Page 384 of 471 FirstFirst ... 284334374380381382383384385386387388394434 ... LastLast
Results 3,831 to 3,840 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3831
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Chiếc xe gần như đứng khựng lại giữa một hàng rào xích lô đạp, xích lô máy, Honda ôm ở ṿng ngoài; và một ṿng những người đàn bà lếch thếch, nhễ nhại sát xung quanh . Sau một hồi xoay trở khó khăn, vô hiệu; người tài xế bất lực, đưa tay quệt mồ hôi trán, thở dài:

    - Trời, đă nói là không có trà, cà phê, gạo bắp ǵ đâu mà . Tụi nó xét đột xuất ghê thấy mẹ cả tuần nay rồi, bộ mấy bà không biết sao mà hỏi hoài vậy ? Buôn bán cái con khỉ ǵ nữa ở cái thời buổi chó má này !

    Câu nói có vẻ thấm . Những bà bán hàng dăn dần ra . Giữa cái vẻ im lặng bất chợt của họ, tôi thấy rơ trong ánh mắt từng người nỗi chán chường và tuyệt vọng . Tôi mủi ḷng nghĩ đến những người thân yêu: mẹ và chị của ḿnh . Ôi, những người mẹ và người chị Việt Nam một đời tảo tần, đôn đáo, chịu thương chịu khó trăm chiều để giữ cho dân tộc tôi khỏi bị diệt vong .


    Xe thời " giải phóng miền Nam " chạy bằng than !!!

    Họ đă âm thầm chịu đựng hy sinh qua biết bao nhiêu là biến cố đau thương dồn dập xảy ra trên cái phần quê hương bất hạnh này rồi ? Lịch sử khang trang vẫn thường không có chỗ để dành cho những người đàn bà Việt Nam anh dũng và vô danh đó .


    So sánh với năm 69 : một sạp tại quận Chợ Gạo !!!

    Rồi đến lượt những khuôn mặt đàn ông đen đủi, gầy g̣ tḥ hẳn vào khung cửa, ngay khi xe dừng bánh:

    - Xích lô đạp, xích lô máy, xe ôm …. Nè thầy Hai ơi . Xe tui chạy bằng xăng đàng hoàng, không có chết máy giữa đường đâu …. Có cái ǵ trên mui không ? Tui đỡ xuống nha ?

    Sau cái biến cố nghiệt ngă tháng tư năm 1975, chả hiểu Đảng đă bố trí cho bao nhiêu đồng chí công nhân lao động xe xích lô và xe ba gác nhẩy bổ vào guồng máy lănh đạo để … mị dân ? Nhưng riêng ở bến xe Sài G̣n chiều hôm ấy th́ số lượng những người phu xe muôn đời khốn khổ có vẻ đông gấp ba lần ngày chưa cách mạng .

    Và giai cấp công nhân vô sản bây giờ trông rách rưới, gầy ốm hơn xưa nhiều quá . Cách họ chào đón khách hàng nghe cũng ân cần và khẩn thiết hơn . Đời sống hiển nhiên là khó khăn và vô vọng cho mọi giới người . Vậy mà hiện tại ở nhiều nơi, ngoài Việt Nam, vẫn có người cứ tưởng đây là cuộc cách mạng của giai cấp công nông !

    ------------------------------

    Chuyện tình tiết có hậu , Hoàng " có công mài sắt " thì có ngày nên kim . Thương cho thầy Trịnh ,hy sinh cho bạn , dù rằng đau đớn trong câm lặng ! Còn Đông , anh chàng này phải đề cao cảnh giác . Mơ mộng ham muốn .... nhưng không " nhấc xác" . Lười , thích thụ hưởng .... ăn sẵn ; nhưng mau chán ! Hê ... hê ... hê ...

  2. #3832
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Xích lô, xe ôm bây giờ không c̣n là những phương tiện vận chuyển phổ thông nữa . Chả mấy ai c̣n đủ khả năng tài chính để phiêu lưu trên một chiếc xích lô đạp từ bến xe về đến tận nhà . Hầu hết hành khách đều khệ nệ ôm hành lư đi bộ vài trăm mét ra ngă Bảy hoặc đường Trần Quốc Toản để đón xe lam hay xe buưt .

    [img]SAIGON 1979 - Ngă ba Đồng Khởi-Nguyễn Thiệp by manhhai, on Flickr[/img]


    Và đây là Sài G̣n . Sài G̣n là Sài G̣n chứ hoàn toàn và tuyệt đối không có dính dáng đến cái tên HCM thối tha chết tiệt nào cả . Sài G̣n trong một thời gian ngắn tôi được cho phép tạm để chờ ngày đi Kinh Tế Mới .

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]

    Tôi đạp xe đi loanh quanh giữa trung tâm của Thủ Đô . Tôi đi, nh́n, và sống trong nỗi bàng hoàng đau đớn của một kẻ chỉ c̣n quyền tạm trú trên quê hương đang rẫy chết của ḿnh .

    Dưới mắt tôi mấy năm đốt đuốc soi rừng, Sài G̣n vẫn c̣n phồn thịnh lắm . Tôi ghé vào cà phê Mai Hương . Cà phê pha vợi lạt lẽo vô duyên . Tôi “cắn răng” mua thêm hai điếu thuốc Lucky . Qua khói thuốc tôi chợt có cảm tưởng rằng bây giờ rất có thể là một buổi chiều nào đó của những năm 1973, hay 74 … Mấy năm tù đầy chỉ tựa như là một giấc ngủ trưa ngắn ngủi . Tôi chỉ vừa thức giấc, sau một cơn … ác mộng !

    [img]SAIGON 1979 - Đồng Khởi (Tự Do) - b́a phải là Café BRODARD by manhhai, on Flickr[/img]

    Ở mặt tiền của những con phố chính, không có ǵ đổi thay rơ nét lắm . Đường phố chỉ thiếu đi những loại xe có động cơ, và thiếu những người lính với đủ mọi quân phục, sắc phục khác nhau . Thỉnh thoảng, tôi vẫn thấy những tà áo dài thướt tha, một vài cái jupe ngắn, hai ống quần jean bó sát một cặp đùi thon . Vẫn có những chiếc sơ mi soie Pháp, quần serge-Anglais cắt khéo, và những bộ mặt nhởn nhơ, vô tư y như những con cá đang bơi lội trong chậu kính .

    Chả hiểu bây giờ ở Đài Bắc, ở Vọng Các, ở Hồng Kông …các cô các cậu choai choai ăn diện ra sao ? Riêng ở Sài G̣n thời trang không có ǵ thay đổi . Cách ăn mặc của người dân Sài G̣n (một-số-rất-ít-những-người-dân-Sài-G̣n), sau 1975 không bao giờ có thể bị coi như là old-fashion hoặc out-of-date . Trong bức màn sắt, thời gian và thời trang đều có khuynh hướng chuyển động lùi .

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]

    Nhờ Đảng vận dụng sáng tạo ra nền kinh tế quà biếu nên đă đổi bức màn sắt thành bức màn tre, và giữ cho thời trang đứng măi được một chỗ . Thường, người ta đi theo thời trang y như là người mù đi theo con chó . V́ vậy, khi chó cũng đă bị cột chân bởi những thứ xiềng xích cách mạng, như sổ đi lại, giấy thông hành …th́ thời trang - tất nhiên – cũng phải đứng yên một chỗ !

    Và trong khi toàn quốc đang rẫy chết dưới sức đè nặng của búa liềm cộng sản th́ một số rất ít những con người may mắn vừa kể đă mang lại cho đường phố ở trung tâm Sài G̣n một chút sinh khí . Cái sinh khí tuy thảm thương nhưng cuồng nhiệt của những con người đang sống vội .

    Họ sống như sợ rằng ngày mai sẽ không c̣n được sống . Ngày mai có thể họ sẽ vào tù . Ngày mai sẽ phải có lệnh đổi tiền và kiểm kê tài sản . Ngày mai sẽ ngưng chế độ gửi quà . Họ sống như không có ngày mai !

  3. #3833
    Tran Truong
    Khách
    Sài Gòn ơi ! Ơi hỡi Sài Gòn !!! Ảnh dân Sài G̣n trắng đêm chạy lụt đầu năm mới 2017.


    Đến rạng sáng nay (3/1), chính quyền quận 12 (TP SG) vẫn đang phối hợp với Trung tâm chống ngập TP khẩn cấp khắc phục thuỷ triều dâng cao làm nước tràn bờ đê , gây ngập nặng và làm thiệt hại nghiêm trọng trên 2 phường Thạnh Xuân và Thạnh Lộc.


    Biển nước mênh mông trên nhiều tuyến đường .... giữa đêm khuya.


    Tại phường Thạnh Lộc (đối diện bến xe ngă Tư Ga), hàng trăm hộ dân phải khóc dở v́ nước tràn vào nhà gây thiệt hại nặng về tài sản. "Hàng khách đặt gia công trong dịp Tết giờ đă bị hư hỏng hoàn toàn. Tôi không biết giải quyết sao với khách", một hộ kinh doanh gia công may mặc than thở trong nước mắt.


    Nhiều người dân trắng đêm chạy lụt giữa mùa khô ở Sài G̣n.


    Người phụ nữ này chỉ kịp cứu được những tập vở đi học cho con.


    H́nh ảnh ngập lụt gây thiệt hại nặng nề cho người dân ở quận 12 đêm 2/1


  4. #3834
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Mặc dù đă rơi xuống gần đến đáy của sự tuyệt vọng và khốn khổ người dân Việt c̣n nỗi lo sợ và ám ảnh khủng khiếp: họ vẫn cứ sợ rằng đường lối và chính sách của cộng sản c̣n nhiều thay đổi, và mỗi lúc sẽ một thêm hà khắc, tàn độc hơn .

    Tất nhiên những kẻ cư ngụ ở Sài G̣n đeo nặng nỗi ám ảnh và lo sợ này hơn bất cứ ai . So sánh một cách tương đối, Sài G̣n vẫn được coi như là … thiên đường của Việt Nam; hay nói đúng hơn trong cái ngục tù bao la có tên gọi là Đông Dương . Sài G̣n mới chỉ là tầng đầu địa ngục !


    Một cửa hiệu tạp hóa mọc lên phía ngoài ngôi nhà bỏ trống do gia đ́nh đă xuất cảnh ra nước ngoài.


    Bây giờ th́ tôi hiểu, hiểu thấm thía bốn chữ phồn vinh giả tạo mà cộng sản Hà Nội vẫn thường dùng để mai mỉa nền kinh tế của miền Nam, Việt Nam trước ngày họ đến được đây . C̣n ǵ giả tạo hơn cái sinh khí mong manh mà người cộng sản bắt buộc phải hà hơi tiếp sức để Sài G̣n chưa lăn đùng ra chết ? Đúng là Sài G̣n của tôi vẫn sống . Cái vẻ tươi sáng của một con cá nằm trong tủ lạnh . Cái vẻ giả sống như khuôn mặt ướp của con cáo HCM đặt trong lồng kính .

    Sài G̣n chỉ c̣n là biểu hiệu cho cái nền kinh tế chưa kịp tàn lụi của cả miền Nam . Sài G̣n vẫn thoi thóp với những điểm sống hổn hển hội tụ nơi những con phố chính, để che đậy cho số phận của mấy chục triệu người dân đang ngoắc ngoải chết dần ṃn ở những công trường hay nông trường heo hút . Dầu vậy, cái vẻ hào nhoáng bề ngoài của Sài G̣n vẫn đủ sức để ḷa mắt được những kư giả ngoại quốc mới vào nghề, ít kinh nghiệm nhưng lại nhiều thiên kiến !

    [img]SAIGON 1979 - Đường Đồng Khởi (Tự Do xưa) by manhhai, on Flickr[/img]

    Dù sao ,hai lần đổi tiền và mấy lượt kiểm kê tài sản, người cộng sản chưa vét được ráo nạo hầu bao của người dân Sài G̣n . Đảng và Nhà Nước vội vàng cho lệnh hồi sinh Thanh Thế, Givral, Majestic … dưới h́nh thức những cửa hàng ăn uống quốc doanh, với mục đích tạo cho Sài G̣n c̣n có vẻ là một nơi sống được, và để móc túi những kẻ có tiền .

    Một bữa ăn đàng hoàng, gần đủ no, tính theo giá chính thức khoảng chừng nửa số tiền lănh được hàng tháng của một công nhân viên có tiền lương trung b́nh, và gấp năm lần tiền phụ cấp mà một anh bộ đội được phục vụ hàng tháng .

    Đối tượng phục vụ của nhà nước chuyên chính vô sản vẫn chỉ là những kẻ có hay c̣n tài sản . Cái định luật khắt khe này – dù ở thiên đường vô sản – cũng miễn có loại trừ !

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]

  5. #3835
    Tran Truong
    Khách
    Tôi tiếp tục đạp xe đi chỗ này, chỗ nọ ….

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]
    Sài Gòn hay chùa Bà Đanh của năm 1979 !

    Công trường Quách Thị Trang, bây giờ mới đúng là " ghế đá công viên dời ra đường phố, người già ho hen nằm thiu thiu ngủ "" em bé lơa lồ khóc tuổi thơ đi ". So sánh với những lời nhạc “tiên tri” đó, chỉ có điều khác là c̣n thêm cái cảnh của ba ông công an áo vàng, tay lăm lăm tiểu liên Tiệp Khắc, lui tới đi tuần; dù vậy, trên tất cả mọi băng ghế đều chật người nằm hay ngồi nghiêng ngửa . Mặt họ hốc hác, tóc cháy vàng hoe, mắt lờ đờ mệt mỏi . Quần họ mặc trên người th́ rách tả tơi và hôi hám .

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]
    Vùng trời tấp nập thưở nào !

    Cuộc thi đua để tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa – coi bộ - có nhiều người bỏ cuộc hoặc cương quyết không tham dự . Chắc chắn những phần tử chống đối tiêu cực, lừng khừng, lười biếng này rồi sẽ có lúc bị “nhân dân” trừng trị đích đáng . Nhưng bây giờ th́ …. chưa . Bởi lẽ, họ đông quá .

    Hơn nữa Nhà Nước cũng chưa rảnh để triệu tập những toà án nhân dân lên án giới người này .

    Đảng đang c̣n bận thanh toán cho kỳ hết tụi tàn dư ngoan cố của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thanh trừng nội bộ, cùng với hàng ngàn thứ chuyện rắc rối nhức đầu khó gỡ khác ở miền Nam .

    Lẫn vào giữa những khuôn mặt chẩy dài của người dân miền Nam là những khuôn mặt tỉnh táo đến độ ngơ ngác của người dân miền Bắc, mà phần lớn là bộ đội . Họ đến miền Nam bằng nhà ga Sài G̣n; xuống khỏi xe lửa họ đi thẳng ra công trường Quách Thị Trang . Có thể là họ phân vân không biết là sẽ phải đi đâu và về đâu ?

    Cũng có thể là họ c̣n quá bỡ ngỡ và nhức đầu bởi cái sinh hoạt náo nhiệt của một rừng xe … đạp hay xe gắn máy ở Sài G̣n . Mới có ba năm, chứ không phải là ba chục năm Đảng trị, nên Sài G̣n vẫn c̣n vui vẻ và phồn thịnh hơn Hà Nội nhiều lắm .

    Đầu đường Hàm Nghi: Chợ trời quần áo . Không hàng quán, không kiosque, chỉ có những chiếc poncho trải vội với đủ thứ y phục của nam, phụ, lăo, ấu … Tất nhiên, toàn là đồ cũ ! Bảnh nhất là những chiếc áo chemise hay quần tây được treo trên móc và cầm chắc trên tay người bán . Dù chắc chắn là đă trải qua hai ba đời chủ, những bộ quần áo này sau khi được giặt ủi lại vẫn c̣n có giá và được coi như bộ đồ ăn nói của nhiều người dân Sài G̣n .

    Huyền thoại về nhà máy dệt Nam Định, sau bao nhiêu năm được đài phát thanh Hà Nội, báo Nhân Dân và nhiều tờ báo phản chiến khác ở miền Nam thêu dệt đă khiến cho người dân Sài G̣n ngỡ ngàng khi nh́n thấy y phục rách rưới, và vá víu của người dân Hà Nội . Và cái huyền thoại này chết không kịp ngáp ngay trên một hè phố, bầy bán quần áo cũ, ở miền Nam.

    Nhân dân cả hai miền, có thể vẫn c̣n bất đồng ư kiến với nhau về vài chuyện lẩm cẩm, nhưng tất cả đều cùng nhau lùng sục t́m mua cho bằng được áo quần cũ may bằng vải … ngụy !

  6. #3836
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Giữa đường Hàm Nghi: Chợ trời đồ sắt và đồ điện . Người ta bầy bán mọi thứ vật dụng cần thiết: từ cái căm xe đạp cũ cho đến piston của máy chạy dầu, có khả năng dùng để …. vượt biên ! Mỏ lết, kềm bấm, bạc đạn, bù loong … đủ kiểu đủ cỡ được bầy biện nơi đây đều phải theo tiêu chuẩn kỳ lạ là tuyệt đối cũ . Vật liệu do những công ty quốc doanh sản xuất là coi như miễn có khách hàng . Người ta mua dụng cụ về để dùng chứ không phải để …vứt đi !

    Nếu không t́m được những phụ tùng origin của Nhật hay của Mỹ th́ đành sài đồ made in Cholon . C̣n cái ǵ làm tại Hà Nội hay Sài G̣n City th́ xin để nhà nước xuất khẩu cho nhân dân tiến bộ thế giới mua xài . Con dân Việt Nam “chúng em” th́ chả dại . Đă ở mấy năm trong chăn, chả lẽ lại chưa biết rằng chăn có rận !

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]

    Có một hiện tượng cần phải được ghi nhận: vài tháng sau khi vồ được miền Nam th́ báo chí và đài phát thanh Hà Nội bớt hẳn cái chuyện bố láo khoe khoang khoác lác về những hoạt động rầm rộ của nhà máy thép Thái Nguyên . Chả hiểu rằng cũng có lúc vẹm biết ngượng mồm hay v́ trước một thực tế quá phũ phàng như vừa mô tả th́ ngay cả những con vẹt cũng biết rằng tốt hơn là nên khép mỏ lại .

    Sôi nổi, hồi hộp và bi đát nhất là cảnh những chợ trời thuốc tây, ở cuối đường Nguyễn Huệ hay đầu đường Trương Công Định . Không đâu mà chuyện mua bán lại diễn ra với nhiều gian nguy và bất trắc như ở nơi đây . Chỉ cần một chút sơ xẩy, hoặc thiếu may mắn khi có chiến dịch bố ráp là cả người bán lẫn người mua đều có thể bị bắt đi cải tạo, với tội danh là: mua và bán hàng quốc cấm !

    [img]SAIGON 1979 by manhhai, on Flickr[/img]

    Xin đừng ai hiểu lầm rằng Đảng và Nhà Nước ngăn cấm nhân dân uống thuốc . Không hề có chuyện vô lư đó . Trên chỉ muốn rằng tất cả mọi chuyện - kể cả chuyện đau bệnh thuốc thang - phải được diễn ra trong ṿng trật tự và kiểm soát được, thế thôi . Nếu ai mắc bệnh th́ cứ mang sổ gia đ́nh (có tên ḿnh trong đó) đến phường khóm để ủy viên y tế định bệnh rồi bán thuốc .

    V́ tiêu chuẩn lương thực giống nhau nên sau khi ăn vào người dân chả có lư do ǵ phát bệnh khác nhau được . Bởi thế, bệnh ǵ rồi cũng được phát chung một vài loại thuốc giống y như nhau thôi . Sau chừng mười lần như vậy mà bệnh không thuyên giảm và nếu bệnh nhần vẫn c̣n sống, họ sẽ được cấp giấy giới thiệu để khám bệnh tại nhà thương . Nơi đây, sau nửa ngày chờ đợi bệnh nhân sẽ được gặp bác sĩ .

    May th́ gặp một ông bác sĩ tốt nghiệp ở đại học y khoa Sài G̣n, không may th́ gặp phải một ông bác sĩ tốt nghiệp ở đại học y khoa Mát-Cơ-Va hay Hà Nội . Vô phước hơn nữa th́ có thể vồ nhầm một ông bác sĩ tốt nghiệp ở …cục R .

    Họ cũng chẩn bệnh, cho toa và muốn sống th́ khôn hồn cầm ngay toa thuốc chạy ra … chợ trời ! Những tiệm thuốc tây quốc doanh, nếu có mở cửa th́ cũng để cho vui, chứ ít khi có thuốc bán lắm . Và lỡ mà có bán thiệt th́ chưa chắc đă có người dám mua . Nước ngọt do Nhà Nước làm đă khiến cho vô số người vong mạng . Bệnh chứ bộ điên sao mà đi uống thuốc tây quốc doanh !

    Suy tính hơn thiệt chán rồi cũng phải đưa ra chợ trời thôi . Tất nhiên là tốn bộn tiền . Trong trường hợp không có tiền th́ chắc chết, chết chắc ! Có ở nơi đâu trên cuộc đời này mà những kẻ không tiền vẫn c̣n sống được ?

  7. #3837
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Và đây là chợ sách . Cả kho tàng văn hoá miền Nam bây giờ c̣n được xếp nằm thoi thóp ở hai bên lề đường Bùi Quang Chiêu, dài đâu chừng trăm mét . Bán sách cũ ở đây có môn bài và phải nộp thuế đàng hoàng . Đảng và Nhà Nước có giao trước là chỉ được bán những loại sách khoa học, kỹ thuật, thể dục thể thao hay thuần túy nội trợ đó nha .

    Sách khoa học - tất nhiên - là có khách, kể cả khách ngoại quốc như Nga Sô, Hung, Bảo, Ba Lan …. Ai mà không biết khoa học của khối cộng đi sau tụi tư bản đâu cỡ chừng hơn một thập niên ! Chỉ cần lật vài trang cuốn sách Đường Vào Khoa Học, hay xem qua tuần báo Khoa Học Phổ Thông của “thầy” Phạm Hoàng Hộ là người ta có ngay một khái niệm rơ ràng về hai chữ … lạc hậu !

    [img]SAIGON 1979 - Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu by manhhai, on Flickr[/img]

    Chỉ thị của Nhà Nước về việc buôn bán sách cũ - tất nhiên – là không được chấp hành . Đảng bảo sao mà nghe vậy th́ có mà chết đói . Bên cạnh những cuốn sách giáo khoa vớ vẩn, những tác phẩm vô thưởng vô phạt; người ta vẫn dễ dàng t́m được Arthur Koesler, Solzhenitsin, Remarque, Georghiu …. Nguyên bản hay bản dịch . Những nhà văn chống cộng của miền Nam như Doăn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Phan Nhật Nam … rơ ràng được ái mộ và t́m đọc một cách cẩn thận hơn xưa .

    Nhà Nước càng chi tiền nhiều cho bộ Thông Tin th́ tinh thần kháng cộng của nhân dân càng mănh liệt . Đă đến lúc mà mọi công tác thông tin, tuyên truyền của người cộng sản đều đă mang lại những tác dụng rất phản tuyên truyền . Người dân miền Nam không ngu dốt và dễ gạt như Đảng mong đợi . Sự bịp bợm, khoác lác của Nhà Nước chỉ làm cho ḷng người thêm uất hận và căm thù mà thôi .

    [img]SAIGON 1979 - Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu by manhhai, on Flickr[/img]

    Loại sách Học Làm Người đă dần mất khách vào những năm cuối của Nền Đệ II Cộng Ḥa, nay lại được phục hưng . Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần và Hoàng Xuân Việt lại tiếp tục là những soạn giả được giới trẻ yêu chuộng . Cái mệnh danh là “Đạo Đức Cách Mạng” chỉ làm lóa mắt được một thiểu số người trong một thời gian ngắn, những ngày sau đó th́ người ta nhờm tởm .

    Không có một chủ thuyết nào cảm được ḷng người và đủ sức biện minh cho những hành động dă man, tàn độc diễn ra hàng ngày dưới mắt dân chúng . Thế hệ trẻ Việt Nam, dầu sinh ra trong thời gian ly loạn, và trưởng thành trong thời buổi nhiễu nhương, khi c̣n điều kiện lựa chọn, họ phân biệt được ngay đâu là chân và đâu là ngụy !

    [img]SAIGON 1979 - Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu by manhhai, on Flickr[/img]

    Thà là phải dành dụm tiền bạc hàng nửa tháng, phải t́m kiếm cả tuần lễ mới mua được một bản dịch của André Maurois, Luiser Rinser hay Lâm Ngữ Đường …., viết về một nghệ thuật sống nhân bản, chứ không ai chịu nổi cái lối sống theo “Năm Điều Bác Dạy” hoặc bước vào tiệm quốc doanh để mua những “tác phẩm” của nhà xuất bản Thanh Niên hay Phụ Nữ bán với giá rẻ mạt là vài chục xu .

  8. #3838
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Thêm một hiện tượng nữa về sách vở cần được ghi nhận là tất cả những sách viết về phép Tân Dưỡng Sinh của Ohsawa đều trở nên hiếm hoi và cao giá . Lư do th́ vô cùng giản dị . Sống ở một xă hội mà vài tháng người ta mới có dịp nh́n thấy thịt cá một lần, và gạo thóc là một loại thực phẩm xa xỉ th́ ăn cơm với gạo lức muối mè, hay tuyệt thực đúng là một phương cách dinh dưỡng rất đáng được mọi người lưu tâm .

    Điều vô cùng an ủi là chợ sách Bùi Quang Chiêu – Calmette đông đúc hơn bất cứ loại chợ trời nào khác . Cái thứ t́nh cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường của Nhà Nước phơi bầy ở những tiệm sách quốc doanh bị khinh bỉ, coi thường một cách không dấu diếm . Khách hàng của loại này chỉ là những người buôn bán hàng rong . Họ cần giấy tờ gói xôi hay gói bánh ḿ . Sách vở của người cộng sản dùng để đọc chơi vài phút cho biết, trong cầu tiêu, rồi dùng luôn vào việc chùi đít th́ c̣n khả dĩ, chứ đọc hoài cũng bị buồn nôn hay táo bón .

    Dù vậy, có một sự thực mà không ai có thể phủ nhận được: dưới chiêu bài “Bài Trừ Văn Hoá Mỹ Ngụy”, người cộng sản đang tận dụng bạo lực để cố bóp cho chết văn học và văn hoá Việt . Những cuốn sách cũ – dù được trân trọng cất dấu, giữ ǵn bởi một số người - vẫn cứ rách nát và thất lạc dần dần theo ngày tháng ! Trong ṿng vây khốn của bạo quyền, tính mạng con người cũng hoá mỏng manh . Ước vọng cố bảo vệ văn hoá dân tộc qua sách vở - gần như – đă trở thành một điều không tưởng .

    Có trông mong vượt thoát khỏi ṿng tù ngục . Chắc chắn là dù ở chân trời góc bể nào đi nữa, những kẻ ra đi thế nào cũng có cái quyền tự do tối thiểu để có thể tiếp tục nuôi dưỡng và khai mở một nguồn mạch cho cái gịng sinh mệnh của nền văn hoá Việt đang bị bóp nghẹt, nơi chính quê hương của nó . Cầu mong cho những kẻ ra đi sẽ làm được công việc cần thiết tối thiểu này . Th́ cũng cứ cầu mong vậy, chứ sao tự thâm tâm tôi vẫn cứ thấy … lo lo !

    Tôi rời bỏ những con phố chật chội đông người . Tôi thèm nh́n lại được một mảng trời có lăng đăng mây trắng, qua những tàn lá me xanh . Tôi đạp xe ngược đường Trương Công Định, qua Nguyễn Du rồi đi măi đến tận Tú Xương . Có những ngôi biệt thự mở toang hoác cửa .

    Ở cổng vào, người ta đọc được trên một cái bảng nhỏ vài gịng phấn trắng, nắn nót những chữ đại khái như: Cà phê, Chè, Thạch, Trà đá … giá b́nh dân ! Bên trong kê bầy mấy chiếc bàn con cùng vài chiếc ghế cọc cạch . Khi nh́n vào bên trong, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một vài tiểu thư đang ngồi … ngáp gió !


  9. #3839
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...( Tiếp theo )

    Trong những ngày niên thiếu hoa mộng, tôi vẫn có những buổi chiều đạp xe qua những con đường vắng lặng này . Tôi nhớ rơ là lúc dó ḿnh đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư, luôn luôn khuất rất vội sau cổng cao, tường kín . Bây giờ cách mạng đă phá đổ tường, mở bung cửa sắt; tuy vậy, tôi vẫn chỉ đạp xe ngang qua chứ không hề có ư dừng lại để bước vào bên trong .

    Tôi sợ, sợ phải nh́n thấy cảnh những tiểu thư khuê các … chạy bàn ! Sự thực là ḷng tôi cũng c̣n đôi chút bâng khuâng, vương vấn; nhưng thôi, xin đành hẹn nhau một kiếp xa xôi nào khác vậy . C̣n trong kiếp này th́ nh́n lại nhau làm chi cho nó thêm đau . Sau chuyện đổi thay tang thương dâu bể này th́ cuộc đời của mấy nàng, cũng như cuộc đời của chính tôi, kể như là … chấm hết !

    Thảm thương hơn nữa là những cái biệt thự người vào kẻ ra tấp nập . Soong chảo móc đầy tường chính diện . Áo thun, quần lót giăng mắc khắp mọi nơi . Nh́n qua là một thằng điên cũng phải hiểu rằng ngôi nhà đă được thể hiện quyền làm chủ tập thể mất rồi . Cứ bỏ chừng năm sáu ông bà cán bộ cộng sản vào bất cứ nơi đâu chừng hai tuần lễ, nơi đó sẽ biến thành một cái … nhà thổ ngay tức khắc !

    Tôi lại băn khoăn tự hỏi, chả hiểu là những tiểu thư khuê các chủ nhà giờ đă phiêu bạt nơi nào ? Có thể là nàng đă trở thành tổ viên của một cái hợp tác xă nào đó ở những vùng kinh tế mới; có thể là nàng đă vùi thây trong ḷng biển trên đường đào thoát khỏi thiên đường; cũng có thể là nàng đă trở thành một “waitress”, hoặc đang lo nhuộm tóc và đổi tên cho hợp với phong tục và thủy thổ nơi những vùng xa lạ !



    Gió đă gây gây lạnh . Tôi thốt nhớ bây giờ đă là tháng Mười Hai . Thảo nào, hoa giấy nở . Lại thêm một mùa Giáng Sinh nữa đến, ở một nơi mà Chúa đă khước từ . Tôi thấy đói nên theo đường Công Lư về lại trung tâm thành phố . Chiều đă xuống chạng vạng . Phải nh́n thấy “Saigon by Night” mới hiểu được thấm thía thế nào là đổi đời ! thế nào là tàn tạ !

    Quốc Tế, Bồng Lai đều đóng cửa . Queen Bee , Đêm Màu Hồng, Ḥa B́nh, Paramount, Tour D’Ivoire đều cũng chả c̣n . Sao bỗng nhớ cái màu ánh đèn vàng ấm của pḥng trà, tỏa nhẹ trên một tấm khăn bàn thật trắng, trên đó khép nép một b́nh hoa tươi nho nhă, và sóng sánh một ly rượu màu hổ phách . Tôi công nhận là ḿnh khá ham chơi và hơi phù phiếm .

    Đă vậy, có lúc tôi c̣n thành thực tin rằng đời sống – đôi lúc – cũng cần có những giây phút phù phiếm cần thiết chứ ? Khổ nỗi, quê hương tôi nghèo khốn quá . Người cộng sản đă dẹp bỏ những nơi giải trí tốn kém này . Tôi cũng đành đồng ư v́ họ có lư khi làm như vậy . Nhưng sau đó th́ chuyện ǵ xảy ra và Sài G̣n về đêm c̣n ǵ ?

    Xin thưa, chả c̣n ǵ cả ngoại trừ vô số những kẻ ngủ đường . Bên cạnh những ông anh bà chị ngủ đường chuyên nghiệp, c̣n có vô số những người “bụi đời bất đắc dĩ” . Họ vừa mới bị nhà nước mượn nhà với cả trăm lư do khác nhau . Những người này sống bằng cách nào - đối với tôi - thực là một chuyện khó hiểu . Tôi hài ḷng khi thấy họ nằm chờ chết ở lề đường . Như vậy vẫn c̣n hơn là đi t́m những cái chết chóng vánh ở vùng kinh tế mới !

  10. #3840
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHỤ NỮ SAIGON TRƯỚC 1975



    Published on Jan 4, 2016
    Phụ nữ sài g̣n trước 1975

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •