Page 438 of 471 FirstFirst ... 338388428434435436437438439440441442448 ... LastLast
Results 4,371 to 4,380 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4371
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  2. #4372
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Đầu năm kính chúc quí vị cùng các anh, chị , em ... một năm mới dồi dào nghị lực !!!


    ..........


    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Tôi cầm lấy dĩa cơm và vui vẻ hỏi:

    – Ở đây có một cô Tuyết nữa hả cô?

    – C̣n chị Tuyết Trắng. Em cũng tên Tuyết nhưng v́ đen nên người ta gọi em là Tuyết Mun.

    Tôi lănh cơm xong định quay về chỗ cũ th́ Tuyết Mun hỏi:

    – Anh ở Miền Bắc phải không?

    – Phải!

    – Về Ông Cụ phải không?

    – Phải, về Nam Bộ.

    Tuyết Mun vui vẻ:

    – Em hỏi anh câu này nhé!

    – Cô cứ hỏi đi!

    – Nhưng mà anh phải trả lời cho thiệt nhé. Anh hứa đi.

    – Ừ, hứa th́ hứa.

    Tuyết Mun ngập ngừng một giây rồi nói:

    – Nghe nói bà con ḿnh ra Bắc khó ở lắm phải không anh? V́ vậy cho nên hồi 1957 sau khi thời hạn tổng tuyển cử đă qua mà không có tổng tuyển cử th́ anh em ḿnh biểu t́nh đ̣i về dữ lắm phải không anh? Em có một người anh đi ngoài đó nên em lo lắm!

    Bị hỏi bất ngờ, tôi chỉ cười trừ và hỏi lại Tuyết:

    – Ai nói với cô vậy ?

    – Đó, anh không chịu trả lời thấy chưa? Như vậy nghĩa là có rồi ! Tuyết vui vẻ hỏi tiếp :

    – Em nghe nói mấy bà chị trong ḿnh lấy chồng Bắc khi tập kết ra Bắc đều đụng đầu một bà răng đen ở ngoài đó có không anh?

    – Các cô thiệt ! Tôi nói tiếp :

    – Thiếu ǵ chuyện mà không hỏi, lại hỏi những chuyện kẹt không hà ! Thôi để bữa nào rồi tôi trả lời !

    Tôi trở về chỗ cũ mắc vơng , ăn cơm rồi nằm dưỡng sức. Tôi nh́n vào lán thấy một cô gái đang dắt một người sờ soạng đi ra. Tuyết Mun cũng đă xuống lán hồi nào đang ngồi cho một anh khác uống thuốc. Xong Tuyết Mun lại ra chỗ tôi, tay cầm một cái áo bẩn chua ḷm, tay cầm cái chai dốc ngược xuống:

    – Hết trơn anh ạ! Tội nghiệp thật! Chỉ cần một chai này là mắt anh ấy trông thấy trở lại thôi. Ở đây nhiều người không thấy đường chỉ v́ thiếu sinh tố D, sinh tố A. Chịp! Đành chịu mù !

    Tôi vui vẻ hỏi Tuyết:

    – Nghe nói ở trong ḿnh các chị em chờ cán bộ Mùa Thu về dữ lắm phải không cô? Tôi nói tiếp :

    – Tôi c̣n nghe rằng các chị em hứa sẽ trừ tuổi cho họ nữa.

    – Trừ tuổi thế nào? Tuyết Mun vặn hỏi.

    – Trừ tất cả những năm họ sống trên miền Bắc. Ví dụ như anh 38 tuổi mà sống ở Miền Bắc 12 năm th́ về tới trong Nam chị em coi anh ta như thanh niên nheo nhẽo 26 tuổi !

    Tuyết Mun cười:

    – Ai nói với anh vậy?

    – Có thư trong Nam ra mà.

    – Ai viết chứ riêng em th́ không có viết và chưa thấy ai viết lá thơ nào như vậy.

    Rồi Tuyết Mun đi thẳng. Tôi sống một đêm ở giữa cái tổ vi trùng tổng hợp mà tưởng như vi trùng đột nhập vào cơ thể ḿnh bằng mọi ngả của châu thân. Sống một đêm với tiếng gào thét của anh trung đoàn phó nhập trại từ chiều và với cảm giác rằng đây là nơi tập trung bệnh tật của trái đất.

    Tôi mừng vô kể khi thấy trời sáng. Tôi định bụng chỉ nhờ tiêm cho tôi hai ống kí-ninh 0,40 rồi cút đi ngay.
    Nắng lên. Hơi đất bốc lên nồng nặc. Lâu ngày không tắm, quần áo tẩm mồ hôi, chăn vơng ẩm ướt, lá mục đẫm nước mưa cùng với mùi bông băng thuốc đỏ, cơm cháo thiu, tất cả những thứ đó làm cho tôi ngặt ḿnh, hai cuống phổi như bị nghẹt, trán, lưng đẫm mồ hôi và đầu hâm hấp nóng.

    Trước cửa lán có một tốp người cởi áo phơi nắng như một đàn gà bịnh toi, xụ cánh gục đầu. Gần vơng tôi hơn, có hai người ghẻ mọc đầy ḿnh, da sần như da rắn hù ri cóc cũng ngồi phơi nắng. Người này lấy que nứa cạo lưng, cạo tay, cạo khắp châu thân người kia. Những mẩu phấn tróc ra từ những đốm lác ghẻ bay lên trong nắng như cám.

    Một người ngồi trên một cái rễ cây mục cạo một bánh thuốc bộc phá và lấy một mẩu giấy con xúc từng tí một rắc vào những mục ghẻ loét trên đùi. Đáng thương nhất là một anh bị bệnh phù thũng. Anh ta không mặc quần áo được v́ người anh sưng to lên quá mức tưởng tượng . Anh lần tay theo từng thân cây đi ra nắng t́m chỗ ngồi. Anh ta ngồi xuống một gốc cây một cách nặng nhọc. Anh ngồi đó rất lâu, không cử động. Gương mặt anh sưng bự ra, hai mắt híp lại c̣n nhỏ tí. Hai chân anh sưng phù như chân voi.

    Lâu lắm tôi mới thấy anh cử động. Anh đưa một ngón tay ra ấn xuống bàn chân sưng phù của anh. Anh lấy ngón tay ra rồi chăm chăm nh́n bàn chân với cái lỗ thủng mà đầu ngón tay vừa gây ra. Cái lỗ thủng có thể chứa nửa chung nước.


    Còn tiếp ...

  3. #4373
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Tôi cuốn vơng, quảy ba-lô đi lên văn pḥng. Ở đây người ta đang vây quanh anh trung đoàn phó đang múa may bứt quần bứt áo. Mấy người cận vệ của anh không kềm nổi. Anh ta nói tiếng Liên Xô, tiếng Trung Quốc, mồm anh ta sùi bọt, mắt anh ta trợn lên. Anh ta đă ḥ hét suốt đêm nhưng chưa thoả măn.

    Từ phía trong bệnh xá, hai người khiêng ra một cái vơng phủ vải đen. Tôi nhớ lại chiều hôm qua anh “cán bộ béo mắt lộ” bảo xuất ba thước vải đen cho người chết. Chính là người này đây. Và khi vô đây, tôi cũng thấy một cái huyệt mới đào. Cũng chính cho anh này đây. Tỉnh ủy viên nên được ba thước vải đen hơn người phàm.

    Mọi người im lặng, cúi đầu. Khi chiếc vơng đă đi xa, mỗi người một câu, một cảm tưởng, thương xót lẫn mỉa mai.

    – Thế là mất không !

    – Thế là nó đă trung với nước hiếu với dân rồi!

    – Cái đếch! Chết cho rảnh nợ.

    – Tầm bậy! Anh ta vô Nam trước ḿnh!

    Tôi ngao ngán vô cùng. Tôi nhờ anh y tá mắt lộ tiêm dùm thuốc. Anh y tá tiêm ngay mỗi bên mông một mũi.
    Rồi ba chân bốn cẳng tôi thoát khỏi khu vực này với tốc độ nhanh nhất. Tôi nh́n thấy lại cái chỗ mắc vơng cũ của tôi bên cạnh Thu ở trạm như Christopher Columbus t́m thấy đất liền . Hú vía!

    Hôm sau th́ tôi lên đường với Việt và Thu. Thật ba người là ba người riêng rẽ không thể nào kết thành một khối được. Tôi th́ không thích Việt, Việt th́ đi chung với Thu mà có tôi bên cạnh th́ chẳng khác nào gặp một con kỳ đà to tướng.
    Thu th́ thích tôi nhưng lại cảnh giác với tôi, c̣n tôi th́ thích Thu nhưng lại lúc nào cũng sợ Thu phản đối cho nên cái h́nh tam giác mà ba chúng tôi mỗi đứa là một đỉnh, thật không ai t́m ra nổi cái diện tích và giá trị của mỗi góc độ. Một cuộc hành quân như vậy nếu có gặp địch th́ chiến đấu làm sao?

    Chúng tôi đổ ra đường cái th́ gặp một cụ già. Cụ ấy là cụ Chín Sử. Không rơ làm nghề ǵ trong ngành giáo dục nhưng cụ nung nấu ư chí về Nam ngay khi ra Bắc. Cụ nói có chết sẽ về Nam mà chết. V́ thế cụ quyết xin về. Những người lănh đạo xét tới xét lui và sau cùng đă quyết định cho ông già 54 tuổi vượt Trường Sơn bằng cặp chân mỏi gối đùn.

    Tôi gặp cụ già ở trạm ba. Lúc đó tôi c̣n khoẻ lắm, tôi khinh thường núi non đèo dốc, khinh cả túi thuốc trong ba-lô. Ông Chín đă “ăn pan” dọc đường . Mới đi có vài trạm mà cụ đă sưng đầu gối. Hai cái bánh chè của cụ khô hết nước nhờn nên cái khớp xương đầu gối không co giăn như thường lệ được.

    Cụ nai nịt theo kiểu cầu thủ đá bóng. Khi đi đường cụ mặc quần đùi, đeo “băng đầu gối” và “băng mắt cá” chỉ thiếu đôi giày đinh nữa là thành cầu thủ. Cụ giắt lá cây từ mắt cá lên tới đầu, chung quanh nón, không để một chỗ nào hở hang mà phi công Mỹ có thể nh́n thấy và nhận định được rằng đó là một con người đang di động.

    Trong ba-lô của cụ có không biết bao nhiêu sâm Triều Tiên. Mỗi khi nghỉ th́ cụ lấy nguyên củ ra gặm như người ta buồn miệng gặm chơi một củ cải đường nho nhỏ. Tôi đi vượt ông già không biết bao nhiêu trạm bây giờ mới gặp lại đây. Tôi nói ngay:

    – Chốc nữa cháu sẽ biếu cụ một món ăn đặc biệt.

    Lăo già nghe nói thức ăn bèn tố khổ ngay:

    – Mấy đứa quen mang dùm thức ăn cho tôi rồi đi thẳng luôn phía trước, tụi nó thấy tôi đau mà không gởi trả lại tôi. Thế mới buồn!

    Tôi hơi bực:

    – Sao cụ lại gởi thức ăn cho người ta mang như vậy?

    Cụ già thở dài tỏ ư hối hận:

    – Th́ nào ai đă đi hai lần trên đường này mà có kinh nghiệm? Cụ tiếp :

    – Tôi cũng tưởng rằng đường đi dễ dàng, người đi trên đường có thể dừng lại đợi nhau bất cứ lúc nào chớ đâu có ngờ mà nó ác nghiệt như thế này!

    Ông già lại thở dài:

    – Đường sá ǵ kỳ cục quá!

    Cụ già hôm nay trông thật bết bát. Đôi mắt cụ khép nhỏ lại, ti hí vừa đủ nh́n. Khuôn mặt cụ tóp lại như một miếng cau khô. Những nếp nhăn chứa đầy mồ hôi như một trái khóm chín rục ứ đầy mật sắp tràn ra.
    Cây lá giắt đầy ḿnh cụ làm cho cụ trở thành một bụi cây di động trên đường. Mỗi bước đi làm cây lá rung lên xào xạc. Tôi lại hỏi:

    – Như vậy cụ không c̣n thức ăn nào trong ba-lô hết sao?

    – C̣n chứ, c̣n một ít ruốc chà bông, v́ nó nhẹ nên tôi để mang lấy. Cha chả! chơi cái mửng này th́ hết chỗ chê rồi, nào thịt kho mặn, nào muối trắng, nào muối sả, muối tiêu của bà con làm riêng cho tôi, nào trà Chính Xuân hoa nhài tôi cũng giao hết cho tụi nó mang luôn. Bây giờ tôi thèm một chung trà hết sức, ước ǵ uống được vài ngụm, tôi có thể lội hằng chục cây số liền như chơi.

    Thấy ông già đau khổ, tôi không muốn khơi thêm nữa. Tôi lặng lẽ đi lùi lại phía sau lưng lăo. Trên đường này những chuyện b́nh thường th́ ít , c̣n những chuyện kỳ cục th́ không sao kể cho hết được. Ngay mỗi một người đi trên đường này cũng đă là một sự kỳ cục quá ư to lớn rồi.


    Còn tiếp ...

  4. #4374
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Bỗng nghe tiếng quát:

    – Máy …ba….ay..!

    Tôi dừng lại dớn dác nh́n, chưa thấy ǵ cả, chỉ nghe tiếng động cơ mơ hồ. Có lẽ có một chiếc máy bay đang di chuyển về phía này nhưng tàng cây lá um tùm làm ǵ nó thấy ḿnh được ? Vậy mà tôi không thấy ông Chín ở đâu nữa. Tôi sợ ông già đă ngă xuống một cái hố nào bên lề đường mà tôi không hay. Tôi vội kêu lên inh ỏi:

    – Ông Chín ơi! ông Chín! Ông…!

    – Sụyt! suỵt! Làm cái ǵ om ṣm vậy?

    Một tiếng nói th́ thầm chen với tiếng lá cây xào xạc bên tôi. Tôi nh́n lại thấy giữa những nhánh cây có hai chấm sáng quắc đang chiếu về phía tôi th́ tôi biết là ông Chín đang đứng đó.
    Ông Chín đứng nép sát vào một thân cây cổ thụ và chung quanh đầy những bụi cây rậm. Không biết làm cách nào mà ông nhảy thót vào đứng ở chỗ đó nhanh đến thế?

    Ông Chín khe khẽ đưa bàn tay rẽ những cành lá và vẫy vẫy tôi:

    – Tránh mau ! Trá…ánh ! Nó tới rồi!

    Thấy tôi cứ đứng im không chịu trốn, ông Chín tḥ tay ra níu lấy áo tôi lôi vào bụi cây và nói:

    – Sao cứ đứng chết ở đó hả? Đồ ôn dịch! Nó thấy là toi cả lũ nghe chưa?

    – Thấy sao được mà thấy ông già!

    – Sao không thấy? … Chứ … chứ nó thấy ḿnh khó hay ḿnh thấy nó khó?

    Tôi đáp:

    – Nó thấy ḿnh khó chớ ḿnh thấy nó dễ.

    – Nhưng hễ ḿnh thấy nó th́ nó thấy ḿnh!

    – Ai bảo cụ vậy? Tôi phát cáu :

    – Cụ làm như nó có phép vậy.

    Cụ già cũng không chịu thua:

    – Nó không có phép mà bay được trên trời à?

    – Nó bay th́ nó bay chớ!

    Hai người c̣n căi th́ chiếc trực thăng bay tới. Chỉ có một chiếc thôi. Tiếng động cơ nghe to quá. Pành pạch, pành pạch! Cơ hồ như nó đến ngay trước mặt, trên đầu ḿnh. Ông Chín rúc sát vào thân cây. Tôi thấy bàn tay của ông ta nhè nhẹ kéo những cành lá che lên đầu ḿnh. Dường như ông sợ cử động mạnh máy bay sẽ nghe thấy.

    Đă vậy cụ c̣n giục tôi:

    – Đứng nép vào!

    Nhưng tôi cố tḥ đầu ra khỏi thân cây mà nh́n tiếp xem chiếc máy bay đi về hướng nào. Cụ già nắm lấy vai áo tôi mà lôi vào:

    – Đă bảo nó trông thấy mà!

    – Thấy thấy cái ǵ? Nó bay tận mây xanh!

    Nhưng ông cụ cứ lôi tôi, ấn tôi sát gốc cây và nghiến răng ken két:

    – Mây xanh ǵ ! Nó tới kia ḱa!

    Tôi đành phải nghe lời ông ǵa. Tiếng máy bay pành pạch có vẻ như nó quần ở khu vực này. Ông Chính càu nhàu bên tai tôi:

    – Nó trông thấy đồng chí rồi đó, thấy chưa? Khổ quá! Tôi đă bảo hễ ḿnh trông thấy nó, là nó trông thấy ḿnh mà!

    Nhưng tôi không tin như vậy. Tôi đứng nép vào gốc cây mà ló đầu ra nh́n như lúc năy. Nó không thể nào thấy được. Tại ḿnh sợ quá, cho nên ḿnh cứ nghĩ là lúc nào nó cũng có thể trông thấy ḿnh.

    Tôi chọc tức ông già :

    – Tại nó trông thấy cụ chứ!

    – Sao trông thấy được?

    – Tại v́ cụ nhúc nhích!

    – Tôi nhúc nhích, nó cũng không thấy được tôi.

    – Nó thấy cụ ngụy trang nhiều quá.

    – Ngụy trang nhiều th́ tốt chứ sao?

    – Nhưng khi cụ nghe động cơ th́ cụ nhảy phốc vào bụi. Thằng phi công nó biết là có người ta chạy trốn, mặc dù nó thấy có lá cây thôi.

    – Hừ! Thằng phi công khôn nhỉ?

    – Khôn chứ không khôn th́ làm sao nó làm phi công được. Cụ thử nghĩ xem bụi cây ǵ biết chạy? Đang đi giữa đường lại nhảy phốc vào kia rồi đứng im, không phải người ta là cái ǵ?

    Ông Chín lặng im. Một chốc máy bay đi xa, ông Chín thở dài thườn thượt và nghiêm nghị :

    – Đồng chí chủ quan khinh địch quá!

    – Không! Tôi không chủ quan. Cụ sợ quá nên cụ đánh giá địch quá cao.

    Ông già càng nghiêm nghị hơn lên:

    – Nè! Tôi không có đùa đâu nhé!

    – Th́ tôi cũng nói thật mà! Tôi đâu có chủ quan, tôi chỉ b́nh tĩnh thôi. Cụ trốn th́ tùy cụ, c̣n tôi không trốn là quyền của tôi.

    Ông Chính đưa tay vạch lá và ló hẳn cái mặt mồ hôi ṛng ṛng ra ngoài và nói:

    – Quyền của đồng chí hả? Ở đây không ai hoàn toàn có quyền về ḿnh nghe chưa? Ở đây là tập thể, là chủ nghĩa cộng sản văn minh, mặc dù ở giữa rừng rú nhưng không phải là cộng sản dă man, ăn lông ở lỗ. Không phải ai muốn làm ǵ th́ làm nghe chưa?

    Nghe ông già giở Các Mác ra để tranh luận về một việc trốn máy bay, tôi suưt bật cười, nhưng sợ cụ già thêm nổi xung lên nên tôi đành nhịn.
    Đường càng đi càng dốc.

    Lắm lúc anh giao liên đứng ngất ngưởng trên cao quát xuống: “Mau lên các đồng chí ơi!”


    Còn tiếp ...

  5. #4375
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Cứ hết một cái dốc, ḿnh vừa thở phào định nghỉ xả hơi lại đến một cái dốc khác rồi cái dốc đó vừa qua th́ lại thêm một cái dốc cao hơn nối tiếp. Tôi quát trả lại anh giao liên:

    – Mau cái ǵ được mà mau? Nè tôi nói cho mà biết nghe, chúng tôi là con người hẳn hoi chứ không là máy nghe chưa? Máy kia chạy c̣n phải nghỉ ngơi cho mát máy, xăng nhớt cho đầy rồi mới chạy tiếp huống chi là người?

    Chúng tôi tới trạm lúc mặt trời sắp lặn. Bộ đội đă ngồi đầy đặc cả lối đi và trong rừng . Đáng lẽ họ đi luôn trạm này rồi, nhưng họ phải đùn lại đây v́ kẹt đường. Anh giao liên nghe tin đó mà sảng sốt kêu lên:”Kẹt đường rồi à? Kẹt đường rồi à?”

    – Kẹt rồi!

    – Ai nói?

    – Th́ tụi tôi ngồi ch́nh ́nh đây, không kẹt là ǵ!

    Tôi chưa hiểu sự kẹt đường nó quan trọng đến mức độ nào, nhưng nh́n vẻ mặt hớt hăi của anh giao liên , th́ đoán ra đó là một tai nạn lớn vô cùng. Anh giao liên chạy bay tới trước vừa chạy tất tả vừa kêu:

    – Kẹt th́ bỏ mẹ rồi! Gạo đâu ăn?

    Chính đó là một đại họa rồi. Từ cái sự không gạo ăn đó sinh ra vô số tai họa khác: trộm cắp, phá tán, đánh cá dưới suối bất kể lộ bí mật v.v… Ông Chín lần ṃ tới sau.
    Có lẽ thấy chúng tôi chỉ có mấy ngoe hay v́ có “chất tươi” nên giao liên đưa thẳng chúng tôi vô trong trạm. Trạm là một ngôi nhà cao cẳng của người Thượng đă bỏ đi lúc nào. Trước nhà có một cái sân nho nhỏ ṃn nhẵn và một lối đi hút vào trong rừng.

    Đi tới một trạm mới là cả một niềm vui, chúng tôi cảm thấy đường đi rút ngắn được một quăng dù rằng trên thực tế nó chẳng có là bao. Bởi v́ đường không ngay thẳng mà nó ḷng ṿng, leo lên tuột xuống , có khi đi cả ngày đến chừng quay lại nh́n th́ vẫn thấy nơi xuất phát ở ngay sau lưng ḿnh.
    Ba đứa chúng tôi không ai bảo ai , bèn chui xuống sàn nhà mắc vơng. Thiệt là vui khi được ở trong nhà. Tôi c̣n hiểu thêm rằng, nếu một đoàn người bị đùn lại th́ đoàn sau vẫn cứ đi tới, lại đùn. Nếu không thể khai thông đường được th́ trạm này sẽ nối liền với trạm kia bằng một sợi dây mà mỗi mắc dây là một con người.

    Chúng tôi được nấu cơm trong nhà, khỏi phải che lửa, tắt lửa khi có máy bay tới.
    Đó lại cũng là một diễm phúc quá lớn đối với chúng tôi. Trong lúc chúng tôi sửa soạn bếp núc th́ ông Chín lại ḷ ḍ đi ra rừng. Chập sau ông trở vào với một ôm nhánh cây. Tôi hỏi:

    – Cụ làm ǵ đó?

    – Ngụy trang.

    – Ngày mai kẹt đường đâu có đi được mà cụ lo dữ vậy!

    Cụ già làm thinh không nói không rằng chi cả, cứ lui cui nhặt những nhánh cây và đi trải khắp mặt sân. Trời đất! Ông già ổng định ngụy trang cho cả cái sân này. Tôi thấy thương ông già vô hạn. Đúng là một ông già. Một thằng trẻ không thể nào quan tâm đến việc đó dù rằng việc đó có thể gây tai hại chăng nữa.
    Ông Chín vừa rải lá trên sân vừa giải thích với chúng tôi rất hùng hồn.

    – Tôi hỏi các đồng chí, tại sao ở giữa rừng như vậy lại có một cái nhà và một cái sân? Có thể máy bay nó không biết, nhưng đâu phải chỉ có máy bay do thám mà thôi. Giặc nó c̣n thả biệt kích nữa chứ, máy bay nó thấy cái nhà và cái sân, cố nhiên nó phải nghi ngờ th́ nó sẽ hỏi tụi biệt kích! Như vậy là ḿnh bị lộ ngay.

    Ông già giải thích theo lối suy đoán chủ quan của ông ta, nhưng nghe cũng có lư. Vả lại việc của ông không làm mệt nhọc chúng tôi , cho nên chúng tôi chấp nhận sự hữu lư của cụ một cách dễ dàng.
    Cụ già phủ cả cái sân và phủ luôn cả con đường ṃn đi vào rừng. Cụ làm xong việc đó th́ trời tối mịt. Cụ lên nhà. Anh trạm trưỏng và hai anh giao liên cũng không tự ái về sự tự động của cụ già. Tất cả khách lẫn chủ đều tấm tắc khen ông già.

    Ông Chín lấy làm khoái chí v́ thấy không ai phản đối ḿnh. Ông Chín giải thích thêm:

    – Tụi phi công là gớm lắm. Tụi nó có con “mắt thần” hiểu chưa? Ban đêm nó nh́n thấy rơ như ban ngày ấy. Súng pḥng không của ḿnh phủ kín lá ngụy trang mà nó nh́n c̣n thấy đó! Bởi vậy cho nên hễ nó đánh là đánh trúng ngay trận địa chứ không sai bao giờ.

    Bữa cơm chiều nay thật là vui vẻ. Chúng tôi nấu xong mang cả lên nhà sàn ngồi ăn quây quần với nhau. Tôi và Thu đem ra một tí lương khô chó , mới bào chế ra thết trạm và ông Chín, để tỏ ḷng biết ơn trạm đă cho chúng tôi vô ở cùng trạm và để tỏ ḷng kính phục Cụ già Ba Tri. Cơm xong chúng tôi vừa ngă lưng ra vơng là có hai người tới. Hai người này đi thẳng lên thang làm cái nhà sàn rung rinh.
    Sau đó chúng tôi được biết một người là chỉ huy phó và một người là quản lư đường dây.

    Anh chỉ huy ném ba-lô xuống sàn nhà và thở phào:

    – Kẹt cái kiểu này th́ thắt họng!

    – Dạ!

    – Mỗi ngày mà cứ ùn thêm vài ba trăm con người ta, ùn lại độ năm ngày th́ hơn ngàn rưỡi con người ta , mỗi ngày mỗi người một lít gạo lấy đâu ra mà cấp cho họ?

    – Dạ! Anh trạm trưởng chỉ có mỗi tiếng “dạ” như để chấm câu cho ông chỉ huy phó.

    – Kho bây giờ lại bị tắc , không bổ sung được , chỉ hôm nay là hết gạo ngay. Bởi vậy cho nên ḿnh phải lo “Xoi” đường ngày. Phải xoi ngay!

    Tôi đă từng nghe những tiếng như làm đường, mở đường, nối đường, thông đường v.v… chứ chưa nghe hai tiếng “xoi đường” bao giờ! Nghe cái tiếng “xoi” tôi cũng đă hiểu là sự khó khăn lớn lắm. Bởi v́ nếu dễ dàng th́ người ta chỉ nói “mở đường” thôi. V́ sự dày đặc của núi rừng, v́ t́nh h́nh giặc, người ta phải dùng một vật vừa sắc vừa nhọn mà đâm, mà ngoáy rất lâu mới thủng được cho nên mới goị là “xoi”.

    – Xoi cho thủng, c̣n xoi không thủng th́ chết đói …

    Nói vậy rồi ông chỉ huy phó cùng ông quản lư đường dây dắt ông trạm trưởng đi ngay.

    – Xoi đường!

    Họ đi làm cái nhiệm vụ đó, c̣n chúng tôi th́ nằm lại đây chờ và cảm thấy số phận ḿnh tùy thuộc cuộc đi xoi đó của họ.
    Tôi lân la tṛ chuyện với ông Chín. Tôi được biết thêm rằng ông Chín người ở Gia Định. Ông đă xin về Nam rất nhiều lần, nhưng lần nào ông cũng thất vọng v́ tuổi tác của ông. Nhưng ông không thất vọng, ông lo bồi bổ sức khoẻ ngày lại ngày, ông thấy khoẻ hơn lên và ông lại xin về.

    Cấp trên thấy quyết tâm của ông rất lớn, vả lại để một lăo già ở Miền Bắc cũng chẳng làm nên cơm cháo ǵ. Thôi th́ cho lăo đi. Lăo ta tới nơi th́ lănh đạo được tiếng sáng suốt, c̣n nếu lăo ta có chết bờ chết bụi th́ cũng không làm sao v́ đó là nguyện vọng của lăo ta mà! Thế cho nên ông Chín được đắc ư và quảy ba-lô đi vào trường đi B để được mang gạch lội bộ trong 3 tháng trước khi thực sự leo dốc trèo đèo.

    Ông Chín vui vẻ nói với tôi:

    – Trước khi lên đường một ngày, chiếc xe chở đoàn tôi đi chơi bị xe lửa đụng chết hết cả xe, chỉ c̣n ḿnh tôi sống sót. Bị xe lửa đụng mà không chết th́ có lẽ không bao giờ tôi chết nữa!

    Ông Chín nói xong rồi mở ba-lô lấy một củ sâm bằng ngón tay ra gọt gọt bỏ cả vào bi-đông rồi châm nước sôi tiếp theo. Ông lắc lắc cái bi-đông:

    – Tôi không nhờ cái món này th́ tôi chết lâu rồi!

    Uống nước xong ông Chín lên vơng nằm, c̣n tôi cũng không xuống sàn nhà làm ǵ. Lâu lâu mới được nằm ngay lưng trên vạt một đêm, kể cũng sướng, cho nên tôi cứ nằm ngay tay chân ra cho thoải mái mà nghe ông Chín kể chuyện.

    Ông Chín không kể chuyện nữa, mà ông tâm sự. Ông nói:

    – Bây giờ đến tỉnh , tôi chỉ mong ước làm một việc là dạy học tṛ. Dạy lớp mấy cũng được. Tôi là thầy giáo đă từng dạy 2 thế hệ, dạy cha rồi dạy con. Tôi không thích công chuyện nào hơn dạy học. Tôi ước mong sao đi về tới nơi, tôi được một cái trường học lợp lá , núp dưới bóng cây vườn với vài mươi đứa trẻ. Tôi dạy chúng từng chữ, và một hôm nào đó, tôi nh́n ra cửa, có một người lạ mặt đến thăm tôi và tự xưng là học tṛ cũ của tôi.


    Còn tiếp ...

  6. #4376
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Tôi buột miệng nói:

    – Tôi là Carnot đây thầy c̣n nhớ tôi không?

    Ông già đang nằm bỗng ngồi dậy đập vào vai tôi một cái rơ đau.

    – Đúng! Đúng quá! Đồng chí nói trúng tim đen của tôi. Và đó là phần thưởng xứng đáng nhất của tôi.

    Nhưng từ phút vui sướng trở đi, ông Chín không nói động tới việc dạy học nữa. Ông nằm lặng thinh. Một chập sau tôi mới biết ông Chín khóc. Ông sụt sùi rồi hỉ mũi rất to , khi ông biết rằng ông không giấu được tiếng khóc đối với tôi.

    Ông Chín nghẹn ngào:

    – Nhưng tất cả những điều đó chỉ là ước mơ thôi.

    – Tại sao vậy Cụ?

    – Hừ … hừ… ! v́ nó xa vời quá!

    – Sao lại xa vời, ḿnh đi hết một phần ba rồi.

    – C̣n hai phần ba nữa mới tới nơi! Ông Chín ngưng một chốc :

    _ Trong lúc đó th́ sức lực của ḿnh đă xài hết ba phần tư rồi, hai điều đó mâu thuẫn hẳn lại với nhau. Lâu nay tôi đă suy nghĩ về việc này, nhưng không tiện nói với ai bởi v́ sự sa sút tinh thần của ḿnh sẽ lây sang những người bên cạnh.

    Tôi thấy ông Chín chỉ là người đáng thương và đáng kính, một nhà mô phạm trên đường dây gian nan này! Ông Chín nói tiếp:

    – Sở dĩ không trở ra Bắc là v́ nếu trở ra th́ không có hy vọng đi vào nữa. Thôi thà về gần tới quê hương rồi có gục ngă cũng vẫn hơn là đi xa biệt mù không thấy bóng dáng quê nhà. Dù ḿnh có chết th́ cũng chết trên đường về.

    Tôi nói, mà không tin ở lời nói của ḿnh:

    – Anh em sẽ thay phiên nhau mà d́u Cụ cho đến ranh Nam Bộ chớ !

    – Không! tôi không để cho anh em phải nhọc nhằn v́ cái thân già của tôi!

    Trời đất! Sao hết chuyện này đến chuyện khác mà toàn chuyện thảm năo không vậy? Mới vừa đục xong cái mộ bia cho anh bạn không quen ở trạm vừa rồi th́ lại đụng ông già tàn phế này.
    Bộ đội ở ngoài rừng nấu nướng lửa đỏ rực khắp nơi. Anh giao liên đă trở về. Tự năy giờ anh đi la ó về việc tắt lửa mỗi khi có máy bay đến. Anh vừa leo lên thang vừa càu nhàu:

    – Vô kỷ luật nhất là bộ đội! Ông nội ai bây giờ la hét cũng không nổi. Máy bay tới bên đít mà thổi c̣i muốn lạc giọng cũng không chịu tắt lửa cho! Mặc kệ mẹ, tao không thèm la nữa, thí mạng cùi đó. Thằng nào muốn làm ǵ th́ làm!

    Ông Chín không tán thành cái thái độ của anh giao liên. Ông ta chúa sợ máy bay, làm sao ông nằm im được với cái cảnh bếp núc lửa khói loạn xạ như vậy?
    Ông leo xuống thang và quờ quạng đi ra nhóm bộ đội gần nhất ở ven rừng. Giao liên không cho họ vô tới đây, nhưng họ không nghe, cứ chỗ nào thuận tiện th́ họ tới. Thấy ông Chín đi dẹp cái trận “hoả công”, anh giao liên ph́ cười:

    – Ông ngoại mà bảo họ nghe, về đây con lạy ông tới sói trán ăn thua!

    – Tao không cần lạy!

    – Vậy con cơng ông ngoại đi suốt một trạm.

    – À, nhớ đấy nghe! Nhớ nghe các đồng chí!

    Rồi ông Chín xăm xăm đi thẳng tới nhóm bộ đội đang chụm lửa rần rần ngoài rừng. Ông Chín dừng lại và ôn tồn cất giọng:

    – Tôi xin có ư kiến một chút các đồng chí ! Các đồng chí ơi!…tôi xin có ư kiến một chút!

    Có người ngước lên nh́n. Có lẽ anh này ngạc nhiên v́ ở giữa rừng Trường Sơn lại có một lăo già đầu râu tóc bạc như vậy. Ông Chín nói tiếp:

    – Tôi thấy các đồng chí chụm lửa to quá, sợ máy bay nó trông thấy chăng? Yêu cầu các đồng chí chụm ít ít một chút để khi có máy bay ở xa th́ tắt cho nhanh, cho kịp. Nó xài toàn phản lực, hễ ḿnh nghe tiếng nó th́ nó đă bay qua rồi.

    – Không sao đâu cụ, chúng tôi có trực ban hễ có tiếng động cơ là a-lê-hấp chúng tôi ngậm nước phun cái phèo, thế là tắt rụi hết trơn.

    Ông Chín vẫn ôn tồn và kiên nhẫn giải thích. Một giọng đáp lại:

    – Thôi bỏ đi bố già, để chúng con nấu ăn cho chóng rồi c̣n nghỉ ngơi. Mệt bỏ mẹ rồi đây, lại c̣n huấn từ. Cụ có rỗi th́ về nằm nghỉ đi.

    – Ơ hay! Những người khôn ngoan là những người chịu nghe lẽ phải. Tôi nói thế các đồng chí không nghe ra th́ c̣n chờ đợi cái ǵ?

    Một người nói:

    – Tôi đói tôi cần ăn cơm chớ không cần ǵ hết! Ai quấy rầy tôi, người đó không biết lẽ phải.

    Một người khác lại tiếp:

    – Đói th́ ăn cơm chớ kỷ luật không ăn được. Cụ muốn ǵ th́ về nói với đơn vị cụ! Chúng tôi có cấp chỉ huy của chúng tôi.

    Ông Chín vẫn b́nh tĩnh:

    – Vậy th́ tôi yêu cầu gặp cấp chỉ huy của các đồng chí để tôi bảo cấp chỉ huy của các đồng chí ra lệnh cho các đồng chí dập lửa.

    – Chính cấp chỉ huy của chúng tôi cho phép chúng tôi nấu ăn đấy. Cụ xem, toàn đơn vị nổi lửa mà!

    Ông Chín lặng thinh, ông bực tức lắm. Ông quay về nhà, nói với anh giao liên:

    – Đồng chí ra mà bảo họ chứ tôi chịu thôi. Bộ đội ǵ mà kỳ cục quá, tôi chưa từng thấy bộ đội vô kỷ luật như thế.

    Anh giao liên b́nh tĩnh đáp:

    – Như thế là thường đấy cụ ạ! Vô kỷ luật như thế có thấm thía ǵ. Họ đói là họ bất chấp cả điều lệnh kỷ luật. Khoai sắn của đồng bào họ gặp là cứ đào lấy củ ăn, có khi bị đồng bào bắn tên tẩm thuốc độc chết miệng c̣n ngậm củ sắn; có khi đói quá họ cướp cả kho gạo; có khi đi mệt quá họ đánh cả giao liên.

    Ở đâu chứ trên đường này tôi ngán bộ đội lắm. Thấy bộ đội là tôi xanh mặt rồi. Họ ăn cắp ăn trộm, họ không kém thổ phỉ chút nào, chỉ c̣n cái hiếp dâm nữa thôi! Kỷ luật quái ǵ, khi họ no nê lành lặn kia mới nói kỷ luật chớ đói meo thế kia th́ c̣n tinh thần nào mà giữ kỷ luật hở cụ? Cháu khuyên cụ nên bỏ đi, chớ có lôi thôi, họ gây chuyện đó.


    Còn tiếp ...

  7. #4377
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Quả thật, anh giao liên vừa nói dứt tiếng th́ có tiếng chân nặng chịc dưới sân và tiếp theo là tiếng quát:

    – Thằng nào ngon muốn gặp tao đâu, xuống đây!

    Một giọng khác dịu dàng hơn:

    – Xin lỗi các đồng chí, nghe lính tôi nói lại lúc năy có mấy người đến t́m chúng tôi để dạy chúng tôi việc ǵ, vậy chúng tôi mong gặp các người ấy ngay bây giờ.

    Anh giao liên lẹ chân nhảy phốc cái rột ra cửa sau và lủi vô rừng mất tăm. Chỉ c̣n lại ông Chín với tôi. Tôi cũng hơi ngán, nhưng ông Chín lên tiếng ngay:

    – Tôi đây, dạ tôi đây, các đồng chí ạ. Tôi muốn gặp các đồng chí không phải dạy việc ǵ đâu mà để thảo luận với các đồng chí một việc thôi. Nếu các đồng chí vui ḷng th́ xin mời lên đây, ta thảo luận với nhau.

    Hai người bộ đội mang súng ngắn bước lên cầu thang, đi thật mạnh trên những nấc thang gỗ làm cho cả cái nhà sàn đ̣ng đưa như vơng. Thu kêu lên eo éo:

    – Coi chừng sập nhà chết chúng tôi ở dưới này!

    Một người đứng ở giữa cầu thang và cười lên hô hố nghe rất đắc chí:

    – Ở đây mà cũng có “chất nhép” nữa he!

    Rồi anh không không ngần ngại bấm đèn pin ngay vơng của Thu.
    Tôi nhìn qua kẽ sàn nhà. Trong ánh đèn pin tôi trông thấy Thu đă mở mắt và nhanh tay kéo ống quần xuống. Có lẽ Thu đang nằm bóp cái chân đau. Chao ôi! Hai cái đùi của cô diễn viên múa ba-lê thỉnh thoảng lại phơi bày trước mắt tôi , mà lần nào cũng hấp dẫn.

    Có lẽ anh chàng bộ đội cũng ngây ngất v́ cái màu ngà ngọc và cái h́nh thể khêu gợi của cặp chân ấy. Cho nên anh chàng líu lưỡi, không nói thêm được lời nào nữa.
    Khi Thu đă giấu kín đôi chân th́ anh chàng kia mới thong thả đi lên. Có lẽ anh ta c̣n tiếc rẻ cái thực tế quá hấp dẫn đă biến đi quá nhanh, nên cứ rọi đèn xuống sàn nhà.

    – Hề ..hề.. chào cụ !

    – Chào cụ ạ ! Hồi chiều tôi gặp cụ đi ngang qua đơn vị đây mà !

    Hai chàng chỉ huy đơn vị bỗng nhiên đổi giận làm vui. Thiệt là may mắn! Ban đầu nghe giọng gay gắt và mát mẻ của họ tôi tưởng nguy to rồi. Thảo nào anh giao liên khôn hồn biến mất vô rừng , như một chú chuột nhắt. Bây giờ họ vui vẻ đối xử với ông già như vậy là v́ sao? Có lẽ v́ lăo già này có tuổi chăng?
    Ông Chín nói ngay:

    – Nè! Tôi nói cho các đồng chí biết, nếu địa điểm này bị lộ th́ các đồng chí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Tôi sẽ viết thơ lên báo cáo với Trung Ương Đảng chớ chẳng phải chơi đâu!

    Tôi thấy thời cơ thuận lợi, nên vọt miệng nói tiếp:

    – Thật đấy các đồng chí ạ. Ông Chín đây là đồng chí cũ 40 đó, từng hoạt động chung với anh Hai Hùng ở Hốc Môn Bà Điểm. Anh Hai Hùng và đồng chí Phạm Văn Đồng mời ông đến nhà ăn cơm riêng luôn đấy.

    Việt ở dưới sàn nhà cũng chêm vào:

    – Ông Chín về Nam là do quyết định của Trung Ương. Chính đồng chí Lê Đức Thọ thông qua danh sách đấy và ông Nguyễn Văn Vịnh trưởng ban Thống Nhất tiếp kiến ông Chín trước khi ông Chín lên đường về Nam.

    Những loạt tôi và Việt vừa bắn ra là toàn những điều phịa để tôn ông Chín lên, nhưng ông Chín không nhịn được, xua tay lia lịa:

    – Đừng có nói đùa, không phải chuyện như vậy đâu, tôi không đồng ư!

    Ông Chín càng nghiêm nghị từ chối sự đề cao của tôi và Việt bao nhiêu th́ các vị chỉ huy càng không tin lời ông ta bấy nhiêu.

    – Đây ḱa . Tôi trỏ Việt ở dưới sàn nhà :

    _ Ông bạn của tôi đă từng tham dự trận Điện Biên Phủ. Cây súng ngắn của anh ta mang là cây súng của Cụ Hồ tặng riêng cho anh ấy, nhưng mà anh ta không có nói cho ai biết. Ở giữa rừng này ai mà biết cái giá trị của ai.

    Hai vị chỉ huy nghe tôi giới thiệu mấy nét về hai nhân vật th́ nhảy nhổm lên. Một anh nói ngay xuống sàn nhà:

    – Đâu, cây súng lục của Cụ Hồ tặng đâu cho xem chút coi. Ái cha chả! Của quư!

    Việt nằm im. Tôi thấy có cơ hội đưa Việt lên mây xanh. Tôi gọi Việt:

    – Lên đây chơi, gặp bồ lính cả mà !

    – Lên đây xem có quen không?

    Viên chỉ huy nói tiếp:

    – Tôi cũng có dự Điện Biên đây. Lên nh́n bạn chơi !

    Việt rất lẻo mép cho nên mặc dù không biết Điện Biên là cái ǵ, Việt cũng có hằng trăm chuyện để chứng minh rằng ḿnh là chiến sĩ Điện Biên. Việt ḷ ḍ leo lên mắt nhắm mắt mở:

    – Đâu? Ai là chiến sĩ Điện Biên đâu?

    – Tôi, tôi đây!

    – Thế à?

    Việt nh́n một trong hai người chỉ huy. Tôi nói tiếp:

    – Anh Việt đây là đại uư từ 1954 đấy!

    Anh chỉ huy tự xưng là chiến sĩ Điện Biên tỏ vẻ ngạc nhiên và nói:

    – Hồi năm 1954 làm ǵ có đại uư hở đại ca? 1958 mới phong quân hàm mà!

    Việt vọt miệng đáp ngay một cách vui vẻ:

    – Tiểu đoàn trưởng tạm gọi là đại úy, chớ ǵ mà thắc mắc các bạn !

    Việt tự xưng là tiểu đoàn trưởng từ năm 1954 th́ các vị chỉ huy giật ḿnh. Họ xuống nước ngay . Một người nói rất lễ độ, theo quân phong:

    – Báo cáo thủ trưởng, đơn vị bị kẹt đường.

    – Tôi biết rồi! Việt nói một cách thản nhiên.

    – Dạ, báo cáo thủ trưởng hôm qua anh em hành quân suốt ngày mệt quá cho nên đói lả , anh em nấu cơm cũng có phần bừa bải.

    – Tôi biết rồi!

    – Dạ sau khi ông Chín bảo anh em th́ chúng tôi cho lệnh dập lửa.

    Việt cười với giọng kẻ cả dễ dăi với cấp dưới:

    – Được rồi, không có vấn đề ǵ lắm đâu !

    Tôi quay mặt vào vách. Tôi chú ư thấy chỉ chập sau th́ lửa tắt hết. Té ra Việt chỉ nói chơi vậy mà kết quả. Tôi sợ bỏ lỡ cơ hội nên tôi chêm thêm:

    – Đồng chí ấy do Bộ Tổng biệt phái…

    – Dạ!

    Và hai vị chỉ huy yên chí rằng Việt là cán bộ biệt phái của Bộ Tổng trên đường dây này. Tôi bảo tiếp hai vị chỉ huy:

    – C̣n cây súng lục của Cụ Hồ tặng đẹp lắm, nhưng để sáng hăy xem, bây gị tối om xem không rơ.

    Anh chỉ huy vừa gật đầu, vừa dạ liền mấy tiếng.


    Còn tiếp ...

  8. #4378
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Chập sau hai vị từ giă chúng tôi.... Hai vị lại bấm đèn và quơ xuống dưới sàn nhà một lượt. Chắc hai vị muốn t́m lại đường nét và làn da trắng của cặp đùi đă từng làm cho hai vị sửng sốt mê man lúc năy.

    Tôi nói đưa theo:

    – Mai mời hai anh đến chơi, cô Thu là diễn viên ca múa Trung Ương đấy, đi diễn nước ngoài như đi chợ vậy. Mai nếu mấy anh yêu cầu cô Thu sẽ múa hát đủ các bài bản cho đơn vị nghe.

    – Ồ, thế tốt quá. Mai chúng tôi sẽ đem biếu các đồng chí thịt rừng.

    – Thế càng tốt hơn nữa.

    Tôi cười một cách đắc ư về cái tṛ mà tôi vừa ném ra có kết quả bất ngờ. Hai vị vừa khuất th́ cậu giao liên cũng ṃ vào, áo quần rách tả tơi. Anh ta thở hổn hển và nói:

    – Tôi chạy tuôn cả gai góc.

    – Chạy đi đâu vậy?

    – Sợ các chả đập và đốt nhà.

    – Làm ǵ?

    – Tôi bị một lần rồi .. .. Họ hỏi không có gạo . Tôi không phải là thủ kho mà lại bị ăn thoi … Tôi thất kinh rồi.

    Tôi cười và càng thương hại anh giao liên.

    Tôi nói:

    – Họ chỉ là Ban Chỉ Huy đại đội thôi, trung úy là thượng số. C̣n chúng tôi có ông đại úy mà đại úy hồi 54 kia đấy, sợ ǵ !

    Anh giao liên xuưt xoa:

    – Phải dè vậy em đâu có chạy làm ǵ! Trời đất ơi, hú hồn tôi tưởng mấy ổng phá cḥi rồi chứ!

    Thu năy giờ nằm im. Khi nghe tiếng tôi từ trên gác đi xuống, Thu mới nói:

    – Đạo diễn hạng nhất!

    – Thôi mà!

    – Anh tài thật đấy!

    Tôi nói để chữa ngượng:

    – Tài cái ǵ! Gặp biến cố th́ phải bày đặt ra sáng kiến vậy thôi... h́ h́ … dù sao mai Thu cũng có khán giả ngưỡng mộ tới hoan hô rồi!

    Tôi lên vơng nằm. Bao nhiêu chuyện vừa giả vừa thật xảy ra cho một buổi chiều, rồi những chuyện ngày mai mà tôi dự định sẽ xảy tới: kẹt đường hết gạo v.v…

    Thu bỗng gọi tôi:

    – Anh à!

    – Ǵ em?

    – Em không đồng ư mấy anh đóng kịch như thế nữa.

    – Tại sao? Cho nó vui mà, kẻo tẻ ngắt, sốt rét nó được dịp làm lung đấy!

    – Em thấy thế nào ấy! Chính ông Chín cũng phản đối mà! Ai làm như thế, được cái ǵ?

    – Được lắm chớ. Một là bộ đội tắt hết lửa, em thấy không, hai là mai có thịt rừng ăn, ba là anh giao liên không phải lủi vô rừng rách áo toạc da, bốn là… những việc lợi về sau ai biết?

    Cái làn da và đường nét đôi chân của Thu lúc năy bất thần hiện ra dưới ánh đèn pin xanh ngắt trở lại trong trí tôi như một ảo ảnh. Đôi chân đó, vẫn cứ đôi chân lúc hiện ra trước mắt tôi trên bờ suối, trong một cơn mưa hay trong giây phút bất ngờ nào đó, là một niềm an ủi, một sự khuyến khích đối với tôi. Tôi ngắm nó, tôi âm thầm khao khát nó, tôi yêu nó.
    Chắc Thu cũng biết như vậy nên Thu càng giữ kẽ với tôi trong từng cử chỉ, từng lời nói, như hai nhà ngoại giao đấu khẩu với nhau, không hề để sơ hở. Cho nên đến lúc này tôi vẫn chưa nói được tiếng ǵ.

    Tôi nhớ có lần Thu ở dưới suối lên, khi đi qua một quăng ướt th́ gặp tôi, Thu đưa mũi chân bước mím trên những ḥn đá để tránh bị ướt, một tay cầm mớ quần áo đă giặt, một tay xăn quần lên quá gối.

    Thu không trông thấy tôi cho nên cứ chậm chạp một cách quí phái t́m những ḥn đá trọc để bước, vô t́nh Thu bị trợt chân, nước tóe lên ướt cả quần, Thu phải vén lên cả nửa đùi để vắt tạm cho ráo nước.

    Khi ngẩng lên Thu bất chợt thấy tôi cách đó không xa. Tôi vẫn đứng tần ngần trước mặt Thu, Thư như vừa đi vừa ngắm nghía vẻ đẹp của đôi chân ḿnh mà h́nh như lâu nay không có dịp nào rảnh rang nh́n lại chúng.

    Gặp tôi bất ngờ Thu hơi ngượng. Cố nhiên tôi cũng không giữ được sự tự nhiên. Rồi hai đứa cùng đi về. Dọc đường Thu cứ để nguyên đôi chân trần quá đầu gối và chốc chốc lại rũ nước trên quần mà kêu lên: “Tai ác cho con suối!”

    C̣n tôi th́ sung sướng một cách âm thầm, thỉnh thoảng tôi liếc sang, nhưng liếc măi cũng không tiện cho nên, để cho sự liếc của tôi được dễ dàng và công khai, thỉnh thoảng tôi lại kêu lên:”Coi chừng kẻo trợt chân bây giờ! Ḥn đá đó trơn lắm!” Tôi chỉ ḥn đá mà đôi mắt tôi th́ không rời chân nàng.

    Làn da trắng vừa xanh mét vừa ướt nước. Những hạt nước c̣n đeo dính rải rác trên chân nàng , như luyến tiếc những giây phút sinh thú của chúng nên chúng cố bám vào đấy như những hạt ngọc để trang điểm cho những vật thể mà sắc đẹp vốn đă thừa.
    Thu ơi! Nếu tôi được là một hạt nước dính ở chân em! Cái lần đó tôi và Thu đi măi như thế bên nhau trên quăng đường suối, lặng lẽ với những cử chỉ lập lại măi của tôi, nhưng Thu và tôi cả hai đều không chán. Tôi th́ rất bằng ḷng v́ cho rằng ḿnh lừa được người con gái để thỏa măn những thích thú của ḿnh. C̣n Thu th́ h́nh như Thu thừa hiểu ư định của tôi nhưng Thu chẳng những không phản đối mà cứ để cho tôi ve vuốt đôi chân nàng với cặp mắt thèm thuồng của tôi.

    Bất thần tôi nói:

    – Thu ạ, anh yêu đôi chân em quá!

    Thu dừng lại và lườm tôi. Tôi nói và cười vui vẻ:

    – Uớc ǵ anh được làm một hạt bụi dưới chân em.

    – Em sẽ nghiến nát anh ra.

    – Không, anh sẽ bay tung lên và đáp lên tóc lên má em.

    Thu đỏ rừ hai má. Thu biết tôi gài bẫy. Nàng mắc cở nhưng nàng rất thích.


    Còn tiếp ...

  9. #4379
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Ông Chín tự năy giờ nằm im, có lẽ ông không hài ḷng về sự bịa đặt của chúng tôi để tâng ông lên. Đoán chừng như vậy, tôi hỏi:

    – Ông Chín ơi, thức ngủ?

    Ông Chín không đáp. Một chốc, tôi nhắc lại với Thu cái chết của anh binh sĩ bạc phận và tấm mộ bia. Trên đời biết ai là bạc phước nhất? Ví dụ như anh binh sĩ nọ, anh ta chết tức tối đau đớn thực đấy nhưng ít ra anh ta cũng c̣n được chôn cất và c̣n có mộ bia, ấm áp nấm mồ .
    Thu nói:

    – Eo ôi! So với bộ đội th́ ḿnh sướng hơn nhiều! Em thấy nhiều anh khiêng pháo oằn cả xương sống, cong queo cả đôi chân mà leo dốc đều đều. Có những cặp chân c̣n bằng những cái cọc màn không hơn không kém!

    – Hở hở? Ai nói cái ǵ mà cọc màn? – Từ tầng trên có tiếng gầm lên. Tôi nghe chính là tiếng của ông Chín.

    Tôi nghe vạt tre nghiến ken két , th́ đoán chắc ông Chín trở ḿnh hay đă ngồi dậy. Ông Chín nói vọng xuống bọn tôi:

    – Phải cô văn công nói chân bộ đội là cái cọc màn đó không?

    Thu đáp:

    – Dạ không, cháu nói thấy chân bộ đội bằng cái cọc màn mà phải khiêng pháo th́ cháu thương tâm quá.

    – Khô….ông! Tôi nghe rơ ràng là những cái cóc màn biết đi mà! Cha chả trời đất! Bộ đội ta chân đồng, chân sắt, đạp lùi vạn dậm gai chông mà cô bảo đó là những cái cọc màn biết đi th́ c̣n trời đất ǵ nữa hử?

    Ông Chín nói tiếp giọng gay gắt hẳn lên:

    – Tôi hỏi lập trường cô để ở đâu chứ?

    – Dạ cháu thấy vậy th́ cháu nghĩ vậy , chớ sao mà phải động tới lập trường ạ ! Chẳng qua là cháu nói chơi …

    Ông Chín quát:

    – Nói như vậy mà là nói chơi à? Tôi cho cô hay đây là vấn đề lập trường rơ chưa? Người có lập trường vững chắc không nói như cô. Cô ăn nói như vậy là không c̣n đủ tư cách của cán bộ cách mạng nữa. Như vậy là quá hồ đồ cô hiểu chưa?

    Thu không chịu thua, tôi ngồi bật dậy trên vơng.

    – Cháu xin lỗi cụ…

    Thôi chết rồi! Kẻ vui miệng, người hay bắt bẻ! Thực t́nh lúc đầu tôi cũng tưởng là ông Chín nói chơi cho vui, chẳng ngờ ông nói thật. Ông Chín đề cập tới lập trường một cách nghiêm chỉnh.

    Thu giận quá, nói không ra tiếng:

    – Cháu xin lỗi ông Chín, cháu nói vậy có can phạm ǵ đến lập trường đâu mà ông Chín nói cháu những tiếng quá đáng.

    Ông Chín cũng giận quá nói khàn cả tiếng:

    – Cô nh́n bộ đội đang đi chiến đấu đổ máu cho quê hương mà cô bảo là những cây cọc màn biết đi có phải cô láo xược không?

    – Ơ hay! Có chi đâu mà láo với xược? Chân bộ đội quá gầy guộc th́ cháu bảo nom như những cây cọc màn chứ có ǵ mà cụ phải gắt ầm lên như thế? Cháu không đồng ư.

    – Này!

    Ông Chín chỉ trỏ xuống sàn :

    _ Này cô kia, nếu có cơ quan cô ở gần đây th́ tôi sẽ báo cáo để cô lănh một h́nh thức kỷ luật. Tại sao cô khinh rẻ quân đội cách mạng như thế? Cô cũng là văn công văn kiết sao cô lại có một cái nh́n tệ hại như thế kia?

    Tôi bảo nhỏ Thu:

    – Thôi đi em, đừng nói nữa. Ông Chín là người khó tính nên ổng hay nói này nói nọ vậy thôi, rồi ổng quên hết!

    Nhưng tôi vừa dứt tiếng th́ ông Chín đă gầm lên:

    – Tôi không phải là người khó tính đâu nhé! Tôi chỉ nói những điều đúng đắn thôi, các đồng chí chớ nên hiểu lầm.

    Ông Chín vẫn tiếp tục giải thích:

    – Đâu phải là chuyện nói chơi, ở đây, chúng ta cần lập trường. Lập trường không thể thiếu được, lập trường thay cho cơm ăn , thay cho nước uống, thay cho cả máu chúng ta trên đường này. Vậy mà đồng chí mang nó ra đây nói chơi à?

    Ông Chín vỗ ngực phạch phạch :

    _ Tôi cân nặng 75 kí lô nhưng tôi kém hơn những cái cọc màn biết đi ấy v́ tôi thuộc thành phần địa chủ, đồng chí hiểu chưa? Cách mạng cần những người gầy ốm chân như cọc màn đó, chứ đâu cần những người béo tốt như tôi, như đồng chí !


    Còn tiếp ...

  10. #4380
    tran truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Bây giờ th́ Thu không chịu đựng nữa. Thu nói hơi to:

    – Cháu biết ông Chín là người đúng đắn….
    Ông Chín nhảy cỡn lên:

    – A hay! Đồng chí định chửi tôi có phải không? Này! này tôi bảo cho mà biết đồng chí chỉ đáng con tôi.

    – Dạ cháu đáng cháu nội ông cũng được!

    – A! Đồng chí định rủa tôi chết sớm đó hả?

    Câu chuyện lằng nhằng như thế đó, cắt đầu này th́ nó lại mọc ra nơi khác. Tôi để cho một lăo già gàn và một nữ sinh bất khuất căi nhau chơi. Ai cũng có lư lẽ vững vàng hết cả. Ông già cứ ôm cái lập trường đầy rong rêu và bón bằng sách vở cũ rích như cái bụi tre ở nông thôn được vun bồi bằng những mớ miểng sành, miểng chén, những ông táo ông ḷ hết xài; c̣n cô nữ văn công viện ra những tin tức mới về t́nh h́nh Cộng Sản quốc tế, từ những “cây cọc màn biết đi” kéo dài đến chủ nghĩa xét lại.

    Tội nghiệp năy giờ anh giao liên nằm im thin thít không nói tiếng nào. Có lẽ anh ta chán ngán v́ những chuyện thế này. Việc hay ho nhất đối với anh ta là làm sao xoi đường cho thủng để cho ḍng người kia khỏi bị ứ đọng lại, nếu không nó sẽ réo ầm lên mà đ̣i gạo đ̣i muối, to hơn cơn suối giận dữ ngày nước lũ.

    Anh giao liên đă ngủ một giấc dài, thức dậy lục đục nấu trà uống. Ông Chín cũng ngồi dậy uống với anh ta.
    Gió rét căm căm. Sau một ngày nóng bức, hơi rừng núi xông lên, vây riết những sinh vật đang ngọ nguậy trong sự bất lực thèm khát và rụi tàn. Ông Chín c̣n trà Chính Xuân hẳn hoi. Ông cất kỹ trong ba-lô không dám uống, bây giờ đem ra th́ nó đă mất hết mùi và lên mốc.

    Tôi nghe có trà th́ cũng mon men lên góp mặt vào buổi trà đàm.
    Anh giao liên này rất trẻ. Anh ta là người Nam Bộ. Tôi nhận ra điều đó , là v́ tôi nghe trong câu chuyện anh ta nói đến một thứ rau mà chắc chắn ở Miền Trung và Miền Tây Nam Bộ mới có: đó là rau dừa.
    Rau dừa là thứ rau mọc ở ruộng nước sâu và vào mùa mưa. Người ta hái cái ngọn non của nó ăn với mắm kho và đặc biết nó có vú, vú nó trắng phau mơn mởn như một loại bông đá và mong manh như bọt xà-pḥng.

    Cái vú rau dừa trắng nổi phêu phêu trên mặt nước gợi cho người ta sự ngon lành của bữa cơm đạm bạc ở đồng quê, đậm đà t́nh quê hương.
    Cho nên khi nghe đến rau dừa, th́ ḷng tôi thực sự rung động. Ở giữa núi rừng làm sao mà t́m được một thứ ǵ quen thuộc của xứ ḿnh. Cho nên tôi hỏi ngay anh giao liên:

    – Anh ở tỉnh nào vậy?

    – Em tên là Mai, quê ở Bạc Liêu.

    – Trời đất, ở xa vậy!

    – Xa th́ xa chứ biêt sao bây giờ?

    – Sao ra đây chi đây?

    – Th́ đi làm cách mạng mà, ở đâu đi không tới?

    – Nhưng tôi muốn hỏi anh v́ lư do nào anh trôi dạt ra tới tận ngoài này?

    – Th́ t́nh nguyện thôi.

    – Lúc này ở trong ḿnh dễ thở không?

    – Dễ thở là mấy năm trước kia, bây giờ th́ khó thở rồi. Trốn trực thăng chạy mệt đứt hơi.

    – Ủa, vậy sao tôi nghe nói chiến thuật “Trực Thăng Vận” bị ta bẻ găy tan tành hết rồi mà?
    Cậu giao liên ph́ cười:

    – Găy ông nội tôi chớ găy! Vô trỏng rồi biết! Có găy gị th́ có!
    Rồi anh ta giải thích cái lư do ly hương của anh ta:

    – Tôi đang công tác ở tỉnh. Ở đó có chuyện ǵ đâu mà làm. Ở không măi tôi cũng chán cho nên tôi đi giăng câu kiếm cá ăn. Cá ở Cà Mau th́ anh phải biết. Câu bao nhiêu cũng có. Ăn cá măi phát chán rồi nấu canh chua chỉ húp nước canh thôi.
    Tưởng xứ nào cũng sướng như xứ ḿnh cho nên nghe lời kêu gọi của cấp trên , em từ giă gia đ́nh cắp nón ra đi với bộ đồ dính da.

    Núi non ở Nam Bộ không có. Cho nên vừa trông thấy núi là chúng em chạy ra leo núi chơi cho thoả thích. Chạy sướng thật, chân ḿnh cứ leo cứ bám trên đá mà bước lên, tuy có mệt nhưng vẫn cứ thích.

    Cậu giao liên tiếp:

    – Chẳng ngờ rằng núi ở xa trông th́ đẹp nhưng muốn nh́n cảnh đẹp phải no bụng. Leo chơi vài lần th́ thích thật, nhưng chỉ leo vài ngày rồi th́ chán. Nhiều đứa ngồi khóc cha khóc mẹ suốt ngày không chịu đi công tác nữa. Nhiều đứa phăng theo đường ṃn ṃ ra đường cái lên xe hơi trở về xứ. Riêng em…ở đây măi rồi, đi đâu cũng khó coi. Bụng làm dạ chịu chớ trách ai!

    Mai thở dài:

    – Bây giờ núi trở thành kẻ thù của em rồi. Em không ghét ǵ bằng ghét núi!


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •