Page 429 of 471 FirstFirst ... 329379419425426427428429430431432433439 ... LastLast
Results 4,281 to 4,290 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #4281
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mười ngày đầu tiên của chương tŕnh học tập cải tạo mười ngày

    Trường Taberd vào một buổi chiều hè oi ả gợi cho Long nhớ đến một buổi chiều oi ả khác 13 năm về
    trước, khi chàng vừa tập tễnh những bước đầu trong cuộc đời sinh viên của ḿnh. Đậu tú tài ở Đà Lạt,
    chàng thanh niên 18 tuổi tràn đầy nhựa sống về Sài G̣n ghi danh Đại Học với bao nhiêu ước vọng về
    tương lai. Một vị Sư Huynh Lasan là thầy cũ ở Đà Lạt cho chàng ở tạm vài ngày cũng trong trường
    Taberd này trước khi t́m ra chỗ ở trọ.
    Năm đó trường cũng vắng vẻ như bây giờ v́ nghỉ hè, học sinh nội trú đă về nhà hết. Hôm nay trở lại
    đây tŕnh diện học tập cải tạo, trong một thoáng Long quên cái phũ phàng của hiện tại để đắm ḿnh trong
    khung cảnh của thời tuổi trẻ ngây thơ đó, làm như thời gian đă ngưng đọng từ 13 năm qua. Vẫn hàng cây
    cổ thụ rợp bóng mát trên đường Nguyễn Du, vẫn dăy nhà đồ sộ với lối kiến trúc xưa của người Pháp để
    lại. Vẫn cái cổng sắt lớn cho xe hơi, cổng sắt nhỏ cho người đi bộ…
    Nhưng cảm giác lâng lâng nhẹ nhàng đó tan biến ngay khi Long bước qua cổng nhỏ vào trong trường.
    Người gác cổng xưa không c̣n nữa, thay vào đó là mấy người bộ đội đầu đội nón cối, chân đi dép râu.
    Một cái bàn bày chắn lối đi, người bộ đội ngồi sau bàn ghi tên Long vào một cuốn sổ, rồi hỏi Long
    giấy tờ tùy thân. Chàng đưa thẻ kiểm tra. Người bộ đội ghi chi tiết vào sổ, cất thẻ vào trong ngăn kéo và
    nói « Từ giờ trở đi anh không cần giấy tờ của ngụy cấp cho anh nữa. Anh c̣n giấy tờ ǵ khác không ? »
    Chàng không mang theo giấy tờ ǵ khác, bằng lái xe chàng cố ư để ở nhà. « Anh có đem theo vũ khí, hay
    dao kéo, vật dụng sắc nhọn không ? » Dĩ nhiên Long chẳng dại đem theo những thứ « quốc cấm » đó theo
    làm ǵ.
    Chàng chợt khám phá ra là giờ đây ḿnh không c̣n bất cứ giấy tờ ǵ trong người nữa cả. Long trở
    thành một « sinh vật vô danh » trong cái xă hội mới này. Chàng nghĩ thầm, cái quan trọng là quyền công
    dân ḿnh c̣n bị tước đoạt, sá chi ba cái giấy tờ lẻ tẻ ! Nghĩ vậy nhưng ḷng vẫn gợn lên một chút quặn
    thắt.
    Xong thủ tục ghi tên – mà bây giờ gọi là « đăng kư », Long bắt đầu làm quen với những từ ngữ mới –
    chàng vác ba-lô đi ṿng qua bàn kiểm soát bước vào sân trường Taberd, sau khi vẫy tay chào cậu em của
    Mai c̣n đứng ngoài đường nh́n vào. Long chở cậu em này đến đây bằng chiếc xe đạp mi-ni để có người
    đem xe về. Lúc ở nhà Mai muốn đi theo nhưng chàng không cho, bảo ở nhà trông con, Quân chưa đầy 5
    tuổi, Quyên mới hơn 3 tuổi. Khi thấy Mai bắt đầu nước mắt chạy quanh, chàng nói “Em đừng lo, đi như
    đi cắm trại chứ có ǵ đâu, em ráng một ḿnh lo cho con, 10 ngày anh lại về!” Chàng không muốn có cảnh
    chia tay bịn rịn ở trường Taberd nên không muốn Mai đến tận nơi tiễn chân ḿnh.
    Nàng năn nỉ chàng mang theo lọ dầu cù-là và ít thuốc nhức đầu, đau bụng, nhưng chàng cũng không
    chịu, “Em không sợ các bạn anh tụi nó cười cho à! Đi như đi cắm trại mà mang theo thuốc men lỉnh
    kỉnh!”. Nhưng trái lại chàng có mang theo một món đồ chắc không ai có, đó là một cái túi ngủ màu xanh
    nước biển có hoa nhỏ li ti rất đẹp, loại túi chỉ dùng ở xứ lạnh, ở Sài G̣n có ai dùng nó làm ǵ! Cái túi
    được cuốn thật chặt cho nhỏ lại nhưng cũng không thể bỏ trong ba-lô, phải buộc bên ngoài. Tuy chỉ là
    loại mỏng nhưng khi trời lạnh có thể dùng làm chăn đắp, c̣n b́nh thường lót nằm như tấm nệm mỏng rất
    tốt. Chính cái túi ngủ này mới là đề tài để các bạn chế diễu, “đi học tập cải tạo mà c̣n mang theo đồ dùng
    tiểu tư sản”!
    Nhưng đó là chuyện về sau. C̣n vào buổi chiều ngày thứ hai 23-6 này, Long đang lững thững trong
    sân trường Taberd. Đây là sân trước cũng là sân « danh dự », dùng cho các buổi lễ, sân sau mới dùng làm
    sân chơi cho học sinh. Sân trước vuông vắn, có cây to rợp mát, có thảm cỏ xanh mướt, có ghế đá dọc lối
    đi. 13 năm trước chàng cũng đă ngồi trên một ghế đá này, bên cạnh người thầy cũ, phân tích cho chàng
    những lợi điểm của ngành Dược. Chàng ngắm nh́n cảnh vật quen thuộc, không thấy ǵ khác cả. H́nh như
    cuộc « đổi đời » vẫn chưa thấm được qua các bức tường kiên cố của khu nhà cổ này.
    Trong sân có từng nhóm người túm năm tụm ba nói chuyện xầm x́, càng ngày càng đông thêm với
    những người mới từ ngoài cổng vào. Cũng có những tay lững thững một ḿnh như Long. Nhiều người
    nh́n chàng chăm chú. Chắc họ nghĩ « Sao lại có tên trông chẳng phải Việt Nam tí nào mà cũng vào đây
    tŕnh diện học tập cải tạo ? » Chàng lại nhớ mới hôm trước, khi đi vào một con hẻm ở Thị Nghè thăm
    người bạn, mấy đứa con nít xầm x́ « Liên Xô ! Liên Xô ! » Th́ ra chàng bây giờ đă thành cố vấn Nga,
    sau khi đă là cố vấn Mỹ, và trước đó nữa là « Tây lai ăn khoai cả vỏ… »
    Đang c̣n mải mê suy ngẫm về thân phận ḿnh, muốn được yên thân làm người Việt Nam mà không
    được, bỗng chàng nghe gọi « Martin ! ». Không phải gọi tên Việt Nam là « Long ! » mà gọi tên Tây
    « Martin ! » rơ ràng. Quay lại, Long xiết bao vui mừng khi nhận ra Vinh đang đi cùng với một bạn khác.

    C̣n tiếp ...

  2. #4282
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khi c̣n sinh viên Vinh cùng ở cư xá Đắc Lộ như Long, thời đó trong cư xá có vài bạn cùng học với Long
    ở Đà Lạt nên biết tên Tây và gọi Long bằng tên đó nên các bạn khác bắt chước gọi theo nghe cho « lạ
    tai » !
    Giờ đây Vinh là bác sĩ, cũng biệt phái như Long, làm việc tại bịnh viện Cảnh Sát. Vinh giới thiệu với
    Long người bạn cũng vừa gặp lại trong sân trường Taberd này, tên là Ḥa, cũng là cựu sinh viên Đắc Lộ.
    Nhưng Long không biết v́ Ḥa lấy vợ sớm nên ra khỏi cư xá trước khi Long vào. Ḥa là bác sĩ biệt phái
    làm việc tại bịnh viện Nhi Đồng.
    Cả ba đều mừng rỡ gặp lại nhau trong hoàn cảnh khó khăn này, giữa bao nhiêu khuôn mặt xa lạ. Ư
    tưởng đầu tiên đến với cả ba người là phải ráng làm sao sống gắn bó với nhau trong thời gian học tập cải
    tạo này. V́ đă từng biết nhau từ thời sinh viên, và đă được hấp thụ cùng một đường hướng giáo dục cũng
    như tŕnh độ học vấn nên cả ba người bạn nghĩ đó là những yếu tố căn bản vững chắc để sống ḥa hợp
    trong môi trường xa lạ này. Ḥa lớn tuổi nhất trong ba anh em nói lên điều này trước tiên, Long và Vinh
    đồng ư ngay, phải t́m cách cùng chung một đội khi bắt đầu có tổ chức.
    Và chỉ lát sau có lệnh tập họp trong sân. Hai bộ đội ra lệnh mọi người xếp hàng, mỗi hàng dọc 10
    người : « Các anh được sắp xếp theo tổ chức của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam : 10 người họp thành
    một A, bốn A họp lại là một B gồm 40 người, ba B họp thành một C gồm 120 người. » Long, Vinh và
    Ḥa đứng vào chung một hàng dọc 10 người, được đặt tên là A7.
    Sau đó mọi người di chuyển vào trong một nhà chơi rộng để nghe những lời đầu tiên của một bộ đội
    mà sau này sẽ gọi là « quản giáo ». « Các anh đều tự nguyện đến đây để học tập cải tạo. Cách mạng sẽ
    xem xét khoan hồng với các anh v́ sự tự nguyện này. Trong suốt thời gian dài sống dưới chế độ Mỹ
    ngụy, đầu óc các anh đă bị méo mó v́ những tuyên truyền láo khoét của ngụy quyền. Các anh đă có tội
    với nhân dân – có thể là tội tày trời nữa là khác – mà có khi các anh không biết. Nhưng Cách mạng luôn
    luôn chủ trương khoan hồng với những ai trót lầm đường lạc lối nhưng giờ đây biết thực tâm hối cải, và
    v́ vậy các anh đến đây học tập cải tạo để trở thành những công dân có ích cho xă hội. » Và cứ thế tiếp tục
    trong gần nửa giờ đồng hồ. Sau cùng người quản giáo hỏi có ai có câu hỏi ǵ không, mọi người im phăng
    phắc. Long thở phào nhẹ nhơm v́ không ai thắc mắc ǵ cả. Kinh nghiệm trong một đám đông như thế,
    thường có một vài phần tử « không giống ai » cứ phải đặt câu hỏi, kéo dài thời gian chịu đựng lải nhải
    của mấy cái máy nói… Nhiều khi chẳng có ǵ cần phải hỏi cũng cứ hỏi !
    Sau « diễn văn mở đầu », mỗi A phải t́m ra một A trưởng. Nếu không có ai t́nh nguyện th́ một người
    sẽ bị chỉ định. Vinh và Long đề nghị Ḥa làm A trưởng, Vinh giới thiệu với 7 người c̣n lại bác sĩ Ḥa
    tương đối lớn tuổi hơn trung b́nh các thành viên khác của A. Mọi người chấp nhận, và Ḥa cũng nhận
    lănh trách nhiệm mặc dù biết trước là những chức vụ như thế chỉ gây phiền toái cho cá nhân ḿnh, nhưng
    cũng là một cách giúp ích cho cả 10 người trong A nếu ḿnh khéo léo trong cách điều hành.
    Sau đó các A được đưa lên lầu, vào các lớp học của trường Taberd, mỗi người t́m cái ghế dài hay cái
    góc pḥng để ngủ qua đêm. Rồi các A trưởng được gọi lên cho biết nếu ai cần mua bánh ḿ thịt th́ đưa
    tiền sẽ có người đi mua về ăn tối.
    Qua một đêm.
    Ngày hôm sau thứ ba 24-6, số người tiếp tục đến tŕnh diện đông hơn ngày đầu, và cũng được hàng
    ngũ hóa thành những A 10 người. Đêm hôm đó, khoảng 3 giờ sáng, có tiếng xe cam-nhông ngoài đường
    rồi tiếng người nhốn nháo dưới sân. Long thức giấc ra ngoài hành lang nh́n xuống th́ thấy rất đông người
    mới vào sân.
    Sáng hôm sau được biết đó là những sĩ quan cấp úy biệt phái như Long, tŕnh diện ở trường Nguyễn
    Bá Ṭng, sau 2 ngày ở đấy nay tập trung về trường Taberd. Nhân số tại đây bây giờ đông gấp bội, các
    quản giáo quyết định tổ chức lại các A. Cũng may là Long vẫn chung một A với Vinh và Ḥa, và lại có
    dịp làm quen thêm một bác sĩ mới đến là Môn, cùng rủ chung vào một A.
    Môn có chung với Long một đặc điểm hiếm thấy trong môi trường này : cả hai đều là « Tây lai ».
    Nhưng ngoài ra, hai người không có ǵ giống nhau nữa cả. Môn xuất thân từ một gia đ́nh danh giá và
    giàu có, học Y khoa bên Pháp về, dáng người bệ vệ, cùng chiều cao như Long nhưng chắc phải tám chục
    kư là ít, trong khi Long chỉ có sáu mươi…
    Thấm thoát 3 ngày trôi qua ở trường Taberd.
    Chưa thấy đả động ǵ đến « học tập cải tạo » cả, mọi người đều sốt ruột và bắt đầu đặt câu hỏi. Người
    ta nói ḿnh phải chờ. Nhưng chờ ǵ ? « Các anh đừng lo, cách mạng lo cho các anh. » Rồi câu hỏi mọi
    người đều đặt ra : thế 3 ngày này có kể vào 10 ngày không ? Đa số nghĩ là không, v́ đă bắt đầu học tập ǵ đâu ?


    C̣n tiếp ....

  3. #4283
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Qua hôm sau th́ không khí ngột ngạt đă lên đến độ không thể làm ngơ được nữa, nên các A trưởng và
    B trưởng được gọi lên bộ chỉ huy để giải thích. « Có sự chậm trễ là do gặp khó khăn trong tổ chức, các
    anh đừng lo ǵ cả, phải tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. »
    Cuối cùng th́ sau 4 ngày ở trường Taberd, vào đêm ngày 26 rạng ngày 27-6, lúc 2 giờ sáng, mọi người
    bị đánh thức dậy và được lệnh mang theo đồ đạc xuống dưới sân tập họp theo đội ngũ của ḿnh. Các A
    trưởng được lệnh phải kiểm soát đầy đủ túc số của A ḿnh. Sau đó mọi người lần lượt được hướng dẫn ra
    ngoài bằng cổng sau của trường Taberd mở ra đường Gia Long. Từ đó quẹo trái đến đường Hai Bà Trưng
    đă có một dăy xe cam-nhông Molotova chờ sẵn, dăy xe dài đến độ không thấy đầu đuôi đoàn xe đâu cả.
    Một khung cảnh đặc biệt trên đường Hai Bà Trưng, b́nh thường con đường này rất sầm uất, nay chỉ có
    những chiếc xe cam-nhông đen ng̣m im lặng nối đuôi nhau trên đường phố vắng tanh v́ lệnh giới
    nghiêm ban đêm vẫn có hiệu lực. Những chiếc xe trước kia chở quân từ Bắc vào Nam nay dùng để chở
    những người thua trận, chở đi đâu chưa biết.
    Long và các bạn trong cùng A được hướng dẫn đến một chiếc xe, cùng với hai A khác. Mỗi chiếc xe
    30 người được lệnh leo lên, sau cùng một bộ đội cầm súng AK cũng leo lên ngồi sát phía sau. Trong cabin
    cạnh người lái là một bộ đội khác. Bạt xe được kéo xuống cài lại kín bưng. Người bộ đội ra lệnh
    không được nói chuyện, không được hút thuốc. Thời gian chờ đợi kéo dài cả giờ để hàng mấy ngàn người
    bị chất lên đoàn xe dài dằng dặc. Rồi cũng đến lúc xe nổ máy và chuyển bánh, đi đến một nơi không ai
    biết trước.
    Nhưng dù ngồi bịt bùng trong xe kín bưng, những người dân Sài G̣n như Long đă thuộc ḷng đường
    phố cũng nhận ra dễ dàng các đường đi qua, nhất là đoàn xe dài như thế phải đi rất chậm. Đường Hai Bà
    Trưng về phía tây bắc, rồi quẹo trái. Chỉ có thể là đường Hiền Vương với những tiệm phở gà nổi tiếng.
    Sau khi qua nhiều đường mà mọi người thầm nhận ra dù không thấy ǵ bên ngoài – Pasteur, Công Lư,
    Trương Minh Giảng… – đoàn xe quẹo phải và từ đó cứ đi thẳng măi không đổi hướng nữa. Đúng là
    đường Lê Văn Duyệt đi qua Ḥa Hưng, Chí Ḥa, Ngă Ba Ông Tạ, Ngă Tư Bảy Hiền và như thế là trực
    chỉ Tây Ninh và biên giới Cam-Bốt theo quốc lộ 1.
    Khoảng 6 giờ sáng, xe ngừng lại, người bộ đội leo xuống và nói mọi người phải ngồi tại chỗ, giữ im
    lặng. Vài tiếng nói cất lên yêu cầu mở tấm bạt, v́ không khí kín bưng, mọi người bắt đầu ngộp thở, người
    bộ đội ra phía trước nói ǵ đó với người ngồi trong ca-bin rồi trở lại hé mở tấm bạt, và dặn mọi người tiếp
    tục ngồi im. Nh́n ra ngoài th́ thấy xe ngừng trên đường giữa đồng không mông quạnh, không hiểu v́ lư
    do ǵ. Khi đoàn xe chuyển bánh lại, Long chăm chú nh́n ra ngoài qua kẽ hở của tấm bạt và thấy một
    chiếc xe bị lật ngang nằm dưới hố bên đường. Không hiểu bằng cách nào đoàn xe chạy chậm như vậy mà
    có thể xảy ra tai nạn ? Chắc là tài xế ngủ gục… Dù sao th́ chẳng ai có lời giải thích về tai nạn này, và nếu
    Long không thấy tận mắt chiếc xe nằm nghiêng bên đường th́ cũng không thể biết được. Măi về sau có
    tin đồn là tai nạn làm cho một người chết và nhiều người bị thương, nhưng cũng chỉ là tin đồn, không có
    một nguồn tin chính thức nào để xác nhận hoặc phủ nhận tin đồn này cả.
    Đến 8 giờ, xe đi chậm lại, rồi ṿng vào chỗ đậu. Bạt mở ra, mọi người được lệnh xuống xe và sắp hàng
    theo đội ngũ của ḿnh. Long đếm được khoảng 30 chiếc xe đậu ngay hàng thẳng lối trên một băi đất
    trống, như vậy là có khoảng 1000 người trên khoảng đất trống này. Nh́n quanh quất th́ thấy một khu đất
    rộng, cỏ hoang mọc nhiều, bao quanh là hàng rào kẽm gai, có một cái cổng lớn khung gỗ và kẽm gai,
    chắc lúc năy xe vào bằng cổng này. Trông như một doanh trại của quân đội, với nhiều nhà mái tôn vẻ tiêu
    điều.
    Một bộ đội, chắc là người chỉ huy trại, lên tiếng trước hàng ngũ những người « t́nh nguyện học tập cải
    tạo », cho biết là mọi người sẽ ở đây để học tập cải tạo. « Việc trước mắt là phải ổn định chỗ ăn chỗ ở
    đă. » Nghe đến đây Long bắt đầu toát mồ hôi lạnh, và chắc nhiều người khác cũng có cảm giác tương tự.
    « Ổn định chỗ ăn chỗ ở » có nghĩa là sẽ ở đây lâu dài chứ đâu phải chỉ 10 ngày !
    Và sự thật phũ phàng cứ tiếp tục phũ phàng. Mỗi A 10 người được hướng dẫn đến một chỗ sẽ là nơi ăn
    ngủ của ḿnh. Long và các bạn được đưa vào một cái nhà rộng – không biết có thể gọi là nhà hay không,
    v́ chỉ có mái tôn lủng nhiều lỗ chắc là do vết đạn, không có tường, sàn nhà chỉ là đất lồi lơm, cột nhà là
    những thân cây tṛn lột vỏ thô sơ. A của Long được chỉ định một khoảng đất dài khoảng sáu bảy thước là
    chiều ngang của nhà, rộng khoảng 2 thước. Như vậy, mỗi người có một chỗ ngủ chiều dài 2 thước, chiều
    rộng khoảng sáu, bảy tấc. Đặc biệt chỗ của Long và của hai bạn hai bên đất bị trũng xuống và nước mưa
    đọng lại làm thành một băi śnh nho nhỏ… Tháng 6 trời mưa mà !
    Tới đây th́ mọi người đă hiểu là ḿnh bị lừa rồi, không phải chỉ đi học tập cải tạo 10 ngày như ḿnh
    tưởng. Nhưng phản ứng của từng người khác nhau. Có những người đă phải sống lăn lộn và quen với
    phấn đấu để sống c̣n, có những người khác may mắn sống trong tiện nghi và được cuộc đời ưu đăi. Có những người bản tính lạc quan, tinh thần vững chắc, tin tưởng ḿnh sẽ lướt qua được và « ngáy mai trời
    lại sáng », có những người khác bi quan, không đủ nghị lực để vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Cũng may
    là sống chung cả ngàn người cùng hoàn cảnh, con người biết nương tựa nhau để cùng sống c̣n. Riêng
    Môn, con người từ nhỏ đến lớn chắc chỉ sống trong nhung lụa, thầm th́ với các bạn « Chỗ này làm sao
    sống được, chắc họ cho ḿnh ở tạm đây rồi đưa đến nơi đàng hoàng tiện nghi hơn mới học được chứ ! »
    Các bạn của Môn sẽ c̣n được nghe câu này lặp đi lặp lại nhiều lần nữa…
    Nhưng rồi cũng phải « thích nghi » với hoàn cảnh. Long học thêm được một điều quư giá : khi sống
    chung cả ngàn người trong một trại như thế này, thế nào cũng có ít nhất một người có câu trả lời cho rất
    nhiều câu hỏi đặt ra. Thí dụ cụ thể : trả lời cho câu hỏi « nơi này là nơi nào ? » câu trả lời đến từ đâu
    không biết nhưng loan đi rất nhanh. Đây là một vùng gần Tây Ninh có tên là Trảng Lớn, trại này là một
    phần của doanh trại của Sư Đoàn 25 bộ binh trước kia.
    May là trại rộng lớn, cỏ dại đang mùa mưa mọc tràn lan. Long bắt chước các bạn đi t́m vật liệu trong
    băi cỏ gần hàng rào kẽm gai, may quá vớ được tấm tôn đă hoen rỉ đặt lên trên vũng śnh để lót tạm làm
    chỗ nằm.
    Sau đó một bộ đội đến, ra lệnh mỗi B (gồm 4 A, tức là 40 người) phải cử 3 người theo lên ban chỉ huy
    trại. Lát sau ba bạn đó về vác một bao gạo 50 kư, một bao muối 10 kư, một cái nồi to và một cái chảo to,
    nồi và chảo đều có hai quai. Hăi hùng nhất là ba bạn đó thông báo : « Họ nói ḿnh phải tự lo liệu cơm
    nước. »
    Anh bạn Môn lại càng vững tin vào nhận định ban đầu của ḿnh : Chỗ này làm sao sống được ?
    Cả đội 40 người nh́n nhau không biết làm sao để « lo liệu cơm nước », nhưng ai cũng c̣n mang theo
    cái ǵ đó nên ngày đầu tiên c̣n có cái mà ăn. Long và các bạn cùng A lúc c̣n ở trường Taberd đưa tiền
    cho bộ đội ra ngoài mua bánh ḿ, giờ này c̣n lấy ra « nhá » cho đỡ đói.
    Nhưng qua ngày hôm sau không c̣n ǵ để ăn, « đói đầu gối phải ḅ ». Phải có bếp để nấu cơm và để
    nấu nước sôi để nguội uống. Làm cách nào có bếp ? Một lần nữa, Long được dịp nghiệm lại chân lư về
    đám đông : thể nào cũng có ít nhất một người trong số một ngàn người biết cách phải làm bếp như thế
    nào. Quả đúng như vậy, không biết bài học từ đâu ra, nhưng người này bảo người kia, cuối cùng ai cũng
    biết cách làm bếp. Lấy ba cây cọc sắt, loại cọc dùng cho hàng rào kẽm gai, đóng xuống đất, đặt cái nồi và
    cái chảo lên làm sao cho vững, chưa vững th́ phải nhổ cọc lên đóng lại. Sau đó đào đất sét, lấy nước trộn
    thành bùn đặc – cũng may là trong trại có 5 cái giếng nước không sâu lắm, không biết tên nào đó t́m
    được cái thùng và dây làm gầu múc nước. Trộn thêm với cỏ khô thay v́ rơm, rồi trét chung quanh ba cái
    cột sắt và chung quanh chảo và nồi thành cái ḷ. Phía trước ḷ chừa một cái cửa nhỏ để cho củi vào đốt, và
    để cho không khí vào trong ḷ, phía sau phải làm một ống khói, dùng ống sắt đựng đạn đại bác của Mỹ,
    ba bốn cái nối vào nhau thành một cái ống cắm vào sau ḷ và đưa lên cao. Chung quanh bếp phải tạo một
    cái cḥi để che mưa nắng và làm điểm tựa cho ống khói.
    Nói nguyên tắc th́ như thế, nhưng khi thực hiện th́ dĩ nhiên phải làm đi làm lại, chỉnh qua chỉnh về
    không biết bao nhiêu lần mới có cái bếp dùng được… Tất cả do ḿnh tự làm lấy, không có ai canh gác,
    cũng chẳng có ai hướng dẫn

    C̣n tiếp...

  4. #4284
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vật liệu nhặt nhạnh trong các băi cỏ chung quanh trại, ngoại trừ ống sắt đựng đạn đại bác. Đây cũng là
    một cái may « trời cho », một người nào đó t́m ra một cái hầm lớn chứa rất nhiều đạn đại bác loại 155 ly.
    Mỗi quả đạn đựng trong cái ống sắt, bên ngoài lại có một thùng bằng gỗ thông. Trong một ngàn người,
    thế nào cũng có những người trước kia trong ngành pháo binh, nên rất rành về loại đạn này. Chứ những
    người như Long chắc chắn không dám rờ tới, lỡ nó nổ th́ sao ? Nhưng mấy người cựu pháo binh giải
    thích là đạn đại bác tự nhiên không nổ được, trước khi bắn phải gắn một đầu đạn dùng làm ng̣i nổ. Thế
    là mọi người xuống hầm khuân thùng đạn lên, tháo gỡ thùng gỗ, tháo ống sắt và xếp viên đạn khổng lồ
    vào một góc. Làm chuyện này có xin phép ban quản giáo hay không, Long không biết, nhưng chẳng thấy
    bóng dáng một bộ đội nào từ trên bộ chỉ huy xuống xem xét chuyện này cả.

    Làm xong cái bếp là một chuyện, nhưng củi đun bếp ở đâu ra ? Sau này các B được cấp phát củi là
    những khúc thân cây to c̣n tươi, nhưng những ngày đầu tiên chưa có ǵ, phải tự lo liệu. Trong một góc
    trại lẫn trong cỏ dại có một đống cột điện là những thân cây gỗ thông thẳng tắp. Tưởng thế là dùng làm
    củi được ? Nhưng các cột này được tẩm một loại dầu hóa học màu đậm, thấm sâu vào trong lơi để chống
    mối mọt và giữ cho gỗ khỏi mục, nên khi đốt th́ khói đen có mùi khét lẹt thấm vào cơm làm sao ăn ?
    Nhưng cũng phải chịu, ăn cơm ám khói c̣n hơn nhịn đói. Vấn đề là không thể chẻ củi bằng tay không
    được. Tới đây, nhận thấy vấn đề ăn uống là ưu tiên số một nên ban chỉ huy trại mua cái cưa to và cái ŕu
    chẻ củi cung cấp cho trại để dùng.

    Cuối cùng th́ cũng có được nồi cơm, khét lẹt v́ ám khói chất dầu trong củi, và có nước đun sôi để
    uống.

    Qua những ngày sau, mọi người tiếp tục « ổn định chỗ ăn chỗ ở » bằng cách khai thác các tấm ván gỡ
    ra từ các thùng đựng đạn. Mạnh ai nấy lấy ván lát xuống nền đất làm « giường », sau đó trong cùng một
    A bàn nhau làm một tấm phản chung cho 10 người cao hơn mặt đất để tránh ẩm thấp và nằm thoải mái
    hơn. Mỗi người vẫn giữ phần dành cho ḿnh trên tấm phản tập thể này.

    Nhưng dụng cụ hoàn toàn không có, làm sao đóng phản ?

    Đặt câu hỏi như thế là coi thường óc sáng tạo vô biên của một tập thể một ngàn người bắt buộc phải
    sống chung trong một trại lớn. Đinh được chế biến từ dây kẽm gai, những cái « gai » cuốn chặt vào sợi
    dây kẽm, phải gỡ từ từ ra, đập cho thẳng lại, rồi bẻ thành h́nh chữ U có hai đầu nhọn. Dĩ nhiên ngón tay
    không làm sao bẻ kẽm gai được, nên phải đi t́m trong đám cỏ xem có mảnh sắt (hiếm có), hoặc mảnh đá
    (có nhiều) thích hợp, mảnh nhỏ dùng để cậy, cục đá lớn hơn dùng làm búa. Phải tập dượt khá lâu mới có
    thể dùng cái búa đá đóng cái đinh hai đầu như thế vào tấm ván. May phước là gỗ thông rất mềm.
    Anh bạn Môn nói, có phải ḿnh trở lại sống như người thời đồ đá không ? Long không đồng ư. Thời
    đồ đá phải dùng đá làm dụng cụ, nhưng trong đầu họ chưa có những tri thức và kinh nghiệm của con
    người sống ở thế kỷ 20, nên con người bây giờ dù chỉ có dụng cụ bằng đá cũng thích nghi được với hoàn
    cảnh dễ đàng hơn v́ đă thừa hưởng được mấy ngàn năm kinh nghiệm của nhân loại.
    Long c̣n nhớ măi một trường hợp khác điển h́nh về óc sáng tạo vô biên của con người. Có một anh
    chàng không cùng nhà với Long, vớ được đâu đó một lốp xe cam-nhông to tướng c̣n mới toanh, có cả
    ruột nữa – ngoài Bắc gọi là lốp và săm (săm là do tiếng Pháp « chambre à air), trong Nam gọi là vỏ và
    ruột. Anh chàng quyết định làm dép râu. Muốn vậy phải có dụng cụ cắt được lớp cao-su vừa dày vừa
    cứng của cái lốp. Thoạt nh́n th́ thấy là vô phương, vậy mà anh chàng vẫn làm được ! Đầu tiên anh chàng
    t́m được mấy cái đai sắt dùng để ràng quanh thùng gỗ đựng đạn, loại sắt tầm thường v́ chỉ dùng làm đai,
    đâu phải thép tốt. Nhưng vẫn kiên nhẫn cắt nó ra làm lưỡi dao (gọi là cắt nhưng không có dụng cụ, phải
    bẻ qua bẻ lại không biết bao nhiều lần, rồi sắt cũng phải đứt), một đầu cắt xéo để có mũi nhọn, xong rồi
    mài vào đá cho đến khi nó sắc như dao, dĩ nhiên phải mài lâu lắm. Dùng cái lưỡi mới mài đó cứa vào lốp
    xe, người ngoài trông thấy như là « trứng chọi đá », làm sao con dao như thế cắt được lốp xe cam-nhông
    to dầy thế kia ? Vậy mà với kiên nhẫn và có giờ để tỉ mỉ làm việc, vẫn được. Lưỡi sắt chỉ rạch được tí xíu
    là cùn rồi. Cùn th́ mài lại. Cứ thế, cắt chút xíu, rồi mài, rồi lại cắt, cuối cùng Long đă chứng kiến anh
    chàng làm xong đôi dép râu… Và phục sát đất !

    Mười ngày lặng lẽ trôi qua với công việc « ổn định chỗ ăn chỗ ở ». Hằng ngày các B trưởng phải lên
    ban chỉ huy để nhận chỉ thị, và ngày nào câu hỏi cũng được đặt ra : chừng nào th́ bắt đầu « học » ?
    Không ai trả lời được câu hỏi này, v́ chính những người trông coi trại cũng chẳng biết ǵ. Họ chỉ là
    những bộ đội trong quân ngũ, chẳng phải là những cai tù chuyên nghiệp. Họ được lệnh giữ những người
    tù cải tạo trong trại, được lệnh phát cho họ gạo, muối, một chút rau, để họ đừng chết đói. Thế thôi. Làm
    sao họ biết chừng nào bắt đầu học, chừng nào th́ được về ?

    Vẫn có người lạc quan : họ chưa tổ chức được cho ḿnh học, chắc khi bắt đầu học mới bắt đầu đếm đủ
    10 ngày rồi cho về, cũng như binh lính và hạ sĩ quan học đủ 3 ngày rồi cho giấy chứng nhận để phục hồi
    quyền công dân là ǵ !
    Trong A của Long có một anh cũng Đại úy như các bạn khác, nhưng biệt phái về Xây Dựng Nông
    Thôn. Anh này kinh nghiệm đầy ḿnh với cộng sản, lẩm bẩm cho ai muốn nghe th́ nghe : « Giá chót 3
    niên ! »
    Long làm lơ như không nghe, nhưng chợt rùng ḿnh…

    C̣n tiếp ...

  5. #4285
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khai lư lịch

    Qua ngày thứ 11, cả trại lóe lên một tia hy vọng : mỗi người được phát 3 cuốn vở học tṛ 100 trang và
    1 cây bút bi. Mọi người hớn hở ra mặt v́ rơ ràng sắp sửa « được học », nếu không học th́ phát vở phát
    bút làm ǵ ? Đă bao nhiêu năm rồi Long mới thấy lại cuốn vở b́a trước có h́nh 3 cô gái mặc áo dài tượng
    trưng 3 miền Bắc, Trung, Nam, và b́a sau có bản cửu chương phải học thuộc ḷng khi c̣n ở bậc tiểu học
    (khó nhớ nhất là bảy lần tám năm mươi sáu !). Từ xưa đă dùng loại vở giống hệt, Long không ngờ lại
    được cầm cuốn vở trong một hoàn cảnh éo le không liên quan ǵ đến học đường !
    Nhưng rồi một ngày lại qua, rồi hai ngày, chẳng thấy nói ǵ đến học tập cả ! Mỗi ngày vẫn cứ được
    lệnh tiếp tục « ổn định chỗ ăn chỗ ở ».
    Đến đây th́ Long nổi hứng lấy một quyết định quan trọng. Bắt đầu từ ngày thứ 13, chàng dùng một
    cuốn vở được phân phát để viết nhật kư, nhưng dưới dạng viết thư cho vợ. « Ngày thứ 13, thứ bảy 5 tháng
    7-1975 ». Mỗi ngày đều bắt đầu như thế, cũng là một cách để c̣n nhớ là tuần lễ vẫn có 7 ngày, vẫn có
    ngày chủ nhật, có ngày thứ hai… Đây là một quyết định táo bạo v́ nếu quản giáo đọc được nhật kư này
    th́ chắc Long sẽ không yên với họ. Nhưng chàng vốn thuộc loại « điếc không sợ súng », vả lại thời gian
    đầu chẳng có kiểm soát chặt chẽ ǵ cả nên Long cũng liều. Chàng rất cẩn thận chỉ mô tả chi tiết cuộc sống
    hằng ngày một cách khách quan, hoàn toàn không phê b́nh hoặc nói lên t́nh cảm riêng tư cùa ḿnh.
    Chàng không tâm sự chuyện này với ai, nhưng từ từ các bạn trong A đều biết khi thấy chàng lúi húi viết
    mỗi khi rảnh rỗi.
    Công việc quan trọng nhất mỗi ngày là của ban làm bếp. Mỗi B gồm 40 người có một bếp, tự túc lo
    nấu ăn. B của Long dùng giải pháp là tất cả đều luân phiên nhau làm bếp, mỗi ngày lo nhúm lửa để nấu
    nước uống và thổi cơm. Trong trại có vài người ngày xưa trong ngành pháo binh t́m ra được trong hầm
    chứa đạn đại bác nhiều bịch thuốc bồi dùng làm mồi để nhúm bếp rất tốt. Đó là những viên nhỏ đựng
    trong cái bao vải, bao h́nh trụ có đường kính bằng với đường kính của viên đạn đại bác, chiều cao
    khoảng 15 phân, được cho vào ṇng súng phía dưới viên đạn để bắn được xa hơn. Những viên nhỏ đó là
    một loại chất nổ, nhưng nếu cẩn thận chỉ dùng vài viên cho vào bếp rồi châm lửa th́ nó không nổ mà chỉ
    cháy như pháo bông và cháy khá lâu, đủ thời giờ cho củi bắt lửa.
    Nhắc đến củi, sau thời gian phải dùng cột điện có tẩm dầu khi cháy tỏa ra khói đen kịt và độc hại, một
    hôm xe cam-nhông Molotova chở vào trại một xe đầy những thân cây to đă được cưa thành khúc ngắn,
    phải dùng ŕu bổ ra làm củi. Long là một trong những tay xung phong làm công việc nặng nhọc này, v́
    thân cây có nhiều mấu, cũng không biết loại gỗ ǵ mà không dễ bổ tí nào. Từ khi có củi này đun bếp ăn
    cơm đỡ bị mùi khói khét lẹt của chất dầu tẩm vào mấy cái cột điện bằng gỗ thông.
    Một hôm được phân phát cá khô, lần đầu tiên có một « nguồn chất đạm » v́ từ khi vào trại này chỉ có
    gạo, muối và một ít rau. Cá gọi là khô nhưng không được khô lắm nên trong bụng có gịi. Có gịi th́ rửa
    nó đi, rồi nướng cá ăn c̣n hơn không có ǵ.
    Rồi lại có một sự kiện khác làm tinh thần mọi người đă thấp lại càng xuống thấp hơn, đó là « hột rau
    muống ». Một sáng đẹp trời, các B trưởng đi họp mang về hột rau muống, giải thích là ban chỉ huy cung
    cấp để ḿnh trồng « cải thiện » bữa ăn. Đất Trảng Lớn là đất cát, khô cằn, may mà có giếng nước, nhưng
    làm sao gieo hột rau muống cho nó mọc được, và nó có mọc rồi th́ đến khi nào mới được ăn ? Giờ đây
    th́ ai cũng hiểu là ḿnh bị lừa chuyện 10 ngày để đưa ḿnh vào tù một cách êm thấm… Không c̣n ai mơ
    tưởng ǵ đến chuyện 10 ngày nữa. Phải lo trồng rau để tính chuyện cầm cự dài ngày, có chút chất tươi mà
    ăn thôi !
    Nhưng rồi vào một buổi sáng đẹp trời, cả trại như có một làn sóng ngầm làm chấn động bầu không khí
    hoang mang ảm đạm, một làn sóng hy vọng do các B trưởng đi họp mang về, một thông tin làm những
    bạn bi quan nhất cũng phải cảm thấy một chút phấn khởi. Tin cả trại được về ngay ? Không phải ! Tin
    báo trước gần đây sẽ có một ngày được về ? Cũng không phải ! Tin bắt đầu học tập ? Cũng không phải
    nốt ! Đó là tin « phải làm hội trường » !

    « Hồ hởi phấn khởi » cũng phải, v́ hội trường dùng làm ǵ nếu không phải để học tập ? Và đă có học
    tập th́ cái hy vọng rất mong manh của chuyện 10 ngày tưởng đă tắt ngúm lại bắt đầu mon men vươn lên.

    Học xong rồi về, chứ người ta giữ ḿnh trong trại này làm ǵ ? Vừa tốn cơm nuôi, lại phải trả lương cho bao nhiêu người canh gác, trong khi xă hội bên ngoài đang « cần tất cả khối óc, tất cả bàn tay để xây dựng lại một tương lai tươi sáng hơn » như người ta vẫn nói ra rả từ khi chiến tranh chấm dứt là ǵ !

    Có một vần đề kỹ thuật cần khắc phục, đó là không thể làm một hội trường cho cả ngàn người trong
    toàn trại nên phải chia ra nhiều hội trường nhỏ. Nhà ở của Long tương đối rộng nên được chỉ định làm một hội trường cho 6 B, tức là 240 người. Trước đây mạnh ai nấy lấy ván gỡ ra từ thùng đạn để chế ra làm giường ngủ, nay có lệnh tất cả nhà phải hội ư với nhau dùng những tấm gỗ làm giường đó đóng thành một tấm phản khổng lồ có kích thước của cả cái nhà lớn, cách mặt đất khoảng nửa thước. Mỗi người vẫn giữ phần dành cho ḿnh để ngủ như trước, nhưng ban ngày tấm phản khổng lồ này dùng làm hội trường khi mỗi người ngồi vào vị trí của ḿnh thay v́ nằm. Công việc có vẻ phức tạp, vậy mà với tinh thần hăng hái của hy vọng, chỉ trong một ngày đă hoàn thành.


    C̣n tiếp...

  6. #4286
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sáng hôm sau, mọi người ngóng đợi các B trưởng đi họp về, và quả nhiên mọi người lại hớn hở ra mặtmv́ « sẽ bắt đầu học tập trong hai ngày nữa, buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ, buổi chiều từ 1 giờ rưỡi đến 5 giờ rưỡi ; mỗi hội trường phải chỉ định một ban lo làm bếp cho hai bữa ăn trưa và chiều ». Hai ngày này chứng kiến cảnh những người tù cải tạo mặt mày tươi tắn hơn, nói năng hoạt bát hơn…

    Và rồi « ngày vui đă đến » ! 8 giờ kém 15, mọi người ngồi xếp bằng nơi chỗ ngủ của ḿnh, hướng về
    một đầu nhà có kê một cái bàn và một cái ghế, chắc là lấy từ ban chi hủy về. Long lại nhớ cảnh tựu
    trường ngày xưa khi đi học, ngày đầu hồi hộp chờ đợi để biết mặt thầy cô mới của ḿnh.

    Đúng 8 giờ, hai người mặc quần áo bộ đội, vai đeo chéo túi vải, bước vào hội trường. Hai người này
    chưa khi nào thấy trong trại, chắc mới ở xa đến và chắc đây là cán bộ giảng dạy chứ c̣n ǵ nữa !

    Nhưng bộ mặt hớn hở của tất cả mọi người biến thành tiu nghỉu ngay khi một người lên tiếng tŕnh bày chương tŕnh. « Các anh sẽ khai chi tiết lư lịch của ḿnh. Công việc này đ̣i hỏi ba ngày làm việc trên hội trường v́ tầm quan trọng đặc biệt của tờ khai lư lịch, quan trọng đối với các anh cũng như đối với Cách Mạng. Mỗi tiết làm việc kéo dài 55 phút, sau đó nghỉ 5 phút. V́ công việc cần phải thật nghiêm túc, các anh không được nói chuyện với người chung quanh, trong 5 phút nghỉ các anh sẽ ra ngoài cho giăn gân giăn cốt, nhưng cấm không được nói chuyện với người khác, giấy viết phải để lại trong hội trường. Buổi trưa khi nghỉ để ăn trưa phải góp tất cả giấy tờ giao cho ban giảng huấn, sẽ được phát lại khi trở lại hội trường buổi chiều. Cuối ngày trước khi về cũng phải góp giấy tờ, sáng hôm sau sẽ phát lại. »

    Nói xong anh ta rút trong túi vải ra giấy khổ A4 để phân phát cho mọi người. « Bước đầu mỗi người được phát 4 tờ, tức là 8 trang, nhưng sau đó cần thêm bao nhiêu cũng được. »

    Long ngỡ ngàng… Khai lư lịch mà sao phải ba ngày ? Mà viết ǵ cho đủ 8 trang ? Và sao phải kỷ luật
    như trong pḥng thi tú tài vậy ?

    Thắc mắc th́ cứ thắc mắc, sự thật vẫn là sự thật : khai lư lịch kéo dài đúng ba ngày, và kỷ luật không khác ǵ trong pḥng thi tú tài.

    Buổi sáng đầu tiên dành riêng để nghe giảng giải phải khai những ǵ, và khai như thế nào. Được lặp đi lặp lại nhiều nhất là 4 chữ « thành khẩn khai báo » mà sau này sẽ được « dân ngụy » dùng trong những hoàn cảnh không liên quan ǵ đến lư lịch, dĩ nhiên với mục đích chế nhạo.

    Người đứng trên bục giảng thao thao bất tuyệt : « Cách mạng ở mọi nơi mọi chỗ, nhân dân ở mọi nơi
    mọi chỗ, cách mạng biết hết, nhân dân biết hết, các anh không thể giấu giếm chuyện ǵ được. »

    Long nghĩ bụng, đă biết hết rồi c̣n bắt người ta khai làm ǵ, nhưng câu trả lời có ngay : « Cách mạng biết hết nhưng muốn các anh khai ra để chứng tỏ là ḿnh đă thực sự ăn năn hối cải. Nên nhớ là các anh tự nguyện vào đây để học tập cải tạo để trở thành công dân tốt có ich cho xă hội. Như vậy th́ các anh phải thành khẩn khai báo. Nếu các anh không khai hết, sớm muộn ǵ cách mạng và nhân dân cũng sẽ biết, và lúc đó các anh sẽ bị trừng phạt đúng mức. Bởi v́ các anh thấy đó, tuy các anh phạm tội với nhân dân, với cách mạng, nhưng cách mạng vẫn khoan hồng, mở ra cho các anh một lối thoát, đó là thành khẩn khai báo tội lỗi của ḿnh với nhân dân, với cách mạng. »

    Và cứ thế, suốt buổi sáng mấy tiếng đồng hồ phải ngồi im nghe lải nhải nhắc đi nhắc lại những câu
    nhàm chán, lẫn vào những chỉ dẫn về các chi tiết phải khai. Trước tiên về bản thân, khai tên họ, ngàysinh, quê quán (Long biết thêm một điều là họ không chú trọng đến « nơi sinh », mà chỉ muốn biết « quêquán » ở đâu thôi), học tiểu học ở đâu, trung học ở đâu, đại học ở đâu, tên các thầy cô, công tác trong ngành nào, công việc cụ thể là ǵ, công việc chính, công việc phụ… Rồi tới gia đ́nh, phải khai về cha mẹ,ông bà nội ngoại, chú bác d́ cô, anh chị em, vợ, con… Rồi tới bạn bè là điểm tế nhị v́ họ muốn ḿnh làmcông việc chỉ điểm… Và cuối cùng, rất quan trọng là các việc làm « chống phá cách mạng ». V́ tất cả mọi người đều thuộc thành phần ngụy quân hay ngụy quyền, nên bắt buộc phải có hành vi chống phá cách mạng, không thể nói là không có được !

    Long nhớ lại việc khai « sơ yếu lư lịch » một tháng trước tại trường Đại học Dược khoa, lúc đó đă thấy là phiền toái rồi, nhưng so với chuyện khai lư lịch trong cái trại cải tạo này th́ chẳng thấm vào đâu !

    Buổi chiều trở lại hội trường sau khi ăn trưa – không được trao đổi với nhau trong suốt giờ nghỉ ăn
    trưa ! – mọi người chờ đợi lệnh bắt đầu viết lời khai. Lầm to ! Người quản giáo chờ mọi người ngồi vào vị trí của ḿnh rồi nói : « Sáng nay các anh đă thấu triệt cách khai lư lịch như thế nào, chiều nay các anh dành tất cả thời gian để suy nghĩ và nhớ lại tất cả những ǵ các anh sẽ viết ra, v́ sau bao nhiêu năm song dưới chế độ Mỹ-Ngụy, các anh đă phạm biết bao tội ác với nhân dân, với cách mạng, các anh phải tập trung suy nghĩ để nhớ lại những tội ác đó. Nhắc lại là các anh phải thành khẩn khai báo, v́ nhân dân biết hết, cách mạng biết hết… » Và cũng chỉ nhai đi nhai lại những câu thuộc ḷng đă nói khi sáng. Long lại một lần nữa bị… chưng hửng ! Phải ngồi im lặng suốt mấy tiếng đồng hồ buổi chiều chỉ để nặn óc nhớ lại tội ác của ḿnh ! Thật là hăi hùng, có lẽ giai đoạn này thích hợp với những ai đă từng tập ngồi thiền, c̣n với những tay như Long không ngồi yên được năm ba phút, mà bây giờ phải ngồi im trong ṿng 55 phút,ra ngoài đi lại 5 phút cho giăn gân giăn cốt, rồi lại vào ngồi 55 phút, bốn lần như thế trong buồi chiều, quả là một cực h́nh !

    Qua ngày hôm sau, cả hai buổi sáng chiều được dành để viết nháp trên những tờ giấy đă phát. Và ngày thứ ba dùng để viết tờ khai lư lịch chính thức. Các tờ nháp cũng như tờ khai chính thức phải để lại trong hội trường khi ra ngoài nghỉ 5 phút, và cuối buổi phải nộp tất cả cho quản giáo. Không ai được giữ bất kỳ tờ giấy nào.

    Long nhớ lại lời khuyên của người đồng nghiệp tại trường Đại Học Dược Khoa. Người này từ ngoài
    Bắc vào, dặn là phải viết « sơ yếu lư lịch » vào cuốn vở và mỗi khi phải khai lại, lấy cuốn vở ra chép cho
    chắc ăn. Nhưng trong trại cải tạo này, không có cách nào làm như thế được, bắt buộc phải học thuộc ḷng
    những ǵ ḿnh khai để lần sau vẫn khai như cũ. Nhất là nếu có điểm nào cần phải giấu đi, hoặc điểm nào
    cố ư thêm vào, phải học thuộc ḷng những điểm đó. Cũng may là đối với Long chẳng có ǵ phải thêm bớt,
    cái tội rơ ràng nhất của chàng là đă làm việc cho cả ngụy quân lẫn ngụy quyền, thay v́ đi theo cách
    mạng !

    « Tôi thú nhận đă phạm tội đối với nhân dân, đối với cách mạng v́ đă phục vụ cho ngụy quân ngụy
    quyền. Tôi thành khẩn khai báo để xin được hưởng sự khoan hồng của nhân dân, của cách mạng. Tôi
    hoàn toàn tin tưởng vào nhân dân, vào cách mạng, và hứa sẽ ăn năn hối cải, từ bỏ con đường tội lỗi để
    sớm trở thành một công dân lương thiện, có ích cho xă hội. »

    Đó là đoạn kết luận trong tờ khai lư lịch của Long, đoạn này được quản giáo « mớm » cho từ ngày
    đầu, nó phải hiện diện trong mọi tờ khai lư lịch « tốt ». Long viết ra câu này không một chút suy nghĩ hay
    ngượng nghịu. Chàng đă thấm nhuần nguyên tắc là khi viết ra một câu trong hoàn cảnh không có tự do để
    viết, th́ câu viết đó chẳng có nghĩa lư ǵ cả

    C̣n tiếp ...

  7. #4287
    Tran Truong
    Khách
    Chú Tư cầu Lê Xuyên và những ngày cuối đời.




    Gần 10 giờ đêm 2-3-2004, chị Lê Xuyên điện thoại cho tôi thông báo tin anh vừa mất lúc 9 giờ 20, tức là cách đó nửa giờ. Lời chị kèm theo rất chân t́nh:

    – Tôi gọi cho anh trước khi gọi cho nhà đ̣n.

    Tôi hiểu ư chị và phải nói hiểu từ lâu mới đúng. Gia đ́nh anh chị trong hoàn cảnh sinh sống rất khó khăn chật vật, v́ thế nên tôi đă dặn trước: nếu có chuyện ǵ cần chị cứ gọi cho tôi. Tôi không tin vào tôi mà tin vào t́nh yêu thương của bạn bè từ khắp nơi luôn sẵn sàng giúp đỡ Lê Xuyên nên hứa ngay: Chị cứ lo mọi chuyện cho tang lễ của anh, c̣n chuyện khác để anh em chúng tôi lo. Chị vui vẻ:

    – Nếu thế tôi an tâm rồi.

    Buông điện thoại, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên trước cái tin buồn này. Từ hai năm nay, Lê Xuyên nằm một chỗ, có thể nói thẳng nằm đó chờ ngày “về với ông bà”. Một năm trước đây thôi, anh phải vào bệnh viện, chị cũng gọi cho tôi rồi đến nhà mang theo cả giấy “nhập viện” và số tiền phải trả.. . Tôi cũng lại làm cái nhiệm vụ thông báo cho một số anh em ở nước ngoài để kiếm tiền trả bệnh viện.
    Không phải chỉ có riêng chúng tôi mà c̣n những người quen khác của anh, những người bạn đồng hương, những người học cùng trường cùng lớp, có cả những người không hề quen biết cũng xúm nhau vào chung lo. Hầu như ai cũng hiểu rằng ngày “ra đi” của anh không xa. Nhưng may mắn, anh vẫn c̣n qua được vài mùa Xuân.

    Những lần sau này tôi đến thăm anh, anh nằm đó nhưng tỉnh táo, không nói chuyện được song hỏi nhiều điều, anh vẫn nhớ, vẫn hiểu. Khi anh gật đầu, thỉnh thoảng có được một nụ cười, đôi mắt ánh lên một niềm vui.

    Nhất là khi tôi cố gợi lại một vài câu chuyện vớ vẩn từ hồi xa xưa chúng tôi gặp nhau ở ngoài đường hoặc ở toà soạn một vài tờ báo.

    TÍNH CÁCH LÊ XUYÊN:
    Để cho anh được sống lại với những kỷ niệm cũ, tôi kể lại một buổi sáng sớm vào khoảng năm 1971-72, sau một đêm đánh chắn với vợ chồng ông chủ báo Kịch Ảnh đường Cống Quỳnh, tôi lái xe về nhà. Qua đường Lê Lai, tôi thấy Lê Xuyên cúi đầu đi trên hè phố.. Tôi đậu xe sát lại, Lê Xuyên vẫn chưa thèm nhận ra là xe của ai. Tôi bóp c̣i, lúc đó anh mới ngước lên nh́n và toét miệng cười. Ít khi ông Lê Xuyên cười lắm. Tôi đẩy cửa xe, tḥ đầu ra hỏi:

    – Ăn ǵ chưa?
    – Chưa ǵ hết trọi, có tiền đâu mà ăn.
    – Lên đây, tôi đưa ông đi ăn sáng.

    Leo lên xe, anh hỏi thẳng:
    – Đêm qua được hay thua?
    – Được.

    Tôi cười và hiểu cái sự “hết tiền trong túi” của anh dù mới lănh lương. Móc trong cốp xe, tôi chia cho anh một nửa số tiền được bạc đêm hôm qua và dặn ḍ rất kỹ:
    – Mang về toà soạn cất vào ngăn kéo để tiêu dần đấy.
    – Ừ, tốt. Ông ăn sáng chưa, cho tôi đi với. Lâu rồi không được ăn đồ Tây.

    Tôi cười:
    – Ra Givral hay Brodard, ông thích chỗ nào.
    – Đâu cũng được.

    Chúng tôi ra Givral, sáng sớm tinh mơ chỉ có hai bàn khách. Tôi gọi ḿ jambon là món “đặc sản” ở đây c̣n Lê Xuyên gọi omelette jambon ngồi nhai bỏm bẻm lấy làm thú vị lắm. Ăn xong tôi bảo ông có tiền rồi, lấy xe taxi về toà soạn, tôi phải về nhà thay quần áo rồi c̣n phải vào sở chào cờ v́ hôm nay là thứ hai. Lê Xuyên cười h́ h́:

    – Cả đời tao chưa biết chào cờ là cái ǵ. Tao chỉ chào ông chủ báo khi lần đầu tiên đến làm. Ngô Quân cũng thế và Hồ Anh cũng thế..

    Thỉnh thoảng tôi đưa bài đến báo Thời Thế, đôi khi vào buổi trưa, tôi lại rủ Lê Xuyên đi ăn trưa, hôm có tiền th́ chui vào Chợ Lớn ăn cơm Tàu Bát Đạt. Có lần tôi rủ:

    – Chúng tớ có cái pḥng thuê ở trên lầu ba để thỉnh thoảng chơi phé, lấy tiền xâu gửi lại tay quản lư nên bất cứ lúc nào cần pḥng là có ngay. Ông có muốn nằm lại đây một buổi không?

    Bản tính anh hiền lành nên hỏi lại:
    – Nằm làm ǵ, tôi phải về làm việc chứ.
    – Ông ngây thơ thật hay ngây thơ cụ, ông cứ lên với tôi là biết ngay “nằm làm ǵ”. Ông muốn Tàu cũng có mà ta cũng có.
    – Nhà không c̣n một xu, tui để tiền trong túi cũng hết luôn.


    Còn tiếp ...

    ..................

    Thể theo "yêu ... cầu" của chị Tigôn , đúng hẹn lại lên thôi . Cám ơn chị về tin nhắn , thân .

  8. #4288
    tran truong
    Khách

    Chú Tư cầu Lê Xuyên và những ngày cuối đời.

    Dĩ nhiên đến nước này th́ ông bạn tôi phải hiểu, nhưng ông lắc đầu quầy quậy như thằng con nít bị mẹ bắt lấy vợ sớm. Tôi đưa ông trở lại toà soạn và xác nhận với anh em rằng “Lê Xuyên nó đứng đắn thật các ông ạ”. Một ông bạn tôi căi: “Nó nhát chứ đứng đắn cái ǵ”. Thôi th́ nhát cũng được, đứng đắn cũng được nhưng nó không giống tụi ḿnh. Và một điều ai cũng nhận thấy là chưa bao giờ thấy mặt Lê Xuyên ở bất cứ cái pḥng trà tiệm nhảy nào, ngay cả chỗ đông người anh cũng tránh. Tôi cứ lẩm cẩm ngồi nhắc lại từng chuyện khiến anh thú lắm, đó là lúc anh được sống thêm.

    MỘT BÍ MẬT BÂY GIỜ MỚI TIẾT LỘ:

    Cũng vào khoảng thời gian đó, tờ báo Thời Thế có một loạt bài điều tra phóng sự về một vụ tham nhũng của một ông “tướng vùng”. Ông tướng nhờ một đại tá và một trung tá liên hệ với tôi để nhờ tôi can thiệp. Tôi chẳng biết trắng đen ra sao, nhưng đă có lời nhờ và giải thích th́ tôi làm. Tôi gọi cho Lê Xuyên giải thích những ǵ tôi được nghe và đề nghị “thông cảm” với phóng viên cho ngưng loạt bài đó kẻo làm mất uy tín của một người chỉ huy vùng chiến thuật. Lê Xuyên nói ngay:
    – Ông nói th́ tôi nghe, nhưng để tôi thu xếp với anh em cho có đầu có đuôi.

    Sau đó tôi điện thoại cho ông chủ báo Hồ Anh, lúc đó tôi mới biết rằng đă có một hai ông nghị sĩ dân biểu can thiệp, nhưng Lê Xuyên vẫn cứ tiếp tục cho đăng loạt bài này. Ông Hồ Anh bảo tôi cứ nói chuyện với Lê Xuyên, nếu anh ấy chịu th́ không có ǵ trở ngại. Chỉ có thế thôi. Rất bất ngờ, hôm sau tôi đọc được hàng chữ trên trang nhất: “V́ có người bạn chúng tôi can thiệp nên chúng tôi thấy cần phải chấm dứt loạt phóng sự này”.

    Quả thật đó là điều khiến tôi hết sức cảm động và ngay lúc đó tôi trở nên áy náy v́ biết đâu đó là một sự thật mà công sức của anh phóng viên trẻ đă bỏ ra bị tôi “kỳ đà cản mũi”. Tôi gọi lại cho Lê Xuyên, anh chỉ cười:
    – Thông cảm với phóng viên rồi , nó bảo ngưng cũng được, viết thế đủ rồi.
    Tôi rủ anh đi ăn trưa, anh nói:
    – Tôi vừa ngưng phóng sự mà đi ăn với ông th́ khác ǵ đi ăn hối lộ. Thôi hôm nào ông được bạc ḿnh lại đi ăn đồ Tây. Hôm nay tôi bận quá ông ạ.

    Lê Xuyên cúp máy và tôi th́ cứ ân hận, chẳng hiểu v́ sao. Chuyện này c̣n có nhiều nhân chứng c̣n sống ở đâu đó, may ra họ c̣n nhớ. Tôi th́ chẳng bao giờ quên.

    BỎ ĐI TÁM!

    Hơn mười năm sau, khi tôi ở trại cải tạo ra, Thanh Thương Hoàng dẫn tôi đến thăm Lê Xuyên. Anh ngồi bán thuốc lá lẻ ở một góc phố. Chiếc quầy thuốc bé tẹo nhưng cũng đủ che hết tấm thân gầy g̣ của anh. Chúng tôi nh́n nhau và cùng cảm thông rất sâu sắc cái thân phận ḿnh lúc này. Anh chớp mau mắt , nói như để an ủi hơn mười hai năm tù của tôi:
    – Trông ông vẫn cứ phong độ như ngày nào.
    Tôi thẳng thừng thương bạn:
    – C̣n ông, trông chán bỏ mẹ … Chỉ muốn khóc !

    Hai bàn tay bạn tôi run lên, lật bật đút chiếc ch́a khoá vào ngăn tủ kính để mấy gói ba số năm bán lẻ (hồi đó ba số năm quư lắm):
    – Hút thuốc lá không?
    – Không, tớ hút thuốc lào quen rồi, về đây hút thứ nặng hơn mới đủ đô.

    Thanh Thương Hoàng rủ sang bên con hẻm phía trước ăn sáng. Đó là con hẻm lối đi vào một ngôi chùa hay ngôi đ́nh ǵ đó. Không có hủ tíu, Lê Xuyên phải chạy đi gọi ở một nơi nào quen bán chịu cho anh ở gần đó. Lê Xuyên trở lại với con người thật của anh. Vẫn hiền lành, cười tủm và chân quê. Phải nh́n thấy cái cười tủm của anh mới biết tại sao anh viết về những cuộc t́nh của những đôi trai gái đồng ruộng miền Nam hay đến như thế, láu cá đến như thế.

    Tôi nhủ thầm: “Thằng cha này tâm ngẩm tầm ngầm mà ghê lắm đấy. Nó không nói mà chỉ viết nên nó viết được nhiều hơn ḿnh. Chỉ có nó mới viết được những “ḍng chảy ngầm” của trai gái thôn quê miền Nam thật đến thế và hấp dẫn đến thế.”
    Lê Xuyên khác với một số những cây bút hoàn toàn Nam Bộ như ông B́nh Nguyên Lộc và Sơn Nam ở chính cái “thật” của anh, không màu mè, không lư luận, không làm một cái ǵ như nghiên cứu sưu tầm về phong tục tập quán dưới h́nh thức này hoặc dáng vẻ khác. Từng động tác, từng thái độ, từng lối ứng xử trong nhân vật của anh , cứ như con người thật lồ lộ đang ở trước mặt chúng ta vậy.

    Trước mặt tôi, ông già Lê Xuyên vẫn c̣n cái hóm hỉnh riêng, nhưng bây giờ th́ như anh nói: “đếch viết nữa”. Tôi hỏi không viết được hay không thích? Câu trả lời của anh gọn lỏn: “bỏ đi tám”. Tôi không thể hiểu nỗi ba chữ “bỏ đi Tám” mà anh dùng. Có một nỗi chua chát nào đó trong cái tâm sự thật của anh? Đến cái chứng minh nhân dân anh cũng không muốn làm nên không có hộ khẩu, cứ như ở lậu, công dân lậu. Thái độ đó có đồng nghĩa với sự “bỏ đi Tám” của anh không? Chỉ có anh mới hiểu và bây giờ anh mang theo.

    Cách đây vài năm, tôi có viết về Lê Xuyên và may mắn nhận được sự giúp đỡ thiết thực của khá nhiều bạn bè. Trong đó có một vài tờ báo muốn đăng lại những truyện dài của anh, tôi hỏi, anh chỉ lắc đầu: “chẳng c̣n cuốn nào” và cả chị ấy cũng không kiếm được cuốn nào cả.

    Ba năm sau cùng, anh không c̣n sức để bán thuốc lá lẻ nữa. Thỉnh thoảng tôi và Nguyễn Thụỵ Long kéo đến thăm, cố d́u anh ra quán cà phê cuối ngơ ngồi lai rai tâm sự vặt. Tôi vẫn cho rằng chỉ có lúc đó Lê Xuyên mới được sống thật. Hai năm sau này dù có cố lôi anh đi cũng không nổi nữa rồi. Anh như cái bóng trong góc tối của gian pḥng chật chội vây quanh bởi hàng trăm thứ lỉnh kỉnh nào bàn ghế, chai lọ, giường tủ.
    Chỉ có cô gái út săn sóc cho anh, vợ và các con lớn của anh vất vả với công việc hàng ngày rất ít th́ giờ trông nom cho bố. Cái chết đến từ từ theo từng ngày giờ buồn tênh, dường như anh chán cả cái sống cái chết, không thèm chú ư đến nó nữa.

    Khi tôi đến với anh lần cuối là lúc các con anh đang tắm rửa, thay quần áo cho anh trước khi nhập quan. Cái thân h́nh gầy g̣ trần trụi của anh phơi ra, tất cả chỉ c̣n có thế. Tôi chuyển ngay cho chị số tiền mà tôi mới gửi e- mail tối hôm qua thông tin về sự ra đi của anh, nhanh chóng được đáp ứng. Các bạn ở Virginia, San Jose, Santa Ana yêu cầu tôi chuyển ngay khoảng 1.000 Mỹ kim đến lo tang lễ cho anh. Một người bạn đưa ngay đến 2 triệu và mang đến ṿng hoa đầu tiên của bạn bè Sài G̣n. Hôm sau chị khoe với bà con đến phúng:

    – Có bạn bè làm chỗ dựa nên tôi mạnh tay làm đủ thứ việc cho anh ấy. Mạnh v́ gạo bạo v́ tiền, có phải không các bác? Không có bạn bè, tôi chẳng c̣n biết xoay dở ra sao.
    Tôi nói với chị:
    – Chắc sẽ c̣n nữa, có một số anh em chưa gửi kịp, xin chị an tâm đi tiếp con đường ai cũng phải đi.

    Buổi chiều ngày 5-3, đúng hai giờ lễ động quan bắt đầu, giữa trời nắng chang chang, chúng tôi đưa anh đến B́nh Hưng Hoà. Có rất nhiều người bên hè phố lặng lẽ tiễn đưa anh, không ồn ào như những đám tang của những nhà nghệ sĩ mà ở đây người ta cho rằng đó là những “nhà nghệ sĩ lớn”, nhưng những con người thầm lặng ấy dơi theo anh với tất cả tấm ḷng ḿnh.

    Họ không nói ǵ, không có kèn saxo như trong đám tang Trịnh Công Sơn, không có giọt nước mắt dài ngắn thở than của những danh ca nghệ sĩ, không có cả những bài “điếu văn tưởng niệm” lâm ly bi đát, nhưng đầy ắp những t́nh yêu thương từ xa xưa đọng lại, từ bốn phương lăng đăng bay về phủ kín khung trời Sài G̣n. Thế là đủ, nó vượt lên trên tất cả.

    Văn Quang

  9. #4289
    Tran Truong
    Khách
    Lần đầu đến Sài G̣n


    (Hôm 24-5-2016, Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United States of America), Barack Obama, đến Sài G̣n lần đầu tiên. 43 năm trước, hè năm 1973, tôi cũng đă lần đầu tiên đến Sài G̣n. Tôi xin phép kể lại vắn tắt như dưới đây):


    Hè 1973, sau khi kết thúc năm học thứ 3 ở ĐHSP Huế, tôi về Ḥa Khánh (cách Đà Nẵng non 10 KM) để nghỉ hè. Gia đ́nh tôi tản cư đến ở đấy. Nhưng chưa nghỉ được ngày nào th́ có người rủ đi làm thợ nề trên đèo Hải Vân. Tôi đi làm ngay v́ muốn có ít tiền để vào Sài G̣n cho biết “Ḥn Ngọc Viễn Đông” nó như thế nào!

    “Nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát,

    Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông”

    (“Áo lụa Hà Đông” – Nguyên Sa – Trần Bích Lan)

    “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát

    Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát”

    (“Trả lại em yêu” – Phạm Duy)

    Và ca khúc “Ghé bến Sài G̣n” của Nhạc sĩ Văn Phụng cứ thôi thúc tôi!
    Công việc thợ nề của tôi là xây các vách ở hai đầu các cống thoát nước. Vách có h́nh thang vuông: đáy 2 mét, đỉnh 0,2 mét. Cống có đường kính 2 mét, bằng thép. Và xây các đường dẫn nước phía vách núi để khi mưa lớn, nước chảy mạnh, không bị xói lở. Mỗi ngày được trả 250 đồng.

    Tôi dự định sẽ bắt xe Phi Long hay Tiến Lực để đi Sài G̣n. Nhưng, làm được hơn một tháng, đă có hơn 10.000 đồng (1 xe máy Honda 50 cc nguyên thùng chỉ 29.000 đồng) th́ ông anh họ nói sẽ gửi đi máy bay. Thích quá!

    Đúng ngày giờ hẹn, tôi đến chỗ làm của ông anh họ (gần Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng). Chờ một lát th́ có người đọc danh sách những người được bay chuyến sáng hôm ấy. Nghe tên ḿnh, tôi lên xe.

    Chiếc GMC chở gần 30 người, chạy ra phi trường Đà Nẵng. Xe đến gần một chiếc máy bay khổng lồ. Đó là chiếc máy bay Lockheed C-130 Hercules. Chúng tôi được hướng dẫn lên máy bay từ phía đuôi máy bay và được chia đều ngồi dọc hai bên. Mỗi ghế một người và phải buộc dây ngang bụng.

    Tấm bục lớn ở đuôi máy bay được nâng lên, khép kín phía đuôi máy bay và chiếc Lockheed C-130 Hercules lăn bánh, cất cánh. Qua ô cửa nhỏ, tôi thấy bên dưới là núi rừng trùng điệp. Có lẽ “nó” đang bay trên Tây Nguyên.

    Tôi đă bay trên một số loại máy bay trực thăng, C123, … nhưng phải công nhận anh C130 này rất êm, rất thoải mái.
    Có người bảo: “Đến rồi! Sông Đồng Nai kia rồi!” Và máy bay hạ dần độ cao rồi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

    Tôi lên một chiếc Lambretta để ra cổng phi trường rồi đi xích lô về nhà bạn, người bạn cùng lớp thời trung học, đă vào Sài G̣n để học Đại học.
    Ngày thứ nhất, bạn giao cho tôi một chiếc xe máy Suzuki. Tôi đi đổ xăng và mua một cái bản đồ Thủ đô Sài G̣n và bắt đầu khám phá “Ḥn Ngọc Viễn Đông”.

    Tôi đến đường Trương Minh Ký, ngắm Đại học Vạn Hạnh. Đi hết đường Trương Minh Giảng, rẽ trái, đến Ngă tư Bảy Hiền, ngắm Bệnh viện V́ Dân đồ sộ, vào Hương lộ 14 để thăm ông anh cô cậu. Khu Bảy Hiền có rất đông người Quảng Nam vào làm ăn sinh sống.

    Ở chơi nhà ông anh cô cậu đến 14 giờ, tôi đến đường Trần Quốc Toản để thăm bà chị kết nghĩa. Năm 1964, Quảng Nam bị lụt lớn, thiệt hại khủng khiếp về người và tài sản. Trường Trung học Trưng Vương (Sài G̣n) của chị N. quyên tiền giúp học sinh miền Trung. Lớp 11A2 của chị N. đă gửi tiền giúp lớp tôi. Tôi và bạn tôi, mỗi người nhận được 200 đồng.
    Tôi viết thư cảm ơn lớp 11A2 của chị N. Từ đó, chị N. và tôi thường viết thư cho nhau. Chị N. học trên tôi hai lớp. Tôi cũng nhận được nhiều thư của các chị cùng lớp với chị N. nữa. Ba chị N. là một Bác sĩ và sau này chị N. cũng trở thành một Bác sĩ. 21 năm sau (1973-1994), trong dịp đi tăng cường cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, chị N. có đến Khu tập thể trường THPT. DTNT. Ninh Thuận để thăm gia đ́nh tôi.

    Từ giă chị N. và gia đ́nh, tôi đến chợ Bến Thành, đi qua nhà sách Khai Trí, ṿng ra đường Bạch Đằng chiêm ngưỡng tượng đài Đại Vương Hưng Đạo – Trần Quốc Tuấn.
    Sau đó, tôi đến dinh Độc Lập, ngắm công tŕnh của Kiến trúc sư lừng danh Ngô Viết Thụ, đến chiêm ngưỡng Nhà thờ Đức Bà rồi đến Bảo tàng Lịch sử.

    Tại Bảo tàng Lịch sử, nh́n những cây cọc Bạch Đằng, h́nh ảnh Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lư Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Quang Trung, … ḷng tôi dào dạt cảm xúc tự hào, cảm phục cha ông mưu trí, anh hùng, kiên cường, bất khuất! Ngắm những phiên bản trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đào Thịnh, những mũi tên đồng, … tôi như thấy lại cả một quá khứ gian khổ, hào hùng và tài hoa của dân tộc!

    Rời Bảo tàng Lịch sử, tôi vào Thảo Cầm Viên để xem voi, gấu, sư tử, … Con hổ trong Thảo Cầm Viên, lúc này, trông rất giống con hổ của Thế Lữ trong bài thơ nức tiếng “Nhớ rừng”. Nó khinh khỉnh, nghênh ngang, dữ dằn, hung tợn lắm! Chắc là được ăn uống đầy đủ nên rất sung sức, mạnh mẽ.

    Gần 17 giờ, khát nước và mệt, tôi quay về nhà bạn. Gặp một chị bán trái cây, đang đẩy xe đi bên đường, tôi dừng lại, hỏi: “Bao nhiêu một chục cam vậy chị?”. Chị trả lời ngay: “Bốn đồng chú à!”. Tôi nói: “Chị bán cho em một chục!”. Chị nhặt cam, bỏ vào một bao giấy đă được dán sẵn. Tôi trả tiền cho chị.

    Cầm bị cam, nghe nằng nặng, tôi mở xem. Thấy 13 trái cam, tôi nói với chị: “Dư 3 trái chị ơi!”. Chị bảo: “Không dư đâu! Một chục là 12 trái, tôi biếu chú 1 trái nữa là 13. Nghe tiếng chú, tôi biết chú ở ngoài Trung mới vào. Quảng Nam phải không? Ở đây, tôi tính chục 12, chứ chú xuống miền Tây, người ta tính cho chú chục 14, chục 16 nữa ḱa.”

    Tôi vô cùng ngạc nhiên: chục 12, chục 14, chục 16 và c̣n biếu 1 trái v́ “tôi biết chú ở ngoài Trung mới vào”! Người Sài G̣n sống nghĩa t́nh quá! Tôi vô cùng cảm động trước t́nh cảm của chị bán trái cây, tôi nói: “Vậy, em cảm ơn chị! Chào chị nhé!”.


    Ngày thứ hai, tôi đi lung tung: đến cầu Chữ Y, qua Khánh Hội, đến Đa Kao, Chợ Lớn, … Đi trên các con đường Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, … rợp bóng me, hoa và lá me rắc vàng trên đường. Đúng là những con đường dành cho các nhà thơ !

    Đến chiều, tôi đến nhà sách Khai Trí, mua gần 20 quyển sách các loại: từ điển, thơ, tiểu thuyết, sách dịch, sau khi tính toán số tiền cần để ăn uống và đi xe.
    Sáng hôm sau, tôi chia tay bạn và lên xe Phi Long để về lại Đà Nẵng.

    Xe chạy tới Sa Huỳnh th́ trời tối, những người anh em con Lạc cháu Hồng đang bắn giết nhau, xe không thể đi tiếp. Xe phải đưa hành khách xuống bờ biển để lên 2 chiếc thuyền. Thuyền chạy cách bờ vài cây số. Nh́n vào trong đất liền, thấy đạn bay đỏ trời, hỏa châu chiếu sáng, tiếng súng lớn nhỏ, lúc nhặt lúc thưa. Tôi không hiểu sao người Việt Nam ḿnh lại thích bắn giết nhau dữ vậy!

    Ra tới quăng thị xă Quảng Ngăi, thuyền mới cập bến, chúng tôi lên bờ và lên xe – một xe Phi Long khác – để đi tiếp ra Đà Nẵng.
    Đấy, lần đầu đến Sài G̣n của tôi là như vậy. C̣n rất nhiều t́nh tiết nhưng tôi xin thuật vắn tắt như thế v́ sợ làm mất th́ giờ của người đọc!

    Sài G̣n thật tuyệt vời ! Đúng là một Ḥn Ngọc ! Ḥn Ngọc không chỉ là nhà cửa, lâu đài, cao ốc, đường sá, … mà quan trọng hơn (tôi nhấn mạnh), đó là Ḥn Ngọc của T́nh Người, của Nhân Cách, của Tâm Hồn người Sài G̣n!

    Ninh Thuận, 24-5-2016

    PHAN THÀNH KHƯƠNG

    ...............

    Sài Gòn đẹp thế .... mà có bọn cứ nhân danh này nọ ; nhất định " giải phóng " SG .

    Họ đem đổ vỡ chết chóc đạn bom .... vào tàn phá nó .Mặc dù Sài G̣n thật tuyệt vời ! Đúng là một Ḥn Ngọc ! Ḥn Ngọc không chỉ là nhà cửa, lâu đài, cao ốc, đường sá, … mà quan trọng hơn (tôi nhấn mạnh), đó là Ḥn Ngọc của T́nh Người, của Nhân Cách, của Tâm Hồn người Sài G̣n!

  10. #4290
    Tran Truong
    Khách

    Chuyện phim tại SàiGòn hồi xa xưa _ Duyên Anh

    Cuối tháng 10 năm 1958 xem phim Vacances Romaines ở rạp Vĩnh Lợi , SàiGòn . Phim của đạo diễn William Wyler, truyện phim của ông luôn. Tài tử chính là Gregory Peck và Audrey Hepburn. Tôi không cần chú ư tới ư nghĩa sâu sắc của phim, tới một chuyện t́nh đẹp giữa anh chàng kư giả nghèo sắp bị chủ đuổi sở và nàng công chúa nước Anh. Mà chỉ theo dơi anh chàng nhà báo Bradley (nếu tôi nhớ tên anh ta không lầm) và bạn anh ta, phóng viên nhiếp ảnh mập thù lù.

    Bradley làm cho một hăng thông tấn. Anh ta nghèo và đang bị đe dọa thất nghiệp. Thời gian này, công chúa Anne công du La Mă. Chán cảnh vương giả tù túng, tiệc tùng, họp báo, công chúa Anne trốn khỏi Ṭa đại sứ đi chơi khắp phố phường La Mă như một dân bụi, túi không đồng tiền nào. Mật vụ Anh có nhiệm vụ t́m kiếm công chúa.
    Tin lọt ra ngoài. Báo chí săn đuổi con mồi ngon, ráo riết hơn cả mật vụ. Bradley được chủ ra lệnh theo dấu chân của công chúa Anne với lời hứa hẹn nồng nhiệt rằng, nếu anh ta có một bài tường thuật xác thực, anh ta sẽ không lo đuổi sở và lương anh ta sẽ được tăng. Bradley hứng thú lắm.

    T́nh cờ, anh ta gặp công chúa Anne. Bradley bèn vội vàng gọi cho người bạn phóng viên nhiếp ảnh của ḿnh, không quên dặn mang theo nhiều phim và nhiều tiền mặt. Bradley làm quen với công chúa Anne, dẫn nàng ngao du La Mă. Anh ta lái Vespa, công chúa Anne ôm anh ta sát khít. Công chúa lái Vespa, chạy vung vít, cười hồn nhiên, sợ hăi hồn nhiên.
    Ở bất cứ chỗ nào công chúa xuất hiện cạnh chàng nhà báo Mỹ nghèo, anh phóng viên nhiếp ảnh đều thu hết vào ống kính. Món bở. Bradley phải đánh nhau với mật vụ, cùng công chúa chạy trốn. Một đêm luân lạc, công chúa nằm cạnh chàng nhà báo ngoài trời. Họ hôn nhau đắm đuối … Rồi Bradley đưa công chúa về Ṭa đại sứ Anh ở La Mă b́nh yên. Buổi họp báo của công chúa, báo chí quốc tế có mặt đông đủ. Bradley và người bạn nhiếp ảnh cũng hiện diện. Người ta đặt nhiều câu hỏi. Đến câu hỏi :

    – Thưa công chúa, công chúa đă công du nhiều nơi, nơi nào công chúa thích nhất ?

    Sứ thần cố vấn ghé sát tai công chúa:

    – Mỗi nơi có một …

    Công chúa không nghe. Nàng nói bằng giọng xúc động:

    – La Mă …

    Rồi nàng bước xuống bắt tay các kư giả. Nàng xiết chặt tay Bradley. Khi nàng bắt tay phóng viên nhiếp ảnh, người phóng viên này tặng nàng một phong b́ lớn đựng đầy ảnh và phim:

    – Xin công chúa giữ làm kỷ niệm.


    Nàng chớp mắt:

    – Cám ơn …

    Bradley là nhà báo rời Ṭa đại sứ Anh sau chót. Tiếng giầy buồn thảm của chàng nện trên nền đá lát nghe thấm vào cô đơn. Cánh cửa khép lại.

    Nhà báo Bradley sẽ bị chủ cho nghỉ việc. Chắc chắn như thế. V́ anh ta không viết bài tường thuật mà một đời làm báo chỉ có một lần. Chẳng phải anh ta kính trọng một t́nh yêu thoáng qua trong đời sống hư ảo. Mà bởi lương tâm chức nghiệp không cho phép anh ta lợi dụng sự hồn nhiên vô tội của công chúa Anne mà làm nhục danh dự của công chúa. Nhà báo Bradley cao thượng. Người phóng viên nhiếp ảnh cao thượng.

    Đạo diễn William Wyler đă viết thêm chương mới vào Nghĩa vụ luận của nghề báo. Không tường thuật gian dối, không bịa đặt, thêm bớt trong tường thuật, phỏng vấn, chưa đủ. C̣n phải biết ước lượng hậu quả của ng̣i bút ḿnh giáng xuống người vô tội. Nếu Bradley viết bài tường thuật kèm theo h́nh ảnh, số phận công chúa Anne ra sao ? Nàng can tội làm nhục quốc thể, làm nhục hoàng gia. Nàng có tội ǵ đâu nhỉ ?

    Như mọi người, như con người b́nh thường và là con người đích thực, nàng muốn hưởng tự do, nàng muốn biết tự do, nàng muốn hồn nhiên, cười nói, ăn uống, đi đứng tự do. Và nàng muốn chặt đứt những hệ lụy vương giả, những xiềng xích ngoại giao giả tạo, dẫu chỉ khoảnh khắc. Và đó không phải là “x́ căng đan” chính trị. Nhà báo Bradley và bạn của anh ta không thể xoa dịu lương tâm ḿnh bằng … sự thật. Không, có những sự thật cần được lăng quên bằng sự khoan dung, bằng ḷng đại lượng. Nhà báo có tâm hồn không nỡ kiếm ăn bằng “x́ căng đan”, bằng sự ê chề, tủi nhục của người khác.

    Tôi yêu nhà báo Bradley và người phóng viên nhiếp ảnh. Cùng với ông nhà báo trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Bradley và phóng viên nhiếp ảnh của William Wyler là thần tượng của tôi.
    Cả ba dạy tôi bài học về ḷng can đảm và tâm hồn cao thượng của nhà báo, của nghề viết báo. Hơn bất cứ nhà báo nước nào, ở thời đại chúng ta, nhà báo Mỹ cần được soi sáng bởi lương tâm nghề nghiệp của nhân vật điện ảnh của William Wyler. Để khỏi mất công phản tỉnh và trần t́nh như phóng viên nhiếp ảnh đă bán tấm ảnh ông Nguyễn Ngọc Loan bắn tù binh.




    On Nguyen Ngoc Loan and his famous photograph, Adams wrote in Time in 1998:
    “ Two people died in that photograph: the recipient of the bullet and General Nguyen Ngoc Loan. The general killed the Viet Cong; I killed the general with my camera. Still photographs are the most powerful weapons in the world. People believe them; but photographs do lie, even without manipulation. They are only half-truths. ... What the photograph didn't say was, 'What would you do if you were the general at that time and place on that hot day, and you caught the so-called bad guy after he blew away one, two or three American people?'.... This picture really messed up his life. He never blamed me. He told me if I hadn't taken the picture, someone else would have, but I've felt bad for him and his family for a long time. ... I sent flowers when I heard that he had died and wrote, "I'm sorry. There are tears in my eyes. ”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •