Results 1 to 7 of 7

Thread: KHÔNG ĐỌC KỸ "HỘI THỀ" XIN ĐỪNG "CHIÊU TUYẾT"

  1. #1
    Administrator Thương Dân's Avatar
    Join Date
    30-07-2010
    Posts
    898

    KHÔNG ĐỌC KỸ "HỘI THỀ" XIN ĐỪNG "CHIÊU TUYẾT"

    Trần Mạnh Hảo

    Lời dẫn : Không biết có phải Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN) đang thực thi chương tŕnh : CHỬI CHA ÔNG CÓ THƯỞNG” và “ CA NGỢI GIẶC CÓ THƯỞNG” hay không mà trao cho hai truyện “ Dị hương” của Sương Nguyệt Minh chửi vua Gia Long là hôn quân bạo chúa và cuốn “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân chửi nghĩa quân Lê Lợi là thổ phỉ, vô học, dă man, tiểu nhân, gặp dân ta là cướp, là hăm hiếp… (trong khi) lại khen các tướng giặc Minh là trí thức, nhân đạo, hiền nhân quân tử, lịch lăm, văn minh, hào hoa phong nhă. Chúng tôi đă viết nhiều bài phê b́nh hai truyện trên gửi in trên các báo mạng tư nhân trong nước (và một số báo mạng hải ngoại). Nay có ông PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là chủ tịch hội đồng dịch thuật văn học của HNVVN lên đài truyền h́nh Việt Nam (VTV1) ca ngợi giải thưởng này của HNVVN. Ông Dân c̣n viết bài bênh vực cho cuốn “Hội thề” in trên báo Văn Nghệ và website của HNVVN. Chúng tôi đă viết bài phản biện bài của ông Nguyễn Văn Dân gửi in trên các web và blog tư nhân trong nước như : http://trannhuong.com, http://nguyentrongtao.org, http://nguyenhuuquy2.blogspot.com, http://phamvietdaonv.blogspot.com nhưng đều bị ông cán bộ cao cấp Nguyễn Văn Dân đe dọa kiện cáo các báo mạng này ra ṭa, rằng sẽ có cách làm phiền các báo điện tử trên nếu c̣n in bài của Trần Mạnh Hảo phản biện bài viết của ông Dân. Các web và blog kia sợ bị làm phiền đều đồng loạt gỡ bài báo của chúng tôi xuống. Hành vi của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân đă vi phạm luật tự do báo chí của nhà nước Việt Nam hiện nay. Trong bài báo này, chúng tôi không hề xúc phạm danh dự cá nhân ông Nguyễn Văn Dân, chỉ căn cứ vào văn bản của ông mà phản biện. Nếu ông Dân muốn kiện nhau ra ṭa, sao ông không dám kiện PGS.TS. Phạm Quang Trung đă “mắng” ông và ông Lê Thành Nghị trên VTV1 cùng nhau ca ngợi giải thưởng HNVVN là : “ Thật nhảm hết sức!” ? Chúng tôi không c̣n có chỗ nào gửi in bài báo nhỏ này trên đất nước của ḿnh (các báo lề phải tuyệt đối không in bài Trần Mạnh Hảo). Thật khó khăn và nguy hiểm thay khi anh phải đơn thương độc mă một ḿnh nói lên sự thật, thấy cha ông bị nguyền rủa, thấy các anh hùng dân tộc bị đạp đổ dám liều mạng nhảy ra bênh vực, thấy chúng ca ngợi giặc Minh th́ xông ra phê phán…

    Nên chúng tôi xin kính gửi bài báo nhỏ bị từ chối trên đất nước ḿnh này đến quư báo điện tử, nhờ in dùm để đánh động dư luận trong và ngoài nước. Xin cám ơn.

    Trần Mạnh Hảo


    DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI VIẾT BỊ TỪ CHỐI TRONG NƯỚC CỦA CHÚNG TÔI :

    Sáng nay 13-03-2011, trên http://phamvietdaonv.blogspot.com xuất hiện bài báo lấy từ http://phongdiep.net , giới thiệu bài viết của ông PGS.TS. Nguyễn Văn Dân ( chủ tịch hội đồng dịch thuật văn học ) :” Mấy xu hướng chủ yếu trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam đương đại” kèm một tiêu đề phụ của nhà văn Phạm Viết Đào : “ Ông Nguyễn Văn Dân rón rén “chiêu tuyết” cho việc trao giải tiểu thuyết “Hội thề””:

    “ÔNG NGUYỄN VĂN DÂN RÓN RÉN " CHIÊU TUYẾT " CHO VIỆC TRAO GIẢI TIỂU THUYẾT “ HỘI THỀ “ Mấy xu hướng chủ yếu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Nguyễn Văn Dân.”

    Bài viết của ông Nguyễn Văn Dân bàn nhiều vấn đề về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, trong đó có một đoạn “chiêu tuyết” cho việc trao giải thưởng tiểu thuyết “Hội thề” vừa in trên báo Văn nghệ ra ngày thứ bảy 12-03-2011;

    Đoạn văn “rón rén” chiêu tuyết cho việc trao giải thưởng tiểu thuyết “ Hội thề” của ông Nguyễn Văn Dân như sau :

    “Trong khi đó Nguyễn Quang Thân cũng lựa chọn những nhân vật “có vấn đề” của triều đại nhà Lê, đặc biệt là Nguyễn Trăi, để viết Hội thề. ở đây, cái “leitmotiv” được lựa chọn là sự xung đột giữa quyền lực vơ biền với trí thức mà đại diện là Nguyễn Trăi. Sự trở đi trở lại của chủ đề chính này cũng diễn ra trong thời gian đa chiều như trong Hồ Quư Ly. Chứ chủ đề chính của tác phẩm không phải là sự tương phản giữa t́nh yêu của Lê Lợi và của Nguyễn Trăi với t́nh yêu của hai tên tướng Ngô như có người nhận xét. (Thực tế, cái gọi là “mối t́nh” của viên hàng tướng Thái Phúc và của viên bại tướng Vương Thông chỉ hiện ra rất mờ nhạt, Nguyễn Quang Thân chỉ nhắc đến nó ba lần: một lần cho Thái Phúc, hai lần cho Vương Thông. Mà đúng ra nó chỉ giống như t́nh dục hơn là t́nh yêu. Không đáng phải bàn!) C̣n cái chủ đề chính kia mới thực sự làm Nguyễn Quang Thân trăn trở, cái trăn trở nhằm tôn vinh tài trí của bậc trí thức Nguyễn Trăi, sự tài trí đă giúp dân ta giành chiến thắng cuối cùng trong hoà b́nh mà bớt được hoạ binh đao. Chỉ có điều, không biết nhà văn có phóng đại cái mâu thuẫn đó không, và liệu có phần nào bất công với giới vơ tướng nhà Lê? Chẳng lẽ với những thành tích và mất mát sau mười năm kháng chiến chống quân Minh, giới vơ tướng nhà Lê lại xấu xa đến thế? C̣n lời lẽ của Nguyễn Trăi trong Hội thề cũng có vẻ quá nhún nhường trước kẻ thù. Trong các trước tác được lưu giữ của Nguyễn Trăi, chúng tôi thấy ông tỏ ra kiêu hùng hơn thế nhiều. (hết trích)

    http://phamvietdaonv.blogspot.com/20...uyet.html#more

    Chúng tôi xin phép trao đổi với ông Nguyễn Văn Dân mấy vấn đề do ông vừa đặt ra .

    Thực ra, chúng tôi không muốn bàn thêm về cuốn “Hội thề” này nữa. Chúng tôi đă viết ba bài phê b́nh “Hội thề” : Bài một : “ Hội thề”- tiểu thuyết lịch sử hay phản lịch sử ?”; bài hai : “ Nguyễn Quang Thân cho các tướng lĩnh Lam Sơn theo Mao khí sớm” ( hai bài này đều in trên http://trannhuong.com – vào mục “bầu bạn góp cổ phần”); bài ba : “ Thử t́m nguyên nhân tác thành hiện tượng “Hội thề” “( in trên http://nguyenhuuquy2.blogspot.com – hoặc muốn t́m ba bài viết trên của chúng tôi, bạn đọc vào http://google.com , rồi đánh tên từng bài viết lên khung t́m kiếm, gơ enter sẽ đọc được)

    Ông PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là chủ tịch một hội đồng của HNVVN, nên lời luận giải của ông về tiểu thuyết “Hội thề” hẳn là rất quan trọng, chúng tôi đành phải bàn tiếp về vấn đề này.

    Chúng tôi đă đọc khá nhiều bài khen “Hội thề” từ bài của ông chủ tịch hội đồng lư luận phê b́nh văn học ( kiêm ban giám khảo) Lê Thành Nghị, đến bài của anh Hoài Nam… tịnh không thấy ai làm ơn chỉ ra cho kẻ người trần mắt thịt này là chúng tôi cuốn tiểu thuyết này hay như thế nào, v́ sao mà nó được giải thưởng, chỉ thấy lời khen ngợi chung chung rằng cứ đọc đi, hấp dẫn đấy, cứ đọc rồi sẽ biết nội dung tư tưởng rất cao siêu, sẽ tự t́m ra nhiều thông điệp cao quư, cứ đọc sẽ t́m ra nhiều ám ảnh, ám chỉ, ám …khói, ám…mê ly… mà không có một ḍng chứng minh.

    Than ôi, phê b́nh như thế mà cũng đ̣i phê b́nh, khen như thế mà cũng đ̣i khen, rặt những bài phê b́nh dùng phương pháp luận hũ nút để đi t́m một thứ giá trị ảo ở ngoài văn bản.

    Thưa các nhà phê b́nh của HNVVN, và các nhà phê b́nh đang phấn đấu vào HNVVN, muốn minh định một cuốn tiểu thuyết lịch sử có giá trị hay không giá trị, người ta phải xét mấy yếu tố như sau :

    1- Nó có hấp dẫn không, văn có hay không, ngôn ngữ của tác phẩm có phải là ngôn ngữ văn học hay không ?

    2- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả như thế nào ?

    3- Cốt truyện có hợp lư không, có hấp dẫn không, các t́nh tiết có logic không ?

    4- Các nhân vật lịch sử được miêu tả trong tác phẩm có cùng một bản chất với nhân vật lịch sử hay không ?

    5- Thông điệp tác giả mang đến cho người đọc bằng đường truyền cảm có sâu sắc không, có chân thiện mỹ không ?
    ….

    Mới xét thử năm yếu tố trên, năm thang điểm trên, chúng tôi đă thấy “ Hội thề” không đạt được một yếu tố nào, một thang điểm nào.

    Chúng tôi đă đọc “Hội thề” đến ba lần, tịnh không t́m thấy một trang nào có văn. Viết truyện mà không có văn th́ dứt khoát không thể thành tác phẩm văn học. Xin các ông bà trong Ban giám khảo “ tinh anh nhất, giỏi nhất HNVVN” ( theo Đỗ Ngọc Thạch) đèn giời soi sáng, chỉ cho cho chúng tôi trang nào trong “Hội thề” có văn ạ (!)

    V́ hai bài phê b́nh “Hội thề” in trên trannhuong như vừa kể, chúng tôi phê b́nh dựa trên văn bản nên đă trích dẫn đầy đủ ; bài này chỉ giới thiệu những luận điểm của chúng tôi phê b́nh ông Nguyễn Văn Dân mà miễn cho dẫn chứng.

    Xin quư vị độc giả xem ông Nguyễn Văn Dân nhận xét về vấn đề chủ yếu của “Hội thề” như là motif ( mô-típ) trung tâm :

    “Ở đây, cái “leitmotiv” được lựa chọn là sự xung đột giữa quyền lực vơ biền với trí thức mà đại diện là Nguyễn Trăi. Sự trở đi trở lại của chủ đề chính này cũng diễn ra trong thời gian đa chiều” (hết trích)

    Có lẽ Nguyễn Văn Dân h́nh như không thuộc sử, hoặc ông có thể học sử mà quên các trang sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nên mới đồng cảm với ông Nguyễn Quang Thân khi ông Thân dám bịa ra lịch sử, đánh tráo sự thật lịch sử bằng các mỹ từ : hư cấu, sáng tạo, hư ảo hóa lịch sử, làm nḥe mờ sự thật lịch sử, văn học hóa lịch sử… rằng hoàn toàn không có vấn đề nông dân và trí thức : có học và vô học được đặt ra trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chắc chắn cả hai ông, một ông tác giả “Hội thề”, một ông động viên cho “Hội thề” đều chưa đọc áng hùng văn dân tộc : “B́nh Ngô đại cáo” của Nguyễn Trăi. Trong áng văn bất hủ biểu hiện đầy đủ bản chất cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ấy có câu nói về tinh thần đoàn kết keo sơn của nghĩa quân như sau : “ TƯỚNG SĨ MỘT L̉NG PHỤ TỬ, H̉A NƯỚC SÔNG CHÉN RƯỢU NGỌT NGÀO”.

    Đành rằng, viết truyện lịch sử th́ phải có hư cấu, nhưng hư cấu cả ra lịch sử, bịa đặt làm sai lệch hoàn toàn bản chất các nhân vật lịch sử, trái ngược lại các sự kiện lịch sử th́ quả “Hội thề” là thứ tiểu thuyết phản lịch sử rồi c̣n ǵ ? Bịa đặt ra một cuộc “đại chiến nội bộ” trong ḷng cuộc chiến tranh chống giặc Minh, giữa phe mà Nguyễn Quang Thân cho là phe trí thức Bắc Hà chủ ḥa của Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn, Phạm Văn Xảo, Lưu Nhân Chú và phe các tướng vơ biền Lam Sơn chủ chiến như Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân…là một việc làm bôi nhọ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hữu hiệu nhất.

    Thế mà ông Lê Thành Nghị, trong bài viết “ Hội thề - tiểu thuyết và lịch sử” cũng mới in trên báo Văn Nghệ và web HNVVN lại ca ngợi ông Nguyễn Quang Thân bằng sự bịa ra lịch sử như trên là “ LẤP ĐẦY CÁC TRANG TRẮNG CỦA LỊCH SỬ” th́ xin giời có mắt, soi xét dùm xem có phải cả Ban Giám khảo cuộc thi này chắc chưa ai học môn lịch sử Việt Nam ?

    Bịa đặt ra một cuộc chiến tranh mất đoàn kết giữa hai phái Lam Sơn và Bắc Hà trong ḷng cuộc kháng chiến cứu nước đánh đuổi quân Minh (ư của Lê Thanh Nghị) như “Hội thề” là trái với lịch sử. Làm như sau bảy thế kỷ, một đại tướng của Lê Lợi là “thiếu úy Nguyễn Quang Thân” đột ngột sống dậy hiện về rỉ tai ban giám khảo cuộc thi tiểu thuyết rằng : “ Đừng nghe tay “trí thức không bằng cục phân” Nguyễn Trăi bịa chuyện, làm chó ǵ có chuyện đoàn kết, có chuyện “ Tướng sĩ một ḷng phụ tử, ḥa nước sông chén rượu ngọt ngào” trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; rằng Quang Thân tôi chứng kiến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà, hai phe trí thức Bắc Hà và phe vô học Thanh Hóa căi nhau như mổ ḅ, luôn gầm ghè đ̣i giết nhau, rằng có thằng trí thức th́ không có bọn nông dân chúng ông đâu nhá ! Thực ra hai phe này bất cộng tác với nhau từ khi hội thề Lũng Nhai mà…”

    Thế là ban giám khảo giải thưởng tiểu thuyết khi xét giải “ Hội thề” viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, liền tin ngay lời Nguyễn Quang Thân mà bác bỏ những lời ngay thẳng của Nguyễn Trăi trong “B́nh Ngô đại cáo”, bằng cách trao ngay giải thưởng hạng A cho kẻ “nói thật” Nguyễn Quang Thân, nhất nhất cho lời Nguyễn Trăi là “làm chứng dối”…

    Ông Nguyễn Văn Dân cần nhớ rằng thời cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn là thời kỳ Nho giáo, chứ không phải thời kỳ Mao – ít đặt vấn đề giai cấp nông dân cần tiêu diệt trí thức. Mà đạo đức Nho giáo coi chữ thánh hiền là thiếng liêng, không một ai trong xă hội, từ kẻ phu phen tiểu nhân ít học đến người quân tử khoa bảng dám khinh rẻ chữ nghĩa hay người học nhiều. Nguyễn Quang Thân đem tư tưởng thời nay, ngôn ngữ thời nay nhét vào miệng các nhân vật lịch sử đầu thế kỷ 15 là chuyện không thể hiểu, giống như ông tả Lê Lợi điều binh khiển tướng qua màn h́nh Internet vậy. Thật là nực cười khi Lê Lợi, Nguyễn Trăi, Phạm Vấn… nói người này là “ trí thức”, người kia là “vô học”, liên tục nhắc lại các thành ngữ trong Mao tuyển, ví như bảo nhau : “Người trí thức không bằng cục phân”…

    Lấy một “đại mâu thuẫn” ảo gán ghép, áp đặt lên cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dùng làm motif trung tâm, “Hội thề” đă hỏng, đă sai, đă dở, đă bậy ngay từ đầu, thế th́ xin hỏi các ông, các ông trao giải cho cuốn này có phải v́ “công bôi nhọ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn” của Nguyễn Quang Thân chăng ?

    Xin quư vị cùng chúng tôi tham khảo bài viết của nhà văn Phạm Viết Đào : [Đọc “Hội thề” của Nguyễn Quang Thân] trên http://phamvietdaonv.blogspot.com , một người muốn “bênh vực Hội thề”, đă được Nguyễn Quang Thân mừng rỡ cám ơn công khai trên web này, xin lấy bài của ông Đào về in trang nhà của ḿnh : http://thanngan.tk/ cũng phải nói lên sự thật về cái bậy nơi cuốn sách này như sau :

    “Theo người viết bài này, Phạm Vấn và Lê Sát bị Nguyễn Quang Thân tô quá đậm, có phần phóng đại trong cái bối cảnh không ăn nhập, đó là một chỗ non yếu sinh tử trong cấu tứ của tiểu thuyết Hội thề. Nói theo ngôn ngữ thể thao, việc mô tả cốt cách của những con người như Phạm Vấn, Lê Sát đại diện cho phái chủ chiến đă không được Nguyễn Quang Thân chọn “điểm rơi”, “điểm đệm bóng” đúng thời điểm, vị trí để từ cái “điểm rơi” này mà đệm, đưa bóng vào “cầu môn” hoạch định - “chủ đề” đă đề của cuốn tiểu thuyết; do chọn “điểm rơi” không chuẩn, thành sức công phá của quá bóng có phần bị hụt hơi nếu không muốn nói ra bay xa ra khỏi khu vực cầu môn” ( hết trích)

    http://phamvietdaonv.blogspot.com/20...than.html#more

    Sau khi lấy dẫn chứng về việc Nguyễn Quang Thân “bôi nhọ” các tướng lĩnh Lam Sơn quê Thanh Hóa, tác giả Phạm Viết Đào kết luận :

    “Có thể nói đó là cách nh́n nhận, mô tả thiên lệch này đă quán xuyến từ đầu đến cuối trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân khi mô tả cái đám chủ chiến, phái “ vơ biền “ trong lực lượng nghĩa quân Lam Sơn ?!” ( hết trích)

    Ngay người t́m cách biện minh cho Nguyễn Quang Thân là Phạm Viết Đào cũng phải thừa nhận việc tác giả cuốn sách trên bịa đặt ra cuộc đại chiến mâu thuẫn nội bộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là sai, là không có cơ sở. Trong bài đă dẫn, ông Đào viết :

    “Nếu nói về sự phân tâm trong nội bộ nhà Hậu Lê, sự chia phe phái t́m cách chèn diệt lẫn nhau th́ phải chọn cái thời điểm khi Lê Lợi lên ngôi vua và chia ngôi thứ,công trạng cho nhưng người từng nằm gai nếm mật sau khi đă thu giang sơn về từ tay nhà Minh. C̣n chọn thời điểm cận với giai đoạn diễn ra Hội thề Đông Quan là thiếu cơ sở…” ( hết trích)

    Mặc dù muốn làm “nhẹ tội” cho tác giả “Hội thề”, nhưng Phạm Viết Đào cũng phải thừa nhận những vấn đề Nguyễn Quang Thân đặt ra trong “Hội thề” là áp đạt, là thiếu cơ sở, phản lịch sử như sau :

    “Nếu như cách mô tả của Nguyễn Quang Thân th́ cái đám chủ chiến ấy, cái đám vơ biền gắn kết với nhau một cách bản năng, do những tham vọng thôi thúc chứ họ chẳng có lư tưởng ǵ cao sang; thủ lĩnh của cái đám này tiêu biểu nhất, đừng đầu chính là Lê Lợi? V́ vậy mà đám học tṛ Thăng Long như Nguyễn Trăi, Trần Nguyễn Hăn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Thị Lộ… lạc vào đây như con công lạc vào đàn quạ ?

    Nh́n nhân, đánh giá như vậy liệu có phi thực tế lịch sử ? Xin thưa những con người từng gia nhập, đứng dưới cờ nghĩa quân Lam Sơn, từng vào sinh ra tử với Lê Lợi như Phạm Vấn, Lê Sát liệu họ có đúng là do bị thôi thúc bản năng hay chỉ v́ tham vọng bản năng nào đó? Xin mở ngoặc, theo mô tả của tác giả; Phạm Vấn là anh vợ Lệ Lợi là con một điền chủ nhà giàu, bỏ cơ nghiệp để theo Lê Lợi và lập được nhiều công th́ không thể tầm thường được trong gia đoạn xảy ra Hội thề. “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyện quân không một đội “.

    Nếu Phạm Vấn, Lê Sát đúng như Hội thề mô tả th́ làm sao vượt qua được những thử thách chết người thảm khốc ấy ? Cách mô tả của Hội Thề có xa lạ với những ǵ mà Nguyễn Trăi đă từng viết trong B́nh Ngô Đại cáo về các quan hệ nội bộ nghĩa quân Lam Sơn trước khi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cơi: “Nhân dân bốn cơi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; Tướng sĩ một ḷng phụ tử, ḥa nước sông chén rượu ngọt ngào…”

    Đó chính là cái bất cập của Hội thề do việc chọn điểm rơi sai; đó cũng chính là chỗ yếu, chỗ hụt hơi của Nguyễn Quang Thân khi xây dựng h́nh tượng nhân vật của 2 tuyến nhân vật. Do đẩy năng không đúng chỗ, đúng thời điểm nên quá bóng được xút vào khung thành đă không đủ sức công phá nếu không muốn nói là lạc đường…

    Thực ra, lư giải theo cách của Nguyễn Quang Thân: do Lê Lợi không ưa trí thức dẫn tới những khu biệt đối xử với giới trí thức Đông Đô là một nh́n nhận không chuẩn và không căn cứ vào bối cảnh và thực tế lịch sử lúc đó. Chính Nguyễn Quang Thân đă có lúc nhét vào mồm Nguyễn Thị Lộ những lư giải sau đây về thời thế sau khi nhà Lê hoàn thành sự nghiệp đánh đuổi quân Minh: "Trước ngày ông vào, đánh trận nào thắng, các tướng lén cho ngựa thồ vàng bạc lấy được của địc về nhà.Ông lại khuyên vua nghiêm trị kẻ tham nhũng, bản thân ông vẫn dưa muối nài chi gấm là nhưu thời bất đắc chí ở Đông Quan. Họ vào sinh ra tử, ông với tôi suốt ngày quanh quẩn nơi màn trướng. Họ để vợ con trông nom nơi vườn ruộng ở quê c̣n ông th́ mang tôi vô quân ngũ, hú hí bên nhau.. Họ muốn lập Nguyên Long cháu họ Phạm để dễ bề khống chế về sau, ông vơi Hăn nhất mực khen ngợi Tư Tề tài đức, xứng đáng nối nghiệp…”

    Theo người viết bài này việc tranh giành quyền lực dẫn tới xung đột căng thẳng dẫn tới những hành vi, tiểu nhân, tàn ác Lê Vấn, Lê Sát giữa phái Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn, Phạm Văn Xảo chỉ có thể bộc lộ khi chiến tranh kết thúc …Sự xung đột này bắt nguồn từ việc ủng hộ người kế vị Lê Lợi…

    Phái Phạm Vấn, Lê Sát muốn Nguyên Long lên làm vua; trong khi Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn lại cho Tư Tế mới xứng đáng…Cái sự ủng hộ này xuất phát từ các quyền lợi chính trị,cách nh́n nhận về lợi ích quốc gia chứ không phải xung đột giữa anh ít học và anh có chữ, giữa phái vơ biền, nông dân và phái trí thức có chữ nghĩa? ( hết trích)

    Xin đọc tiếp lời tác giả Phạm Viết Đào, trong sự nương tay, cố biện minh cho Nguyễn Quang Thân, nhưng ông Đào vẫn phải khách quan nhận xét :

    “Trở lại gia đoạn lịch sử trước Hội thề, cái tố chất thuộc ḍng chủ lưu trong thế giới tinh thần của nghĩa quân Lam Sơn lúc đó theo người viết bài này phải là: trên dưới đoàn kết một ḷng, toàn tâm toàn ư để đánh đuổi cho được quân xâm lược nhà Minh một thế lực ngoại xâm hùng hậu, tàn ác…

    Những điều như Nguyễn Quang Thân mô tả trong Hội Thề về phái “ chủ chiến “, phái “ vơ biền “ trong nội bộ nghĩa quân Lam Sơn là không xác thực với ḍng chủ lưu đang chế ngự thế giới tinh thần của nghĩa quân…

    Nếu quả có sự phân tâm, kèn cựa, ba bè bảy mối, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như Nguyễn Quang Thân mô tả về nội bộ nghĩa quân th́ làm sao mà Nguyễn Trăi đă viết lên những ḍng sau đây về những điều mà nghĩa quân đă làm được:

    Sĩ tốt kén người hùng hổ
    Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
    Gươm mài đá đá núi phải ṃn
    Voi uống nước nước sông phải cạn
    Đánh một trận sạch không ḱnh ngạc
    Đánh hai trận tan tác chim muông
    Cơn gió to quét sạch lá khô;
    Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
    … Trận Bồ Tất như sấm vang chớp dật
    Miền Trà Lân như trúc chẻ tro bay”…?!

    ( B́nh Ngô đại cáo )

    Những ḍng hào sảng như trên chỉ có thể được viết ra từ thực tế lịch sử hào hùng; nếu ai đó viết ra điều này th́ hậu thế có thể nghi ngờ, những điều này do một người như Nguyễn Trăi viết ra th́ không thể không có căn cứ để khẳng định: thật sự có sự thống nhất cao trong ư chí và hành động trong nội bộ nghĩa Lam Sơn trước khi xảy ra sự kiện lịch sử: Hội thề Đông Quan…Trước Hội thề Đông Quan sử sách vẫn c̣n lưu lại Hội thề Lũng Nhai !( hết trích)

    Xin xem tiếp Phạm Viết Đào phê phán “Hội thề” :

    “Dùng các sự kiện lịch sử có thật này, Nguyễn Quang Thân đă biến Hội thề thành “mảnh ruộng ” gieo cấy một sản phẩm văn chương: chứng minh và khái quát lên sự đối lập giữa anh nông dân và tầng lớp trí thức, có mày không tao; nông dân mà nắm chính quyền th́ trí thức nếu không bị giết th́ cũng phải đi ăn mày…

    Nguyễn Quang Thân nh́n nhận như vậy là có phần phiến diện, cực đoan; chỉ thấy việc làm này của Lê Lợi, Nguyên Long, chỉ thấy cái ẩm ương lúc này lúc kia của anh nông dân khi có quyền lực trong tay mà chưa nh́n thấy vai tṛ của nông dân trong toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc” ( hết trích)

    Xin ông Nguyễn Văn Dân xem tiếp người có ư định “chiêu tuyết” cho “Hội thề” là Phạm Viết Đào phê phán khá khách quan những sai lầm chết người của cuốn tiểu thuyết được giải thưởng :

    “Trong Hội thề, tác giả đă xây dựng đậm nét một số nhân vật như Thái Phúc, Trần Trí, Sơn Thọ, Thôi Tụ… nhưng chủ yếu tập trung vào hai nhân vật chủ đó là Vương Thông và Thái Phúc…

    Về phía đội “quân xanh” này, Nguyễn Quang Thân mô tả sai lạc, bịa đặt và gán ghép nhiều t́nh tiết, đó là điều đáng chê trách. Người đọc hiểu đây là một tác phẩm văn học nên tác giả muốn sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối sánh; Để làm rơ cái chất thô lậu, hung tàn, hiếu sát của một số tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Quang Thân đă làm một cái cái việc không hay ho:mô tả những viên tướng nhà Minh, những kẻ đi xâm lược từng gây ra biết bao tội ác với Đại Việt như những hiệp sĩ, những con người có học và cao thượng?

    Việc Hội thề, mô tả Nguyễn Trăi có quan hệ suồng să với hàng tướng Thái Phúc; nhường khoang thuyền để Thái Phúc cho y hú hí với một cầm ca; Thái Phúc được mô tả như một hàng tướng cao thượng tới mức, mười năm không biết mùi đàn bà:…Để cho Nguyễn Trăi xưng hộ huynh đệ với Thái Phúc và viết nên những đoạn buông tuồng sau đây…Khi nghe Nguyễn Trăi hỏi:” Tôi nghe dân t́nh nói quân sĩ của huynh mỗi lần ra ngoài thành đều có chuyện cưỡng hiếp. Tôi không tin huynh vô can “. Thái Phúc đă đấm ngực thề rằng:” Kẻ làm tướng có thể cướp một thành, diệt một nước nhưng không thể ép liều yếu đào tơ.Huynh có tin hay không th́ tùy, nhưng bản thân đệ xin thề là chưa một lần phạm cái tội hèn mạt ấy “???

    Nguyễn Quang Thân đă gán vào miệng Nguyễn Phi Khanh khi bị bắt giải sang Trung Quốc, chuyện này đă được Hội thề mô tả qua lời kể của Thái Phúc. Nguyễn Phi Khanh đă nói với Thái Phúc: “Mang thân kẻ đi đày tôi mới hiểu câu: Tứ hải giai huynh đệ. Ở đâu cũng có thể gặp người có nhân. Ngài ít tuổi hơn tôi nhưng xin cho tôi được coi người là anh ?”

    Trời đất ơi, một con người như Nguyễn Phi Khanh, gạt nước mắt khuyên Nguyễn Trăi hăy quay về t́m cách cứu nước, đánh đuổi quân Minh, trả thù cho cha…đừng có chạy theo khóc lóc như đàn bà mà lại có thể buông ra những lời thớ lợ như vậy với tên tướng Minh đang áp giải ḿnh hay sao? ( hết trích)

    Xin ông Nguyễn Văn Dân xem tiếp về món “thông điệp” của “Hội thề” gửi đến hôm nay bằng một chương có bốn “chữ vàng” : “ TỨ HẢI GIAI HUYNH” [bốn biển đều là của anh Trung Hoa cả - nên việc anh tướng giặc THÁI PHÚC, VƯƠNG THÔNG lấy lưỡi ḅ liếm hết biển của bọn em là NGUYỄN PHI KHANH - NGUYỄN TRĂI là hoàn toàn chí phải ạ (!)] như sau :

    “Thái Phúc mới chỉ cho cưỡi nhờ ngựa một đoạn đường mà hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trăi đă bùi ngùi, rưng rưng nhận làm em Thái Phúc; ngày nay nếu được tặng một cái ôtô, những đoàn tàu cao tốc, cho vay tiền xây nhà máy luyện nhôm th́ ơn nghĩa để đâu cho hết ? Chắc phải gọi người Tàu bằng cụ mất thôi?! Đời trước mà Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trăi cũng chỉ xoàng thế thôi a ?

    Chưa hết, đây là một đoạn đối thoại giữa Nguyễn Trăi và Thái Phúc:” Xin đại huynh nhận cho Trăi này ba vái.Một vái để tạ ḷng nhân của đại huynh với thân phụ tôi và em trai tôi trong những ngày đi đày trên ải bắc. C̣n cái vài này là cảm tạ công lớn của đại huynh đối với nghĩa quân và sinh linh hai nước, vài này nữa để ghi nhận t́nh tri kỷ của đại nhân với đứa em côi cút này là Trăi…”

    Hay một đoạn đối thoại khác giữa Nguyễn Trăi và Thái Phúc:

    “Nước mắt Nguyễn Trăi tuôn áo vạt áo xanh. Viên lăo tướng th́ sụt sùi.Ông nói, mếu máo như trẻ con:
    -Tôi xin nhận t́nh huynh đệ.Và cũng xin có một lời thưa.Xưa đến nay, trong các danh tướng, danh thần, tôi thấy chỉ Phạm Lăi là được chết trên giường bệnh.Triều nào cũng có Thượng Quan, đất nào cũng có sông Mịch La, chim phượng hoàng khó t́m chỗ đậu giữa đàn gà mái, người trung trinh nhân hậu khó ḷng t́m một chỗ đặt chân.Xin huynh hăy thận trọng với ḷng căm thù của kẻ vô học với người có học, của kẻ bất tài tham lam với thiên tài trong sáng…”

    Hoặc:” Xin đa tạ lời vàng của hiền huynh. Trăi này cũng nghĩ thế.Nhiều lúc Trăi tự hỏi, tại sao tôi và huynh lại từng là cừu thù mà không phải là một Bá Nha một Tử Kỳ…”

    Qua những ǵ Nguyễn Quang Thân viết th́ Nguyễn Trăi chỉ có thể t́m được những lời tâm giao từ các đại ca đến từ phương bắc. C̣n đối với những chiến hữu của ông th́:”Cái đau khổ nhất của ông là luôn phải căi nhau với những người anh em Lam Sơn, những đại phu, tướng lĩnh không có mấy chữ nghĩa, kể cả nhà vua. Ông bực bội với những lư sự cùn, những kiến giải bất cập nhiều lúc có thể bẻ lái con thuyền nghĩa quân húc vào ghềnh thác…Ông có thù oán ǵ họ không ?Thật ḷng là không.Ông cảm phục ḷng dũng cảm gan góc xả thân của họ…Ông thương yêu họ, thành tâm muốn gần gũi họ dù cứ bị hắt ra như người ta coi chừng kẻ lạc loài gian manh và sớm đầu tối đánh bên cạnh ḿnh.Nỗi đau đến tuyệt vọng v́ ông nghĩ sẽ chẳng bao giờ bọn họ có thể hiểu được ông…”

    Liệu những điều mà Nguyễn Quang Thân viết về quan hệ giữa Nguyễn Trăi với Thái Phúc có vênh với nhưng điều Nguyễn Trăi đă viết sau đây:

    Ta đây:
    Núi Lam Sơn dấy nghĩa
    Chốn hoang dă nương ḿnh
    Ngậm thù lớn há đội trời chung
    Căm giặc nước thề không cùng sống…

    C̣n Vương Thông th́ được Nguyễn Quang Thần giành cho những trang khá là ưu ái: thua bại đến nơi rồi mà vẫn c̣n cao thượng, galăng, anh dũng với chị em phụ nữ. Người viết bài này đoán Nguyễn Quang Thân “ suy bụng ta ra bụng ḅ “. Cứ tưởng ai cũng sẵn sàng xả thân v́ chị em như ḿnh. Trước cái đêm mở cửa thành ra để tham gia hội thề, cuốn cờ về nước, Vương Thông c̣n mang theo 200 kỵ mă, liều chết mở cửa thành để đưa người con gái Đại Việt mà y cướp được trả về cho bố mẹ của cô…” (hết trích)

    http://phamvietdaonv.blogspot.com/20...-con.html#more

    Sở dĩ chúng tôi phải trích khá nhiều ư kiến của nhà văn Phạm Viết Đào v́ những điều ông Đào phê phán “Hội thề”, đă được ông Nguyễn Quang Thân cám ơn, coi như phê phán đúng, nên ông Thân mới đưa toàn bộ bài viết này về trang nhà hi vọng “biện minh”.

    Chỉ bằng những trang Phạm Viết Đào phê phán như trên, ta cũng thấy “Hội thề” quả là một tiểu thuyết phản lịch sử, phản “B́nh Ngô đại cáo”, xuyên tạc, bôi nhọ các anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Nguyễn Trăi…, đập đổ thần tượng cha ông, rước giặc về thờ.

    Xin hăy quay lại đoạn văn bé bằng bàn tay của ông Nguyễn Văn Dân “ rón rén”, chiêu tuyết cho giải thưởng “Hội thề”.

    Khi ông Nguyễn Văn Dân viết như thế này, chứng tỏ ông chưa đọc kỹ “Hội thề”, dám bỏ phiếu cho nó được giải thưởng :

    “Thực tế, cái gọi là “mối t́nh” của viên hàng tướng Thái Phúc và của viên bại tướng Vương Thông chỉ hiện ra rất mờ nhạt, Nguyễn Quang Thân chỉ nhắc đến nó ba lần: một lần cho Thái Phúc, hai lần cho Vương Thông. Mà đúng ra nó chỉ giống như t́nh dục hơn là t́nh yêu. Không đáng phải bàn!” ( hết trích)


    Ưu điểm lớn nhất của “Hội thề” mà ông Dân khen đấy là một ưu điểm ảo, một ưu điểm bịa là vấn đồ mâu thuẫn nội bộ giữa phe trí thức và phe nông dân vô học trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (đă bị Phạm Viết Đào thẳng thừng đập tan). Ông Dân cũng “rón rén” nêu ra một số “khuyết điểm của “Hội thề” như sau :

    “Chỉ có điều, không biết nhà văn có phóng đại cái mâu thuẫn đó không, và liệu có phần nào bất công với giới vơ tướng nhà Lê? Chẳng lẽ với những thành tích và mất mát sau mười năm kháng chiến chống quân Minh, giới vơ tướng nhà Lê lại xấu xa đến thế? C̣n lời lẽ của Nguyễn Trăi trong Hội thề cũng có vẻ quá nhún nhường trước kẻ thù. Trong các trước tác được lưu giữ của Nguyễn Trăi, chúng tôi thấy ông tỏ ra kiêu hùng hơn thế nhiều.(hết trích)”

    Một cuốn tiểu thuyết chỉ toàn khuyết điểm, những vấn đề mấu chốt tác phẩm đặt ra toàn thiếu cơ sở khoa học, trái ngược sự thật lịch sử như vừa dẫn trên cớ sao nó lại được HNVVN cho giải thưởng? Đấy là chưa kể những sự bịa đặt quá lố của Nguyễn Quang Thân như bịa ra cánh đồng ngô bờ sông Hồng khi lúc đó cây ngô chưa có mặt ở Việt Nam, bịa ra con đường Cổ Ngư khi đó chỉ là mặt nước hồ Dâm Đàm, bịa ra Khuê Văn Các khi mấy trăm năm sau mới có, bịa ra chức ông tiên chỉ cũng mấy trăm năm sau mới có… Đấy là chưa kể Nguyễn Quang Thân viết nhiều chỗ chưa đúng tiếng Việt : như nói nghĩa quân trói tù binh bằng vỏ chuối, gọi cô gái bán hàng hoa là gái bán hoa, cho ông tướng cưỡi ngựa mà lấy chân thúc lên lưng ngựa…v…v…và …v…v…

    Viết bài báo này, một lần nữa chúng tôi yêu cầu ban giám khảo giải thưởng tiểu thuyết của HNVVN vừa qua hăy tường tŕnh v́ sao các ông lại cho một cuốn tiểu thuyết hết sức kém về nghệ thuật, rất sai trái, bậy bạ về nội dung như cuốn “Hội thề” này được giải thưởng cao nhất : hạng A.,.

    Sài G̣n ngày 13-03-2011

    TRẦN MẠNH HẢO

  2. #2
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Ư nghĩa chỉ là " Phục Hán" thôi .

    Bài chủ dài qúa ,nhưng chỉ biết tóm gọn một điều :Nhà văn Nguyễn Quang Thân hiện đang sinh sống trong nước viết cuốn sách "Hội thề" có nội dung chửi nghĩa quân Lê Lợi là thổ phỉ, vô học, dă man, tiểu nhân, gặp dân ta là cướp, là hăm hiếp… (trong khi) lại khen các tướng giặc Minh là trí thức, nhân đạo, hiền nhân quân tử, lịch lăm, văn minh, hào hoa phong nhă...Và được Hội nhà văn Việt Nam trong nước trao giải thưởng cao.

    Bôi lọ anh hùng liệt nữ Việt Nam ,Đề cao tướng giặc Tàu là chủ trương " quy phục Hán " của bè lũ Cộng Sản Việt gian thôi ; có ǵ đâu mà khó hiểu ..cũng như cái màn cho 1 đoàn văn công Việt Nam sang Tàu đóng các vai Nhị Vị Trưng nữ Vương ,Thi Sách ..qùy mọp trước đền thờ thằng giặc Mă Viện để khấu đầu tạ tội " phản Hán " ấy mà .

    Rồi mai mốt có cả truyện bôi lọ Vua Quang Trung ,Ngô Quyền , Lư thường Kiệt và đề cao tướng giặc Tàu nữa cho xem .

    Mà sẽ được giải thưởng cao qúy hết cả đấy .

  3. #3
    Năng
    Khách

    Xin gửi lại bạn đọc bài thơ này thay bài cũ bị xoá.

    Thôi th́ bài thơ trước có t́m được một điều đúng nhỏ nhoi nhưng c̣n khiếm khuyết nào th́ ĐHV Phuong Anh "chín bỏ làm mười" cho tôi được mát ḷng.

    Điều văn nô viết lấy danh thơm
    Hành kẻ học nhân nghĩa chẳng thông
    cần lắm dân đen sáng trí đọc
    học! trí chẳng sáng đọc hoài công.

    TTH

  4. #4
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Không dám làm phim động đến " Thiên Triều"

    Nhà văn Bảo Ninh tiết lộ lư do v́ sao kịch bản Hội Thề không được dựng phim

    http://hoinhavanvietnam.vn/Details/l...32/0/3231.star

    Trích một đoạn:"..một người trong ngành văn hoá cho biết rằng,có nhiều lư do lắm ạ, mà lư do thấy rơ nhất là "tính nhậy cảm" .Hội thề ,tuy là hội thề để đem lại hoà b́nh ,nhưng vẫn liên quan đến đại thắng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, mà như thế th́....không có lợi." th́ ra là thế .

    À !! Th́ ra thế , đóng phim oánh Tàu th́ không dám làm .

  5. #5
    Member
    Join Date
    18-02-2011
    Posts
    139

    thụyvi gửi ông Trần Mạnh Hảo.

    Tôi xin phép trích một đoạn thơ của cụ Thi sĩ Hà Thượng Nhân để tặng ông Hảo.
    "........
    Nếu chúng ta không bất b́nh
    Trước cái hèn cái xấu
    Nếu không biết thế nào là chiến đấu
    Làm ǵ có được tự do
    Nếu 2 chân không đứng lại ḅ
    Nếu chỉ biết hoan hô " phải đạo"
    Để giữ vững miếng cơm manh áo
    Đời cần ǵ ng̣i bút chúng ta
    Nếu văn chương dối trá lọc lừa
    Th́ chữ nghĩa càng thêm xấu hổ..."

    Chúc ông Trần Mạnh Hảo chân cứng đá mềm.
    Qúy,
    thụyvi

  6. #6
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Có còn mang dòng máu Việt?

    Đọc xong bài chủ mà tôi những ...uất hận lẫn ngậm ngùi!
    Bọn cộng sản vô thần, vô tổ tiên, vô nhân tính, mà bây giờ vì lý do gì lại đào xới "lich sử" VN để nhồi nặn một lịch sử theo ...định hướng "xuống hàng chó ngựa" thế kia?
    Bọn này dựa theo tài liệu nào mà dám hư cấu lich sử "cực kỳ"...hư cấu và bôi nhọ tổ tiên cuả dân tộc VN?
    Chúng có còn mang dòng máu Việt Nam? Có là người mang dòng máu VN?
    Xin khí hùng sông núi, hồn thiêng tiên tổ trừng phạt bọn bán nước, buôn dân, vong thân vong bản này chết hết trên đất nươc VN. Chúng phải chết thì quê hương VN mới có cơ tồn tại.
    Một là chúng chết, hai là mất nước mà thôi!

  7. #7
    Member
    Join Date
    02-10-2010
    Posts
    31

    Vạch trần âm mưu của bè lũ Hán gian ở trong nước

    Trích "...Những cuộc xâm lăng nhằm mục đích quân sự hay kinh tế không nguy hiểm bằng những cuộc xâm lăng nhằm tiêu diệt văn hóa Việt để đồng hóa dân tộc Việt. Những cuộc xâm lăng không tiếng súng bằng văn hóa ảnh hưỏng lâu năm trong đời sống dân tộc. Tiêu biểu cho loại nầy là cuộc xâm lăng của nhà Minh vào thế kỷ 15. Sau khi chiếm nước ta vào năm 1407, các tướng nhà Minh chẳng những vơ vét của cải, vàng ngọc, mà c̣n bắt giới trí thức cũng như nghệ nhân người Việt đem về Trung Quốc, tịch thu và chở về Trung Quốc hầu như toàn bộ sách vở nước Việt đă có từ thời Hồ Quư Ly trở về trước. Đó là sách của các tác giả sau đây: Lư Thái Tông (H́nh thư), Trần Thái Tông (H́nh luật, Quốc triều thông lễ, Kiến Trung thường lễ, Khóa hư tập, Ngự thi), Trần Thánh Tông (Di hậu lục, Cờ cừu lục, Thi tập), Trần Nhân Tông (Trung hưng thực lục, Thi tập), Trần Anh Tông (Thủy vân tùy bút), Trần Minh Tông (Thi tập), Trần Dụ Tông (Trần triều đại điển), Trần Nghệ Tông (Bảo ḥa điện dư bút thi tập), Trần Hưng Đạo (Binh gia yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền), Chu Văn Trinh tức Chu Văn An (Tứ thư thuyết ước, Tiều ẩn thi), Trần Quốc Toại (Sầm lâu tập), Trần Quang Khải (Lạc đạo tập), Trần Nguyên Đán (Băng Hồ ngọc hác tập), Nguyễn Trung Ngạn (Giới Hiên thi tập), Phạm Sư Mạnh (Giáp thạch tập), Trần Nguyên Đào (Cúc Đường di thảo), Hồ Tông Thốc tức Hồ Tông Vụ (Thảo nhàn hiệu tần, Việt nam thế chí, Việt sử cương mục), Lê Văn Hưu (Đại Việt sử kư), Nguyễn Phi Khanh (Nhị Khê thi tập), Hàn Thuyên (Phi sa tập), Lư Tế Xuyên (Việt điện u linh tập) …" ( Ngưng trích)
    ……………………………
    Nền văn hoá nước ta đang có nguy cơ bị triệt tiêu th́ may thay, mùa xuân, tháng Giêng ngày mồng 2 năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn bắt đầu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh giải phóng đất nước.

    Ngày 22 tháng một năm Đinh Mùi (1427), giặc Minh đầu hàng. Và mùa xuân năm sau, giặc rút về, đất nước sạch bóng quân thù, thành Tây Đô lại về Đại Việt. Ngày 15 tháng giêng năm Mậu Thân (1428), B́nh Định Vương lên ngôi hoàng đế nước Đại Việt, thủ đô là Đông Kinh (tức Đông Quan, thủ đô Hà Nội ngày nay).

    Ngày nay, bè đảng Cộng sản xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ công đức của tổ tiên đă dầy công dựng nước và giữ nước, ca ngợi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Tất cả là nằm trong âm mưu đẩy nhân dân ta vào sự thuần phục toàn diện kẻ thù phương Bắc.

    Thật là đáng căm giận !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 11-12-2011, 12:31 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-08-2011, 10:54 PM
  3. CHÁU "BÁC" HỒ VỀ QUÊ NHẬN HỌ
    By hatka in forum Tin Việt Nam
    Replies: 6
    Last Post: 29-04-2011, 12:10 AM
  4. Replies: 5
    Last Post: 17-12-2010, 04:20 PM
  5. Replies: 4
    Last Post: 16-12-2010, 08:06 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •