Page 417 of 471 FirstFirst ... 317367407413414415416417418419420421427467 ... LastLast
Results 4,161 to 4,170 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4161
    Tran Truong
    Khách

    Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn - Lâm Chương

    Thỉnh thoảng, có những ông cán bộ từ miền xuôi lên đây, gọi sự tự do này là sự tùy tiện, thiếu tổ chức. Người ta đặt ra kế hoạch, bắt họ phải làm theo khuôn mẫu. Những kẻ không có một chút kinh nghiệm nào về đời sống giữa núi rừng, dạy khôn cho kẻ được sinh ra và lớn lên từ bao đời cha ông ở đây. Tóm lại, người ta nói về vấn đề cải thiện đời sống, mà không hề cung cấp phương tiện. Người ta chỉ muốn tổ chức lại mô h́nh xă hội, để dễ bề kiểm soát mà thôi. Trên đường trở lại căn lều, anh Khan nói từ ngày có tôi đến đây, anh đă phá lệ Ba Không: không nghe, không thấy, không biết.

    Sáng hôm sau, anh Khan và tôi đang ăn khoai lang lót dạ, nghe có tiếng chó sủa, và tiếng kêu ơi ới ngoài rừng. Anh Khan nói: "Y Nôm, SơLum gọi."

    Tôi theo anh ra nơi đặt bẫy. Hai gă người Thượng, mỗi người cầm một cây lao, đầu có bịt sắt nhọn, đứng vây một lùm cây rậm. Con chó sủa, nhiều lần dợm ḿnh muốn chồm vô, nhưng không dám. SơLum ngoắc tôi:

    - "Ông cán bộ lại đây coi."

    Theo ngón tay chỉ của SơLum, một con heo rừng lông xám, hai bên mép có nanh dài và cong. Loại heo độc chiếc, đủ khả năng tách bầy, đi kiếm ăn một ḿnh riêng lẻ. Nh́n cái tư thế mắc bẫy của con heo, tôi hiểu được tất cả những ǵ hôm qua c̣n thắc mắc.
    Heo táp miếng mồi, nuốt tới cổ, không trôi được v́ đă mắc phải những lưỡi câu, cột bởi những sợi cước dính vào ḷng chiếc rế. V́ sợi cước ngắn nên cái rế áp sát vào mơm. Heo dùng chân trước đẩy chiếc rế ra, nhưng không dám đẩy mạnh v́ sợ sợi cước căng, làm lưỡi câu móc đau cuống họng. Đẩy một hồi, chân trước vô t́nh lọt vào một cái lỗ của chiếc rế. Coi như một cái chân đă bị trói. Cái chân trước c̣n lại, sẽ tiếp tục đẫy nữa, rồi cũng sẽ lọt vô cái lỗ khác, không rút ra được. Thế là cái mỏm heo và hai chân trước hoàn toàn bị khoá bằng chiếc rế.

    Heo không dám làm động mạnh chiếc rế, sợ lưỡi câu móc đau cuống họng. Khi đă mắc bẫy, heo chỉ có thể lê lết xa nơi đặt bẫy một khoảng mười thước không hơn. Và, người thợ săn chỉ c̣n một việc phải làm sau cùng, là phóng lao đâm vào những chỗ nhược của con heo mà không sợ bị nó tấn công ngược lại.

    Sau vụ bẫy heo rừng. Anh Khan nói, Y Nôm và SơLum cho biết đàn khỉ đă kéo về , lảng vảng vùng này rồi. Nhưng chừng nào chúng đến tảo thanh rẫy bắp th́ chưa biết. Một hôm, tôi thấy vài con khỉ nấp ló trên cây. Anh Khan nói, đó là những con tiền sát, đi ḍ địa bàn hoạt động. Khỉ là loài tinh khôn sau loài người. Chúng sống có đàn. Mỗi đàn có một con khỉ đầu đàn. Con này sẽ dẫn đàn đi kiếm ăn rày đây mai đó, như những bộ tộc du mục thời xưa.

    Chúng đến cái rẫy nào một lần, sẽ lẩn quẩn ở đó nhiều ngày, ăn cho tàn mạt rồi mới chịu đi nơi khác. Con khỉ đầu đàn, không vào rẫy. Nó ngồi trên ngọn cây cao để canh chừng, và xua con cháu vào mục tiêu, ăn cho no, c̣n độn hai bên má làm phần dự trữ. Trước khi rút lui, chúng c̣n mang theo một hoặc hai trái bắp làm chiến lợi phẩm, và đóng thuế cho con khỉ đầu đàn. Khi nào con khỉ đầu đàn la ré lên là báo hiệu có biến, đàn khỉ đang ăn sẽ bỏ chạy, mất trật tự c̣n hơn cuộc di tản chiến thuật từ cao nguyên về miền biển.

    Tôi hỏi , thế những cái thùng thiếc khua động chung quanh rẫy, không có tác dụng làm chúng sợ hay sao? Anh Khan nói, cũng có tác dụng trong những lần đầu, nhưng nhiều lần sau chúng quen, không sợ nữa. Khi ta ở trong lều, th́ chúng phá ngoài rẫy. Khi ta ra rẫy, chúng kéo vô trong lều, lục phá tan hoang đồ đạc.

    Một buổi trưa, nghe tiếng khọt khẹt ngoài rẫy, anh Khan giựt dây khua thùng báo động và chạy ra xem. Một vạt bắp bị phá. Nhiều cây gảy gục và trái bị cạp lem nhem dang dở.

    Anh nói:

    - "Chỉ mới đợt đầu mà thiệt hại như thế, th́ đàn khỉ này có thể đông gần trăm con."

    Tôi ra b́a rẫy, nh́n lên những ngọn cây rừng, tất cả đều im ĺm.

    - Chúng đă chạy xa hết rồi. Tôi nói.

    - Chưa chắc. Có thể chúng nấp đâu đó trong những ṿm lá. Thử ném mạnh một viên đá lên th́ biết ngaỵ

    Tôi ném viên đá, không thấy động tĩnh ǵ. Anh Khan ném một khúc gỗ mục lên tàng cây khác. Bỗng nghe ào ào trên cây. Bầy khỉ hốt hoảng chuyền cành, đổi chỗ ẩn nấp.Chỉ trong vài giây ngắn ngủi, tất cả đều im ĺm trở lại. Nh́n kỹ sẽ thấy vài con thu ḿnh trong lá, hai mắt thao láo nh́n xuống.

    Trở lại lều, anh Khan chuẩn bị bắt khỉ bằng cách đâm một chén muối ớt thật cay, trộn với cơm nguội, để xuống hố. Anh dựng thêm một cây tầm vông từ dưới lên miệng hố, và giải thích, cây tầm vông làm cái thang cho khỉ xuống hố. Gặp cơm trộn ớt đỏ, nó sẽ bốc ăn, cay quá chảy nước mắt, nó sẽ đưa tay dụi mắt. Tôi cười, bàn tay dính ớt mà dụi vào mắt, th́ chỉ c̣n có cách làm hiệp sĩ mù nghe gió kiếm mà thôi.

    Chuẩn bị xong, anh Khan kéo tôi ra một góc rẫy, nơi b́a rừng, ngồi dưới bóng cây to. Anh nói, bỏ trống cái lều, nhường cho bầy khỉ. Nhưng suốt chiều hôm đó, không có con khỉ nào bén mảng vào lều.

    Hai hôm sau. Trên đường từ nhà Y Nôm trở về, vừa đến rẫy đă nghe tiếng con khỉ đầu đàn trên ngọn cây ngoài rừng la ré lên, anh Khan chạy vội vào lều. Bầy khỉ tuôn ra, phóng chạy. Đồ đạc trong lều bị phá tung, vất bừa băi. Dưới cái hố, bên hông lều, những con khỉ c̣n kẹt lại, tranh nhau leo lên bằng cây tầm vông. Cứ con này ôm cây tầm vông leo lên, th́ con kia sợ hăi nắm đuôi kéo xuống, giành leo lên trước. Rốt cuộc, không con nào lên được miệng hố. Chúng quờ quạng, loi choi, bưng mặt, dụi mắt, và la chí choé. Anh Khan rút cây tầm vông lên. Thế là những con khỉ dưới hố đă hoàn toàn bị nhốt. Tôi đếm được bảy con.

    Tôi hỏi:

    - "Đă bắt khỉ rồi. Bây giờ, làm cách nào đuổi khỉ?"

    - Đến giai đoạn này, mọi chuyện sau đều dễ dàng.

    Tất cả đồ nghề đă chuẩn bị từ trước. Anh Khan dùng thanh cây, một đầu có buộc tḥng lọng, tṛng vào cổ từng con, kéo lên, trói lại. Anh lấy kéo cắt lông trên đầu khỉ, như bị cạo trọc. Và lấy sơn màu đen đỏ trắng vàng, phết lem nhem lên đầu, lên mặt khỉ, trông rất khôi hài. Xong, anh mở trói, thả nó chạy vào rừng. Lại lôi con khác lên, hớt lông, sơn đầu ...

    Anh Khan giải thích, khỉ có khuynh hướng nhập bầy. Những con khỉ này, nó sẽ chạy đi t́m bầy để nhập. Nhưng những con khỉ khác không c̣n nhận ra bạn nữa, và tránh xa nó như con vật quái đản. Tự bản thân con vật bị sơn mặt, nó không biết nó quái đản, nên bầy khỉ càng chạy tránh, nó càng bám theo để nhập bầy. Cứ thế, một bên chạy, một bên bám riết, càng ngày càng đi xa, thật xa.

    - Rồi nó sẽ về đâu?

    - Rừng núi bao la muôn trùng, ai biết sẽ về đâu.

    - Những con khỉ bị bôi sơn lên mặt, rồi sẽ ra sao?

    - Cũng không ai biết sẽ ra sao. Nếu nó cứ bám riết theo bầy, có thể một ngày nào đó, con khỉ đầu đàn sẽ cắn nó chết.

    Sáng mai, tôi sẽ rời khỏi lều rẫy, bỏ lại núi rừng, từ giả anh Khan để đi một nơi thật xa. Trong đêm, tôi nằm thao thức trên chiếc vơng, không ngủ được. Nh́n ánh trăng khuya lạnh lẽo soi vào căn lều trống trải, tôi nghĩ đến những ngày cô đơn của anh Khan giữa đám rẫy đ́u hiu. Tôi lại nghĩ đến đàn khỉ cứ chạy măi, chạy măi, không biết giờ này chúng dừng lại hay chưa? Anh Khan cũng không ngủ được. Anh ngồi dậy vấn thuốc, bất ngờ anh hỏi tôi, nghĩ thế nào về những con khỉ bị sơn mặt? Tôi nói, nếu ở Âu Mỹ, Hội Bảo Vệ Súc Vật sẽ can thiệp cho nó.


    Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên t́m đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ rằng , giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những "con khỉ người" đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không?

    Lâm Chương

  2. #4162
    Tran Truong
    Khách
    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ


    Ba Sinh là một người mê sách. Suốt mười năm ṛng ră sống độc thân làm nghề giáo viên tiểu học, tiền dành dụm được, Ba Sinh chỉ dùng để mua sách. Tất nhiên không không thể nào mua đủ được các loại sách, nhưng mỗi tuần đổ đồng cả sách cũ lẫn sách mới chàng cũng đă mua được trên dưới hai chục cuốn sách. Con số đó thật nhỏ nhoi so với cả một rừng sách tràn ngập ở các tiệm sách lớn, các gian hàng trong chợ sách và cả ở những vỉa hè, nơi có người mua bán sách cũ.

    Những ngày cuối tuần, Ba Sinh thường tiêu hết th́ giờ vào việc đi la cà ở những tiệm sách. Và chỉ cần như vậy, chàng cũng đă nắm rất vững t́nh h́nh sinh hoạt sách trong tuần. Tác giả nào có sách mới ra, tác giả nào có sách tái bản. Một nhà xuất bản nào mới ra ḷ. Nhóm văn nghệ nào chính thức gia nhập sinh hoạt văn học nghệ thuật bằng một tuyển tập. Tuy không phải là người viết sách, nhưng Ba Sinh đă cảm nhận được rất nhiều ư nghĩ xao xuyến, rung động tuỳ theo t́nh h́nh xuất bản của thế giới viết sách và in sách.

    Chàng sung sướng một cách say mê trước một b́a sách mới. Chàng quan sát kỹ lưỡng từng cách tŕnh bày. Chàng so sánh từ kiểu chữ này với kiểu chữ khác, mẫu b́a này với mẫu b́a khác. Chàng cũng thấy ḷng dào dạt sung sướng khi mở từng trang sách c̣n thơm nồng mùi giấy mực, như chàng đă nh́n thấy tấm ḷng của từng tác giả dàn trải lên những ḍng chữ cả tâm tư, t́nh cảm của ḿnh trong suốt thời gian thai nghén và h́nh thành tác phẩm.

    Tuy nhiên Ba Sinh không phải là một kẻ chơi sách. Chàng không mua sách chỉ để đóng b́a da, gáy vàng và trưng mốc trong tủ sách. Chàng mua sách để đọc. V́ thế chàng đă đọc được rất nhiều tác phẩm. Gặp được những cuốn hay, chàng muốn chia sẻ sự thích thú của ḿnh cho người khác bằng cách khuyến khích bạn bè t́m mua, hoặc cho bạn mượn ngay chính cuốn sách của ḿnh.
    Chàng vẫn thường lư luận rằng yêu sách là phải biết để cho cuốn sách làm đúng vai tṛ của nó. Nghĩa là truyền đi những nội dung tư tưởng mà tác giả đă gởi gấm trong sách. C̣n chỉ mua sách về, đóng b́a da cho đẹp rồi đem nhốt vào tủ khóa kỷ lưỡng, không cho ai sờ mó tới th́ cung cách đó chỉ là giết sách chớ không c̣n là yêu sách nữa.

    Cho nên tủ sách của Ba Sinh không cầu kỳ kiểu cách. Nó chỉ là những mảnh ván thùng được đóng lên thành kệ và sơn phết lại cho ḥa hợp với mầu tường. Nhưng trên những hàng kệ kín mít từ pḥng trong ra pḥng ngoài đó, Ba Sinh đă tích tụ được không biết bao nhiêu là sách. Đủ loại tác phẩm chọn lọc, đủ loại tên tác giả của nhiều thế hệ, của nhiều khuynh hướng, nhiều bộ môn. Ba Sinh vẫn thường tự hào về cái vốn đọc sách sâu rộng của ḿnh. Có lẽ trong cuộc đời, cái thú đọc sách đối với chàng là cái thú duy nhất.

    Ấy vậy mà sau biến cố 30 Tháng Tư đau thương chừng vài tháng, gia tài sản nghiệp quư giá nhất đời của Ba Sinh bắt đầu bị xâm phạm.

    Trước hết là bản thông cáo của Ủy ban Tuyên huấn Thành ủy truyền đi lải nhải suốt cả tuần lễ liền trên đài phát thanh. Nhà nước cấm tàng trữ tất cả mọi loại sách ấn hành dưới chế độ cũ. Nhiều địa điểm được chỉ định để mọi người đem giao nạp sách.

    Hàng ngày lái xe đạp đi ngang qua cầu Trương-Minh-Giảng, Ba Sinh thấy thiên hạ ùn ùn chở những chiếc xe ba gác chất đầy sách cũ đổ vào sân trường Đại học Vạn Hạnh. Chàng có cảm giác như bị ngộp thở trong một cơn biến động hết sức kinh hoàng. Nhin những cuốn sách chồng chất tả tơi trên những chiếc xe nặng nề leo dốc, nh́n những trang sách bị xé rách ră rời bay tung tóe, rơi rải rác trên đường phố, bị những bánh xe vô t́nh cán qua nhem nhuốc, nhầu nát, Ba Sinh thấy tâm hồn của ḿnh cũng tan nát, tơi tả như thế.


    Còn tiếp ...

  3. #4163
    Tran Truong
    Khách

    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

    Rồi mỗi lần đi ngang qua khu đầu ngơ để trở về nhà, chàng lại phải nghe lời nhắc nhở của ông Tổ trưởng Dân phố:

    – “Anh Ba có giữ loại sách nào của Ngụy th́ nhớ đem nộp hết đi nghe. Sắp hết hạn rồi đó”.

    Suốt ngày Ba Sinh lúc nào cũng như người lên cơn sốt. Chàng đóng kín mít các cửa lại và ngồi thừ hằng giờ trước những kệ sách. Ba Sinh cảm thấy những nhân vật với từng cuộc đời riêng tư gói ghém trong mỗi cuốn sách bỗng trở nên biết xao động, biết bối rối, nhớn nhác như những linh hồn có thật đang nhốn nháo trước biến cố kinh hoàng sắp tới.
    Chàng h́nh dung ra được từng nhân vật của Duyên Anh, cảm thông sâu xa với những con người sống động trong tác phẩm của Doăn Quốc Sỹ. Trong một biến cố phũ phàng đảo lộn mọi sinh hoạt trong đời sống, tất cả những nhân vật đó tưởng sẽ tồn tại măi măi như những con người bất tử th́ đột nhiên đồng loạt bị lên án tử h́nh.

    Những trang sách bị xé nát. Những cuộc đời bị cắt vụn tả tơi, trang sách của cuốn này nằm cạnh trang sách của cuốn khác. Và cả thế giới riêng của sách sẽ bị xáo trộn lên, đánh lộn ngầu như một nồi cháo lú, tan nát, ră rời.
    Rơ ràng là đă có một cuộc sụp đổ toàn diện của thế giới sách, cũng như ở bên ngoài, mọi cơ cấu của xă hội cũng theo nhau mà sụp đổ. Trong cái tâm trạng đau thương đó, Ba Sinh không thể nào có can đảm dỡ các kệ xuống để liệng các cuốn sách vào những bao tải mang đi nộp. Chàng đă bị tê liệt hoàn toàn khi chỉ cần nghĩ rằng ḿnh sắp sửa phải làm công việc đó.

    Ông Tổ trưởng dân phố th́ mỗi lúc mỗi thôi thúc sát sạt hơn theo kỳ hạn nộp sách sắp gần kề. Một buổi trưa trước ngày măn hạn, ông ta chận cái xe của Ba Sinh ở ngay đầu ngơ và nói bằng giọng nửa như ân cần thân mật, nửa dọa nạt:

    – Sao tôi chưa thấy anh Ba đi giao nộp sách? Tiếc nó làm chi anh Ba! Cách mạng về rồi, nay mai thiếu ǵ sách hay để mà đọc. C̣n lưu luyến những thứ đó, tôi thấy sẽ mệt lắm đó anh Ba à! Đi họp với “trên”về, tôi biết không phải chuyện giỡn chơi đâu.

    Ba Sinh không trả lời, chỉ lẳng lặng quành tay lái sang một bên tránh ông ta, rồi đi thẳng. Chàng biết rơ rằng ḿnh sẽ rất mệt như ông ta nói, nhưng chàng vẫn chưa lấy được đủ can đảm để dỡ từng các kệ sách xuống. Lúc buổi sáng, một người bạn của chàng đă góp ư:

    – Giao đại cho chúng nó một mớ đi! C̣n th́ lựa những sách hay đem giấu vào một nơi nào đó.

    Ba Sinh hỏi:

    – Cậu giấu được bao nhiêu?

    – Th́ ít lắm cũng được vài chục cuốn.

    – Tổng số sách của tôi lên tới gần ba ngàn. Giấu vài chục cuốn th́ chẳng thà bỏ hết đi cho rồi.

    – Được cuốn nào hay cuốn đó chứ!

    Ba Sinh mỉm cười cay đắng:

    – Cậu không hiểu được tâm trạng của tôi. Bỗng dưng tôi mất tiêu một tủ sách dành dụm hằng chục năm nay. Giữ lại vài ba chục cuốn chỉ thêm bẽ bàng. Sau chuyến này tôi sẽ không bao giờ c̣n mua sách, sẽ coi như trên đời không c̣n có cái gọi là cuốn sách nữa. Cả nước đă thua rồi, tiếc làm chi tới sách.

    Chỉ thiếu chút nữa là Ba Sinh bưng mặt khóc. Chàng cố nén cơn xúc động bằng cách đứng dậy, lại bàn nước rót ra một ly. Nhưng đứng ở đó, Ba Sinh lại có thể thấy những kệ sách trống trơn trên vách tường nhà bạn, nó làm cho chàng nhớ đến những chiếc kệ san sát đầy ắp những sách trên vách nhà ḿnh. Tới lúc đó th́ chàng không c̣n tự chủ được ḿnh nữa.
    Bỗng nhiên Ba Sinh ̣a lên khóc. Trong cơn xúc động, Sinh thấy rơ không phải ḿnh chỉ thương có sách, mà thương cho cả ḿnh, đồng bào ḿnh, bạn bè ḿnh trong một sớm một chiều bỗng sụp đổ, tan vỡ, chia ĺa.

    Đúng ngày hôm quá hạn nộp sách, Ba Sinh vẫn chưa giải quyết những kệ sách của ḿnh. Chàng nằm ĺ ở nhà với tâm trạng bất cần đời. Kệ ! Cái ǵ tới nó sẽ tới. Và tới bằng cách nào cũng được miễn không phải là chàng tự tay ném những cuốn sách thân yêu lên xe ba gác để đem đổ từng đống vào sân trường Vạn Hạnh, ở nơi đó, số phận của các cuốn sách sẽ bị xé nát, tả tơi và bị đưa về những xí nghiệp làm bột giấy.


    Còn tiếp ...

  4. #4164
    Tran Truong
    Khách

    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

    Rồi ngày hôm đó qua đi. Ngày hôm sau nữa. Ba Sinh cũng không thấy ai đả động đến ḿnh. Cho đến khi sau hơn một tuần lễ trôi qua trong yên tĩnh, ḷng chàng bắt đầu nhen nhúm một nỗi mừng khấp khởi, th́ vào một buổi tối, cánh cửa nhà chàng có nhiều tiếng gơ gấp rút.
    Ba Sinh mở rộng cánh cửa để đón tiếp ba người. Sau màn giới thiệu, Ba Sinh biết rằng có một anh làm công an Phường, một anh làm Thông tin Văn hóa, và một anh nhân danh Bí thư chi đoàn Thanh niên. Họ cho Ba Sinh coi một tờ giấy có nhấn dấu son đỏ chói: “Lệnh tịch thu sách”!

    Ba Sinh đón nhận tờ giấy với một tâm hồn lạnh băng. Chàng b́nh tĩnh lạ lùng đến độ chính chàng cũng phải tự ngạc nhiên. Như một kẻ bị lên án tử h́nh với bản án hoăn đi hoăn lại nhiều lần đă làm tội nhân căng thẳng đến độ chỉ mong được lên đoạn đầu đài sớm chừng nào hay chừng đó, Ba Sinh tiếc rằng nó đă không tới sớm hơn để chàng khỏi phải trải qua những đêm không ngủ, những ngày cực kỳ đen tối.

    Chàng ném trả tờ giấy Lệnh tịch thu lên mặt bàn rồi rút vào ngồi yên trong một góc tối. Trước mặt chàng, bây giờ tràn ngập những bóng người lố nhố. Th́ ra phái đoàn kiểm tra không chỉ có ba người mà c̣n kéo theo một đám đông thanh niên nam nữ trên cánh tay mỗi người có đeo một giải băng đỏ. Họ chia nhau đi lục soát từ nhà trong đến nhà ngoài. Những ngăn sách bị dỡ xuống. Những hộc tủ, những nệm giường, gậm bàn, các xó kẹt bị bới tung lên. Và các sách vở bị quăng ném bừa băi trên khắp các mặt bàn, chồng chất lên cả lối đi.

    Ba Sinh cố nhắm mắt lại để khỏi phải chứng kiến cái cảnh tượng đau ḷng đó. Chàng h́nh dung đến những bộ đồ dù, những túi dết, những đôi giày lính vứt rải rác trên dọc con đường từ Tân Sơn Nhất về cầu Trương Minh Giảng.
    Chàng nhớ đến vụ tự sát tập thể bằng lựu đạn của toán chiến sĩ Biệt Động Quân tại công trường giữa Ngă Bẩy, chàng gợi lại h́nh ảnh của những khuôn mặt đầm đ́a nước mắt của những người vợ trước phút chia tay tiễn chồng đi tŕnh diện học tập. Muôn ngàn mất mát đổ vỡ. Thế th́ sự sụp đổ của cái tủ sách mà chàng chắt chiu hằng chục năm ṛng âu cũng chỉ là nỗi đau thương trong muôn một.

    Cuộc lục soát kéo dài trong gần ba tiếng đồng hồ mới chấm dứt. Trước đó, những chuyến xe ba gác đă ùn ùn chở từng chuyến di chuyển từ căn nhà của chàng tới trụ sở của Chi đoàn Thanh niên. Dưới mặt đất, bây giờ tơi tả những trang sách, những mẫu b́a, những tấm thẻ mà Ba Sinh vẫn thường kẹp vào từng cuốn sách sau mỗi lần đọc xong và ghi chép những cảm nghĩ của ḿnh. Đến gần khuya, lúc tất cả mọi người đă rút ra hết, anh bí thư Chi đoàn đă tiến lại gần Ba Sinh và lên tiếng:

    – Sách của anh nhiều quá chúng tôi không làm thống kê kịp. Tôi chỉ ghi nhận tịch thu của anh một tủ sách. Anh có khiếu nại ǵ không?

    Ba Sinh không ngẩng lên nh́n hắn. Chàng chỉ khẽ lắc đầu. Hắn ta nói tiếp giọng vỗ về an ủi:

    – Thật ra th́ không phải tất cả các loại sách thu được ở đây đều có nội dung chống phá cách mạng. Cũng có nhiều cuốn nội dung tốt, như các loại sách tự điển ngoại ngữ, các sách kỹ thuật, mặc dầu nếu cứ lư mà xét th́ loại nào cũng có tính chất tiêu cực của nó.

    Ba Sinh bực bội trừng mắt lên nh́n:

    – Tự điển ngoại ngữ th́ tính chất tiêu cực nó từ chỗ nào?

    – Hừ. Anh chưa giác ngộ, chưa thấy rơ. Trong tất cả các tự điển in dưới thời ngụy, có đầy rẫy những thí dụ sặc mùi phản động.

    Ba Sinh chán mứa cái bản mặt trơ trẽn, bội bạc của hắn. Ở trong xóm này không ai lạ ǵ mấy tên thanh niên nhẩy ra hoạt động cho Chi đoàn. Họ thuộc thành phần sinh viên học sinh ở chế độ cũ, được hưởng một nền giáo dục căn bản từ những thầy, những cô giáo, và ở những sách vở đă in. Vậy mà một sớm một chiều, họ quay ra lên án tất cả, phủ nhận tất cả, tố khổ đến ngay cả cái mớ kiến thức trong đầu do chính họ đă được xây dựng trong những năm trước đây. Ba Sinh muốn tống khứ hắn ta đi khỏi căn buồng này càng sớm càng tốt, nên chàng hỏi sẵng lại:

    – Xong chưa?

    Gă bí thư Chi đoàn mỉm cười, rơ ra nụ cười của một kẻ tiểu nhân đang đắc thế:

    – Kể là xong, nếu anh không c̣n cất giấu thêm sách ở những nơi khác.

    Ba Sinh muốn phun một miếng nước bọt. Chàng đứng phắt dậy và đẩy tấm lưng nhễ nhại mồ hôi của hắn đi ra phía cửa.


    Còn tiếp ...

  5. #4165
    Tran Truong
    Khách

    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

    Sau đó chàng đóng kỹ cửa lại và nằm vật xuống chiếc ghế sofa kê sát tường. Căn buồng hoàn toàn ch́m trong yên lặng. Bao nhiêu năm rồi, ánh đèn vẫn chỉ in bóng lủi thủi của chàng trên nếp tường vôi.
    Nhưng khác hẳn mọi lần, hôm nay Ba Sinh cảm thấy căn buồng trở nên rộng mênh mông và trống trải lạ thường. Như một căn nhà tan hoang sau một cơn băo tố, ở đây gần ba ngàn cuốn sách đă bị đánh văng ra khỏi vị trí êm ả thường ngày. Một vài cuốn bị xé b́a, nằm tơi tả lây lất trên lối đi. Tất cả những cuốn sách c̣n lại đă bị “giải” đi. Chúng nó như những linh hồn sinh động, có tiếng nói riêng, có cuộc đời riêng, và hiển nhiên đă có cùng chung với nhau một số phận.

    Trong mấy giờ ngắn ngủi, cuộc gắn bó giữa chàng và những cuốn sách với linh hồn sinh động ấy đă hoàn toàn chấm dứt. Căn nhà kể từ nay chỉ c̣n đúng nghĩa có mỗi một ḿnh chàng. Sinh có cảm giác như vừa bị một nhát kéo cắt ĺa mối dây liên lạc giữa chàng với muôn ngàn kỷ niệm trong dĩ văng. Cho đến giờ phút này chàng mới thấm thía cuộc đời lủi thủi cô độc của ḿnh.

    Ngày xưa chàng vẫn thường tự hào nói với bạn bè: “Sách là người bạn duy nhất trung thành với ḿnh mà không bao giờ biết phản bội”. Điều đó có nghĩa là chàng tin tưởng ở sách sẽ bầu bạn với ḿnh suốt cả cuộc đời. Sự thật tưởng là sẽ đương nhiên, nhưng có ai ngờ đến hai chữ đổi đời.

    Bây giờ, giống như gă mù thổi kèn dạo bị cấm đoán tất cả những bài nhạc quen thuộc, Ba Sinh cũng bị tước đoạt đến cả cái thú đọc sách và chăm sóc tủ sách cố hữu của chàng. Ngay đến cả những hiểu biết, những rung động, những nhận thức của chàng được nuôi dưỡng từ bao năm nay trong thế giới của sách bây giờ cũng bị những nỗ lực mới muốn bứng cho bật rễ lên, tiêu hủy đi để gieo trồng bằng những hạt nhân của những nhận thức mới.

    Trong một buổi học tập đường lối văn nghệ mới cho các giáo viên, Ba Sinh đă được nghe một cán bộ thuyết tŕnh mạt sát các nhà văn dưới chế độ cũ đại để như:

    “Trong các tác phẩm của Duyên Anh, truyện “Con sáo của em tôi” là một truyện cực kỳ phản động. Hành động hai anh em đứa trẻ làm thịt con sáo nhân ngày giỗ mẹ đă đánh giá quá thấp tâm tư t́nh cảm của những người vô sản, bôi nhọ giai cấp vô sản một cách tinh vi và ác độc. Đó là một tác phẩm phản động nhất trong các tác phẩm của Duyên Anh”.

    Nhóm nhà giáo như Ba Sinh ngồi ở dưới như muốn chết lặng đi v́ cung cách nhận thức và đánh giá vấn đề theo cảm quan của những người thuộc chế độ mới. Không ai c̣n lạ ǵ tác phẩm “Con sáo của em tôi”. Nó đă được tuyển chọn để giảng dạy trong các sách giáo khoa và đă được trích giảng trong hầu hết các trường trung học thuộc chế độ trước. Như thế, cứ với cung cách này th́ sẽ không c̣n điều ǵ mà sẽ không bị lên án, bị kết tội phản động, và chẳng c̣n điều ǵ dính líu với chế độ cũ lại c̣n có lư do để tồn tại.

    Bài giảng về “Con sáo của em tôi” hiển nhiên đă báo hiệu trước những cơn dao động lớn lao, khốc liệt tróc gốc, tróc rễ, liên hệ tới toàn bộ cơ cấu sinh hoạt ớ miền Nam. Nó đă được phát biểu lên rất rơ ràng, đượm thêm vẻ huênh hoang, lộ liễu, chẳng cần giấu giếm quanh co.
    Điều đó khiến cho không ai có thể lầm lẫn hay mơ ngủ được nữa. Những ư nghĩ đó đă làm cho Ba Sinh vơi bớt được nỗi tiếc xót khi trong một sớm một chiều, cả một tủ sách quư bị xâm phạm, tiêu tan.

    Nhưng thay vào đó ḷng chàng bỗng dâng lên một niềm đau thương khôn tả, niềm đau của kẻ mất đời sống b́nh dị hàng ngày, mất bạn bè, mất dĩ văng, mất cả chỗ đứng của ḿnh ngay trên phần đất của quê hương.

    Lưu đầy trên xứ lạ hẳn sẽ đầy dẫy những tủi nhục nhưng bị lưu đầy ngay trên tổ quốc của ḿnh hẳn c̣n tủi nhục hơn. Đă bao ngày, tháng, chàng đi trong thành phố thân yêu quen thuộc này mà thấy như đi trong ḷng một sa mạc hoang vu. Những ngọn cờ, những khẩu hiệu sắt máu, những bóng dáng cán bộ đồng phục tràn ngập phố phường, những khuôn mặt, những lời nói, những âm thanh của những bài nhạc chát chúa và muôn ngàn h́nh thức khác.

    Tất cả đè nặng lên tâm tư người dân Sài G̣n cái cảm giác của người dân trong một thành phố bị chiếm đóng, hơn thế nữa, một thành phố bị xóa lên, xóa thói quen, xóa nền nếp, xóa cảm nghĩ, xóa dĩ văng, xóa tất cả.

    Thay vào đó là những mặc cảm phạm tội, những nỗi run sợ về tai họa có thể úp chụp lên gia đ́nh ḿnh bất cứ lúc nào trong bóng đêm khuya khoắt, và những cơn mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng, khi phải chứng kiến những cảnh tố giác, bôi nhọ, xâu xé lẫn nhau của những con người muốn tranh giành một chút đất sống trong hoàn cảnh mới.
    Bên cạnh đó là một đám đông thầm lặng, câm nín, nhẫn nhục. Mọi người rút vào cái vỏ cá nhân yếu ớt của ḿnh để mong được yên thân, được quên đi mặc dù chỉ là kéo dài thêm một cuộc sống đầy rẫy đắng cay và khổ nhục.


    Còn tiếp ...

  6. #4166
    Tran Truong
    Khách

    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

    Rồi cũng cái đời sống đắng cay và khổ nhục ấy đă đánh văng Ba Sinh ra khỏi ngôi trường tiểu học thân thuộc mà chàng đă gắn bó ở đó từ bao năm nay. Từ một nhà giáo mẫu mực hiền ḥa, nhỏ nhẹ, Ba Sinh đă biến thành một con người dầm mưa dăi nắng suốt ngày ở ngoài đường phố! Đạp xích lô, bán thuốc lá lẻ, bỏ mối bánh ngọt cho các tiệm ăn, vá ruột xe đạp ở các gốc cây đầu đường.

    Cho đến một hôm, t́nh cờ Ba Sinh ghé ngang qua cửa hàng bán sách cũ ở một khu phố gần nhà. Căn nhà trước đây là một tiệm buôn đồ điện lạnh, chủ nhà chắc đă di tản từ ngày 30 tháng 4, nên bị tiếp thu và có một gia đ́nh khác tới cư ngụ. Mọi dấu vết cũ đă bị thay đổi, ngoại trừ cái biển hiệu treo ở trên cao th́ c̣n giữ nguyên vị trí cũ mặc dù nó cũng bị bôi xóa bằng vài nét chổi sơn nguệch ngoạc.
    Bây giờ, cánh cửa sắt đă được kéo lại gần sát, chỉ vừa một lối đi. Mé bên ngoài hàng hiên được bầy biện thêm hai cái kệ gỗ lớn trên chất đầy những cuốn sách, mặt b́a quay ra ngoài để ai đi ngang qua đều nh́n thấy rơ.

    Chỉ cần liếc thoáng qua, Ba Sinh cũng đă nhận ra ngay những cuốn sách của các tác giả quen thuộc. Chàng xà vào như một kẻ có máu mê đỏ đen vừa nh́n thấy quân bài.
    Cả một dĩ văng êm đềm cũ như chợt hiện về quây quần, chen chúc nhau trên những kệ hàng chật chội. Tên tuổi của các nhà văn xuất hiện cả ở đây, nhưng chính họ th́ đă mỗi người một ngả, kẻ đă ra đi, người bị cầm tù, một số khác lang thang vất vưởng ở các vỉa hè thành phố để làm những nghề không phải là nghề, y như hoàn cảnh của chàng hiện nay.

    Ba Sinh nhấc lên tay một tác phẩm quen thuộc. Chàng chợt sững sờ khi nh́n thấy những dấu vết cũ. Chàng đổi nhanh qua những cuốn khác. Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, cả một tủ sách của chàng, tưởng đă tiêu tan ra thành bột giấy, nào ngờ vẫn c̣n nguyên vẹn ở đây. Ba Sinh mừng rỡ tưởng đến ngất xỉu đi, cái cảm giác choáng ngợp y hệt như một người vừa t́m lại được người thân sau bao tháng ngày được tin kẻ đó đă mất.

    Bây giờ th́ Ba Sinh mới chú ư đến người bán sách. Đó chỉ là một cô bé trạc tuổi mười lăm, nh́n cung cách ăn mặc, chàng đoán chắc cô ta thuộc thành phần gia đ́nh dưới chế độ cũ. Nhưng có điều khác hơn, gia đ́nh này phải là gia đ́nh “cách mạng”, bởi v́ nếu không, họ đă chẳng được điều vào cư ngụ trong một căn nhà đă bị tiếp thu, và nhất là lại khơi khơi bầy bán một tủ sách cũ toàn những sách được liệt kê là đồi trụy hay phản động.



    Thật ra hiện tượng bầy bán sách cũ ngoài hè phố đă không hiếm xẩy ra ở Sài G̣n. Trên đường Bonard, dưới mắt các thanh niên mang băng đỏ và các cán bộ công an mặc đồng phục mầu ḷng tôm, dân chợ trời Sài G̣n vẫn bầy sách la liệt trên các lấm ny-lon nhỏ. Đủ loại sách chống phá cách mạng. Từ cuốn “Về R” của Kim Nhật cho đến cuốn “Nước đă đến chân”, bản dịch tác phẩm chống Cộng mănh liệt của Suzanne-Labin cũng vẫn c̣n bầy khơi khơi trước mắt mọi người qua lại.

    Tất nhiên là bất hợp pháp. Nhưng nhiệm vụ kiểm tra các loại sản phẩm văn hóa bị cấm đoán là của các toán Thông tin Văn hóa phường. Phường nào kiểm tra trong phạm vi phường đó. Những cuốn sách có nội dung ghê gớm đó, sau những màn ruồng xét gắt gao, nếu có xuất hiện trở lại trên thị trường đen th́ c̣n ai có thể làm được điều đó ngoài chính những kẻ đă đi tịch thu!

    Là nạn nhân của một cuộc ruồng xét dẫn tới sự mất mát toàn bộ tủ sách đă vun trồng từ bao nhiêu năm nay, đột nhiên nh́n lại những cuốn sách thân yêu, Ba Sinh ngạc nhiên thấy ḿnh chỉ có một nỗi vui mừng mà không hề thấy tiếc xót. Có lẽ chàng đă coi sự mất mát là lẽ đương nhiên trong toàn thể sự mất mát chung của mọi người.
    Hơn thế nữa, chàng đă tưởng toàn bộ tủ sách đă tả tơi trong một xưởng làm bột giấy nào đó th́ trái lại, chúng vẫn c̣n được nguyên vẹn h́nh hài, được o bế, được bầy biện bởi một bàn tay chăm sóc gọn gàng, và hiển nhiên chúng vẫn được đóng nguyên vẹn vai tṛ cố hữu của ḿnh, đó là: “Sách in ra là để được đọc”. Càng được nhiều người đọc, sách càng làm đúng chức năng của ḿnh.


    Còn tiếp ...

  7. #4167
    Tran Truong
    Khách

    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

    Từ những ư nghĩ đó, Ba Sinh không thấy giận, không thấy hiềm thù, mà chỉ nh́n cô bé bán hàng, mỉm miệng với cô ta một nụ cười thật tươi. Cô bé hỏi:

    – Chú muốn mua sách ǵ?
    Ba Sinh lắc đầu:

    – Tất cả các sách này tôi đọc hết rồi. Tôi chỉ đứng xem lại thôi.

    Câu trả lời của Ba Sinh làm một người đàn ông đứng cạnh đang lúi húi chọn sách, bỗng ngẩng đầu lên. Chàng nhận ngay ra ông ta là một cán bộ miền Bắc, do ở nước da, ở khuôn mặt, ở kiểu cắt tóc, ở bộ quần áo trên người và ở cả cái túi mang ngang hông đeo quàng qua vai bằng một sợi dây da nhỏ. Đột nhiên Ba Sinh cất lời trước:

    – Mua mà đọc đi anh, toàn nhưng sách hay, mai mốt sẽ không bao giờ c̣n nữa.

    Người cán bộ nh́n Ba Sinh một giây như thăm ḍ, đánh giá. Rồi như yên tâm về con người hăy c̣n đầy chất “Ngụy” của Ba Sinh, ông ta mỉm cười:

    – Tôi mới vào Nam. Nhiều thứ sách quá, không biết đâu mà chọn cả.
    Sinh hăng hái:

    – Tôi chọn giùm cho. Tôi bảo đảm những cuốn này tôi đă đọc qua. Cuốn nào hay, cuốn nào dở tôi biết rất rơ.

    Rồi Ba Sinh nhấc ra khỏi kệ một cuốn sách của Duyên Anh: Đây là cuốn Hoa Thiên Lư, toàn truyện ngắn t́nh cảm quê hương, gia đ́nh rất có giá trị. Trong cuốn sách này tôi thích nhất truyện “Con sáo của em tôi”. Truyện “Con sáo của em tôi” đă được tuyển chọn giảng dạy trong các trường của toàn miền Nam. Văn điêu luyện. Trong sáng. Mẫu mực. T́nh cảm gia đ́nh, mẹ con, anh em cực kỳ cảm động. Một truyện tiêu biểu của một nhà văn tiêu biểu ở miền Nam.

    Ba Sinh nói một thôi một hồi và quả nhiên có tác dụng mạnh mẽ đến sự chọn lựa của người cán bộ. Ông ta cầm cuốn sách lên ngắm nghía, mở từng trang, tần ngần rồi cuối cùng trả giá với cô bé bán sách. Lúc ông ta đi khỏi, nghiễm nhiên Ba Sinh trở thành người quen với cô hàng sách. Cô ta nói:

    – Có chú đỡ quá. Hồi trước cháu cũng đọc sách, nhưng chỉ xem toàn loại sách Tuổi Hoa thôi. C̣n những loại này, có nhiều cán bộ hỏi cháu nội dung, cháu mù tịt.
    Sinh hỏi:

    – Cháu bán thế này, cán bộ thông tin văn hóa phường cũng để yên cho cháu hả?
    Cô bé khẽ nheo một bên mắt rồi khẽ mỉm cười:

    – Cán bộ phường là ai? Những sách này cũng một đường dây đó mà ra cả. Họ tịch thu mười th́ chỉ cho vào giấy vụn độ hai, ba thôi chú. Những sách quư thế này sức mấy mà đốt.

    Cô bé như không cần giữ lời. Câu nói của cô lọt vào tai một anh cán bộ khác lúc đó cũng đang lúi húi giở từng trang trong bộ sách biên khảo của Nguyễn Hiến Lê. Anh ta khẽ ngừng tay ngẩng lên nh́n hai người. Ba Sinh nói:

    – Sách học làm người của học giả Nguyễn Hiến Lê, rất nổi tiếng đấy.
    Anh cán bộ trề môi:

    – Miền Bắc đă là người từ bao nhiêu năm nay rồi, đâu cần phải học làm người như dân trong chế độ cũ.

    Ba Sinh thấy người giận sôi lên, chàng rất muốn chín bỏ làm mười, nhưng cũng không thể nào bỏ qua câu nói đó được. Chàng cười khẩy:

    – Người cũng năm bẩy loại người anh ơi … nói cho biết, học được thành người như chúng tôi cũng c̣n mệt lắm đó.

    Anh cán bộ nh́n sững vào Ba Sinh. Đôi mắt của anh ta ngầu lên những tia giận dữ. Cô bé bán hàng thấy bầu không khí có vẻ gay go, vội vàng dàn ḥa:

    – Chú không thấy thích loại sách đó th́ thôi. C̣n nhiều loại khác. Có bộ kiếm hiệp của Kim Dung đây này. Nhiều người hỏi mua lắm đó chú.

    Anh cán bộ nhún vai:

    – Đọc làm ǵ những thứ kiếm hiệp nhảm nhí. Cô có sách của Lệ Hằng không? Nghe nói Lệ Hằng đọc được.

    Chỉ một suưt nữa th́ Ba Sinh phá lên cười. Sự thích thú chợt đến làm chàng quên ngay cơn giận dữ vừa rồi.


    Còn tiếp ...

  8. #4168
    tran truong
    Khách

    Trận Đánh Cuối Cùng của Một Kẻ Sĩ

    Chàng lựa ngay trên kệ sách độ ba, bốn tác phẩm của Lệ Hằng. Rồi chàng bắt đầu thao thao giới thiệu về nhà văn nữ này, như một đợt sóng mới ở miền Nam, mặc dù trong thâm tâm, một số sách của Lệ Hằng đối với chàng chỉ là những tác phầm làng nhàng. Cuối cùng th́ Ba Sinh cũng bán giùm cho cô bé được cuốn “Bản Tango cuối cùng”. Cho đến lúc đó Ba Sinh mới chợt phát hiện ra rằng ḿnh vừa bắn đi hai phát đạn văn hóa vào hàng ngũ bên kia một cách dễ dàng.

    Những cuốn sách sẽ được lén lút mang về miền Bắc. Chúng nó sẽ được chuyền tay từ người này sang người khác… chúng nó sẽ có cơ hội đóng trọn thiên chức của ḿnh. Sách hay phải có người đọc. Sách hay, nằm mốc trong một tủ sách là sách chết.

    Những cuốn sách của Ba Sinh, sau một cơn tàn phá, không những chúng không chết mà lại c̣n hồi sinh một cách mạnh mẽ. Mỗi cuốn có một sứ mạng. Mỗi cuốn có một môi trường riêng. Ở trường học, ở nông trường, ở xí nghiệp, ở các công xưởng. Rơ ràng một mặt trận văn hóa đă h́nh thành với những viên đạn bất tử đang được bắn ra.

    Dù nằm trong lao tù hay các trại cải tạo th́ Duyên Anh, Doăn Quốc Sỹ, Nguyễn Đ́nh Toàn, Thanh Tâm Tuyền, Phan Nhật Nam và hằng chục cây bút khác vẫn c̣n tiếp tục sứ mạng của ḿnh.
    Cuộc chiến đấu tuy thầm lặng nhưng hữu hiệu hơn nhiều so với những trận đánh bằng xe tăng hay bom đạn trước đây. Những trận đánh mà mục tiêu là những trái tim, những tâm hồn. Ba Sinh không phải là người cầm bút, nhưng chàng vẫn có thể tham dự trận đánh cuối cùng này bằng vốn liếng đọc sách của ḿnh.

    Trong bầu không khí sinh hoạt ngột ngạt, đầy dẫy những nỗi tủi nhục, chán chường, bỗng Ba Sinh chợt t́m thấy ư nghĩa của một hành động, điều đó khiến cho chàng vui vẻ hẳn lên, như một cây khô vừa được tưới một gáo nước mát. Chàng bật lên cười thích thú và nh́n cô bé mỉm cười. Cô bé cũng đang tràn ngập niềm vui v́ vừa bán được hai cuốn sách với giá hời. Cô ta nói:

    – Chú “thuyết tŕnh” hay quá. Chú có rảnh không? Thỉnh thoảng chú tới đây giúp cháu với nhé.

    Ba Sinh trả lời:

    – Chú sẽ tới, chú sẽ giúp cháu bán hết tất cả kệ sách này.

    Cô bé reo lên:

    – Cháu cám ơn chú rất nhiều.

    Trong cái âm thanh trong trẻo của giọng nói cô bé mười lăm, Ba Sinh cũng t́m thấy một niềm vui cho chính ḿnh. Chàng tự nhủ: “ Chính chú phải cám ơn cháu, v́ cháu đă cho chú cơ hội tham dự trận đánh cuối cùng, ngay trong ḷng đất của những kẻ vừa chiến thắng.”


    NHẬT TIẾN

  9. #4169
    tran truong
    Khách

    Dù nó gọi tôi bằng ông cố nội !

    Vâng , dù chúng gọi bằng ông cố nội ... tôi vẫn là tôi . Bình chân như vại . Rung đùi đọc chuyện :

    ........
    Đại diện CSVN phá lên cười:

    - Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”
    Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:

    - CSVN kư công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)
    Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.
    Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:

    - Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế th́ có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?
    Đại diện Mỹ nh́n quanh rồi pha tṛ:

    - Có t́nh báo Hoa Nam Cục ở đây không?
    Rồi ông nói tiếp:

    - Theo tôi th́ các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng v́ 1974 các ông đă tuân thủ th́ hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.

    - Không c̣n cách nào hết sao?

    - Chỉ c̣n cách mà tôi đă nói với các ông hôm đầu tiên.

    - Cách ǵ ông nhắc lại đi.

    - Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, ḥa hợp ḥa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.

    - Làm cách nào?

    - Ngay ngày mai …
    Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Ḥa.
    Lấy lại tên Sài G̣n và dời thủ đô về đó
    Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ


    Có như thế th́ trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 42 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” v́ tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đă đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.
    Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:

    - Chỉ đơn giản thế thôi sao?

    Vịt Bắc Kinh trên bàn đă NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đă bắt đầu đóng viền quanh dĩa v́ không ai c̣n đoái hoài đến nó.
    Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:

    - All roads lead to Rome (Đường nào cũng về La Mă)
    Hăy trả cho Ceazar những ǵ của Ceazar.
    Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.


    https://www.youtube-nocookie.com/emb...4d5hNLto?rel=0
    (Theo St)

  10. #4170
    tran truong
    Khách
    [QUOTE=tran truong;247336]Vâng , dù chúng gọi bằng ông cố nội ... tôi vẫn là tôi . Bình chân như vại . Rung đùi đọc chuyện :

    ........
    Đại diện CSVN phá lên cười:

    - Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”
    Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:

    - CSVN kư công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)
    Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.
    Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:

    - Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế th́ có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?
    Đại diện Mỹ nh́n quanh rồi pha tṛ:

    - Có t́nh báo Hoa Nam Cục ở đây không?
    Rồi ông nói tiếp:

    - Theo tôi th́ các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng v́ 1974 các ông đă tuân thủ th́ hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.

    - Không c̣n cách nào hết sao?

    - Chỉ c̣n cách mà tôi đă nói với các ông hôm đầu tiên.

    - Cách ǵ ông nhắc lại đi.

    - Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, ḥa hợp ḥa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.

    - Làm cách nào?

    - Ngay ngày mai …
    Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Ḥa.
    Lấy lại tên Sài G̣n và dời thủ đô về đó
    Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ


    Có như thế th́ trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 42 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” v́ tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đă đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.
    Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:

    - Chỉ đơn giản thế thôi sao?

    Vịt Bắc Kinh trên bàn đă NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đă bắt đầu đóng viền quanh dĩa v́ không ai c̣n đoái hoài đến nó.
    Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:

    - All roads lead to Rome (Đường nào cũng về La Mă)
    Hăy trả cho Ceazar những ǵ của Ceazar.
    Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.



    Sàigòn trùng trùng nỗi nhớ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •