Results 1 to 4 of 4

Thread: San Jose đón giao thừa với không khí kém tưng bừng hơn mọi năm..

  1. #1
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    San Jose đón giao thừa với không khí kém tưng bừng hơn mọi năm..

    Thursday, 03 February 2011 02:12

    Cali Today News – Đêm giao thừa Tết Tân Măo rơi vào tối thứ tư, rạng sáng thứ năm, có nghĩa là vào ngày đi làm việc, nên không khí Tết tại San Jose có phần ít tưng bừng hơn mọi năm. Hầu hết người đi làm cho các công sở Mỹ và chính quyền vẫn đi làm như thường lệ. Chỉ có những người đi làm cho các thương mại Việt mới nghỉ nhân dịp Tết nguyên đán mà thôi.

    Vào chiều thứ tư, tuy có nhiều pháo nổ, nhất là trong các khu thương mại Việt, thế nhưng, nh́n chung chuyện đốt pháo không tưng bừng như mọi năm.

    Buổi tối giao thừa, địa điểm tập trung sức thu hút sự chú ư nhất tại San Jose vẫn là “ngôi chùa trẻ”. Chúng tôi thường gọi Đức Viên là “ngôi chùa trẻ”, không phải v́ chùa này mới xây dựng, mà chùa này thường thu hút giới trẻ nhiều hơn giới lớn tuổi. Tối nay, trên 2/3 trong số hàng ngàn người đến chùa đón giao thừa chính là giới trẻ, và có khá nhiều người ngoại quốc.

    Các chùa khác th́ hầu hết người đi lễ là người Việt lớn tuổi.

    Cũng như mọi năm, hàng ngàn người đến chùa lễ Phật, cầu nguyện, xin xăm, và hái lộc đầu năm. Nhiều người đến v́ muốn xem đốt pháo, ngắm cảnh và đón giao thừa.

    Nam thanh nữ tú dập d́u kéo đến chật cứng ở “ngôi chùa trẻ” này.
    Tiếng kinh, tiếng cầu nguyện, tiếng pháo nổ,… làm vang đọng cả một khu vực. Tiếng pháo nổ, khói pháo bốc lên cao tạo ra thêm chất tết trong đêm giao thừa.

    Năm nay, gần như không có đốt pháo hoa, pháo thăng thiên, mà hầu hết chỉ là pháo thường. (Qúy độc giả có thể xem phóng sự truyền h́nh Giao Thừa San Jose trên hai websites www.truyenhinhvietna m.tv và www.baocalitoday.com vào trưa thứ năm, giờ California).

    Các chùa khác trong vùng như Bảo Phước, An Lạc,… cũng có đón giao thừa, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều.

    Tất cả các hoạt động Tết đều diễn ra chính yếu vào cuối tuần này với hai lễ hội tết lớn trong vùng.

    Năm nay, gần như chỉ có các cộng đồng Á châu trên các thành phố Hoa Kỳ dọc theo Thái B́nh đón Tết mà thôi, v́ tuyết phủ trên 3/4 lănh thổ Hoa Kỳ, nên hầu hết các nơi khác, nhất là các tiểu bang vùng trung nguyên và các tiểu bang miền đông, đă gặp khó khăn để đón tết v́ thời tiết xấu.

    Ngoài những hoạt động nói trên, các tổ chức quân đội và hội đoàn c̣n có một hoạt động khác thật ư nghĩa là tổ chức lễ thượng kỳ VNCH nhân ngày đầu năm trước toà thị chính thành phố San Jose.

    Nguyễn Dương

  2. #2
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Người Việt ở San Jose tưng bừng đón năm mới, qua cái nh́n của người bản xứ.

    Wednesday, 02 February 2011 08:46

    Cali Today News - Nước non ngàn dặm ra đi, giờ đây nhiều người Việt đang lái xe minivan, uống cà phê Starbucks, nói tiếng Anh giỏi như tiếng mẹ đẻ ở San Jose.

    Nhưng năm nào cũng thế, hễ đến Tết đến là cộng đồng châu Á của vùng Bay Area rộn ràng quay về truyền thống cũ, vốn sẽ bắt đầu từ khuya thứ tư 2/2 khi cả gia đ́nh tề tựu đông đủ đón Giao Thừa.

    Đó là giây phút tượng trưng ư nghĩa nhất để mọi nguời hồi tưởng trọn một năm cũ và mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn, nhiều hy vọng hơn.

    Uyên Nguyễn, người đồng sáng lập OneVietnam Network, ngẫm nghĩ: “Chúng tôi chúc tụng lẫn nhau và ghi nhận công ơn của người khác làm cho ḿnh trong năm qua. Tôi sẽ bay về quận Cam đoàn tụ với gia đ́nh. Đó là cội rễ”.

    Cuối tuần, khu Lion Plaza trên đường Tully Road chật như nêm khi người Việt đi sắm Tết Tân Măo. Từng đoàn múa lân ồn ào biểu diễn trước các hiệu buôn và tiếng pháo đ́ đùng khắp nơi.

    Tony Bạch, cư dân Napa đến khu này sắm sửa cùng với gia đ́nh vui vẻ nói ‘Tết đến rồi!’ Họ có chương tŕnh đón Tết cả ngày ở San Jose với ‘đại gia đ́nh’ cả trăm người.

    Năm nay v́ Mùng Một rơi vào sáng thứ năm 3/2 nên ngaỳ ‘ăn Tết’ thật sự sẽ được dời đến cuối tuần v́ trẻ con c̣n đi học và người lớn c̣n đi làm.

    Bà Hong Ho, cư dân San Jose, cho hay: “Tết năm nay không về VN được th́ ăn Tết ở đây cũng đúng quá rồi!” Đặc điểm dễ thấy của người Việt ở San Jose nhân ngày Tết? Dễ quá, nhà nào cũng đầy các chậu hoa tươi và đầy thực phẩm truyền thống nhiều thứ.

    C̣n quên chứ, Tết c̣n có nghĩa là các phong bao màu đỏ “Ĺ X́” cho trẻ con mà người lớn cũng đ̣i ‘ăn theo’ cho hên và Mùng Một nhớ cử, đừng có ‘xông nhà’ người ta, v́ ngày đó là ngày của Gia Đ́nh Hội Họp Đầm Ấm!

    Trường Giang (nguồn SJMN)

  3. #3
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    264
    Năm nay tớ "trụ" ở nhà
    Gọi phone bạn hữu cùng à (are) at home,
    Đi đâu cũng phải chăm nôm,
    Xét ḍ tổ chức ai c̣m (come) over there?
    Ôi thôi đủ hạng ṭ te
    Thôi th́ tết nhứt đâu ke (care) ra ngoài,

    Trần Bài

  4. #4
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    570

    Về Quê Ăn Tết.

    Tuesday, 01 February 2011 23:25

    Bất cứ một người Việt nào hiện đang sống ở hải ngoại khi nói đến về quê ăn Tết hẳn lại nghĩ ngay đến quê nhà ở Việt Nam.

    H́nh ảnh ngày Tết quê hương là h́nh ảnh của kư ức, vô cùng đầm ấm và đẹp đẽ. Nhưng nhiều khi chúng ta bị kư ức đánh lừa.

    Thật khó quên những ngày Tết của thời xa xưa cũ. Chỉ những màu sắc cũng đủ làm chúng ta ngây ngất. Tết ở Sài G̣n có thể thiếu cái lạnh nhưng được thay thế bằng những bông mai vàng chen lẫn dưa hấu đỏ. Chợ hoa Nguyễn Huệ xinh đẹp nhưng hiền ḥa không hào nhoáng và những hàng bánh mứt của chợ Sài G̣n được bày biện như những tác phẩm nghệ thuật.Và chính những h́nh ảnh đó đă khiến nhiều người Việt t́m về quê ăn Tết.

    Tôi đă gặp nhiều người t́m về quê ăn Tết và mỗi người đều trở ra với một niềm thất vọng.

    Một ông bạn kể lại là mỗi năm đi xem chợ hoa Phước Lộc Thọ lại nhớ đến chợ hoa Nguyễn Huệ. Ông bạn tôi bảo là ở chợ hoa Phước Lộc Thọ những loại cây hoa thật đẹp nhưng vẫn làm cho ông nhớ chợ hoa năm nào v́ hoa Cali khác hoa Sài G̣n. Ông thèm cành mai vàng thật sự. Hoa Lan đẹp thật nhưng hoa Lan không thay được cho những chậu cúc đủ loại. Ngay cả đến chậu quất Cali cũng không giống chậu quất quê hương.

    Sau nhiều năm ao ước, năm ngoái ông t́m về Sài G̣n ăn Tết và vỡ mộng. Chợ hoa Nguyễn Huệ nay đă trở thành Đường hoa Nguyễn Huệ. Ḷe loẹt, quê mùa, nửa tây nửa ta, phần trưng bày cây cảnh được mệnh danh là đường hoa Nguyễn Huệ làm ông sững sờ. C̣n đâu chợ hoa ngày xưa mà ông thèm muốn. Dĩ nhiên Sài G̣n vẫn có chợ hoa, nhưng chợ hoa Nguyễn Huệ mà ông yêu mến đă không c̣n nữa.

    Bà chị chồng tôi kể lại là năm trước cũng đem con cái về ăn Tết ở Việt Nam. Bà đă cố lập chương tŕnh để sao cho đến ngày 30 Tết về đến Hà Nội. Tối Giao Thừa, bà cùng mấy cô con gái và gia đ́nh t́m ra đường tính theo dân Hà Nội đi lễ. Vừa ra đến đường, cảnh rối loạn của một thành phố không biết đến kỷ luật giao thông đă làm bà hoảng sợ. Mấy mẹ con đứng tần ngần măi không dám qua đường. Sau cùng, một ông đứng tuổi, giọng nói thanh tao của người Hà Nội cũ, thấy thương t́nh chỉ bảo "Các bà cứ đi, họ sẽ tránh. C̣n cứ chờ th́ chẳng bao giờ sang đường được đâu."

    Đánh bạo, mấy mẹ con dắt díu nhau qua đường, chờ chực măi mới đón được một cái taxi để đến chùa Trấn Quốc. Ngôi chùa cổ kính nằm bên hồ Tây không đông khách bằng Phủ Tây Hồ nhưng cũng chật người. Mặc dầu lúc đó vừa quá nửa đêm sang năm mới, vườn cây cảnh của chùa đă bị vặt sạch, trông tiêu điều như mới trải qua một cơn băo. Hỏi ra mới biết khách thập phương đă "hái lộc" trụi hết. Buồn rầu mẹ con trở về khách sạn.

    Sáng mồng một, đường sá vắng hoe, không người đi lại. Thành phố bẩn thỉu dơ dáy nhưng trống trơn, chỉ có những người phu vệ sinh đang thâu dọn băi chiến trường. Đi quanh quẩn không t́m được đến một tiệm phở, mẹ con bà chị chồng tôi đành trở về khách sạn. Cái Tết quê hương trở thành một cơn ác mộng. Và ngày Tết lại càng làm cho họ cảm thấy ḿnh chỉ là người khách lạ chứ không phải trở về quê hương.

    Một người bạn khác cũng thèm nhớ hàng năm vẫn theo mẹ đi lễ lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt. Năm vừa qua bà bạn đă t́m về Sài G̣n để viếng Lăng Ông đêm Giao Thừa. Hồi xưa, người đi lễ đă đông, bây giờ người đi lễ c̣n đông hơn nữa. Hương khói nghi ngút ngập trời, đoàn người như nước lôi cuốn người ta không sao cưỡng được. Ngoài nhang đèn, số người làm ăn kinh doanh c̣n mang theo nhiều lễ vật hậu hĩnh để cầu tài lộc. Con heo quay nằm trên mâm xung quanh đầy tiền giấy cúng sao khó coi quá. Chen chúc một hồi, bạn tôi cũng bị đoàn người đẩy vào đến cửa lăng.

    Ngạc nhiên nh́n cánh cổng sơn phết lại sao màu mè hơn ngày xưa. Vào đến bên trong, đoàn người đi vào nhập vào đoàn người đi ra, mạnh tay mỗi người tha hồ bẻ cây cối. Bên trong lăng, nơi xin xăm người ta đứng ṿng trong ṿng ngoài, người nọ lạy người kia vái, tiếng xúc xăm ồn ào nhức óc. Xăm xin xong lại phải ra ngoài nhờ thầy giải đoán. Hàng loạt các ông thầy chực sẵn, lăm le chỉ bảo. Sợ quá, bà bạn tôi bỏ ra sau để thắp nén hương trên phần mộ của Tả Quân và Phu nhân rồi vội vă bỏ về.

    Một người bạn nữa lại thèm những món ăn ngày Tết ở quê nhà. Ông ta cứ cả quyết là miếng mứt măng cầu ở Sài G̣n ngon hơn, không ngọt lự như mứt ở Cali. Ông c̣n khẳng định dưa đỏ th́ chỉ có dưa đỏ ở Việt Nam mới ngọt và mát rượi. Ông nhớ đến đ̣n bánh tét, đĩa dưa lỗ tai heo, miếng củ kiệu và những con tôm ngọt lịm để nhâm nhi ba xị ngày Tết. Ông chê những thứ này ở Cali không ngon bằng. Năm nay ông t́m về Việt Nam ăn Tết. Khám phá đầu tiên của ông là dưa đỏ Việt Nam bây giờ thua dưa đỏ Cali v́ bón phân hóa học quá nên xốp mà không ngọt. Dưa tai heo không gịn, củ kiệu có vẻ như có mùi hóa chất c̣n con tôm khô cho đĩa đồ nhắm giờ đây trông cũng đỏ đẹp như xưa nhưng cắn vào th́ lạt nhách.

    Trong khi đó hồi năm 2005 tôi có dịp ghé Cali ăn Tết. Bầu không khí nhộn nhịp không thua ǵ ngày Tết quê hương. Tiếng pháo nổ gịn khác hẳn với sự im lặng của cái Tết Việt Nam v́ ngày nay pháo bị cấm. Chợ hoa Phước Lộc Thọ vui vẻ, ồn ào, không khác ǵ chợ hoa Nguyễn Huệ.

    Trong khi đang đi ở chợ hoa, tôi gặp một gia đ́nh từ Âu Châu sang Cali ăn Tết. Ông bà này kể lại là sau khi về Việt Nam vỡ mộng quá, bây giờ cứ vài năm lại t́m sang Little Saigon để hưởng cái Tết quê hương. Ông tâm sự "Đây mới thực là quê hương của chúng ḿnh. Bên đó bây giờ đă trở thành xứ lạ. Từ thức ăn, tiếng nói, đến phong tục tập quán, ngay cả cách chưng diện, lối đối xử, họ khác ḿnh quá rồi, về bển chỉ thêm buồn. Ấy là chưa kể cứ mỗi lần thấy lá cờ đỏ vẫn c̣n đứng tim."

    Quả dúng là vậy.

    Lê Phan
    Last edited by NguyễnQuân; 04-02-2011 at 12:57 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 18-05-2012, 09:01 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 21-12-2011, 06:38 AM
  3. Replies: 31
    Last Post: 03-02-2011, 11:48 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-01-2011, 01:42 PM
  5. Replies: 4
    Last Post: 24-08-2010, 11:37 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •