Results 1 to 3 of 3

Thread: QUỐC TẾ HỌP BÀN VỀ LIBYA

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    QUỐC TẾ HỌP BÀN VỀ LIBYA

    Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang bắt đầu cuộc họp khẩn cấp để bàn t́nh h́nh Libya.

    Cao ủy nhân quyền Navi Pillay, mở đầu buổi họp, lên án lănh đạo Libya, Muammar Gaddafi, v́ dùng bạo lực chống người biểu t́nh.

    Dự kiến hội đồng có thể trục xuất Libya ra khỏi hội đồng nhân quyền - một diễn biến chưa từng có.



    Người bị thương nằm ở bệnh viện Benghazi
    Một bác sĩ Pháp cho hay tới 2000 người chết ở Benghazi.

    Cũng trong ngày hôm nay, các đại sứ NATO sẽ họp khẩn cấp ở Brussels để bàn về Libya.

    Có vẻ cuộc thảo luận sẽ tập trung cho nỗ lực di tản công dân, và có thể đụng đến hoạt động nhân đạo.

    Dường như lúc này, những biện pháp mạnh như lập vùng cấm bay hay can thiệp vẫn chỉ là đồn đoán.

    Tổng thống Barack Obama đă gọi điện cho lănh đạo Anh, Pháp và Italy để bàn làm sao gia tăng sức ép ngoại giao với Libya.

    Trong khi đó lănh tụ Libya, Muammar Gaddafi đổ lỗi mạng lưới al-Qaeda gây ra phong trào nổi dậy của dân.

    Ông Gaddafi nói với truyền h́nh nhà nước rằng Osama Bin Laden đứng đằng sau các cuộc biểu t́nh.

    Trong cuộc điện thoại từ thị trấn al-Zawiya phát đi trực tiếp trên tivi, Đại tá Gaddafi nói thanh niên được cho ma túy và rượu để tham gia "phá hoại".

    Hiện ông Gaddafi đang cố gắng kiểm soát thủ đô Tripoli và các vùng phía tây.

    Phe đối lập đang giữ các thành phố ở miền đông.

    Các diễn biến mới nhất:

    Các lănh đạo bộ tộc và nhiều chính trị gia đối lập ở miền đông Libya đă nhóm họp tại thành phố Al Bayda để thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại việc níu giữ quyền lực của Đại tá Gaddafi.

    H́nh ảnh phát đi trên truyền h́nh Al Jazeera cho thấy các đại biểu lên triếng trong một hội trường, giữa tiếng hô lớn 'Tripoli là thủ đô của chúng ta' từ những người biểu t́nh chống ông Gaddafi.

    2ác lực lượng đối lập với Đại tá Gaddafi cho hay họ đang củng cố các vị trí mới chiếm thêm được ở miền đông Libya.

    Tin tức cho biết đă nổ ra thêm các vụ đụng độ tại một số thành phố ở mạn tây của nước này.

    Các nhân chứng cho biết tâm lư e sợ hiện lan rộng tại thủ đô Tripoli vốn có sự hiện diện của lực lượng bảo vệ và dân quân trung thành với ông Gaddafi.

    Cựu Bộ trưởng Tư pháp Libya, Mustafa Abdel-Jalil, người đă từ chức để phản đối bạo lực nhắm vào người biểu t́nh chống chính phủ, cho biết sẽ không có sự thương lượng nào với Đại tá Gaddafi và ông này cũng kêu gọi ông Gaddafi phải từ chức ngay lập tức.

    Mỹ lên tiếng

    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên án chính quyền Libya dùng bạo lực đàn áp người biểu t́nh ôn ḥa, gọi đó là hành động "tàn bạo và không chấp nhận được".

    T́nh trạng bắn giết, cảnh người dân bị đàn áp thật dă man và không chấp nhận được
    Barak Obama
    Ông Obama nói thế giới cần có tiếng nói chung, rằng Hoa Kỳ đang thảo ra một loạt các đề nghị hành động, và sẽ mang ra bàn thảo với đồng minh.

    Ông Obama nói chính quyền Libya phải chịu trách nhiệm với hành động của họ.

    Phát biểu của ông Obama xuất hiện khi lănh tụ Libya, Muammar Gaddafi t́m mọi cách duy tŕ kiểm soát miền tây đất nước, trong đó có thủ đô Tripoli.

    Các nhóm biểu t́nh đ̣i thay đổi chế độ, với sự hậu thuẫn của nhiều binh lính đào tẩu, nay đang thiết lập kiểm soát ở miền đông của Libya.

    Cư dân Tripoli cho hay họ không dám ra ngoài đường, nhiều người lo sợ quân chính phủ sẽ nhắm bắn khi nh́n thấy họ.

    Trong khi đó hàng ngàn kiều dân nước ngoài đang t́m cách rời Libya bằng đường biển, đường hàng không. Một số người rời Libya qua đường biên giới giữa Tunisia và Ai Cập.

    Rất khó xác minh số người chết tại Libya. Tổ chức Human Rights Watch nói, cho đến nay 300 người chết đă được xác nhận. Tuy nhiên Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (International Federation for Human Rights) cho hay ít nhất 700 người bị đă bị giết.

    'Đủ loại giải pháp'

    Trong phát biểu công khai lần đầu về cuộc nổi dậy tại Libya, ông Obama không chỉ trích Đại tá Gaddafi một cách trực tiếp. Tuy nhiên ông lên án nhóm người hậu thuẫn lănh tụ Libya dùng bạo lực đàn áp phản đối ôn ḥa.

    "T́nh trạng bắn giết, cảnh người dân bị đàn áp thật dă man và không chấp nhận được," ông Obama phát biểu từ Ṭa Bạch ốc. "Những lời đe dọa, các chỉ thị nhắm bắn người biểu t́nh ôn ḥa hoàn toàn không chấp nhận được."

    "Những hành động như vậy không phù hợp với hành xử quốc tế, chúng vi phạm cách đối nhân xử thế giữa con người với nhau. Cần phải ngưng ngay bạo lưc."

    Ông Obama cho hay ông ra lệnh nội các thảo ra một loại các đề nghị hành động nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng. Trong đó có một số hành động chưa được nói rơ mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện một ḿnh. Hoặc làm cùng đồng minh.

    "Trong t́nh h́nh biến chuyển nhanh như thế này, điều cần thiết là các quốc gia nói cùng tiếng nói," ông Obama nói thêm.

    Geneva


    Người biểu t́nh đang thiết lập kiểm soát ở miền đông của Libya.
    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ lên đường đi Geneva hôm thứ Hai. Tại đây bà Clinton và ngoại trưởng của một số nước đứng ra triệu tập cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

    Tại Brussels, các đại sứ của EU cho hay nếu cần thiết, Liên hiệp Âu châu sẵn sàng áp đặt các biện pháp cấm vận đối với Libya.

    Phái viên BBC Kim Ghattas từ Washington nhận xét phát biểu của ông Obama mang theo thông điệp cứng rắn và sự bất b́nh, tuy nhiên chưa đưa ra được hành động cụ thể nhằm giúp chấm dứt bạo lực – ngoài việc điều bà Clinton đến Âu châu.

    Phái viên BBC nói, khả năng cấm vận và phong tỏa tài sản của Libya hoàn toàn có thể làm được, tuy nhiên chúng không ngưng ngay bạo lực nhắm đến người biểu t́nh. Ít nhất trong thời gian trước mắt.

    Chuyện ông Obama kêu gọi cộng đồng quốc tế nói cùng tiếng nói cho thấy hiện đang có một số chia rẽ trong việc t́m giải pháp đối với chính quyền của Đại tá Gaddafi, phái viên nói thêm.

    Tin BBC

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lính đánh thuê ở Libya?

    Martin Plaut

    Chủ biên châu Phi đài BBC



    Liên đoàn Ảrập lên án tội ác nhắm vào thường dân

    Trong lúc đại tá Gaddafi cố giữ quyền lực đang tan rã, có nhiều cáo buộc liên tục được nhắc lại rằng ông ta giữ quyền nhờ vào quân lính tuyển mộ từ các nước châu Phi.

    Nhưng những người lính này là ai và đến từ đâu?

    Câu trả lời, theo George Joffe, một chuyên gia về Libya làm ở Trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Đại học Caimbridge, thì lực lượng này có thể hình thành từ thập niên 1980.

    Lúc đó đại tá Gaddafi lập luận rằng trong vai trò một phần của thế giới Ả rập và Hồi giáo, Libya mở cửa cho bất kỳ ai là người Hồi giáo.

    Kết quả là ông bắt đầu tuyển một một lực lượng mới, gọi là Lê dương Hồi giáo.

    Thiết kế ban đầu nhằm bảo vệ thế giới Hồi giáo trước nguy cơ từ bên ngoài.

    Lực lượng này thuộc Ủy ban Cách mạng Libya và hoạt động trong các chiến dịch quân sự của Libya ở châu Phi.

    George Joffe nói đây là xuất phát điểm của các binh sĩ hôm nay.

    "Lực lượng mà hôm nay gọi là lính đánh thuê nước ngoài trên thực tế là những người được đưa vào Libya trong chiến dịch tư tưởng của chính quyền về thế giới Hồi giáo, và nay họ được dùng để chống lại chính người dân Libya," ông giải thích.

    Đa số binh sĩ này đến từ các nước mà Libya có quan hệ, gồm cả Mali và Niger, Chad và Sudan, là thành viên của liên minh vùng Sahara (Đại Sahel) mà Libya là lãnh đạo.

    Nhưng cũng có thể, theo ông Joffe, rằng lực lượng này cũng gồm cả những người Hồi giáo Bosnia vốn từng có quyền được đăng tuyển.

    Các binh sĩ chịu sự chỉ đạo của Đại tá Gaddafi và hoàn toàn trung thành với chế độ mà họ phụ thuộc.

    Quốc tế thêm quan ngại về việc chính phủ Libya dùng binh sĩ nước ngoài, mà theo cáo buộc là đã thực hiện một số vụ thảm sát tệ hại nhất.

    Liên đoàn Ảrập ra thông cáo mạnh mẽ lên án điều mà họ gọi là tội ác nhắm vào thường dân và tuyển mộ lính đánh thuê nước ngoài.

    Tin BBC

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    AI ĐANG CHỐNG ĐỠ CHO GADDAFI ?

    Frank Gardner

    Phóng viên an ninh BBC



    Gaddafi thường có vệ sĩ vây quanh

    Không giống như ở Ai Cập hay Tunisia, lực lượng giữ cân bằng quyền lực ở Libya không phải là quân đội chính qui.

    Thay vào đó là một hệ thống phức tạp các binh đoàn tự vệ, các "ủy ban cách mạng" của những thành viên đáng tin cậy, các lãnh đạo sắc tộc và lính đánh thuê nhập khẩu.

    Quân đội Libya hiện nay hầu như chỉ là hình thức, là một đội quân yếu kém chưa đầy 40.000 quân, trang bị và huấn luyện kém.

    Đó là một phần trong chiến lược dài hạn của đại tá Muammar Gaddafi để loại nguy cơ đảo chính quân sự, mà chính ông đã dùng để lên nắm quyền hồi 1969.

    Cho nên chuyện một số lãnh đạo quân đội bỏ ngũ theo người biểu tình ở Benghazi sẽ khó gây ra phiền phức gì cho đại tá Gaddafi.

    Không chỉ ông ta có thể tồn tại không cần đến họ, bộ máy an ninh của ông không ngại gọi máy bay đến ném bom vào các doanh trại nổi loạn ở miền đông đất nước.

    Vậy thì ai đang chống đỡ cho chính quyền của ông ta và cho phép bộ máy đó tiếp tục nắm quyền trong lúc hai lãnh đạo láng giềng phải bỏ chạy giữa phong trào quần chúng nổi dậy làm thay đổi khắp Trung Đông?

    An ninh nội địa

    Như nhiều nước trong khu vực, Libya có một bộ máy an ninh nội địa hung ác, mở rộng và được trang bị tốt.

    Đại tá Gaddafi thường đi giữa nhóm vệ sĩ riêng mỗi lần ra trước công chúng.

    Hãy nghĩ đến bộ máy Stasi của Đông Đức và Securitate của Rumania trước 1989, nơi không ai dám chỉ trích chính quyền ở nơi công cộng, vì sẽ bị báo cho cảnh sát chìm, thì quí vị sẽ hiểu điều tương tự.

    Khi đến Libya tôi luôn thấy khó tìm được người bình thường nào chịu nói chuyện thoải mái cho nhà báo ghi âm, vì người của chính phủ luôn đi theo, quan sát và ghi chú xem ai nói gì.

    Một số con trai của đại tá Gaddafi làm trong ngành an ninh nhưng hôm nay nhân vật then chốt trong bộ máy an ninh ở Libya, cả nội địa lẫn hải ngoại, là nằm trong tay người anh em rể của ông ta Abdullah Senussi.

    Vốn cứng rắn nổi tiếng là côn đồ, ông ta bị nghi ngờ rất nhiều là quyền lực chỉ đạo đằng sau vụ đàn áp bạo lực với các vụ biểu tình, đặc biệt là ở Benghazi và miền đông đất nước.

    Đến khi nào ông ta còn tiếp tục cố vấn cho Gaddafi thì vẫn còn ít khả năng vị đại tá này chịu từ chức.

    Dân quân


    Libya có nhiều "binh đoàn đặc biệt" không thuộc quyền điều động của quân đội mà Các ủy ban cách mạng của Gaddafi.

    Một trong số các binh đoàn đó được tin là thuộc quyền chỉ huy, ít nhất là về mặt tượng trưng, của người con trai nổi tiếng của ông Gaddafi là Hannibal, gần đây từng va chạm với cảnh sát Thụy Sĩ ở Geneva sau cáo buộc rằng ông ta hành hạ các nhân viên phục vụ khách sạn ở đó.

    Các lực lượng bán vũ trang mà thỉnh thoảng được gọi là "dân quân" cho đến nay rất trung thành với đại tá Gaddafi mà giới thân cận hay gọi bằng tiếng Ả-rập là Ahl al-Khaimah, tức là "Người trong Phủ".

    Nếu phe dân quân chuyển hướng và tham gia cuộc biểu tình đông người này thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của đại tá Gaddafi.

    Lính đánh thuê

    Đây là một trong số những mặt đen tối và khó chịu nhất trong cuộc nổi dậy của người Libya.

    Có những tin liên tục báo rằng chính quyền của đại tá Gaddafi dùng nhiều lính đánh thuê người châu Phi, đa số từ các quốc gia thuộc khối Sahel như Chad và Niger, để thực hiện các vụ tàn sát nhắm vào thường dân biểu tình không vũ khí.

    Các nhân chứng người Libya nói các nhóm này bắn từ mái nhà xuống đám đông người biểu tình, thực chất là thực hiện các lệnh mà nhiều binh sĩ Libya không chịu tuân theo.

    Đại tá Gaddafi từ lâu xây dựng quan hệ thân thiết với các nước châu Phi, một thời gian từng quay lưng lại các nước Ả-rập, và có chừng 500.000 người châu Phi ở Libya trên tổng số dân là 6 triệu.

    Con số lính đánh thuê ủng hộ Gaddafi được cho là khá nhỏ nhưng lòng trung thành của họ với chế độ được coi là không có gì nghi ngờ, và có tin về các vụ giao tranh mới nổ ra thêm trong những ngày qua.

    Các bộ lạc

    Libya cũng giống các nước cộng hòa cách mạng khác ở khối Ả-rập như Yemen và Iraq, là một nước bộ lạc của lãnh đạo thể hiện lòng trung thành, nhưng trong những năm qua sự phân biệt giữa các bộ lạc mờ dần và đất nước này ít lệ thuộc vào các bộ lạc hơn là thời 1969.

    Bản thân đại tá Gaddafi là người của bộ tộc Qadhaththa.

    Trong 41 năm cầm quyền ông đưa rất nhiều người trong bộ lạc của mình vào các vị trí quan trong trong chính quyền, bao gồm cả những người lo về an toàn cho chính ông.

    Giống như Saddam Hussein từng làm ở Iraq hay tổng thống Saleh ở Yemen, đại tá Gaddafi cũng giỏi đặt các bộ lạc vào thế chống lại nhau, bảo đảm không có lãnh đạo nào dám mạo hiểm tạo ra nguy cơ cho chính quyền của ông.

    Những người quan sát Libya hiện đang dự đoán liệu chính quyền của đại tá Gaddafi liệu có thực hiện điều họ đã dự đoán về nội chiến hay không, đưa súng cho các bộ tộc trung thành với chính quyền để dập tắt biểu tình như tình trạng ở nửa miền đông của đất nước.

    Tin BBC

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •