Thằng Huynh đang mơ màng. Nó thấy con Thúy đang mỉm cười nh́n nó. Thúy học cùng lớp mười một với Huynh. Trong lớp, Thúy vừa giỏi vừa xinh. Mấy đứa học sinh con trai đứa nào cũng ngắm nghé. Hôm trước, cô giáo chủ nhiệm sắp xếp lại chỗ ngồi cho học sinh trai, gái ngồi lẫn với nhau. Không hiểu làm sao Huynh lại bị xếp ngồi bàn cuối lớp. Thằng Dũng, trưởng lớp và là bí thư đoàn của trường, lại được xếp ngồi cạnh Thúy, bàn trên cùng. Huynh giận lắm. Nó nghi có điều ǵ mờ ám. Cũng như đầu năm học, khi trường kêu gọi học sinh t́nh nguyện đăng kư nghĩa vụ quân sự, chống quân bành trướng Trung Quốc, Dũng là người t́nh nguyện đầu tiên. Theo gương Dũng, một số đứa cũng t́nh nguyện. Nhà trường ầm ĩ làm lễ tiễn quân. Chỉ tháng sau, Huynh lại thấy Dũng trở lại học b́nh thường. C̣n mấy anh chàng kia th́ đi biệt tăm. Rồi Thúy trở nên dạn dĩ hơn, lại ngồi ngay cạnh Huynh. Không biết nói ǵ, Huynh đưa tay lên tính vuốt mái tóc của Thúy. Tự nhiên con Thúy lấy tay đẩy mạnh vai của Huynh, làm nó chới với mất thăng bằng. Cái đẩy làm Huynh giật ḿnh, tỉnh giấc. Nh́n lên, Huynh thấy chị Hai của nó, đang vén mùng, nói như hét vào tai:” Huynh, dậy đi, đi đón má nè.” Huynh nh́n ra hướng cửa sổ. Trời c̣n sớm lắm, mặt trời vẫn chưa lên. Bây giờ gần Tết, trời trở lạnh, thằng Huynh chỉ muốn quấn chăn mà nướng thêm giấc nữa, mà mơ tiếp về Thúy. Chị Hai nó đâu chịu để yên, càng lay mạnh hơn.
Mỗi sáng sớm thứ bẩy là hai chị em Huynh chở nhau bằng chiếc xe đạp cũ, ra bến xe để đón mẹ mang hàng về. Những chiếc xe đ̣ hàng đến từ các tỉnh miền đông và cao nguyên chật đầy người. Hàng hóa trong những giỏ cần xế chất đầy, ngổn ngang trên nóc. Bến xe là một băi đất trống cách nhà Huynh không xa. Ở đó, đầy những đứa trẻ bụi đời trực sẵn, chờ bạn hàng nào không để ư là nhào vào cướp giựt. Thế cho nên hai chị em Huynh cứ phải ra bến đón, rồi phụ mẹ ḿnh giở hàng và thuê xe chở về. Hàng mà không chở đi sớm, trước khi các anh công an địa phương ra băi kiếm chuyện, th́ không khỏi phải trả tiền măi lộ. Sau ngày mất nước, ba của Huynh tuy là thầy giáo, nhưng lại thuộc dạng sĩ quan biệt phái, nên người ta bắt đi học tập cải tạo. Kinh tế gia đ́nh càng ngày càng kiệt quệ. Lúc đầu mẹ Huynh c̣n bán đi những thứ xa xỉ để lấy tiền sống, cộng thêm phần tiếp tế cho chồng. Nay cái tủ lạnh, mai cái tv. Một lần ra khỏi trường, đi ngang chợ Bà Chiểu, Huynh thấy mẹ nó đang mặc cả với bạn hàng, để bán những bộ quần áo sĩ quan cũ bằng kha ki của ba nó. Huynh tần ngần lại gần., thấy thương mẹ ḿnh qúa. Bà ngồi đó, móm mém, c̣m cơi, vầng trán hằn lên những vết nhăn. Tuổi mẹ mới ngoài bốn mươi mà mái tóc đă trộn lẫn hai mầu. Trông thấy Huynh, mẹ không khỏi ngượng ngập Được một lúc, mẹ Huynh buồn buồn khẽ nói:” Thôi con về trước đi, rồi má về.” Có một lần, cô giáo lớp văn cho đề tài viết trong lớp về các phụ nữ Việt Nam anh hùng. Nguyễn thị B́nh, Vơ thị Sáu, Lê thị Hồng Gấm. Huynh đặt bút xuống viết, bắt đầu bằng hai chữ “mẹ tôi.”
Chiếc xe đ̣ quen thuộc rẽ vào bến. Hai chị em Huynh tất tả dắt xe đạp chạy lại. Bạn hàng đổ xuống, kêu ơi ới lên anh lơ xe lúc đó đă nhanh nhẹn trèo lên nóc bốc hàng. Người xuống gần hết mà hai chị em Huynh chẳng thấy mẹ ḿnh đâu. Chợt nghe tiếng gọi, hai chị em quay lại, th́ thấy thím Tư, người đi buôn cùng tuyến đường với mẹ Huynh. Thím Tư nói mẹ Huynh phải ở lại trên Lâm Đồng, măi qua Tết mới về được v́ phải chờ hàng và chuyến xe. Thím Tư đưa cho chị Hai một ít tiền mẹ gửi, mẹ c̣n kỹ càng dặn chị ở nhà c̣n con gà trống làm thịt mà cúng ông bà đêm giao thừa. Từ khi mẹ Huynh theo thím Tư đi buôn, lúc đầu ở chỗ gần như Gia Kiệm, Long Khánh, rồi xa hơn như Đà Lạt, Bảo Lộc. Chuyện mẹ không có nhà trở nên b́nh thường. Chị Hai miễn nhiên trở thành người mẹ thứ hai của Huynh và mấy đứa em. Trên đường về chị lẩm nhẩm tính toán những ǵ cần tiêu trong thời gian mẹ vắng nhà. C̣n Huynh th́ cảm thấy bồi hồi v́ Tết này gia đ́nh ḿnh không được đầy đủ.
Ngày xưa, cứ mỗi lần Tết đến, nhất là ngày giao thừa là ḷng Huynh cứ thấy nao nao, như đang trông chờ một điều ǵ trọng đại xắp xảy ra. Có lẽ sự mong chờ ấy đă ăn sâu vào tiềm thức của tất cả người Việt Nam. Bắt đầu bằng việc sửa soạn cho ngày Tết; đi chợ Tết, mua sắm quần áo Tết.Trong nhà trưng bày những cây quất, cành đào, cành mai, hoa nở rộ. Tối ba mươi, đi lễ về, cả nhà quay quần chờ đón giờ giao thừa. Đúng nửa đêm, bật đài phát thanh nghe bài “Ly rượu mừng,” chan ḥa cùng tiếng chuông chùa, chuông nhà thờ vang vọng xa xa. Rồi thức ăn dọn lên sau tuần nhang cuối, có bánh chưng, thịt kho, chè kho, dưa món. Đặc biệt c̣n có con gà luộc miệng ngậm nụ hoa vạn thọ. Tuần tự con cháu chúc tết bà nội, ba mẹ để được tiền ĺ x́. Xong màn ĺ x́ , anh chị em quay ra chơi bầu cua, thắng thua căi nhau ơi ới.
Buổi trưa ngày ba mươi, trước khi chạy sang bên Bác, chị Hai dặn Huynh bắt con gà nuôi sau vườn, buộc chân lại, nấu nồi nước sôi, đợi chị về cắt cổ, làm thịt. Dạo sau này, mẹ Huynh quen nuôi sẵn một con gà, con vịt dành khi có giỗ, có chạp. Cái chuồng gà cũng do tự mẹ Huynh đóng. Là con trai lớn mà Huynh chỉ biết “làm thợ vịn” cho mẹ đóng chuồng. Có điều là mẹ Huynh chỉ nuôi gà trống, v́ sợ gà mái hay gáy gỡ. Mẹ Huynh kể lại khi chị Nga được ba tuổi, đang lên cơn sởi. Tới nửa đêm tự nhiên con gà mái nhà nuôi cất tiếng gáy, chạy ra bắt không kịp. Ngày hôm sau, chị Nga lên cơn sốt cao lắm, vào đến nhà thương th́ mất. Mẹ Huynh cứ ân hận măi.Tính Huynh không thích nuôi súc vật. Nhiều đêm khó ngủ, gần sáng chợp mắt được một tí, mà bị đánh thức bởi tiếng gà gáy sáng th́ thật là giận đời biết mấy! Dạo này trớ hay mưa, lâm râm thôi cũng đủ lạnh, và làm cho đất vườn trơn ướt. Huynh xoa xoa hai tay vào nhau, rồi cẩn thận mở chốt cửa chuồng gà. Mùi ẩm mốc quyện với mùi xú uế của chất thải làm Huynh choáng ngộp. Nó tḥ tay vào chuồng, nắm được hai chân của con gà. Dường như cảm nhận được giờ tận số của ḿnh, con gà trống chống trả giữ lắm, hai cánh đập, hai chân co giật liên tục. Huynh bước lùi lại. Chân nó trượt lên một khoảnh đất trơn, người chới với té về phía sau. Huynh buông con gà trống ra, dùng hai tay để đỡ lấy người. Được tự do, và chỉ cần vài lần đập cánh, con gà đă bay vượt qua cái hàng rào. Sau vài phút ḥan hồn, Huynh đứng dậy, đáy quần bê bết bùn lẫn đất. Nó vội mở cửa hàng rào, nh́n dáo dác, chẳng thấy bóng con gà đâu. Con gà chạy mất vào cái xóm đằng sau. Vừa đến lúc chị Hai về, chưa kịp dựng xe đạp đă thấy thằng em, quần áo sốc sếch, mặt mày xanh mét, vừa lắp bắp nói:” Chị Hai ơi, con gà mới xổng chuồng chạy vào xóm bên trong rồi.” C̣n vài tiếng nữa là đến giờ giao thừa, hai chị em Huynh chia nhau mỗi người một ngả đi t́m con gà trống. Không dám tự tiện vào nhà người lạ chiều ba mươi tết để hỏi gà mất. Người ta mắng cho chết. Huynh chỉ dám lấp ló ngoài cửa nh́n vào. Giờ này, nhà nào bếp núc cũng đỏ lửa. Huynh tưởng tượng con gà của ḿnh đang chín tới trong một cái nồi nào đó của hàng xóm.
Trên lầu nhà Huynh có một thư viện nhỏ. Những lúc không bạn, nó hay lên moi sách ra đọc, quyển hiểu, quyển không. Ba của Huynh qúy sách lắm. Sau ngày miền Nam mất, người ta bắt hủy hay nộp những tác phẩm văn hóa của chế độ cũ. Nhưng Huynh vẫn thấy những quyển sách “phản động” không suy chuyển nằm trên kệ. Phía bên trên hàng kệ sách là tấm mắt cáo. Nếu leo lên nóc kệ sách, Huynh có thể đẩy tấm mắt cáo và trườn người ra ngoài mái nhà. Mái nhà lợp bằng tôn buổi trưa mà trèo ra đó th́ phỏng cả chân. Chỉ về ban đêm, Huynh mới hay lên ngồi hóng gió mát và nh́n sao. Đêm ba mươi, thành phố lại thiếu đèn, Huynh ngồi trên mái nhà, nh́n ra khoảnh tối đằng trước, ḷng buồn vời vợi. Huynh nhớ bà nội, mới mất năm ngoái. Nhớ lời bà hay dặn ngày Tết đừng ăn chân gà v́ chữ viết sẽ như gà bới. Huynh nhớ ba nó, lần cuối đi thăm nuôi trông ông gầy lắm. Nhớ ngày Tết ba xẻ dưa hấu, luôn miệng khen là dưa năm nay đỏ qúa, dù mầu dưa có nhạt đến đâu. Huynh nhớ mẹ nó, vất vả lo toan trong những ngày Tết. Huynh nhớ đến con Thúy. Nó giận Thúy quá. Tại sao Thúy lại chịu để cho Dũng xếp chỗ ngồi của ḿnh như vậy.