Page 428 of 471 FirstFirst ... 328378418424425426427428429430431432438 ... LastLast
Results 4,271 to 4,280 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4271
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Nh́n Hoài Điệp Thứ Lang ra đi từ trước với Hoàng Lang vừa lên đường cùng sánh vai nhau từ hằng cửu tươi cười nh́n về, niềm xúc động tràn ngập ở tôi phút đó, tôi nhớ là gửi cho chính tôi, kẻ sống sót trơ trọi một buổi trưa cộng sản về đứng lặng một ḿnh trước di ảnh bạn.

    Một lát. Rồi tiếng chị Chương sau lưng:

    – Anh ấy đi thư thái và sạch sẽ. Cả nhà cùng khóc lóc một lúc rồi ai nấy đều thấy ḷng yên tĩnh lại. Thay quần áo cho anh ấy, đưa xuống nhà dưới, anh ấy nhẹ nhơm như một đứa trẻ con. Chị nhắc lại, như điều này với chị rất quan trọng, khiến chị rất sung sướng và muốn tôi cùng thấy:

    – Anh nhớ bài Nguyện Cầu không? Đêm nào ta trở về ngôi, hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian. Anh ấy muốn được về trong đêm th́ đúng nửa đêm là về. Ước sao được vậy.

    Nửa đêm. Bắc Đẩu rụng. Giờ hoa quỳnh nở, Vân Muội hiện. Giờ “đêm đêm ảo ảnh thơm chăn gối”. Giờ “nhạc thấp cung Hồ mộng phớt lam”. Nhắc đến giờ lên đường của thi sĩ giữa nửa đêm tinh khiết trong suốt, giờ mở vào đời sống sâu thẳm của sự vật thức tỉnh giữa thế giới sinh vật ngủ thiếp, chị Vũ Hoàng Chương đă nhắc luôn cho tôi nhớ tới hàng trăm câu thơ tuyệt tác, diễm lệ của Hoa Đăng, của Mây, của Rừng Phong, về Đêm, cái phần ngày của “Bắc Đẩu ngang trời bạch lạp”, của “chỉ ánh trăng vào khuôn cửa thôi”, ở đó hành trang thơ của Vũ Hoàng Chương, và duy chỉ có hành trang này là đạt tới những bến bờ huyền ảo nhất.

    Văn học Đông Tây thường đă luận về trường hợp một thiên tài mất đi, mỗi người của nhân thế, không trừ một kẻ nào, bỗng chốc cảm thấy ḿnh què cụt, mù ḷa, bởi sự thăng hoa của mỗi người không thành h́nh nổi với cái chính nó hữu hạn tầm thường đă thành h́nh nơi thiên tài, nhờ thiên tài, thiên tài là kết tinh mọi thăng hoa của giống ṇi và đồng loại, trong một. Đứng trước di ảnh bạn, tôi thấy được cho tôi, cực kỳ rơ rệt, điều đó. Tôi bỗng chốc tàn tật. Tôi th́nh ĺnh bất toàn. Cái guồng máy, cái chế độ triệt hủy thiên tài cũng vậy, càng trăm ngàn lần như vậy. Nó mù ḷa, nó què cụt và nó bất toàn một cách thảm thương.

    Biết không thể ở được lâu, tôi hỏi xin chị Vũ Hoàng Chương một thẻ hương. Châm lửa, cắm mấy nén hương gầy guộc lên cái bát hương nhỏ. Đoạn, không khấn, chỉ thân mật nói với tấm h́nh bạn mờ mờ sau làn khói:

    – Bài thơ mày gửi cho tao, tao đă nhận được. Đang bị truy nă, nhưng tao cũng cố về đây trưa nay thắp một nén hương lên bàn thờ mày, cho trọn đạo bằng hữu. Mày đă hiểu tại sao, mày mất không bạn bè nào có mặt. Tao không được ủy nhiệm nhưng cũng cứ thay mặt cho tất cả nói với mày một lời vĩnh biệt. Vĩnh biệt. Vĩnh biệt Vũ Hoàng Chương.

    Quay lại, tôi ngồi xuống cạnh chị Vũ thổn thức khóc. Bảo chị:

    – Chị đừng khóc nữa. Tôi chỉ ở thêm được dăm phút. Chị c̣n cho tôi biết thêm ǵ về anh ấy lúc chết không?

    – Anh ấy có đọc cho tôi chép một bài lục bát. Đó là bài thơ cuối cùng làm ở trong tù.

    – Bài thơ ấy đâu?

    – Tôi đă đưa cho anh Bàng Bá Lân.

    – Thế là được rồi. Thôi, chị và chị Đinh Hùng ở lại b́nh yên mạnh khỏe, tôi đi. Chị đừng đau buồn nhiều. Lời Nguyễn Hiến Lê nói với chị hôm 50 ngày anh ở chùa Giác Minh là rất đúng.

    Tôi rời khỏi Gác Bút trở về chỗ ẩn và vượt biên 15 ngày sau.

    Một bài thơ vĩnh biệt cơi đời, làm trong giam cầm, trên một sàn ngục thất ẩm lạnh. Sống với thơ tới hơi thở cuối cùng. Đó là chi tiết cuối chót trí nhớ tôi c̣n ghi được về Vũ Hoàng Chương, thời gian sau 30-4-75, ở gần ông cho tới ngày vượt tuyến. Sang tới Mă Lai, ở trại tỵ nạn Pulau Besar, tôi được biết thêm một số chi tiết khác về Vũ Hoàng Chương 4 tháng ở Chí Ḥa, do một người đi cùng tàu cùng bị giam ở Chí Ḥa cùng thời gian với thi sĩ.
    Như ông rất đau yếu, bọn quản ngục đỏ nhiều lần phải khiêng ông xuống bệnh viện khám. Như một vài lần, ông được ra ngoài, lần nào cũng phải có bác sĩ Phan Huy Quát d́u đi. Như đêm khuya, đám tù nhân cùng hành lang nghe thấy tiếng ngâm thơ vọng ra từ pḥng giam số 6.


    Còn tiếp ...

  2. #4272
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Rời trại Pulau Besar lên Kuala Lampur, ở nhà thờ Chiras, cây số 7, chờ máy bay sang Hoa Kỳ, tôi ở cùng pḥng với con gái lớn của họa sĩ Mai Lân. Chị cho tôi biết thêm một chi tiết nữa: buổi sáng ngày thả thi sĩ về, bọn quản ngục làm bộ nhân nghĩa vào vấn an ông, khuyên ông nên từ bỏ thái độ chống đối cách mạng, ông nín thinh không trả lời, chúng dọn cho ông một bữa ăn “đặc biệt” có một món “đặc biệt” là một đĩa trứng tráng.

    Vậy thôi. Trạng thái mịt mùng vây phủ lên lúc mất, lên sự tắt lặng vĩnh viễn của tài thơ Việt Nam lẫy lừng trác tuyệt, tôi nghĩ chính thi sĩ đă nh́n thấy cho ḿnh trước nhất. Ông muốn cho lên đường của ông như vậy, đă được như vậy. Lên đường này, một bài thơ trong những bài thơ cuối cùng của ông đă nói rất rơ.

    Lúc đó là cuối năm 1974. Chỉ mấy tháng nữa là thất thủ Buôn Mê Thuột, là mất miền Nam. Tôi tới Gác Mây, xin một bài thơ mới về đăng trên Văn. Tôi vừa làm xong số đặc biệt Vũ Hoàng Chương. Ông cười:

    – Lạ quá, cứ vừa có thơ mới là thấy mày tới. Có bài này đây, đăng sau số đặc biệt, như là một phụ lục, rất hợp.

    Đó là bài Ḷng Đá. Bài thơ cuối cùng của Vũ Hoàng Chương đăng trên bán nguyệt san Văn số phát hàng ngày 15 tháng 11 năm 1974, tôi chép lại nguyên văn dưới đây:

    Không chuyến đi nào làm ta xúc động
    Kể cả chuyến ngược chiều lên tuổi mộng
    V́ ngay trong ṿng tay đôi mươi cũng chỉ là trống rỗng.
    Th́ không c̣n chuyến đi nào làm ta ngạc nhiên
    cho dẫu đi bằng không thuyền
    khắp đâu đâu cũng chỉ là những mảnh vỡ tan ra từ một khối thuyền quyên.
    Họa may c̣n chuyến đi vào hư vô tên gọi văn chương của những nấm mồ.
    Đi chuyến ấy ḍng đời ta tự xóa
    ta không c̣n ǵ
    cũng không là ức triệu mảnh hồn ghen kia mới thỏa , mới chịu về nguyên mối t́nh si mang hồn phiến đá
    Đá sẽ dựng cho Không-là-ǵ-hết
    một phiến cao tận cùng sâu tận tuyệt
    mà không chữ nào viết không âm nào ghi
    Cao sâu ḷng đá phẳng ĺ
    măi măi chỉ riêng Nàng được biết
    từ đầu những chuyến gă ra đi.

    Một tài năng b́nh thường phải những bóng gương thời thế phản ánh, những bóng nước xă hội phản chiếu, những vận động lịch sử làm nền, tóm lại phải bằng những thời điểm ngoại giới và khách quan cùng giải thích cùng soi sáng mới tỏ hiện được vóc dáng, quy định được h́nh tích, thấy rơ được trở thành. Những cơi thơ Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Hồ Dzếnh lộng lẫy nguy nga một thời là vậy, mà tách khỏi ḍng tiền chiến, bỏ khỏi trào lăng mạn, bờ cơi tức khắc mịt mùng tan vỡ, thấy liền ngay cái định mệnh bơ vơ.
    Một tài năng b́nh thường rất hữu hạn v́ vậy. Nó lệ thuộc vào cái thời của nó, chỉ là một sản phẩm do cái thời của nó tạo ra, thực chất và kích thước của thời thế nào, thực chất và kích thước của tài năng thu nằm trong đó. Những công tŕnh đẻ ra từ một tài năng b́nh thường chỉ thực hiện được cái hiệu năng ghi chép và tường thuật. Về những điều đă có. Về những sự đă là.

    Một tài năng xuất chúng khác. Ở ngoài mọi sắc dạng xă hội, vượt khỏi mọi quy luật đời sống. Tách rời với mọi chạm đụng nhân thế, không cho thâm nhập, không cho chi phối, nó sáng tạo ra những ṿm trời, những vũ trụ riêng, là riêng đứng một góc trời, là riêng dựng một thế giới.

    Đó là điều cuối cùng tôi muốn phân biệt về tài thơ xuất chúng Vũ Hoàng Chương.

    Phân biệt thôi. Chưa đi tới một nhận thức ǵ hơn.

    Cho nên buổi sáng ngày 13 tháng 4 năm 1976, khi bọn đốn mạt của cái guồng máy chuyên chính đến bắt thi sĩ ở Gác Bút, chúng đă tới muộn trên dưới ba bốn chục năm trời.
    Thế giới ngôn ngữ và tư tưởng tuyệt vời của Vũ Hoàng Chương đă dựng xong. Cơi thơ bất hủ, tiếng thơ thần sầu của ông đă hoàn tất. Thơ Say. Mây. Rừng Phong. Hoa Đăng. Đă từng cánh hạc vàng đậu trên từng chót vót. Vân Muội. Tâm Sự Kẻ Sang Tần. Nhị Thập Bát Tú. Đă mỗi đền thơ tuyệt kỷ hàng hàng lời thơ châu ngọc tồn tại với đời đời. Đóng góp vĩ đại ấy cho thi ca đất nước, không kẻ thù nào của thơ phá hủy và giết chết được. Xá ǵ ḷng đố kỵ hèn mọn của đám thợ thơ Hà Nội.


    Còn tiếp ...

  3. #4273
    Tran Truong
    Khách

    Mấy Tháng Cuối Cùng Với Vũ Hoàng Chương _ Tùy Bút Mai Thảo

    Bởi vậy mà tôi thấy không cần thiết vội -cũng chẳng đủ tư cách nhận thức và khái niệm văn học- một phân tích tường tận và có tính chất chung quyết vào cơi thơ thi sĩ. Nhưng tiếng thơ ông, cơi thơ ông đă hoàn tất lại một kho tàng nguyên vẹn chỉ vừa mở ra. Và từ ông vừa mất đi, sự kế thừa của hậu thế cũng vừa thực sự bắt đầu.

    “Măi măi chỉ riêng Nàng được biết
    Từ đầu những chuyến Gă ra đi.”

    Mới chỉ riêng Nàng thôi. Văn học chưa. Chúng ta chưa. Về điểm này, kể cả những tri kỷ của ông chưa một ai nói được điều ǵ đáng kể ,về tiếng thơ Vũ Hoàng Chương mà sự thăng hoa càng tới cuối đời càng hoàn hảo càng rực rỡ hơn mọi phần thời gian về trước. Đó cũng là một trạng thái đặc biệt của thiên tài. Một tài năng b́nh thường chấm dứt trong trạng thái đă suy thoái rơ rệt với thăng hoa không c̣n của nó. Thiên tài mất giữa đang c̣n rực rỡ thăng hoa.

    Với những cơi thơ như Vũ Hoàng Chương phải vận dụng trí tuệ mới mong mở được lối vào. Thơ là trí tuệ. Không phải là rung động. Về điểm này, thấy được, nói được những điều xứng đáng về tiếng thơ Vũ Hoàng chương, cũng phải từ một tâm hồn, một trí tuệ xuất chúng.

    Hồi kư này chỉ muốn được coi như một ghi nhận gấp rút một số sự kiện trước trí nhớ đe dọa lọt thoát về khoảng thời gian cuối đời của thi sĩ, thời gian ông ở lại với đất nước đă mất vào tay chuyên chính đỏ cho tới ngày ông từ trần sau hơn 4 tháng bị giam cầm trong khám Chí Ḥa.
    Ghi nhận và trân trọng đóng góp với người viết văn học ngoài nước của chúng ta muốn thực hiện một công tŕnh nghiên cứu và nhận thức về thân thế, hoặc về tất cả các nhà thơ miền Nam sau 30-4-75, hoặc riêng về Vũ Hoàng Chương. Công tŕnh đó, theo ư tôi, nếu bỏ qua phần ngày tháng của Vũ Hoàng Chương trong cộng sản, ở đó thái độ và phong cách của thi sĩ đă hiển lộng cao ngạo và chói ḷa thay thế cho tiếng thơ ông đă bị dập tắt, sẽ là một thiếu sót lớn.

    Riêng kẻ viết những ḍng này, với thi sĩ, kể từ cái buổi trưa hắn trở lại phường Cây Bàng thắp nén hương vĩnh biệt lên bàn thờ bạn rồi vượt biển, tâm thức hắn trong trôi dạt lữ thứ hiu quạnh chừng như lại mật thiết gắn bó với tri kỷ đă vĩnh viễn xa khuất , hơn là những thời gian có tri kỷ c̣n sống ở gần ḿnh. Phải đó cũng là một hiệu năng nữa của thơ, của thơ trác tuyệt?

    Ai về đất cũ giùm ta nhắn
    Rằng kẻ vào Ngô nhớ Lạc dương

    Chỉ biết hai câu thơ trên của Vũ Hoàng Chương, hắn đă nhớ lại, trên từng đoạn đường trôi dạt. Trong bảy ngày bảy đêm trên biển Đông. Trong năm tháng ở trại đảo. Và sau đó sau đó. Tôi đă đi vào đất Ngô muôn dặm lạnh lùng. Gặp anh, anh về xin nhắn dùm với bằng hữu tôi là tấm ḷng tôi măi măi ở Lạc Dương. Lạc Dương có Gác Bút, Gác Mây. Lạc Dương có thiên tài, tri kỷ.

    Bao nhiêu năm hắn vẫn c̣n muốn nhắn. Như bạn hắn c̣n sống. Như tri kỷ chưa xa. Phải đó là cảm thông kỳ diệu của thơ. Cũng lại không rơ nữa. Chỉ biết hết thảy là sai lạc, tất cả là ngờ vực. Xiết bao ngờ vực. Duy chỉ c̣n thơ của một người như một ngậm ngùi vô tận. Duy chỉ c̣n thơ của một người như một niềm ấm áp vô cùng. Duy chỉ c̣n thơ của một người là sự thật.

    Mai Thảo

  4. #4274
    Tran Truong
    Khách
    Tàn cuộc hoa này – Phạm Thiên Thư


    Đợi nhau tàn cuộc hoa này,
    Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ…

    Đầu mùa hè 1981, từ một trại cải tạo ở Phan Rang tôi được thả về.
    Sáu năm dâu bể đă đổi thay bộ mặt Sài g̣n. Một vài con đường tự dưng được mang những cái tên lạ hoắc. Chợ búa, phố xá tiêu điều và người ngợm tang thương. Nh́n đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt vô cảm. Sự nhẫn nhục chịu đựng, những lo sợ không tên làm cho bầu không khí Sàigon ngột ngạt khó thở. Việc đầu tiên sau khi tŕnh diện công an phường là mượn chiếc xe lọc cọc của thằng em, một sáng thật sớm, tôi đạp chầm chậm một ṿng thăm thành phố cũ.

    Hết đường Hai Bà Trưng đến công trường Mê Linh, rồi quẹo trái vào cổng Bộ Tư Lệnh Hải quân. Tôi ngơ ngẩn nh́n quanh, những h́nh ảnh yêu dấu ngày nào bây giờ chỉ c̣n là lăng đăng sương mù quá khứ. Toà nhà Bộ Tư Lệnh xám xịt cũ kỹ. Vườn hoa sát bờ sông trước cổng Bộ Tư lệnh đă biến ra một mảnh vườn nham nhở với vài ba luống rau lang úa vàng cùng những cọng sắn ốm nhom, èo uột.

    Mấy ngày kế tiếp tất bật qua đi. Tôi t́m gặp một số anh em trong tù đă được tha ra từ trước để ḍ hỏi đường đi nước bước. Tôi hối hả gia nhập đám vô công rỗi nghề này, tối ngày hết tụ tập cà phê đến rảo các chợ trời, t́m cách mua đi bán lại mọi thứ thượng vàng hạ cám, trong lúc hai tai vểnh lên hết cỡ để nghe ngóng tuy dô.


    Không thể là một người nào khác , mặc dù chị đă thay đổi đến độ kinh hoàng ! Tôi gặp lại vợ Tuấn vào một buổi trưa hè trên đường Hoà Hưng, người đàn bà trẻ, đội chiếc nón lá, bộ quần áo bạc màu tơi tả trên một thân ḿnh khẳng khiu, hai tay ôm chặt một cái bọc nhỏ ở ngực, đang kéo lê đôi dép trên đường.

    Tôi đạp xe sát vào lề rồi gọi lớn:

    – Chị Tuấn, chị Tuấn!

    Người đàn bà vẫn không quay lại, cũng không ngừng bước, tôi dừng xe, sững sờ. Không lẽ Lan Khanh, cô nữ sinh hoa khôi lớp 12 A3 Lê văn Duyệt ngày nào đây sao, vợ của một ông Hải quân trung úy đây sao?

    Bên kia đường, người đàn bà đă lẫn vào đám đông hỗn độn gần chợ. Tôi nh́n quanh quẩn một hồi, rồi lặng lẽ đạp xe đi.
    Chiều vừa về đến nhà, tôi xuống bếp hỏi Tâm ngay:

    – Em có nhớ Khanh vợ Tuấn không, trưa nay anh vừa gặp ai như chị ấy.
    – Em không liên lạc với Khanh từ hồi đó đến giờ.
    – Anh cũng không gặp Tuấn từ ngày ra trường, rồi thêm sáu năm cải tạo, cũng gần cả chục năm rồi c̣n ǵ.

    Tôi kể sơ cho Tâm nghe chuyện gặp Khanh lúc trưa này trên Hoà Hưng, Tâm gặng:
    – Mà anh có chắc là Khanh không?
    – Chắc mà, không thể có c̣n ai khác. Em c̣n nhớ nhà Khanh ngày xưa không?
    – Em nhớ mang máng h́nh như trong khu Ngă ba Ông Tạ, nhưng đó là nhà Khanh trước khi lấy Tuấn chứ em sợ sau này Khanh không c̣n ở chỗ ấy.
    – Hay là ḿnh đến t́m thử xem, biết đâu.

    Ngay chiều hôm đó, tôi chở Tâm đến khu Ngă ba Ông Tạ, sau một hồi lộn đi lộn lại, lách từ ngõ này qua ngõ khác, hỏi han đủ cả mọi người, cuối cùng chúng tôi cũng kiếm ra nhà.

    Đúng là Lan Khanh. Lan Khanh của 12 A3 Lê văn Duyệt ngày nào.

    Khanh ngồi đó trước hàng hiên nhà ḿnh, trong bộ áo quần cũ bạc màu. Khuôn mặt xanh, gầy ốm đến thảm hại, nhưng trên khuôn mặt, trong ánh mắt vô hồn ấy vẫn c̣n phảng phất bóng dáng xinh đẹp của Khanh ngày xưa. Tâm bấu chặt vào lưng tôi run rẩy.

    Không kịp đợi tôi ngừng xe, Tâm đă vội nhảy xuống, chạy lại bên Khanh, ràn rụa nước mắt:
    – Khanh, Khanh, sao lại ra nông nỗi này. Khanh có nhận ra Tâm không?
    Vài người hàng xóm ṭ ṃ nh́n sang, rồi một người đi lại gần tôi nói nhỏ:

    – Tội nghiệp, cô ấy điên nhưng hiền lắm.
    Tâm nắm tay Khanh đi vào nhà, căn nhà tối đen, có giọng một bà cụ già cất lên:

    – Ai đấy?
    – Dạ con là bạn của Khanh hồi c̣n đi học và anh Hải chồng con là bạn cùng khóa với anh Tuấn, chúng con đến thăm Khanh và bác.
    – Anh chị đợi chút nhé, để bác đốt ngọn đèn lên tí đă, hồi này điện cứ bị cúp hoài.

    Ngọn đèn dầu thắp lên soi sáng nhờ nhờ một căn pḥng nhỏ. Căn pḥng trống trơn chỉ có chiếc divan và một cái bàn con. Khanh đến ngồi im lặng bên cạnh mẹ, Tâm nghẹn ngào:
    – Sao Khanh lại ra nông nỗi này hở bác?

    Mẹ Khanh không trả lời, đưa mắt nh́n lên bàn thờ, tôi nh́n theo mắt cụ, h́nh hai vợ chồng Tuấn tay bồng một đứa con khoảng vài tháng đang tươi cười bên nhau. Tôi chợt lạnh cả sống lưng…
    Có tiếng động ở cửa, một người thanh niên lách vào, nh́n thấy chúng tôi, anh lên tiếng chào rồi quay qua nh́n cụ như có ư hỏi, mẹ Khanh nh́n chúng tôi:
    – Đây là em Tín, em của Khanh, c̣n đây là anh chị bạn của Khanh Tuấn nhà ḿnh đó con.

    Tín quay qua chúng tôi lễ phép thưa hỏi một lần nữa, rồi xin phép ra sau thay đồ, chưa đầy năm phút em đă trở ra, ngồi xuống ghế đối diện chúng tôi.
    – Em chưa gặp anh chị bao giờ. Anh cùng khóa với anh Tuấn em hở? Anh ở tù mấy năm? Ra cải tạo lâu chưa?
    – Cũng gần 6 năm đó Tín, ở một trại ngoài Trung, anh mới được thả gần một tháng. Anh với Tuấn không gặp lại nhau từ hồi hai đứa ra trường v́ duyên đoàn anh đóng ở vùng 1, c̣n Tuấn th́ đi giang đoàn ở vùng 4 từ ngày ra trường cho đến 75.

    Tâm nóng ruột chen vào:
    – Khanh bị… thế này từ hồi nào hở Tín.
    – Gần năm rồi chị ạ, từ hồi cháu Uyên mất.
    – Thế anh Tuấn mất hồi nào, ở đâu?
    – Chắc anh bị tù ở ngoài miền Trung nên không hay. Anh Tuấn mất cuối năm 76 tại trại Long Giao. Vụ đó họ xử tử tới ba người, trong đó có anh Tuấn.


    Còn tiếp ...

  5. #4275
    Tran Truong
    Khách

    Tàn cuộc hoa này – Phạm Thiên Thư

    Đầu năm 77 tôi có nghe phong phanh về vụ này, tại trại Long Giao, có ba sĩ quan trẻ bị xử bắn v́ tội tổ chức trốn trại vào dịp tết, đâu ngờ một trong ba người là Tuấn khóa tôi.

    Bà cụ nghe nhắc đến tên cháu Uyên và Tuấn th́ thút thít khóc. Bên kia, Tâm ôm lấy hai bàn tay gầy guộc của Khanh mà nước mắt đầm đ́a, c̣n Khanh th́ vẫn cứ im lặng vô hồn. Chuyện văn một hồi lâu, tôi quay sang nhắc khẽ Tâm:

    – Ḿnh về thôi em.
    Tâm ngập ngừng đứng dậy, miệng méo xệch:

    – Thưa bác tụi cháu về.
    Quay qua cô bạn học ngày xưa, Tâm nghẹn ngào:

    – Khanh ơi, Tâm về đây, hôm nào ḿnh lại thăm Khanh nhé.
    Tôi nh́n lên bàn thờ lần nửa, h́nh Tuấn tươi cười bồng con đứng bên vợ. Chiếc cầu vai lon Trung úy Hải quân vàng óng hai vai …

    Sau lần đó, tôi bận rộn tất bật t́m đường vượt biên, không có dịp trở lại ngă ba ông Tạ. Chỉ có Tâm lâu lâu lại lấy xe đạp, đạp lên nhà, lần nào đi thăm Khanh về, mắt Tâm cũng đỏ mọng v́ khóc, mỗi lần thế tôi lại thấy ḷng ḿnh xốn xang như có tội với bạn bè.

    Tám tháng sau, mùa biển êm, chúng tôi quyết định ra đi.

    Tâm và tôi lên thăm Khanh lần cuối, Khanh càng ngày càng gầy, tám tháng dài như tám năm cho một người góa phụ, và tám năm th́ có lẽ dài như… tám mươi năm cho một người đàn bà điên loạn. Tôi xót xa nh́n Khanh mà không biết phải nói ǵ, phải làm ǵ. Tôi bất lực nh́n lên bàn thờ, nh́n lên ảnh Tuấn, ngậm ngùi nhớ lại Tuấn của một thời sinh viên sĩ quan và Khanh của một thời con gái mới lớn. Như mới ngày nào …

    Tâm ôm lấy vai Khanh rồi chúng tôi chào mẹ Khanh để ra về. Cụ chợt bảo chúng tôi đợi nán một chút. Vói lên bàn thờ , mẹ Khanh lấy xuống một cuốn tập nhỏ trao cho Tâm.

    – Đây là nhật kư của Khanh, cháu mang đi làm kỷ niệm. Tín bảo đốt đi để gửi về theo anh Tuấn nhưng bác vẫn măi chần chừ. Bác vẫn hy vọng một ngày Khanh tỉnh trí trở lại, nhưng nay th́ bác sợ ngày ấy sẽ không bao giờ đến.

    Bỏ cuốn nhật kư của Khanh vào túi xách, chúng tôi lặng lẽ đạp xe về.

    .............


    Ngày …

    Anh mới đến nhà chiều nay. Buồn cười quá, cái đầu trọc lóc, bộ đồ Hải quân màu xanh nước biển rộng thùng th́nh, cái nón cát kết đen x́ như cái nồi úp trên đầu, trông anh ngố như mán rừng. Coi bộ anh có vẻ khoái chí về bộ đồ lính Hải quân của ḿnh lắm.
    Ḿnh cứ ngắm măi cái đầu trọc lóc mà thương anh ghê.


    Ngày …

    Lên thăm chàng trên Quang Trung, chao ôi, chàng đen c̣n hơn thằng Hynos. (1)

    Anh thật là ẩu tả làm ḿnh xấu hổ muốn chết. Chung quanh vuờn Tao ngộ toàn là người và người, thế mà anh cứ ôm ḿnh sát rạt làm nhỏ Tâm phải quay mặt đi giả bộ nh́n chỗ khác. Hải, bạn của anh th́ đeo theo tán nhỏ Tâm tới tấp, đúng là … Đường nào dài bằng đường Trần Hưng Đạo, Lính nào xạo bằng lính Hải quân …


    Ngày …

    Mới đó mà anh đă măn khóa quân sự Quang Trung. Vài tuần nữa th́ anh sẽ ra Nha trang, nghe bảo là sẽ đi ra đó bằng tàu Hải quân. Dạo này ḿnh cũng hơi quen với những danh từ về lính tráng của anh , nhưng vẫn mù tịt chả biết cái nào là Hải vận hạm, cái nào là Dương vận hạm. Đă vậy mà số tàu th́ cứ đánh lung tung, không cứ theo thứ tự 1,2,3 cho người ta dễ nhớ. Hỏi thế th́ anh giải thích ḷng ṿng là mỗi thứ tàu có một loại số riêng …

    Mẹ bảo anh gầy nhưng trông có vẻ rắn chắc chứ không babylac (2) như hồi trước. Ḿnh th́ thấy càng ngày anh càng giống ông già Hynos …


    Ngày …

    Sáng nay … Lên xe tiễn anh đi, chưa bao giờ buồn thế …

    Tức anh muốn chết. Ḿnh th́ buồn muốn khóc, c̣n anh th́ có vẻ hí hửng, hay lại tính chuyện ra Nha trang làm quen thêm vài cô ngoài ấy. Đă thế ḿnh sẽ không thèm viết thư xem ai sẽ năn nỉ ai.


    Còn tiếp ...

  6. #4276
    Tran truong
    Khách

    Tàn cuộc hoa này – Phạm Thiên Thư

    Ngày …

    Mới vừa nhận thư anh, thư ǵ mà ngắn cũn cỡn có mấy ḍng. Anh dặn là khoan gửi thư cho anh đă, anh sợ mấy ông đàn anh phạt v́ tội có thư đào. Sao mấy cái ông đàn anh này ác vậy …

    Anh kể sơ về sinh hoạt của anh trong hơn hai tuần qua, nghe mà thương. Anh nói cái này là truyền thống Nha Trang. Truyền thống ǵ mà phạt người ta tả tơi ?

    Anh kể về cái ông đàn anh tên Hiền, có biệt danh là đệ út đao phủ thủ. Tên th́ hiền mà người chẳng hiền chút nào. Ông này phạt anh mệt nghỉ. Buồn cười thật, ḿnh tự dưng thấy cái tên đệ út đao phủ thủ nghe cũng hay hay. Anh kể có gặp lại người bạn học cùng lớp ngày xưa bây giờ là đàn anh. Ông đàn anh này không phạt bạn bè nhưng lại xúi mấy ông đàn anh khác phạt bạn ḿnh.

    Anh c̣n kể chuyện ăn cơm chan với nước trà và nước mắm ớt mà cũng thấy ngon, anh bảo bị phạt chạy nhiều nên anh đang đi tango. Nghe cứ là như đang đi … Đêm màu hồng.(3)


    Ngày …

    Nhớ anh quá , mới gửi đại một lá thư cho anh hôm qua, không biết khi nhận thư , anh có bị phạt không ?

    Hôm qua, mẹ hỏi chừng nào anh về phép, ḿnh giải thích là anh đang trong thời kỳ huấn nhục, ḿnh kể là anh ăn cơm chan với nước trà, mẹ bảo sao không làm một ít ruốc chà bông gửi ra cho anh để anh có đồ ăn ăn thêm.


    Ngày …

    Mới nhận thư anh và mấy tấm h́nh anh bận tiểu lễ trắng. Anh bảo là vừa được gắn alpha tuần qua. Ừ trông cũng oai lắm đấy chứ.

    Anh cho hay mới được đi bờ lần đầu, sao lại gọi là đi bờ nhỉ, cứ làm như đang nằm dưới nước nay được lên bờ, đúng là danh từ Hải quân.

    Anh kể mấy cô gái Nha trang v́ ở ngay biển nên cô nào cô ấy đen thui, trông chả hấp dẫn. Chà điệu này anh đang tính mưu kế ǵ đây mà lại đánh đ̣n hỏa mù.


    Ngày …

    Anh vừa gửi về mấy tấm h́nh ngày làm lễ gắn alpha omega. Thế là khóa của ông đệ út đao phủ thủ sắp ra trường. Anh nao nức chờ ngày khóa đàn em nhập quân trường. Đừng phạt họ nhiều, tội nghiệp họ anh nhé.

    C̣n mấy hôm nữa toàn khóa anh sẽ về Saigon tham dự diễn hành ngày quân lực 19 tháng 6. Vui ơi là vui …


    Ngày …

    Hôm qua, ḿnh đưa mẹ và Tín đi xem diễn hành ngày Quân lực. Trời nóng quá , người đâu mà đông thật là đông , ḿnh đứng tận đầu đường Thống Nhất nên đỡ phải chen, đoạn này lề đường có nhiều cây to nên đỡ nắng cho mẹ. Đoàn sinh viên sĩ quan Hải quân bận đại lể trắng diễn hành coi đẹp ghê. Ḿnh thấy anh trong hàng quân. Tín nó gọi tên anh thật to nhưng nhạc quân hành lớn quá , át tiếng thằng bé. Nó đ̣i chạy theo toán diễn hành mà ḿnh không cho.


    Ngày …

    C̣n ba tuần nữa là đám cưới. Ḿnh th́ tất bật như điên mà mẹ cứ đi ra lại nhắc cái này, đi vào lại nhắc cái kia. Anh th́ bặt tăm, măi sát ngày cưới mới chịu về. Đàn ông sướng thật chả phải lo ǵ cả, mà nhất lại là lính, cứ đổ thừa cho quân vụ.

    Mấy đứa bạn ngày nào cũng tới nhà phụ giúp trang hoàng, sửa soạn. Đám cưới ḿnh cũng đơn giản thôi – nhà anh cũng nghèo và nhà ḿnh cũng nghèo. Anh cũng mới ra trường đâu có tiền bạc ǵ nhiều.


    Ngày …

    Anh vừa về lại Vĩnh long hôm qua. Anh muốn ḿnh xuống dưới ấy thuê nhà ở gần đơn vị nhưng ḿnh không muốn xa mẹ. Thôi kệ cứ mỗi tháng ḿnh xuống thăm anh một lần cũng được, Saig̣n Vĩnh long đâu có xa ǵ.

    Bây giờ ḿnh đă là bà Tuấn rồi. Nhớ hồi nào mới quen nhau.


    Ngày …

    Mấy hôm nay cứ thấy mâm cơm là buồn nôn. Hôm qua đi khám, bác sĩ cho hay là ḿnh đang mang thai. Định thứ sáu cuối tuần này đi Vĩnh long báo cho anh tin mừng. Chắc anh vui lắm.


    Ngày …

    Bụng đă bắt đầu hơn lớn, cả tuần nay chả ăn ǵ được, tối ngày cứ nôn ra mật xanh mật vàng. Chao ôi, sao con hành mẹ thế này.

    Đêm hôm qua hai đứa nhất định đặt tên con, nếu con trai là Vũ, Trần Nguyên Vũ, nếu con gái là Tú Uyên. Trần Tú Uyên.


    Ngày …

    Uyên yêu dấu của mẹ. Cảm ơn con, con đến với mẹ bằng tất cả nhớ thương mẹ dành cho bố. Con là giọt máu của bố đang lớn lên trong thân thể mẹ để mẹ thấy rằng lúc nào bên mẹ cũng có bố, có con không rời.

    Con sẽ xinh như mẹ và thông minh như bố, Uyên nhé, đứa con gái đầu ḷng yêu dấu của ta.



    Ngày …

    Tất cả những biến động dồn dập trong mấy ngày qua làm ḿnh như nghẹn thở, may mà có Tuấn bên cạnh. Như một phép lạ, Tuấn đă từ Vĩnh long chạy về Saigon b́nh yên với hai mẹ con trong những ngày dầu sôi lửa bỏng cuối tháng 4.


    Tuấn tŕnh diện để đi học tập hôm qua. Mười ngày sau anh sẽ về. Tuấn chỉ mang theo có hai bộ đồ và một ít tiền đóng cho 10 ngày ăn. Ḿnh cố nhét thêm lọ ruốc chà bông mà Tuấn không cho. Anh cười bảo rằng nghe nói nhà hàng Đồng Khánh thầu nấu ăn trong 10 ngày ấy, ai lại mang ruốc bông ra ăn chung với cao lương mỹ vị bao giờ.

    Ḿnh cũng mừng. Tạ ơn trời đất, Việt nam rồi cũng có lúc thanh b́nh. Từ nay ḿnh sẽ không c̣n ngay ngáy lo lắng cho Tuấn nữa. Uyên ơi, lớn lên con sẽ thôi không c̣n nghe tiếng đạn bom như thời bố mẹ. Con sẽ cắp sách đến trường trong hạnh phúc của một đất nước thịnh vượng hoà b́nh.


    Còn tiếp ...

  7. #4277
    Tran Truong
    Khách

    Tàn cuộc hoa này – Phạm Thiên Thư

    Ngày …

    Đă hơn năm tuần mà vẫn chưa thấy anh về, hôm nọ thông cáo trên radio là chỉ đi học tập có 10 ngày thôi mà.

    Ngoài phố đă bắt đầu nghe tiếng xôn xao, một số gia đ́nh chạy lên phường, lên quận hỏi thăm nhưng chả có ai trả lời. Tuấn chỉ mang đi có hai bộ đồ làm sao đủ để thay đổi cả tháng nay.


    Ngày …

    Đúng ba tháng trôi qua từ ngày Tuấn đi tŕnh diện. Không một tin tức. Sài g̣n bắt đầu ồn ào về những xầm x́. Lạ là không một ai chịu cho biết cả trăm ngàn sĩ quan đang học tập ở đâu.

    Hôm qua, ḿnh chứng kiến tận mắt một cuộc hành h́nh ngay trên đường phố. Tên giật đồ bị điệu đến qùy trước mặt người công an. Anh công an móc súng kê vào màng tang của tên cướp và lẩy c̣. Một số bà cụ đứng gần đó vội vàng nhắm mắt làm dấu thánh giá. Ḿnh ngạc nhiên đến sững sờ, sao lại thế này, luật pháp nào mà cho một người công an có quyền tiền trảm hậu tấu như kiểu tướng cảnh sát Nguyễn ngọc Loan dạo tết Mậu Thân. Mà hồi đó là đang lúc đánh nhau, c̣n bây giờ đă hoà b́nh rồi cơ mà.


    1975 Vietnamese firing squad takes aim at prisoner in Saigon - Press Photo (tại chân Cầu Ba Cẳng)


    Ngày …

    Sắp đến Noel rồi, ḿnh cũng như hàng trăm ngàn thân nhân của các sĩ quan khác đành chịu thua, không một lời giải thích từ phía chính quyền, lạ thật, không một tin tức nào gửi về từ những người đi học tập, tựa hồ số người này đă bốc hơi biến mất.

    Cuộc sống đă bắt đầu khó khăn, cũng may là sạp hàng của mẹ ở chợ ngă ba ông Tạ vẫn c̣n đủ nuôi sống cả nhà.


    Ngày …

    Hào quang của những ngày đầu giải phóng đă bị lột trần trơ trụi. Dối gạt đă ḷi ra. Sài G̣n bắt đầu ăn độn cơm với khoai sắn.
    Vẫn chưa biết chính xác anh đang ở đâu. Một số dân ở miệt Long Thành, Suối máu cho hay là họ gặp các người tù sĩ quan ḿnh trên ấỵ

    Hôm qua, đám công an kinh tế làm khó dễ mẹ và các bạn hàng ở chợ. Họ bảo rằng vài tháng tới tất cả dân chúng không có nghề nghiệp sẽ được đưa về những vùng kinh tế mới. Mẹ hỏi thế nghề buôn bán của tôi th́ sao th́ họ nạt rằng buôn bán không phải là nghề nghiệp lao động. Em lo qúa, Tuấn ơi.



    Ngày …

    Tuấn đi tṛn đúng một năm, một năm với hai bộ đồ mang theo và ba ngàn đồng trong túi. Không một tin tức, không một lá thư.

    Saigon bây giờ không c̣n xầm x́ nữa, đă có những tiếng chửi bóng gió. Một số bài hát đă được đổi lời.


    Ngày …

    Lại thêm một Noel đau thương. Tuấn vẫn chưa về …


    Ngày …

    Tuấn yêu dấu của em

    Cả hơn một tháng nay em không phút nào nằm xuống mà không thấy Tuấn. Em gọi tên Tuấn trong những giấc ngủ chập chờn. Em ôm chiếc áo kaki xanh của Tuấn vào ḷng mà tim quặn đau. Sao Tuấn bỏ em và con vội thế hở anh?

    Em không biết sức mạnh nào đă nâng em dậy sau những giờ phút nghiệt ngă ấy. Hôm mẹ và em lên trại Long Giao nhận lại những di vật của Tuấn, họ mắng là Tuấn đă phản động tổ chức trốn trại làm ảnh hưởng đến tinh thần các trại viên khác. Đă thế khi bị bắt c̣n lớn tiếng chửi rủa cách mạng nên toà án nhân dân đă tuyên án tử h́nh Tuấn và hai người bạn.

    Họ đă chôn xác Tuấn vội vàng bên đám cỏ tranh. Nh́n mộ Tuấn, em xỉu đi không biết bao lâu đến khi tỉnh lại thấy mẹ đang ngồi bên cạnh. C̣n em th́ đang nằm chơ vơ trên một chiếc chơng tre.

    Nh́n chiếc lon gô và cái muỗng nhôm của Tuấn để lại, ôm vào ḷng manh áo rách bạc màu của Tuấn, em như không c̣n hồn vía nữa. Đầu óc lăng đăng mê muội không biết ḿnh đang ở nơi nào, thiên đàng hay địa ngục Chung quanh tiếng người nói lao xao mà em nghe như tiếng của loài ngạ quỷ. Em mở mắt nh́n mà chẳng thấy ai ngoài Tuấn của em, Tuấn yêu dấu của em.

    Mẹ ôm em vào ḷng và bảo em hăy khóc đi, nhưng lạ sao mắt em ráo hoảnh. Em không c̣n cảm giác. Em không c̣n là người nữa, đau đớn đă làm em hóa đá. Bây giờ th́ em tin là chuyện ḥn vọng phu có thật. Tận cùng của nỗi đau là những câm nín. Tận cùng của oan khiên, của tuyệt vọng là sự im lặng kinh hoàng. Em đă nếm biết cái tận cùng của tận cùng đó, Tuấn ơi.

    “Khóc cho vơi đi những tội t́nh …” Tuấn nhớ không, bài hát của Vũ Thành An ngày nào. Ôi hạnh phúc thay cho những người c̣n được khóc …


    Ngày …

    Tuấn yêu dấu của em.

    Hôm nay là ngày tṛn năm năm ḿnh lấy nhau, và gần đúng hai năm kể từ ngày anh cúi xuống hôn con để lên đường đi tŕnh diện học tập cải tạo. Đâu có ai biết chuyến đi tưởng chỉ 10 ngày nhưng lại biến thành thiên thu Tuấn nhỉ.

    Tuấn yêu dấu , Tú Uyên con ḿnh lên hai tuổi rồi đó, tuần qua nó mới bập bẹ ba ba ba. Nghe con kêu ba mà em đứt ruột. Trách ai đây hở Tuấn, định mệnh cay nghiệt hay những con người không tim đă giết Tuấn của em.


    Ngày …

    Sinh hoạt Saigon càng ngày càng khó khăn. Bo bo đă bắt đầu thay cho khoai sắn. Sạp hàng của mẹ ngoài chợ đă gần cạn vốn. Tín đă bị gọi đi thanh niên xung phong, nghe nói đi đào kênh đào mương ǵ đó.

    Nhà bây giờ chỉ c̣n mẹ, em và con. Tú Uyên bây giờ là lẽ sống của em, và là nguồn vui của mẹ. Mẹ dạo này yếu lắm, tội nghiệp cụ cũng đă gần bảy chục, suốt cuộc đời cặm cụi cho con, những ngày cuối đời tưởng sẽ hưởng chút thảnh thơi …


    Ngày …

    Tuấn yêu dấu của em.

    Đă hơn cả năm em không c̣n th́ giờ đụng đến nhật kư. Cơm gạo, bạc tiền, sữa, thuốc cho con đă quay em như con vụ. Sáng sớm em ra chợ, măi đến trưa mẹ ra thay cho em để em về lo cơm nước cho con. Cũng may là nhà ḿnh gần nên chạy đi chạy lại cũng tiện.

    Tín đă đi nghĩa vụ quân sự và bị đưa sang Cam pu Chia. Mẹ khóc hết nước mắt v́ sợ nó ra trận có mệnh hệ nào. Đến bao giờ th́ nước ḿnh thật sự hết binh đao anh nhỉ?

    Uyên con ḿnh mỗi ngày mỗi lớn và càng giống anh kinh khủng, nhất là miệng cười. Tuấn phù hộ cho mẹ con em nhé.



    Ngày …

    Tú Uyên bị sốt cả tuần nay, mới bệnh có mấy hôm mà trông con tiều tụy quá.

    Đồ đạc trong nhà đă bán hết đến món cuối cùng. Chiếc nhẫn cưới Tuấn mang vào ngón tay em ngày nào, em cũng đă phải cắn răng bán đi để chữa trị cho con.

    Hôm qua đưa con vào bệnh viện Nhi đồng, đợi cả nửa ngày và sau khi khám qua loa, bác sĩ cho một toa thuốc, uống đă hai ngày nay mà sao chưa thấy bớt.

    Cả tuần qua, không có đêm nào chợp mắt quá hơn hai tiếng. Ôm con vào ḷng mà em sợ quá, Tuấn ơi, nếu con ḿnh có mệnh hệ nào làm sao em sống nổi.


    Ngày …

    Sáng nay vừa lên bệnh viện bán máu thêm lần nữa để mua thuốc cho con. Lần đầu không thấy mệt lắm nhưng lần này ḿnh phải nằm lại mấy tiếng mới đứng lên nổi để loạng chọang đi về.

    Vẫn dấu không cho mẹ hay là ḿnh đang đi bán máu, không c̣n đường xoay sở nữa. Thuốc tây cho Tú Uyên đắt qúa, mà nhà ḿnh không c̣n ǵ để bán. Vay mượn th́ cũng chẳng c̣n ai có để cho vay…

    Tú Uyên yêu dấu ơi, ba con đă bỏ mẹ con ḿnh mà đi. Bây giờ con là lẽ sống của mẹ, con là linh hồn của mẹ. Sá ǵ đôi ba lít máu, cả thân thể này, cả cuộc đời này nếu phải đánh đổi cho con th́ mẹ vẫn vui ḷng.



    Ngày …

    Bệnh của Tú Uyên vẫn không thuyên giảm. Hôm qua, lại bồng con lên Nhi đồng, và lại bị đuổi về v́ không tiền đóng viện phí …
    Lại bán máu thêm lần nửa … không nhớ lần này là lần thứ mấy.

    Uyên ơi, con đừng bỏ mẹ mà đi, con nhé. Mẹ làm sao sống nổi nếu con bỏ mẹ con đi ....


    ……

    Cuốn nhật kư bỏ ngang ở đây.
    … mà nếu nó không chấm dứt ở đó, th́ tôi cũng không c̣n đọc nổi nữa v́ hai mắt tôi đă nhạt nhoà …

    Phạm Thiên Thư

    (1) : Biểu tượng của kem đánh răng Hynos , anh Bảy Chà da đen, trước 75 ,ý nói da đen thui thủi .
    (2) : Tên một loại sữa cho em bé bú , trước 75 , ý nói trông giống như em bé .
    (3) : Tên một vũ trường nổi tiếng SàiGòn trước 75 .

  8. #4278
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Làm cách nào để người ta ngoan ngoăn bước vào trại tù mặc dù không biết trước ngày về ?

    Đó là câu hỏi mà nhiều người không bị nếm mùi « học tập cải tạo » thường đặt ra khi biết là có hàng
    trăm ngàn người « tự nguyện » đi học tập cải tạo.

    Câu trả lời là những người đó đă bị lừa, tưởng rằng chỉ đi học tập cải tạo một tháng (cho sĩ quan cấp
    tướng tá và nhân viên cao cấp trong chính quyền) hay 10 ngày (cho sĩ quan cấp úy và nhân viên trung cấp
    trong chính quyền), không ngờ là đă sa vào cái bẫy sập là vào tù mà không biết ngày về.

    Điều đó đúng.

    Nhưng phân tích rành mạch ra, th́ kế hoạch lừa đảo đó như thế nào ? Lừa một số ít người c̣n hiểu
    được, lừa cả trăm ngàn người đâu phải dễ ! Vậy mà « cách mạng » vẫn làm được, không những chỉ lừa
    hàng trăm ngàn người miền Nam từ tŕnh độ trung b́nh đến những người tŕnh độ học vấn rất cao mà c̣n
    lừa được cả dư luận thế giới !

    Nhắc lại là qua tháng 6, trường Đại Học Dược Khoa đă trở lại sinh hoạt b́nh thường, tiếp tục chương
    tŕnh giảng dạy bị gián đoạn v́ những biến cố cuối tháng 4-1975. Long phải lên giảng đường dạy lư
    thuyết thay cho Giáo Sư trưởng ban đă di tản. Bên đài Truyền H́nh, sau 15 ngày đọc tin tức nhưng không
    xuất hiện trên màn ảnh, Mai không c̣n làm xướng ngôn viên nữa – phải thay những khuôn mặt quen
    thuộc của chế độ cũ bằng những người mới, phần đông từ trong rừng ra, từ ngoài Bắc vào – nhưng vẫn
    tiếp tục làm việc trong một bộ phận khác của đài và được chọn vào làm việc tại pḥng Chuyên Mục phụ
    trách thực hiện các bộ phim tài liệu, những phóng sự dài. T́nh h́nh có vẻ tạm ổn định cho hai vợ chồng.
    Phải nói là cả Long và Mai đều rất may mắn v́ làm việc tại hai cơ quan vẫn c̣n cần người cũ, nên
    nghiễm nhiên trở thành « cán bộ công nhân viên ». Sau này mới thấy là cái « mác » cán bộ công nhân
    viên quan trọng như thế nào, nhất là trong việc « quản lư » đời sống. Cán bộ sẽ thuộc quyền quản lư của
    cơ quan, dù sao cũng là nơi quen biết. Không là cán bộ th́ sẽ do địa phương quản lư, với tất cả cái phiền
    nhiễu khi phải tiếp xúc với những « ông quan i-tờ-rít » trong các ủy ban nhân dân địa phương nơi ḿnh cư
    ngụ.

    Nhưng dù bản tính lạc quan đến đâu chăng nữa, Long cũng vẫn nghĩ rằng đây chỉ là giai đoạn đầu, giai
    đoạn mà phe « cách mạng » chưa đủ người để áp đặt một khuôn phép mới trong một xă hội mới đang
    thực hiện « một cuộc thay da đổi thịt » như vẫn được nói hằng ngày trên các phương tiện truyền thông !
    Và quả đúng như thế.

    Ngày thứ ba 10 tháng 6-1975, đài phát thanh và đài truyền h́nh cho đọc một « Lời kêu gọi » và một
    « Thông cáo » kư tên Thượng Tướng Trần Văn Trà1, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Sài G̣n –
    Gia Định.
    Nhật báo « Sài G̣n Giải Phóng – tiếng nói của nhân dân Sài G̣n – Gia Định » đề ngày 11 tháng 6-
    1975 cũng đăng hai tài liệu trên.

    Tờ báo đăng « Lời kêu gọi của Ủy Ban Quân Quản Sài G̣n Gia Định gởi binh lính, sĩ quan ngụy quân
    và nhân viên ngụy quyền » với tựa đề chữ to « Ra thú tội với nhân dân với cách mạng sẽ được xem xét ân
    giảm. Ngoan cố lẩn trốn, tiếp tục chống lại nhân dân, chống lại cách mạng sẽ bị trừng trị kiên quyết. »
    Mào đầu bằng những từ ngữ hoa mỹ « khoan hồng, nhân đạo,… » trực tiếp nhắm vào « binh lính, sĩ
    quan, cảnh sát, nhân viên ngụy quyền. » nhưng nội dung 4 điểm sau đó hoàn toàn có tính cách răn đe và
    hăm dọa.

    Điểm 1 có lẽ quan trọng nhất, tóm tắt trong câu văn : « Ai sớm tiến bộ được chính quyền cách mạng
    xem xét sẽ được xóa bỏ tội lỗi và phục hồi quyền công dân cho họ. »
    Đọc đến đây Long và Mai mới khám
    phá ra là ḿnh đă có nhiều tội lỗi và đă mất quyền công dân v́ đă là « nhân viên ngụy quyền », bây giờ phải làm sao « sớm tiến bộ » để được xem xét xóa bỏ tội lỗi và phục hồi quyền công dân đă đánh mất…

    Điểm 2 và 3 kêu gọi đồng bào « ra sức chỉ dạy khuyên răn con em, chồng vợ, cha, anh ḿnh kiên quyết
    từ bỏ con đường tội lỗi » và đồng thời kêu gọi đồng bào « tham gia vào các nhiệm vụ cách mạng địa
    phương, vạch mặt chỉ tên bọn phản dân hại nước c̣n lẩn trốn rắp tâm lôi kéo con em ḿnh trở lại con
    đường đen tối. »

    Điểm 4 kết thúc lời kêu gọi bằng một phán quyết : « Chính quyền cách mạng kiên quyết trừng trị bọn
    ác ôn ngoan cố c̣n lẩn trốn tiếp tục chống lại nhân dân, phá hoại trật tự trị an, chống lại cách mạng. »
    Đọc những ḍng chữ này trên tờ Sài G̣n Giải Phóng, Long bắt đầu hiểu ra, lời kêu gọi này đánh dấu
    một giai đoạn mới trong cuộc đổi đời. Giai đoạn 40 ngày “dễ thở” đă qua, giai đoạn “bạo lực cách mạng”bắt đầu.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 27-10-2017 at 02:43 AM.

  9. #4279
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cũng trên trang nhất của tờ báo này, một “Thông Cáo” với hai đề tài trông có vẻ tương tự nhưng that ra rất khác nhau được đăng thành hai cột. Cột bên trái đề tài là “Về việc học tập cải tạo sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, t́nh báo, cán bộ ngụy quyền và đảng phái chính trị phản động đă tŕnh diện đăng kư”, cột bên phải đề tài là “Về việc học tập cải tạo hạ sĩ quan, binh lính và nhân viên quân đội ngụy, t́nh báo, cảnh sát và ngụy quyền đă tŕnh diện đăng kư”.

    Sở dĩ có câu “đă tŕnh diện đăng kư” v́ trong những ngày đầu sau ngày 30 tháng 4-1975, đă có lệnh
    buộc tất cả các thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” phải tŕnh diện đăng kư với Ủy Ban Quân Quản. Đại đa số đă tŕnh diện, số ít không tuân hành lệnh này phải lẩn trốn để t́m cách vượt biên hoặc đến một địa phương khác thay tên đổi dạng để mong xóa bỏ quá khứ của ḿnh.

    Trở lại với thông cáo đăng trên tờ Sài G̣n Giải Phóng, cả hai cột đều bắt đầu bằng câu “Thực hiện
    chánh sách khoan hồng của Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam” giúp cho
    những người thuộc ngụy quân ngụy quyền “được cải tạo trở thành người công dân chân chính”.
    “Chánh sách khoan hồng” được nhắc đi nhắc lại từ ngày 30 tháng tư đến giờ cũng có phần nào ảnh
    hưởng đến tâm lư những người bị gọi đi học tập cải tạo, làm cho người ta bớt sợ và dễ dàng đi tŕnh diện hơn, nhưng chưa đủ để đánh lừa được người ta đi vào tù. Phải có cái ǵ “cụ thể” để người ta tin, và cái cụ thể đó chính là hai cột trong thông cáo: dùng cột bên phải (đối tượng là hạ sĩ quan, binh lính, nhân viên dân sự…) để đưa vào rọ các đối tượng cột bên trái (là sĩ quan, viên chức cao cấp).

    Trước hết phải đọc kỹ cột bên phải, đăng phần “quy định” rất chi tiết:

    1. Tất cả hạ sĩ quan, binh lính và nhân viên quân đội ngụy thuộc các quân binh chủng tại Sài G̣n –
    Gia Định, t́nh báo, cảnh sát và nhân viên ngụy quyền quận, phường, khóm, xă ấp đă tŕnh diện đăng kư đều phải đi học tập cải tạo trong ba ngày kể từ ngày 11 tháng 06 năm 1975 đến ngày 13 tháng 06 năm 1975 tại các địa điểm Ủy ban Nhân dân Cách mạng phường mà ḿnh đă đăng kư.

    Nhân viên ngụy quyền (từ Trưởng pḥng trở xuống) thuộc các Phủ, Bộ, Vụ, Viện, Nha, Sở, Ty cấp Trung ương thành phố Sài G̣n và tỉnh Gia Định, các xí nghiệp công quản, các bệnh viện công, các trường học công lập đă đăng kư và tŕnh diện tại các cơ quan trên sẽ học tập cải tạo tại cơ quan từ 18-06 đến 20-06-1975.

    2. Thời gian học tập liên tục từ 7 giờ đến 16 giờ (giờ Đông Dương) trưa nghỉ 1 giờ. Người đi học tự
    mang thức ăn trưa và chiều, sau khi học về nhà nghỉ.

    3. Lịnh học tập này phải được tuyệt đối chấp hành. Ai không đi học tập cải tạo đúng thời hạn coi như
    phạm pháp.

    Ngày 10 tháng 6 năm 1975
    Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài G̣n – Gia Định
    (đă kư)
    Thượng Tướng Trần Văn Trà

    Sáng sớm ngày thứ tư 11 tháng 6-1975, người ta thấy tại các nơi bị trưng dụng để học tập cải tạo –
    phần đông là các trường tiểu học vẫn c̣n đóng cửa – rất đông người đến tŕnh diện. Họ phải mang theo cơm để ăn trong giờ nghỉ trưa, ngồi suốt ngày nghe giảng giải về tội ác của Đế quốc Mỹ và tay sai là ngụy quân ngụy quyền, về công lao của Đảng Cộng Sản, v.v. Chiều đến mọi người về nhà. Sau ba ngày như thế, mỗi người được cấp tờ giấy chứng nhận ḿnh đă học tập cải tạo và được trả quyền công dân.

    Mọi người thở phào! Học tập cải tạo như thế có ǵ là ghê gớm? Đúng là suốt ngày phải nghe lải nhải
    những điều có ai muốn nghe đâu, nhưng đổi lại được cấp tờ giấy về quyền công dân th́ cái giá phải trả như thế là quá rẻ. Từ giờ trở đi ḿnh sẽ là một “công dân chân chính” như tất cả các công dân khác…

    Quả thật có sự “khoan hồng” trong cách xử sự của cách mạng!

    Bắt đầu từ ngày 13 và trong 3 ngày 13, 14 và 15-6-1975, đến phiên các sĩ quan cao cấp và cán bộ cao cấp phải tŕnh diện học tập, được ghi trong cột bên trái của thông cáo. Phần quy định ghi rơ:

    1. Đối tượng nêu trên “phải đi học tập cải tạo tại các địa điểm sau đây”. Sau đó thông cáo liệt kê địa
    chỉ các địa điểm dành cho:
    a. “Sĩ quan quân đội ngụy” “cấp tướng và đại tá”, “cấp trung tá”, “cấp thiếu tá”
    b. “Sĩ quan cảnh sát ngụy từ cấp thiếu tá đến cấp tướng”
    c. “Sĩ quan và cán bộ t́nh báo Mỹ ngụy”
    d. “Nhân viên ngụy quyền” “từ quận phó đến tổng thống”, “từ phó giám đốc, trưởng phó ty đến Tổng
    bộ trưởng”, “từ nghị sĩ, dân biểu đến chủ tịch thượng viện, hạ viện”
    e. “Đảng viên các đảng phái chính trị phản động” “từ phó bí thư quận huyện đến chủ tịch, tổng bí
    thư, tổng thư kư đảng”

    C̣n tiếp...

  10. #4280
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    “2. Những người đến tập trung học tập phải mang theo giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng
    cá nhân, lương thực thực phẩm (hiện vật hoặc tiền) đủ dùng trong một tháng kể từ ngày đến tập
    trung.
    3. Thời hạn phải có mặt từ ngày 13, 14 và 15-6-1975 ở những địa điểm quy định trên đây. Quá thời
    hạn 3 ngày quy định trên đây, ai không có mặt ở các địa điểm tập trung th́ xem như không thi hành mệnh
    lệnh.
    4. Giờ tiếp nhận người đến tập trung tại các địa điểm ghi ở điều 1, hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ (giờ
    Đông Dương).”
    5 Người đọc thông cáo này ngoại suy ra: hạ sĩ quan, binh lính, v.v. học tập cải tạo 3 ngày, ḿnh là sĩ
    quan cao cấp, v.v. học tập 1 tháng, lâu gấp 10 lần thành phần hạ sĩ quan, binh lính cũng là hợp lư. Với
    tŕnh độ của ḿnh phải học tập nhiều hơn, nên phải lâu hơn chứ! Ngoài ra, muốn học cho có kết quả,
    người ta tổ chức để ḿnh sống chung với nhau như khi đi “cấm pḥng”, chỉ tập trung vào việc học, không
    bị chia trí về chuyện khác. Nghe đồn có thể sẽ học ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung là nơi Long đă
    từng học quân sự 9 tuần, v́ nơi này chứa được cả chục ngàn người… Tin đồn này có thể cũng bắt nguồn
    từ “cách mạng” không chừng, để cho các đối tượng yên tâm đi vào bẫy sập.

    Người ta chờ đến hết ngày 13 để thấy tận mắt các đối tượng học 3 ngày đă học xong, và đă được cấp
    giấy chứng nhận trả quyền công dân. Như vậy là cách mạng đă giữ đúng lời hứa! Thế là mọi người lũ
    lượt tay xách nách mang đến tŕnh diện tại các nơi quy định, thường là những trường trung học lớn vẫn
    chưa mở cửa dạy học lại. Chịu khó khổ cực trong ṿng 1 tháng, đổi lấy cái giấy chứng nhận trả quyền
    công dân để sống lại cuộc sống b́nh thường, thôi th́ cũng ráng…

    Có một điều lạ là trong thông cáo ngày 10 tháng 6 không thấy đề cập ǵ đến đại đa số sĩ quan c̣n lại,
    đó là những người cấp úy, Thiếu úy, Trung úy, Đại úy. Sau này sẽ thấy rơ là người ta cố ư sắp xếp thời
    gian sao cho ăn khớp để cái bẫy sập có hiệu lực tối đa cho tất cả các đối tượng.
    Và quả vậy, ngày 20 tháng 6-1975, sau khi hạ sĩ quan và binh lính đă học 3 ngày và được cấp giấy
    chứng nhận, sau khi sĩ quan cao cấp đă tŕnh diện và được đưa đến một nơi nào đó – được giữ bí mật,
    nhưng với cách mạng, cái ǵ cũng bí mật nên cũng chẳng ai thắc mắc – các phương tiện truyền thông phổ
    biến một thông cáo mới về việc học tập cải tạo của thành phần sĩ quan và viên chức c̣n lại.
    Và đây là cái mà Long chờ đợi, v́ chàng là một Đại úy biệt phái về Bộ Giáo Dục để dạy học. Ở đây
    cũng nên nói thêm về hai cách hiểu thế nào là “biệt phái”. Trong Nam chỉ đơn giản là một quân nhân thay
    v́ làm việc trong quân đội được biệt phái qua làm việc bên dân sự v́ bên đó cần người. Ngoài Bắc lại
    hiểu khác, người được “biệt phái” có một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường là về t́nh báo. Do hai
    cách hiểu khác nhau đó mà các quân nhân biệt phái bị nghi ngờ làm cho CIA. Cũng may chỉ một thời gian
    sau, sự hiểu lầm này cũng tan biến dần.
    Tờ báo Sài G̣n Giải Phóng đề ngày thứ bảy 21 và chủ nhật 22-6-1975 đăng thông cáo này. Một phần
    của thông cáo nói về trường hợp các sĩ quan “từ cấp tá đến cấp tướng về hưu”. Phần c̣n lại rất dài liên
    quan đến sĩ quan cấp úy, với một “Lịch tŕnh học tập cải tạo sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, t́nh báo
    biệt phái, từ Thiếu úy đến Đại úy đă tŕnh diện đăng kư”. Sau phần mào đầu “Thực hiện chánh sách
    khoan hồng, v.v.”, đến phần quy định:
    “1. Tất cả sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, t́nh báo đă tŕnh diện đăng kư đều phải đi học tập cải tạo
    tại các địa điểm sau đây:
    a. Sĩ quan quân đội ngụy từ cấp Đại úy đến cấp Thiếu úy biệt phái sang các ngành ngụy quyền đă
    tŕnh diện đăng kư, phải đến tập trung từ ngày 23, 24-6-1975 tại các địa điểm: (sau đó liệt kê các địa
    điểm tùy nơi cư ngụ của đương sự) […].
    b. Sĩ quan quân đội ngụy cấp Đại úy đă tŕnh diện đăng kư, phải đến tập trung từ ngày 23, 24-6-1975
    tại các địa điểm: […]
    c. Sĩ quan quân đội ngụy cấp Trung úy đă tŕnh diện đăng kư, phải đến tập trung từ ngày 25 và 26-6-
    1975 tại các địa điểm: […]
    d. Sĩ quan quân đội ngụy cấp Thiếu úy, sĩ quan cảnh sát ngụy từ Chuẩn úy đến Đại úy và cán bộ sơ
    cấp t́nh báo ngụy đă tŕnh diện đăng kư, phải đến tập trung từ ngày 27 và 28-6-1975 tại các địa điểm:
    […]
    2. Những người đến tập trung học tập phải mang theo giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng
    cá nhân, lương thực thực phẩm (hiện vật hoặc tiền) đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập
    trung.
    3. Quá thời hạn quy định trên đây, ai không có mặt ở các địa điểm tập trung th́ xem như không thi
    hành mệnh lệnh.
    4. Giờ tiếp nhận người đến tập trung tại các điểm nói trên, hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ (giờ Đông
    Dương).
    Ngày 20 tháng 6 năm 1975
    Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài G̣n – Gia Định
    (đă kư)
    Thượng Tướng Trần Văn Trà

    Thế là quá rơ ràng: hạ sĩ quan 3 ngày, cấp tá 30 ngày, cấp úy 10 ngày, c̣n ǵ “logic” hơn, nói theo
    kiểu “logic” mới của cách mạng! Hạ sĩ quan đă học xong, cấp tá đi chưa về v́ chưa hết 30 ngày, cấp úy
    ùn ùn đi tŕnh diện tại các địa điểm quy định. Ráng 10 ngày, xong cho rảnh nợ!

    Long cũng có tâm trạng như đại đa số những người bị lùa vào cái rọ của trại tù cải tạo thời đó. Trước
    khi đi, chàng hỏi ông Ba Phát là khoa trưởng mới của trường Đại Học Dược Khoa: “Tôi mới dạy được 3
    lần, trong khi vắng mặt có ai dạy thay tôi không?” Ông Ba Phát trả lời: “Làm sao t́m ra ai dạy thay bây
    giờ, anh cứ đi, 10 ngày nữa anh về ráng dạy bù vài buổi vậy.”

    Buổi chiều ngày thứ hai 23 tháng 6-1975, Long đeo ba-lô đến trường Taberd trên đường Nguyễn Du
    tŕnh diện học tập cải tạo. Trong ba-lô chàng có đồ đạc đủ dùng cho 10 ngày.
    Đúng như bản thông cáo đă quy định.

    C̣n tiếp ....
    Last edited by Tigon; 26-10-2017 at 11:00 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •