Results 1 to 2 of 2

Thread: Đừng hành xử như những kẻ vô ơn

  1. #1
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399

    Đừng hành xử như những kẻ vô ơn

    Bài không rơ của tác giả nào. Nhưng thấy thấm thía nên post vào cho quư vi đọc

    Đừng hành xử như những kẻ vô ơn :
    " Ăn cây táo nhưng lại đi rào cây soan "


    Chưa bao giờ người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ lại có đầy dẫy cơ hội làm việc từ thiện như những lúc gần đây.

    Tuần trước tôi nhận được email của cô bạn học cũ xin tiền giùm một linh mục ở Việt Nam để lo cho trẻ em nghèo bên đó. Hôm sau tôi lại nhận được một email khác của người bạn mời đi xem anh ta hát với một số bạn trẻ khác ở Star Performing Art Center kèm theo lời nhắn gửi là 80% tiền thu được sẽ được gửi về Việt Nam giúp người nghèo. Sau hôm đó th́ tôi nhận được một cú điện thoại mời đi ăn tối ở một nhà hàng nhằm mục đích gây quỹ từ thiện cũng để giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam. Chiều đi làm về ghé qua chợ mua tờ báo th́ thấy h́nh ảnh băo lụt miền Trung hiện diện ngay trang nhất kèm theo lời cứu trợ cho nạn nhân cơn băo số 9 ở Việt Nam. Vừa ra xe đút ch́a khóa nổ máy th́ nghe radio trong xe vang lên cuộc phỏng vấn một tu sĩ thuộc một ḍng tu Công Giáo đang rầm rộ gửi người về Việt Nam giúp nạn nhân băo lụt.

    Theo như vị tu sĩ này cho biết th́ nhiều thiện nguyện viên ở Mỹ đă bỏ tiền túi ra mua vé máy bay về Việt Nam gấp cho kịp công tác cứu trợ sau cơn băo số 9. Tôi hy vọng vị tu sĩ này không phải bỏ tiền túi của ḿnh ra để trả lệ phí cho talk-show trên đài. Sau khi vào nhà tôi bật tivi lên trong lúc sửa soạn bữa ăn tối, tôi lại được dịp nh́n thấy h́nh ảnh băo lụt miền Trung trong đoạn phim dài khoảng 3 phút và kết thúc bằng lời kêu gọi rất năo ḷng “Máu chảy ruột mềm”, $20 cho một bao gạo, $1000 cho một tấn gạo, xin đồng bào gửi tiền giúp cho...

    Đoạn phim này không phải chỉ được chiếu một lần trên màn ảnh tivi mà lập đi lập lại nhiều lần giống như các quảng cáo thương mại khác. Cơm nước xong, tôi lại bật tivi nhưng chuyển qua một đài Việt Nam khác th́ thấy trên màn ảnh là quang cảnh đấu giá tranh coi bộ rất hào hứng tại một nhà hàng ở quận Cam mà số tiền thu được sẽ được trao cho hai nữ tu đă từ Việt Nam qua và cũng có mặt trong buổi dạ tiệc đấu giá tranh đó. Hết bức tranh này đến bức tranh khác, người tham dự coi bộ rất “hồ hởi, phấn khởi” tranh nhau trả giá cao hơn và kết thúc thật vui nhộn. Nghe đâu tiền bán tranh và lợi nhuận từ buổi dạ tiệc sau khi trừ đi chi phí máy bay và ăn ở của các nữ tu (coi bộ không nhỏ) sẽ được gửi cho các nữ tu mang về Việt Nam làm công tác từ thiện bên nhà. Dường như tôi đang sống trong một cộng đồng đang “sốt” lên và “nhà nhà thi đua, người người thi đua” làm việc từ thiện cho Việt Nam.

    Để thay đổi không khí, tôi chuyển qua một đài tivi Mỹ th́ nghe thấy một đoạn tin tức khá dài trong đó giới chức có thẩm quyền nh́n nhận là hệ thống nước uống (fountain drink) của các trường tiểu học trong rất nhiều học khu ở quận Cam đă bị ô nhiễm đường ống nước từ lâu và họ thú nhận là không có tiền để thay hoặc sửa chữa, và họ c̣n dự đoán là phải mất 2-3 năm nữa mới hy vọng có đủ tiền v́ t́nh h́nh kinh tế thắt lưng buộc bụng hiện nay. Trong lúc chờ đợi, phụ huynh chịu khó mua nước chai cho con mang đến trường, nhưng nếu có em nào chẳng may khát quá, quên mất điều đó mà lỡ quên uống nước fountain drink th́... cha mẹ ráng chịu v́ đă được thông báo rồi mà.

    Trời! Ở ngay cái xứ đă từng đưa người lên cung trăng này mà con em ḿnh phải đợi vài năm nữa mới hy vọng có nguồn nước sạch để uống ở trường. Chuyện nghe cứ tưởng như ḿnh đang ở Phi Châu hoặc một đất nước nghèo đói xa xôi nào vậy, chứ không phải ở Mỹ. Tôi bấm nút đổi qua một đài Mỹ khác th́ tin tức cũng chẳng thú vị ǵ, lại những mẩu tin, h́nh ảnh và những con số leo thang của nạn thất nghiệp, nhà cửa bị ngân hàng xiết v́ không trả nổi nợ nữa (foreclosure), nạn trộm cắp gia tăng v́ xă hội ngày càng thêm người nghèo, nhiều người già mất tiền hưu dưỡng v́ những xáo trộn tài chánh mấy năm qua đă ảnh hưởng đến quỹ hưu trí của họ. Trên màn ảnh tivi tôi chợt chú ư đến h́nh ảnh ngơ ngác của các em bé học sinh mà giọng người xướng ngôn viên cho biết đó là những “homeless students” (học sinh vô gia cư, không nhà) đang ngày càng đông trong các học khu bởi v́ chính cha mẹ các em cũng vừa trở thành “homeless” sau khi họ bị mất việc làm và căn nhà của gia đ́nh họ bị các ngân hàng lấy đi để xiết nợ.

    Tôi tắt tivi, tiện tay cầm lên tờ báo Mỹ địa phương nổi tiếng, Orange County Register, để mang vào giường ngủ đọc. Dưới ánh đèn pḥng ngủ, tôi liếc qua trang chuyên đăng “Legal Notice” (thông báo theo yêu cầu của luật pháp) với những cột báo dày đặc tên những con nợ bị ngân hàng báo tin là sẽ mang nhà của họ ra đấu giá v́ họ đă không thể tiếp tục trả nợ tiền nhà nữa. Tôi thoáng nhận ra một số tên con nợ người Việt Nam với những cái họ đặc thù rất quen thuộc: Nguyễn, Trần, Lê, Lư,... Tôi thở dài khi nhớ ra rằng khi chạy xe đi làm ngang qua những thùng rác lớn, tôi vẫn thấy h́nh ảnh cố hữu của những người đang moi thùng rác để nhặt những chai nhựa, thủy tinh mang về bán lại. Mà cần ǵ phải t́m kiếm xa xôi, mới hồi chiều này sau khi mua tờ báo và bước chân ra khỏi chợ, tôi đă nh́n thấy một người đàn bà Việt Nam đứng tuổi đang lặng lẽ ngồi xin tiền trên một chiếc xe lăn xập xệ ngay trên băi cỏ ven lề của băi đậu xe. Có lẽ bà đă không dám ngồi ngay trước cửa chợ v́ sợ bị ông bảo vệ chợ đuổi đi. Thật chưa bao giờ tôi thấy bức tranh xă hội và kinh tế của Mỹ lại ảm đạm và thê lương như bây giờ.

    Hôm sau tôi phải giữ một cái hẹn với ông nha sĩ để khám răng định kỳ. Nằm trên chiếc ghế của bệnh nhân, tôi nghe ông nha sĩ trẻ người Việt khoảng trên ba mươi tuổi vui vẻ kể lại chuyện cuối tuần vừa rồi ông đưa gia đ́nh ông đến tham dự một buổi dạ tiệc lớn trong cộng đồng nhằm gây quỹ giúp người nghèo ở Việt Nam. Những vị thực khách mạnh thường quân đă kéo đến thật đông đầy nghẹt cả nhà hàng, và có nhiều người phải thất vọng bỏ ra về v́ không t́m thấy chỗ ngồi. Thế nhưng những vị thực khách may mắn khác chưa ngồi được nóng chỗ th́ đă thấy cảnh sát Mỹ túa vào nhà hàng và xe cứu hỏa đă được điều động tới. Rồi th́ tất cả mọi người bị cảnh sát mời ra ngoài v́ nhà hàng chỉ có giấy phép chứa 250 người mà lại có tới khoảng 400 người đang tham dự buổi dạ tiệc. Nghe đâu nhà hàng đă được sửa sang để có sức chứa 400 người nhưng trên mặt pháp luật th́ nhà hàng chưa xin được (hoặc đang xin) giấy phép để tăng số thực khách như ư muốn. Sau khi chờ đợi ở ngoài khá lâu, cảnh sát cho phép đúng 250 thực khách được vào nhà hàng trở lại, số c̣n lại phải ra về sau khi được ban tổ chức xin lỗi và hứa hẹn sẽ mời họ lại trong một dịp gây quỹ khác rất gần.

    Ông nha sĩ trẻ phân bua với tôi là việc cảnh sát làm tuy đúng với luật pháp, nhưng hơi quá đáng v́ người nghèo ở Việt Nam trở thành nạn nhân do ban tổ chức mất đi cơ hội lạc quyên tiền từ 150 vị thực khách phải bỏ ra về ngang xương chỉ v́ cảnh sát làm mất cuộc vui. Và ông nha sĩ trẻ của tôi c̣n nói thêm điều ǵ nữa đó, nhưng tôi không c̣n nghe nữa. Tâm trí tôi đang nghĩ tới những ṿi nước “fountain drink” dơ bẩn trong các trường học đang cần có tiền để được thay đổi, sửa chữa. Tôi liên tưởng đến những em học sinh nhỏ ở quận Cam trong lúc khát nước đă quên khuấy lời cha mẹ dặn mà cứ vục đầu vào uống nước từ những chiếc ṿi nước với đường ống dơ bẩn đó. Tôi chợt xốn xang hơn khi nhớ lại h́nh ảnh ngơ ngác của các em bé “homeless students” ở trên tivi tối hôm qua. Tôi tự hỏi có bao nhiêu em trong số các em học sinh vô gia cư đó là người Việt Nam với những cái họ Lê, Lư, Nguyễn, Trần,... mà tôi đă đọc thấy trên tờ báo địa phương tối hôm qua? Ước ǵ các ṿi nước dơ bẩn trong các trường học ở quận Cam và những em bé học sinh vô gia cư kia được sự chú ư của những nhà tổ chức làm việc từ thiện lỗi lạc của cộng đồng chúng ta?

    Với khả năng huy động đến cả 400-500 thực khách đến tham dự một buổi dạ tiệc gây quỹ từ thiện cho Việt Nam như vậy trong một thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay th́ tôi tin chắc là họ có dư khả năng làm thu ngắn lại khoảng thời gian chờ đợi 2-3 năm để có nguồn nước uống sạch trong các trường học cho con em chúng ta, hoặc làm vơi bớt nỗi khổ đau của những bậc cha mẹ bị mất nhà và con cái bị liệt vào số thống kê những học sinh “homeless” không nhà. Đó là chưa kể đến những cụ già đang sống neo đơn không người chăm sóc như người đàn bà ăn xin tôi đă gặp trong băi đậu xe chiều hôm qua. Đó là chưa kể đến những bệnh nhân đang âm thầm chịu đựng bệnh tật v́ không có bảo hiểm y tế để vào bệnh viện chữa bệnh. Dường như làm việc từ thiện ở ngay trên xứ Mỹ và cho chính nước Mỹ này vẫn không “hấp dẫn” và “lôi cuốn” bằng làm việc từ thiện ở Việt Nam? Hay đó là việc của chính phủ, hay của người bản xứ mà chúng ta không cần lưu ư đến?

    ***
    Từ hồi cơn băo Katrina cho tới bây giờ, tôi nghe rất ít chuyện kêu gọi làm việc từ thiện trên đất Mỹ, mặc dù ai cũng thừa biết là trong những năm gần đây nền kinh tế Mỹ như một chiếc xe không phanh lao đầu xuống dốc. Trong một bản tổng kết mới đây của một cơ quan Liên Hiệp Quốc th́ Hoa Kỳ đă xuống hàng thứ 13 (thua cả Canada) trong số các quốc gia được xem là nơi sống lư tưởng nhất cho người dân trên thế giới. Theo như bản xếp hạng này th́ Na Uy đứng nhất và Úc đứng thứ hai.

    Điều đáng chú ư là những nhà làm việc từ thiện của chúng ta khi c̣n ở Mỹ th́ ra mặt rất ư là “danh chánh ngôn thuận”, nào là hội từ thiện này, đoàn thể nọ khi kêu gọi ḷng hảo tâm của người Việt hải ngoại, nhưng khi quư vị đó về tới Việt Nam th́ họ là những nhà từ thiện... “chui”, hoặc núp dưới bóng một nhà thờ, chùa chiền, hay một ḍng tu ở Việt Nam để làm việc từ thiện. Họ phải giấu tiền, kín đáo, âm thầm làm công việc từ thiện nếu không muốn bị công an cộng sản Việt Nam để mắt tới và khép tội là “bọn xấu” hoặc “thế lực phản động từ nước ngoài về.” C̣n các đoàn y sĩ khi về Việt Nam chữa bệnh th́ phải xin phép nhà nước, chỉ được đến những chỗ nhà nước đă chỉ định để chờ và tiếp những bệnh nhân do... nhà nước gửi tới.

    Khách “quư” như một vị thiền sư và các môn đệ của ông được nhà nước mời và tiếp đón nồng hậu như vậy mà bây giờ đang bị cộng sản đối xử tàn nhẫn th́ vấn đề an nguy của các nhà từ thiện “chui” của chúng ta chỉ là vấn đề thời gian. Chẳng qua chính quyền cộng sản c̣n đang bận đàn áp, bỏ tù những người đ̣i quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, hoặc đang mải mê đếm tiền hối lộ và trợ giúp nhân đạo của quốc tế, hay đang bận “đốt” tiền trong các cơ sở kinh tài ở hải ngoại của họ nhằm mục đích đánh phá, chia rẽ và phân hóa cộng đồng nên họ đang tạm thời “nhắm mắt làm ngơ” cho các nhà tự thiện “chui” của chúng ta đó thôi.

    Vả lại, Cộng Sản Việt Nam chưa có dại ǵ mà lại 'chặt dây động rừng” trong lúc này khi mà công tác cứu trợ của các nhà từ thiện “chui” của chúng ta đă và đang giúp họ rảnh tay đối phó với các “bloggers” ở trong nước tranh đấu cho Hoàng Sa/Trường Sa và sự toàn vẹn lănh thổ, cũng như các phần tử đang phản kháng việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên,... Nhưng sự im lặng và nhắm mắt làm ngơ của Cộng Sản không phải là đồng ư.

    Thế mới biết Cộng Sản Việt Nam rất kiên nhẫn trong công việc “vắt chanh bỏ vỏ.” Không chóng th́ chày sẽ đến lúc những “Việt kiều yêu nước” và “thích” làm việc từ thiện ở Việt Nam, những vị khách Đảng không mời mà tới này bị coi là... tài lanh, nhẹ th́ bị kết tội “xâm phạm và làm cản trở công tác cứu trợ của chính quyền,” nặng hơn nữa là “toa rập với các thế lực ngoại bang chống phá Việt Nam.”

    Xin đừng quên rằng chúng ta là những người ngoại quốc ngay trên chính quê hương của ḿnh, và thậm chí chúng ta “được” Đảng Cộng Sản Việt Nam đối xử c̣n tệ hơn là những người ngoại quốc chính hiệu bởi v́ chúng ta phải đóng tiền xin visa để về thăm nơi chôn rau cắt rốn của ḿnh trong khi dân Trung Cộng th́ lại có thể ngang nhiên đến ở và làm việc tại Việt Nam mà không cần phải xin visa hay một giấy tờ ǵ cả mà công an Việt Nam không dám hoạnh họe hỏi han họ như đă từng hạch sách “Việt Kiều” về thăm quê hương. Xin đừng quên rằng chúng ta mang quốc tịch Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Anh, Pháp, Úc, Thụy Sĩ,... và chúng ta không c̣n mang quốc tịch Việt Nam kể từ cái ngày chúng ta bỏ phiếu bằng chân để trở thành “bọn phản quốc chạy theo bơ thừa sữa cặn của đế quốc.”

    Một điều quan trọng khác mà chúng ta ai cũng biết là sau khi Cộng Sản từ bỏ công cuộc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xă Hội Chủ Nghĩa” nhằm phục vụ cho sự sống c̣n của Đảng, ngày nay Việt Nam đang có những đại gia, những nhà tư bản đỏ (đa phần là con cháu hay có liên hệ với Cộng Sản) đă xúng xính sắm máy bay riêng, đặt mua xe hơi Roll-Royce từ Anh Quốc trả bằng tiền mặt, đánh cá độ quốc tế với cả triệu dollars Mỹ, hoặc vung vít bạc ngàn dollars trong các ṣng bài nổi tiếng trên thế giới, hay mua bất động sản đầu tư ở ngoại quốc và cho con cái đi du học với hàng trăm ngàn dollars kư gửi trong các trương mục ngân hàng quốc tế. Như vậy th́ mấy chục ngàn dollars chúng ta cắc củm quyên góp để mang về Việt Nam cứu trợ có thấm thía ǵ, hay chỉ là việc “mang muối bỏ biển”, “vác củi về rừng”?

    Tại sao vài ba chục người phải bỏ tiền túi ra mua vé máy bay vượt đại dương, hối hả về Việt Nam cứu trợ trong khi có tới 83 triệu đồng bào như một khối nhân sự khổng lồ ở sẵn trong nước? Chẳng lẽ 83 triệu dân với con số không nhỏ những đại gia, tư bản đỏ và doanh nhân lớn nhỏ với hàng triệu dollars tiêu xài vung vít đó không thể tự đùm bọc và cứu trợ cho nhau hay sao? Không lẽ chỉ có “những khúc ruột dư ngàn dặm” là 3 triệu người Việt Nam sống rải rác khắp nơi trên thế giới mới cần phải biết đến “máu chảy ruột mềm,” c̣n 83 triệu đồng bào cùng sống quây quần trong một đất nước nhỏ bé th́ lại không biết “lá lành đùm lá rách”? Thật phi lư làm sao!

    Trong lúc mải mê làm công việc Bồ Tát cứu nhân độ thế trong các chương tŕnh cứu trợ ở Việt Nam, vô h́nh trung chúng ta đă gián tiếp hà hơi, tiếp sức để cho bọn chính quyền Cộng Sản được rảnh tay chuyên chú vào việc đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại qua Nghị Quyết Số 36 của Đảng Cộng Sản, và đàn áp bỏ tù những nhà đấu tranh cho phong trào dân chủ trong nước hay cho sự vẹn toàn lănh thổ. Và cũng chính chúng ta đang “làm hư” các đại gia, tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam v́ chúng ta chen chân đ̣i gánh vác công tác cứu trợ trong khi chính họ mới là những người có đủ “danh chánh ngôn thuận” và có trách nhiệm quyên góp tài chánh để lo toan các công tác cứu trợ như một phần nào đó đền bù lại của cải cho những người dân Việt Nam tầm thường đă giúp họ giàu có mà trong tiếng Anh ta thường gọi việc làm đó là “give back to the community.” Tại sao chúng ta lại phải cuống quưt bay về Việt Nam lo cứu trợ, mà vô t́nh để cho các đại gia và các nhà tư sản lớn nhỏ trong nước có cơ hội để ỷ lại vào sự trợ giúp của chúng ta, để họ có thể b́nh tâm hưởng thụ, nhởn nhơ bay lượn sang Hawaii tắm biển buổi sáng, và đáp máy bay đến Las Vegas đánh bài x́ phé buổi chiều? Thử hỏi các tay đại gia, tư bản và cả đám “celebrities” đang sống đề huề với Cộng Sản... có thể yên tâm hưởng thụ và “hót” được nữa hay không khi dân nghèo và dân oan tràn về nằm đầy trên đường phố và t́nh trạng an ninh của họ bị đe dọa bởi chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, trộm cắp lan tràn đầu đường cuối ngơ?

    Hoàn cảnh của Việt Nam bây giờ đă khác 20 năm trước quá nhiều rồi. Tuy hơi muộn màng nhưng có lẽ vẫn chưa quá muộn để chúng ta thức tỉnh mà ra khỏi “cơn sốt” làm việc từ thiện cho Việt Nam. Có lẽ đă đến lúc chúng ta nên quay đầu nh́n lại con ḅ sữa Mỹ Quốc đang càng ngày càng cạn kiệt bơ sữa mà chúng ta đă thi nhau vắt để cắc củm gửi về cho Việt Nam cả ngàn tỷ dollars trong hơn 30 năm qua. Có lẽ đă đến lúc chúng ta nên chú tâm tới cái cộng đồng mà chúng ta đang sống, và với bổn phận làm công dân đối với cái đất nước đă và đang cưu mang chúng ta từ bao nhiêu năm qua. Nơi đây mới chính là nơi chúng ta phải vun đắp, tưới bồi không phải chỉ cho tương lai chúng ta mà c̣n cho đời con đời cháu của chúng ta.

    Đa số chúng ta vẫn c̣n cặm cụi làm ăn để trả nợ nhà, nợ xe, nợ học phí, nợ bills này, hóa đơn nọ,... Con em chúng ta cần có hệ thống nước sạch để uống trong các trường học, các em thanh thiếu niên cần nhiều chương tŕnh đức dục, giáo dục văn hóa Việt Nam, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật mà chính phủ th́ đă và đang cắt giảm ngân sách trong mọi lănh vực. C̣n những người già sống cô độc th́ cần nơi nương tựa và các sinh hoạt cộng đồng. Xin đừng quên là chúng ta đang ở trong thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng mà hậu quả là rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta đă mất nhà, mất job,... và cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Nói trắng ra là cộng đồng chúng ta vẫn c̣n nghèo, mà một phần lớn của cái nghèo đó là v́ chúng ta đă và hiện vẫn c̣n đang “ăn cơm nhà” ở Hoa Kỳ, nhưng làm chuyện “vác ngà voi” ở Việt Nam, một công việc “tài lanh” mà Đảng Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam đang cười mũi v́ họ không mời, không kêu gọi, cũng không “appreciate” nhưng chúng ta v́ muốn “thi đua” ḷng yêu nước thương ṇi nên vẫn “thích” và “mê” lao đầu về làm như những con thiêu thân mà quên rằng chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có đặc quyền yêu nước và “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xă Hội”.

    Mà giả sử như chính quyền Cộng Sản và bọn tư bản đỏ ở Việt Nam giả điếc làm ngơ, không thèm đếm xỉa, hay không lo toan cho dân nghèo th́ đó là một cơ hội tốt cho đất nước Việt Nam chuyển ḿnh. Cách mạng chỉ xảy ra khi con người ta bị đẩy vào con đường cùng, khi các mâu thuẫn giữa hai giai cấp giàu và nghèo, giữa thành phần cai trị và bị trị dâng lên đến tột cùng. Lịch sử cho thấy hai triệu dân chết đói ở miền Bắc năm Ất Dậu (1945) đă tạo một cơ hội ngàn vàng cho cộng sản khơi dậy ḷng căm thù của toàn dân lên đến tột độ mà đứng lên làm “Cách Mạng Mùa Thu”.

    ***

    Không phải chỉ có cơn băo số 9 tàn phá Việt Nam mà sẽ c̣n có cơn băo số 10, số 11, 12,... Không phải chỉ có chuyện khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà c̣n hàng trăm công tŕnh và dự án khác đă, đang và sẽ làm cho dân ta măi măi mất quyền tự chủ, mất đi công ăn việc làm vào tay dân Trung Cộng. Ngư dân không ra biển đánh cá được nữa v́ Việt Nam đă mất chủ quyền, bọn tham nhũng cường quyền ngày càng lộng hành vơ vét v́ ḷng tham không có đáy, dân nghèo càng nghèo hơn, xă hội càng mất cân bằng và xáo trộn v́ khoảng cách ngày càng xa giữa thành phần cai trị và bị trị.
    Thêm vào đó là sự dần dần tỉnh ngộ của giới trí thức và giới trẻ ở Việt Nam trước nguy cơ mất nước. Tuy chậm nhưng tất cả những diễn biến đó sẽ có tác dụng hỗ tương để trở thành điều kiện cần và đủ cho một cơn băo cách mạng như bao cuộc cách mạng khác đă xảy ra trong lịch sử nhân loại.
    Cơn băo cách mạng đó mới chính là cơn băo mà đồng bào trong nước cần đến sự cứu trợ của chúng ta, chứ không phải cơn băo số 9 hay số 10 nào cả. Để làm một hậu phương vững mạnh cho cơn băo cách mạng đó chúng ta cần phải lo cho sự giàu có, hưng thịnh và đoàn kết của cộng đồng chúng ta ngay từ lúc này. Muốn vậy chúng ta cần phải nh́n nhận một sự thật là chúng ta vẫn c̣n nghèo, vẫn c̣n có quá nhiều vấn đề phải lo cho cộng đồng nơi chúng ta đang định cư, và quá nhiều nợ nần chưa trả đối với các nước đă từng cứu vớt chúng ta trên con đường vượt biên, các quốc gia ở Đông Nam Á như Indonesia, Phillippines, Malaysia,... đă cho chúng ta tạm chân trú ngụ trên bước đường tị nạn.

    Viết đến đây th́ tôi nhớ đến một bản thông báo gần đây của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu kêu gọi người Việt tị nạn tại Úc hăy quyên góp cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia để làm món quà nghĩa t́nh cho phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam trong chuyến viếng thăm Indonesia vào ngày 11 Tháng Mười vừa qua nhằm đệ tŕnh Thỉnh Nguyện Thư lên chính phủ và các cơ quan sở tại yêu cầu tiếp tục duy tŕ di tích trại tị nạn Galang, một di tích đang bị chính quyền Hà Nội áp lực để dẹp bỏ v́ là nó nhắc nhớ đến lư do tại sao cả triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Lại một lần nữa cộng đồng người Việt bên Úc đă tiên phong đi đầu.

    Là một người tị nạn đang sống ở quận Cam là nơi tự coi ḿnh là “thủ phủ của người tị nạn”, tôi cảm thấy hổ thẹn v́ cho đến nay tôi chưa hề nghe một hội đoàn hay đoàn thể nào đứng ra kêu gọi lạc quyên cứu giúp nạn nhân động đất ở Indonesia, hay nạn nhân băo lụt ở Phillippines mặc dù ai cũng biết là cả Indonesia và Phillippines vừa mới chịu đựng những thiên tai rất nặng nề và đang kêu gọi thế giới giúp đỡ họ. Đây là hai quốc gia duy nhất đă rất nhân đạo với chúng ta khi không thực hiện chính sách đẩy tàu thuyền nhân Việt Nam ra biển (push-back policy) như Malaysia và Thailand đă từng làm và đă gây thiệt mạng không biết bao nhiêu ngàn thuyền nhân Việt Nam mà con số sẽ không bao giờ được biết chính xác.

    Đặc biệt, Phillippines c̣n là quốc gia duy nhất đă không thực hiện chính sách cưỡng bức người tị nạn hồi hương về lại Việt Nam như các quốc gia khác đă làm vào những năm đầu thập niên 1990, và mặc dù Phillippines không giàu có ǵ họ đă tiếp tục cưu mang gần 2,500 người tị nạn Việt Nam trong khi chính Liên Hiệp Quốc đă thông qua chương tŕnh Hành Động Toàn Diện nhằm dẹp bỏ hết các trại tị nạn tại Đông Nam Á. Các quốc gia tạm cư đó đă không “kỳ thị” chúng ta khi mà chính “anh em Nam Bắc một nhà” đă kỳ thị chúng ta bằng những chính sách và hành vi trả thù hèn hạ nhất sau 1975 như tra tấn, trấn nước, bỏ tù, bỏ đói, khủng bố tinh thần, tra khảo lư lịch mấy đời, ngăn sông cấm chợ, rượt đuổi chúng ta đến tận cửa biển để ṿi tiền nhưng vẫn bắn súng AK vói theo tàu chúng ta cho ch́m tàu và để bắn bơ ghét “bọn bám chân đế quốc.”

    Đó là chưa kể hàng ngàn mộ phần của những thuyền nhân Việt Nam xấu số đă vĩnh viễn nằm lại trên những quốc gia tạm cư đó. Ơn nghĩa vậy mà chúng ta đă và đang làm được ǵ cho Indonesia hay Phillippines trong lúc họ đang gặp hoạn nạn v́ thiên tai và đang kêu gọi sự giúp đỡ của thế giới? Hay chính chúng ta đang “kỳ thị” họ v́ chúng ta chỉ biết cứu trợ cho Việt Nam mà thôi? Cứ tưởng tượng xem, nếu như trong lúc khốn khó này mà chính quyền Hà Nội tặng cho họ một món tiền cứu trợ và hứa hẹn sẽ tặng thêm tiền để họ xây nhà cửa, khách sạn hoặc các cơ sở thương mại ở ngay trên phần đất của các trại tị nạn năm xưa hoặc ngay trên các phần mộ của hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam. Nói rằng Hà Nội làm “áp lực” th́ e rằng ta hơi quá đáng v́ thực sự ra trong lúc khốn khó này của Indonesia và Phillippines th́ Hà Nội chỉ cần “tặng” tí tiền mà không cần gây “áp lực” ǵ cả cũng đủ để cho các chính phủ sở tại và người dân Indonesia & Phillippines nhận ra thái độ im lặng, dửng dưng và vô ơn của thuyền nhân tị nạn Việt Nam trong lúc này.

    Hơn bao giờ hết đây là thời điểm thuận tiện nhất để cộng đồng tị nạn Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới có cơ hội thực hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây.” Đa số người Việt hải ngoại hiện nay đều có liên hệ ít nhiều đến các thuyền nhân 20-30 năm về trước, là con cháu của các thuyền nhân, hay được chính các thuyền nhân bảo lănh từ Việt Nam qua, hoặc được chính các hội đoàn người Việt tị nạn vận động với các chính phủ sở tại bảo lănh từ Việt Nam qua như diện H.O. chẳng hạn. Với một tập thể đông đảo như vậy, chúng ta không thể nào hành xử như thể... khi khổng khi không bỗng nhiên có cả triệu người Việt Nam “rơi xuống” tị nạn ngay trên đất Mỹ này. Thật là đáng trách nếu như chúng ta cố t́nh hành xử như những kẻ vô ơn, hoặc quên đi căn cước tị nạn của chính ḿnh, hay chỉ biết kể cho con cháu nghe chuyện vượt biên năm xưa như một chuyện cổ tích xưa rích cần được nhắc lại vào ngày 30 Tháng Tư hằng năm mà thôi.

    “Thuốc đắng dă tật. Sự thật mất ḷng.” Chắc chắn là bài viết này sẽ làm cho nhiều người khó chịu hay nổi giận, nhất là các hội đoàn từ thiện hay cơ quan truyền thông đang chăm chú kêu gọi cứu trợ băo lụt miền Trung Việt Nam. Hy vọng rằng quư vị sẽ b́nh tâm khi đọc lại sự giải thích và tŕnh bày lư do ở phần đầu của bài viết này.

    Xin được nhấn mạnh là bài viết này không phải là ư kiến hay chủ trương của ṭa báo, mà chỉ đơn thuần là ư kiến của một cá nhân. Nhưng “một con én không thể làm nên mùa Xuân.” V́ sĩ diện chung của tập thể người Việt tị nạn, và v́ lợi ích chung của cộng đồng chúng ta trên đất Mỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các ṭa soạn đă đồng ư đăng tải bài viết này của tôi trên quư báo.

    Tôi trông chờ các vị đại diện cộng đồng, hoặc một hội đoàn từ thiện hay đoàn thể nào đó sẽ “can đảm” đứng lên kêu gọi một cuộc lạc quyên cứu trợ các nạn nhân động đất và thiên tai ở Indonesia và Phillippines như một sự đền đáp lại nghĩa cử cao đẹp của các quốc gia này khi đă ra tay cứu giúp thuyền nhân Việt Nam năm xưa. Tôi càng mong đợi nhiều hội đoàn sẽ để ư đến các công tác từ thiện cho chính các cộng đồng người Việt chúng ta trên đất Mỹ trong giai đoạn kinh tế khó khăn này.

    Tôi cũng ước mong nhiều người sẽ vào thăm trang web của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (www.vktnvn.com) để tiếp tục kư tên vào Thỉnh Nguyện Thư nhằm vận động chính phủ Indonesia giữ lại các di tích trại tị nạn cho con cháu chúng ta có cơ hội t́m hiểu lư do v́ sao chúng đă không mang quốc tịch Việt Nam, để chúng được tận mắt nh́n thấy chứng tích của một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của dân tộc và cũng để chúng biết thông cảm với những nỗi khổ đau và trăn trở của thế hệ thuyền nhân Việt Nam. Mong lắm thay!

  2. #2
    hongdieu19
    Khách

    đúng

    Th́ cũng đúng thôi .Ở đâu cũng có anh hùng ở đâu cũng có đồ khùng đồ điên .Đồ khùng điên th́ không thể xữ dụng đầu óc ,mà hành xử theo cảm tính .kẻ gian lợi dụng cái khùng đó mà hưởng lợi ;mà gian manh nhất là vc .lợi nhiều nhất vẫn là vc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tuổi Trẻ Việt nam Hành Động?
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 14
    Last Post: 18-03-2012, 10:20 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-02-2012, 08:06 AM
  3. Vô băng đảng, đi tù v́ hành vi kẻ khác
    By TuongLaiVietNam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 9
    Last Post: 27-09-2011, 06:10 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 14-01-2011, 10:30 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 31-10-2010, 05:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •