Với những người thân quen, Meyung Robson c̣n được gọi bằng cái tên Việt Nam rất thân mật: Mỹ Dung. Kể về khoảnh khắc đăng quang hoa hậu cách đây gần 40 năm, bà mơ màng: "Khi đó, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất ngành luật.

Một buổi sáng đẹp trời, cô giáo chủ nhiệm đến lớp và nói, sẽ có một cuộc thi sắc đẹp ở Sài G̣n và khuyên tôi tham gia. Tôi đă quyết định thử sức". Giữa một rừng nhan sắc thời đó, với trí tuệ, bản lĩnh của cô sinh viên trường luật, bà đă giành ngôi vị cao nhất. Chiếc vương miện giờ vẫn được bà cất giữ cẩn thận.


Bà từng là Hoa hậu Sài G̣n, sau đó trở thành đặc vụ của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Hơn 20 năm lăn lộn với công việc truy lùng tội phạm nguy hiểm, nay người đẹp đang sống b́nh yên tại Bangkok, Thái Lan trong vai tṛ bà chủ một nhà hàng thuần Việt


Bà Dung là người Việt Nam đầu tiên được làm việc ở FBI.
Ảnh: CNNGo

Con đường từ một hoa hậu Sài Thành trở thành một đặc vụ FBI bắt đầu vào một ngày đầu năm 1975, khi gia đ́nh Mỹ Dung di cư sang Mỹ. Bà theo học ngành luật ở Đại học New York và t́nh cờ quen biết một nhân viên FBI, sau đó xin t́nh nguyện dịch tài liệu cho tổ chức này. Công việc có sức cuốn hút mănh liệt nên bà quyết định gửi hồ sơ xin gia nhập FBI.

"Cứ mỗi sáng thứ hai hằng tuần, tôi lại gọi điện đến Washington chỉ để hỏi: Hồ sơ của tôi đă được duyệt chưa. Thậm chí, tôi c̣n viết thư cho giám đốc FBI thời đó là ngài William Sessions với đề nghị: "Hăy nhận tôi hoặc là không". Tôi đă rất mệt mỏi khi phải chờ đợi suốt 3 năm rưỡi mới được họ chấp nhận hồ sơ vào ngày 29/4/1978", cựu hoa hậu nhớ lại.

Ban đầu, Mỹ Dung chỉ ứng cử vào vị trí phiên dịch viên cho FBI với mong muốn giúp đỡ những người Việt không rành ngôn ngữ tại Mỹ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với luật pháp nước này. Tuy nhiên, FBI đă "chấm" bà với tư cách là một đặc vụ chuyên nghiệp.

Sau khi gia nhập FBI, bà phải trải qua khoá đào tạo 16 tuần khắc nghiệt ở học viện đào tạo tại vịnh Quantico, phía Bắc Virginia. Học viên phải qua một khóa huấn luyện gồm 4 chương tŕnh chính: pháp luật, các phương pháp theo dơi, thẩm vấn, bắn súng và luyện tập thể lực.

Một trong những bài test khắc nghiệt nhất với Mỹ Dung là vượt qua 8.000 ṿng lửa. Đối với một phụ nữ, đó thực sự là một thử thách cam go bởi vừa phải kề súng bên người vừa phải vượt qua ṿng lửa mà không để ḿnh bị thương. Với phần đào tạo bắn súng, bà phải tham gia học bắn trong pḥng, trên không, trong bóng tối, trong sương mù, trên băng tuyết... ở mọi điều kiện và tư thế khó h́nh dung nổi. Trong suốt khóa học, mỗi học viên như bà phải tiêu tốn từ 3.000 đến 5.000 băng đạn các loại.

Sau thời gian đào tạo, Mỹ Dung bước vào nghề bằng những cuộc truy lùng tội phạm triền miên. Không biết đă bao lần bà giáp mặt với những tên tội phạm nguy hiểm, những lần đọ súng khốc liệt trên phố, hay truy bắt và áp giải những tên tội đồ đang lẩn trốn ở nước ngoài về nước.
"Làm đặc vụ của FBI phải thường xuyên đối mặt với cái chết.

Đặc biệt, nếu ra nước ngoài truy lùng tội phạm th́ những rủi ro c̣n cao hơn. Tôi may mắn và thành công một phần v́ được đào tạo chuyên nghiệp, một phần nhờ cái vẻ yếu đuối bên ngoài của một phụ nữ châu Á đă khiến bọn tội phạm mất cảnh giác", bà Dung nói.

Bà cho biết, một trong những thách thức lớn nhất của ḿnh là truy lùng 2 kẻ tội phạm nguy hiểm trong danh sách truy nă quốc tế của FBI. Hai tên này gây án tại Mỹ và quay về Việt Nam lẩn trốn. Vào thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước, giữa Mỹ và Việt Nam chưa kư hiệp định hợp tác, tương trợ tư pháp nên việc truy bắt rất khó khăn. Cả hai tên tội phạm đă bị sa lưới vào năm 1995 và bà là một trong những người đầu tiên làm cầu nối cho việc hợp tác giữa FBI và cảnh sát Việt Nam.

20 năm lăn lộn với nghề đặc vụ, Mỹ Dung được ghi nhận là một trong những phụ nữ xuất sắc của FBI. Nhưng phía sau thành công của nghề nghiệp là trạng thái thần kinh luôn căng thẳng và bị stress cao độ. Ngôi nhà xưa kia vốn là tổ ấm đă bị phủ bóng đen bởi những áp lực của công việc. Mỹ Dung chấm dứt cuộc hôn nhân sau hơn 10 năm chung sống, mệt mỏi với một vụ kiện tụng kéo dài.

Sau đó, bà quyết định bỏ công việc ḿnh gắn bó mấy chục năm để đi t́m sự thanh thản, yên b́nh trong cuộc sống ở Bangkok, Thái Lan vào năm 1999. Chọn một vị trí khá đẹp và lăng mạn trên đường phố Sukhumvit, bà và con gái Xuân Mai mở một nhà hàng chuyên các món ăn Việt Nam.

Bà chủ quán giờ đă bước sang tuổi 57 nhưng nhan sắc vẫn mặn mà. Thi thoảng, có khách đến nhà hàng thưởng thức các món ăn và hỏi về gốc gác, Mỹ Dung thường mỉm cười với câu nói đầy ẩn ư: "Tôi mang hộ chiếu Mỹ nhưng là người có tâm hồn thuần Việt".


Bà Mỹ Dung cùng cô con gái Xuân Mai.

Bài phỏng vấn của VOA

VOA: Xin chào bà Mỹ Dung, thưa bà, được biết bà từng là hoa hậu Việt Nam thời thập niên 1970, vậy bà c̣n nhớ ǵ về cái thời hào quang đó không ạ?

Bà Mỹ Dung: Năm 1970, khi mà tôi c̣n đi học th́ có cuộc thi áo dài mà có bà phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm trao giải. Ngày xưa, trong lúc chiến tranh th́ có làm hoa hậu chính thức ǵ đâu (cười), cho nên tôi được cái bằng hoa hậu áo dài đó.

VOA: Bà gia đ́nh sang Mỹ định cư, và sau đó bà đă trở thành người gốc Việt đầu tiên làm đặc vụ FBI, công việc đó được cho là một công việc khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ, tại sao bà lại quyết định làm cho FBI? Có lư do ǵ đặc biệt không thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Tôi cũng đă nói nhiều lần với những người khác và các bạn khác. Cái lư do mà tôi muốn vào FBI là tôi chỉ muốn vào một cái tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ để giúp những người Việt Nam tị nạn ở Hoa Kỳ khi mà họ gặp phải vấn đề khó khăn về luật pháp, đó là vấn đề thứ nhất.

Thứ hai, là tôi cũng muốn đền đáp cái công ơn mà nhân dân Hoa Kỳ đă cho tôi. Khi tôi không nhà, không cửa th́ người ta cho tôi một chỗ đứng, thành ra tôi cảm thấy là muốn trả ơn như vậy đó. C̣n về vấn đề nguy hiểm hay không th́ tôi nghĩ mỗi người đều có số mạng hết. Thường th́ những ǵ mà tôi sợ nhất th́ tôi lại cố gắng làm để hết sợ. Đó là tùy theo người thôi.

VOA: Có vụ án nào nguy hiểm đến tính mạng mà bà nhớ nhất không?

Bà Mỹ Dung: Những cái đó th́ hiện tại không có tiện để nói nhiều v́ tôi chưa có xin phép FBI. Muốn nói những chi tiết đó th́ cần phải được phép.

VOA: Thế c̣n những khó khăn và thách thức mà bà gặp phải khi c̣n là đặc vụ của FBI th́ sao thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Khó khăn th́ rất nhiều v́ thứ nhất ḿnh là phụ nữ; thứ hai ḿnh là thiểu số; thứ ba là cản trở về ngôn ngữ và những khác biệt về văn hóa giữa người Việt Nam và người Hoa Kỳ. Thành ra khi tôi vào th́ có rất nhiều khó khăn, v́ không có người nào đi trước để mà dẫn đường cho ḿnh, ḿnh là người đầu tiên mà.

Đó về mặt nghề nghiệp, c̣n về mặt cá nhân và gia đ́nh th́ lại càng khó khăn nữa, v́ lúc đó là chồng ngày xưa (bây giờ đă ly dị rồi) th́ phải đi học làm bác sĩ, thành ra tôi ở nhà phải lo lắng nhiều vấn đề, rất nhiều vấn đề.

VOA: Vậy sau khi về hưu tại sao bà lại chọn sang Thái Lan sinh sống?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, tôi được chuyển sang Thái Lan để làm việc cho sở FBI tại sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok. Sau khi làm việc xong 5 năm cuối th́ tôi về hưu. Rồi lúc đó hai đứa con đang học ở trường quốc tế th́ tôi không muốn dọn đi để cản trở việc học của nó. Thành ra tôi ở lại luôn để cho con học hết trung học, rồi lúc đó lại ly dị chồng nữa, nên mất nhà, mất cửa, và lại một lần nữa không chỗ đứng nữa, nên lại di cư một lần nữa, v́ vậy tôi định cư ở Thái Lan luôn.

VOA: Dạ, c̣n về lư do mở nhà hàng th́ sao ạ? Từ một nhân viên đặc vụ FBI rất là mạnh mẽ, sao bà lại chuyển sang một lĩnh vực rất nữ tính là nấu ăn và mở nhà hàng?

Bà Mỹ Dung: (Cười) Tôi chưa bao giờ tự khen ḿnh là thiếu nữ tính hết. Nữ tính th́ lúc nào cũng có, mà mạnh mẽ th́ chỉ là bề ngoài thôi. Thực ra cái việc nấu nướng là một phương thức để tĩnh tâm và quên hết mệt mỏi. Sau một ngày làm việc căng thẳng th́ ḿnh về nhà th́ cái niềm vui sướng nhất của tôi là vào bếp và bỏ hết đằng sau những chuyện trong ngày để mà chỉ lo nấu nướng cho các bạn, gia đ́nh và các con để cho nó vui vẻ, th́ đó là cái niềm hạnh phúc gia đ́nh của tôi từ xưa tới giờ đó.

VOA: Thế món ǵ là món đặc biệt nhất ở nhà hàng Xuân Mai thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, hồi ngày xưa mới mở cách đây 5 năm th́ chỉ có 10 món thôi, nhưng mà bây giờ nhiều khi khách họ yêu cầu, với lại nhiều khi tôi nấu món cũ lại thấy nhàm chán, thành ra cứ soạn ra món mới là khách họ thích họ kêu ḿnh giữ lại. Bây giờ tất cả có 70 món. Đặc biệt nhất là món passion fruit creme brulee, là đồ ngọt đựng trong trái dừa non, rất là ngon.

VOA: C̣n vào lúc đông khách th́ thường nhà hàng ḿnh có bao nhiêu thực khách ạ?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, hôm tối thứ Bảy, 44 người khách họ bước vào cùng một lúc chỉ trong ṿng có 5 phút, mà nhân viên th́ chỉ có 4 người và tôi nữa là 5 người, rất là chật vật.

VOA: Vậy là công việc kinh doanh của bà rất thành công ở Bangkok phải không ạ?

Bà Mỹ Dung: Cái đó là nhờ trời thôi, với lại khách hàng quen họ cứ đến từ 5 năm nay, đi đâu họ cũng nhớ món ăn Xuân Mai họ trở về hết. Cái đó là điều mà tôi rất hănh diện.

VOA: Khách hàng chủ yếu là người nước nào ạ, người Việt, người Thái hay người nước ngoài ạ?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, cộng đồng người Việt bên này không được chặt chẽ lắm, nên khách hàng chủ yếu là người Thái và người nước ngoài thôi ạ.

VOA: Bà là một phụ nữ rất thành công cho dù bà làm ở bất cứ ngành nghề ǵ, vậy bà có bí quyết ǵ để thành công như vậy, bà có thể chia sẻ với những người phụ nữ khác được không thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Cái bí quyết nhất là thật t́nh ḿnh làm cái ǵ là ḿnh làm từ trái tim ra th́ người ta rất là cảm kích. C̣n ng̣ai ra chẳng có bí quyết ǵ, kể cả việc nấu ăn là tôi chưa từng học hỏi cách nấu nướng của ai cả, cứ nhớ những món ngày xưa ḿnh được ăn lúc ḿnh c̣n bé tí xíu ở Việt Nam. Rồi sau, lần đầu tiên tôi đi về Hà Nội là năm 1995, đó là lần đầu tiên trong đời tôi đi ra xứ Bắc th́ cũng như là một nước ngoại quốc. Cũng như trong mơ thôi, thấy món ǵ cũng thích, cái món mà tôi thích nhất là bánh cuốn

Các bà các cô mà ngồi bên lề đường mà tráng bánh cuốn mà ḿnh xin học th́ không ai cho học, đợi tới 5 năm cứ mỗi lần đi ra Hà Nội là cứ học xem họ tráng bánh cuốn. Bây giờ th́ tráng rất là ngon rồi.

VOA: Xin cảm ơn bà Mỹ Dung đă dành cho đài VOA cuộc tṛ chuyện này.

* Source: http://tinhamburg.blogspot.com/2011/...ac-vu-fbi.html