Page 409 of 471 FirstFirst ... 309359399405406407408409410411412413419459 ... LastLast
Results 4,081 to 4,090 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4081
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Tại toà đại sứ, người đàn ông tiếp tôi trong điện thoại cũng là người đón tôi tại cửa, ông tên là Lại Xuân Chiểu, một “sĩ quan thông tin”. Bắt tay ông mà tôi không giữ được nụ cười, khi nh́n ông và so sánh ông với cái tên cải lương của ông.

    Ông Lại Xuân Chiểu cho tôi biết là ông đă nhận được điện văn từ Hà Nội về việc ba tôi sẽ qua London thăm má tôi sau công vụ ở Moscow. Tôi không dám thổ lộ sự mừng rỡ vô hạn, cũng như thất vọng, v́ ông không có nhắc đến tên anh Khôi.

    - Cơ quan của chúng tôi rất hồ hởi được giúp đỡ gia đ́nh chị theo khả năng của anh em chúng tôi.

    Rồi ông nh́n thẳng vào mắt tôi, hỏi:

    - Chị sẽ trả tiền vé máy bay cho chuyến đi của đồng chí Minh bao nhiêu? Có thể, chị cũng nên biết trước, Chánh phủ sẽ không thể trả tiền vé máy bay.

    - Có thể có một sự hiểu lầm lớn. Tôi chỉ yêu cầu ông chủ tịch nhà nước và ông bộ trưởng Bộ ngoại giao khuyến khích ba tôi đi, và cho phép ba tôi đi. Tôi không có xin nhà nước trả tiền cho chuyến đi của ba tôi. Đây là xin phép, chớ tôi không có xin ḷng từ thiện của các ông ấy.

    - Thế th́ chúng ta không có vấn đề ǵ … v́ chúng tôi không phải lo đến vấn đề tiền bạc. - Lại Xuân Chiểu nói.

    - Tôi cũng nghĩ, chúng ta không có vấn đề ǵ lo lắng. - Tôi lặp lại câu nói của anh ta mà giận trong bụng.

    - Tôi xin báo với chị là sứ quán của chúng tôi đây sẽ tiếp đón, phục vụ đồng chí Minh khi ông đến London. - Lại Xuân Chiểu trịnh trọng nói.

    - Anh Chiểu, cảm ơn sự rộng răi của anh, nhưng vợ chồng tôi sẽ tiếp đón, lo hết cho ba tôi. Chúng tôi muốn xử sự như đây là chuyện gia đ́nh. - Tôi nói.

    - Chị không hiểu, sự an ninh của đồng chí Minh tại Luân Đôn là trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi đă được lệnh giúp đỡ gia đ́nh chị mọi điều. Về tiền vé máy bay của ba chị, th́ tính thế nào đây?

    Tôi muốn hỏi anh ta: “hỏi ǵ mà hỏi lăng xẹt vậy”, nhưng tôi uốn lưỡi bảy lần rồi trả lời:

    - Tiền th́ tôi có sẵn sàng.

    - Chúng tôi biết cách mua vé máy bay rẻ nhứt!

    Vẻ mặt của đồng chí Lại Xuân Chiểu thay đổi từ một cán bộ cộng sản nghiêm chỉnh thành một anh mua bán dollar vụng về.

    - Tôi không nên làm phiền anh trong việc nhỏ nhặt này. Tôi đă hỏi qua tiền vé máy bay với hăng Acroflot. Chừng 900 pounds đi từ Moscow tới Luân Đôn. Tôi có thể mua vé từ đây, rồi ba tôi lấy vé từ Moscow, khi ba tôi tới đó.

    Chiểu không chịu thua:

    - Chị đưa tiền cho tôi, tốt nhứt là dollar Mỹ. Tôi sẽ báo cho Bộ ngoại giao, và bên ấy có người mua vé máy bay tại Hà Nội, trả bằng tiền Việt Nam. Làm như thế, chúng ta không mất một đồng ngoại tệ nào.

    Nghe anh nói, tôi mắc cỡ cho một đại diện của cái chánh phủ mà ba tôi phục vụ, đứng đây kèn cựa với tôi về lăi lời vài ba trăm dollar cho đảng của họ. Tôi muốn chấm dứt cuộc gặp gỡ này ngay đó, nên tôi đáp:

    - Sao cũng được, thưa anh.

    Vậy mà trước khi ra khỏi cửa, cán bộ Lại Xuân Chiểu c̣n nói với thêm:

    - Chị đem dollar Mỹ, chị nhé!

    Tuần sau, tôi gọi cán bộ Lại Xuân Chiểu, cho hay tôi sẽ đem tiền đến cho ông. Tôi có đủ 2.000 dollas Mỹ, nhưng tôi đi theo John ra toà đại sứ Mỹ đổi ra tiền Bảng Anh của Anh quốc. John hỏi tôi làm chi cho mất th́ giờ vậy? Tôi làm cho bơ ghét, v́ không muốn Việt Cộng bên nhà mua bán dollar một cách ha tiện như vậy. Dĩ nhiên, cán bộ Lại Xuân Chiểu nhận số tiền đó với vẻ thất vọng, nhưng không nói lời nào.

    ***

    Vào thời gian này th́ Rob và Bill đă trở về Washington, nên tôi viết thơ báo tin cho họ biết mọi việc được sắp xếp theo chương tŕnh; bây giờ chỉ chờ đợi biết ngày nào ba tôi tới Moscow thôi. Tôi cũng có viết thêm cho Rob và Bill, nhờ hai anh đến gặp tận mặt ông Griffin Bell, xin với ông làm mọi thủ tục dễ dàng để sẵn sàng rước ba tôi sang Mỹ cư ngụ, trong trường hợp má tôi và con cái thuyết phục được ba tôi hưu trí, ở lại dưỡng già với vợ con. CIA cho biết là họ sẽ có máy bay sẵn sàng đưa ba tôi qua Mỹ khi ba tôi bằng ḷng.

    Suốt đời, tôi muốn ba má tôi được sống trong một mái nhà, như ông ngoại bà ngoại của tôi ngày xưa ở với nhau đến đầu bạc, răng long, như cha mẹ của bạn bè tôi, như người b́nh thường. Mấy tuần nay, mọi sắp đặt được diễn tiến nhanh chóng và gần như việc ǵ cũng theo ư muốn của tôi, cho nên tôi yêu đời một cách lạ thường. Tôi lên giường nằm kề bên má, rồi hai mẹ con mơ ước căn nhà nhỏ, yên tĩnh của ba má. Tôi không biết ba có chịu ở với con cái không, hay là ba chỉ muốn ở với má và Minh Tâm, đứa con mà ba chỉ biết mặt khi nó vừa mới ba tháng th́ ba đi tập kết rồi.
    Chúng tôi nằm tính sắm sửa cái ǵ trong căn nhà đó, từ cái bàn cái ghế, cho tới cái b́nh trà với mấy cái chung nhỏ cho ba tôi uống trà quạu. Tôi c̣n nghĩ tới mùa đông phải mua cái mền điện cho ba.

    T́nh thương cho ba không phai đi với thời gian và không gian trong suốt hai mươi năm, chỉ sợ mỗi người thờ phượng một lư tưởng, đó mới ngăn cách sâu hơn con sông Bến Hải.
    Ba tôi yêu thương hết bảy đứa con; thương mỗi đứa mỗi cách khác nhau. Anh Khôi là đứa con trai đầu ḷng; anh là kết quả của những tháng năm trăng mật. Chị Kim giống tánh ba nhiều; như là, chị dễ bị xúc động, chị tế nhị, chị giầu t́nh cảm. Chị Cương tánh cương quyết, nói là làm, trọng kỷ luật, trong sạch, ngay thẳng, Tôi giống ba từ gương mặt tới tánh t́nh. Tôi nghĩ đến người chung quanh và đất nước, nhưng ba cũng biết, tôi với ba thờ hai ông trời khác nhau.

    Ba tôi không những thương yêu Hải Vân mà c̣n thán phục nó; nhưng ba cũng chưa biết nghĩ thế nào về sự chọn lựa của em khi nó trở thành phi công của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Hoà B́nh được ngự trị ở một chỗ đặc biệt trong trái tim của ba tôi từ lúc nó c̣n bé. Khi tôi nhắc đến Hoà B́nh, mặt ba tôi rạng rỡ; lắng nghe như để biết và thấy hết đứa con yêu của ông trước mặt. Ba tôi ví t́nh thương của ba cho Hoà B́nh như “một gịng sông dài vô tận, có bầu trời xanh, có hoa nở tươi thắm triền miên”.
    Ba chỉ biết Minh Tâm có ba tháng, mà ba tháng đó ba bận rộn chuẩn bị đi tập kết, khi ra Hà Nội, ba đổi tên Đặng Văn Quang thành Đặng Quang Minh. Tôi nghĩ rằng ông đổi tên như vậy với ư tạ lỗi v́ ông không ở bên cạnh để dậy dỗ Minh Tâm.


    Còn tiếp ...

  2. #4082
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ngày 9 tháng 12, 1977 Lance lên 7 tuổi. Sáng nay tôi dậy sớm, để kem lên mấy cái bánh ngọt cho Lance đem đến trường chia với bạn trong lớp . C̣n tôi đâu có biết nó là vị cứu tinh của tôi trong những giờ phút rối beng này. Tôi c̣n dẫn Lance ra công viên Regent Park gần nhà liệng banh, thẩy Frisbee, đi cầu tuột khi rỗi rảnh. Tội nghiệp má tôi: bà không t́m được một thứ tiêu khiển nào.
    Má tôi ngồi trong nhà may cái áo, cái khăn, nấu nồi cơm. Suốt ngày chỉ có bấy nhiêu việc làm, trong khi thêu dệt tương lai với ba tôi ở một nơi tự do, không có bóng h́nh Cộng sản đe doạ. Chúng tôi chắc chắn 99% là ba tôi sẽ qua Luân Đôn, nhưng không biết chừng nào. Đó là câu hỏi mà Bộ tư pháp hỏi Bill ngày một, v́ họ phải bắt Trương Đ́nh Hùng và Ronald Humphrey càng sớm càng tốt, pḥng khi động tĩnh, hai tên gián điệp này chuồn đi mất.

    Đại sứ Vơ Văn Sung gọi cho tôi biết là ba tôi đă rời Hà Nội tối hôm qua để bay qua Moscow. John và tôi gặp Rob và Bill, cho họ hay ngay để họ chuẩn bị. Điều này chứng tỏ toà đại sứ Hà Nội tại Luân Đôn chỉ là văn pḥng đại diện cho Hà Nội chớ chưa có đại sứ. Mọi tin tức quan trọng về chuyến đi của ba tôi đều được thông qua đại sứ Vơ Văn Sung. Đây cũng là một chi tiết quan trọng cho CIA. Toà đại sứ chưa có đại sứ, th́ vấn đề canh gác an ninh cũng chưa được hoàn hảo, nhờ vậy CIA có thể cho chuyên viên của CIA “bảo tŕ” toà đại sứ với những máy móc tối tân của ngành gián điệp.

    Một hôm, sau khi họp xong với FBI và CIA, trên đường về nhà, tôi đi ngang tiệm Selfridge's, cửa tiệm đă chưng bày hàng hoá Giáng Sinh. Tôi sực nhớ, lễ lộc năm nào cũng là những dịp buồn im lặng trong đời tôi. Ngày chúng tôi theo ba tôi vô vùng kháng chiến, trong khu không có Tết, chỉ có mừng sinh nhật Hồ Chí Minh, mừng thắng trận, mừng đồng chí của ba tôi từ ngoài Bắc vô Nam mà thôi.
    Rồi 1954, ba tôi đi tập kết, hẹn “Tết ba sẽ về”. Mười chín năm sau, Tết đến rồi Tết đi, hứa hẹn rồi lỗi hẹn. Tóc của má tôi thay mầu; bướm không bay trong bụng mỗi lần tôi nghe Tết đến nữa. Mai vẫn nở. Tôi lớn lên rồi, đám con trai vẫn rủ chúng tôi ra vườn hái mai đem về lấy hên cho năm mới. Nhưng gần hai mươi năm, không có cành mai nào đem may mắn tới.

    Tết Mậu Thân, tôi và má tôi mua hai chậu mai để trước thềm nhà, th́ đêm giao thừa súng nổ, đạn bay, Việt Cộng tấn công. Tôi nhớ hoài, đêm đó nằm dưới sàn nhà , má tôi nói: “Ḿnh có trồng một vườn mai cũng không may mắn nổi với Việt Cộng đâu”. Lâu lắm rồi, với tôi, có lẽ Tết là biểu tượng của thất vọng và phản bội.

    Giáng Sinh đang tới, thành phố tập nập , người người mua sắm; taxi không có, c̣n xe bus th́ chật cứng, nên tôi đi bộ về nhà. Nói đúng hơn, tôi chưa muốn về nhà, hay là không dám về nhà gặp má tôi. Biết nói ǵ đây, khi tôi biết trong bụng má tôi vừa mừng vừa trách, tại sao tôi đồng ư hợp tác với FBI. Làm con, tôi đâu dám ngồi xuống nói câu “Tự do nó có cái giá của nó”.
    Má tôi đă sống nhiều, đă qua biết bao nhiêu thử thách, khỏi cần nhắc, má tôi cũng biết giá trị của tự do. Tôi đi bộ về phía nhà thờ St. Marks. Đêm nào tôi cũng cầu trời, xin Chúa cho tôi sức mạnh, cho tôi trí tuệ để vượt qua những khó khăn. V́ vậy, tôi nghĩ không ǵ tốt bằng vô ngay nhà của Chúa cầu nguyện; tôi là khách, chắc Chúa sẽ sẵn sàng giúp tôi. Bốn mươi lăm phút tôi rời nhà thờ, đi thẳng về nhà, vừa đi vừa nhớ lại đôi mắt dịu hiền của đức mẹ Maria lúc năy trong nhà thờ nh́n tôi.

    Chiều hôm đó tôi gọi “đồng chí” Lại Xuân Chiểu, cho ông biết là ba tôi sẽ rời Sài g̣n sáng thứ Bảy. Ông sửng sốt v́ tại sao tôi biết lịch tŕnh của ba tôi trước ông. Lợi dụng lúc ông đang lúng túng, tôi cho ông biết là vợ chồng tôi sẽ ra phi trường đón ba tôi. Nhưng ông không đồng ư, nói liền:

    - Không. Đó là bổn phận chúng tôi phải ra phi trường đón khách của toà đại sứ. Ngay bây giờ, chúng tôi không có phương tiện chuyên chở, nhưng chúng tôi sẽ đi mượn xe.

    - Sao làm rắc rồi như vậy? Chúng tôi sẵn có xe nhà, anh để chúng tôi rước ông cụ ! - Tôi nói.

    Tôi không muốn làm phiền anh đồng chí ấy, nhưng theo kinh nghiệm mấy tháng nay với cán bộ cộng sản, chuyện ǵ tôi cũng phải tranh đấu dù nhỏ nhặt, chớ không th́ sẽ bị nắm đầu nắm thóp khi có đại sự. Tôi không để Lại Xuân Chiểu xỏ mũi bắt tôi theo họ “cho đúng lệ nhà nước". Bên kia đầu dây, không nghe “đồng chí” Chiểu trả lời, nhưng tôi kiên nhẫn đợi.

    - Như vậy không đúng luật của chúng tôi, nhưng tôi không biết tính sao cho ổn. - Chiểu nói.

    - Tôi xin hứa sẽ đưa ông đại sứ của anh về nhà an toàn. Tôi hứa khi rước ông đại sứ về tới nhà, tôi sẽ gọi cho anh hay. Nhờ anh cho tôi số điện thoại của toà đại sứ Việt Nam ở Mạc Tư Khoa đi?

    Tôi đổi sang chuyện khác thật nhanh, để ông không kèn cựa vấn đề ai rước ba tôi ở phi trường. Mắc mưu tôi, “đồng chí” Chiểu hỏi:

    - Chị không có số đó sao?

    - Để không mất th́ giờ đi t́m, anh cho tôi số điện thoại bên đó đi, để tôi hỏi cho chắc chắn giờ chuyến bay của ba tôi.

    ***

    Tối hôm sau, Rob và Bill lại tới nhà tôi nữa, mặc dầu hai bên đã thoả thuận trước, là kể từ ngày biết ba tôi rời Sài g̣n, CIA và FBI tuyệt nhiên không được lui tới nhà tôi. Sở dĩ chúng tôi đi đến quyết định đó, là v́ chúng tôi tin rằng nhân viên của toà đại sứ Hà Nội tại Luân Đôn sẽ cho người thăm ḍ khu nhà tôi ở và có thể luôn cả nhà tôi, để giữ an ninh, để bảo vệ ông đại sứ của họ.
    Tôi cũng nói với Rob và Bill rằng, theo kinh nghiệm của tôi, các nhân viên t́nh báo của Việt Nam có một đặc điểm khá hơn t́nh báo Mỹ, là họ không bị lệ thuộc vào phép tắc và khuôn khổ. Họ chơi theo luật rừng. Khi ba tôi đến ở với chúng tôi, họ sẽ có thể chợt đến nhà tôi bất cứ lúc nào. V́ vậy, hai ông không nên lảng vảng gần nhà tôi.

    Mọi người đều đồng ư như vậy, nhưng bỗng một hôm có tiếng gơ cửa. Lance ra mở , rồi kêu lớn:

    - Daddy, Rob và Bill muốn gặp ba nè!

    Tôi giận tái mặt, hỏi Rob:

    - Nếu có người của Hà Nội đang ở đây th́ chuyện ǵ sẽ xảy ra?

    Hai người nh́n nhau mà không trả lời. Sau đó ông cho biết ông không bằng ḷng khi bị “cấm cửa” không được gặp tôi hàng ngày trong thời gian có nhiều chuyện quan trọng đang xảy ra. Ông muốn, hàng ngày tôi phải trực tiếp báo cáo với ông, cho tới khi ba tôi rời khỏi Luân Đôn. Tôi cho đó là một đ̣i hỏi hầu như không thể thực hiện được, v́ tôi sẽ c̣n phải tiếp đăi ba tôi, mấy người trong gia đ́nh tôi, và có thể cả những nhân viên của toà đại sứ Việt Nam nữa. Làm sao tôi có thể lén mọi người để gặp Rob mà “trực tiếp báo cáo”. Như vậy, không những có hại cho công tác mà c̣n nguy hiểm cho gia đ́nh tôi nữa. Tôi đề nghị một giải pháp, là hàng ngày chồng tôi đi làm sẽ gặp hai ông Rob và Bill để tường tŕnh mọi chuyện.

    Rob cực lực phản đối ư kiến đó, viện lẽ tôi là người làm việc với ông, không phải John. Tôi biết rằng ông tha thiết mong được cùng bay về Mỹ với người đào thoát quan trọng. Tôi cho ông biết, tôi cũng mong như vậy. Nhưng ông không thể chầu chực ở nhà tôi hàng ngày, như một đứa con nít ngồi chờ ngoài cửa, mong ông già Noel trong ngày Giáng Sinh. Đó là điều phi lư và ngây thơ. Nhưng Rob không phải là người dễ thuyết phục, khăng khăng không chịu nghe, mà con lớn tiếng với tôi.

    - Rob, - tôi nói với một giọng bực ḿnh - tôi nhường anh một mét th́ anh lấn một dặm. Khi ba tôi ở đây, anh không thể t́m tôi hàng ngày được. Tôi sẽ ráng thu xếp để thông báo cho anh và Bill biết kịp thời những chuyện đang xảy ra. Anh không nên ra tối hậu thơ cho tôi. Từ giờ phút này, tôi lo hết mọi chuyện và sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm.

    Rob chửi thề, rồi lớn tiếng với tôi:

    - Đây là lệnh của người chỉ huy công tác. Lệnh của tôi !

    John mời Rob ra khỏi nhà.

    Rồi hai người bỏ đi dù công việc chưa giải quyết xong.

    Tối hôm đó, sau cuộc tranh luận, tôi nghĩ rằng tôi đă làm việc suông sẻ với hai người trong thời gian qua; đối với tôi không ai là cấp trên, mà ba người là đồng nghiệp. Tôi hiểu rơ địa vị của tôi và của họ. Sau khi họ bỏ đi, tôi hỏi chồng tôi:

    - Sao hồi năy anh không binh em?

    - Anh kêu Rob và Bill ra khỏi nhà, suy nghĩ rồi mai nói chuyện với anh. Em đâu cần anh binh vực. Rob nó giận run, nó bị cà lăm. Em là “rồng Việt Nam”, ai ăn hiếp được mà đ̣i binh.

    - Nếu em muốn liên lạc thẳng với xếp của hai thằng khỉ đột này ở Washington th́ phải làm sao?

    John đáp:

    - Em phải viết “thơ trần t́nh” cho họ.

    - Nhưng làm thế nào để gởi cho đúng người ḿnh muốn gởi.

    - Em cứ viết đi, rồi kêu hai thằng đó chuyển.
    Tôi nghĩ ngợi hỏi:

    - Viết thơ méc họ mà kêu họ gởi là cái ǵ? Họ có giấu đi không?
    John trấn an tôi:

    - Họ không dám đâu.

    Vậy là tôi ngồi xuống, viết một “thơ trần t́nh”, ghi rơ là gởi hai ông Rob và Bill “để tường”, và nhờ hai ông chuyển cho đô đốc Stanfield Turnerr, giám đốc cơ quan CIA.

    “V́ sắp tới là ngày ba tôi sang đây, sự căng thẳng mỗi lúc một tăng thêm đối với những người liên hệ, cả ở London lẫn Washington. Tôi hiểu rằng việc thông tin cấp thời và đầy đủ cho những nhân vật ở Washington là quan trọng. Chúng ta đều có cùng một mục đích và lợi ích chung nên cũng mong muốn chương tŕnh của chúng ta thành công tốt đẹp. Cho tới lúc này, chúng ta có thể hănh diện là kế hoạch sẹ̃ thực hiện đă sắp đạt tới mục đích mong muốn.

    Chúng tôi đặc biệt cảm ơn Bộ tư pháp đă dành nhiều thời gian cho phép ba tôi, có thể có anh tôi, có cơ may được xa nước Việt Nam cộng sản. Chúng tôi cũng không quên cảm tạ Cơ quan t́nh báo đă hết ḷng giúp đỡ và quan tâm tới những lúc dễ dàng và khó khăn trong công tác.

    Thơ này có hai mục đích. Thứ nhứt và cũng quan trọng hơn hết là cám ơn tất cả những người có trách nhiệm v́ đă làm hết sức mình trong công tác mới đây, đó là việc ba tôi sắp tới London. Mục đích thứ hai , xin quư vị lưu ư tới sự ép buộc của hai đại diện của quư vị ở London đối với tôi và gia đ́nh tôi, đó là hai ông Robert Hall và William Fleshman.

    Trong buổi họp mặt tại nhà tôi ngày 10 tháng Chạp vừa qua, chúng tôi đă phải lớn tiếng với nhau khi hai ông ép tôi phải trực tiếp báo cáo hàng ngày trong thời gian ba tôi đang ở đây.

    Sau khi tôi cho họ biết rằng tôi không thể bỏ ba tôi để đi báo cáo hàng ngày với họ được, th́ họ nói rằng họ muốn nghe tất cả những ǵ ba tôi nói và phải chính tôi tŕnh lại với họ mới được, chớ họ không muốn chồng tôi giúp tôi trong việc này. Ông Hall đă nặng lời với tôi. Ông cho biết ông không muốn nghe chồng tôi báo cáo v́ có thể sai lầm do sự thông dịch. Lư do đó không xác đáng đối với tôi và cuộc tranh luận trở nên tồi tệ với những lời nặng nề. Xin hiểu cho rằng những ngày ba tôi mới tới rất quan trọng đối với tôi. Chồng tôi hoàn toàn có đủ khả năng thay thế tôi chuyển tin tức cho hai ông v́ chúng tôi là một …”


    Còn tiếp ...

  3. #4083
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Rồi tôi để cập tới chuyện Rob và Bill đột ngột tới nhà tôi khi chúng tôi thoả thuận rằng hai ông sẽ không nên tới nữa, tôi viết:

    “Nếu ba má tôi và con tôi đang ở nhà mà hai ông tới bất ngờ th́ sẽ có thể gây nên một biến cố tai hại. Con trai tôi sẽ chạy ra cửa và sẽ nói lớn: “Ông Rob má ơi!”. Điều này sẽ làm cho người trong nhà vừa bực ḿnh vừa ngạc nhiên. Vậy xin quư vị hăy ra lệnh cho hai ông nên b́nh tĩnh và kiên nhẫn. Ông Hall dùng áp lực với tôi, b́nh thường th́ tôi chịu được và chấp nhận. Nhưng bây giờ tôi nghĩ rằng áp lực đó sẽ có phản ứng ngược.

    Tôi xin các vị cao cấp cho tôi được “tự do hoạt động, đừng kiểm soát tôi nhiều quá!”. Cuối cùng, tôi khen hai ông Roll và Bill là “những người tốt và cho tới lúc này chúng tôi vẫn là bạn”. Tôi nghĩ rằng áp lực của hai ông đối với tôi chính là áp lực mà quư vị ở Washington đ̣i hỏi. Vậy xin quư vị hăy kiên nhẫn và tôi đoán chắc rằng kết quả của việc làm của tôi vẫn tốt đẹp như hai năm rưỡi vừa qua. Sự tính toán sai lầm sẽ có thể làm tôi hối tiếc suốt đời. Xin quư vị hãy tin tưởng ở tôi và chồng tôi như quư vị đă tin tưởng chúng tôi trong quá khứ. Câu chuyện thần tiên này có thể kết thúc tuyệt vời.

    ***

    Nhờ số điện thoại mà Lại Xuân Chiểu đă cho, tôi kêu sang Moscow. Một phụ nữ Nga trả lời tại toà đại sứ Việt Nam. Khi tôi nói bằng tiếng Việt, ngỏ ư muốn nói chuyện với một nhân viên người Việt của toà đại sứ, th́ bà ta nói bằng tiếng Nga một câu ǵ đó. Tôi nhắc lại lời yêu cầu bằng tiếng Anh, th́ bà ta nói “Không”. Tôi hỏi thêm bà có biết tiếng Anh không, th́ bà cúp điện thoại.

    Tôi lập tức kêu lại số đó; vẫn tiếng bà ta trả lời. Tôi nói bằng tiếng Pháp:

    - Xin bà cho tôi nói chuyện với một người Việt Nam.

    Bà hiểu, nên cho tôi số của “Uỷ ban tiếp tân”. Lần này th́ một người Việt Nam trả lời. Tôi cho biết tôi kêu từ Luân Đôn. Ông ta hỏi lại:

    - Luân Đôn là ở đâu?

    Khi biết tôi đang ở Anh Quốc, ông ta có vẻ thích thú lắm, không hỏi tôi là ai, mà hỏi kêu có chuyện chi. Tôi nói, tôi muốn biết Đại sứ Đặng Quang Minh hiện ở đâu, ông liền trả lời:

    - Đại sứ đang đi trượt băng với các bạn. Bà có thể nói chuyện với ông ở “nhà khách” chiều nay ạ.

    Sau đó ông cho tôi số điện thoại ở “nhà khách”.
    Mới đầu ông không hỏi tôi là ai. Sau khi cho số điện thoại của “nhà khách”, ông mới thắc mắc. Tôi ngập ngừng không muốn trả lời, nhưng tôi thầm nghĩ, tại sao phải giấu? Cả hai chục năm này, tôi vẫn muốn cho mọi người biết tôi là con của ai, nhưng không dám nói, sợ bị bắt, sợ bị mất việc, sợ bị đủ thứ. Trong những năm học trung học, tủi cho thân phận không có cha, buồn buồn tôi hay ngó lên mái ngói đỏ của pḥng hiệu trưởng, muốn leo lên đó để la lớn cho cả tỉnh Cần Thơ biết tôi con nhà ai.
    Muốn lắm, nhưng ai mà dám làm như vậy, v́ năm phút sau đó Công an sẽ bắt giam tôi trong khám liền, và không c̣n ai nghe được tiếng tôi nữa. Nhưng bây giờ th́ tôi đă có thể nói ngay với tổng thống Hoa Kỳ ba tôi là ai. V́ vậy, tôi mau mắn trả lời nhân viên toà đại sứ:

    - Thưa ông, tôi là con gái của ông Minh.

    Nói xong, tôi sung sướng vô cùng tận !
    Lát sau, tôi lại kêu cho Uỷ ban tiếp tân để hỏi coi bao giờ ba tôi tới Luân Đôn. Một người khác trả lời. Ông ta có vẻ thận trọng, lịch sự hơn:

    - Thưa bà, bà có thể cho tôi biết tôi đang được nói chuyện với ai không?
    Tôi lại phải hănh diện giới thiệu:

    - Thưa ông, tôi là con gái của ông Minh.

    Người ở đầu dây bên kia im lặng một hồi lâu, nhưng tôi biết ông ta vẫn c̣n đó. Một lát sau mới có tiếng hỏi:

    - Bà nói bà là con gái của ông Minh? Và bà kêu từ Luân Đôn?
    Tôi xác nhận là đúng như vậy, th́ ông ta lại hỏi:

    - Con thật của ông Minh à?
    Tôi cười sung sướng, rồi đáp:

    - Dạ, đúng là con thật. Không phải con giả. - Tôi cười như đă quen nhau rồi.
    Bây giờ th́ ông ta tin tôi, nên nói:

    - Tôi là bạn học cùng lớp của anh Khôi ở Mạc Tư Khoa . Chúng tôi rất thân nhau. Tôi sắp về Việt Nam và sẽ gặp anh của chị.

    - Anh may mắn hơn tôi, v́ anh sắp được gặp anh tôi, c̣n tôi th́ không được!
    Ông hỏi tên tôi, tôi cho biết ngay. Ông liền reo lên:

    - A, chị là “cô em nghịch như con trai”.

    Tôi như nghe được tiếng reo vui của anh ta bên kia đầu dây. Đến đây th́ anh chợt nhớ ra rằng hiện tôi đang ở xa, nên vội nói:

    - Ḿnh đang nói chuyện qua đường dây viễn liên, tôi không nên dài ḍng. Ông cụ hiện đi chơi trượt băng với mấy người Nga. Lúc khác xin chị gọi lại cho bác.

    - Tôi muốn biết chừng nào ba tôi sang đây?

    - Tôi không nhớ số chuyến bay của ông, chỉ biết trưa thứ Hai ông sẽ rời Mạc Tư Khoa, chị à.

    - Tôi biết bấy nhiêu cũng đủ rồi.

    Tôi cảm ơn anh ta và chúc anh được hạnh phúc khi về Việt Nam.

    Nhân viên văn pḥng của hãng máy bay Aeroflot ở Luân Đôn cho biết mỗi ngày chỉ có một chuyến bay từ Mạc Tư Khoa tới Luân Đôn vào xế trưa và hạ cánh ở phi trường Heathrow lúc 9 giờ tối. Tôi nghĩ rằng tôi đă kêu hai cú điện thoại, có thể làm cơ quan KGB đã lén nghe rồi, nên không muốn kêu thêm nữa. Vợ chồng tôi quyết định tối thứ Hai sẽ ra phi trường để đón ba tôi. Nếu tối hôm đó ông chưa tới, th́ chúng tôi sẽ tiếp tục đi đón ông tối hôm sau. Chừng nào gặp ông mới thôi.

    Sáng thứ Hai, John vẫn đi làm như thường lệ. Sau bữa cơm tối, tôi để Lance ở nhà với bà ngoại, vợ chồng tôi lấy taxi ra phi trường. Chúng tôi phải đợi rất lâu, v́ máy bay từ Mạc Tư Khoa tới trễ hai giờ năm mươi phút. Rồi thêm nửa giờ nữa mới thấy hành khách đi ra. Nhưng không có ba tôi.

    Tối thứ Ba, 13 tháng Chạp, chúng tôi lại ra phi trường một lần nữa. Chuyến bay từ Mạc Tư Khoa lại tới trễ hai tiếng. John và tôi nh́n đám khách của hăng Aeroflot lẻ tẻ đi về phía các nhân viên quan thuế. Tôi bắt đầu thất vọng khi đám hành khách ra đă gần hết. Bỗng tôi nhận thấy một dáng người quen thuộc, một người mặc bộ đồ xanh, đội nón nỉ mà tôi đă từng thấy ở Paris năm rồi. Ba tôi là người cuối cùng ra khỏi máy bay.

    Khi đă thấy ba tôi, những ǵ chung quanh tôi tan biến đi hết. Tôi chỉ chăm chú vô ba tôi và những gì có thể thuyết phục ba tôi bỏ cộng sản để sống hạnh phúc với má tôi.

    Bỗng ba tôi đứng chững lại, đưa mắt nh́n quanh phi trường đông nghẹt khách. Tôi nắm tay John kéo anh đi theo tôi. Vừa nh́n thấy tôi, ba tôi buông cái xách tay bằng da xuống đất, dang hai tay choàng lấy tôi. Ông ôm tôi thật chặt, rồi quay sang ôm người con rể mà ông chưa từng gặp. Ông thốt lên bằng tiếng Viết:

    - Con !
    Sau đó, ông quay sang tôi hỏi:

    - Người của ba đâu con?
    Tôi hiểu rơ ông muốn nói ǵ, liền chỉ John và tôi :

    - Người của ba đây chứ c̣n ai nữa?
    Ông nói rơ hơn:

    - Anh tài xế và mấy nhân viên toà đại sứ đâu?

    - Con biểu họ đừng tới đón ba, v́ con đă nhận trách nhiệm lo cho ông đại sứ rồi.

    Tôi cũng hơi buồn, v́ ba tôi chỉ quan tâm tới nhân viên toà đại sứ thôi. Ông tỏ vẻ bực ḿnh, nói:

    - Đáng lẽ con không nên làm như vậy. Ba đă báo toà đại sứ ở Mạc Tư Khoa phải báo cho Luân Đôn biết. Họ phải ra phi trường đón ba, con à.

    - Ba ơi, ba đâu có đi công tác, ba đi thăm gia đ́nh mà.

    Tôi ráng làm ba tôi vui, nên ôm ngang lưng ông, kéo ông về khu lấy hành lư, vui vẻ nói giỡn:

    - Thưa đồng chí, bây giờ đồng chí là thượng khách của con !

    Ba tôi nói với John bằng tiếng Việt, như một nhà ngoài giao thích nói tiếng mẹ đẻ với người ngoại quốc:

    - Ba cám ơn con đă thương yêu con gái của ba và cháu ngoại của ba; và ba cũng xin đặc biệt cảm ơn con đă săn sóc má của Dung giùm ba.
    Ông nói chậm chạp và rành mạch. John nói với tôi bằng tiếng Anh:

    - Em thưa với ba rằng anh rất hănh diện được làm một thành viên của gia đ́nh em.

    Ba tôi lắng nghe từng tiếng John rồi mỉm cười với anh. Nhưng h́nh như ông đang suy nghĩ điều gì khác. Ông nhíu mày, hỏi tôi:

    - Chắc má sẽ buồn khi không thấy anh Khôi con đi cùng ba?
    Tôi xiết chặt tay ba tôi, rồi đáp:

    - Má sẽ mừng lắm khi gặp ba, nhưng con hy vọng ba đă đặt sẵn câu trả lời về chuyệ̣n này với má.
    Ông gật đầu:

    - Ba sẽ giải thích cho má biết tại sao anh Khôi không cùng đi với ba được.
    Tôi chọc ba tôi:

    - Ba cần có đồng minh ba ơi. Ba có muốn con có mặt khi nói chuyện với má không?

    - Không, con không cần phải giúp ba, v́ má con là người hiểu ba nhứt trên đời này.

    Đôi mắt ba tôi dường như đang nh́n về một nơi xa xăm, có thể là ngôi làng mà ông đă sống cùng má tôi và hoạt động cách mạng. Cũng có thể là ba nhớ Việt Nam rồi. Tôi liền nói:

    - Ba à, ba có thể thực hiện điều mong ước đó nếu ba từ bỏ đảng của ba.

    Tôi đă vi phạm lời hứa với John là chỉ để cập tới vấn đề này khi nào đúng lúc. Nhưng quả thiệt, tôi bỗng cảm thấy lúc này là đúng lúc, v́ tôi nghĩ rằng tôi sẽ có ít thời gian riêng với ba tôi, chỉ có lúc này cũng là thuận tiện nhứt.


    Còn tiếp ...

  4. #4084
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Có thể tôi dự tính sai. Đôi mắt của ba tôi tức th́ trở nên nghiêm nghị. Ông tằng hắng, rồi gằn giọng nói:

    - Con à, chuyện này không phải là chuyện để con nói giỡn.

    Tôi biết ḿnh đi quá xa không c̣n chỗ nào trở lại, nên tôi lấy hết can đảm nói luôn:

    - Con đâu có nói giỡn. Con nói thiệt mà ba! Con hết ḷng mong muốn ba về hưu, để có thể sống với má cho trọn những năm tháng c̣n lại của cuộc đời. Con có ư định này ngay lần gặp ba đầu tiên ở bên Nhựt kia. Rồi khi gặp ba ở Paris, con cũng có ư định y như vậy. Nhưng lúc đó không thuận tiện, v́ ba đang háo hức về thăm Việt Nam sau ngày giải phóng. Bây giờ ba đă hưởng niềm vui thắng lợi của ba, và ba đă vui mừng cho Việt Nam, cũng như đă thất vọng khi thấy cuộc giải phóng đi lạc đường, lạc lối.

    Ông nh́n tôi bằng đôi mắt đầy thất vọng, nói:

    - Con à, sẽ không bao giờ thuận tiện để con nói tới chuyện này đâu. Ba yêu cầu con từ nay đừng nhắc tới nữa.
    Tôi buồn bă nói:

    - Nghĩa là ba không bao giờ thương con, và cũng không muốn ở gần con, phải không?
    Ba tôi hôn lên trán tôi, rồi dịu giọng:

    - Như vậy là con không thương ba mới đúng. Con nên biết chuyến đi của ba như thế này rất đặc biệt. Trong lịch sử của đảng, trước ba chưa có ai được phép đi như thế này. Ba được đảng tin cậy. Các đồng chí ở Hà Nội đă cho phép ba đi ngay cho kịp, v́ con đă làm cho mọi người tin rằng có t́nh trạng cấp bách. Gia đ́nh ḿnh ở trong một hoàn cảnh không đơn giản. Vậy con không nên toan tính làm chuyện ǵ để người ta phải thất vọng v́ gia đ́nh ḿnh. Ba rất cảm động và vui sướng khi biết con yêu thương ba, con muốn được sống bên cạnh ba. Nhưng ba yêu cầu con đừng bao giờ đ̣i ba từ bỏ đảng, điều đó khiến ba đau ḷng, v́ con đă coi ba tầm thường như những người khác.

    Tôi vẫn chưa chịu, nên nói thêm:

    - Ba không thể chọn lựa cả hai được. Hoặc ba về ở với má, hoặc ba theo đảng, bỏ rơi má. Ba đă hy sinh cả cuộc đời ba cho đảng. Trong khi đó, má cũng đă hy sinh cả một thời xuân sắc để chờ đợi ba. Bây giờ đă đến lúc ba nghĩ tới má và gia đ́nh thân yêu của ba. Bốn mươi sáu năm, nửa thế kỷ, ba sống với đảng, xây dựng đảng vững mạnh như ngày nay. Bây giờ gia đ́nh này cần ba để chúng con được trọn vẹn có mẹ có cha, mấy đứa cháu có đủ ông bà. Chắc ba thất vọng về con, v́ thấy con ích kỷ?

    - Nói chung th́ chúng ta đều ích kỷ. Chúng ta được quyền ích kỷ, con à.

    John vừa chạy đi kiếm va-li của ba tôi nhưng chưa có. Anh khuyên chúng tôi nên ngồi nghỉ, v́ họ chậm trễ trong việc chuyển hành lư. Chúng tôi ngồi xuống mấy cái ghế trống. Tôi trở lại chuyện bỏ đảng về với gia đ́nh, y như một người bán hàng rong vẫn lải nhải mời mọc dù chủ nhà đă đóng sập cửa lại rồi.

    - Mấy năm sau khi ba đi rồi, con đă đủ trí khôn để nhận ra rằng lư thuyết cộng sản hay như chuyện thần tiên, nhưng khi đưa vô thực tế th́ lư thuyết đi một đàng, thực tế đi một nẻo. Con rất buồn khi hiểu được điều đó, và con cũng buồn cho ba lắm , con biết ba của con. Trước khi ba là Cộng sản, ba là người Việt Nam, ba là Việt Minh. Con biết từ đáy ḷng ba, ba thành thật mơ ước một nền ḥa b́nh và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam. Bạn hữu của ba, bạn của má con, các cô, các d́, các chị con, đă cho con hiểu rất rơ về ba. V́ vậy, con biết ba đă dâng hiến cả cuộc đời ba cho dân tộc, không phải chỉ riêng cho đảng. Trong một bức thơ ba viết cho con sau ngày thống nhứt đất nước, có câu: “Một con én không thể đem mùa xuân trở lại được”. Chắc ba c̣n nhớ ?

    Hồi đó ba tôi tỏ vẻ thất vọng v́ Giải phóng đă làm cho người dân miền Nam buồn chán, nhưng ông quyết định cố gắng hết sức để thay đổi cho tốt đẹp hơn, ông thừa nhận, ông không có đủ quyền hành trong tay: ông cần các đồng chí có cùng chung sự suy nghĩ mà hành động như ông.

    Ba tôi ngồi im lặng nghe tôi say sưa nói.

    Mắt ông tỏ vẻ tức giận dù ông vẫn giữ im lặng. Rất may, lúc đó John trở lại, làm cho t́nh h́nh căng thẳng giữa ba tôi và tôi dịu xuống. Anh đă lấy được hành lư . Chúng tôi đi ra ngoài ngay, đón taxi về nhà.

    Khi xe rời khỏi phi trường, ba tôi nh́n thẳng phía trước, rồi gỡ kiếng ra cầm tay mân mê. Đó là dấu hiệu ông đang tức giận v́ lời đề nghị và chỉ trích thẳng thắn của tôi. Ông giữ im lặng một lúc, rồi hỏi tôi:

    - Con nói hết chưa?

    Tôi gật đầu. Ông nói bằng một giọng b́nh tĩnh và ôn tồn:

    - Trước hết ba cảm ơn con đă rộng lượng đề nghị ba về ở với con. Thứ hai, ba muốn con ghi nhớ điều này suốt đời, là ba rất yêu anh Khôi và em Hoà B́nh của con, nhưng con là niệm hănh diện của ba. Ba rất vui khi được con lo lắng, săn sóc. Ba cũng rất hănh diện khi biết con quan tâm nhiều đến dân tộc ta. Con cởi mở và cứng rắn, đồng thời con cũng dịu dàng. Con là một người đàn bà đặc biệt. Ba thương con v́ con vẫn có nhiều t́nh thương cho đồng bào ta, dù con đă có quốc tịch Mỹ và là vợ của một sĩ quan Mỹ, mẹ̣ của một đứa bé Mỹ. Nhưng ba biết được con vẫn yêu nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Ba sung sướng về con lắm. Ba không muốn thay đổi con dù theo phương hướng nào.

    Ngưng một chút, ba tôi nh́n tôi với một vẻ bằng ḷng, rồi tiếp:

    - Ba chỉ muốn con ghi nhớ tận đáy ḷng con một điều, là con hăy vui mừng khi thấy ba của con vẫn có nghị lực và ư chí, quyết đem lại ḥa b́nh vĩnh cửu cho đất nước của chúng ta.

    John ngồi cạnh tôi cũng lắng nghe cuộc nói chuyện, nhưng chắc chỉ hiểu được phân nữa thôi. Anh bỗng lên tiếng:

    - Hăy từ tốn với ba, nghe Nhà (tiếng lóng chỉ có John gọi tôi). Nên nói chuyện về má, về anh Khôi. Hỏi ba coi mấy ngày ở Moscow có dễ chịu không. Hỏi ba cuối tuần rồi đi trượt băng với các bạn có vui không? Hỏi ba có mong gặp má không. Đừng nói về chuyện Việt Nam, cũng đừng nhắc chuyện chánh trị. Bây giờ không phải là lúc nói mấy cái chuyện đó.

    Tất nhiên là John nói đúng, tôi hối hận đă không đủ kiên nhẫn chờ dịp khác để nói. Những cũng chỉ v́ tôi cảm thấy thời gian dành cho tôi có thể nói chuyện riêng với ba tôi ít quá. Lúc nào cũng có một ông già râu ria vô h́nh quay cho đồng hồ chạy lẹ hơn cả nhịp đập của tim tôi. V́ vậy, nếu tôi không nói ra những điều ấp ủ trong ḷng, e sẽ chẳng bao giờ có dịp nói với ba tôi.

    - Con đă cào, đă cấu, đă t́m mọi cách, đă vượt Thái B́nh Dương, rồi vượt luôn Đai Tây Dương mà vẫn không được có ba. Có lẽ, cuối cùng con phải bắt cóc ba, ba ơi.

    Ba tôi sửng sốt v́ câu nói đó, ông xích ra xa tôi, rồi nh́n đường, ông hỏi:

    - C̣n bao lâu nữa th́ tới nhà?

    - Dạ, chừng hai mươi phút nữa, thưa ba! - Tôi đáp.

    - Vậy th́ muộn quá.

    - Mă sẽ đợi suốt đêm để chờ ḿnh ba à.

    Ba tôi giữ im lặng chừng năm phút, hai tay vẫn mân mê cái kiếng, tỏ vẻ suy nghĩ. Cuối cùng ông lại lên tiếng:

    - Con à, ba hy vọng con hiểu vị thế của ba hiện này. Tối nay, sau khi tới nhà, gặp má con, ôm hôn thằng cháu ngoại của ba một cái, rồi ba sẽ ra đi ngay.
    Tôi hốt hoảng kêu lên:

    - Con không hiểu ba nói ǵ !

    Tôi quay sang John, dịch lại lời ba tôi vừa nói cho anh biết. Anh xua tay cho biết anh vẫn theo dơi câu chuyện và khuyên tôi nên nghe lời ba tôi.

    - Nếu con chịu nghe ba nói, con sẽ hiểu.

    Ba tôi nói tiếp :

    - Là một nhà ngoại giao thâm niên, ba cũng là một trong những người đặt ra nguyên tắc này. Nếu ba không sống theo nguyên tắc th́ ba không có quyền đ̣i hỏi nhân viên dưới quyền của ba đúng nguyên tắc. Rất giản dị là ba phải về ngủ ở nhà của toà đại sứ sau một ngày công tác. Theo nguyên tắc, ban ngày với má con và các con, rồi ban đêm ba phải về ngủ ở nhà của toà đại sứ.

    Ông nói một cách thản nhiên, coi đó như một luật thiên nhiên trong trái đất. Tôi hiểu rơ ràng những lời ông nói, nhưng vẫn giận cành hông.

    - Ba có biết tại sao các Chánh phủ cộng sản trên thế giới phải đặt ra nguyên tắc gắt gao cho đảng viên của họ không? V́ họ không tin tưởng ngay cả chế độ của họ, giống như một anh chồng có tánh ghen tuông, nhốt vợ trong tủ áo, sợ thả lỏng th́ con vợ sẽ trốn đi mất tiêu.

    Ba tôi chỉ cười. Ông hiểu ư tôi, nhưng tôi biết ông giữ vững lập trường của ông.

    Chúng tôi về tới nhà khoảng mười một giờ rưỡi khuya. Chưa kịp gơ cửa th́ má tôi đă mở , và bật đèn sáng choang. Với vẻ mặt rạng rỡ, bà bước ra ngoài đón chúng tôi. Bà mặc áo bà ba mới, trong bà trẻ hẳn ra và đầy sức sống.


    Còn tiếp ...

  5. #4085
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Khi chúng tôi vô nhà. John và tôi đi thẳng vô bếp, nhường pḥng khách cho ba má tôi. John nói nhỏ với tôi:

    - Đang lẽ má phải ra dáng bịnh hoạn, chớ không nên ra ngoài đón ba như vậy, rủi VC nó thấy th́ sao!

    Tôi nghe thấy mùi cháo thơm, nên mấy phút sau quay trở ra pḥng khách để mời ba tôi vô bếp. Tôi yêu cầu ông nhắm mặt lại. Ông hít một hơi rồi reo lên vui vẻ:

    - A, đây là món cháo anh rất thích. Có mùi gan gà và hành lá nữa.

    Tôi dọn cháo ra bàn ăn trong khi ba tôi lên lầu rửa mặt. Tôi bỗng nghe giọng ngái ngủ của Lance từ trên lầu vọng xuống:

    - Ông ngoại .... Sao ông tới trễ quá vậy?

    - Ôm hôn ông ngoại, rồi đi ngủ đi, nghe. Mai ông sẽ tới !

    Ba tôi hôn túi bụi lên mặt lên tóc của Lance.

    Sau khi ăn cháo gà, ba tôi mở va-li, nói:

    - Ba đem cho con mấy thứ lặt vặt hương vị Cần Thơ mà con thích.

    Nói xong, ông mỉm cười. Tôi vồ ngay lấy mọi thứ: bánh tráng ngọt, bánh phồng, mứt me, kẹo dừa, kẹo chuối. Ba tôi khoe với má tôi mấy hộp trái cây; đó là sản phẩm của hăng làm đồ hộp mà chị Thuỷ Xinh người con nuôi của ba tôi làm giám đốc. Trong khi chúng tôi đang vui vẻ, tôi thấy đồng hồ đă chỉ một giờ ba mươi sáng. Tôi hơi bối rối cho má. Tôi biết ba tôi không thể ngủ đêm ở nhà chúng tôi được, mà phải về nhà riêng của toà đại sứ. Phản ứng của má tôi không như tôi lúc nẫy. Ba b́nh tĩnh sắp xếp lại túi xách cho ba tôi, rồi đề nghị chúng tôi đưa ba tôi đi ngay kẻo quá trễ. Bà chỉ muốn cho ba tôi có một đêm ngủ ngon sau cuộc hành tŕnh mệt mỏi. Như vậy, có phải chứng tỏ vợ hiểu chồng hơn con hiểu cha không? Tôi tự hỏi mà bối rối.

    Sau khi ba tôi kêu điện thoại cho nhân viên toà đại sứ để báo cho họ biết ba tôi sắp tới, John và tôi chuyển hết hành lư của ba tôi lên xe, rồi cùng nhau đi trong đêm tối. Đường đi không xa, chỉ chừng năm phút là tới. John ngồi đợi ngoài xe, tôi mang xách tay của ba tôi vô nhà. Đồng chí Chiểu ngái ngủ ra mở cửa, mặc bộ pyjama.

    Trong nhà nóng một cách ngột ngạt; có lẽ máy sưởi mơ đến 80 độ. Sau khi dẫn chúng tôi tới pḥng ngủ của khách, “đồng chí” Chiểu chúc ba tôi ngủ ngon, rồi trở về pḥng của ông. Ba tôi sai tôi mở cửa sổ cho thoáng mát. Trên giường có hai tấm mền, ông cất đi một. Tôi liền nói giỡn:

    - Ba thấy chưa? Nếu ba ngủ ở nhà con, không ai dám nướng ba nóng như ở đây.

    - Ba quen với khí hậu lạnh ở Mạc Tư Khoa rồi, dù mùa đông ở đó rất khắc nghiệt. Thôi, con về đi, đừng bắt chồng con đợi lâu quá. Sang mai, sau khi ăn điểm tâm, đến đón ba nghe. Ba cần thảo luận một vài vấn đề với mấy anh em ở đây trong bữa điểm tâm.

    Khi tôi định đi ra của, ba tôi nói:

    - Trước khi con về, ba muốn nói với con là ba mừng cho con, v́ chồng con rất tốt.

    - Cảm ơn ba.

    Nói xong, tôi ôm hôn ông rồi đi ra ngoài trời đêm giá lạnh, để ba tôi ở lại với những người bạn cộng sản của ông.

    Trên đường về, tôi nh́n lên bầu trời tối đen, cảm ơn đấng thiêng liêng nào đó ẩn sau đám mây đen. Tôi thất vọng v́ ba tôi không chịu ngủ trong nhà tôi, nhưng tôi cũng mừng v́ ông đă được ra khỏi nước để gặp chúng tôi. Đó là diễm phúc trời cho rồi.

    Tôi đă lớn lên trong một hoàn cảnh mà tôi không mong muốn bất cứ người nào khác phải chịu đựng như ḿnh. Nhưng qua biết bao khó khăn, tôi cũng hănh diện v́ đă vượt được hết, cho đến hôm nay. Tôi thừa hưởng được ư chí mạnh từ ông ngoại, và tôi đă tranh đấu cho những nguyên tắc riêng của ḿnh, cho quyền lợi và cho chính cuộc đời ḿnh, trong một xă hội mà tôi tin rằng nó là của tôi. Đồng thời, ông ngoại tôi cũng dậy tôi phải chấp nhận nhu cầu và quyền lợi của người khác, nghèo cũng như giầu. Nhưng ông tôi không dậy tôi phải chấp nhận t́nh trạng của hai người yêu nhau tha thiết, mà phải sống xa nhau v́ lư tưởng, như ba má tôi. Tôi không thể chấp nhận điều này được.

    Đêm hôm đó, tôi muốn nói chuyện với má tôi về những khó khăn trong dĩ văng, về những giấc mộng dở dang hiện tại và về tương lai bất trắc. Nhưng khi chúng tôi về tôi nhớ th́ bà đă đi ngủ. Tôi rón rén đi tới pḥng ngủ của má tôi, thấy bà nằm quay lưng ra ngoài và ngủ ngon lành. Dù sao tôi cũng cảm thấy yên tâm, v́ bà không muốn đợi tôi về để bàn tới chuyện mà ba không thích.

    Tôi có cảm tưởng tôi như một con cá nhỏ lội ngược ḍng. Những biến cố ào tới như thác lũ, khiến tôi không sao đối phó kịp. Ư nghĩ ba tôi sẽ trở về Việt Nam làm tôi hoảng sợ.

    Mấy ngày sau, ba má tôi có nhiều thời gian sống bên nhau. Má tôi đi đâu ba tôi đi theo đó: lúc vô nhà bếp, lúc lên lầu, lúc xuống nhà. Hai ông bà nói chuyện với nhau không ngừng, hầu hết nói về bạn cũ trong vùng giải phóng. Có lúc hai ông bà cười vui vẻ với nhau. Lại có lúc ngồi im lặng, không biết hai người nghĩ ǵ? Nghĩ ǵ cũng được, miễn hai người ngồi nghỉ bên nhau là tôi sung sướng lắm rồi. Những ngày này, ba má tôi vui tươi, hạnh phúc lắm.

    Tôi nghĩ rằng ba tôi đă rất tế nhị, không nhắc tới sự kiện má tôi chẳng có vẻ ǵ là đau ốm dù rằng, tôi viết trong thơ gởi ông Lê Duẩn, là má tôi đau nặng có thể chết.

    Hai ngày sau khi ba tôi tới, tôi để ba má tôi ở nhà một ḿnh, dắt Lance “đi shopping”. Đúng hơn là tôi đi gặp Rob và Bill. Tôi biết hai ông rất nóng ḷng, như ngồi trên đống lửa, muốn biết những chuyện ǵ đang xảy ra ở trong căn nhà nhỏ của chúng tôi. Tất nhiên là không có ǵ nhiều để báo cáo, v́ cho tới lúc này chỉ có chuyện cá nhân, không có một dấu hiệu nào về việc ba tôi sẽ đào thoát.

    Cũng như tôi, họ đều tỏ vẻ thất vọng, v́ anh Khỏi tôi không được đi. Bây giờ th́ bầu không khí giữa họ và tôi không c̣n căng thẳng như trước nữa. Có thể lư do mà họ bớt gây gổ với tôi là vì họ sắp được gặp những người thân yêu của họ. Hai cơ quan đều cho họ biết vợ con họ sẽ có thể sang Luân Đôn đón lễ Giáng Sinh với họ. Cảm ơn Thượng đế đă cấu tạo ra người ngay từ thuở khai thiên lập địa.

    John cho Lance được nghỉ học để cháu ở nhà chơi với ông ngoại, dù ngày nghỉ lễ Giáng Sinh cũng sắp tới. Tôi cũng lấy làm lạ khi thấy Lance thích được ông ngoại ôm vào ḷng. Thường thường Lance không thể ngồi yên được hai phút, vậy mà bây giờ Lance ngồi hàng giờ bên cạnh ông bà trong khi ông bà chuyện với nhau. Lúc th́ Lance bầy đồ chơi ra, lúc th́ vẽ h́nh cho ông ngoại xem. Thỉnh thoảng ba tôi kéo cháu lại gần để Lance hỏi ông : Thứ Năm cháu có thể dẫn ông ngoại tới trường để khoe với bạn không? Mỗi tuần, ngày thứ Năm nào Lance cũng đem đồ chơi vô khoe với lớp. Má tôi hỏi:

    - Cháu sẽ nói về ông như thế nào?
    Lance đáp:

    - Cháu sẽ nói với mọi người ông làm việc cho chánh phủ Việt Nam, và ông là ba của má cháu.
    Ba tôi lại hỏi:

    - Nếu ông không đi, cháu đem cái ǵ để khoe với các bạn?

    - Cháu sẽ mang tôi trường cái máy bay trực thăng.

    Vừa nói Lance vừa khoe với mọi người máy bay trực thăng làm lấy bằng những miếng cây trong hộp đồ chơi. Tôi nói:

    - Con hăy đem máy bay trực thăng đi. Trời lạnh quá ông không đi với con được.

    Sau đó tôi nói với ba tôi, khi được gặp ông ngoại ở trường, cháu khoe với một bà ở toà đại sứ Mỹ, ông nó là “cộng sản tốt ở Việt Nam”.

    Ba tôi thích lắm.

    Tôi không thể diễn tả được cảm giác kỳ diệu của tôi khi được cùng ba má tôi chuyện tṛ vui vẻ. Tôi nh́n tôi trên kiếng, sờ tay lên mặt, rồi thầm nói với ḿnh: “Đây là thật, không phải chiêm bao”.

    Ba má tôi nói đủ mọi thứ chuyện, rồi nhắc đến sự ra đi của những người thân yêu. Ba tôi nhắc đến ông nội, ba nội. Tôi đă thấy ba tôi chùi nước mắt cho má tôi, khi ông bà nhắc tới Hải Vân, em tôi. Nhưng hai người cũng có lúc căi lộn, đề tài tranh luận bao giờ cũng là chánh trị. Cả hai cùng giữ vững lập trường của ḿnh, một th́ tích cực bênh vực cộng sản, con một th́ chống cộng kịch liệt. Đó là lư do đă khiến hai người phải xa cách bấy lâu nay. Tôi nghĩ rằng các cuộc tranh luận ấy đều có lợi cho cả hai. Má tôi th́ cần nói ra nỗi niềm riêng bà đă ôm ấp hai chục năm nay. C̣n ba tôi cũng nên biết nỗi ḷng của một người đă bị mất nước và mất tất cả v́ cộng sản.

    Má tôi hỏi ba tôi về số phận của miền Nam. Ông trả lời rằng:

    - Thời gian xây dựng lâu dài hơn là thời gian phá hoại. Nước Việt Nam cần có nhiều thời gian để hàn gắn.

    Má tôi không thoả măn với những lời hứa hẹn như vậy. Bà nói:

    - Làm sao anh có thể đem lại hoà b́nh, khi mà đảng cộng sản của anh mở chiến dịch chống lại nhân dân? Dân của tôi no ấm, miền Nam của tôi phồn thịnh, rồi đảng của mấy ông cáng xă hội chủ nghĩa vô họng người ta, dân của tui mới đói, mới rách.
    Ba tôi đáp:

    - Anh công nhận là miền Nam phong phú, nhưng chỉ một số nhỏ được đặc ân mà giầu có, c̣n đa số th́ trắng tay.

    - Cả ngàn năm nay, thời nào cũng có người giầu, kẻ nghèo. Tôi bảo đảm đảng của anh sẽ làm nên lịch sử, bằng cách tước đoạt hết của cải của mọi người, san bằng mọi “bất công” trong xă hội , quay lại mạ coi đảng viên ai nấy giầu có như nhau.

    Ba tôi nhẹ nhàng đưa tay lên che miệng má tôi, rồi ông lắc đầu nh́n bà bằng đôi mắt van xin bà hăy ngưng cuộc tranh luận, v́ lập trường của hai người hoàn toàn khác biệt; hăy tận hưởng những giây phút quư báu bên nhau.

    Bên nhau, ba má tôi cũng có những giờ phút êm đẹp. Ông ngồi yên lặng bên cạnh bà để xem bà vá áo sơ mi cho ông, may quần áo ngủ mới, và đơm lại mấy nút áo không giống nhau. Những lúc thấy má tôi vui và nụ cười rạng rỡ trên mặt ba tôi, tôi thầm nhủ: “Nếu chẳng may hôm nay ḿnh chết, chắc ḿnh sẽ biến thành một thiên thần sung sướng nhứt.


    Còn tiếp ...

  6. #4086
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Ngày Chúa Nhựt 18 tháng Chạp, chúng tôi đề nghị cả gia đ́nh đi picnic ở vùng quê ngoại ô thành phố Luân Đôn để ba má tôi có dịp thay đổi không khí. Nhưng tôi ngạc nhiên khi ba tôi từ chối. Ông đề nghị cứ đưa Lance đi chơi vui vẻ, ông thích ở nhà hơn.

    Tôi không hiểu tại sao ba tôi lại từ chối cuộc đi chơi để cùng sinh hoạt chung với gia đ́nh. Cuối cùng, má tôi kéo tôi vô pḥng riêng của bà để giải thích cho tôi biết. Buổi tối đi đón ba tôi ở phi trường, trên đường về, tôi đă nói giỡn với ba tôi là tôi “bắt cóc” ông nếu ông không chịu ở lại với má. Ông đă hốt hoảng, và từ hôm đó tới nay, ba tôi không biết tôi nói thật hay nói chơi.
    Bây giờ chúng tôi nói tới chuyện đi về miền đồng quê, xa toà đại sứ Việt Nam, th́ ông sợ tôi làm thiệt.
    Tôi hối hận vô cùng v́ đă làm ba tôi bất an trong mấy ngày này. Nhưng tôi vẫn nuôi dưỡng cái ước mơ tách ba tôi khỏi nước Việt Nam. Mỗi lần nghĩ tới chuyện đó , tâm tư tôi rộn ràng, tim tôi đập tứ tung. Nhưng tôi không có ư đồ ǵ trong chuyến đi picnic này. Má tôi đă phải năn nỉ ba tôi nhiều lần như vậy; cuối cùng cũng thuyết phục được ông đi với chúng tôi.

    Ba tôi miễn cưỡng đi, nhưng ông không thoải mái chút nào trong suốt buổi đi chơi. Khi chúng tôi ngưng lại bên một cánh đồng, ông không muốn ra khỏi xe, và có thể ông cũng không muốn nhúc nhích, nếu Lance không nắm tay ông năn nỉ:

    - Ông ngoại. Lance muốn chơi với ông?

    Mắt ông không ngừng ngó quanh cánh đồng suốt buổi picnic đó, như có ư đề pḥng một nhóm người bất th́nh ĺnh xuất hiện từ bờ cây bụi cỏ để bắt cóc ông. Phải chi tôi đừng nói tới hai chữ “bắt cóc”, rồi chờ khi có dịp thuận tiện ở một địa điểm tốt, sẽ thực hiện điều đó. Tôi tâm sự với má tôi th́ bà la tôi liền:

    - Con à, không bao giờ có dịp nào thuận tiện hay địa điểm nào tốt để làm chuyện đó với ba con nghe chưa.

    Chúng tôi phải rút ngắn buổi đi chơi ngoài trời, v́ ba tôi tỏ ra quá lo lắng. Sự căng thẳng tinh thần đă làm ông mệt mỏi, nên khi vừa về tới nhà, ông lên pḥng Lance nằm nghỉ.
    Tôi hối hận vô cùng. Không ngờ lời nói của tôi đă ảnh hưởng mạnh tới tinh thần ba tôi như vậy. Có thể suốt những ngày thăm viếng gia đ́nh tôi, ông đă lo lắng, chứ không phải chỉ buổi picnic hôm nay. Tôi nói với má tôi là tôi biết ḿnh có lỗi với ba nhiều quá. Bà khuyên tôi nên xin lỗi ba tôi.
    Tôi bước vô pḥng của Lance, thấy ba tôi năm bất động trên giường, nh́n tôi mà không nói ǵ. Tôi lên tiếng:

    - Ba à, tại con quá tuyệt vọng nên đă nói bậy. Có lẽ v́ ngu mới nuôi ảo tưởng, mới xây nhà lầu trên cát; và cũng chỉ v́ con thương ba má quá. Vậy con xin ba tha lỗi cho con. Con phát ngôn bừa băi để ba phải lo lắng!
    Ông nắm lấy tôi siết mạnh, rồi nói:

    - Ba tha lỗi cho con rồi.

    Ông không muốn nhắc lại chuyện cũ nữa, ông lật gối qua mặt kia, rồi nằm xuống lại, như muốn ngủ tiếp. Tôi ra khỏi pḥng, nói với John, tôi cần đi bộ một lát.
    Gió tháng Chạp thổi vô mặt tôi lạnh buốt khi tôi đứng trên cây cầu ở công viên Regent. Hai ông bà già người Anh nắm tay nhau đi qua cầu. Bà già phải chống gậy. Ông già nhắc nón lên chào, khi hai ông bà đi qua tôi. Tôi h́nh dung ba má tôi được sống bên nhau như hai ông bà này, nhưng tôi đă biết không c̣n hy vọng ǵ nữa. Tôi thèm thuồng nh́n theo cho tới lúc họ quẹo sang đường khác.
    Trên đường về nhà, tôi dừng lại trước nhà thờ St. Marks, nh́n lên khung cửa kiếng nhiều mầu và cứ hỏi:

    - Tại sao thương yêu mà đau quá vậy?

    Khi tôi về tới nhà, ba tôi đă dậy và đang đọc cuốn Solar Energy (Năng lượng mặt trời) của John. Thấy tôi, ông cười nhưng nụ cười không tươi như trước đó.
    Có lần ba tôi tâm sự:
    - Ba thèm địa vị của má, v́ má may mắn được nuôi dậy con. Ba chỉ được thấy các con lớn lên trong tưởng tượng mà thôi. Ba đă vẽ h́nh tất cả các con, tuyệt đẹp trong sự tưởng tượng của ba.

    Nói ǵ bây giờ. Tốt hơn là nghe ba tôi tâm sự, để ông trút hết nỗi ḷng hai chục năm nay không thổ lộ được với ai.
    Đêm hôm đó, khi tôi đưa ba về nhà, tôi nấn ná trong pḥng ngủ của ông lâu hơn mọi khi. Tôi ước mong có một điều ǵ đó có thể khiến tôi làm, hoặc nói để ông đổi ư, hoặc có một phép lạ nào trong đêm Giáng Sinh làm việc đó thay tôi.
    Nhưng cuộc đời với ba tôi không có phép lạ, không có nhiệm mầu. Chỉ có t́nh yêu, chỉ có bổn phận, chỉ có tổ quốc, và chỉ có kẻ thù. Đời của ba tôi có chiến tranh, có hoà b́nh, hy vọng, đau thương, vui tươi và buồn phiền, nhưng không có nhiệm mầu. Tôi làm giường cho ông, lấy quần áo dơ mang về nhà giặt, và cứ lăng xăng bên cạnh ông mà không làm ǵ, nói ǵ hết. Cuối cùng ông hỏi:

    - Con đang nghĩ ǵ vậy?

    Tôi lắc đầu rồi vội hôn ba tôi, chào từ biệt.
    Đường về nhà lúc sau nửa đêm trông như một cảnh trong một phim huyền bí. Sương mù bao phủ cây cối, và lác đác mấy ngọn đèn đường toả ánh sáng mờ ảo vô những toà nhà vách đá. Trong khi lái xe, tôi bỗng cảm thấy tức giận. Giận chính tôi, giận thế giới, giận hoàn cảnh đă đưa gia đ́nh tôi vô thế kẹt này. Mấy tháng trước, má tôi hỏi tôi sẽ làm ǵ, nếu ba tôi từ chối trở về sống với gia đ́nh? Tôi không thể trả lời câu hỏi đó. Tôi đă nói với bà như sau:

    - Con không trả lời câu hỏi đó được đâu. Cũng như con không trả lời khi ai hỏi con sẽ có cảm giác ǵ, nếu con rớt từ từng lầu thứ 25 xuống đất.

    Đáng lẽ tôi nên nói với má tôi: “Con xin phó thác mọi việc cho ông Trời”. Không biết lúc này tôi có được ở trong bàn tay yêu thương của ông Trời không nữa? Tôi muốn tin là có.
    Về tới nhà, tôi ăn mấy cái bánh và uống ly sữa mà tôi và Lance đă để trên bàn mời ông già Noel rồi đi ngủ. Tôi nghĩ rằng nhiệm mầu của Giáng Sinh đă ban cho gia đ́nh tôi được xum họp vui vẻ dưới một mái nhà ở Luân Đôn. Nhưng ước mơ khác có được th́ tuỳ thuộc ở ba tôi, và cần thêm nhiều phép lạ bùa mê lắm mới khắc phục được lư tưởng mà ông đang theo, và sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp đó.

    ***

    Một buổi trưa, tôi và má tôi ngồi nói chuyện, má nói:

    - Ba thương con, ba thương hết tụi ḿnh, đừng bao giờ nghi ngờ điều đó nhưng ông phải đeo đuổi sự nghiệp của ông.

    - Má à, con muốn thử thời vận ḿnh một lần nữa, xin ba nghĩ kỹ lại.
    Má tôi nói:

    - Ba con hănh diện về cuộc đời của một người tiên phong đi làm cách mạng. Ba tin là người ta c̣n cần tới ông. Ở Mỹ sung sướng với ai kia, chớ không phải với ba. Ba sẽ khổ lắm, rồi ba sẽ chết héo chết ṃn khi ông trở thành một người không có quê hương, xứ sở. Ḿnh cũng như nhiều người khác, sống ở đâu cũng được. C̣n ba con th́ không làm sao sống xa cái khuôn khổ của ông. Thôi, để yên cho ba con.

    Tối hôm đó, sau bữa ăn, ba tôi và tôi nói chuyện riêng rất lâu. Chúng tôi ngồi xếp bằng trên giường của Lance. Tôi nắm lấy hai bàn tay ba tôi như muốn trút hết tâm tư của ḿnh. Tôi nói:

    - Ba à, con muốn ba biết là ba đă đem tới cho chúng con cái lễ Giáng Sinh tuyệt vời chưa bao giờ có trong đời chúng con. Ba đă làm cho má con vui. Con cảm ơn ba đă chung vui với chúng con và cho Lance được cái diễm phúc được biết ông ngoại. Cám ơn ba chấp nhận thằng rể của ba vô trong gia đ́nh ḿnh!
    Ba tôi lắng nghe rồi nói:

    - Ba cũng cám ơn gia đ́nh con cho ba có mặt ở đây. Ước ǵ cảnh xum họp này kéo dài vô tận để nghe má con cười, để má con vui.
    Ba tôi nh́n ra một nơi xa xăm, rồi ông nói một câu ngắn gọn:

    - Ba phải trở về nước của ba.

    - Ba à, ba đă theo lư tưởng của ba quá lâu rồi; ba hiến đời ba cho đảng cộng sản, cho dân tộc và đất nước. Bây giờ ba không thể sống cho gia đ́nh của ba được sao? T́nh thương của ba cho má, ba phải giấu mấy chục năm nay, th́ bây giờ ba đâu c̣n phải giấu nữa.
    Ông nói bằng một giọng chắc nịch:

    - Ba cũng muốn những điều như con muốn. Nhu cầu của chúng ta không khác nhau; của má con cũng vậy. Ba thương con, ba chung thuỷ với má con. Nhưng điều con đ̣i hỏi ba, th́ ba không thể chiều con được.

    Đôi mắt ông như có lửa giận, v́ một lần nữa tôi nhắc lại chuyện hưu trí, ở lại với má tôi. Ông nói tiếp:

    - Ba đă dậy con của ba phải trung thành, phải là người có tín nhiệm. Ba muốn làm gương cho những điều giáo huấn đó.
    Tôi ra giọng năn nỉ:

    - Con đâu có đ̣i ba phải phản bội họ. Con chỉ muốn ba chia sẻ cuộc sống với tụi con, sống với má cho tới già, bỏ qua chính trị, bỏ qua đảng cộng sản luôn.
    Ba tôi b́nh tĩnh nói:

    - Con yêu cầu ba bỏ nước ḿnh đi, rồi tới ở một nước đă từng là thù địch của ba. Con nghĩ lại coi như vậy có được không, con gái của ba?
    Tôi đáp ngay:

    - Ba à, con đă nghĩ về chuyện này lâu lắm rồi; con nghĩ kỹ lắm. Con đâu có đ̣i ba phải sống ở Mỹ. Ba lựa một nước nào khác. Một nước trung lập, hay bất cứ một nơi nào mà ba được quyền thương yêu gia đ́nh của ba, nơi nào mà ba được tự chủ, tự do.
    Ông ngắt lời tôi:

    - Ba là người Việt Nam, sanh trưởng tại Việt Nam và ba sẽ chết ở Việt Nam với đồng bào của ba.

    - Thưa ba, con đâu có nói tới chuyện chết chóc. Con chỉ nói tới chuyện sống, tới chuyện chia ngọt sẽ bùi với những người thân yêu của ba. Ai cũng muốn có ba bên cạnh, như đất cần mưa, như cá cần nước.
    Ba tôi có vẻ dịu đi một chút, cúi xuống hôn lên tóc tôi, rồi nói:

    - Được con của ba thương ba, là danh dự lắm.

    - Ước ǵ trong một giây phút ba biến thành con, để ba có thể hiểu tại sao con mong mỏi ba trở về xum họp với gia đ́nh.

    - Ba không cần là con , ba cũng có thể hiểu tấm ḷng của con. Có nhiều lần ba cần các con, cần má con lắm … Đó là những lúc ba ráng tưởng tượng các con khôn lớn như thế nào, các con đang làm ǵ, các con ra sao, đời có tử tế với con của ba không? Đó là những lúc khó khăn nhứt cho ba. Nhưng bổn phận của ba đối với đất nước vẫn trên hết!

    - Làm con của ba là niềm hănh diện, nhưng làm con của ba khó quá, v́ tụi con không sống nổi theo sự đ̣i hỏi của con nhà cách mạng. Con nghĩ chiến tranh đă chấm dứt, đă trở thành dĩ văng. Bây giờ chúng con có quyền đ̣i lại ba, đ̣i lại những ǵ của riêng chúng con đă bị mất.

    Tôi vừa nói vừa cố gượng cười. Ba tôi cũng mỉm cười, rồi nói:

    - Ḿnh có thể làm cho t́nh gia đ́nh ḿnh phong phú mạnh mẽ hơn với thái độ không vị kỷ. Hăy giúp đỡ nhau đối phó với hoàn cảnh hiện tại của gia đ́nh, đi tới một sự hiểu biết rộng răi hơn.

    Chúng tôi ngồi trong im lặng một lát.


    Còn tiếp ...

  7. #4087
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Chúng tôi ngồi trong im lặng một lát.
    Ba tôi có vẻ đăm chiêu khi nhắc tới chuyện về miền Nam sau tháng 4-1975. Ông nói:

    - Ba về nhà sau khi Sài g̣n được giải phóng, không một người bạn nào cho ba biết vợ con ba đă đi Mỹ. Rồi ba về Cần Thơ. Khi tới giữa chợ Bang Thạch, bạn hữu của gia đ́nh ra chào mừng ba, nhưng không một ai nhắc tới má con. Cuối cùng về ông ngoại bà ngoại, d́ Bảy mới cho biết má con đă đi Mỹ, các con đă yêu cầu má đi. Trong mấy ngày liền, ba đau đớn lắm. Ba rất hổ thẹn mà thú nhận rằng ba không đáp ứng được sự mong mỏi của vợ con. Nhưng rồi ba cũng mừng, là ba không mất hẳn gia đ́nh của ba.
    Nói tới đây th́ má tôi bước vô pḥng. Ba tôi ngồi xích một bên để nhường chỗ cho má. Rồi ông nói tiếp:

    - Khi ba mười sáu tuổi, là một người trẻ trung làm cách mạng, ba đă hiểu rằng bảo vệ tổ quốc không phải là một việc làm hay một nghề nghiệp mà là một bổn phận và danh dự của người dân. Trong lúc đất nước lâm vào nguy biến, làm cách mạng là một điều quan trong hơn bất kỳ việc ǵ khác trong đời ba. Người làm cách mạng tin vào lư tưởng ḿnh đang theo, tinh thần phải vững mạnh, v́ vậy gia đ́nh là chủ yếu cho người làm cách mạng. Người làm cách mạng cần có một gia đ́nh vững chắc bên cạnh để yểm trợ cho ḿnh về mọi phương diện.

    Ba đă tin tưởng như vậy và ba quyết định rằng người vợ tương lai của ba cũng là một người bạn đời của ba, người có thể làm cho tinh thần ḿnh lên cao và ư chí ḿnh luôn luôn vững mạnh. Người vợ của ba sẽ sanh con cho ba và nuôi dưỡng chúng nên người, dạy con ba yêu nước, yêu dân tộc. Ba để tâm t́m kiếm người đàn bà đó. Ba đă tưởng ba sẽ phải sống cô đơn tới già. Nhưng rồi, năm hai mươi sáu tuổi ba gặp cô em gái của một đồng chí.
    Ba yêu cô đó ngay. Và, như một phép lạ, cô có đủ mọi đức tánh của một người vợ mà ba mơ ước. Ba thưa với ông bà nội rằng với gịng giống của hai gia đ́nh như vậy, ba tin rằng sau nay ba sẽ có những đứa con tuyệt vời. Ông nội bèn chánh thức hỏi cô gái đó cho ba.


    Tôi thấy niềm vui trong đôi mắt sáng long lanh của ba tôi khi người hồi tưởng lại thời trai trẻ của ḿnh.
    Ba tôi mỉm cười rồi tiếp tục kể:

    - Hoàn cảnh đất nước chúng ta hồi đó không cho phép ba được sống bên cạnh má con, nhưng má con lúc nào, kể cả bây giờ cũng là người gần gũi với ba, hiểu ba nhứt. Ba có thể hiểu được t́nh yêu và ḷng chung thuỷ của má con. Những năm xa nhà, ba nh́n ảnh phản chiếu của một gịng sông im lặng và biết rằng ba không cô đơn. Khi bọn Pháp bắt giam nhiều người làm cách mạng, mối lo sợ lớn nhứt của các đồng chí của ba là con cái sẽ bơ vơ và gia đ́nh sẽ tan nát. Nhưng trong tận đáy ḷng ba, ba biết gia đ́nh ta vẫn yên lành và con của ba vẫn được má chăm lo, nuôi dạy. Như vậy, các con thấy rơ là các con rất may mắn mới có bà mẹ như má.

    Buổi trưa đó má tôi rầy cho tôi một mẻ:

    - Con đă làm ba buồn. má không thích như vậy. Ḿnh không có giúp ích ǵ được cho bên nhà cũng như người ở lại bằng cách chửi cộng sản trước mặt ba mày. Đừng có hành hạ ba. Đừng có giận cá chém thớt. Cái chế độ đó ra đời không phải để đem hạnh phúc cho dân, mà họ làm giầu làm mạnh cho đảng thôi. Không c̣n ai cứu nước Việt Nam được, luôn thằng Mỹ cũng chịu thua.
    Con không được lớn lên cùng ba, nên cứ tưởng ba c̣n trẻ. Trong trí nhớ của con, ba trẻ trung, ba là Việt Minh chống Pháp nhưng bây giờ ba con không c̣n trẻ nữa.
    Thôi, để ba về Việt Nam cho ông đem theo những kỷ niệm vui của cuộc viếng thăm này. Đây là lần cuối cùng ḿnh gặp ba. Má yêu cầu con lên xin lỗi ba.

    Trong gia đ́nh, ai cũng biết tôi là đứa bướng bỉnh, cứng đầu; vậy mà sau khi má tôi dứt lời, tôi ngồi xuống khóc. Má tôi khóc.
    Má tôi nh́n ra cửa sổ rồi nói thêm:

    - Mà biết con đau đớn lắm, nhưng con c̣n trẻ, thời gian sẽ làm cho con khuây khoả. Trong khi đó, ba con già rồi, ba không có thời gian để hàn gắn vết thương nào. Đừng để ba mày khổ, tội nghiệp ba.

    Trong pḥng của Lance, ba tôi nằm nghiêng, lưng quay ra cửa. Tôi ngắm kỹ ông, thấy rơ xương vai dưới lớp áo trắng mỏng. Tôi nghĩ rằng má tôi nói đúng về cảm nghĩ của chúng tôi với ông. Tôi chưa bao giờ trông thấy ba tôi già như lúc này. Đối với tôi, ông luôn luôn là một người Việt Minh cương nghị, đầy nhiệt huyết của một nhà cách mạng chống Pháp. Bây giờ ba tôi già ốm yếu, với mái tóc hoa râm. Đây là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi già. Nhưng tuổi già của ông lại khiến tôi không đồng ư với má tôi, là để ông trở về Việt Nam: tôi càng muốn giữ ông ở lại với chúng tôi.

    Hồi c̣n nhỏ, tôi thường nghe má tôi ao ước sớm được săn sóc ba tôi, muốn làm những món ăn ngon cho ông, muốn may quần áo, muốn nâng khăn sửa túi cho ba. Bà muốn cùng ông hưởng những giây phút sung sướng khi Hải Vân được khen thưởng mỗi cuối năm học. Bà muốn ông đi gặp ông hay bà hiệu trưởng khi bà nhận được giấy khiển trách về tội Hải Vân nghịch phá trong trường. Tôi th́ lúc nào cũng chỉ mong ba tôi trở về gia đ́nh, để tôi không bị mang tiếng là đứa con không có cha. Khi lớn lên, tôi vẫn cần có ba tôi. Những lúc này, khi bước vô pḥng, tôi chỉ muốn săn sóc ông.

    Tôi bỗng cảm thấy bầu không khí bao bọc chung quanh ba tôi và tôi trở nên mong manh quá, chỉ một bước hụt là tất cả sẽ đổ vỡ tan tành.
    Tôi rụt rè để nhẹ tay lên cánh tay ông. Ông quay lại ngay. Ông nh́n tôi bằng đôi mắt hiền lành, bao dung như giữa chúng tôi chưa hề tranh luận gây gổ. Ông b́nh tĩnh, tŕu mến nh́n tôi.

    - Ba ơi, con xin lỗi đă làm ba buồn.
    Ông trả lời ngay:

    - Ba đă tha thứ cho con rồi, nhưng từ nay con đừng nhắc lại chuyện đó trước mặt má nữa. Con chỉ làm má buồn thôi.
    Ngưng một chút, ông tiếp:

    - Con à, ḿnh chỉ nên nói chuyện vui với nhau thôi. Trước khi thay đổi đề tài, ba muốn con biết rằng ba rất hănh diện về cách giáo dục của má trong việc nuôi dậy con của ba, dầu rằng ba đă từng mong mỏi các con hiểu cho lư tưởng của ba.
    Ba tôi đổi đề tài:

    - Thôi, ḿnh xuống nhà xem đồ chơi mới của Lance đi. Không biết ông già Noel đêm hôm qua cho nó cái ǵ.

    Ông sửa lại quần áo cho ngay ngắn, rồi đi xuống pḥng khách ở dưới nhà để gặp mọi người trong gia đ́nh.
    Tôi c̣n nán lại trong pḥng và nằm lên đúng chỗ ba tôi vừa nằm lúc năy để nghe hơi ấm của ba tôi. Rồi tôi thầm hỏi:
    " Không được gần ba hai mươi lăm năm trước, mà bây giờ cũng không; vậy lúc nào, hả ba? Ba ra đi khi con quá nhỏ để hiểu tại sao , mà bây giờ con già rồi, con vẫn c̣n mập mờ về mục đích và sứ mệnh ngày ra đi của ba" .

    Lần đầu tiên tôi muốn buông xuôi hết mối thù, và không hiểu sao ư nghĩ này làm tâm hồn tôi nhẹ như bay. Kệ FBI, CIA, Bộ tư pháp. Kệ luôn ông Griffin Bell bộ trưởng Bộ tư pháp, dù ông đă trông cậy tôi làm nhân chứng trong vụ án Trương Đ́nh Hùng. Tôi mệt mỏi làm người đáng tin cậy. Tôi cảm thấy cô đơn trong sự lựa chọn này. Tôi cũng mệt mỏi, chán nản chuyện nài nỉ, thuyết phục ba tôi làm nhiệm vụ của ông với vợ con và gia đ́nh.


    Còn tiếp ...

  8. #4088
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Trên vách tường trong căn pḥng tôi đang nằm, má tôi có treo một bức tranh của Đức Mẹ Maria bồng chúa hài đồng. Đức Mẹ nh́n tôi. Tôi vội ngoảnh đi chỗ khác để tránh đôi mắt nhắc nhở của ba, trong khi vẫn nhớ lời hứa của tôi mấy tháng trước. Đó là lời hứa với hai người đại diện của FBI và CIA ngay tại nhà tôi:
    - Tôi sẽ ra toà làm chứng, nếu và khi nào Bộ tư pháp cần tới tôi, nhưng chỉ khi việc làm của tôi không phương hại tới địa vị và sự an ninh của ba tôi và anh tôi thôi. Tôi xin long trọng hứa với hai anh như vậy. Đó là bổn phận công dân của tôi. Tôi đă nêu ra kế hoạch này, và tôi sẽ chấm dứt nó một cách trọn vẹn.
    Đó là lời hứa của mấy tháng trước, còn bây giờ th́ sao? Dường như cũng chẳng có ǵ quan trọng hết. Nếu ngay đêm nay tôi kêu điện thoại cho Rob và Bill để cho hai ông biết rằng tôi đă thay đổi ư kiến, th́ lịch sử có ǵ khác không? Có ai quan tâm không? Tôi thầm nghĩ như vậy, khi tôi nằm trên giường.
    Tôi nh́n tôi trong kiếng treo trên vách tường một hồi lâu. Đó là khuôn mặt của một người đàn bà đang tự thuyết phục ḿnh nên bỏ cuộc. Tôi chống cự với người đàn bà trong kiếng, v́ tôi biết tôi phải sống với sự quyết định này, từ đây cho đến ngày tôi nhắm mắt.
    ***
    Đêm hôm đó, đêm 25 tháng Chạp, tôi lái xe đưa ba tôi về cư xá của toà đại sứ. Về nhà th́ John và Lance đă lên giường nhưng chưa ngủ. Tôi nghe hai cha con kèn cựa với nhau về chuyện găi lưng. Lance đề nghị:

    - Nếu Daddy viết chữ từ A đến Z trên lưng con, con sẽ đi trên lưng ba hai phút.
    John đáp lại ngay:

    - Không, con đi lên lưng ba trước, ba sẽ viết chữ sau.

    - Nhưng Daddy luôn luôn ngủ mất tiêu khi con đi lên lưng, rồi Mommy nói “Để Daddy ngủ đi, Lance“. Lance nhại giọng của tôi.
    John nài nỉ:

    - Đi lên lưng ba đi, con.
    Lance hỏi:

    - Daddy muốn con đi lên lưng bao lâu?

    - Càng lâu càng tốt.

    - OK. Xong rồi đó.

    Tiếng cười của hai cha con từ trên lầu vọng xuống nhắc cho biết tôi may mắn vô cùng. Từ ngày Lance ra đời, tôi ao ước sao tôi có thể đem niềm vui lại cho ba má tôi như niềm vui Lance mang tới cho vợ chồng tôi. Chúng tôi có nhiều chị em quá, nên má tôi quá vất vả mới nuôi nổi chúng tôi. Bà đă cố gắng không ngừng, đầu tắt mặt tối để lo cho chúng tôi nên người.

    Má tôi ngồi trên giường nh́n ra cửa sổ, phía đường Regent Park; ánh sáng từ Camden Town chiếu lên mái những toà nhà xưa bên kia đường. Bà cầm trong tay một tấm h́nh nhỏ, đó là h́nh mới nhứt của anh Khôi, ba tôi mới đem qua. Anh tôi mặc áo sơ mi dài tay và quần mầu xám. Ảnh chụp tại phi trường Tân Sơn Nhứt; anh đứng trước một máy bay lớn của Mỹ C-130. Trông anh khoẻ mạnh và đẹp trai như thuở nào.

    - Má không biết thằng Khôi nó sống ra làm sao? Ḿnh có c̣n quan trọng đối với nó không? Hay nó là con bác, con đảng rồi? - Má tôi lau nước mắt bằng tay áo bà ba - Má thắc mắc về anh Khôi quá. Không biết tụi cộng sản có làm ǵ nó không? Họ có hại ǵ tới tinh thần nó không?
    Tôi an ủi má tôi:

    - Má à, anh sống với ḿnh mười bảy năm trời, anh là người tốt. Con nghĩ cộng sản không thể huỷ hoại con cái trong gia đ́nh ḿnh được đâu, trừ khi người đó muốn như vậy.
    Má tôi vẫn tỏ vẻ lo lắng:

    - Muốn sống c̣n, con người ta phải ngả theo trào lưu của xă hội, rồi quên hết phải quấy con ơi.

    Má tôi nh́n h́nh anh Khôi một lần nữa, rồi luồn vô cái khuôn h́nh nhỏ.
    Căn pḥng nhỏ bé trở nên im lặng một cách khó chịu. Tôi nghe như trận băo trong ḷng tôi bắt đầu trở lại. Ước ǵ đêm nay tôi nằm chiêm bao thấy được ông ngoại, để ông chỉ cho tôi gỡ cái rắc rồi này.

    Tôi tin rằng nếu t́nh thương của ba tôi dành cho chúng tôi không tăng thêm th́ cũng không tàn lui. T́nh yêu của cha mẹ là bất diệt và vô điều kiện. Tôi đă từng nói với tôi rằng, làm con của ba má tôi không phải dễ, v́ mọi người phải thấy rơ sự phức tạp trong mối liên hệ của mọi người trong gia đ́nh. Chúng tôi phải hiểu và chấp nhận t́nh trạng hiện tại, nếu không, ḿnh sẽ tự xây những bức tường ngăn cách giữa ḿnh với những người ruột thịt, máu mủ.

    Đêm hôm đó, sau khi hai cha con John ngủ, má và tôi xuống dưới nhà để tiếp tục nói chuyện. Tôi ngạc nhiên, thấy thái độ của má tôi đă thay đổi. Bà đứng về phe ba tôi và yêu cầu tôi đừng nói ǵ làm ông buồn.
    Suy nghĩ một lát, rồi, lần đầu tiên, kể từ ngày ba tôi tới Luân Đôn, tôi nói tới chuyện tôi làm việc cho hai cơ quan t́nh báo và phản gián:
    - CIA sẵn sàng đưa ba sang Mỹ ngay nếu ḿnh bằng ḷng. Rob nói với con như vậy.
    Má tôi liền cảnh cáo:

    - Ba con sẽ tự tử, nếu con làm như vậy.
    Tôi lại nói ngay:

    - Con nghĩ con nên nói cho ba biết con đang hoạt động cho CIA.
    Má tôi lắc đầu, khoát tay hốt hoảng. Tôi giải thích:

    - Con th́ nghĩ, ba nên biết như vậy trước khi ba trở về Việt Nam. Con không muốn giấu ba một điều ǵ. Mà ba cũng cần biết để đề pḥng.
    Má tôi chậm răi nói:

    - Con cứ làm điều ǵ mà con thấy cần phải làm, cũng như ba con vậy. Con đừng có nghĩ con có tội v́ con chống cái đảng của ba. Con dính líu với CIA cũng không làm mất uy tín của ba con đâu, nhưng liên hệ giữa ba con và con sẽ chấm dứt kể từ đây.

    - Con không biết xử sự làm sao má à? - Tôi nói yếu xìu.

    - Má biết. Cái ǵ ba không biết th́ không ai hại được. Má biết, má không thể cấm con làm việc cho CIA, cũng như mà không thể đ̣i ba con bỏ cộng sản được. Con hiểu ḷng trung thành nó ảnh hưởng con người đến mức độ nào rồi.
    Má tôi nh́n tôi trách móc. Bà chỉ tay vô mặt tôi, nói tiếp:

    - Con là người hiểu điều đó hơn ai hết.
    Tôi biết má tôi phiền tôi làm về việc hợp tác với CIA và Bộ tư pháp.

    - Con cảm ơn sự thẳng thắn của má, nhưng mà con vẫn nghĩ con phải cho ba biết việc làm của con.

    - Biết sự thật?

    - Dạ.
    Bà nghiêm giọng nói với tôi:

    - Con đă ráng hết sức của con. Con đổ mồ hôi, nước mắt vô việc này với họ. Con còn muốn tự tay con bắt hai thằng gián điệp, bây giờ sắp thành công. Con không muốn để nó lọt lưới, phải không?

    - Dạ phải.

    - Vậy th́ con đừng nói ǵ với ba hết. Ông không kiếm cách cứu thằng Hùng, nhưng ba mày phải cứu chú Thi. Ông sẽ cố gắng che chở, báo về cho Bộ ngoại giao khỏi bị mất mặt, ông cũng sẽ bảo vệ quyền lợi của chánh phủ Việt Nam. Như vậy th́ con với mấy người bạn FBI, CIA của con chỉ c̣n nước nh́n nhau mà khóc thôi!

    Má tôi nói câu nào rơ câu đó. Tôi cái bướng:

    - Con nghĩ nếu con cho ba biết sự thật, có thể ba thay đổi ư, rồi ba ở lại đây luôn.
    Trong khi nói, tôi phải giữ vẻ mặt b́nh tĩnh, v́ chính tôi cũng nghĩ “ngu ơi là ngu”. Má tôi khuyên:

    - Con phải giữ kín chuyện của con, tránh cho ba con khỏi che đậy, khỏi nói láo với đảng của ông về con gái cưng của ông. Ba con phải ở trong địa vị của một người vô tư, vô tội, một người bị con gạt, không biết ǵ hết, để yên thân ba. Con hiểu không?
    Ba nghiêm giọng nói tiếp:

    - Con không thấy ba con cẩn thận sao con? Ông không bao giờ hỏi mấy thằng rể làm ǵ, không bao giờ muốn biết cấp bậc của thằng John. Ba có hỏi má về chồng của chị Kim, chồng của chị Cương, nhưng bà chỉ muốn biết hai người đó có tốt với con gái của ông không thôi? Ba con không bao giờ hỏi tụi nó làm nghề ǵ hoặc giầu hay nghèo. Như một người tù binh, tốt hơn hết ba chỉ cần biết tên của con, tuổi của con, ngoài ra ba không nên biết ǵ về con hết.

    Má tôi nh́n tôi một hồi lâu rồi cười, nụ cười vị tha, tŕu mến. Bà có vẻ hài ḷng. Tôi phục má tôi, trong hoàn cảnh này mà bà vẫn giữ được tính hài hước. Tôi nh́n bà, rồi hứa:

    - Dạ, con nghe lời má. Con hy vọng má đúng.
    Bà tỏ vẻ bằng ḷng, tin tưởng lời hứa của tôi, rồi đi ngủ.

    ***
    Ba tôi sẽ rời Luân Đôn ngày thứ Ba, hai mươi bảy. V́ vậy, ngày cuối cùng, ông muốn tôi đưa ông tới toà đại sứ Việt Nam. Ông muốn cám ơn các nhân viên toà đại sứ đă tiếp đăi ông tử tế. Nhưng ông cũng muốn tôi đi theo để gặp những người đă từng làm việc dưới quyền ông khi ông là đại sứ lưu đông ở các nước vùng Bắc Âu những năm 1970.

    Toà đại sứ chưa có đại sứ chánh thức. Ông Trần Hoàn mới được chỉ định, nhưng theo lời “đồng chí Chiểu” th́ Bộ ngoại giao sẽ cử ông ta làm đại sứ.
    Khi chúng tôi tới toà đại sứ, ba tôi gặp riêng ông Thi bốn mươi lăm phút để thảo luận về chuyện hành chánh. Ông Thi là người tạm thời lănh đạo toà đại sứ, chờ Bộ ngoại giao chính thức bổ nhiệm một đại sứ.


    Còn tiếp ...

  9. #4089
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Trong bữa ăn điểm tâm, hai vị c̣n nói tới thời gian cùng làm việc ở Oslo và Copenhagen, nhắc lại những đồng chí cũ hiện này giữ chức vụ ǵ và ở đâu, ở Việt Nam hay hải ngoại. Tôi mừng là ông Thi đă không hỏi nhiều về t́nh trạng sức khoẻ của má tôi, chắc chắn ông cũng được thông báo là má tôi “bịnh nặng”.
    Cả ông Thi lẫn ba tôi đều khuyến khích tôi nên liên lạc thường xuyên với toà đại sứ để quen biết các nhân viên , sau khi ba tôi đă về nước, ông Thi vui vẻ nói:

    - Chúng tôi là gia đ́nh của chị.

    Gần trưa, ba tôi và tôi rời toà đại sứ để các nhân viên có thể về chung cư ăn cơm trưa. Chúng tôi vừa bắt đầu đi bộ dưới bầu trời xám ngắt của Luân Đôn, th́ mưa lác đác rồi với những cơn gió lạnh buốt. Chúng tôi phải kiếm taxi để đi. Trong khi đứng chờ ở một góc đường, nh́n những xe taxi có khách chạy vụt qua, tôi nắm tay ba tôi. V́ tôi siết mạnh quá, ba tôi bị đau ngón tay cái; đó là ngón tay bị gẫy khi mật thám Tây tra tấn ba tôi mấy chục năm về trước. Để thử ḷng ba tôi một lần nữa, tôi nói:

    - Ba à, con chưa bao giờ nói với ai chuyện này: năm con mười hai tuổi, con hay nghĩ tới Thượng đế, rồi con coi ba như Thượng đế của con. Nhiều lần con tự trấn an rằng “dù ba không ở gần con, nhưng ba vẫn ở bên con, như Thượng đế luôn luôn ở bên cạnh mọi người”. Con khắc phục được con sông Bến Hải, 1.600 cây số cũng không làm cho ba xa con được.
    Ba tôi mỉm cười và tỏ vẻ bằng ḷng.

    - Ba muốn con hiểu điều này - ông nói - Ba còn có trách nhiệm với nhiều người ở Việt Nam, trong đó có anh Khôi của con. Nếu con giữ ba ở lại đây, ba sẽ chết dần, chết ṃn. Như vậy, ba cũng không ích lợi ǵ cho con của ba nữa.

    Một lần nữa, trong khi nói với tôi, mắt ông nh́n về một nơi xa vắng.
    Tôi giận ba tôi, v́ ông một mực từ chối tôi. Bỗng tôi có ư định xúc phạm ông cho đă nư, đă giận. Tôi nói:

    - Có thể ba không bao giờ muốn sống gần tụi con; sao ba không nói thẳng cho rồi!
    Ba tôi căi lại liền:

    - Ba không nói v́ điều đó không đúng sự thật. Con hăy nh́n thẳng mắt ba để nghe ba nói, rồi ghi nhớ suốt đời. Con cũng nên nói lại cho chị em con và con cháu con cùng biết. Ba của con rất yêu con, yêu má con và các anh chị em con. Ba đă yêu như vậy trong quá khứ, và ba c̣n yêu măi măi trong tương lai. Ba đă phục vụ đất nước hơn bốn mươi sáu năm; ba vẫn tiếp tục phục vụ cho tới ngày đất nước không c̣n cần ba nữa. Nếu ba không trở về Việt Nam, ba sẽ chỉ là một người bỏ cuộc, một người đào ngũ. Lúc đó con có c̣n hănh diện về ba nữa không?
    Ba tôi nh́n tôi chằm chặp để chờ câu trả lời của tôi. Tôi mạnh dạn đáp:

    - Con đâu có xúi ba đào ngũ. Con chỉ muốn ba về hưu để ở với gia đ́nh. Để cho những người khác làm chánh trị trên sân khấu của Việt Nam.
    - Bây giờ ba hỏi ngược lại con. Ba đă nghĩ vợ chồng con và Lance về sống ở Việt Nam. Ba sẽ không ép các con vô đảng cộng sản. Ba muốn các con về làm việc cho chánh phủ Việt Nam thôi. Chuyên môn của John về năng lượng mặt trời rất cần cho nước ta ngày nay. John sẽ được trả lương cao, và các con sẽ có một biệt thự riêng để ở, có kẻ hầu người hạ. Con nghĩ sao?
    Tôi ớn lạnh v́ đề nghị khủng khiếp của ba tôi, và ông biết ông đă thắng cuộc. Ông nói:

    - Nào, bây giờ th́ con hiểu tâm can của ba rồi. Mình đâu có khác ǵ nhau. Ḿnh là con nhà họ Đặng, và ḿnh sống theo nguyên tắc đạo đức riêng của từng người.
    Ông nh́n tôi, nét giận hờn biến mất rồi nói tiếp:

    - Con hăy cười vui khi ba trở về Việt Nam, và tin rằng ba của con lúc nào cũng xứng đáng với sự tin cậy của con. Ba sẽ hết ḷng phục vụ dân tộc của chúng ta.
    Tôi vùi mặt tôi vô vai ông để chùi nước mắt bắt đầu chảy xuống má. Tôi nghẹn ngào nói:

    - Những hy vọng, những lo sợ kinh hoàng, những tuyệt vọng của người dân miền Nam Việt Nam là những hy vọng, những lo sợ kinh hoàng và những tuyệt vọng của chính con, ba à.

    Trời lạnh run, tôi vừa nói vừa đánh ḅ cạp.
    Ba tôi đă quen cái lạnh ở Liên Xô, cho nên cái lạnh của Luân Đôn không làm cho ba tôi khó chịu. Ông b́nh tĩnh nói:

    - Ba hiểu ư con.

    Đúng lúc đó, thì mưa nặng hạt, một chiếc taxi trống trờ tới. Chúng tôi vội vô xe để về nhà. Ba tôi lau những hạt nước mưa đóng trên tóc bằng cái khăn tay má tôi mới tặng ba trong ngày Giáng Sinh.

    ***

    Trong buổi họp mặt gia đ́nh tối hôm đó, má tôi bắt tôi không được nói tới chuyện chánh trị, Việt Nam, cộng sản, tư bản … hay bất cứ vấn đề ǵ có thể gây tranh luận. Suốt buổi chiều, tôi nấu nướng những món ba tôi thích. Trong khi đó, ba tôi chơi với Lance ở pḥng khách, gần ḷ sưởi. Ông dậy cháu ông vẽ, rồi ông c̣n ngồi cho cháu vẽ chân dung ông. Khi Lance vẽ xong, John nh́n bức h́nh, nói:

    - Con có hoa tay như ông ngoại.

    Ba tôi có ư định ở chơi lâu với gia đ́nh buổi tối cuối cùng, nên đă kêu cho người quản gia để báo tin ông sẽ về trễ. Ông đă vui với chúng tôi tới quá nửa đêm. Tôi nghĩ rằng “lệnh cấm” của má tôi đă khiến cho bầu không khí của buổi tối đó êm ấm. Ba và John nói chuyện về nhiên liệu mặt trời sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai; ba tôi cũng hiểu rất nhiều về địa hạt này.

    Tuy nhiên, đêm hôm đó cũng có một chút buồn, khi ba tôi kể lại chuyện gặp cô tôi, em ruột của ba. Sau ngày “giải phóng”, ba tôi tạm trú trong khách sạn Majestic ở Sài g̣n. Một hôm, nhân viên trực ở quầy phía trước báo cho ba tôi biết có người muốn gặp ba tôi. Ông xuống ngay và thấy một người đàn bà lạ hoắc, ông tự hỏi: “Bà già này là ai đây?”
    Vừa thấy ba tôi, người đàn bà đứng dậy đưa hai tay chờ ôm lấy ông. Ông giựt ḿnh hỏi:

    - Xin lỗi, chị là ai?

    Người đàn bà oà tên khóc, ôm lấy ông, sụt sùi nói:

    - Anh ơi, em, em là em … của anh đây!
    Lúc đó ba tôi mới nhận ra cô Sáu Trong, em của ba, từ Ba Càng lên Sài g̣n t́m anh. Ba tôi thứ Năm, cô thứ sáu, cô nhỏ hơn ba tôi khoảng mười tuổi.
    Lúc tôi rửa chén, ba đi theo nói chuyện. Đây là lần đầu tiên ba tôi nhắc tới những vấn đề rắc rồi của anh Khôi với chính quyền Hà Nội mấy năm về trước.

    Ba tôi lúc nào cũng quan tâm tới anh, nhưng chính anh lại gây cho ba tôi nhiều chuyện khó khăn, phiền phức. Khi ở Hà Nội, theo lời ba tôi kể, anh quan hệ với nhiều phụ nữ, khiến các đồng chí cao cấp của ba tôi chau mày. Có người đă cố gắng thuyết phục anh sửa đổi, học tập để trở thành một người có hạnh kiếm tốt, ngơ hầu có thể được thu nhận vô đảng cộng sản, nhưng anh làm ngơ. Điều này đưa ba tôi vô cái thế rất khó xứ.

    Trong thời c̣n chiến tranh, một nữ mật vụ của công an ngầm được lịnh điều tra anh Khôi, giả bộ làm người t́nh của anh. Một đêm, sau khi anh ngủ thiếp đi, cô mật vụ gắn máy nghe lén dưới giường và bàn viết của anh. Bất chợt anh thức giấc, bắt quả tang nên nổi nóng đánh cô ta. Anh bị đưa ra toà về tôi “nhục mạ một nhân viên nhà nước”. May mắn cho anh, ông chánh án lại là bạn của ba tôi và ông tin lời của anh Khôi, khai không biết t́nh nhân là “nhân viên nhà nước”. Nhờ vậy, anh không bị kết tội về hành vi chánh trị.
    Ba tôi tiếp tục:

    - Anh của con đă lớn, ba không thể bắt buộc nó phải nghe lời ba. Nó có làm ǵ, th́ vẫn là con của ba; ba không thể giận nó lâu được.

    Ba tôi thương anh Khôi quá, nên đă tha thứ mọi lỗi lầm của anh dù những lỗi lầm ấy làm ông mắc cỡ. Tôi lại phân tách rằng, cũng có thể trong tâm thức của ba, anh Khôi là hiện thân của một người dân muốn sống tự do; anh như một luồng gió sạch, lành mạnh trong đời sống của ông. Anh Khôi là cái ǵ thật, rất b́nh thường, trong cái thế giới giả tạo của xă hội chủ nghĩa. Anh như con cá cần nước, con hổ nhớ rừng; nếu mất anh Khôi, ai nhắc nhở ba ngoài kia người dân cũng muốn sống .

    Đêm hôm đó, chúng tôi không khóc khi ba tôi từ biệt. Ba má tôi đă nói chuyện riêng với nhau thật lâu trước khi ba tôi ra đi. Ba tôi ôm chặt từng người từ trong bếp, rồi ra pḥng khách ông c̣n ôm má tôi lần nữa, ông hôn Lance và ôm gh́ thằng cháu của ông lâu thật là lâu. Ông bắt tay John, rồi ôm anh và nói:

    - Cám ơn con của ba. Khi nào t́nh thế giữa hai nước thuận tiện hơn, ba sẽ mời con về thăm Việt Nam.

    - Anh ráng kiếm cách cho Khôi qua đây nhen! - Má tôi nói câu cuối cùng.

    Ba tôi im lặng, đội nón lên, rồi cầm cái túi xách từ tay bà, đi ra cửa mà không ngoảnh lại nh́n.
    Tôi lái xe chầm chậm về nhà trọ của toà đại sứ, mà muốn đường dài hơn chút nữa.

    Đường xa vắng vẻ và yên lặng trong đêm khuya. Lúc đó gần một giờ sáng. Cái túi xách để dưới chân ông. Trong túi có hai bộ quần áo ngủ mới, hai áo sơ mi và mấy cái quần xà lỏn má tôi mới may cho ông. Ngoài ra còn hai cái sơ mi mới của anh Khôi nữa.
    Chúng tôi đánh thức ông quản gia dậy, ông mở cửa cho chúng tôi vào, rồi lặng lẽ đi ngủ lại ngay. Tôi muốn giúp ba tôi thu xếp hành trang, nhưng ông từ chối và nói:

    - Ba quen xếp hành lư một ḿnh, v́ xếp lấy ba mới dễ t́m đồ ba cần.

    Cuộc sống của ông đă khiến ông quen làm như vậy. Mọi thứ phải theo khuôn khổ, hạn chế trong một giới hạn nào đó. Cái trật tự ấy khiến ông thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tôi thắc mắc, ba tôi sống với những thói quen và trật tự đó quá lâu, không biết ba tôi c̣n có thể hoạt động b́nh thường không, nếu được tự do.
    Ông có sẵn sàng t́m tự do nếu không bị cộng sản kiềm chế không? Tôi cần t́m hiểu ba tôi một chút nữa. Tôi ngồi xuống mép giường rồi nắm lấy tay ông, hỏi:

    - Ba, bây giờ không đúng lúc, cũng không đúng chỗ, nhưng con muốn hỏi ba một điều.

    - Cứ hỏi đi.
    Tôi hít vô một hơi dài, rồi đánh liều như người chơi thể thao phóng từ đỉnh núi xuống một gịng sông. Hên th́ sống, mống th́ chết, tôi hỏi:

    - Nếu con công khai chống lại chánh phủ của ba th́ ba có bị ảnh hưởng ǵ không?
    Ông có vẻ bực ḿnh, nuốt nước miếng, rồi đáp:

    - Ba là một thành phần của Chánh phủ mà con vừa nói tới.
    Tôi nhấn mạnh:

    - Con chống Chánh phủ, chớ không phải chống ba!
    Ông nói bằng một giọng lạnh lùng:

    - Con là con, ba là ba. Ba không chịu trách nhiệm những hành động của con.

    - Nói một cách khác, nếu con công khai chống Hà Nội, ba có bị khiển trách ǵ không? Con muốn biết rơ điều này.
    Ông có vẻ giận dữ, lắc đầu, nói sang chuyện khác:

    - Bây giờ trễ rồi, sáng mai ba phải dậy sớm v́ ba phải tham dự một buổi họp ở toà đại sứ.


    Còn tiếp ...

  10. #4090
    Tran Truong
    Khách

    A Thousand Tears Falling !!!

    Vậy là cuộc viếng thăm chấm dứt!
    Chúng tôi đă được gặp ba tôi và đă hỏi bằng nhiều cách, muốn ông trở về sống với gia đ́nh và đă bị ông từ chối. Má tôi đă yêu cầu được gặp con trai của ba, và lời yêu cầu cũng đă bị bác bỏ. Không c̣n ǵ để làm hay để nói nữa.

    Bill Fleshman hăm hở sửa soạn về Washington với vẻ mặt của một người thắng cuộc khi từ biệt chúng tôi. Trong khi đó, lần đầu tiên Rob và tôi cảm thấy cùng một phe với nhau - những dự tính, những mục đích của tôi và CIA sắp sửa bị huỷ bỏ hết, khi bị đưa ra công khai trước toà án. Tôi muốn chia sẻ với Rob cái cảm giác của người bị thất bại, nhưng không có lời nào nói lên được cảm tưởng đó. Một bầu không khí trống rỗng bao phủ chúng tôi khi tôi gặp Rob lần chót tại Reeve Mouse.

    Trên taxi về nhà, tôi cố gắng quên chuyện đă qua. Trước mắt là chuyện bây giờ, hôm nay và ngày mai. Tôi nghĩ tới Trương Đ́nh Hùng. Từ đây về sau, cơ quan truyền thông sẽ biết đến anh với cái tên David Trường. Tôi h́nh dung vẻ mặt sửng sốt của anh khi bị bắt, rồi tưởng tượng ra cảnh anh bị giải từ nhà tù ra toà án.
    Hùng sẽ nở nụ cười gượng trước những ống kính của các phóng viên nhà báo và đài truyền h́nh, nụ cười của kẻ tự cho ḿnh là đă hy sinh cho một lư tưởng, và tôi cũng nghĩ tới phản ứng của ba tôi ở Sài g̣n, khi ông hay tin động trời về đứa con gái của ông. Ông sẽ nghỉ một ngày ở nhà để sống biệt lập trong căn biệt thự của ông, ông sẽ thiền, sẽ nằm bất động như vài lần ông đă nằm ở tư thế đó tại nhà tôi.

    Chúng tôi rời Luân Đôn ngày 12 tháng Giêng năm 1978. Bây giờ nghĩ lại, đó là ngày lư tưởng để từ giă Luân Đôn. Hôm đó, ḷ sưởi căn nhà mướn của tôi bị hư, nhà lạnh cóng, trong khi tuyết bao phủ khắp nơi và mặt trời ẩn trốn sau những đám mây u ám từ nhiều ngày đó. Trời lạnh lẽo cũng như sự lạnh lùng của má tôi. Tuyết rơi suốt dọc đường đưa gia đ́nh tôi ra phi trường Heathrow. Từ đây, nước Mỹ là nhà …

    ***

    Với tâm hồn của người du mục, John và tôi đă chịu đựng được những cuộc di chuyển và thay đổi liên tục của gia đ́nh hải quân. Khi trở về Washington, chúng tôi ở tạm trong một khách sạn gần hai tuần lễ để t́m nhà ở vùng Springfield, Virginia. Bộ tư pháp khuyên chúng tôi không nên lấy đồ trong kho về xài, v́ có thể sau phiên toà, chúng tôi sẽ phải di chuyển tới một nơi an toàn hơn.
    Khi kiếm được một ngôi nhà để mướn, chúng tôi phải mướn đồ đạc, bàn ghế. Chúng tôi đi PX của quân đội để mua nồi niêu xoong chảo và các thứ lính tinh cần thiết khác. Má về ở với em tôi ở Alexandria, Virginia. Trong khi John đi làm, Lance về học lớp Ba, trường gần nhà, đi bộ tới được. Trong khi đó, ngày ngày tôi phải ra Alexandria, để thảo luận với luật sư của Bộ tư pháp và CIA, chuẩn bị cho ngày ra toà.

    Trong thâm tâm, má tôi vẫn tin rằng anh Khôi sẽ không trốn khỏi Việt Nam khi mà ba tôi c̣n ở đó. Bà mong Bộ tư pháp tŕ hoăn cuộc khởi tố càng lâu càng tốt: biết đâu có một phép lạ nào đưa tới.
    Những chả có phép lạ nào hết. Cuối cùng, Bill Fleshman cho tôi biết người ta sẽ bắt David Trường và Ronald Humphrey vào ngày 31 tháng Giêng, 1978. Buổi tối 30, tôi rước má tôi về nhà tôi ngủ để có nhau.
    Khi tôi sửa soạn cho Lance đi ngủ, má tôi gỡ nút áo cho cháu xong th́ ngước lên nh́n tôi, má nói:

    - Con có một ngày nữa thôi, rồi con sẽ hối hận.
    Tôi đáp:

    - Con sẽ không có ǵ để hối hận, má à. Như má, con cũng đâu có muốn chuyện này xảy ra. Con đă làm việc với thằng Hùng, giả bộ là đồng chí của nó, đóng kịch là đồng loă với nó suốt gần một năm trời. Con đă ăn sáng, ăn trưa với nó, con đă uống trà trên nhà của nó. Có một lần nó hết tiền, con cho nó năm đồng bạc để đi xe bus. Con tội nghiệp nó như con tội nghiệp những người tử tội khác.

    Má tôi vẫn lạnh lùng, không nh́n tôi.

    - Má, đây là nhà của ḿnh, quê hương mới của ḿnh. Con tin tưởng một cách mănh liệt là con có bổn phận phải bảo vệ nước này. Hồi đó, ḿnh sống trên đất Việt Nam ḿnh không có làm ǵ để bảo vệ đất nước, giỏi nhứt là không làm Việt Cộng thôi. Việt Nam như cái cây bị người ta bẻ hết trái mà không ai vun xới, nên ḿnh mới mất miền Nam. Bây giờ …
    Má tôi có vẻ giận, bà cắt lời tôi:

    - Con không nên dậy đời má như vậy.
    - Má đừng làm khó con nữa. Mấy tháng nay con như người sống dưới địa ngục kể từ ngày Bộ tư pháp đưa chưn vô nhà tụi con.
    Bà nói:

    - Con có dịp từ chối họ mà.
    Tôi không tin má tôi muốn nói như vậy. Tôi chưa kịp nói ǵ, th́ bà tiếp:

    - Má thấy má vô dụng trong cái nhà này rồi. Hay là con để má đi Atlanta ở với chị Kim và Minh Tâm đi.

    Thú thật, nghe má tôi nói vậy, tôi nhẹ trong ḷng vô cùng. Thật ra, ở Washington má tôi không giúp ǵ được cho tôi, ngày nào hai mẹ con gặp nhau rồi cùng bàn đi bàn lại: tôi bị la rầy, má trách đúng lắm. Tôi muốn tránh mặt má tôi, những trốn đâu trong căn nhà mướn chỉ có ba cái pḥng ngủ, ngoài sân th́ tuyết phủ đầy đường. Xa nhau sáu trăm dặm, may ra tránh làm khổ nhau. Ư định này tôi cũng nghĩ từ trước đó, những không dám đề nghị, sợ má giận là tôi “đuổi” má.

    Nhớ lời ông ngoại tôi dậy: “Làm người khó, làm chó th́ dễ”. Làm người Việt Nam càng khó hơn ngoại ơi !

    - Dạ, con sẽ mua vé máy bay cho má đi xuống chị Kim. Nhưng con muốn má biết là má đă nghĩ không đúng khi má nói: má vô dụng ở đây. Lúc nào con cũng cần má, má à. Con dệt chiếc chiếu này cho con th́ con nằm lên nó; nó êm th́ con nhờ, nó có gai có góc th́ con chịu. Con đâu có mượn ai nằm lên giùm con được.
    Má tôi hôn Lance, chúc cháu ngủ ngon, rồi tắt đèn. Lance hỏi nhỏ:

    - Má căi lộn với bà ngoại hả?
    - Không, bà với má bàn công chuyện.
    Lance nói bằng một giọng nghiêm trang:

    - Con nghĩ bà ngoại giận má đó.
    - Không, bà không có giận má đâu.
    - Tốt.
    Rồi Lance đổi giọng nhơng nhẽo nói:

    - Má xoa lưng cho con đi, rồi viết chữ từ A tới Z cho con ngủ.


    Còn tiếp ...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •