Page 287 of 471 FirstFirst ... 187237277283284285286287288289290291297337387 ... LastLast
Results 2,861 to 2,870 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2861
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    Một chuyện tình nghĩa của các quân nhân QLVNCH

    CƯỚI VỢ TRẺ

    (Nhân một chuyến đi. Mới có ư tưởng, tạm dừng "Tôi đi Mỹ" để viết kẻo bay mất!Hôm lễ July Fourth (Lễ Quốc Khánh hay c̣n gọi là Lễ Độc Lập) của Mỹ, ḿnh có tới nhà một sĩ quan lớn tuổi chơi. Thế là có câu chuyện...)
    ĐNH ********

    Vợ ông Thuận sau cơn bạo bệnh đă mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và có gia đ́nh nên ông ở chỉ có một ḿnh. Từ ngày vợ mất, ông đă ngoài 65 nhưng vẫn c̣n tráng kiện và khoẻ mạnh.

    Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ, hơi có tin lành dữ ǵ là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lăo 75 tuổi về VN cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non! Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy chỉ có một ḿnh ông.
    Tất cả con cháu, họ hàng không có một người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối!Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà. Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm rửa sạch sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By Night, Asia... cho cô coi.

    Khuya, ông chỉ tay vào một căn pḥng và nói:- Đó là pḥng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.Nói xong, ông đứng lên đi vào pḥng của ông. Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một pḥng, khi nào cần làm "chuyện ấy" th́ mới... ṃ sang! Hix!

    Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gơ cửa hay có thái độ nào khác! Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú nhân)... Ông nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm trang với cô:

    - Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng kư học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống măi mà bảo bọc cho cô được đâu. Ở cái xứ sở này, đâu ai để ư ai, đâu ai biết, đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành.Cô chỉ biết vâng dạ.

    Những đêm xa nhà, xa quê hương một ḿnh nơi đất khách quê người, người ta mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là tiếng nói của một ông già. Nhiều lần cô lưỡng lự, muốn qua gơ cửa pḥng vào nói chuyện với ông nhưng rồi lại thôi.

    Một năm thấm thoát trôi qua. Cô c̣n trẻ lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các test để vào ngành y tá.Ngày cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt khi cô báo tin đă pass (đậu).

    Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lănh cha mẹ qua Mỹ! Cô c̣n đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ. Ba năm sau cô và ông ra đón cha mẹ cô và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi. Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đ́nh, chạy lại ôm chầm lấy ông, mắt đă nhoè lệ và kêu lên sung sướng:

    - Ông Thầy!
    Th́ ra ông Thuận nguyên là sĩ quan tiểu đoàn trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. C̣n "ông bố vợ", bố của Hằng nguyên là một trung sĩ, thuộc cấp của ông. Hai thầy tṛ ôm nhau mừng mừng tủi tủi.Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đă sai lầm.

    Ngày xưa sau 1975, lúc ông phải đi tù cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đă phải đạp xích lô nuôi gia đ́nh bữa no bữa đói mà vẫn chia sẻ giúp đỡ gia đ́nh ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.*****

    Ông bùi ngùi nói với tôi:- Chú Ḥa biết không, những ngày trong trại cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân th́ 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái t́nh nghiă mà người lính dành cho ḿnh. Chính cái t́nh nghiă ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đ́nh chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)*****

    Tôi hiểu câu chuyện, th́ ra ông về VN "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đă cưu mang giúp đỡ ông và gia đ́nh sau 1975.Nhưng tôi vẫn c̣n thắc mắc:- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?Ông mỉm cười:- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy. Tôi nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ư tưởng, tôi nói:

    -Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?- Tôi chỉ làm một việc rất b́nh thường. Sống có t́nh có nghiă là vui lắm rồi, cần ǵ ầm ĩ... Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống vui vẻ, Hằng đứng dậy đi về phiá tôi và nói:- Anh Ḥa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy ! Tôi thấy mắt Hằng long lanh !
    ĐNH.
    Cá Thộn cám ơn bạn ĐNH đã cho đọc truyện này.
    Last edited by CảThộn; 09-08-2014 at 03:16 AM.

  2. #2862
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Sài G̣n thưở ấy dưới cái nh́n của bọn Việt Cộng đấu tranh giai cấp



    Một tiểu thư nhà giàu ở Sài G̣n.

    (http://citinews.net/the-gioi/goc-nhi...burri-QOZ7ZVA/)

  3. #2863
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post
    CƯỚI VỢ TRẺ

    Một chuyện tình nghĩa của các quân nhân QLVNCH
    .
    Chuyện t́nh nghĩa không phải là không có , nhưng phải đốt đuốc đi t́m

    C̣n chuyện " trâu già thích gặm cỏ non " th́ đầy rẫy .

    Câu chuyện trên cũng đưa lên một cách giúp đỡ người thân , người ơn ra khỏi VN để tạo dựng cuộc sống

    tốt đẹp hơn . Nếu làm được th́ cũng đâu có ǵ xấu .

  4. #2864
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374
    Quote Originally Posted by Nhân Dân Tự Vệ View Post


    Một tiểu thư nhà giàu ở Sài G̣n.

    (http://citinews.net/the-gioi/goc-nhi...burri-QOZ7ZVA/)
    ... nh́n tấm h́nh mà ḷng chợt nhớ.. cũng đă 50 năm rồi.. chợt T.Vân lên tiếng..
    cô bé nà cũng ngộ đó hỉ ?? làm tôi giật ḿnh...
    anh nhớ đây... khúc đường nào vzậy ??
    Đui trồng si hoài mà không nhớ sao ?? .... bộ gần nhà...
    những đại lộ có đường dành cho xe đạp chỉ có Gallieni.. Pellerin.. hay Pasteur, một khúc ở Testard và Duy Tan thôi vậy là ở khúc nào?? chắc là gần trường nữ như Ste Marie.. hay Ste Rosaire.. cô bé nữ sinh có hai đuôi tóc dóc.. mặc váy đen.. và ngược chiều là hai chị em, c̣n chiếc xe đạp đạp bên lề trái cùng chiều với chiếc velosolex con đường ngang c̣n căn nhà mái thấp.. chắc là Pasteur quá !!
    Quư Bạn đoán thử xem là ở quăng đường nào của Saigon gần 50 năm về trước đấy... cảm ơn .

  5. #2865
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khám và điều trị mắt cho Quư ông TPB VNCH -

    11.08.2014





  6. #2866
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; dấu chân kỷ niệm...

    lâu ngày lang thang trên mạng nhà nước CSVN th́ bên VNExpress đăng tin chiều thứ bảy vừa qua.. nhà nước đă nhất định tháo dỡ thương xá TAX.. để làm cao ốc mới..
    Thế là toàn cảnh biểu thị của Saigon xưa lại mất thêm.. nay chỉ c̣n có nhà Hát lớn Thành phố và toà Đô sảnh, Bưu điện và chợ Bến Thành.... là chưa bị " sờ!!" đến, tuy rằng đă khuất tầm nh́n...
    Saigon vốn đă nóng.. nhưng cứ thế này th́.. lại thành cái ḷ bánh ḿ.. tỷ lệ oxy giảm th́ lại có bịnh phổi.. c̣n trẻ nhỏ hen suyễn coi như " vốn bẩm sinh >>".. chưa kể đến nạn ẩm ướt dể cho cholera.. ./.

  7. #2867
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vũ Nữ Cẩm Nhung đă qua đời

    Lật lại vụ vũ nữ Cẩm Nhung...


    Cả tuần nay , tigon ít vào VL , v́ sợ bị nhức đầu , chóng mặt như Cụ BS Quốc

    C̣n nhớ trên SGTA này , các Anh Chị đă có lần nói đến một câu chuyện đă xẩy ra tại Sàgon vào năm 1963 : Vụ Vũ nữ Cẩm Nhung .

    Nay được tin Cẩm Nhung đă qua đời , xin được một lần cuối cùng , nhắc lại nội vụ , như một bài học về chuyện đời :



    Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô phải rời xa Hà Nội để theo gia đ́nh di cư vào Nam. Vào Sài G̣n được ít năm, khi cuộc sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâm bệnh rồi mất, bỏ lại 3 người phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng,và hoàn cảnh đưa đẩy , năm mới 19 tuổi , cô đă là một vũ nữ nổi tiếng của các Dancing Saigon như Arc-en-Ciel , Kim Sơn...

    Theo thú nhận của Cẩm Nhung với báo chí Sài G̣n sau khi xảy ra vụ đánh ghen ghê rợn, khi làm người t́nh của trung tá Trần Ngọc Thức, cô nghĩ rằng ḿnh có thể trở thành vợ bé của ông ta Cô đâu biết rằng trong lúc cô và trung tá Thức đang vui vẻ ở vũ trường Kim Sơn, th́ ở khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn.

    Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi, hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, cho đến 3-4h sáng. Khi Cẩm Nhung c̣n cách chiếc taxi khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gă đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng th́ gă đàn ông đă tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” rồi ngă gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đă băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn

    Nếu như cú tạt axít làm Cẩm Nhung đau đớn thân xác, nhan sắc bị hủy hoại hoàn toàn, th́ cú tạt axít này cũng làm người trong cuộc là “ Tr/ tá Thức công binh” đau đớn không kém. Không phải ông đau đớn v́ cô vợ nhỏ bị nạn, mà là v́ con đường công danh, sự nghiệp của ông ta bỗng chốc chấm hết, bao nhiêu bổng lộc trong ngành xây dựng công tŕnh quân sự bỗng chốc mất trắng.

    Chẳng những thế, ông c̣n bị miệng đời chê cười, mỉa mai

    C̣n Cẩm Nhung, đau khổ, buồn chán đến tuyệt vọng, vũ nữ Cẩm Nhung đă “trả thù đời” bằng cách đập phá, uống rượu, hút thuốc… thiêu đốt hết gia sản kếch sù bao nhiêu năm vắt kiệt mồ hôi trong các vũ trường và cặp bồ với hàng tá nhân t́nh Bao nhiêu món đồ quư giá của cô cứ lần lượt ra đi, ban đầu là chiếc xe máy loại mới nhập cảng của Nhật Bản, sau đến các loại nữ trang, hột xoàn, ṿng vàng…

    Cuối cùng, căn nhà trị giá gần 200 lượng vàng cũng bán luôn

    Không nhà cửa, không tài sản, cô vũ nữ lừng danh một thời chỉ c̣n con đường đi ăn xin.

    Lần đầu tiên, người dân Sài G̣n thấy vũ nữ Cẩm Nhung đi ăn xin trước chợ Bến Thành vào khoảng trước Tết năm 1969. Cô ngồi bên vệ đường Lê lợi, khăn che kín mặt mày, trên ngực đeo bức ảnh cô chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức, trước mặt là vỏ lon hộp sữa Ghi-gô cô ch́a ra xin ḷng thương hại của người đi đường.




    Người Sài G̣n nghe tin đă kéo tới xem Cẩm Nhung đi ăn xin, đông đúc như đi xem cải lương. Ngoài tấm h́nh đeo trên ngực, người ta c̣n nhận ra Cẩm Nhung ở đôi bàn tay mịn màng, không chút t́ vết và đôi bàn chân gót son thon thả. Ban đầu, người Sài G̣n cho tiền cô thật nhiều. Có tiền, Cẩm Nhung tiếp tục nghiện ngập.

    Càng về sau, người Sài G̣n càng bớt cảm động về chuyện ăn xin của cô vũ nữ nên càng ít cho tiền. Người dân Sài G̣n khu vực quận 1 lúc đó đă không khỏi bùi ngùi khi thấy Cẩm Nhung mù ḷa cầm gậy ḍ đường trên đại lộ Lê Lợi, con đường Tự Do, trên những lối đi một thời in dấu chân cô vũ nữ Cẩm Nhung từ nhà tới vũ trường Kim Sơn. Sau đó, Cẩm Nhung phải rời khỏi khu vực chợ Bến Thành, lần ṃ đến chợ B́nh Tây, chợ Bà Chiểu, và cuối cùng là ngă tư Trần Quốc Thảo – Lư Chính Thắng (quận3), trước khi cô âm thầm rời Sài G̣n hoa lệ để về miền Tây xa xôi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận.


    C̣n tiếp ...
    Last edited by Tigon; 19-08-2014 at 08:29 AM.

  8. #2868
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau 30 tháng 4 , 1975 , người ta c̣n thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một thời gian. Từ khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước ngực đâu nữa.

    Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đă bệnh chết hoặc đă quyên sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của ḿnh. Măi sau này người ta mới phát hiện bà vẫn c̣n sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh các ngôi chùa ở thị xă Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo.

    Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xă Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lăo bán vé số đă qua đời v́ già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lăo được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa..

    Bà lăo vô gia cư đó chính là vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa thế kỷ trước.


    * Sau 1975 Đại-Tá Trần-ngọc-Thức đi tù ở Trại Z30C Hàm-Tân -


    Giờ này , nếu c̣n sống hẳn ông cũng đang có mặt trên xứ Mỹ .

    Sau vụ Cẩm Nhung , hai ông bà đă ly dị .

    Tổng hợp tin trên net
    Last edited by Tigon; 19-08-2014 at 08:09 AM.

  9. #2869
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vũ nữ Cẩm Nhung

    Nguyên Sa

    Nguồn:Hồi kư,Đời 1998,trang 194-199

    Trong niên khoá 1955-56 tôi dạy học môn triết ở Chu Văn An, với tư cách giáo sư dạy giờ, hiểu nôm na là tháng dạy bao nhiêu giờ được trả lương bấy nhiêu giờ, cũng có thể hiểu công việc làm này có tính cách bán thời gian. Tôi bắt đầu làm việc ở Chu Văn An vào đầu năm Dương Lịch, tức là giữa niên khoá. Niên khoá 1957-1958, tôi cũng vẫn phục vụ tại trường Trung Học này với tư cách giáo sư dạy giờ, trường học vẫn do cụ Vũ Ngô Xán làm Hiệu trưởng, tuy gọi là dạy triết, nhưng tôi chỉ dạy có hai môn luận lư học và đạo đờc học trong hai niên khoá đầu tiên đó. Tổng số giờ của tôi ở Chu Văn An, năm đầu chỉ có 6 giờ một tuần, năm sau số giờ được tăng lên 12 giờ. Tuy nhiên tôi phải làm việc, kể từ năm thứ hai này, mỗi lúc một nhiều giờ hơn v́ dậy học thêm ở các tư thục và mở lớp riêng về triết, dạy ba môn luận lư học, đạo đức học và tâm lư học, luận lư và đạo đức chung cho hai ban A và B lớp Tú Tài 2, tức là ban Khoa học thực nghiệm và ban Toán, tâm lư cho riêng ban A, không có siêu h́nh học v́ môn này chỉ có ban văn chương mới học và sĩ số của ban này thường thưa vắng, không đủ để mở lớp. Các trường Pasteur và Đông Tây học đường do cụ Cấn Văn Tố làm Hiệu trưởng, trường Văn Lang của cụ Ngô Duy Cầu, trường Nguyễn Bá Ṭng do linh mục Nguyễn Quang Lăm làm Hiệu trưởng, mỗi nơi tôi dạy những môn khác biệt, khi th́ Pháp văn, khi th́ Việt văn, không có dạy triết v́ tư thục thời điểm cuối thập niên năm mươi chưa có lớp 12, học sinh thi đậu tú tài 1, cả thi viết lẫn vấn đáp, đều đương nhiên được nhận vào trường công. Càng lúc công việc càng bận bịu hơn nhưng thời gian giờ dạy ít hay thời gian dạy nhiều hơn, ra khỏi lớp học là tôi chạy về gặp Mai Thảo. Những ngày có nửa buổi trống chúng tôi gặp nhau nửa buổi. Những ngày trống nguyên ngày, tôi đến đường Kư Con từ sáng sớm, đập rầm rầm vào cửa sắt đánh thức Mai Thảo dậy. Bạn tôi giọng ngái ngủ nói Nguyên Sa, biết rồi, biết rồi nói đây đây để ngăn chặn tôi tiếp tục thi triển khả năng làm thành những tiếng động trên khung cửa sắt kéo, đóng chặt và có khoá kỹ. Có buổi sáng tôi đập cửa, Mai Thảo giọng vẫn c̣n ngái ngủ nói tôi dậy rồi ông ơi, cửa mở ông vào đi, tôi vào Mai Thảo t́m kiếm lung lao, rồi cười khà khà nói xong rồi, thấy rồi, mất cái bài này th́ hỏng hết. Chủ nhiệm Sáng Tạo giấy tờ bài bản không phải lúc nào cũng được xếp trật tự, tảng sáng tỉnh giấc nhớ đến truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường gởi tới, mấy hôm trước đọc thấy hay quá, nhưng không biết để đâu. Chúng tôi ra La Pagode, Mai Thảo đưa cho tôi đọc truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường, tôi vừa đọc vừa nghe Mai Thảo hỏi "được không, đưọc không?" Khám phá được ng̣i bút mới là niềm vui lớn của chủ nhiệm Mai Thảo. Và anh có để nhiều công khó trong công việc làm quan trọng này, những công việc đă mang tới được cho độc giả những ng̣i bút tài ba buổi đầu đời, những Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu, Ngụy Ngữ, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng vv...

    Buổi chiều, tan trường, không có lớp tối, tôi bay về Sáng Tạo ngay, là đương nhiên. Trên chiếc xe Austin, chúng tôi bay lượn ṿng vèo. Ở Nguyễn Huệ. Ở Trần Hưng Đạo. Những đại lộ. Mai Thảo cũng không quên lượn ṿng khi xe tới ngôi nhà gần bờ sông Sài g̣n. Anh lái cho xe đi quá mục tiêu rồi mới ṿng đầu xe dừng lại trước ngôi nhà. Chúng tôi ngồi trong gian pḥng khách nhỏ, người thiếu nữ khuôn mặt đă trang điểm, đôi mắt rất đen và rất to, phấn nền và phấn hồng đều mỏng, nói với tôi chào anh, nói với Mai Thảo chờ em. Mai Thảo giới thiệu, người thiếu nữ và tôi có thêm cơ hội làm những cử chỉ lịch sự. Nàng mau chóng đi ra phía sau bức b́nh phong, không phải là bức tứ b́nh có những khoảng không gian ngăn cách mai lan trúc cúc, chỉ là b́nh phong h́nh chữ nhật chiều ngang lờn hơn chiều cao, phía ngang kín bưng, ngoại trừ hai phiá đầu và chân không được che kín. Người thiếu nữ đă đứng vào sau b́nh phong cười với chúng tôi. Thân ḿnh nàng được che khuất, phiá trên ngang tầm vai, phía dưới tới đầu gối. Nàng cũng khởi đầu nói những câu chuyện thông thường với Mai Thảo, em tưởng anh quên, tay chơi cười nhếch mép nói quên thế nào được, thiếu nữ nói tiếp, Mai Thảo chỉ nhếch mép. Thiếu nữ nghiêng đầu nh́n xuống phía dưới. Tôi nh́n theo đường nh́n của nàng, tôi nh́n thấy hai ống chân của thiếu nữ, thấy nàng làm động tác chân đá đá đẩy ra chiếc quần đă rớt xuống. Nàng có di thuyển thế đứng một bước nhỏ, để cho chiếc quần đi ra khỏi vướng víu. Chiếc quần dài rớt xuống trước, trước quần ngắn hơn nhiều, màu sắc cũng nổi bật hơn nhiều rớt xuống sau. Thiếu nữ nh́n tôi cười có nét e thẹn, tôi cười đáp lại, có phần ngượng ngùng. Mai Thảo dường như không chú ư, anh tiếp tục hút thuốc nh́n khói bay lên chậm và tan loăng c̣n chậm hơn trong gian pḥng nhỏ đóng kín. Khi bàn tay của người con gái để lên trên b́nh phong tôi ghi nhận ngay trên đó đă có để sẵn quần áo, có một chiếc quần dài, màu đen trông loang loáng, chắc sa tanh, càng lấp lánh khi phản chiếu ánh đèn, một chiếc quần ngắn hơn, màu sắc tươi mát hơn, và chiếc áo dài lụa màu nâu gụ có thêu bông. Người con gái lấy xuống chiếc quần ngắn trước, rồi quần dài, đoạn cởi ra chiếc áo cánh, lấy chiếc áo dài nâu thêu bông.

    Chúng tôi đi, thiếu nữ ngồi kế bên Mai Thảo trên băng trên, lần đó, nhiều lần khác nàng ngồi băng sau, tôi ngồi kế bên Mai Thảo. Câu hỏi ḿnh đi đâu của tôi khi được nêu lên mỗi lần có những câu trả lời khác nhau. Tôi không hỏi đi đâu từ trước, đi đâu th́ đi, lên xe hỏi han thế thôi, không có định kiến. Câu trả lời thường đến từ phía người con gái.

    -Cho em vào Arc en Ciel!

    - Cho em đi đâu cũng được!

    -Hỏi bác tài!

    Vào Arc en Ciel những hôm nàng đi làm, em đi chơi với chúng ḿnh là câu trả lời đến từ Mai Thảo những lần khởi hành khác. Mai Thảo lái xe chừng mực hơn mỗi khi có phụ nữ. Anh chỉ bay bưóm nhẹ nhàng khi xe đề pa và khi dừng lại.

    Những lần chót tôi gập lại người phụ nữ ấy, Mai Thảo dừng xe có phần gấp gáp, không có nét bay bướm nào. Anh đang phóng nhanh bỗng thắng két, táp xe vào lề, đậu xe bên phía tay mặt đường Pasteur. Mai Thảo ra khỏi xe không một lời giải thích. Tôi không hỏi, xuống theo ngay, linh cảm có chuyện ǵ khác lạ. Chúng tôi băng qua con lộ xe chạy một chiều vun vút. Mai Thảo dừng lại trước một người hành khất, một người phụ nữ, móc trong túi ra một nắm giấy bạc, anh chuyển nắm giấy bạc sang tay kia, t́m kiếm thêm, tôi không nhận ra người hành khất là ai, chỉ thấy mặt loang lổ những vết cháy nổi lên những mảng thịt nửa đỏ nửa tím sậm, dị dạng, hai mắt vết cháy càng rơ, ḷng trắng và ḷng đen bị hủy hoại lổn nhổn. Bạn tôi bỏ nắm tiền vào chậu bằng nhôm, những tờ giấy chạm vào tay người đàn bà hành khất, dường như nàng biết ngay người cho tiền là ai, sự va chạm của bàn tay vào những tờ giấy bạc cho nàng biết ngay là ai, ai có thể cho nàng nhiều tờ giấy bạc như thế, nàng ngẩng mặt lên gọi "anh", Mai Thảo vỗ nhẹ vào bàn tay nàng có tiếng nói an ủi bằng xúc giác, không có âm thanh nào được phát lên.

    Tôi muốn nói lên tên người đàn bà hành khất. Tôi chưa kịp nói Mai Thảo kéo tôi băng qua đường. Tôi ngồi vào trong xe, nói lên ngay tên nàng. Mai Thảo gật đầu. Cẩm Nhung. Tên người vũ nữ thay quần áo sau tấm b́nh phong mỗi lần Mai Thảo và tôi đến đón nàng đi làm hay đi ăn, đi ra Pointe des Blagueurs hóng mát. Cẩm Nhung bị tạt át xít trong một trận đ̣n ghen có sức mạnh của tiền hô hậu ủng, có sự tàn bạo mới của thế kỷ khoa học.

    Tôi nh́n bạn tôi ngậm ngùi:

    -Cẩm Nhung!

    Mai Thảo nh́n về phía trước mặt, như nói một ḿnh, rất khẽ:

    -Nhung đấy!

    Nguyên Sa

    (trích Hồi Kư, Đời 1998, trang 194-199)

  10. #2870
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Sài G̣n tiếc nuối hàng cây trăm tuổi

    Trên các trang mạng xă hội Việt Nam đang bùng lên dư luận tiếc nuối hàng chục cây trăm tuổi sừng sững hàng thế kỷ, vừa bị chặt đốn trong mấy ngày qua, để nhường chỗ cho việc xây dựng nhà ga đường xe điện ngầm sẽ được thi công cuối năm tới.

    Theo báo Tuổi Trẻ, chỉ ba ngày qua, đă có đến 57 cây trăm tuổi trước Nhà Hát Thành Phố bị đốn chặt. Đây là hàng cây cổ thụ mọc dài trên đường Lê Lợi của thành phố Sài G̣n, trong đó có 39 cây dầu, sao đen, ḅ cạp... cao 12m, đường kính ở gốc to khoảng 7 tấc.


    Bồn binh trung tâm Sài G̣n “trụi lủi.” (H́nh: báo Tuổi Trẻ)

    Dư luận cư dân Sài G̣n cho rằng, việc đốn hạ những hàng cây cổ thụ trăm tuổi đă làm biến mất mảng xanh của trung tâm Sài G̣n. Rất nhiều người Sài G̣n cho rằng, “Sài G̣n nay không c̣n xanh, và hàng liễu ở khu vực trung tâm thành phố cũng đă không c̣n rủ.”

    Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Văn Dung, phó giám đốc Khu Quản lư Giao thông Đô thị số 1, đơn vị quản lư cây xanh ở khu vực trung tâm Sài G̣n thừa nhận rằng, người ta “chỉ mất vài năm để xây một ṭa nhà cao vài chục tầng, nhưng mất cả trăm năm để trồng những cây cổ thụ mang tính biểu tượng của một thành phố.”

    Theo dự án đă được nhà cầm quyền thành phố chấp thuận, nhà ga trung tâm Bến Thành sẽ được khởi công xây dựng vào năm tới, 2015 và dự tính sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018. Nhà ga này là hạng mục của gói thầu xây dựng con đường xe điện ngầm số 1 Bến Thành-Suối Tiên ở quận 9, trước đây là Thủ Đức. Nhà ga theo dự án, sẽ nằm sâu dưới ḷng đất khoảng 40m.

    C̣n theo ông Lê Khắc Huỳnh, phó ban Quản lư Đường sắt Đô thị Sài G̣n, cây cối ở khu vực trung tâm Sài G̣n sẽ được trồng lại để nhằm mục đích tái tạo “mảng xanh phù hợp,” sau khi việc thi công các nhà ga của đường xe điện ngầm hoàn tất. Tuy nhiên, ông này cũng nói rằng, kế hoạch tái tạo “mảng xanh phù hợp” được thực hiện ra sao c̣n tùy thiết kế được duyệt và vốn liếng được cấp.

    Xem ra, kế hoạch “tái tạo mảng xanh” sau khi phá đốn hàng cây trăm tuổi là không phải dễ, và cũng chưa hứa hẹn điều ǵ vững bền cho tương lai thành phố này. (PL)

    http://www.saungon.net/tbl/item_2356.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 12 users browsing this thread. (0 members and 12 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •