Lữ Tống (Người Việt – NV): Là người sống và làm việc lâu năm tại Bắc Kinh với cương vị Đại Sứ, có bao giờ ông được chính phủ Trung Quốc trưng ra bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Hoàn toàn không! Tôi sống tại Trung Quốc nhiều năm và chưa lần nào nghe họ nói về vấn đề này. Tôi cũng đă nhiều lần lục lạo thư tịch của họ để t́m hiểu xem hai quần đảo này có chủ quyền của họ không, đặc biệt là bản đồ hay những chứng cứ khác, nhưng tôi xác định là không hề có.

Trong khi đó, phía Việt Nam chúng ta có đủ hết nhưng chỉ tiếc những ông lănh đạo Việt Nam lại không cho công bố ra những tài liệu hồ sơ đó.

NV: Vậy những dữ kiện mà họ nói do Tướng Trịnh Ḥa thu thập được khi đến đảo Hoàng Sa th́ sao?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Không có nốt. Họ chỉ vẽ ra thế thôi và tôi cam đoan đó chỉ là hàng giả!

NV: Là người theo dơi chặt chẽ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, xin ông cho biết khái quát những bằng chứng ông cho là có thể đem ra tranh luận với Trung Quốc để giành lấy chủ quyền cho Việt Nam?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Việt Nam có đủ cứ liệu lịch sử. Từ Vua Minh Mạng đă có các đội công tác ra tuần tra khai thác, thực tế là Việt Nam đă quản lư. Bức bản đồ do Tướng Đặng Chung, Phó Tổng Binh trấn thủ đảo Quỳnh Châu thuộc đảo Hải Nam ngày nay vẽ cũng ghi Hoàng Sa thuộc về An Nam. C̣n thư tịch Trung Quốc th́ không t́m thấy một cứ liệu nào.

Trên thực tế, thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam, quân Pháp đóng giữ Hoàng Sa, thời Việt Nam Cộng Ḥa cai trị th́ quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đóng giữ. Chế độ nào th́ cũng là Việt Nam. Năm 1974, Trung Quốc huy động lực lượng mạnh hơn, bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa, từ đó đến nay luôn rêu rao là của Trung Quốc. Theo luật biển quốc tế, hải đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trong hải lănh Việt Nam.

Về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, chúng ta có đủ chứng cứ pháp lư, Trung Quốc th́ không. Thế nhưng báo chí Trung Quốc dựng ra hết điều này tới điều khác ḥng chứng minh một cách sai sự thật rằng hai quần đảo này là của họ.

Trung Quốc có nhiều hành động công khai công bố quyết định lập huyện Tam Sa và c̣n “dạy dỗ” chúng ta nên im lặng, không nên đem vấn đề tranh chấp ra ánh sáng v́ ḥa b́nh hữu nghị.

Hữu nghị, sao lại dùng lực lượng mạnh liên tục tấn công chiếm bằng được cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của Việt Nam?

Hữu nghị, sao lại dùng lực lượng lớn hơn bắn đắm tàu hải quân và giết hại 74 thủy thủ ra tiếp tế cho Trường Sa của Việt Nam ngày 14 Tháng Tư, 1988?

Hữu nghị, sao không trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam?

Máu của những chiến sĩ này [Việt Nam Cộng Ḥa, trận Hoàng Sa 1974 - NV] đổ ra là đổ cho tổ quốc, phải tuyên dương, phải xem họ ngang với tất cả liệt sĩ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chứ chưa nói tới việc dùng cái chết của họ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam.
NV: Ông vừa nhắc đến chế độ Việt Nam Cộng Ḥa và những người lính của chế độ này đă hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa. Theo ông, chính quyền hiện nay có nên công nhận sự hy sinh của họ một cách công khai, nhằm xác định chủ quyền Hoàng Sa của ta đă bị Trung Quốc đánh chiếm không?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cho rằng đây là một câu hỏi rất tốt. Nó vừa nói lên tinh thần trong ngoài đều là anh em v́ cùng là người Việt Nam. Máu của những chiến sĩ này đổ ra là đổ cho tổ quốc, phải tuyên dương, phải xem họ ngang với tất cả liệt sĩ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chứ chưa nói tới việc dùng cái chết của họ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam.

Đây là chân lư, của tôi tôi mới đổ máu bảo vệ chứ! Các anh tới đây giết người cướp đất là chuyện rành rành ra rồi.

NV: Ông cho rằng lănh đạo Việt Nam nên có những quyết sách cứng rắn hơn với Trung Quốc, thế nhưng, hiện Bắc Kinh đă mạnh lên rất nhiều và cấp lănh đạo Việt Nam luôn cho rằng giữ ḥa b́nh hữu nghị với láng giềng vẫn tốt hơn đối đầu với họ?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Người dân Việt Nam luôn luôn muốn sống trong ḥa b́nh hữu nghị nhưng hữu nghị cũng phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ quốc. Nếu lănh đạo không thể lên tiếng công khai vào lúc này th́ phải khuyến khích báo chí lên tiếng. Hăy tạo điều kiện để các nhà khoa học đưa ra chứng lư lịch sử. Cứ để cho quần chúng biểu t́nh một cách ḥa b́nh, phản đối khi quốc gia bị xâm phạm. Lănh đạo không nên dập tắt tinh thần yêu nước của họ.

Lănh đạo hiện nay phải biết rằng, “quan nhất thời, dân vạn đại.” Điều ǵ cũng có thể tha thứ, nhưng bán nước hay có thái độ hèn nhát trước ngoại bang, dù bất cứ lư do ǵ, cũng đều bị lịch sử phê phán và không bao giờ được tha thứ. Các ông lănh đạo hăy nhớ cho kỹ điều này. Lịch sử đă có nhiều gian thần bán nước. Lịch sử phê phán chúng và lịch sử sẽ lập lại.

Tượng của nhà hàng hải Trung Quốc, Trịnh Ḥa, tại Stadthuys, Melaka. Phía Trung Quốc nói Tướng Trịnh Ḥa từng thu thập được nhiều dữ liệu về Hoàng Sa, nhưng Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, khẳng định: “Không có. Họ chỉ vẽ ra thế thôi và đó chỉ là hàng giả!”

NV: Cách đây không lâu, Đại Sứ Tề Kiến Quốc từng lên tiếng tại Hà Nội, cho rằng hai nước không nên đem chuyện tranh chấp chủ quyền ra một cách công khai, v́ làm như thế ảnh hưởng đến t́nh hữu nghị Việt Trung. Thiếu tướng đă có phản ứng thế nào về những tuyên bố này?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi đă viết một bức thư trả lời ông Đại Sứ Tề Kiến Quốc về việc này và tôi đă nhấn mạnh đến việc Trung Quốc luôn luôn muốn tấn công Việt Nam nhưng lại dùng mỹ từ để che mắt thiên hạ. Ví dụ, ông Tề Kiến Quốc bảo rằng Trung Quốc không muốn đánh Việt Nam, hay không dám đánh Việt Nam v́ điều này điều nọ. Ông nói: “Trung Quốc muốn làm nước lớn có h́nh ảnh đẹp, không thể dùng thủ đoạn chiến tranh đối với láng giềng.” Ông chỉ nói đúng một nửa. Tôi cho ông ta thấy điều ông ấy nói là gian dối.

Năm 1979, Trung Quốc huy động mấy quân đoàn đánh Việt Nam, tàn phá ba tỉnh biên giới Việt Nam, giết hại vô số nhân dân vô tội. Lại nói là “dạy cho Việt Nam một bài học.” Việt Nam có xâm phạm Trung Quốc đâu? Việt Nam phạm tội ǵ mà phải dạy, có chăng là tội không tuân phục Trung Quốc, không đáp ứng những yêu cầu vị kỉ của Trung Quốc?

Rồi hai cuộc chiến Trường Sa và Hoàng Sa th́ sao? Ai là người tấn công trước và chiếm giữ hai nhóm đảo này rồi vơ vào cho là của ḿnh? Không phải Trung Quốc ư? Thật đúng như người ta từng nói “Đừng chỉ nghe lời người Trung Quốc nói, hăy xem việc họ làm.”

NV: Theo kinh nghiệm của ông, đối với vấn đề thương lượng biển đảo cũng như trên đất liền giữa bộ Ngoại Giao Việt Nam và Trung Quốc, th́ Việt Nam có lợi dụng được thế mạnh nào để đối phó với họ hay không?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Nói thật ra những người lănh trọng trách thương lượng với Trung Quốc đa số đều không thông hiểu vấn đề, nhất là những quá tŕnh lịch sử xảy ra trong hàng ngàn năm nên Trung Quốc cứ lấp liếm, cứ lấy sức ép để lấn lướt chúng ta.

Hơn nữa, họ đă có mưu đồ xâm cư Việt Nam nhiều chỗ lắm. Họ nói đàm phán với nhau trên cơ sở hiện tại thôi, và v́ đại cục. Nhiều đời lănh đạo của Việt Nam đă không kiên quyết cộng với việc những người nhận trách vụ thương thảo không hiểu rơ quá tŕnh xâm canh xâm cư của họ nên họ mới lọt vào bẫy của Trung Quốc.

NV: Những biến chuyển vài ngày gần đây khi hạm đội Hoa Kỳ ghé thăm Đà Nẵng và Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố không đứng bên ngoài nh́n Trung Quốc lũng đoạn Biển Đông. Những sự kiện như vậy có làm cho Việt Nam vững niềm tin hơn khi thương thuyết với Trung Quốc?

Nguyễn Trọng Vĩnh: Dĩ nhiên đây là tín hiệu hết sức đáng lạc quan v́ ít ra Việt Nam cũng an tâm rằng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông sẽ dễ dàng hơn cho Việt Nam. Tôi dám tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ nổi giận và sẽ có thái độ phản kháng. Chúng tôi nghĩ rằng Mỹ phải làm mạnh hơn nữa mới giảm được ư đồ bá quyền của Trung Quốc được.

NV: Xin cám ơn ông.

Lữ Tống (Người Việt) phỏng vấn Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: