọi vang to giữa hai vách suối, nhưng Hồng không quay lại. Hắn nhảy nhanh qua các đầu mơm đá xa dần với mớ tóc dài xụ xộp xơa xuống quá vai.

    Tôi trở về lều với quyển sách trong tay.

    – Đây em ạ ! Quyển sách đă trở về tay em.

    – Em không đồng ư anh làm như thế.

    – Tại sao?

    – Ngân sẽ buồn.

    – Ơ hay, sao em cứ nói loanh quanh măi thế.

    – Ừ nhỉ, em nói loanh quanh luẩn quẩn quá nhỉ ? Em sẽ chấm dứt ngay bây giờ.

    Tôi bèn kể lại câu chuyện giữa tôi và cậu thanh niên quái gỡ kia cho Thu nghe và kết luận:

    – Cậu ta ở Hàng Bột đấy, em ở Hàng ǵ ?

    – Em ở Hàng ǵ đến anh mà cũng không nhớ nữa sao ?

    – Nhiều hàng quá, anh không nhớ hết.

    – Nhưng anh phải nhớ Hàng em ở chứ. Hàng nào em ở th́ anh không được quên.

    – Tội nghiệp cậu ta quá. Tôi đánh trống lăng. Cậu ta giống chàng King Kong quá em nhỉ ?

    – Vâng thoạt tiên, trông thấy anh ta em cũng nghĩ như vậy.

    Tôi lên vơng nằm với trăm ư nghĩ trong đầu. Toàn những chuyện kỳ lạ, không chép lại hết.
    C̣n Thu th́ cứ kêu là khó chịu. Thu nằm một chốc lại ngồi, ngồi rồi lại bước đi ra khỏi lều, xong lại lên vơng nằm và lại cứ kêu “Eo ôi! khó chịu quá!”

    Cứ mỗi lần tôi nghe Thu kêu th́ tôi lại sợ hết vía ra. Không biết cái tiếng kêu đó báo hiệu trước cho tôi, cho nàng một cái tai hoạ ǵ đây.
    Tôi lại bắt đầu sợ cái con kỳ đà xui xẻo. Nhưng ḿnh đă nuốt thịt nó vào bụng rồi, nó đă tan vào máu ḿnh rồi, làm sao bóc nó ra cho được.

    Cuộc sống dài dằng dặc lê thê buồn nản thối chí đơn điệu ở đây làm cho một con người trở nên tai nạn cho chính ḿnh. Ḿnh cảm thấy sống là khổ ải, vô bổ, nhưng lại rất sợ chết. Đau ốm th́ lo chạy chữa cho khỏe lại, nhưng khi khỏe rồi th́ cũng chẳng làm ǵ ngoài cái sự nấu cơm, ngồi trong lều nh́n mưa và tán gẫu.

    Giữa tôi và Thu có sự không hài ḥa với nhau rồi. Tôi biết vậy. Nếu ở một nơi nào khác th́ t́nh yêu sẽ vọt lên đỉnh cao hơn và sẽ kéo dài hơn. C̣n ở đây, nó không có đất sống, nó không thể thọ được hơn nữa. Huống chi trong cuộc sống của hai đứa lại có một kẻ khác chen vào, mà kẻ ấy Thu lại tiên đoán là t́nh địch của nàng.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •