Page 466 of 471 FirstFirst ... 366416456462463464465466467468469470 ... LastLast
Results 4,651 to 4,660 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4651
    tran truong
    Khách
    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Cuộc ra đi theo cách mạng của tôi khởi đầu từ đây và cũng chấm dứt ở mảnh đất này. Khi tôi nh́n thấy ngoại tôi th́ tôi rụng rời hết tay chân và trời đất dường như sụp đổ. Hồ chủ tịch, Trung ương đảng, Hà Nội, cách mạng là ǵ?

    Đột nhiên tôi tự hỏi. Và đây không phải là lần đầu.

    Giải phóng là cái ǵ ? Ai giải phóng và ai được giải phóng? Giá tôi đừng về để nh́n thấy bộ mặt giải phóng. Tất cả đều là một sự giả dối, lừa bịp, tàn bạo và ngu muội. Bọn Cộng Sản bất lương chẳng những đă phá nát Quê Hương, Tổ Quốc mà c̣n tàn phá cả TÂM HỒN DÂN TỘC VIỆT NAM. Tôi sẽ để tất cả th́ giờ trong những năm c̣n lại của đời tôi để chứng minh cho kỳ được điều này.

    Sài G̣n 1974
    Hoa Kỳ Tháng Năm 1989


    Đón xem quyển cuối:
    ĐỒNG BẰNG GAI GÓC

    Một quê hương tan nát, một cuồng vọng tiêu ma. Đồng khởi thực sự là cái ǵ ? Có giải phóng ba phần tư đất đai và bốn phần năm dân chúng không? Súng ngựa trời có tác dụng như đài Hà Nội rêu rao không? Đạo Quân Đầu Tóc có được mấy người và do ai chỉ huy ? Nữ tướng Ba Định làm ǵ trong kháng chiến chống Pháp, và trong chiến tranh chống Mỹ? Tại sao Nguyễn Chí Thanh bốc mụ ta lên đặt trên đầu bọn trí thức hùa và đám cán ngố Bắc Kỳ? Trần Văn Trà bị rượt chạy suưt chết v́ mưu toan sát nhập bộ đội Hai Phải vào các đơn vị dưới quyền chỉ huy của y.

    Ông Đốc Huệ, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, học giả Ca văn Thỉnh và các vị trí thức khác được Cộng Sản xử dụng ra sao ?

    V́ quyển IV Đến Mà Không Đến hơi dầy nên tác giả sẽ đưa các vấn đề sau đây vào quyển Đồng Bằng Gai Góc:

    Cái chết của Tư Trang, Thái Trần Trọng Nghĩa, Quách Vũ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Chí Thanh và các vấn đề khác chưa nêu lên trong quyển IV, như Lưu Hữu Phước làm con bài hiếu hỉ, hai thứ Trưởng Bộ Văn Hóa của Chánh Phủ ma nuôi gà giỏi cỡ nào và bị bọn Giải Phóng khinh miệt ra sao? Tác giả căi lộn với cấp chỉ huy và viết thơ cho Trần Bạch Đằng trước khi hồi chánh. Khi tác giả hồi chánh về Sài g̣n được Chánh phủ, đồng nghiệp và bạn bè cũ đón tiếp niềm nở ra sao.

    Mời bạn đọc đón xem tập cuối Đồng Bằng Gai Góc do Xuân Thu ấn hành năm 1993.

    Xuân Vũ

  2. #4652
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................





    Khi tôi về đến nhà gặp ngoại tôi th́ tôi mới thấy bộ mặt thật của đảng, hi sinh dân Nam Kỳ đến người cuối cùng để thống trị họ. Riêng tôi, tôi cảm thấy ḿnh ngu. Cái ngu của một thằng học tṛ ba chớp ba nháng đang đi học lại bỏ trường để nhào theo Việt Minh hát Tiến Quân Ca. Nhưng không phải một ḿnh tôi mà toàn dân Nam Kỳ quốc.

    Bây giờ, 1993, th́ tất cả nam phụ lăo ấu xứ Nam Kỳ đều thấy rơ điều đó rồi. Đă muộn! Dọc đường Trường Sơn và khi về R, tôi thường mở đài Sàig̣n. Thỉnh thoảng nghe tên những thằng bạn học. Chúng đang làm Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, Kỹ Sư, có thằng làm tướng. Mẹ kiếp, c̣n ḿnh đi theo Việt Minh hai mươi năm chỉ được cái danh hiệu tên ăn trộm, chui luồn ngơ hẹp.

    Tôi nh́n ngoại tôi mà hết biết nói năng ǵ. Ngoại đứng cho vịt ăn , bên mái cḥi lụp sụp chỉ xô một cái là đổ ngang. Ngoại nh́n tôi. Ngoại nh́n ông cán lạ mặt mang súng ngắn một giây rồi hỏi:

    – Cậu là ai?

    – Dạ, cháu là…

    Tôi bật lên tiếng khóc và chạy tới ôm lấy ngoại, không nói nên lời. Ngoại tôi vẫn ngạc nhiên không hiểu.

    – Con là thằng Triết nè ngoại ?

    – Ủa, con đó hả Triết?

    Ngoại tôi cũng khóc theo và buông xụi vùa lúa xuống đất . Tôi đi thẳng vào cḥi. Trời đất ! Sao chiếc bàn thờ bằng gỗ trắc lại đặt ở trong cḥi vịt. Chiếc bàn thờ chạm trổ. Thuở nhỏ tôi vói tay nhón gót mới lấy được bánh trái cúng trên đó ... bây giờ sao lại dời xuống đây? C̣n nhà cửa đâu?

    Ngoại tôi chậm chạp đi vào mắt cứ nh́n tôi trân trân như chưa tin tôi đă về tới nhà. Ngoại quệt mắt:

    – Nếu ngoại biết con ở đâu th́ ngoại đă đi t́m rồi. Hai chục năm nay ngoại có biết con ở đâu?

    Chia ly, nước mắt. Sum họp, cũng nước mắt. Cả hai ḍng nước mắt đều đắng cay, hờn tủi. Ngôi nhà ngói xưa , năm căn rộng và một ngôi nhà dài dính liền h́nh chữ Đinh đủ sức chứa hai trăm người đă biến mất. Ngày xưa khi cái gọi là Cách Mạng Tháng Tám vừa nổi lên, đây là nơi đóng quân, đóng cơ quan liên tục. Lúa trong bồ xúc ra tha hồ ăn, nước mưa tha hồ uống, trái cây ngoài vườn tha hồ hái.
    Trần Văn Trà, Đồng Văn Cống nào có lạ ǵ ngôi nhà này.

    Tất cả, bây giờ chỉ c̣n lại cái cḥi vịt, một chiếc bàn thờ ba chân và một ḿnh ngoại. Tôi nh́n lên thấy h́nh cậu tôi, người cậu thứ Tám tôi yêu quí nhất, chỉ lớn hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi coi như một người bạn thuở ấu thơ.

    – Cậu Tám sao vậy ngoại?

    Như một bọc nước mắt bị gai châm, ngoại ̣a lên khóc.
    Tôi nghe trong tiếng khóc của ngoại hàm chứa một sự u uất khác thường, nhưng chưa đoán được nguyên do. Có lẽ ngoại không muốn để cho đứa cháu đi biền biệt mấy chục năm nay mới trở về buồn ... nên ngoại lại quệt nước mắt, rồi đi nấu cơm.
    Tôi trút ba lô xuống giường, lột súng máng trên đầu cột . Tôi ngó quanh nhà, ngó đến đâu kinh hoàng tới đó. Tôi không ngờ quê hương tan nát và nhà cửa của ngoại tôi trở thành cái cḥi như thế này, một cái cḥi cất trên bờ chuối mà hai hàng cột bia cắm dưới mương , v́ mặt bờ không đủ rộng.

    Cái cḥi có vách lá sơ sài te tua bao bọc chung quanh , c̣n bên trong th́ không có vách ngăn. Phía trước là chiếc bàn thờ, dựa lưng vào bàn thờ là giường ngủ chung quanh là thùng, hũ, nia, sàng, đồ rách, chai lọ lớp bể lớp c̣n nguyên như chiếc thúng tản cư thời chạy Tây, hai mươi năm trước. Trời ơi ! Thời đó Tây nó không đốt nhà ngoại để bây giờ bọn cán bộ chi ủy tổ trưởng đảng, du kích, rút rỉa ăn hết, từ cây cột, chiếc đ̣n tay, cục gạch, tấm ngói, không chừa một thứ ǵ c̣n lại , có thể chứng minh rằng nơi đây từng là một ngôi nhà ngói xưa.

    Ngoại tôi đi ra bàn thờ rút một cây nhang và bảo tôi:

    – Đốt nhang trên bàn thờ đi con!

    Tôi đang lớ ngớ không biết làm ǵ, th́ câu nói của ngoại làm tôi tỉnh lại. Mấy chục năm nay, tôi bất biết nhà cửa, ông bà cha mẹ. Bất biết cúng quải là ǵ. Cách mạng làm cho người ta quên nguồn cội, bắt đầu từ những chuyện tưởng-như-nhỏ này, thực t́nh là không nhỏ. Có quên ông bà th́ mới thờ phượng được Mác - Lê - Mao. Có quên cha mẹ th́ mới gào “Hồ Chí Minh muôn năm” được. Rồi từ đó mới quay lại đấu tố cha mẹ ông bà.

    Tôi cặm cây nhang trên bàn thờ mà không biết van vái những ǵ. Ngoại bảo:

    – Vái vong hồn cậu con về pḥ hộ con.

    Tôi hỏi ngoại:

    – Cậu Bảy đâu ngoại?

    – Cậu Bảy con ở trên Sài G̣n.

    – D́ Năm đâu ngoại?

    – D́ Năm đi ở đợ cho người ta cũng ở trên Sài G̣n.

    Tôi không hỏi d́ Tư tôi. V́ tôi biết d́ đang ở đâu. Trên đường về từ Phước Hiệp tới đây, tôi đă nghe danh dượng Tư. Ông là Cai Tổng. Chợ làng tôi đă trở thành thị trấn. Quận Mỏ Cày chia thành hai quận. Trên có Quận Trưởng, dưới có Cai Tổng. Tôi không dám nói tới những tên tuổi thân yêu v́ sợ đụng tới cái lập trường của ḿnh. Cách mạng là như thế đó . Cách mạng quái gỡ như thế đó . Không rơ ai bày đặt ra mà dân ta phải theo như thế này. Giá đừng có cái tháng Tám trong cuốn lịch th́ dân ta đỡ hơn nhiều.

    Tôi hỏi ngoại:

    – Ngoại ở nhà có một ḿnh vầy sao ngoại. Rồi có máy bay hoặc cà nông ngoại làm sao?

    Ngoại chỉ cái hầm ở sau cḥi.

    – Chun vô đó.

    Cách Mạng đă biến nhân dân thành những con chuột ở hang. Suốt từ Vàm Cỏ Đông về đến đây, tôi đến đâu cũng dớn dác t́m hầm. Khi thấy được cái hầm rồi mới yên tâm mắc vơng nghỉ hoặc làm việc ǵ khác.

    Ngoại nói:

    – Ngoại mướn người ta làm hết năm giạ lúa..

    Nghe nói tới tiếng “lúa” tôi nhớ tới lúa ruộng, nhưng cũng không dám hỏi. V́ lại sợ mất lập trường.

    Ở ngoài Bắc, tôi từng nghe các ông lớn khoe rằng sau Đồng Khởi giai cấp địa chủ đă đầu hàng nhân dân vô điều kiện. Nhiều nơi địa chủ không nhận lúa ruộng hoặc chỉ lấy lúa ruộng tượng trưng một lon sữa ḅ. Và: Địa chủ trong Nam tiến bộ hơn địa chủ ngoài Bắc. Không cần học tập, không đợi đưa ra đấu trường mà đă giác ngộ Cách Mạng. Trong lúc Ban Chấp Hành Trung ương Đảng th́ lại trở thành địa chủ khoác áo bần cố nông, mới đáng nực cười.

    Ngoại tôi bảo:

    – Để ngoại kêu em Sơn của con vô cho má con hay.

    – Em Sơn nào ngoại?

    – Con gái của d́ Năm con.

    Bỗng một cô bé chừng mười một mười hai tuổi bế em đi vô cḥi. Ngoại bảo:

    – Con đi đằng xóm coi chừng có máy bay, cà nông thụt chạy về không kịp.

    Cô bé hỏi.

    – Ai vậy ngoại?

    Ngoại bảo:

    – Anh Hai mày đó.

    – Con đâu có anh Hai như vầy.

    Ngoại giải thích cho cô bé.

    – Con của d́ Hai mày. Anh Hai con đi Cách Mạng hồi con chưa có. Đi lại mừng anh Hai đi con.

    Cô bé đến cúi đầu. Ngoại bảo:

    – Con đi lên nhà chị Sơn kêu nó đi vô Cầu Mống cho d́ Hai con hay.

    – Hay ǵ ngoại?

    Ngoại bảo cô bé đưa em cho tôi. Tôi bồng bé gái ba tuổi mà rung động cả tim gan: ḿnh đi xa nhà quá lâu. Ngoại giải thích tiếp:

    – Em Sơn, con của d́ Năm con, đẻ hồi 45. Khi con đi lên tỉnh với cậu Bảy con , th́ nó chưa dứt sữa. Bây giờ con của nó đă lớn chừng đó. Con hôn cậu Hai đi con.

    Đứa bé biết máu mủ , hôn tôi và ôm cổ tôi. Tôi không ngờ tôi được một đứa cháu xinh xắn ngộ nghĩnh như vậy. Bao nhiêu gian lao chết chóc vượt Trường Sơn băng ĐồngTháp Mười tưởng chừng như tan biến trong phút chốc. Tôi hôn hít nựng nịu liên hồi. Bấy lâu nay chỉ hôn khính con cháu người ta.

    Chập sau mẹ nó tới, một cô gái xinh đẹp, nước da trắng như bông bưởi, giống hệt d́ Năm tôi, bước vô cḥi, kêu:

    – Anh Hai !

    Ngoại tôi trêu:

    – Ai là anh Hai của mày, coi kỹ lại coi !

    Nó bỗng ̣a lên khóc. Ngoại tôi nói:

    – Cha nó hi sinh đâu ở dưới miền Tây trước đ́nh chiến. D́ con đi t́m mà không ra tông tích.

    Gia đ́nh ngoại tôi đang sống trong thảm cảnh, ly tán hoàn toàn. Không c̣n ǵ hết. Trên bảy mươi tuổi, sống trên hai mươi năm trong vùng Việt Minh kiểm soát, nay thành một bà cụ trơ trọi cô đơn và nghèo nàn tột bực .
    Dượng Năm tôi là một nhà Cách Mạng bị tù Côn Đảo. D́ Năm tôi là cán bộ Phụ Nữ tỉnh, đă đào tạo nhiều lớp cán bộ Phụ Nữ Cứu Quốc dưới thời bà Ba Định, cậu Bảy tôi là Trưởng Ban Huấn Luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh, có bằng Brevet Supérieur, từng được chọn đi học Đông Âu năm 1947 nhưng cậu “không đi” với lư do ngoại tôi già yếu. Ruộng đất bị Cách Mạng tịch thu, vẫn vui ḷng. Nhà cửa được Cách Mạng ở dùm. Vẫn cứ vui ḷng. Ngoại tôi âm thầm chịu đựng, một tiếng bất măn cũng không thốt ra.

    Thế mà cậu Tám tôi bị chúng giết trong Đồng Khởi. Có ǵ đâu Chúng mời cậu đi học tập chánh sách. Cậu không đi Cậu bảo:

    – Tụi chăn trâu chăn ḅ dạy ai mà học?

    Chỉ có thế thôi. Nửa đêm chúng đến “mời” ... và cậu không về nữa.
    Bọn tá điền và lũ chăn trâu dùng búa đập đầu cậu Nhưng c̣n tàn nhẫn hơn, chúng không cho ngoại tôi xin xác.

    Nghe tôi về, có mang “Colt”, chúng nó sợ lắm. Một tên tá điền cũ của ngoại tôi đến ngay tối hôm đó năn nỉ tôi. Hắn nói:

    – Cậu có đ̣i th́ tôi xin đong đủ số lúa ruộng.

    Tôi bảo:

    – Tôi không cần.

    Vài hôm sau tên Trưởng Ty Công An, vốn là bạn học cũ của tôi ở trường Quận, cho người mang thơ đến trao tận tay tôi. Xem thơ xong, tôi mới tá hỏa tam tinh. Chẳng những Cách Mạng giết cậu tôi, mà chúng c̣n giết cả cô tôi nữa.

    Cô bị mấy thằng tổ trưởng, chi ủy đảng ve văn, cô mắng chúng là đồ chăn trâu. Chỉ có thế. Chúng giết xong cũng không cho nội tôi xin xác , cũng không nói là tội ǵ. Bức thư của ông bạn vàng Trưởng Ty Công An cố ư giải thích cho tôi về trường hợp cậu và cô tôi, và xin lỗi (!) tôi.

    Chuyện đă như vậy rồi, c̣n nói ǵ được nữa. Cho nên tôi đành làm thinh. Nếu nổi giận chúng sẽ giết tới gia đ́nh tôi và cả tôi nữa , rồi đổ thừa cho biệt kích th́ ai làm ǵ được, khi bọn côn đồ đă có dao găm và lựu đạn trong tay.

    Trong lúc em Sơn đi vô Hương Mỹ, giáp ranh với làng Minh Đức, để cho má tôi hay th́ ngoại tôi dọn cơm cho tôi ăn. Đáng lẽ bữa cơm sum họp đầu tiên là bữa cơm ngon đầy ư nghĩa, nhưng tôi nuốt không vô. Tôi lại hỏi ngoại:

    – Cậu Bảy, d́ Năm làm ǵ ở trên Sài G̣n, ngoại?

    – D́ Năm con th́ ở đợ cho người ta.

    Tôi kêu lên một tiếng như chim bị đạn. Đôi đũa trong tay tôi rơi xuống bàn. Ngoại tiếp:

    – Con nhớ con Tám hồi trước bán bánh bèo ở chợ không? Ư mà không phải con Tám. Má nó mới bán bánh bèo c̣n nó hồi đó c̣n nhỏ. Tụi đó bỏ nhà lên Sài G̣n lâu rồi. Lên Sài G̣n nó vẫn bán bánh bèo mà làm giàu. Kỳ vừa rồi nó về thăm quê, nó có đến đây. Nó thấy d́ Năm con sống cơ khổ quá, nó mới nhờ lên coi nhà dùm cho vợ chồng nó ra Vũng Tàu nghỉ mát hay t́m mối làm ăn ǵ đó.

    Tôi nói để chữa thẹn:

    – Vậy đâu phải ở đợ, ngoại.

    – Ừ, không phải ở đợ th́ thôi.

    – Chừng nào ở hoài th́ mới gọi là ở đợ ngoại à ! Chớ c̣n coi nhà giùm người quen…

    Ngoại tôi cười:

    – Vậy lâu nay ngoại tưởng là ở đợ đó con à !

    Tôi đau đớn không tả nổi từng câu. Tôi hỏi tiếp về cậu Bảy tôi, th́ ngoại nói:

    – Cậu Bảy con đi làm công ǵ cho người ta ở trển, ngoại không rơ, lâu lâu mới về một lần. Hồi Ḥa B́nh nó không ở nhà được v́ lọ mặt kháng chiến, xóm làng đều biết, không trốn được nên phải đi xa. Chẳng ngờ lên trên đó th́ bị đồng chí của nó chỉ chỗ cho mật thám bắt.

    Tôi thấy bị chạm tự ái v́ hai tiếng “đồng chí”.

    – Đồng chí nào vậy ngoại?

    Ngoại nói:

    – Th́ cũng mấy ông đi chung với nó trong chín năm. Lúc Ḥa B́nh thằng kia bị bắt bỏ tù, khi ra tù th́ làm tai mắt chỉ chọc cho mật thám. Ngoại với d́ Năm con khóc hết nước mắt con ơi! D́ Năm con đi t́m qua không biết bao nhiêu nhà tù. Nhưng cũng khá, người ta bỏ tù có sáu tháng rồi thả ra, cho phép đi làm ăn với điều kiện không được làm Cách Mạng nữa. Cậu Bảy con định cạo đầu lập Am tu niệm, nhưng d́ Năm con bảo: “Em là trai, c̣n mẹ già phụng dưỡng.” Do đó nó đi Sài G̣n làm ăn nguôi ngoai.

    – C̣n mợ Bảy?

    – Cũng ở trển lo nuôi mấy đứa con đi học. Cậu con có được hai trai ba gái. Thằng lớn sắp đỗ tú tài. Con em nó cũng học giỏi lắm. Vào dịp băi trường chúng nó thường về đây chơi.


    Mai tiếp ....

  3. #4653
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Tôi chờ gặp lại má tôi. Tôi biết má tôi vẫn ở ngoài vườn tại nhà cũ của tôi. Nếu bỏ đi bọn cướp chi ủy và tổ trưởng đảng ăn hết. C̣n ba tôi th́ vô chợ ở, dạy cho một trường trung học dân lập. Ông không ưa Việt Minh từ đầu 45 . Ông chơi với bọn Đồng Văn Cống, Trần Văn Trà, tiếp đăi bọn này như thượng khách, cơm gà cá gỏi đều đều, nhưng không đi theo Cách Mạng. Tỉnh, quận mời ông, bạn bè đi kháng chiến cũng rủ ông, nhưng ông từ chối khéo:

    – Tôi không ngủ ở đâu được ngoài cái giường của tôi !

    Đó là sự thực. Từ khi tôi lớn lên ông không đi làm. Có đi tiệc tùng trong làng th́ dù khuya mấy cũng về nhà , không ngủ ở nhà lạ. Nhưng bây giờ ông phải bỏ nhà vô quận lỵ Cầu Mống ở, xa má tôi, để nuôi nội tôi đang được người cô thứ Chín của tôi bảo bọc.

    Năm 45 khi tôi thoát ly gia đ́nh, ông buồn lắm, nhưng không cản, v́ biết tôi yêu nước mà đi chứ chẳng phải chơi bời lêu lổng ǵ. Khi đ́nh chiến, má tôi vào miền Tây để rước tôi về ông nhắn:

    – Ḥa b́nh rồi, về nhà, không đi đâu nữa !

    Nhưng tôi hăng quá, chí tang bồng hồ thỉ, đi hai năm cho biết đó biết đây, coi cái Hồ Gươm, cái Tháp Rùa, đường Cổ Ngư quê hương Xuân Tóc Đỏ ra sao. Hai năm hóa hai mươi năm. Bây giờ quay về. Má tôi tóc đă hoa râm. Đứa em gái độc nhất không lấy chồng, ở vậy nuôi mẹ . C̣n tôi..“vợ c̣n chưa có, hỏi chi con!”

    Chuyện “chữa cháy” đầu tiên của má tôi là đi kiếm vợ cho tôi. Ở nhà má tôi đă đi “làm suôi” với người ta vài ba chỗ . Hai năm không thấy ǵ, người con gái này đi lấy chồng, lại hai năm nữa trôi qua vẫn không thấy ǵ, người con gái khác đi Sài G̣n. Má tôi không c̣n tin ở con số hai đó, nhưng vẫn bền tâm đi “làm suôi” thêm vài chỗ nữa. Vẫn biền biệt tin đứa con trai!

    Bây giờ gặp được đây, mẫu tử trùng phùng nhưng không c̣n ai để làm suôi nữa ! Má và ngoại tôi ngồi bàn, t́m kiếm, nhưng không c̣n ai. Người ta đă bỏ cái xứ Đồng Khởi gai góc này mà đi t́m chỗ dung thân. Ở đâu cũng sống dễ dàng, làm ăn cũng khá hơn ở cái quê hương này: Vũng Tàu, Tây Ninh, Sài G̣n. Đâu đâu cũng là đất lành đất tốt. Cho nên khắp một vùng năm bảy xă là phạm vi giao thiệp của gia đ́nh, và nội ngoại tôi mà chẳng có một mống “nữ nhi” nào khả dĩ sánh đôi cùng ông cán K54 Mùa Thu không thuộc thành phần bần cố này.

    Bỗng một tia hy vọng, có một cô thợ may con nhà khá giả bên sông. Con sông đó là Rạch Tân Hương, một ḍng nước đỏ thắm phù sa như một ống huyết quản nhỏ chạy suốt bề ngang Cù Lao Minh nối liền hai nhánh lớn Cửu Long là Hàm Lưông và Cổ Chiên.

    Con rạch này là nơi ghi dấu biết bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu tôi. Từ nhà tôi ra đây, tôi thường được đưa đi bằng xuồng bơi. Tôi được dịp thọc tay qua be xuồng dọc nước, được dịp đi ngang qua chợ Tân Hương nh́n ngó những chiếc ghe chài to lớn lạ lùng. Được dịp biết ngă ba Cầu Quán mà tôi thường nghe ngoại dọa là nơi có “ma da” rút người, để cho tôi sợ mà không dám tắm sông. Bây giờ có thể con rạch đó trở thành thân yêu hơn đối với tôi chăng?

    Đây là một gia đ́nh gốc Hương Mỹ. Cô gái có chồng về đây, má tôi có nghe nói nhưng không quen. Do đó không thể đường đột đến xem mắt con người ta. Giao trách nhiệm cho thằng em con chú Sáu tôi hướng đạo. Cậu thanh niên này làm y tá xă. Nó không dám ở gần quận lỵ Hương Mỹ nên tản cư ra công tác ở xă này.

    Một buổi sáng, sau khi ăn cơm sớm, hai anh em ngồi nói chuyện t́nh h́nh bên nội để chờ “ráo phèn” rồi sẽ xuất hành. “Ráo phèn” có nghĩa là sau mười giờ sáng mà không nghe đầm già “cảo đùng”, nhại theo tiếng rốc kết bắn, như nhại tiếng “cắc bùm” của mút-cơ-tông thời Pháp, không thấy trực thăng vần vũ, không nghe pháo bắn dọn băi ở đâu th́ coi như bữa đó chín mươi phần trăm yên tĩnh, không có đổ quân chụp dù hoặc ruồng bố. Dân Mùa Thu mới về chưa hiểu qui luật bị nạn luôn.

    Thấy t́nh h́nh êm chúng tôi khởi hành. Mười năm trên đất Bắc, tôi không “cấy su hào” v́ tôi luôn luôn t́m đường trốn về Nam, cấy rồi ai gặt? Ngoài ra, tôi rất khoẻ mạnh, như con heo được bác đảng nuôi cho mập, sớm muộn ǵ cũng đút ḷ Trường Sơn. Do đó tôi không kư tờ sống chung thân với ai cả, mà đợi ta về ta tắm ao ta.

    Đường sá không c̣n nữa, con rạch không có ghe xuồng đi lại, nên có những quăng , lục b́nh kẹt bít làm nghẽn cả cây số. Cầu ngang không ai bắc, có bắc th́ cũng chỉ vài hôm là bị pháo hoặc trực thăng bắn gục. Pháo người ta có bản đồ ghi tọa độ cố định, nên bắn đâu trúng đó không phải pháo Việt Cộng bắn hoặc vào nhà đồng bào, tệ hơn, vào trường học. Do đó mà chúng tôi chỉ có một cách là mặc quần tiều và cầm quần áo lội xốc đứng qua sông.
    Tuy rằng chuyện đó hơi kỳ cục nhưng hăy c̣n đẹp gấp mấy ở Trường Sơn, mấy bà mấy cô có kinh mà phải lội suối cả ngày.

    Lên bờ lá hai anh em lấy khăn rằn chị Ba Định lau chùi khô ráo không sót chỗ nào rồi mặc quần áo vào, lấy lược cào sơ cái đầu xong rồi thong dong thả bộ như các đấng đại quân tử đi dạo miền quê.

    Thằng em tôi, lúc tôi ra đi hăy c̣n ẵm nách, bây giờ nó đă hỏi vợ xong cũng gần nhà cô thợ may này, nên nó rành đường không sợ vướng lựu đạn.

    – Quân ta không giết được quân nó mà lại giết quân ḿnh luôn. Tụi nó đi bẻ dừa trộm, bị chủ nhà bắt được, chủ nhà không dám nói ǵ, nhưng chúng nó oán bèn đem gài trước cửa người ta.

    – Chánh quyền ở đâu?

    – Th́ chánh quyền là tụi nó chớ c̣n ai nữa anh !

    Trước khi quẹo vào nhà đối tượng, thằng em dặn nhỏ:

    – Trong nhà này hễ anh thấy đứa con gái ngồi may th́ là “đó” nghen !

    Tôi cười thầm, đi coi vợ kiểu này th́ chỉ có Việt Cộng !

    Nó dặn tiếp.

    – Ḿnh làm bộ mua cam. Đâu có ai biết là ḿnh đến để làm ǵ. Anh thấy là anh chịu liền. Ở đây thanh niên vô không nổi, nên mới c̣n đó. Nó có bà d́ ở trên Sài G̣n muốn đem nó lên trển nhưng má nó không cho.

    Vừa quẹo vô mối đường một chút th́ gặp một anh nông dân đội nón lá rách te tua đi ra. Thằng em tôi hỏi.

    – Có chị Tư ở nhà không anh Tư?

    – Có!

    – Tôi đem cho chị một ít thuốc . Hôm qua chị nhắn mà tôi bận quá.

    – Chú cứ vô nhà. Tôi đi ruộng đắp bờ giữ nước. T́nh h́nh găng quá, êm chút nào làm chút nấy.

    Anh Tư vừa qua khỏi thằng em rỉ tai tôi:

    – Ông già con nhỏ đó anh Hai !

    Tôi giật nẩy người. Như vậy tôi kêu bằng ông nhạc sao vô ? Nhưng đă trót phải trét. Cứ liều ḿnh xông tới thử xem sao. Bố vợ Vơ Nguyên Giáp đâu có lớn hơn chàng rể mấy tuổi. Ông Quyết ủy Viên Trung ương lấy con gái nuôi. Bác Ba Duẩn cũng học một sách đó vẫn hiên ngang như thường.

    Vào đến nhà, thằng em tôi lên tiếng trước:

    – Chị Tư có nhà không? Khách tới !

    Một người đàn bà từ trong bếp bước ra. Nó hỏi tiếp.

    – Tôi cần một chục cam biếu bà già vợ. Cam nhà c̣n không chị?

    – C̣n. Nhưng chưa chín lắm.

    – Kệ nó, chị hái cho tôi một chục có đầu.

    – Đầu đuôi ǵ. Để lêu lêu trên cây đó, ông đi qua bà đi lại nó biến hết hồi nào không hay, biếu cho chú c̣n có nghĩa hơn.

    Người đàn bà nước da trắng, dáng quen quen không biết tôi đă gặp ở đâu. Bà ta cũng ngó tôi với cặp mắt ngờ ngợ rồi vào bếp lấy rổ trở ra. Thằng em tôi hỏi:

    – Cô thợ may có nhà không chị?

    Trời đất! Nếu thành chuyện th́ nó phải kêu bà ta bằng bác mà bây giờ nó chỉ phong chức “chị” cho bà ta thôi.

    – Nó đang may trong buồng.

    – Ông cán bộ này muốn đặt may cái vỏ radiô Sony.

    Quả thật ngoại cho tôi tiền gởi mua radiô trên Bến Tre. Sáng đ̣ đi chiều đ̣ về th́ có ! Tôi bắt đầu sống theo kiểu các ông cán địa phương: lưng mang ba lô, vai đeo xắc-cốt, vai đeo radiô vừa đi vừa vặn nghe lén vọng cổ đài Sàig̣n, đài BBC, VOA v.v…

    – Ờ được, để tôi biểu nó may. Chú mời ảnh uống nước dùm tôi, tôi đi hái cam cho. Thời buổi này cái ǵ cũng phải vừa làm vừa chạy như vậy mà c̣n không kịp với trực thăng.

    Bà chủ nhà nói xong rồi tất tả chạy ra vườn. Chúng tôi vừa ngồi th́ một bàn tay trắng, ngón mũi viết khoát nhẹ tấm màn bằng vải bông, rồi một người con gái bước ra.

    Gương mặt giống mẹ như đúc. Cô nàng cúi đầu chào tôi rồi đứng ở bẹ cửa vui vẻ hỏi thằng em tôi:

    – Anh y tá mới mua radiô hả?

    – Không! của anh Hai tôi, ảnh ở ngoài Bắc mới về.

    Cô nàng hỏi thằng em tôi, mặc dù nó nói là cái radiô của tôi.

    – Anh muốn may kiểu nào?

    – Y như cái cô may cho tôi hôm trước.

    – Anh đem vải tới hay vải của tôi?

    – Cô may bằng ni-lông dầu dùm tôi đi. Công cán vải vóc tính chung tôi trả cho.

    – Ít lắm cũng một tuần mới xong.

    – Bao lâu cũng được. Bao nhiêu cũng được. May cho khéo làm nghĩa nghe cô !

    Cô gái buông tấm cửa buồng như để chấm dứt câu chuyện giá cả, nhưng bỗng cô lại tái xuất hiện.

    – Chừng nào anh cho đám thanh nữ chúng tôi uống rượu đó?

    – Cũng gần rồi. C̣n rắc rối một chút.

    – Rắc rối làm sao đó anh?

    – Người anh ruột cô ta làm phi công ở Sài G̣n chưa đồng ư v́ tôi là dân giải phóng.

    – Như vậy anh phải làm sao?

    – Tôi chờ chừng nào ảnh cưới vợ vùng giải phóng tôi sẽ xúi anh vợ ảnh không đồng ư lại trừ.

    Cô gái cười, cặp môi và hàm răng nở như hoa, rồi vừa nói vừa buông màn:

    – Anh chờ tới cóc mọc râu.

    Thằng em tôi quay sang tôi thầm th́:

    – Anh coi được chưa? Mấy điểm Liên Xô nào?

    Ở trong này cũng bày đặt cho điểm theo Liên Xô . Năm điểm là cao nhất. Tôi đang moi óc t́m xem người đàn bà kia là ai, từng gặp ở đâu, nên không chú ư đến câu hỏi của thằng em. Bỗng người đàn bà trở vào với rổ cam trên tay.

    – Cam này tôi định hái bán trên Bến Tre đấy chú em.

    Thằng em tôi cũng khá nhạy cảm, đáp:

    – Ở đây cũng có giá vậy chị Tư, cần ǵ phải đi xa cho bầm dập!

    Người đàn bà để rổ cam trên bàn rồi hỏi tôi:

    – Xin lỗi anh là người ở làng này hay ở đâu đến?

    Thằng em đáp.

    – Dạ, ảnh đi tập kết mới về.

    Tôi đáp.

    – Tôi ở trong Cầu Mống!

    – Anh là anh Triết phải không?

    Bà ta nói trúng ngay tên gốc của tôi. Tôi gật đầu đáp:

    – Phải, c̣n chị chắc không phải là người làng này?

    – Dạ, tôi cũng ở trong Cầu Mống có chồng về đây.

    – Sao chị biết tôi? .

    – Anh quên mau vậy?

    – Tôi nhớ có gặp chị mà không biết gặp ở đâu, năy giờ tôi suy nghĩ hoài mà không nhớ ra.

    Người đàn bà cười chúm chím.

    – Gặp hằng ngày mà không nhớ. Đâu anh thử t́m coi.

    Người đàn bà quay sang thằng em.

    – Chú ngồi chơi tôi đi móc dừa nạo uống nước.

    Thằng em tôi đứng dậy bảo:

    – Chị chỉ tôi móc cho. Nói xong nó đi ra cửa sau.

    Người đàn bà nói theo:

    – Chú coi cây nào có dừa nạo th́ móc.

    Chị ngồi trên ghế đối diện với tôi. Hai người chỉ cách có cái mặt bàn tṛn. Chị cười thân mật đặt tay lên ngực:

    – Nhuận nè, nhớ chưa?

    Thấy tôi nh́n chị trân trân, chị lại cười:

    – Nhuận học thầy Ba, thầy Nh́ nhớ chưa? Anh ngồi bàn sau làm đổ mực trên áo của tôi, tôi khóc bắt đền đó.

    Một kư văng xa xôi bừng dậy trong tôi. Ngôi trường làng hiện lên trong đầu, một gian nhà ngói ba căn, nền đúc cao, lớp nhất ở giữa, lớp ba bên phải, lớp nh́ bên trái. Tôi học lớp ba chung với nàng. Lên lớp nh́ rồi lớp nhất cũng c̣n là bạn học. . .


    Mai tiếp ....

  4. #4654
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    – Anh lên Mỹ Tho học c̣n tôi ở nhà, cha mẹ bắt lấy chồng. Trên ba chục năm tôi đâu có gặp đứa bạn nào. Nay gặp anh là người đầu tiên học chung trường hồi đó.

    Tôi hỏi vài tên người bạn cũ, chị nói một hơi rồi tiếp:

    – Về làm dâu ở đây gần hai chục năm rồi. Nhà cha mẹ ruột trong đó mà có khi vài năm mới về được một lần, c̣n từ Đồng Khởi tới giờ biệt luôn. Bom đạn bời bời đâu có dám rời miệng hầm. Sao anh ở ngoải có vui không?

    – Vui chớ chị.

    – Anh Hai của tôi cũng đi cán bộ đâu trên quận trên tỉnh ǵ đó .

    – Vậy hả chị?

    – Ảnh vừa cưới một bà cán bộ phụ nữ, hai ông bà dắt đi có cặp. Ba tôi la quá trời mà ổng đâu có nghe. Lỡ cưới rồi làm sao được.

    – Cán bộ th́ cũng tốt thôi, chớ có sao đâu chị.

    – Ủa mà quên, ảnh học trên tôi với anh hai lớp. Anh nhớ không?

    – Bây giờ th́ tôi nhớ rồi. Nhớ ra tất cả rồi. Nhớ cả anh Trung nữa.

    – Ảnh thứ hai, tôi thứ tư, c̣n một đứa em gái thứ sáu ở trên Sài G̣n. C̣n nhỏ ngộ lắm chớ không phải ma lem như tôi đâu.

    Chị cười thân mật.

    – Bất ngờ tôi gặp anh đây thiệt là lạ. Hổng chừng trời đất . Chị ngưng ngang :

    – Hèn chi hôm qua có con chim khách đậu trên cây dừa ở mé sông kêu hoài.

    Tôi hỏi thăm những ông thầy cũ chị nói:

    – Thầy Ba th́ bịnh già rồi chết. Con của thầy là chị Huỳnh Thị Ngọc Anh học chung lớp với ḿnh th́ có chồng ở đâu trong Đập, c̣n thầy Nh́ bỏ nhà lên ở Bến Tre. Hai người con của thầy là anh Tiến và anh Sĩ cũng lên đó.

    – Chị có gặp thầy không?

    – Tôi chỉ nghe nói thôi chớ làm sao mà gặp được, thời buổi bây giờ không có ai dám đi thăm ai.

    – Tại sao vậy chị?

    – Anh không nhớ hồi đầu kháng chiến, người ta bắn hụt thầy Nh́ à? Làng ḿnh vỡ lỡ ra v́ chuyện đó.

    – Ờ ... ờ tôi nhớ ra rồi. Nhưng tới bây giờ tôi không hiểu tại sao người ta lại làm như vậy. Thầy có lỗi ǵ!

    Thằng em tôi xách mấy cặp dừa nạo vào. Chị Nhuận mời tôi uống:

    – Anh ra Bắc lâu vậy, c̣n nhớ chặt dừa ba dao hay vạt mặt nữa không? Tôi biếu anh chục cam đó. Tiền bạc ǵ.

    Chị vừa nói vừa bảo thằng em tôi.

    – Chú lấy khăn túm cho gọn. Mà quên nữa. Chú dắt anh Triết qua đây bằng cách nào?

    – Dạ, lội sông.

    – Trời đất! Thôi, cũng được. Kỳ này chịu khó lội về. Kỳ sau có muốn qua th́ hú một tiếng tôi biểu thằng nhỏ phóng xuồng qua cho.

    – Bên kia hú bên này đâu có nghe chị Tư. Cây cối rậm ri như rừng !

    Chị Tư ngập ngừng một chút rồi nói:

    – Tôi có thằng con trai, nó muốn đi bộ đội. Tôi không cho. Vậy anh cho nó đi theo được không?

    – Công việc của tôi khác với người ta lắm chị Tư à. Nó theo tôi đâu có việc ǵ làm.

    Thằng em tôi tiếp:

    – Ảnh viết báo đó chị Tư.

    – Ảnh viết báo th́ dạy cho nó viết với.

    – Để tôi xem.

    – Anh cứ đem nó theo đỡ tay đỡ chân anh. Đừng ngại ǵ. Để nó theo bộ đội, tôi với ba nó lo lắm.

    Tôi kiếu từ chị ra về. Đến mé sông, thằng em tôi hỏi:

    – Anh coi được không?

    Tôi lắc đầu. Nó dậm chân:

    – Con người ta như vậy mà anh chê cái nỗi ǵ?

    – Anh đâu có chê.

    – Bộ anh có hứa với ai ngoài Bắc hả?

    – Có ai mà hứa !

    – Gia đ́nh này không thích giải phóng mà cũng không theo quốc gia. Anh vô cái là họ ngă theo ḿnh liền.

    Tôi vẫn lắc. Thằng em cứ càu nhàu:

    – Không sớm th́ muộn, d́ Sáu nó ở Sài G̣n sẽ về đem nó lên trển đó anh.

    – Sao em biết?

    – Em biết. D́ Sáu học nữ công ở nhà ḿnh một năm.

    – Bao lâu rồi?

    – Đâu cả chục năm trước. D́ nó đẹp và khéo nữa.

    – Nhưng mà… không được đâu!

    – Tại sao vậy?

    – Dân thành đâu có hợp với anh.

    Hai anh em lại lội sông về . Tôi không cho nó biết Nhuận là bạn học cũ của tôi. Cho nên nó cứ bứt rứt trách móc tôi hoài, nhưng tôi cứ lảng ra mà không nêu lư do ǵ hết.

    Việc quan trọng nhất của tôi về đây là viết tiểu thuyết Đồng Khởi. Ở trên đă giao phó cho tôi cái công việc đó trong một chỉ thị “bất thành văn” của R lẫn Trung ương.Và tôi cũng đă nhận “sứ mạng” đó. Bây giờ về ngay đây, làng Minh Đức, một trong những xă hàng đầu của Đồng Khởi và có cả một số đội viên đội quân Đầu Tóc(*) nữa, tha hồ mà nhặt hái những bó tài liệu quư.

    (*) Bây giờ Việt Cộng đổi lại là “Đạo quân tóc dài” cho dễ nghe hơn.

    Muốn viết được tiểu thuyết đó để gởi ra Bắc, phải tốn cơm tốn gạo chớ không phải dễ . Hồi ở ngoài Bắc tôi có đọc tập kư của Trần Hiếu Minh, tức NguyễnVăn Bỗng, ủy viên Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Hà Nội viết về Bến Tre. Tôi nôn nao lắm, muốn về mau mau. Bây giờ về đến rồi phải tính tới chuyện viết.

    Nhưng trước nhất là phải lo cái hầm bí mật để sống cái đă. Hồi ở trong trường “vác gạch” tướng Nguyễn Văn Vịnh vô nói toàn chuyện phấn khởi để cho đám gà mờ chánh trị này phấn khởi:

    – Các đồng chí về trong đó th́ t́nh h́nh đă khá hơn nhiều rồi. Hiện giờ khu giải phóng rộng hơn thời kháng chiến. Bộ đội hành quân toàn bằng đ̣ máy.

    Nghe mà mê rụng rún con ṇng nọc. Sống chết cũng ḅ về. Có nhiều cụ trên năm mươi cũng nằng nặc đ̣i về cho được. Rồi chết dọc đường như rạ.

    Bây giờ tôi về đến, th́ vùng giải phóng có bằng chiếc đệm của tá điền đồng Nọc Nạn, vừa bé lại vừa rách không xoay trở được. Bất cứ chỗ nào pháo cũng bắn tới. Đó là chưa nói đến trực thăng. Chỉ trong ṿng mười lăm phút là tới nơi, một thời gian đủ cho giải phóng rút xuống hầm bí mật. Cho nên cái hầm là điều sinh tử.

    Thời kháng Pháp khoẻ như đi dạo, mười năm chỉ bị ruồng vài lần. Tàu Tây c̣n cách năm mươi cây số đă chạy rồi. Đâu có thấy thằng Tây mồm ngang miệng dọc ra sao. Bây giờ cứ mỗi sáng thức dậy sớm ăn cơm rồi ngồi nghe ngóng động tịnh để bỏ vó hùm. Ở trên R tuy sợ B52 nhưng ngoài B52 không sợ ǵ khác. C̣n xuống đây sợ đủ thứ cả B52. Loại máy bay thả dưa hấu này đă bắt đầu xuất hiện ở Mỹ Tho, th́ cái Quê Hương Đồng Khởi này sức mấy mà nó tha cho.

    Khi c̣n ở trên R tôi tưởng dễ lắm. Bây giờ đụng vào thực tế rồi mới biết là khó. Làm sao t́m một cái nắp. Hai trăm đồng một cái. Nhưng phải là tay thợ mộc mới đóng được chứ đâu phải như cái nắp mái nắp soong.

    Ở trong nhà ngoại tôi hơi gần đồn bót, cả hai mặt tính từ đồn quận Cầu Mống ra, lính từ Giồng Luông lên bất cứ lúc nào. Cho nên tôi phải lùi ra phía vàm Rạch Tân Hương mà đóng đô ở nhà bà cụ của tôi, tức là cô ruột của ông nội tôi. Bà cụ không có con trai. Chỉ có ba người con gái. Bà thứ Năm ở trên thành lại có con làm quận trưởng quốc gia, nên không thể nhờ cậy ǵ được, trái lại tôi c̣n trốn lánh.
    Bà thứ Ba th́ có nhà ở gần nhà cụ. Bà Ba có người con gái tôi gọi bằng cô Hai đang làm chi ủy viên, và người em, tôi gọi bằng bà Bảy đang làm đảng ủy viên. Bà Bảy tuy vai lớn nhưng chỉ hơn tôi chừng năm sáu tuổi, có chồng tập kết làm giáo sư Đại Học có sang Liên Xô tu nghiệp. Như vậy tôi dựa vào gia đ́nh cụ tôi là đúng lập trường hoàn toàn.

    Thằng em tôi ở đây chăm sóc bà cụ tôi thường xuyên. Bà cụ đă ngoài tám mươi nhưng rất khỏe mạnh. Bà cụ đi vườn tét tàu dừa trồng rau nấu cơm, nấu nước may vá như thường. Ngôi nhà ngói xưa của cụ cũng tan biến đi đâu mất chỉ để lại một dấu vết: đó là bộ ván gơ. Ngoài ra không c̣n một tấm ngói. Hồi nhỏ tôi đă từng đến nhà này, điều làm tôi ngạc nhiên nhất là hai cái “Thọ” để dành cho ông cụ bà cụ đường già. Bây giờ hai cái Thọ đó đă nằm dưới mương, v́ sợ bom bỏ cháy nhà . Cháy món ǵ cháy chứ c̣n hai cái Thọ th́ phải bảo vệ cho nguyên.

    Tôi về đấy cả nhà đều mừng rỡ, v́ tôi là cháu ruột của ḍng họ Bùi. Cụ thường tự ví ḿnh là bà Địch Thiên Kim, cô ruột của Địch Thanh vậy.

    Tôi t́m măi không ra một ông thợ mộc thuê đóng nắp hầm. Cuối cùng thằng em tôi cho tôi một cái. Tôi hỏi ở đâu nó có. Nó bảo của chi ủy làm rồi không xài. Mà nó cũng không dám xài. Hễ có chuyện ǵ th́ nó chạy cà c̣ng như nai trên rừng chớ không dám chui hang.

    Nó dắt tôi đi xem. Ở tận ngoài lùm rậm ở sát mé sông. Nghe nói tới hầm bí mật trên báo hồi kháng chiến, mà tới bây giờ mới thấy nó trên thực địa. Sau này khi lên Củ Chi tôi mới nếm mùi cả Hầm Bí Mật lẫn Địa Đạo.

    Thằng em moi móc một lúc mới t́m được cái nắp và lôi bật nó lên. Tôi nh́n thấy hỡi ôi. Nước đầy tới mép miệng hầm. Biết tôi không hài ḷng, nó bảo:

    – Coi vậy chớ ḿnh cũng xuống được lúc nước ṛng. C̣n nếu rủi nó chụp vào lúc nước lớn th́ ḿnh lặn xuống sông đội lục b́nh.

    Tôi thất vọng hoàn toàn về cái vùng giải phóng bao gồm bốn phần năm miền Nam của Nguyễn Hữu Thọ. Mẹ kiếp thằng Nam Kỳ này đạp cứt Trung ương rau muống hay bị Trung ương cho ăn bùa mê mà cũng bày đặt nói láo bịp gà nhà.

    Thực tế th́ tôi không thể nào dám xuống một cái hầm thuộc loại siêu như vậy, nhưng về mặt tâm lư th́ tôi thấy như đă có một cái bửu bối ǵ che chở cho ḿnh, nên cũng yên tâm mà sưu tầm tài liệu để viết về Đồng Khởi.

    Tôi bỏ qua việc kiếm vợ để lo “việc nước”, tức là sáng tác. Lúc bấy giờ ở Hà Nội, báo Văn Nghệ lâu lâu mới nhận được bài của Anh Đức hay Giang Nam. Chúng nó nói toàn chuyện lên mây gỡ vảy rồng, xuống biển xỏ mũi ḱnh ngư.
    Nhưng khi tôi về đến R th́ thấy chúng nằm chèo queo rên hừ hừ. Thằng Đức th́ c̣n đi được một chuyến xuống tới Rạch Giá quơ được tài liệu mồm rồi phịa ra cái Ḥn Đất, do nhà xuất bản Văn Nghệ in.
    Tố Hữu bắt bác sĩ Trần Hữu Tước, chủ nhiệm khoa Tai, Mũi, Họng Bệnh Viện Bạch Mai, dịch ra tiếng Pháp để bịp thế giới. Tôi có liếc sơ vài trang th́ thấy nó rất đúng lập trường chống Mỹ của đảng. Tôi không bao giờ đọc hết một trang của anh bạn văn này v́ tôi thấy nó viết bằng lập trường hơn là cảm xúc.

    Bây giờ đến phiên tôi phịa ra một cái tiểu thuyết Đồng Khởi kiểu Ḥn Đất.

    Tôi bắt đầu t́m tài liệu ngay trong gia đ́nh bà cụ tôi, nơi cô Hai chi ủy và bà Bảy đảng ủy. Cô Hai bằng tuổi tôi. Hồi đầu kháng chiến trong lúc cô đội nón rơm, mặc đồ tây, lưng đeo dao găm ḥ hét thiếu nhi đi nhịp “một hai” và hát “Lên Đàng” th́ ở trong Cầu Mống tôi cũng làm như vậy. Sau hai chục năm gặp lại nhau, một người làm chi ủy, một người tập kết mới về.

    C̣n bà Bảy tôi, thật t́nh tôi không hiểu tại sao bà vô đảng và làm tới đảng ủy? Bà học chữ nho nơi ông cụ tôi, từ nhỏ không đến trường, khuê môn bất xuất chuyên theo bốn chữ công, dung, ngôn, hạnh, thêu thùa rất khéo nổi tiếng cả một vùng, mở lớp dạy học tṛ tại gia. Một người con gái đọc chữ nho ron rót lại vô đảng. Ai dám giới thiệu? Thế mà bà đă vô.


    Mai tiếp ...

  5. #4655
    tran truong
    Khách
    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Một hôm nhân lúc cô Hai đi họp về ghé qua. Cô tích cực thấy mà ngán. Cô có con nhỏ, cô bế lội mương lội xẻo đi họp, đi “chỉ đạo công tác” hằng ngày, không mấy khi cô có mặt ở nhà. Bà cụ tôi bảo:

    – Nó làm kiểu đó, con nó lên ba là nói chính trị nghe mà mệt cho coi.

    Cô vào nhà vừa để bé lên vơng, tôi nói ngay:

    – Cô cho cháu hỏi thăm vài vấn đề địa phương chút cô Hai.

    – Ừ hỏi th́ hỏi đi. Cô nói cho nghe mặc t́nh mà viết. .

    – Ở ngoài Bắc cháu có nghe chuyện đấu tranh của đạo quân đầu tóc của Tạ Thị Kiều.

    Cô ngơ ngác:

    – Tạ Thị Kiều nào?

    – Dạ Tạ Thị Kiều anh hùng quân đội.

    – Hồi nào?

    – Dạ trước khi cháu về Nam, cháu có dự một hội nghị “anh hùng giải phóng” trong đó có cô Kiều.

    – Sao cô không biết? Quê cô ta ở đâu?

    – Ở An Thành, là xă có Mả ông Hàm Văn gần Thom.

    – Cô đi họp huyện ủy hoài sao cô không biết? Nếu có người trong huyện đi ra Bắc th́ phải thông qua huyện ủy chớ. Cô ta chừng bao nhiêu tuổi? H́nh dáng ra sao?

    – Dạ cổ chừng hai mươi lăm, nghe nói là chưa có chồng . Cổ rất sợ chó con. Hễ thấy chó con là chết ngất. Cổ báo cáo chiến thuật đoạt bót của cổ bằng con khỉ.

    – Chuyện ǵ lạ vậy, cô không biết ǵ hết!

    – Cổ báo cáo rằng cổ dùng con khỉ nhử tụi lính ra khỏi lô-cốt và ḥ du kích xung phong lấy lô-cốt.

    – Cô không biết chuyện nào trong huyện như vậy hết. Nếu có là cô phải biết.

    Tôi bèn hỏi sang đạo quân đầu tóc. Cô nói:

    – Có thể ở đâu trên Phước Hiệp, Định Thủy ǵ đó, chớ ở dưới này, Minh Đức, Hương Mỹ, Tân Trung, Ngăi Đăng, Cẩm Sơn, An Định, Thành Thới, An Thới do cô phụ trách th́ không có quân nào gọi là quân đầu tóc.

    Tôi mới vỡ lẽ ra cô là huyện ủy viên.

    – Vậy sao ở ngoài cháu nghe chính tên các xă cô vừa kể là xuất phát điểm của quân đầu tóc. Báo kể chính danh các xă ḿnh cháu mừng muốn chết đây mà ! Quê hương ḿnh anh dũng như vậy cho nên cháu mới lặn lội về đây để “viết báo”.

    Thấy cô ngồi lặng thinh có vẻ bối rối, tôi hiểu ngay cái nghiệp báo của nhà ḿnh nên tôi lảng sang vấn đề khác.

    – C̣n ba cây súng ngựa trời như thế nào, cô?

    – Cái đó th́ có. Hầm chông, lựu đạn gài cũng có. Để cô viết cho miếng giấy giới thiệu cháu với mấy đồng chí có trách nhiệm hồi đó. Nhưng cháu phải chịu khó móc họ ra chớ bây giờ họ cầu an bảo mạng không chịu làm ǵ nữa hết. Có nhiều người muốn ra vùng meo đóng vai lem nhem.

    – Nghĩa là sao cô?

    – Là ở trong này bom đạn ác liệt quá, họ không chịu nổi nên men ra vùng trái độn, mặc áo trắng, gặp lính như dân chợ. Thời buổi này mà mặc áo trắng là đầu hàng địch rồi cháu ạ. Cháu sẽ thấy. Số này không ít đâu. Chi bộ họp đề ra nhiều biện pháp kỷ luật nhưng vẫn không kết quả.

    Buổi nói chuyện đầu tiên không mấy ǵ mỹ măn cho cả cô lẫn cháu. Cô bất măn, c̣n cháu hoang mang.

    Tôi hơi thối chí. V́ tôi biết đây là cái ngón của Ban Tuyên Huấn Trung ương. Tố Hữu bẽm mép phi thường. Cả ngàn văn nghệ sĩ dưới quyền chỉ huy của hắn, hắn xoay bề nào phải chịu bề nấy. Trước đây, khi Ḥa B́nh vừa lập lại, bộ đội Nam Bộ tập kết ra Bắc, có mấy chiến sĩ được chọn và trao tặng danh hiệu “Anh Hùng Quân Đội”.

    Tôi là nhà văn Nam Bộ duy nhất được “danh dự” (!) mời ra Hà Nội để viết về thành tích của Anh Hùng Sơn Ton người Miên lai thuộc bộ đội địa phương Sóc Trăng. Điều tra xong, tôi báo cáo lên cấp trên rằng đây không phải là một anh hùng.
    Nếu Sơn Ton là anh hùng quân đội th́ bất cứ chiến sĩ nào cũng có thể là anh hùng quân đội được cả. Trước khi chia tay tôi cổ hỏi Sơn Ton tại sao như vậy? Sơn Ton nói rằng “Ở trên Ban Thi Đua Trung Đoàn đem cả thành tích của huyện Long Phú đắp vào cho tôi!”

    Chuyện này tôi viết lên báo Việt ngữ hải ngoại một vài lần rồi, nhưng quên cho anh ta đi “song ca” với chiến sĩ gái Tạ Thị Kiều. Nay bỗng dưng nhớ lại.

    Lúc ở ngoài Bắc tôi có được “danh dự”, cũng danh dự, gặp nữ anh hùng Tạ Thị Kiều mà Trung ương đặt ngang hàng với Nguyễn Thị Chiến của Miền Bắc. Cô đă lên diễn đàn kể chuyện dùng chiến thuật con khỉ chiếm ba lô-cốt một lúc, làm thính giả gồm có cả đại tướng khâm phục vỗ tay rần rần. Các nhà báo chớp ảnh nháy lia, ghi chép đă đời.
    Tôi nữa, tôi quơ ngay tài liệu đem về thức đêm “sáng tạo” ra cái truyện kư “Lửa Quê Hương” đăng báo Văn Nghệ được độc giả lẫn ở trên khen kịch liệt.

    Cái ngọn Lửa Quê Hương nhen nhúm suốt con đường Trường Sơn, tưởng thành hỏa diệm sơn, nào ngờ về đến Quê Hương th́ lửa kia tắt rụi. Nhưng chưa hết, sau đó ít lâu, tôi ṃ tới tận nhà vị “nữ anh hùng” tác giả chiến thuật khỉ kia. Tôi chẳng hiểu như thế nào cả . Nhưng cũng c̣n hi vọng ở nhiều nguồn tài liệu khác.

    Tôi được cô Hai cho tiếp xúc với mấy người đă từng biết hoặc xử dụng súng ngựa trời. Đây cũng lại là một thần thoại do báo Nhân Dân sáng tác nên. Súng ngựa trời đă từng là một loại vũ khí giúp cho giải phóng quân “chiến thắng oanh liệt, đánh cho quân Mỹ Ngụy những trận xiểng niểng ”.

    Hỗ trợ cho cây súng thần thông này là chông ba lá, lựu đạn gài, ong ṿ vẽ và kèn trận làm bằng tàu đu đủ. Tôi đă từng đọc một câu thơ từ Miền Nam gởi ra, mô tả chiến công của giải phóng quân, mà c̣n nhớ tới bây giờ.

    … Thổi kèn đu đủ mà đồn rút lui.

    Nghĩ ghê gớm thật. Báo Nhân Dân là một tờ báo nói láo nhất thế giới mà Ban Tuyên Huấn Trung Ương của Tố Hữu là một ban bầu cua xảo quyệt lừa đảo phi thường.

    Bạn đọc chắc ít ai biết cuốn sách “kể tội Mỹ Ngụy” mang tên “Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc”. Trên hai trăm năm chục trang sách đặc nghẹt những cảnh rùng rợn “chỉ có thể xảy ra ở Miền Nam ” thôi:

    Một binh sĩ Sài G̣n tên Hoàng Văn Đáp đi trận về gặp con chết bó chiếu đem chôn, những cảnh lính Sài G̣n bắt một thanh niên mổ bụng lấy gan xào ăn, anh thanh niên được thả ra chạy hoảng rồi ngă xuống chết v.v… viết dưới h́nh thức những bức thư ngây ngô ngắn gọn xử dụng triệt để ngôn ngữ Nam Bộ . Mỗi bài đều kư tên bà X, ông A, chị B… là những người trong cảnh hoặc từng mục kích những cảnh hăi hùng đó.

    Nhưng nào ai biết được tác giả những bức thư là sáng kiến của Tố Hữu được thực hành bởi một đám gốc dưa hấu làm việc ở Ban Thống Nhất của tướng Nguyễn Văn Vịnh. Vịnh thực hành “sáng kiến” đó. Một thằng bạn của tôi phụ trách việc này cho biết như thế, mà không cần hắn cho biết chuyện đó, tôi cũng đoán được.

    Tôi hỏi hắn sao không nhờ Hội Nhà Văn? Hắn nói thẳng:

    – Nhà văn tụi mày hay trở cờ lắm, vả lại đám tay ngang viết càng ngô nghê, càng trật cú pháp càng làm cho độc giả dễ tin.

    Sẵn đây tôi cũng kể luôn vài vụ bịp na ná như vậy. Đâu khoảng 58-59 ǵ đó, đài Hà Nội và báo Nhân Dân đưa tin vụ “thảm sát Phú Lợi” bảo:

    – Ngô Đ́nh Diệm đă bỏ thuốc độc giết trên hai ngàn tù nhân ở Phú Lợi.

    Thế là cả Miền Bắc vang lên tiếng hô “đả đảo”. Rồi Trung ương ra lệnh cho dân biểu t́nh tuần hành ở Hà Nội và các thành phố Nam Định, Hải Pḥng, Hà Đông, Thanh Hóa… “chống Ngô Đ́nh Diệm!”

    Cũng Tố Hữu bày ra “thức đêm sáng tác gây căm thù” và làm bài “Thù muôn đời muôn kiếp không tan” trước tiên trên báo Nhân Dân. Kế đó là Chế Lan Viên, Xuân Diệu, v.v.. thức đêm làm thơ ! Thơ quá hay nên tôi chẳng c̣n nhớ câu nào. Khi tôi về Sài G̣n, tôi cố ư t́m hiểu vụ này , nên đă đi đến tận nơi vùng đất có cái tên là Phú Lợi. Tôi bí mật điều tra th́ chẳng ai biết đó là ǵ.

    Rồi đến vụ “Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi”. Văn nghệ sĩ lại phải một đêm không ngủ . Nhất là họa sĩ và các nhà quay phim. Những ngă tư lớn của Hà Nội đều có treo áp phích “Nguyễn Văn Trỗi trước lưỡi lê”. Lại cũng Tố Hữu đi đầu với bài thơ “Hăy Nhớ Lấy Lời Tôi”. Trong đó có câu:

    “Phút thiêng liêng anh gọi bác ba lần”.

    Dân có biệt tài nói lái Nam Kỳ bảo:

    – Chính anh Trỗi gọi bác “bốn lần”.

    Măi đến khi ra hải ngoại, tôi mới đọc một bài, nếu tôi không lầm th́ tác giả là một luật sư, nói về những phút cuối cùng của vị “anh hùng” đó. Anh ta đái cả ra quần và không c̣n biết ǵ trước khi được áp giải ra băi bắn, lại chửi:

    – Quân đỉ chó nó lừa tao.

    C̣n về toàn cuộc Trỗi đặt ḿn trên cầu Công Lư là cả một chuyện mỉa mai cho vong hồn Trỗi. Lúc đó Trỗi mới cưới vợ, cô vợ có nhan sắc. Tổ trưởng đặc công của Trỗi đâu phải là thằng mù . Đă không mù lại càng sáng ... mắt sáng hơn nữa.

    Lúc tôi về trên R tôi có nghe một vài tiếng x́ xầm, bảo rằng có một thâm ư, một dă tâm, ở đằng sau vụ đặt ḿn này. Trỗi ôm nguyên “trái ḿn” bỏ vợ mới cưới là do sự chỉ huy sáng suốt của đồng chí tổ trưởng.
    Một vụ Nguyễn B́nh tái diễn. Chỉ khác một điều là B́nh không có vợ. Tôi muốn phăng tới ngọn nguồn, nhưng người ta bảo tôi hăy đọc quyển “Sống Như Anh”, dân Hà Nội chế diễu đọc là “Không Sống Như Anh!”, của Trần Đ́nh Vân th́ rơ.

    Chính các đồng chí giai cấp công nhân đă bố trí cho Trỗi lên chức “anh hùng” này. Tội nghiệp cô Quyên góa bụa suốt đời v́ cô không thể sánh duyên cùng các bác, mà các bác không ham làm kẻ đến sau. C̣n các cậu thanh niên th́ chẳng dám hoặc chẳng dại ǵ mó tới. Bác Nguyễn Chí Thanh ơi, vong hồn bác có linh thiêng xin hăy giúp cho đứa “cháu gái” yêu quí mà bác cưng như vàng hồi c̣n mồ ma bác!

    Tôi ngon trớn dắt độc giả đi hơi xa đạo quân đầu tóc và súng ngựa trời, nhưng không lạc đề. Tôi muốn nói rơ một vấn đề: Cộng Sản nói ra là bịp. Chúng bịp nhân dân trong nước, nhân dân thế giới là sự thường. Chúng bịp lẫn nhau. Như trường hợp “nữ anh hùng” Tạ Thị Kiều tôi vừa kể trên. Như vụ Nguyễn B́nh chống Pháp và vụ Nguyễn Văn Trỗi thời chống Mỹ .

    Khi nghe tên cô nàng ở ngoài Bắc, tôi đă chíp trong bụng, dự định sẽ sáng tạo cô thành nhân vật chính của truyện nhưng bây giờ th́ cái sườn đă lung lay.

    Tôi đi t́m hiểu “súng ngựa trời”. Phải mất năm ngày đi tới đi lui tôi mới được chú Bảy Măn người chôn giấu con ngựa trời, dắt cho đi xem. Tôi phải theo chân băng đồng khá vất vả. Cánh đồng này thuở bé tôi đă từng bắt ốc ṃ cua thả diều, chơi dế, bây giờ tôi không nh́n ra. Chỉ c̣n đám cây xanh ngắt là c̣n đứng nguyên tại chỗ.

    Đó là cảnh chùa Phật Oai Linh Tự sau nhà ngoại tôi. Từ đó tôi có thể t́m ra phía lộ đá Cầu Mống Giồng Luồng th́ thấy hai mảnh mặt trời mọc. Đó là nóc nhà của ông Phủ Kiểng, suôi gia của Hội Đồng Trạch, và nóc nhà của ông Phó Hoài, hai vị đại điền chủ lừng lanh này được dân kính nể và cử tên, gọi là ông Phủ Cảnh và ông Phó Huời. Người ta đồn nóc nhà lợp bằng ngói mua bên Tây nên không đóng rêu, cứ đỏ như mặt trời.

    Gia đ́nh chú Bảy Măn là tá điền cũ của ông cụ tôi nên cô Hai tôi sai khiến dễ dàng. Bảy Măn mới ngoài bốn mươi, nhưng ông để râu tóc bồm xồm coi như tuổi sáu mươi. Để khi bị lính quốc gia bắt th́ giơ cái tuổi già ra mà chạy tội và hy vọng sẽ được tha.

    Bảy Măn dắt tôi ra một cái đ́a ở giữa đồng rồi nhảy xuống nước lặn hồi lâu mới trồi lên. Tôi hỏi:

    – Được không chú ?

    Chú vuốt mặt và lắc đầu.

    – Chú không nhớ chỗ giấu à ?

    – Lính ruồng kỳ trước tôi xách nó ra đạp xuống đây, không biết nó lạc đi đâu?

    Bảy Măn lại tiếp tục lặn. Hai ba lượt mới lôi được con ngựa trời lên đưa cho tôi. Tôi đă thấy ngựa trời đứng hiên ngang ở Viện Bảo Tàng Cách Mạng Hà Nội với ḍng chữ:

    “Khẩu súng này đă đánh tan một đại đội giặc ruồng vào xă Phước Hiệp, Quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. “

    V́ những địa danh này thuộc tỉnh tôi nên tôi khắc ghi trong ḷng. Định khi về sẽ t́m đến nơi để lấy tài liệu. Xă Phước Hiệp cách đây không xa. Có ngày tôi sẽ đến đó.

    Tạm thời bây giờ xem đỡ con ngựa này cũng được. Tội nghiệp chú ngựa xưa kia chức có sắc lông màu lửa của cuộc Đồng Khởi vĩ đại bây giờ bị đạp lút dưới đất cái nên hóa ra ngựa ô.

    Tôi nâng cái bảo vật Cách Mạng đặt lên g̣ đ́a trong khi chú Bảy Măn leo lên bờ đứng run run. Với hai hàm răng khua lặp cặp, chú nói:

    – Cậu Hai xem mau mau dùm chút.

    – Để tôi rửa sạch đă.

    – Hay cậu cứ giữ lấy hoặc đem đi đâu th́ đem.

    – Tôi giữ làm ǵ?

    – Vậy cậu coi mau mau để tôi bỏ xuống để người ta trông thấy.

    Tôi lấy làm lạ tại sao y sợ như vậy. Vả lại ngó qua là tôi đă “chụp” được h́nh nó rồi. Cần ǵ phải xem lâu. Ở ngoài Hà Nội tôi c̣n phịa nổi truyện Lửa Quê Hương kia mà, huống chi đă về đến quê hương rồi ! Tôi bảo Bảy Măn:

    – Chú vùi trở lại đi !

    Bảy Măn nhanh nhẹn chụp lấy chú ngựa ô nhảy xuống đ́a lặn một hơi rồi trồi lên dặn tôi:

    – Cậu Hai nhớ chỗ này. Khi cần cậu cứ đến móc nó lên, không cần hỏi tôi nữa.

    – Bộ chú tính không xài nữa hay sao mà đạp kỹ vậy?

    Bảy Măn không nói ǵ leo lên bờ rồi cun cút lủi đi , không nói thêm tiếng nào. Tôi phải đuổi theo bảo chú nói về cách xử dụng và đạn dược ra sao, những trận đánh nào ngựa đă khạc lửa. Nhưng chú xua tay:

    – Cậu về hỏi cô Hai, cổ rành hơn ! Tôi quên hết rồi.

    Rồi chú biến nhanh như sợ người khác trông thấy cái việc vừa làm của ḿnh. Về nhà tôi hỏi cô Hai, th́ cô nói:

    – Mấy thằng cha đó bây giờ “sọc dưa” hết rồi.

    – Hồi Đồng Khởi chú có tham gia không?

    – Th́ thằng chả đi lấy kiểu đâu trên Phước Hiệp Định Thủy ǵ về bắt mấy ông ḷ rèn làm đó chớ ai.

    – Sao bây giờ chú sợ người ta thấy?

    – Sau Đồng Khởi chẳng ngờ Quốc Gia nó mạnh như vậy. Rút bao nhiêu đồn nó đều đóng trở lại mà c̣n lấn thêm. Mấy ông nội có dính dáng tới Đồng Khởi bây giờ bôi mặt lem lem để sống cho yên thân. Nghĩa là không muốn chiến đấu nữa, nên t́m cách lân la với địch và mong nó quên cho cái dĩ văng.

    Tôi hỏi qua con ngựa trời. Cô nói:

    – Th́ nó như cháu thấy đó .

    – Không có ǵ nữa à ?

    – Chỉ bấy nhiêu thôi.

    – Rồi đạn dược làm bằng ǵ?

    – Miểng sành, sắt vụn, hộp lon cắt nhỏ ra, dồn vào nện chắc, bên ngoài đổ sáp.

    – C̣n thuốc nổ?

    – Cô không rơ , để bữa nào cô giới thiệu cho mấy người rành vụ đó .

    Tôi lấy giấy vẽ ra h́nh thù con ngựa và hỏi:

    – Có phải nó như thế này không cô ?

    – Ừ, chắc là như vậy.

    – Trong xă ḿnh có xử dụng nó lần nào chưa cô?

    – Có một lần phục kích ở Ngă Ba Lộ Chùa. Chùa Tuyên Linh đường vô Cầu Mống chớ không phải Chùa Oai Linh ở sau đồng.

    – Kết quả ra sao cô?

    – Bắn không nổ. Dưới Giồng Lượng có Tổng Y. Trên Cầu Mống có Tổng Cường là dượng rể của cháu. Nhưng Tổng Y có lính, thường đi ruồng miệt Cải Bần có khi thọc tới trên ranh Minh Đức, c̣n Tổng Cường th́ nhát lắm không dám ra khỏi chợ Cầu Mống. Trận đó du kích bị lính rượt chạy suưt chết. Mất một cây, c̣n một cây, y đem về nhận luôn xuống đ́a tới bây giờ không nhắc tới nữa.

    Bạn đọc muốn biết món vũ khí “thần thông” này ư? Đó là một cái ống trúm bằng sắt to nhỏ tùy sự sáng tạo. Ở trước đầu có hai cái chân chỏi nó ngước họng lên. Miệng nó dồn loại đạn đặc biệt như bà Huyện ủy vừa mô tả. Thuốc nổ nhét sau đuôi. Cái kim hỏa nện vào hột nổ bằng một sợi dây thun căng thẳng.
    Chỉ có thế. Chắc chắn trên thế giới không có loại vũ khí nào đơn sơ hơn cây súng “Ngựa Trời” . Vậy mà đánh cho Mỹ Ngụy những đ̣n xiêng niểng !!!



    Mai tiếp ....

  6. #4656
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Vậy là xong con ngựa trời. Vừa nghỉ dưỡng sức vừa đi sưu tầm tài liệu ở xă nhà, tôi nghĩ dần cái dàn bài cho tiểu thuyết Đồng Khởi. Lúc bấy giờ trực thăng thường đổ chụp phía bên Cù Lao Bảo, cho nên tôi ở Cù Lao Minh bên này cũng khá yên ổn. Một hôm cô Hai bảo tôi:

    – Cô cho cháu cái đề tài hay lắm.

    – Đề tài ǵ vậy cô?

    – Bà Điên. Bả điên nhưng nói toàn chuyện Cách Mạng mà bằng thơ lục bát chớ không nói chuyện như ḿnh. Ví dụ như: Ngày ngày bắt ốc hái rau, ngày mai ta sẽ lên lầu vinh quang, hoặc là Bao giờ thằng ngốc làm vua, Tổng Y sẽ rụi Tổng Cường lên ngôi !

    – Ngôi ǵ, cô?

    – Đă bảo là bả điên mà ! Tổng Y nghe câu đó cho lính tới bắt vô bót đập cho một trận , nhưng về nhà vẫn đọc thơ chửi rủa Tổng Y, và càng điên hơn trước.

    Tôi thích lắm. Định bụng sẽ xây dựng bà Điên thành nhân vật rất lư thú. Trong vở kịch “Lu Ba” của Liên Xô mô tả Cách Mạng Tháng Mười, được Hà Nội cơng về dịch ra rồi mời đạo diễn Liên Xô qua dạy, diễn triền miên ở Nhà Hát Tây, có một nhân vật khùng khùng rất xuất sắc do kép Đào Mộng Long đóng , hay đến đỗi không ai thay được. Bây giờ Cách Mạng Đồng Khởi cũng có thua ǵ. Tôi đi t́m gặp bà Điên ngay.

    Trước kia vào thời Pháp, cặp hai bên rạch Tân Hương là hai con lộ. Dân chúng đi lại rất dễ dàng. Bây giờ lộ bị đào xới , rào rắp , cắm bảng tử địa từng chặng một, không ai dám đi, chỉ để du kích. Dân phải đi đường ở sau ruộng. Đó là những bờ ranh, được giải phóng gọi là Lộ Mới, nhỏ hẹp bất tiện hơn lộ làng bội phần.

    Từ nhà bà cụ tôi muốn đi chợ Tân Hương phải qua nhà ngoại tôi. Rồi từ chợ băng đồng đến nhà bà Điên.

    Muốn đến chợ phải đi qua một chiếc cầu sắt. Tuy không có xe hơi qua lại, nhưng chiếc cầu rất chắc chắn. Nhà bà đề tài Điên ở gần vườn Mù U của ông Cả Hóa, một điền chủ lớn trong làng, có người con trai tên Nh́ Ưu cùng đi học với cậu Bảy tôi ở trường Phú Xuân ngoài Huế. Lúc nhỏ tôi và cậu Tám tôi thường đến đây hớt cá lia thia về nuôi. Cá ở vườn này nổi tiếng là loại cá chiến, đá bền và rất dữ.

    Bây giờ trở lại đây, tôi không c̣n thấy ngôi nhà xưa vĩ đại núp trong khu vườn sầm uất nữa. Đây là một nhà giàu xưa, tiền đầy cả rương xe, nhưng không xài phí, chỉ có đám con phá của. Gia đ́nh này bỏ lên thành, không tham gia kháng chiến.
    Ngôi nhà cũng bị phá hoại thời kháng Pháp và giải phóng cạp sạch sau Đồng Khởi như nhà ngoại tôi. C̣n vườn Mù U th́ mạnh ai nấy đốn nên không c̣n một gốc. Tôi gặp bà Điên ở trong một ngôi cḥi lụp xụp của con dâu bà. Bà không c̣n ra người. Tôi muốn khai thác ngay điểm đó, nên vô đề ngay:

    – Nghe nói bà cụ bị lính Tổng Y đánh bệnh nặng…

    Người con dâu không đợi tôi dứt lời, nói ngay:

    – Ổng đâu có đánh đập ǵ. Ổng nghe đồn má tôi mắc bịnh như vậy, ông cho lính bắt đem về hốt thuốc cho uống, rước thầy pháp ếm đối, nhưng không hết. Ổng c̣n cho mấy trăm về nhà chạy thầy.

    Tôi bị hẫng, nên lái sang chuyện khác:

    – Bà cụ bịnh từ hồi nào vậy chị?

    – Hồi trước 45 lận mà . Nhưng hồi đó c̣n nhẹ , rồi nặng lần lần. Hồi Đồng Khởi ḿnh đánh trống đánh mơ suốt đêm ngày nên má tôi mất trí luôn đó, chớ đâu có ai đánh đập làm chi một bà già.

    Thế là tôi bị cụt hứng, như cái đề tài ngựa trời.

    Một buổi chiều tôi ngồi ở mé sông xem địa thế pḥng khi có chụp dù , th́ dông ngả nào cho tiện. Tôi tưởng ông cán Mùa Thu về th́ được săn đón hoan hô ngất trời, nhưng không có ma nào thèm ngó tới. Nếu không có gia đ́nh nội, ngoại tôi th́ tôi không biết nương tựa nơi ai.

    Th́nh lình đ̣ máy đỗ lại. Đây là con đ̣ không bến. Chỗ nào có khách lên khách xuống th́ nó tắp vào rồi khách cứ chịu khó lội, chớ không có chỗ nào nhất định.

    Bỗng một tiếng kêu:

    – Triết.

    Tôi nh́n xuống mũi đ̣ nơi khách đang lúm xúm chuẩn bị vọt lên, thấy một người tóc bạc. Phải mất mấy giây đồng hồ tôi mới nhận ra cậu Bảy tôi. Tôi như bị ngọng, kêu lên mà không rơ tiếng. Như một giấc chiêm bao. Trên mười năm xa cách, kể từ ḥa b́nh lập lại tới nay. Tôi đi theo cậu về nhà ngoại.

    – Sao cậu biết con về ?

    – D́ Năm lên Sài G̣n gọi cậu.

    Tôi buột miệng hỏi liền.

    – Sao cậu không ở nhà mà đi lên trển?

    – Chính ngoại cũng không muốn cậu ở nhà.

    Tôi đă biết ngay tại sao, nên không đá động tới việc đó nữa. Cậu hận v́ cái chết của đứa em trai. Hận kháng chiến, hận đủ thứ. Không người kháng chiến nào, dù c̣n theo đuổi hay bỏ về thành, mà không hận kháng chiến.
    Năm 1950 lúc ở miền Tây, tôi cũng đă chèo xuồng ra thành rồi. Rủi thay gặp thằng bạn chí thân chận lại nghe nó than một câu: “Mày đi rồi tao chơi với ai ?” mà trở lại. Cậu tôi là một trí thức lại càng hận kháng chiến tràn đầy. Ngoại tôi gặp hai cậu cháu tôi cùng một lúc th́ mừng lắm, làm thịt cả một con vịt. Ngoại tôi rưng rưng nước mắt, bảo:

    – Cậu cháu có nói ǵ th́ nói cho hết đêm nay đi, khuya xuống đ̣ trở lên trển.

    Tôi biết ngoại tôi càng hận về cái chết của cậu Tám tôi. Ngồi trước mặt người cậu thân yêu, tôi như thấy lại tôi hai chục năm trước, một học sinh tập tễnh đi theo Cách Mạng với tất cả ḷng yêu nước hồn nhiên như trong một bài hát của dân tộc Pháp..

    Mère Patrie renaîtra! (Tổ Quốc sẽ tái sinh!)

    Thiệt sung sướng và tự hào cho người kháng chiến. Thời đó ai ở nhà là cảm thấy có tội với Tổ Quốc. Cậu tôi dắt tôi đi cho tôi vào trường huấn luyện cán bộ Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh lúc tôi chưa thành niên. Rời trường đó, tôi xa cậu tôi như chim đủ lông cánh bay khắp trời. Cậu hỏi.

    – Cháu ra ngoài có gặp bà con Bến Tre ḿnh không?

    – Có gặp đủ hết cậu à .

    – Họ công tác có phấn khởi không?

    – Dạ được.

    – Như ai kể cho cậu nghe để cậu mừng.

    Tôi đă nói láo về cái Miền Bắc xă hội chủ nghĩa ôn dịch với biết bao nhiêu người tôi gặp trên đường từ R về đến đây êm xuôi trót lọt, chỉ có lần bị một cậu giao liên ở Vàm Cỏ Đông chơi vô bảng họng thôi.
    Bây giờ tôi có thể nào dối gạt cậu tôi? Tôi không có can đảm. Hơn nữa cậu tôi không phải là người dễ nghe tuyên truyền. Chính cậu từng là Trưởng Ban Tuyên Huấn Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh thời anh Mạch Văn Tư làm Tỉnh Đoàn Trưởng.

    Tôi không nghĩ ngợi ǵ hết, bắt đầu kể về ông Nguyễn Văn Huệ, tức ông Mười Huệ, tức ông Đốc Huệ ở Giồng Trôm từng làm Chủ Tịch Tỉnh suốt chín năm. Tôi nói:

    – Dân Nam Kỳ hi sinh không để làm ǵ hết cậu à !

    Cậu tôi ngồi điềm nhiên không tỏ vẻ ǵ hết khi nghe câu chuyện của tôi.

    Ở Miền Bắc tôi từng gặp nhiều người Bến Tre trong đó có những chú bác từng lănh đạo cơ quan đoàn thể ở tỉnh nhà trong chín năm Nam Bộ Kháng Chiến như ông Mười tức bác Mười Huệ chủ tịch tỉnh, ông Đỗ Phát Quan đại biểu Quốc Hội năm 46, người B́nh Khánh; ông Nguyễn Tẩu, Ty Trưởng Công An; ông Nguyễn Văn Kinh Tổng Thư Kư Ủy Ban; Phan Thêm, chủ nhiệm Việt Minh; Nguyễn Thanh Thế, Giám Đốc trường tư thục Duy Minh; ông Tư Minh, ủy viên huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc tỉnh v.v…

    Trừ ông Phan Thêm là được Hà Nội coi trọng. Ông này được cho làm Phó Ban Tổ Chức Trung ương dưới quyền Lê Đức Thọ v́ hắn không phải là dân Nam Kỳ !

    Tôi xin nói thêm về những điều mắt thấy tai nghe mà không một ai có thể tưởng tượng nổi. Ở trong Nam cứ cắm đầu lạy “ơn Bác ơn Đảng” và bỏ vợ bỏ con nhảy xuống tàu ra Bắc để:

    Mười năm dồn lại một ngày
    Là ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ!

    (Thơ Xuân Vũ năm 1954 đăng trên báo Văn Nghệ Hà Nội).

    Khi ra đó vài tháng rồi, chàng thanh niên tên Xuân Vũ này lại cũng mần thơ, nhưng không dám đăng báo.

    Mười năm rơ mặt bác Hồ
    Là con quái vật miệng hô mắt lồi.

    Một trong những người Bến Tre tôi kính phục và gần gũi nhất là ông Mười Huệ . Lúc bấy giờ có lẽ ông đă sáu mươi, râu tóc bạc phơ, bệnh hoạn và bị hất hủi như con chó già.
    Xin lỗi ông Mười, cháu xin nói thật, nói thẳng bằng một danh từ không mấy thanh cao. Bọn lưu manh có thanh cao ǵ !. Nhưng đó là cảm nghĩ thật , mỗi khi tôi gặp ông Mười. Tôi hết biết nói ǵ. Ông Mười là Chủ Tịch Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chánh suốt chín năm của tỉnh nhà . Lúc đó tôi chỉ là Thiếu Nhi Cứu Quốc nhưng mê kháng chiến vô cùng v́ tưởng là nước ḿnh sẽ được như nước Pháp mà tôi đang học lịch sử ở trường.

    Vinh quang thay, những kẻ hi sinh cho Tổ Quốc…
    T́nh yêu thiêng liêng của Tổ Quốc…

    Miền Bắc Việt Nam mà tôi đụng vào đă thành một cái tổ C̣, mà con c̣ già bất hạnh nhất là ông Mười. Ông được phong cho chức “Tổng Thư Kư Hội Việt Pháp Hữu Nghị” trụ sở ở đường Lư Thường Kiệt gần ngă tư Phan Bội Châu. Cái hội này “quan trọng” đến nỗi không có ai tới lui hết, không làm ǵ hết và cũng không biết ai lập nó ra.

    Nếu có làm ǵ chăng nữa th́ ở đâu làm , không phải ông Mười. V́ ông chỉ là Tổng Thư Kư thôi. Chủ Tịch h́nh như là Phạm Huy Thông một thạc sĩ làm tay sai cho một trưởng ban tuyên huấn học chưa hết trung học để được yên thân.
    Nhưng ông Mười cũng cứ ở đó như một loại ông Từ giữ chùa. Ông không ở nhà chính mà lại ở trong cái ga-ra. Hai bác cháu tập kết sao mà giống nhau như hệt: ở ga-ra.

    Tôi ở cách đó không xa, cũng trong một cái ga-ra nhưng cái của tôi th́ quá đỗi tồi tàn, dột nát và gần sát một cầu tiêu thùng. Tôi ở chung với Nguyễn Quang Sáng, bây giờ là Tổng Thư Kư Hội Nhà Văn. Hằng ngày tôi đến Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam làm việc ở 54 Quán Sứ trước Viện Ung Thư, bên cạnh Chùa Quán Sứ, th́ đi ngang số 7 Phan Bội Châu.
    Đây là một cái quán hai tầng của một gia đ́nh người Tàu. Tầng dưới th́ buôn bán, tầng trên gia đ́nh cư ngụ và cho mướn. Ông Mười vẫn thường đến đây uống trà, hoặc sáng hoặc chiều, không thành cữ nhất định.

    Cái quán này là nơi thân mến của dân Nam Kỳ quốc. Phía bên kia đường là nhà máy nước đá của một bà tư sản góa chồng rất đẹp. Đó là mục tiêu rửa mắt của khách ẩm trà trong quán này. Bà tư sản h́nh như cũng bén lắm nên mỗi lần chúng tôi uống trà và nói chuyện râm ran bên này th́ bà ra đứng ở cửa bẹo h́nh bẹo dạng. Sau này có thằng bạn tôi trẻ hơn bả có mười tuổi bị dính vô và bị kiểm thảo trần ai suưt tụt lon thiếu tá.

    Khi nào ngồi quán mà thấy tôi đi ngang, ông Mười cũng ngoắc:

    – Xuân Vũ, vô làm vài chung cho ấm rồi đi làm, cháu !

    Râu tóc ông Mười đă bạc phơ, mắt không lúc nào rời cặp kiếng trắng, quần áo vải ta trắng bèo nhèo, chân mang guốc vông ṃn hết gót, tay không có đồng hồ, túi không có bút máy, không có ǵ ráo trơn, ngoài tấm thân già bệnh hoạn. Tay trái của ông bị “chuột rút” đơ đơ không cử động b́nh thường được nhưng khổ thay, ông lại không có tiêu chuẩn vào Bệnh Viện Việt Xô . Cho nên rót nước châm trà, hay rót trà ra chung ông Mười chỉ dùng một tay.

    Ba hào một b́nh trà. Nói cho ngay trà ở quán chị Hai không phải trà cau khô. Có lẽ chị ưu đăi tụi dân Nam Kỳ này nên đem ra trà thiệt th́ không rơ. Ở các quán cà chớn th́ xác trà ngâm nước cau khô phục vụ khách.
    Dân ghiền, lúc đờm sắp trào lên cổ th́ thứ ǵ chát chát là nuốt càn, sá ǵ nước cau khô ? Một b́nh trà năm, sáu mạng uống như quỉ sứ cả giờ đồng hồ, ba bốn “phuưch” nước sôi. Chị Hai vẫn vui vẻ không sốt ruột như các chủ quán khác.

    Do đó dân Nam Kỳ chúng tôi coi đây như là trụ sở của ḿnh. Có chuyện ǵ vui buồn cũng ra đó nói cho nhau nghe. C̣n ông Mười th́ coi đó như văn pḥng thứ hai của Hội Việt Pháp Hữu Nghị vậy. Lắm khi bọn tôi kiếm được gói trà Chính Xuân, Ba Đ́nh, Hồng Đào, nhớ ông Mười th́ cũng đi thỉnh ông đến chủ tọa ở quán chị Hai.

    Có lần Phan Vân, nhạc sĩ của đài phát thanh, một chàng thanh niên tuấn tú khôi ngô của Sài Thành không biết theo ai mà ra Khu 8 của Trần Văn Trà rồi lọt xuống miền Tây ở chung với tôi trong pḥng chính trị. Hắn làm nhạc, tôi làm lời, lấy làm tâm đắc lắm. Thỉnh thoảng hai đứa lén ra rừng, hắn sô-lô cho tôi nghe bản “Những Cánh Hoa Đời” của hắn làm ở Sài G̣n.

    – Ê, mày Xuân Vũ, ngă mặn vậy đủ chưa? Mai mốt ra đồng tao hát bài “Tiếng C̣i Trong Sương Đêm” Tango Melodic của Lê Trực cho mày rụng rún.

    Phan Vân cộng tác chung với tôi ở Pḥng Chính Trị Khu 9 mấy tháng , rồi cùng về Cần Thơ vài năm. Hắn là người chỉ hợp với đường phố, những vũ trường và sân khấu nhưng không hiểu sao hắn lại đi kháng chiến.
    Tôi với hắn thường hợp tác đi lao động sản xuất để chui vô cḥi vịt làm nhạc. Có lần cơ quan được lệnh sản xuất thêm để lấy tiền cứu trợ miền Đông bị băo lụt. Tôi và hắn đi cắm câu ở gần Kinh Xáng Cụt. Hai đứa t́m nơi ngủ cho đă rồi sáng ngày thức dậy mua cá của nông dân về nộp cho cơ quan bán lấy tiền cứu trợ. Và được chấm điểm cao.

    Trong số bản nhạc của Phan Vân-Xuân Vũ có một bài được giải nhất Giải Cửu Long năm 1950. Ngoài ra c̣n một bài thơ của tôi được hắn phổ nhạc và rất được phổ biến trong hai khu 8 và khu 9 lúc bấy giờ.

    Em lớn lên

    Em ăn rau và cải
    Trồng trên đống tro tàn
    Trên nền nhà rụi cháy
    Hàng cột ngă thành than.

    Cơm em ăn mỗi ngày
    Đều có dính máu Tây
    V́ mùa khô mùa nước
    Tây phơi xác ruộng này.

    Nhà em Tây nó đốt
    Em ra ngủ ngoài vườn
    Khác ǵ anh chiến sĩ
    Quen lạnh lẽo gió sương.

    Bây giờ em c̣n bé
    Em gắng tập súng cây
    Ngày mai em sẽ lớn
    Cầm súng thiệt đánh Tây.

    Em lớn lên trong kháng chiến.

    (1947)

    Ra Hà Nội, nhớ bà vợ lai Nhựt Bổn đẹp quá trời, Phan Vân phát khùng lên. Một hôm hắn vô đại Văn Pḥng Ban Giám Đốc Đài Phát Thanh do ông Huỳnh Văn Tiểng làm Phó Giám Đốc, sừng sộ:

    – Ê ! Anh Tư, anh cho tôi về Nam đi ! Tôi chán quá rồi.

    – Đi sao được mà đi ... đồng chí !

    Lúc đó tôi vừa bị kiểm thảo xong về vụ lên Ủy Ban Quốc Tế xin về Nam.

    Phan Vân liền rút con dao rọc giấy ở trên bàn, vung lên. Huỳnh Văn Tiếng vốn phục phịch to con nên không chạy kịp, cũng không la. Nhưng Phan Vân không chơi anh Tư , mà cởi nút áo sơ-mi tay manchette, đưa trước mặt anh Tư, đâm một phát, rút dao ra ném trên bàn rồi để cho máu nhỏ giọt xuống gạch và bảo:

    – Anh coi nè!

    Huỳnh Văn Tiểng ớn quá , nhưng lúng túng không biết phải đối phó cách nào c̣n Phan Vân th́ trợn mắt nói tiếp:

    – Vợ các anh là l… người ta , c̣n vợ tôi là l… ḅ hả?

    – Đừng nói vậy đồng chí… Cách Mạng…

    Phan Vân không nói ǵ thêm bỏ đi xuống và cuốc một mạch tới quán chị Hai, cánh tay c̣n ṛng ṛng máu. Tôi là người thân nhất của Phan Vân ở đây nên hỏi ngay. Phan Vân kể lại câu chuyện đă xảy ra. Có mặt ông Mười ở đó, ông khuyên can:

    – Cháu không nên làm vậy, chẳng có ích ǵ.

    Ông luôn luôn tỏ ra là bậc cha chú và là một trí thức đă từng trải trong cuộc sống với tụi Hà Nội. Không bao giờ tôi nghe ông nói một câu bất măn hoặc góp vào những chuyện bất măn. Nhưng tôi biết ông chán ngán, ê ẩm vô cùng. Đă lỡ ... tay trót đă nhúng chàm. Dại rồi c̣n biết khôn làm sao đây. Bô bô cái mồm sẽ bị cắt phiếu.


    Mai tiếp ....

  7. #4657
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Những người cùng làm đốc học trường quận với ông, thấp hơn ông ở lại đều đă vinh thăng như ông Đốc Ninh ở Thanh Phú, ông Đốc Trinh ở Ba Tri, ông Đốc Chỉ ở Mỏ Cày. Ông Mười là một bậc trí thức đâu phải là có “nhiều lắm” trong kháng chiến và trong hàng ngũ Cách Mạng. Mà chúng nó khinh miệt bỏ bê làm vậy?

    Một hôm ông Mười có ư tốt đối với tôi. Ông có đứa con gái tên là Vân Thanh rất duyên dáng mặn ṃi, bọn Nam Kỳ gấm ghé nhưng không đứa nào dám v́ ông nghiêm khắc lắm. Hơn thế nữa, ông đă rào trước:

    – Con nhỏ c̣n đang học trường Miền Nam. Nó c̣n nhỏ !

    Nhưng ông Mười có trông thấy chỗ khác và nhờ người ta làm mối cho thằng cháu đồng hương. Do đó mà tôi có dịp đến căn nhà “Việt Pháp Hữu Nghị” của ông. Đó là cái ga-ra bên cạnh cái villa nhỏ mà người ta căng tấm bảng ở cửa ngỏ “Association Vietnam-France”. Trong cái ga-ra của ông có một cái giường nát và cái bếp ở xó hóc lạnh tanh. Tường cũ loang lỗ, gạch dưới nền ṃn khuyết lồi lên những gân xi măng.

    Ngậm ngùi, chua xót quá đỗi, tôi cũng tạm ngồi uống trà và hỏi thăm ông:

    – Bác ăn cơm ở đâu bác Mười?

    – Đằng hợp tác xă công nhân xe lửa.

    Tôi cũng đă từng ăn ở đó nhưng đông quá , món ăn kém, không thể ăn được nên chuồn đi chỗ khác. Bạn ơi ! Bạn đừng tưởng có tiền là xách đít đi đâu ăn cũng được nghe. Muốn ghi tên vào Hợp tác xă bạn phải được xét lư lịch như trước khi vô đảng đấy.

    – Chen lấn lănh cơm có bữa muốn rách áo cháu à !

    Đó là câu nói nặng nề nhất về chế độ mà tôi được nghe từ miệng ông Mười.

    – Rồi bác ăn ở đâu?

    – Bác nhờ con Hai chủ quán nấu. Con nó đem lại cho bác ở đằng đó.

    Tôi nh́n cánh tay yếu của ông mà ái ngại vô cùng. Già vậy mà ở một ḿnh, rủi đau ốm bất thường rồi lấy ai mà cậy nhờ? Đọc được ư nghĩ đó của tôi ông nói:

    – Bác có thằng cháu y tá. Lâu lâu nó có ghé qua.

    Tôi tưởng rằng nhà của ông Tổng Thư Kư Hội Việt Pháp khá hơn nhà tôi, nhưng khi ngó lên nóc thấy một lỗ lớn, tôi chưa kịp nói ǵ th́ ông cắt nghĩa:

    – Bác đă dời chiếc giường tránh chỗ dột. Mưa nho nhỏ không sao. C̣n mưa lớn th́ bác mở cửa lên nhà trên ngồi chờ hết mưa th́ xuống.

    Tôi không dám hỏi tới: “Sao bác không ở trên nhà trên.” v́ sợ câu trả lời sẽ làm đau ḷng cả bác lẫn cháu, nên thôi, bèn nói lảng:

    – Nhà của cháu hễ trời mưa th́ cháu với thằng Sáng ngồi trùm ni-lông chong ngóc.

    – Kệ nó cháu, ráng ráng thử coi.

    Ư bác nói là ráng sống để lết về xứ. Tôi t́m hiểu thử xem những người trụ cột của tỉnh Bến Tre có ai được trọng dụng không?

    – Chú Hai Sách bây giờ ở đâu bác?

    Hai Sách là Trưởng Ty Công An sau cùng của Bến Tre.

    – Nó làm Phó Ty Thái B́nh. Mà h́nh như là Phó Ty Thương Binh th́ phải.

    – C̣n chú Mười Kinh?

    – Nó làm ǵ ở Bộ Nội Vụ. Chết rồi, cháu không hay sao? Nó đi đón Việt kiều ở Tân Đảo về, trật chân trên tàu rơi xuống biển. Không hiểu sao tại Cảng Hải Pḥng mà không vớt được?

    – C̣n bác Nguyễn Tẩu?

    – Làm cái ǵ ở Sở Nhà Cửa. Ôi thôi tản lạc hết cháu ơi ! Bây giờ cháu đang viết cái ǵ ?

    – Dạ đi cà nhỏng chớ có viết được cái ǵ đâu bác. Một năm ba bài bút kư đăng báo thôi.

    – Chuyện kháng chiến ḿnh hay quá không viết được sao?

    – Dạ không ..

    – Tại sao vậy cháu?

    – Dạ không hiểu tại sao nữa. Cứ ngồi lại th́ nhợn rồi buông bút bỏ đi đạp xe chạy rong ngoài đường bác à !

    – Vừa rồi thương binh Nam Bộ làm loạn ở tỉnh Thái B́nh không biết thằng Sách có đối phó nổi không?

    Vâng, chuyện kháng chiến chống Pháp đẹp quá mà không ai muốn nhắc lại. V́ nhắc lại chỉ thêm đau ḷng. Tôi nhớ hồi c̣n ở tỉnh nhà, cán bộ được coi như thần thánh, kháng chiến chống Pháp là một vinh quang. Thanh niên không ai ở nhà. Không bộ đội th́ cán bộ, không cán bộ này cũng cán bộ kia, đến đỗi con cháu Hội Đồng, Cai Tổng cũng bỏ nhà đi. Không đi là có tội. C̣n bây giờ th́ ai cũng thấy “giá đừng đi”!

    Thời đó ông Mười cũng đă trên năm mươi. Ông là Chủ Tịch Tỉnh, không có Phó Chủ Tịch và cũng không có ai thay thế nếu ông hi sinh. Ông mặc bộ đồ lụa Ba Tri cổ đứng đi dép cao su, đội nón mây rộng vành, loại nón của người Tàu, ông đi bộ khi dời cơ quan, tự mang ba lô lấy, nếu trời mưa th́ ông chống gậy. Thanh Niên Cứu Quốc của anh Mạch Văn Tư, Phụ Nữ Cứu Quốc của chị Ba Định, Nhân Dân Cứu Quốc của ông Trọng Già đều bu chung quanh Ủy Ban Tỉnh để dễ bề ăn ké máy đánh chữ, pơ-luya hoặc nhờ nhỏi ghe xuồng cùng các thứ khác.

    Hồi đó chị Ba Định cũng khờ ịt chớ đâu có trí óc ǵ bao nhiêu, nhờ ông Mười dạy dỗ cho nên được làm Đoàn Trưởng Phụ Nữ Cứu Quốc tỉnh. Chỉ đâu có nói chuyện được trước đám đông. Hễ có mít tinh th́ chị Hồng Yến vợ anh Phan Minh Triều viết diễn văn cho chỉ đọc vậy mà c̣n đọc trật lất: Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa chỉ đọc thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hào, c̣n “thân ái chào quí đồng chí” th́ chỉ rặn ra là “thâm ấy chà quí đồng chí“.

    Thấy cậu tôi ngồi nghe mà sắc mặt không vui nên tôi không muốn kể thêm. Cậu thở dài, chê trách Cách Mạng th́ có lẽ cậu không nỡ. V́ cuộc kháng chiến chống Pháp tự nó là một cuộc chiến đấu đẹp đẽ và cao quí. Nào ai có biết đảng là ǵ. Cho nên cứ nhắm mắt đi theo, đến khi mở mắt ra th́ đi đă quá sâu, không có can đảm trở lại nữa.

    Cậu ngồi đó, có lẽ trong đầu cậu hiện lên những nẻo đường kháng chiến từ Cù Lao Minh sang Cù Lao Bảo, Sóc Sải, Thành Triệu, bang Tra, Ba Vát, Mỏ Cày, Phước Hiệp, Định Thủy, B́nh Khánh, An Định, Tân Trung, Minh Đức, Hương Mỹ, Thành Phú, Giồng Luông, Giồng ớt, Giồng Băi, An Qui, Thành Phong, Cồn Chim, Cồn Diệp…

    Thanh niên trai tráng tới đâu, ông Mười đi tới đó. Chữ kư của ông chân phương có những ṿng bán nguyệt bao bọc chung quanh như mây khói. Mà mây khói thật, như cuộc đời của ông. Đi với Pháp quyền cao lộc cả xe hơi nhà lầu, lại bỏ đi theo “Cách Mạng” để được phát cho cái ga-ra nát.

    Đó là ông Mười Huệ ở Miền Bắc. “Giải Phóng” MiềnNam rồi, ông cựu Chủ Tịch Tỉnh từ Hà Nội trở về làng, về tỉnh nhà , không phải với chiếc áo gấm như những ông Nghè bái tổ vinh qui mà với chiếc áo bà ba bạc màu, gậy chống đi từng bước, bàn tay chuột rút treo trên cổ như một mối hận chưa trả xong. Ông lần về tận quê . Không c̣n ǵ, ngoài một quả núi tro trong ḷng mà cách mạng đă dựng lên cho ông từ ngày ra Bắc. Không có ǵ ngoài dăm ba nụ cười gượng mà bọn tỉnh ủy – một lũ con nít khi ông đă là lănh tụ tối cao của tỉnh này – dành cho ông như cái hạnh phúc hồi hương tưởng không bao giờ có.

    Về tới xứ hôm trước, hôm sau ông ra chợ Mỹ Lồng ngồi chồm hổm tự thưởng cho ḿnh, cũng c̣n có nghĩa là cám ơn cách mạng bằng một tô cháo ḷng heo. Đúng là cháo ḷng heo ! Nhưng thôi, so với hằng trăm người Bến Tre khác đă nằm lại nghĩa trang Mai Dịch, Văn Điển, th́ ông Mười c̣n sướng hơn nhiều.

    Một ông chủ tịch tỉnh đi tập kết về ăn cháo ḷng ở tại nơi ḿnh từng làm đốc học. Trí thức bị hạ xuống làm dân phu phen kéo xe, quét chợ, c̣n những tên kéo xe quét chợ, thợ hồ, chăn trâu chăn vịt, cạo mủ cao su th́ lại đóng vai tṛ chủ tịch quận, chủ tịch tỉnh thậm chí chủ tịch nước. Ông Mười về được xứ chắc là thỏa nguyện rồi. V́ lúc ở ngoài Bắc ông có ước mong ǵ nữa đâu. Nhưng bi kịch của ông Mười không dừng lại ở đó.

    Màn cuối c̣n thê thảm hơn nhiều.

    Số là ông có một chàng rể tên là Phát, có lẽ tên Tây nên gọi là Phát Nê (René). Trong kháng chiến Phát Nê đă làm đến đại đội phó. Có lẽ v́ thành phần không cơ bản nên không được tiếp tục cuộc đời binh nghiệp, bị lột áo lính ngay khi ra Bắc và làm một việc ǵ không khá lắm ở Bộ Công Nghiệp. Thỉnh thoảng tôi có gặp anh ta ăn mặc đỏm dáng phóng xe đạp Bờ Rô đến thăm ông già vợ. Khi về Nam, con trai của Phát Nê đă lớn và làm tới đại úy Hải Quân (Ngụy).
    Phát Nê tỏ ra ḿnh rặc với Cách Mạng nên về Bến Tre gặp ḍng họ th́ kênh mặt như một ông Nghè đỏ. Ông đại úy con trai của Phát Nê đang chuẩn bị cưới vợ, con gái của một dân biểu hay tư sản ǵ đó của tỉnh nhà. Phát Nê về tới là “ách” lại cái rụp. Không có “ḥa hợp ḥa giải” ǵ với thằng con đại úy Ngụy cả. .

    Thằng bé mang ḍng máu “Ngụy” không thèm căi lập trường với ông bố giải phóng mà vào buồng khóa trái bắn súng lục vào đầu. Kết quả như thế nào cho ngoại nó, các d́, các cô nó và cả gia đ́nh bên vợ nó, nhất là đối với vợ sắp cưới của nó, ai cũng có thể đoán ra.

    Nhưng đối với mẹ ruột của nó, người đă nuôi nó, cho nó ăn học thành tài, trong lúc bố nó cà nhỏng xây dựng xă hội chủ nghĩa Bắc Kỳ rởm, chắc khó ai đoán được.

    Bà vợ Phát Nê điên. Bà làm sao đẻ được nữa mà không điên. Bà đi lang thang ngoài chợ kêu tên con suốt ngày. Bà đă trở thành một người mất trí sau phát súng của thằng con trai duy nhất. C̣n ông Mười sau cái tai nạn trời giáng đó, ông càng rủ xuống. Và qua đời.


    Mai tiếp ....

  8. #4658
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Đêm hôm tôi gặp lại cậu tôi có lẽ là một trong những đêm dài nhất đời tôi. Tôi đă kể cho cậu tôi nghe tất cả những ǵ tôi đă SỐNG ở Hà Nội trong ṿng mười năm.

    Xin mời bạn đọc quyển Biển Lửa và Núi Tro tôi đă viết, trong đó tôi mô tả tinh thần kháng chiến giành độc lập như một biển lửa và cái biển lửa đó trở thành một quả núi tro trong ḷng dân Nam Kỳ và toàn dân Việt Nam.

    Cậu tôi nằm nghe, không hỏi nhiều, chỉ thở dài. Măi đến khuya, tôi mới hỏi cậu:

    – Cậu biết anh Mạch Văn Tư bây giờ ở đâu không?

    – Cậu nghe nói ảnh lên Sài G̣n.

    – Hèn chi cháu không gặp ảnh ở ngoài.

    – Một vài bạn quen của cậu có cho biết lúc sắp chuyển quân ra Bắc, các ông Hoàng Xuân Nhị, Hà Huy Giáp có đến gặp ảnh ở tại nhà thuyết phục ảnh đi tập kết, nhưng ảnh nói:“Nhiệm vụ tôi với Tổ Quốc đến đây là đủ. Bây giờ tôi phải làm trọng trách của tôi đối với gia đ́nh tôi.” Ảnh nhất định về Sài G̣n.

    – Có chuyện đó nữa sao cậu? Cháu thật không ngờ.

    – Lúc kháng chiến cháu c̣n nhỏ, cháu không hiểu được chuyện nọ chuyện kia bên trong hoặc đằng sau lưng Cách Mạng. Cậu biết hết nhưng cũng đành im chớ làm ǵ được. Đối với cậu, họ cũng lôi kéo xô đẩy dữ lắm. Cậu là người giữ đạo Công Giáo th́ có bao giờ vô đảng được. Và cậu có biết đảng là cái ǵ.

    – C̣n anh Tư?

    – Ảnh không có đạo, nhưng ảnh là người cứng đầu. Mấy ông Phan Thêm, Bảy Khánh là bí thư, phó bí thư tỉnh ủy hồi đó muốn ảnh vô đảng để gây ảnh hưởng trong giới trí thức trẻ đi theo kháng chiến. Cháu biết hồi kháng chiến chống Pháp, trí thức tỉnh ḿnh đi theo kháng chiến đông lắm. Trước nhất là ông Đốc Thỉnh, kế đó là ông Đốc Huệ, rồi giáo sư Nghĩa thầy của cháu. Những người có bằng Tú Tài khá đông. C̣n giới thầy giáo th́ có thầy Hữu, thầy Ngọc, thầy Viễn, thầy Báu, thầy Hậu.

    – Có chị Ba Định nữa chớ!

    – Chị Ba là Phụ Nữ xă Lương Quới bên Bảo v́ dễ bảo nên được mấy ông tỉnh ủy nâng đỡ lên làm đoàn trưởng Phụ Nữ tỉnh, coi như tay mặt tay trái của tỉnh ủy.

    Đột nhiên cậu hỏi tôi.

    – Cháu nhớ Bùi Ngọc Nghi không?

    – Dạ nhớ chớ. Ảnh là Phó của anh Tư.

    – Họ thấy không thuyết phục được anh Tư nên gởi ảnh lên Miền. Lên Miền, ảnh gần mấy ông lớn ở Khu, nhưng ảnh vẫn không chịu vô đảng. Cho nên ảnh bị đưa luôn lên xứ đoàn làm ủy viên thường vụ kiêm trưởng ban tuyên huấn Thanh Niên Cứu Quốc Nam Bộ. Cháu nhớ tập san Lửa Hồng không? Đó là do tay của ảnh làm. Ảnh có tài tuyên truyền và huấn luyện, nên người ta muốn ảnh vô đảng. Có vậy thôi.

    – Hồi ảnh mở trại huấn luyện Thanh Niên Cứu Quốc ở Cồn Chim…

    – Cháu không nhắc là cậu quên rồi. Ảnh có bất măn bỏ chức một lúc qua nằm ở Tiệm Tôm bên Ba Tri. Tỉnh ủy hoảng hồn cho người đi triệu ảnh về. V́ sợ ảnh theo Tây. Ảnh mới về mở trại huấn luyện đó.
    Một tay ảnh đào tạo cả ngàn cán bộ Thanh Niên Cứu Quốc cho tỉnh ḿnh và cho tám tỉnh miền Trung. Ảnh hưởng của ảnh trong giới trẻ lớn lắm, nên tỉnh ủy vừa dùng ảnh lại vừa sợ ảnh. Nhưng ảnh đâu có tranh giành cái ǵ với ai. Ảnh chỉ huấn luyện cho thanh niên ḷng yêu nước và ḷng nhân đạo thôi. Cháu có c̣n nhớ h́nh mấy nhà văn treo ở giảng đường không?

    Tôi nhanh nhảu đáp.

    – Dạ Gorki, Barbusse và Rolland.

    Cậu tôi tiếp:

    – Tỉnh ủy muốn đưa Bùi Ngọc Nghi rủ rỉ để nhét “Chương tŕnh cơ sở vấn đáp” của đảng do Trường Sinh soạn vào trại huấn luyện của ảnh (Mạch Văn Tư) nhưng ảnh cự tuyệt thẳng thừng. Do đó sau ba lớp đào tạo cán bộ cho tỉnh, ảnh định đề nghị biến nó thành trường huấn luyện cho Miền. Vị trí Cồn Chim rất thuận lợi về địa dư lẫn thiên nhiên. Nhưng v́ sự cự tuyệt của ảnh mà ảnh bị đưa lên Miền. Lên đó xong ảnh lại xuống Trà Vinh tiếp tục mở lớp…

    Bao nhiêu cái sự đời ở phía hậu trường kháng chiến, măi tới bây giờ tôi mới được cậu tôi bảo cho nghe. Cậu tiếp:

    – Sau khi ảnh lên Miền, tỉnh ủy đưa Bùi Ngọc Nghi sang thay thế. Nghi là một thanh niên nhưng tâm hồn cằn cỗi, kiến thức ít ỏi nên không làm được việc. Tỉnh ủy rút Nghi về cho anh Cao Thái Tôn sang. Anh Tôn là một thanh niên vườn, lại là một ông cụ non, chỉ được cái tính dễ bảo như bọn Lê Hoài Đôn, Xuân Ôn, đệ tử của Trường Sinh.

    Tôi nói.

    – Cái thời đó Văn Pḥng đóng chết ở B́nh Khánh và anh Tôn ra tiệm thuốc cao đơn hoàn tán ở chợ An Định để làm quỹ tự túc cho Thanh Niên Cứu Quốc. Hai Quang bây giờ là bí thư tỉnh ủy, hồi đó…

    – Hồi đó chỉ là cán bộ của cậu thôi. Ảnh cũng học lớp của anh Tư.

    Khuya hôm đó, tôi cầm đuốc đưa cậu tôi xuống bến đi trở lên Sài G̣n. Tôi buông cây đuốc xuống đất v́ không muốn ánh lửa soi thấu giọt nước mắt chia ly. Qua giọng nói, tôi đoán h́nh như cậu tôi khóc. Cậu nghẹn ngào:

    – Cháu cẩn thận nghe. Bom đạn bây giờ không phải như thời trước. Thỉnh thoảng về thăm ngoại dùm cậu.

    – Dạ.

    – Cậu không muốn lên Sài G̣n, nhưng ngoại không muốn cậu ở đây. Làng này bây giờ cậu thấy là của ai đâu không c̣n là của cậu. Nếu không có ngoại ở đây, cậu sẽ không bao giờ về nhà. Cậu muốn ngoại lên Sài G̣n quách cho rồi, nhưng cậu chắc chắn ngoại không đời nào chịu rời nơi đây. Đất đai mồ mả ông bà ở đây, bỏ đi sao được.

    Tiếng tù-và đ̣ máy rúc vang tiễn chân cậu tôi và tôi. Hai cậu cháu trước kia cùng một đường. Bây giờ đă sang ngă rẽ. Tôi nh́n theo bóng con đ̣ biến dần giữa bờ rạch rậm ri hoang dại. Không biết suy nghĩ ǵ, cảm xúc ra sao.
    Cho đến khi tiếng máy đă tắt hẳn th́ tôi mới đứng đậy. Cây đuốc đă tắt tự lúc nào, bó lá dừa nằm trơ trên mặt đất, một mớ tro bên cạnh như chính nấm mồ của nó. Đó là h́nh ảnh của hai mùa kháng chiến. Lạ lùng thay cái cuộc kháng chiến này. Tôi sực nhớ lời Sơn Nam lúc hai đứa gặp nhau ở Chắc Băng:

    – Mày có bao giờ thấy Cách Mạng lạ lùng như vầy không? Khi kháng chiến th́ đồng cam cộng khổ, lúc Ḥa B́nh th́ tên này trói tên kia quăng vô chuồng cọp rồi chạy đi nhậu nhẹt nh́n đồng chí ḿnh bị cọp phanh thây.

    Tôi quay vào nhà. Ngoại tôi đang đứng ở giữa sân như dơi theo cuộc chia ly của hai thế hệ. Có lẽ ngoại cũng đă khóc như cậu tôi và tôi. Tôi muốn nói câu ǵ nhưng không nói được. Tuy ngoại không nói nhưng tôi đoán ra nỗi ḷng của ngoại. Ngoại không muốn cậu tôi ở lại quê.

    – Thà nó đi cho khuất mắt, ngoại khỏi phải nhớ cậu Tám con.

    Hoặc:

    – Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hại ḿnh, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà.

    Tôi hiểu mối hận trong ḷng ngoại tôi và của cả gia đ́nh ngoại tôi nữa. Tôi cũng hận tràn ḷng nhưng không thể nói ǵ. Nói theo ngoại th́ đụng Cách Mạng, mà đụng Cách Mạng th́ sẽ không toàn mạng.
    C̣n nói theo lập trường th́ tôi không thể nào. Cái lập trường đó tôi đă từng lê nó tới bờ sông Bến Hải năm 1960, suưt tuột nó ra vứt lại bờ Bắc trước khi lội về Nam rồi. Bây giờ lôi nó về đến đây, quả thật nó không c̣n đầy được nửa túi quần, th́ việc trút nó đi không khó.

    Tôi đi vào nhà. Cái ảnh cậu Tám tôi trên bàn thờ vẫn c̣n đó. Đôi mắt buồn thảm như trách móc như nhớ nhung thằng cháu, cứ đau đáu nh́n tôi. Tôi thấy đau buốt tim gan.
    Từ ngày về, tôi vẫn chưa có dịp thăm qua mảnh vườn thần tiên của tuổi ấu thơ, có thể nói là góc trời thơ mộng của tôi. Ao nuôi cá, mương vũng, tre trúc, dừa đủ loại, có cả dừa Tân quan, mận ổi xoài cam quít mãng cầu, khế, cau, chuối, mít, không thiếu một thứ cây ăn trái nào, một khu vườn sum xuê xanh tươi quanh năm, tôi có thể chạy chơi leo trèo hái trái bắt chim, câu cá, tát cá bất cứ lúc nào.

    Vậy mà bây giờ không c̣n ǵ hết. Không c̣n ǵ hết. V́ đạn bom tàn phá và không có bàn tay săn sóc, chỉ có bàn tay phá phách. Nền nhà xưa của ngoại tôi không t́m thấy nữa. Nền nhà đồ sộ vậy mà không c̣n dấu vết ǵ th́ đủ biết sự tàn phá đến mức nào. Cây cối chết đi th́ c̣n có thể hiểu được nhưng đến mương vũng cũng không c̣n ở chỗ cũ.

    Một bàn tay nào đă lấp , đă dời , đă hủy diệt tất cả ? Tôi như lạc lối vào một mảnh vườn xa lạ.
    Đâu rồi cây khế ngọt ở mé mương mà tôi thường nhặt những trái rụng ăn như những quả ngọt của tiên ban? Đâu rồi cây mận xanh trái có núm ăn giống như trái lư ngoại tôi trồng lúc tôi giáp thôi nôi? Đâu rồi cây đào nhánh oằn những trái hồng tươi như những quả tim không bao giờ rụng. Nằm dưới gốc ngó lên tưởng như đào tiên của Ngọc Hoàng bị Tôn Hành Giả hái trộm thuở nào.

    Gần dấu đạn cà-nông kia có lẽ là gốc ổi bát ngoạt , già ruột đỏ như mặt trời, lâu lâu mới có một trái nhưng ngoại không đốn , v́ đó là cây ổi lúc c̣n sanh tiền ông ngoại xin giống ở đâu về trồng.

    Ở dọc mé mương ranh c̣n có mấy gốc dừa “heo cạ”, loại dừa thấp lùn, người ngồi có thể bẻ được, con heo đi ngang đụng buồng dừa, nước ngọt như dừa xiêm. Tận cuối vườn có cây dừa Tân Quan già , cao chót vót nhưng rất sai trái. Vỏ nó nhai ngọt như nước mía. Cậu Tám tôi không thể móc tới, càng không thể trèo. Muốn ăn dừa Tân Quan phải nhờ ông Bảy Đạt trèo bẻ .

    Bây giờ cây dừa quí giá đó không c̣n, mà người độc nhất có thể trèo nó cũng đă mất, không biết hồi nào và tại sao. Cho đến bây giờ khi ngồi viết những ḍng này th́ cây dừa lẫn ông Bảy Đạt hiện lên tâm trí tôi như c̣n sống.


    Mai tiếp ....

  9. #4659
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Ông là người tá điền lâu năm nhất hay có họ hàng ǵ của ngoại, tôi cũng không rơ. Chỉ biết là lúc nào ngoại tôi cần làm vườn, xay lúa giă gạo th́ ông Bảy đến liền.

    Hôm nọ khi tôi vừa về, đi ngang qua vườn, tôi thấy có một bà già cô đơn, bệnh hoạn ngồi dưới một mái lều. Vài ngày sau tôi đi ngang lại thấy bà vẫn ở đó. Th́ ra đó là bà Bảy. Ông đă chết, bà th́ không con cháu, không có ai săn sóc, lại sống giữa chiến tranh. Ngoại tôi có hơn ǵ bà bao nhiêu. Thời gian thật là tàn nhẫn.

    Những bạn gái từng chơi nhà cḥi lợp bằng lá chuối, những bạn trai từng lặn hụp ở dưới mương nay đă lạc đi đâu hết, không c̣n một người nào quen gặp lại ở đây.

    Ngày xưa chim chóc trong vườn đông lắm. Tôi và cậu tôi là những tay bắn giàn thun không kém Dương Bá Dương bách bộ xuyên dương là mấy. Những chú chim đủ loại, trao trảo, chim hát bội, gơ kiến. . . bị hạ thường nằm lển nghển trong chiếc túi vải của tôi. Bây giờ vào buổi sáng mà không thấy bóng một chú chim hút mật.
    Một sự vắng lặng đông đặc bao trùm lấy tôi. Tôi đắm ḿnh trong sự vắng lặng hăi hùng đó, nhưng tôi không muốn thoát ra. Những ngọn cỏ và những mảnh sành vụn như níu lấy chân tôi.

    Đó là sự sống dậy của những kỷ niệm.

    Một miếng mái to nằm chênh vênh ở giữa vườn. Ḷng tan vỡ của nó c̣n cố giữ lại một ít nước mưa . Từ đó nhô ra một bụi cỏ già , cái này như linh hồn của cái kia. Không có mảnh mái th́ cỏ không có nước để sống, không có cỏ th́ mảnh mái bể kia trở thành vô dụng hoàn toàn.

    Có phải đây là một trong những chiếc mái vú quí giá cao khỏi đầu tôi mà ngoại dùng để đựng nước mưa bí uống vào mùa hè? Muốn múc nước trong mái tôi phải trèo lên chiếc ghế đẩu. Ngoại tôi sợ tôi cắm đầu vào đó không ai hay nên đă ràng nắp mái lại. Gần đó nằm chỏng chơ một chiếc bàn thờ chỉ c̣n có hai chân, c̣n mặt bàn th́ bị cháy.

    H́nh như mảnh vườn này đă hứng một trái bom cách đây đă lâu mà mưa nắng đă xóa đi gần hết dấu vết. Chiếc bàn thờ bằng gỗ trắc mun đen cao khỏi đầu tôi, chạm trổ h́nh chim và hoa lá. Ngoại tôi bắt cậu Tám tôi và tôi lau chùi thật kỹ mỗi khi có đám giỗ. Bên cạnh là chiếc bàn tṛn có bộ chân lùn chạm trổ bốn con lân chụm đuôi vào nhau, đầu mỗi con quay ra một phía.

    Chiếc bàn không c̣n nguyên và mưa nắng làm mất màu. Nó nằm hứng mưa phơi nắng như vậy có lẽ là v́ sức nặng của nó. Ngoại tôi không thể t́m đâu ra tám người cùng một lúc để khiêng vào. Hơn nữa từ đây mà nơ nó xuống cḥi th́ phải qua những cây cầu dừa hoặc những khúc đứt lầy lội. Thôi đành để cho nó nằm ở đó tiếp tục cuộc đời sương gió .

    Tôi nh́n thấy chiếc bàn mà đứt ruột đứt gan. Không phải v́ nó đáng giá ǵ ghê gớm lắm, nhưng v́ nó là vật thân yêu và nâng niu của gia đ́nh. Chỉ những khách quí mới ngồi ở đó. Tôi thực t́nh không dám đứng lâu trước đống bàn ghế sứt mẻ, găy nát, cháy vỡ gom lại thành đống như một chứng tích chiến thắng của Đồng Khởi mới vừa đây và của kháng chiến chống Pháp trước kia.

    Tôi lẳng lặng quay bước. Vườn không có lối đi, phải rẽ cỏ. Bất ngờ tôi thấy một mảnh thiếc có kèm một miếng kiếng bể dính mắc trên cành cây, một thứ cây lạ xưa kia không thể mọc xen với cây ăn trái trong vườn này. Tôi nhận ra đó là một mảnh cửa của chiếc thùng hấp bánh khét , mà d́ Năm tôi thường dùng.

    D́ là người thông minh và khéo léo nhất nhà. D́ lúc nào cũng làm bánh, làm mứt, thêu thùa không khi nào ngớt. Những tấm tiền bàn, tấm chấn, y môn, cửa buồng treo trong nhà đều do d́ thêu đẹp hơn cả hàng chợ. Tôi c̣n nhớ tấm chấn treo ở căn giữa , d́ thêu mất sáu tháng. Khi treo lên khách đều trầm trồ và ngợi khen kẻ đă tạo ra nó.

    Hăy tưởng tượng một người con gái mặt mày đỏ lơ đỏ lửng ngồi chăm chắm qua cửa kiếng của chiếc thùng theo dơi những chiếc bánh bông lan, tay quạt than đước trên nóc thùng, tùy độ chín của những chiếc bánh mà gia giảm độ nóng, mừng rỡ măn nguyện khi bánh ngon, đau khổ khi bánh khét… từng giây mắt không rời, bỗng có hai thằng oắt con đến phía sau lưng nói lầm thầm:

    – Tôi vái cho hư! Tôi vái cho hư!

    Người con gái quay lại la lên:

    – Má ơi ! Xuống coi hai thằng quỉ nè má!

    Ngoại tôi bênh con trai và cháu ngoại, hỏi:

    – Tụi nó làm ǵ mà mày la?

    – Nó vái cho bánh khét!

    – Nó vái th́ nó vái c̣n… khét hay không là do mày, la nỗi ǵ?

    – Hai thằng quỉ đó là tôi và cậu Tám tôi.

    Ức v́ ngoại đă không rầy lại c̣n binh hai thằng quỉ, d́ Năm tôi khóc, bảo:

    – Có khét tao cũng không cho.

    – Không cho tôi ăn cắp.

    D́ Năm tôi nghe nói vậy th́ càng sợ nên lấy cái bánh chai “thí” cho lũ quỉ và bảo:

    – Dông đi rồi đừng có trở lại nữa nghe !

    Hai thằng quỉ đớp bánh chạy đi. Ôi! những cải bánh tuyệt trần. Hai cậu cháu chạy đi bắn chim , trèo cây ổi cây xoài một chốc rồi trở lại. Cậu tôi hỏi :

    – Có cái nào khét nữa hôn chị Năm?

    D́ Năm tôi sợ hai thằng quỉ nên vừa thí bánh cho vừa năn nỉ:

    – Đi chơi đi rồi làm xong chị thưởng thêm.

    Khi tôi vượt Trường Sơn, những đêm nằm dưới mưa tôi mơ thấy quê nhà . Bây giờ giấc mơ đă trở thành sự thực mà lại là giấc mơ tàn.

    Một bữa, sau giờ tan phèn tôi đi t́m ván để thuê đóng nắp hầm bí mật. Bây giờ dân toàn ở cḥi, cột cau cột dừa, vách lá , khó t́m ra miếng gỗ tốt. Nhà lớn th́ giỡ xuống xếp lại ngâm kèo cột dưới ao, ở cḥi. Mà cũng không dám ở trong vườn, phải ra ngoài đồng trống. Đó là một cách nói với trực thăng:

    – Chúng tôi phơi lưng giữa trời như thế này không dính dáng tới mấy ông Việt Cộng, xin mấy ông Quốc Gia đừng bắn!

    Tuy vậy đám Cộng vẫn từng dấu lẩn trong cḥi. Có nhiều tên bị “bù nốc” phát hiện đuổi tận ổ, đáp xuống ném lựu đạn vô hầm.
    Tôi đi vào nền nhà bà cụ ngoại, tức là nhà của mẹ ruột ông ngoại tôi ngay giáp ranh với nhà bà cụ nội tức cô ruột của ông nội tôi. Dân hai làng Minh Đức thường làm suôi với nhau lâu đời cho nên đó cũng là miếng đất vừa là quê ngoại vừa là quê nội của tôi . Đă hơn hai mươi năm tôi không đến ngôi nhà này.

    Theo má tôi vừa nói, bộ cột kèo của nhà bà cụ ngoại tôi bằng gỗ căm xe, ở đời đời không có mối mọt nào dám kê răng vào. Nhà ngói năm gian nền cao một thước. Nhưng bây giờ tôi không t́m được vài mảnh gỗ để làm nắp hầm bí mật.
    Ngay cả nhà của ông chánh trị viên cũng không c̣n. Cậu cũng tập kết và về nhà như tôi. Bận trở lên R cậu c̣n dắt một thằng con trai. Đến Tháp Mười th́ bị bom. Cậu chết, không biết con cậu ra sao. Tôi nghe tin đồn như vậy nhưng chẳng biết ai để hỏi thêm tin.

    Vùng này xưa là một trong những cái nôi của những lực lượng vơ trang tỉnh , trên Cù Lao Minh đối diện với Thạnh Phú Đông bên Cù Lao Bảo. Mỗi lần bộ đội về đóng ở đây, dân hai làng Minh Đức và Hương Mỹ đều cử đại biểu đến ủy lạo chiến sĩ, chớ không phải ai muốn đến là đến.


    Mai tiếp ....

  10. #4660
    tran truong
    Khách

    ĐỒNG-BẰNG GAI-GÓC

    Nhà văn Xuân Vũ, sinh quán tại Mỏ Cày, Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 1930, lớn lên trong một gia đ́nh nông dân từng học tại trường College Mỹ Tho. Ông theo chân cậu ruột, một nhà trí thức đi kháng chiến chống Pháp lúc 15 tuổi và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần Bạch Đằng. Được nhà thơ Tâm Điền tức nhà thơ vàng Xuân Tước cố vấn lúc ban đầu, ông Xuân Vũ đă đăng bài thơ đầu tiên lên báo ở Hà Nội năm 1947. Năm 1950 ông làm cho báo "Tiếng Súng Kháng Địch" của khu 9 và tập kết ra Bắc vào năm 1954 sau hiệp định Genève. Ông tham gia hội nhà văn (cùng khóa với Phùng Cung (có bài viết là Phùng Quán [Thực ra Phùng Cung và Phùng Quán là hai người khác nhau. Phùng Cung là tác giả "Con ngựa của chúa Trịnh", c̣n Phùng Quán là tác giả "Tuổi thơ dữ dội". Cả hai nhà văn đều vướng vào vụ án Nhân văn Giai Phẩm]) 1958. Năm 1965 ông vươt Trường sơn trở về miền Nam và đă ra hồi chánh Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1968.

    Ít ra , ông cũng để cho đời sau , biết rõ một phần sự thật trong cái gọi " xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước " . Mời bạn đọc xem , sự "thần thánh" của nó !!!!

    ................



    Cũng từ nơi đây bộ đội anh Hai Phải xuất phát đánh đồn Cầu Mống, một trận kinh thiên động địa mở màn cho toàn quốc kháng chiến năm 1946. Tôi sẽ xin kể sau, trong trận đó có tên nhóc con này tham gia.

    Tôi nhớ trước cửa nhà có một cội me vĩ đại, tàng cây che mát cả một góc sân. Vào mùa trái chín, cả xóm đều đến làm quen với nó. Nhà nào cần nấu canh chua chỉ cần cho con nít đến gốc lượm trái rụng là đủ. Năm nào cũng vậy, bà tôi hái phơi khô cất cả hũ ăn suốt năm. Bây giờ gốc me c̣n trơ ra đó, không biết ai đốn hồi nào. Một nỗi buồn xâm chiếm mảnh tâm hồn vốn đă xám xịt của tôi.

    Tôi đi tay không về nhà bà cụ. Thằng em tôi bảo:

    – Bên chị Tư mời anh sang chơi.

    – Chuyện ǵ vậy?

    – Chắc anh của chỉ đến, ở trong Cầu Mống ra.

    – Lại vượt sông nữa hả?

    Nhớ chuyện “hạnh ngộ “ bất ngờ lần trước, tôi thối thác . Nó cũng tinh ư. Sau đó nó t́m biết má cô thợ may là bạn học trường làng của tôi, nên nói ngay:

    – Kỳ này người Sài G̣n về anh ạ.

    – Ai rước mà người ta về ?

    Tôi biết ai đă âm thầm cho người đi rước d́ Sáu cô thợ may nhưng vẫn hỏi.

    – Chắc cô Hai.

    – Ừ, đi th́ đi !

    Nói thế nhưng tôi vẫn ngần ngại. Người ta là dân Sài G̣n, ḿnh như “anh nhà quê chính hiệu” đứng gần nhau chắc coi không được.

    – Để chờ lệnh bác Hai hả em?

    – Th́ bác Hai đă bàn với ba chỉ, nếu không, ai móc chỉ về đây cho được? Hơn nữa bà cụ và bà Tư (ngoại tôi) đă đồng ư cả rồi mà.

    Khi rước được người đẹp Sài G̣n về khu giải phóng , cả hai bên nội ngoại tôi đều mừng. Coi như đường đi đă đến nửa đoạn rồi. Ai cũng sẵn sàng đóng góp, khuyến khích. V́ tôi là cháu đầu ḷng của cả bên nội lẫn bên ngoại nên sự ủng hộ càng lớn. Mấy đứa em tôi th́ chuẩn bị ăn đám cưới anh Hai. Tôi cũng nôn lắm, phen này có vợ, thiệt vui.

    Cũng may sáng hôm đó trời đất yên lành không có pháo mà trực thăng cũng êm rơ.

    (Bạn đọc thân mến. Đă mấy chục trang sách rồi tôi nói nhiều về tôi, thực t́nh là tôi không muốn, nhưng tôi phải làm là v́ tôi đưa cái tôi và ḍng họ, gia đ́nh tôi ra là để làm ví dụ cho những gia đ́nh khác, hoặc có thể, toàn thể dân tộc: Cách mạng đă phá hoại đất nước và dân tộc Việt Nam như thế đó. Bàn tay ác hại của đảng mó tới đâu, máu đổ tới đó. Nếu không có tṛ giải phóng th́ giờ này dân tộc ta đâu có khốn khổ điêu linh, nát tan thể xác lẫn luân lư và tinh thần).

    Lần này tôi không lội sông như lần trước mà phải đi ṿng ra phía vàm , để nhờ cây cầu khỉ lung lơ như răng rụng nhưng cũng ráng đi. Chiến thắng không gian khổ th́ thành công chẳng vẻ vang mà ! Thằng em tôi hết dạ thương anh nên cũng đi ết-coọc như lần trước.

    – Ở ngoài Bắc chắc đi xe hơi, lộ đá, cầu sắt chớ đâu có lội śnh và leo cầu khỉ hả anh Hai!

    – Xă hội chủ nghĩa mà đâu có tệ vầy em!

    Mười năm không đi cầu khỉ, bây giờ tôi nh́n ḍng nước chảy mà run chân : Nếu lội sông sang nhà người ta th́ mất tư thế cách mạng quá đi. Sang tới bên đó quần áo bèo nhèo, mặt mày lem luốc như chạy chụp dù. Ai đi coi vợ kiểu đó. Ngày xưa Lưu Bị giang tả cầu hôn oai phong hơn nhiều.
    Vừa run run bước th́ nhịp cầu giữa găy cụp. Hai anh em nhào lộn xuống sông. Thằng em hốt hoảng kêu om ṣm:

    – Anh Hai! Anh Hai, có sao không?

    Tôi trồi lên vuốt mặt cười kh́ kh́:

    – Để anh lội sải nước ngược một khúc để thử sức coi !

    Tôi cởi súng ngắn đưa cho thằng em đang ôm chân cầu lo lắng cho tôi, rồi bơi.

    Nó cười hắc hắc.

    – Anh cũng biết lội ha !

    Tôi sải nước ngược một quăng rồi thả ngửa trở lại chân cầu. Hai anh em leo lên, ḿnh mẩy ướt mèm. Tôi bảo.

    – Thôi trở về. Cái điềm này xui lắm.

    Thằng em tôi cương quyết tiến tới. Nó bảo tôi trở về, c̣n nó sẽ đến nhà cô thợ may lấy xuồng bơi qua bến nhà rước tôi. Tôi đành phải thi hành kế hoạch của nó.
    Chỉ vài tiếng đồng hồ sau tôi đă đối diện “D́ Sáu” nó.

    Đó là một người con gái gần ba mươi tuổi, nước da trắng, tóc thật đen, không son phấn có cặp mắt rất sắc. Cô đă từng học nữ công bên bà Bảy đảng ủy viên của tôi, nên vừa gặp tôi th́ hỏi thăm gia đ́nh cụ tôi liền.

    – Lâu quá em không có dịp về đây để thăm bà và cô Bảy, thiệt là có lỗi.

    Nàng xưng “em” c̣n tôi th́ cứ giữ lễ b́nh thường trong mấy câu đầu xă giao.

    – Tôi đi hai mươi năm mới về được, nhưng ông bà đâu có bắt lỗi ǵ cô . Chiến tranh đă làm cho bà con xa cách chứ đâu có ai muốn.

    Chị Tư đem một dĩa cam đă lột và tách ra từng múi và một dĩa bánh kẹo chắc của d́ Sáu mua ở Sài G̣n về chớ ở khu giải phóng không thể có thứ này. Ư chừng chị muốn bảo “hai em” ăn cho thông cổ và nói những tiếng ngọt ngào với nhau.

    Nhưng câu chuyện kết thúc nhanh hơn sự mong ước của mọi người. Tôi đứng dậy chào nàng. Hai bên không tỏ chút ǵ lưu luyến nhau. Chị Tư nét mặt buồn rười rượi, tiễn tôi ra ngơ. Tôi không nói ǵ ngoài tiếng “cám ơn”. C̣n chị th́ lẳng lặng quay vô.

    Trên đường về, thằng em tôi sốt ruột hỏi thẳng:

    – Anh thấy chỉ thế nào?

    – Đẹp lắm?

    – Học tṛ ruột của bà Bảy, đó anh ạ ! Bà Bảy cho người đi móc chỉ về đó.

    Thấy tôi không nói ǵ thêm về cô “học tṛ ruột”, thằng em lại hỏi tới:

    – Anh có nói ǵ không?

    – Th́ hỏi thăm công việc làm ăn, ở Sài G̣n có vui không, chừng nào cổ về thăm chị Tư nữa?

    – Vậy thôi à ?

    – Chỉ vậy thôi.

    – Anh thiệt à!

    – Mới quen người ta th́ bấy nhiêu là đủ rồi. Em muốn anh nói ǵ nữa?

    – Hổng lẽ chỉ về đây để nghe có bấy nhiêu?

    Bây giờ tôi mới thấy cái khó của sự cưới vợ. Một người làm vừa ḷng mọi người và mọi người làm vừa ḷng một người.
    Vấn đề đặt ra khá cấp bách. Đám em của tôi, lúc tôi đi theo Cách Mạng th́ c̣n bồng trên tay bây giờ đă có con, c̣n tôi th́ vô sản hoàn toàn. Em gái tôi đă không lập gia đ́nh ở vậy nuôi cha mẹ già, bây giờ tôi về đây rồi , th́ tôi phải cho cha mẹ tôi một đứa cháu để vui tuổi già. Đạo lư Khổng Tử có dạy rằng một trong bốn điều đại bất hiếu là không có con trai để nối ḍng. Bây giờ tôi thấy đó là điều có lư và tôi sợ nó nhất.

    Nhưng đứng trước hoàn cảnh này , ông cán Mùa Thu làm sao xoay sở. Có thể nào người ta bỏ công ăn chuyện làm và gia đ́nh trên đó để “dọn” về dưới này chăng? Nếu nàng ưng ư th́ tôi lấy ǵ nuôi? Cha mẹ tôi , tôi c̣n không nuôi được bây giờ bắt cha mẹ phải nuôi vợ ḿnh hay sao?

    Khi chưa đụng thực tế th́ cứ nghĩ là “một túp lều tranh một quả tim vàng” đẹp lắm. Nhưng thực tế hơn ai hết là Sơn Nam. Năm 1949 ở miền Tây Nam Bộ anh đă bảo tôi:

    – Một túp lều tranh với một bó bạc xanh th́ trái tim kia mới là trái tim vàng được.

    Có lẽ người đẹp Sài G̣n cũng nghĩ như thế. Nàng đâu c̣n là học sinh áo xanh áo tím mà mơ chuyện ép bướm ép hoa tặng cho bạn t́nh.
    Khuya hôm đó tôi nằm nghe tiếng tù-và rúc từ chiếc đ̣ máy quen thuộc trên Rạch Tân Hương. Nó đưa nàng đi , rồi rước nàng trở lại Sài G̣n. Tiếng tù-và vui buồn là tự nó chứ không phải do tôi hoặc nàng.

    Sống trong gia đ́nh bà cụ tôi, với một huyện ủy viên là cô Hai tôi, một đảng ủy viên là bà Bảy tôi, tôi không phải lo mất lập trường, nên thừa thời giờ để đi sưu tầm tài liệu . Tôi tiếp xúc với mọi người.

    Một nhận xét của tôi: “Người dân tôi hết c̣n là người” như Gorki từng nhận xét dân tộc của ông dưới thời nào đó: “Người nông dân hết c̣n là người”.

    Con người lúc nào cũng sợ hăi, mắt láo liên. Nghe một tiếng vỗ nia đánh bập, một tiếng chày nhịp vào tai cối cũng giật ḿnh ngỡ đó là đạn pháo “đề-pa” !

    Không dám đi quơ củi ngoài vườn v́ sợ lựu đạn của du kích. Không dám ra đồng trống v́ sợ trực thăng, không dám ngủ trên giường v́ sợ cà-nông lăn xuống đất không kịp, không dám đi xa miệng hầm v́ sợ máy bay ném bom chạy về không kịp.

    Nhận xét của tôi về Đồng Khởi : Đó là một ván bài ăn may, c̣n Giải Phóng, một ṣng bạc ăn lận bởi một tay chơi tiêu ḷn bên trong nội bộ.

    Sau Đồng Khởi, QLVNCH đă đóng lại ngay những đồn bót đă mất, hơn thế c̣n mở rộng thêm vùng kiểm soát khiến cho vùng giải phóng teo lại như mảnh da lừa.
    Thời đánh Pháp vùng giải phóng thênh thang bên Cù Lao Minh lẫn Cù Lao Bảo. Bên Minh chỉ có quận lỵ Mỏ Cày là do Pháp kiểm soát, vùng đất c̣n lại, gồm có mười mấy xă của quận này và toàn bộ quận Thạnh Phú không có đồn bót. Cơ quan bộ đội tha hồ đi bộ đi ghe. Một nửa kia của Cù Lao Bảo từ Mỏ Cày lên tận đầu Cù Lao cũng giải phóng.

    Bây giờ vùng Việt Cộng chui rúc nằm trong gọng kềm Mỏ Cày _ Thạnh Phú. Ở Mỏ Cày chỉ có mấy xă B́nh Khánh, Phước Hiệp, An Thai, Thành Thới, Minh Đức, Tân Trung là đất cắm dùi của lăo Thọ, nhưng cán bộ và bộ đội không dám ăn no ngủ kỹ v́ sợ biệt kích, chụp dù, giang thuyền tới viếng không biết lúc nào, ngay cả nửa đêm cũng xảy ra những trận chụp dù kinh tâm tán đởm.

    Đồng bằng Bến Tre quả là một thứ Đồng Bằng Gai Góc chứ không phải một thứ đồng bằng mà Việt Cộng có thể dùng làm nơi ăn hút và làm bàn đạp tấn công như xưa .
    Mỹ không phải là Pháp. Bởi vậy nên quân Giải Phóng Miền Nam không thể có Tầm Vu, Sóc Xoài, Giồng Đinh, Giồng Dứa, La Ngà, Bàu Cá. C̣n riêng Bến Tre th́ đốt đuốc t́m cũng không ra Phú Lễ, Tân Xuân, Định Thủy, Giồng Chùa … mà chỉ có con ngựa trời khạc không ra lửa.

    C̣n toàn Miền Nam th́ không có ǵ hơn là băi xương trắng B́nh Giă - Đồng Xoài - Phước Long. Đó là những trận so cựa giữa Mỹ và Quân Đội Nhân Dân Miền Bắc chứ không phải giữa Mỹ và Giải Phóng Quân.
    Giải Phóng Quân vào lúc tôi về chỉ là những thanh niên ô hợp chưa có đủ súng, không có chỉ huy hiểu khoa học quân sự, mà đó là những thanh niên bốc tếu. Chỉ được vài năm đầu sau Đồng Khởi. C̣n bây giờ là lúc Giải Phóng Quân đang tự giải phóng ra khỏi những cái đơn vị Giải Phóng của ḿnh để về nhà, giống y như thoái trào hồi 1950-52 của cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Một bữa tôi đang t́m vị trí ngoài vườn để làm hầm mới .... trốn máy bay. V́ trước đây trong nhà cụ tôi chỉ có hầm trốn pháo. Ban đêm ngủ trong đó, ban ngày th́ trốn máy bay cũng chui vô đó. Nếu nhà bị ăn bom th́ cả gia đ́nh chết cháy. Đắp một cái hầm tính ra không kém một cái nhà bao nhiêu. Phần lớn người ta giỡ nhà đem ra đồng cất cḥi, c̣n cột kèo dư th́ xây hầm.
    Cuộc sống của người dân đang b́nh thường bỗng trở thành cuộc sống ở cḥi và ở hang.

    Đang mệt th́ có tiếng kêu:

    – Anh Hai !

    Tôi quay lại thấy một thanh niên cao lớn, cổ quàng vải dù, đầu đội nón tai bèo, lưng đeo “Cun” có vẻ oai phong lẫm liệt. Tôi không biết đó là ai, th́ cậu ta tự giới thiệu:

    – Em là thằng B́nh nè.

    – B́nh nào?

    Bà Bảy tôi đi đến đứng bên cạnh và ṿ đầu nó:

    – Thằng B́nh con chú Năm Vị ... con không nhớ à ?

    Tôi gật đầu mơ màng. Măi lúc sau mới nhớ ra. Bà Bảy thích lắm. V́ chồng bà là trí thức tham gia Cách Mạng từ 45, tập kết ra Bắc được đi học Liên Xô về nước dạy Đại Học Tổng Hợp. Cứ vài tháng bà được một lá thư dài tám tờ pơ-luya từ Hà Nội gởi vào.

    Bà luôn luôn tin tưởng ở Bác Hồ. Cho nên bà rất vui mừng. Bà nói:

    – Họ Bùi bây giờ được hai thằng đực rựa thật là quư. Bỏ cuốc đó đi, rồi bắt con gà mái, bà làm thịt đăi tụi bây.

    Mỗi lần nói chuyện với bà, tôi thấy tội nghiệp bà hết sức. Gần bốn mươi tuổi rồi, bà hứa hôn hồi đầu kháng chiến.

    Bao giờ kháng chiến thành công,
    Chúng ta cùng uống một chung rượu đào
    Tết này ta tạm xa nhau,
    Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy.

    Tết sau là Tết nào? Bây giờ là cái Tết thứ hai mươi rồi ! Bà rất tự hào. Bà tự ví đời ḿnh như các nhân vật Cung Oán Ngâm Khúc, Khuê Phụ Thán lẫn Ḥn Vọng Phu.
    Rất tích cực công tác, luôn luôn đi vắng nhà lúc ban ngày. C̣n ban đêm tuyệt đối không ra khỏi nhà. Đảng ủy coi bà như một người gương mẫu, đồng thời là linh hồn của họ v́ tính khí cương trực, đức tính thủy chung cùng tŕnh độ chính trị văn hóa của bà. Bà là một người đẹp, dáng dấp mảnh mai, học chữ nho tại nhà, làm thơ Đường luật và đi theo chí hướng của vị hôn phu một cách triệt để.


    Mai tiếp ....

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •