Page 435 of 471 FirstFirst ... 335385425431432433434435436437438439445 ... LastLast
Results 4,341 to 4,350 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4341
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Tôi và ông bạn nhà văn của tôi đang hưởng thú về cuộc sống có vẻ phiêu lưu giang hồ của ḿnh rất là hiện sinh, th́ một hôm, cậu chánh văn pḥng của cơ quan rỉ tai bọn tôi: Này các cậu ăn xài làm sao mà công an nó theo dơi đấy!

    Tôi ngơ ngác không biết họ theo dơi cái ǵ. Cậu chánh văn pḥng cho biết rằng công an theo dơi tụi tôi là ai mà ăn xài tung hê như thế. Tụi tôi đặt nguyên cái bàn thường trực tiệm cơm tám ǵ̣ chả ở phố Huế. Tụi tôi quên rằng các cô mặc bờ-lu trắng toàn là nhân viên công an. Cho nên các cô xem số xe đạp của tụi tôi và biết tụi tôi ở hội nhà văn.
    Cậu chánh văn pḥng phải giải thích cho họ nghe rằng tụi tôi là nhà văn độc thân viết được sách báo rất nhiều mà lại chẳng phải nuôi ai cả, cho nên tiêu xài như thế đó! Kể ra họ theo dơi cũng phải thôi v́ người cán bộ b́nh thựng ăn cơm chỉ 6 hào một ngày mà tụi tôi mỗi đứa ăn 2, 3 đồng một bữa, bảo sao nó không để ư ?…

    Tôi kể xong câu chuyện cho Việt nghe rồi kết luận:

    – Th́ ra người ta không muốn cho ḿnh sung sướng hơn người thường.

    Việt nói:

    – Cái đó không có văn kiện nào nói công khai hết, tuy nhiên,những sự việc đó làm cho ḿnh nghĩ như vậy.

    Việt lại cười và tiếp:

    – Anh in được quyển tiểu thuyết đó rồi anh lấy tiền anh mua nhà, tậu ruộng; không phải là anh phá chánh sách hợp tác hoá nông thôn hay sao? Đảng đang chủ trưởng diệt địa chủ, trấn áp phú nông và kiềm chế trung nông cũ, hướng dẫn trung nông mới đi lên sản xuất tập thể mà anh mua nhà, tậu ruộng như vậy anh là địa chủ rồi!

    Thấy tôi làm thinh, Việt lại nói tiếp:

    – Anh đă thấy trường hợp của nhà văn PT và NCH đó. Cả 2 vị này sau khi xuất bản sách đă mua nhà tậu ruộng. Điều đó gây một luồng dư luận sôi nổi.

    – Trong giới nhà văn đâu có dư luận ǵ xấu?

    – Khô….ông! Trong giới lănh đạo …

    – Văn nghệ?

    – Tôi nghe trong một cuộc họp Hội Đồng Chánh Phủ khi bàn đến đời sống dân chúng, các ổng có đề cập đến sinh hoạt của văn nghệ sĩ. Các ổng bảo là văn nghệ sĩ đang trên đường tư sản hoá. Các ổng nêu trường hợp của nhà văn NQS và anh là những nhà văn trẻ Miền Nam và cho rằng hai nhà văn nầy có sinh hoạt cao nhất ở Miền Bắc, hơn cả thủ tướng và bộ trưởng, v́ hai nhà văn này không vợ con lại viết được nhiều sách, phim v.v… Các ổng bảo rằng đó là một hiện tượng không hay trong sinh hoạt xă hội chủ nghĩa, đại khái là một loại tư sản văn chương…!

    Tôi cười nhạt:

    – Nói vậy chẳng hoá ra trong chế độ xă hội chủ nghĩa của ḿnh cái thiên đường của thế gian trong đó con người sẽ được ăn ngon mặc đẹp, sự sung sướng cá nhân là một điều tối kỵ hay sao?

    Câu chuyện vừa đến đó th́ Thu đến.

    Thu nói ngay:

    – Ở đây có bản, đi đổi đồ ăn được, anh ơi!

    – Ai bảo?- Tôi hỏi ngay.

    – Cậu Chân bảo mà!
    Thu tiếp

    _ Cậu ấy bảo rằng có cả lợn.

    Tôi chợt nhớ ra trong ca cháo lúc năy có mấy miếng thịt lợn.

    Việt thêm vào:

    – Tôi đă biết chuyện đó rồi. Tôi định chờ anh và Thu đến sẽ hợp tác với nhau đi đổi một chuyến, lớp ăn, lớp làm lương khô đi đường.

    – Cậu định bao giờ đi? Đi mau đi mau!

    – Anh đi được à?

    – Tôi phải đi thôi.

    – Tôi trông anh c̣n yếu lắm!

    – Nhưng Thu đau chân, vả lại phụ nữ đi vào bản, có việc ǵ không đối phó được.

    Việt biết ngay ư của tôi là ngăn chặn không cho Thu đi chung với Việt, cho nên y vội vă nói ngay:

    – Nếu anh đi được th́ c̣n ǵ bằng! Vậy Thu ở nhà coi đồ đạc, anh em ḿnh đi, đi ngay đi!

    Việt nhanh nhẩu trở về lều soạn đồ và quay lại với một mớ áo quần trên tay. Việt nói:

    – Tôi định mang bộ đồ bà ba lụa về tới xứ Nam-Kỳ-Cuốc mặc chơi nhưng bây giờ th́ những cái ư tốt như vậy đều nhường chỗ cho thịt heo cả.

    Thu về soạn đồ và mang lại. Tôi cũng đem đồ theo rất nhiều, có thể nói là mang đi hầu hết ba-lô, kể cả đá lửa. Với cái lư thuyết phải ăn mới mạnh, tôi có ư định sẽ đổi tất cả số quần áo này với một giá bất cần để có cái ăn. C̣n cái mặc th́ c̣n cái quần tiều về tới nơi cũng tốt.

    Công việc được quyết định và thực hành chớp nhoáng.

    Thế là hai đứa tôi lên đường, y như là một cuộc phiêu lưu. Tôi và Việt đi vào trạm để hỏi đường đi nước bước.

    Anh trạm trưởng bảo vắn tắt:

    – Các anh cứ đi cặp bờ suối này ngược lên măi, cứ đi măi là đụng bản. Ở cái bản này cũng có nhiều đoàn đi qua đây, ghé lại đổi chác cho nên họ khôn lắm ḿnh khó ḷng gạt họ được như trước đây.

    – Caí áo này đổi được cái ǵ? – Tôi hỏi.

    – Tôi cũng không rơ. Tùy cơ ứng biến thôi, nhưng nên nhớ rằng họ biết hỏi tới đồng hồ Wyler và Printania đấy nhé.

    Rồi chúng tôi đi.


    Còn tiếp ...

  2. #4342
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Thiệt là ghê gớm mà lại buồn cười. Bây giờ nhớ lại tôi c̣n rùng ḿnh. Tôi không c̣n nhớ rơ hồi đó trạng thái sinh lư của ḿnh ra sao mà lại bị lôi cuốn một cách ghê gớm đến thế. Tôi không nhớ ḿnh đang sốt nữa. Nghe đến tiếng heo, gà, thức ăn là tôi cuống cả lên, không giữ được b́nh tĩnh.

    Tôi cần ăn quá. Các bạn chớ cười. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi cần ăn tới mức độ thấy không cần thiết cái ǵ nữa cả.

    Tôi và Việt đi ven theo bờ suối. Nước đổ ào ào. Nước trong như lọc. Những ḥn đá ṃn nhẵn đủ thứ h́nh hài nằm trải dưới chân tôi như những chữ đă gọt giũa của một trang thơ mênh mông.

    Có những quăng cát mịn phẳng lặng trên đó in vài dấu chân người thật đẹp như những dấu chân in trên phiến đá của những truyện thần thoại nào, những dấu chân của một v́ tiên nữ chẳng hạn, nghe chúng tôi đói rét bèn từ trên cảnh tiên bước xuống đây với chiếc b́nh vàng đựng cơm trên tay, sẵn sàng bố thí…

    Tôi rất mừng v́ tôi biết ở đây có sự sống, một cuộc sống hẻo lánh đ́u hiu xa cách với mọi cuộc sống. Vậy mà con người vẫn sống, họ không muốn ai đụng tới. Bất cứ sự đụng chạm nào dù hay ho tới đâu cũng sẽ quấy rầy họ.

    Đây là lần thứ hai sau hơn một tháng lội rừng vượt suối, tôi khao khát hơn bao giờ hết: gặp người! Hôm trước, khi đi bộ hơn tuần lễ, tôi cảm thấy ḿnh lạc lơng vào chốn quá mông lung không biên giới. Bỗng nhiên tôi gặp giữa đường một cục phân heo và nghe tiếng gà gáy.


    Tôi đinh ninh rằng sắp tới xóm làng, sau một thời gian cô đơn, ḿnh sẽ được sưởi ḷng với t́nh người dù những người đó không cùng dân tộc với ḿnh. Nhưng hỡi ơi, càng đi càng thấy ḿnh vẫn đi vào sa mạc.

    Th́ ra cục phân heo là phân heo rừng và tiếng gà gáy kia là tiếng gà…rừng nốt. Tôi thất vọng hoàn toàn nhưng không dám nói ra v́ nếu tỏ ra những điều ḿnh cảm nghĩ về con đường kỳ cục này th́ ít nhất các cô gái sẽ oà lên khóc.

    May sao sau đó ít lâu, chúng tôi lại gặp được một lũ người không rơ dân tộc nào, ngồi ở vệ đường ṃn. Lần đó tôi c̣n ghi khắc trong ḷng tôi như một kỷ niệm vô cùng sâu sắc.

    Chúng tôi đổ dốc. Đến dưới chân dốc, cả đoàn chúng tôi tràn tới vây kín lấy họ, những người đi sau thấy không thể chen chân vào được nên bỏ đi.

    Toán người thiểu số này có lẽ đă từng đổi đồ của khách qua đây, nên họ nh́n đoàn của tôi vây quanh mà họ không bỡ ngỡ. (Ở nhiều nơi, những người thiểu số trông thấy khách là chạy biến vô rừng.) Tất cả phẩm vật của họ đều do một người đàn bà có con mọn và một đứa con gái giữ trong một cái gùi bằng mây.

    Người đàn ông ngồi bên cạnh, trên cái rễ cây đang hút thuốc. Vốn là tay nghiện nên Lâm hỏi anh ta có thuốc không? Anh ta lừ lừ nh́n Lâm. Lâm đưa tay vào miệng bập bập ra dấu. Anh ta gật gật đầu tỏ vẻ hiểu nhu cầu của Lâm.

    Tóc anh ta phủ đến cổ, toàn thân trần trụi đen như một khối than hầm, không chỗ nào trắng hơn chỗ nào. Hai trái tai anh ta, hai cái khoen nứa, to bằng miệng chén chung nong ra mỏng dính như sợi chỉ. Lâm cởi ba-lô ném xuống trước mặt anh ta. Anh ta nh́n Lâm bằng cặp mắt trắng dă rồi có lẽ hiểu rằng người khách này muốn t́m thuốc hút, anh ta vội đưa cái ống điếu cho Lâm. Nh́n cái ống điếu, Lâm xua tay lắc đầu lia lịa.

    Cái ống điếu to bằng cái bắp tay của Lâm. Nó đúng là một cái gốc tầm vông, chỗ nhét thuốc to bằng nắm tay. Toàn bộ chiếc ống điếu nổi nước láng bóng và khi chủ nó cần, nó có thể trở thành vũ khí.

    Thấy Lâm từ chối, anh ta bèn móc ra một mớ thuốc để xuống đất. Lâm nhéo lấy ít sợi đưa lên ngửi. Lâm không nghĩ rằng Lâm có thể hút được thứ thuốc này. Anh ta thọc tay vào túi lấy một nắm khác dồn vào đầu ống điếu rồi cầm lấy một que củi, tưởng là củi thường chẳng ngờ anh ta chỉ gạt qua lớp tro đă thấy ḥn than đỏ rực. Anh ta châm vào đầu điếu và kê mồm vào đuôi điếu, miết vào mà rít. Mắt anh ta dần dần nhắm, rồi nhắm nghiền lại. Má anh ta cóp dần, cóp hẳn vào . Gân cổ anh ta căng lên, khói hai bên mép anh ta tuôn ra cuồn cuộn.

    Một tay anh ta vẫn nâng đầu ống điếu, một tay đưa ḥn than chạy quanh châm lửa cho liều thuốc cháy đều. Bỗng que than tuột ra khỏi tay anh ta, hai tay anh ta gh́ hẳn vào chiếc ống điếu đang run lên với cái đầu đỏ rực như ṃng của con rắn thần. Mồm anh ta vẫn không rời đuôi điếu, má anh ta phùng ra và hóp vào liên tục, càng ngày càng gấp.
    Mũi anh ta thở ra hai ṿi khói cùng một lúc với hai bên mép khói vẫn trào ra. Cả làn khói ấy như bao kín anh ta vào một thế giới kỳ lạ và làm cho người xem sợ rằng máy bay có thể phát hiện mục tiêu. Anh ta vẫn rít liên tục, càng ngày càng nhanh, càng mạnh. Má anh ta hóp hẳn vào, và lần này không phùng ra nữa.”Bậc”! một cái, anh ta ngă quật sang một bên như bị kinh phong giật, nhưng tay vẫn nâng chiếc điếu lên như một dũng sĩ vẫn bám vũ khí trước khi ngă xuống… sa trường và không quên dâng vũ khí lại cho đồng đội.

    Người đàn bà có lẽ đă quen thuộc cái cử chỉ đó, chị ta thản nhiên đưa tay ra, nhận chiếc điếu và đưa lên mồm, hít một hơi dài, một hơi dài nữa, nhấc mồm ra khỏi đuôi điếu, phun khói ra từng làn ngắn, rồi quay lại chúm mồm miết gọn vào đuôi điếu, rít một hơi tưởng không bao giờ dứt, tưởng chừng đôi vú chảy xuống đến rốn của chị ta cũng run lên trong hơi rít ấy.
    Thằng nhỏ bị mẹ bỏ rơi năy giờ tự t́m lấy vú rúc đầu vào ngực mẹ, trong lúc chị ta vẫn như không hay biết ǵ, cứ rít măi, hai tay chị như muốn vặn nát chiếc điếu ra, tóc chị như muốn dựng đứng lên, cặp chân mày xếch ngược lên, và đôi mắt cứ trắng ra như mắt của người sắp nhảy dựng lên mà chết.


    Còn tiếp ...

  3. #4343
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Thu cầm nải chuối cứ nh́n chị trân trối, đợi cho chị tỉnh lại, Thu mới đưa cho chị xem mấy món kim chỉ v.v… Chị gật đầu, chị vồ lấy, chị cầm cây kim với tất cả sự ngạc nhiên thích thú. Chị đưa cây kim lên với tất cả sự cẩn thận mà nh́n. Cả đứa con gái cũng chồm lên nh́n theo mẹ.

    Chị ra dấu bảo Thu xỏ chỉ. Thu làm theo ư chị và trao lại cho chị. Chị cầm lấy sợi chỉ để luồng vào đít kim và rút qua rút lại. Hai mẹ con reo lên v́ cái hiện tượng lạ lùng này.

    Đứa con gái vụt thấy cái kim Tây cài trên túi áo tôi, nó chỉ chỏ vào chiếc kim tỏ ư ham thích. Tôi nh́n thấy trên cổ nó những chiếc kim Tây xâu vào nhau như một sợi dây chuyền.

    Tôi lắc đầu, v́ tôi chỉ c̣n có một chiếc. Tôi thấy xót thương nó quá, tôi mở ba lô lấy cho nó một sợi dây chuyền vàng. Đứa con gái reo lên, vồ lấy, nó đặt sợi dây chuyền trên ḷng bàn tay rồi lại sang qua bàn tay kia. Mẹ nó chụp lấy đưa lên tận mắt. Hai mẹ con nói líu lo những câu ǵ không hiểu. Thằng bé con rời vú mẹ quay mặt ra, quơ quơ tay với lấy.
    Người đàn ông như bị đánh thức dậy bởi những tiếng reo ngạc nhiên vừa rồi. Anh ta ngồi bật dậy và dán mặt vào sợi dây chuyền, anh ta cầm lên tay, để cho sợi dây chảy dài xuống, giơ nó lên cao quá đầu và niểng đầu qua mà nh́n lên. Đoạn anh ta quàng sợi dây chuyền vào cổ đứa con gái. Cả ba cùng nh́n cái vật màu vàng lấp lánh kia và dù chẳng hiểu ǵ về giá trị của nó, họ vẫn cười, nụ cười vừa sung sướng vừa ngỡ ngàng…

    Người đàn ông trỏ cả gùi chuối chín, sắn và gùi thuốc của anh ta, tỏ vẻ ưng thuận đổi cả những thứ ấy với sợi dây chuyền vàng.

    Chúng tôi chia nhau kẻ mang, người xách. Xong lại ra đi như vừa thu một món chiến lợi phẩm khổng lồ. Đi đă xa mà tôi c̣n ngoảnh lại, tôi muốn nh́n lại những nụ cười của những người rừng.

    Tôi vừa bóc vỏ một khúc sắn, đưa lên miệng nhai rau ráu và nói:

    – Sở dĩ ḿnh biết cái mánh khoé là do một ông bạn từ trong Nam mới ra kể laị. Chậc! Ḿnh tàn nhẫn thật. Đồ giả đem đổi lấy đồ thiệt của người ta. Vậy mà ăn ngon lành!

    – Nhưng họ vẫn vui ḷng! Điều quan trọng nhất là không ai ép buộc ai. – Lâm đáp và lại bóc vỏ một quả chuối, đưa lên miệng cắn nhai ngồm ngoàm.

    Lâm suưt phun ra. Chuối toàn là hột và cay như có lẫn hạt tiêu, nhưng Lâm vui vẻ : nuốt cả không được th́ ta nhai nuốt lấy cái nước. Dù sao cũng là vitamin C.
    Lâm đang đi bỗng rẽ sang một bên. Lâm kêu to lên:

    – Quăng xuống cho ḿnh một nhánh với!

    Tôi rẽ vào, thấy một cậu đang leo lên cây bứa và hái những lá non. Lâm không nói không rằng, cởi ba-lô ném xuống đất và leo một mạch lên cây. Rắc rắc rào rào. Lâm bẻ lia lịa quăng xuống đất:

    – Tha hồ chiều nay nấu chua nêm bột ngọt!

    – Nữa thôi?

    – C̣n khả năng th́ cứ bẻ! Mai ăn!

    Lại rắc rắc rào rào. Lâm leo chót vót ngọn cây, bẻ trụi hết những tược non quăng xuống. Lâm nói:

    – Một cái đọt bứa này có thể giúp ta qua cả một băi sa mạc.

    Rồi chúng tôi lại đi. Tôi vừa đi vừa nhớ cặp vợ chồng anh thiểu số với sợi dây chuyền vàng giả. Tôi tự hỏi: Trang điểm với ai ở giữa rừng này?

    Phải chăng con người trong lúc vươn lên muốn trang điểm cho ḿnh một bộ mặt thật đẹp đẽ để hănh diện vói cỏ cây, nhiều khi chỉ bằng đồ trang sức giả hoặc đồ trang sức giả mà họ không biết. Để đạt được mục đích này họ dùng tất cả những thủ đoạn, kể cả sự chế tạo ra những lư thuyết, những tà thuyết – và họ dùng những thuyết đó như những đồ nữ trang…

    Bỗng nhiên tôi sực nhớ ở ngoài miền Xă Hội Chủ Nghĩa có một cặp vợ chồng bất đồng quan điểm trong cuộc sống. Bà vợ công tác trong cơ quan, nhưng anh chồng thấy chị vợ không “tiến bộ” nghĩa là chưa vô đảng. Một hôm anh chồng trong canh khuya gà gáy mới rỉ tai chị vợ rằng:

    _ Sao măi mà chưa thấy em được “chiếu cố”? (!)

    Chị vợ đáp:

    _ Em thấy không cần thiết!

    Anh chồng hơi bực ḿnh, nhưng dù sao cũng không thể trấn áp được cô nàng v́ đó đâu phải là kẻ phản động, hơn nữa, đó lại là … nàng!

    Nàng nói tiếp:

    – Anh đừng tưởng ai cũng thích vào đảng!

    Tóm tắt câu chuyện là vậy. Có lẽ câu chuyện này nên được viết ra và xuất bản bằng tất cả ngôn ngữ trên thế giới và điều cần yếu nhất là các vị chủ tịch Đảng nên đọc!

    V́ thế cho nên trước khi có ư định giải phóng Miền Nam th́ những người bày đặt ra cái chuyện đó phải tự hỏi ḿnh: “Miền Nam có cần giải phóng không?”
    Giải phóng xong họ sẽ mang đến Miền Nam những ǵ, nếu không là phiếu đường, phiếu vải, nếu không là những cuộc họp liên miên và những nghị quyết, những chỉ thị như những cái nơm sắt chụp vào đầu thiên hạ, nếu không là một cuộc cải cách ruộng đất tái diễn mà kết quả không có ǵ khác hơn là một cuộc sửa sai, sửa những sai lầm không đời nào sửa được . Các vị ấy đă thua và sẽ thua trận v́ bệnh chủ quan. Đó là điều chủ yếu!



    Còn tiếp ...

  4. #4344
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Đang đi bỗng tôi dừng lại lắng tai nghe. Cái ǵ h́nh như có tiếng người rên rỉ. Tôi lắng tai nghe kỹ lại rồi nói với Việt:

    – Có tiếng người thật cậu ạ!

    – Sao tôi không nghe ǵ hết?

    – Đấy …. Cậu phải lắng tai thật kỹ.

    – À…à…!

    – Có lẽ một người bị thương hay bị nạn ǵ đó.

    Tiếng rên bỗng to lên. H́nh như nạn nhân nghe chúng tôi bàn tán với nhau nên kêu to lên để cầu cứu.

    Tôi nói:

    – Ḿnh đi vào hướng này chừng vài bước th́ sẽ thấy ngay.

    Nói xong tôi bước về hướng có tiếng rên. Việt bảo:

    – Thây kệ nó anh, làm quái ǵ cho mệt!

    – Coi có ai bị thương, bị nạn, ḿnh cứu dùm! Trên đường này toàn là anh em ḿnh chớ ai vô đây!

    Nghe tôi nói, Việt bèn đi theo tôi – Quả thật chỉ cách bờ suối vài mươi bước có một cái cũi phủ đầy lá, mới nh́n tôi ngỡ rằng đó là cái chuồng lợn. Tiếng người rên rỉ trong cái cũi ấy phát ra làm cho tôi sửng sốt. Sao lại có chuyện kỳ cục vậy? Tôi bước tới và nhanh tay giở một cành lá nom sát vào song cũi. Tối om, không thấy ǵ hết chỉ thấy hai chấm sáng phản chiếu về phía tôi, làm cho tôi hơi ái ngại. Tôi lùi lại, th́ trong cái bóng mờ mờ đó thấy có sự cử động. Tôi giở tung một cành lá lên, th́ trời ơi… đúng là một con người …một thằng người đă hoá thành con vật, hay con vật đang hóa ra người? Hắn ch́a tay ra xin tôi nhưng không rơ hắn muốn xin ǵ. Tôi định thần nh́n kỹ. Và Việt reo lên:

    – Mỹ! Mỹ anh ạ!

    – Hả… cái ǵ?

    – Thằng Mỹ mà.

    – Thế hả… ờ ờ…

    – Anh xem mặt mũi râu ria nó ḱa …há há…. Mẹ kiếp sao lại chui gọn vào cái cũi này mà nằm vậy?

    Hắn nằm trong một cái cũi trông như một con dă nhơn, tay chân dài lơng thơng, lông lá rậm ŕ. Hắn lại ch́a tay ra xin. Nhưng chúng tôi có cái ǵ đâu mà cho hắn !!
    Việt hỏi:

    – Anh có biết tiếng Mỹ không, nói với nó vài câu xem tại sao nó lại vô nằm nghỉ mát ở đó vậy?

    Tôi bèn ngẫm nghĩ một lúc rồi lục soát lại trong trí tôi lôi ra mấy câu tiếng Ăng-Lê mà tôi đă bỏ lấp trong bụi bặm thời gian mấy chục năm qua…

    – Sao anh nằm đây? Anh tên ǵ?

    Nhưng tên Mỹ kia chỉ nhóp nhép miệng thôi, hắn nói không ra tiếng. Thiệt là khó xử cho bọn tôi. Làm ǵ bây giờ? Cứu hắn ư? hay đi báo cho anh trạm trưởng?

    Chắc chắn có một người nào đó đă bắt được hắn và đă ban cho hắn cuộc sống “vui vẻ” thế này.


    Còn tiếp ...

  5. #4345
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Thật t́nh tôi không thêm không bớt. Cái cũi nhốt hắn chẳng khác cái chuồng lợn. Những chấn song to bằng cái cột nhà. Cái nắp chuồng làm bằng những thân cây to hơn và cái chân phải của hắn bị xích vào một gốc cây sống mà người ta dùng làm 1 trong 4 cái cái trụ chuồng. Nếu không bị xích, tên Mỹ kia cũng không thể tung ra nỗi v́ cái khối lượng gỗ trên đầu hắn quá nặng, so với sức lực cùng kiệt của hắn.

    Tôi nói với Việt:

    – Về cho anh trạm trưởng hay đi.

    – Làm quái ǵ! Kệ nó anh ạ! Hơi nào mà nhân đạo.

    – Làm thế này coi kỳ quá. Ai lại đối xử với tù binh như vậy.

    – Ở cái xứ rừng này mà…

    – Rừng th́ rừng, cũng phải văn minh một tí chứ.

    – Anh toàn lo những việc bao đồng .
    Nói xong Việt lôi tôi đi. Tôi c̣n dùng dằng nửa ở nửa đi th́ có tiếng người đi tới rồi tiếng gắt gỏng:

    – Ai đó?

    – Tôi.. tôi đây!

    Tiếng chân dẫm trên nhánh khô nghe răng rắc có vẻ hấp tấp lắm

    – Ai? … Tới thả thằng Mỹ hả?

    – Không, tôi coi thôi mà!

    Tôi vừa dứt th́ anh trạm trưởng ló mặt tới:

    – Ủa sao không đi đổi thịt đi?

    – Thấy chuyện lạ, tôi mới ghé đây xem.

    Tôi vừa nói vừa nh́n anh trạm trưởng. Tay anh xách một cái gà-mên và mấy món chi chi khác.
    Tôi nghĩ thầm chắc anh ta đem thức ăn cho thằng Mỹ, phải vậy mới được chứ. Dù nó là kẻ thù nhưng bây giờ nó ở trong tay ḿnh rồi, ḿnh phải đối xử tử tế với nó.
    Anh trạm trưởng nói ngay:

    -Anh xem ngộ không? Khà khà….

    Tôi được nghe anh trạm trưởng kể lại về tên Mỹ này và lư do tại sao hắn phải chịu sự trừng phạt như sau:

    – Một hôm hai anh chiến sĩ từ quân y về đơn vị đi ngang qua trảng, ở gần đây có một cái trảng lớn lắm. Cả một vùng đất rộng, không có cây mọc. Nó trọc lóc như sân bay vậy. Mà thật, máy bay trực thăng đáp xuống đó nó bắt anh em ḿnh luôn. Bởi vậy cho nên người ta ngán, không dám băng qua cái trảng đó. Mà nếu không đi băng qua trảng th́ phải đi ṿng. Thay v́ mất một tiếng đồng hồ, đi ṿng phải mất 3 tiếng.

    Thế cho nên hai anh em thương binh mới bàn nhau là băng qua trảng cho khoẻ. Bệnh mới ra viện mà! Thế là hai anh em rủ nhau đi. Xin nói thêm là hai anh có mang cả súng theo. Quả thật cái ǵ ḿnh sợ th́ thường hay xảy đến cho ḿnh.

    Hai anh đi được một phần trảng th́ có tiếng máy bay. Mà ở đây máy bay trực thăng độc lắm anh ơi! Nó qua trảng trống th́ nó bay rất chậm và bay sát mặt đất để xem hể có người th́ đáp xuống ngay. Trời đất! Nó bắt người ta như diều xớt gà vậy anh ơi! Nó bắt người ta luôn. Có lần nó xớt một cô y tá.

    Ăn quen cho nên chồn đèn mắc bẫy, anh cũng rơ là khi người ta thuộc quy luật thi người ta t́m cách đối phó chớ! Dại ǵ để cho nó chơi măi.

    Hai anh thương binh lính quưnh không biết làm thế nào, v́ bốn phía đều không có lấy một cái bóng cây để núp, mà chiếc trực thăng đă tới nơi rồi. Một anh nhanh trí bèn rút khăn ra vẫy vẫy. C̣n anh kia th́ giấu súng trong bụi cỏ và ngồi chờ. Quả thật trực thăng thấy khăn trắng th́ tưởng có người muốn về chơi bên xứ Mỹ với hắn cho nên đáp xuống ngay không chút ngần ngại. Một tên Mỹ nhảy xuống… chưa kịp làm ǵ th́ đoành đoành… Anh chiến sĩ kia giương súng bắn máy bay. Thằng phi công hoảng quá bèn cất cánh lên, bỏ thằng này lại.

    Bỏ mẹ rồi, nó bay lên đâu dám bắn xuống bởi v́ nó sợ trúng cái thằng ở dưới này. Nó bay thẳng về báo cáo. Chập sau chúng nó kéo nhau trở lại hàng đàn nhưng không c̣n ai hết!

    Thế là tham th́ thâm. Muốn bắt người ta, chẳng dè bị người ta bắt. Cuối cùng th́ tôi phải nuôi báo cô cái thằng ôn dịch này.

    – Là v́..

    Anh trạm trưởng kể tiếp – hai anh thương binh kia giải nó về đơn vị, dọc đường trong lúc nghỉ trưa, nó đă giật súng AK và đập một anh suưt bể đầu, bây giờ loạn thần kinh không chữa được. Hai anh đều chủ quan v́ thấy thằng Mỹ hiền lành quá, bảo cái ǵ cũng làm theo, cho nên hai anh không trói nó lại. May mà nó không biết bắn AK, chứ nếu nó biết bắn th́ chết cả rồi. Và bây giờ nó nằm ở đây!

    Để đáp lại tấm thạnh t́nh của ông Mỹ, đơn vị của hai anh chiến sĩ kia đă làm cái cũi này… Sau khi đă giă cho mềm xương, họ mới tống vào đây và giao cho tôi … kh́ … kh́…. Họ c̣n giao cho tôi một ít gạo và bảo cho nó ăn vừa đủ sống, lại c̣n bảo tôi lâu lâu nhớ xối cho nó vài thùng nước cho nó tắm. Đó, nó cứ tắm theo kiểu đó cho nên quần áo mục hết c̣n ḿnh mẩy th́ ra thế đó!


    Còn tiếp ...

  6. #4346
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Anh trạm trưởng nói tiếp, giọng anh rất thản nhiên trước những cực h́nh mà thằng Mỹ chịu đựng. Anh ta cười khoái chí:

    – Tôi như lũ sơn thần thổ địa trong Phong Kiếm Xuân Thu vậy, anh nhớ không?

    – Ờ.. ờ… trong Phong Kiếm Xuân Thu…

    – Anh nhớ cái hồi Tôn Hành Giả bị Phật tổ nhốt nằm dưới Ngũ Hành Sơn không ? Hàng ngày sơn thần thổ địa vâng lệnh Phật tổ đem đá cục tới cho ăn và đem nước suối đến cho y uống …đó!

    – À, tôi nhớ ra rồi!

    – Tôi bây giờ cũng vậy .

    Anh trạm trưởng vui vẻ tiếp:

    _ Ngày nào tôi cũng mang cơm tới cho nó ăn đủ sức để ngo ngoe thôi, đừng để nó chết. Đại khái là như vậy. Kể cũng vui vui, nhưng tôi không dám cho anh biết v́ anh làm văn nghệ mà, anh biết được th́ anh về anh làm văn, anh nói lung tung ra ảnh hưởng không tốt.

    Tôi cười:

    – Bây giờ tôi biết rồi th́ làm sao?

    – Tùy anh! Anh cứ nói cho đúng lập trường th́ thôi!

    Rồi anh giao liên lấy cơm trong gà-mên ra cho tên Mỹ ăn. Trông thiệt thảm hại hết sức, tôi không dám nh́n. Anh trạm trưởng ném vắt cơm vào trong củi. Thằng Mỹ vội chụp lấy, không cần xem đó là vật ǵ, đút vào mồm nhai ngấu nghiến và thau láu cặp mắt nh́n bọn tôi. Anh trạm trưởng cắt nghĩa:

    – Nó ăn như vậy hơn hai tháng rồi đó. Không hiểu các chả nuôi nó làm ǵ, đem mà “bụp” cho rồi cho khoẻ cái thân nó. Trước sau ǵ cũng phải chầu trời mà, nhưng các chả muốn hành tội nó để trả thù, cho nó nếm đủ mọi cực h́nh giữa cái Trường Sơn này, chớ nếu cho nó chết ngay th́ nó sướng hơn ḿnh hay sao?

    Tôi hỏi tên của tên Mỹ lần nữa, nhưng hắn không đáp. Có lẽ hắn quên mất đi tên tuổi của hắn, hay hắn không muốn xưng hô ra làm ǵ.

    Tên Mỹ ăn cơm xong hồi lâu nhưng anh trạm trưởng cứ dần dà không cho hắn uống nước. Anh trạm trưởng nói:

    – Lâu lâu các cha trong đơn vị ra đây. Ối chao! Đó là ngày xấu nhất của hắn. Các cha làm đủ thứ tṛ. Nào là đem cơm ra ăn trước mặt hắn, nào hút thuốc phà khói vào cũi v.v… Thằng này ghiền tợn lắm đồng chí ạ! Nghe khói thuốc là tỉnh dậy ngay. Các chả chơi ác lắm, các chả cho nó điếu thuốc mà không bao giờ cho lửa. Nó cứ cầm trên tay hoài nhưng không biết làm sao hút. Rốt cuộc nó bỏ vào mồm nhai ngấu nghiến và nuốt luôn.

    Có lẽ muốn được xem lại cái cử chỉ đó tái diễn Việt bèn móc thuốc cuộn thành điếu rồi đưa cho hắn. Việt vừa tḥ tay qua song củi th́ hắn chộp lấy ngay. Hắn đưa lên mũi hít hít, cặp mắt hắn sáng lên như cặp mắt của người mới chết được hồi sinh.

    Việt lại móc thuốc châm lửa hút. Tôi không thể chịu nổi cái tṛ chơi như vậy, tôi bảo:

    -Cho nó tí lửa đi, tội nghiệp nó! Không biết con cái nhà ai vậy?

    Tự nhiên tôi đâm ra thương thằng này. Không biết cha mẹ nó ở đâu, giờ này có hay con ḿnh đang lâm đại nạn…
    Chắc chắn thằng này sẽ chết nay mai. Cái chết là đă đành rồi, nhưng c̣n cha mẹ nó? Ai mà báo tin?

    Anh trạm trưởng đi ngoài suối một chốc rồi trở vào với một thùng nước trên tay. Anh cầm thùng nước xối ào lên đầu thằng Mỹ. Thằng này vừa sợ lại vừa mừng. Hắn ngữa hai bàn tay ra hứng lấy và cho vào mồm nuốt ừng ực. Anh trạm trưởng giải thích:

    – Vừa tắm vừa cho nó uống nước luôn.

    Tôi đột nhiên nghĩ đến tôi. Ḿnh có hơn ǵ nó? Chỉ khác với nó là ḿnh không bị nhốt trong cũi mà thôi.

    Hai đứa tiếp tục đi đổi thức ăn. Loài người xâu xé nhau đổ máu chỉ v́ ăn. Mới nói qua, nghe hơi thô lỗ nhưng suy cho kỹ quả là đúng như thế. Cái món ăn có khi là một quốc gia, một cái nhà máy, một đồn điền, hay thật sự chỉ là nắm cơm, một mẩu thịt.

    Phải chăng dưới mắt một số người, Miền Nam của Tổ Quốc ta là một miếng ăn, một mâm cỗ , người th́ muốn giữ, người th́ muốn giật lấy tọng vào mồm. Thằng Mỹ kia và tôi đây là nạn nhân thảm khốc của sự tranh giành ấy. Máu đổ ra, người chết vô lư, nhưng ai cũng có lư của ḿnh, cho nên hằng mấy chục năm, người vẫn chết, máu vẫn đổ, không ai ngăn được, không ai chịu ai!

    Việt cười thích thú v́ cái tṛ cho thuốc hút mà không cho lửa của anh ta, c̣n tôi th́ càng nghĩ càng buồn.

    Miền Nam ta quả là mâm cỗ ngon lành. Những kẻ lôi thôi lếch thếch vác súng đeo gươm đi trên đường này chịu nắng mưa mang bệnh mang tật là để chiếm cho được cái mâm cỗ kia theo ư định của một số người. C̣n thằng Mỹ kia ở phương trời nào không biết, dẫn xác đến đây là để giữ cái mâm cỗ kia, cũng theo ư định của một số người. Mâm cỗ quá to nên người tranh cũng đông mà người giữ cũng đông.

    Cái xă hội loài người trên dăy Trường Sơn này bị ném vào một sự hèn mạt tột cùng của vật chất. Họ chỉ nghĩ tới ăn. Không nên trách cứ, chê bai, khinh bỉ họ, bởi v́ ai sa vào cảnh của họ th́ cũng sẽ như họ mà thôi. Chắc chắn như thế! Chắc chắn!



    U1588929
    09 Nov 1966, Vietnam --- An emaciated 23 year old Vietnamese man is examined by a doctor with the U.S. 101st Airborne Division after he and 10 others were liberated from a Viet Cong prison camp. The 101st Airborne's 327th infantry freed the prisoners in September 1966.


    Còn tiếp ...

  7. #4347
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Cuối cùng, chúng tôi đi đến một chỗ quanh của con suối bên một hốc rễ cây. Tôi nh́n thấy những trái bầu khô xếp bên cạnh nhau rất thứ tự. Đó là những quả bầu đựng nước suối, miệng quả bầu nhét nút bằng một loại lá cây cuộn tṛn. Bên cạnh quả bầu này là một cái hố con đào trên bờ cát. Nước suối thấm vào đấy và được lọc ra những lớp cát, trở thành nước uống.

    Chúng tôi đang lom khom quan sát những quả bầu th́ có tiếng chân người.
    Tôi quay ra th́ thấy một người Mọi trần truồng như nhộng, khi nh́n kỹ th́ thấy anh ta có choàng một cái khố đơn sơ tiệp hẳn với màu da của anh ta.
    Tôi biết rằng ḿnh đă gặp đối tượng rồi.

    Tôi vung tất cả quần áo khăn khíu lên và run run vẫy vẫy. Người Mọi trố mắt ra nh́n, với vẻ ngạc nhiên thèm muốn hậm hực lạ kỳ.
    Anh ta xáp lại gần tôi rồi không chút ngần ngại, anh ta cầm lấy một cái áo nâng lên tận mũi hít hít.

    Tôi tỏ vẻ muốn vào tận buôn của anh ta để đổi đồ nhiều hơn bằng cách vung mớ đồ đạc lên và trỏ vào cái mồm mà nhai với hai hàm răng trống trơn.
    Anh Mọi đi phía trước. Bọn tôi đi theo sau. Anh ta tỏ vẻ ưng chịu một cách tự nguyện. Có lẽ anh ta cũng đang thèm muốn những món đồ này.
    Anh ta vừa đi, chốc chốc quay lại nh́n với cặp mắt biểu lộ sự tốt bụng hể hả, không chút nghi ngờ. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh ta bắt gặp những món đồ kỳ lạ này.

    Tôi bảo Việt:

    – Cậu có ngại ǵ không?

    – Không! Ngại cái ǵ chớ?

    – Tôi cũng không ngại, nhưng phải đề pḥng.

    – Đề pḥng cái ǵ chớ?

    – Biết đâu đấy!

    – Biết đâu cái khỉ ǵ. Ḿnh đến đây đổi đồ của nó, chứ ḿnh có giật của nó đâu?

    – Ḿnh không giật của ai, chuyện đó đă đành nhưng ngộ người ta giật của ḿnh th́ sao?

    Việt dẫy nảy :

    – Hừm! Tầm bậy!

    – Sao tầm bậy?

    Việt im lặng, không có câu trả lời. Tôi tiếp:

    – Nhất là ở trong vùng hoang này, không có chính quyền. Ai can thiệp được?

    Tôi biết Việt hơi chùn bước nhưng Việt làm ra vẻ mạnh dạn. Việt nói:

    – Tôi đoán chắc tụi nó ngán ḿnh lắm. V́ ḿnh đường đường thế này mà.

    – Đường đường một con ma sốt rét phải không?

    Hai đứa lặng lẽ đi trên bờ suối cát trắng, cát vàng từng mảng, từng vùng có lúc cũng nên thơ, nhưng rồi sự lo sợ đắn đo làm cho tứ thơ vụt bay đi hết. Tôi trỏ con dao rừng đeo lủng lẳng bên hông anh Mọi mà nói với Việt:

    – Con dao đó với cái cổ ḿnh gần lắm.

    – Anh chỉ việc nói gở !

    – Kh́… kh́…

    Tôi cũng hơi ân hận v́ đă gợi lên những điều mà chính ḿnh cũng sợ. Thà giữ nó trong ḷng.
    Tôi càng tức giận hơn cái anh cán bộ trung ương nói chuyện trên trời dưới đất. Nói mười chuyện chưa nghe được một, c̣n chín chuyện kia th́ sai hết đủ vừa chin. Nhập vào đường Trường Sơn này, chúng tôi giống in như là những con kiến bị ném vào một cái chảo nước, mạ̣nh con nào con ấy bơi, bơi tới đâu th́ tới, càng bơi th́ nghe nước càng nóng, và cuối cùng theo qui luật của chảo nước trên lửa là nước sôi. Nước sôi đối với một lũ kiến!

    Một thứ tổ chức vô tổ chức, một sự phản khoa học, phản t́nh cảm của con người, xem mạng người không bằng mạng kiến.

    Thà rằng ḿnh đi vào một cuộc phiêu lưu mà ḿnh biết trước rằng đó là cuộc phiêu lưu. Thà rằng ḿnh như cái lá trôi theo ḍng, mà ḿnh biết trước thân phận ḿnh như cái lá ấy, nước trôi tới đâu th́ trôi, thà như thế mà ḿnh vui ḷng. C̣n đằng này cái ǵ nói ra nghe cũng chắc như đinh đóng cột nhà , vậy mà khi đi ra rồi th́ không có cái đinh nào đóng cột nào cả.

    Hành quân chiến đấu ǵ kỳ cục vậy? Giống y như là chuyện chơi, chuyện bời, chuyện hài, chuyện huớc.


    Còn tiếp ...

  8. #4348
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Đang đi mà cứ nghĩ chuyện lung tung th́ cũng đỡ lo.

    Anh người Mọi đi lóm thóm trước mặt tôi, lưng anh ta hơi c̣ng đầu bổ tới, hai cái chân gầy như hai que củi và thanh dao rừng đeo bên hông cứ gơ vào cái đít gùi đeo trên lưng như một thứ nhịp trường canh cho anh ta đều bước.

    Đang đi bỗng anh ta quay lại:

    – Ớ … ớ…. – Anh ta chỉ vào thắt lưng của tôi.

    Tôi không hiểu việc ǵ. Tôi rợn người. Tôi nghĩ là anh ta chỉ vào con dao găm của tôi. Cha chả! Muốn ǵ mà anh ta chỉ vào con dao găm, con dao mà có lần tôi đă tŕnh diện với độc giả. Nhưng dầu sao nó cũng là cái dao găm.

    Tôi nh́n trong đôi mắt anh Mọi. Một tia sáng kỳ quặc ánh lên báo hiệu điềm chẳng lành. Trong lúc anh ta chưa có thêm cử động nào th́ tôi rút con dao găm ra cầm tay, thủ thế.

    Nhưng anh ta đă sờ lấy chiếc thắt lưng của tôi mà rên rỉ, như tiếng kêu rên của một con vật bị tử thương. Tôi càng sợ hăi. Có lẽ anh Mọi này c̣n mang trong ḿnh mối quốc thù của một dân tộc ly tan và không quên mối thù nước đó.
    Họ không thể nào rửa hận cho non sông của họ th́ họ thoả măn cá nhân họ: giết vài người Việt Nam trong cái dịp may hiếm có này!

    V́ vậy cho nên tôi càng thấy anh Mọi dẫn đường vui vẻ bao nhiêu tôi càng ái ngại bấy nhiêu. Tôi cứ nghĩ rằng anh ta lừa chúng tôi vào một cái bẫy mà đến lúc này dù có muốn thoát cũng khó.
    Có thể bọn Mọi cắt cổ tế sống chúng tôi trong một buổi lửa trại huy hoàng để rửa hận cho đất nước chúng. Chúng sẽ nhảy múa suốt sáng bên xác hai thằng Việt Nam.

    Đột nhiên tôi bảo Việt:

    – Quay lại cậu à!

    – Sao?

    – Tớ ớn quá, linh tính báo trước thế nào ấy.

    – Linh quái ǵ, đói bỏ mẹ rồi c̣n linh với tính.

    – Nếu có chuyện ǵ xảy ra th́ sao?

    – Chết là cùng!

    – Lư sự cùn thế!

    – Chớ anh muốn làm sao? Rút lui à? Muộn rồi!

    Tôi thở dài. Quả thật hai đứa đă đi quá xa trạm, kêu sao thấu được? Thôi đành nhắm mắt đưa chân.
    Đă thấy những mẩu lá giống như rau muống, những ống nứa đen thui dùng nấu cơm nếp và những cái xương c̣n dính thịt vương vải ở ven bờ suối.

    Người Moị bản xứ kêu ré lên. Anh ta giơ cánh tay khẳng khiu lên run run và thét những câu không rơ nghĩa ǵ. Tôi có cảm giác hắn như một tướng cường sơn gào thét ra lệnh với lâu la.

    Người ta ào ào chạy tới, mang theo cùng với họ mùi hôi tanh của những cái khố lâu năm không giặt, những thân h́nh nhớp nhúa, bệnh tật đến đổi ruồi nhặng cũng không đậu vào.


    Còn tiếp ...

  9. #4349
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....


    Họ không ngần ngại xáp lại gần bên tôi và Việt, giật ngay những món hàng trên tay tôi. Tôi không chần chờ giương những món hàng lên vai lên ngực tôi. Nói tóm lại chúng tôi trở thành những con man- nơ- canh (mannequin) sống, quơ múa mặt hàng khêu gợi khách: những cái quần, cái áo lụa Hà Đông, những chiếc áo cổ vuông, những bộ đồ kaki c̣n mới nguyên, những cái khăn sọc rằn kiểu Nam Bộ….

    Họ cầm lấy ướm thử vào ḿnh một cách khoái trá, tự nhiên, như trong đời họ chưa từng thấy những vật này bao giờ.
    Một chị đàn bà tay bế con, quơ lấy cái áo lụa trên vai tôi phất lên người chị. Có lẽ chị chưa biết xỏ tay vào áo bao giờ. Chị kêu lên the thé, tỏ vẻ ngạc nhiên thích thú đến cực độ.

    Tôi nh́n chiếc áo lụa phủ trên vai chị mà xót xa. Da của chị là một sự tương phản tàn nhẫn đối với màu lụa Hà Đông mịn màng.

    Người đàn bà gọi ngay đàn gà của ḿnh lại. Chúng chạy nhảy dưới sàn nhà. Một con gà mẹ đang xù lông lên gọi đàn con đang chạy chung quanh nhà kiếm ăn.
    Lâu quá tôi không trông thấy cảnh gà mẹ túc gọi gà con xúm xít, mổ thóc trên sân. Chúng tôi đang đi trên con đường dẫn chúng tôi vào sự man rợ.

    Bỗng anh Mọi khi năy nhảy xổ đến nắm lấy thắt lưng tôi vừa kêu lên:…Ù ơ ơ…ư….ư vừa ra dấu.
    Tôi không rơ anh ta muốn nói ǵ chỉ biết anh ta thèm sợi thắt lưng của tôi để đeo con dao rừng.

    Tôi suy nghĩ mất một phút. Cái thắt lưng này là một loại hàng chiến lược vô cùng quan trọng. Chung quanh nó bám đầy những hàng chiến lược khác như: vải che mưa, bông băng pḥng khi bị thương, dao găm, cây rút dép. Nhiều người đeo cả bi- đông vào đấy v.v… . Không có thắt lưng th́ đeo các thứ đó vào đâu?

    Ví dụ như trời mưa bất ngờ th́ vải mủ đấy, lấy ra mà choàng. Dép sút bất ngờ th́ cây rút dép lấy ra mà xỏ vào mà đi ngay.

    Và c̣n một tác dụng lớn nhất là…khi đói th́ uống nước suối và thắt lưng buộc bụng lại mà đi!

    Ấy vậy mà tôi phải gật đầu đồng ư đổi chiếc thắt lưng cho anh Mọi.
    Tôi mở ra ngay. Tôi thấy những khó khăn hiện ra trước mắt khi không có cái thắt lưng, nhưng cái thắt lưng đẻ ra bao nhiêu là thịt thà, cơm gạo. Những cái này th́ cần thiết hơn cả những ǵ ǵ cao quư nữa kia chứ đừng nói là cái thắt lưng.

    Cho nên tôi trao cái vật quư đó cho anh Mọi một cách khá tự nguyện. Anh ta nịt ngay và buộc chiếc dao rừng vào đấy, rồi vừa đi, anh vừa ngắm con dao đong đưa bên hông có vẻ hào hứng lắm.

    Bỗng Việt vỗ vai tôi:

    – Ḿnh làm một con cầy đi anh!

    – Cầy gi?

    – Cầy chớ cầy ǵ!

    Tôi ngẩn người ra một lúc mới nhớ lại cái tiếng quen thuộc đó. “Cầy”! Tôi gật đầu. Việt chỉ cho tôi xem một trự mặc “com- lê” đen mướt dưới sàn nhà. Tôi thích quá! Tất cả các món nấu tuyệt ngon trong cái bếp thịt cầy bốc lên mũi tôi.

    Chú Mực vẫn nằm im nh́n chúng tôi không tỏ vẻ ngạc nhiên.

    Việt vỗ vai anh Mọi và trỏ vào con Mực.

    – Đổi cái đó nghe!

    Anh ta đang ngắm nghía sợi thắt lưng với cái “búc” bằng đồng sáng loáng và tự ngắm nghía bộ tịch của ḿnh khi được mang sợi thắt lưng ấy. Thấy anh Việt trỏ con chó, anh ta gật ngay, ú ớ mấy tiếng và cười khoe hàm răng dưới vàng ệch khói thuốc c̣n hàm răng trên th́ cưa mài đến sát nướu.

    Tôi có kinh nghiệm, khi đổi đồ với họ, họ đ̣i món ǵ ḿnh chịu món ấy th́ ḿnh đ̣i lại món ǵ của họ cũng được. Ví dụ như sợi thắt lưng có đáng giá là bao nhưng ḿnh có thể đổi bắt con chó. C̣n nếu họ không thích th́ dù ḿnh cho cả bộ đồ ḿnh vẫn không lấy được của họ một trái chuối.

    Anh Mọi hăm hở vào nhà rồi trở ra với một vắt cơm trên tay. Anh ném vắt cơm xuống đất, vẫy tay gọi con chó lại. Con chó ngây thơ men đến bên vắt cơm giữa tiếng cười khúc khích của đám người.

    Con chó vửa dí mơm vào mớ cơm th́ nhanh như sóc, anh Mọi nhảy tới. Như có vơ nghệ, anh ta chộp một chân sau của con chó, rồi trong lúc nó chưa ngoái cổ lại kịp để đớp vào tay anh th́ anh đă nhoài tới hai tay chận ngang cổ con chó thật chặt và giở hổng nó lên khỏi mặt đất.


    Còn tiếp ...

  10. #4350
    Tran Truong
    Khách

    Đường Đi Không Đến _ Xuân Vũ

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng[2]. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968. Trích :

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    .................... .....



    Khốn nạn, con vật bị lừa, bị tóm ngang cổ. Cái lưỡi của nó thè ra dài nhằng, cặp mắt nó ḷi ra như hai hạt nhăn. Một người khác trẻ tuổi hơn đă thủ sẵn một sợi dây, nhảy tới và trói giật cánh khuỷu hai chân trước của con chó lên trên lưng.

    Xong anh Mọi ném con mực xuống đất. Nó nằm kêu ri rỉ bên đống cơm chưa ngửi được hạt nào. Tội nghiệp! Nó bị chủ nó lừa.
    Nó tưởng được ăn ngon, chẳng dè bữa ăn được thay bằng cái chết.


    Tôi mừng quá đưa luôn cho anh Mọi cả bộ đồ lụa Hà Đông. Đối với tôi bộ đồ lụa này chỉ là một gánh nặng, chứ không có nghĩa lư ǵ. Trên đường này không ai mặc đồ lụa, không ai chữa sốt rét bằng lụa, cũng không ai giải quyết cơn đói bằng lụa, và cũng không ai ràng rịt đôi chân ră rời bằng bộ đồ lụa bao giờ.

    Một con chó! Từ đó tôi giải quyết được tất cả, kể cả cái mộng tưởng của tôi là về đến tận quê nhà. Bao món ăn, một bữa cỗ giành cho chúng tôi, và ba-lô của chúng tôi sẽ ph́nh ra v́ những gói ruốc chà bằng thịt chó.

    Nhưng chưa đủ! Một con chó không đủ cho chúng tôi cứng đầu gối suốt con đường đi Ông Cụ. Tôi ngó quanh quất. Tôi lại trỏ vào lũ gà đang chạy lao xao dưới sàn nhà.

    Một người đàn bà lấy chiếc quần đùi bằng vải thô trên tay tôi và gật đầu ngay. Chỉ trong giây lát tất cả đồ đạc của chúng tôi tan biến đi ngay và chúng tôi được một số gà, một con chó và một trái bí đao rất to.

    Việt cởi luôn quần áo đang mặc, chỉ chừa lại cái quần tiều, ném cả xuống đất và ra dấu đổi đồ. Tôi bảo:

    – Đổi th́ đổi luôn một thể!

    Tôi thấy số thực phẩm nhiều quá không biết làm cách nào chở chuyên cho hết. Tôi bèn nghĩ cách làm thịt con chó tại chỗ rồi khiêng thịt về nhà cho nhẹ nhưng Việt phản đối. Việt đi chặt một cái đ̣n dài rồi tất cả gà và chó xỏ qua cây đ̣n, mỗi đứa khiêng một đầu.

    Bỗng nhiên anh Mọi đến đứng trước mặt tôi và xoè một bàn tay ra trợn hai con mắt lên trắng dă trông rất khiếp đảm và quát:

    – Đá lửa!

    Anh ta nói rất rơ tiếng, và xoè một tay ra như biểu hiện quả quyết bắt tôi phải cho hắn. Đá lửa trong túi tôi c̣n đến những 40 viên nhưng biết chừng nào đến nơi mà cho được? Đi rừng không thể thiếu lửa!

    V́ vậy tôi hơi lưỡng lự nhưng tôi thấy cặp mắt trắng dă của anh ta th́ tôi hăi quá. Tôi lấy ra một viên. Chỉ một viên thôi, ruột tôi cũng đă thắt lại. Trông thấy viên đá của tôi đặt trên bàn tay anh Mọi tất cả những người đứng chung quanh reo lên mừng rỡ, bằng thứ tiếng riêng của họ nghe rất đáng sợ.

    Rồi tôi và Việt bắt đầu lạch bạch khiêng mớ chiến lợi phẩm về. Vừa đi, tôi cứ nơm nớp lo. Chúng sẽ phục kích ở ven suối. Chúng chỉ cần lẫy tôi và Việt mỗi đứa một mũi tên thuốc độc. Pạch! Không nghe tiếng động, thế là xong đời, chúng tôi ngă gục xuống suối và hồn ĺa khỏi xác. Thế là hết về quê!

    Tôi cứ thấy trước mặt tôi cái anh Mọi lưng mang gùi lom khom đi như cuốc lủi. Cái bộ mặt anh ta trông h́ hợm đáng ngại quá! Và con dao rừng bên hông anh ta nữa, cái lưỡi nó dài và sáng loáng quá đi mất.

    Tôi đang nghĩ như thế th́ nghe có tiếng chân sột soạt phía sau lưng. Tôi quay lại th́ đúng thật anh Mọi đang sải những bước dài đuổi theo chúng tôi.

    Tôi bảo Việt:

    – Nhanh lên cậu!

    – Nặng bỏ mẹ, nhanh ǵ nổi anh!

    – Tớ sốt đây mà c̣n đi nổi.

    Tôi không muốn nói với Việt cái hiện tượng nguy hiểm ở phía sau lưng chúng tôi, sợ truyền sang Việt sự sợ hăi.

    Cho nên tôi chỉ giục suông anh ta chớ không nói lư do. Nhưng Việt cũng là người thông minh, có lẽ anh ta nghe trong giọng nói của tôi điều ǵ bất thường.

    Việt quay lại và nói ngay với tôi:

    – Làm ǵ anh ta có vẻ đuổi theo ḿnh dữ vậy anh?

    Tôi muốn trấn tĩnh Việt nên chối quanh:

    – Có lẽ anh ta vội ra nương rẫy ǵ đấy thôi.

    Nói xong tôi quay lại th́ thấy anh Mọi chạy lúp xúp.

    À, chết rồi, hắn đuổi theo chặt đầu ḿnh lấy đá lửa và t́m muối. Tôi vụt nhớ chuyện những anh Mọi đổi một cái thủ cấp lấy 1 kí lô muối.

    Trong nhà họ có một cái ống tre bộng trong đó chỉ có vài hạt muối. Những lúc bệnh nặng họ mới lấy muối ra ăn. Những buổi giỗ lớn họ ngồi quanh đống lửa chuyền tay nhau một cục muối, mỗi người liếm một cái đến suốt lượt rồi lại bỏ vào ống tre treo lên bếp như một thứ thuốc quí, một vị thần linh.

    Anh Mọi này biết chúng tôi có muối nhưng giấu anh ta. Có thể là như thế!

    Nghĩa vậy hai đứa chúng tôi bảo nhau bắt đầu chạy nhanh lên. Tôi quay lại th́ thấy anh Mọi cũng đuổi theo. Đích thị anh ta định làm thịt chúng tôi rồi. Thế nào sau lưng anh ta cũng có một đoàn chạy theo tay nỏ tay cung.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 11 users browsing this thread. (0 members and 11 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •