Đấu Tranh Cùng Với Bà Con Dân Oan

Đoàn Hùng

T́nh trạng lạm pháp, vật giá leo thang tại Việt Nam kéo dài từ cuối năm 2010 đến nay đă làm đại đa số đồng bào cả nước khốn đốn. Sự khốn khó này cứ từng nấc khắc vào xương thịt người dân sau 4 lần nhà cầm quyền phá giá đồng bạc, rồi lại toan tính đổi tiền trong nay mai. Làn sóng lo âu, bất măn đang lan rộng vào từng nhà từng ngơ.

Sự bất măn nói trên không chỉ biểu hiện tại những cuộc đ́nh công đ̣i tăng lương của công nhân các xí nghiệp mà c̣n hiện rơ nơi những khuôn mặt hốc hác ngày càng đông tại các buổi biểu t́nh đ̣i công lư của bà con dân oan; những người đă bị mất hết tất cả tài sản, ruộng đất vào tay các quan chức cầm quyền và nay càng khó dành dụm tiền bạc để kéo từ các tỉnh xa về Sài G̣n và Hà Nội, lê lết kêu oan trước các cơ quan lạnh t́nh lạnh nghĩa. Bà con dân oan là thành phần đang bị nhiều thiệt tḥi nhất trong xă hội Việt Nam hiện nay.

Người ta chưa có thể làm một cuộc kiểm kê chính thức và chính xác về số gia đ́nh rơi vào hoàn cảnh dân oan từ năm 1975 đến nay, nhưng theo ước tính của Ủ ban Thanh tra Chính phủ vào năm 2007 th́ số dân oan lên đến 4 triệu người, chiếm 4,6% dân số. Chắc chắn con số thật c̣n cao hơn nhiều và càng gia tăng khi nhà cầm quyền cho thành lập các Tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn này thẳng tay cưỡng chiếm ruộng đất, nhà cửa của dân, nhân danh phát triển nhưng phần lớn xoay qua buôn bán kiếm lời hoặc sử dụng một cách bừa băi. Sự phá sản của Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Vinashin với món nợ lên đến 5 tỷ Mỹ kim vào tháng 8 năm 2010 là trường hợp điển h́nh.

Bị đẩy đến đường cùng, bà con dân oan buộc phải bám theo “kẻ chiếm đất” để khiếu kiện triền miên, không để cho kẻ gian nuốt trọn tài sản của ḿnh. Chính sự kiên tŕ này của tập thể bà con dân oan trên cả nước đă và đang là điều nhức nhối cho chế độ Hà Nội, v́ hai lư do:

Thứ nhất, nạn tham nhũng lan tràn quá sâu rộng trong các cơ chế đảng và nhà nước đă trói tay chế độ, không thể nào giải quyết các trường hợp oan ức của người dân. Cán bộ ở mọi cấp cố t́nh bao che lẫn nhau để làm giàu bất chính.

Thứ hai, sự bất măn và phẫn nộ của người dân, nhất là đối với những tài sản đất đai do cha ông để lại nay bị chế độ cưỡng đoạt, sẽ không bao giờ nguôi ngoai và sẽ cứ liên tiếp bùng lên mỗi khi nh́n thấy cảnh sống xa hoa của những gia đ́nh cán bộ đă cướp bóc tài sản của họ.

Chính sách của nhà cầm quyền CSVN hiện nay là cố t́nh làm ngơ những đơn khiếu kiện và chấp nhận những cuộc tụ họp phản đối của bà con dân oan tại những nơi gọi là “trụ sở tiếp dân” trong một thời gian cố định nào đó rồi bắt phải giải tán. Đây là thủ đoạn vừa để “xả xú bắp” những bất măn của bà con dân oan, vừa để kéo dài thời gian, bào ṃn sức lực của bà con, mà không hề có ư định giải quyết các vụ việc oan trái. Rốt cuộc, bà con dân oan tốn biết bao công lao, thời giờ, biết bao tiền bạc chắt chiu từ quê nhà, và biết bao những đau khổ sống lê lết trên vỉa hè ... nhưng tất cả công sức đó vẫn như nước trôi tuột qua lá môn.

Nếu bà con dân oan tiếp tục lộ tŕnh tranh đấu trong cô đơn như trong nhiều thập niên vừa qua, chắc chắn nhà cầm quyền CSVN sẽ tiếp tục thủ đoạn hiện tại để né tránh. Đă đến lúc, mọi người mọi giới, trong t́nh nghĩa đồng bào, hăy tiếp tay giúp bà con dân oan tranh đấu cho nguyện vọng của họ sớm được thành tựu. Nỗ lực này phải có sự hỗ trợ giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước, nhất là cùng nhau sát vai cùng bà con ngay tại hiện trường để bày tỏ nguyện vọng chung.
Mặc dù từ trước đến nay, những tiếng nói của bà con dân oan đă được tiếp vận qua các làn sóng phổ biến tại hải ngoại, kể cả h́nh ảnh của những cuộc biểu t́nh; nhưng như thế chưa đủ. Đă đến lúc Cộng đồng người Việt tại hải ngoại cần kéo về cùng đứng với dân oan để làm bùng lên hơn nữa sự chú ư của công luận Việt Nam và quốc tế, và để tạo áp lực nhà cầm quyền CSVN phải nghiêm chỉnh giải quyết những oan ức của người dân một cách cụ thể.

Nếu chúng ta muốn những nỗ lực tranh đấu của bà con dân oan đẩy nhà cầm quyền CSVN vào thế tiến thoái lưỡng nan và tạo thành sức bật cho đồng bào cả nước vùng lên chống những bất công, áp bức hiện nay, đă đến lúc chính chúng ta phải trực diện cùng với bà con dân oan để đưa nỗi thống khổ của họ lan tỏa khắp nơi.



Với ư nguyện đó, chúng ta nay được biết ít là vào ngày 14 tháng 3 năm 2011, đă có ba đảng viên đảng Việt Tân gồm chị Jennifer Trương (chị Nhu), anh Nguyễn Lư Trọng (anh Thái) và anh Nguyễn Quang Khanh (anh Sơn) đă về Việt Nam cùng tham gia cuộc biểu t́nh với hơn 100 bà con dân oan tại 210 Vơ Thị Sáu, Sài G̣n. Cuộc biểu t́nh này đă quy tụ bà con từ Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai và cả Sài G̣n, với những biểu ngữ đ̣i trả lại ruộng đất và nhất là tố cáo đích danh một số cán bộ lănh đạo đă cưỡng chiếm tài sản của họ. Đặc biệt bà con dân oan đă thay phiên nhau bày tỏ những nguyện vọng của ḿnh qua các cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do, Đài Chân Trời Mới và các hăng thông tấn nước ngoài.

Theo các dữ kiện tổng hợp th́ tuy không ra tay giải tán cuộc biểu t́nh ngay vào giờ phút đầu tiên, nhưng CSVN đă huy động rất nhiều công an đủ loại, vừa đưa xe án ngữ mặt tiền để cản trở những ai muốn chụp h́nh đoàn biểu t́nh, vừa cho xe phóng thanh khuyếch đại âm thanh để làm khó các cuộc trả lời phỏng vấn. Non hai tiếng đồng hồ sau, công an bắt đầu ra tay trấn áp và bắt giải tán cuộc biểu t́nh, trong sự phản đối mạnh mẽ của đồng bào. Công an đă bắt giữ ba đảng viên Việt Tân nói trên và một số bà con dân oan đưa về trụ sở công an phường 6 quận 3 thành phố Sài G̣n. Tính đến nay, 48 tiếng đồng hồ sau cuộc biểu t́nh, ba đảng viên Việt Tân vẫn c̣n bị công an CSVN giam giữ.

Theo thông báo của Đảng Việt Tân, ba đảng viên của tổ chức này đă không làm bất cứ điều ǵ vi phạm luật pháp của CSVN. Ngược lại họ đă có những hành động hợp với lẽ phải và lương tâm khi đứng biểu t́nh và giúp đỡ bà con dân oan bày tỏ nguyện vọng trước công luận. Nhà cầm quyền CSVN không thể dùng vũ lực hay luật rừng để bóp nghẹt tiếng nói của bà con dân oan. Các hành động đàn áp bà và những người ủng hộ họ chỉ góp thêm bằng chứng về hành vi chà đạp nhân quyền và bản chất kém văn minh của tập thể lănh đạo CSVN.

Nếu chúng ta nóng ḷng muốn Việt Nam phải có sự chuyển ḿnh sau khi chứng kiến những thành quả ngoạn mục của cuộc cách mạng Hoa Lài tại Bắc Phi th́ đây là lúc mà Cộng đồng người Việt hải ngoại phải ḥa nhập đấu tranh cùng với đồng bào cả nước. Việc ba đảng viên đảng Việt Tân (và chắc là c̣n có các nhân sự khác nữa) tham dự cuộc biểu t́nh với dân oan vào ngày 14 tháng 3 vừa qua hiển nhiên chỉ là bước khởi đầu. Nỗ lực tạo sự chan ḥa đấu tranh giữa người Việt ở trong và ngoài nước của các anh chị này đáng để chúng ta tiếp tay. Đây là đóng góp cụ thể cho tiến tŕnh dẫn đến ngày Việt Nam thật sự có công bằng, công lư, tự do và t́nh người.

Đoàn Hùng
Ngày 16/3/2011

nguồn: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-338_4-172021_15-2/