Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 20

Thread: Truyện Ngắn -Tiểu Tử

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Truyện Ngắn -Tiểu Tử

    Cái miệng

    Cái miệng có hai chức năng chánh: ăn và nói. Xưa nay ít có ai để ư đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp, ợ, ho, khạc, thở khi nào bị nghẹt mũi v.v…
    Có lẽ tại v́ nó…hạ cấp quá nên bị coi thường !
    Và cũng tại v́ có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi.
    Thành ra, lớn lên, phần đông ngáp ơi ới không che miệng, ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai, ho thẳng vào mặt người đối diện, c̣n khạc nhổ th́ tùm lum bất cứ chỗ nào…
    Trong chuyện phiếm này, tôi cũng theo "truyền thống" để chỉ viết về hai chức năng " ăn và nói " của cái miệng.
    Ăn…Từ hồi c̣n nằm trong bụng mẹ, con người đă biết ăn ( Ông Trời sanh ra như vậy ! )
    Mới lọt ḷng, không ai dạy, kề vú vào miệng là đă biết…đớp (Về sau, khi đă thành nhơn, có đ̣i đớp như hồi bêbê là một…cái ǵ khác chớ không phải là ăn ! )
    Thành ra " ăn " là một bản năng. Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái ǵ ăn, chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết ( Ăn…hối lộ không nằm trong " diện " tự nhiên trời sanh này ! )
    Khái niệm " chết v́ không có ǵ ăn hay có mà ăn không được " chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn.
    Khỗ nỗi, khi có đủ trí khôn, con người lại đ̣i " ăn ngon ", biết chê biết khen, biết chế biến món này món nọ để ăn cho " khoái khẩu ".
    Cái " ăn ", v́ vậy, đă chiếm…đỉnh cao của trí tuệ loài người, đến nỗi có câu "dĩ thực vi tiên" ( ăn trước đă ! ) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ " món ăn đặc sản " để làm…chảy nước miếng du khách
    ( Ở Hà Nội bây giờ "chảy nước miếng hay chảy nước dăi " được gọi là " toát mồ hôi lưỡi " ! Từ ngữ cách mạng vốn…trừu tượng ! )
    Trên thế giới, ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về " cái ăn " ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu t́nh. Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đă…đẻ ra chữ " ăn " thật to tổ chảng !
    Trong từ ngữ thông thường, chữ " ăn " lúc nào cũng thấy như người lănh đạo, nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm ǵ nhưng vẫn phải…đứng trên đứng trước ! – Ví dụ như " ăn quịt, ăn gian, ăn trộm, ăn cướp"
    …Tiếng " ăn "…ăn nhậu ǵ với những chuyện " quịt, gian, trộm, cướp ", vậy mà phải có lănh đạo " ăn " vào đó nghe nó mới…xuôi lỗ tai ! Rồi th́…ăn tùm lum, lúc nào ở đâu cũng thấy ăn: ăn giỗ, ăn cưới ( Hồi xưa c̣n nói "ăn đám ma " nữa ! ) ăn khánh thành, ăn lên lon, ăn Tết, ăn đầy tháng , ăn thôi nôi, ăn…hối lộ
    …Chỉ có " ăn " thôi, vậy mà cái miệng sao mà " lắm chuyện " !
    Bây giờ, xin nói đến " nói ".
    Con người nếu sống một ḿnh chắc không cần phải biết nói ! Thật vậy, biết nói để nói với ai ?
    Rồi, bởi v́ con người cần sống với con người nên mới phải "nói " để hiểu nhau.
    Mới đầu nói bằng…tay chân ( bây giờ gọi là " ra dấu " ) Lần hồi, chắc ra dấu…mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói ( Dầu sao, mỏi miệng vẫn…dễ chịu hơn mỏi tay ; cái trí khôn của con người bắt đầu…ló dạng ! )
    Cái miệng , ngoài chức năng " ăn " của Trời cho, bây giờ có thêm chức năng " nói " do con người đẻ ra v́ muốn người khác hiểu ḿnh nghĩ ǵ muốn ǵ.
    Con người mới sanh ra chưa biết nói, chỉ biết khóc ! Các nhà văn gọi đó là " tiếng khóc chào đời ".
    Hay quá ! Thật vậy, nếu không có tiếng khóc th́ làm ǵ có tiếng nói ? Rồi từ chỗ " oa oa " đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu. Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách, học nói cho có lễ độ, học nói cho thanh tao.
    Có một điều lạ là những tiếng…chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách " tài t́nh " !
    Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề, dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam c̣n dạy trẻ con hô khẩu hiệu, nói những lời " dao to búa lớn " theo…phong cách xă hội chủ nghĩa, nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu ḿnh nghĩ ǵ muốn ǵ.
    Cái "nói" – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm…cách mạng ! Than ôi !
    Nói về " nói ", con người nói thôi…đủ thứ. Nào là " nói thánh nói tướng "," nói láo nói phét ", " nói hành nói tỏi ", " nói trăng nói cuội "…Rồi " nói phang ngang bửa củi ", " nói dộng trong họng người ta", " nói trên trời dưới đất ", " nói mà cái miệng không kịp kéo da non ", " nói như con két "…v.v.
    . Cái miệng nói nhiều hơn ăn, bởi v́ ăn no rồi là không ăn được nữa chớ c̣n nói th́ có bao giờ bị…no nói đâu để mà phải ngừng ?
    Tóm lại, cái miệng là để ăn và để nói. Vậy mà chính cái miệng nó "hành" con người.
    Ông bà ḿnh hay nói :" Bịnh từ miệng mà vào, Vạ từ miệng mà ra ". Đúng quá !
    Tại v́ ḿnh ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại v́ ḿnh nói mới đụng chạm sanh chuyện. Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói ?
    Ở Việt Nam, Nhà Nước ta đă thấu triệt cái " chân lư " vừa kể cho nên đă…phân loại cái miệng : miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước.
    Cái miệng của nhân dân là cái miệng " ăn " c̣n cái miệng của Nhà Nước là cái miệng " nói ". Nhà Nước " quản lư " cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải, đúng tiêu chuẩn, để nhân dân đừng…bị bịnh !
    ( Bệnh từ mồm mà vào, đúng thế đấy…Ta đă học tập và triển khai cái chân lư ấy từ thời…không có ǵ để ăn cơ ! )
    C̣n " nói " th́ nhân dân không nên nói, bởi v́ " nói " là mang vạ vào thân đấy thôi.
    Để Nhà Nước nói, bởi v́ Nhà Nước, đă là đỉnh cao trí tuệ của loài người, biết nói thế nào để không bao giờ phải…mang vạ vào thân. Và bởi v́ cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ…ṃn, không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế.
    Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ…ngừng !
    Ngoài ra, Nhà Nước v́ thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân, tội nghiệp ! Một cử chỉ…đẹp như vậy mà thiên hạ cứ…vo tṛn bóp méo !
    Nếu " ăn " là để sống th́ " nói " là để cảm nhận rằng ḿnh đang sống. Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi…

    Tiểu Tử

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Chuyện di tản 1975

    Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài g̣n ra làm sao.
    Măi đến sau nầy, khi đă định cư ở Pháp, nhờ xem truyền h́nh mới biết !
    Sau đây là vài cảnh đă làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…
    Chuyện 1

    Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu.
    Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào.
    Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà c̣n kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như ḍng người trên cầu thang !

    Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nh́n thấy rơ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị ǵ hết, bà đang ḅ nặng nhọc lên từng nấc thang.
    Bà không dáo dác nh́n trước ngó sau hay có cử chi t́m kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một ḿnh. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó !
    Thấy vậy, một thanh niên tự động ḷn lưng dưới người bà già cơng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
    Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao h́nh ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ ǵ mà phải đi di tản ? con cháu bà đâu mà để bà đi một ḿnh ?
    rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày c̣n lại trên xứ định cư ra sao ? c̣n cậu thanh niên đă làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?
    .. . Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi v́ anh ta đă cho tôi thấy cái t́nh người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…
    Chuyện 2
    Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cơng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông.
    Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá.
    Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim.
    Nhờ máy zoom vào bà nên nh́n rơ nét mặt rất b́nh thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hăi ở chung quanh !
    Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nh́n theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…
    Bà già đó chắc đă quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, v́ bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá !
    Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả.
    Cái nón lá đă chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ?
    Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…
    Chuyện 3

    Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà c̣n trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống.
    Thiên hạ quay đầu nh́n nhưng vẫn hối hả đi qua, c̣n tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm !
    Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu.
    Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hơm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ.
    Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi v́ chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nh́n bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy
    - Người mẹ đó quưnh quáng ngước nh́n lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.
    Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nh́n thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi.
    Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói ǵ với nhau rồi nói ǵ với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên.
    Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực ḿnh rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem.
    Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
    Anh thứ hai đă lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.
    Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nh́n về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng.
    Họ quay qua người đàn bà, nói ǵ đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió !
    Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con.
    Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nh́n, rồi như hiểu ra, vội vă chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….
    Viết lại chuyện nầy, mặc dù đă hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đă làm.
    Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nh́n mấy anh lính Mỹ với cái nh́n có thiện cảm !
    Chuyện 4

    Cũng trên bến tàu. Cầu thang đă được kéo lên. Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn c̣n đầy người và cũng ồn ào.
    Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và v́ thấy tàu sắp rời bến nên càng quưnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn, mạnh ai nấy la nên không nghe được ǵ rơ rệt hết !
    Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hBên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác.
    Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn.
    Bỗng trên tàu tḥng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa.
    Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vă cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên.
    Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, ṭn ten dọc theo hông tàu. Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nh́n xuống.
    Người đàn ông ngước nh́n theo, đưa tay ra dấu như muốn nói :
    « Đi, đi ! Đi, đi ! ». Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất !
    Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang ṭn ten trên kia… Không có tiếng c̣i tàu hụ buồn thê thiết khi ĺa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !
    Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đă trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ? Cha con nó có gặp lại nhau không ?
    Nếu nó c̣n mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy ḍng nầy…

    Tiểu Tử

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Cơm Nguội

    Ông già đó lái xe đưa hai thằng cháu nội sáu bảy tuổi đi ăn MacDonal's.
    Bữa nay chúa nhựt, vợ chồng thằng con ông không có đi làm, nhưng v́ phải đi dự đám cưới của một người bạn vào buổi trưa nên thằng con ông nhờ ông đến nhà vừa giữ nhà vừa trông chừng hai đứa nhỏ.
    Nó đă điện thoại cho ông hôm tuần trước để…"xí chỗ" bởi v́ nó biết hai đứa em của nó lâu lâu cũng nhờ ông làm như vậy.
    Nhà ông chỉ cách nhà của các con ông có ba bốn chục phút xe hơi – nếu xa lộ không bị kẹt – nên việc đi lại không gây nhiều phiền phức. Ông sống một ḿnh, thành ra khi đứa con nào cần, gọi ông là ông " ừ " !
    Trừ phi ông đă hẹn lỡ với mấy ông bạn già đi đánh bài ở nhà ông nào đó, hay đi ăn phở ở khu 13 chợ tàu Paris…
    Giữ hai đứa cháu đến bốn giờ chiều vẫn chưa thấy cha mẹ chúng nó về. Giờ này phải cho chúng nó ăn cái ǵ – quen giữ mấy đứa cháu nên ông rành thông lệ đó.
    Ông đề nghị đưa chúng nó đi ăn MacDo's, hai đứa vỗ tay nhảy cẫng reo mừng.
    Vậy là ông chở chúng nó đi, sau khi viết ít chữ để lại trên bàn ăn cho vợ chồng thằng con ông biết.
    Nhà hàng nằm ngoài đồng nên có sân chơi rộng lớn với nhiều đu và cầu tuột.
    Giờ này thật đông khách, nhứt là trẻ con. Nhờ có băi đậu xe mênh mông nên ông già không phải khó khăn t́m chỗ.
    Vừa xuống xe, hai thằng nhóc chạy thẳng ra sân chơi. Ông già nói vói theo bằng tiếng Việt :
    - Hai đứa muốn ăn cái ǵ để ông nội lấy.
    Hai đứa không quay đầu lại nhưng nói to bằng tiếng Pháp :
    - Hamburger và coca.
    Ông lại hỏi :
    - Không lấy happy meal hả ?
    Hỏi như vậy, v́ thông thường trẻ con hay lấy món đó để có đồ chơi.Tụi nhỏ vừa trèo lên cầu tuột vừa nói lớn bằng tiếng Pháp :
    - Không ! Cái đó của con nít !
    Ông bật cười, vừa chửi thầm "cha tụi bây" vừa bước vào trong. Nối đuôi một lúc rồi ông mang mâm đồ ăn ra ngồi ở một cái bàn ngoài sân dưới nắng, cho ấm.
    Hai thằng cháu nội của ông đang chơi cầu tuột, la hét bằng tiếng Pháp, om ṣm.
    Trong đám trẻ tóc vàng, chúng nó tóc đen mắt hí nên dễ thấy. Ông nh́n theo tụi nó trèo lên tuột xuống, chen chúc với bầy tây con mà ông thấy thương.
    Hai thằng cháu nội của ông chỉ hiểu chớ không nói được tiếng Việt. Tiếng Việt, tụi nó nói được có hai tiếng " ông nội".( Đó là bây giờ, sau khi được ông sửa nhiều lần.
    Chớ hồi c̣n bốn năm tuổi, tụi nó gọi ông bằng " ông nại", nghe thấy cười lắm !)
    Thành ra, trong đối thoại giữa ông cháu, tụi nó nói tiếng Pháp, c̣n ông th́ dùng tiếng Việt.
    Ông nghĩ :" Cứ bắt tụi nó phải nghe tiếng Việt, kẻo không chúng nó sẽ quên. Rồi ḿnh sẽ đốc thúc ba tụi nó đưa tụi nó đi học nói và học viết nữa".
    Một lúc sau, thấy hai đứa nhỏ chơi đủ lâu, ông đứng lên vẫy tay gọi :- Tí ! Tú ! Lại ăn nè !
    Tụi nhỏ c̣n ráng tuột thêm hai lần nữa rồi mới chạy vào, mặt mày đỏ ửng, mồ hôi mồ kê. Ông nói :
    - Vô toa-lét rửa tay rửa mặt rồi ra ăn.
    Hai đứa gật đầu nhưng vẫn cầm ống hút chọc lủng nắp ly giấy, hút vài ngụm coca trước khi hí hửng đi vào bên trong.
    Ông mỉm cười nh́n theo mà nghe t́nh thương dào dạt trong ḷng
    …Ông nhớ lại ở bên nhà hồi xưa, hồi thời mà cha chúng nó bằng tuổi chúng nó bây giờ, ông cũng hay dẫn đi " ăn cái ǵ " lúc bốn năm giờ chiều chúa nhựt.
    Mà ở Việt Nam đâu cần phải lái xe đi cả chục cây số như ở xứ Pháp này. Cứ thả bộ ra đầu ngơ là có đủ thứ để " bỏ bụng " : cháo ḷng, ḿ, phở v
    …Hồi đó, khi được dẫn đi ăn, cha chúng nó cũng có bộ mặt hí hửng giống như tụi nó bây giờ.
    Vậy mà cũng đă gần bốn chục năm…
    Hai đứa nhỏ trở ra ngồi vào bàn ăn hamburger. Thằng lớn, tên Tí, để ư thấy ông nội không có hộp MacDo's nào hết, bèn hỏi :
    - Ông nội không ăn ǵ à ?
    - Không, ông không có đói.
    Ông cầm cái ly giấy đựng cà phê đưa lên :
    - Ông uống một cái cà-phê là đủ rồi.
    Thằng nhỏ, tên Tú, chen vào, miệng c̣n ngồm ngoàm hamburger :
    - Mấy người già kỳ cục lắm ! Ăn uống không giống ai hết !
    Thằng anh rầy :
    - Nói bậy ! Mày nói như vậy là không có lễ độ !
    Rồi nó lên giọng người lớn để dạy em, nói chậm răi :
    - Người ta nói : mấy người lớn tuổi không biết cách ăn uống. Mầy hiểu chưa ?
    Ông bật cười, chửi đổng " Cha mầy " !
    Thằng Tí không hiểu tiếng chửi đó nên hỏi :
    Ông nội nói cái ǵ vậy ? " Cha mầy " là nghĩa ǵ ?
    Ông đưa tay găi cổ, t́m cách giải nghĩa :
    - Ờ…ông muốn nói…Nghĩa là…Nghĩa là…
    Thấy ông nội nó có vẻ gặp khó khăn trong tiếng Việt, thằng Tí đề nghị :
    - Ông cứ giải nghĩa bằng tiếng Pháp đi, có lẽ dễ hơn đó !
    Ông gật đầu, nói bằng tiếng Pháp :
    - Ông muốn nói rằng…muốn nói rằng là … con dễ thương !
    Thằng nhỏ mỉm cười, vừa gật gật đầu vừa hí hửng nói :
    - Merci ! Merci !
    Thấy thương quá, ông chồm qua mặt bàn hôn lên má phinh phính của nó. Thấy vậy thằng em đ̣i :
    - C̣n con ! C̣n con !
    Ông bèn đưa tay ôm hai cái đầu cụng lại rồi hôn chúng nó trơ trất. Hai đứa rụt cổ cười lên hắc hắc.
    Trong khoảnh khắc đó, ông già cảm thấy không c̣n sự sung sướng nào bằng…
    Ăn xong, thằng Tí xin phép ông nội cho tụi nó tiếp tục chơi một lúc nữa.
    Ông vén tay áo nh́n đồng hồ rồi gật đầu. Hai đứa nhỏ vừa chạy đi vừa nói nửa tiếng tây nửa tiếng ta :
    " Merci ông nội !". Ông mỉm cười nh́n theo một lúc rồi mới đi vào bên trong lấy thêm một ly cà phê.
    Ngồi vào bàn, ông vừa nhăm nhi vừa nhớ lại thời ông c̣n nhỏ. Hồi đó, ông ở dưới quê với bà ngoại.
    Chiều nào đi học về, cũng bước vào bếp bốc một cục cơm nguội to bằng nắm tay rồi ra ngồi ngoài hiên ăn với miếng đường mía màu nâu sặm đen nhỏ bằng ngón chân cái. Vậy mà sao ngon vô cùng !
    Và ngày nào cũng vậy. Hể nghe đói – ngoài hai bữa cơm chánh – là cứ vô bếp lục cơm nguội.
    Lúc nào nấu cơm, bà ngoại cũng nấu nhiều. Bà nấu trong cái nồi đất và không biết nấu cách nào mà khi nguội cơm dính vào nhau chớ không bời rời.
    Cho nên chỉ cần cầm chiếc đũa bếp xắn xuống một cái là có ngay một cục cơm gọn bân !
    Nồi cơm nguội luôn luôn nằm trên đầu ông táo. "
    Để kiến đừng ḅ vô, v́ kiến sợ tro bếp". Hồi đó nấu bếp bằng củi nên bếp đầy tro. Lâu lâu, bà ngoại có hốt tro đổ bớt, nhưng vẫn chừa lại một lớp dầy để giữ than cho âm ỉ dùng " ghế" nồi cơm.
    Bà giải nghĩa :
    " Sôi vừa cạn nước là dập tắt lửa ngọn rồi cời than với tro ra khỏi chưn ông táo, bắc nồi cơm xuống đặt lên đó cho gạo nở. Như vậy kêu là ghế nồi cơm.
    Nấu cơm ngon hay không ăn thua ở cái chỗ biết ghế hay không biết ghế. Chỉ có vậy thôi !".
    Bà coi chuyện nấu cơm trong nồi đất và bằng lửa củi là chuyện dễ ợt. Điều quan trọng đối với bà ngoại là phải nấu dư dư ra một chút. "Cho thằng nhỏ nó có cơm nguội nó ăn".
    Nói như vậy chớ thỉnh thoảng bà cũng cho "thằng nhỏ" một khúc khoai ḿ hay một củ khoai lang…những thứ không phải hiếm – nhứt là ở vùng quê – nhưng v́ nhà nghèo nên những thứ như vậy cũng trở thành hiếm hoi cho lúc đói ḷng của " thằng nhỏ"…

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Nghĩ đến đó, ông già buông tiếng thở dài. Sao mà có thể nghèo như vậy được ?
    Bà ngoại chỉ có mấy nọc trầu, vài hàng cau, đôi ba cây ổi cây mít…
    Ngần đó thứ chỉ đủ cho hai bà cháu có hai bữa cơm rau khô mắm hằng ngày.
    Vậy mà bà ngoại cũng ráng nuôi cho ông đi học. " Cái thứ mồ côi, Trời bù cho cái khác.
    Thằng nhỏ sáng dạ học giỏi, bắt nó ở nhà chăn trâu sao đành". Vậy là ông phải cắp sách đến trường như mọi đứa trẻ khác và chiều về nếu không có củ khoai th́ vẫn c̣n có nồi cơm nguội...
    Thành ra, cơm nguội đối với thằng nhỏ nghèo là ông hồi đó, lúc nào cũng có giá trị như hamburger của hai thằng cháu nội của ông bây giờ.
    C̣n hơn thế nữa là nhờ có cơm nguội mà ông đă đi hết bậc tiểu học một cách trơn tru rồi sau đó thi đậu học bổng vào trường lớn ở Sàig̣n, cũng dễ dàng như bà ngoại nấu cơm trong nồi đất !
    Ông già vén tay áo xem đồng hồ rồi đứng lên gọi :
    - Tí ! Tú ! Về, tụi con !
    Hai đứa chạy lại mang mâm hộp không ly không dẹp vào trong rồi theo ông nội chúng nó ra xe.
    Về đến nhà th́ ba mẹ của hai thằng nhỏ cũng đă về rồi. Ba chúng nó hỏi bằng tiếng Việt :
    - Tụi con đi chơi có vui không ?
    Hai đứa gật đầu. Thằng Tí giành nói :
    - Ông nội cho tụi này chơi cầu tuột, chơi đu, lâu thật lâu. Đă luôn !
    Ba chúng nó quay sang ông già :
    - Tụi nó có ngoan không, ba ?
    - Ngoan chớ. Dễ dạy lắm.
    Mẹ chúng nó vừa đưa cho mỗi đứa một cái bánh sô-cô-la vừa nói bằng tiếng Pháp:
    - Mẹ tưởng tụi con không có đi ra ngoài nên mẹ mua bánh cho tụi con đây.
    Hai đứa vừa ôm mẹ hôn vừa nói
    " Cám ơn ! Cám ơn !" tía lia. Thằng Tú bẻ cái bánh của nó ra làm hai rồi đưa phân nửa cho anh nó :
    - Ăn với Tú nè ! Để dành cái bánh của Tí lác nữa ăn !
    Thằng anh vui vẻ cầm lấy phần bánh nói " merci" rồi vừa hôn lên má em vừa nói bằng tiếng Việt :Cha mầy !
    Mẹ nó giật ḿnh, trừng mắt, la lên bằng tiếng Pháp :
    - Tí ! Sao con chửi nó ?
    - Con đâu có chửi. Con nói nó dễ thương mà !
    - " Cha mầy " là tiếng chửi đó !
    - Hồi năy, ông nội nói " cha mầy là dễ thương " !
    Ông già bật cười trong lúc mọi người đều ngạc nhiên nh́n ông không hiểu. Ông nói :
    - Ờ ! Hồi năy ba có giải nghĩa như vậy khi thằng Tí nói một câu dễ thương.
    Thật ra, hai tiếng đó tùy trường hợp và tùy cách nói mà thành tiếng chửi hay tiếng mắng yêu, tụi con hiểu không ?
    Mẹ chúng nó quay sang hai con, nói bằng tiếng Pháp :
    - Tiếng đó chỉ có người lớn mới có quyền dùng thôi. Tụi con không được nói, nghe chưa ?
    Thằng Tí gật đầu, rồi vừa kéo thằng em đi vào trong vừa càu nhàu :
    - Ồ…tiếng Việt Nam rắc rối quá !
    Mấy người lớn nh́n nhau mỉm cười. Ông già nói, giọng nghiêm trang :
    - Ba nghĩ tụi con nên sắp xếp th́ giờ để chở tụi nhỏ đi học nói và học viết tiếng Việt. Ở Paris thiếu ǵ chỗ dạy.
    Ngoài ra, ba cũng muốn nhắc tụi con thường xuyên nói tiếng Việt với chúng nó thay v́ dùng tiếng Pháp.
    Để cho chúng nó đừng quên. Ḿnh đi lưu vong, bỏ hết mất hết.
    Chỉ c̣n có tiếng nói mang theo mà cũng để cho mất luôn…th́ ḿnh sẽ thành ra cái giống ǵ, hả các con ?
    Giọng ông già bỗng như nghẹn lại.
    Ba mẹ tụi nhỏ chừng như xúc động , làm thinh. Yên lặng một lúc, mẹ thằng Tí vừa đi vào bếp vừa nói :
    - Để con đi làm cơm. Ba ở lại ăn với tụi con nghen.
    - Không, con. Chơi một chút rồi ba về.
    Ba tụi nhỏ rót trà vào tách đưa cho ông già :
    Biết ba thích uống trà nên con có pha sẵn b́nh Ô long cho ba đây.
    - Ờ…Cám ơn con !
    Ông già hớp một hớp, đặt tách xuống, gật gù :
    - Ùm…Ngon !
    Rồi ông tiếp :
    - Hồi năy, ở ngoài Mac Do's, tự nhiên sao ba nhớ lại ba hồi nhỏ. Hồi đó, v́ nghèo nên ba đâu có quà bánh ǵ để ăn.
    Ba chỉ biết có cơm nguội ăn với đường mía, loại đường cục đậm đen nh́n không thấy thèm mà khi cắn vô mùi mật mía thơm phức làm tươm nước miếng.
    Ông già ngừng nói đưa tách lên môi hớp một hớp trà, làm như ông vừa bắt gặp lại vị ngọt đậm đà của cục đường đen và ông cần một hớp trà để đẩy đưa cho hậu vị…
    Người con ông ngồi đối diện, uống trà trong im lặng. Anh biết cha anh đang sống lại với dĩ văng nên không dám làm xáo trộn gịng suy tư của cha.
    Ông già nói tiếp :
    - Hồi thời đó bà ngoại của ba nấu cơm trong nồi đất, nhúm lửa bằng giăm bào, chụm bằng củi. Muốn cho lửa bắt phải hít hơi đầy phổi rồi dùng ống trúc mà thổi nhiều lần.
    Ống trúc đó gọi là " ống thổi". Khi sử dụng, phải để ư. Bởi v́ ống thổi có một đầu sạch và một đầu dơ. Đầu sạch là đầu mà ḿnh chúm môi kê vào để thổi, c̣n đầu dơ là đầu mà ḿnh thọc vào chỗ có lửa.
    Đầu đó luôn luôn bị cháy nám đen và dính tro bụi.
    Người không biết, thổi ở đầu dơ, một lúc sau mồm mép dính lọ đen thui mà không hay !
    Ông già khịt mũi cười rồi mới tiếp :
    - Rồi phải đợi cơm sôi để hạ lửa, sớm một chút là cơm nhăo, trễ một chút là cơm khê. Nấu cơm cực lắm chớ không phải như bây giờ nấu bằng nồi điện, chỉ cần nhận có cái nút !
    Ông ngừng nói, cầm tách lên hớp mấy hớp trà. Ba thằng Tí cũng đẩy đưa :
    - Như vậy mới là tiến bộ, chớ ba.
    - Dĩ nhiên. Đó là điều cần thiết cho cuộc sống. Bây giờ mà bắt mấy bà mấy cô nấu cơm bằng nồi đất, bằng lửa củi…chắc họ nổi loạn !
    Ba muốn nhắc lại chuyện nấu cơm hồi trước là để cho con thấy trong hột cơm hồi đó có chút công sức
    của người nấu, có chút t́nh người làm cho hột cơm có giá trị hơn hột cơm " nhận nút " của thời bây giờ. Chỉ có vậy thôi.
    Ông già ngừng nói, nh́n thằng con một chút rồi tiếp :
    - Nhưng chuyện mà ba muốn nói ở đây là chuyện " cơm nguội" . nguội là một thứ chẳng có ǵ hấp dẫn !
    Cho dù nó có nằm trong nồi đất hay trong nồi điện ǵ, nó cũng không gợi thèm như tô phở hay tô ḿ. Nó không có chỗ đứng trong hàng quà bánh. Chẳng ai để ư tới nó hết !
    Vậy mà khi ḿnh đói và chẳng có ǵ ăn th́ cục cơm nguội lại trở thành " có giá" !
    Nó như loại bánh xe xơ-cua của xe hơi : b́nh thường chẳng ai nh́n đến, nhưng khi bị xẹp bánh mới thấy cái bánh xơ-cua, dù đă ṃn lẵn, thật hữu ích vô cùng.
    Ông già lại ngừng nói, tự tay rót trà vào tách, chậm răi như để cho thằng con có thời giờ " thấm " những ǵ ông muốn nói. Sau một hớp trà, ông tiếp :
    - Con thấy không ?
    Cục cơm nguội cũng có cái giá trị của nó đó chớ !
    Ngoài ra, khi ăn cục cơm nguội, đối với những ai chỉ biết nồi cơm điện chớ chưa từng biết cái nồi đất như tụi con chẳng hạn, th́ cục cơm nguội chẳng gợi lên h́nh ảnh ǵ khác.
    Nhiều lắm là chỉ gợi lên h́nh ảnh cái bánh xơ-cua thôi !
    C̣n như đối với những người như ba, nhai cục cơm nguội là nhớ công ơn người thổi lửa nấu cơm nuôi ḿnh. Nhai cục cơm nguội là nhớ cái gốc nghèo của ḿnh.
    Cái gốc mà từ đó ba đă cố gắng vươn lên để về sau, ở Sàig̣n, tụi con mới có đủ thứ quà bánh bỏ vào bụng khi cần, và để bây giờ, ở đây, tụi thằng Tí thằng Tú mới có hamburger .
    Con thấy không ? Cơm nguội đâu phải chỉ là cơm nguội !
    Dứt lời, ông già đứng lên cầm tách trà uống một hơi. Ông đặt tách xuống rồi nh́n ra ngoài :
    - Thôi, ba về kẻo tối. Già rồi, mắt mũi dở lắm, con à.
    Rồi ông hướng vào trong, nói lớn :
    - Ông nội về nghe tụi con !
    Tụi nhỏ ló đầu ra cửa buồng nói nửa tiếng Pháp nửa tiếng Việt " Au revoir Ông Nội".
    Có tiếng mẹ chúng nó từ trong bếp vọng ra
    :" Dạ ! Ba về. Lái xe cẩn thận nghen ba !"
    Ra đến cửa, ông già đưa tay bắt tay thằng con. Anh ta cầm tay cha, vừa siết mạnh vừa nói :
    Cám ơn ba ! Cám ơn !
    Trong cái siết tay đó, h́nh như người con muốn nói lên một điều ǵ…Anh ta đưa ông già ra xe, đứng nh́n theo chiếc xe đi lần ra ngơ trong ánh hoàng hôn chập choạng.
    Xe đă đi khuất mà anh ta vẫn c̣n nh́n theo hướng đó, ân hận sao hồi năy ḿnh không nói được một lời ǵ để cho cha hiểu rằng ḿnh thương cha vô cùng…thương vô cùng…
    Trên đường về nhà, ông già lái xe chậm răi. H́nh ảnh cục cơm nguội vẫn c̣n vươn vấn đâu đó ở trong ḷng.
    Bỗng ông thở dài, lẩm bẩm
    :" Ḿnh, bây giờ, cũng chỉ là một thứ cơm nguội đối với các con.
    Tụi nó chỉ phone tới, khi nào tụi nó cần…"
    Con đường trước mặt ông sao thấy như dài thăm thẳm…

    Tiểu Tử

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Đi Xe Đ̣ Đi Xe Ôm

    Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tṛn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam.
    Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế
    ( Thằng em này " biết làm ăn " nên bây giờ nó khá lắm ) Kỳ này về một ḿnh, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
    Sau một tuần ở G̣ Dầu với má tôi ( G̣ Dầu quê tôi thuộc tỉnh Tây Ninh, nằm cách thành phố 63 km ) thấy c̣n năm hôm nữa mới tới Tết, tôi bèn sửa soạn xuống Sài G̣n để đi thăm vài người bạn.

    Lần này, tôi muốn đi bằng xe đ̣ ( bây giờ người ta gọi là " xe khách " - trong bài viết này tôi vẫn dùng từ " xe đ̣ " cho?dễ hiểu ! ) Một thằng cháu - hồi trước làm thầy giáo, bây giờ sửa xe đạp và bán sách vở học tṛ - nói :
    - Để cháu lấy Honda chở chú Hai lên bến xe kiếm xe gởi chú đi.
    - Khỏi cần, chú đi một ḿnh được.
    Nó ph́ cười :
    - Cái tướng Việt Kiều của chú lên đứng lớ ngớ trên đó, tụi nó dám chém nhẹ vài chục ngàn cái vé đi thành phố thay v́ chỉ có tám ngàn thôi. Tụi nó bây giờ "mánh" lắm chú ơi !
    Vậy là nó chở tôi lên bến xe đ̣ ( Ở quê tôi, v́ có con sông Vàm Cỏ Đông chảy ngang, nên dân chúng thường nói " trên " và " lên " để chỉ những nơi nào nằm về phía thượng lưu con sông - đối với khu chợ nằm ở giữa - và " dưới " hay " xuống " để chỉ những xóm nằm về phía hạ lưu ).
    Ở bến xe, thằng cháu nói :
    - Chú đứng đây giữ dùm cháu cái Honda. Để cháu " thả " một ṿng coi.Trong lúc nó " thả một ṿng ", tụi bắt mối hai ba đứa rà rà lại :
    - Đi thành phố hả chú ? Chạy liền giờ nè !
    Thằng xạo đó chú ! Xe nó chưa tới " tài ". Xe cháu ḱa, xe đầu vàng đang rồ máy đó chú. Đi chú ! Cháu xếp chỗ tốt đằng trước cho chú, nè !
    Vừa nói, thằng nhỏ vừa nắm cái ba-lô của tôi kéo đi trong lúc thằng kia cũng lôi về phía nó. Tôi rị lại la lên :
    - Tao không có đi xe đ̣ ! Tao đợi thằng cháu. Bộ tụi bây không thấy xe Honda đây sao ?
    Một thằng khác, có vẻ anh chị, " xẹt " vô can thiệp :
    - Buông ra ! Tụi bây làm ǵ vậy ? " Quậy " hả ?
    Trong lúc hai tên kia bỏ đi, nó hạ giọng thân mật :
    - Chú Hai đi thành phố hả chú Hai ?
    Tôi lắc đầu, lại chỉ cái Honda, nói :
    - Tao đợi thằng cháu chở đi công chuyện.
    Thằng nhỏ bỏ đi. Tôi nh́n theo nó mà nghe ngượng vô cùng. Mấy thằng nhỏ bắt mối cỡ tuổi hai thằng cháu nội tôi thôi, vậy mà tôi sợ ǵ lại phải nói trớ là không đi thành phố ?
    Có lẽ tại v́ mấy chục năm nay ở xứ người, tôi đă sống quen với cái xă hội có tổ chức, có trật tự, nên tôi không biết cách ứng xử phù hợp với môi trường chụp giựt mánh mung này.
    Cho nên phản ứng của tôi là né ! Không biết phải làm sao, thôi th́ né tránh đi cho nó xong chuyện ! Tự nhiên, tôi thở dài.
    Thằng cháu tôi dẫn lại một người đàn ông c̣n trẻ gầy nhom, giới thiệu :
    - Thằng Đực nè chú Hai. Nó lái xe cho cậu Năm Bộn. Nó là chồng con Hường, con của chị Ba Đầy ở xóm nhà máy đó chú nhớ hôn ?!!
    Tôi mỉm cười gật gật đầu " ờ " cho lấy có. Thằng cháu nói tiếp :
    - C̣n đây là chú Hai con bà Tám, mầy kêu ổng bằng ông lận.
    Thằng Đực chấp tay xá :
    - Dạ, lâu nay con có nghe nói ông Hai ở bên Tây, bây giờ mới gặp. Về chơi hả ông Hai ?
    Rồi không đợi tôi trả lời, nó vói tay xách cái ba lô :
    - Ông Hai đi theo con. Xe con đằng nầy nè.
    Thằng cháu tôi dặn vói :
    - Xuống dưới nhớ kiếm xe ôm cho ổng, nghe mậy !
    - Được rồi ! Cậu ba yên chí !
    Thằng Đực dẫn tôi lại xe của nó, giới thiệu tôi cho hai thằng cỡ mười tám đôi mươi đang đứng hút thuốc ở đầu xe

    - Đây là ông Hai, con bà cố ở đường đất đỏ, đó ! C̣n đây là hai thằng em vợ con, tụi nó vừa là phụ xế vừa là lơ nữa.
    Rồi nó đỡ tôi lên đưa lại ngồi phía tay trái cách chỗ tài xế hai hàng băng.
    Trên xe đă có nhiều người ngồi, chắc họ quen nhau nên nghe nói chuyện rân như họp chợ !
    Chiếc xe đ̣ là xe loại đầu bằng, có hai cửa lùa cho hành khách lên xuống. Chỗ ngồi hẹp té, tôi đo vừa đúng hai gang tay. Trên kiếng chắn gió trước mặt tài xế, về phía phải, có viết mấy hàng chữ bằng sơn đủ màu.
    V́ tôi ngồi trong xe nên phải đọc ngược, nhưng vẫn đọc được :
    SG-G̣ dầu ....
    Chính giữa xe, ngang ngang với đầu anh tài xế, có một cái lồng sắt hàn dính lên trần, trong đó có cái télé.
    Tôi tự hỏi :" Vidéo th́ c̣n hiểu được, chớ Karaoké th́ hành khách hát hí ra làm sao ?"
    Thật là mới mẻ quá ! Dưới chân tấm kiếng chắn gió, cũng ngay chính giữa, có gắn một kệ nhỏ, trên đó có một tượng Phật Bà, một b́nh bông, một b́nh cắm nhang và ba chung nước.
    Tất cả mấy món vừa kể đều được gắn xuống mặt kệ bằng băng keo chằng chịt ! Cho nó đừng nhúc nhích hay lật đổ khi xe chạy hay khi xe thắng gắp.
    Thằng Đực lên ngồi, đề cho máy chạy, rồi cứ rồ máy từng chập giống như làm cho nóng máy. Hai thằng lơ đứng dưới đất la ó :

    - Lên đi bà con ! Chạy à ! Chạy à !
    Tài xế sang số cho xe nhúc nhích nhúc nhích, trong lúc hành khách cứ lần lượt trèo lên xe tỉnh bơ không thấy có chút ǵ hối hả. Không thấy ai bán vé, thiên hạ cứ lên xe thấy ghế trống là ngồi.
    Hàng hoá mang theo lỉnh kỉnh để đầy hành lang chính giữa. Những người lên sau phải bước choàng ngang để đi !
    Một bé gái cỡ mười hai mười ba tuổi, lên xe với hai bao ni-long lớn đựng đầy dép, loại dép cao su Nhựt Bổn.
    Nó ngồi vào ghế trống cạnh tôi. Vừa đặt đít xuống nó vừa trao cho tôi một bao dép, nói :
    - Ông ngoại giữ dùm con.
    Nó làm một cách tự nhiên, chẳng thấy một chút ngượng nghịu ǵ hết. C̣n tôi th́ thật ngỡ ngàng bối rối không biết phải làm sao ? Vậy mà tôi cũng ôm bao dép vào ḷng, ôm một cách máy móc ! Tôi biết nó " đi " hàng lậu
    ( Xưa nay, G̣ Dầu được biết tiếng nhờ có chợ trời hàng lậu ở biên giới Cao Miên ) nhưng tôi không thể tưởng tượng được một bé gái mới mười hai mười ba tuổi mà đă đi buôn lậu và c̣n bắt người khác giữ hàng lậu giùm ḿnh một cách tỉnh bơ coi như chuyện b́nh thường !
    Xă hội bây giờ thật quá nhiều thay đổi, mà tôi th́ quê trân, giống như " một thằng mán ra chợ " !
    Thằng Đực rồ máy cho xe chạy tới trong lúc hai thằng lơ phóng lên xe - mỗi thằng một cửa - vừa phóng vừa la " Bà con ơi ! Chạy à ! Chạy à !". Xe chạy được mươi thước, ngừng lại, máy rồ từng chập một lúc rồi xe lui về vị trí cũ !
    Hai thằng lơ nhảy xuống đất, miệng vẫn bô bô : " Lên đi bà con. Chạy liền giờ nè !". Hành khách vẫn lai rai từ tốn leo lên xe?

    Mươi phút sau th́ xe lại chạy. Lần này, nó ra khỏi bến xe, chạy rề rề. Đến ngả ba ( Chỗ này có đường xuống chợ, có đường vô xóm Mới, nhưng vẫn được gọi là "ngả ba" !) nó rước một vài người khách rồi chạy thẳng về hướng thành phố.
    Tưởng chạy luôn, té ra xuống khỏi Trâm Vàng - cách ngả ba lối ba cây số - nó quay đầu lại chạy về bến đậu. Lại nhúc nha nhúc nhích một lúc lâu đến khi có tiếng tu hít thổi
    ( Chắc là hiệu lịnh của cán bộ điều hành bến xe ) xe lại rồ máy chạy. Lần này, đúng là nó chạy thiệt bởi v́ nó không có rề rề như hồi năy ! Tôi thở cái kh́.?
    Xe không có bán vé, nhưng có một chị đi thâu tiền. Cái hay của chị này là chị ta nhớ người nào đă thâu rồi người nào chưa.
    Cho nên trong suốt " hành tŕnh " trèo qua trèo lại trên những kiện hàng nằm ngổn ngang dọc hành lang để thâu tiền, không thấy ai phàn nàn phản đối ǵ hết.
    Xe đang chạy, bỗng thấy thằng lơ cửa trước đứng thẳng lên mở dây nịt, kéo phẹt-mơ-tuya... cởi quần !
    Hành khách tỉnh bơ. Có lẽ trên xe chỉ có một ḿnh tôi là ngạc nhiên trố mắt nh́n.
    Một cô gái ngồi gần đó đưa cho nó mấy cây thuốc lá " 555 " và một nạm ṿng thun, nó cầm lấy, xỏ ṿng thun vào hai chân, cách khoảng nhau độ hơn một tấc, rồi nhét mấy cây thuốc vào đó, dài xuống mắc cá và ôm tṛn chân từ mặt trong ra mặt ngoài. Trông nó giống Robocop của phim Mỹ !
    Th́ ra thằng lơ giấu hàng lậu dùm cô gái. Nó vừa mặc quần xong là đến lượt thằng lơ cửa sau. Nhưng thằng này quá gầy nên nó không cần cởi quần.
    Nó kéo ống quần đ́-rét lên tới bẹn rồi làm y như thằng trước. Thằng này th́ " cao cấp " hơn, v́ nó c̣n " chêm " ṿng theo thân ḿnh tới năm cây thuốc lận ! Xong nó khệnh khạng đi về hướng cửa sau.
    Tôi nh́n theo, phục quá !Xe vừa chạy vừa bóp kèn, đường trống vẫn bóp kèn. Làm như đă thành cái tật ! ( Ở Việt Nam bây giờ, chạy xe hơi, xe gắn máy trên đường gọi là " tham gia lưu thông ", nghe thật là văn vẻ - ai ai cũng bóp kèn, chạy ngoài đồng hay chạy trong thành phố ǵ cũng vậy hết. Lạ lắm ! )

    C̣n hai thằng lơ th́ hể thấy có người chạy lạng quạng phía trước th́ ḷn người ra ngoài, vừa la to " Vô ! Vô !" vừa vỗ vào thùng xe đùng đùng.
    Làm như kèn xe không đủ cho người ta nghe vậy ! Thấy ai đứng lớ ngớ đàng xa bên lề đường như có vẻ đón xe th́ lơ hét to cho tài xế " Bà già đó ! Bà già đó !" hay " Con mẹ cầm nón đó ! Con mẹ cầm nón đó !".

  6. #6
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Nếu là hành khách đưa tay ngoắc th́ xe chạy chậm lại, rề sát vào. Thằng lơ phía trước mở cửa rồi một tay nắm cây cột sắt nằm cạnh cửa lùa, lấy thế nghiêng nguời xuống hốt người khách đẩy vào trong xe trong lúc xe vẫn tiếp tục lăn bánh chớ không ngừng lại ( Sau này tôi mới biết rằng xe đ̣ không được phép rước khách ngoài những nơi đă được ấn định bởi chánh quyền.

    V́ vậy xe không được ngừng dọc đường ngoại trừ khi xe ăn-banh !) Thằng Đực vừa lái xe, vừa bóp kèn, vừa lách tránh những xe khác - đủ loại : Honda, xe đạp, xe thùng, xe ba gác, xe ḅ, xe ngựa... - vừa?liếc dài theo lề đường để " bắt " khách.
    Xe đang chạy ngon lành ( 50 km/giờ, tốc độ tối đa ấn định bởi Nhà Nước ) bỗng nó " nhả ga " chạy bớt lại và la lên :" Giao thông nghen !
    Giao thông nghen ! Lấy tay lấy đầu vô bà con !".
    Hai thằng lơ cũng la theo :" Đừng ló đầu ra nghe bà con ! Giao thông đó !". Xa xa về phía trái, thấy có hai ông công an giao thông ngồi chàng hảng trên xe mô-tô dưới tàn cây bên lề, hút thuốc.
    Khi xe chạy ngang qua, mấy ổng chỉ nh́n theo cười cười, chắc hài ḷng với sự biết " chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông " của tài xế Đực !
    Đường xuống thành phố, ngày xưa, hai bên là ruộng lúa ruộng mía và giồng rau cải.
    Bây giờ nhà cửa cất dài dài, đồng ruộng c̣n rất ít. Quán ăn, quán nhậu th́ quá nhiều. Phần lớn mang bảng hiệu rất thơ mộng như : " Hẹn ḥ ", " Vườn Thúy ", " Quán Trăng "
    Làm như bây giờ người ta thèm được?" phiêu phiêu " để quên đi một phần nào cuộc sống xơ cứng của hiện tại !
    Bến xe Trảng Bàng nằm trước sân banh. Xe đ̣ vừa vào bến th́ một bầy trẻ con bán dạo ùa lên xe như ruồi, rao hàng ó trời ! Trong xe bỗng ồn ào như cái chợ.
    Nhiều đứa nhỏ mang hàng đầy hai vai. Hàng đựng trong những túi ni-long nhỏ bằng nắm tay, miệng cột túm lại bằng ṿng thun. Mỗi loại được xỏ chung với nhau thành một đùm.
    Tụi nhỏ đeo nhiều đùm như vậy lên hai vai, nhiều đến nỗi không c̣n thấy cái cổ !
    Chỉ c̣n thấy cái đầu nhỏ ḷi ra trên đống túi ni-long tṛn tṛn.?
    Tụi nhỏ bán loại này rao hàng có ca có kệ. Rồi v́ muốn cho " có ca có kệ " nên nhiều tiếng để sai dấu, tôi nghe mà không hiểu hàng ǵ và hàng ǵ !
    Phải nghe vài lần mới?" nắm bắt " được : " Sâm lạnh. Thuốc lá. Huynh gum. Trứng cúc. Bánh tráng muối. Nem chay. Đây?" Nếu có người mua, đứa nhỏ cầm túi ni-long giựt mạnh cho đứt sợi thun rồi trao cho khách, nhanh gọn lắm !
    Ngoài ra, có những đứa bán " chuyên ngành " hơn, bán một thứ một, như chỉ bán giấy số hay thơm gọt sẵn, hay bánh tráng bánh phồng, hay thuốc lá..... đủ thứ.
    Đứng đầy xe như vậy mà khi xe rồ máy ĺa bến th́ tụi nó đứa trước đứa sau phóng xuống như tṛ đu bay !
    Thấy chết như không !
    Xe chạy chậm chậm, rước vài người ở khúc cua Trảng Bàng.
    Đến Cầu Ông Chừa - cách Trảng Bàng độ năm ba cây số - xe quay đầu chạy về bến trước sân banh !
    Rồi cứ nhúc nha nhúc nhích để lấy thêm hành khách. Mấy đứa nhỏ lại ùa lên rao hàng. Độ hai mươi phút sau, xe lại lăn bánh. Lần này chạy thiệt.
    Trên đường lúc nào cũng có người. Xe đạp, xe Honda ( Bây giờ, " Honda " là tiếng gọi chung cho xe hai bánh có gắn máy ) chạy loạn. Hai bên đường, thỉnh thoảng có bảng đề " Bia tươi " đặt trên lề trước quán nhậu.
    Tôi đă nghe nói " bia hơi ", " bia ôm ", nhưng loại " bia tươi " này là lần đầu !
    Khều thằng lơ, tôi hỏi :
    - Bia tươi là ǵ vậy cháu ?
    Nó bật cười :
    - Là bia làm tại chỗ, làm ngày nào là nhậu ngày nấy. Để vài ba bữa mà đớp vô là đi luôn à ông Hai !
    Tôi gật gật đầu nhưng trong ḷng sao nghe buồn chi lạ : bây giờ, đến " cái nhậu " cũng?" không giống ai " hết !
    Bỗng thằng Đực vừa bớt ga rà thắng vừa la lên :
    - Kinh tế ! Kinh tế ! Bà con.?
    Trong xe, hành khách nhốn nháo. Kẻ th́ đút giấu hàng dưới băng mặc dù ở đó đă đầy đồ, người th́ chèn nhét hàng trong hốc trong kẹt, dưới đít mấy kiệng hàng rau cải gà vịt.
    Mấy bà mấy cô th́ nhét trong áo trong quần chẳng thấy có chút ǵ xấu hổ hết !
    Tôi nh́n con bé cạnh tôi, nó cười trấn an :
    - Ông ngoại đừng lo. Mỗi người có quyền đi một bao dép. Con đi hoài hà !
    Tôi " ờ " rồi hỏi một cách máy móc :
    - Bộ con không có đi học hả ?
    Nó cười rất tự nhiên :
    - Đi học rồi lấy ǵ ăn, ông ngoại ?
    Tôi xúc động, không dám nh́n gương mặt dễ thương đó nữa, tôi nh́n vội ra ngoài.
    Xe đă đậu lại. Bên kia đường, có một xe hàng nằm sau một xe Jeep. Hai ông công an kinh tế mặc sắc phục ( họ kiểm soát hàng lậu ) đang " làm việc " dưới tàn cây vệ đường với mấy người mà tôi đoán là lơ và tài xế của xe hàng.
    Thằng Đực cầm một xấp giấy tờ xum xoe chạy qua đó, chen vào chỉ chơ nói năng. Một lúc sau, thấy nó khúm núm cúi chào mấy cái rồi vui vẻ chạy trở về trèo lên xe sang số chạy thẳng !
    Xe chạy không bao nhiêu xa, hành khách chộn rộn móc kéo hàng giấu hồi năy cho vào bao vào bị.
    Hai thằng lơ cũng cởi quần lấy cây thuốc ṿng thun trả lại cô gái, vừa làm vừa tṛ chuyện nói cười. Con nhỏ ngồi cạnh tôi kéo cái bao dép tôi đang ôm về phía nó, chẳng nghe một lời cám ơn.
    Mọi người đều hành động một cách tự nhiên, b́nh thường. Tôi bỗng thấy tôi không giống ai hết. Tôi là người " bất b́nh thường ", ngay trong ḷng quê hương mà sao thấy thật là lạc lơng !
    Xe ngừng ở Suối Sâu, hai thằng lơ - đứa trên mui, đứa dưới đất - xuống hàng : bao, bị, giỏ tre, cần xé lổn ngổn ( Những món này chắc của bạn hàng quen gởi và đă chất lên đó trước khi xe vào bến G̣ Dầu )
    Vừa làm, thằng lơ trên mui vừa nói lớn cho mấy người đang bu lại nhận hàng :" Hai cái cần xé nầy của d́ Ba. Cái giỏ bội này cũng của bả nữa.
    Mấy thứ tôi liệng xuống đây của cô Bảy nghen. Rồi ! Xong ! Bây giờ là đồ của chú tư Xáng ".
    Xe chạy tiếp. Bon bon 50 km/ giờ. Đến Củ Chi ngừng lại để xuống hàng lần nữa. Con nhỏ ngồi cạnh tôi xuống ở đây. Nó đứng lên, xách hai bao dép đi, không nói một lời, cũng không nh́n lại. Nó làm tự nhiên như tôi không có mặt trên xe !
    Sau khi xuống hàng, xe chạy thẳng về thành phố, không ngừng ở trạm nào nữa hết.
    Tôi đoán :" Trên mui chắc không c̣n hàng ".
    Bến xe Tây Ninh nằm ở Bà Quẹo. Bến này rộng lắm, vây quanh bởi một tường rào.
    Khi xe đ̣ quẹo vào, thấy người ta chạy theo lố nhố. Chừng xe đậu rồi, nghe họ mời mọc tía lia mới biết họ là những người lái xe ôm, xe ba gác đang tranh nhau kiếm mối chở đi.
    Thằng Đực nói :
    - Ông Hai ngồi đây, đừng đi đâu hết. Để con kiếm mấy thằng xe ôm quen cho ông Hai.
    Tôi nh́n đồng hồ thấy 10 giờ 20. Hồi ở G̣ Dầu, tôi lên ngồi trên xe lúc 8 giờ sáng. Tính ra, tôi đi 63 km mất hết hai giờ hai mươi phút !
    Một lúc sau nó dẫn đến một người đàn ông cỡ tuổi nó, vừa vỗ vai người đó vừa nói :
    - Thằng này tên Chín, ở cùng đơn vị với con hồi trước. Nó đàng hoàng lắm, ông Hai. Mà ông Hai về đâu vậy ?
    - Ông về nhà thằng cháu ở khu Đại học Phú Thọ.
    Thằng Đực lại vỗ vai bạn :
    - Tao giao ông Hai cho mày đó. Tính tiền cho có tư cách nghe mậy.
    - Yên chí?
    Vừa nói thằng Chín vừa cầm ba lô của tôi :
    - Ông Hai đi theo con.
    - Ủa ? Xe của cháu đâu ?
    - Dạ để ngoài kia, chớ đâu được phép đem vô đây, ông Hai. Cấm mà !Vậy là mấy phút sau, tôi " ôm " về nhà thằng cháu. Đó là lần đầu tiên tôi đi xe ôm.
    Ở thành phố, người ta thường đi xe ôm, nếu chỉ đi có một ḿnh. Xe ôm rẻ hơn xe taxi nhiều và nhanh hơn nhờ nó ḷn lách dễ. Biết như vậy nên sáng hôm sau tôi ra đường đón xe ôm để đi thăm bạn bè.?
    Nếu xích lô và taxi dễ " nhận diện " nhờ h́nh dáng và chữ " taxi " bên hông, th́ xe ôm rất khó biết. Bởi v́ trên đường lúc nào cũng đầy người chạy Honda, chạy xuôi chạy ngược, không có dấu hiệu đặc biệt ǵ hết th́ biết ai " ôm " hay ai không " ôm " ?
    Nếu xe ôm được sơn một màu ấn định, hay người lái xe có gắn một cái ǵ trên ngực trên lưng, hay ít ra cũng đội nón kết có in hai chữ " xe ôm " th́ dễ cho ḿnh nh́n ra, để ngoắc cho đúng. Đằng này, ai cũng như ai.
    Ngoắc đại mấy lần thấy " trật ch́a ", tôi bèn đổi " chiến thuật ". Tôi bước ra đứng trên mép vỉa hè, mặt làm ra vẻ dáo dác nh́n xuôi nh́n ngược như đang t́m xe ôm trong luồng người chạy Honda. Thấy một người vừa chạy vừa nh́n dài dài theo phố, tôi mừng rỡ vẫy tay ra dấu.
    Anh ta chạy luôn. Vậy là anh ta đang t́m cái ǵ khác chớ không phải t́m khách hàng. Tôi lại làm bộ dáo dác cho người khác để ư. Lần này có một ông tấp vô, mỉm cười hỏi :
    - Đi không ông Hai ?
    Tôi gật đầu, nói địa chỉ, trả giá - căn cứ trên giá đi hôm qua - rồi ôm đi ( Gọi là " ôm " chớ hành khách không có ôm người lái. Nhiều người không biết, cứ nghĩ rằng trèo lên xe là phải ôm ! Cho nên, khi trở về Paris thuật lại vụ đi xe ôm, vợ tôi hỏi :" Có đàn bà lái xe ôm hông ?" )
    Trên đường, xe chạy như loạn. Hai luồng ngược chiều nhau lấn ép ḷn lách, bóp kèn như điên !
    Thấy tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào !May quá, ông lái xe của tôi - khá trông tuổi - chạy từ tốn.
    Ổng cứ men theo lề mà chạy và đặc biệt là không nghe ổng bóp một tiếng kèn ! Ngạc nhiên, tôi hỏi :- Sao ông không bóp kèn ?
    - Bóp cho ai nghe ? Ai cũng bóp kèn hết, rền trời. Ḿnh có bóp cũng vô ích !
    Ngừng một chút rồi tiếp :
    - Cứ làm thinh như vậy mà người ta để ư. Người ta nghe ḿnh làm thinh !
    Rồi ông ta cười ha hả. Tôi cũng bật cười theo. Khoái quá, tôi vỗ vai ổng :- Hay ! Hay !
    Rồi không kềm được, tôi hỏi thẳng :
    - Hồi trước ông làm ǵ ?
    Ngầng ngừ một lúc, ổng mới nói :
    - Dạ, làm giáo viên.
    - Dạy trường nào vậy ?
    Dạ, trường trung học X.
    - Dạy trung học sao gọi là giáo viên được ? Phải gọi là giáo sư chớ.
    - Xin lỗi ông. Hồi năy nh́n ông tôi đă đoán ra ông là Việt Kiều. Bây giờ, ông hỏi như vậy đúng là ông không phải người ở trong nước. Bây giờ, đi dạy học cao thấp ǵ cũng gọi là giáo viên ráo.
    Muốn được gọi " giáo sư " phải được " Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước " xét duyệt hồ sơ.
    Khi họ công nhận, họ cấp cho ḿnh chức danh giáo sư. Chừng đó, ḿnh mới được gọi là giáo sư. Ông hiểu không ?
    Tôi nhớ lại tôi có một người bạn hồi đó cũng dạy trường trung học X. Tôi nói :
    - Tôi có một người quen cũng dạy ở trường X nữa. Ông tên Nguyễn Văn Y.
    Giọng ông xe ôm có vẻ như reo lên :
    - Anh Y dạy lư hoá. Ảnh mộc mạc dễ thương lắm. Lúc nào cũng thắt cà vạt đen !
    Ông xe ôm nói đúng. Như vậy ổng là giáo sư thiệt, không phải ổng ba xạo.
    Tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên ngực. Tôi đặt một tay lên vai ông ta, muốn nói ǵ đó thật nhiều.
    Nhưng sao tôi không t́m ra được lời, tiếng nói bị nghẹn ngang trong cổ. Tôi chỉ biết bóp nhẹ vai của ổng, cái vai bây giờ tôi mới thấy là gầy.
    Chắc ổng hiểu cử chỉ của tôi nên làm thinh. Tôi bóp vai ổng mà tưởng chừng như tôi đang bóp vai một người bạn cố tri, tưởng chừng như tôi đang mân mê một cái ǵ trân quí của thời cũ.
    Tôi như thấy lại được cái thời đă mất đó với những giá trị tinh thần của nó, cái thời mà nhà giáo dù nghèo cũng chưa đến nỗi phải chạy xe ôm như bây giờ.
    Ông xe ôm im lặng lái xe. Tôi im lặng nh́n cảnh tượng xô bồ hỗn tạp trên ḷng đường phố. Bàn tay tôi vẫn đặt trên vai ông ta như để giữ thăng bằng.
    Sự thật, tôi muốn giữ nguyên như vậy để ổng cảm nhận rằng giữa ổng và tôi không có một sự cách biệt nào hết. Không có người lái xe ôm, không có khách đi xe ôm. Mà chỉ có hai thằng bạn...
    Bỗng ở phía ngược chiều, một người đàn ông lái Honda nh́n về phía bên này gọi to :" Thầy ! Thầy !".
    Tôi thấy anh ta chật vật ḷn lách quay đầu xe lại, chạy theo chúng tôi. Chừng đến ngang nhau, anh ta hớn hở :
    - Thầy mạnh hả thầy ?
    Giọng ông xe ôm cũng vui vẻ :
    - Ờ ! Mạnh ! Cám ơn ! Em đi đâu vậy ?
    Dạ ! Em chạy áp-phe. Thấy thầy em nh́n ra được liền hà ! Tụi thằng A thằng C nói có gặp thầy nên em thường để ư kiếm, bây giờ mới gặp. Mừng quá, thầy !
    - Ờ ! Cám ơn ! Hai mươi mấy năm mà tụi em c̣n nhớ tới thầy là thầy vui rồi.
    - Làm sao quên được, thầy ? Hồi đó, thầy là thần tượng của tụi em mà !Ông xe ôm làm thinh. Chắc cả một dĩ văng đang được quay nhanh lại trong đầu. Tôi bóp nhẹ vai ông ta, chia xẻ.
    Hai thầy tṛ vừa lái xe vừa nói chuyện với nhau một lúc rồi người đó xin phép " đi làm ăn ". Chúng tôi im lặng, tiếp tục đoạn đường c̣n lại. Sự im lặng nào sao cũng nói thật nhiều...
    Đến nhà anh bạn tôi, tôi trả tiền cuốc xe ôm mà không dám cho thêm như tôi đă làm hôm qua với thằng Chín.
    Tôi muốn ông ta thấy rằng tôi vẫn kính trọng ông ta, vẫn xem ông ta là một giáo sư. Ông ta nh́n tôi mỉm cười.
    Chúng tôi bắt tay nhau, cái bắt tay đó ngầm nói lên rằng, dù cuộc đổi đời có vĩ đại đến đâu, ḿnh vẫn giữ được cái t́nh người trân quí của thời cũ.
    Lần đi xe ôm đó tôi nhớ hoài đến bây giờ. Viết lại mà vẫn c̣n nghe xúc động.

    Tiểu Tử

  7. #7
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Những Chuyện Nho Nhỏ…

    Trong đời tôi, tôi đă nghe kể lại hay chính tôi đă mục kích rất nhiều chuyện nho nhỏ, những chuyện tầm thường không có ǵ "éo le gút mắt" hết, những chuyện mà tôi cho là có nghe qua hay thấy qua rồi bỏ cũng không sao.
    V́ vậy, tôi coi thường những chuyện nho nhỏ.
    Gần đây, một chuyện nho nhỏ xảy đến cho tôi đă làm tôi suy nghĩ. Th́ ra chuyện nho nhỏ có khi chứa đựng một bài học lớn mà con người không để ư,
    V́ chỉ quen nh́n những chuyện lớn, những chuyện "đập vào mắt", xưa nay…
    Rồi tôi tẳn mẳn ngồi nhớ lại từng chuyện nho nhỏ, để thấy mỗi chuyện là một nét chấm phá của cuộc đời, có chuyện c̣n mang vài ẩn dụ để con người suy gẫm.
    Vậy là tôi lần ṃ viết lại, không cần thứ tự lớp lang, không cần chọn lựa loại chuyện này hay loại chuyện nọ.
    Mời các bạn cùng tôi đi lần vào những chuyện nho nhỏ này để cảm nhận thi vị của cuộc sống đang nằm đầy ở trong đó, và nó thật là gần gũi với ḿnh như hơi thở như nhịp tim …

    BÀ ĐẦM GIÀ VÀ ANH VIỆT NAM

    Chuyện xảy ra ở ngoại ô Paris (Pháp)
    Hôm đó, trên đường về nhà, tôi gặp một người đàn ông Pháp cỡ bốn mươi tuổi ăn mặc đàng hoàng, kè theo hỏi:
    - Xin lỗi! Ông là người Tàu hay người Việt Nam?
    Tôi dừng lại, ngạc nhiên, trả lời:
    - Tôi là người Việt Nam.
    Ông ta mừng rỡ:
    - Vậy, có phải trưa hôm qua, ông đă đỡ một bà cụ té ở chỗ này không?
    Tôi càng ngạc nhiên thêm:
    - Không! Tôi không có đỡ ai hết!
    Tôi trả lời mà nghĩ đến mấy chuyện ra tay cứu người rồi mang vạ vào thân v́ sau đó nạn nhân quay lại thưa người cứu ḿnh đă lấy tiền lấy đồ.. …Có lẽ đoán được ư nghĩ của tôi nên ông ta mỉm cười ôn tổn nói;
    - Ông yên tâm! Không có chuyện ǵ rắc rối hết. Tôi chỉ muốn t́m người Việt Nam đă đỡ mẹ tôi thôi. Bà cụ đó là mẹ của tôi, thưa ông.
    - Vậy à!
    Nhưng mà tôi nói thật: hôm qua, vào giờ này tôi có đi qua đây, không thấy ai té hết. Mà… bà cụ có sao không?
    - Cám ơn ông, Mẹ tôi không có sao hết.
    Rồi, không đợi tôi hỏi, ông kể lại những ǵ mà mẹ ông đă kể cho ông nghe…
    Hôm qua, bà cụ đi thăm một bà bạn. Bà đi qua lối này để về nhà. Đây là ngơ đi tắt duy nhứt dẫn qua khu nhà bà ở. Khi đến khoảng đất trống có bốn trụ đèn đường, bà trợt chân té
    Lúc đó, cũng có mấy người hấp tấp qua lại, họ quay đầu nh́n nhưng rồi bỏ đi luôn.
    Một người đàn ông Á đông, đă đi qua rồi, thấy vậy chạy trở lại đỡ bà đứng lên, lượm cái xắc da mang chéo vào người bà, ân cần hỏi bà có sao không?
    Bà bước thử vài bước, nói không sao, rồi kể rằng già rồi, đi th́ được, chỉ có ngồi xuống đứng lên mới là khó. Ông ta tỏ vẻ ái ngại, bước lại cập tay bà nói để d́u bà về.
    Hai người đi như vậy một lúc, bỗng bà hỏi ông người Tàu hả, ông trả lời rằng ḿnh là người Việt Nam.
    Mắt bà sáng lên, bà nói bà có bà bạn năm nào cũng đi du lịch Việt Nam vào dịp đầu năm, bả nói xứ ông đẹp lắm rẻ lắm, dân chúng hiếu khách dễ thương …
    Đến một đoạn đường ngắn, bà cụ bỏ tay ông Việt Nam, bước một ḿnh vừa đi vừa nói tôi đi được ông khỏi lo, tôi ở đường Colette gần đây, c̣n ông, ông ở đâu?
    Ông đó nói tôi ở khu xa hơn, phía bên kia trường học, ngày nào cũng đivà về bằng ngă này.
    Bà cụ đi một đỗi nh́n lại thấy ông Việt Nam c̣n đứng nh́n theo coi bà cụ có thật sự đi một ḿnh được không!
    Tối đó, bà kể chuyện cho người con nghe, rồi sực nhớ ra, bà nói: "Chúa ơi! Tao quên nói cám ơn ông ta!".
    Vậy là bà cụ bắt người con hôm sau ra lối đi tắt chận hỏi từng người Á đông để t́m ngưởi Việt Nam đă đỡ bà chỗ "khoảng trống có bốn trụ đèn", t́m để chỉ nói lời cám ơn mà bà đă quên nói hôm qua!
    Kể xong, ông nắm tay tôi siết nhẹ. Rồi ông nh́n tôi, mắt đầy thiện cảm, nói: "Cám ơn!".
    Tôi bước đi, ḷng lâng lâng hănh diện, mặc dầu tôi biết rằng lời cám ơn đó không phải cho tôi mà là cho chung hai chữ "Việt Nam" …

    CHUYỆN TRƯỚC CỔNG CHÙA BÀ

    Năm 2006, vợ tôi về Việt Nam lo ma chay cho má tôi. Sau đó, bả được mấy đứa cháu chở đi Châu Đốc viếng Chùa Bà.
    Cúng vái xong, ra đến cổng chùa th́ có một đám bé gái độ mười hai mười ba tuổi bu lại chen lấn nhau xin tiền.
    Một đứa đứng gần vợ tôi, có vẻ lanh lợi nhứt, xè tay nói một hơi có ca có kệ:
    "Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5000 đồng, con cầu nguyện Bà cho con gái ngoại lấy được chồng Đài Loan!
    Ngoại ơi ngoại! Ngoại cho con 5000 đồng, con... "
    Trên đường về, vợ tôi miên man suy nghĩ về mấy đứa nhỏ đó: không có tiền để đi học, c̣n quá nhỏ để có một cái nghề, và chắc nhiều đứa - rất nhiều đứa
    - Chỉ ước ao lấy được chồng Đài Loan khi ḿnh lớn lên một chút ! Rồi vợ tôi thở dài...
    Nghe kể mà tôi thấy thương quê hương tôi vô cùng. Trước đây, dù có nghèo đi mấy cũng chưa bao giờ tệ đến như vậy!
    Viết lại chuyện này mà tôi nghe rát từ đáy ḷng rát lên khóe mắt...

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    ĐẠP XÍCH LÔ

    Trung đă cao lớn lại ham chơi thể thao và tập thể dục đều đặn nên anh ta rất "đô" con.
    Đi với tụi bạn đồng nghiệp người Pháp hay người da đen, Trung là người Việt Nam mà vóc dạc ngang ngửa với tụi nó. Có đứa nói giỡn: "Thằng này, nó ăn phở không mà nó lớn con như vậy.
    Nếu nó ăn bánh ḿ "xúc xích - phô mai" như ḿnh chắc nó thành ông khổng lồ quá!".
    Cách đây hai năm, Trung về thăm Việt Nam. Đó là lần đầu tiên anh về. Tôi không có dịp gặp anh để hỏi thăm.
    Măi đến gần đây t́nh cờ gặp nhau ở khu 13 Paris, anh mới kể cho tôi nghe chuyến về Việt Nam của anh lần đó. Tôi xin ghi lại chuyện nhỏ sau đây...
    ... Con qua Pháp với ba mẹ hồi con mới năm tuổi, bây giờ về, thấy cái ǵ cũng lạ !
    Cho nên con dành mấy ngày đầu để đi ṿng ṿng cho biết Sài g̣n. Con nhờ anh tiếp viên của khách sạn kêu cho con một anh xích lô bao chạy một ngày.
    Vậy là sáng hôm sau, đúng theo lời con dặn, anh tiếp viên gọi con dậy bằng điện thoại cho hay xích lô đang đợi, đồng thời cho biết luôn số tiền thuê bao.
    Con đếm số tiền rồi để riêng vào một túi quần, con muốn tránh móc bóp đếm tiền trước mặt mọi người sợ bọn lưu manh nó giựt. Con xuống tới quầy th́ anh tiếp viên vui vẻ chỉ ra phía trước.
    Con cám ơn rồi bước ra ngoài. Thấy con, ông xích lô đang ngồi chồm hổm trên vỉa hè vội vă đứng lên chấp tay chào.
    Tự nhiên, con khựng lại, mặc dù ông ta đang đón con bằng một nụ cười rạng rỡ. Bác biết không ?
    Ổng già khú, ốm nhom, nhỏ xíu. Cái nón vải đen ổng đội, đă rách bươm. C̣n bộ đồ trên người ổng, con không biết tả làm sao cho bác thấy. Nó là cái áo bà ba xanh dương vá chầm vá đụp và không c̣n hai ống tay !
    C̣n cái quần ka-ki là loại quần dài đă bị xé mất hai khúc ống cỡ ngang đầu gối, một bên cao một bên thấp.
    Đó ! Ông xích lô của con đó !
    Bác coi : con như vầy th́ nỡ ḷng nào lên ngồi cho ông già ốm nhom đó đạp xe đưa con đi.
    Mà liệu ổng có đạp nổi một ngày cho con xem chỗ này chỗ nọ không ?Con định hồi không đi nhưng nghĩ lại tội nghiệp ông già. Cái cười tươi rói của ổng cho thấy là ổng đang "trúng mối lớn".
    Con bước lại bắt tay ổng, móc túi đưa tiền, nói : "Đây, tiền công của bác trọn ngày nay đây !".
    Ổng mừng rỡ, móc trong lưng ra một túi vải miệng có dây rút, run run tay mở ra cho tiền vào. Con hỏi : "Bác không đếm sao ?".
    Ổng cười, nh́n con :
    " Khỏi ! Hổng lẽ cậu như vầy mà đi ăn gian tui sao ?"
    . Rồi ổng xăng xốm chạy lại kềm phía sau xe, mời: "Cậu lên ngồi, đi !". Con lắc đầu: "Không! Bác lên ngồi đi, để tôi đạp!".
    Nụ cười của ổng tắt mất: "Ủa! Ǵ kỳ vậy?".
    Con giải thích: "Tôi như vầy mà để cho bác đạp, coi sao được!". Ổng vỗ vỗ lên yên xe:
    "Tôi đạp được! Bảo đảm! Cậu đừng lo! Cậu lên ngồi đi!".
    Con nghĩ chắc ổng sợ con chê ổng rồi không đi, lấy tiền lại, nên con ôn tồn nói:
    "Bác yên tâm. Bác cứ giữ số tiền tôi đưa, rồi lên xe ngồi. Tôi đạp từ từ". Ổng bắt đầu nh́n con nửa ngạc nhiên nửa hốt hoảng.
    Để khỏi cù cưa, con bước lại đưa hai tay cặp eo ếch của ổng nhấc bổng lên đặt vào chỗ ngồi của khách.
    Ổng nhẹ đến nỗi cái xe không nhúc nhích! Rồi con trèo lên đạp đi. Ông già cứ nh́n ngược về phía sau, lo lắng: "Cậu liệu được không cậu?".
    Con vui vẻ trả lời cho ông yên tâm: "Được mà... Dễ ợt hà!". Con men theo lề đường đạp chầm chậm để tránh luồng xe chạy ồ ạt trên ḷng đường.
    Thiên hạ nh́n con chở ông già, cười nói chỉ trỏ. Ông già ngồi không yên, lâu lâu ngoáy nh́n lại coi con ra sao! Có lẽ vững bụng nên không nghe ổng nói ǵ hết.
    Một lúc sau bỗng ổng la lớn: "Quẹo mặt! Quẹo mặt! Khúc này cấm xe xích lô!". Từ đó, ổng chỉ cho con chạy: "Từ từ..
    . Đằng trước có xe đậu. Khi nào kềm bằng chân không nổi th́ kéo thắng ở dưới đó ...."
    Có lúc thấy con xiên xiên định quẹo vô một con đường nằm ngang, ổng la lên: "Đừng! Đừng! Đường cấm xe xích lô!".
    .. Và như vậy, con đạp đi loanh quanh, nh́n ngang nh́n ngửa, yên chí có ông già coi chừng đường nhắc trước con phải làm ǵ... làm ǵ.
    .. Gần trưa, con tấp vô một quán phở, nói: "Ḿnh vô ăn cái ǵ đi". Ổng nói: "Cậu vô ăn đi, tôi không đói".
    Con kéo tay ổng để cùng đi vào tiệm, ổng rị lại: "Thôi mà cậu! Tôi lạy cậu mà cậu!
    Cậu để tôi ngồi ngoài này giữ xe!". Rồi ổng gỡ tay con ra, bước lại vệ đường ngồi chồm hổm bên cạnh xe xích lô, vấn thuốc hút.
    Trong quán, con nh́n ông già mờ trong khói thuốc sao bỗng nghe bất nhẫn vô cùng. Không c̣n ḷng dạ đâu để ăn phở, con kêu tách cà phê uống đại rồi đi ra.
    Thấy con, ổng quăng điếu thuốc, đứng lên vẻ ngạc nhiên: "Ăn ǵ mau vậy cậu?". Con nói trớ: "Thấy không ngon nên không ăn"
    . Rồi con nói tiếp:
    "Bây giờ, tôi trả xe lại cho bác đó!
    Bác cứ giữ nguyên số tiền tôi đưa hồi sáng, đừng thắc mắc. Tôi đi bộ chơi lanh quanh được rồi".
    Nói xong con bước đi, lâu lâu ngừng coi cửa hàng này cửa hàng nọ. Thấy ông già cứ đạp xe rề rề đi theo, con bèn gọi một xe Honda ôm đang đợi khách ở ngă tư đường, trèo lên "ôm" đi thẳng !
    Kể xong, Trung hỏi: "Nhà nước đang có lịnh cấm sử dụng xe xích lô xe ba gác, không biết bây giờ ông già đạp xích lô sẽ sống làm sao, hả bác?".
    Tôi nói: "Ờ... ".
    Rồi nín luôn. Một cách trả lời để không trả lời !

    NÓI: HẾT RỒI !

    Một ông bạn ở Paris cho tôi uống một thứ trà Tàu đặc biệt ổng đem từ bên Mỹ về.
    Ổng cầm cái hộp vuông màu xanh ve chai đưa lên khoe: "Trà này bên nây chưa có. Nó tên là Trà Vương. Hộp 150 gr này tôi mua bên Mỹ giá là $15 đó!".
    Trà ngon thiệt! Vị ngọt phớt chớ không đắng hay chát như loại trà Tàu khác và nhứt là mùi thơm rất "vương giả" chớ không phải mùi lài hay sói hay sen như thường thấy.
    Uống cạn chén trà, hương trà c̣n đọng lại trong đáy chén phất lên mũi gợi thèm mùi vị đặc biệt này!
    Ông bạn tôi nói Trà Vương có nhiều số, nhưng số 103 là ngon nhứt !.Tôi đă đi lùng sục ở Paris nhưng không thấy bán loại
    Trà Vương này. Một hôm, đi với vợ tôi ở khu 13 chợ Tàu, tôi chợt thấy một bà Á đông cầm một hộp vuông màu ve chai vừa quơ quơ ra dấu vừa nói chuyện với hai bà khác cùng ngồi trên băng gỗ vỉa hè.
    Tôi bước lại nh́n: th́ ra đúng là hộp Trà Vương!
    Mừng quá! Nghe mấy bà đó nói tiếng Việt Nam nên tôi hỏi ngay: "Phải Trà Vương không bà?".
    Bả quay qua tôi, trả lời cụt ngủn: "Ờ! Mà hết rồi!". Rồi quay về tiếp tục nói chuyện với hai bà kia.
    Tôi chen vào: "Xin lỗi! Bà mua ở đâu vậy?". Lần này, không quay lại nh́n tôi nhưng bả vẫn trả lời: "Mà tôi nói hết rồi!".
    Tôi không dám cười, sợ bả bị chạm tự ái. Tôi vẫn ôn tồn hỏi: "Dạ! Nhưng xin bà làm ơn cho tôi biết bà mua ở đâu vậy?"
    . Bả nh́n tôi, chắc coi tôi có... khùng không mà cứ lải nhải hỏi hoài.
    Rồi bả cầm cái hộp lia lia về hướng phía dưới con đường một chiều: "Dưới kia ḱa". Tiếp theo là bả gằn từng tiếng:
    " Tôi-nói-hết-rồi!".
    Tôi cám ơn rồi kéo vợ tôi đi "ṃ" dài dài xuống "dưới kia ḱa", tiệm nào cũng vô kiếm Trà Vương! Khi đi gần... ră chân th́ vào một siêu thị lớn. Họ nói: "Có!. Nhưng mà hết rồi!".
    Hỏi chừng nào có nữa, họ trả lời không biết!
    Th́ ra bà già hồi năy nói đúng. Bả đă tốt bụng "nói cho thằng chả biết là hết rồi để thằng chả khỏi phải lội xuống tuốt dưới kia xa thấy mồ chớ bộ"!
    Các bạn có thấy chuyện nhỏ này dễ thương không?
    Bà già đó, cho dầu có lưu vong ở chân trời góc biển nào đi nữa, bà vẫn giữ nguyên phong cách Việt Nam. Trân quí lắm, các bạn à !

  9. #9
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    CHUYỆN Ở QUÊ TÔI

    Má tôi mất vào ngày đưa Ông Táo. Thằng con lớn của tôi đi với má nó về Việt Nam lo ma chay.
    Ông thầy làm đám (phái Cổ Sơn Môn thường gọi là thầy cúng) là ông thầy Non.
    Cái tên này do má tôi đặt ra để tránh gọi "Thầy Con" v́ ổng là con ông thầy Cả, ông này là bà con kêu má tôi bằng cô và là bạn học của tôi từ thời tiểu học ở trong làng.
    Kể như vậy để thấy thầy Non đối với gia đ́nh tôi không phải là ngưởi xa lạ.
    Sau đám ma, thầy Non lấy Honda chở con tôi đi đầu trên xóm dưới thăm bà con và cũng để xem vùng quê ăn Tết.
    Đang chạy trên đường xóm Nhà máy, thấy một ông lái mô tô đi cùng chiều chở phía sau một chậu mai.
    Thầy Non nói với con tôi: "Coi ḱa! Cây mai đẹp quá ḱa!".
    Rồi thầy chạy kè theo để con tôi thấy rơ hơn. Ông chở mai quay qua nh́n, con tôi nói lớn cho ổng nghe: "Cây mai đẹp quá!". Ông đó nói: "Ờ! Mà không có bán!".
    V́ tiếng máy mô tô ồn quá nên con tôi phải nói lớn hơn cho ổng nghe: "Không!
    Tôi chỉ muốn nói là cây mai của ông đẹp quá hà!". Ổng có vẻ bực ḿnh: "Ờ! Người ta nói không có bán là không có bán!".
    Rồi ổng vọt ga chạy thẳng, làm thầy Non phải ngừng xe lại để cả hai cùng ôm bụng cười! Sau đó, lại tiếp tục đi.
    Một lúc, thấy một ông chạy Honda chở thằng nhỏ ngồi phía sau đâu lưng với ổng, ôm trong ḷng một quày dừa tươi.
    Con tôi, nhớ lại vụ cây mai, muốn phá chơi nên hỏi chọc: "Dừa có bán không vậy?"
    . Thằng nhỏ thúc cùi chỏ vào lưng người lái xe: "Ba! Ba! Thằng chả hỏi có bán dừa không ḱa!"
    . Người đàn ông làm thinh nhưng có vẻ suy nghĩ. Bỗng, ông ta la lên "Ừa! Bán!" rồi tấp xe vào lề ngừng lại.
    Thầy Non nói: "Ở chùa thiếu ǵ dừa! Mua chi vậy?".
    Hỏi chơi mà đâu có dè ổng bán nên con tôi đành mua một trái.
    Ông đó nói: "Dừa tôi mua cho vợ tôi kho thịt ăn Tết. Thấy cậu hỏi mua, tôi nhường một trái cho cậu uống chơi!"
    . Con tôi nói cám ơn mà không dám cười!...
    Sau hơn ba mươi năm "đổi đời", cái thật thà chân chất của quê tôi, may quá, vẫn c̣n nguyên như cũ !

    BÁN VÉ SỐ

    Trên chiếc bắc Mỹ Thuận. Chiếc bắc chở đầy nhóc xe và người, ùng ục qua sông.
    Mấy người bán dạo rao hàng inh ỏi. Vợ chồng tôi đứng ở khoảng trống phía đầu chiếc bắc, nh́n sông nước minh mông với những về lục b́nh xanh biếc nhấp nhô trên sóng nước.
    Mùa này, lục b́nh bắt đầu nở bông nên thấy có màu tim tím e ấp lấp ló giữa những bựng lá to láng mướt.
    Đẹp quá! Sau hăm mấy năm xa xứ, bây giờ có dịp về thăm, chúng tôi thấy cái ǵ cũng đẹp!
    Nước sông đục ngầu phù sa... cũng đẹp!
    Chiếc ghe bầu ph́nh bụng chở lúa khẳm lừ tưởng chừng như sắp ch́m... cũng đẹp!
    Chiếc đ̣ ngang hay đ̣ dọc ǵ đó dài tḥn có cái mui bằng phẳng thấp lè tè, hai bên hông trống trơn không có ǵ che chắn, lướt sóng chạy bắn nước như giành sông với những ghe thuyền khác... cũng đẹp!
    Bỗng, một bé gái cỡ 10 tuổi đến gần vợ tôi, tay ch́a một tấm vé số, năn nỉ bằng một giọng trong trẻo nhưng nói khá to để át tiếng những người bán dạo chung quanh: "Ngoại ơi ngoại!
    Con c̣n có một vé số này thôi, ngoại mua dùm con để con c̣n về phụ má con lo việc nhà"
    . Con bé mặt mũi sáng sủa dễ thương. Vợ tôi lấy tiền mua vé số rồi vuốt đầu nó, hỏi: "Nhà con ở đâu lận?".
    Chắc bả thấy tội cho con nhỏ, mới có bây lớn tuổi đầu mà bán xong c̣n phải lội bộ về nhà giúp mẹ!
    Nó nh́n vợ tôi, mỉm cười rồi mới trả lời:
    "Dạ! Ở xóm rạch Ngo gần đây hà!".
    Cái cười của nó có duyên vô cùng.
    Trước khi đi, nó c̣n biết nói: "Cám ơn nghe ngoại!".
    Tôi nh́n theo mà thấy mến cái dáng nho nhỏ thon thon của nó trong bộ đồ bà ba vải trắng đă ngả màu bùn non lờn lợt...
    Một lúc sau, tôi nghe ở hành lang phía bên kia vang lên tiếng lảnh lót của con bé:
    "Ngoại ơi ngoại! Con c̣n có một vé số này thôi, ngoại mua dùm con để con c̣n về phụ má con lo việc nhà".
    Tôi nhón gót nh́n sang: đúng là nó! Vợ tôi hỏi: "Nó hả ?".
    Tôi gật đầu mà không nén được tiếng thở dài...
    Tôi nh́n ra sông nước với vài chiếc ghe thuyền đi lại, nghĩ mà thương cho thân phận người dân bây giờ.
    .. Tôi buột miệng nói :
    " Bây giờ... sao thấy nhiều lục b́nh quá hổng biết ".
    ..Chiếc bắc vẫn ùng ục nhả khói qua sông... ráng nhả khói mà qua sông...

    Tiểu Tử

  10. #10
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Nội !

    Nội xuống ḱa !
    - Nội xuống ! Ê ! Nội xuống !
    - Nội xuống !
    Bầy con tôi reo mừng, chạy ùa ra ngơ. Ngoài đó, tiếng xích lô máy cũng vừa tắt.
    Trong buồng, vợ tôi gom vội mấy giấy tờ hồ sơ nhét vào xắc tay, nh́n tôi, im lặng.
    Tôi hiểu : bà già xuống như vậy, làm sao giấu được chuyện tôi và hai đứa lớn sẽ vượt biên ?
    Sáng sớm mai là đi rồi …
    Tôi choàng tay ôm vai vợ tôi, siết tay- Không sao đâu. Để anh lựa lúc nói chuyện đó với má.
    Khi vợ chồng tôi bước ra hiên nhà th́ bầy nhỏ cũng vừa vào tới sân. Đứa xách giỏ, đứa xách bao, đứa ôm gói, hí hửng vui mừng.
    Bởi v́ mỗi lần bà nội chúng nó từ G̣ Dầu xuống thăm đều có mang theo rất nhiều đồ ăn, bánh trái thịt thà…
    Những ngày sau đó, mâm cơm dưa muối thường ngày được thay thế bằng những món ăn do tay bà nội tụi nó nấu nướng nêm-nếm.
    Nhờ vậy, mấy bữa cơm có cái phong vị của ngày xưa thuở mà miền Nam chưa 75…
    Mấy con tôi thường gọi đùa bà Nội bằng « trưởng ban hậu cần » hoặc chị « nuôi » và lâu lâu hay trông có bà nội xuống.
    Và lúc nào câu chào mừng của chúng nó cũng đều giống như nhau : « Nội mạnh hả Nội ?
    Nội có đem ǵ xuống ăn không Nội ? ».
    Mới đầu, tôi nghe chướng tai, nhưng sống trong sự thiếu thốn triền miên , lần hồi chính bản thân tôi cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi !
    Con gái út tôi, mười một tuổi, một tay xách giỏ trầu của bà nội, một tay cặp-kè với bà nó đi vào như hai người bạn.
    Bà nó cưng nó nhứt nhà. Lúc nào xuống, cũng ngủ chung với nó để nghe nó kể chuyện.
    Nó thích bà nội ở điều đó và thường nói : « Ở nhà này chỉ có nội là thích nghe em kể chuyện thôi ! ».
    Thật ra, nó có lối kể chuyện không đầu không đuôi làm mấy anh mấy chị nó bực.
    Trái lại, bà nó cho đó là một thi vị của tuổi thơ, nên hay biểu nó kể chuyện cho bà nghe, để lâu lâu bà cười chảy nước mắt.
    Tôi hỏi má tôi :
    - Sao bữa nay xuống trưa vậy nội ?
    Vợ chồng tôi hay gọi má tôi bằng « nội » như các con. Nói theo tụi nó, riết rồi quen miệng.
    Lâu lâu, chúng tôi cũng có gọi bằng « má » nhưng sao vẫn không nghe đầm-ấm nồng-nàn bằng tiếng « nội » của các con
    . Hồi cha tôi c̣n sống, tụi nhỏ c̣n gọi rơ ra « ông nội » hay « bà nội ». Cha tôi mất đi, ít lâu sau, chúng nó chỉ c̣n dùng có tiếng « nội » ngắn gọn để gọi bà ủa chúng nó, ngắn gọn nhưng âm thanh lại đầy tŕu mến.
    Má tôi bước vào nhà, vừa cởi áo bà ba vừa trả lời :

    - Thôi đi mầy ơi !… Mấy thằng công an ở Trảng Bàng mắc dịch ! Tao lên xe hồi sáng chớ bộ.
    Tới trạm Trảng Bàng tụi nó xét thấy tao có đem một lon ghi-gô mỡ nước, vậy là bắt tao ở lại. Nói phải quấy bao nhiêu cũng không nghe. Cứ đề quyết là tao đi buôn lậu !

    Rồi má tôi liệng cái áo lên thành ghế bàn ăn, nói mà tôi có cảm tưởng như bà đang phân trần ở Trảng Bàng :
    - Đi buôn lậu cái ǵ mà chỉ có một lon mở nước ? Ai đó nghĩ coi !
    Nội tiền xe đi xuống đi lên cũng hơn tiền lon mỡ rồi. Đi buôn kiểu ǵ mà ngu dại vậy hổng biết !
    - Ủa ? Rồi làm sao nội đi được ?
    Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội ?
    Con gái lớn tôi chen vào.
    - Dễ hôn ! Nội đâu có để cho tụi nó « ăn » lon mỡ, con ! Mỡ heo nội thắng đem xuống cho tụi con chớ bộ.

    Ngừng lại, hớp một hớp nước mát mà con út vừa đem ra, xong bà kể tiếp, trong lúc các con tôi quây quần lại nghe :

    - Cái rồi … cứ dan ca riết làm nội phát ghét, nội đổ ĺ, ngồi lại đó đợi tụi nó muốn giải đi đâu th́ giải.Nghe đến đây, bầy con tôi cười thích thú. Bởi v́ tụi nó từng nghe ông nội tụi nó kể những chuyện « gan cùng ḿnh » của bà nội hồi xưa khi cùng chồng vào khu kháng chiến, nhứt là giai đoạn trở về hoạt động ngầm ở thành phố sau này, trước hiệp định Genève,1954.
    Con út nóng nảy giục :
    - Rồi sao nữa nội ?
    - Cái rồi… lối mười một mười hai giờ ǵ đó nội hổng biết nữa. Ờ… cở đứng bóng à. Có thằng cán bộ đạp xe đi ngang.
    Nó đi qua khỏi rồi chớ, nhưng chắc nó nh́n thấy nội nên hoành xe lại chào hỏi : « Ũa ? Bà Tám đi đâu mà ngồi đó vậy ?
    » Nội nh́n ra là thằng Kiểu con thầy giáo Chén ở Tha-La, tụi bây không biết đâu.
    Kế nội kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe Nó cười ngất. Rồi nhờ nó can thiệp nên nội mới đi được đó. Lên xe th́ đă trưa trờ rồi… Ti ! Kiếm cây quạt cho nội, con !

    Ti là tên con út. Cây quạt là miếng mo cau mà má tôi cắt, vanh thành h́nh rồi đem ép giữa hai tấm thớt dầy cho nó bớt cong .Má tôi đem từ G̣ Dầu xuống bốn năm cây quạt mo phân phát cho mấy cháu, nói : « Nội thấy ba má tụi con gỡ bán hết quạt máy, nội mới làm thứ này đem xuống cho tụi con xài.
    Kệ nó, xấu xấu vậy chớ nó lâu rách ».
    Con út cầm quạt ra đứng cạnh nội quạt nhè nhẹ mà mặt mày tươi rói : tối nay nó có « bạn » ngủ chung để kể chuyện
    Vợ tôi đem áo bà ba của má tôi vào buồng mấy đứa con gái, từ trong đó hỏi vọng ra :
    - Nội ăn ǵ chưa nội ?
    - Khỏi lo !
    Tao ăn rồi. Để tao têm miếng trầu rồi tao với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể ǵ không cái đă.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Lịch sử Đệ nhất cộng hoà theo sử gia Hắc Y Hiệp Nữ
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 48
    Last Post: 24-04-2012, 04:09 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-12-2011, 04:18 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-11-2010, 05:35 PM
  5. Truyện rất ngắn.
    By Lĩnh Nam in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 16-09-2010, 12:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •