Ngọc Trân, thông tín viên RFA

Trong ṿng chưa đầy một tháng, những người dân thuộc thế giới Hồi giáo đă buộc hai lănh đạo độc tài của ḿnh phải ra đi.


AFP
Anh Wael Ghonim, người được coi như đă phần nào kích động cuộc "cách mạng điện tử" qua hệ thống internet và bà mẹ. AFP


Nếu như ở Tunisia, người dân nước này đă phải mất bốn tuần biểu t́nh, gây sức ép, buộc cựu Tổng thống Ben Ali rời khỏi đất nước, th́ ở Ai Cập, chỉ mất hai tuần rưỡi, người dân Ai Cập đă chấm dứt chế độ độc tài Mubarak, cũng bằng những cuộc xuống đường đồng loạt.
Có nhiều nguyên nhân căn bản đă từ lâu khiến cho người dân Ai Cập nổi dậy như, nạn nghèo đói, thất nghiệp, hối lộ, tham nhũng, cũng như việc chính phủ cai trị người dân bằng bàn tay sắt, bóp nghẹt tự do, dân chủ…Thế nhưng đâu là những nguyên nhân gần đă kết thúc nhanh chóng sự nghiệp của một lănh đạo độc tài, cai trị dân Ai Cập trong suốt ba thập niên qua? Mời quư vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân t́m hiểu.

Mubarak thích nghe nói dối

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Mubarak chỉ trong ṿng 18 ngày sau các cuộc nổi dậy của dân chúng, là do người đứng đầu đất nước Ai Cập không được tiếp cận các thông tin đúng sự thật về những ǵ đang diễn ra ở xứ kim tự tháp.
Do không thích nghe những lời trái tai, nên xung quanh ông Hosni Mubarak luôn được bao bọc bởi các cố vấn, mà giới chính trị cho rằng, đó là những kẻ “ba phải”, chỉ nói cho ông ta nghe những điều mà ông ta thích nghe, rằng đất nước Ai Cập đang ổn định, và những kẻ chống lại ông ta chỉ là các “thế lực thù địch” do ngoại bang giật dây, chứ không phải do người dân chống lại ông ta, v́ đă chán ghét chế độ cai trị hà khắc của ông.
Một quan chức cấp cao trong chính phủ Ai Cập nói với báo chí rằng, ông Mubarak đă bị cô lập về chính trị, do ông không có các cố vấn dám nói thật cho ông ta biết chính xác về những ǵ đang xảy ra trên đất nước, và ông Mubarak cũng đă không nh́n xa hơn, ngoài những điều mà ông ta được nghe từ các báo cáo.


Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bị lật đổ. AFP

Ông Mohammed Abdellah, một trong những người sáng lập Đảng Dân chủ Quốc gia của cựu Tổng thống Mubarak, cho rằng, chính phủ này đă lộ rơ yếu kém qua các phản ứng chậm chạp, bởi từ khi những người biểu t́nh bắt đầu xuống đường hôm 25 tháng 1, cả bộ máy chính phủ Ai Cập không có người nào đủ khả năng để xử lư cuộc khủng hoảng chính trị này.

Ông Abdellah cũng cho biết thêm, chế độ Mubarak đă suy tàn cách đây vài năm, khi chính người đứng đầu Ai Cập đă chọn những người “ba phải” làm cố vấn thân cận. Những người này luôn trấn an ông ta rằng, t́nh h́nh chính trị trên đất nước ổn định.

Và ngay cả khi các phụ tá thân cận nhất của ông Mubarak, đưa các lực lượng an ninh đi dập tắt các cuộc nổi dậy ngày càng gia tăng trong dân chúng, ông Mubarak vẫn luôn nhận được các báo cáo từ Bộ Nội vụ rằng, Ai Cập vẫn ổn định và không có ǵ đáng lo.
"Do ông Mubarak đă đánh giá thấp ḷng dân, cũng như ông đă quá tự tin vào “sự ổn định chính trị” từ báo cáo của các cố vấn thân cận, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chế độ Mubarak.

Sụp đổ nhanh v́ cắt internet

Ngoài việc không hiểu đúng ḷng dân, các quyết định sai lầm trong việc đối phó với sự nổi dậy của dân chúng, cũng đă dẫn đến sự ra đi của ông Mubarak càng nhanh hơn. Một trong các quyết định sai lầm mà ông ta đă đối phó với người biểu t́nh đó là, sau khi các cuộc biểu t́nh diễn ra 3 ngày, ông Mubarak ra lệnh cắt mạng internet, bên cạnh việc chấm dứt các mạng điện thoại di động và mạng xă hội.

Trả lời đài truyền h́nh CBS của Mỹ hôm Chủ Nhật vừa qua, anh Wael Ghonim, một thanh niên 30 tuổi, và là biểu tượng của cuộc cách mạng Ai Cập, cho biết:

“Họ không hiểu về mạng xă hội, và họ đánh giá thấp sức mạnh của nhân dân. Vào cuối ngày đó, tôi muốn nói lời cuối cùng của tôi rằng: cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn chế độ ngu xuẩn. Các ông đă làm một điều tốt nhất cho chúng tôi. Các ông đă đánh thức 80 triệu người Ai Cập”.

Anh Ghonim cho rằng, mặc dù internet rất quan trọng để bắt đầu cuộc cách mạng ở Ai Cập vừa qua, thế nhưng việc cắt internet cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự sụp đổ nhanh của chế độ Mubarak. Ghonim đă nói: “Nếu không có mạng xă hội, nó sẽ không bao giờ được châm ng̣i. Bởi v́ tất cả mọi chuyện trước khi cuộc cách mạng xảy ra là điều quan trọng nhất. Nếu không có Facebook, không có Twitter, không có Google, không có YouTube, cuộc cách mạng này sẽ không bao giờ xảy ra”.
Nhưng anh cũng cho biết thêm: “Chặn toàn bộ internet, anh sẽ làm cho người dân thực sự bực tức. Một trong những sai lầm chiến lược của chế độ này là đă ngăn chặn Facebook. Một trong những lư do tại sao họ bị mất quyền hiện nay là do họ đă chặn Facebook.
Tại sao? Bởi v́ họ đă nói với bốn triệu người rằng, họ đang lo sợ cuộc cách mạng này bằng cách chặn Facebook. Họ đă buộc tất cả mọi người, những người đang chờ đọc tin tức trên Facebook, xuống đường. Đó là một phần của cuộc cách mạng này. Cho nên, nếu tôi muốn cảm ơn một điều ǵ đó, hay muốn cảm ơn ai đó về tất cả mọi thứ, tôi sẽ cảm ơn chế độ ngu xuẩn của chúng tôi”.


“Chính họ đă giật sập chế độ”!


Sở dĩ các chính thể độc tài trên thế giới c̣n tồn tại, là do họ nắm được điểm yếu của người dân, đó là sự sợ hăi nên người dân chấp nhận bị cai trị. Một khi người dân không c̣n biết sợ th́ các lănh đạo độc tài sẽ phải ra đi.
Anh Ghonim đă nói với đài CBS như sau: “Khi tôi xuống đường hôm thứ Ba, ngày 25 tháng 1, tôi nói rằng ‘Ồ, nó sẽ xảy ra’. Bởi v́ rào cản duy nhất để người dân nổi dậy làm cách mạng, chính là rào cản tâm lư sợ hăi. Chế độ này tồn tại là dựa trên sự sợ hăi của người dân. Họ muốn mọi người sợ hăi. Nếu anh có thể phá vỡ rào cản tâm lư đó, chắc chắn anh có thể làm một cuộc cách mạng”.
Cũng xin nhắc thêm, kể từ năm 1981, do t́nh h́nh đất nước, ông Mubarak đă ban hành thiết quân luật, cai trị người dân bằng dùi cui và báng súng, thường xuyên bắt giam và tra tấn các nhà bất đồng chính kiến, ban hành luật cấm các cuộc biểu t́nh và đ́nh công, cũng như ra sức bịt miệng báo chí, cấm đưa các thông tin mà chính phủ cho rằng ảnh hưởng đến chế độ.

Hồi tháng 6 năm ngoái, anh Khalid Sayid, 28 tuổi, là một nhà hoạt động trên mạng internet, đă bị cảnh sát Ai Cập đánh chết, khi anh đưa lên
mạng những đoạn video, tố cáo sự tham nhũng của cảnh sát. Và chính sự tàn bạo của cảnh sát Ai Cập, đă làm sụp đổ bức tường sợ hăi trong dân chúng. Cái chết của anh Khalid Sayid đă thúc đẩy hàng trăm ngàn người dân xuống đường, giật sập chế độ.

Lực lượng biểu t́nh tập trung trước 1 xe thiết giáp có trách nhiệm bảo vệ dinh tổng thống Ai Cập. AFP

Anh Ghonim đă nói với đài CBS như sau: “H́nh ảnh của anh ấy sau khi bị cảnh sát giết chết đă làm cho tất cả chúng tôi phải khóc. Anh ấy xuất thân từ tầng lớp trung lưu. Cá nhân tôi đă liên lạc với anh ta. Tôi nghĩ, ‘biết đâu đó có thể là anh hay em trai của tôi’. Và tôi biết cảnh sát Ai Cập. Họ thường hành động như thể họ kiểm soát cả thế giới. Họ sẽ đánh gục anh. Về cơ bản, anh là một người không có quyền ǵ cả. V́ vậy, khi anh ấy qua đời, cá nhân tôi bị tổn thương nặng. Tôi đă quyết định bắt đầu chiến đấu chống lại chế độ này”.

Khi được hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến sự kết thúc nhanh chóng chế độ Mubarak, Ghonim cho rằng chính sự đàn áp của chính phủ đă chấm dứt chế độ. Anh nói: “Chế độ này cực kỳ ngu xuẩn. Họ là những người đă tự chấm dứt chế độ. Họ liên tục đàn áp, đàn áp và đàn áp. Ngay sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đă viết một mẩu tin rằng chúng tôi sẽ thắng, bởi v́ chúng tôi không hiểu chính trị, bởi v́ chúng tôi không hiểu những tṛ chơi bẩn thỉu của họ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi v́ những giọt nước mắt của chúng tôi xuất phát từ trái tim. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi v́ chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi sẽ dành chiến thắng bởi v́ chúng tôi tin rằng nếu có ai đó ngăn chặn giấc mơ của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ nó”. Và chỉ trong ṿng 18 ngày xuống đường của những người dân Ai Cập, của những thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ở đất nước kim tự tháp, đă chấm dứt sự cai trị trong suốt 30 năm của nhà lănh đạo độc tài Mubarak.

Cuộc cách mạng ở Ai Cập thành công không phải do các “thế lực thù địch” chống phá, cũng không phải do “diễn biến ḥa b́nh” từ các chính phủ nước ngoài, mà do những sai lầm trong chính sách cai trị người dân của ông Mubarak, đă làm cho người dân chán ghét chế độ. Và một khi đa số người dân vượt qua nỗi sợ hăi, họ sẽ đứng lên chấm dứt sự cai trị của các nhà lănh đạo độc tài.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...011074219.html