Results 1 to 9 of 9

Thread: Hăy Yêu Thương Mà Sống Và Hăy Sống Để Yêu Thương

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Hăy Yêu Thương Mà Sống Và Hăy Sống Để Yêu Thương

    (Let’s love to live & let’s live to love)
    (Bài viết để tặng các bạn cao niên)
    Đoàn thanh Liêm

    Đầu năm 1971, tôi được mời qua Ḥa Lan để tham dự một Buổi Gặp Gỡ với các bạn trẻ cỡ tuổi 15-25, được tổ chức tại thành phố Utrecht gần với Amsterdam.
    Có đến trên 20,000 thanh thiếu niên tụ tập trong khu vực dành riêng cho sinh hoạt thể thao của thành phố, trong suốt ngày 2 Tháng Giêng 1971 để xem triển lăm, nghe diễn thuyết và nhất là theo dơi cuộc thi hát ṿng chung kết của các ca sĩ đại diện các quốc gia Âu châu được goi là “ReliPop Songs Festival” (tức là Đại Hội ca khúc phổ thông có cảm hứng từ tôn giáo – Religious Popular).
    Giới truyền thông khắp Âu châu, đặc biệt là Eurovision rất chú ư đến việc tường thuật về Đại Hội này.
    Tôi là một trong số 7 người khách mời từ ngoại quốc tới, mà được trân trọng giới thiệu như là những“internation al guestspeakers”.
    Và mỗi người được mời phát biểu trong 7 phút để tŕnh bày về kinh nghiệm hoạt động thiết thực, cụ thể phục vụ nhân quần xă hội của bản thân tại nước ḿnh.
    Ban tổ chức nhằm giới thiệu cho giới trẻ ở Ḥa Lan có thể nghe được các chứng từ đáng tin cậy của các vị khách từ phương xa đến, để minh họa cho chủ đề cốt lơi của Đại Hội là : “Love in Action” (T́nh Yêu Thương trong Hành Động).
    Chuyện này, tôi đă viết tường thuật lại trong một bài hồi tưởng mấy năm trước đây rồi, nên thiết nghĩ không cần nhắc lại chi tiết ở đây nữa.
    V́ thế mà bài này được viết do cảm hứng từ mấy buổi đi thăm băi biển Huntington Beach miền Nam California vào mấy ngày đầu tháng Tám 2010 vừa qua, nhân có mấy cuộc thi tranh tài rất sôi nổi về Lướt sóng (US Open of Surfing), về biểu diễn Nhảy trượt ván (Board Skating), Nhảy lộn trên xe đạp
    …Ban tổ chức cho biết có đến trên 500,000 khán giả tham dự trong các buổi thi biểu diễn suốt trên một tuần lễ tại khu vực cận kề với cầu tàu Huntington Beach Pier nổi danh này.
    Quư bạn đọc có thể coi đây là một bài thứ ba, mà cùng có một ḍng suy nghĩ tiếp nối với hai bài mới được viết gần đây, cũng trong tháng Tám này, đó là bài “ Chuyện Người Già với Công viên ở Mỹ” và bài “ Sống cho Ḿnh và Sống cho Nhau” đă được phổ biến trên báo giấy cũng như báo điện tử.
    Vào buổi chiều Chủ nhật ngày “Song Bát” ( tức là mồng 8 tháng 8), tôi đă lại ra bờ biển này và thấy cơ man là bao nhiêu con người, đặc biệt là giới trẻ vừa đi tắm biển, vừa lướt sóng và nhất là phơi nắng trên băi cát, vừa chơi bóng chuyền gọi là Beach Volley trên đến mấy chục sân có chăng lưới trên băi cát dọc theo bờ biển
    …Đứng trên cầu tàu nh́n về hai hướng bên phải và bên trái trải dài đến 3-4 miles, du khách có thể trông thấy cả một rừng người lao nhao đi lại sinh hoạt vui chơi vừa ngoài băi cát, vừa nhàn tản thả bộ trên các lối đi trong các khu phố lân cận.
    Và nhất là c̣n được nghe đàn hát từ các ban nhạc nghiệp dư tự nguyện cống hiến cho mọi người thưởng thức những bài ca, điệu nhạc phổ thông thịnh hành.
    Một số ít th́ thả cần câu cá từ trên cầu tàu, và luôn luôn các ngư ông này đều bắt được cá, phần nhiều là loại cá nhỏ cỡ 10-20 centimet.
    Đặc biệt mới tuần trước, có anh Antonio Mata lại câu được một con cá mập (shark) dài đến cả một mét, mà nhiếp ảnh gia Dan Huỳnh của báo Người Việt đă được anh Tony đồng ư cho chụp bức ảnh của anh với hai tay cầm giữ con cá chiến lợi phẩm này.
    Cũng vào buổi chiều hôm đó, tôi lại cao hứng lên xe bus đi tới băi biển trong bán đảo Balboa thuộc thành phố Newport Beach cũng gần sát với Huntington Beach.
    Nơi đây vào lúc 5.00 chiều, mà cũng c̣n rất đông bà con dẫn cả gia đ́nh ra tắm biển, phơi nắng trên băi cát.
    Nhất là lũ nhỏ cỡ 5-6 tuổi lại chơi tṛ nhờ mấy anh chị lớn xúc cát ném vùi thân thể của chúng nằm dưới đống cát, chỉ chừa lại cái đầu nhô ra để hít thở không khí, trông thật là ngộ nghĩnh.
    Băi biển Balboa ở đây, th́ dù rất đông người mà lại êm ả yên tĩnh, chứ không có ồn ào nhộn nhịp như là tại khu vực Huntington Beach, với những cuộc tranh tài thi đua thể thao thật lôi cuốn hấp dẫn.
    Cũng như tại các công viên, các băi biển dọc theo hai thành phố Huntington Beach và Newport Beach này đều đem lại luồng không khí mát mẻ, khoảng khoái và trong lành cho hàng triệu người dân địa phương, cũng như cho du khách từ khắp nơi mà đến đây tham quan, thật là đông đảo vào các tháng mùa hè.
    Và bất cứ lúc nào ra đến băi biển, th́ tôi đều được vui lây với cái sinh khí nô nức thỏai mái của hàng hàng lớp lớp những “nam thanh nữ tú”, lũ lượt đi lại trên băi cát.
    Hay rủ nhau nhào xuống vật lộn, tranh đua với làn sóng biển từ xa đổ dồn ập vào phía bờ.
    Quả thật, thiên nhiên cũng như con người, tại khu vực công cộng như thế này, đă rất là hào phóng cống hiến cho mỗi khách thưởng ngoạn chúng ta một món quà tặng thật là quư hóa về cả mặt sức khỏe thể chất, cũng như tâm lư tinh thần.
    Nhờ vậy mà nó đă góp phần đáng kể vào việc làm tăng thêm ư nghĩa và phẩm chất cho cuộc sống của mỗi cá nhân chúng ta vậy (the meaning and quality of life).
    Nhớ lại cái hồi anh em tù nhân chính trị chúng tôi c̣n bị biệt giam tại nhà tù Khám lớn Gia Định ở số 4 Phan Đăng Lưu, trước chợ Bà Chiểu vào năm 1991-92, th́ cứ mỗi buổi tối cỡ 7-8 giờ, có chú Nghiêm cỡ tuổi đôi mươi mà ở cùng pḥng với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thường hay cất tiếng hát thật cao, ấm áp mà lại ngân dài, bài ca vang đến cả mấy pḥng xung quanh.
    Nghiêm hay ca những bài như “Giă từ vũ khí” của nhạc sĩ Nhật Ngân, bài “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và nhất là bài “Không tên số 5” của nhạc sĩ Vũ Thành An, trong đó có câu làm chúng tôi hay bàn tán với nhau : “Hăy cố yêu người mà sống. Lâu rồi đời ḿnh cũng qua…”
    Bị cách ly lâu ngày, không được tiếp súc với gia đ́nh và xă hội, chúng tôi lấy những bài hát này làm niềm an ủi vỗ về, giúp cho nhau vượt thoát được nỗi nhàm chán cô đơn, buồn tẻ bi đát cuả cuộc sống tù đày.
    Chuyện ca hát trong tù dễ thương ngộ nghĩnh như thế đó, tôi sẽ có dịp tường thuật chi tiết hơn trong một dịp khác vậy.
    Như đă ghi ở trên, bài này tác giả muốn chia sẻ đặc biệt với các bạn cao niên vào lứa tuổi 60 – 65 trở lên, mà phần lớn đă đang nghỉ hưu an dưỡng rồi.
    Tôi muốn nói với các bạn về một số suy nghĩ nhận định của riêng ḿnh, thông qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, trôi nổi tại quê hương đất nước.
    Trong cảnh chiến tranh triền miên tàn khốc, rồi đến nạn độc tài chuyên chế áp bức, với việc bị giam cấm tù đày, và sau cùng là cảnh sống lưu vong tỵ nạn chính trị gần đây trên xứ người.
    Trước những nghịch cảnh éo le đó, tôi luôn cố gắng theo lời nhắc nhở của cha ông ta là phải b́nh tĩnh, không nên than văn buồn phiền chi cả.
    Bởi lẽ cái thân phận con người chúng ta sống trên cơi đời này, th́ ai ai cũng đều đại khái vất vả như vậy thôi : “Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai?”
    Và tôi luôn t́m cách giữ được” thái độ lạc quan, yêu ḿnh, yêu người trong mọi t́nh huống “, dù gặp chông gai thử thách khó khăn đến đâu cũng mặc.
    Nói cho gọn lại, tôi chỉ muốn đóng góp một chứng từ trung thực của một người đương thời với các bạn cao niên rằng :
    “ Chỉ có T́nh Yêu Thương đích thực mới giúp chúng ta vượt qua được vô số những nỗi khó khăn, thử thách cam go trong cuộc sống trên thế gian này.”
    Và chúng ta không được quên trách nhiệm nặng nề đối với lớp con, lớp cháu của ḿnh, đó là phải “làm viên đá lót đường cho tương lai đi tới”.
    Nói cho cụ thể rơ ràng hơn, th́ chính lớp người là bậc cha bác như chúng ta phải đem hết tấm ḷng từ bi quảng đại và nhân ái cao quư của bậc trượng phu quân tử ra, để mà bảo bọc, nâng đỡ và hướng dẫn cho thế hệ con cháu kế tiếp của mỗi người, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu có thể kiến tạo được một cuộc sống tốt đẹp an ḥa hơn, hạnh phúc hơn măi.

    Đúng như khẩu hiệu mà cha ông chúng ta vẫn thường nhắc nhủ xưa nay là : “Con hơn cha, nhà có phúc” vậy./

    Vu Lan 2010
    Đoàn Thanh Liêm

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Một Góc Thư Viện: Niềm Vui Nho Nhỏ-Đoàn Thanh Liêm



    Thư viện Quốc Hội Mỹ (Library of Congress - LOC), hiện gồm ba ṭa nhà thật vĩ đại, có đường hầm ăn thông với nhau và nằm về hướng Đông Nam của Điện Capitol là trụ sở của Quốc Hội.
    Hiện có đến trên 4,500 nhân viên phục vụ tại cơ sở văn hóa nổi tiếng vào bậc nhất trên toàn thế giới ngày nay.
    Với tư cách là chuyên viên nghiên cứu luật pháp (legal researcher) của Quốc Hội Việt Nam thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, tôi đă từng được gửi tới tập sự tại đây từ năm 1960-61, trong một cơ sở thuộc LOC, mà hồi đó gọi là “Sở Tài liệu Lập Pháp” (Legislative Reference Service - LRS ).
    Các chuyên gia làm việc ở bộ phận này hầu hết là các luật gia hay giáo sư đại học; họ đều hướng dẫn công việc t́m hiểu chuyên môn cho tôi một cách rất chu đáo tận t́nh.
    Tôi vẫn c̣n nhớ ông Roger Hilsman lúc đó là phó giám đốc, mà sau này ông lại giữ chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ trong Nội các của Tổng Thống Kennedy.
    Và có một số vị lại c̣n mời tôi đi ăn trưa với họ, để có nhiều thời giờ nói chuyện thân mật với nhau nữa.
    Vào dịp Lễ Noel cuối năm 1960, tôi được bà Nearer mời đến nhà để cùng ăn cơm với gia đ́nh.
    Nói chung, th́ tôi vẫn c̣n giữ được nhiều kỷ niệm đẹp trong mấy tháng tập sự tại cơ sở LRS này vào năm 1960.
    Vào năm 2000, tôi lại đến thăm LOC, th́ thấy thư viện đă mở rộng thêm ra gấp bội, cụ thể như đă xây thêm 2 building nữa thật đồ sộ hiện đại, đó là Madison và Adams liền sát với building Jefferson cổ kính, v́ được xây cất từ đầu thế kỷ XIX.
    Và từ năm 2000 đến nay, hầu như năm nào tôi cũng đến tham khảo tại bộ phận Law Library là một đơn vị chuyên biệt trong hệ thống của LOC.
    Như trong tiêu đề của bài viết, Law Library là một góc rất nhỏ bé so với toàn bộ LOC.
    Nhưng đó là nơi tôi lui tới thường xuyên từ 10 năm nay, để theo đuổi công việc nghiên cứu về đề tài:
    “Sự phục hồi Xă hội Dân sự tại Đông Âu 1989-2009”, mà nay sắp đến giai đoạn kết thúc, với sự hoàn thành một cuốn sách tôi viết chung với một vị giáo sư chuyên dạy về vấn đề tôn giáo tại Đông Âu.
    Dưới đây, tôi xin lần lượt tŕnh bày về niềm vui tôi gặp được trong thời gian liên tục theo đuổi công việc sưu tầm nghiên cứu của ḿnh tại cơ sở chuyên môn này từ cả chục năm nay.
    Trước hết là chuyện với các nhân viên tại đây.
    Nói chung tôi đều được mọi người đối xử thật đàng hoàng tử tế, từ các chuyên gia “phân tích luật pháp” (legal analyst) cho tới các nhân viên thư kư và phụ tá khác (kể cả các nhân viên an ninh

    Dù họ phải áp dụng biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với mọi người muốn vào trong ṭa nhà của LOC, th́ họ vẫn tỏ ra lịch sự, chứ không bao giờ có thái độ hống hách thô bạo, hay t́m cách làm khó dễ cho bất kỳ một người khách nào cả).
    Họ biết tôi măi từ California, mà thường hay lui tới để t́m kiếm tham khảo tài liệu sách báo ở Thư viện, th́ càng tỏ ra quư mến tôi.
    Nhất là khi tôi cho họ biết là tôi đă tới làm việc tại đây từ năm 1960, tức là cách nay đă 50 năm, th́ những nhân viên trẻ tuổi cỡ 30-40, th́ đều nói
    “Hồi bác làm ở đây, th́ chúng cháu chưa có sinh ra trên cơi đời này...”
    Người khác th́ nói: “Bác c̣n lớn tuổi hơn cả bố cháu nữa”.
    Có một cô th́ nói: “Bác ngang tuổi với bà ngoại của cháu đấy”.
    Đại khái câu chuyện về tuổi tác của tôi như vậy cũng đă là một đề tài trao đổi, khiến cho dễ gây được sự thông cảm với các nhân viên của Thư viện, mà tôi có dịp tiếp xúc thường xuyên.
    Thành ra, tôi được tự do chuyện tṛ thoải mái, và trao đổi tâm sự thân t́nh với các nhân viên ở đây như trong một gia đ́nh vậy.
    Riêng về giới chuyên gia, th́ họ luôn sẵn sàng t́m kiếm tài liệu sách báo cho tôi tham khảo, họ c̣n góp ư thêm cho tôi nữa.
    Điển h́nh như Tiến sĩ Peter Roudik là người Nga, th́ ông đă giúp tôi từ nhiều năm nay bằng cách chuyển trên e-mail các văn kiện pháp lư của riêng nước Nga liên quan đến các tổ chức phi chánh phủ, bất vụ lợi (NGO/NPO = Non-governmental/Non-Profit Organisations).

    Peter cũng chuyển tài liệu về vân đề “Tái định cư (Resettlement) cho những người Nga, mà trước đây dưới thời Liên Bang Xô Viết th́ sinh sống định cư tại các nơi mà bây giờ đă tách ra thành một quốc gia riêng biệt, với ngôn ngữ và văn hóa chính trị khác hẳn với nước Nga.
    C̣n riêng chị Elizabeth Moore là người quản thủ kho tài liệu, th́ chị dành mọi sự dễ dăi cho tôi được tùy nghi đến t́m kiếm tài liệu sách báo được cập nhật thường xuyên và để cho tôi đọc, ghi chép tại chỗ hay làm photocopy về các tài liệu này.
    Elizabeth c̣n tâm sự chị theo Đạo Quaker và hồi trước th́ sinh sống tại New Orleans.
    Bây giờ chị sống ở Annapolis, thủ phủ của bang Maryland, cho được gần gũi với người con trai và cháu nội, dù mỗi khi đi làm th́ chị phải di chuyển đến cả một giờ đồng hồ.
    Tôi hay đến nhà cháu V. ở Baltimore, th́ cũng gần với nhà của chị ở Annapolis.
    Dĩ nhiên là tôi cũng trao đổi với các bạn chuyên viên này một số bài viết của tôi, và đặc biệt là bản Phúc tŕnh về T́nh h́nh Nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2009 do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam vừa mới công bố vào cuối 3/ 2010, cũng như bản brochure mới nhất của Mạng Lưới ấn hành vào đầu năm 2010.
    Trước đây, tôi có dịp dẫn chị Jackie Bông đến làm thẻ thư viện ở đây, và giới thiệu chị gặp với chị Liên Hương là người đă từng làm việc ở đây từ 30 năm qua, mà hiện nay đang phụ trách về “Khối Á Châu” (Asia Division) trong building Jefferson.

    Rồi gần đây, tôi cũng dẫn Giáo sư Nguyễn Chính Kết đến làm thẻ thư viện và tham quan cơ sở Law Library nữa.
    Chị Jackie cũng như anh Kết đều khích lệ cái công việc mà tôi đă miệt mài theo đuổi tại đây từ nhiều năm qua.
    Qua nhiều năm tháng đến sưu tầm nghiên cứu tại cơ sở thư viện này, tôi đă thu lượm được một số tư liệu khá là phong phú và chính xác, để làm cơ sở cho công việc biên soạn cuốn sách về t́nh h́nh xây dựng lại Xă hội Dân sự tại Đông Âu kể từ ngày bức tường Bá linh sụp đổ vào năm 1989, tức là cách nay đă trên 20 năm.
    Thành ra cơ sở Law Library này, với cả một kho tàng lớn lao vĩ đại về tài liệu luật pháp, và nhất là với các chuyên gia phân tích luật pháp luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn với “một đồng nghiệp cao tuổi” như tôi, rơ ràng đă đem lại cho tôi một niềm vui nhẹ nhàng thanh thoát.
    Và sự lạc quan trong công tŕnh nghiên cứu dài ngày của tôi từ cả chục năm nay.
    Mùa Xuân năm Canh Dần 2010 , tôi càng thêm phấn khích trước viễn tượng là việc nghiên cứu sắp sửa hoàn tất, để hai tác giả chúng tôi có thể trao cái bản thảo cuốn sách cho nhà xuất bản vào năm 2011 sắp tới.
    Quả thật là tôi đă có mối duyên lành với cái cơ sở Thư Viện Quốc Hội Mỹ khởi sự từ nửa thế kỷ nay.
    Kể từ năm 1960 lúc bước chân đến tập sự tại ṭa nhà Jefferson tọa lạc ở góc đường Independence và đường First về phía Đông Nam của Điện Capitol vậy.

    Đoàn Thanh Liêm
    Baltimore,5/2010
    5/ 2010

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Tâm Sự Cuối Năm Với Bạn Đọc- Đoàn Thanh Liêm



    Từ mấy năm gần đây, tôi đă viết đến cả trăm bài báo được đăng tải trên nhiều báo giấy cũng như báo điện tử, phần lớn ở hải ngoại.Tôi rất phấn khởi v́ nhận được sự khích lệ của nhiều bạn đọc.
    Có người c̣n góp ư cho tôi nên viết về đề tài loại này, loại khác.
    Có người chỉ dẫn cho tôi những sơ sót, không thích hợp trong một bài viết.
    Có người lại c̣n thúc giục tôi nên gom góp lại và in thành sách để tiện cho bà con giữ lại để có dịp thường xuyên theo dơi.
    Nay nhân dịp cuối năm con trâu, tôi xin được tŕnh bày chút ít tâm sự của người viết đến với tất cả các bạn đọc đă có nhă ư khích lệ và góp ư chân thành với ḿnh.
    Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn đọc về mối thiện cảm và hảo ư của quư vị là những độc giả thường xuyên theo dơi các bài viết của tôi, mà có sự đồng cảm và chia sẻ chân t́nh với người viết.
    Tiếp theo, tôi cũng xin ghi lại một số cảm nghĩ riêng tư của ḿnh trong mối liên hệ gắn bó với các độc giả thân thương của ḿnh. Và đồng thời cũng chia sẻ với bà con những chuyện ngộ nghĩnh trong việc viết lách.
    Thân tằm vương tơ.-Như đă có dịp thưa trước đây, tôi chẳng phải là một nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp.
    Tôi chỉ là một luật gia mà lại cũng tham gia công tác xă hội từ thiện nhân đạo từ mấy chục năm qua ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ
    Rồi nay đến tuổi về hưu với nhiều thời giờ nhàn rỗi, th́ cũng ráng mày ṃ viết lách để góp phần vào công cuộc xây dựng xă hội cùng với tất cả bà con người Việt ḿnh.
    Tôi phải làm việc này, đó là để trả cho ṣng phẳng cái món nợ áo cơm, nợ đèn sách cho đất nước, cho xă hội đă cưu mang, hun đúc cho ḿnh từ thuở niên thiếu đến tuổi trưởng thành bây giờ. Việc tôi đang làm có thể ví như chuyện “Con tằm ăn dâu, th́ phải nhả tơ” vậy thôi.
    Chứ tôi chẳng phải là một nhân vật tài ba lỗi lạc ǵ, để có thể làm được những việc lớn lao vĩ đại ǵ cho dân tộc, cho xă hội mà được mọi người hoan hô ca tụng.
    Khi viết bài, tôi luôn cố gắng t́m kiếm, tham khảo nơi sách báo, trên Internet và nhất là trực tiếp trao đổi ư kiến với các bạn hữu vốn có sự hiểu biết chuyên môn sâu rộng hơn ḿnh.
    Nhờ vậy mà có đủ thông tin chính xác và cập nhật để có thể viết thành bài báo có giá trị khả tín, đáp ứng được với sự đ̣i hỏi chính đáng của độc giả.
    Việc này cũng giống như chuyện người nội trợ phải đi mua sắm đầy đủ rau trái, đồ gia vị và thịt cá, loại c̣n tươi tốt hầu đem về nấu nướng món ăn cho cả gia đ́nh cùng ăn.
    Như vậy, th́ phải tránh cái loại “rau già, cá ươn,” mà chỉ chọn các thứ vật liệu tốt nhất để có thể chế biến thành thực phẩm bổ dưỡng lành mạnh, phù hợp với khẩu vị và sở thích của thực khách.
    Như dân gian thường nói, “Khách hàng là Hoàng Đế” (Customer is King), quư độc giả phải được người viết phục vụ tươm tất bằng những bài viết có giá trị đàng hoàng.
    Chứ không thể là thứ bài vở được soạn thảo cẩu thả, thiếu trách nhiệm, thiếu sự trân trọng lịch sự tối thiểu đối với người đọc.
    V́ quan niệm như vậy, nên tôi luôn cố gắng t́m ṭi, nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi đặt tay lên bàn phím để viết bài phục vụ công chúng.
    Xin được ghi thêm chi tiết về kinh nghiệm thực tế này của tôi trong mục dưới đây.
    . Đầu vào/đầu ra của một bài viết.
    Một bài viết cho thật hoàn chỉnh th́ đ̣i hỏi người viết phải nắm vững vấn đề ḿnh muốn tŕnh bày với bạn đọc.
    Muốn như vậy, th́ tác giả phải có một số kiến thức phong phú được tích lũy trong thời gian dài từ trường lớp học, mà luôn được bổ túc thêm qua nghiên cứu, nghiền ngẫm và nhất là thông qua trải nghiệm sống thực tiễn của ḿnh, có thể gọi đó là “cái vốn sống” của từng cá nhân.
    Như vậy phía “đầu vào” (input) của bất kỳ bài viết nào, th́ gồm sự hiểu biết, các thông tin liên hệ mà được cập nhật hóa thường xuyên (updated information)
    Cụ thể là tôi phải luôn t́m kiếm trên Internet để bổ túc cho cái vốn kiến thức của ḿnh, mà thường dựa trên những điều đă học, đă thu lượm được qua sách vở báo chí từ nhiều năm trước, khiến đă trở thành cũ kỹ lỗi thời, nếu không được “tân trang lại” cho thích hợp với thời hiện đại.
    Rồi lại c̣n phải đi tham khảo, học hỏi thêm với người biết rơ vấn đề hơn bản thân ḿnh, để nhờ họ chỉ giáo thêm cho nữa.
    Với phía “đầu vào” như vậy, tác giả c̣n phải cân nhắc suy nghĩ để có thể “chế biến” (processing) cho ra được sản phẩm trí tuệ, tức là bài viết của ḿnh ở phía “đầu ra” (output) hầu tŕnh bày với công chúng độc giả.
    Thường th́ bài viết của tôi dài chừng 4-5 trang, cỡ 1,500-2,000 chữ để bạn đọc có thể coi trong 5-7 phút.
    Mà tác giả thường phải viết trong 3-4 giờ.
    Nhưng có thể là tôi phải sưu tầm, tham khảo và đọc đến tối thiểu là dăm bảy chục trang, th́ mới có thể viết ra được một bài cỡ 4-5 trang như thế.
    Đó là chưa kể cái “thời gian thai nghén” thường là kéo dài nhiều ngày tháng, th́ mới có thể phát sinh ra được “sản phẩm trí tuệ” đó. Cũng có bài viết gần xong rồi mà phải ngưng tại đó, để rồi tiếp tục t́m kiếm tra cứu thêm cho thật đầy đủ tư liệu, rồi mới có thể hoàn tất sản phẩm để đem tŕnh làng được.
    Cụ thể như bài tôi mới viết hồi cuối Tháng Mười, 2009, nhan đề “Sau khi Liên Xô giải thể, th́ phong trào cộng sản c̣n lại những ǵ?” đă được đăng tải trên nhiều tờ báo vào Tháng Mười Một nhân kỷ niệm 20 năm “bức tường Berlin sụp đổ,” th́ tôi phải t́m đọc đến 3 cuốn sách mới xuất bản (tổng cộng trên 1,000 trang) để có được tư liệu chính xác, cần thiết và cập nhật cho bài báo đó.
    Và tôi đă phải liên tục viết suốt cả một tuần lễ mới có thể hoàn thành bài báo cỡ 4,000 chữ này.
    Quư độc giả chắc cũng thông cảm cho cái nghiệp “con tằm nhả tơ” nó nhiêu khê phức tạp đến như thế đó!
    . Văn tức là người.
    Từ hồi c̣n ấu thơ, tôi vẫn được nghe cha mẹ nhắc nhở các anh chị lớn trong nhà là:
    Chúng con phải ăn mặc cho gọn gàng, tử tế như các cụ xưa vẫn từng dạy bảo: “y phục xứng kỳ đức.”
    Và đến khi lên bậc trung học, th́ c̣n được các thầy cô giáo chỉ dẫn cho cách thức viết văn sao cho có phong độ cao thượng đàng hoàng, xứng hợp với tư cách của người sĩ phu trí thức.
    Các thầy c̣n dẫn cả câu văn bằng tiếng Pháp là: “Le style, c'est l'homme” (Văn tức là người) để minh họa cho lời giáo huấn đó.
    Cả đến người La Mă xưa kia, họ cũng cảnh giác là: “Lời nói th́ bay đi, mà chữ viết th́ tồn tại hoài,” cốt ư để khuyên người ta phải hết sức thận trọng mỗi khi viết điều ǵ ra giấy tờ.
    Tôi c̣n được nghe kể là nhà văn Mai Thảo, lúc c̣n sanh tiền vẫn cũng thường nói là, “Văn chương là phản ánh cái bộ mặt sáng sủa, tốt đẹp của công chúng, của cả xă hội.
    Như vậy, th́ không thể dùng chữ nghĩa để mà mạt sát, chửi bới lăng nhục lẫn nhau công khai trên các báo chí được.”
    Thế nhưng, thật là đáng buồn hiện nay vẫn c̣n đầy dăy những bài viết với lời lẽ nặng nề ,chỉ trích chê bai, kèn cựa ch́ chiết lẫn nhau trên các diễn đàn được phát tán khắp nơi.
    V́ thế mà tôi luôn phải hết sức thận trọng để tránh khỏi cái lối viết moi móc, tố cáo, hạ nhục đối với bất kỳ ai.
    Thay vào đó, tôi chú trọng nhiều đến khía cạnh tích cực của con người trong xă hội, và t́m cách đề cao những chuyện có tính cách xây dựng tươi vui, phấn khởi, đại khái như các điển h́nh “Người tốt, việc tốt” ḿnh thường gặp ở đây đó.
    Đă là con người, ai mà không vấp phải những sai lầm, thiếu sót, “nhân vô thập toàn” mà!
    Và nhà nào th́ lại không có cái thùng rác, vậy th́ bươi móc ra làm chi, khiến cho cuộc đời thêm phần xú uế hôi tanh?
    Do đó mà chúng ta cần phải có sự thông cảm, độ lượng và khoan dung đối với nhau.
    Như dân gian vẫn thường nói, “Chín bỏ làm mười”, “Một câu nhịn, chín câu lành” v.v...
    Nhất là trong những vấn đề liên hệ đến tôn giáo, người ta dễ có thành kiến lệch lạc thiên vị về phía này hướng khác, khiến gây ra sự “bất bao dung về tôn giáo” (religious intolerance), làm khơi sâu mối chia rẽ phân hóa trong đại khối quần chúng tín đồ của dân tộc. Do vậy, mà tôi tuyệt đối không bao giờ lại để cho ḿnh bị lôi cuốn vào bất kỳ cuộc tranh luận, đấu khẩu, bút chiến gay gắt căng thẳng nào về vấn đề tôn giáo.
    Bạn bè của tôi thuộc đủ các khuynh hướng tôn giáo khác nhau, kể cả đó là người vô thần không có niềm tin vào một đấng thiêng liêng thần thánh nào.
    Tôi luôn sống ḥa nhă, êm thắm với mọi người và tôn trọng sự khác biệt về lập trường, sự bất đồng ư kiến của người khác, theo như lời khuyên nhủ của cha ông ta từ xưa, “Quân tử ḥa nhi bất đồng”, “Lượng cả bao dung” ...
    Có một anh bạn chuyên viết báo đă lâu năm vừa mới nói với tôi, “Các bài viết của anh hiền lành quá, nên thiếu tính cách tấn công năng nổ khai phá (agressivity), đó là tâm trạng của một người đă già nua, cam chịu nhẫn nhục.”
    Tôi đành chịu tiếng là thiếu sự xông xáo linh hoạt, c̣n hơn là “cứ đổ dầu thêm vào ngọn lửa” để cho sự hận thù đổ vỡ mỗi ngày một trầm trọng tệ hại thêm măi trong xă hội.
    “ Hăy thắp lên một ngọn đèn thay v́ chỉ biết nguyền rủa sự tối tăm.”
    Đây là lời kêu gọi rất có lư, đầy tính nhân bản cao thượng. Xă hội có tiến bộ, có triển vọng tươi sáng, đó chính là nhờ ở những cố gắng sáng tạo trong mọi lănh vực và ở những tấm ḷng nhân ái bao dung của biết bao nhiêu người “anh hùng không tên tuổi” trong lịch sử nhân loại.
    Biết ḿnh chẳng phải là một nhân vật tài ba lỗi lạc, mà chỉ là một con người b́nh thường với khả năng hạn hẹp khiêm nhượng, nên tôi chỉ biết cố gắng làm những việc nhỏ bé trong tầm tay với của bản thân ḿnh, trong hoàn cảnh môi trường thực tiễn xung quanh ḿnh (Act locally).
    Chuyện của đất nước, của cả xă hội là công việc đại sự chung cho hết thảy mọi người, mọi công dân, chứ không phải chỉ do một vài nhân vật xuất chúng nào, mà đứng ra bao biện làm thay cho cả tập thể dân tộc được.
    Áp dụng điều này trong việc nghiên cứu viết lách, tôi luôn cố gắng hạn chế chuyển tải cái suy nghĩ nhỏ nhoi của ḿnh bằng những bài viết ngắn ngủi mà gọn gàng,.
    Cốt ư phục vụ đại chúng, chứ không phải chỉ để trao đổi riêng với một nhóm nào, như giới hàn lâm đại học chẳng hạn.
    Như vậy, th́ tôi phải biết sử dụng một thứ ngôn ngữ thích hợp với đại chúng. Và điều quan trọng hơn cả lại chính là phải có được sự thành khẩn, thân ái nhă nhặn, với ngọn lửa nồng nhiệt xuất phát từ đáy ḷng của ḿnh.
    Tham gia công tác xă hội nhiều năm, tôi học được cách đóng vai tṛ làm chất men, chất xúc tác (catalyst for mass fermentation) được ḥa nhập trộn lẫn vào trong môi trường quần chúng, hầu gây ra được “phản ứng lên men”, tác động trên khối quần chúng đó để họ tự phát dấn thân nhập cuộc vào tiến tŕnh cải thiện xă hội tại cộng đồng địa phương, nơi cư ngụ và sinh sống của chính ḿnh.
    Chứ không c̣n thụ động măi, mà trông chờ một “siêu nhân” nào đó ra tay cứu thoát cho đất nước quê hương của ḿnh nữa.
    Bài viết đến đây kể cũng đủ dài rồi, tôi xin được tạm kết thúc nơi đây và xin được gửi lời cầu chúc an lành tốt đẹp nhất đến với mỗi bạn đọc và gia đ́nh trong dịp đầu năm mới Canh Dần 2010.

    Cuối năm Kỷ Sửu 2009
    Đoàn Thanh Liêm

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Tính Dễ Mến Của Các Nghệ Sĩ Mà Tôi Được Biết

    Tôi là người chuyên họat động xă hội, nên có dịp gặp gỡ với rất nhiều giới trong xă hội.
    Đặc biệt sau năm 1975, giữa cái thời “thất cơ lỡ vận”, th́ lại hay gặp bà con đồng cảnh ngộ để mà an ủi, nâng đỡ tinh thần cho nhau. Nay đă tới cái tuổi “thất thập cổ lai hy” rồi, mà nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm vui có, buồn có với bà con, bằng hữu, nhiều khi tôi cảm động đến ứa nước mắt.
    Trong bài viết này, tôi xin ghi lại những nét dễ mến của các nghệ sĩ mà tôi có duyên được quen biết thân thương, trong những năm qua ở Việt nam cũng như ở bên đất Mỹ.



    1/ Nhà văn Nguyễn Thụy Long (1938-2009)
    Tác giả cuốn truyện “Loan Mắt Nhung” vừa mới ĺa đời tại Saigon vào đầu tháng Chín 2009 là một nhà văn có sức sáng tác thật phong phú, mặc dầu cuộc sống của anh gặp nhiều nỗi truân chuyên vất vả, nặng nhọc.
    Sau năm 1975, qua nhà báo Sao Biển , vốn là anh em cột chèo, tôi có dịp gặp gỡ với nhiều anh em nghệ sĩ mà hầu hết đều đă bị đi tù, như nhà báo Thái Dương, đạo diễn Ḥang Vĩnh Lộc, nhà văn Nguyễn Thụy Long
    …Lũ con của Sao Biển vẫn gọi là bác” Long Râu”, để phân biệt với bác “Long Đất”.
    Trong nhiều năm Long Râu và Sao Biển cặp kè đi “buôn chui” chung với nhau, với mỗi người cỡi chiếc xe đạp về tận các miền quê ngọai ô mua gạo, thịt cá và cả rượu đế... đem vế bán tại thành phố. Nhưng nhiều lúc bị ban “quản lư thị trường” phục kích đón đường tịch thu hết tất cả hàng hóa.
    Có lần cả hai người mặt mày tiu nghỉu, bơ phờ ghé qua nhà tôi, vừa mệt nhọc, khát nước đói bụng, lại vừa buồn bă v́ mất hết cả vốn liếng.
    Bà xă nhà tôi bèn phải vội vàng nấu tạm chén ḿ cho hai anh em ăn đỡ cầm hơi.
    Trải qua những lúc ngặt nghèo như thế, chúng tôi lại càng gắn bó thân thương với nhau, và càng có dịp tâm sự vơi đày với nhau.
    Tính Long thật hiền khô, nhẫn nại, chịu đựng và lúc nào cũng tỏ sự quư mến với gia đ́nh chúng tôi.
    Anh không nói ǵ nhiều hay than văn ǵ về nghịch cảnh phải trải qua, nhưng vợ chồng chúng tôi th́ rất thông cảm chia sẻ với nỗi khó khăn bế tắc của Long suốt những năm tháng đằng đẵng như thế.
    Nay Long vừa từ giă cơi đời trong sự thương tiếc của biết bao nhiêu bà con, bằng hữu, và nhất là của số đông độc giả đă từng mến mộ văn tài của anh, tôi xin cầu chúc Anh được luôn thanh thản nơi Cơi Vĩnh Hằng, thóat được những phiền lụy nơi cơi thế gian này.

    2/ Họa sĩ Nguyễn Thị Hợp.

    Bắt đầu từ tháng 9/2009, th́ anh chị Nguyễn Đồng/Nguyễn Thị Hợp bắt đầu nghỉ hưu và chỉ c̣n làm việc bán thời gian tại ban Kỹ thuật cho báo Người Việt..
    Cặp uyên ương họa sĩ “t́nh Bắc duyên Nam” này thật là tâm đầu ư hợp với nhau dễ đến trên 40 năm rồi.
    Chị Hợp là người con gái từ đất “Quan Họ Bắc ninh”, lúc nào cũng nhẹ nhàng thanh thóat trong lối ứng xử, cũng như trong công việc chuyên môn nghệ thuật.
    Tôi lại c̣n mến chị hơn, khi biết được chị Hợp chính là người cháu của giáo sư Nguyễn Tường Phượng vốn là một bậc thầy dậy yêu quư của tôi tại Trung học Chu Văn An ở Hànội trước 1954.
    Ng̣ai sự thành công về nghệ thuật với bao nhiêu tác phẩm có giá trị cao đă từng được công chúng ưa chuộng, anh chị Hợp Đồng đă đóng góp rất nhiều cho việc minh họa bao nhiêu là sách, báo, tạp chí.
    Anh chị làm việt miệt mài tại cơ quan, cũng như tại tư gia. Nhất là c̣n để giúp các tổ chức từ thiện nhân đạo, cụ thể như vài năm gần đây chị đă tặng một búc tranh rất giá trị cho Mạng Lưới Nhân Quyền Việt nam để bán đấu giá gây quỹ cho tổ chức chúng tôi. Chúng tôi lại c̣n có chung với nhau một số đông các bạn mà hiện c̣n ở lại Việt nam
    Có thể nói chị Hợp là hiện thân của truyền thống đạo hạnh tu thiền đă có từ lâu đời trong một số gia tộc ở nước ta.
    Trong một xă hội đày biến động với bạo lực giả dối trong nhiều lănh vực, chúng ta rất cần đến những tâm hồn b́nh thản, thóat tục như anh chị Hợp Đồng vậy.

    3/ Họa sĩ Bé Kư.
    Tài năng của họa sĩ Bé Kư đă được khẳng định từ trên nửa thế kỷ nay, không những ở Việt nam, mà c̣n ở nhiều nơi trên thế giới như ở Pháp, ở Nhật, ở Mỹ nữa.
    Chị giáo sư Phan Ngọc Quới đă từng viết về Bé Kư trên báo Times of Vietnam hồi năm 1957-58. để giới thiệu tài năng mới này cho giới thưởng ngọan người Mỹ ở Saigon thời đó.
    Từ ngày qua Mỹ đến nay, tôi lại có duyên được gần gũi quen biết thân thương rất nhiều với cặp vợ chồng họa sĩ Bé Kư/Hồ thành Đức. Hồi năm 2001-02, lúc cộng tác với báo Viễn Đông của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tôi hay được hai vợ chồng họa sĩ này cho ăn cơm trưa v́ ṭa báo trên đại lộ Bolsa ở ngay bên kia đường, đói diện với cư xá của họ.
    Tôi c̣n được biết là hai người rất quư mến Luật sư Nghiêm Xuân Hồng là bậc tu thiền rất đạt đạo vào những năm cuối đời.
    Bé Kư muốn xin vẽ búc ảnh để làm kỷ niệm, mà Luật sư Hồng lại không chịu, ông nói “không muốn lưu lại h́nh tướng” nào trước lúc ĺa đời.
    Từ nhiều năm nay, Bé Kư bị bệnh lăng tai, phải nói thật lớn th́ mới nghe rơ.
    Nhưng chị vẫn siêng năng đọc báo, mỗi ngày đọc hết cả 3-4 tờ nhật báo xuất bản ở miền Nam California. Chị rơ rệt là một người có “trái tim Bồ Tát” giàu ḷng thương cảm nhân hậu đối với những người gặp cảnh khó khăn bế tắc.
    Cụ thể anh chị Bé Kư/Hồ Thành Đức đă cho đến cả mấy chục bức tranh để giúp các tổ chức từ thiện nhân đạo bán đấu giá để gây quỹ (fundraising), điển h́nh cho tổ chức SAP/VN, cho Mạng Lưới Nhân Quyền VN v.v…
    Anh chị lại c̣n được tổ chức “Artists for Human Rights” (AFHR = Nghệ sĩ phục vụ Nhân quyền) mời tham gia triển lăm để gây quỹ cho Hội nữa.
    Đây quả là một vinh dự không những cho bản thân anh chị, mà c̣n cho cả cộng đồng người Việt ở hải ngọai nữa.


    4/ Họa sĩ Vũ Hối.
    Họa sĩ Vũ Hối đă thành danh từ trên 50 năm, đă được Tổng thống Kennedy tiếp kiến năm 1963, và gần đây vào năm 1995 lại được cả Tổng thống Vaclac Havel của Tiệp khắc tiếp kiến nữa.
    Ông c̣n nổi danh với trường phái “Thư Họa” (calligraphy), rồi gần đây c̣n phát triển cả về bộ môn nhiếp ảnh và làm thơ nữa.
    Đến nỗi trong một tác phẩm có cả bốn bộ môn : “Thi, Thư, Ảnh, Họa” đều được gồm chung trong khung cảnh một bức tranh.
    Đă có nhiều địa phương tổ chức “Vinh Danh Họa sĩ Vũ Hối v́ công tŕnh 50 Năm Hoật Động Văn Hóa - Nghệ Thuật “, mà mới nhất đây tại vùng thủ đô Washington DC vào đầu tháng 8/2009.
    Nhưng ng̣ai cái tài năng xuất chúng này, Vũ Hối lại là một con người chân chất, bao dung nhân hậu.
    Anh được sự yêu mến quư chuộng của rất đông đảo bạn bè tại khắp nơi, và hay được mời đi triển lăm ra mắt công chúng tại nơi có nhiều người Việt định cư sinh sống.
    Là người tù nhân chính trị bị tra tấn hành hạ đến hư mất cả một con mắt, ấy thế mà anh vẫn không hề biểu lộ sự hận thù ghét bỏ ǵ đối với người đă hành hạ, đối xử tàn tệ độc ác đối với ḿnh.
    Đó là một thái độ cao cả, khoan dung độ lượng của bậc sĩ phu quân tử ngay đối với kẻ thù của ḿnh.
    Ng̣ai ra tôi c̣n được chứng kiến sự tham gia đóng góp rất là hào phóng tích cực của anh trong các tổ chức gây quỹ cho công tác từ thiện nhân đạo của nhiều hội đoàn , đặc biệt là của giới sinh viên, học sinh.
    Mấy lần đến thăm gia đ́nh anh ở Maryland gần thủ đô Washington DC, tôi được chứng kiến cái cảnh gia đ́nh thuận ḥa êm thắm, hai anh chị cùng với lũ con và cháu rất đông đều sống chung nhau dưới một mái nhà rộng răi khang trang mà lại rất ngăn nắp gọn gàng, sạch sẽ.
    Vào tháng 6/2009 vừa đây, tôi đă đến thăm anh ở một thành phố gần với Baltimore, th́ tất cả gia đ́nh với 16 người vừa con, vừa cháu mà sinh sống an vui, đằm thắm cả ba thế hệ với nhau.
    Rơ rệt đây là điều hiếm có trong xă hội ở nước Mỹ ngày nay vậy.

    5/ Nhà văn Dơan Quốc Sĩ
    Vừa là nhà giáo, vừa là nhà văn, nên văn phong của tác giả lăo thành Dơan Quốc Sĩ tóat ra một nhân cách hiền lành, dịu dàng của một ông thầy vừa có lương tâm chức nghiệp, yêu mến học tṛ, mà vừa có ḷng say mê đối với công việc chung của xă hội, của đất nước.
    Thế hệ sinh viên di cư từ miền Bắc năm 1954 như chúng tôi, th́ tất cả đều quen biết anh Sĩ, v́ gia đ́nh anh ở trong cùng một khu vực Đại học xá Minh Mạng ở Chợ Lớn.
    Mà anh lại tham gia viết báo lúc đầu với đặc san “Lửa Việt”, rồi sau này với tạp chí “Sáng Tạo” cùng với các anh Trần Thanh Hiệp, Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên v.v…
    Sau năm 1975, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, anh bị đi tù măi trên miệt cao nguyên Pleiku, Kontum. Rồi c̣n bị bắt lại lần thứ hai với mức án khá nặng, lien hệ đến việc gửi bài vở ra đăng báo ở nước ng̣ai.
    Khi anh Sĩ bị tù lần thứ hai, tôi có mấy lần đến thăm chị ở khu Trần B́nh Trọng/Thành Thái . Chị Sĩ là ái nữ của nhà thơ trào phúng nổi tiếng trong Nhóm Tự Lực Văn Đ̣an hồi tiền chiến, đó là Cụ Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu. Sau năm 1954, gia đ́nh ông cụ ở lại ng̣ai Bắc.
    Chị kể lại là : Có lần cơ quan an ninh văn hóa ở Hanoi mời ông cụ đến để cho cụ xem một số sách báo do anh Sĩ viết ở miền Nam, và họ hạch sách cụ là “sao ông để cho con rể ông lại viết bài chống lại đảng và nhà nước thế này?”
    Ông cụ bèn trả lời “Hắn là con rể, mà đă xa cách chúng tôi từ hồi hai vợ chồng cưới nhau từ cái thời kháng chiến chống Pháp, chúng tôi có liên lạc được với nhau bao giờ đâu.
    Như vậy, làm sao mà lại bắt cha mẹ vợ chịu trách nhiệm về hành vi của người con rể đă xa cách cả mấy chục năm nay rồi?”
    Anh Sĩ lại c̣n là người rất thân thiết với Luật sư Trần Văn Tuyên là bậc đàn anh rất quư mến của tôi trong Luật sư Đ̣an Ṭa thượng Thẩm Saigon trước năm 1975.
    Cả hai ông bà Luật sư Tuyên đều rất quư mến tài năng và tư cách của anh Sĩ.
    Nhân tiện tôi cũng xin kể lại việc trong một dịp khác đến thăm chị Sĩ, tôi cũng được gặp bà cụ thân mẫu của anh Sĩ nữa.
    Cụ sống ở ng̣ai Bắc với con trai khác là Dơan Nho là một sĩ quan ngành quân nhạc. Bà cụ tuy lớn tuổi, nhỏ người nhưng vẫn c̣n lanh lợi, minh mẫn.
    Tôi thấy rơ ràng anh Sĩ được thừa hưởng cái nết na của bà mẹ hiền này, đúng như dân gian ta thường nói: “ Phúc Đức tại Mẫu”.
    Bài viết này tới đây đă dài rồi, mà tôi vẫn c̣n muốn viết về nhiều nhân vật nghệ sĩ có tính t́nh dễ mến khác nữa.
    Như vậy, tôi xin khất để trong những bài sau, tôi sẽ viết tiếp để hầu chuyện quư độc giả nhé.

    2009.
    Đoàn Thanh Liêm

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    DẠY CHO CON TIẾNG NÓI THẬT THÀ .

    Cách đây 40 năm, ngay từ thời kỳ trước tết Mậu Thân 1968, các sinhviên học sinh hội họp với nhau, th́ luôn say sưa hát bài "Gia Tài Của Mẹ" của nhạc sĩ họ Trịnh.
    Trong đó có câu thật là tâm đắc: "Dạy cho con tiếng nói thật thà.
    Dạy cho con chớ quên lời Cha. Ôi lũ con cùng cha : Quên hận thù …"
    Thế nhưng sau 1975, khi người Cộng Sản chiếm được trọn vẹn miền Nam rồi, th́ họ không cho hát bài này nữa.
    Cũng vào khoảng thời gian đó, tôi được đọc cuốn hồi kư của văn hào André Malraux, nguyên là bộ trưởng Bộ Văn Hoá và là người rất thân cận với Tổng Thống De Gaulle của nước Pháp.
    Cuốn hồi kư có cái tựa đề thật ngộ nghĩnh, đó là "Anti-Mémoires" mà có người dịch là "Phản Hồi Kư".
    Nhưng tôi nghĩ chữ Anti ở đây có nghĩa là "Trước", như trong chữAnticipation, chữ "Antichambre" = Pḥng đợi ở bên ngoài pḥng khách chính.
    Như vậy, th́ phải gọi là "Tiền Hồi kư" mới đúng với ư của tác giả.
    Sự đánh giá t́nh h́nh nội bộ nước Pháp của tôi. Và ngay từ đó, chúng tôi trở thành hai người bạn tri kỷ gắn bó với nhau…"
    Và rồi như ta đă biết suốt cuộc đời c̣n lại, Malraux là người cộng tác thân tín nhất với Tướng De Gaulle.
    Đặc biệt trong những năm 1960-61 trở đi, Bộ Trưởng Văn Hoá André Malraux đă thay mặt Tổng Thống De Gaulle đi gặp gỡ trao đổi với các lănh tụ thế giới như Kennedy, Nehru, Mao Trạch Đông
    Cũng giống như vậy, văn hào Nga được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1958 là Boris Pasternak, tác giả cuốn tiểu thuyết lừng danh "Doctor Zivago".
    Trong cuốn sách này, tác giả có ghi như sau : "Muốn chiều ḷng người Cộng Sản, th́ cũng dễ thôi. Bạn cứ việc nói là yêu cái điều bạn ghét, và ghét cái điều bạn yêu".
    C̣n mô tả về t́nh h́nh nước Nga dưới thời Staline thập niên 1930-40, th́ Pasternak chỉ cần viết có một câu như sau : "Tất cả chỉ là sự giả dối, giả h́nh mà thôi ! " (tiếng Pháp = Tout n’est que Pharisianisme).
    Đó là ở nước ngoài. C̣n ở Việt Nam ta, th́ ngay từ hồi 1946-47, tôi đă được nghe nhiều người thốt ra câu nói này :
    "Nói dối như Vẹm" , tức là chữ VM = Việt Minh th́ đọc nhanh ra thành chữ Vẹm.
    Xưa kia, dân gian thường nói : "Nói dối như Cuội". Nhưng từ khi có Cộng Sản Việt Minh, th́ bà con lại nói như thế đó.
    Và cho đến ngày nay, sau trên 60 năm đảng Cộng Sản nắm giữ chính quyền, th́ tính trạng dối trá lại càng lan rộng, phổ biến trầm trọng hơn gấp bội.
    Cụ thể là lời phát biểu vừa mới đây của Hoà Thượng Thích Quảng Độ với nhân viên ngoại giao nước ngoài: "Chính quyền Cộng Sản luôn luôn dối trá, lừa gạt dân chúng…"
    Nhà văn Vơ Thị Hảo tố cáo "Sự giả trá trở thành thường nhật, thành đương nhiên …
    Những sự giả trá ấy c̣n tiếp tục làm mục ruỗng nhân cách người Việt Nam." Và bà kêu gọi phải t́m cách giải trừ sự gian dối, giả trá trong sinh hoạt thường ngày của xă hội.
    Mà ngành giáo dục phải đi đầu trong việc "giải trừ bệnh giả dối" này.
    Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu th́ viết là: "Cái bệnh liệt kháng về nhân cách "Giáo Sư Hoàng Tụy th́ than phiền sự biến chất, tha hoá, căn bệnh thành tích đă làm hư hỏng bao nhiêu thế hệ con người.
    Rồi đến Hội Đồng Giám Mục Công Giáo trong Thư Ngỏ công bố ngày 25/9/2008 cũng lên tiếng cảnh giác :
    "Ngày nay, một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lănh vực, kể cả trong môi trường cần sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường .
    Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến t́nh trạng này…"
    Như vậy là cả giới trí thức, văn nghệ sĩ, cũng như giới lănh đạo tôn giáo, th́ đều đă đồng thanh nhất trí nói lên sự quan ngại và cảnh giác về tệ trạng luân lư suy đồi, xă hội đầy dăy sự gian trá lươn lẹo.
    Đó là một thực tế rất đau ḷng đến tủi nhục cho một dân tộc vốn có truyền thống trên 4000 năm văn hiến.
    Và hơn thế nữa, chuyện tham nhũng bê bối về hối lộ ở cấp cao tại Sài G̣n và nạn thu gom và vận chuyển đồ ăn cắp của phi công Air Việt Nam đang được báo chí ở bên nước Nhật phanh phui ra liên tục từ mấy tháng nay, đến nỗi chính phủ Nhật phải cúp viện trợ ODA. Công luận ở Nhật gọi đó là thứ "ḍi bọ đáng ghê tởm".
    Sự việc này quả là một mối nhục quốc thể tệ .
    Sự việc này quả là một mối nhục quốc thể tệ hại nhất cho đất nước và con người Việt Nam, trước con mắt của toàn thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa ngày nay.
    Vấn đề đối với người dân chúng ta là phải làm sao vực lại được cái tinh thần nghĩa khí liêm sĩ như cha ông chúng ta vẫn thường dạy bảo từ xưa nay.
    Trước khi đ̣i hỏi người Cộng Sản phải thay đổi, phải chấn chỉnh cái này, cái nọ, th́ chính chúng ta trong khu vực xă hội dân sự, chúng ta phải chủ động làm lấy cho nhau và với nhau trước đă. Việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay của mỗi người chúng ta.
    Đó là lư do thúc đẩy người viết bài này lấy tiêu đề "Dạy cho con tiếng nói thật thà" như đă ghi ở trên.
    Mỗi người chúng ta, ai mà chẳng yêu mến bà mẹ của ḿnh.
    V́ thế, chúng ta nhất định đều phải làm theo lời dạy dỗ của mẹ là " Phải sống cho ra con người tử tế, chân thật, hầu làm đẹp ḷng mẹ và bảo toàn được tiếng thơm của ḍng họ nhà ḿnh".
    Việc này phải bắt đầu trước hết từ trong nội bộ mỗi gia đ́nh, rồi sau mới đến ngoài xă hội.
    Các đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức tôn giáo là ṇng cốt của khu vực xă hội dân sự, th́ phải phát động khuyến khích mỗi gia đ́nh phải rèn luyện, đào tạo con cháu ḿnh theo tinh thần đạo hạnh lễ nghĩa truyền thống cho thật đàng hoàng nghiêm túc.
    Ta không thể nại lư do ngoài xă hội luân thường đảo lộn, để mà buông xuôi, bỏ mặc chuyện giáo dục con cái trong nội bộ gia đ́nh của chính ḿnh ta được.
    Như dân gian thường nói: "Con hư tại mẹ. Cháu hư tại bà". Hay là "Nhà dột từ nóc" "Thượng bất chính hạ tắc loạn"...
    Tức là trách nhiệm của mỗi gia đ́nh là chính yếu, các bậc làm cha làm mẹ, th́ tuyệt đối "Không thể xao lăng nhiệm vụ dậy dỗ, hướng dẫn đàn con, bằng chính cái nhân cách trong sáng, cái tấm gương đạo hạnh của ḿnh."
    Đúng như cha ông ta từ ngàn xưa vẫn từng dạy "Dĩ thân nhi giáo".Câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng làm chúng ta nhớ đến nhà thơ Phùng Quán trước đó 10 năm, vào thời kỳ báo "Nhân Văn - Giai Phẩm" ở ngoài Bắc năm 1956-57, đă cống hiến bài thơ đanh thép bất hủ "
    Lời Mẹ Dặn ", xin được trích dẫn mấy đoạn tiêu biểu như sau :

    Con ơi một người chân thật
    Thấy vui muốn cười cứ cười
    Thấy buồn muốn khóc là khóc
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêu.
    . . .
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật
    chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngă.
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.
    Nhà thơ Phùng Quán, như ta đă biết, cũng như nhiều nhân vật kháctrong Nhóm Nhân Văn – Giai Phẩm đă phải trả một cái giá rất đắt v́ tinh thần khẳng khái bất khuất như thế.
    Và mới đây, trên Đặc San Xuân Kỷ Sửu của báo Người Việt vừa phát hành tại miền Nam California, dịp cuối năm 2008, ta c̣n được đọc mấy trang Hồi kư thật là cảm động của cô giáo Vũ Bội Trâm là người bạn đời của nhà thơ.
    Trong bài nhan đề : "Tôi đă được Sống như tôi muốn", chị Bội Trâm đă ghi lại bao nỗi truân chuyênv́ làm vợ một người bị chế độ trù dập, săn đuổi tàn tệ.
    Và anh chị đă trụ vững được, đó là nhờ ở sư nâng đỡ bảo bọc của bao nhiêu bà con, bạn bè thân thiết, đặc biệt là nhờ tấm ḷng hy sinh nhẫn nại rất mực của bà mẹ yêu quư của chị.
    Và với một người cha bất khuất lẫm liệt như thế và với một người mẹ hy sinh tận tuỵ như chị Bội Trâm, tôi tin là hai cháu Phùng Đỗ Quyên và Phùng Quân của hai anh chị sẽ tiếp nối được cái tinh thần đạo hạnh, khẳng khái sáng ngời của cả hai ḍng họ nội ngoại của các cháu.
    Viết đến đây, tôi lại nhớ đến chị Như Khuê, người bạn đời của nhà thơ Trần Dần.
    Tôi có dịp đến thăm anh chị tại nhà gần ga Hàng Cỏ Hà Nội vào cuối năm 1989.
    Hồi đó, anh Dần đă bắt đầu đau yếu nhiều, nên ít nói chuyện và để cho chị kể cho tôi nghe về những khó khăn đày đọa mà cả gia đ́nh phải gánh chịu suốt mấy chục năm, chỉ v́ anh tham gia vào vụ "Nhân Văn – Giai Phẩm".
    May mà mới đấy, vào giữa năm 1989, th́ cháu Vũ con anh chị được các người bạn giúp cho sang Pháp học thêm về hội hoạ, nên gia đ́nh mới có chút hy vọng tương lai.
    Trước đó, th́ cháu Vũ đă được Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường rèn cặp trau dồi về phần tiếng Pháp cho. Nhưng chị Dần c̣n cho biết :
    "Anh xem đó : Chúng tôi cũng phải cắn răng bấm bụng rút ruột mất một số tiền "lót đường" cho cháu mới ra đi êm thắm được đấy.!"
    Dân tộc chúng ta mà c̣n tồn tại đứng vững được qua bao nhiêu thử thách của các chế độ phong kiến hủ lậu, chế độ thực dân đế quốc đă qua và cả của chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản từ trên nửa thế kỷ nay.
    Đó chính là v́ c̣n có nhiều bà mẹ nhân ái, bất khuất, mà nhẫn nhục như bà mẹ của nhà thơ Phùng Quán, bà mẹ của cô giáo Bội Trâm.
    Và của những người vợ hết ḷng hy sinh, nhẫn nhục chăm sóc cho chồng, cho con như chị Bội Trâm, chị Như Khuê…
    Dân số Việt Nam ở trong nước hiện nay là trên 86 triệu, và ở hải ngoại là khoảng 3 triệu.
    Mà số đảng viên Cộng Sản cỡ 3 triệu, và tôi không tin rằng tất cả số 3 triệu đảng viên này đều là những con người sắt máu với ḷng tràn ngập hận thù, mà lại c̣n vô cảm, vô trách nhiệm trước những bất công, hủ hoá thối nát, gian dối lừa lọc đầy dăy trong xă hội chúng ta hiện nay.
    Tôi tin rằng trong đảng Cộng Sản hiện vẫn c̣n có những người có lương tâm, biết phân biệt phải trái, biết đâu là chính nghiă, đâu là gian tà.
    Chỉ có điều là đa số nhân dân chúng ta cũng phải ra sức tranh thủ thuyết phục, mời gọi số người c̣n có lương tâm và liêm sỉ như thế tham gia tích cực và cụ thể, thiết thực hơn vào công cuộc phục hồi lại cái căn bản truyền thống nhân bản và nhân " " aí từ ngàn đời của cha ông chúng ta truyền lại.
    Chúng ta cần phải xác tín rằng: "Nhân nghĩa nhất định phải thắng hung tàn .
    Và t́nh thương rồi sẽ xoá thù hận. "Nhất định là dân tộc ta rồi ra sẽ xoá bỏ hết sạch được cái chủ thuyết ngoại lai
    "Bạo lực cách mạng, hận thù giai cấp. chuyên chính vô sản…", mà người Cộng Sản đă du nhập từ nước ngoài vào, khiến gây ra bao nhiêu tang thương đổ vỡ, tàn phá huỷ diệt từ mấy chục năm nay, đối với cái nếp sống thuận hoà, nhân ái theo truyền thống tốt đẹp ngàn xưa của cha ông chúng ta.
    Đó là niềm hy vọng tươi sáng chứa chan cho toàn thể dân tộc Việt Nam chúng ta trong thế kỷ XXI này .

    2009
    Đoàn T. Liêm

  6. #6
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    VIỆC LÀM LỜI NÓI TRĂM PHẦN KHÁC XA .

    Hồi đầu thế kỷ XX, học giả Phạm Quỳnh chủ trương tạp chí Nam Phong, với mục tiêu chuyên về nghiên cứu và phổ biến văn chương,học thuật tư tưởng cả Đông lẫn Tây phương.
    Tờ báo đă gây một tiếng vang lớn trong khắp nước, và được sự hưởng ứng cuả nhiều tầng lớp thức giả cuả cả ba miền Trung, Nam, Bắc.
    Nhưng sau mười mấy năm, th́ vị Chủ bút họ Phạm này lại vào kinh đô Huế tham gia Nội các cuả Nhà vua Bảo Đại, giữ chức Thượng thư Bộ Học (Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục), nên đă khiến cho tờ báo phải đóng cửa, trước sự ngỡ ngàng nuối tiếc cuả bao nhiêu độc giả.
    Nhân dịp này nhà thơ Tú Mỡ, môt cây bút trào phúng nổi danh trong Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, đă viết một bài thơ đăng trên báo Phong Hoá, chỉ trích sâu cay học giả họ Phạm v́ ham thích đi làm quan, mà bỏ bê sự nghiệp văn học.
    Nhân tiện cũng xin ghi thêm Tú Mỡ là bút hiệu cua cụ Hồ trọng Hiếu, nhạc phụ cuả nhà văn Doăn Quốc Sĩ.
    Tác giả mượn lời “hồn ma tờ báo Nam Phong vừa chết yểu“ để trách mắng Phạm quân, xin trích mấy câu tiêu biểu như sau :

    Bạc t́nh lang, bạc t́nh lang
    Ngươi đă dùng ta để làm thang vào triều.
    Tưởng thi thố những điều ích nước
    Xứng với danh giáo dục quốc dân
    Nào ngờ chỉ biết vinh thân
    Việc làm lời nói trăm phần khác xa!...

    Câu thơ cuối cùng trên đây được dùng làm tiêu đề cho bài viết này, cốt ư phản ánh t́nh trạng hiện nay tại Việt nam dưới chế độ cộng sản.
    Như ta đă biết, người cộng sản một khi đă nắm giữ được chính quyền rồi, th́ họ t́m mọi thủ đoạn để mà giữ độc quyền chính trị, kinh tế, và cả về mặt văn hoá tư tưởng nữa, theo đúng sách lược “Độc tài, chuyên chế toàn trị” (totalitarian dictatorship).
    Họ cấm không cho tự do hội họp, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo… là những nhân quyền căn bản cuả con người.
    Hiện nay, có đến 6-700 tờ báo, tạp chí, th́ tất cả đều là do đảng cộng sản điều khiển, thao túng.
    Mà không hề có một tờ báo nào cuả tư nhân, độc lập được phép lưu hành. Các đài truyền thanh, truyền h́nh cũng vậy, tất cả đều là cuả nhà nước cộng sản hết.
    Vào năm 1980-81, bà con thường rỉ tai nhau câu chuyện khôi hài như sau: Xưởng quốc doanh vưà mới chế tạo được một chiếc xe hơi thật là hiện đại.
    Nhưng khi cho chạy thử, th́ chỉ di chuyển được có mấy thước là xe ngừng lại luôn.
    Kỹ sư phải nhờ các chuyên gia Liên Xô, Tiệp Khắc… cố vấn xem xét giùm, và tất cả đều không t́m ra nguyên do cuả sự ngừng chuyển động này cuả cái xe vưà mới xuất xưởng.
    Rút cục, th́ phải nhờ đến một kỹ sư người Nhật. Ông này kiểm tra một lúc, rồi nói ngay: “Xe được chế tạo rất đúng cách, không có ǵ sai sót về kỹ thuật cả.
    Chỉ có mỗi một sơ xuất nho nhỏ thôi, đó là: Toàn bộ năng lượng cuả cái máy, th́ đều đổ dồn vào cái c̣i xe hết, cho nên xe không c̣n năng lượng để mà di chuyển được!”
    V́ thế, mà dân gian mới hay nói: “Nói vậy, mà không phải vậy đâu!” “Nói không phải vậy, mà là vậy đó!”
    Ngay từ hồi năm 1946-47, cũng đă có những câu như “Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi!”, “Nói dối như VẸM” (VM = Việt minh).
    Người dân sau năm 1975 th́ lại c̣n hay chế diễu, gọi “Xă Hội Chủ Nghiă XHCN là Xạo Hết Chỗ Nói, Xiết Họng Công Nông"…
    Năm này qua năm khác, báo chí và đài phát thanh, truyền h́nh th́ chỉ có mỗi một việc là dối trá, lưà gạt người dân bằng những thông tin bị bóp méo, những luận điệu xuyên tạc.
    Các văn nô hành động như kẻ đâm thuê chém mướn, mặc t́nh bẻ cong ng̣i bút để tô hồng, chuốt ngọc cho giới lănh đạo cuả đảng và nhà nước.
    Và rồi c̣n mạt sát, bêu riếu thậm tệ bất cứ ai có ư kiến hay hành vi khác với chủ trương sắt máu, tàn bạo cuả đảng cộng sản.
    Cụ thể như trường hợp cuả học giả Đào Duy Anh, hồi năm 1979-80, trong một dịp gặp cụ tại nhà cụ Nguyễn Hiến Lê ở Saigon, th́ tôi đă đích thân được cụ Đào cho biết như sau “Ông ạ, chúng tôi ở ngoài Bắc th́ bị hành hạ đến là khổ sở v́ cái bọn “cường hào học thuật”.
    Đây là lần đầu tiên, tôi được nghe đến cái danh từ này; chứ trước đó th́ chỉ có nghe nói đến chữ “cường hào điạ chủ” ở nông thôn mà thôi.
    V́ thế, tôi mới xin cụ nói rơ cho đó là những ai mà bị coi là cường hào học thuật.
    Cụ Đào trả lời ngay, không một chút ngập ngừng do dự: “Đó là các ông Văn Tân, Văn Tạo là Viện trưởng Viện Sử học và Viện Văn học ấy”..!
    C̣n học giả Nguyễn Hiến Lê, th́ cụ thường hay tâm sự với tôi trong nhiều dịp tôi đến viếng thăm cụ tại nhà ở đường Kỳ Đồng cũng gần với nhà tôi ở đường Trương Minh Giảng.
    Cụ Nguyễn nói:
    “Tôi thật lấy làm tiếc cho những người c̣n trẻ có khả năng, kinh nghiệm như ông, mà không hề có được chỗ dụng vơ, để thi thố sở học cuả ḿnh hầu làm việc giúp dân, giúp nước trong lúc này.
    Tôi được nghe biết là giới lănh đạo chóp bu trong đảng cộng sản, bọn họ cũng xâu xé, mâu thuẫn với nhau, nên chẳng c̣n giữ được kỷ cương phép nước, chẳng c̣n có chuyện trên thuận dưới hoà để mà đồng ḷng chung với nhau trong công việc phục vụ đất nước ǵ nưă cả!
    Rơ ràng là chúng ta không c̣n có thể trông cậy ǵ nơi những người lănh đạo vô tư cách, vô đạo đức như thế đó được nữa …”
    Thế đấy, suốt ngày họ cứ ra rả tuyên truyền là yêu nước, lo lắng chăm sóc cho hạnh phúc cuả nhân dân, với những chương tŕnh, kế hoạch hành động thế này, thế nọ.
    Nhưng mà thực chất th́ họ chỉ t́m mọi cách để giữ vững cái điạ vị độc tôn, độc quyền, các thứ đặc lợi riêng cho cái đảng mafia cuả họ mà thôi.
    Tôi xin quư bạn nghĩ xem, khi ḿnh thật tâm yêu mến người nào, th́ có bao giờ bạn lại đi lưà gạt, dối trá đối với người đó?
    V́ làm như vậy tức là đă xúc phạm đến nhân phẩm cuả người ḿnh yêu quư, mà c̣n tự làm hạ danh dự, phẩm giá cuả chính bản thân ḿnh nữa.
    Người cộng sản họ luôn tự xưng ḿnh là “Đầy tớ cuả Nhân dân”.
    Họ c̣n nêu khẩu hiệu nghe rất kêu vang rổn rảng như là : “Trung với Nước, Hiếu với Dân”.
    Nhưng trong hành động cụ thể suốt từ mấy chục năm qua, rơ ràng là họ đă hành hạ, áp bức, bóc lột bao nhiêu triệu người dân lương thiện một cách cực kỳ ác hiểm, thâm độc, tàn tệ và bất nhân, bất nghiă.
    Có thể nói trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ trên đất nước ta mà lại có một chế độ tàn bạo, dối trá xaỏ quyệt như chế độ cộng sản hiện nay
    .Giới lănh đạo th́ không c̣n biết thế nào là liêm sỉ, họ chưa hề tỏ ra biết xấu hổ, biết ngượng ngập v́ những hành vi sai trái, những lỗi lầm tày đ́nh cuả ḿnh.
    Cụ thể như vụ tàn sát dă man mấy ngàn thường dân vô tội tại Huế, hồi Tết Mậu Thân 1968.
    Cho đến nay sau hơn 40 năm, mà họ vẫn c̣n tiếp tục ngoan cố chối căi, không hề nhận trách nhiệm về cái tội ác khủng khiếp ghê rợn như thế !
    C̣n về t́nh trạng tham nhũng, thối nát cuả cán bộ các cấp, th́ đă quá mức báo động, đến độ hết thuốc chưă rồi.
    Cụ thể là tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) gần đây đă xếp Việt nam vào vị trí áp chót trong số các quốc gia trên thế giới.
    Và đó là điều xỉ nhục trước công luận thế giới đối với toàn thể dân tộc vốn có 4000 năm văn hiến.
    Mới đây, dư luận công chúng tại nước Nhật lại c̣n coi nhân viên công chức cuả chính quyền Hà nội là một thứ “gịi bọ”; thật là một điều ô nhục đến tận đáy vực sâu rồi!
    Nay nhân dịp cuối năm, người viết muốn được làm một sự đánh giá tổng kết t́nh h́nh cuả đất nước trong năm Mậu Tư 2008 này.
    Nói thật ngắn gọn, th́ phải ghi rằng cứ tiếp tục với cái sự ngoan cố, xảo trá lươn lẹo cùng cực cuả giới lănh đạo từ bấy lâu nay cuả đảng cộng sản, th́ đất nước ta không thể nào mà c̣n có được một tương lai tốt đẹp, sáng sủa cho chính thế hệ chúng ta và cho con cháu chúng ta nữa.
    Bức tranh bi thảm, đen tối này là một thực tế rất đau ḷng, chứ không phải là do sự hốt hoảng bi quan vô căn cứ, hoặc do sự kỳ thị ân oán, hiềm thù đố kỵ khắt khe quá đáng đối với người cộng sản mà tô vẽ ra đâu.
    Đă quá 60 năm rồi, kể từ ngày đảng cộng sản đem du nhập từ Liên Xô, Trung Cộng vào Việt nam cái mô h́nh chế độ “độc tài chuyên chính vô sản, dựa trên bạo lực sắt máu, trên sự hận thù giai cấp”, th́ đất nước và dân tộc ta mỗi ngày một thêm tàn lụi, hiu hắt, tiêu điều đi, và đă xuống cấp về mọi mặt chính trị, kinh tế, xă hội, cũng như tụt hậu cả về các mặt văn hoá, học thuật tư tưởng và nhất là suy đồi lụn bại về đạo đức luân thường măi măi đi mà thôi.
    V́ thế, tuyệt đối và dứt khoát là ta không c̣n có thể trông mong ǵ nơi hàng ngũ lănh đạo cộng sản là họ sẽ đổi mới, sửa sai, chỉnh đốn lại đường lối chính sách, hầu có thể dẫn đưa dân tộc ta đến sự thịnh vượng, phú cường và đem lại sự tự do thoải mái trong t́nh yêu thương đùm bọc nhân ái giữa đồng bào chúng ta với nhau được nữa đâu.
    Người xưa có câu: “Một sự bất tín, vạn sự không tin”.
    Mà từ mấy chục năm nay, người cộng sản đă gây ra bao nhiêu điều bất tín, bất nghiă đối với dân tộc ta rồi, th́ liệu làm sao mà ngày nay chúng ta lại c̣n có thể tiếp tục tin tưởng để trao phó vận mệnh đất nước vào tay họ măi măi được nữa.
    Nói theo người Mỹ, th́ ta có thể phát biểu thật rơ ràng, chính xác với mấy lời lẽ đanh thép như sau đối với chế độ cộng sản, đó là: “Enough is enough” = Sự tàn bạo tệ hại cuả các người như thế đă là hết mức, đă là quá đủ lắm rồi !!
    Cho nên đến nước này, th́ cũng giống như Boris Eltsin, vị cưụ Tổng Thống nước Nga, chúng ta chỉ c̣n có một phương cách duy nhất, đó là “Phải thay thế toàn bộ cái chế độ thối nát, dối trá, bất nhân bất nghiă cuả cái đảng cộng sản này đi mà thôi”.
    Đúng là chúng ta phải đồng ḷng hợp lực với nhau mà ra sức “đập cho tan tành cái sự ô nhục đó đi” (như lời kêu gọi cuả văn hào Voltaire cuả nước Pháp đă trên 250 năm trước: Écrasez cet infâme !) Đây là một điều khẳng định chung cuộc và dứt khoát cuả toàn thể nhân dân Việt nam chúng ta lúc này vào năm 2009 vậy.

    That’s it! Definitively and Decisively.
    Ngày Ông Táo về chầu Trời Mậu Tư.
    Đoàn Thanh Liêm

  7. #7
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    XIN CHỌN NƯỚC VIỆT LÀM QUÊ HƯƠNG DẪU CHO KHÓ THƯƠNG .

    Chẳng một ai có thể chọn được nơi ḿnh sinh trưởng trong một gia đ́nh nào, ḍng họ nào cả.
    Cũng như chẳng ai lại có thể chọn lựa được dân tộc hay đất nước theo như sở thích cuả riêng ḿnh.
    V́ đó là cái định mệnh Tạo hoá đă an bài xếp đặt riêng cho mỗi người.
    Cho nên con người sinh ra tại thế gian này, th́ phải biết thích nghi với hoàn cảnh cuả thân phận mỗi cá nhân mà thôi.
    V́ thế dân gian ta mới có câu nói: “Con không chê cha khó, chó không chê chủ nghèo”.
    Tức là không ai lại đi chê bai cái hoàn cảnh nghèo khó cuả gia đ́nh cha mẹ ḿnh cả.
    Và phải chấp nhận cái phần số Ông Trời đă đặt để cho ḿnh, để mà an tâm vui sống theo câu nói
    “May nhờ, rủi chịu”, chứ không cứ than thân trách phận, rồi đâm ra bất măn, bực dọc buồn phiền, để mà chẳng thay đổi được điều chi hết trong cuộc sống cuả riêng bản thân ḿnh.
    Vào những năm 1965-66 trở đi đến 1975, giới thanh thiếu niên ở miền Nam Việt nam, mỗi khi tụ họp sinh hoạt chung với nhau, th́ hay hát những bài ca tập thể rất là vui tươi, với khí thế bừng bừng t́nh yêu thương đất nước, yêu mến con người.
    Mặc dù lúc đó th́ cuộc chiến tranh mỗi ngày một leo thang tàn khốc. Những bài hát cuả các bạn trẻ trong phong trào Du ca sáng tác, th́ được phổ biến khá rộng răi và được giới học sinh sinh viên rất ưa chuộng.
    Điển h́nh như bài hát sau đây cuả nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn cuả Du ca biên sọan từ năm 1966

    'Xin chọn nơi này làm Quê '
    Điệp khúc:
    Xin chọn nơi này làm quê hương/dẫu cho khó thương.
    Ta cùng lo chạy từng lưng cơm/áo che thân tàn.
    Khi mùa mưa về cùng lem nhem/bước trên ngơ trơn
    Khi dịch lan tràn cùng lo âu/trắng đôi mắt đen…

    (Toàn bộ bài ca sẽ được ghi nơi Phần Phụ lục kèm theo bài viết này)

    Bài hát này Nguyễn Đức Quang phổ nhạc từ một bài thơ của Nguyễn Ngọc Thạch, hồi đó là giáo sư dạy môn Pháp văn ở Quận 8 Sai G̣n.
    Lúc đó cả hai người cũng chỉ vào tuổi ngoài đôi mươi, mới xuất thân từ trường Đại học Đà Lạt.
    Quang vừa sọan nhạc, vừa đệm guitare và hát rất say sưa, lôi cuốn các bạn cùng hát theo, tạo ra được một hào khí của cả một tập thể đông đảo thanh niên vừa vỗ tay rôm rả, vừa nhiệt t́nh hưởng ứng ca hát theo.
    Nhiều khi các bạn trẻ này c̣n tổ chức những buổi sinh hoạt “Đêm không ngủ” để hội thảo, giàn trải tấm ḷng, trao đổi tâm sự với nhau v.v…; th́ rất cần đến những bài ca để làm “thức tỉnh”, “lên giây thiều” giúp anh chị em vào lúc đêm khuya miệt mài đến độ mệt mỏi, ră rời gân cốt như thế.
    Vào năm 1969, Quang được mời sang Âu châu để tŕnh diễn các ca khúc của ḿnh.
    Tại xứ người, Quang phải sửa đổi ca từ lại cho phù hợp, nên câu hát đă thành ra như sau:
    'Xin chọn nước Việt làm Quê Hương/dẫu cho khó thương…'
    Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
    Và đó cũng là đề tựa cho bài viết này v́ được dành cho bà con hiện đang sinh sống ở hải ngọai, chứ không c̣n ở trong nước nữa.
    Nói thẳng ra, th́ quả thật là tại đất nước Việt Nam chúng ta từ mấy chục năm qua, hết chiến tranh với hận thù chém giết lẫn nhau, rồi lại đến nạn độc tài chuyên chế, đàn áp, bóc lột người dân thấp cổ bé miệng, đến nỗi quốc gia dân tộc mỗi ngày thêm tiều tuỵ, điêu đứng, bần cùng măi đi mà thôi.
    V́ người cộng sản đă du nhập cái chủ thuyết ngoại lai từ măi bên Liên Xô, Trung quốc vào trong nước, khơi động sự căm thù giai cấp, xử dụng bạo lực để trấn áp không khoan nhượng, không thương tiếc đối với mọi thành phần không chịu riu ríu tuân theo mệnh lệnh khắt khe cuả họ.
    Cho nên họ đă làm tê liệt mọi ư chí, mọi sáng kiến muốn cầu tiến cuả giới sĩ phu quân tử, mà từ xưa vẫn là rường cột, là nguyên khí cuả quốc gia.
    Điều tệ hại nhất mà người cộng sản đă gây ra cho dân tộc là họ đă phá đổ, triệt hạ cái nền nếp nhân nghiă, thuận hoà vốn đă ăn rễ sâu trong truyền thống văn hoá ngàn đời cuả cha ông ta đă dày công vun đắp, th́ quả là “khó thương” lắm vậy đó!
    Đến ngay những người đă sống lâu năm tại Ha Nội dưới chế độ cộng sản, mà đă phải tuyệt vọng, bó tay, không c̣n tha thiết ǵ nữa đối với chuyện cuả tập thể đất nước, và đă phải thốt ra câu nói hoàn toàn bi quan yếm thế: “Mặc kệ nó”!!
    Họ c̣n bông đùa: “Đó là chủ nghiă Mackeno”, cứ để mặc cho cộng sản chúng nó muốn làm ǵ th́ làm.
    C̣n chúng ông th́ phủi tay, mặc kệ nó, muốn ra sao th́ sao! Phải giận dỗi lắm, chán chường lắm đối với thời thế nhiễu nhương tàn tệ như vậy, mà bản thân ḿnh lại bất lực, không làm sao lại có thể góp phần vào việc “xoay chuyển lại cơ đồ non nước ḿnh”, th́ mới có cái thái độ “buông xuôi, hờn dỗi” đến như thế được.
    Nhưng mà, dẫu quê hương có tệ hại đến thế, có “khó thương” đến mấy đi nữa, th́ chúng ta, những người đă phải bỏ nước ra đi để làm người tỵ nạn chính trị, cũng không bao giờ lại chối bỏ cái đất nước vốn là cuả cha ông ḿnh để lại.
    Và nhất là không bao giờ bỏ được bà con ruột thịt thân thương
    máu mủ với ḿnh nữa.
    Nhưng mà, dẫu quê hương có tệ hại đến thế, có “khó thương” đến mấy đi nữa, th́ chúng ta, những người đă phải bỏ nước ra đi để làm người tỵ nạn chính trị, cũng không bao giờ lại chối bỏ cái đất nước vốn là cuả cha ông ḿnh để lại.
    Và nhất là không bao giờ bỏ được bà con ruột thịt thân thương máu mủ với ḿnh nữa.
    Trong số 3 triệu người Việt hiện sinh sống ở hải ngoại, th́ phần đông đều đă có quốc tịch cuả quốc gia ḿnh định cư, và coi đó là “Quê hương thứ hai” cuả ḿnh.
    Như vậy, th́ họ vẫn nhận nước Việt nam làm quê hương nguyên thủy cuả ḿnh, chứ không hề bao giờ lại từ bỏ nguồn gốc, cơ sở văn hóa tinh thần linh thiêng đó.
    V́ nước Việt Nam cũng là quê hương cuả ḿnh, nên chúng ta đều có quyền, và có cả bổn phận là phải góp phần chăm sóc, xây đắp cho đất nước cuả ḿnh, dân tộc cuả ḿnh mỗi ngày thêm tốt đẹp, phồn vinh hơn, nhân ái thuận hoà hơn măi lên.
    Chúng ta không hề tranh giành quyền cai trị đất nước, để mà nắm giữ chức vụ này, điạ vị nọ.
    Chúng ta cũng không chủ trương dùng bạo lực để lật đổ chính quyền hiện đang ở trong tay người cộng sản.
    Nhưng mà chúng ta kiên quyết, kiên tŕ hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu nhằm đ̣i hỏi công bằng xă hội cuả đông đảo bà con, mà hiện đang là nạn nhân khốn khổ cuả chính quyền độc đoán, tàn bạo cuả đảng cộng sản đă cướp đất, cướp nhà cửa, ruộng vườn cuả hàng triệu nông dân vô tội.
    Chúng ta cũng tích cực yểm trợ những chiến sĩ đang tranh đấu cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền cuả nhân dân Việt Nam.
    Và chúng ta cực lực tố cáo trước công luận quốc tế những sự đàn áp, bắt giam và quấy nhiễu những công dân tranh đấu ôn hoà, bất bạo động cho nhân phẩm và nhân quyền cuả đồng bào ruột thịt thân yêu chúng ta.
    V́ được sinh sống trong các quốc gia có nền dân chủ vững mạnh với nhân phẩm và nhân quyền được bảo đảm tôn trọng, nên chúng ta đều mong muốn cho bà con trên quê hương ḿnh cũng được vui sống, được an tâm thoải mái với một chế độ thông thoáng, cởi mở và tận lực phục vụ đối với cộng đồng xă hội.
    Trong việc xây dựng đất nước cụ thể và thiết thực như thế, bà con ở trong nước phải đóng vai tṛ chủ động, chính yếu. Đó là v́ ích lợi cuả chính bản thân bà con ở quốc nội mà thôi.
    Chứ người ở bên ngoài nước như chúng ta, th́ chỉ có thể đóng vai phụ giúp hỗ trợ mà thôi.
    Điều này phải khẳng định dứt khoát, chứ không có ǵ mà phải úp úp mở mở, ṿng vo Tam quốc ǵ nữa.
    Tóm tắt lại, người Việt Nam hiện sinh sống ở hải ngoại vẫn xác định rằng:
    “Nước Viêt Nam là quê hương bản quán cuả ḿnh”.
    Và mặc dầu quê hương đất nước đó thật là tiêu điều, hiu hắt do sự chuyên chế, áp bức tàn bạo cuả đảng cộng sản gây ra từ bao lâu nay, th́ chúng ta vẫn một mực gắn bó sắt son với bà con ruột thịt, máu mủ thân thương cuả ḿnh.
    Và từ đó mà hết ḷng, hết sức góp phần hỗ trợ cho ”công cuộc đ̣i lại quyền làm chủ vận mệnh cuả quần chúng nhân dân trong việc mưu cầu hạnh phúc cho từng thành viên và cho tập thể cộng đồng xă hội “.
    Nhân dịp này, người viết cũng xin bày tỏ ḷng ngưỡng mộ và biết ơn đối với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, nhà thơ Nguyễn Ngọc Thạch và Phong trào Du ca, v́ đă có những đóng góp rất quư báu cho sự hun đúc tinh thần yêu nước, yêu quư dân tộc nơi tâm hồn cuả các bạn trẻ Việt Nam từ mấy chục năm qua, bằng những bài ca nồng cháy ngọn lửa yêu thương như bài ca bất hủ này:
    “Xin chọn nơi này làm Quê hương/dẫu cho khó thương”.
    Xin chọn nơi này làm quê hương
    Trong số 3 triệu người Việt hiện sinh sống ở hải ngoại, th́ phần đông đều đă có quốc tịch cuả quốc gia ḿnh định cư, và coi đó là “Quê hương thứ hai” cuả ḿnh.
    Như vậy, th́ họ vẫn nhận nước Việt nam làm quê hương nguyên thủy cuả ḿnh, chứ không hề bao giờ lại từ bỏ nguồn gốc, cơ sở văn hóa tinh thần linh thiêng đó.
    Trước đây, người viết bài này đă có dịp tŕnh bày lập trường cuả ḿnh với bài:
    “Phải giữ vững căn cước Tỵ nạn chính trị”, th́ nay lại xin được ghi rơ thêm là:
    “Dù chúng ta đă có một quốc tịch mới cuả quốc gia đang cưu mang người tỵ nạn chính trị, th́ chúng ta vẫn tự coi ḿnh c̣n gắn bó, c̣n liên hệ thân thiết với quê hương Việt Nam là nơi “chôn nhau cắt rốn cuả ḿnh”, mà cũng là nơi “cất giữ mồ mả ông bà tổ tiên cuả ḿnh”.
    Và không một áp lực nào, một thứ cường quyền nào mà lại có thể “xoá bỏ cái h́nh ảnh linh thiêng cuả quê hương đất nước Việt Nam trong trái tim chúng ta được”.
    Đất nước, quê hương là tài sản chung cuả tất cả con dân Việt Nam, chứ không phải cuả riêng một ai, hay cuả một phe nhóm nào, dù họ có thần thế, có quyền lực, có thủ đoạn mưu mô đến mấy đi nữa, th́ họ cũng không thể chiếm đoạt đất nước để làm cuả riêng cho phe nhóm, băng đảng cuả họ được.
    Thơ: Nguyễn Ngọc Thạch
    Nhạc: Nguyễn Đức Quang
    Sài G̣n 1966

    1.
    Ta c̣n những người ngồi quanh đây, trán in vết nhăn
    Đêm nằm nghe ḷng quặn sôi lên, giữa cơn mộng lành
    Ôi v́ thâm t́nh cùng con dân, giữa khi chiến tranh
    Ôi cùng đau ḷng cùng hoang mang, giữa khi khó khăn.

    Điệp khúc:
    Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu cho khó thương
    Ta cùng lo chạy từng lưng cơm, áo che thân tàn
    Khi muà mưa về cùng lem nhem, bước trên ngơ trơn
    Khi dịch lan tràn cùng lo âu, trắng đôi mắt đen.

    2.
    Ta c̣n kiêu hùng v́ đi xa , vẫn chưa thấy xa
    Trên đường muôn vàn gặp nhau luôn, lúc vui lúc buồn
    Nhưng ḷng tuôn trào đày đam mê, muốn thêm bước nhanh
    Như vừa lên đường c̣n hơi sương, vướng theo gót chân.

    (Vào Điệp khúc)

    3.
    Ta c̣n những người thật yêu nhau, biết bao thiết tha
    Chưa gặp bao giờ mà đă quá, uống máu ăn thề
    Giam ḿnh trong ḷng thành đô kia, sống nơi ấp quê
    Nhưng t́nh cao vời đ̣i yêu thương, khắp luôn thế gian.

    (Vào Điệp khúc)
    Đoạn kết:
    Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu đang chiến tranh
    Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu chưa thanh b́nh
    Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu đang khó khăn.
    Xin chọn nơi này làm quê hương, dẫu chưa ấm êm.

    2/2009
    Đoàn Thanh Liêm

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    ANH PHẢI RÁNG MÀ SỐNG ,ĐỂ C̉N .....

    Hồi 50-60 năm trước, học sinh bậc trung học ở nước ta th́ đều được học cách phân tích về một bài văn cuả các tác giả nổi danh, cụ thể như cuả các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn thời kỳ năm 1930-40.
    Một trong các bài văn hay được đưa ra cho học sinh b́nh giải là cái chuyện ngắn cuả nhà văn Khái Hưng có tiêu đề chỉ gồm có ba chữ, đó là : “Anh Phải Sống”.
    Câu chuyện thật cảm động, thương tâm, tường thuật cái cảnh hai vợ chồng một gia đ́nh nghèo phải dùng ghe đi vớt củi trôi trên khúc sông Hồng gần thành phố Hà nội
    Th́ một hôm trời bất thần làm dông băo dữ dội, khiến con thuyền cuả họ bị lật ch́m, và hai vợ chồng bị lặn ngụp dưới ḍng nước đang xối xả chảy xiết.
    Người chồng phải gắng hết sức kéo theo người vợ để cùng vượt thoát bơi vào phía bờ sông.
    Nhưng người vợ nhận thấy tuyệt vọng nếu cứ bám vào chồng, th́ cả hai người sẽ bị nhận ch́m và chết đuới dưới ḷng sông, nên đă tự ḿnh buông tay khỏi người chồng, để anh có thể tự cưú thoát riêng cho một ḿnh được
    .Và trước khi rời khỏi tay chồng, người vợ đă dặn rằng : “Anh phải sống để c̣n lo chăm sóc cho mấy đứa con cuả hai người…” Tác giả có ư đề cao sự hy sinh cuả người mẹ, v́ thương lũ con mà quên cả mạng sống riêng cuả ḿnh.
    Câu chuyện thương tâm này được nhà văn mô tả thật khéo léo, đă đánh động lương tâm lớp người trẻ ở tuổi 14-15 chúng tôi thời đó.
    Mấy năm sau, khi theo đuổi việc học ở Đại học, th́ chúng tôi ở miền Nam Việt nam vào thập niên 1950-60 được tiếp cận với báo chí sách vở từ Âu Mỹ, nhờ vậy mà tầm nh́n được mở rộng thêm lên. Cụ thể, tôi rất tâm đắc với câu định nghĩa tính yêu của nhà văn Antoine de Saint- Exupéry của Pháp. Ông nhà văn mà cũng là một phi công này đă viết lên câu văn bất hủ như sau: “Yêu nhau không phải là chỉ nh́n ngắm nhau, mà là cùng với nhau nh́n chung về một hướng“ (nguyên văn tiếng Pháp: ‘ Aimer, ce n’est pas regarder l’un l’autre, mais c’est regarder ensemble dans une même direction).
    Ư tưởng này cũng phù hợp với tâm t́nh của đôi vợ chồng trong câu chuyện “Anh phải sống” vừa lược ghi trên đây.
    Cả hai vợ chồng này cùng “nh́n về một hướng, đó là cùng chăm sóc cho lũ con là sản phẩm t́nh yêu của hai người”.
    Chính nhờ sự chung nhau hy sinh, lam lũ khó nhọc cho lũ con như vậy, mà t́nh yêu của hai vợ chồng mỗi ngày thêm bền chặt, keo sơn gắn bó với nhau tăng lên măi măi.
    Và lời trăn trối dặn ḍ của người vợ, trước khi buông tay chồng, th́ rơ rệt là một biểu lộ cao cả, đẹp tuyệt vời của t́nh yêu thương trong gia đ́nh này.
    Nhưng, như đă ghi trên tiêu đề của bài này, người viết nhằm tŕnh bày về gợi ư của anh bạn thân thiết từ trong nước, nhân được tin tôi bị bệnh heart attack (nhồi máu cơ tim) hồi cuối năm 2008 gần đây. Trong e-mail, anh bạn viết nguyên văn như sau: ”Anh phải ráng mà sống, để c̣n chứng kiến “la chute de l’empire rouge” (sự xụp đổ của đế quốc đỏ).
    Tức là ngụ ư nói chế độ cộng sản sắp sửa tàn lụi, xụp đổ ở quê hương Việt nam chúng ta. Câu nói này khiến tôi nhớ lại tiêu đề của cuốn sách rất nổi tiếng của nhà nghiên cứu sử học người Anh Edward Gibbon xuất bản năm 1776, cùng năm với cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, nhan đề: “The Decline and Fall of the Roman Empire = Sự suy đồi và xụp đổ của Đế quốc La mă.“
    Cuốn sách này đă gây một chấn động lớn trong giới văn học suốt hai thế kỷ 18 và 19 tại Âu Mỹ.
    Đến nỗi mà nhà vua Louis XVIII, trở về năm lại quyền hành tại nước Pháp sau khi Napoléon thua trận Waterlo năm 1815, th́ nhà vua với sự tự hào nói rằng trong thời gian lưu vong tại Anh quốc, ông đă bỏ hết tâm trí và thời gian để chuyển dịch cuốn sách này sang tiếp Pháp.
    Trên thực tế ngày nay, th́ gần như toàn bộ hệ thống xă hội chủ nghĩa do Liên Xô lănh đạo từ thập niên 1920, th́ đă xụp đổ tan tành kể từ năm 1989, bắt đầu ở Đông Âu, rồi sau ở chính Liên Xô mà trước đây, người cộng sản vẫn ca tụng là “thành tŕ của chủ nghĩa cộng sản”.
    Tức là lịch sử thế giới có thể ghi rơ nét là “đế quốc đỏ của cộng sản đă bắt đầu xụp đổ từ 20 năm nay, kể từ 1989”.
    Chỉ c̣n rơi rớt lại 4 quốc gia là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba th́ trên danh nghĩa c̣n theo chế độ cộng sản độc tài toàn trị, mà thực chất th́ đă biến chất, đă đổi màu quá rơ rệt rồi.
    Riêng tại Việt nam, th́ sau khi chiến thắng tại miền Nam năm 1975, th́ lănh tụ hàng đầu là Lê Duẫn đă huênh hoang tuyên bố rằng “ Ba ḍng thác cách mạng đă ṭan thắng trên ṭan thế giới, mà Việt nam là một biểu hiện sáng ngới của cuộc chiến thắng vang dội lịch sử đó…”
    Lănh đạo th́ nói vậy, chứ giới trí thức chuyên gia ở ng̣ai miền Bắc th́ lại nói ngược lại, v́ họ hiểu biết cặn kẽ về t́nh h́nh nội bộ của cả khối cộng sản.
    Cụ thể như trường hợp của một vị tiến sĩ khoa học được theo học nhiều năm tại Liên Xô, và sau này làm việc tại Phân Viện Khoa Học phía Nam chung với Tiến sĩ Hồ Sĩ Thỏang, th́ anh ấy tâm sự rất thành thực với tôi lúc đó đang giúp anh học them về tiếng Anh.
    Anh bạn nói “Ở Hà nội, sau 1973 khi kư xong Hiệp định Paris, th́ lănh tụ bảo chúng tôi là tương lai sẽ thật tươi sáng huy ḥang, v́ chiến tranh đă chấm dứt.
    Thế nhưng sau đó 2 năm, tức là vào đầu năm 1975, th́ t́nh h́nh cũng vẫn bế tắc, khó khăn, khiến giới trí thức chúng tôi lại thêm bi quan hơn trước.
    Đùng một cái, với sự xụp đổ của miền Nam, th́ giới lănh đạo lại vẽ ra cho chúng tôi một chân trời mới mẻ, đầy triển vọng lạc quan, tốt đẹp thế này, thế nọ.
    Mà rồi, như anh thấy đấy, cái hào quang chiến thắng này cũng sẽ chẳng làm sao giúp cho nước ta xây dựng, phát triển được một xă hội thịnh vượng, phú cường đâu…”
    Một anh bạn khác là kỹ sư Tấn, sau mấy năm đi tù cải tạo về th́ gặp được nhiều bà con, bạn bè gốc ở Huế, mà đi tập kết về lại miền Nam.
    Vào năm 1979-80, ngay sau khi xảy ra cuộc chiến tranh với Trung cộng và Khmer Đỏ, th́ anh Tấn kể lại với tôi, đại khái như sau: “Mấy bà con thân t́nh của tôi th́ tâm sự rằng:
    Vào thời kỳ 1950-70, chúng tôi ở miền Bắc, th́ cứ nghĩ là suốt cuộc đời ḿnh cũng sẽ không thể thấy được có sự thay đổi chuyển biến trong chế độ cộng sản đâu.
    Thế nhưng, kể từ ngày xảy ra chiến tranh với Trung quốc và với Cambodia vốn đều là cộng sản với nhau cả, th́ chúng ta có quyền tin tưởng rằng ngay trong thế hệ của chúng ḿnh, chế độ cộng sản này cũng sẽ tàn lụi, xụp đổ đi mà thôi.
    Điều này là khẳng định, giúp ta có quyền lạc quan,tin vào tương lai tốt đẹp cho thế hệ con cháu chúng ta…”
    Và rồi sự việc cứ liên tục dồn dập xảy ra, như ta đă thấy, việc quân đội Liên Xô bị sa lầy ở Afganistan, chế độ cộng sản Việt nam bị cả thế giới lên án v́ xua quân chiếm đóng Cambodia, sự mâu thuẫn chia rẽ trầm trọng giữa hai đàn anh Liên Xô và Trung quốc v.v.., đă khiến cho thế giới cộng sản nứt rạn và đưa đến sự xụp đổ không thể nào cứu văn được nữa kể từ 1989 ở Đông Âu, rồi đến chính Liên Xô bị giải thể tan ră năm 1991.
    Và để bám víu vào quyền hành, cộng sản Hanoi đă phải nuốt nhục đi năn nỉ xuống nước với “kẻ thù là bá quyền nước lớn phương bắc” tại Bắc kinh, để cầu mong sự bảo bọc che chở cuả bậc đàn anh, mà vẫn c̣n xưng ḿnh là theo chủ nghĩa cộng sản.
    Đây là nguyên do chính yếu tại sao Hanoi đă phải nhượng đất, nhượng biển cho Trung quốc, chịu để mất Ḥang Sa, Trừơng Sa về tay kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc.
    Rơ rệt là giới lănh đạo cộng sản ở Hanoi đă và đang thực hiện cái chính sách
    “Thà mất nước, chứ không thà mất đảng”, miễn sao họ vẫn giữ được đặc quyền, đặc lợi cho bè lũ “mafia đỏ” cuả ḿnh mà thôi. Vết nhơ “bán nước cầu vinh” này cuả đảng cộng sản liệu có bao giờ tảy xóa gột rửa đi hết được?!
    C̣n về đối nội, th́ họ đă thẳng tay trù dập mọi sự khiếu nại, chống đối cuả cả triệu người dân oan bị mất nhà, mất đất, cuả những người tranh đấu bất bạo động cho dân chủ, nhân quyền, bắt bỏ tù những người đ̣i công bằng xă hội, đ̣i hỏi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội …, như Linh mục Nguyễn văn Lư, Luật sư Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài
    …Việc đàn áp tàn bạo này đă bị ṭan thế giới lên án và đ̣i hỏi chính quyền Hanoi phải thực thi những cam kết về tôn trọng nhân quyền, về tự do dân chủ, khi tham gia hội nhập với thế giới văn minh hiện đại.
    Mặt khác, t́nh trạng tham nhũng, thối nát trong hàng ngũ cán bộ cấp cao đă bị phơi bày rơ rệt trên công luận thế giới; cụ thể như vụ ăn hôí lộ PMU, PCI lên đến nhiều triệu dollar, khiến đưa đến việc chính phủ Nhật bản phải cắt viện trợ ODA.
    Việc buôn lậu sừng tê giác cuả nhân viên ngoại giao trong sứ quán ở Phi châu, vụ nhân viên Vietnam Airlines gom góp chuyên chở đồ hàng ăn cắp tại Nhật …, khiến cho công luận tại nước này coi nhân viên Việt nam là “thứ gịi bọ”.
    Thật là một sự nhục nhă cho cả một dân tộc vốn tự hào là có trên 4000 năm văn hiến!
    Cái thảm trạng trên đất nước ta như thế, xét cho cùng, th́ chỉ có một nguyên nhân sâu xa nhất, đó là do sự tham lam quyền bính, sự giả h́nh dối trá cuả giới lănh đạo thượng tầng cuả đảng cộng sản mà ra cả.
    Đây rơ rệt là t́nh trạng “ Nhà dột từ nóc”, “Thượng bất chánh, hạ tất loạn”, từ cấp trung ương là Bộ chính trị, Ban Chấp hành Trung ương cuả đảng cộng sản, xuống cho đến cấp tỉnh, cấp huyện, tới tận cấp xă thôn hẻo lánh; tất cả đều lừa gạt, dối trá mà lại kênh kiệu hách dịch, cửa quyền đối với tầng lớp người dân thấp cổ bé miệng, thân cô thế cô.
    Cho nên, ta phải dứt khóat đồng thuận với lập trường cuả Boris Eltsin, vị Cưụ Tổng Thống nước Nga là : “Chế độ cộng sản không thể sửa đổi được, mà chỉ c̣n có mỗi một cách, đó là phải thay thế nó đi mà thôi”.
    Không thể nào mà dân tộc Việt nam chúng ta cứ c̣n dung dưỡng măi cái khối ung thư tai quái này, nó đă tàn phá cơ thể đất nước và dân tộc ta liên tục ṛng ră suốt từ mấy thế hệ nay.
    Và đă đến lúc, lớp người thế hệ chúng ta phải nhất loạt đứng lên để mà cùng
    “Đập tan tành cái nỗi ô nhục đó đi”, đúng như lời kêu gọi cuả văn hào Voltaire nước Pháp cách nay đă trên 250 năm : “Écrasez cet infâme!”Tôi vốn là người lạc quan, b́nh tĩnh.
    Tôi thật ḷng tin tưởng rằng: “Nhất định là Nhân nghiă sẽ thắng hung tàn” và “T́nh thương rồi sẽ xóa thù hận”.
    Và như vậy, tôi sẽ cố gắng hết sức ḿnh để cùng góp phần vào công cuộc “Xây dựng Xă hội Dân sự“ nhằm tạo được cái thế “Đối trọng” (Counterbalance) bắt buộc được Nhà nước chuyên chế toàn trị, phi nhân mà người cộng sản đă du nhập từ nước ngoài vào nước ta từ bấy lâu nay, th́ nhất quyết là chế độ tàn bạo ác nhân, ác đức đó phải nhường bước cho một chế độ nhân bản và nhân áí theo đúng với truyền thống tốt đẹp ngàn đời cuả cha ông chúng ta đă để lại cho thế hệ ngày nay.
    Và sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn anh bạn thân thiết ở Saigon về lời khích lệ đă ghi ở trên: “Anh phải ráng mà sống, để c̣n chứng kiến sự xụp đổ cuả đế quốc đỏ”.
    Nhất định là chẳng bao lâu nữa, thế hệ chúng ta sẽ được chứng kiến cái sự tiêu vong triệt hạ cuả ḷng hận thù, cuả thể chế bạo lực, cuả sư lừa lọc dối trá đă từng gây ra bao nhiêu tang thương đổ vỡ trong nội bộ đại gia đ́nh Việt nam chúng ta từ trên 60 năm qua.
    Và thay vào đó, chúng ta sẽ cùng với nhau ra tay vun đắp cho được một đất nước, mà mọi người đều thương yêu quư trọng bảo bọc lẫn nhau, bao dung tha thứ cho những sơ suất, lỗi lầm do sự yếu đuối sa ngă cuả mỗi cá nhân trong cộng đồng dân tộc, vốn đều cùng là “Con Hồng Cháu Lạc” chúng ta cả.
    Đó là cách thức tốt đẹp và phải chăng nhất, để chúng ta có thể đền ơn đáp nghiă đối với dân tộc đă từng cưu mang, nuôi nấng chăm sóc tận t́nh chu đáo cho mỗi con người chúng ta, từ lúc khởi sự chào đời cho đến tận ngày hôm nay.
    Và đây cũng là cách thức chúng ta biểu lộ tấm ḷng yêu thương lẫn nhau, v́ cùng với nhau chúng ta nhằm về một phương hướng, đó là chăm lo cho hạnh phúc cuả đồng bào, đặc biệt là cho những thành phần kém may mắn nhất (the most underpriviledged) cuả dân tộc.
    Như hồi xưa cách nay đă 40 năm, chúng ta đă cùng say sưa ca hát với nhau: “Yêu quê hương, nên yêu người yếu kém”.
    Đây chính là lúc chúng ta có điều kiện bày tỏ tấm ḷng yêu thương quư mến dân tộc ḿnh bằng hành động cụ thể, mà lại rất ư là thiết thực vậy đó.

    Đoàn Thanh Liêm
    2009

  9. #9
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Bài thơ “Tuổi Trẻ” và Tướng Quân Mc Arthur

    Bài thơ “Tuổi Trẻ” và Tướng Quân Mc Arthur

    Vào dịp cuối năm 1956, lúc tôi c̣n theo học tại trường luật Saigon, th́ anh bạn cùng quê là Vũ Năng Phương có gửi cho tôi một tấm thiệp Noel trong đó có ghi ṭan văn bản dịch của bài thơ “Tuổi Trẻ” (Youth) của Samuel Ullman.
    Lời lẽ thật là sâu sắc, đày tinh thần lạc quan và rất ngắn gọn. Bài thơ đă có ảnh hưởng lớn lao đối với tôi từ trên 50 năm nay. Nhưng măi đến gần đây, nhờ t́m kiếm trên internet, tôi mới có được nguyên tác bản văn bằng tiếng Anh mà tác giả Samuel Ullman viết vào năm 1918 lúc ông đă 78 tuổi. Ṭan văn theo nguyên tác và bản dịch sẽ được ghi nơi Phần Phụ Lục kèm theo bài viết này.
    Xin trích một vài đọan tiêu biểu như sau :
    “Không một ai lại già cỗi đi v́ những năm tháng trôi qua. Chúng ta già nua bởi v́ ruồng bỏ lư tưởng của ḿnh”.” “
    Năm tháng có thể làm nhăn nhúm làn da chúng ta, nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say phấn khởi, th́ mới làm tâm hồn chúng ta thêm héo hắt
    Nhưng điều quan trọng hơn cả là thông qua Tướng Douglas Mc Arthur, mà cả nước Nhật đă lấy lại được cái hào khí sinh động khiến giúp cho việc tái thiết và phục hồi quốc gia sau cuộc bại trận được mau lẹ tốt đẹp ít ai có thể ngờ được.
    Chi tiết câu chuyện này như sau :
    Tướng Mc Arthur rất tâm đắc với bài thơ “Youth” này, nên ông đă cho trưng bày bản văn ngay tại văn pḥng của ông tại Tokyo, lúc ông làm Tư lệnh Lực lượng Đồng Minh đặc trách công việc giải giới và phục hồi nước Nhật sau chiến tranh.
    Rồi vào năm 1946, tờ tạp chí Reader’s Digest ấn bản tiếng Nhật đă phổ biến ṭan văn bản dịch ra Nhật ngữ của bài thơ bất hủ này.
    Nhiều thành phần công chúng tại Nhật đă hân hoan đón nhận cái tín hiệu đày lạc quan, tích cực và năng động được gói ghém trong “bài thơ không vần này”.
    Và từ đó mà họ đă hăng say dấn thân vào công cuộc tái thiết quốc gia, khiến cho chỉ sau vài chục năm từ vị trí của một nước thảm bại v́ thua trận, và bị tàn phá nặng nề, nước Nhật đă lấy lại vị thế của một cường quốc về mặt kinh tế, chính trị cũng như văn hóa như ta thấy ngày nay.
    Nhiều người Nhật đă t́m hiểu cặn kẽ hơn về tác giả bài thơ “Youth” này, bằng cách đến tại thành phố Birmingham thuộc tiểu bang Alabama, miền Nam nước Mỹ và thúc đảy cả dân chúng Mỹ tại địa phương để cùng hợp tác thiết lập Viện Bảo Tàng Samuel Ullman (Museum), bằng cách gây quỹ để mua lại căn nhà xưa của tác giả và biến nhà đó thành cơ sở của Viện Bảo Tàng do Đại học Alabama tại Birmingham (UAB = University of Alabama Birmingham) quản lư.
    Kết cục là chính người Nhật lại đă thán phục cái tinh thần lạc quan năng động của Samuel Ullman như được kư thác trong bài thơ bất hủ này, và họ đă gây ra được cả một phong trào quần chúng tự phát đi t́m hiểu về thân thế sự nghiệp của tác giả, hơn cả chính người Mỹ ở Alabama bởi cái tâm lư
    “Bụt nhà không thiêng”, nên đă ít chú ư đến con người xuất chúng như thế từ chính quê hương bản quán của ḿnh.
    Tiểu sử của tác giả Samuel Ullman (1840 – 1920) có thể ghi vắn tắt như sau
    Ông sinh tại nước Đức năm 1840, khi lên 10 tuổi th́ theo gia đ́nh qua lập nghiệp tại miền Nam nước Mỹ.
    Ông gia nhập quân đội Miền Nam (Confederate Army) trong cuộc nội chiến 1860-65.
    Sau khi miền Nam thất trận, th́ giải ngũ về lo chuyện kinh doanh nhỏ.
    Sau này ông làm việc trong ngành quản lư giáo dục và hết sức hỗ trợ cho các trẻ em da màu (người Mỹ gốc Phi châu) có cơ hội được đi học.
    Ông cũng dành nhiều sự dễ dăi cho giới phụ nữ được tham gia các sinh họat văn hóa xă hội trong cộng đồng người Do Thái tại miền Nam.
    Lập trường cấp tiến như vậy đă gây cho ông nhiều sự phiền phức, v́ vào thời đó tại miền Nam nước Mỹ nạn kỳ thị chủng tộc vẫn c̣n rất ngặt nghèo, tàn bạo.
    Một con người với đầu óc tiến bộ như vậy, nên vào tuổi 78 ông đă sáng tác được bài thơ mà Tướng Mc Arthur (1880 – 1964) đă đưa sang phổ biến tại Nhật bản sau thế chiến 2, khiến gây được một chấn động mạnh mẽ trong tâm lư người Nhật, cũng như trong giới quân nhân Mỹ phục vụ tại Nhật hồi sau chiến tranh.
    Quả thật, sức mạnh của tư tưởng nhân bản tích cực và lạc quan phát xuất từ bài thơ này đă tạo ra được sự hưởng ứng mănh liệt của quần chúng khắp nơi, đặc biệt là tại nước Nhật, ngay cả gần 100 năm sau khi tác giả đă qua đời.
    Người viết xin trân trọng giới thiệu với các bạn đọc Việt nam câu chuyện về bài thơ “Youth” thời danh này.
    Nhân tiện cũng xin ghi lời biết ơn và tưởng nhớ sâu sắc đến với anh bạn Vũ Năng Phương, tức nhà biên khảo Vũ Lục Thủy là người đầu tiên đă cho tôi được biết đến bài thơ này như đă ghi ở đầu bài viết này.
    Anh đă sớm từ giă cơi đời năm 2001 tại San Diego lúc chưa đày tuổi 70.

    Tuổi Trẻ
    Nguyên tác :
    Youth by Samuel Ullman (1918)

    Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life.

    Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adventure over the love of ease. This often exists in a man of sixty more than a body of twenty. Nobody grows old merely by a number of years. We grow old by deserting our ideals.
    Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul. Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.
    Whether sixty or sixteen, there is in every human being's heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what's next, and the joy of the game of living.
    In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the Infinite, so long are you young.
    When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grown old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.

    (Bản dịch của Đ̣an Thanh Liêm - 2009)

    Tuổi trẻ không phải là thời gian của cuộc đời; đó là một trạng thái của tâm trí; đó không phải là chuyện của những cặp má hồng, của làn môi đỏ mọng và của cặp gối mềm dẻo; đó là chuyện của ư chí, phẩm chất của óc tưởng tượng, sức mạnh của cảm xúc; đó là sự tươi mát của nguồn suối nhân sinh.
    Tuổi trẻ mang ư nghĩa là sự thắng vượt của ḷng can đảm trên sự rụt rè của ham mê, thích phiêu lưu hơn là ưa chuộng sự dễ dăi. Điều này thường có ở người trên 60 tuổi, hơn là trong cơ thể của người ở tuổi 20.
    Không một ai lại già cỗi đi v́ những năm tháng trôi qua. Chúng ta già nua bởi v́ ruồng bỏ lư tưởng của ḿnh.
    Năm tháng có thể làm nhăn nhúm làn da chúng ta, nhưng sự từ bỏ tinh thần hăng say phấn khởi th́ mới làm tâm hồn chúng ta thêm héo hắt.
    Sự buồn phiền, sợ hăi, sụ ngờ vực chính bản thân ḿnh bẻ nát tâm hồn và biến tinh thần trở về lại cát bụi.
    Dù ở tuổi 60 hay 16, trong mỗi con tim con người đều có sự quyền rũ của sự kỳ diệu, sự đam mê như trẻ con với cái điều sắp xảy đến, và niềm vui của tṛ chơi cuộc sống.
    Trong sâu thẳm của tâm hồn bạn cũng như của tôi, th́ đều có một trạm vô tuyến; bao lâu mà cái trạm đó c̣n tiếp nhận tín hiệu của cái đẹp, niềm hy vọng, sự nô nức, ḷng can đảm và năng lượng của con người và của Vô biên, th́ lúc đó bạn c̣n trẻ măi.
    Khi mà giây ăng ten cụp xuống, và tinh thần của bạn bị bao phủ bởi lớp tuyết ḥai nghi yếm thế, th́ dù bạn mới có 20 tuổi, bạn đă già nua cằn cỗi rồi;
    Nhưng nếu giây ăng ten đó vẫn mở bật lên để đón bắt những đợt sóng của lạc quan, th́ có hy vọng là bạn có thể chết trẻ vào tuổi 80.
    Ghi chú :
    Tác giả Samuel Ullman mất vào năm 1920 lúc ông được 80 tuổi. Rơ rệt là ông vẫn c̣n tươi trẻ khi ĺa đời, đúng như đọan sau cùng của bài thơ bất hủ, mà ông viết vào năm 1918 lúc” mới có 78 tuổi “.

    Đoàn Thanh Liêm
    5/2009

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2012, 12:29 AM
  2. Replies: 13
    Last Post: 17-08-2011, 06:45 AM
  3. Replies: 44
    Last Post: 14-08-2011, 01:17 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-08-2011, 09:31 PM
  5. Replies: 6
    Last Post: 28-04-2011, 04:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •