Page 422 of 471 FirstFirst ... 322372412418419420421422423424425426432 ... LastLast
Results 4,211 to 4,220 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4211
    Tran Truong
    Khách

    CHỢ TRỜI

    Chợ trời thuốc tây lớn nhất Sài G̣n trải dài suốt một con đường bên hông chợ Tân Định. Người ta có thể t́m mua đủ các loại tân dược tại đây, từ những viên thuốc cảm, sổ mũi, nhức đầu cho đến thuốc 'đặc trị' huyết áp, tiểu đường, thấp khớp – cái th́ c̣n 'đát' nhưng có cái hết 'đát' từ mấy năm về trước. Nguồn hàng có xuất xứ đa dạng : thuốc từ các viện bào chế trước 1975, thuốc từ các nước 'xă hội chủ nghĩa anh em' và sau này c̣n có cả thuốc từ các nước tư bản do thân nhân từ nước ngoài gửi về.

    Nguồn thuốc gửi về có đến 90% t́m đường ra chợ trời v́ người nhận thuốc không phải để uống mà để bán đi lấy tiền lo cơm áo hàng ngày

    Người ta quan niệm, chống đói quan trọng hơn chống bệnh tật gấp ngh́n lần. Thân nhân ở nước ngoài được báo là cứ gửi thuốc về, mặt hàng này có giá rất cao nếu so với quần áo, vải vóc, mỹ phẩn, kẹo bánh. Hơn nữa, trọng lượng lại rất nhẹ cân nếu so với các 'hàng viện trợ' khác, đỡ tốn cước phí đối với người gửi.

    Từ Mỹ, từ Pháp cũng xuất hiện những công ty của người Việt chuyên gửi thuốc tây về Việt Nam với danh sách các loại thuốc 'hot' nhất, có nghĩa là bán được nhiều tiền nhất trên thị trường chợ trời. Tại Sài G̣n có cả một hệ thống thu mua mặt hàng thuốc tây, họ là dân chợ trời nhưng đến tận nhà. Hệ thống chân rết này bắt đầu từ những tay 'c̣', có mặt tại khu lănh hàng trên phi trường Tân Sơn Nhất hay bưu điện, thấy ai lănh thuốc là xin địa chỉ đến tận nhà để mua, vừa kín đáo lại vừa an toàn, không sợ công an 'vồ'.


    Dân chợ trời thuốc tây cũng xuất thân đủ mọi ngành nghề: từ ông dược sĩ chính hiệu bị mất sở làm đến anh "sỹ quan ngụy" vừa tốt nghiệp cải tạo, từ tên chuyên nghiệp mánh mung đầu đường xó chợ đến kẻ trong túi không có tiền uống cà phê cũng ra chợ trời buôn nước bọt. Họ đứng ra làm trung gian, dẫn mối.
    Bạn cải tạo của tôi ra chợ trời kiếm ăn cũng không ít. 'Tổng hành dinh' của đám chợ trời chúng tôi là nhà Nam 'đầu bạc' ở đường Hai Bà Trưng, ngay chân Cầu Kiệu, nên rất gần với chợ trời thuốc tây trên đường Nguyễn Hữu Cầu, bên hông chợ Tân Định.

    Nam vốn là bác sĩ quân y, khi đi học tập về sống chung với ca sĩ Phương Hồng Quế và mở pḥng mạch trên đường Triệu Quang Phục trong quận 5, Chợ Lớn. Căn nhà mặt tiền đường Hai Bà Trưng vốn là của gia đ́nh Quế nên được đám bạn chọn là nơi ra vào từ chợ trời.

    Thuốc tây thu gom ở chợ Nguyễn Hữu Cầu được gửi tạm tại đây trước khi sang tay, mua đi bán lại. Mỗi khi bác sĩ Nam cần thuốc cho pḥng mạch cũng đều nhờ anh em chợ trời săn lùng, anh em không ra chợ trời , Nam cũng sẵn sàng mua ủng hộ mỗi khi có thuốc tây từ nước ngoài gửi về làm quà. Phần tôi thỉnh thoảng cũng có chút quà nên nhờ Nam mua giúp.

    Tôi hiểu, những lọ vitamin nếu đem ra chợ trời bán sẽ bị chê ỏng chê eo nên hễ có là tôi nhờ Nam mua … ủng hộ!
    Nhóm chợ trời thuốc tây chúng tôi gồm đủ thành phần đă tốt nghiệp 'đại học cải tạo': Huệ (sĩ quan Hải quân… mắc cạn), Cường 'điếc' (pháo binh Thủy quân Lục chiến nên tai bị nghễnh ngăng v́ tiếng súng), chú Định (dân Quốc gia Hành chính, đă từng là phó quận), Quyền (Giảng viên trường Sinh ngữ Quân đội bị… 'mất dậy')…

    Riêng tôi được miễn 'công tác ra chợ trời thuốc tây kiếm sống', thay vào đó là chân 'gia sư' kèm Anh Văn cho Phương Hồng Quế, Phương Dung, Thu Hiền và một số bạn bè của Quế cũng như con cái của các bạn cải tạo. Ông thầy ngày một đông học tṛ nên cuộc sống cũng có phần dễ thở trong suốt thời điêu linh.

    Tan chợ, anh em thường tụ họp tại Hai Bà Trưng, thỉnh thoảng vào cuối tuần lại chung tiền tổ chức 'giải lao' sau những ngày 'hành sự' tại chợ Nguyễn Hữu Cầu. Tết Trung Thu, Quế lại c̣n tổ chức cho con cái 'cái bang' về Hai Bà Trưng đốt lồng đèn, ăn bánh Trung thu…

    Giờ th́ anh em "cải tạo ", người nào cũng 'sáu, bẩy bó', lưu lạc bốn phương, kẻ ở lại trong nước, người đă ra nước ngoài. Ngồi viết lại chuyện chợ trời để nhớ lại một thời điêu linh. (theo Hướng Dương txd)

    Phan Tất Đại

  2. #4212
    Tran truong
    Khách

    Kỷ niệm

    Kỷ niệm thường buồn nhiều hơn vui . Mời quí vị cùng các bạn trẻ nhìn lại những gì trước 1975


  3. #4213
    Tran Truong
    Khách
    Lượm lặt trên mạng , xin ghi lại , hầu quí vị cùng các bạn trẻ . Có một thời người ta gọi một số bài hát miền Nam VN là nhạc sến .... nhưng ngày hôm nay , chữ SẾN hầu như tự Nhạt Nhoà đi , chẳng những vậy , còn được tôn vinh ! Ôi đời là thế đấy .

    Một khi chính trị thọc bàn tay vấy máu vào , để nắm tóm con người , trong bất kỳ lãnh vực nào . Nó bẩn thỉu , trơ trẽn như thế đó !!!


    ...........


    Nhạc “Sến” hay “Sang”?


    Kho từ vựng Sài G̣n xưa có một thuật ngữ đă đi sâu vào cuộc sống và cho đến ngày nay người ta vẫn c̣n dùng với hàm ư miệt thị, chê bai hay chí ít cũng là đánh giá thấp.

    Chỉ một chữ “Sến” cũng đủ để gây nhiều chuyện bất b́nh, thậm chí c̣n khiến người ta phải đỏ mặt tía tai v́ tranh căi.

    Một bức thư t́nh mùi mẫn với những lời lẽ như “… đêm nay trăng thượng tuần lên cao, anh nhớ em vô vàn, em có biết chăng em một kẻ si t́nh đang độc hành trong đêm lạnh lẽo?” sẽ bị cho là “thư viết theo kiểu… sến”.
    Nhiều người cho rằng tán gái theo kiểu sỗ sàng “Em đi đâu đó cho anh theo cùng?” cũng là một cách tống t́nh theo kiểu… sến. Cô gái áo quần ḷe loẹt có tông màu xanh đỏ chỏi nhau thế nào cũng bị xem là “diện theo kiểu… sến”.

    Bước sang hội họa, họa sĩ Trịnh Cung lại khẳng định, "Trong tranh vẫn có "sến" chứ! Ví dụ như tranh của họa sĩ Lê Trung trước đây. Ông thường vẽ phụ nữ ngực tṛn, mặc áo bà ba đội khăn hoặc nón rất Sài G̣n. Nói chung là b́nh dân…”. Tranh vẽ của Lê Trung (1) thường xuất hiện trên các báo “lá cải” như Phụ nữ Diễn đàn, Sài G̣n Mới… và dĩ nhiên những tạp chí này cũng được xếp vào loại báo… sến !

    Nhưng trước hết chúng ta hăy thử t́m hiểu nguồn gốc của chữ “sến”. Cho đến nay, có rất nhiều cách giải thích trong việc truy tầm từ nguyên.

    Giáo sư Cao Xuân Hạo giải thích, "Theo tôi, gốc của từ ‘sến’ phải bắt đầu từ chữ ‘sen’ trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở […] C̣n nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật th́ ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị.”.

    Lối giải thích từ “sen” biến thành “sến” có thể tạm chấp nhận nhưng kể cũng lạ khi giáo sư Hạo theo chuyên ngành ngôn ngữ học lại dùng cụm từ “khẩu vị thấp hèn”. Thường khi nói đến “khẩu vị” người ta liên tưởng đến cái “gu” trong ăn uống chứ làm sao lại có được "khẩu vị" trong văn chương, nghệ thuật?

    Có một cách giải thích khác, không mang tính học thuật như giáo sư Cao Xuân Hạo, mà lại dựa vào thực tế hồi đầu thập niên 60 tại Sài G̣n. Đó là thời thịnh hành của bộ phim Anh em nhà Karamazov (The Brothers Karamazov), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nga, Fyodor Dostoyevsky.

    Trong phim có cảnh một vũ nữ hộp đêm vừa múa vừa hát bài Mambo Italianotheo điệu mambo – cha cha cha. Cô vũ nữ mặc y phục “nghèo nàn”, thân h́nh bốc lửa, tóc tai rũ rượi, gào thét và rên rỉ, quằn quại và khiêu khích… Diễn viên đóng vai vũ nữ ấy là Maria Schell trước đó chưa hề nổi tiếng nhưng nhờ màn múa đầy hấp dẫn này, tên cô được quảng cáo ngang hàng với tài tử Yul Brynner của Hollywood.

    Phim chiếu tại các rạp ở Sài G̣n cả tháng vẫn chưa hết người xem, sau đó bắt đầu xuất hiện những người ái mộ Maria Schell. Người ta nói, cái tên Maria Schell được Việt hóa thành “Mari Sến”.

    Tôi không tin là như vậy. Sến xuất hiện trong ngôn ngữ Sài G̣n ngay sau khi có cuộc di cư vĩ đại của người miền Bắc vào Nam năm 1954, nghĩa là trước khi phim anh em nhà Karamazov đến Sài G̣n. Trước 1954, người miền Bắc dùng từ “con sen” để chỉ người giúp việc trong khi miền Nam gọi là "ở đợ" và ngày nay c̣n được gọi là “Ô-Sin”.


    Cọn tỉ8p ...

  4. #4214
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong khi chờ anh Tran Truong đăng tiếp bài , hân hạnh khoe với các than hữu và bạn đọc , Tigon tôi vừa có them đứa cháu thứ 6 , là cháu ngoại Adelyn Hạnh Đỗ Trần , chào đời lúc 7am , đúng ngày Sept 11 .
    May là Bà Irma sợ bóng sợ vía cụ Katrina nên chỉ chạy dọc trên mien đất Florrida , phước cho con gái Út của Tigon không phải sanh con dọc đường di tản chạy băo .Tạ ơn Trời . Đúng là hoạ người , phúc ta

  5. #4215
    Tran Truong
    Khách
    Mừng chị thêm cháu ngoại , mẹ tròn con vuông , trong ngày mà chẳng ai dễ quên : Biến cố 911 và cơn bão cấp 5 thổi vào phía Tây Florida .
    Hy vọng sau này lớn lên , cháu tạo được những chấm phá rạng danh cho cộng đồng Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ . Xin chia vui cùng chị .

  6. #4216
    Tran Truong
    Khách

    Nhạc “Sến” hay “Sang”?

    Gánh nước thời Pháp thuộc

    "Sen" thường là những cô gái quê, con nhà nghèo, ít học, phải ra Hà Nội để kiếm sống bằng nghề giúp việc nhà. Sau 1954, “Sen” cũng di cư vào Nam. Ở Sài G̣n khi đó nước máy chưa được đưa tới từng nhà nên chiều chiều các cô sen lại tụ tập quanh máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông-tên".

    Và Mari Sến hay Mari Phông-ten cũng đă đi vào thơ văn. Một nhà thơ nào đó đă không hết lời ca tụng người em... Sến:

    Em phải là người em Sến không
    Sao môi em đỏ, ngực em phồng
    Thân h́nh ngào ngạt mùi son phấn
    Anh muốn ǵ em, em biết không?

    Cũng có giải thích đại loại như Sến bắt nguồn từ tiếng Anh “sentimental”, có nghĩa là đa cảm, ủy mị… Tôi không tin là như vậy v́ sentimental hoàn toàn không hàm ư miệt thị, chê bai c̣n Sến của ta lại mang đậm nét mỉa mai, châm biếm. Nói theo nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Phan: "sến" là biểu hiện những dạng thị hiếu thẩm mỹ dưới mức trung b́nh.

    Cứ như thế, chữ “sến” bị lạm dụng trong ngôn ngữ hàng ngày để gán cho những ǵ thuộc loại “hạ cấp” theo suy nghĩ của người sử dụng từ ngữ. Nổi bật nhất trong lănh vực âm nhạc là “trường phái” nhạc… sến khởi đầu từ thập niên 60 với tiết điệu boléro, rumba... Những nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái này có thể kể đến Lam Phương, Hồ Đ́nh Phương, Vinh Sử, Thanh Sơn…

    Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, điệu bolero mang âm hưởng b́nh dị của dân ca Nam Bộ: “Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca b́nh dân của người Nam bộ . Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam. Dân ca miền Nam rất hợp bolero. Bên tân cổ giao duyên, phần đông hát vọng cổ xong đều chuyển qua bolero. Hai cái đó dính liền, pha với nhau. Từ đó có âm hưởng bolero trong âm nhạc Việt Nam”.

    B́nh luận về điệu bolero của Nguyễn Ánh 9, một nhạc sĩ người miền Nam, lại gợi đến một ư cho rằng những người Bắc di cư năm 1954 không thích nhạc phẩm do người Nam sáng tác, họ cũng không quen với cách phát âm của các ca sĩ người miền Nam khi hát. Ngoài ra, họ lại sợ cạnh tranh với nhạc tiền chiến của những nhạc sĩ người miền Bắc nên mới đặt ra danh từ “Nhạc Sến” với ư chê bai.

    Nhà thơ Hữu Loan, người miền Bắc, làm bài thơ Mầu tím hoa sim rất nổi tiếng nói về một cô gái lấy chồng đi bộ đội, chồng không chết mà cô ta chết. Một chuyện t́nh rất lâm ly vào thời kháng chiến với kết cuộc:

    Nhưng không chết người trai khói lửa
    Mà chết người gái nhỏ hậu phương.

    Bài thơ này được phổ nhạc thành 2 nhạc phẩm: Những đồi hoa sim của Dzũng Chinh (nguời miền Nam) và Áo anh sứt chỉ đường tà, của Phạm Duy, người Bắc. Áo anh sứt chỉ đường tà với âm điệu lên xuống, luyến láy, rất khó hát và h́nh như chỉ những giọng ca điêu luyện của Vũ Khanh, Sĩ Phú, Duy Quang, Duy Trác, Elvis Phương mới thành công c̣n Những đồi hoa sim th́ ca sĩ nào cũng có thể hát được, từ Phương Dung, Tuấn Vũ cho đến Thanh Tuyền, Như Quỳnh…

    Trong trường hợp này, nếu làm một cuộc khảo sát bỏ túi về sự lựa chọn giữa “nhạc sến” và “nhạc sang”, ta sẽ có ngay kết quả: Những đồi hoa sim là “nhạc sến”. Nhưng thiết nghĩ, đó là sự lựa chọn mang tính cách “địa phương” của những người có gốc từ miền Bắc di cư vào Nam năm 1954.

    Sự khác biệt về cá tính giữa người Nam và người Bắc nói riêng và giữa hai miền Nam-Bắc nói chung là người miền Nam th́ b́nh dị, thường nói “huỵch tẹt” ư nghĩ của ḿnh, trong khi Bắc Kỳ th́ lại khách sáo, ưa màu mè … trong ḷng muốn lắm nhưng ngoài mặt cứ giả vờ như không.

    Lời ca của ḍng nhạc bolero miền Nam rất b́nh dân, mộc mạc, dễ nhớ và cũng dễ hát. Đó là những lời chân thực từ trái tim, chẳng hạn như trong bài Duyên kiếp của Lam Phương, cô gái cất tiếng hát "Anh ơi nếu mộng không thành th́ sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà t́m…" hoặc bài Quen nhau trên đường về của Thăng Long có câu "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng...”.

    Rơ ràng là nhạc sến không có triết lý cao siêu, mà toàn là những câu, những chữ mà ngay cả anh xích lô và chị "buôn thúng bán mẹt" ngoài chợ có thể hiểu được v́ đó là những lời ... “nghĩ sao nói vậy”: “Tại anh đó nên duyên ḿnh dở dang, em nào mộng mơ quyền quư cao sang …” hoặc "Tôi với nàng hai đứa nguyện yêu nhau. Tha thiết từ đây cho đến ngày bạc đầu...”.


    Còn tiếp ...

  7. #4217
    Member
    Join Date
    21-11-2016
    Posts
    14

    Congratulation

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Trong khi chờ anh Tran Truong đăng tiếp bài , hân hạnh khoe với các than hữu và bạn đọc , Tigon tôi vừa có them đứa cháu thứ 6 , là cháu ngoại Adelyn Hạnh Đỗ Trần , chào đời lúc 7am , đúng ngày Sept 11 .
    May là Bà Irma sợ bóng sợ vía cụ Katrina nên chỉ chạy dọc trên mien đất Florrida , phước cho con gái Út của Tigon không phải sanh con dọc đường di tản chạy băo .Tạ ơn Trời . Đúng là hoạ người , phúc ta
    Xin chuc mung co Tigon co them chau ngoai.

  8. #4218
    Member Sig Sauer's Avatar
    Join Date
    19-03-2016
    Posts
    1,073
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Nhạc “Sến” hay “Sang”?
    Tôi th́ không biết nhạc, chỉ biết nghe. Ai chê tôi quê tôi chịu. Tôi khoái nhất là nhạc Sến. Nhạc thính pḥng ǵ đó nghe không vô. Nghe SẾN như vầy mới hay nè:



  9. #4219
    Member Sig Sauer's Avatar
    Join Date
    19-03-2016
    Posts
    1,073
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Trong khi chờ anh Tran Truong đăng tiếp bài , hân hạnh khoe với các than hữu và bạn đọc , Tigon tôi vừa có them đứa cháu thứ 6 , là cháu ngoại Adelyn Hạnh Đỗ Trần , chào đời lúc 7am , đúng ngày Sept 11 .
    May là Bà Irma sợ bóng sợ vía cụ Katrina nên chỉ chạy dọc trên mien đất Florrida , phước cho con gái Út của Tigon không phải sanh con dọc đường di tản chạy băo .Tạ ơn Trời . Đúng là hoạ người , phúc ta
    Chúc bà và cháu bé cả hai đều khoẻ mạnh.

  10. #4220
    Tran Truong
    Khách

    Nhạc “Sến” hay “Sang”?

    Theo nhiều người, ca khúc Người yêu cô đơn của Đài Phương Trang là một bản nhạc “đặc sệt” chất sến. Nghe Chế Linh than thở, rên rỉ khiến có người nghe phải… rùng ḿnh, rợn tóc gáy, nổi da gà:

    “Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn / Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng không thành / Đời tôi cô đơn nên yêu ai cũng dở dang / Yêu ai cũng lỡ làng dù rằng tôi chẳng lỗi chi… Trời cho tôi cô đơn bao nhiêu lần nữa đây / Tôi không hề trách đời hay giận đời mau đổi thay” .

    Cũng trong Người yêu cô đơn được remix với tiết tấu nhanh hơn pha trộn những đoạn “nói lối” theo kiểu rap, ca sĩ Ken Nguyễn đă khiến bài hát bớt đi chất sến và dĩ nhiên là được nhiều người chấp nhận .

    Thế cho nên, sến hay không là c̣n tùy cách tŕnh diễn của người hát chứ không phải “một khi bản nhạc đă sến th́ ai hát cũng vẫn là sến”!

    Ở một thái cực tương phản, cái gọi là nhạc "sang" lại dùng những ca từ mà chính những người “trí thức” cũng không hiểu hết những ǵ ḿnh hát.

    Mấy ai đă cảm nhận hết những câu hát đại loại như “Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi” hoặc “Ôm ḷng đêm, nh́n vầng trăng mới về, nhớ chân giang hồ. Ôi phù du, từng tuổi xuân đă già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua”.

    Tôi nghĩ, ngay chính bản thân người nhạc sĩ khi viết những lời như trên sẽ lúng túng khi có người cắc cớ nhờ giải thích cho rơ!

    Phạm Duy với ca khúc Giết người trong mộng là một trường hợp khác hẳn. Từ bài thơ Hành khất của Hàn Mặc Tử, ông đă phổ nhạc thành một bài hát mang sắc thái “sắt máu”, lập đi lập lại những động thái “giết người”, “giết người đi”… để “trả thù duyên kiếp phũ phàng” và để trừng phạt kẻ “quên t́nh nghĩa phu thê”.

    Làm sao giết được người trong mộng
    Để trả thù duyên kiếp phụ phàng?

    Có lẽ không ai coi Giết người trong mộng là nhạc sến nhưng nhiều người vẫn không thoải mái khi phải hát những câu giết chóc từ đầu đến cuối bài hát. Bảo Giết người trong mộng là nhạc sang lại càng không đúng v́ nó thiếu tư tưởng “hàn lâm” của một bản nhạc sang trọng.

    Cũng cần phải nói thêm, miền Nam trước đây có tới hai ḍng nhạc chính. Đầu tiên là Nhạc Vàng và tiếp đến là Nhạc Sến. Vào đầu thập niên 60, nhạc sĩ Phó Quốc Lân cho ra mắt ban Nhạc Vàng trên đài truyền h́nh SàiG̣n, ông cũng là tác giả những bản nhạc như Xuân ly hương, Hương lúa miền Nam, Mong ngày anh về, Vui khúc tương phùng…

    Những hăng phát hành băng và đĩa nhạc cũng cho ra nhiều sản phẩm với tên gọi “Nhạc Vàng” như Hương Giang, Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng, và Shotguns của Ngọc Chánh. Tại miền Nam, nhạc vàng khi đó được hiểu là thể loại nhạc t́nh êm dịu, có t́nh yêu quê hương, t́nh yêu lứa đôi hoặc có nỗi ḷng riêng tư của người lính chiến.

    Những tác giả với tên tuổi gắn bó với Nhạc Vàng phải kể đến Phạm Duy, Văn Phụng, Anh Bằng, Nguyễn Văn Đông… và thế hệ nhạc sĩ kế tiếp là Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trần Thiện Thanh…

    Đó cũng là thời của các ca sĩ như Thái Thanh, Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Khánh Ly, Hà Thanh, Thanh Tuyền, Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Giao Linh, Thanh Lan, Hùng Cường và Mai Lệ Huyền…

    Chế Linh hát nhạc “sến” hay “sang”?

    Thời của Nhạc Vàng nổi bật với những ca khúc đă đi sâu vào tâm thức người miền Nam như Giọt mưa trên lá (Phạm Duy), Khúc ca ngày mùa (Lam Phương),Hoài thu (Văn Trí), Xóm đêm (Phạm Đ́nh Chương), Ai lên xứ hoa đào (Hoàng Nguyên), Nắng chiều (Lê Trọng Nguyễn), Đường xưa lối cũ (Hoàng Thi Thơ), Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thương hoài ngàn năm (Phạm Mạnh Cương),Nắng lên xóm nghèo (Phạm Thế Mỹ)...

    Ở Miền Bắc, dưới chế độ Xă hội Chủ nghĩa, từ thập niên 1950 đă du nhập khái niệm "nhạc màu vàng" từ Trung Hoa và bị coi "là thứ âm nhạc lăng mạn, bi quan, hoặc khêu gợi t́nh dục và những khát vọng thấp hèn". Phong trào bài trừ "nhạc màu vàng" dưới thời Mao Trạch Đông cũng lan sang miền Bắc nên ḍng nhạc tiền chiến thịnh hành trước năm 1954 cũng phải câm nín v́ bị cấm.

    Sau khi SàiG̣n sụp đổ, nhạc vàng gần như biến mất và thay vào đó là… nhạc "đỏ" của cách mạng. Thật ra th́ nhạc vàng vẫn sống trong ḷng người SàiG̣n qua những khúc hát nghêu ngao từ cửa miệng người dân, hoặc nghe trộm qua BBC, VOA hoặc nghe lén qua băng cassette c̣n sót lại sau chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy”.



    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •