Results 1 to 1 of 1

Thread: Iran Thắng Mỹ 1-0 Tại Iraq? Phải Hỏi Lại Cựu TT Bush!

  1. #1
    nghiep
    Khách

    Iran Thắng Mỹ 1-0 Tại Iraq? Phải Hỏi Lại Cựu TT Bush!

    Sau 7 năm đưa quân vào Iraq, Mỹ chưa thể xây dựng thành công nhà nước như họ mong muốn. Ngược lại, Iran lại mở rộng ảnh hưởng, vượt qua lănh thổ Iraq để tiến vào vùng Cận Đông.

    Mỹ Thua

    Năm 2003, khi phát lệnh tấn công Iraq, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush tuyên bố sẽ xây dựng một chế độ mới ở đây và đó sẽ là ví dụ đầy sức thuyết phục về nền dân chủ tự do mới các nước trong khu vực.


    Tổng thống Mỹ George W. Bush phát lệnh tấn công Iraq.

    Tuy nhiên, 7 năm sau tuyên bố trên, t́nh h́nh Iraq ngày càng xấu. Tới nay, Mỹ mới giúp được 20% người dân Iraq được tiếp cận nước sạch tại nhà, 50% có điện sử dụng hơn 12 giờ mỗi ngày, 30% được tiếp cận các dịch vụ y tế...nhưng khiến 97.000-106.000 người Iraq thiệt mạng.
    Cùng với đó, sản lượng dầu, nền tảng của nền kinh tế Iraq, vẫn chưa trở lại mức trước chiến tranh và c̣n giảm đáng kể do các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, được áp đặt sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên.

    Khoảng 1,8 triệu người Iraq vẫn ở nước ngoài, hầu hết trong số đó trốn sang Syria và Jordan để tránh chiến tranh và quan trọng nhất, hệ thống chính trị vẫn chưa ổn định, chưa đủ khả năng lănh đạo đất nước, ḥa giải mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.

    Giáo sư chính trị ĐH Baghdad là Ibrahim al-Ameri khẳng định: "Bất cứ ai trở thành Thủ tướng mới th́ Iraq vẫn tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng chính trị kéo dài" và thành lập một Chính phủ đoàn kết dân tộc dường như là một nhiệm vụ bất khả thi.

    Cùng với việc các chiến binh được Iran yểm trợ đang gia tăng ảnh hưởng, trở thành mối đe dọa lớn hơn cả al-Qaeda và người Arab tiếp tục xung đột với người Kurd...Iraq có nguy cơ rơi vào nội chiến. Chính phủ dân chủ, ổn định mà Mỹ mong muốn có thể sẽ chỉ tồn tại trên lư thuyết mà thôi.


    Iraq vẫn rất bất ổn.
    Thất bại trong việc xây dựng nhà nước ổn định ở Iraq cũng là thất bại của Mỹ bởi họ đổ rất nhiều công sức, tiền của vào đây. Theo tính toán th́ tới hết năm tài khóa 2010, Mỹ bỏ ra...751 tỷ USD vào Iraq.

    Ngoài việc "đốt tiền", cuộc chiến này cũng "đốt người" không kém. Nó cướp đi của Mỹ 4.415 binh sĩ (tính tới ngày 18/8/2010), làm 31,882 người khác bị thương.


    Cuộc chiến Iraq lấy đi của Mỹ nhiều tiền của, sinh mạng.
    Trong lúc Mỹ mất tiền mất của mất người, Iraq có nguy cơ rơi vào nội chiến, Iran có lợi hơn cả. Mô h́nh dân chủ mà Mỹ xây dựng ở Iraq vỡ vụn, trở thành nguồn cổ vũ các chế độ bị Mỹ coi là độc tài, nguy hiểm ở Trung Đông nói chung và chế độ Hồi giáo ở Tehran nói riêng.

    Ngoài ra, với việc Mỹ chấm dứt chiến đấu ở Iraq, có thể nói Iran phá thế bao vây của Washington ở phía Tây. Giờ đây, Iran chỉ c̣n bị Mỹ áp sát ở phía Đông (tức Afghanistan là chủ yếu) và hạm đội 4 mà thôi.


    Iran "rộng cửa" phía Tây.

    Cuối cùng, Mỹ rút đi đồng nghĩa với việc giờ hầu như không c̣n trở lực lớn nào nữa để Iran mở rộng ảnh hưởng về phía Tây. Để lư giải điều này cần quay lại vài chục năm trước. Khi đó, cựu Tổng thống Saddam Hussein cầm quyền và tuy chống Mỹ nhưng ông vẫn ủng hộ người Hồi giáo ḍng Sunni, biến Iraq thành đê ngăn chặn nhà nước Hồi giáo Iran mở rộng ảnh hưởng về phía Tây.

    Dưới sự cai trị của Saddam, rất nhiều lănh đạo người Shiite phải chạy trốn và sống lưu vong ở Iran láng giềng - nơi có hệ thống chính trị thần quyền do người Shiite nắm giữ.

    Nhưng từ khi Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ năm 2003, người Hồi giáo ḍng Shiite "hồi sinh" ở Iraq. Rất nhiều chính trị gia Shiite từ Iran trở về nắm các vị trí quyền lực tại nước Iraq mới, nối lại rất nhiều quan hệ (từng bị cắt đứt) tới mức theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Iran đang có ảnh hưởng mạnh nhất tới Iraq.

    Những biến chuyển đó tạo điều kiện cho Iran của ḍng Hồi giáo Shiite tiến về phía Tây. Và khi Mỹ rút dần khỏi Iraq, xu thế này càng phát triển mạnh, khiến các nước Arab càng lo sợ.

    Vua Abdullah II của Jordani từng phải bày tỏ mối e ngại đối với sự thâm nhập của Iran vào cuộc xung đột Arab-Israel trên phương diện tôn giáo khi phong trào Hồi giáo ḍng Shiite phát triển trong khu vực này.

    Sự mở rộng ảnh hưởng đó thể hiện rơ nhất ở sự giúp đỡ của Iran cho các nhóm vũ trang như Hamas của Palestine và Hezbollah của Lebanon; cũng như việc Iran chuyển giao cho Hezbollah nhiều vũ khí để chống lại quân đội Israel trong cuộc chiến hồi mùa hè năm 2006 ở Lebanon. Và những sự liên hệ, giúp đỡ của Iran đối với các tổ chức trên ngày càng táo bạo và công khai hơn.

    So với 7 năm trước, Mỹ mất nhiều hơn được ở Iraq; c̣n Iran vẫn đứng vững và tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của ḿnh. Iran tạm dẫn 1-0 ở Iraq nhưng cuộc xung đột Mỹ-Iran sẽ chưa thể chấm dứt và có khả năng sẽ "nóng" hơn khi mà Tehran ngày càng tiếp cận được vũ khí hạt nhân.

    Trần Lâm (tổng hợp) http://www.tuoitrevhn.com/?act=news&...ub=64&id=54696
    Last edited by nghiep; 06-09-2010 at 02:22 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 07-04-2012, 06:08 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 11-12-2011, 08:56 PM
  3. Iran bắn hạ máy bay do thám Mỹ ?
    By HangChot in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 05-12-2011, 01:31 PM
  4. Mỹ sắp bỏ phiếu dự luật trừng phạt TQ
    By Vincent Le in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 03-10-2011, 07:03 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2010, 07:22 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •