Page 383 of 471 FirstFirst ... 283333373379380381382383384385386387393433 ... LastLast
Results 3,821 to 3,830 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3821
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...

    Khi tôi tỉnh giấc, xe đă vào đến Hố Nai . Ngay từ khi c̣n bé, trên những chuyến xe đi từ Đà Lạt xuống Sài G̣n . Vẫn những h́nh ảnh quen thuộc lại hiện ra trước mắt . Từng căn nhà nho nhỏ nối tiếp nhau, với vài ba cây ăn trái và khoảng sân rào dậu chung quanh . Qua một con đường lỗ chỗ ổ gà, xe chạy thật chậm . Tôi nh́n kỹ hơn vào từng căn nhà và suưt kêu lên v́ thảng thốt .

    Trên mọi bức tường chính diện đều có vẽ một lá cờ đỏ sao vàng nho nhỏ . Bên trong, cạnh ảnh Chúa lồng khung kính c̣n có thêm tấm ảnh chân dung của HCM . 1954-1975: hai mươi mốt năm, thời gian tuy có dài nhưng vẫn chưa đủ an toàn cho một lần chạy chết . Hố Nai, Gia Kiệm, Giốc Mơ, Phước Tỉnh … và bao nhiêu địa danh nữa không c̣n là nơi nương náu an b́nh cho những người dân miền Bắc di cư . Họ đă bị cộng sản bắt lại ngay giữa miền Nam !!!

    Tôi chưa kịp t́m hiểu về những đ̣n thù mà họ đă và sẽ phải chịu đựng, nhưng chỉ cần nh́n cảnh tượng những giáo dân ngoan đạo phải treo cờ và chưng h́nh của kẻ thù không đội trời chung bên ảnh Chúa, cũng đủ cho tôi cảm nhận được thấm thía nỗi uất hận trong ḷng những người không may đó .

    Từng ngôi nhà thờ xưa cũ vẫn c̣n nằm cách quăng dọc theo quốc lộ . Tháp chuông rêu phong, buồn tủi . Sân cỏ vắng vẻ đ́u hiu . H́nh tượng Chúa trông vẫn nhân từ nhưng không dấu được nỗi ưu phiền, trên thập tự .

    Lậy Chúa con là người ngoại đạo nhưng tin có Chúa ở trên Trời . Kính xin ngài sót thương cho hàng chục triệu tín đồ đang bị vùi dập khốn đốn trên phần đất quê hương tù ngục này, cũng xin ngài đoái thương cho cả dân tộc bất hạnh của con . Nếu thực đây là thánh ư th́ nhiều năm qua đă là một thời gian thử thách đủ dài cho một kiếp nhân sinh ngắn ngủi rồi !

    Đức Tu vắng lặng, thưa người . Đường phố chỉ phơi bày một nếp sống cầm hơi . Tôi chạnh nhớ đến những ngày cả tỉnh Biên Hoà đông vui náo nhiệt mà thấy năo ḷng . Rồi xe bắt đầu đi vào xa lộ . Đường rộng thênh thang . Không c̣n những đoàn xe vận tải, du lịch ngược xuôi tấp nập . Cũng hết rồi h́nh ảnh của những cô cậu choai choai chở nhau bằng xe Honda chạy những đường lả lướt: ghé Thủ Đức ăn nem, lên Biên Ḥa ăn bưởi, rồi về hồ tắm Thiên Nga ngồi nh́n đùi nh́n ngực nhau chơi . Hết giờ chơi lâu rồi th́ phải ?

    Thảng hoặc, cũng có vài cái xe đ̣ chạy ngược chạy xuôi chiều, chất chứa đầy nhóc khách hàng, quang gánh và khoai củ . Những chiếc xe cũ nát, ́ ạch, nặng nề chuyển bánh được nhờ vào thùng nhiên liệu tṛn, cao hai ba mét. gắn ở phía sau .

    - Đi mấy cái xe chạy bằng than kiểu này đỡ hao tốn xăng dầu cho Nhà Nước và … ấm lắm đó nha !

    Có hành khách buột miệng thốt lên một nhận xét mỉa mai . Nhiều nụ cười nửa miệng, nở vội trên những gương mặt xanh xao, mệt mỏi . Mùa Đông ở một nơi có tuyết mà được chen chúc nhau trên xe đ̣ với thùng than rực lửa như vậy th́ ấm cúng và hạnh phúc thật . Tiếc thay, Sài G̣n không có mùa đông !

  2. #3822
    tran truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978... ( Tiếp theo )

    Cách Mạng Về, thật sự, đă có lúc là niềm ước mơ làm ấm ḷng không ít những người dân miền Nam cùng khổ . Bây giờ th́ Cách Mạng Về đến nơi lâu rồi .

    Chắc chắn đâu có ai viễn vông đến độ nghĩ rằng Đảng sẽ gắn máy lạnh trên xe đ̣ quốc doanh, nhưng cũng chả người nào ngờ được rằng Nhà Nước lại nỡ đặt nguyên cả cái thùng than rực lửa vào sau những chiếc xe luôn luôn chật ních người như thế . Đến nông nỗi này th́ e rằng ấm quá . Giá Cách Mạng đừng về th́ hay hơn .

    Xe đến Thủ Đức . Thủ Đức – Sài G̣n 12 KM . Cái bảng xanh nho nhỏ với gịng chữ trắng đă úa màu vẫn c̣n nằm nguyên ở vị trí cũ . Tôi cúi mặt tránh ánh mắt soi mói của một tên công an lưu thông đang đứng ở ngă tư . Không dưng mà thấy nhớ và thương quá một thằng …quân cảnh !

    Bên phải là đường dẫn vào chợ Thủ Đức, bên trái là đường dẫn vào trường Bộ Binh . Tôi nh́n măi vào con đường nhỏ vắng lặng đó và tưởng như tim ḿnh đập hụt liền mấy nhịp . Khi c̣n là sinh viên sĩ quan, tôi rất sợ và chán ngán những ngày tháng sống ở quân trường . Trời ơi, lúc hớn hở vác ba lô về đơn vị làm sao tôi ngờ được rằng lại có một buổi trưa , ḿnh cúi mặt đi qua trường cũ với cái tâm cảm bùi ngùi đến thế !

    Đă có lúc tôi vô cùng thành thực khi nghĩ rằng: Chiến tranh là một h́nh thức sinh hoạt tồi tệ nhất của loài người !

    Sự hà khắc, bạo ngược của chủ nghĩa cộng sản đă dậy cho tôi một quan niệm mới: trong nhiều trường hợp người ta bắt buộc phải cầm súng để chiến đấu đến giọt máu cuối cùng; nếu đây không phải là điều vinh dự th́ vẫn là bổn phận cần thiết . Chao ôi, có phải tôi đă biết đến điều này muộn màng quá rồi không ? Bây giờ tôi mới thấy khát khao được cầm súng chiến đấu chống cộng sản dưới một lá cờ !



    Xe chầm chậm chạy qua cầu Rạch Chiếc . Gịng sông đục vẫn hiền ḥa chuyển ḿnh dưới nắng . Hai bên bờ ô rô, dừa nước vẫn xanh um . Tôi đă có lần ngâm ḿnh dưới gịng nước đó khi thực tập bài học Đại Đội Vượt Sông .

    Tự nhiên mà nhớ đến ông già Heraclite: “Người ta không bao giờ tắm hai lần trong cùng một gịng sông” . Thời gian qua đă bao nhiêu là nước chảy qua cầu rồi ? Như mới hôm nào tôi c̣n là một cậu sinh viên sĩ quan vừa tṛn hai mươi tuổi . Bây giờ tôi đă sắp ba mươi . Gần ba mươi năm cằn cỗi, tang thương, thảm hại dù chỉ mới sau ba năm phải cắn răng để chịu lănh những trận đ̣n thù . ( Còn tiếp )

  3. #3823
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    (Xin phép xen vào giữa bài của anh Tran Truong )

    Hiệp thông cùng các đẳng Thiên Thần , khắp trần gian đang vang lên tiếng hát chào mừng Chúa Cứu Thế xuống trần .

    Vinh danh Thiên Chúa trên trời
    B́nh an dưới thế cho người thiện tâm

    Thân mến chúc anh chị em Saigon Thuở Ấy cùng tất cả than hữu bạn đọc những ngày tháng an lành trong Hồng Ân Thiên Chúa và một năm mới đầy hạnh phúc - may mắn



  4. #3824
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Saì gòn tuở ấy.

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    (Xin phép xen vào giữa bài của anh Tran Truong )

    Hiệp thông cùng các đẳng Thiên Thần , khắp trần gian đang vang lên tiếng hát chào mừng Chúa Cứu Thế xuống trần .

    Vinh danh Thiên Chúa trên trời
    B́nh an dưới thế cho người thiện tâm

    Thân mến chúc anh chị em Saigon Thuở Ấy cùng tất cả than hữu bạn đọc những ngày tháng an lành trong Hồng Ân Thiên Chúa và một năm mới đầy hạnh phúc - may mắn


    Cũng mượn nơi này, kính chúc toàn thể qúy vị, ban điều hành VL, qúy vị bạn đọc, qúy vị quen biết xa gần một Giáng sinh an bình và một năm mới phúc lộc thọ. Amen.

  5. #3825
    tran truong
    Khách
    KÍNH CHÚC TOÀN THỂ QUÍ VỊ MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ !!!

  6. #3826
    Tran Truong
    Khách

    Sài G̣n Ngày Trở Lại 1978...

    Nh́n cảnh vật hai bên đường . Bỗng dưng tôi sợ rằng ḿnh gục xuống th́nh ĺnh rồi không bao giờ c̣n trỗi dậy được nữa . Tôi không thể và không có quyền gục ngă vào lúc này, khi mà quê hương c̣n đầy bóng giặc . Bằng mọi giá tôi phải sống chứ . Mạng sống bây giờ là vũ khi duy nhất mà tôi c̣n có được để đối phó với kẻ thù . Dù thế nào chăng nữa tôi nhất định không câm nín, chấp nhận thân phận của một kẻ chiến bại cho đến hết đời .

    Xe đến Nghĩa Trang Quân Đội . Pho tượng Tiếc Thương không c̣n đặt ngay trước cổng . Điều này làm tôi hài ḷng . Chỉ mong kiệt tác này đă được vùi chôn ở một nơi nào đó . Nghệ thuật là sản phẩm của con người . Ngợm không thể và không có quyền thưởng thức . Hai chữ tiếc thương cũng không c̣n đủ ư nghĩa trước mộ phần của những chiến hữu đă hy sinh . Bây giờ ngoài sự tiếc thương, những người sống sót c̣n có bổn phận phải căm thù, và hận thù này phải được trả bằng máu mới cam ḷng những người đă khuất .



    Tôi nh́n sâu vào phía trong . Khoảng cách khá xa nên tôi không thấy ǵ được rơ ràng, ngoài một vùng um tùm cỏ dại . Chắc tất cả các mộ bia rồi cũng đều phải ngả nghiêng dưới những gót chân dầy xéo . Trời ơi, làm sao em biết bia đá không đau . Tôi thốt nhớ đến lời nhạc của Trịnh Công Sơn mà muốn rơi nước mắt . Tôi thương cho những kẻ đă thẳng lưng chiến đấu cho đến chết, và xót cho người nhạc sĩ tài hoa đă phải gập lưng để c̣n sống sót dưới một chế độ bạo tàn, mọi rợ !



    Cuối cùng xe đi vào trung tâm thành phố . Đường Đinh Tiên Hoàng, rạp chiếu bóng Đakao – may quá - vẫn c̣n . Chỉ mất đi những khung vải quảng cáo quen mắt thật to và đẹp . Thay vào đó là những khung h́nh nhỏ xíu, sơn phết lem nhem, trông bẩn thỉu và bần tiện, với những tên tài tử vô danh, xa lạ: A-li-cốp, Bô-nhi-sô-lốp và ǵ ǵ đó ….

    Không dưng mà tôi thèm được nh́n lại những khuôn mặt mà đă có lúc ḿnh vốn không ưa : Lư Tiểu Long, Vương Vũ, AlaiDelon, Hùng Cường, Út Bạch Lan hoặc bất cứ ai !

    Tiếp đến là đường Hiền Vương . Những tiệm phở đều đóng cửa dù bảng hiệu vẫn c̣n nguyên h́nh những con gà vàng với chấm mắt đen . Trông chúng cũng có vẻ ngơ ngác như chưa kịp hiểu hết cái cảnh đời tang thương dâu bể .



  7. #3827
    Tran Truong
    Khách
    Xe dừng lại ở ngă tư đèn xanh đèn đỏ . Tôi chợt để ư có sự thay đổi . Đường Hiền Vương đă trở thành Vơ Thị Sáu; và Pasteur có tên mới là Nguyễn Thị Minh Khai .



    Dẫy xe phở ḅ ở cuối con đường này cũng không c̣n nữa . Có lẽ chị Sáu không thích ăn phở gà và chị Khai th́ kiêng cữ thịt gà; hoặc giả, phở - nói chung – là một món ăn có quá nhiều thịt mỡ và thiếu mùi vị cách mạng nên cả hai chị đều không ưa . V́ vậy tôi đoán từ ngày mang tên hai chị th́ tất cả những hàng phở trên hai con đường này đều sụp tiệm !



    Cái gọi là cách mạng tháng 04 năm 1975 kể ra cũng mang lại cho nhân dân lao động ít nhiều b́nh đẳng . Lịch sử bây giờ không c̣n là nơi dành riêng cho vua chúa hay một giai cấp đặc quyền, đặc lợi nào nữa . Hiền Vương, Phan Đ́nh Phùng, Nguyễn Trung Trực …. đều đă bị đẩy xê ra chỗ khác cho anh Trổi, anh Phong, chị Khai, chị Thối …. nào đó nhào vào lịch sử !

    Sau khi chống Pháp, chống Mỹ, chống Nước Bạn Trung Quốc Vĩ Đại và bè lũ phản động quốc tế, chương tŕnh được tiếp nối bởi những công cuộc xâm lăng những nước xă hội chủ nghĩa anh em nho nhỏ nằm kề . Đảng và Nhà Nước đă và đang luôn luôn tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân đi vào lịch sử . Chả biết bao giờ th́ trên mới quyết định cho mọi người được nghỉ xả hơi để hưởng Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc ?

    Và nếu thực sự có một lúc như vậy th́ e rằng số liệt sĩ xếp hàng đi vào lịch sử sẽ đông hơn thường dân . Thế mà chả có cảnh xô đẩy, chen lấn, giành giật đánh nhau đến vỡ đầu chảy máu, hoặc lại xẩy ra chuyện chợ đen, chợ đỏ, rất có phương hại đến tinh thần và đạo đức cách mạng . Nếu nhờ vào hên mà Đảng chưa đẩy toàn dân đến bước đường diệt chủng, th́ rồi lại cũng đến tội cho lũ sử gia con cháu – sau này . Tụi nhỏ - chắc chắn - chả thế nào viết lại được những trang sử dễ coi .



    Xe vẫn vào bến Pétrus Kư, với cái tên mới là Lê Hồng Phong . Sự hỗn loạn xẩy ra trước khi xe kịp ngừng bánh . Chừng hai mươi người đàn bà, lôi thôi, lam lũ vừa chạy theo xe vừa nhao nhao hỏi:

    - Có cái ǵ bán không ? Có mang trà, cà phê, gạo hay lê-ghim không cậu ?

    Tôi lắc đầu, cười bối rối khi phải đối diện với những khuôn mặt đỏ gay đang tḥ sát vào thành xe . Tôi chưa hiểu ra câu hỏi của họ . Những hành khách khác cũng lắc đầu cười; họ cười mà như mếu:

    - Không, không có ǵ đâu . Ở nhà măi sốt ruột không chịu được th́ đi thử, vậy thôi . Chúng nó làm kinh bỏ mẹ, c̣n ai mà dám bán mua ǵ nữa . Có mà sạch vốn và rũ tù ấy chứ, chả chơi đâu .

  8. #3828
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ( Anh Tran Truong , tháy bài hay quá , voi post vô đây , sợ lạc mất . Nếy bài anh con , sẽ delete rồi post lại cho có thứ tự )

    CÔ BÉ TRONG NHÀ THỜ (Điệp Mỹ Linh)

    Ba chữ Ga Hải Pḥng vừa khuất, Đông khép mắt, muốn giữ lại trong ḷng h́nh ảnh của Hải Pḥng. Bất ngờ, tiếng violon nỉ non từ Iphone của Ngân Hà – vợ của Đông – rồi tổng hợp âm thanh của piano và nhiều nhạc cụ nhẹ cùng ḥa vào, tạo nên ḍng nhạc thiết tha, mượt mà như từng lượn sóng rạc rào ve vuốt giải cát vàng. Chỉ vài tích tắc thôi, giọng soprano vút cao: “Ĺa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về… Nh́n em mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời…”(1). Đông chợt cảm thấy bồi hồi, xót xa như ai đó vừa khơi dậy từ tâm thức sâu thẩm của chàng h́nh ảnh chàng đang bịn rịn chia tay với Yến, tại Hải Pḥng, khi chàng theo gia đ́nh xuống tàu “há mồm”, di cư vào Nam, năm 1954.

    Gia đ́nh cố ư giữ kín chuyện di cư, thế mà, sáng hôm sau, trong khi cùng gia đ́nh sắp hàng để chờ xuống chiếc tàu to kinh khiếp mà “mồm th́ há ra”, Đông chợt nghe tiếng gọi “Anh Đông!” từ những người đứng phía sau rào cảng bằng gỗ. Đông quay sang. Nhận ra Yến, Đông vội rời hàng chạy nhanh đến: “Yến! Em làm ǵ ở đây?” Yến chẳng biết nói ǵ, chỉ quẹt nước mắt. Đông cầm tay Yến: “Yến đi với gia đ́nh anh, nhé!” Yến lắc đầu. Chưa biết phải làm thế nào để an ủi hoặc thuyết phục Yến, Đông chợt nghe tiếng Bố: “Đông!” Đông vội thả tay Yến ra. Yến khóc lớn: “Anh ở lại với em, đừng đi!”. Đông chưa kịp tỏ thái độ th́ Bố đến, nắm tay, kéo Đông trở lại với gia đ́nh!

    Sau này, nhiều khi nhớ lại mối t́nh thơ và h́nh ảnh Yến trong buổi chia xa năm xưa, Đông thường tự hỏi không biết cuộc đời của Yến bây giờ ra sao? Nàng có trở thành “nữ hộ lư” hoặc “cán bộ gái” trong đoàn quân xâm lấn miền Nam hay không? Những khi chiến hạm công tác dài hạn, đêm đến, từ đài chỉ huy nh́n về phương Bắc, Đông nhận biết ḷng chàng gợn lên nhiều nỗi luyến thương! Sau phiên trực, trên cầu thang trở về pḥng ngủ sĩ quan, đôi khi nghe tiếng hát từ radio của “đứa nào” văng vẳng trong không gian tràn ngập ánh trăng: “…Rồi đây dù lạc ngàn nơi, ta hướng về chốn xa vời… Nghẹn ngào thương nhớ ‘em’, Hà Nội ơi!…”(2) Đông đứng lặng trên cầu thang; v́ niềm thương nhớ dâng lên ngập ḷng!

    Dường như niềm thương nhớ gậm nhấm tâm hồn Đông nhiều nhất là những chiều cuối năm. Từ biển khơi nh́n vào bờ, thấy ánh đèn rực rỡ, lung linh, Đông chỉ ước mơ được nắm tay một thiếu nữ, bước chầm chậm trong vùng không gian huyền diệu đó.

    Đông ước mơ như thế, nhưng khi Trục Lôi Hạm Bạch Đằng II – HQ 116 – được lệnh cập hải cảng Đà Nẵng vào chiều cuối năm, Đông lại lưỡng lự, không biết chàng nên “đi bờ” (Động từ Hải Quân thường dùng, có nghĩa là rời chiến hạm, chiến đỉnh hoặc đơn vị để đi phố) hay không; bởi v́ Đông không có một thiếu nữ nào để nắm tay! Vừa khi đó, Hoàng rủ Đông “đi bờ”.

    Lang thang trong thành phố nhộn nhịp, khi đi ngang nhà thờ, nghe tiếng organ và tiếng hát vọng ra, Đông bảo:

    –Trời lành lạnh, nghe Thánh ca “moa” chịu không được! “Moa” muốn vào xin lễ.

    –Th́ vào, có ǵ đâu, Hạm Phó!

    Vào đến cửa bên hông nhà thờ, Đông và Hoàng đều lấy “nón kết” kẹp vào tay trái, đưa tay phải làm dấu thánh giá.

    Thấy hai “chàng” Hải Quân mặc quân phục tiểu lễ trắng, áo dạ màu xanh đậm, làm dấu thánh giá, nhiều người đứng hàng đầu tiên xích sát vào nhau, ra hiệu mời Đông và Hoàng đứng vào. Đông và Hoàng vừa đứng vào, bản thánh ca do cả hội trường đồng ca cũng vừa dứt. Mọi người ngồi xuống.

    Nam nữ học sinh từ phía sau bước ra, sắp hàng dưới bục giảng của Đức Cha. Một nữ sinh bước ra, đứng phía sau ca đoàn nhưng trên một bục gỗ cao. Đông nghĩ có lẽ cô này là giọng nữ chính.

    Tiếng organ vang lên trầm trầm, uyển chuyển rồi chậm dần để ca đoàn “bắt” vào:“ Silent Night. Holy Night. All is calm. All is bright. Round yon virgin. Mother and child. Holy infant so tender and mild. Sleep in heavenly peace…” (3). Cô gái đứng phía sau ca đoàn thường ngẩng mặt lên mỗi khi cô hát những chữ ở âm vực cao. Nh́n sóng mũi cao, ánh mắt rực sáng và khuôn mặt diễm kiều của cô gái, Đông xúc động bồi hồi và tưởng như vẻ đẹp thánh thiện của cô gái chờn vờn trong ánh nến lung linh.

    Vẻ đẹp thánh thiện của cô gái, tiếng organ ngân dài và tiếng ca trong vắt của các nam nữ sinh làm cho tâm hồn của Đông bềnh bồng, tưởng như thoát khỏi thế giới loạn lạc, đảo điên trên mảnh đất đầy máu và nước mắt này! Đông quên nỗi cô đơn vô tận trên những chuyến hải hành dài hạn! Đông quên tiếng B40/B41 của Việt Cộng, từ những khúc quanh ngặt, xé không gian, rơi quanh đoàn chiến đỉnh! Đông quên gương mặt non choẹt của tù binh Việt Cộng – khoảng 15, 16 tuổi – nh́n chàng như sợ hăi, như van lơn! Đông quên luôn khuôn mặt thơ ngây và buổi chia xa với Yến tại bến cảng Hải Pḥng. Nhưng Đông lại không thể quên được pháo thủ Phi! Khi đoàn chiến đỉnh bị phục kích tại Gia Rai, Đông vẫn đứng thẳng, gần mũi chiếc Command, tay trái cầm ống liên hợp để chỉ huy. Bất ngờ Đông bị trúng đạn, ngă xuống. Phi vội vàng rời pháo tháp, chạy đến bên Đông. Đông gào lên: “Nằm xuống! Nó bắn ra tàu!” Phi cũng gào to, v́ tiếng đại pháo và tiếng nước đổ chụp lên sàn tàu: “Chỉ Huy Trưởng bị thương rồi!” Đông lại hét lên: “Kệ tao! Mày nằm xuống!” Phi khom người, muốn bế Đông xuống ḷng chiến đỉnh, nhưng một trái B40 xẹt ngang. Phi gục xuống!

    Khi nào h́nh ảnh Phi hiện về Đông cũng cảm thấy mủi ḷng. Đông kín đáo làm dấu thánh giá, thầm cầu nguyện cho linh hồn Phi th́ nghe Hoàng nói khẻ:

    –Khuôn mặt của “cô bé đứng một ḿnh” phản phất nét đẹp quư phái của Grace Kelly, phải không, Hạm Phó?

    Đông gật đầu. Nh́n “cô bé” Đông chợt nhận biết t́nh cảm của chàng giao động rộn ràng chẳng khác chi t́nh cảm chàng dành cho Yến năm xưa.

    Bài hợp ca chấm dứt. “Cô bé” bước thẳng đến người đàn ông cao tuổi ngồi cạnh Hoàng và Đông, cúi đầu:

    –Dạ, con xin chào Bác.

    -Cháu hát hay lắm!

    –Dạ, con cảm ơn Bác. Thưa Bác, con xin phép Bác, con đến ngồi với Ba Má con.

    Nh́n dáng đi thướt tha của “cô bé”, Đông tưởng như đôi chân của chàng muốn bước theo; nhưng chợt nhớ cương vị của chàng, Đông đành ngồi yên. Hoàng quay sang cụ ông, hỏi rất nhỏ:

    -Thưa bác, cô cháu của bác học trường nào ạ?

    Cụ ông kề vào tai Hoàng, đáp:

    –Cháu nó học trường Phan Chu Trinh.

    Tối hôm đó, sau khi trở về chiến hạm, Đông ôm trong ḷng h́nh bóng “cô bé” và tự hứa sẽ cố t́m nàng sau khi chàng đi phép thường niên.

    Trong khi Đông đi phép, những khi chiến hạm vào bến sau mỗi chuyến công tác, Hoàng đều t́m cách “đi bờ”. Hoàng thường ngồi nơi quán nước đối diện trường Phan Chu Trinh. Khi học sinh tan học, Hoàng đi tới đi lui trước trường, với mục đích t́m “cô bé”. Thấy cô nào cũng đội nón lá, Hoàng hơi khó chịu, v́ chiếc nón lá khiến chàng khó thấy mặt để nhận diện!

    Một hôm, nản ḷng, Hoàng nh́n quanh, có ư muốn đón xích-lô để trở về chiến hạm, chợt thấy một thanh niên lái Vespa chầm chậm từ trong trường ra cổng. Nhận ra người bạn xưa, Hoàng gọi:

    –Trịnh! Trịnh ơi!

    Trịnh dừng Vespa, ngạc nhiên:

    –Ủa, Hoàng, mi làm chi đây?

    Vừa bắt tay Trịnh, Hoàng vừa đáp:

    –Tau t́m một người mà tau không biết tên. C̣n mi?

    -Tau dạy ở đây. Mi t́m người mà không biết tên! Chán mi quá! Chắc ‘mết’ con bé nào rồi, phải không? Tả rơ h́nh dáng, mặt mày của cô nàng cho tau nghe, may ra tau sẽ giúp mi.

    –Mi vào quán uống nước, nói chuyện.

    –Không được! Tau phải kiếm tư chi ăn tạm rồi trở lại trường ngay; v́ tụi hắn đang tập chung kết cho buổi văn nghệ Giáng Sinh.

    -Tau sẽ bao mày ăn trưa. C̣n về “cô bé” th́ tau chỉ thấy và nghe cô ấy hát có một lần tại nhà thờ thôi. Cô ấy đẹp như lai và giọng soprano của cô nàng ít ai sánh bằng.

    Thốt nhiên Trịnh cảm thấy tim chàng lỗi nhịp! Trịnh thầm để ư “cô bé” này từ đầu niên khóa, nhưng v́ hai tiếng “mô phạm”, Trịnh phải giữ ḿnh, giữ lời. Không ngờ bây giờ chàng lại rơi vào t́nh cảnh khó xử; v́ Hoàng là người bạn thân thiết nhất suốt bao nhiêu năm dài cùng học tại trường Quốc Học, Huế. Trịnh không có ư nghĩ cao thượng, sẽ “hy sinh” “mối t́nh câm” của chàng; nhưng Trịnh nghĩ, phải Duyên phải Nghiệp th́ thôi. Nếu “cô bé” nên duyên với Hoàng th́ sau này, khi về già, cả Hoàng, “cô bé” và Trịnh đều có chung kỷ niệm để kể cho nhau nghe; ngược lại, nếu Trịnh ích kỷ, Trịnh tự nghĩ, chàng không xứng đáng là bạn của Hoàng. Bằng ḷng với quyết định của ḿnh, Trịnh cười:

    -Rứa th́ tau biết rồi. Cô nàng là học tṛ của tau, đệ Nhị C, tên là Trúc Uyên. Cô nàng là “thỏi nam châm” của Đà Nẵng đó. Mi là Hải Quân, lang thang hoài mần răng…

    -Mi đừng lo, cứ giới thiệu cho tau, mọi việc khác để tau lo!

    Trong bữa ăn trưa vội vàng tại một nhà hàng, gần trường, Trịnh căn dặn:

    -Người ta con nhà gia giáo, nề nếp, mi đừng “ẩu tả”, tội nghiệp con người ta, nha, mi!

    -Mi biết tính tau “ba gai”, xem đời như…củ khoai; rứa mà không hiểu tại răng từ hôm thấy “cô bé” đến chừ tau nghĩ rằng tau không thể sống mà thiếu cô nàng!

    -Vừa thôi! Răng giống cải lương rứa, mi?

    -Tau nói rất thật ḷng.

    -Được rồi, ăn xong tau chở mi tới trường. Mi quan sát tụi hắn tập dượt, có nhận xét chi th́ cho tau hay.

    Khi ngồi cạnh Trịnh quan sát nhạc cảnh Ḥn Vọng Phu, Hoàng nghiêng sang, nói với Trịnh:

    -Mi chọn Trúc Uyên vào vai ni rất tuyệt. Giọng hát của nàng sẽ làm khán giả xúc động nhiều.

    Sau màn nhạc cảnh, trong khi Trúc Uyên cùng nhóm học sinh rời “sân khấu giả”, Hoàng nh́n nàng không rời. Không hiểu v́ trực giác bén nhạy hay là v́ bộ quân phục Hải Quân của Hoàng, Trúc Uyên quay nhanh lại, nh́n Hoàng. Bốn mắt giao nhau!

    Cử chỉ của Hoàng và Trúc Uyên không thể nào thoát được ánh mắt của Trịnh. Trịnh cảm thấy se ḷng! Vừa khi đó, một nam sinh đến cho Trịnh biết chỉ c̣n mục hợp ca Con Đường Vui nữa th́ buổi tổng dượt sẽ chấm dứt. Trịnh gật đầu, quay sang Hoàng:

    -Hoàng! Chỉ c̣n một mục nữa thôi. Mi muốn đi ăn với tau rồi tối mai trở lại xem văn nghệ hay không?

    -Không được! Tau phải trở lại tàu; v́ tàu sẽ rời bến tối ni.

    -Khi mô mi trở lại?

    -Chưa biết, v́ tau nhận được lệnh đổi đi Giang Đoàn rồi.

    -Giang Đoàn là mấy đơn vị chuyên “wuưnh” nhau, phải không?

    Hoàng vừa “ừ” vừa cười v́ Trịnh dùng chữ “wuưnh”. Nh́n nụ cười rất vô tư của Hoàng, Trịnh chợt thấy thương “thằng” bạn thân từ thời cùng đi Hướng Đạo, mặc quần “short” “khoe” đôi chân khẳng khiu; vậy mà bây giờ “nó” “ngon lành”, sắp thuyên chuyển đi đơn vị tác chiến mà “nó” vẫn tỉnh bơ! Trịnh bảo:

    -Hoàng! Mi muốn hát một bài để lấy cảm t́nh của “cô bé” không?

    -Mi “đi guốc trong bụng tau”! Cảm ơn mi.

    Trịnh đến sau micro:

    -Tôi thành thật cảm ơn các em đă chịu khó rất nhiều. Tôi nghĩ rằng đêm văn nghệ Giáng Sinh năm nay sẽ thành công mỹ măn. Nhân đây, tôi muốn giới thiệu với các em người bạn thân của tôi, trung úy Hoàng. V́ lư do đặc biệt, Hoàng không thể tham dự văn nghệ tối mai. Hoàng có một kỹ thuật tŕnh diễn rất đặc biệt. Tôi yêu cầu Hoàng hát tặng chúng ta một bài trước khi các em rời trường để chuẩn bị cho tối mai.

    Tiếng vỗ tay vang lên. Hoàng tươi cười, choàng guitar qua cổ, đến sau micro. Muốn nhân cơ hội này gián tiếp tỏ t́nh với “cô bé”, Hoàng nói:

    -Xin cảm ơn “thầy” Trịnh, người bạn thân thiết nhất của tôi và cảm ơn các bạn. Tôi sẽ hát t́nh khúc bất tuyệt của Elvis Presley: It’s Now or Never.

    Mọi người lại vỗ tay. Hoàng dạo Cha Cha Cha rồi “bắt” vào: “It’s now or never, come hold me tight. Kiss me my darling, be mine tonight. Tomorrow will be too late, it’s now or never. My love won’t wait…”

    Thấy Hoàng vừa đàn vừa hát vừa lắc vai vừa gật đầu và đôi chân như đang khiêu vũ, nhóm học sinh tṛn mắt nh́n nhau. Trúc Uyên nh́n Hoàng không chớp mắt và môi nàng như mỉm cười. Trịnh cúi mặt, thở dài!…

    o O o

    C̣n tiếp ...

  9. #3829
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Suốt ngày đi thăm nhiều nơi quanh Vũng Áng, Đông không thấy nụ cười nào trên môi người dân. Nhưng khi vợ chồng Đông bước vào nhà hàng trong khách sạn mà vợ chồng Đông ngụ lại sau khi rời Hải Pḥng th́ tiếng nói cười rộn ràng lại vang lên tại đây!

    Đông và Ngân Hà được đưa đến chiếc bàn nhỏ vừa khi một nhóm khách mặc quân phục màu ..xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi....xin vui ḷng xoá bài viết này và ba bài tiếp theo của tôi.. ngựa bước vào và cười nói oang oang. Đông cứ trầm ngâm, cố nén vẻ khó chịu v́ sự tương phản quá lộ liễu giữa vấn nạn của người dân và từng tràn cười hô hố của nhóm thực khách này.

    Nhóm đàn ông ngồi vào chiếc bàn lớn. Bà chủ khách sạn từ đâu bước vào. Nhận ra nhóm khách quen, bà chủ vội bước về chiếc bàn có nhiều người mặc quân phục để chào hỏi. Theo cách thăm hỏi, Đông hiểu rằng những người này là khách thường xuyên. Bà chủ, nhờ kỹ thuật thẩm mỹ, trông bà trẻ hơn tuổi thật rất nhiều. Một người hỏi bà:

    -Chị Yến! Càng ngày trông chị càng đẹp, càng trẻ ra, lại ăn mặc như mấy “em chân dài”, mai mốt đi thi hoa hậu phu nhân, phải không?

    -Úi giời! Các anh mà thấy tôi lúc trẻ, các anh đi không đành đâu.

    Một tên lả lơi:

    -Bây giờ tôi cũng đi không đành chứ nói ǵ lúc chị c̣n trẻ.

    -Không, thật đấy! Lúc trẻ tôi đẹp lắm cơ. V́ Bố Mẹ tôi không chịu trốn vào Nam cho nên tôi mới cơ cực, phải tham gia đánh Mỹ “kíu” nước chứ nếu Bố Mẹ tôi di cư th́ tôi đă là phu nhân của một “thuyền trưởng” V.N.C.H. rồi đấy.

    -Ôi giời! Lại có chuyện t́nh đẹp thế cơ?

    -Không bịa đâu. Thằng láng giềng của tôi mê tôi lắm, muốn tôi theo gia đ́nh hắn vào Nam nhưng tôi không dám bỏ Bố Mẹ. Sau này nghe tin hắn mang đến “quân hàm” trung tá và là “thuyền trưởng” chiếc tàu “há mồm” đấy.

    Đông giật ḿnh, nh́n Yến, nhưng không thể thấy được dấu vết nào của cô láng giềng hiền dịu năm xưa! Một tên khác chuyển đề tài:

    -Chị Yến! Ai làm ǵ phía sau mà nghe ồn ào thế, chị?

    -Ô, mấy thằng đui, mù, cụt, què í mà!

    -Chúng nó làm ǵ sau “nhà nghỉ” của chị?

    -Cứ lâu lâu có vài người nước ngoài về, gọi chúng đến, thuê sân sau của tôi và cho chúng ăn một bữa để giàn cảnh quay phim, quay video đem về bên ấy khoe là đi làm từ thiện! Nghe nói mấy nhóm ấy bảo chúng làm hồ sơ có h́nh, giấy chứng thương, giấy giải ngũ, v. v…rồi gửi sang bên đó để họ cứu xét xem hồ sơ thật hay giả rồi mới gửi tiền về cho. Làm hồ sơ, chụp h́nh, tiền cước phí, v. v…cái ǵ cũng tốn tiền nhiều quá nhưng gửi đi rồi chờ măi chả thấy xu teng nào gửi về!

    Mặt Đông nóng bừng. Đông bậm môi, cố giằn cơn giận. Ngân Hà nắm tay Đông:

    -Anh! Ḿnh đang ở Việt Nam…

    Ngân Hà chưa dứt lời th́ một người đàn ông mù mắt cơng một người đàn ông không có chân, bước vào. Mọi người quay sang nh́n. Đông đứng bật dậy, bước nhanh đến bên người đàn ông mù, vừa đưa tay đỡ người cụt hai chân vừa nói:

    -Anh thả anh này ra. Tôi giúp hai anh. Hai anh cần ǵ? Cần đi đâu?

    -Thằng này có mắt, tôi có chân, giúp nhau đến đây v́ được biết có người trợ giúp Thương Binh V.N.C.H. tại đây.

    Yến bước nhanh đến, lớn tiếng trong khi Đông “ẳm” gọn anh Thương Binh trên tay:

    -Lại cũng… tṛ khỉ nữa! Cổng sau mở để cho vào tại sao không vào, lại đi cửa chính, hả? Mấy người có biết khách của chúng tôi toàn là những người có quyền cao chức trọng hay không, hả?

    Đông nh́n Yến, cố lấy giọng trầm tĩnh:

    -Không có lư do ǵ chị phải nặng lời với hai anh này. Chị chỉ tôi ngơ sau, tôi sẽ đưa hai anh này đi ngơ sau.

    -Ra cửa, rẻ phải, cổng màu xanh đấy.

    Đông chẳng thèm lịch sự cảm ơn người đàn bà – mà chàng nghĩ rằng đó là “người xưa” của chàng – chỉ quay sang người bị mù, bảo:

    -Anh vịn vai tôi, đi theo tôi.

    Ngân Hà vội bước đến:

    -Để em giúp anh ấy đi theo anh.

    Thấy vợ chồng Đông như sắp bỏ đi, Yến quay sang, tru tréo:

    -Này! Này! Thức ăn đă gọi rồi, bỏ đi cũng phải trả tiền. Biết chưa?

    Đông bảo vợ:

    -Em bảo họ cho room service. Anh trở lại đón em ngay.

    Khi Đông trở lại, Ngân Hà bảo:

    -Họ bảo không có room service.

    -Thế th́ càng tốt.

    Đông bảo người hầu bàn:

    -Em cho thức ăn của chúng tôi vào hộp để đem đi.

    Sau khi trả tiền, cầm thức ăn bước ra cửa, Đông thầm nghĩ, ngôn ngữ và tư cách của “Yến bây giờ” đốt cháy h́nh bóng của “Yến ngày xưa”, bên bến cảng Hải Pḥng!

    Qua khỏi cổng màu xanh, Đông và Ngân Hà chợt nghe tiếng hát năo nùng: “…Con có hay chăng cha về. Lời ca hồn nhiên líu lo ngoài kia. Chinh chiến đă qua một th́. Tuổi thơ nở trên biết bao ê chề…”<(4) và thấy nhiều Thương Binh ngồi dọc chiếc bàn dài. Ngân Hà chưa hiểu chuyện ǵ cả th́ Đông bảo:

    -Ḿnh sẽ cùng ngồi ăn với họ.

    Thấy Đông trở lại, Châu – anh Thương Binh cụt chân mà lúc năy Đông đă bế từ pḥng khách đến đây – vui mừng:

    -Mời anh chị ngồi đây.

    Để thức ăn lên bàn, gật đầu chào mọi người xong, vợ chồng Đông ngồi cạnh Châu. Trong khi nhà bếp dọn thức ăn, Châu nói với Đông:

    -Anh biết không, tụi em khổ lắm, vậy mà vẫn có người “phe ḿnh” lợi dụng tụi em cho mục đích bần tiện của họ!

    Chợt nhớ câu Yến nói lúc năy, Đông hỏi:

    -Tôi có nghe như thế, nhưng không biết có đúng là “phe ḿnh” không?

    -Nghe ngôn ngữ họ, tụi em biết. Tụi em bị Cộng Sản Việt Nam hất ra khỏi xă hội cho nên tụi em thương nhau lắm, vui buồn ǵ cũng chia xẻ với nhau. Anh cứ hỏi tất cả mấy đứa này xem có đứa nào không từng là nạn nhân của tṛ Việt kiều về kêu gọi, cho ăn một bữa, quay phim, video, bảo làm hồ sơ gửi qua bển, khi họ nhận được th́ họ sẽ gửi tiền về cho. Tốn tiền chụp h́nh, làm copy, gửi bưu điện, v.v… Chờ dài cổ chẳng đứa nào nhận được đồng xu nào hết. Bị mấy lần như vậy, tụi em “tởn”, ai mời cho ăn tụi em cũng chẳng thèm tới…

    -Thế sao hôm nay…

    -Hôm nay là trường hợp rất đặc biệt; v́ đây là lần đầu tiên tụi em sẽ được gặp người ơn mà suốt mấy năm qua người ơn này cứ âm thầm gửi về cho tụi em, mỗi năm một lần, mỗi “đứa” $100.00 U.S. đô la.

    -Ở ngoại quốc làm ăn rất cực nhọc mà ai làm được những việc như thế thật là quư. Nhưng làm thế nào người ấy biết các anh mà liên lạc?

    -Dạ, lúc đầu, người đó được một tờ báo chuyên lo yểm trợ Thương Binh V.N.C.H. giao một hồ sơ để giúp trực tiếp mỗi năm. “Thằng” này cho “thằng” bạn cùng cảnh ngộ với nó địa chỉ của người đó th́ “thằng” bạn của nó cũng được người đó cho tiền. Cứ vậy, bây giờ Thương Binh V.N.C.H. cả huyện đều được quà mà không “đứa” nào biết mặt người đó cả.

    -Thế hôm nay ai trả phí tổn này?

    -Hôm nay là ngày đầu tiên người đó trở về thăm Quê Hương; v́ động ḷng vụ tụi Tàu Formosa thải chất độc dọc bờ biển, gây tác hại khôn lường cho ngư dân ḿnh.

    -Thế anh gặp người ơn của các anh chưa?

    -Chưa, tư nữa. Nghe nói ông đang đem nước ngọt đến cho từng người là chồng của bà ấy.

    Nghe Châu nói đến đây, Ngân Hà nói nhỏ với Đông:

    -Em về pḥng, tư em trở lại.

    Đông “okay” rồi nh́n người đang phân phát nước ngọt và thấy khuôn mặt quen quen. Vừa khi đó người phát nước ngọt ngẩng lên, nhíu mày nh́n Đông rồi vừa reo “Commandant” vừa vội vàng đến bên Đông:

    -Commandant làm ǵ đây?

    Đông hoàng toàn ngạc nhiên:

    -Hoàng! Ngày xưa “toi” “ba gai” lắm mà sao bây giờ “toi” làm được những việc như thế này?

    -Việc như thế này là việc như thế nào, Commandant?

    -Giúp anh em Thương Binh.

    -Ô, không! Đó là bà xă của Hoàng âm thầm làm chứ Hoàng không biết. Ngày nay đi thăm Vũng Áng, thấy thiên hạ khổ quá, bà ấy khóc rồi mua bánh ḿ thịt cho trẻ em. Cách đây mấy tiếng đồng hồ, bà ấy nhờ Hoàng đi thuê micro và guitar để anh em Thương Binh ca hát cho vui. Hoàng cật vấn hoài bà ấy mới “bật mí” chuyện Thương Binh.

    Hoàng vừa dứt câu, Đông thấy một thiếu phụ cao tuổi từ khách sạn bước ra. Hoàng vừa gọi vừa đưa tay ngoắt:

    -Trúc Uyên, lại đây!

    Thấy người phụ nữ bước về phía Hoàng, Đông nghi ngờ, quay nh́n Hoàng bằng ánh mắt khó hiểu. Hoàng cười thật tươi, giới thiệu:

    -Đây là vị cựu chỉ huy của anh; đây là Trúc Uyên, bà xă của Hoàng.

    Nh́n nụ cười của Hoàng rồi thấy cung cách Trúc Uyên cúi đầu chào, Đông biết chàng không thể nào nhầm phụ nữ này với “cô bé trong nhà thờ”! Đông thở dài, chưa kịp thăm hỏi Trúc Uyên th́ Hoàng xin lỗi, đến giờ chàng giúp Trúc Uyên phân phát quà cho Thương Binh trước khi họ ăn tối và “hát cho nhau nghe”. Đông thấy Trúc Uyên và Hoàng trao mỗi Thương Binh một phong b́.

    Ngân Hà từ khách sạn bước ra. Ngồi cạnh Đông, Ngân Hà trao cho Đông một xấp b́ thư:

    -Đây, em đếm đủ cả rồi. Tư nữa anh phát cho mỗi ông Thương Binh một phong thư, nhá!

    -Em làm cái ǵ anh chả hiểu?

    -Lúc năy nghe anh Châu nói về việc làm âm thầm của bà nào đó em cảm thấy áy náy là từ trước đến giờ em không biết ǵ về Thương Binh V.N.C.H. Bây giờ ḿnh có tư quà, anh đem tặng mấy ông ấy hộ em.

    Nh́n b́ thư, thấy bên góc trái in tên và địa chỉ của khách sạn, Đông chợt hiểu. Từ năy giờ Ngân Hà vào văn pḥng khách sạn xin b́ thư, cho tiền vào từng b́ thư. Đông nắm tay vợ:

    -Em quả thật là người vợ tuyệt vời! Em tặng mỗi người bao nhiêu?

    -Dạ, $100.00 Mỹ kim.

    -Anh sẽ đi với em. Nhưng công khó của em, em nên trao tận tay từng người.

    Khi trao b́ thư cho mỗi Thương Binh, giọng Ngân Hà xúc động:

    -Chúng tôi biết ơn các anh.

    Tặng quà xong, Hoàng và Trúc Uyên đến ngồi cạnh vợ chồng Đông, cùng vui vẻ ăn uống với Thương Binh. Ăn xong, Đông cáo từ để về pḥng, nghỉ – dù Hoàng hết lời năn nỉ Đông ở lại.

    Cùng Ngân Hà buớc lên bậc cấp để về pḥng, Đông chợt cảm thấy có lỗi với vợ; v́ h́nh ảnh và tiếng hát cao vút của “cô bé trong nhà thờ” năm xưa đang bừng sống trong ḷng chàng. Đông bồng bột thương vợ, vội nắm tay vợ, thủ thỉ:

    -Anh cảm ơn em. Mấy mươi năm qua em đă tận tụy và hết ḷng với anh.

    -Ơ, cái ǵ thế?

    -Ḷng tốt của em đă giúp anh đỡ bị “quê” với Hoàng.

    -Có thế mà cũng…bày đặc!

    Đông mở cửa, kéo vai vợ sát vào chàng:

    -Em thay đồ, anh ra lang cang nh́n biển một chốc.

    -Lại mơ mộng nữa rồi! Anh th́ thôi!

    Đông tựa vào lang cang, tự hỏi, không hiểu làm thế nào Hoàng có thể chinh phục được “cô bé”? Nh́n mây nước chập chùng, Đông tưởng như có thể thấy khuôn mặt yêu kiều của “cô bé” đang chờn vờn trong những áng mây bàn bạc; và cuối chân trời xa, Trục Lôi Hạm Bạch Đằng II, HQ 116, đang từ từ hải hành về phía chàng…

    Vừa khi ấy, tiếng hát của một Thương Binh từ sân sau vọng ra: “… Người ngỡ đă xa xưa nhưng người bỗng lại về. T́nh ngỡ sóng xa đưa nhưng c̣n quá bao la…Ôi! Trái tim phiền muộn…”(5).Đông thở dài, cảm nhận được từng bước nặng nề của một dĩ văng tươi đẹp đang dẫm nát tim chàng!

    ĐIỆP MỸ LINH
    http://www.diepmylinh.com/

  10. #3830
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    KÍNH CHÚC BAN ĐIỀU HÀNH , QUƯ THÂN HỮU và QUƯ ĐỘC GIẢ VIETLAND

    Năm Mới 2017 AN B̀NH & HẠNH PHÚC




Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •