Results 1 to 5 of 5

Thread: Kisssinger viết ǵ về TT Nguyễn văn Thiệu

  1. #1
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Location
    san jose CA
    Posts
    64

    Kisssinger viết ǵ về TT Nguyễn văn Thiệu




    Lời dẫn: nhân đọc tựa bài viết về phu nhân cố TT Nguyễn văn Thiệu tôi xin post lại bài dịch thuật này như một nén hương thắp cho ông.
    Xuân Khê



    Khi chiếm xong miền Nam CSVN nhân danh là kẻ chiến thắng đă phủ chụp lên những lănh đạo miền Nam biết bao tội danh bỉ ổi nào là “lấy 16 tấn vàng đi ra ngoại quốc ” nào “bán nước cho đế quốc Mỹ ” nhưng thời gian dần qua sự thực là sự thực. AI bán nước? Ai tẩu tán vàng? phải chăng là bè lũ tội đồ CSVN đang bán nước hại dân chễm chệ hiện nay tại Hà nội.

    Chính ông Nguyễn Văn Thiệu người mà CSVN phủ chụp cho bao điều “hèn mạt” nhất nhưng chính người trong cuộc là cựu ngọai trưởng Mỹ Kissinger cũng viết vài ḍng cảm phục trong hồi kư của ông .về một người chịu bao đắng cay và nhục nhằn để bảo ṭan đất nước và v́ an nguy dân tộc.
    ———————————————————— ————————
    Lời dẫn :
    Trong cuốn hồi kư “NHỮNG NĂM THÁNG BIẾN ĐỘNG (YEARS OF UPHEAVAL) cựu ngoại trưởng Henry Kissinger đă dành khoảng 6 trang viết về TT Nguyễn văn Thiệu trong dịp TT Thiệu đến San Clemente Hoa kỳ sau kư kết hiệp định Ba Lê 27/1/1973.
    Là đạo diễn chính cho hiệp định này, Kissinger lngười cảm nhận sự chống đối quyết liệt nhất từ tt Thiệu; thêm vào đó ông biết ḿnh là kẻ quyền năng cho thời vận một nước đồng minh nhỏ bé là miền Nam VN. Từ đó ác cảm gia tăng giữa hai ngừơi : một kẻ từng là “quân sư” cho cố TT Richard Nixon, cường quốc số 1 Hoa kỳ. Phía đồng minh TT Thiệu , nhà lănh đạo của một nhược tiểu tuy mang tiếng đồng minh, thân hữu nhưng bó tay trong mọi quyết định tối quan trọng. Ông Kissinger tuy đă làm xong nhiệm vụ của ông ta – một công thần nước Mỹ. Những ngày sau này khi hồi hưu , trong hồi kư chúng ta hi vọng ông Kissinger đối diện với lương tâm và sự thật viết lại những cảm nghĩ của ông về TT Nguyễn văn Thiệu. Hơn nữa hi vọng không c̣n sức ép nào để ông ta viết sai đi . Điểm chú ư chúng ta có thể nghĩ ra , ông Kissinger có thể xem thường TT Thiệu v́ miền Nam lệ thuộc hoàn toàn vào viên trợ Mỹ nhưng ông ta không thể xem khinh TT Thiệu được . Trong hồi kư này ông Kissinger cũng thổ lộ những bất công từ báo chí Tây phưong cùng những cay đắng từ định kiến công luận Phương Tây vốn dĩ bị lèo lái theo truyền thông thiên tả .

    trích dịch :xuân khê


    ==================== ==================== ===
    YEARS OF UPHEARVAL
    Henry Kissinger
    NHỮNG NĂM BIẾN ĐỘNG

    Ông (*)Thiệu viếng San Clemente

    Trước khi chúng ta (**)để tâm đến chuyện vi phạm của miền Bắc VN, chúng ta phải quan tâm đến một phấn nhỏ của đàm phán là cam kết của chúng ta(Hoa kỳ)đối với đồng minh tổng thống VNCH phải có cơ hội tới thăm tt Hoa kỳ như là phần khích lệ đi sau việc ngưng bắn.

    Ông Thiệu đă nhiều tháng liền chống đối lại thỏa hiệp ḥa b́nh chia cắt đất nước ông ta. Các điều khoản của hiệp ươc Ba lê c̣n tốt hơn ngay cả kẻ chỉ trích hay ủng hộ chúng ta đă nghĩ. Về đề xuất thương thảo phía ông Thiệu tự chấp thuận đề án 3 năm trong lúc phía Bắc Việt khó ḷng chấp nhận chuyện này. Nếu chuyện này thành ,ông ta đă khéo léo đưa trách nhiệm lên vai chúng ta. Cái ông ta cần là tiếp tục chiến đấu cho đến khi kẻ xâm lăng cuối cùng ra khỏi lănh thổ. Đây không phải là điều sai của ông mà công luận Hoa kỳ th́ lại không chấp nhận .

    Ông Thiệu chống lại chúng ta(Hoa kỳ) bằng chiến thuật kiên tŕ…chúng ta cả hai đều đồng đến một kết luận, một miền Nam VN an toàn về lảnh thổ. Những ai trong chúng ta dự phần vào thương thảo ḥa ước Ba lê đều không quá nghi ngờ cũng như không quá ngây thơ. Chúng ta nghĩ rằng Băc Việt sẽ gia tăng sức ép, nhưng chúng ta đă ngưng gia tăng mọi lực lượng và quốc hội chúng ta sẽ bỏ phiếu bắt buộc chúng ta bước ra khỏi cuộc chiến này vô điều kiện nếu chúng ta vượt quá giới hạn.Hoa kỳ hi vọng rằng thế bế tắc về quân sự ít nhất sẽ bảo đảm tính an toàn và có thể dẫn đến cuộc nói chuyện tay đôi giữa các phía VN với nhau. Ông Thiệu luôn nh́n vào chuyện trước mắt là quan trọng nhất.Cái gần nhất với ông không phải là ḥa b́nh sau cùng mà địch quân trước mắt. Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu; c̣n dân tộc của ông vẫn c̣n cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hi vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đă chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hăm tham vọng của Hà nôi ; Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ chú mục vào những điều không chắc chắn về lâu dài. Về căn bản ông Thiệu có thể đúng , v́ chuyện là nôi các tt Nixon không thể chống đối nỗi những quyết định từ quốc nội và nếu giá dư có thuận lợi chăng th́ nội các đó cũng tránh né ư niệm về trách nhiệm của chúng ta. Ông Thiệu càng lúc càng ghét cay ghét đắng tôi v́ vai tṛ kiến trúc sư của tôi về thỏa ước ḥa b́nh này. Trong lúc này tôi chỉ biết thông cảm sâu xa về nỗi bực tức của ông , nhưng chúng ta không có chọn lựa nào khác. Hoa kỳ không thể phủ quyết khi Hà nội đă chấp thuận , những điều khoản rất ḥa b́nh chúng ta đă đề ra với sự chấp thuận của ông Thiệu cho thời hạn ba năm. Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông , một kẻ sau này đă chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài ṿng quyết định của chúng ta.

    Ông Thiệu viếng Hoa kỳ từ hôm 2/4/1973. Chúng ta chẳng được chút ǵ tự hào vê chuyến viếng thăm này. Suốt cuộc chiến vừa qua chúng ta chiến đấu vai bên vai với người dân đất nước ông , rất khó ḷng chấp nhận ông vào thăm trong nội địa Hoa kỳ v́ một nỗi e ngại sự chống đối của dân chúng. TT Hoa kỳ và ông đă kín đáo gặp nhau lần lượt tại Guam, Hawaii, và tại Midway. Ông Thiệu chưa bao giờ được phép đặt chân vào nội địa Hoa kỳ.

    Chuyến viếng thăm của ông Thiệu vào Hoa kỳ năm 1973 là cố tâm tạo dựng một biểu tượng về mối dây giao hảo trong giai đoạn ḥa b́nh mới mà sự hi sinh của chúng ta dành cho một miền Nam tự do. Chuyện gần như hoàn toàn trái ngược. Sự chấm dứt chiến tranh chưa hẳn làm thôi nguy cơ chống đối của công chúng. Do đó chúng ta phải tiếp đón nhà lănh đạo một nước đồng minh tại ṭa ‘‘Bạch Ốc tại bờ Tây” tức là San Clemente, mà hàng chục ngàn sinh mạng người Mỹ cùng đồng minh và hàng trăm ngàn sinh mạng người VN phải hi sinh cho nền tự do của họ. Những buổi lễ tiếp đón và đưa tiễn phải bị thu hẹp lại cơ ngơi của TT cùng canh gác nghiêm nhặt. Ngay cả buôi tiệc tối quốc gia cũng phải chuyển đổi thành bữa tiếp tân gia đ́nh . Lư do bào chữa của TT Nixon v́ pḥng ăn tối chỉ đủ chỗ không quá mười hai khách nhưng thực ra v́ mời nhiều khách khứa sẽ mang lại nỗi e sợ những vị khách quá khích chống đối.

    Nhằm thực hiện lời hứa, phó TT Spiro Agnew được chọn làm vai tṛ chủ nhân tiếp đăi tại thủ đô. T́nh cảnh buổi tiếp đó ông Agnew tiết lộ chớp nhoáng với tôi qua điện thoại trước khi phi cơ chở ông Thiệu hạ cánh. Agnew phàn nàn rằng chỉ có một nhân vật chính phủ là ông bộ trưởng lao động Peter J. Brennan đi theo để đón ông Thiệu thôi. Chỉ có một ít khách dự bữa tối đó với ông phó TT. Những nhân vật cao cấp trong nội các th́ t́m cớ để ra khỏi thành phố lúc này. Đây là điều hổ thẹn v́ những ngày tôi tùng sự tại Hoa thịnh Đốn mốt số nhân vật lănh đạo Cộng Sản đă được tiếp đón một cách danh dự. Những giới chức cao cấp giành nhau đến dự cho được buổi dạ tiệc nhằm vinh danh những nhân vật trung lập đặc biệt họ từng chỉ trích nặng nề Hoa kỳ chúng ta. Nhưng một tổng thống chung thủy với một nước bạn bè th́ chúng ta hững hờ phó mặc.

    Những kẻ này đă lấy lư do về những khiếm khuyết dân chủ của ông ta làm lư do bào chữa và đẩy đưa cả dân tộc ông về phía kẻ thù của dân chủ. Không có sự kiện thuyền nhân chạy trốn khỏi VN khi ông Thiệu c̣n tại chức. Rơ ràng hàng triệu bàn chân trốn chạy về vùng ông Thiệu kiểm soát tránh xa vùng đất CS chiếm đóng tức đă bầu cho ông ta rồi.Thói thường hay đổ tội cho việc dội bom của chúng ta nhưng sau này chắc hẳn một điều là đó là phản ứng đối với tính bạo tàn của chế độ CS. Ông Thiệu từng bước cố gằng mở rộng cơ cấu chính quyền – tuy chưa đầy đủ- ngay cả trong vùng CS kiểm soát nơi đó các giới chức của ông dễ thành mục tiêu.Theo phê phán của ông th́ chuyện này chưa có lợi lộc nào cả.

    Theo cảm nhận từ chúng ta, điều có phần chắc miền Nam VN mới chỉ phôi thai tạo dựng một thể chế dân chủ. Cũng có những phê phán công b́nh về sự hà khắc cùng tham nhũng. Nhưng những khi phe đối lập của ông Thiệu tŕnh bày những rắc rối từ nền chính trị đa nguyên tại Sài g̣n tới giới báo chí chúng ta th́ chúng ta chưa ai so sánh với Hà nội cả ; một nơi mà đối lập chưa bao giờ được chấp nhận , báo chí bị kiểm soát và sự liên lạc với truyền thông ngoại quốc hoàn toàn bị cấm đoán. Nói gọn đi,đ̣i hỏi này thật khó ḷng đáp ứng cho được t́nh thuận lợi cho cách nh́n kiểu Mỹ đối với ông Thiệu. Kh tôi thăm ḍ bạn bè Âu châu về chuyến thăm của Ông Thiệu đến Hoa kỳ ngay cả khi kết hợp công du hay cá nhân , có một sự im lặng khó hiểu. Ông và ngay cả ngoại trưởng của ông cũng chưa bao giờ được tiếp đón tại thủ đô các nước đồng minh ngoại trừ Ba Lê nơi diễn ra ḥa đàm- một tiến tŕnh giải thể chính phủ ông Thiệu- bước đầu tiên trong việc bỏ rơi- diễn khá hay. Trong lúc đó , bà Nguyễn thị B́nh , cái gọi là bộ trưởng ngoại giao cho chính phủ MA :CHÍNH PHỦ CÁCH MẠNG LÂM THỜI CỘNG SẢN , chưa hề có khả năng tŕnh ra ngay cả một nơi làm thủ đô- th́ lại được tiếp trọng thể tại Đông Âu.

    Thật là một hiện tượng lạ đời , ngừơi ta cứ tự ru ngủ ḿnh bằng cách cứ thuyết phục những người đứng đắn và chân thiện hướng chuyện phẩn nộ về đạo đức vào cái gọi là bảo thủ. Trong cuộc chiến tại Âu châu có khẩu hiệu ” không có quân thù ở cánh tả ” Vào những năm sau chiến tranh báo chí Tây Phương dăy đầy chuyện vi phạm từ các chế độ như Tây ban Nha , Bồ đào Nha, Nam Hàn , Hy lạp , Ba tư , Nam VN và một số khác , Trong khi đó có nhiều nước những cái gọi là “dân chủ nhân dân ” đáng bị kiềm chế đáng phải hối cải về những chuyện tàn ác của họ vẫn tại Đông Âu hay chế độ chuyên chế thiên tả Thế giới Thứ Ba và dĩ nhiên có Cộng sản Bắc Việt.

    Đừng bao giờ cho rằng các chế độ “tiến bộ” là đầy tớ của nhân dân- các thử thách về ḷng trung thành phục vụ dân chúng- bởi v́ các chế độ này hoàn toàn là những thể chế toàn trị mà những chế độ bảo thủ thường gặp rối loạn v́ họ không có cả lư thuyết lẫn công cụ để đàn áp có hiệu quả. Đừng cho là các thể chế bảo thủ sẽ để yên cho lân bang và có trường hợp sẽ tự phát triển thành các thể chế dân chủ(Tây ban Nha, Hy lạp , Bồ đào Nha) khi quân đội Sô viết áp đặt ư muốn họ lên thế giới lấy danh nghĩa chủ thuyết đại đồng. Chưa hề có ghi nhận nào về sự tiến triển tốt đẹp cho các chế độ chính trị ở Thế giới Thứ Ba vào thời hậu chiến. Làn sóng di dân ào ạt vào thời đại chúng ta luôn luôn phát xuất từ các nước CS chứ không hề theo chiều ngược lại. Thê mà vẩn c̣n những thói khinh mạng, xúc phạm cùng đối xử bất xứng để dành cho cho bạn bè Tây phương chúng ta như trường hợp ông Thiệu năm 1973 và sau này là Vua Shah của Ba Tư cùng trong cùng thập kỷ…

    [skipped unrelated passages…]

    .Đất nước ông Thiệu bị tấn công bởi nhiều mặt trận, trước tiên là lực lượng du kích được Hà nội trang bị cùng huấn luyện và tiếp đến là sự xâm lăng ào ạt của lực lượng chính quy từ Bắc VN. Tuy thế chính phủ Hoa kỳ vẫn cố gắng gia tăng áp lực thúc đẩy vấn đề tổng tuyển cử và linh động trong thương thuyết phần nào tránh được sự lên án và xoa dịu chỉ trích dai dẳng tại quốc nội . Như là một phép lạ phát xuất từ ḷng dũng cảm , ông Thiệu đă cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông. Ông nổi bật với thỏa ứớc 1973 trong đó Hà nội phải từ bỏ những đ̣i hỏi về chính trị từ bao lâu nay mà quay lại cho vấn đề ngưng bắn c̣n tốt hơn chúng ta mong đợi, tuy c̣n bấp bênh theo kỳ vọng của ông.

    Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm t́nh về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông v́ ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm(nguyên văn: terrible loneliness) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm t́nh và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao ṃn đi . Dù rằng nguyên thủ chúng ta đă tổ chức buổi đón rước ông với sự thiếu vắng từ phía công chúng ,phản ứng của ông xem như là chuyện thường t́nh trên thế giới này. Tại San Clemente, trong bài diễn văn lịch sự dành cho ông , TT Nixon có ám chỉ đến khả năng tự bảo vệ của miền Nam VN- một ư niệm nghi ngờ khi Hà Nội dốc toàn lực tấn công với vũ khí của Liên xô. Thật lạ như chuyện thần kỳ ông không vội suy sụp ngay khi so sánh với thực tế miền Nam với Châu Âu sau thế chiến Hai chúng ta đă duy tŕ 300,000 quân Mỹ ở lại tới một phần tư thế kỷ !

    Sau các nghi thức buổi lễ , hai nhà lănh đạo tiếp tục nói chuyện riêng với nhau. Thực sự, chẳng c̣n ǵ nhiều để bàn thảo thêm nữa . Ông chẳng hề kêu van về công chuyện chúng ta bỏ lại cho ông và ngay cả cái dă tâm từ phía Hà nội .Nhưng ông đưa ra một một sự kiện thưc tế trước mắt chúng ta là vi phạm từ phía Bắc Việt. Về riêng tư TT Nixon có bảo đảm với ông-cũng như TT đă từng công bố vào hôm 15 tháng Ba và vài nơi khác– rằng TT sẽ chống lại những vi phạm trắng trợn đó bằng vũ lực nếu thấy cần thiết.

    Cùng một lúc TT(tức Nixon) vừa năn nỉ vừa dọa dẫm ông Thiệu bắt miền Nam phải thi hành những điều khoản của hiệp định đề ra.Ông Nixon c̣n nhắn nhủ nếu có thất bại nào về Hiệp ước Ba lê th́ rơ ràng trách nhiệm thuộc về cánh Hà nội. Ông Thiệu chỉ rơ trở ngại chính về sự thành lập Ủy Ban Ḥa Giải Ḥa Hợp Dân Tộc do Hiệp ước đề ra là do Hà Nội từ chối cuộc tổng tuyển cử do ủy ban này giám sát. “Cuộc tranh đua về chính trị” này đă được một số người Mỹ nhiệt liệt tán thành cùng ủng hộ trong thời kỳ đang xảy ra chiến tranh nhưng sẽ không bao giờ được phía Hà nội thi hành lúc ḥa b́nh . Cuộc tranh đấu bằng bầu cử, loại h́nh từng bị coi thường ngay trong chính quốc gia của nó nhưng nó không bao giờ gây mất mát cho cả một thế hệ nào.

    Sang ngày thảo luận thứ hai hai Ông Nixon và Ông Thiệu quan tâm vấn đề viện trợ cho miền Nam VN.Có một điều chưa thực tế cho lắm đối với các bên liên quan, v́ người ta biết rằng sự ủng hộ của Quốc hội chúng ta ngay cả việc giúp đỡ phát triển về kinh tế cho miền Nam cũng thu hẹp lại quá mau.Phía Tự Do(Liberals) th́ thấy không c̣n lợi lộc ǵ v́ họ đă mất dần cam kết giúp cho Miền Nam sống c̣n , phía Bảo Thủ th́ muốn tin rằng họ phải hoàn thành nhiệm vụ làm sao giúp cho cuộc chiến này chấm dứt trong danh dự. Hai phía đều biểu hiệu sự mệt mỏi của quốc gia. Ông Nixon hứa sẽ xem lời yêu cầu viện trợ của Sài G̣n làm mục tiêu trước mắt .Nhưng chuyện c̣n tùy thuộc vào ư kiến từ Quốc Hội. Ông Thiệu đă nhận được lời hứa trên thông cáo chung chính phủ rằng hai đồng minh sẽ duy tŕ “TÍNH CẢNH GIÁC” nhằm chống lại “SỰ TÁI TỤC TẤN CÔNG PHÍA CS SAU KHI LỰC LƯỢNG DIỆN ĐỊA HOA KỲ RÚT KHỎI NAM VN” và nữa, “BẤT CỨ HÀNH ĐỘNG NÀO GÂY ĐE DỌA TÍNH ỔN ĐỊNH CHO HIỆP ĐỊNH SẼ NHÂN LẤY PHẢN ỨNG MẠNH MẺ THÍCH ĐÁNG “đây là tuyên bố sau này trứơc công luận từ TT Nixon khi ông quyết tâm thi hành hiệp định.

    Sự mập mờ chưa dứt khoát về vấn đề viện trợ kinh tế không làm lu mờ ḷng hưng phấn của ông Thiệu ngày ông rời San Clemente . Khi máy bay của ông cất cánh khỏi California , ông đă khui rượu uống mừng ghi nhớ sự hài ḷng cùng khuây nguôi của ông từ cuộc nói chuyện với ông Nixon. Dù tánh ông hay nghi ngại cùng các dấu hiệu khó khăn tương lai đang tới dần–gồm thái độ do dự của chúng ta đối với sự vi phạm hiệp định của Hà nội và lưỡng lự viện trợ kinh tế cho miền Nam– thế mà ḷng tin của ông không bao giờ thay đổi rằng Hoa kỳ sẽ đáp ứng viện trợ cho miền Nam trong trường hợp khẩn cấp. Đây cùng niềm tin từng được các đồng minh khác của Hoa kỳ ấp ủ xưa nay ,ḷng trung thành từng tạo dựng nên một trong các giá trị căn bản của Hoa kỳ chúng ta đối với thế giới thế nên chúng ta gắng làm sao đừng để nó vuột mất.

    Source:

    Kissinger, Henry. Years of Upheaval. 1st ed. Boston: Little Brown, 1981. 309-315

    xuân khê 19/6/2010

  2. #2
    THOC GAY
    Khách

    MAT TRAI

    2. Bản CÁO TRẠNG SỐ MỘT
    của PHONG TRÀO NHÂN DÂN CHỐNG THAM NHŨNG
    gửi đồng bào và anh em chiến sĩ.
    Làm tại Huế ngày 8 tháng 9 năm 1974.



    CÁO TRẠNG SỐ 1 CỦA PHONG TRÀO
    NHÂN DÂN CHỐNG THAM NHŨNG


    Kính thưa Đồng bào và Anh em chiến sĩ,

    Trong bài nói chuyện với Công chức, cán bộ toàn quốc tại Vũng Tàu ngày 10-7-1973 về cuộc Cách mạng Hành chánh phải hoàn thành trong ṿng 6 tháng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1973. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă hoạch định mục tiêu của cuộc Cách mạng đó là phải trừ tham nhũng tận gốc rễ. Tiếp theo ông lại tuyên bố: “Tham nhũng không những là quốc nạn mà c̣n là quốc nhục”.
    Nhân dân những tưởng rằng vị Nguyên thủ Quốc gia đă thấu hiểu được sự t́nh và sẽ có những biện pháp chung quyết để chấm dứt tệ trạng nói trên. Song tiếc thay! Những ǵ nhân dân đă chứng kiến sau đó cho thấy sự thật phũ phàng với những vụ tham nhũng tày trời mà những người chủ động không thể là ai khác ngoài những người thân cận nhất với ông Tổng thống và ngay cả cá nhân ông.

    Bởi thế, hôm nay, Quốc dân Đồng bào và anh em chiến sĩ cần đặt thẳng vấn đề với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về một số trường hợp tai tiếng sau đây, với đầy đủ bằng chứng để phân đục trắng đen.


    Trường hợp thứ nhất: NHÀ CỬA

    Khi c̣n là Sư đoàn trưởng, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đă được cấp một căn nhà trong cư xá Bộ Tổng Tham mưu và một ngân khoản 500.000 đồng để tu bổ, trang trí như một số các tướng tá khác. Nhưng khi làm Chủ tịch ủy ban Lănh đạo Quốc gia, mặc dù đă có sẵn dinh Độc Lập và bao nhiêu Dinh số 1, số 2, số 3 v.v... tại Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Vũng Tàu, Nha Trang v.v... ông c̣n chiếm thêm 2 căn nhà của cư xá Bộ Tổng Tham Mưu nữa và lấy 30 triệu đồng bạc để tu bổ và trang trí, chưa kể một đại đội công binh được biệt phái làm việc không công.

    Ba căn nhà đó đă bỏ không 9 năm nay và c̣n có thể bỏ không thêm 5 năm nữa v́ ông đă sửa đổi Hiến pháp để ngồi lại thêm 5 năm nữa, cộng chung là 14 năm, trong lúc bao nhiêu là tư lệnh sư đoàn, Tướng Tá khác không có một căn nhà để ở.

    Ông Tổng thống chỉ có 2 người con, trưởng nữ đă xuất giá, c̣n thứ nam th́ được ông mua một biệt thự của hăng Shell ở đường Phan Đ́nh Phùng Sài G̣n giá trên 40 triệu đồng. Vừa rồi ông c̣n mua sở đất của Đồn Điền Đất Đỏ (Plantation des Terres) đường Công Lư Sài G̣n giá 98 triệu đồng để tên phu nhân, c̣n tiền th́ do ông Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo của ông Tổng thống, Chủ tịch Công ty Phân bón Hải Long, viết chi phiếu để trả. Đó là chưa kể một biệt thự nguy nga ông tậu ở Thụy Sỹ mà đồng bào có dịp xuất ngoại đă trông thấy.

    Như vậy, việc chiếm hữu ba căn nhà trong cư xá Bộ Tổng Tham mưu phải chăng cho thấy ḷng tham quá độ và sự lạm quyền quá lố của ông không?

    Ông lấy tiền đâu mà mua nhà cửa như thế, và khi mua sắm, ông đă đóng bao nhiêu thuế trước bạ cho ngân sách quốc gia? Ông có chịu điều kiện cho Đồn Điền Đất Đỏ chuyển ngân về Pháp không? Việc làm của ông có đi đôi với chính sách thắt lưng buộc bụng do chính ông hô hào không? Phải chăng đó là một tội tham nhũng, một tội hối mại quyền thế, một sự che mắt Quốc Dân với những lời lẽ mạnh mẽ hô hào chống tham nhũng?

    Với tư cách là Tổng Tư Lệnh Quân Lực ông có cảm thấy sự thẹn với lương tâm binh sĩ: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà không có để ở, có khi vợ phải đi làm con điếm nuôi con, tinh thần và thể xác hi sinh hết cho đại cuộc quốc gia?


    Trường hợp thứ hai: ĐẤT ĐAI

    Dân Đà Lạt không mấy ai không biết thuở vườn ông mới chiếm bên bờ Hồ Xuân Hương rộng 3 mẫu, tính giá rẻ mạt cũng phải 2000 đồng một thước vuông th́ trị giá ít ra cũng phải 60 triệu đồng. Nhà chưa làm nhưng đường xá đă mở mang rất đẹp, điện nước đầy đủ, trồng hoa cảnh huy hoàng. Công binh và công chánh phải tốn bao nhiêu xăng nhớt, vật liệu, nhân công để trang trí cho thuở vườn ấy của ông?

    Ngoài ra, c̣n biết bao sở đất ông chiếm hữu và bỏ không từ nhiều năm nay như sở đất sau trường Đại học Đà Lạt, mấy trăm mẫu vào gần Gia Rai trên Quốc lộ 1, mấy trăm mẫu ở Long Khánh, Gia Định và nơi khác?

    Dân nghèo nhưng thiếu đất làm ăn, dân tị nạn thương phế binh và quả phụ không có một chỗ cắm dùi, th́ lương tâm và trách nhiệm của một vị lănh đạo một quốc gia đương lâm chiến rách nát, có cho phép ông bạo chiếm nhiều vùng đất ph́ nhiêu và bỏ hoang như thế không?

    Nếu do các Tỉnh trưởng, Thị trưởng nịnh hót dâng hiến th́ ông há không biết đó là công thổ, chiếm lấy là cướp giựt của dân? Một vị lănh đạo công minh phải từ chối và cách chức ngay các kẻ lấy của công sản để lo lót mua địa vị cho họ, ông nghĩ sao?

    Toàn dân đau khổ triền miên và đặc biệt là đồng bào các vùng giới tuyến Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Tín, B́nh Định, B́nh Long đă bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả cha ông, chạy tán loạn, kéo lê cuộc đời dở sống dở chết trên những cồn cát cằn cơi, trong những rừng lá đầy chướng khí, sẽ nghĩ thế nào về ông?


    Trường hợp thứ ba: ĐẦU CƠ PHÂN BÓN

    Đă mấy năm nay, nông dân điêu đứng v́ nạn khan hiếm phân bón, phải trả giá vàng mới mua được, trong khi họ biết rơ một phần quan trọng của ngoại viện đă dành để nhập cảng phân bón và thuốc sát trùng để yểm trợ cho chương tŕnh phát triển nông nghiệp. Trước sự phẫn uất cao độ của dân chúng, một nhóm Dân biểu Hạ Viện đă mạnh mẽ tố cáo một số Tỉnh trưởng, Dân biểu, Nghị sĩ đă cấu kết với gian thương đầu cơ tích trữ, tạo ra t́nh trạng khan hiếm để bóc lột nhân dân.

    Không thể bưng bít được nữa, Thượng viện đă phải lậo Uỷ ban Điều tra.

    Sau 3 tháng làm việc, Uỷ Ban này mà thành phần gồm đến 9 phần 10 là những nghị sĩ chân chính, đă lập một hồ sơ tuy c̣n thiếu sót nhưng chứa đựng nhiều dữ kiện đáng kể. Theo hồ sơ ấy, tổ chức phạm tội đầu cơ phân bón lớn nhất là Công ty Hải Long mà Chủ tịch là Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo của ông Tổng thống và là người đă kư chi phiếu trả tiền mua sở nhà đất của Đồn Điền Đất Đỏ cho bà Nguyễn Văn Thiệu. Khi câu chuyện vỡ lở, ông đă mời Uỷ Ban Điều tra vào dinh Độc Lập ăn sáng và bảo mang hồ sơ vào ông xem rồi giữ hồ sơ này lại yêu cầu ủy ban “đừng làm khó dễ công ty của chúng tôi nữa”.

    Được thể, Nguyễn Xuân Nguyên không thèm ra trả lời trước Uỷ Ban Điều tra theo giấy mời của ủy ban này.

    Nghị sĩ Trần Trung Dung và Uỷ Ban của ông phải xin hoăn thêm một tháng, mượn cớ là để điều tra bổ túc nhưng kỳ thực là để lập một hồ sơ khác, trong đó không c̣n có tên Công ty Hải Long nữa.

    Theo điều 68 Hiến Pháp, Tổng thống “không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào thuộc lănh vực tư dù có thù lao hay không?” Ở đây, ông Tổng thống đă hùn hạp với Công ty Hải Long hay ít ra là đă bảo trợ cho Công ty này trong vụ đầu cơ phân bón nói trên như thế, ông có thể nào chạy được tội vi hiến và tham nhũng không?

    Hậu quả của sự đầu cơ đó làm cho giá phân tăng vọt lên theo giá lúa lên cao, gây ra cảnh đói kém cho toàn dân. Ước tính thấp nhất cho thấy nhân dân đă mất trên 30 tỷ bạc cho gian thương và tham nhũng trong vụ đầu cơ này.

    C̣n đâu là “Cuộc Cách mạng Xanh” với lúa Thần Nông không phân bón? Cách mạng Xanh đă bị tham nhũng bóp chết và trớ trêu thay! Chính người đề xướng lại là thủ phạm!


    Trường hợp thứ tư: BỆNH VIỆN V̀ DÂN

    Bốn chữ “bệnh viện v́ dân” nghe rất hay v́ gợi ư rằng dân nghèo sẽ có nơi nương tựa khi ốm đau, nhưng sự thật quá sức phũ phàng v́ hai chữ “V́ Dân” chỉ là một bức b́nh phong che đậy bao nhiêu việc làm tồi tệ.

    Các cơ sở điều trị tối tân của bệnh viện được xây cất trên một khoảng công thổ rộng và đẹp nên không tốn tiền mua. Tiền xây cất một phần do sự đóng góp của các người lấy điểm với phu nhân Tổng thống, một phần do tiền phụ trội vé số kiến thiết và vé hát, một phần khác là quà tặng gửi bằng hiện kim hiện vật của các nước bạn giúp dân nghèo Việt Nam, và phần lớn c̣n lại là tiền bán các tang vật buôn lậu do quan thuế bắt được như rượu Tây, thuốc lá Mỹ, vải Nhật, máy móc v.v... đều bị bà Nguyễn Văn Thiệu dành lấy, nói là để sung vào quỹ bệnh viện để giúp dân nhưng không có sổ sách nào chứng minh. Số tiền thu được không dưới mấy trăm triệu một năm tức lên hàng tỷ bạc bốn năm nay. Thế mà bệnh viện kia lại là tư sản của bà Nguyễn Văn Thiệu và của Hội Phụ nữ Phụng sự Xă hội của bà.

    Các y sĩ điều trị trong bệnh viện đều được Bộ Y tế, Cục Quân Y biệt phái theo tiêu chuẩn thân cận nhiều ít với bà hay đàn em của bà.

    Dân được hưởng những ǵ? Tiền pḥng quá đắt, dân nghèo không mon men vào được. Các pḥng miễn phí vào khoảng 100 giường nhưng điều kiện nhập viện rất khó, chưa kể tiền phải tốn thêm cho bác sĩ, thuốc men, nên đại đa số dân nghèo bị gạt ra ngoài.

    Hai chữ “V́ Dân” rơ ràng đă bị bán đứng với ư đồ đen tối che mắt Quốc tế nhưng không che mắt được người dân. Là nơi tiếp thu tất cả các tang vật buôn lậu, bệnh viện V́ Dân đă bị coi là cơ sở buôn lậu hợp pháp.

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tự xưng là người trực tiếp cầm quân đánh vào dinh Gia Long nói là để triệt hạ một chế độ độc tài, gia đ́nh trị, thế th́ ông trả lời thế nào với Quốc Dân về chế độ độc tài, gia đ́nh trị, và thối nát hiện tại c̣n tồi tệ hơn chế độ trước bao nhiêu lần trong việc cấu kết với những người thân tộc để tham nhũng và dĩ công vi tư? Phải chăng đó là một quốc nạn và một quốc nhục, một sự phản bội những người đă hy sinh cho một cuộc trường kỳ chiến đấu gian khổ của quân ta trên 1/4 thế kỷ nay?


    Trường hợp thứ năm: BUÔN BÁN BẠCH PHIẾN

    Đă mấy năm qua, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn hô hào bài trừ bạch phiến, ma túy, với những bích chương dán khắp nơi. Nhưng có người bắt bạch phiến, ma túy, th́ cũng có người buôn bán bạch phiến ma túy ngay dưới ánh mắt của những người hữu trách. Dân chúng nghi ngờ đây là một sự vừa ăn cướp vừa la làng những tưởng chỉ có một số cấp thừa hành nào đó phạm tội tày trời nói trên. Nào ngờ theo cuốn “Chánh Trị Bạch Phiến ở Đông Nam Á” (The Politics of Heroin in Southeast Asia) xuất bản năm 1972, mà tác giả là Alfred W. McCoy, th́ hỡi ôi chính ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là những người cầm đầu tổ chức buôn bán bạch phiến, ma túy tại miền Nam này.

    Sách này bị tuyệt đối cấm nhập cảng vào Việt Nam, nhưng nó cũng đă lọt được vào mắt xanh của những người t́m hiểu.

    Theo sách đó, việc buôn bán bạch phiến ở miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của hai ông Tổng thống và Thủ tướng, đă được các viên chức thân cận nhất của hai ông cho nhập cảng lậu rồi phân phối cho những tổ chức buôn lậu quốc tế đặc biệt là Bang Triều Châu ở Chợ Lớn. Tác giả nói rơ vị Tướng phụ tá An Ninh và Quân Sự của Tổng thống trực tiếp chỉ huy hệ thống buôn lậu từ các nước ngoài và phân phối khắp 4 quân khu. Các lực lượng quân đội được sử dụng cho đường dây buôn lậu này gồm cả Hải, Lục, Không quân, Lực lượng đặc biệt, nhiều vị Tư lệnh vùng, Cảnh sát và Quan thuế.

    Quyển sách cũng cho biết lúc quân đội Đồng Minh c̣n ở Việt Nam, mỗi năm, việc buôn lậu bạch phiến, ma túy đem lại một lợi tức khổng lồ là 88 triệu Mỹ kim tức vào khoảng 57 tỷ bạc Việt Nam, tính trung b́nh trong 5 năm th́ lợi tức đó lên tới 285 tỷ bạc. Nếu đem chia số lợi tức này cho 19 triệu dân miền Nam th́ mỗi đầu người được trên 15 ngàn đồng. V́ cuộc buôn bán đó đương c̣n tiếp tục nên lợi tức kia tăng thêm ít ra cũng tới 400 tỷ bạc.

    Chắc ông Tổng thống và Thủ tướng chỉ được một phần thôi nhưng ít ra cũng được 50/60 tỷ. Nhưng điều tai hại hơn hết không phải là mất mấy trăm tỷ bạc vào tay tham quan ô lại và gian thương mà là di độc nó gây ra cho dân tộc nhất là giới thanh thiếu niên trong nhiều thế hệ.

    Sách ấy bán ra khắp nơi trên thế giới, tường thuật tỉ mỉ những đường dây di chuyển, những nơi đổ hàng kể cả những vụ đổ bể v́ phe cánh ghen ăn phá nhau tại nhiều phi cảng, hải cảng và giang cảng ở miền Nam và Cao Nguyên. Danh tánh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được nêu rơ cùng với danh tánh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và một số Tướng lănh, Dân biểu, Nghị sĩ, Sĩ quan cao cấp thuộc hạ.

    Nếu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho là vô căn cứ th́ ông phải kiện tác giả cuốn sách ấy tại Ṭa án Quốc tế hay một Toà án nào ông thấy cần, v́ đây không phải chỉ cá nhân ông bị liên hệ mà cả danh dự quốc gia Việt Nam bị bôi nhọ. Nếu ông không chịu tỏ thái độ th́ dân chúng Việt Nam sẽ đứng lên kiện tác giả quyển sách này nhưng với điều kiện là nếu tác giả trưng đầy đủ bằng chứng và thắng kiện th́ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chịu án phí và những hậu quả của bản án.


    Trường hợp thứ sáu: VỤ GẠO MIỀN TRUNG

    Sáu triệu dân miền Trung thiếu gạo, đói khổ hơn 1 năm nay; Chính phủ phải trợ cấp tiền chuyên chở để giá gạo ở Huế, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Ngăi cũng xấp xỉ giá ở Sài G̣n. Nhưng dân nào có được hưởng chỉ v́ hành vi bóc lột trắng trợn của một mệnh phụ có quyền thế lớn.

    Dân miền Trung tiêu thụ mỗi tháng 80.000 tấn gạo. Một phần nửa do gạo địa phương và khoai sắn cung cấp, c̣n 40.000 tấn phải được tiếp tế hàng tháng. Tiền yểm trợ mỗi tháng cho vùng Nha Trang, Tuy Ḥa là 2000 đồng và 2500 đồng cho vùng Quảng Ngăi, Quảng Tín, 3000 đồng cho vùng Đà Nẵng, Huế. Đổ đồng 90 triệu bạc cho 40.000 tấn mỗi tháng. Nhưng người ta đâu có chở đủ 40.000 tấn gạo mỗi tháng ra Trung. Do đó, chỉ dân thành thị mua được gạo tự do, c̣n dân các Xă, Ấp xa chỉ mua được mỗi gia đ́nh 5 kư lô gạo theo giá chính thức, số c̣n thiếu phải mua giá chợ đen cắt cổ. Việc bán gạo bị hạn chế, lấy cớ ngăn cản không chở gạo qua vùng Việt Cộng nhưng các viên chức của Chính quyền mua gạo Mỹ giá rẻ, bán lại giá cao cho gian thương để kiếm lời. Cảnh sát có bắt được cũng làm ngơ hay thông đồng, nhắm mắt cho con buôn tiếp tục bán gạo qua bên kia nuôi Việt Cộng.
    Việc hạn chế chỉ nhằm giảm số gạo chở ra Trung xuống độ 20.000 tấn mỗi tháng giúp lái buôn ăn không trên 40 triệu đồng tiền yểm trợ chuyên chở hàng tháng, tức 480 triệu mỗi năm, chưa kể các tiền lời khác.

    Người bao thầu chở gạo ra miền Trung là Phạm Sanh, Chủ tịch Nam-Việt Ngân hàng. Người bao thầu phân phối gạo ở miền Trung là mệnh phụ Ngô Thị Huyết, tức Sáu Huyết là cô ruột của Tổng thống Thiệu, mẹ đẻ của Tổng trưởng Dân Vận Hoàng Đức Nhă. Bà Sáu Huyết thông đồng với Phạm Sanh để chia nhau số tiền yểm trợ chuyên chở đó. V́ thế, dù Nam Việt Ngân hàng đă bị Ngân Hàng Quốc gia cảnh cáo nhiều lần về sự quản trị bê bối, Phạm Sanh vẫn được Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ ứng trước tiền mua gạo ra miền Trung với bạc tỷ. Phạm Sanh cứ trễ năi trong việc thi hành khế ước buộc Tổng Cường phải phạt y 240 triệu đồng.

    Phạm Sanh dại ǵ mà không trễ năi khi được bà Sáu Huyết đỡ đầu.

    Một tỷ bạc ứng trước đem làm các dịch vụ khác hay bỏ vào ngân hàng cũng dễ kiếm được 30 triệu bạc lời mỗi tháng. Trễ 3 tháng là kiếm được lời gần 100 triệu. Chia đôi mỗi người 50 triệu. Tuy có lệnh phạt 240 triệu, chưa chắc Phạm Sanh đă chịu nạp ngay mà có lẽ không nạp cũng nên.

    Dân miền Trung đói kém phải ăn củ năng, củ chuối kể cả xương rồng, đến nỗi phải chết tức tưởi, nhưng người ta đâu thèm nghĩ đến miễn là mỗi tháng bỏ túi được 50, 60 triệu đồng.

    Đây quả là một quốc nạn v́ bao nhiêu người phải đói chết v́ nó. Đây quả là một quốc nhục v́ do một mệnh phụ cô ruột của ông Tổng thống, mẹ đẻ của ông Tổng trưởng, bóc lột xương máu dân nghèo miền Trung.

    “Lời oán than của dân chúng quả đă lên tận Trời cao v́ tham nhũng là gươm đao giết họ”.
    Dưới mắt dân chúng, tham nhũng đi đôi với quyền hành. Quyền hành càng lớn th́ tham nhũng càng nhiều và tham nhũng khủng khiếp, hiện tại chỉ có thể có là tại v́ chính vị nguyên thủ quốc gia đă bao che và chủ động.

    Tham nhũng đúng là một quốc hận v́ nó bóc lột nhân dân đến tận xương tủy, đâm sau lưng chiến sĩ, phá hoại nền kinh tế quốc gia, hủy diệt sức đề kháng của dân tộc.

    Tham nhũng đúng là một quốc nhục được vị nguyên thủ quốc gia chủ trương làm mất thanh danh quốc gia trên trường quốc tế khiến cho địch khinh và bạn chán. Bất cứ người dân Việt nào xuất ngoại cũng cảm thấy tủi hổ khi nghe những người quốc bạn với nước ta thốt ra những câu nói chua chát như sau đây:

    - “Chúng tôi có cảm t́nh với quư ông nhưng chúng tôi tiếc không bênh vực được cho lập trường của quư ông, chỉ v́ Chính phủ của quư ông quá thối nát, tồi tệ”.

    Thử hỏi ông Tổng thống và Chính phủ ông có cảm thấy xấu hổ về lời nói trên đây của những người bạn chân thành với dân tộc ta không?

    Lâu nay, nhân dân cắn răng chịu đựng v́ tin vào ư chí chống Cộng của ông Tổng thống. Sợ làm ra điều ǵ th́ có thể gây hại cho đại cuộc. Nhưng khi các tài liệu mật của Hội Nghị Đ́nh Chiến được công bố nhân dân phải bật ngửa. Điều kiện của Chính phủ miền Nam đưa ra là Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết 300 ngàn cán binh khỏi miền Nam. C̣n điều kiện của Cộng Sản Bắc Việt là đ̣i Tổng thống Thiệu phải ra đi. Kết cục hai bên đă thỏa thuận bỏ những đ̣i hỏi trên để đồng ư vào Hiệp định Paris 1973.
    Rơ ràng Tổng thống Thiệu đă chấp nhận cho 300 ngàn quân xâm lược ở lại miền Nam để đổi lấy cái ghế Tổng thống của ông, là một điều trái với lập trường “Bốn Không” của ông đă cam kết với quốc dân và với điều 4 hiến pháp. Chiến tranh hiện nay tiếp tục giết hại quân dân ta là tại ḷng tham của ông Nguyễn Văn Thiệu đă coi ngôi vị Tổng thống của ông nặng hơn vận mệnh của dân tộc.

    Đây là một thứ tham nhũng tệ hại hơn hết v́ là tham nhũng trên sự sống c̣n của dân tộc hay nói đúng hơn là một sự phản bội dân tộc.

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời thế nào với Quốc Dân và Quốc Dân phải làm ǵ đối với ông.

    Đó là hai vấn đề phải được đặt ra và phải được giải quyết tức khắc trên căn bản công bằng:

    - Những ǵ của Quân đội phải trả lại cho Quân đội.
    - Những ǵ của Quốc gia phải trả lại cho Quốc gia.
    - Những ǵ của Dân tộc phải trả lại cho Dân tộc.


    Huế, ngày 8 tháng 9 năm 1974
    Phong trào nhân dân chống tham nhũng để cứu nước và kiến tạo ḥa b́nh

    Trích từ “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa”
    của Nguyễn Khắc Ngữ, Montréal, Canada, 1979 trang 417 đến 422.

  3. #3
    Dan
    Khách
    Quote Originally Posted by THOC GAY View Post
    2. Bản CÁO TRẠNG SỐ MỘT
    của PHONG TRÀO NHÂN DÂN CHỐNG THAM NHŨNG
    gửi đồng bào và anh em chiến sĩ.
    Làm tại Huế ngày 8 tháng 9 năm 1974.



    CÁO TRẠNG SỐ 1 CỦA PHONG TRÀO
    NHÂN DÂN CHỐNG THAM NHŨNG


    Kính thưa Đồng bào và Anh em chiến sĩ,

    Trong bài nói chuyện với Công chức, cán bộ toàn quốc tại Vũng Tàu ngày 10-7-1973 về cuộc Cách mạng Hành chánh phải hoàn thành trong ṿng 6 tháng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1973. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă hoạch định mục tiêu của cuộc Cách mạng đó là phải trừ tham nhũng tận gốc rễ. Tiếp theo ông lại tuyên bố: “Tham nhũng không những là quốc nạn mà c̣n là quốc nhục”.
    Nhân dân những tưởng rằng vị Nguyên thủ Quốc gia đă thấu hiểu được sự t́nh và sẽ có những biện pháp chung quyết để chấm dứt tệ trạng nói trên. Song tiếc thay! Những ǵ nhân dân đă chứng kiến sau đó cho thấy sự thật phũ phàng với những vụ tham nhũng tày trời mà những người chủ động không thể là ai khác ngoài những người thân cận nhất với ông Tổng thống và ngay cả cá nhân ông.

    Bởi thế, hôm nay, Quốc dân Đồng bào và anh em chiến sĩ cần đặt thẳng vấn đề với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về một số trường hợp tai tiếng sau đây, với đầy đủ bằng chứng để phân đục trắng đen.


    Trường hợp thứ nhất: NHÀ CỬA

    Khi c̣n là Sư đoàn trưởng, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đă được cấp một căn nhà trong cư xá Bộ Tổng Tham mưu và một ngân khoản 500.000 đồng để tu bổ, trang trí như một số các tướng tá khác. Nhưng khi làm Chủ tịch ủy ban Lănh đạo Quốc gia, mặc dù đă có sẵn dinh Độc Lập và bao nhiêu Dinh số 1, số 2, số 3 v.v... tại Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Vũng Tàu, Nha Trang v.v... ông c̣n chiếm thêm 2 căn nhà của cư xá Bộ Tổng Tham Mưu nữa và lấy 30 triệu đồng bạc để tu bổ và trang trí, chưa kể một đại đội công binh được biệt phái làm việc không công.

    Ba căn nhà đó đă bỏ không 9 năm nay và c̣n có thể bỏ không thêm 5 năm nữa v́ ông đă sửa đổi Hiến pháp để ngồi lại thêm 5 năm nữa, cộng chung là 14 năm, trong lúc bao nhiêu là tư lệnh sư đoàn, Tướng Tá khác không có một căn nhà để ở.

    Ông Tổng thống chỉ có 2 người con, trưởng nữ đă xuất giá, c̣n thứ nam th́ được ông mua một biệt thự của hăng Shell ở đường Phan Đ́nh Phùng Sài G̣n giá trên 40 triệu đồng. Vừa rồi ông c̣n mua sở đất của Đồn Điền Đất Đỏ (Plantation des Terres) đường Công Lư Sài G̣n giá 98 triệu đồng để tên phu nhân, c̣n tiền th́ do ông Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo của ông Tổng thống, Chủ tịch Công ty Phân bón Hải Long, viết chi phiếu để trả. Đó là chưa kể một biệt thự nguy nga ông tậu ở Thụy Sỹ mà đồng bào có dịp xuất ngoại đă trông thấy.

    Như vậy, việc chiếm hữu ba căn nhà trong cư xá Bộ Tổng Tham mưu phải chăng cho thấy ḷng tham quá độ và sự lạm quyền quá lố của ông không?

    Ông lấy tiền đâu mà mua nhà cửa như thế, và khi mua sắm, ông đă đóng bao nhiêu thuế trước bạ cho ngân sách quốc gia? Ông có chịu điều kiện cho Đồn Điền Đất Đỏ chuyển ngân về Pháp không? Việc làm của ông có đi đôi với chính sách thắt lưng buộc bụng do chính ông hô hào không? Phải chăng đó là một tội tham nhũng, một tội hối mại quyền thế, một sự che mắt Quốc Dân với những lời lẽ mạnh mẽ hô hào chống tham nhũng?

    Với tư cách là Tổng Tư Lệnh Quân Lực ông có cảm thấy sự thẹn với lương tâm binh sĩ: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà không có để ở, có khi vợ phải đi làm con điếm nuôi con, tinh thần và thể xác hi sinh hết cho đại cuộc quốc gia?


    Trường hợp thứ hai: ĐẤT ĐAI

    Dân Đà Lạt không mấy ai không biết thuở vườn ông mới chiếm bên bờ Hồ Xuân Hương rộng 3 mẫu, tính giá rẻ mạt cũng phải 2000 đồng một thước vuông th́ trị giá ít ra cũng phải 60 triệu đồng. Nhà chưa làm nhưng đường xá đă mở mang rất đẹp, điện nước đầy đủ, trồng hoa cảnh huy hoàng. Công binh và công chánh phải tốn bao nhiêu xăng nhớt, vật liệu, nhân công để trang trí cho thuở vườn ấy của ông?

    Ngoài ra, c̣n biết bao sở đất ông chiếm hữu và bỏ không từ nhiều năm nay như sở đất sau trường Đại học Đà Lạt, mấy trăm mẫu vào gần Gia Rai trên Quốc lộ 1, mấy trăm mẫu ở Long Khánh, Gia Định và nơi khác?

    Dân nghèo nhưng thiếu đất làm ăn, dân tị nạn thương phế binh và quả phụ không có một chỗ cắm dùi, th́ lương tâm và trách nhiệm của một vị lănh đạo một quốc gia đương lâm chiến rách nát, có cho phép ông bạo chiếm nhiều vùng đất ph́ nhiêu và bỏ hoang như thế không?

    Nếu do các Tỉnh trưởng, Thị trưởng nịnh hót dâng hiến th́ ông há không biết đó là công thổ, chiếm lấy là cướp giựt của dân? Một vị lănh đạo công minh phải từ chối và cách chức ngay các kẻ lấy của công sản để lo lót mua địa vị cho họ, ông nghĩ sao?

    Toàn dân đau khổ triền miên và đặc biệt là đồng bào các vùng giới tuyến Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Tín, B́nh Định, B́nh Long đă bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả cha ông, chạy tán loạn, kéo lê cuộc đời dở sống dở chết trên những cồn cát cằn cơi, trong những rừng lá đầy chướng khí, sẽ nghĩ thế nào về ông?


    Trường hợp thứ ba: ĐẦU CƠ PHÂN BÓN

    Đă mấy năm nay, nông dân điêu đứng v́ nạn khan hiếm phân bón, phải trả giá vàng mới mua được, trong khi họ biết rơ một phần quan trọng của ngoại viện đă dành để nhập cảng phân bón và thuốc sát trùng để yểm trợ cho chương tŕnh phát triển nông nghiệp. Trước sự phẫn uất cao độ của dân chúng, một nhóm Dân biểu Hạ Viện đă mạnh mẽ tố cáo một số Tỉnh trưởng, Dân biểu, Nghị sĩ đă cấu kết với gian thương đầu cơ tích trữ, tạo ra t́nh trạng khan hiếm để bóc lột nhân dân.

    Không thể bưng bít được nữa, Thượng viện đă phải lậo Uỷ ban Điều tra.

    Sau 3 tháng làm việc, Uỷ Ban này mà thành phần gồm đến 9 phần 10 là những nghị sĩ chân chính, đă lập một hồ sơ tuy c̣n thiếu sót nhưng chứa đựng nhiều dữ kiện đáng kể. Theo hồ sơ ấy, tổ chức phạm tội đầu cơ phân bón lớn nhất là Công ty Hải Long mà Chủ tịch là Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo của ông Tổng thống và là người đă kư chi phiếu trả tiền mua sở nhà đất của Đồn Điền Đất Đỏ cho bà Nguyễn Văn Thiệu. Khi câu chuyện vỡ lở, ông đă mời Uỷ Ban Điều tra vào dinh Độc Lập ăn sáng và bảo mang hồ sơ vào ông xem rồi giữ hồ sơ này lại yêu cầu ủy ban “đừng làm khó dễ công ty của chúng tôi nữa”.

    Được thể, Nguyễn Xuân Nguyên không thèm ra trả lời trước Uỷ Ban Điều tra theo giấy mời của ủy ban này.

    Nghị sĩ Trần Trung Dung và Uỷ Ban của ông phải xin hoăn thêm một tháng, mượn cớ là để điều tra bổ túc nhưng kỳ thực là để lập một hồ sơ khác, trong đó không c̣n có tên Công ty Hải Long nữa.

    Theo điều 68 Hiến Pháp, Tổng thống “không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào thuộc lănh vực tư dù có thù lao hay không?” Ở đây, ông Tổng thống đă hùn hạp với Công ty Hải Long hay ít ra là đă bảo trợ cho Công ty này trong vụ đầu cơ phân bón nói trên như thế, ông có thể nào chạy được tội vi hiến và tham nhũng không?

    Hậu quả của sự đầu cơ đó làm cho giá phân tăng vọt lên theo giá lúa lên cao, gây ra cảnh đói kém cho toàn dân. Ước tính thấp nhất cho thấy nhân dân đă mất trên 30 tỷ bạc cho gian thương và tham nhũng trong vụ đầu cơ này.

    C̣n đâu là “Cuộc Cách mạng Xanh” với lúa Thần Nông không phân bón? Cách mạng Xanh đă bị tham nhũng bóp chết và trớ trêu thay! Chính người đề xướng lại là thủ phạm!


    Trường hợp thứ tư: BỆNH VIỆN V̀ DÂN

    Bốn chữ “bệnh viện v́ dân” nghe rất hay v́ gợi ư rằng dân nghèo sẽ có nơi nương tựa khi ốm đau, nhưng sự thật quá sức phũ phàng v́ hai chữ “V́ Dân” chỉ là một bức b́nh phong che đậy bao nhiêu việc làm tồi tệ.

    Các cơ sở điều trị tối tân của bệnh viện được xây cất trên một khoảng công thổ rộng và đẹp nên không tốn tiền mua. Tiền xây cất một phần do sự đóng góp của các người lấy điểm với phu nhân Tổng thống, một phần do tiền phụ trội vé số kiến thiết và vé hát, một phần khác là quà tặng gửi bằng hiện kim hiện vật của các nước bạn giúp dân nghèo Việt Nam, và phần lớn c̣n lại là tiền bán các tang vật buôn lậu do quan thuế bắt được như rượu Tây, thuốc lá Mỹ, vải Nhật, máy móc v.v... đều bị bà Nguyễn Văn Thiệu dành lấy, nói là để sung vào quỹ bệnh viện để giúp dân nhưng không có sổ sách nào chứng minh. Số tiền thu được không dưới mấy trăm triệu một năm tức lên hàng tỷ bạc bốn năm nay. Thế mà bệnh viện kia lại là tư sản của bà Nguyễn Văn Thiệu và của Hội Phụ nữ Phụng sự Xă hội của bà.

    Các y sĩ điều trị trong bệnh viện đều được Bộ Y tế, Cục Quân Y biệt phái theo tiêu chuẩn thân cận nhiều ít với bà hay đàn em của bà.

    Dân được hưởng những ǵ? Tiền pḥng quá đắt, dân nghèo không mon men vào được. Các pḥng miễn phí vào khoảng 100 giường nhưng điều kiện nhập viện rất khó, chưa kể tiền phải tốn thêm cho bác sĩ, thuốc men, nên đại đa số dân nghèo bị gạt ra ngoài.

    Hai chữ “V́ Dân” rơ ràng đă bị bán đứng với ư đồ đen tối che mắt Quốc tế nhưng không che mắt được người dân. Là nơi tiếp thu tất cả các tang vật buôn lậu, bệnh viện V́ Dân đă bị coi là cơ sở buôn lậu hợp pháp.

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tự xưng là người trực tiếp cầm quân đánh vào dinh Gia Long nói là để triệt hạ một chế độ độc tài, gia đ́nh trị, thế th́ ông trả lời thế nào với Quốc Dân về chế độ độc tài, gia đ́nh trị, và thối nát hiện tại c̣n tồi tệ hơn chế độ trước bao nhiêu lần trong việc cấu kết với những người thân tộc để tham nhũng và dĩ công vi tư? Phải chăng đó là một quốc nạn và một quốc nhục, một sự phản bội những người đă hy sinh cho một cuộc trường kỳ chiến đấu gian khổ của quân ta trên 1/4 thế kỷ nay?


    Trường hợp thứ năm: BUÔN BÁN BẠCH PHIẾN

    Đă mấy năm qua, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn hô hào bài trừ bạch phiến, ma túy, với những bích chương dán khắp nơi. Nhưng có người bắt bạch phiến, ma túy, th́ cũng có người buôn bán bạch phiến ma túy ngay dưới ánh mắt của những người hữu trách. Dân chúng nghi ngờ đây là một sự vừa ăn cướp vừa la làng những tưởng chỉ có một số cấp thừa hành nào đó phạm tội tày trời nói trên. Nào ngờ theo cuốn “Chánh Trị Bạch Phiến ở Đông Nam Á” (The Politics of Heroin in Southeast Asia) xuất bản năm 1972, mà tác giả là Alfred W. McCoy, th́ hỡi ôi chính ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là những người cầm đầu tổ chức buôn bán bạch phiến, ma túy tại miền Nam này.

    Sách này bị tuyệt đối cấm nhập cảng vào Việt Nam, nhưng nó cũng đă lọt được vào mắt xanh của những người t́m hiểu.

    Theo sách đó, việc buôn bán bạch phiến ở miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của hai ông Tổng thống và Thủ tướng, đă được các viên chức thân cận nhất của hai ông cho nhập cảng lậu rồi phân phối cho những tổ chức buôn lậu quốc tế đặc biệt là Bang Triều Châu ở Chợ Lớn. Tác giả nói rơ vị Tướng phụ tá An Ninh và Quân Sự của Tổng thống trực tiếp chỉ huy hệ thống buôn lậu từ các nước ngoài và phân phối khắp 4 quân khu. Các lực lượng quân đội được sử dụng cho đường dây buôn lậu này gồm cả Hải, Lục, Không quân, Lực lượng đặc biệt, nhiều vị Tư lệnh vùng, Cảnh sát và Quan thuế.

    Quyển sách cũng cho biết lúc quân đội Đồng Minh c̣n ở Việt Nam, mỗi năm, việc buôn lậu bạch phiến, ma túy đem lại một lợi tức khổng lồ là 88 triệu Mỹ kim tức vào khoảng 57 tỷ bạc Việt Nam, tính trung b́nh trong 5 năm th́ lợi tức đó lên tới 285 tỷ bạc. Nếu đem chia số lợi tức này cho 19 triệu dân miền Nam th́ mỗi đầu người được trên 15 ngàn đồng. V́ cuộc buôn bán đó đương c̣n tiếp tục nên lợi tức kia tăng thêm ít ra cũng tới 400 tỷ bạc.

    Chắc ông Tổng thống và Thủ tướng chỉ được một phần thôi nhưng ít ra cũng được 50/60 tỷ. Nhưng điều tai hại hơn hết không phải là mất mấy trăm tỷ bạc vào tay tham quan ô lại và gian thương mà là di độc nó gây ra cho dân tộc nhất là giới thanh thiếu niên trong nhiều thế hệ.

    Sách ấy bán ra khắp nơi trên thế giới, tường thuật tỉ mỉ những đường dây di chuyển, những nơi đổ hàng kể cả những vụ đổ bể v́ phe cánh ghen ăn phá nhau tại nhiều phi cảng, hải cảng và giang cảng ở miền Nam và Cao Nguyên. Danh tánh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được nêu rơ cùng với danh tánh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và một số Tướng lănh, Dân biểu, Nghị sĩ, Sĩ quan cao cấp thuộc hạ.

    Nếu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho là vô căn cứ th́ ông phải kiện tác giả cuốn sách ấy tại Ṭa án Quốc tế hay một Toà án nào ông thấy cần, v́ đây không phải chỉ cá nhân ông bị liên hệ mà cả danh dự quốc gia Việt Nam bị bôi nhọ. Nếu ông không chịu tỏ thái độ th́ dân chúng Việt Nam sẽ đứng lên kiện tác giả quyển sách này nhưng với điều kiện là nếu tác giả trưng đầy đủ bằng chứng và thắng kiện th́ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chịu án phí và những hậu quả của bản án.


    Trường hợp thứ sáu: VỤ GẠO MIỀN TRUNG

    Sáu triệu dân miền Trung thiếu gạo, đói khổ hơn 1 năm nay; Chính phủ phải trợ cấp tiền chuyên chở để giá gạo ở Huế, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Ngăi cũng xấp xỉ giá ở Sài G̣n. Nhưng dân nào có được hưởng chỉ v́ hành vi bóc lột trắng trợn của một mệnh phụ có quyền thế lớn.

    Dân miền Trung tiêu thụ mỗi tháng 80.000 tấn gạo. Một phần nửa do gạo địa phương và khoai sắn cung cấp, c̣n 40.000 tấn phải được tiếp tế hàng tháng. Tiền yểm trợ mỗi tháng cho vùng Nha Trang, Tuy Ḥa là 2000 đồng và 2500 đồng cho vùng Quảng Ngăi, Quảng Tín, 3000 đồng cho vùng Đà Nẵng, Huế. Đổ đồng 90 triệu bạc cho 40.000 tấn mỗi tháng. Nhưng người ta đâu có chở đủ 40.000 tấn gạo mỗi tháng ra Trung. Do đó, chỉ dân thành thị mua được gạo tự do, c̣n dân các Xă, Ấp xa chỉ mua được mỗi gia đ́nh 5 kư lô gạo theo giá chính thức, số c̣n thiếu phải mua giá chợ đen cắt cổ. Việc bán gạo bị hạn chế, lấy cớ ngăn cản không chở gạo qua vùng Việt Cộng nhưng các viên chức của Chính quyền mua gạo Mỹ giá rẻ, bán lại giá cao cho gian thương để kiếm lời. Cảnh sát có bắt được cũng làm ngơ hay thông đồng, nhắm mắt cho con buôn tiếp tục bán gạo qua bên kia nuôi Việt Cộng.
    Việc hạn chế chỉ nhằm giảm số gạo chở ra Trung xuống độ 20.000 tấn mỗi tháng giúp lái buôn ăn không trên 40 triệu đồng tiền yểm trợ chuyên chở hàng tháng, tức 480 triệu mỗi năm, chưa kể các tiền lời khác.

    Người bao thầu chở gạo ra miền Trung là Phạm Sanh, Chủ tịch Nam-Việt Ngân hàng. Người bao thầu phân phối gạo ở miền Trung là mệnh phụ Ngô Thị Huyết, tức Sáu Huyết là cô ruột của Tổng thống Thiệu, mẹ đẻ của Tổng trưởng Dân Vận Hoàng Đức Nhă. Bà Sáu Huyết thông đồng với Phạm Sanh để chia nhau số tiền yểm trợ chuyên chở đó. V́ thế, dù Nam Việt Ngân hàng đă bị Ngân Hàng Quốc gia cảnh cáo nhiều lần về sự quản trị bê bối, Phạm Sanh vẫn được Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ ứng trước tiền mua gạo ra miền Trung với bạc tỷ. Phạm Sanh cứ trễ năi trong việc thi hành khế ước buộc Tổng Cường phải phạt y 240 triệu đồng.

    Phạm Sanh dại ǵ mà không trễ năi khi được bà Sáu Huyết đỡ đầu.

    Một tỷ bạc ứng trước đem làm các dịch vụ khác hay bỏ vào ngân hàng cũng dễ kiếm được 30 triệu bạc lời mỗi tháng. Trễ 3 tháng là kiếm được lời gần 100 triệu. Chia đôi mỗi người 50 triệu. Tuy có lệnh phạt 240 triệu, chưa chắc Phạm Sanh đă chịu nạp ngay mà có lẽ không nạp cũng nên.

    Dân miền Trung đói kém phải ăn củ năng, củ chuối kể cả xương rồng, đến nỗi phải chết tức tưởi, nhưng người ta đâu thèm nghĩ đến miễn là mỗi tháng bỏ túi được 50, 60 triệu đồng.

    Đây quả là một quốc nạn v́ bao nhiêu người phải đói chết v́ nó. Đây quả là một quốc nhục v́ do một mệnh phụ cô ruột của ông Tổng thống, mẹ đẻ của ông Tổng trưởng, bóc lột xương máu dân nghèo miền Trung.

    “Lời oán than của dân chúng quả đă lên tận Trời cao v́ tham nhũng là gươm đao giết họ”.
    Dưới mắt dân chúng, tham nhũng đi đôi với quyền hành. Quyền hành càng lớn th́ tham nhũng càng nhiều và tham nhũng khủng khiếp, hiện tại chỉ có thể có là tại v́ chính vị nguyên thủ quốc gia đă bao che và chủ động.

    Tham nhũng đúng là một quốc hận v́ nó bóc lột nhân dân đến tận xương tủy, đâm sau lưng chiến sĩ, phá hoại nền kinh tế quốc gia, hủy diệt sức đề kháng của dân tộc.

    Tham nhũng đúng là một quốc nhục được vị nguyên thủ quốc gia chủ trương làm mất thanh danh quốc gia trên trường quốc tế khiến cho địch khinh và bạn chán. Bất cứ người dân Việt nào xuất ngoại cũng cảm thấy tủi hổ khi nghe những người quốc bạn với nước ta thốt ra những câu nói chua chát như sau đây:

    - “Chúng tôi có cảm t́nh với quư ông nhưng chúng tôi tiếc không bênh vực được cho lập trường của quư ông, chỉ v́ Chính phủ của quư ông quá thối nát, tồi tệ”.

    Thử hỏi ông Tổng thống và Chính phủ ông có cảm thấy xấu hổ về lời nói trên đây của những người bạn chân thành với dân tộc ta không?

    Lâu nay, nhân dân cắn răng chịu đựng v́ tin vào ư chí chống Cộng của ông Tổng thống. Sợ làm ra điều ǵ th́ có thể gây hại cho đại cuộc. Nhưng khi các tài liệu mật của Hội Nghị Đ́nh Chiến được công bố nhân dân phải bật ngửa. Điều kiện của Chính phủ miền Nam đưa ra là Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết 300 ngàn cán binh khỏi miền Nam. C̣n điều kiện của Cộng Sản Bắc Việt là đ̣i Tổng thống Thiệu phải ra đi. Kết cục hai bên đă thỏa thuận bỏ những đ̣i hỏi trên để đồng ư vào Hiệp định Paris 1973.
    Rơ ràng Tổng thống Thiệu đă chấp nhận cho 300 ngàn quân xâm lược ở lại miền Nam để đổi lấy cái ghế Tổng thống của ông, là một điều trái với lập trường “Bốn Không” của ông đă cam kết với quốc dân và với điều 4 hiến pháp. Chiến tranh hiện nay tiếp tục giết hại quân dân ta là tại ḷng tham của ông Nguyễn Văn Thiệu đă coi ngôi vị Tổng thống của ông nặng hơn vận mệnh của dân tộc.

    Đây là một thứ tham nhũng tệ hại hơn hết v́ là tham nhũng trên sự sống c̣n của dân tộc hay nói đúng hơn là một sự phản bội dân tộc.

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời thế nào với Quốc Dân và Quốc Dân phải làm ǵ đối với ông.

    Đó là hai vấn đề phải được đặt ra và phải được giải quyết tức khắc trên căn bản công bằng:

    - Những ǵ của Quân đội phải trả lại cho Quân đội.
    - Những ǵ của Quốc gia phải trả lại cho Quốc gia.
    - Những ǵ của Dân tộc phải trả lại cho Dân tộc.


    Huế, ngày 8 tháng 9 năm 1974
    Phong trào nhân dân chống tham nhũng để cứu nước và kiến tạo ḥa b́nh

    Trích từ “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa”
    của Nguyễn Khắc Ngữ, Montréal, Canada, 1979 trang 417 đến 422.
    Nguỵ Vẹm Cộng San hôi thối phai làm nhung viec này ngay

    - Những ǵ của Quốc gia phải trả lại cho Quốc gia.
    - Những ǵ của Dân tộc phải trả lại cho Dân tộc.

  4. #4
    nghiep
    Khách

    tên VC thọc gậy Spam bài...

    Quote Originally Posted by THOC GAY View Post
    2. Bản CÁO TRẠNG SỐ MỘT
    của PHONG TRÀO NHÂN DÂN CHỐNG THAM NHŨNG
    gửi đồng bào và anh em chiến sĩ.
    Làm tại Huế ngày 8 tháng 9 năm 1974.



    CÁO TRẠNG SỐ 1 CỦA PHONG TRÀO
    NHÂN DÂN CHỐNG THAM NHŨNG


    Kính thưa Đồng bào và Anh em chiến sĩ,

    Trong bài nói chuyện với Công chức, cán bộ toàn quốc tại Vũng Tàu ngày 10-7-1973 về cuộc Cách mạng Hành chánh phải hoàn thành trong ṿng 6 tháng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1973. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă hoạch định mục tiêu của cuộc Cách mạng đó là phải trừ tham nhũng tận gốc rễ. Tiếp theo ông lại tuyên bố: “Tham nhũng không những là quốc nạn mà c̣n là quốc nhục”.
    Nhân dân những tưởng rằng vị Nguyên thủ Quốc gia đă thấu hiểu được sự t́nh và sẽ có những biện pháp chung quyết để chấm dứt tệ trạng nói trên. Song tiếc thay! Những ǵ nhân dân đă chứng kiến sau đó cho thấy sự thật phũ phàng với những vụ tham nhũng tày trời mà những người chủ động không thể là ai khác ngoài những người thân cận nhất với ông Tổng thống và ngay cả cá nhân ông.

    Bởi thế, hôm nay, Quốc dân Đồng bào và anh em chiến sĩ cần đặt thẳng vấn đề với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về một số trường hợp tai tiếng sau đây, với đầy đủ bằng chứng để phân đục trắng đen.


    Trường hợp thứ nhất: NHÀ CỬA

    Khi c̣n là Sư đoàn trưởng, Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đă được cấp một căn nhà trong cư xá Bộ Tổng Tham mưu và một ngân khoản 500.000 đồng để tu bổ, trang trí như một số các tướng tá khác. Nhưng khi làm Chủ tịch ủy ban Lănh đạo Quốc gia, mặc dù đă có sẵn dinh Độc Lập và bao nhiêu Dinh số 1, số 2, số 3 v.v... tại Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Vũng Tàu, Nha Trang v.v... ông c̣n chiếm thêm 2 căn nhà của cư xá Bộ Tổng Tham Mưu nữa và lấy 30 triệu đồng bạc để tu bổ và trang trí, chưa kể một đại đội công binh được biệt phái làm việc không công.

    Ba căn nhà đó đă bỏ không 9 năm nay và c̣n có thể bỏ không thêm 5 năm nữa v́ ông đă sửa đổi Hiến pháp để ngồi lại thêm 5 năm nữa, cộng chung là 14 năm, trong lúc bao nhiêu là tư lệnh sư đoàn, Tướng Tá khác không có một căn nhà để ở.

    Ông Tổng thống chỉ có 2 người con, trưởng nữ đă xuất giá, c̣n thứ nam th́ được ông mua một biệt thự của hăng Shell ở đường Phan Đ́nh Phùng Sài G̣n giá trên 40 triệu đồng. Vừa rồi ông c̣n mua sở đất của Đồn Điền Đất Đỏ (Plantation des Terres) đường Công Lư Sài G̣n giá 98 triệu đồng để tên phu nhân, c̣n tiền th́ do ông Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo của ông Tổng thống, Chủ tịch Công ty Phân bón Hải Long, viết chi phiếu để trả. Đó là chưa kể một biệt thự nguy nga ông tậu ở Thụy Sỹ mà đồng bào có dịp xuất ngoại đă trông thấy.

    Như vậy, việc chiếm hữu ba căn nhà trong cư xá Bộ Tổng Tham mưu phải chăng cho thấy ḷng tham quá độ và sự lạm quyền quá lố của ông không?

    Ông lấy tiền đâu mà mua nhà cửa như thế, và khi mua sắm, ông đă đóng bao nhiêu thuế trước bạ cho ngân sách quốc gia? Ông có chịu điều kiện cho Đồn Điền Đất Đỏ chuyển ngân về Pháp không? Việc làm của ông có đi đôi với chính sách thắt lưng buộc bụng do chính ông hô hào không? Phải chăng đó là một tội tham nhũng, một tội hối mại quyền thế, một sự che mắt Quốc Dân với những lời lẽ mạnh mẽ hô hào chống tham nhũng?

    Với tư cách là Tổng Tư Lệnh Quân Lực ông có cảm thấy sự thẹn với lương tâm binh sĩ: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, nhà không có để ở, có khi vợ phải đi làm con điếm nuôi con, tinh thần và thể xác hi sinh hết cho đại cuộc quốc gia?


    Trường hợp thứ hai: ĐẤT ĐAI

    Dân Đà Lạt không mấy ai không biết thuở vườn ông mới chiếm bên bờ Hồ Xuân Hương rộng 3 mẫu, tính giá rẻ mạt cũng phải 2000 đồng một thước vuông th́ trị giá ít ra cũng phải 60 triệu đồng. Nhà chưa làm nhưng đường xá đă mở mang rất đẹp, điện nước đầy đủ, trồng hoa cảnh huy hoàng. Công binh và công chánh phải tốn bao nhiêu xăng nhớt, vật liệu, nhân công để trang trí cho thuở vườn ấy của ông?

    Ngoài ra, c̣n biết bao sở đất ông chiếm hữu và bỏ không từ nhiều năm nay như sở đất sau trường Đại học Đà Lạt, mấy trăm mẫu vào gần Gia Rai trên Quốc lộ 1, mấy trăm mẫu ở Long Khánh, Gia Định và nơi khác?

    Dân nghèo nhưng thiếu đất làm ăn, dân tị nạn thương phế binh và quả phụ không có một chỗ cắm dùi, th́ lương tâm và trách nhiệm của một vị lănh đạo một quốc gia đương lâm chiến rách nát, có cho phép ông bạo chiếm nhiều vùng đất ph́ nhiêu và bỏ hoang như thế không?

    Nếu do các Tỉnh trưởng, Thị trưởng nịnh hót dâng hiến th́ ông há không biết đó là công thổ, chiếm lấy là cướp giựt của dân? Một vị lănh đạo công minh phải từ chối và cách chức ngay các kẻ lấy của công sản để lo lót mua địa vị cho họ, ông nghĩ sao?

    Toàn dân đau khổ triền miên và đặc biệt là đồng bào các vùng giới tuyến Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Tín, B́nh Định, B́nh Long đă bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả cha ông, chạy tán loạn, kéo lê cuộc đời dở sống dở chết trên những cồn cát cằn cơi, trong những rừng lá đầy chướng khí, sẽ nghĩ thế nào về ông?


    Trường hợp thứ ba: ĐẦU CƠ PHÂN BÓN

    Đă mấy năm nay, nông dân điêu đứng v́ nạn khan hiếm phân bón, phải trả giá vàng mới mua được, trong khi họ biết rơ một phần quan trọng của ngoại viện đă dành để nhập cảng phân bón và thuốc sát trùng để yểm trợ cho chương tŕnh phát triển nông nghiệp. Trước sự phẫn uất cao độ của dân chúng, một nhóm Dân biểu Hạ Viện đă mạnh mẽ tố cáo một số Tỉnh trưởng, Dân biểu, Nghị sĩ đă cấu kết với gian thương đầu cơ tích trữ, tạo ra t́nh trạng khan hiếm để bóc lột nhân dân.

    Không thể bưng bít được nữa, Thượng viện đă phải lậo Uỷ ban Điều tra.

    Sau 3 tháng làm việc, Uỷ Ban này mà thành phần gồm đến 9 phần 10 là những nghị sĩ chân chính, đă lập một hồ sơ tuy c̣n thiếu sót nhưng chứa đựng nhiều dữ kiện đáng kể. Theo hồ sơ ấy, tổ chức phạm tội đầu cơ phân bón lớn nhất là Công ty Hải Long mà Chủ tịch là Nguyễn Xuân Nguyên, anh em cột chèo của ông Tổng thống và là người đă kư chi phiếu trả tiền mua sở nhà đất của Đồn Điền Đất Đỏ cho bà Nguyễn Văn Thiệu. Khi câu chuyện vỡ lở, ông đă mời Uỷ Ban Điều tra vào dinh Độc Lập ăn sáng và bảo mang hồ sơ vào ông xem rồi giữ hồ sơ này lại yêu cầu ủy ban “đừng làm khó dễ công ty của chúng tôi nữa”.

    Được thể, Nguyễn Xuân Nguyên không thèm ra trả lời trước Uỷ Ban Điều tra theo giấy mời của ủy ban này.

    Nghị sĩ Trần Trung Dung và Uỷ Ban của ông phải xin hoăn thêm một tháng, mượn cớ là để điều tra bổ túc nhưng kỳ thực là để lập một hồ sơ khác, trong đó không c̣n có tên Công ty Hải Long nữa.

    Theo điều 68 Hiến Pháp, Tổng thống “không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào thuộc lănh vực tư dù có thù lao hay không?” Ở đây, ông Tổng thống đă hùn hạp với Công ty Hải Long hay ít ra là đă bảo trợ cho Công ty này trong vụ đầu cơ phân bón nói trên như thế, ông có thể nào chạy được tội vi hiến và tham nhũng không?

    Hậu quả của sự đầu cơ đó làm cho giá phân tăng vọt lên theo giá lúa lên cao, gây ra cảnh đói kém cho toàn dân. Ước tính thấp nhất cho thấy nhân dân đă mất trên 30 tỷ bạc cho gian thương và tham nhũng trong vụ đầu cơ này.

    C̣n đâu là “Cuộc Cách mạng Xanh” với lúa Thần Nông không phân bón? Cách mạng Xanh đă bị tham nhũng bóp chết và trớ trêu thay! Chính người đề xướng lại là thủ phạm!


    Trường hợp thứ tư: BỆNH VIỆN V̀ DÂN

    Bốn chữ “bệnh viện v́ dân” nghe rất hay v́ gợi ư rằng dân nghèo sẽ có nơi nương tựa khi ốm đau, nhưng sự thật quá sức phũ phàng v́ hai chữ “V́ Dân” chỉ là một bức b́nh phong che đậy bao nhiêu việc làm tồi tệ.

    Các cơ sở điều trị tối tân của bệnh viện được xây cất trên một khoảng công thổ rộng và đẹp nên không tốn tiền mua. Tiền xây cất một phần do sự đóng góp của các người lấy điểm với phu nhân Tổng thống, một phần do tiền phụ trội vé số kiến thiết và vé hát, một phần khác là quà tặng gửi bằng hiện kim hiện vật của các nước bạn giúp dân nghèo Việt Nam, và phần lớn c̣n lại là tiền bán các tang vật buôn lậu do quan thuế bắt được như rượu Tây, thuốc lá Mỹ, vải Nhật, máy móc v.v... đều bị bà Nguyễn Văn Thiệu dành lấy, nói là để sung vào quỹ bệnh viện để giúp dân nhưng không có sổ sách nào chứng minh. Số tiền thu được không dưới mấy trăm triệu một năm tức lên hàng tỷ bạc bốn năm nay. Thế mà bệnh viện kia lại là tư sản của bà Nguyễn Văn Thiệu và của Hội Phụ nữ Phụng sự Xă hội của bà.

    Các y sĩ điều trị trong bệnh viện đều được Bộ Y tế, Cục Quân Y biệt phái theo tiêu chuẩn thân cận nhiều ít với bà hay đàn em của bà.

    Dân được hưởng những ǵ? Tiền pḥng quá đắt, dân nghèo không mon men vào được. Các pḥng miễn phí vào khoảng 100 giường nhưng điều kiện nhập viện rất khó, chưa kể tiền phải tốn thêm cho bác sĩ, thuốc men, nên đại đa số dân nghèo bị gạt ra ngoài.

    Hai chữ “V́ Dân” rơ ràng đă bị bán đứng với ư đồ đen tối che mắt Quốc tế nhưng không che mắt được người dân. Là nơi tiếp thu tất cả các tang vật buôn lậu, bệnh viện V́ Dân đă bị coi là cơ sở buôn lậu hợp pháp.

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tự xưng là người trực tiếp cầm quân đánh vào dinh Gia Long nói là để triệt hạ một chế độ độc tài, gia đ́nh trị, thế th́ ông trả lời thế nào với Quốc Dân về chế độ độc tài, gia đ́nh trị, và thối nát hiện tại c̣n tồi tệ hơn chế độ trước bao nhiêu lần trong việc cấu kết với những người thân tộc để tham nhũng và dĩ công vi tư? Phải chăng đó là một quốc nạn và một quốc nhục, một sự phản bội những người đă hy sinh cho một cuộc trường kỳ chiến đấu gian khổ của quân ta trên 1/4 thế kỷ nay?


    Trường hợp thứ năm: BUÔN BÁN BẠCH PHIẾN

    Đă mấy năm qua, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu luôn luôn hô hào bài trừ bạch phiến, ma túy, với những bích chương dán khắp nơi. Nhưng có người bắt bạch phiến, ma túy, th́ cũng có người buôn bán bạch phiến ma túy ngay dưới ánh mắt của những người hữu trách. Dân chúng nghi ngờ đây là một sự vừa ăn cướp vừa la làng những tưởng chỉ có một số cấp thừa hành nào đó phạm tội tày trời nói trên. Nào ngờ theo cuốn “Chánh Trị Bạch Phiến ở Đông Nam Á” (The Politics of Heroin in Southeast Asia) xuất bản năm 1972, mà tác giả là Alfred W. McCoy, th́ hỡi ôi chính ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là những người cầm đầu tổ chức buôn bán bạch phiến, ma túy tại miền Nam này.

    Sách này bị tuyệt đối cấm nhập cảng vào Việt Nam, nhưng nó cũng đă lọt được vào mắt xanh của những người t́m hiểu.

    Theo sách đó, việc buôn bán bạch phiến ở miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của hai ông Tổng thống và Thủ tướng, đă được các viên chức thân cận nhất của hai ông cho nhập cảng lậu rồi phân phối cho những tổ chức buôn lậu quốc tế đặc biệt là Bang Triều Châu ở Chợ Lớn. Tác giả nói rơ vị Tướng phụ tá An Ninh và Quân Sự của Tổng thống trực tiếp chỉ huy hệ thống buôn lậu từ các nước ngoài và phân phối khắp 4 quân khu. Các lực lượng quân đội được sử dụng cho đường dây buôn lậu này gồm cả Hải, Lục, Không quân, Lực lượng đặc biệt, nhiều vị Tư lệnh vùng, Cảnh sát và Quan thuế.

    Quyển sách cũng cho biết lúc quân đội Đồng Minh c̣n ở Việt Nam, mỗi năm, việc buôn lậu bạch phiến, ma túy đem lại một lợi tức khổng lồ là 88 triệu Mỹ kim tức vào khoảng 57 tỷ bạc Việt Nam, tính trung b́nh trong 5 năm th́ lợi tức đó lên tới 285 tỷ bạc. Nếu đem chia số lợi tức này cho 19 triệu dân miền Nam th́ mỗi đầu người được trên 15 ngàn đồng. V́ cuộc buôn bán đó đương c̣n tiếp tục nên lợi tức kia tăng thêm ít ra cũng tới 400 tỷ bạc.

    Chắc ông Tổng thống và Thủ tướng chỉ được một phần thôi nhưng ít ra cũng được 50/60 tỷ. Nhưng điều tai hại hơn hết không phải là mất mấy trăm tỷ bạc vào tay tham quan ô lại và gian thương mà là di độc nó gây ra cho dân tộc nhất là giới thanh thiếu niên trong nhiều thế hệ.

    Sách ấy bán ra khắp nơi trên thế giới, tường thuật tỉ mỉ những đường dây di chuyển, những nơi đổ hàng kể cả những vụ đổ bể v́ phe cánh ghen ăn phá nhau tại nhiều phi cảng, hải cảng và giang cảng ở miền Nam và Cao Nguyên. Danh tánh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được nêu rơ cùng với danh tánh của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và một số Tướng lănh, Dân biểu, Nghị sĩ, Sĩ quan cao cấp thuộc hạ.

    Nếu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho là vô căn cứ th́ ông phải kiện tác giả cuốn sách ấy tại Ṭa án Quốc tế hay một Toà án nào ông thấy cần, v́ đây không phải chỉ cá nhân ông bị liên hệ mà cả danh dự quốc gia Việt Nam bị bôi nhọ. Nếu ông không chịu tỏ thái độ th́ dân chúng Việt Nam sẽ đứng lên kiện tác giả quyển sách này nhưng với điều kiện là nếu tác giả trưng đầy đủ bằng chứng và thắng kiện th́ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chịu án phí và những hậu quả của bản án.


    Trường hợp thứ sáu: VỤ GẠO MIỀN TRUNG

    Sáu triệu dân miền Trung thiếu gạo, đói khổ hơn 1 năm nay; Chính phủ phải trợ cấp tiền chuyên chở để giá gạo ở Huế, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Ngăi cũng xấp xỉ giá ở Sài G̣n. Nhưng dân nào có được hưởng chỉ v́ hành vi bóc lột trắng trợn của một mệnh phụ có quyền thế lớn.

    Dân miền Trung tiêu thụ mỗi tháng 80.000 tấn gạo. Một phần nửa do gạo địa phương và khoai sắn cung cấp, c̣n 40.000 tấn phải được tiếp tế hàng tháng. Tiền yểm trợ mỗi tháng cho vùng Nha Trang, Tuy Ḥa là 2000 đồng và 2500 đồng cho vùng Quảng Ngăi, Quảng Tín, 3000 đồng cho vùng Đà Nẵng, Huế. Đổ đồng 90 triệu bạc cho 40.000 tấn mỗi tháng. Nhưng người ta đâu có chở đủ 40.000 tấn gạo mỗi tháng ra Trung. Do đó, chỉ dân thành thị mua được gạo tự do, c̣n dân các Xă, Ấp xa chỉ mua được mỗi gia đ́nh 5 kư lô gạo theo giá chính thức, số c̣n thiếu phải mua giá chợ đen cắt cổ. Việc bán gạo bị hạn chế, lấy cớ ngăn cản không chở gạo qua vùng Việt Cộng nhưng các viên chức của Chính quyền mua gạo Mỹ giá rẻ, bán lại giá cao cho gian thương để kiếm lời. Cảnh sát có bắt được cũng làm ngơ hay thông đồng, nhắm mắt cho con buôn tiếp tục bán gạo qua bên kia nuôi Việt Cộng.
    Việc hạn chế chỉ nhằm giảm số gạo chở ra Trung xuống độ 20.000 tấn mỗi tháng giúp lái buôn ăn không trên 40 triệu đồng tiền yểm trợ chuyên chở hàng tháng, tức 480 triệu mỗi năm, chưa kể các tiền lời khác.

    Người bao thầu chở gạo ra miền Trung là Phạm Sanh, Chủ tịch Nam-Việt Ngân hàng. Người bao thầu phân phối gạo ở miền Trung là mệnh phụ Ngô Thị Huyết, tức Sáu Huyết là cô ruột của Tổng thống Thiệu, mẹ đẻ của Tổng trưởng Dân Vận Hoàng Đức Nhă. Bà Sáu Huyết thông đồng với Phạm Sanh để chia nhau số tiền yểm trợ chuyên chở đó. V́ thế, dù Nam Việt Ngân hàng đă bị Ngân Hàng Quốc gia cảnh cáo nhiều lần về sự quản trị bê bối, Phạm Sanh vẫn được Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ ứng trước tiền mua gạo ra miền Trung với bạc tỷ. Phạm Sanh cứ trễ năi trong việc thi hành khế ước buộc Tổng Cường phải phạt y 240 triệu đồng.

    Phạm Sanh dại ǵ mà không trễ năi khi được bà Sáu Huyết đỡ đầu.

    Một tỷ bạc ứng trước đem làm các dịch vụ khác hay bỏ vào ngân hàng cũng dễ kiếm được 30 triệu bạc lời mỗi tháng. Trễ 3 tháng là kiếm được lời gần 100 triệu. Chia đôi mỗi người 50 triệu. Tuy có lệnh phạt 240 triệu, chưa chắc Phạm Sanh đă chịu nạp ngay mà có lẽ không nạp cũng nên.

    Dân miền Trung đói kém phải ăn củ năng, củ chuối kể cả xương rồng, đến nỗi phải chết tức tưởi, nhưng người ta đâu thèm nghĩ đến miễn là mỗi tháng bỏ túi được 50, 60 triệu đồng.

    Đây quả là một quốc nạn v́ bao nhiêu người phải đói chết v́ nó. Đây quả là một quốc nhục v́ do một mệnh phụ cô ruột của ông Tổng thống, mẹ đẻ của ông Tổng trưởng, bóc lột xương máu dân nghèo miền Trung.

    “Lời oán than của dân chúng quả đă lên tận Trời cao v́ tham nhũng là gươm đao giết họ”.
    Dưới mắt dân chúng, tham nhũng đi đôi với quyền hành. Quyền hành càng lớn th́ tham nhũng càng nhiều và tham nhũng khủng khiếp, hiện tại chỉ có thể có là tại v́ chính vị nguyên thủ quốc gia đă bao che và chủ động.

    Tham nhũng đúng là một quốc hận v́ nó bóc lột nhân dân đến tận xương tủy, đâm sau lưng chiến sĩ, phá hoại nền kinh tế quốc gia, hủy diệt sức đề kháng của dân tộc.

    Tham nhũng đúng là một quốc nhục được vị nguyên thủ quốc gia chủ trương làm mất thanh danh quốc gia trên trường quốc tế khiến cho địch khinh và bạn chán. Bất cứ người dân Việt nào xuất ngoại cũng cảm thấy tủi hổ khi nghe những người quốc bạn với nước ta thốt ra những câu nói chua chát như sau đây:

    - “Chúng tôi có cảm t́nh với quư ông nhưng chúng tôi tiếc không bênh vực được cho lập trường của quư ông, chỉ v́ Chính phủ của quư ông quá thối nát, tồi tệ”.

    Thử hỏi ông Tổng thống và Chính phủ ông có cảm thấy xấu hổ về lời nói trên đây của những người bạn chân thành với dân tộc ta không?

    Lâu nay, nhân dân cắn răng chịu đựng v́ tin vào ư chí chống Cộng của ông Tổng thống. Sợ làm ra điều ǵ th́ có thể gây hại cho đại cuộc. Nhưng khi các tài liệu mật của Hội Nghị Đ́nh Chiến được công bố nhân dân phải bật ngửa. Điều kiện của Chính phủ miền Nam đưa ra là Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết 300 ngàn cán binh khỏi miền Nam. C̣n điều kiện của Cộng Sản Bắc Việt là đ̣i Tổng thống Thiệu phải ra đi. Kết cục hai bên đă thỏa thuận bỏ những đ̣i hỏi trên để đồng ư vào Hiệp định Paris 1973.
    Rơ ràng Tổng thống Thiệu đă chấp nhận cho 300 ngàn quân xâm lược ở lại miền Nam để đổi lấy cái ghế Tổng thống của ông, là một điều trái với lập trường “Bốn Không” của ông đă cam kết với quốc dân và với điều 4 hiến pháp. Chiến tranh hiện nay tiếp tục giết hại quân dân ta là tại ḷng tham của ông Nguyễn Văn Thiệu đă coi ngôi vị Tổng thống của ông nặng hơn vận mệnh của dân tộc.

    Đây là một thứ tham nhũng tệ hại hơn hết v́ là tham nhũng trên sự sống c̣n của dân tộc hay nói đúng hơn là một sự phản bội dân tộc.

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời thế nào với Quốc Dân và Quốc Dân phải làm ǵ đối với ông.

    Đó là hai vấn đề phải được đặt ra và phải được giải quyết tức khắc trên căn bản công bằng:

    - Những ǵ của Quân đội phải trả lại cho Quân đội.
    - Những ǵ của Quốc gia phải trả lại cho Quốc gia.
    - Những ǵ của Dân tộc phải trả lại cho Dân tộc.


    Huế, ngày 8 tháng 9 năm 1974
    Phong trào nhân dân chống tham nhũng để cứu nước và kiến tạo ḥa b́nh

    Trích từ “Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa”
    của Nguyễn Khắc Ngữ, Montréal, Canada, 1979 trang 417 đến 422.
    Tui đề nghị B Đ H xoá và ban IP vĩnh viển những tên VC vô Vietland, spam bài tuyên truyền khích động gây chia rẻ hàng ngũ người Việt Quốc Gia chống Cộng tại hải ngoại.

    Cám ơn
    Last edited by nghiep; 10-01-2011 at 06:57 AM.

  5. #5
    Lê Dương
    Khách

    Huynh đệ chi binh

    Trong lúc nhân dân nổ lực đấu tranh dành lại nhân quyền,dân chủ từ tay kẻ thù hết sức mưu mô, xảo trá. Xin đề nghị các anh chị em, nếu có ân oán cá nhân, hay v́ một lư do ǵ riêng tư cũng nên thôi, đừng công kích nhau, đừng nói xấu hoặc chửi bới nhau, cho dù người đó ở cương vị nào trong chính thể Việt-nam Cộng-Hoà. Có như vậy ḿnh mới nhận dạng được ai là VC. (Việt-Cộng). Thân ái./-

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 08-03-2012, 12:27 AM
  2. Replies: 13
    Last Post: 22-11-2011, 12:16 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 01-08-2011, 07:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 22-07-2011, 10:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •