Results 1 to 2 of 2

Thread: Chuyện xứ Phù Tang tháng 2/2011

  1. #1
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    99

    Chuyện xứ Phù Tang tháng 2/2011

    Như đă tŕnh bày trong Câu Chuyện Phù Tang tháng trước, từ cuối tháng 12 năm ngoái đến khoảng giữa tháng 1 năm nay, sự xuất hiện của nhiều hiệp sĩ mặt cọp “Date Naoko” trên toàn nước Nhật ra tay nghĩa hiệp giúp đỡ các em cô nhi có thêm chút quà nhân niên học mới, theo cách ví von của đài truyền h́nh NHK th́ sự việc này đă như những làn “gió ấm” thổi tan đám mây mù lạnh lẽo đang phủ vây Nhật Bản, từ “thần dân thiên hạ” cho đến ngay cả “cháu của ông trời” là Hoàng Thái Tử Naruhito trong lần sinh nhật thứ 51 đều thành tâm khấn nguyện: xin những làn gió tương tự cứ tiếp tục thổi dài dài, nhưng.... không biết là lời khấn nguyện có đến tai ông trời hay không mà dạo này những làn “gió ấm” này ít hẳn lại, thay vào đó là

    “Những cơn gió nóng”

    Từ ngày 19/1, những cơn.... “gió nóng”... thứ thiệt đă bắt đầu phun từ miệng núi lửa Shinmoedake (新燃岳 Tân Nhiên Khâu) cao 1421m nằm ở tỉnh Kagoshima phía nam Nhật Bản, “gió nóng” mang theo nham thạch, tro bụi, đất đá..... bay tứ tán làm khốn đốn biết bao người. Dân quanh vùng nếu có “xuất hành” là phải trang bị khẩu trang, kính mát chứ không th́ sẽ trở thành “người về từ đỉnh núi... lửa”, c̣n ở nhà th́ lúc nào trong tay cũng thủ sẵn đồ nghề để hút bụi, quét dọn, rửa xe.... v́ nh́n đâu cũng thấy toàn là bụi, lại nữa đang là mùa đông, hôm nào mà mưa rơi hay tuyết đổ là tro bụi, đất đá quyện lẫn trong mưa-tuyết tạo thành những cơn lũ khủng khiếp chảy dài từ triền núi xuống... đồng bằng. Chẳng những nhân viên cứu hỏa, cảnh sát mà ngay cả công chức nhà nước, học sinh, người dân sống bên cạnh thị xă cũng được huy động tối đa để giải quyết từng đống tro bụi, bùn đất ngập đầy đường phố v́ cứ vừa dọn xong đống này là có đống khác thế chỗ ngay. Khổ nhất là các cụ già sống cô độc một ḿnh, chẳng đi đâu được cả v́ ra đến đầu ngơ là .... bụi bay vào mắt, chính quyền địa phương phải thường xuyên cử người đến nhà thăm viếng, trông chừng ngộ nhỡ có chuyện ǵ, khuyên các cụ nên đến các địa điểm tập trung hoặc nhập viện “nghỉ ngơi” một thời gian để dễ dàng chăm sóc, nhưng không cụ nào chịu rời khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh. Mọi sinh hoạt thường ngày hầu như bị ngưng trệ suốt cả tháng nay. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu ǵ cho thấy Shimoedake sẽ ngưng khạc... lửa, v́ thế người dân chỉ c̣n biết chấp tay khấn nguyện ông trời mau chóng chấm dứt cơn thịnh nộ. Chưa hết,

    Thiên tai vẫn chưa chịu ngừng ở Nhật, mà c̣n bay tới Tân Tây Lan cách Nhật cả chục ngàn cây số. Tuy không trực tiếp liên quan, nhưng toàn nước Nhật đă lên cơn sốt v́ truyền thanh, truyền h́nh cập nhật từng giờ từng phút tin tức thiệt hại về cơn chấn động 6.3 xảy ra lúc 8 giờ 51 sáng ngày 22/2 ở thành phố Christchurc. Được biết, vào những năm gần đây, giới trẻ Nhật Bản thường có khuynh hướng học thêm Anh Ngữ ở Tân Tây Lan, nhất là Christchurc, nơi nổi tiếng là an ninh, học phí, sinh hoạt phí.... th́ rẻ rề so với các nước khác, v́ thế mà các trường Ngoại Ngữ ở đây người Nhật thường chiếm đa số. Tin Trung Tâm Ngoại Ngữ King’s Education 6 tầng bị sụp v́ cơn chấn động giữa lúc đang ăn trưa chôn vùi nhiều người trong đó có nhiều sinh viên Nhật đă làm dân Nhật dao động. Chính phủ Nhật đă tức thời đối ứng, chỉ vài giờ sau động đất th́ toán “tiền phương” đă lên đường thám thính, một ngày sau th́ đội đặc nhiệm chuyên môn cứu nạn nhân động đất với 66 người và đầy đủ đồ nghề đă rời Nhật Bản trên chuyến máy bay đặc biệt của chính phủ. Vừa đến nơi, họ đă cùng với nước chủ nhà, chạy đua với thời giờ cố t́m cho được những người c̣n kẹt dưới đống gạch vụn. Toán cứu người Nhật Bản được giao trọng trách t́m kiếm “Trung Tâm Ngoại Ngữ King’s Education” v́ trong đó có nhiều người Nhật c̣n bị kẹt, họ cố gắng thay phiên đào xới 24 trên 24, nhưng 72, 96, 120.... giờ cứ từ từ trôi qua mà nạn nhân vẫn biệt vô âm tín. Theo sở cảnh sát địa phương th́ có 154 người đă t́m thấy xác, nhưng không nghe nói có người Nhật. V́ thế “hy vọng vẫn vươn lên trong ḷng anh trong ḷng tôi” và toán cứu người tiếp tục đào xới. Trưởng toán đặc nhiệm tuyên bố với báo chí: chúng tôi không tính giờ, chúng tôi chỉ biết t́m và t́m cật lực. Gia đ́nh các nạn nhân đă có mặt gần hiện trường để mong chờ tin lành mà cũng có thể là tin dữ. Đến lúc bản tường tŕnh này đến tay quí vị th́ vẫn chưa có tin ǵ về sự an nguy của 28 người Nhật.

    Xin tạm chấm dứt chuyện “thiên tai” để nói qua vài chuyện “nhân tai” đang làm dân Nhật chán chường, mở đầu là chuyện:


    Từ cá độ sang bán độ!

    Một trong những tin hàng đầu của tháng 2 là tin các lực sĩ sumo Nhật Bản dính líu vào vụ “yaocho” (八百長), hiểu theo nghĩa Việt Nam là bán độ, dàn xếp thắng-thua trước các trận đấu để được lên cấp, để không bị giáng cấp, để kiếm chút đỉnh tiền.... xài.... Trong quá khứ, việc “yaocho” này đă được dư luận đồn đăi, một vài tờ tuần san đă trưng ra những dữ kiện khá cụ thể nhưng tất cả đều bị “phủi” đi nhẹ nhàng v́ sự bao che rất bài bản của các chủ ḷ vật, của Hiệp Hội Sumo Nhật Bản. Cả 2 lúc nào cũng đồng thanh: làm ǵ có chuyện “dơ bẩn” thế. Ngược lại, đôi khi các tờ tuần san này c̣n bị Hiệp Hội Sumo lôi ra ṭa kiện v́ tội vu khống, phỉ báng....đ̣i bồi thường, phần thắng luôn nghiêng về phía Hiệp Hội Sumo, v́ gọi là dữ kiện cụ thể nhưng về mặt pháp luật vẫn chưa phải chứng cớ để khẳng định: “yaocho”. Sự việc cứ thế mà x́u x́u ểnh ểnh, ai nghĩ là có “yaocho” cũng được, ai nghĩ là “không bán độ” cũng chả sao. Cho đến ngày 2 tháng 2 năm nay th́ câu chuyện rẽ sang hướng khác.

    Báo chí, truyền thanh, truyền h́nh đều đồng loạt chạy tin lớn: “chuyện dơ bẩn “Yaocho” đă thành sự thật”. Khác với những kỳ trước, phía tố cáo thường từ trong nội bộ sumo, nhưng lần này th́ mọi người tin ngay v́ phía thố lộ lại là.... cảnh sát.

    Tháng 5 năm ngoái, tờ tuần san Shukan Shincho số ra ngày 19/5 đă có một bài báo viết về nạn cá độ dă cầu ăn tiền trong giới sumo, trong đó có nêu đích danh tên một lực sĩ nổi tiếng mang đẳng cấp Ozeki là Kotomitsuki Keiji dính líu. Bài báo đă khiến cảnh sát để ư, nên ngay trong lúc giải sumo đang diễn ra th́ Keiji đă bị gọi lên sở cảnh sát hỏi chuyện, ban đầu th́ Keiji nhất định chối là không liên hệ và các ông nhà báo: “chỉ nói tầm bậy tầm bạ”, nhưng cuối cùng chàng thú thật là những lời tố giác này “trúng tùm lum tà la”, và thế là vài lực sĩ sumo liên quan lần lượt xộ khám. Để xác nhận việc cá độ dă cầu có liên quan đến các tổ chức bạo lực đoàn Nhật Bản hay không, cảnh sát vẫn tiếp tục điều tra các lực sĩ khác. Cuối tháng 1 năm nay, cảnh sát đă công khai nội dung 46 mail trao đổi giữa 14 lực sĩ nhưng không phải là mail về chuyện “cá độ” mà là mail về chuyện “bán độ”. Nội dung của các email này cho thấy đă có sự dàn xếp trước vào các mùa đấu, ai sẽ là người thua, ai sẽ là kẻ thắng, ai là môi giới, mỗi một lần dàn xếp như thế th́ (謝礼金) tiền-tạ-ơn sẽ là bao nhiêu và sẽ được chuyển vào trương mục nào, và cách thua hay cách thắng phải như thế nào để người thưởng lăm không mang cảm giác là đấu.... cuội.

    Trong quá khứ tuy có nhiều trường hợp giới sumo mang tai mang tiếng chẳng hạn như đánh chết đệ tử, hành hung kư giả, say xỉn đánh người.... vô tội, cá độ dă cầu.... nhưng dầu sao đó chỉ là hành động “con sâu làm rầu nồi canh” của một vài cá nhân, nhưng lần này th́ trở thành nghiêm trọng hơn v́ làm sụp đổ tất cả ư nghĩa cao đẹp nguyên thủy của môn vơ cổ truyền Nhật Bản, người dân bắt đầu nghi ngờ các đẳng cấp trong giới sumo có thực là do cố gắng của các lực sĩ hay chỉ là một sự dàn xếp không hơn không kém?

    Khi tin tức loan truyền rộng răi, hôm 2 tháng 2, Chủ Tịch Hiệp Hội Sumo Kaitsuke Masateru đă họp báo gục đầu xin lỗi v́ những ǵ mà ông này cho là không thể chấp nhận được nhưng vẫn c̣n cố gượng: “xin quí vị “lư giải” rằng chuyện “yaocho” lần này là lần đầu tiên, chứ không phải đă có từ lâu như đồn đăi”.

    Với mục đích gọi là “giải tŕnh toàn bộ” nghi vấn về “yaocho”, một Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt được thành lập nhân vụ “cá độ” lại phải nhập cuộc. Đầu tiên, Ủy Ban này quyết định “điều tra” tất cả các lực sĩ sumo thuộc các đẳng cấp cao (khoảng 70 lực sĩ) bằng nhiều h́nh thức: hỏi trực tiếp, trả lời bản điều tra, lập đường dây nóng (hot line) thu nhận tất cả những ǵ không tiện nói, riêng 14 lực sĩ được ưu ái nhắc tên th́ Ủy Ban yêu cầu nộp thêm điện thoại cầm tay, sổ ngân hàng .... nhưng chỉ có 3 lực sĩ ngay từ đầu nhận tội là tuân theo, c̣n ngoài ra th́ “vợ tôi vô ư đạp lên nên điện thoại găy mất”, hoặc “bị rơi vào bể nước hư hỏng nên tôi đă vứt rồi” v.v....., về mặt pháp lư th́ việc giao nộp những bằng chứng này chỉ có tính cách tự nguyện, “đương sự” mà không đồng ư th́ Ủy Ban Điều Tra cũng phải bó tay. Ủy Ban lại yêu cầu các công ty điện thoại cung cấp nội dung trao đổi của từng điện thoại nhưng cũng bị từ chối v́: “không có lệnh ṭa án nên chúng tôi chả dám”, quay sang các công ty chuyên môn giải mật điện thoại th́ cũng gặp khó khăn v́: “làm ǵ th́ làm nhưng phải có trong tay “hiện vật” mới giải minh được (hiện vật ở đây có nghĩa là các điện thoại cầm tay dù bị hư hỏng, hay bị dẫm nát). Cuối cùng chỉ c̣n cách biết đe lên dọa xuống các lực sĩ dính líu, nếu không “thành khẩn khai báo” th́ sẽ gặp thế này thế nọ. Nói tóm lại điều gọi là “giải tŕnh toàn bộ” gặp rất nhiều khó khăn nếu không nói là bế tắc. Chưa biết Hiệp Hội Sumo sẽ tính sao.

    Trong lúc chờ đợi t́m giải pháp, ngày 6-2, Hiệp hội Sumo Nhật Bản quyết định hủy bỏ giải thi đấu trong tháng 3 và đây là lần đầu tiên giải đấu lớn này bị hủy kể từ năm 1946, khi năm sân đấu chính của Tokyo phải tu sửa. Quyết định này đă làm Hiệp Hội sumo mất toi khoảng 1,3 tỷ Yen (16,25 triệu đô-la Mỹ). Ngoài ra, việc lưu diễn trên toàn nước Nhật của các lực sĩ sumo c̣n gọi là jungyo (巡業) thường được tổ chức hàng năm cũng bị đ́nh chỉ, các lực sĩ sumo bị nghi ngờ vẫn được hưởng... lương đầy đủ cho đến khi gọi là giải quyết xong tất cả.

    Hiệp Hội Sumo c̣n gặp khó khăn trong việc xin công nhận tiếp tục tư cách là đoàn thể công ích cho quốc gia. Nếu được công nhận sẽ được rất nhiều ưu tiên: miễn thuế, nhận được trợ cấp từ chính phủ v.v... Nếu không được công nhận th́ Hiệp Hội Sumo phải giải tán để chuyển sang h́nh thức như một công ty cổ phần và sẽ mất tất cả những ưu đăi mà nhà nước giành cho. Niềm tin của người dân mà không c̣n th́ công ty chỉ có nước mà phá sản.

    Một vài nhà bàn ra tán vào b́nh luận: chuyện bán độ xảy ra cũng không lấy ǵ là lạ v́ mức thu nhập, quyền lợi tương ứng với đẳng cấp trong giới sumo khá chênh lệch. Sau đây là một vài đẳng cấp và số thu nhập từ cao xuống thấp:

    1. 横綱Yokozuna (2.820.000 yen)
    2. 大関Ozeki (2.820.000 yen)
    3. 三役Sanyaku (2.347.000 yen)
    4. 幕内Makuuchi (1.693.000 yen)
    5. 十両Juryou (1.309.000 yen)
    6. 幕下Makushita (0 ~ 150.000 yen)
    .........
    Theo bảng trên th́ từ cấp 1 đến cấp 5 số thu nhập khá hậu hĩnh chưa kể những trợ cấp khác, ngoài ra cấp cao c̣n có quyền “tuyển” thêm vài “đệ tử” đi kèm để gọi là.... giúp đỡ, c̣n cấp 6 trở đi th́ thu nhập chỉ vừa đủ xài....vặt và có khi là 0, đôi khi phải trở thành “tà lọt” cho cấp cao sai bảo. V́ thế để được lên cấp phải vô địch liên tiếp vài kỳ hoặc phải thắng một số trận nhất định; để khỏi bị giáng cấp cũng phải thắng một số trận nhất định (ngoại trừ cấp cao nhất Yokozuna, nếu thua quá sẽ không bị giáng cấp, nhưng thường thường là phải chọn con đường giải nghệ). V́ thế tệ nạn “yaocho” thường nảy sinh ở các cấp từ thứ 2 đến thứ 5. Nếu muốn lên cấp cao, hoặc không muốn bị giáng cấp th́ nhờ “người môi giới” t́m người ở các cấp dưới chịu.... thua. Tất cả giá cả đều qua “người môi giới”, người này thường là một lực sĩ sumo nổi tiếng ḥa nhă, khéo ăn khéo nói ......

    Một cựu lực sĩ sumo gốc Nga Kaguroefu Sosuran (tên Sumo là Wakanohou Toshinori - 若ノ鵬寿則) đă “tâm sự” với tờ tuần san Shukan Gendai số ra ngày 21/2. Anh chàng đă nói khá chi tiết và nêu tên 21 lực sĩ dính líu và đề nghị Ủy Ban Điều Tra hỏi cho rơ chuyện. Chủ tịch Ủy Ban Điều Tra Sumo mạnh miệng: tôi không bao giờ để ư những bài báo vớ vẩn vô bằng cớ như thế, tuy nhiên người xung quanh ông cũng đă bật mí: Ủy Ban đă “âm thầm” để ư những lời tố giác này.
    Tưởng cũng nên nhắc lại rằng vơ sĩ người Nga này mang đẳng cấp thứ ba Makuuchi (幕内), bị đuổi khỏi giới sumo v́ tội dùng ma túy vào tháng 8 năm 2008. V́ muốn tiếp tục ở lại nên anh ta đă hăm dọa là nếu không cho anh ta ở lại anh ta sẽ tố tất cả chuyện yaocho, Hiệp Hội Sumo thách thức: mày cứ giỏi mà tố chả ai tin mày đâu và cuối cùng anh ta tố thật và người ta... không tin anh ta thật. Tại sao? Chỉ v́, 2 tháng sau cũng chính anh họp báo khóc lóc “bộc bạch”: tôi là thằng đàn ông không ra ǵ v́ đă bịa ra những chuyện không có. Thành thật xin lỗi mọi người.

    Khi tờ tuần san nhắc lại điều này trong lần tố mới đây th́ anh ta cười cười: tôi nói là tôi bịa chuyện tố bậy v́.... tôi đă nhận tiền yêu cầu rút lại lời tố bậy. Ông nhà báo biết không, khi ra khỏi nhà giam và bị đuổi ra khỏi giới sumo, tôi chả c̣n đồng nào dính túi để về nước cả.

    Một bộ trưởng trong nội các ông Kan đă than vắn than dài: Sumo ơi là sumo. Đẳng cấp cao (Yokozuna) th́ ngoại quốc (lực sĩ Mông Cổ Hakuho) nắm, c̣n bên cấp dưới th́ chỉ thấy “Yaocho”. Nghe thấy mà rầu!

    Thôi, xin ông đừng nói nữa!

    Rời ghế Thủ Tướng đă hơn 8 tháng, nhưng người vũ trụ Hatoyama Yukio vẫn c̣n được dư luận “ưu ái” nhắc đến lối tŕnh bày “đầy tính sáng tạo” có một không hai. Cùng nói về một vấn đề, nhưng nội dung th́ thay đổi theo thời khóa biểu “sáng-trưa-chiều-tối”. Ông lại có thêm “ưu điểm” nữa là rất “thành thật”, chẳng hạn như khi có thắc mắc: “Ủa, tại sao mới sáng hôm nay ông nói thế này mà bây giờ lại khác”, ông tỉnh bơ trả lời không suy nghĩ: “Trả lời theo một kiểu th́ đâu có ǵ vui”. hoặc đôi khi: “t́m hiểu thêm tôi mới thấy ḿnh c̣n quá... kém”. Ngoài ra, ông c̣n bị gọi là “ba phải”, ai nói cũng “ừ” hoặc “đây là, đó là những ư kiến cần phải được coi trọng” dù ư kiến trước ngược hẳn ư kiến sau. Trong việc di dời căn cứ không quân Futenma ở Okinawa, lúc gặp Tổng Thống Obama vào tháng 11/2009, không biết hai ông nói chuyện ǵ với nhau mà ông “phun” ra một câu chắc nịch: Please trust me! (Tin tôi đi mà!), làm ông Obama khoái chí đi khoe là Nhật vẫn chủ trương duy tŕ các căn cứ không quân Mỹ trên đảo Okinawa. Hôm sau, bị dư luận chất vấn, ông “vũ trụ” ra vẻ ngạc nhiên: “Tôi đâu có ư nói như thế, ư của tôi là thế này này.....”, quay sang dân chúng Okinawa và đảng Xă Dân ông lại trơn miệng: “Nguyện vọng của quí vị vẫn phải được coi trọng”. Cuối cùng th́ dư luận Mỹ gọi ông là một tên khùng, dân Okinawa gặp ông ở đâu chống ông ở đó, c̣n lănh tụ đảng Xă Dân Fukushima th́ nhất định chống chủ trương di dời căn cứ Mỹ khiến ông phải giải nhiệm. Khi từ chức hôm 1/6 năm ngoái, ông rơm rớm: Tôi sẽ gác kiếm và không ứng cử trong lần tới. Chỉ được vài tháng, ông lại đổi ư: “Tôi không thể bỏ chạy khi đất nước.... c̣n điêu linh”. Thôi cũng được đi, ông cứ thoải mái mà phát biểu theo ư thích của ḿnh miễn là đừng gây phiền hà cho ai khác. Nhưng, mới đây, cũng v́ cái tật trời đánh không bỏ, ông lại gây khó khăn cho đảng, cho đồng viện của ông ở hai viện quốc hội trong lúc mọi người đang điên đầu với việc: làm thế nào để thông qua ngân sách năm 2011.

    Số là, hôm 13/2, lúc trả lời phỏng vấn tờ báo địa phương Okinawa Times, khi được hỏi lư do thành h́nh “lực trấn áp” khiến ông phải từ bỏ việc di dời căn cứ Futenma ra khỏi đảo Okinawa. Ông trả lời: “Lúc đó, kế hoạch di dời sang căn cứ Tokunoshima của tỉnh Kagoshima đă “be”, nên tôi phải nêu lư do “lực trấn áp” để giải thích tại sao phải duy tŕ căn cứ Hoa Kỳ trong đảo Okinawa”.Kư giả tờ báo thất kinh hỏi tiếp: “Thế th́ đó chỉ là “phương tiện” (方便)? Ông gật đầu: “Nếu nói đó là phương tiện th́ đúng là phương tiện”. Trời ơi!

    Câu nói “nhẹ như bông” của ông đă làm Ông Kan và nội các phiền ḷng, phải mất mấy ngày trời về vụ này v́ bị các đảng đối lập hạch hỏi: “đó có phải là chủ trương của đảng cầm quyền hay không?”. Cực chẳng đă, ông Kan phải lên tiếng: Đúng là câu nói có vấn đề, Nhận thức của ông ta và tôi hoàn toàn khác nhau. Sự duy tŕ căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ để duy tŕ lực trấn áp luôn luôn là một điều cần thiết và không thể thiếu. Bộ trưởng quốc pḥng Kitaza nghẹn lời: Phát ngôn của ông ta thiệt t́nh không thể lư giải, đây là lần tôi bị shock lần thứ nhất hay lần thứ hai trong cuộc đời của tôi.

    Vài ngày sau, quê quá ông lại phân trần: “Lại không hiểu chân ư trong câu nói của tôi rồi, ư tôi muốn nói như thế này .....”. Ông than thở với mọi người về sự bội bạc của ông Kan Naoto: Ông ta được làm thủ tướng v́ tôi và ông Ozawa đi xuống, thật không biết điều. Chưa hết: “thời tôi c̣n là thủ tướng, mối giao hảo với Trung Quốc tốt lắm chứ đâu tệ như bây giờ”, hoặc là: “Cứ cứng rắn như thế th́ chẳng bao giờ được việc cả”, ư ông “ba phải” muốn chỉ trích câu tuyên bố của ông Kan về hành động thăm viếng ḥn đảo Kunashiri Nhật bản bị Nga chiếm đóng của ông tổng thống Medvedev. Ông Kan nói: chuyến đi của ông ta là một sự sỉ nhục không thể tha thứ.

    Dư luận đồng thanh: “Đến đây đủ rồi, ông mau mau ra chỗ khác để người ta làm việc”. Nói th́ nói thế, nhưng ngày mai, ngày kia ông lại “phun” ra ǵ nữa th́ ai mà làm ǵ được. Chán ông quá.

    Vận mạng của nội các Kan Naoto.

    Nhận từ ông “ba phải” Hatoyama một gia tài rách nát, ông Kan lên thay với tự tin đầy ắp: sẽ cố gắng làm mọi cách để đưa Nhật Bản ra khỏi cơn bế tắc mấy chục năm nay.

    Nhưng ngày qua ngày, sự đời không trôi chảy, nguyên do chính là những chủ trương không thực tế của đảng Dân Chủ, sự chia rẽ càng ngày càng trầm trọng ngay trong nội bộ.... Thấy được sự không tưởng những chủ trương lúc ban đầu của Đảng, ông Kan và nội các đang gồng ḿnh cho sửa đổi manifest (những lời công ước với người dân), nhưng đă gặp sự chống đối kịch liệt không chỉ từ đảng đối lập (lẽ dĩ nhiên) mà c̣n ngay cả người cùng đảng nhất là phe cánh ông mặt ngầu Ozawa.

    Sau khi bị bắt buộc phải hầu ṭa v́ những nghi ngờ về tài chánh, Ủy Ban Luân Lư của đảng Dân Chủ đă quyết định ngưng tư cách đảng viên của ông Ozawa cho đến khi ṭa xử xong. Quyết định này đă làm những người ủng hộ ông Ozawa nổi giận. Ngày 17/2, với lư do, đảng Dân Chủ dưới sự lănh đạo của ông Kan đă không c̣n là đảng Dân Chủ của ngày xưa nữa, ông ta đă bội hứa với người dân khi chủ trương tăng thuế tiêu thụ..... , chúng tôi không thể im lặng, 16 dân biểu của đảng Dân Chủ đă làm đơn xin rút khỏi “hội phái”* hiện tại và thành lập hội phái khác, nhưng vẫn nhất định ở lại đảng. Tổng Thư Kư Đảng Dân Chủ Okada tuyên bố: không chấp đơn xin rời hội phái của 16 dân biểu này và cho đó chỉ là một màn tŕnh diễn.

    Một tuần sau 24/2, thứ trưởng chính vụ bộ Nông Lâm là Matsuki, nhân vật thân cận với ông Ozawa cũng làm đơn xin từ chức. Sự “quay lưng” này đă khiến đảng đă rách lại càng thêm nát.

    Ngân sách năm 2011 được Hạ viện thông qua sáng sớm ngày 1/3 với số phiếu quá bán, sẽ chuyển qua Thượng Viện, cho dù Thượng Viện có phủ quyết th́ theo qui định 30 ngày sau dự án sẽ tự động thành đạo luật, nhưng các dự án liên quan ngân sách như: trợ cấp trẻ em, trợ cấp nông nghiệp.... nếu Hạ viện biểu quyết mà Thượng viện phủ quyết sẽ được đưa về Hạ viện và phải cần 2/3 số phiếu (318), trong lúc này Đảng cầm quyền gom góp hết lại cũng chỉ mới tṛm trèm trên dưới 300 (v́ mất 16 người, mất sự hậu thuẫn của đảng Xă Dân) nên hy vọng thông qua các dự án liên quan ngân sách này coi như tuyệt vọng. Trong trường hợp này, phải xài lại các dự án cũ có từ thời đảng cầm quyền trước và sẽ không tránh được sự hỗn loạn, chậm trễ về mặt hành chánh, và một số chương tŕnh liên quan phải ngưng lại.

    Ông Kan đang van vái tứ phương kêu gọi đảng đối lập hăy hợp tác bằng cách đưa ư kiến, đề án về các dự án liên quan đến ngân sách cái đă, xong muốn ǵ th́ muốn. C̣n ông Kamei của đảng Quốc Dân (một thành phần của đảng cầm quyền) góp ư: ông Kan nên mau chóng thành lập “nội các cứu quốc” bao gồm nhiều đảng phái để đưa nước Nhật ra khỏi cơn nguy biến. Nhưng tất cả chỉ nhận được sự trả lời là: “không, tất cả phải làm lại từ đầu”.

    Vận mạng nội các ông Kan không biết kéo dài được bao lâu và bao giờ th́ giải tán quốc hội? Chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm nhưng chắc cũng gần kề.

    Xin tạm ngưng ở đây để kỳ sau tŕnh bày tiếp.
    Trần Thái Huy

    ------------------------------------------------------
    *“Hội phái” (会派): Quốc Hội có nhiều hội phái, 2 người cũng có thể thành lập một “hội phái”, thường thường th́ dân biểu của đảng Dân Chủ sẽ là thành viên của Hội Phái do đảng Dân Chủ lập ra, Hội phái này có thể sẽ liên kết với hội phái khác (thường không phải đảng viên cỉa đảng nào). Thời gian phát biểu trong quốc hội sẽ được chia cho các hội phái tính trên số dân biểu nhiều hay ít.

  2. #2
    Member
    Join Date
    05-03-2011
    Posts
    148

    Nguời có tinh thần bài chệt đều muốn Nhật tái vủ trang lại .V́ có thể muợn bàn tay Nhật tẩn chệt rất hiệu quả .

    Tại sao tác giả Trần Thái Huy không nói thêm XH đen Hắc Long Đảng Nhật cho đủ bộ .

    Nếu muốn nh́n bất cứ nuớc nào về khía cạnh tiêu cực , cuớp bóc hàm hiếp giết nguời đều có cả huống chi là ba cai thứ cá độ ,ba phải nầy nọ chứ .

    Vấn đề cốt lơi là nuớc đó đuợc UN liệt kê vào hạng nào

    1) Hạng cuờng quốc G7/G8 tính theo quân b́nh đầu nguời ?

    hay là

    2) Hang nhuợc tiểu tối ngày cứ vát cái bản mặt xè tay ăn xin tiền viện trợ QT cứu đói giảm nghèo ?

    Nuớc Nhật đuợc UN liệt kê vào hạng nào vậy ?

    Chuyện dời căn cứ quân sự Mỹ hay cho mất tiêu luôn nó nằm trong chính sách chiến luợc Mỹ đối với Nhật bản à toàn cầu ..

    C̣n chuyện mấy chính trị gia diển tuồng "ba phải" chỉ là loại tuồng thâm sâu muốn nuớc Nhật tái vủ trang lại mạnh như thời truớc 1945.

    Truớc viển ảnh nầy , dư luận đồng minh với Nhật khg muốn như vậy .

    Tuy Mỹ với Nhật đă HHHG vui vẽ làm đồng minh cặp kè chấm muối mè với nhau nhưng khg bao giờ quên viển ảnh Pearl Harbor thế mới có hiến chuợng Nhật "yêu chuộng ḥa b́nh " đến độ cho phép quốc pḥng Nhật chỉ đủ sức tự vệ chớ chưa đủ sức attack bất cứ nuớc nào, khi chưa đủ sức attack th́ bắt buộc phải có căn cứ quân sự Mỷ tồn tại đóng tại Nhật
    Nếu không c̣n căn cứ quân sự Mỹ đóng tại Nhật nửa bắt buộc Nhật phải sửa hiến chuơng mà canh tân vủ trang lại ...
    Câu hỏi đặt ra :

    Thế giới có thật tâm muốn Nhật làm hùm làm bá Thái B́nh Duơng như thời truớc 1945 khg ?

    Cho nên tuồng chính trị gia Nhật "ba phải" chỉ là tuồng uốn éo thâm sâu muốn Nhật tái vủ trang lại thôi .

    Nguời có tinh thần bài chệt đều muốn Nhật tái vủ trang lại .V́ có thể muợn bàn tay Nhật tẩn chệt rất hiệu quả .


    C̣n nguời có tinh thần "thân chệt " đều muốn Nhật cứ x́nh x́nh có căn cứ quân sự Mỹ làm bảo hộ .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện xứ Phù Tang tháng 5/2011
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 31-05-2011, 04:14 PM
  2. Chuyện xứ Phù Tang tháng 3/2011
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 31-03-2011, 05:39 PM
  3. Chuyện Xứ Phù Tang tháng 1/2011
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 31-01-2011, 02:38 PM
  4. Chuyện xứ Phù Tang tháng 12/2010
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 31-12-2010, 06:34 AM
  5. Chuyện xứ Phù Tang tháng 9/2010
    By Hoai Nam in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 30-09-2010, 11:10 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •