Page 395 of 471 FirstFirst ... 295345385391392393394395396397398399405445 ... LastLast
Results 3,941 to 3,950 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #3941
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Tháng 7 năm 1982, chị Nga trở lại Long Thành cùng một trăm người khác, thân tàn ma dại. Tóc chị bạc quá nửa. Da dẻ chị đen xạm, chân tay khẳng khiu. Chị nói chị đă bị lao. Rời Long Thành, chị đến Hàm Tân, bị đầy đọa ở trại Z30DK1, mấy tháng ṛng ră đào gốc cây buông. Ở Hàm Tân, người ta thả hết các viên chức chế độ cũ. Chị Lệ Thủy trốn trại, bị bắt, bị đánh đập thê thảm.

    Sau đó, chị Nga đi Phú Khánh rồi Pleiku rồi Gia Lai rồi về Long Thành. Mỗi lần đi, mỗi lần để lại vài xác chết. Tính ra, chị Nga đă ở sáu nhà tù. Chị bảo trại tập trung nào cũng thế, nhà tù nào cũng vậy. Ánh sáng hay là bóng tối của chủ nghĩa đều nhầy nhụa, vàng bủng, tanh tưởi, lợm giọng. Tôi kể cho chị Nga nghe chuyện xảy ra ở Sa Ác, ở Bà Tô và cái chết của Hoa.

    – Có thay đổi trong tâm hồn chị, Lan ạ !

    – Đổi thay thế nào ?

    – Bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Mỹ tầm thường quá. Nước Mỹ không phải là trái đất và dân tộc Mỹ không là loài người. Chúng ta sẽ soạn thảo Bài diễn văn đọc trước loài người.

    – C̣n cộng sản ?

    – Ta vẫn mong muốn họ làm người. Hăy giúp đỡ cộng sản làm người. Làm người, họ sẽ hết là cộng sản. Họ sẽ biết yêu thương và mơ ước.

    – C̣n sự phản bội của chính sách Mỹ ?

    – Bỏ đi. Nên cảm thông và tha thứ. Chúng ta làm lại quê hương chúng ta, làm lại trái đất bằng những trái tim không vấn vương quá khứ thù hận, không dính líu hiện tại ủ ê.

    – Từ cảm hứng nào chị thay đổi ?

    – Từ những búng máu trong phổi chị trào ra. Từ roi vọt cộng sản … Và, có thể, từ cái chết của chúng ta.

    – Chị cứ nói đến cái chết, buồn quá.

    – Phải dọn sẵn cái chết, em ạ ! Nếu chị chết trước em …

    – Nếu chị chết ?

    – Nhớ rằng, có một thời để im lặng và một thời để lên tiếng. Thời để lên tiếng chưa tới, em lên tiếng sớm, tiếng nói của em sẽ ch́m vào hư vô.

    – Làm sao ḿnh biết đúng thời lên tiếng ?

    – Sống đi, rồi sẽ biết. H́nh như, bên ngoài người ta đang ồn ào lên tiếng. Em biết chứ, đó là tiếng nói chết.

    Chị Nga ôm ngực ho.

    – Có lẽ, chị không được tham dự một tṛ chơi ngoạn mục đâu.

    Tôi thấy nhói tim.

    – Thôi, nói chuyện khác, chị nhé !

    Tôi hỏi thăm hai chị Lệ Thủy, Hai Ba Dạng, chị Nga nói họ c̣n ở Phú Khánh, trong xà lim v́ dám khạc nhổ vào mặt giám thị. Chúng tôi bận bịu lao động, mệt nhoài khổ sai, ít có th́ giờ gặp nhau. Dù vậy, ḷng tôi đă được sưởi ấm v́ chị Nga c̣n sống và đang chung trại với tôi. Một lần, trong nhà thương điên, tôi đă muốn trở thành nhà văn. Bây giờ, tôi khao khát trở thành nhà văn. Không cần phải nghi ngờ ǵ nữa. Chị Nhi chết hay chị Nga chết hay bao nhiêu người Việt Nam đă chết, đang chết và sắp chết đều để tạo thứ ánh sáng cứu rỗi nhân loại.

    Xưa, Thích Ca đă ngộ trong đau khổ. Và ánh sáng giải thoát đă áng lên trong nỗi mông lung khốn cùng. Ánh sáng ấy vẫn chỉ là thứ ánh sáng mới đến, kêu gọi thức tỉnh. Và sự giải thoát vẫn c̣n tiêu cực. Và loài người vẫn c̣n ch́m đắm trong bể trầm luân. Nghĩ lại, thời đại của Thích Ca, tham vọng của con người bé nhỏ và nỗi khổ con người phải chịu đựng cũng đơn giản nên sông Hằng đă là to lắm.

    Nay, sau Ngài 2500 năm, tham vọng của con người vô hạn và nỗi khổ con người phải chịu đựng cũng vô hạn. Nỗi khổ con người phải chịu đựng từ những tṛ chơi tư tưởng của thế kỷ hai mươi phải tính bằng đại dương. Và nước mắt ḥa với máu. Nỗi khổ ray rứt. Nỗi khổ đ̣i đoạn. Nỗi khổ thấm vào da thịt, vào lóng xương, vào ống máu. Và rụng rời nhất: Nỗi khổ trong ngục tù cộng sản.

    Chị Nga đă tới bằng nỗi khổ phá kỷ lục các nỗi khổ trên trái đất từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Dẫu chị chết, và nói theo chị, nếu có thời để lên tiếng, thời ấy, chắc chắn, sẽ phải có những người Việt Nam cao quư phóng lên bầu trời mù mịt hận thù thứ ánh sáng huyền ảo cứu rỗi nhân loại, mở ra một nền văn minh, toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ. Ánh sáng huyền ảo ấy, bắt buộc, là ánh sáng làm xao xuyến tâm tư, quyến rũ trời đất, thôi thúc ḷng người: thứ ánh sáng bắt t́m đến, vụt thức t́nh nguyện. Và sự giải thoát sẽ tích cực, sẽ tạo dựng sự b́nh yên cho tâm hồn con người vĩnh cửu.


    Còn tiếp ...

    ............

    Chuyện nhỏ mà chị . Xưa cầm M16, đeo M 67 , quàng thêm cây M72 , thêm hai trái Claymore ... Có không yểm , pháo binh trợ chiến . Đến khi ký hòa đàm Paris , mọi thứ đều cạn kiệt , nào có một đổi một như trong văn bản . Pháo binh chỉ bắn cầm chừng ,máy bay lấy parts từ những chiếc hư hỏng ráp cho 1 chiếc lành lặn . Tăng M 41 không là đối thủ của T 54 , trừ M 48 . Pháo địch 130 ly bắn xa 30km , pháo ta 155 ly bắn xa 20km , trừ 175 ly .

    Giờ bàn phím ta tốt hơn , window 10 khá hơn , mạng ta nhanh nhạy hơn .... Có gì chơi nấy ! Chó sủa mặc chó, đường ta , ta cứ đi , ruộng ta ta cứ cầy !

  2. #3942
    Member QuanTran's Avatar
    Join Date
    21-03-2011
    Posts
    222


    Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội.

    Thời kỳ trung học, Cung Tiến học xướng âm và kư âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng Chung Quân và Thẩm Oánh.

    Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, Cung Tiến du học ở Úc ngành kinh tế
    và ông có theo tham dự các khóa về dương cầm, ḥa âm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney.

    Về ca khúc, Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều sau 1954,
    trừ bài "Thu vàng", "Hoài cảm" được ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi,
    nhưng chúng thường được xếp vào ḍng nhạc tiền chiến bởi cùng phong cách trữ t́nh lăng mạn.




    (video clip by Hung Le, giọng ca của ca sĩ Lệ Thu)


    (video clip by Phung Nang Tran, giọng ca của ca sĩ Ngọc Hạ)

  3. #3943
    lichamduong.net
    Khách

    topic hay

    em rất thích những thể loại h́nh ảnh này, xưa củ thấy b́nh yên, làm nhớ lại cái thời điện chưa về đến làng

  4. #3944
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Tran Truong View Post
    ............

    Chuyện nhỏ mà chị . Xưa cầm M16, đeo M 67 , quàng thêm cây M72 , thêm hai trái Claymore ... Có không yểm , pháo binh trợ chiến . Đến khi ký hòa đàm Paris , mọi thứ đều cạn kiệt , nào có một đổi một như trong văn bản . Pháo binh chỉ bắn cầm chừng ,máy bay lấy parts từ những chiếc hư hỏng ráp cho 1 chiếc lành lặn . Tăng M 41 không là đối thủ của T 54 , trừ M 48 . Pháo địch 130 ly bắn xa 30km , pháo ta 155 ly bắn xa 20km , trừ 175 ly .

    Giờ bàn phím ta tốt hơn , window 10 khá hơn , mạng ta nhanh nhạy hơn .... Có gì chơi nấy ! Chó sủa mặc chó, đường ta , ta cứ đi , ruộng ta ta cứ cầy !
    Anh Tran Truong , không thể gửi PM cho " khách " được , nên tôi phải nhắn ở đây : Sau khi bài " SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!" chấm dứt , tôi sẽ đưa lên bài " Ngày Tháng Buồn Hiu " của Ngọc Ánh ,một thiên hồi kư bi hùng, thương tâm, đầy nước mắt của một đôi vợ chồng mang bản án phản động, âm mưu lật đổ chính quyền sau ngày 30/4/75. .

  5. #3945
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Vậy mà tôi c̣n gặp lại sử gia Nguyễn B́nh Nam ở Long Thành. Ông ta bảo nhân tiện vô Sài G̣n công tác đột xuất, đến thăm tôi.

    – Cô mạnh khỏe chứ, cô Ngô Kim Lan ?

    – Cám ơn ông Nam, bí danh Sử Gia, tôi chưa chết.

    – Tôi rất mừng.

    – Ông mừng ǵ ?

    – Mừng cô khỏe mạnh.

    – Tôi th́ lại thương hại ông. Ông có vẻ gầy đi. Ông nghĩ cách làm đau khổ chúng tôi nên ông hốc hác trông rơ. Ông không thích tâm hồn b́nh yên, thảnh thơi à ?

    – Thích chứ.

    Vậy ông nên sống thật một chút. Ông quen sống giả nên ông luôn luôn giả dối. Ông thừa hiểu cái động, cái ánh sáng ông ban cho tôi, nó đă đày đọa tôi tới mức nào. Thế mà, nh́n h́nh hài ông, ông nỡ hỏi tôi có mạnh khỏe không, ông rất mừng th́, quả nhiên, ông chưa là người, Sử Gia à !

    – Cô vẫn ngoan cường. Gia đ́nh cô thăm gặp cô đều đặn chứ ?

    – Tôi không cần thăm gặp.

    – Đó là ư của cô. Cô chống chúng tôi đến bao giờ.

    – Ông tự trả lời đi. Bây giờ, tôi thấy tôi vô cùng kiêu hănh. Tôi đă chấp các ông hai tay và luôn hai chân. Khi đă c̣ng tay, c̣ng chân tôi lại rồi đấm đá, ông có cảm giác nhục nhă không ? Có vơ đài nào như thế không ?

    – Cô dùng nước trà đi.

    Sử Gia, tạm coi đó là bí danh của Nguyễn B́nh Nam – có lẽ cũng giả nốt – không chịu trả lời những câu hỏi của tôi. Ông ta ưa né tránh.

    – Ông đừng mời tôi uống nước nữa.

    – Tại sao ?

    – V́ ông chưa được làm người.

    – Tôi sắp kết thúc cuộc trắc nghiệm tâm lư tuổi trẻ chống Đảng, chống chủ nghĩa cộng sản.

    – Tôi hy vọng ông thành công.

    – Phải thành công !

    – Ông hơi chủ quan đấy, ông Sử Gia ạ !

    – Cô chớ tưởng cô phi thường. Chúng tôi sẽ thả cô ra. Sẽ thả hết thành phần phản động ra. Cô th́ làm nổi cái ǵ !

    Sử Gia đấm mạnh vào tự ái của tôi.Tôi choáng váng mặt mày.

    – Cô vẽ kế hoạch nổi loạn mấy tháng trước, ở Hà Nội, tôi biết hết. Đúng không ?

    Tôi dơng dạc đáp :

    – Đúng.

    – Tṛ chơi ấy không hợp thời và tự cô làm tàn tạ cô.

    – Tôi thừa biết.

    – Biết mà cô vẫn làm.

    – V́ đám đông, v́ thể diện, ông hiểu chưa ?

    – Tôi ngạc nhiên thấy cô tích cực lao động. Tư tưởng đang diễn tiến tốt th́ cô dở chứng.

    – Ông sẽ ngạc nhiên hơn nếu ông biết tôi tích cực lao động không phải v́ sợ hăi, v́ ham tiến bộ. Mà v́ tôi muốn chứng tỏ thái độ của người trí thức: Trí thức có thể xuống hầm phân, đồng thời, có thể làm công việc mà cộng sản các ông không đủ trí tuệ nghĩ tới. Nói tóm lại, những ǵ cộng sản làm được, trí thức cũng làm được; những ǵ trí thức làm được, cộng sản không làm được.

    Sử Gia mỉm cười kênh kiệu :

    – Cô muốn nói đến hạng trí thức nào ? Miền Nam nhiều trí thức lắm.Họ đang tụ tập ở Hội Trí Thức Yêu Nước. Có phải lũ trí thức bệ rạc đó không ? Hay trí thức hải ngoại yêu nước để về nước phe phẩy, buôn bán t́nh ái, lừa gạt xuất nhập cảnh, chuyển lậu vàng, kim cương ? Chúng tôi đă đánh giá bọn trí thức kể trên là đống phân trâu.Chúng tôi biết hết, khinh bỉ chúng nó mà vẫn lờ đi.Chúng tôi có mục đích của chúng tôi.


    Còn tiếp ...

    ........

    Cũng sắp kết thúc , sẽ báo chị biết . Mừng chị trở lại .

  6. #3946
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Tôi nhếch mép, khẽ lắc đầu :

    – Ông xếp tôi vào hạng trí thức nào ?

    Sử Gia lại tránh né. Nhấp ngụm nước trà, ông ta châm điếu thuốc mới, nhả khói.

    – Bạn cô thể nào ?

    – Thế nào là thế nào ?

    – Mạnh khỏe không, cô ?

    – Chị ấy chớm lao phổi. Vài tháng nữa, nếu có dịp ghé đây, ông chiếu cố chị ấy, tôi có thể trả lời ông: chị ấy chết rồi.

    – Tội nghiệp.

    – Ông nên tội nghiệp cho ông. Chính ông, các ông mới đáng tội nghiệp. Tội nghiệp cộng sản thật, chả phút giây nào họ được b́nh yên tâm hồn để sống thật với ḷng họ. Kẻ nào giả dối sẽ chết bằng sự giả dối.

    – C̣n người chân thật ?

    – Người chân thật không chết, dẫu thể xác họ tan ră nhưng ư nghĩa sống của họ tồn tại. Và đó là linh hồn.

    – Người chân thật sẽ chết thảm. Cô tin đi, trước khi dẫy chết, người chân thật sẽ phơi bày sự giả dối và cô sẽ được chứng kiến.

    – Các vị anh hùng, liệt sĩ của chủ nghĩa cộng sản đă phơi bày sự giả dối trước khi chết thảm ?

    – Tôi chỉ đề cập mẫu người chân thật của cô, người đă nhồi nhét cho cô thứ chân lư không tưởng, đă mê hoặc cô. Tôi muốn cô tỉnh ngộ. Đừng tưởng tôi mù và điếc.

    Sử Gia «kết thúc» buổi mạn đàm với tôi. Nửa tiếng sau, tôi thấy Trực trại dẫn chị Nga lên văn pḥng. Sáng nay, đang ngồi tập họp chờ đi lao động, Trực trại kêu tên chị Nga và tôi và bảo «ở nhà làm việc». Và tôi tái ngộ Sử Gia. Ông ta vẫn ŕnh ṃ chúng tôi. Chưa lần nào tôi tin Sử Gia cả, nhưng lần này, tôi rất tin lời dọa nạt «kết thúc cuộc trắc nghiệm» của ông ta.

    Tôi đứng dựa lưng vào tường mà nh́n ra sân trại. Những người tê bại, kiệt sức, tuổi tác đang chống gậy quét sân, khom lưng lượm rác, ngồi phệt nhổ cỏ, gợi tưởng hoàng hôn của đời sống. Ai rồi cũng phải chết. Thời chưa có tṛ chơi tư tưởng Tây phương, người b́nh thường của Đông phương chia đời sống thành bốn khúc: Sinh, Lăo, Bệnh, Tử. Thi sĩ triết gia Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều mở đời sống «… khi mới chôn nhau, đă mang tiếng khóc ban đầu mà ra» và khép đời sống «… có nghĩa ǵ đâu, chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh ŕ».

    Từ được «chôn rau» đến bị «chôn xác», đời sống dằng dặc những hệ lụy, những điều «trông thấy mà đau đớn ḷng», những cảnh «chết đuối người trên cạn». Trên cái ḍng đời hệ lụy ră rượi đó, con người đă đi, vẫn đi từ bước đầu đẫm lệ đến bước cuối sầu thảm. Chắc chắn, đời sống phải chứa đựng niềm bí ẩn tuyệt vời nên mới quyến rũ nổi con người trong cuộc hành tŕnh chông gai chân non rướm máu. Con người đi t́m cái ǵ ? Sự khôn lớn, niềm tin yêu, ư nghĩa cao cả, cái khốn cùng của trời đất, hạnh phúc của muôn loài, hay ảo ảnh …?

    Thời đại của chúng ta, ḍng đời hệ lụy không c̣n đơn giản như bốn khúc đời sống đơn giản. Với những tṛ chơi của tư tưởng, đời sống đă bị chia thành trăm khúc ngh́n đoạn. Khúc nào của cách mạng, của tự do, của dân chủ. Đoạn nào của thù hận, của thủ tiêu, của thanh trừng. Khúc nào của chiến tranh, của ư thức hệ, của phô trường quyền lực. Đoạn nào của tàn sát, của ngục tù, của đói rách, của ngu dốt …

    Ḍng đời hệ lụy chẩy xiết cuốn phăng. Sầu đạo của con người hôm nay chênh vênh dốc nhọn. Những niềm bí ẩn của đời sống quyến rũ mănh liệt, gấp bội. Con người hôm nay không phải chỉ đi trong cô đơn mà c̣n đi trong ngộ nhận; không phải chỉ đạp lên chông gai mà c̣n đạp lên bom ḿn. Chị Nga là h́nh ảnh con người ấy. Chị đă t́m ánh sáng cứu rỗi loài người.

    Chị đi ṃn mỏi, cô đơn. Chị đi quằn quại, thống khổ. Trên đỉnh cao hệ lụy, những búng máu phọt ra từ buồng phổi đọa đày, ánh sáng cứu rỗi chưa thấy nhưng tôi đă thấy những hạt giống mang tên một loài hoa Nhân Ái rắc đầy xuống các trại tập trung cải tạo ở quê hương tôi. Con người cao thượng ấy, chị Nga của tôi, đang đối diện với kẻ chưa được làm người. Tôi cảm giác một nỗi xót xa, bùi ngùi. Và, đột nhiên, tôi bị ám ảnh bởi cái chết nào đó.


    Còn tiếp ...

  7. #3947
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Gần giờ tan lao động, tôi bị gọi lên văn pḥng giám thị lần nữa. Chị Nga c̣n ngồi đó. Sử Gia gật gù, tự măn :

    – Chính tôi ra lệnh thi hành kỷ luật hai cô.

    Chị Nga nói :

    – Không ai phán xét ông cả v́ không ai phán xét những kẻ mất hết lương tri.

    Giám thị Ba Tơ dẫn chúng tôi ra hàng rào giây kẽm gai. Đích thân y cầm c̣ng. Ba Tơ bảo tôi đứng bên trong hàng rào. Y đưa chị Nga ra ngoài hàng rào. Hai chúng tôi đối diện nhau. Biên giới ngăn cách là hàng rào một lớp giây kẽm gai tua tủa. Trực trại đă mang tới ba chiếc ghế thấp.Ba Tơ bắt chúng tôi trèo lên ghế.Y cũng trèo lên ghế. Theo lệnh của y, chúng tôi đứng sát hàng rào nhưng không được đâu mặt vào nhau. Hai cánh tay phải của chúng tôi đeo chung một cái c̣ng.

    Trực trại lôi ghế mạnh.Chúng tôi đu trên giây kẽm gai. Sợi trên vơng xuống sợi dưới, vơng xuống, vơng xuống, đến khi chỉ đầu những ngón chân của chúng tôi chạm đất. Nắng bây giờ dữ dội.Ba Tơ và bọn Trực trại đă bỏ về. Và Sử Gia đứng nấp đâu đó chiêm ngưỡng tác phẩm vĩ đại của ông ta. Không có tṛ chơi nào man rợ hơn tṛ chơi của tư tưởng cộng sản. Nó biến con người bất đồng quan điểm với nó thành cá khô, thịt muối.

    – Nói một chuyện ǵ cho vui chứ, Lan ?

    – Chuyện ǵ, chị Nga ?

    – Cổ tích chẳng hạn.

    – Em thuộc một bài thơ cổ tích mới, chị muốn nghe không ?

    – Muốn quá. Em biết ngâm thơ chứ ?

    – Em đọc.

    – Đọc đi. Ta thả hồn vào thơ, sẽ quên mọi sự.

    Tôi đọc bài Trái thị, quên tên tác giả :

    «Ngày xưa cô Tấm ngời nhan sắc
    Thật thà như đếm chả thù ai
    Cô thương điều xấu yêu điều tốt
    Chung hết tâm tư với mọi người.
    Có nhiều đứa ác hờn ghen Tấm
    Đày đọa Tấm và giết Tấm oan
    Tấm hóa thành chim thành trái thị
    Cuối cùng thành công chúa nhân gian.

    Em ạ, anh là cô Tấm xưa
    Ḷng anh chứa chất cả hư vô
    Anh đi với tháng dài năm rộng
    Mơ nỗi niềm chưa ai ước mơ.
    Anh cũng bị chôn dưới vực sâu
    Trước khi sặc nước mắt cơ cầu
    Rồi cũng thành chim thành trái thị
    Ngạo nghễ lên đời chói ngọc châu.

    Em, cổ tích này anh tặng em
    Hăy nghe hăy truyện kể ngh́n năm
    Ngh́n năm trái thị c̣n xanh mộng
    Chỉ úa điêu ngoa héo dối gian.»

    – Ai đă làm bài thơ này, chị Nga hỏi ?

    – Em không rơ. Tôi đáp.

    – Có vẻ giống tâm sự chúng ta.

    – Vâng, từa tựa.

    Các đội đă nhập trại. Qua cổng, hàng ngàn con mắt nh́n hai chúng tôi treo tọng teng trên giây kẽm gai, ngón chân chạm đất. Nh́n khoảnh khắc rồi họ cúi đầu, lầm lũi bước. Rồi họ lĩnh cơm, chia cơm ồn ào, căi lộn. Rồi họ ăn và họ ngủ trưa. Những người ṭ ṃ, không ngủ, theo dơi cực h́nh qua cửa sổ.


    Còn tiếp ...

  8. #3948
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    – Em c̣n sức chịu đựng không, Lan ?

    – C̣n, chị ạ !

    – Bao lâu ?

    – Em không hiểu, nhưng em cố gắng.

    – Chừng hết chịu nổi, em cho chị hay nhé !

    – Để làm ǵ, chị Nga ?

    – Chị đầu hàng họ để em sống.

    – Cám ơn chị.

    Nắng toa rập với thù hận trừng phạt chúng tôi. Mồ hôi tôi toát ra. Đầu tôi như bị úp cái vung nóng ran. Tôi khát nước. Tay tôi mỏi đơ và chân cũng mỏi đơ.

    – Lan này, em có nghĩ ngày nào đó em sẽ trốn khỏi Việt Nam không nhỉ ?

    – Em chưa hề nghĩ.

    – Nghĩ đi.

    – Em đă tự hỏi em nhiều lần, rời Việt Nam, em sẽ là cái ǵ ? Vâng, cái ǵ xa lạ, rỗng tuếch, buồn bă. Em không thích phiêu lưu trên ḍng sông nước mắt mà bờ băi chỉ là hiu quạnh, ưu phiền.

    – Phải đi để đọc Bài diễn văn mơ ước, em ạ !

    – Vinh dự ấy, xin dành riêng cho chị.

    – Cho mọi người. Cái ta nhỏ bé quá. À, lúc này em mơ ước ǵ ?

    – Chị không chết.

    Chị Nga cố khơi chuyện để tôi quên cực h́nh, dù chị đă thấm đ̣n thù. Tôi xoay cổ mấy lần, không thấy được mặt chị. Người ta hằng nói về thiên thần. Tôi nghĩ thiên thần chỉ là chị Nga, thiên thần đeo trên giây kẽm gai vẫn nói chuyện thân ái.

    – Em chưa biết số nhà của chị, phải không ?

    – Vâng.

    – Đường Lê Văn Hưu, số 158, quận 1. Căn nhà độc đáo nhất phố nhờ cái cổng như cổng chùa. Trong vườn có cây me lớn. Em sẽ gặp mẹ chị. Nói với mẹ chị là chị đă sống thật hạnh phúc từ khi xa nhà. Chị có người bạn trai đang ở trại cải tạo Nam Hà. Có thể anh ấy đă về rồi. Em nói với anh ấy rằng chị xin lỗi nhiều …

    Chị Nga xúc động quá, ngừng lại. Tôi đă khô cổ họng, ră rời thể xác rồi. Mắt tôi hoa, nh́n cái này ngỡ cái nọ. Rồi mờ đi. Tôi thật sự ch́m vào ác mộng.

    – Lan ! Lan !

    Tôi giật ḿnh.

    – Em hết chịu nổi chưa ?

    Câu hỏi của chị Nga như xô nước lă ai vừa tưới khắp ḿnh mẩy tôi. Tôi hớp miếng nước tưởng tượng và tỉnh táo lạ thường.

    – Em, em chịu đựng măi măi …

    Và tôi la hoảng :

    – Chị đừng đầu hàng !

    – Lan !

    – Dạ.

    – Em nhớ nhé. Không bao giờ được phép quên nhé, điều chị sắp nhắc lại với em.

    – Vâng, em nhớ.

    – Làm lại quê hương chúng ta, làm lại trái đất bằng những trái tim không vấn vương quá khứ thù hận, không dính líu hiện tại ủ ê.

    – Em nhớ, em nhớ …

    Chị Nga không nói thêm. Nắng xoáy xuống thân thể tôi bỏng rực. Giá tôi được ngắm khuôn mặt chị Nga để chiêm ngưỡng chị và để h́nh tưởng khuôn mặt tôi thảm năo, ghê rợn. Tôi cạn hết cả nước miếng, há hốc miệng cho gió lùa vào. Kẻng tù báo thức. Tôi mơ hồ nghe hồi chuông cáo phó. Nắng đốt da mặt tôi. Tôi nhắm mắt. Và tôi hết cảm giác.

    Tiếng nói tù nhân ồn ào trong sân trại cơ hồ những tiếng âm y từ địa ngục vọng lên. Một chút tôi tỉnh, nhiều chút tôi mê sảng. Tôi muốn mở mắt mà chẳng tài nào mở nổi. Cho đến lúc tôi thấy tôi bị kéo mạnh, ngón chân không c̣n chạm đất, ḿnh mẩy cọ sát giây kẽm gai th́ cảm giác của tôi hoàn toàn bị tê liệt.


    Còn tiếp ...

  9. #3949
    Khách Apr2017
    Khách
    Cám ơn bạn Tran Truong về những tài liệu quư hiếm!
    Xin cho tôi hỏi, "Sài G̣n và những đoạ đày ... dân tộc" có phải của tác giả Duyên Anh không?
    Loạt bài về DTH bên thread kia cũng rất thú vị!

  10. #3950
    Tran Truong
    Khách

    SàiGòn và những đoạ đầy ... dân tộc !!!

    Khi tôi mở mắt, cảm giác đầu tiên của tôi là tôi biết tôi chưa chết. Dần dần, tôi biết tôi đang nằm trên chiếc giường sắt của bệnh xá. Tôi đưa tay phải rờ rẫm cổ tay trái. Đau buốt. Có miếng băng keo vải dán lên chỗ đau. Người ta đă tiếp nước biển cho tôi. Tôi không thể mở mắt lâu hơn v́ mắt tôi c̣n yếu lắm.

    – Chị uống một miếng sữa nhé !

    Cô ư tá của trại – bạn tù của chúng tôi được gọi lên làm việc tại bệnh xá – nhỏ nhẹ nói bên tai tôi.

    – Chị nên uống một miếng sữa. Em đă pha sẵn. Để em đỡ chị dậy.

    Cô nâng tôi ngồi dậy và cầm ly sữa cho tôi uống. Sau đó, cô mời tôi uống nửa ly nước lạnh rồi d́u tôi nằm xuống.

    – Tôi đă nằm đây lâu chưa, em ?

    – Thưa chị, hai ngày.

    – Những chuyện ǵ đă xảy ra ?

    – Chị nằm nghỉ đi. Những vết trầy ở ḿnh mẩy, tay chân của chị, em đă rửa sạch và thoa thuốc sát trùng.

    – C̣n chị Nga ?

    – Chị nằm nghỉ đi. Thương em một chút chứ …

    Tôi cũng chẳng nhớ bao nhiêu ngày th́ tôi mở mắt hết mỏi và có thể ngồi dậy một ḿnh, ăn cháo không cần sự giúp đỡ của cô y tá. H́nh như phải mất tuần lễ. Tôi đă nh́n rơ những vết giây kẽm gai xước sát, bôi đầy thuốc đỏ trên tay tôi, chân tôi, thân thể tôi. Cái dấu c̣ng ở cổ tay phải vẫn tím bầm. Tôi muốn đừng bao giờ nó tan. Bây giờ, tôi hồi tưởng những việc đă xảy ra … Chị Nga chết rồi.

    Chị đă chết trong những khoảnh khắc mê sảng của tôi. Lúc tôi thấy ngón chân ḿnh hết chạm mặt đất là lúc chị Nga rũ đầu, và chị nặng hơn b́nh thường. Sức nặng của xác chết đă kéo tôi lên cao thêm. Chị Nga đă kéo tôi lên cao thêm. Chị mong ước tôi c̣n cao thêm nữa. Nước mắt tôi ứa ra …

    Qua màn nước mắt, tôi thấy cái biệt giam ở khu A cửa đề lao Gia Định, nơi ấy, hai chiếc c̣ng đă xiết chùm ba đứa chúng tôi 52 ngày đêm, nơi ấy, chị Nga đă ứng khẩu đọc «Bài diễn văn sẽ đọc trước quốc hội Mỹ», nơi ấy, chị Nhi đă chết trong đoạn nào của bài diễn văn mà tay vẫn đeo c̣ng. Tôi thấy cái pḥng trừng phạt của nhà thương điên Chợ Quán, nơi ấy, chị Nga đă giả vờ điên nhiều tháng vất vưởng.

    Chúng tôi thật nhiều kỷ niệm về nhau, cho nhau. Kỷ niệm cuối cùng với chị Nga tôi có ở hàng rào giây kẽm gai trại tập trung đàn bà Long Thành, nơi ấy, chúng tôi bị c̣ng chung một chiếc c̣ng , bị treo lên và chị Nga đă chết trong cơn hôn mê nắng quái của tôi.

    Và tôi c̣n nằm lại, c̣n nằm trên cái hoang liêu của nửa đường hệ lụy. Để thương xót hơn là giận hờn. Để thương yêu chứ không thù hận. Chị Nga chết đẹp lắm dù người ta đă chỉ định một cách chết quá tồi tệ cho chị. Sử Gia quả quyết «Người chân thật sẽ chết thảm». Điều này đúng, hoàn toàn đúng. Nhưng «trước khí dẫy chết, người chân thật sẽ phô bày sự giả dối» th́ hoàn toàn sai.

    Sử Gia đă sai, chủ nghĩa cộng sản của ông ta đă sai. Cái thiện luôn luôn song hành cái ác. Nó đă đi bằng tiểu thuyết TâyDu. Nó chinh phục cái ác. Cuối cùng, nó leo lên đỉnh mơ ước. Nó đến Tây Trúc thỉnh bằng được cái ch́a khóa giải thoát sự u mê của con người. Nó cũng đi bằng hiện thực. Nó đang đi và nó phải tới đích. Một mai, tôi nghĩ không c̣n là chuyện trăm năm, cái thiệ̣n toàn vẹn sẽ bước qua khải hoàn môn của nhân loại và, đằng sau nó, cái ác hoàn lương, sám hối đă biết mỉm cười trong hạnh phúc.

    Chị Nga chết đau đớn nhưng không bất hạnh. Tôi biết rơ nấm mồ cửa chị nơi nào. C̣n mồ của chị Nhi, tôi sẽ phải t́m kiếm. Hai người bạn tù của tôi, một người chết trong bóng tối, một người chết ngoài ánh sáng. Bóng tối và ánh sáng của những cái ác toa rập. Trong cái ác toa rập như cái lưới kẽm gai nhọn hoắt chụp bủa thế giới, chụp bủa quê hương yêu dấu của tôi, một đóa hoa Nhân Ái Việt Nam đă nở.

    Ư nghĩa của đời sống cao thượng đă tỏa ra từ nơi thống khổ không c̣n ǵ để so sánh. Mấy năm qua, tôi đă nghĩ sẽ t́m đến mộ của chị Nhi, cắm lên bia mộ của chị một chiếc c̣ng . Bây giờ tôi quên c̣ng , quên ngục tù Cộng Sản. Tôi sẽ đặt lên mộ chị Nhi một ṿng hoa hồng thắm. Tôi sẽ đặt lên mộ người thiện và kẻ ác những ṿng hoa hồng thắm.

    Tự nhiên, tâm hồn tôi bay bổng …


    Còn tiếp ...

    ..........

    Xin cám ơn Khách Apr2017 , tôi viết cho ông hơi chậm ....

    Duyên Anh là nhà văn phản kháng , ông rất thành công sau khi di cư vào Nam . Ông muốn xây dựng một xã hội thật gần chân thiện mỹ ! DA là cây bút chống cộng mãnh liệt , nhưng vẫn chỉ trích chính quyền VNCH . Ông hầu như không bao giờ bằng lòng với hiện tại !
    Thành công rực rỡ trên văn đàn , ông sáng tác tên gọi cờ máu là cờ Việt cộng . 30/04/75 bị bỏ rơi , đi tù , vượt biên ... và tiếp tục viết , trút căm hận lên những tác phẩm sau này , trả thù cho những năm tháng tù đầy khổ ải . Ông chửi không chừa một ai , từ Mỹ tới Việt . Vì vậy ông gây thù chuốć oán , kẻ ghét người thương cũng nhiều .

    DA nhận lãnh hậu quả đau thương , tưởng chết, may mà chỉ liệt nửa người , nhưng vẫn cầm bút , để cho đời thêm vài tác phẩm mới . Những người ông lời qua tiếng lại như TT, NT .

    TT về lại VN , NT thì nổi tiếng với câu : " những cái đầu đông đá chống cộng .... " DA cho đến chết cũng không ngừng giọng văn phản kháng , không một lời thoả hiệp , tán dương cs ,ông mất tại Paris .

    Tôi mượn văn chương ông , nhưng bỏ đi phần hậm hực , tức tối không cần thiết ... phải gánh chịu tù đầy Việt cộng . Tôi thông cảm DA , con người đầy vị tha , nhân bản ... tôi cũng bị lao tù sau ngày đen tối .
    Dùng sức mạnh , sự sắc bén của ngòi bút DA , chúng ta thay ông tiếp tục sứ mạng chưa tròn ... chết còn hậm hực của ông . Cám ơn những gì ông posted .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •