Page 396 of 471 FirstFirst ... 296346386392393394395396397398399400406446 ... LastLast
Results 3,951 to 3,960 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3951
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Một tháng sau người ta gọi tôi lên văn pḥng giám thị. Từ hôm chị Nga bị xử tử không một phát súng ân huệ, tôi được nằm dưỡng sức ở bệnh xá. Cô y tá tù Đan Chi đă săn sóc tôi tận t́nh. Cô thường hát cho tôi nghe những bản Tù Ca mà cô học thuộc khi luân lạc ở các quần đảo Phước Long, Xuyên Mộc, Hàm Tân. Có bao nhạc sĩ tù nhân đă sáng tác. Họ hát trong biệt giam, trong connex … Họ bị phát văng miền Bắc trở về Nam. Những bài Tù Ca lăng mạn, đẹp như trăng sao, không hận thù máu lửa, không lưỡi lê đ̣i trả nợ. Người Việt Nam ngh́n năm mơ mộng, cao thượng. Chân đeo cùm vẫn yêu thích ca dao.

    Đan Chi nh́n tôi, mỉm cười âu yếm :

    – Lần này, chị sẽ may mắn đấy.

    Tôi nắm chặt tay Đan Chi :

    – May mắn hay không may mắn cũng thế thôi, em ạ ! Chị quen rồi … Cám ơn em nhiều. Chị nhớ em măi măi.

    Sử Gia đang ngồi chờ tôi. Ông ta có vẻ buồn bă. Giọng trầm hẳn xuống, ông ta nói :

    – Tôi rất tiếc.

    Tôi im lặng.

    – Cô hiểu chứ, tôi rất tiếc.

    Tôi vẫn im lặng.

    – Hôm nay, tôi chứng minh lời hứa của tôi. Cô được trả tự do.

    Như pho tượng, tôi ngồi bất động. Sử Gia muốn nói nhiều, tưởng sẽ nói nhiều và ngỡ rằng tôi sẽ thích thú tranh luận với ông như những lần trước. Nhưng ông ta thiếu may mắn. Tôi đă dửng dưng tất cả. Ông ta đưa cho tôi hai tờ Giấy Ra Trại, bảo tôi kư tên góc bên trái, cuối trang. Tôi cầm bút, uể oải kư. Sử Gia giữ một tờ, tôi một tờ.

    – Cô cất kỹ, mất th́ phiền phức lắm. Cô phải tŕnh diện chính quyền địa phương. Sau vài thủ tục tạm trú, cô sẽ trở về đời sống b́nh thường. Bây giờ cô về thu xếp hành lư rời trại. Người ta sẽ phát tiền xe cộ cho cô.

    Tôi nh́n Sử Gia không chớp mắt :

    – Có thật tên ông là Nguyễn B́nh Nam không ?

    Sử Gia gật đầu :

    – Phải, tên cúng cơm của tôi đấy.

    – Khi ông chết, ông di chúc cho vợ con chôn ông ở đâu ?

    – Xă Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái B́nh.

    – Cám ơn ông, tôi sẽ ra Bắc đặt lên mộ ông một ṿng hoa hồng thắm.

    Và tôi đứng dậy, rời văn pḥng giám thị. Người ta bắt tôi phải rời trại khẩn trương. Lúc này, các đội đang lao động ngoài băi. Tôi đi chào các chị em bệnh hoạn làm việc trong trại. Đan Chi cho tôi bộ quần áo mới. Tôi từ chối. Tôi muốn mặt bộ quần áo cũ của tôi. Ngày vào tù quần áo nào, ngày ra tù quần áo ấy. Tôi yêu sự tơi tả của bộ quần áo kỷ niệm của tôi.

    Nó theo tôi từ buổi sáng ngày 6 tháng 2 năm 1976 và nó về với tôi cũng buổi sáng ngày 24 tháng 12 năm 1982. Suưt soát 7 năm tù đày ! Kiểm soát lại xem c̣n thiếu sót ǵ không ? Tôi nhờ Đan Chi nói với chị Thanh rằng tôi tha thiết chờ đợi xem phim O’cangaceiro của chị. Đan Chi ôm chặt lấy tôi. Bùi ngùi …


    Còn tiếp ...

  2. #3952
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222

    Tô Vũ (tên thật: Hoàng Phú, 1923 - 2014)
    là một nhạc sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu âm nhạc đương đại của Việt Nam.
    Ông sinh tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang.

    Ông cùng với người anh là nhạc sĩ Hoàng Quư đă có mặt từ những ngày đầu tiên của tân nhạc Việt Nam
    đồng thời là những thành viên sáng lập ra nhóm Đồng Vọng, đại diện cho âm phái Hải Pḥng.

    Hoạt động của nhóm trong làng âm nhạc Việt Nam thời tiền chiến từng tạo nên tiếng vang
    và để lại ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam.

    Clip A

    (video clip by John Tran, giọng ca Duy Trác)



    Clip B
    /Please click. Tác giả video clip B chỉ cho phép độc giả xem qua youtube/
    https://www.youtube.com/watch?v=jxOqQLiYLtY
    (video clip by Jonathan Tran, giọng ca Anh Ngọc, Mộc Lan, Kim Tước & Mai Hương)

    Last edited by QuanTran; 23-04-2017 at 12:27 PM.

  3. #3953
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Bước qua cổng trại, tay xách cái bị cói, đi một quăng, tôi nh́n lại Long Thành, nh́n lại hàng rào giây kẽm gai, nơi chị Nga đă chết treo tay trên đó. Giă từ ngục tù nhỏ, tôi về ngục tù lớn. Gió sớm mát rượi. Tôi lúng túng bước đi. Văng vẳng đâu đây, những lời ca mượt mà theo nhạc đêm của muôn loài chim êm ái.

    «Tôi ca ngợi tôi
    Ngụp giữa biển đời
    Sóng gầm băo nổi
    Tôi vẫn là người …»

    Tôi mỉm cười. Dưới những tầng địa ngục, tôi đă lên đời chói lọi. Tôi vẫn là tôi. Tôi vẫn là người.


    ..........

    Chuyện SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!! Sẽ sang trang kế : " Ngày Tháng Buồn Hiu " của Ngọc Ánh ,một thiên hồi kư bi hùng, thương tâm, đầy nước mắt của một đôi vợ chồng mang bản án phản động, âm mưu lật đổ chính quyền sau ngày 30/4/75 do chị TiGôn đảm trách . Xin chân thành cám ơn bạn đọc .

  4. #3954
    Nguyễn Sài g̣n
    Khách

    "Sài g̣n và những đoạ đày của dân tộc..."

    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    Bước qua cổng trại, tay xách cái bị cói, đi một quăng, tôi nh́n lại Long Thành, nh́n lại hàng rào giây kẽm gai, nơi chị Nga đă chết treo tay trên đó. Giă từ ngục tù nhỏ, tôi về ngục tù lớn. Gió sớm mát rượi. Tôi lúng túng bước đi. Văng vẳng đâu đây, những lời ca mượt mà theo nhạc đêm của muôn loài chim êm ái.

    «Tôi ca ngợi tôi
    Ngụp giữa biển đời
    Sóng gầm băo nổi
    Tôi vẫn là người …»

    Tôi mỉm cười. Dưới những tầng địa ngục, tôi đă lên đời chói lọi. Tôi vẫn là tôi. Tôi vẫn là người.


    ..........

    Trời ơi, đọc xong câu chuyện hết sức là hay mà vẩn không được biết ai là tác giả. Vô duyên thật !

  5. #3955
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGÀY THÁNG BUỒN HIU

    Tác giả: Ngọc Ánh
    .
    oOo
    .

    Lời Giới Thiệu

    Ngay từ đầu trang tác giả đă xác định ḿnh, là con gái trong một ‘gia đ́nh cách mạng’ qua hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ như nhiều gia đ́nh khác tại Miền Nam. Sau biến cố 75, tác giả lúc ấy là cô gái c̣n rất trẻ chưa qua tuổi hai mươi, nhưng thảm trạng xă hội thời bấy giờ đă khiến cô không thể khoanh tay ngồi yên nh́n đồng bào Miền Nam ḿnh phải chịu bao điều bất công áp bức khốn khổ trong chế độ Cộng sản, đồng thời cô phải sống trong một gia đ́nh cách mạng. Đáng lẽ ra cô chấp nhận cái lư lịch trong sạch có nhiều ưu thế để tiến thân như bao người trẻ khác mưu cầu cho lợi ích cá nhân, th́ cô lại thấy ḿnh bị đè nặng bởi sự xung đột về ư thức hệ, mặt trái của Xă hội chủ nghĩa qua lối hành sử và quan điểm chính trị khác với những sự thật mà cô đă thấy trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tính phản kháng bộc phát khiến cô và gia đ́nh có những khoảng cách không thể hàn gắn được khi cô tự nhận ḿnh bơi “ngược ḍng” trong ḍng thác cách mạng đang tuôn trào và sẽ nhuộm đỏ tuổi trẻ của Cô và bạn bè cô.
    Với tinh thần quốc gia vững chắc, ḷng bất khuất trước bạo lực, và nhất là sự can đảm dấn thân cho lư tưởng tự do, đánh đổi tuổi thanh xuân trong lao tù Cộng sản với mức án khắc nghiệt nhất trong thời điểm đó, chỉ để đấu tranh dành Tự Do cho đất nước sớm thoát khỏi ách độc tài áp bức mà Cộng sản đă và đang gieo rắc bao tang thương cho dân tộc chúng ta.
    Tác giả đă ghi lại một cách trung thực những diễn biến trong bối cảnh xă hội sau ngày Miền Nam bị cưởng chiếm trong cuốn “Nhật kư mực tím” và nỗi đoạn trường của người phụ nữ trẻ trăi qua trong những năm tháng lao tù đầy gian nan khốn khổ đă cho thấy ḷng kiên cường và ư chí mạnh mẻ của cô học tṛ năm xưa dám xả thân v́ đại cuộc, khiến chúng ta càng thêm cảm phục và tự hào khi tin tưởng rằng chế độ Cộng sản chắc chắn sẽ bị tiêu diệt và Đất nước Việt Nam sẽ có ngày vươn lên hùng mạnh.
    Cuốn nhật kư “Ngày tháng buồn hiu” của tác giả sẽ không c̣n buồn hiu khi được mọi người đọc và chia sẻ đến trang cuối cùng như một thông điệp nhắc chúng ta nhớ rằng “Chính nghĩa luôn thắng bạo tàn”.

    Mỹ Quốc, 30/4/2016
    Trần Cảnh Xuân
    (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Ba Xuyên)

    oOo



    NGƯỢC D̉NG


    Ba tôi là một người Cộng Sản, ông đă tham gia cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp chống Mỹ, các chị em tôi lớn lên ở Sàig̣n, nằm trong ḷng “địch” nhưng cả nhà đều là những chiến sĩ xung kích trên khắp các mặt trận ở miền Nam cho đến ngày “giải phóng”. Má th́ nuôi dấu cán bộ Việt Cộng, các chị em th́ làm giao liên... Sau 30/4/75, ba và chị tôi được đón về từ nhà tù Côn Đảo như những người vinh quang nhất trong ngày vui đại thắng, gia đ́nh tôi là một địa chỉ đỏ của thành phố với nhiều huân chương kháng chiến chống Mỹ được treo đầy tường .. C̣n tôi, tôi đă vào tù với cái tội chống kháng chiến chống Mỹ, sự đời có những điều trớ trêu và đau ḷng trong cảnh nồi da xáo thịt! Câu chuyện kể ra th́ dài, nhưng đại để như lời khai trong tờ lư lịch của ba tôi “...do thời buổi chiến tranh gia đ́nh ly tán, ba tôi gởi tôi cho cô em nuôi ăn học, nay đất nước hoà b́nh, ba tôi mang tôi về xum họp …”
    Nếu chiếc lá chỉ rụng về cội th́ có lẽ không có ǵ để nói, nhưng đằng này tôi lại không giống như những đứa con trung hiếu của ông, mà lại giống nguỵ (bởi lẽ gia đ́nh cô tôi trước kia là sĩ quan trong chế độ cũ) như lời phê b́nh của chị tôi - một cán bộ tuyên truyền:
    “Con Ánh nó quen thói tiểu tư sản, tại Cô Sáu cưng ch́u nó quá nên tính nết nó ngoan cố bướng bỉnh như vậy.”
    Và Ba tôi cũng nhận xét trong một buổi họp gia đ́nh:
    “Tư tưởng c̣n lệch lạc, nặng về chủ nghĩa cá nhân, bản thân cần phải tích cực rèn luyện để phấn đấu tiến bộ v.v và v.v ..”
    Có lẽ chính v́ vậy mà ba tôi đă cố gắng để cải tạo đứa con ngược ḍng của ḿnh bằng h́nh thức kiểm điểm, bất cứ một hành động ǵ sai trái ở gia đ́nh hay trong cơ quan, nghe phản ảnh lại là ba tôi bắt làm tờ kiểm điểm, kể cả những lúc vô t́nh hát vu vơ một khúc “nhạc vàng”….Nên suốt thời gian đầu về đoàn tụ gia đ́nh tôi không thấy có một ngày vui, chắc cũng không khác ǵ những binh lính chế độ cũ bị cưởng bức trong lao tù Cộng sản, ăn cơm bo bo và bị viết miệt mài để nộp cho ba tôi những bản kiểm điểm dài ngoằng, như luận văn để được tốt nghiệp vào trường “Cách Mạng”, dĩ nhiên mỗi lần như thế là tôi đă khổ sở đến độ nào!
    Chỉ vài tháng công tác xă hội, sinh hoạt tập thể vớ vẩn, tôi đă được chọn để kết nạp vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, điều này lại khiến tôi phản ứng dữ dội, chi đoàn mét về ba tôi và ông đă nổi giận thực sự, ông hét lên: “Con có biết tại sao con được vào Đoàn không? nhờ ba - nhờ lư lịch cách mạng của gia đ́nh ḿnh, con có biết mọi người vẫn mơ uớc được đứng vào hàng ngũ vẻ vang này không, có những anh bộ đội đi suốt từ Bắc vào Nam để chiến đấu, đă đổ biết bao xương máu mà vẫn chưa được kết nạp, c̣n con, tại sao con không thấy được cái vinh quang đó?”
    Lúc ấy tôi đă cố b́nh tĩnh để nói với ba một câu khẳng khái –“Thưa ba, chính v́ con chưa đổ một giọt mồ hôi nào cho chế độ này, nên con không muốn trở thành người Cộng Sản!”
    Không khí gia đ́nh như nặng nề hơn kể từ khi có tôi hiện diện. Cái khoảng cách mơ hồ nào đó giữa tôi và những người thân ngày thêm rộng dần ra, tôi càng chán nản hơn khi nh́n vào thực trạng xă hội của những năm đầu mới giải phóng, thành phố đầy những người thất nghiệp, hàng hoá khan hiếm, vật giá đắt đỏ, cuộc sống của từng gia đ́nh bị đảo lộn bi thảm, tâm lư người dân luôn hoang mang giao động, có những sự mất mát không thể nào bù đắp được.
    Tôi nhớ đoạn nhật kư của cô em mới 13 tuổi lúc ấy:
    “Bây giờ đến lớp buồn quá, bạn bè đứa nào cũng đ̣i bỏ học v́ nhà nó nghèo, ba nó đi cải tạo, mẹ nó tần tảo không đủ ăn, mỗi lần vào lớp cô giáo hỏi ai là gia đ́nh cách mạng, chỉ có ḿnh rụt rè đưa tay lên giữa bao ánh mắt nh́n, tự dưng ḿnh thấy kỳ kỳ, đâu phải tại ḿnh mà ba nó đi cải tạo đâu, tại giải phóng chớ bộ…”
    Không riêng con bé thấy kỳ kỳ mà cả tôi, cả bạn bè tôi nữa, chúng nó vài đứa cũng có hoàn cảnh giống như tôi: Ba đi tập kết trở về, gia đ́nh đoàn tụ, tờ khai lư lịch được mở ra trang mới đầy sáng sủa, đi thi -được cộng thêm điểm, đi làm - chỉ cần gởi gấm các đồng chí là yên tâm ngay, mọi việc trong nhà ngoài phố đều êm xuôi thuận lợi .. Và cũng không ít những đứa khác lận đận đủ điều bởi cái tội có người thân là nguỵ. Tờ lư lịch trích ngang như bản cáo trạng giáng xuống hàng triệu con người những mức án khác nhau tùy theo mức độ tội lỗi của cha, của chồng, của con em đă từng tham gia trong bộ máy ngụy quân ngụy quyền cũ.
    Bạn bè họ hàng đang thân thiết với nhau, tự dưng cái rào cản lư lịch làm cho mặc cảm mâu thuẫn, thành kiến thế này thế khác, anh em bà con khác chiến tuyến, bất đồng quan điểm chính trị cũng lạnh lùng lướt qua nhau v́ sợ dính líu phiền phức, chưa kể những người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản, lén lút cơm áo gạo tiền để gởi vô bưng tiếp tế cho cách mạng, khi xong chuyện, cách mạng đánh tư sản te tua sập tiệm, đang giàu có bỗng chốc thành kẻ khốn cùng, không một bàn tay nào dám đưa ra giúp đỡ sợ bị vạ lây.
    Chủ nghĩa lư lịch nó khốn nạn thế đó!

    Tôi lại nghĩ đến câu chuyện An Tiêm và những quả dưa đỏ (sự tích của thời c̣n nhỏ nghe Bà kể chuyện đời xưa) và bâng khuâng tự hỏi tại sao ḿnh không thể có những vụ mùa bội thu mà không cần phép lạ, để chủ nghĩa lư lịch không c̣n cơ hội tồn tại, không là điều kiện tất yếu để quyết định công hầu khanh tướng cho bọn đương thời? Thực tế của cái thiên đường Xă hội chủ nghĩa đă làm tôi điên tiết chán chường, trong nỗi thất vọng phẫn nộ tôi không biết đặt niềm tin vào ai bây giờ ngoài cách viết nó ra cho đở ấm ức, thế là những trang “Nhật Kư Mực Tím” h́nh thành trong lao tù cách mạng, cái nhà tù lớn nhất của cả miền Nam từ sau tháng Tư đáng nguyền rủa ấy. Trong đôi mắt của một cô học tṛ tỉnh nhỏ như tôi lúc bấy giờ hoàn toàn không có một thế lực thù địch nào đứng sau lưng để xúi giục manh động, tôi viết ra tất cả những ǵ mà tôi biết, tôi thấy khi sống trong chế độ giả trá có quá nhiều bất công và nghèo khổ này, sự cảm nhận có thể chủ quan nhưng không có nghĩa là không trung thực khi vẽ nên bức tranh xám xịt phô bày thực trạng tệ hại của xă hội mà tôi đang từng ngày đối đầu với nó. Tôi đă viết trong nỗi xót xa bất lực của chính ḿnh.

    Cuốn nhật kư được chuyển ra nước ngoài năm 1979 và được in làm nhiều kỳ trong tạp chí “Việt Nam Hải Ngoại” tại San Diego, California cùng năm.

    Cuối cùng th́ tôi thoát ly cái gia đ́nh cách mạng của ḿnh để trở thành vợ tên phản động. Mọi việc xảy ra điều có nguyên nhân của nó. Thật ra tôi cũng chẳng có tham vọng ǵ về chính trị, chỉ muốn sự công bằng và b́nh đẳng, đ̣i hỏi niềm hạnh phúc ấm no thực sự đến với mọi người. Ngay từ đầu, cái lư tưởng Cộng Sản của Ba tôi đă làm tôi thất vọng, thực chất nó chỉ là những giáo điều rỗng tuếch gian dối, Cộng sản đă lạm dụng cái từ lư tưởng để bơm căng bầu nhiệt huyết của chúng tôi khi họ nói “vận mệnh đất nước đang nằm trong tay các bạn trẻ hôm nay..” nhưng đằng sau đó là Đảng lănh đạo, chính quyền quản lư và nhân dân làm chủ.

    Ôi! Những ông chủ tội nghiệp! Họ đang bị phá sản v́ một xă hội tồi tệ với những khó khăn nghèo đói hàng ngày.

    Sự lừa bịp trắng trợn đă làm tôi chán ngấy, và tôi nghĩ đó là mục đích để tôi quyết định dấn thân khi cùng chồng “Âm mưu lật đổ chính quyền Cộng Sản”. Tổ chức của chúng tôi bị tan vỡ khi mọi việc chỉ mới bắt đầu và hai vợ chồng đều bị bắt …
    Giai đoạn c̣n khai cung, tôi gặp một ông cán bộ già đă giảng cho tôi nghe bài học về luân lư khi ông ví tôi như công chúa Mỵ Châu, đă đem nỏ thần trao cho giặc, để nước phải mất, nhà phải tan, ngồi sau lưng Triệu Đà, bị Thần Kim Quy chỉ vào mặt “giặc ngồi sau lưng mi chứ giặc ở đâu..”

    Nghịch cảnh nồi da xáo thịt quả là điều đau xót!

    Ngay sau khi tôi bị bắt, Ba tôi đă nghiêm khắc từ con. Tôi không trách thái độ cứng rắn của ông bởi v́ ông đă hành động đúng với tư cách một người Cộng Sản “Trung với Đảng, Hiếu với Dân, và chuyên chính với kẻ thù.”
    Mặc dù tôi biết Ba tôi cũng rất thương tôi, ông có cái lư của ông và tôi th́ không thể chọn con đường nào khác …
    Tôi muốn có những quả dưa đỏ như An Tiêm!

    Những năm tháng ở trong tù, tôi nghĩ nhiều về những câu chuyện đáng buồn đă qua, thắm thía nỗi đau của sự mất mát, chồng tôi bị tử h́nh và Ba tôi cũng qua đời sau cơn bệnh nặng. Người chết là hết, chẳng c̣n oán thù hay giận dữ …
    Rồi trong một cơi vô h́nh nào đó, Ba tôi và anh ấy sẽ gặp nhau, hai người sẽ nói với nhau điều ǵ về tôi, liệu ba có nói được câu “Ba rất tiếc!” như một nhân vật trong “Love Story” khi mọi việc đă muộn màng.
    Vâng, thưa Ba - con cũng rất tiếc, hăy tha lỗi cho con.

    An Tiêm!


    ( C̣n tiếp ...)

  6. #3956
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Tiếp theo ...)

    Ngày Tháng Buồn Hiu

    Định vào nhà nhưng thoáng thấy bóng tên Công an đứng đầu hẻm, tôi linh tính có ǵ đó bất thường, vội rẽ xe hướng khác đạp một mạch ra ngă bảy, quanh quẩn hàng giờ trên đường mà không biết đi đâu, ḷng bồn chồn khó chịu khi nghĩ tới VyDân ở nhà một ḿnh, chắc thằng bé đang đói sữa, trái tim tôi như nghẹn lại khi nghĩ đến những bất trắc sắp xảy ra, phải về thôi dù biết sẽ bị bắt với mớ tài liệu và cây AK dấu trong bếp, (trời dung đất rủi anh mới mang về tối hôm qua, chúng tôi chưa kịp đem đi). Căn nhà im lặng đến ngột ngạt, giọng Má Sáu khe khẻ “Công an kêu nó lên phường có chuyện ǵ đó không biết”, Má không biết nhưng tôi biết, chấp nhận vào cuộc là đối đầu với rủi ro mà, tôi đưa VyDân cho Má và vội chạy lên lầu đốt tài liệu, không nhiều lắm nhưng có khói, đang tháo cuộn phim ra th́ nghe tiếng chân chạy rầm rập lên cầu thang, bọn chúng đă tới, tôi đá cuộn phim vào gầm giường. Thế là hết!
    Mọi chuyện có vẻ như bắt đầu hơn là kết thúc, không hiểu sao tôi lại nghĩ như vậy.
    Căn pḥng chật cứng người, Công an phường, quận và cả Công an ngoài Thuận Hải nữa, sao nhiều vậy ta? Tôi nháy mắt với anh “chỉ hai đứa ḿnh thôi nhé”. Tài ngồi trên ghế, tay bị trói ra sau, gương mặt anh b́nh thản lạnh lùng, Vy Dân khóc, tôi bồng thằng bé dỗ ầu ơ, thấy ḿnh kiên nhẫn hết sức, bọn chúng đọc lệnh bắt và tiến hành xét nhà, mọi thứ đều bị xới tung lên, tôi bâng quơ ngó về hướng bếp, tiếng nồi niêu khua leng keng, cái bao nilon bị lôi ra khỏi đống củi, tên Công an rít lên giận dữ, nó thúc báng súng vào hông anh hầm hừ “mày nói nhà mày không có súng, thế cái này của ai hả, của ai?”
    Sự phẫn nộ trào dâng khi thấy anh bị hành hung, tôi điên tiết hét lên
    “Của tao đấy”.
    Nó quay qua tát tôi một cái đau điếng “Tao không hỏi mày!” (thằng Nghi, tôi nhớ chính xác tên nó khi c̣n làm trong phường), anh đứng bật dậy như một phản ứng bảo vệ, hai tên khác kéo gh́ anh xuống, lúc đó tôi lồng lộng như con thú bị thương “Mày là thằng hèn khi đánh một phụ nữ như tao, cái tát của mày làm tao trở thành anh hùng đấy Nghi à!” Có ai đó lên tiếng can ngăn, và kéo nó ra sân, trong cơn giận sôi gan, tôi nghĩ lúc này ḿnh có thể ăn được thịt người!
    12 giờ đêm, mọi chuyện khám xét tạm xong, tôi quơ vội hộp sửa và mấy gói bột gạo lứt cho Vy Dân, vài bộ đồ cho anh ... Giă từ căn pḥng nhỏ chứa đầy kỹ niệm một thời của chúng tôi, giă từ T́nh Yêu-Hạnh Phúc và cả Lư Tưởng ngập tràn, tôi tự hào đứng cạnh anh với mớ ngổn ngang “tang vật”để chụp một tấm h́nh duy nhất đầu tiên và cũng là cuối cùng, tôi gát tay trên vai anh, mắt nh́n thẳng mặt bọn Công an thách thức, dù ḷng tôi đau nhói khi biết măi măi chúng tôi không c̣n cơ hội nào khác để sống bên nhau.
    Cả nhà lên xe về pḥng tạm giam ở quận 10. Con đường Trần Quốc Toản trong ánh đèn vàng vọt hiu hắt lúc nửa đêm sao mà hoang vắng quá! Xe quẹo qua một khúc quanh và tôi nhận ra quán cà phê quen thuộc mà hai đứa đă từng đến đó sau khi nắm tay nhau đi lang thang khắp phố Sàig̣n. Ôi chút kỷ niệm ngọt ngào trong giờ phút bi thảm này!
    Chấp nhận cuộc chơi mà, chuyện thua thắng cũng b́nh thường thôi, ít ra trong chuyến xe cuối cùng này ḿnh cũng c̣n có nhau, “chúng ta đă đi, đă thấy và đă thắng (dù chết)” chỉ thương cho thằng bé, nó bị vạ lây vướng vào ngục tù theo ba mẹ v́ không có sự chọn lựa nào khác, nó c̣n quá bé nhỏ để cảm nhận biến cố đau buồn này của gia đ́nh, sợi dây dù quái ác xiết chặt tay anh ra sau, tôi đặt đầu VyDân ngă vào đùi anh, thằng bé ngủ say trong hơi ấm của ba mẹ, chiếc xe lao đi trong đêm khuya như mũi tên được bắn về phía trước.... Cả ba chúng tôi đong đưa trong số phận kẻ lưu đày.

    Ngày .. .Tháng..

    Cái pḥng biệt giam nhỏ như cái nhà xí tanh tưởi bao đời, tôi may mắn (!?) có con nhỏ nên không bị cùm chân, cái cùm số bốn là nỗi kinh khiếp của tù biệt giam ở đây, nó chỉ dài 40cm khoảng cách đủ cho cả hai tay hai chân trong tư thế ngồi bó gối kẹt cứng suốt ngày đêm, h́nh như anh ở dăy cuối cùng trong khu nhà này, có lần tôi thoáng thấy bóng anh đi khai cung ngang qua, cái dáng cao gầy liêu xiêu khiến ḷng tôi đau nhói, tôi đu lên ô cửa nhỏ bằng nắm tay và cố hét lên thật to để anh nghe tiếng, để anh yên tâm rằng tôi luôn ở bên cạnh anh trong lúc khốn khó này.
    Phẫn uất khiến đôi lúc tôi giống như mụ điên, la hét khóc cười bất thường, lấy cớ ru con ngủ tôi tha hồ hát um sùm trong khu trại, “Việt nam quê hương ngạo nghễ, Dậy mà đi, Việt Nam Việt Nam...” những bản nhạc thật thắm thía xúc động trong trái tim tôi, khiến tôi như phấn khích hơn, lạ lùng là tôi không cảm thấy sợ hăi trong hoàn cảnh đáng sợ hôm nay. Ờ, mà có ǵ phải sợ chớ, đằng nào cũng vô tù rồi. Mắc cười nhất là khi đi chụp h́nh lăn tay để lưu hồ sơ, tôi bới lại mái tóc dài của ḿnh và cố giữ vẻ b́nh thản trước ống kính pháp luật, nhưng khi thấy gương mặt căng thẳng của tên công an, tự dưng tôi ph́ cười khiến hắn khó chịu quát lên “Chị là tội phạm, chị không được quyền cười!”
    À th́ ra người ta sợ cả nụ cười của tên “phản động” như tôi, nhưng khổ nỗi nụ cười tắt ngấm nửa chừng đó khiến tôi trông tươi tỉnh hơn, tôi nghĩ chắc tấm ảnh để đời này không đến nỗi thảm hại..
    Cộng sản kết tội chúng tôi là Âm mưu lật đổ chính quyền, anh cầm đầu một tổ chức phản động do hải ngoại yểm trợ tài vật, anh viết cương lĩnh, truyền đơn chống phá Nhà Nước, thành lập căn cứ trong rừng tụ tập tàn quân có vơ trang, mưu đồ kháng chiến ..
    Tất cả việc làm của anh tôi đều biết rất rơ, nhưng bảo khai báo thành khẩn để được nhà nước khoan hồng th́ tôi không biết ǵ để khai.. Nghe có vẻ ngoan cố nhưng phải chịu thôi, gần như lần nào cũng bị mấy tên cán bộ đập bàn giận dữ đuổi về trại, tôi không hiểu là họ kiên nhẩn đối với một nữ tù nhân chính trị bướng bỉnh như tôi để mong có được những lời khai giá trị, hay là họ đánh giá thấp vị trí tôi trong ban tổ chức, họ gọi tôi là kẻ chỉ theo đóm ăn tàn, ngu xuẩn dại dột, họ miệt thị gọi tôi như ả giang hồ để mong khơi gợi tự ái trong tôi mà có lời khai báo trung thực. Có lần một tên công an c̣n rất trẻ sau khi lật tới lật lui tờ khai ngắn ngủn của tôi, hắn trầm ngâm và buột miệng
    “ Tôi không hiểu sao một người vừa trẻ, vừa đẹp (!) vừa thông minh như chị lại lấy thằng cha vừa già vừa cận thị như tên Tài? Hay là chị mơ được làm bà Tổng Thống?” Quái! Việc này đâu có mắc mớ ǵ với nhau, tôi thấy hắn ngớ ngẩn cách ǵ, tôi nh́n thẳng vào mặt hắn cười khẩy “Bởi vậy bây giờ tôi mới ngồi ở đây để nghe ông kết tội vợ tên phản động”.
    Lần khác có ông cán bộ già trạc tuổi ba tôi, ông coi qua lư lịch gia đ́nh cách mạng của tôi mà đay nghiến “Tôi tiếc cho chị quá, mồ cha không khóc mà đi khóc đống g̣ mối, chị giống như Công Chúa Mỵ Châu đem nỏ thần cho giặc, để nước mất nhà tan, giết một người đă bị tội tử h́nh rồi, c̣n bọn chị âm mưu giết cả chế độ, nên có bắn cả trăm lần cũng không đủ”.
    Từ dụ dỗ ngọt ngào đến quát tháo giận dữ, họ vẫn không moi được lời khai quan trọng nào ở tôi, họ gọi tôi là ả phạm nhân ngoan cố nhất trại. Có một tôi thôi mà sao nhiều ví von thế. Thật t́nh tôi không nghĩ là ḿnh có lắm tội đến như vậy, chán ghét Xă hội chủ nghĩa, chống đối Đảng Cộng sản cai trị độc tài, đàn áp dă man quân dân miền Nam trong cái gọi là tù cải tạo, đẩy cuộc sống đồng bào vào chỗ đói khổ cùng cực.. Đấu tranh cho Tự do, công bằng, như vậy là có tội ư? Nghĩ cũng buồn cười những đao to búa lớn mà họ đă và đang gán lên số phận của chúng tôi, “Những kẻ ngu xuẩn mưu toan bẻ gậy chống trời, theo sự kích động của bọn lưu vong phản quốc muốn lật đổ chánh quyền cách mạng... v.v”


    Ngày...tháng...

    Trong thời điểm năm 1979 chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ th́ t́nh h́nh giặc ngoài thù trong như vụ án của chúng tôi được gọi là trọng án. Họ nghĩ chắc c̣n nhiều tổ chức phản động khác đă cấu kết với nhau để âm mưu lật đổ cách mạng, khi mà ḷng dân bên ngoài ngày càng oán ghét bất măn chế độ, cuộc sống khốn khổ với gạo phát từng cân, vải mua từng mét theo tem phiếu XHCN, đường sữa là nhu yếu phẩm, thịt cá th́ thuộc tiêu chuẩn cấp cao... Dân t́nh chịu không thấu phải kéo nhau bỏ nước ra đi bất chấp nguy hiểm, rủi ro trên đường t́m Tự Do, hàng trăm hàng ngàn người vượt biên, lớp trôi trên sông, lớp ch́m dưới biển, lớp sống sót vật vờ tang thương bị Cộng sản bắt vô tù, hay qua được trại tị nạn th́ cũng bầm dập với hải tặc… V́ ai nên nỗi? Oán hận này biết bao nhiêu mà kể. Là thành phố vùng biển nên trại lúc nào cũng nghẹt người, cứ nghe tiếng cửa sắt kéo rít lúc nửa đêm là hoang mang lo lắng, có thể đem người chuyển trại hoặc vừa bắt được một nhóm nào đó vượt biên, khi th́ vài người, có lúc nguyên ghe gần trăm mạng, dưới ánh đèn vàng vọt của trại giam, bóng họ bước dật dờ như những bóng ma từ cơi chết hiện ra giữa tiếng trẻ con kêu khóc lao xao trong đêm tối tăm địa ngục.
    Thời gian biệt giam của tôi quả là kinh khủng với thằng bé mới hơn một tuổi như VyDân, hết bột hết sữa, nó được “tiêu chuẩn cao” là cháo gạo loảng pha nước muối trong khi cơm tù chúng tôi là mấy lát khoai ḿ khô mốc với canh rau muống lỏng bỏng. Tắm rửa giặt giũ đều bị hạn chế tối đa. Khi đi vội vàng nên hai mẹ con chỉ mang vài bộ đồ, thằng bé quấn mỗi cái khăn lông nên lúc nào cũng ẩm ướt khai ngấy... Không người thăm nuôi, mọi thứ trở nên thiếu thốn đến cùng cực, có lẽ VyDân là tù nhân trẻ con duy nhất trong pḥng biệt giam lạnh lẽo mùi tử khí này, h́nh như mọi người cũng biết có nó nên thỉnh thoảng ai đó đă lén nhét vào khe cửa mấy tán đường, nhúm thịt chà bông hay vài trái chanh giả bộ làm rớt ngoài giếng.

    Ngày …tháng

    Sáng mở cửa ra kêu đi khai cung, tên cán bộ ngạc nhiên khi thấy tôi quấn khăn trắng trên đầu “Chị để tang ai thế, chồng chị chưa chết mà”. Tôi nhát gừng “Tang cho 30/4”. Hắn chợt lồng lên giận dữ “Chị đừng có bố láo nhé, đất nước giải phóng độc lập tự do hạnh phúc thế này mà tang chế ǵ” “Người ta chết như rạ trong ngày này mà không để tang à, nếu không có mấy ông vào đây th́ làm sao nên nỗi.” Tôi bỗng nổi điên khi nghĩ đến điều này, tôi nhớ cái nghiến răng của anh chàng nào đó đứng cạnh tôi trên đường Nguyễn Tri Phương khi nh́n thấy mấy tên đeo băng đỏ kéo cờ vàng xuống và xé rách ném vào thùng rác trong buổi trưa cuối tháng 4/75 cay nghiệt đó, tôi nhớ đoàn người lầm lũi dưới mưa để đi khai hoang vùng đất heo hút đầy muổi ṃng đỉa vắt và những cơn sốt rét chết người. Toàn là phụ nữ trẻ con và người già yếu bị cưởng bức lên vùng kinh tế mới, lớp cha anh trai tráng th́ vào tù cải tạo hết rồi c̣n đâu, bạn bè người thân hàng xóm lén lút vượt biên, ngày nào cũng có ghe đi và tháng nào cũng nghe tin buồn mất mát. Người ta sợ sống chung với Cộng sản c̣n hơn sợ cái chết ngoài biển khơi, một thứ sa tăng quỷ dữ hiện h́nh trong thời kỳ mạt vận của đất nước... Càng nghĩ càng căm gan, có lẽ hắn nh́n thấy ánh mắt trừng trừng đầy phẫn nộ của tôi trong ngày quốc hận, biết chẳng hỏi cung được ǵ nên hắn vẫy tay cho tôi về lại pḥng giam.

    C̣n tiếp ...

  7. #3957
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( tiếp theo...)

    Ngày... tháng...

    Trong tù vẫn có những tay gọi là “ăng ten” được tụi Công an gài vào pḥng giam để lân la làm quen thân t́nh với một số tù nhân chính trị và t́m cách hỏi ḍ thêm tin tức vụ án, hầu mong có dịp lập công về sớm. Tôi cũng không ngoại lệ trong trường hợp này, có cô nàng nào đó chắc cũng trạc tuổi tôi bị tống vào biệt giam 2 tuần, cô ta nhanh chóng gây cảm t́nh khi khai ra ở cùng quê với tôi, nay bị bắt về tội vượt biên… Lúc đầu tôi ngờ ngợ về sự trùng hợp ngẫu nhiên này, quê tôi xa lắc sao mà cô ta biết được, nhưng khi ra giếng giặt đồ, có anh chàng nào đó giả bộ làm bay cái nón sát hàng rào chỗ tôi ngồi, anh chạy lại nói nhỏ “chị đừng tin ai nhe, con nhỏ gài vô theo dơi chị đó” xong anh ta lủi mất. Thú thật là tôi bất ngờ khi biết tin này, có lẽ tôi chưa có “kinh nghiệm” trong tù. Ghê thật! Bọn chúng không chừa bất cứ thủ đoạn đê hèn nào để mong đạt được mục đích...

    Ngày .. tháng...

    Cuộc điều tra kéo dài hơn hai năm, tôi thật sự mệt mỏi khi vài tháng phải di lư chỗ này chỗ kia để lấy lời khai, nhiều lúc nửa đêm nghe tiếng xích khóa leng keng ngoài hành lang khiến tôi rùng ḿnh sợ hăi vu vơ, người đàn bà c̣n quá trẻ trong nơi tăm tối này thật đáng ngại, mấy “bạn tù”có vẻ tử tế hơn, họ dặn ḍ tôi những ám hiệu liên lạc khi cần thiết, dĩ nhiên là không ai thấy mặt ai bao giờ, tôi tả cho họ nghe h́nh ảnh của anh Tài, nên mỗi khi anh đi khai cung ngang qua, họ đều báo cho biết, và lần nào tôi cũng rống to bài “Việt Nam Quê Hương ngạo nghễ” chắc chắn anh ấy sẽ biết mẹ con tôi đang ở đây, chắc chắn anh hiểu tánh khí kiên cường của tôi trong cuộc chơi nầy, chúng tôi sẽ không đầu hàng, không khai ra những người liên quan, họ biết tới đâu th́ khai tới đó, mặc dù họ dùng nhiều cách để ly gián chúng tôi bằng những đ̣n tâm lư hèn hạ “Anh Tài đă thành thật khai báo hết rồi, anh ta chỉ lợi dụng chị thôi, anh ta xem chị như một gái điếm khi cần thiết..” Tôi lạnh lùng trả treo “vậy th́ mấy ông thả ngay con điếm này đi, nó đâu có dính vào tổ chức phản động đâu?”
    Trước lúc bị bắt vài tháng họ cũng đă nghi ngờ theo dơi chúng tôi, cũng giả bộ xét hộ khẩu và bắt tôi về phường về tội không có giấy tạm trú, sống như vợ chồng với anh mà không có đăng kư kết hôn v .v Nhốt hai ngày điều tra không thấy ǵ mới thả ra với biên bản ghi tội danh “quan hệ bất chánh” như một gái măi dâm. Ra về tôi vừa tức vừa xấu hổ khi bị họ gọi như vậy, may mà lúc đó anh vắng nhà, VyDân th́ đang ở nhà cô Ly em họ của anh ấy. Bị nhốt hai ngày bầu sửa căng cứng đau nhức mà tôi không dám nhận là ḿnh mới sanh con được ba tháng, sợ bị hỏi cung rắc rối thêm. Nếu mang tiếng là một con điếm mà làm cho mọi việc của anh thuận tiện hơn th́ tôi cũng chấp nhận. Nhưng không, họ vẫn cho tôi là cánh tay đắc lực của tổ chức “Lực lượng Việt Nam Tự do”. Có câu hỏi được lập lại hàng trăm lần “Sau lưng chị là ai?”
    Trời ạ, các người không biết ai sao? Sau lưng tôi là con trai tôi nè, nó cũng bị bắt vô biệt giam, cũng chịu chung cảnh tù đày. Ôi! tội nghiệp VyDân quá, thằng bé èo uột với rau cháo qua ngày, suy dinh dưỡng khiến cơ thể nó tong teo. Ngủ trên nền ciment ẩm thấp lạnh lẽo sợ con bệnh nên tôi luôn ôm nó trên ngực, điều kiện tắm rửa hạn chế khiến thằng bé ḿnh nỗi đầy ghẻ nhọt. “Phi ghẻ bất thành tù” câu nói mỉa mai này lại đúng với nó, những cơn sốt bất thường đă khiến Vy Dân héo rũ trên tay tôi, đêm khuya tiếng kêu cấp cứu vang vọng trong trại, tên Công an cằn nhằn mở cửa ném vài viên hạ sốt..

    Ngày … tháng

    H́nh như họ bắt được vài người “đồng bọn” của chúng tôi trong Sàig̣n, Công an thành phố ra dẫn độ tôi về Tổng Nha cảnh sát cũ để khai cung, trên đường đi họ không ngớt nói về chánh sách nhân đạo của Đảng Nhà Nước khi đưa Vy Dân về bịnh viện Nhi Đồng để chữa bệnh, họ hứa hẹn nếu thành khẩn khai báo tốt th́ họ sẽ tha về, tôi ngồi im mệt mơi nh́n con đường dài phía trước, “Liệu anh có về Sàig̣n cùng em không?”
    Chiếc xe hơi màu đen chạy thẳng vào sân bệnh viện, tôi vội vả ôm thằng bé len lỏi vào trong đám đông hy vọng có thể trốn thoát được, nhưng tên Công an đă nắm chặt cánh tay tôi đẩy lên cầu thang, giọng hắn rít khẻ “Chị đừng manh động”. Tôi biết lúc này có gào lên cũng không ai dám giúp một tù nhân như tôi, mạng sống của thằng bé quan trọng hơn, tôi nghĩ ḿnh phải thật b́nh tĩnh, vậy mà khi đặt thằng bé xuống giường, nh́n gương mặt con ngơ ngáo hoảng sợ, tôi đă nghẹn ngào khi hôn nó “Đừng sợ, mẹ sẽ trở lại với con”.
    Quay lưng đi rồi mà ḷng xót xa muốn khóc, có khi nào mẹ con ḿnh mất nhau không? Thương con quá VyDân ơi! Hai mẹ con ḿnh đều phải can đảm trong lúc giai đoạn này.

    Ngày… tháng..

    Linh cảm cho em biết là anh cũng đă có mặt ở đây, nhưng không chắc là họ nhốt chung dăy hành lang này, em nhớ hồi ở trại I, có lần tên cán bộ quên “cảnh giác” mở cửa cho em ra giếng giặt đồ trong lúc anh đi khai cung ngang qua, trời ơi khỏi nói là em mừng cở nào, em bồng VyDân đưa cao lên cho anh thấy nó, mắt thằng nhỏ sáng lên, em rưng rưng khi thấy anh gầy nhom xanh mét trong cái áo rộng thùng th́nh, qua làn kiếng cận lấp lánh anh nheo mắt như cười với hai mẹ con, dáng anh lúc nào cũng b́nh thản ung dung, anh khí phách lắm Tài à, em phải can đảm giống anh mới được, buồn khổ nhưng nhất định không than van khóc lóc... Em nhớ lúc mới bị bắt trong chuyến xe từ nhà đến Công an quận, hai đứa ḿnh ngồi cạnh nhau, em bồng con dựa sát vào vai anh, sự im lặng đă nói biết bao điều... Nên khi thấy anh sau cả năm trời biệt giam, em không dằn được sự vui mừng, em nhởn nhơ ngoài giếng để chờ anh khai cung về cho em gặp anh lần nữa, nhưng tên Công an đă đuổi em vào pḥng, em trở chứng ngang ngược nhất định ôm con ngồi ĺ xuống bậc thềm “Tôi chờ chồng tôi về, chỉ nh́n thôi mà, sao lại cấm?” hắn quát lên “Ai biết ánh mắt hai người thông cung nhau điều ǵ?” Trời đất, họ sợ cả cái nh́n của những tên phản động sao? Họ có thể trấn áp ngăn cản mọi hành động chống phá “cách mạng”, nhưng họ không thể ngăn được ư chí trong trái tim chúng ta với ḷng mong muốn mănh liệt là phải giải tán đảng Cộng sản xảo trá, phải dẹp bỏ cái CNXH đă làm khổ đồng bào miền Bắc, gây nghèo đói cho dân chúng miền Nam với chiêu bài giải phóng. Dù chết em vẫn không tin Cộng sản, đó là điều chắc chắn!
    Em đang ở Sàig̣n, chỉ cách một bờ tường thôi là con đường quen thuộc cũ mà ḿnh hay đạp xe ngang, vậy mà bây giờ thấy xa xôi làm sao, lâu rồi không có anh bên cạnh nhưng em c̣n có VyDân an ủi vỗ về, bây giờ em thui thủi một ḿnh trong bốn bức tường mà ḷng như lửa đốt, không biết thằng bé ra sao rồi, lạy trời cho nó khỏe mạnh, nó là ḥn máu duy nhất của anh để lại cho em, một kỷ vật vô giá mà em phải sống để ǵn giữ nó.
    Vẫn những buổi khai cung hằn học, những ngọt ngào xảo trá “Chị là gia đ́nh cách mạng, chị sẽ được khoan hồng nếu chị thành khẩn khai báo tốt, chị c̣n trẻ quá để làm lại cuộc đời, tội lỗi tên Tài đă rơ ràng, hắn sẽ đền tội, chị không cần bao che cho hắn, đây là tờ khai cuối cùng, là cơ hội của chị gặp lại con trai, gia đ́nh đang chờ chị trở về”.
    Không đâu anh à, em biết đây là đ̣n ly gián, họ tách VyDân ra khỏi em để làm trái tim em yếu mềm, để em khai ra những ǵ em biết về tổ chức, v́ chỉ có em mới hiểu hết mọi việc anh làm, em không tin vào những lời hứa hẹn bâng quơ của họ, mấy năm sống chung với quỷ em biết quá mà. C̣n gia đ́nh ư? Cách đây vài tháng em cũng đă xót xa khi thấy con đau ốm hoài nên mới bấm bụng viết thư gởi về nhà xin Ba lănh thằng bé ra ngoài chữa bệnh, nhưng có ai trả lời em đâu? Em nhớ khi “thoát ly”quyết chí theo anh “chống kháng chiến chống Mỹ” em đă nhủ ḷng như trong Từ Thứ qui Tào “thà mất ḷng Cha đặng bụng chồng”. Thôi th́ cũng đành ḷng thôi Tài ạ! em không có sự chọn lựa nào khác trên con đường đi của chúng ta, ai cũng một lần chết mà, em chẳng ân hận ǵ khi đánh đổi cuộc đời em để theo đuổi lư tưởng cùng anh và để nói yêu anh, yêu con cho tới hơi thở mỏi ṃn.

    (C̣n tiếp...)
    Last edited by Tigon; 26-04-2017 at 09:56 AM.

  8. #3958
    Tran Truong
    Khách
    Quote Originally Posted by Nguyễn Sài g̣n View Post
    Trời ơi, đọc xong câu chuyện hết sức là hay mà vẩn không được biết ai là tác giả.[/b] Vô duyên thật !

    Nguyễn Saigon đọc nhảy mất rồi .... mà vẫn khen hay , quả là tác giả hay thiệt . Xin lật lại ngày , giờ và post # này nhá : 22-04-2017, 06:03 AM #3950 .Cám ơn for comment .

  9. #3959
    Tran Truong
    Khách
    MẤT GỐC


    Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho ḿnh những bực ḿnh. Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :

    Tôi không phải dân Bắc. Tuần vừa qua, tôi lại viết bài : Hai nỗi cô đơn.

    Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ư kiến, có người đồng ư, có người không đồng ư, nhưng cũng không có vấn đề ǵ quan trọng. Khi ḿnh đă đưa ra một ư kiến, th́ phải chấp nhận các lời phê b́nh.
    Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi : Tôi hiểu ư anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị phản đối nhiều đó. Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhă nhặn, nhưng hỏi móc tôi : Anh không sợ bị kết án là mất gốc ??
    Tôi hỏi lại ông :

    - Theo anh, gốc của tôi là ǵ ?
    - Th́ anh người miền Bắc. Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.

    Tôi nản quá, nói với ông ta :
    - Anh trật lất rồi. Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Ḥa.

    Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà.

    Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam.
    Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

    Ngày nay, trong nước, c̣n sót lại những công dân cũ của VNCH. Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.

    Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN.

    Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.

    Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc.


    Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói Tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.

    Cũng vậy, người Việt Nam Công Ḥa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.

    Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nghĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe, chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác.
    Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.


    Những người đó là gốc của tôi hay sao ???

    Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??

    Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Ḥa.

    Công dân của VNCH là công dân VNCH và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.

    Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.

    Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, th́ đó là việc của họ.

    Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ.
    Sửa nó ? đúng là nằm mơ giữa ban ngày !!!


    Trần Mộng Lâm

  10. #3960
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ;.. cái bàn sắc ghi dấu một thời...

    .. xin cảm ơn bài góp ư.. và xin góp đôi lời...
    Vâng người Việt Tỵ nạn Cộng sản sang đây bằng con đường đánh đổi cuộc sống để lấy hai chữa Tự do.. thật là gian khổ.. nguy hiểm như quả trứng trọi với đá..
    Thế nhưng dân Việt vẫn có người chấp nhận.. sự cương quyêt và gan dạ, chấp nhận đánh đổi cuộc ddời đă được nhiều người, nhiều quốc gia cảm thông và đă giúp họ..goij họ bằng từ ngữ sót sa; ngụi Tỵ nạn Cộng sản Việt nam ,thật thân thương , ghi được dấu ấn của một thời vang bóng ;...thêm tiếp vô đó đó là từ ngữ : .. người Saigon.. Họ đă chào đón tiếp nhận dân Tỵ nạn ....
    .. He is a Saigonese... Saigonais... he just lost his country; formerly Vietnam republic...

    Dân bản xứ họ nh́n ra qua cung cách úng xử và phong cách giao dịch.. hoj ddax biết phân biệt
    Sau này ngay cả lúc đi chợ, người bán hàng người ta cũng nhận ra ai là Việt Nam Cộng Hoà Saigon và ai là ..Cộng hoà xă hội chủ nghĩa ! ./.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •