Dalat 1968.
Rời khỏi quân Trường Thủ Đức vào giữa tháng 10, cuối tháng đó tôi đă có mặt ở Dalat để tŕnh diện tại Trường Vơ Bị Quốc Gia với chức vụ Giáo Sư Kinh Tế.
Qua tháng 11, mùa Đông ở vùng này, người bạn gái tôi quen ở trường Luật từ nhiều năm trước, lúc bấy giờ làm việc tại Sài G̣n, cùng với cô em gái lên thăm tôi.
Hai chị em ở lại đấy một tuần lễ. Thị Xă Dalat xem trên bản đồ th́ với các vùng phụ cận,
Ấp này Ấp nọ, trông có vẻ rộng, thế nhưng những khu vục có nhà cửa phố xá xây cất từ sang trọng đồ sộ cho đến “coi đuợc” về mặt xây cất th́ cũng “vầy vậy thôi” chứ chả có thấm tháp ǵ so với thị Xă Đà Nẵng chẳng hạn!
Có những sĩ quan cao cấp trong QLVNCH lên đấy tham dự các lớp học quân sự chuyên ngành chừng dăm bữa nửa tháng đă có lần đùa với tôi rằng những khu phố chính của Dalat, xung quanh chợ Ḥa B́nh, chỉ cần hít một hơi thờ cho sâu, đi giáp hết một ṿng rồi th́ mới cần hít thở b́nh thường trở lại !
Kể như thế là để dẫn đến sự thể là khi người bạn gái của tôi lên thăm th́ chúng tôi thường quanh quẩn nơi khu phố xá trên và dưới chợ Ḥa B́nh, rồi vài đọan quanh bờ hồ Xuân Hương, chỗ có ngôi nhà “Thủy Tạ”, rồi dắt nhau lên mấy ngọn đồi tiếp giáp với bờ hồ,
Từ đấy có thể ngó vè phía Giáo Hoàng Chủng Viện, Viện Đại Học Dalat và khu trường Yersin ở hướng Đông Bắc. Chẳng đi đâu xa hơn như Hồ Than Thở, “Thung Lũng T́nh Yêu”,
… Phần v́ trời lạnh, phần v́ trong ngày có những giờ giấc tôi vẫn phải ra vào quân trường, và chủ yếu cũng v́ khi người ta yêu nhau và có nhau bên cạnh th́ h́nh như cũng chả cần đến ngọai cảnh cho lắm! Đi lang thang đây đó là khi người ta buồn t́nh đời ǵ đầy ḱa!
Gần nhau như thế khoảng một tuần th́ đến ngày tạm biệt. Cô ấy về lại Sài G̣n rồi th́ tôi bắt đầu có những mối băn khoăn lớn.
Quen biết, gần gụi với nhau đă nhiều năm th́ tất nhiên cũng phải nghĩ đến chuyện chừng nào th́ lấy nhau làm vợ làm chồng.
Tôi là đàn ông con trai, năm ấy mới có hai mươi sáu th́ chả có làm sao cả, thế nhưng người ta là con gái, mà con gái trên hai mươi lăm th́ người ta rất “làm sao” từ cữ tuổi ấy trở đi!
Trước kia c̣n quanh quẩn với nhau ở Sài G̣n th́ không nói làm ǵ, nhưng bây giờ đă là một sự “đôi ngả đôi ta” về mặt khoảng cách; và tôi lúc ấy cũng đă bắt đầu suy nghĩ cho thật kỹ về kế họach nhà trường gửi các Giáo Sư của ḿnh đi ngọai quốc du học.
Không phải tu nghiệp mà là du học, bởi tŕnh độ giảng dạy cho Sinh Viên Sĩ Quan về mặt văn hóa trong bốn năm đă tương đuơng với bậc Đại Học trong toàn quốc.
Những ngày như thế th́ chiều đến, sau giờ làm việc ở quân trường, tôi mới bắt đầu lang thang ở những quán cà-phê nổi tiếng phía bên trên khu chợ Ḥa B́nh!
Bắt đầu lang thang đến khu nhà “Thủy Tạ” ven hồ. Bắt đầu lang thang lên mấy ngọn đồi giáp ranh với bờ hồ, nh́n ngang ngó ngửa giữa trời mây non nước trong tư thế “trầm ngâm”.
Lúc bấy giờ đă qua tháng Mười Một trong năm. Có nghĩa là ban ngày trời dă lạnh th́ đêm đến lại lạnh hơn, và sương sớm hay sương khuya cũng dày đặc hơn.
Một đêm như vậy, tôi trở về khu Cư Xá dành cho Sĩ Quan Độc thân là cái Khách Sạn Thủy Tiên II mà chính phủ đă trưng dụng!
Người cùng pḥng với tôi là một anh Kỹ Sư Điện mà trùng hợp thế nào trước đấy cùng chung Đại Đội với tôi ở Thủ Đức, cùng về tŕnh diện một ngày với tôi ở quân trường, được bổ nhiệm làm Giáo Sư trong Khoa Điện, rồi cũng lại đuợc sắp xếp cho ở cùng pḥng với tôi tại khu Cư Xá Sĩ Quan!
Suốt mấy tuần liền anh ấy mất ngù triền miên. Hỏi lư do th́ khai ra rằng “v́ nhớ cô bồ ở Sài G̣n”.
Tôi hỏi :”Thương nhau nhiều không ?”
Đáp :”Tụi tôi thương nhau lắm! Trước sau ǵ cũng lấy nhau!” Tôi nói :”À, thương nhau và gắn bó với nhau cỡ đó rồi có mất ngủ th́ ít ra cũng c̣n có lư“!
Vậy th́ nếu như anh bạn cùng pḥng có mất ngủ v́ nhớ người yêu th́ riêng tôi lại chả có sao cả, tôi vẫn ngủ b́nh thường !
Bây giờ nh́n lại th́ tôi mới sực nhớ ra là suốt một cuộc đời, dù trong ḥan cảnh nào đi nữa tôi cũng không bị chứng mất ngủ.
Kể cũng lạ! Có điều là khi nào “trâm ngâm” hay “tư lự” th́ tôi “trầm ngâm”, “tư lự”
. Nhưng b́nh thường ra th́ tính tôi thích trào lộng. Một hôm như thế, tôi hỏi anh bạn cùng pḥng :
”Này ! Cậu thương cô bồ của cậu như thế!
Nhưng cậu có chung t́nh với cô ấy không?”
Đáp :”Chung chứ sao lại không chung?”
Tôi hỏi:”Anh em đàn ông con trai với nhau tôi hỏi thật: Vậy chứ có bao giờ cậu nằm mơ thấy ḿnh giao du thân mật với một người con gái khác hay không ?”
Bấy giờ đến lượt anh ta trâm ngâm vài giây nhưng rồi gật gù, trả lời :”Cũng có!” Tôi nói :”
! Thế th́ có khi nào cậu nghĩ rằng cô bồ cậu thương nhớ đến mất ngủ hàng đêm th́ có khi chính những đêm cậu mất ngủ cô ấy lại mơ dung dăng dung dẻ với một anh nào khác?”
Anh bạn cùng pḥng nh́n tôi đăm đăm, nói hấp tâp :”Ờ nhỉ? Ờ nhỉ?.
Rồi với nét mặt cau có:
”Nhưng ông ăn nói cái kiểu ấy th́ tôi lại càng thức trắng đêm thêm!
“ Tôi đâm chột dạ v́ h́nh như ḿnh có sơ hở điều ǵ đấy cho nên vội vàng trấn an anh bạn :
”Ấy chỉ là giả thuyết thôi cậu ạ!
Miễn sau này người ta chịu lấy cậu là đuợc, c̣n họ có mơ thấy ai khác th́ tốt hơn cả là ḿnh cứ coi như không biết cho nó khỏe cái tâm thân!”
Anh bạn lại càng cau có :”Đâu có đuợc!”
Không đầy nửa năm sau th́ anh bạn ấy đuợc biệt phái trở về Sài G̣n. Tôi đi du học trở về nước vào năm 73, một buổi chiều đi ngang khu Bưu Điện Sài G̣n, thấy có ai đứng một bên đuờng kêu tên ḿnh ơi ới.
Hai bên cùng băng qua đuờng để tay bắt mặt mừng với nhau th́ đấy không ai khác hơn anh bạn cùng pḥng năm xưa như vừa mới kể.
Người đi bên cạnh anh ấy mà anh ấy giới thiệu là vợ th́ cũng không ai khác hơn cô gái mấy năm xưa khiến anh chàng mất ngủ triền miên ở Dalat!
Trông mặt là tôi nhận ra liền, bởi anh chàng kia để h́nh cô nàng nơi bàn ngủ đầu giường tại căn pḥng của khu Cư Xá Sĩ Quan độc thân của Trường Vơ Bị Quốc gia khi xưa!
Anh Kỹ Sư tên Đức, người bạn tôi vừa kể ở trên là người đầu tiên nghe bài “T́nh khúc mùa Đông” qua tiếng đàn ghi-ta của tôi ngày ấy.
Một đêm, khoảng hai ba giờ sáng tôi chợt thức giấc, lấy giấy kẻ nhạc ra, bật đèn lên để viết các nốt nhạc cho đoạn giữa của bài hát.
H́nh như trong giấc ngủ th́ tâm trí của con người ta vẫn tiếp tục làm việc.
Trọn ngày hôm sau, dù là đi đâu hay đang làm ǵ th́ đầu óc tôi cũng cứ quanh quẩn với phần lời hát.
Khuya đến, tôi ngồi chép lại toàn bộ lời hát như trong ngày ḿnh đă tạm coi như ưng ư.
Xong rồi th́ lôi đàn ra đàn từ đầu đến cuối để coi xem lời hát và giai điệu đi với nhau ra sao.
Ở giường phía bên kia, anh bạn cùng pḥng nằm nghiệng, một tay chống cằm, lắng nghe.
Nghe xong th́ anh ta ḷ ḍ buớc đến bên cạnh tôi, cầm bản nhạc lên đọc lời và yêu cầu tôi đàn lại cho anh ta nghe!
Nghe xong anh ta kết luận :
”Thế này th́ ông lại càng làm tôi nhớ cô bồ của tôi thêm nữa! Ở chung pḥng vói ông thật là tai họa !”
Cách đó ít ngày tôi gừi bài hát cho Mai Hương ở Sài G̣n. Mai Hương là người đầu tiên hát bài này trong ban nhạc của Nhật Trường bên Đài Quân Đội.
Sau Mai Hương th́ đến phiên Nhật Trường hát . Nhật Trường hát xong rồi th́ t́m người liên lạc với tôi để xin đuợc xuất bản!
Ngày Nhật Trường lái chiếc xe “Simca 1000” đến tận nhà tôi ở ngôi biệt thự thuộc khu An Phú, trên đuờng đi Thủ Đức, để giao tận tay cho tôi mấy chục bản đặc biệt, để có dấu mộc và chữ kư của tác giả,
Th́ ít hôm sau tôi đă lên máy bay Boeing rời khỏi nước, đi du học.Người vợ của tôi lúc ấy, và cả cho đên bây giờ, là nhân vật nữ trong bài “T́nh khúc mùa Đông”.

Thanh Trang
2008