Page 49 of 51 FirstFirst ... 3945464748495051 LastLast
Results 481 to 490 of 502

Thread: Thoát Á luận

  1. #481
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    " Tri nhân tắc Triết "

    Quote Originally Posted by Knight View Post
    Lâu lắm rồi mới thấy bác Sơn Hà vào đây viết bài. Tôi nghĩ việc tuyên truyền của Việt Nho đang thất bại. Như bài viết trên của bác, nếu 1 người đọc sơ qua, rất dễ hiểu lầm bác đang bảo vệ Khổng giáo.
    Thưa bạn Knight,
    Tôi không hề có mục đích bênh vực Khổng giáo hay để tuyên truyền Việt Nho như bạn nghĩ đâu. V́ tôi tin hễ điều ǵ có chính nghĩa th́ đó là sự thật, là chân lư, và v́ là “ thiên lư tại nhân tâm ”. Tương tự như mặt trời không cần ai phải ‘đánh bóng’, cũng không ai có thể che giấu được, nhưng Tự nó vẫn chiếu giọi vào mọi chốn và soi sáng khắp nơi mà không cần ai đồng ư hay không sợ ai phê b́nh cả. Nên Việt Nho cũng vậy, đâu cần tôi phải tuyên truyền. Vả lại tôi sống theo triết lư An-Vi, hễ thấy việc đáng làm là làm với hết ‘ư-t́nh-chí’, tới ‘cùng lư tận tính’ mà không lo lắng đến kết quả của việc làm như thành công hay thất bại, khen thưởng hay chê bai !

    Có điều Vietland là một diễn đàn ‘b́nh loạn’ và ở mục này là ‘b́nh loạn’ về triết. Tôi nói ‘b́nh loạn’ là v́ với tŕnh độ ‘học đại’ ở ‘học đường’ là cái ‘học nửa chừng xuân’ v́ theo ‘học đ̣i’ và ‘học lóm’ (v́ là nghe ngóng hay có lần đọc ở đâu đó) nhất là về Nho giáo hay về vấn đề Khổng Tử, mà ḿnh chưa bao giờ bỏ công bỏ giờ để nghiên cứu tận tường, th́ biết được ǵ để mà b́nh với luận ??! Nhưng v́ cái tật ‘ta đây’ của người Việt ḿnh là thích NỔ, nên thích phê b́nh để chứng tỏ ta đây biết phê b́nh và suy diễn theo cảm tính suông, nên không bao giờ làm sáng tỏ được vấn đề. Như bài viết “Hăy để Khổng Giáo lụi tàn” của ông Trần Đông Đức mà tôi không ngần ngại phê b́nh, chỉ trích bằng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Đành rằng mọi người đều có quyền ‘tự do ngôn luận’ nhưng đồng thời cũng có bổn phận tôn trọng sự thật. V́ nêu không th́ chỉ là xuyên tạc và ngụy biện !

    Nên nếu ai chưa hiểu biết được nguồn gốc và ư nghĩa câu “ tri nhân tắc Triết ” của tiền nhân mà đi b́nh luận hay bàn về triết th́ chỉ là ‘học đ̣i’! Nên sự vắng mặt của tôi bấy lâu nay trên mục này cũng chỉ là “tùy thời chi nghĩa” mà thôi.

    (P.S. “Kẻ sĩ và lănh đạo qua lịch sử” một bài viết có nói về Khổng Giáo nên đọc để tham khảo cho ai muốn.)

    SH

  2. #482
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Việt Nho với vấn đề Trung hay Hiếu hay là Nước hay Nhà.

    Để trả lời cho những ai đả kích Nho giáo (c̣n gọi lầm là Khổng giáo) v́ có thành kiến Nho giáo bênh vực chế độ quân chủ phong kiến, với câu của Hán nho hay đem ra dẫn chứng là: "quân sử thần tử thần bất tử bất trung". Nên xin chịu khó đọc bài này để hiểu cho rơ vấn đề và hăy "Trả lại những ǵ... của lịch sử cho lịch sử " .


    "Nước đi với Trung. Nhà đi với Hiếu, nên vấn đề nước hay nhà cũng là vấn đề Trung hay Hiếu.

    Ở đâu cũng thế vua được coi là đầu mối, c̣n mỗi công dân là đầu mối khác. Ở những chế độ quân chủ chuyên chế th́ vua đàn áp dân. Trong các xă hội Viễn Đông nền quân chủ hầu hết là chuyên chế nhưng ông vua không dễ ǵ đàn áp được dân, bởi v́ giữa vua và dân có những cái ṿng lót che chở cho dân là làng trong mối tương quan làng nước. Rồi nữa khi bó buộc lại phải đi đến tương quan trực tiếp hơn là giữa vua và dân hay nói xác thiết theo văn minh cổ truyền là nước và nhà gọi là nhà nước th́ người dân cũng chưa phải là chịu phục trọn vẹn mà không có lối bảo vệ theo triết lư tức đem chữ Hiếu ra đối chọi lại với chữ Trung, để rồi cố đi đến Hiếu Trung ḥa hợp tức cũng là ḥa hợp giữa nhà và nước. Sao cho nước là sự ḥa hợp mọi nhà, cũng như mọi làng, để cho yếu tố nước của Hoa tộc không lấn át nổi yếu tố Viêm tộc được duy tŕ trong làng trong gia tộc. Lư tưởng ít khi đạt tới, và khi đạt tới lại dễ mất v́ thế ít có học giả nh́n ra. Bởi vậy để khai quật lên chúng ta hăy học cách khái quát về hai yếu tố Hiếu Trung. Nói một cách rất tổng quát th́ :

    Trung là trung quân, lo cho nước.
    Hiếu là hiếu thảo với mẹ cha, lo cho nhà.

    Đó là hai điểm mà Nho giáo thường hay bị trách cứ và thường người trách có lư do. Chẳng hạn v́ trung quân đă đẩy đến độ tàn nhẫn ăn hiếp t́nh người như được chứng tỏ bằng những câu "trung thần bất sự nhi quân" hay là "quân sử thần tử thần bất tử bất trung".

    Những câu đó bị chỉ trích là phải ít ra nói chung. Đến như chữ Hiếu cũng kéo theo rất nhiều quá đáng, tang chứng là những câu chuyện hiếu lố bịch. Thí dụ Lăo Lai người nước Sở đến 70 tuổi mà cha mẹ c̣n sống, nên vẫn mặc áo quần rằn ŕ để làm ra vẻ con trẻ đối với mẹ cha.
    Một người nghèo quá chỉ có thể nuôi cả mẹ già lẫn con bao lâu con c̣n bú nhưng lúc thôi bú th́ không thể nuôi cả hai nên buộc ḷng phải đem chôn con để khỏi bớt phần cơm của mẹ già. Lúc đào lỗ chôn con th́ bắt được âu vàng ! Đó là trời thưởng đức hiếu…

    Những câu truyện trẻ con tạo xạo kiểu đó nhiều khi đến độ mường rợ đă được một số Nho gia đời Hán như Lưu Hâm đưa vào biến trung hiếu trở thành "nguỵ trung ngu hiếu" (Civ. 485) khiến người sau không nh́n nhận ra được ư nghĩa chính ban đầu nên hai chữ Hiếu Trung đă bị đả kích nặng nề, chúng ta đă nghe nhiều khỏi cần nhắc lại.

    Ở đây chúng tôi chỉ muốn đặt vấn đề dưới ánh sáng của những khởi nguyên, hay trong quá tŕnh tranh đấu sinh tồn của nền văn hóa nông nghiệp, để đưa ra một hai khía cạnh thường bị bỏ quên. Ai cũng biết rằng chính thể lư tưởng là làm thế nào duy tŕ được cả tự do cá nhân và sức mạnh của nước. Đó là hai đầu mối rất khó giữ quân b́nh thường không nghiêng sang tự do th́ lại nghiên về công quyền pháp luật, bên nào cũng có lư do và v́ thế bao giờ cũng có mấy khuynh hướng đại loại như sau.

    Một là khuynh hướng tổ chức công việc rất nhẹ mà lư tưởng là xóa hẳn công quyền đi để trọn vẹn tự do cho con người, sao cho mỗi cá nhân đều gặp môi trường thuận lợi để phát triển toàn triệt sự tự do của ḿnh, lối này thường hy sinh công quyền. Hai là lối tổ chức công quyền rất vững chắc có thể ví với một chiếc máy khổng lồ và rất hữu hiệu v́ có thế nước mới mạnh. Lối này thường hi sinh cá nhân nhưng rất có lợi cho nhà nước và trước hết là cho nhà cầm quyền v́ thế nó chứa đầy sức cám dỗ đối với vua quan. Nhưng v́ tự do cá nhân cũng là một nhu yếu thâm sâu thuộc yếu tính con người, v́ thế lối tổ chức này vẫn gặp sức chống đối.

    Tóm lại th́ cả hai nhu yếu: nước phải mạnh cũng y như tự do cá nhân đều cần thiết và chính quyền lư tưởng phải là chính quyền biết tổ chức nước cho mạnh mà đồng thời lại chỉ bắt hy sinh tự do cá nhân ở những điểm thiết yếu và chỉ tới mức độ tối thiểu cần thiết. Và đó là lư tưởng mà Nho giáo đă nhắm trong khi đưa ra phương thức nhà nước thay cho hai giải pháp duy nước hay duy cá nhân.

    Trong ba h́nh thức trên th́ đạo Lăo đi theo lối thứ nhất là tuyên dương tự do cá nhân, nhiều khi hết mức đến nỗi đ̣i giũ bỏ cả những ước lệ nhẹ nhàng gọi là lễ. Nếu phải dùng danh từ ngày nay mà chỉ thị khuynh hướng này th́ đó là lối lăng mạn: chủ trương tự do đến căn để (liberté radicale). C̣n người xâm lăng th́ bao giờ cũng đề cao cộng đồng xă hội, tuyệt đối hóa công quyền đến độ nuốt trôi tự do cá nhân. Khuynh hướng này nảy nở tự thời săn hái lúc con người chưa lập gia đ́nh mà chỉ sống quần tụ dưới quyền điều khiển của một tù trưởng, v́ thế khuynh hướng này được bảo tồn mạnh trong nền văn minh du mục, và rất được nhà cầm quyền ưa thích và đă được kết tinh lại trong pháp gia theo lư thuyết th́ nó ngược với Lăo giáo. Nhưng v́ một bên đề cao tự do cách tuyệt đối, bên kia hạ tự do xuống cùng cực, nên là hai thái cực, mà cái luật của thái cực là sát nách nhau: “les extrémités se touchent”. V́ thế mà cả hai giống nhau ở nhiều điểm.

    Trong đó phải kể đến việc cả hai không chú trọng đến gia đ́nh. Bởi gia đ́nh là một tổ chức giàn ḥa giữa cá nhân và công quyền bắt cá nhân cũng như công quyền mỗi bên phải nhường một phần đất để làm nên gia đ́nh mà ta có thể coi như khu phi quân sự. V́ thế gia đ́nh là thể chế không giống bên nào, nhưng cũng không khác bên nào hẳn. Chẳng hạn như người sống trong gia tộc có chỗ gặp gỡ công luật của pháp gia nghĩa là họ cũng vâng theo luật chung của công quyền, nhưng đồng thời gia đ́nh lại là cung thánh giữ lại những mảnh đất thuận lợi cho sự nảy nở tự do cá nhân, v́ đây là một thứ công thể nghĩa là một thứ cộng đồng nhưng lại uyển chuyển v́ đầy ắp những t́nh người chân thật hơn hết : t́nh vợ chồng, t́nh cha mẹ, t́nh con cái, t́nh anh em. Chính v́ chỗ đầy t́nh người như thế mà ta gọi là cơ thể : gia đ́nh được ví với cơ thể, nên tôi gọi là công thể thay cho chữ cộng đồng.

    Gia đ́nh là một công thể v́ sự vui buồn của phần tử này truyền cảm sang phần tử khác y như khi chân đạp gai th́ truyền cảm giác đau ran khắp ḿnh, và toàn thân tâm đổ dồn chú ư đến việc cứu cấp phần ḿnh bị thương: v́ thế gọi gia đ́nh là một công thể, tức là một thứ trường huấn luyện biết tự t́nh, tự ư hy sinh cho công ích. Đó là xă hội t́nh.

    Khác với cộng đồng là xă hội lư trong đó cá nhân cũng hy sinh cho công ích nhưng không tự ư tự t́nh ít ra cách chân thực (tự ư v́ bị tuyên truyền không gọi là sự thực tự ư, v́ có ngày sẽ bị giác ngộ) hoặc v́ quyền lợi bắt buộc, chứ không có sự tự t́nh chân thực và lâu dài. Trong cộng đồng lớn sự nhảy cảm và thông t́nh bớt đi theo đà to lớn của công quyền, nhiều khi đến độ mọi phần tử bị coi như một con số hay một bánh xe với một chức năng nhất định, cái này hư thay cái khác, không phải rắc rối với những t́nh cảm tế nhị rất dễ sai lạc v́ chủ quan là đầu dây mối nhợ cho biết bao thiên lệch. Do đó xă hội lư chủ trương gạt bỏ hết mọi t́nh cảm ra ngoài, mà đă muốn gạt bỏ t́nh th́ phải phá vỡ cái ổ sinh t́nh, ương t́nh, phát huy t́nh cảm là gia đ́nh. Pháp gia thường t́m cách làm yếu gia đ́nh là do lẽ đó.


    Lăo giáo ngược lại đề cao tự do cá nhân tuyệt mức, nên cuối cùng cũng dẫn tới hậu quả coi nhẹ gia đ́nh, nh́n gia đ́nh như cái gông ḱm hăm sự phát triển tự do. V́ thế t́m cách cô lập hóa cá nhân, “kê khuyển chi thanh tương văn, dân chí lăo tử, bất tương văng lai” (ĐĐK.80). Nước này nghe tiếng gà chó nước kia mà cho tới chết không sang bên đó. Để giữ khỏi can thiệp vào việc của tha nhân. Do đó mỗi người trở thành một ḥn đảo trơ trọi chơi vơi giữa biển cả. Khác với cộng đồng trong đó mọi người là một ḥn đá trong đống đá. Lấy về ba cương lănh là tu, tề, trị mà nói th́ ở Lăo mới có tu thân c̣n tề gia và trị quốc bị lu mờ, măi sau mới được Vương Bật cứu vớt lại phần nào. Ở Pháp gia th́ chỉ c̣n có trị quốc thiếu tề gia và tu thân.

    V́ lẽ đó cả hai thuyết không đủ cho nền văn minh nông nghiệp sống trong xóm làng thôn ấp lấy tu thân làm bản gốc, lấy tề gia làm móng nền cho xă hội nên nước được định nghĩa như là tổ hợp các gia đ́nh, gia đ́nh là bản vị tối hậu của nước “tội quy vu trưởng” chứ không quy vu cá nhân. Đề cao cá nhân là làm suy yếu công quyền sẽ dẫn đến loạn như Lăo giáo nuôi mầm cho rất nhiều cuộc nổi loạn (Need II. 139). C̣n độc tôn công quyền là dẫn đến bóp nghẹt cá nhân, tức là công quyền mất lư do tồn tại. Con người ở lẻ loi quá yếu không đủ bảo vệ tự do của ḿnh mới phải đoàn tụ lại thành xă hội để có thể bảo đảm tự do. Nay công quyền lại cướp đoạt tự do cá nhân sống trong xương trong thịt th́ công quyền chỉ c̣n là ư nghĩ trừu tượng vô nhân đạo.

    Vậy phải làm thế nào để công quyền vừa hiệu nghiệm đủ giữ an ninh trong nước cho các việc chung được điều hành hữu hiệu mà đồng thời lại dành chỗ nảy nở cho cá nhân. Vấn đề đó chỉ được đặt ra cách nghiêm trọng cho những ai bênh vực nền nhân bản toàn diện có ngoại mà cũng không thiếu nội: nội là tự do cá nhân, mà ngoại là công quyền. Và tất nhiên lúc ấy thể chế gia đ́nh xuất hiện lên như một giải pháp hiệu nghiệm.

    Trên đă nói rằng trước vũ lực của kẻ xâm lăng của nhà cai trị, Nho giáo chủ trương “ṭng cách” nghĩa là hợp tác với công quyền để giành chỗ thở cho tự do cá nhân, sao cho tự do đó được phát triển cách vừa đủ. Ai muốn độc tôn tự do cá nhân th́ phải theo Lăo rút lên núi, c̣n nếu ở lại đồng ruộng xóm làng th́ không thể nói đến chuyện vô chính phủ, nhưng phải đề nghị một chính phủ biết giữ điều độ trong việc thi hành quyền bính. Phải làm thế nào để dân có thể kiềm soát phê phán quyền bính nhà vua.

    Nhưng lúc ấy nhân loại chưa tiến tới đợt phân quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như hiện nay, th́ thể chế xă thôn tự trị trở nên một thể chế hữu hiệu v́ lệnh vua phải biết dừng lại trước cổng làng để cho trong đó khua lên cồng bà, cồng con, cồng cháu…Tất cả đều muốn gióng lên tiếng kêu của nó, đừng bắt nó câm nín trước áp bức v́ đấy là những nguyện ước thâm sâu, những tiếng nói lên các nhu yếu nền tảng của con người, cần cho chúng khua lên nhưng phải điều lư để tất cả khua lên trong trật tự đặng làm thành một bản ḥa âm, một công thể, nghĩa là một tổ hợp sống cái sống của mọi tế bào, cái sống toàn triệt của cả lư minh bạch lẫn t́nh u ẩn.

    Cái lư tưởng của văn minh đồng ruộng là ở đó. Cao biết mấy nhưng cũng khó biết bao. Càng khó hơn nữa v́ lần này phải chống chọi với cả hai mặt: cả Đạo gia lẫn Pháp gia. Với Đạo gia tương đối dễ v́ hầu hết chỉ là thanh đàm không đáng ngại. Cái phiền là do phía Pháp gia tức phe xâm lăng nắm quyền cai trị: luôn lăm le tuyệt đối hóa công quyền, đ̣i lấy chữ Trung nhận ch́m chữ Hiếu, nghĩa là nhân danh nước để bóp chết nhà, một h́nh thái cụ thể của lư sự lấn át t́nh người, lấy vơ hiếp văn.

    Nếu ta nh́n lịch sử dưới ánh sáng của phân biệt trên th́ sẽ nhận thấy rằng mỗi khi xảy ra truyện lấn át của Trung th́ phải có phản ứng của Hiếu. Thí dụ nhà Tần quá đề cao chữ Trung nên bên Nho giáo tất phải phản động lại bằng cách đề cao chữ Hiếu, mà hễ đă phản động th́ ngă vào quá khích. Nho giáo của Tử Tư chẳng hạn, quá đề cao chữ Hiếu th́ phải coi đó là hậu quả của sự chống đối lại công quyền, bởi v́ Hán nho c̣n bị sức nặng của pháp h́nh với cả một cơ cấu cai trị của nhà Tần. Do đó dễ hiểu sự thái quá mà những tiểu Nho thường ngă vào hoặc bên Trung hoặc bên Hiếu. Tuy nhiên nếu phân biệt cách chung rằng chữ Hiếu ở Đông Nam c̣n chữ Trung bên Tây Bắc, th́ lúc ấy ta hiểu được tại sao Hán nho lại quá đề cao chữ Hiếu.

    Ta không chấp nhận sự quá đáng bên nào dù Hiếu hay Trung nhưng ta hiểu được nỗi khó khăn của người xưa và coi sự đề cao chữ Hiếu của Nho gia như một thành tích thắng lợi của nên văn hóa nông nghiệp, của thôn dân chống thị dân, chống lại chính quyền xâm lăng để bênh vực cho tự do con người. Và nếu giả sử bắt buộc phải chọn một trong hai th́ thà để Hiếu thắng Trung c̣n hơn là Trung thắng Hiếu.

    Nhưng theo triết lư Thái Ḥa của số 5 th́ không được chọn một trong hai nhưng phải vươn lên đến chí Ḥa giữa Trung và Hiếu, giữa t́nh nước t́nh nhà. Khi Hạp Lư vua nước Ngô Việt đem quân sang đánh nước Sở, Sở Chiêu Vương thua phải chạy khỏi nước. Nhân lúc vào trú tại nhà của bề tôi là Đấu Tấn, em Đấu Tấn là Đấu Hoài t́m cách giết Sở Chiêu Vương để báo thù cho cha đă bị vua Sở giết trước, lấy lư rằng xét về mặt vua Sở là thiên tử th́ có quyền giết cha ḿnh là chư hầu, nhưng xét về mặt gia đ́nh th́ vua Sở là kẻ thù nhà cần phải thanh toán.

    Cái tục không đội trời chung với kẻ giết cha là một cổ lệ đă có từ đời thị tộc, khi chưa có quyền bính lớn của quốc gia để bảo vệ quyền sống cho công dân, nên mỗi gia tộc phải tự lo lấy việc xử án và v́ thế sự báo thù cha được mọi người coi như là một bổn phận thiêng liêng dù sau này đă tiến đến đợt liên bang th́ chính ra thói tục báo thù cha không c̣n lư do tồn tại, v́ đă có công quyền phân xử, nhưng có lẽ v́ lệ tục kia đă in và tâm khảm con người thời ấy quá sâu, và nhất là tâm thức chưa đạt những phân tách rành mạch như nay, nên nhiều người vẫn c̣n coi việc báo thù là một bổn phận cao cả mà người con hiếu thảo không được trễ biếng.

    V́ thế khi vua Sở đến trong ấp của ḿnh th́ đó là một ca đặt ra trước lương tâm hai anh em: t́nh nước hay t́nh nhà. Giết vua báo thù cha th́ trọn hiếu, nhưng lại bất trung, đàng nào cũng chỉ được có một bề nên rất khó lựa chọn và v́ thế hai anh ẹm đă lựa chọn khác nhau. Người em nhất định giữ chữ hiếu nên xếp đặt giết vua Sở, người anh v́ giữ chữ trung nên cản ngăn em đồng thời báo cho vua biết chuyện để lánh đi nơi khác. Sau này khi Sở Vương trở về nước đă không thù oán Đấu Hoài mà c̣n phong làm Đại phu. Khi có người can th́ Sở Vương trả lời rằng Đấu Hoài định giết ta để báo thù cha th́ đó là một hiếu tử, mà đă là hiếu tử th́ tất sẽ là một trung thần.

    Đấy là một lối hành xử rộng lượng sáng suốt hợp tinh thần phương Nam coi trọng t́nh nhà đă giữ được thế quân b́nh giữa Trung và Hiếu, giữa nước và nhà, và ngày nay khi ta nói “nhà nước” là vô t́nh ta đă nói lên thành quả của một cuộc giằng co lâu dài giữa nước và nhà : nước đ̣i nuốt nhà, nhà chống cự lại và thường người ta hay phải chọn một bỏ một, nhưng riêng bên Viễn Đông nhờ triết lư Việt Nho chúng ta đă không bị bó buộc phải chọn một bỏ một nhưng đă giàn ḥa cả hai và nói nhà nước như trên đă nói làng nước vậy.

    Đấy là hậu quả của một tiến tŕnh văn hóa rất lâu dài nhưng v́ quá lâu nên nhiều người đă mất ư thức, và dễ dàng đánh đi hai chữ quư giá vô biên là "nhà nước". Khỏi nói th́ ai cũng biết rằng người cộng sản khoái dùng hai chữ nhà nước, nhưng trong thực chất th́ không c̣n nhà, mà đă không c̣n nhà th́ nước có c̣n chăng hay chỉ c̣n là một danh từ trừu tượng không “nước mẹ” ǵ cho nhà cũng như cho con người cụ thể sống trong xương trong thịt.

    Sở dĩ người cộng sản đả phá gia đ́nh là bởi những lư do dễ hiểu sau đây: thứ nhất v́ cộng sản từ phía Tây phát xuất là phía vẫn coi nhẹ gia đ́nh. Thứ hai v́ tuy trá h́nh dưới những danh từ nhân bản, nhân dân, nhưng thực chất th́ cộng sản là công cụ của nhà cầm quyền, một thứ quyền tuyệt đối như chưa hề có trong lịch sử nhân loại nên thù ghét hết mọi thể chế đ̣i san sẻ quyền đó, như gia đ́nh Đông phương nơi mà người cha không những là gia trưởng nhưng c̣n kiêm cả chức tư tế và chức quan án tức là vừa có quyền tế gia tiên vừa có quyền xử những tố tụng trong gia tộc để hạn chế tối đa sự chính quyền can thiệp vào việc nhà. V́ thế quả thật gia đ́nh kiểu Đông phương là một chướng ngại vật cần được thanh toán."


    (trích tác phẩm "Việt Lư Tố Nguyên" của triết gia Kim-Định)

  3. #483
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Nho Giáo th́ cũng như tiếng Latin. Học rất hay, nhưng không xài được, thế thôi.

    Nếu không hay th́ tại sao người đă "Tây hóa" như tôi, rồi khi lập gia đ́nh cũng lựa người có truyền thống Nho Giáo. Chứ có lấy vợ đầm đâu, cho dù dễ hơn t́m người có Nho Giáo phù hợp.

    Đây là nói việc QUỐC GIA, nên phải t́m cách nào đem lại tiền bạc cho quốc gia. V́ phải có tiền th́ mới có biết bao thứ khác, trong đó có việc nuôi Nho Giáo, xài trong nhà, gia đ́nh.

    Có tiền mới có danh dự, đi tới đâu người ta không sợ ḿnh ăn cắp. Bên Singapore nghe nói có VN vào "mua hàng" là sợ, v́ gần đây bị VN ăn cắp rất nhiều. Bên Nhật th́ khỏi nói, có cả đường dây ăn cắp, giao nhân viên VN Airlines đem về. Laptops, hàng mỹ phẩm, sinh viên, lao động xuất khẩu VN ăn cắp hàng tấn mỗi tháng.

    Có tiền mới cất đường xá, cho trẻ em ăn ngon mặc đẹp, cất nhà thương, v.v... và hàng triệu thứ khác.

    VN cần tiền, rất nhiều tiền, do đó phải Tây hóa để kiếm tiền mau. C̣n Nho Giáo, đạo Khổng Mạnh ǵ đó, th́ ai học th́ học, không cấm, nhưng nghèo ráng chịu, đừng vác mặt ra xin tiền xă hội là được.

  4. #484
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    Nho tức "Nhu" nghĩa là cần thiết, cần thiết cho bản thân người học. Nên nguyên gốc của nó là học và hành những ǵ cần thiết cho hiện tại. V́ thế, ta không cần phải t́m về đâu cả, nó ở ngay trong thực tại ta sống. Triết Tây hiện tại nhiều cái hay, thế giới quan, phép biện chứng, phân tâm học,... th́ ta cứ học mà xài.

    Nói về Đạo Đức kinh, tôi nghĩ nó là cuốn sách rất hay, đề cao đạo "vô vi". Bài trên bác SH có nói nó bác bỏ gia đ́nh và xă hội, tôi nghĩ chuyện này nên bỏ qua, v́ nếu phân tích từng câu từ th́ Tân Ước, Cựu Ước, Koran, kinh Phật ǵ cũng sai ráo trọi. V́ đề cao thuận theo tự nhiên nên con người sống theo gia đ́nh, xă hội là lẽ tự nhiên nên các câu trích dẫn đă tự mâu thuẫn với nền tảng của nó. Và nó khác với điều mọi người lầm tưởng là thuộc về huyền học, nó VÔ THẦN. "Thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu; Thánh nhân bất nhân dĩ bách tích vi sô cẩu." Nó chỉ nói về thực tế và kêu gọi hăy để mọi việc tự nhiên phát triển. Ngay cả khúc đầu, về vũ trụ quan "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" là nói về sự phát triển không ngừng của vũ trụ cũng bị gán vào Tứ tượng Bát quái ǵ đó (Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, ....).

  5. #485
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Nho giáo không xài được. Sao lại xài ?

    Để tránh “ b́nh loạn “ về Nho giáo như tôi đă nói ở mục này, v́ “ b́nh loạn ” tức là bàn lung tung hay luận mà không có cơ sở vững chắc (nói theo cảm tính) th́ chỉ là xuyên tạc sự thật nên gọi là ngụy biện. Như khi có người viết :

    (1) Nho Giáo th́ cũng như tiếng Latin. Học rất hay, nhưng không xài được, thế thôi.

    (2) Nếu không hay th́ tại sao người đă "Tây hóa" như tôi, rồi khi lập gia đ́nh cũng lựa người có truyền thống Nho Giáo. Chứ có lấy vợ đầm đâu, cho dù dễ hơn t́m người có Nho Giáo phù hợp.

    (3) Đây là nói việc QUỐC GIA, nên phải t́m cách nào đem lại tiền bạc cho quốc gia. V́ phải có tiền th́ mới có biết bao thứ khác, trong đó có việc nuôi Nho Giáo, xài trong nhà, gia đ́nh.”

    Th́ tôi không biết phải hiểu thế nào những câu này và nếu xét sự mạch lạc (logic) theo biện lư chứng th́ h́nh như không ổn hay là đầu óc kẻ đó có vấn đề. V́ nếu nói “Nho giáo rât hay, nhưng không xài được” th́ không khác ǵ nói “món ăn này ngon, nhưng không ăn được ”. Như vậy nếu là đồ không xài được sao lại biết hay, hoặc nếu là món ăn không được sao lại biết ngon ??!

    C̣n nếu đem Nho giáo so sánh như tiếng Latin để bảo là “không xài được” th́ không khác ǵ đem con người đi so sánh với con ḅ. V́ Nho giáo là triết lư sống Đạo làm Người cho cả nhân loại với nền tảng gia đ́nh, c̣n tiếng Latin chỉ là một ngôn ngữ của một dân tộc La-Hy. Nên đem so sánh 2 sự việc không có cùng mẫu số chung như ở đây, th́ lập luận kiểu này nếu không nói là ngụy biện th́ cũng phải nói đúng là đem râu ông cắm cằm bà !!!

    Hơn nữa, nếu đă khẳng định “Nho giáo không xài được”, “ th́ tại sao người đă "Tây hóa" như tôi, rồi khi lập gia đ́nh cũng lựa người có truyền thống Nho Giáo ”??! Tại sao câu sau lại đá câu trước vậy ? V́ nếu “Nho giáo không xài được” th́ :
    1/ t́m đâu ra người có truyền thống Nho giáo (tức đă xài Nho giáo) để mà lựa khi lập gia đ́nh ??!
    2/ tại sao lại “có việc nuôi Nho giáo, xài trong nhà, gia đ́nh” ??! Nói như vậy là Nho giáo xài được sao ? Đúng là Nho giáo hóa ra hay thiệt !

    Ở đây tôi muốn khẳng định với những ai chủ trương “Thoát Á” về đặc tính thực tiễn của Nho giáo là XÀI ĐƯỢC, qua câu tục ngữ từ ngàn xưa là “Có thực mới vực được Đạo”. Nên “có thực” dĩ nhiên là phải có nhà cửa, công ăn việc làm, để an cư th́ mới lạc nghiệp, mới có tiền của cho gia đ́nh (cho nhà), cho dân giàu th́ nước (quốc gia) mới mạnh được. Đó chính là triết lư sống nên Nho giáo mới gọi là triết lư nhân sinh.

    Ngoài ra những ư kiến như “Đây là nói việc QUỐC GIA, nên phải t́m cách nào đem lại tiền bạc cho quốc gia. “ hay “Có tiền mới có danh dự, đi tới đâu người ta không sợ ḿnh ăn cắp”… Vậy th́ những ai nghèo không có tiền như “WE ARE 99%” th́ KHÔNG CÓ DANH DỰ SAO ??! Nên lập luận kiểu này như tôi đă nói chỉ là ngụy biện !!!

    Quote Originally Posted by Dr_Tran View Post
    Nho Giáo th́ cũng như tiếng Latin. Học rất hay, nhưng không xài được, thế thôi.

    Nếu không hay th́ tại sao người đă "Tây hóa" như tôi, rồi khi lập gia đ́nh cũng lựa người có truyền thống Nho Giáo. Chứ có lấy vợ đầm đâu, cho dù dễ hơn t́m người có Nho Giáo phù hợp.

    Đây là nói việc QUỐC GIA, nên phải t́m cách nào đem lại tiền bạc cho quốc gia. V́ phải có tiền th́ mới có biết bao thứ khác, trong đó có việc nuôi Nho Giáo, xài trong nhà, gia đ́nh.

    Có tiền mới có danh dự, đi tới đâu người ta không sợ ḿnh ăn cắp. Bên Singapore nghe nói có VN vào "mua hàng" là sợ, v́ gần đây bị VN ăn cắp rất nhiều. Bên Nhật th́ khỏi nói, có cả đường dây ăn cắp, giao nhân viên VN Airlines đem về. Laptops, hàng mỹ phẩm, sinh viên, lao động xuất khẩu VN ăn cắp hàng tấn mỗi tháng.

    Có tiền mới cất đường xá, cho trẻ em ăn ngon mặc đẹp, cất nhà thương, v.v... và hàng triệu thứ khác.

    VN cần tiền, rất nhiều tiền, do đó phải Tây hóa để kiếm tiền mau. C̣n Nho Giáo, đạo Khổng Mạnh ǵ đó, th́ ai học th́ học, không cấm, nhưng nghèo ráng chịu, đừng vác mặt ra xin tiền xă hội là được.

  6. #486
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    Reply trên bác SH đă quá thành kiến với Dr_Tran rồi. Ư Tran là HIỆN TẠI, không áp dụng được với số đông người Việt Nam. Chứ về cá nhân, ai học được, xài được th́ cứ học mà xài, giống như món ăn ngon, có tiền th́ mua mà ăn hoặc tự nấu. Người VN giờ không tiền, cũng chẳng biết làm món ngon "Nho" mà ăn được.

    Nếu VN có dân chủ, th́ phải mất bao lâu giáo hoá 90 triệu người hiểu đúng, đủ và xây dựng môi trường cho Nho học áp dụng ? Quá khó, so với áp dụng hệ thống của các nước phát triển.

    Ví dụ, muốn quảng bá Nho học phải xây trường, tiền đâu ?, phải có người dạy, người đâu ?, phải in sách, xây dựng một chương tŕnh học,... không phải một sớm một chiều mà được. Việc CẦN NHẤT cho 1 quốc gia xây dựng dân chủ, là TIỀN và hoà hợp với thế giới. Cả 2 việc trên, đều phải làm trước khi trùng hưng Nho học, đó là cốt yếu chữ "Nhu".

  7. #487
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    KHÔNG AI ĐẶT CÁI CÀY TRƯỚC CON TRÂU !

    Ai cũng biết mọi chuyện trong vũ trụ này đều không thoát khỏi quy luật biến hóa tất yếu bất di bất dịch của Càn Khôn. Quy luật này biểu hiện qua quá tŕnh biến hóa của sự vật từ lúc “bắt đầu” tới lúc “h́nh thành” gọi là “Đại hóa lưu hành” và nó phải trải qua 4 giai đoạn gọi là : “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”. Hay nói cách khác quá tŕnh đó là cái động lực vận hành trong cơi tinh khí và linh tượng của vũ trụ bởi hai luồng khí âm dương tạo nên tính mệnh của vạn vật. Do đó mà Kinh Dịch mới định nghĩa Đạo là : “nhất âm nhất dương chi vị Đạo. Kế chi giả thiện dă. Thành chi giả tính dă.”, có nghĩa “sự biến hóa vận hành của một âm một dương gọi là Đạo. Sự khởi phát kế tiếp của Đạo này để phát sinh muôn vật gọi là Thiện. Sự tạo thành vạn vật cho tồn tại bền vững gọi là Tính”. Nên như tôi đă có lần cắt nghĩa về quá tŕnh biến hóa này trong mục triết lư ở đây, nay xin được nhắc lại :

    Nguyên : là điểm khởi phát, là đầu của thiện, chỉ cái khởi đoan phát động của tính mệnh; nghĩa là cái trạng thái bắt đầu thành h́nh của sự vật. Do đó mới có câu : “nhân chi sơ tính bản thiện”.

    Hanh : là giai đoạn phát huy khi tính mệnh của sự vật đă hiển hiện và tương thông với ngoại giới để hội tụ mọi cái đẹp nên gọi là hanh thông.

    Lợi : là chặng thành tựu tức là trạng thái của sự vật khi đă hanh thông ; nghĩa là nó đă thích ứng được với hoàn cảnh, với môi trường v́ đă ḥa hợp được những cái thích nghi cân xứng cho nên là thuận lợi, c̣n gọi là mỹ lợi hay địa lợi.

    Trinh : là trạng thái của sự vật đă thích ứng được với hoàn cảnh hay môi trường một cách thuận lợi nên đă h́nh thành tốt đẹp. Do đó phải ǵn giữ thành quả cho tồn tại vững bền, nghĩa là phải tiếp tục cần mẫn và kiên tŕ với sự việc.

    Mọi sự vật đều được cai quản với thứ tự này theo quy luật tất yếu của trời đất, mới sinh ra trật tự tự nhiên để vạn vật “sinh sinh, hóa hóa” như 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông,… hay c̣n gọi là chu kỳ “(Sinh)Thành, (Hưng)Thịnh, Suy(Tàn), Hủy(Diệt)”. Và khi đề cập đến tính mệnh con người th́ nói là “Sinh, Lăo, Bệnh, Tử”.

    Do đó việc muốn “Tây hóa” để làm TIỀN cho VN theo kiểu Âu Mỹ đặng có thể giải quyết những vấn đề cấp bách như kinh tế, xă hội, học đường, v.v… như có nhiều người chủ trương cũng đều không thể đảo lộn thứ tự này. Cho nên có muốn phục quốc, kiến quốc, trị quốc hay muốn làm ǵ đi nữa… đều phải tuân theo thứ tự này. V́ vậy Nho giáo đă đúc kết lại từ ngàn xưa cái thứ tự đó như là một chương tŕnh giáo dục cho mỗi người mà đến nay vẫn không sai. Đó là Tu thân, Tề gia, Trị quốc, B́nh thiên hạ.

    V́ vậy, muốn có tiền hay muốn cho ‘dân giàu nước mạnh’ không c̣n giải pháp nào khác hay hơn giải pháp của tổ tiên, đó là “từ bậc vua chúa đến hạng thường dân, ai nấy đều phải lấy sự tu sửa ḿnh làm gốc. V́ nếu cái gốc đă hư hoại mà cái ngọn lại tốt tươi, th́ đâu có thể như vậy được.” (“Tự thiên tử dĩ chí ư thứ dân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn. Kỳ bổn loạn, nhi mạt trị giả, phủ hỹ.”Đ.H.). Nên có thể kiếm tiền nhiều mà không cần biết đến ‘nhân nghĩa’ th́ cũng chỉ là đồ bất lương vô liêm sỉ, như cái đảng CSVN với bọn tay sai hiện nay. Do đó, không bao giờ ai đặt cái cày trước con trâu được !

    Ngoài ra để có một khái niệm đích thực về ư nghĩa chữ Nho hay Nhu, xin mời đọc trích đoạn sau đây :

    Cộng sản đă thắng v́ trí thức đă nhường bước cho họ, bởi đă không chiến đấu chi cả, hay chiến đấu rất hời hợt trên b́nh diện chính trị, văn nghệ, nên không nắm được then chốt, thành ra kẻ th́ cho đó là vận trời như kiểu Tràng Thư, c̣n phần lớn th́ cho là hạ tầng chỉ huy thượng tầng văn hóa như kiểu cộng sản hiện nay. Nếu xưa kia cũng chỉ có hai hạng người đó th́ Nho giáo đă ngỏm từ lâu rồi, nhưng may thay lại c̣n một số người khác tin rằng “có Trời mà cũng có ta”, có cảnh vực mà cũng có những người biết kinh doanh hoàn cảnh, cần có những người tự tin, tự lực, tự cường. Những người biết tuỳ cảnh để sáng tạo ra rất nhiều lối thích ứng, và trong dĩ văng người ta gọi họ là những kẻ sĩ. Nho giáo mà c̣n tới nay là nhờ có họ. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến cơn nguy nan bao phủ nền văn hóa dân tộc, chúng ta hăy t́m hiểu vai tṛ kẻ sĩ và những đường lối hoạt động của họ để t́m lấy một hai kinh nghiệm soi bước tiến của chúng ta. Kẻ sĩ là một thứ giáo sĩ cho triết lư Viễn Đông. Tiếng kẻ sĩ cũng là mới, thực ra tên cũ của họ là Nho, chính ra là Nhu, có nghĩa là yếu đuối, nhu thuận. Măi tự xa xưa họ cũng là Nhu v́ trước kẻ thù xâm lấn đầy sức mạnh uy vơ, cũng như đầy quyền lực trong tay, họ không thể chống đối nên xem ḿnh là Nhu. Họ cũng c̣n gọi là Nhu v́ họ đi với dân là những người nhu yếu đối với nhà cầm quyền, có lẽ v́ đấy mà câu “khoan nhu dĩ giáo bất báo vô đạo” đă trở thành một câu chỉ đạo cho Nhu sĩ. Tóm lại chiều nào họ cũng là nhu tức là yếu đuối nhu thuận. Thế nhưng không phải nhu nhược nhưng là Nhu giáo nghĩa là bên dưới câu Nhu họ đặt ngay một nền móng cho Đạo và gọi là Nhu Đạo. Đạo ở khắp nơi không đâu không có, có ở kẻ mạnh mà cũng có ở kẻ yếu, nên dẫu yếu cũng có Đạo gọi là Nhu Đạo, sau thành Nho giáo và đă là Đạo th́ không thể ĺa, nhưng luôn luôn là thiết yếu. V́ thế mà tự nhu là yếu đuối họ trở thành nhu yếu thiết cần, cho đến nỗi nhà cầm quyền cũng phải chịu nh́n nhận rằng “vạn sự xuất ư Nho”. Và trước hết từ Nhu họ trở nên kẻ sĩ.” (trích đoạn “Vai tṛ kẻ sĩ” từ tác phẩm “Việt Lư Tố Nguyên” của triết gia Kim-Định)

  8. #488
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    "Tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ". Vấn đế là không phải ai cũng có khả năng tu thân, tự sửa lấy ḿnh. Số đạt đến "tu thân" luôn luôn là số ít, ở VN hiện nay 1% c̣n là hy vọng xa vời. Chính v́ thế, mới cần người TU THÂN ra tề gia, cần người TỀ GIA ra TRỊ QUỐC rồi tiến tới B̀NH THIÊN HẠ. C̣n việc thoát Á nhập Âu, là ĐÚNG v́ hệ thống của họ, những thành tựu về phát luật, triết lư, văn hoá họ đạt được không hề mâu thuẫn với đạo Nho, và áp dụng nó c̣n làm nền tảng cho Nho phát triển. Vậy tại sao không xài ! Có THỰC mới vực được ĐẠO.

  9. #489
    Member Son Ha's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    518

    Tu thân chỉ cần' tâm chánh ư thành' mà không cần khả năng.

    Phần đông người Việt ḿnh đă hiểu sai nghĩa tiếng Việt nguyên thủy với những chữ căn bản như “thiên, địa, nhân, ư, t́nh, chí, tính, tâm, đạo, đức, tu, giáo,…” v́ chúng ta đă làm mất cái gốc chữ Nho. V́ chữ Nho là một lối văn tự biểu tượng mà bản chất biểu tượng là rất mềm dẻo, uyển chuyển tùy theo người dùng để “tùy thời chi nghĩa”. Tương tự như một cục đất sét có thể nhồi nắn ra đủ thứ đồ, như làm ra tượng Phật nhưng cũng có thể làm ra thằng phỗng, nên thành quả đẹp hay xấu, dở hay khéo phần lớn c̣n tuỳ tay thợ. Cho nên nếu hiểu được chữ Nho th́ liền thấy rung động trước những câu nói bề ngoài coi như cổ hủ lỗi thời, như “Tiên học lễ, hậu học văn” ; “Khắc kỷ phục lễ” ; “Tu kỷ dĩ an nhơn”; “Dục tu kỳ thân, tiên chính kỳ tâm. Dục chính kỳ tâm, tiên thành kỳ ư. Dục thành kỳ ư, tiên trí kỳ tri. Trí tri tại cách vật.”(Đại Học). Nên khi hiểu ra th́ mới biết chính là những kinh nghiệm của bao thế hệ tiên tổ đă kết tinh vào trong ca dao tục ngữ làm thành những câu nói qua ngàn năm vẫn c̣n trơ trơ. Như ai cũng biết : “Trăm năm bia đá cũng ṃn / Ngàn năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ ”.

    Cho nên khi bạn Knight viết : “Vấn đế là không phải ai cũng có khả năng tu thân, tự sửa lấy ḿnh. Số đạt đến "tu thân" luôn luôn là số ít, ở VN hiện nay 1% c̣n là hy vọng xa vời.”, điều này chứng tỏ cho tôi thấy là bạn Knight thật chưa hiểu đúng nghĩa của hai chữ “tu thân”. V́ như câu chữ Nho đă trích dẫn từ sách Đại Học ở trên có nghĩa là “Muốn tu thân th́ trước hết phải giữ ḷng ḿnh cho chính đính, ngay thẳng. Muốn giữ ḷng ḿnh cho ngay chính th́ trước hết phải làm cho cái ư ḿnh thành thật. Muốn làm cho cái ư ḿnh thành thật trước hết phải có cái trí thức chu đáo. Muốn có cái trí thức chu đáo ắt phải nghiên cứu sự vật.”

    Do đó, tổ tiên mới khuyên bảo “từ bậc vua chúa tới hạng thường dân, ai nấy đều phải lấy việc tu thân làm gốc”. V́ việc tu thân không đ̣i hỏi một khả năng nào mà chỉ cần ḷng dạ ngay chính với ư muốn thành thật, mà mọi người đều đă được trời phú cho ngay từ lúc chào đời, v́ là “ Nhân chi sơ tính bản thiện “. Nên tu thân chính là sống với “Ư thành - Tâm chính - Chí trung” như tôi đă diễn giải trong bài “Trí Thức và Nhân Tính”, mà tôi nghĩ những ai không cắt nghĩa được những chữ tiếng Việt căn bản như ư, t́nh, chí hay tâm là ǵ th́ nên đọc để trở thành trí thức thực sự.

    C̣n việc thoát Á nhập Âu, là ĐÚNG v́ hệ thống của họ, những thành tựu về phát luật, triết lư, văn hoá họ đạt được không hề mâu thuẫn với đạo Nho, và áp dụng nó c̣n làm nền tảng cho Nho phát triển.”

    Khi khẳng định điều này tôi nghĩ bạn Knight không thay đổi lập trường như thay áo chứ(?), nhưng có lẽ có ư muốn nói như tôi là cái ǵ hay của Âu Mỹ như khoa học kỹ thuật th́ ḿnh cần phải học hỏi để làm vốn cho sự sáng tạo hay sự phát minh sao cho thích hợp với bản tính của dân tộc ; chứ đừng có đi học đ̣i bắt chước cái xấu rồi bảo là v́ chủ nghĩa tự do cá nhân. Chẳng hạn như cái đẹp trơ trẽn vô duyên khi khoe ‘hàng’ với “ngực tấn công, mông pḥng thủ” với chân dài của gái Âu, mà bỏ đi cái nết truyền thống nhu ḿ nhỏ nhẹ, rụt rè duyên dáng là bản tính thùy mị của người con gái VN.

    Đành rằng những thành tựu của Âu Mỹ không hề mâu thuẫn với Nho giáo, v́ Nho giáo luôn luôn chủ trương thái độ mềm dẻo, uyển chuyển để thích ứng, để biến hóa và tiến hóa để quy về Cội Nguồn. Do đó Nho mới nói “tùy thời chi nghĩa” với “tùy cơ ứng biến” trong tinh thần “tương dĩ ” để sao cho “thuận tính mệnh” tức ‘thuận thiên giả tồn’ nghĩa là có tuân theo thứ tự “nguyên-hanh-lợi-trinh” hay “thành, thịnh, suy, hủy” th́ là mới “chí lư”, mới đúng, mới tồn tại được.

    Nhưng nếu nói “Thoát Á nhập Âu là ĐÚNG” như nhiều người ở đây và hầu hết trí thức VN nói chung, th́ chỉ v́ họ chưa ư thức được sự dị biệt nền tảng giữa hai nền triết lư Đông và Tây do nhân sinh và vũ trụ quan khác biệt. Một bên có ư thức hệ dựa trên ‘nguyên lư đồng nhất’ đó là triết Tây, c̣n một đàng có hệ thống tư tưởng xây trên ‘nguyên lư đồng thời’, chính là triết Đông. V́ vậy, thiết tưởng cần phải phân biệt và hiểu rơ hai nguyên lư này để mới có thể nhận định được “Thoát Á nhập Âu là ĐÚNG” hay SAI.

    Từ quan niệm sự vật im ĺm độc khối tất nhiên nảy sinh ra một triết lư tĩnh chỉ. Điều quan trọng của một nền triết lư là nguyên lư chỉ huy toàn thể cơ cấu nó. Có hai loại nguyên lư: một là đồng nhất của triết cổ điển, (principe d'identité) hai là nguyên lư đồng thời (principe synchronique) của triết Việt Nho.

    Theo nguyên lư đồng nhất v́ là thuộc vũ, nên cái trước phải mất đi, cái sau mới có chỗ đứng, không thể có hai gian thời cùng một lúc. Tính cách “bất khả phục hồi” được biểu tượng bằng thần Kronos nuốt hết các con của ḿnh khi chúng vừa sinh ra. Chúng ta nhận ngay ra tính chất thời gian bị không gian hóa trong câu chuyện đó : không thể hai vật cùng ở một chỗ một lúc như nhau.

    Ngược lại Triết nho theo nguyên lư đồng thời thuộc cả Vũ lẫn Trụ nên có thể gồm cả ba quăng quá khứ, hiện tại, tương lai nối liền và siêu lên để không có trước có sau, chính nguyên lư này được biểu lộ cách huy hoàng trong Tam Tài, nơi Trời Đất chống đối mà vẫn cùng nhau tác động.

    V́ chỗ dị biệt giữa hai nguyên lư này thuộc đợt căn để nên cần phân tách hai hệ thống đó:

    Hệ thống đồng nhất gồm 4 nguyên lư :

    - Trước hết là nguyên lư đồng nhất : A là A. Động là động. Tĩnh là tĩnh. Mỗi cái riêng biệt khỏi cái kia.

    - Thứ hai là nguyên lư cấm mâu thuẫn : A không thể một trật là không A. Động không thể một trật là không động.
    - Thứ ba là nguyên lư triệt tam (tiers exclu) : một là A, hai là không A, không thể có cái thứ ba vừa là A và không Thời (tertium non datur). Không có thứ ba tức không thể vừa động vừa tĩnh.

    - Bốn là nguyên lư căn do : B sinh bởi A (bao hàm sự có trước có sau). Không thể có truyện “cùng sinh” kiểu “thiên địa dữ ngă tịnh sinh” được.


    Ngược lại triết Nho dựa trên nguyên lư : “Âm chi trung hữu dương căn. Dương chi trung hữu âm căn”, nên vạn vật phải luôn luôn có hai cực mới tiến hóa. Như câu nói của Trương Tái : mọi sự vật đều mang tính chất lưỡng nhất. Có nhất mới linh động thần diệu, có lưỡng mới năng biến hóa : “Nhất vật lưỡng thể khí dă : nhất cố thần, lưỡng cố hóa
    ” . (trích tác phẩm “Chữ Thời” của triết gia Kim-Định)

    Vậy th́ ai ĐÚNG đây ? V́ thế đừng vội nghĩ đem “áp dụng những thành tựu về pháp luật, triết lư, văn hoá họ đạt được làm nền tảng cho Nho phát triển” mà ĐÚNG đâu ! Ví dụ như thể chế chính trị dân chủ hiện nay ở Âu Mỹ chưa hẳn là tốt đâu, v́ như ư W.Churchill đă nói “dân chủ là chế độ ít tồi tệ nhất trong số các chế độ tồi tệ”. Vả lại xă hội kiểu cộng đồng th́ mọi phần tử bị coi như một con số (matrix/matricule), nên nó biến con người thành con cừu rồi bị lôi cuốn thành đàn cừu nên cần được chăn dắt ! Như tôi đă cắt nghĩa bằng dẫn chứng trong bài “Nước hay Nhà”:

    Gia đ́nh là một công thể v́ sự vui buồn của phần tử này truyền cảm sang phần tử khác y như khi chân đạp gai th́ truyền cảm giác đau ran khắp ḿnh, và toàn thân tâm đổ dồn chú ư đến việc cứu cấp phần ḿnh bị thương: v́ thế gọi gia đ́nh là một công thể, tức là một thứ trường huấn luyện biết tự t́nh, tự ư hy sinh cho công ích. Đó là xă hội t́nh.

    Khác với cộng đồng là xă hội lư trong đó cá nhân cũng hy sinh cho công ích nhưng không tự ư tự t́nh ít ra cách chân thực (tự ư v́ bị tuyên truyền không gọi là sự thực tự ư, v́ có ngày sẽ bị giác ngộ) hoặc v́ quyền lợi bắt buộc, chứ không có sự tự t́nh chân thực và lâu dài. Trong cộng đồng lớn sự nhảy cảm và thông t́nh bớt đi theo đà to lớn của công quyền, nhiều khi đến độ mọi phần tử bị coi như một con số hay một bánh xe với một chức năng nhất định, cái này hư thay cái khác, không phải rắc rối với những t́nh cảm tế nhị rất dễ sai lạc v́ chủ quan là đầu dây mối nhợ cho biết bao thiên lệch.
    ” (Kim-Định).

    V́ vậy từ ngàn xưa Nho giáo đă đề ra thể chế “Nhân chủ, Tự do và B́nh sản”, lấy con người làm đối tượng và vừa làm cứu cánh, th́ không c̣n ǵ hay hơn. Dĩ nhiên biết điều tốt mà không làm, biết điều hay mà không theo là khuynh hướng u ĺ trễ nải tự nhiên của con người, nên mới cần phải tu thân. V́ vậy đừng đổ lỗi cho Nho giáo là phong kiến v́ bênh vực chế độ quân chủ hay trọng nam khinh nữ với tam ṭng tứ đức,… hay bất cứ lư do nào rồi gán cho Nho giáo là hủ lậu, là chậm tíến để chủ trương “Thoát Á nhập Âu là ĐÚNG” để mau có nhiều tiền, để mau bắt kịp đà phát triển của các nước Âu Mỹ mà quên sống cái Nhân Tính nơi ḿnh th́ đúng là vong bản và vong thân vậy ! Như có lời chép rằng : “ V́ người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính ḿnh, th́ nào có lợi ǵ ?” (Lc.9,25)

  10. #490
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    "Tâm chánh ư thành" từ đâu ra, phải chăng là mỗi người tự có !

    Thoát Á, chứ đâu phải thoát Nho, bài Nho đâu ? Ở đây, là thoát khỏi tư tưởng cũ, tư tưởng bần nông, phong kiến như người Nhật. Phong tục truyền thống vẫn c̣n đó, nhưng lối suy nghĩ đă khác.

    "Thoát Á" chẳng qua là 1 cụm từ đơn giản để diễn tả mà thôi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 7
    Last Post: 23-05-2012, 09:19 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 20-11-2011, 11:15 AM
  3. Trần Văn Huy TV khối 8406 đào thoát!
    By Vincent Le in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 10-10-2011, 09:04 AM
  4. Replies: 3
    Last Post: 06-07-2011, 07:50 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 29-01-2011, 10:44 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •