Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 20 of 20

Thread: Truyện Ngắn -Tiểu Tử

  1. #11
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Rồi mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nh́n theo má tôi mà bỗng nghe ḷng dào dạc.
    Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có ǵ thay đổi.
    Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi thật đặc biệt do má tôi tự cắt may : miệng túi cao lên tới ngực chớ không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy.
    Mấy đứa nhỏ hay đùa :
    « Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội ? »Má tôi cười :
    « Ậy ! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ quí lắm à bây ».
    Những thứ ǵ không biết, chớ thấy má tôi c̣n cẩn thận ghim miệng túi lại bằng cây kim tây
    Tôi là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở G̣ Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó.
    Nói là để châm sóc mồ mả và vườn tược cây trái.
    Thật ra, tại v́ má tôi không thích ở Sài G̣n, mặc dù rất thương mấy đứa cháu.
    Hồi c̣n ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích - dạo đó, vixi hay bắn hỏa tiễn vào G̣ Dầu về đêm – má tôi thường chắc lưỡi nói :« Thiệt… không biết cái xứ ǵ mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm ǵ ráo ».
    Cái « xứ » Sàig̣n, đối với má tôi, nó « tù chân tù tay » lắm, trong lúc ở G̣ Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng răi, cây trái xum xuê, và dù đă cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốt xách dao ra làm vườn, làm cỏ
    . Vả lại chung quanh đất má tôi, là nhà đất của các anh bà con bên ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần.
    Các anh chị bà con tới lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ.
    Cho nên, dù ở một ḿnh trên đó, má tôi vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh.
    Lâu lâu nhớ bầy con tôi th́ xuống chơi với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là « đi đổi gió » !
    Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang « cái ǵ để ăn » cho chúng nó.
    Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù ǵ tôi cũng mới ngoài bốn mươi lăm c̣n má tôi th́ tuổi đă về chiều.
    Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân viên với lương kỹ sư « bậc 2/6 », tôi đă không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt-ca cắt-củm mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đ́nh tôi, giống như má tôi mớm cơm đút cháo cho tôi thuở tôi c̣n thơ ấu !
    Trong lúc tôi không có lối thoát th́ một người bạn đề nghị giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người.
    Vậy là chúng tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đă được chọn. Phần v́ sợ đổ bể, phần v́ sợ má tôi lo
    Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát cũng chưa chắt là sẽ đến bờ đến bến.
    Người ta nói trong số những người đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, « vượt biên » là đi vào miền vô định…
    Theo chương tŕnh th́ sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đ̣ xuống Cần Thơ rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc để xuất hành ngay trong đêm đó.
    Tôi thắc mắc hỏi : « Tổ chức ǵ mà đi chui nhằm ngày rằm cha nội? ». Bạn tôi cười : « Ai cũng nghĩ như anh hết. Tụi no; cũng vậy.
    Cho nên hể có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu, không đi tuần đi rỏn ǵ hết. Hiểu chưa ? »
    Bữa nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói ǵ hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ.
    Như vậy là chúng nó sẽ hiểu.
    Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay.
    Chừng đó th́ « sự đă rồi »…
    Bây giờ th́ má tôi đă có mặt ở đây, giấu cũng không được .
    Đành phải nói cho má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây ?
    Và nói làm sao đây ?
    Liệu má tôi có biết cho rằng tôi không c̣n con đường nào khác ?
    Liệu má tôi có chấp nhận cho tôi không giữ tṛn đạo hiếu chỉ v́ lo tương lai cho các con ?
    Liệu má tôi… liệu má tôi…

  2. #12
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Tôi phân vân tự đặt nhiều câu hỏi để chẳng thấy ở đâu câu trả lời…Tôi ngồi xuống thềm nhà, nh́n ra sân.
    Ở đó, bờ cỏ lá gừng xanh mướt ngày xưa đă bị chúng tôi đào lên đấp thành luống để trồng chút đỉnh khoai ḿ, một ít khoai lang, vài hàng bắp.
    Không có bao nhiêu nhưng vẫn phải có. Cho nó giống với người ta, bởi v́ nhà nào cũng phải « tăng gia » cho đúng « đường lối của nhà nước » .
    Thật ra, trồng trọt bao nhiêu đó, nếu có… trúng mùa đi nữa, th́ cũng không đủ cho bầy con tôi « nhét kẻ răng » !
    Vậy mà công an phường, trong một dịp ghé thăm, đă tấm tắc khen : « Anh chị công tác tốt đấy chứ.
    Tăng gia khá nhất khu phố đấy !
    Các cháu tha hồ mà ăn ».
    Anh ta không biết rằng mấy nhà hàng xóm của tôi, muốn « tăng gia », họ đă phải đào cả sân xi-măng hoặc sân lót gạch, th́ lấy ǵ để « làm tốt »
    Đừng ! Nhột !Thằng chơi dại mậy !
    Rồi má tôi cười văng cốt trầu. Con Ti la lên :
    - Má ơi ! Coi ba măn vú nội nè !
    Tôi cười hả hê thích thú. Trong khoảnh khắc thật ngắn ngủi đó, tôi bắt gặp lại những rung động nhẹ nhàng sung sướng khi tôi măn vú mẹ thuở tôi mới lên ba lên năm
    …Và cũng trong khoảnh khắc đó, tôi đă quên mất rằng má tôi đă gần tám mươi mà tôi th́ trên đầu đă hai thứ tóc !
    Và cũng quên mất rằng từ ngày mai trở đi, có thể tôi sẽ không bao giờ c̣n gặp lại má tôi nữa, để măn vú khi bất chợt thấy má tôi nhờ cháu nội găi lưng như hôm nay…
    Chiều hôm đó, khi ngồi vào bàn ăn, mắt bầy con tôi sáng rỡ. Bữa cơm thật tươm tất, đầy đủ món ăn như khi xưa.
    Có gà nấu canh chua lá giang, một loại giây leo có vị chua thật ngọt ngào mà h́nh như chỉ ở miệt quê tôi mới có. Món này, bà nội mấy đứa nhỏ nấu thật đậm đà.
    Bà thường nói :
    « Canh chua phải nêm cho cứng cứng nó mới ngon ». Mà thật vậy.
    Tô canh nóng hổi, bốc lên mùi thơm đặc biệt của thịt gà lẫn với mùi chua ngọt của lá giang, mùi mặn đằm thấm của nước mắm và mùi tiêu mùi hành…
    Húp vào một miếng canh chua, phải nghe đầu lưỡi ngây ngây cứng cứng và chân tóc trên đầu tăng tăng, như vậy mới đúng.
    Nằm cạnh tô canh chua là tộ cá kèo kho tiêu mà khi mang đặt lên bàn ăn nó hăy c̣n sôi kêu lụp-bụp, bốc mùi thơm phức vừa mặn vừa nồng cay lại vừa béo,
    Bỡi v́ trong cá kho có tóp mỡ và trước khi bắt xuống, bà nội có cho vào một muỗng mỡ nước gọi là « để cho nó dằn » !
    Đặc biệt, khi làm cá kèo, bà không mổ bụng cá, thành ra khi cắn vào đó, mật cá bể ra đăng đắng nhẹ nhàng làm tăng vị bùi của miếng cá lên gấp bội.
    Ngoài hai món chánh ra, c̣n một dĩa măng luộc, tuy là một món phụ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn nhờ ở chỗ sau khi luộc rồi măng được chiên lại với tỏi nên ngă màu vàng sậm thật là đậm đà…
    Sau khi và vài miếng, vợ tôi nh́n tôi rồi rớt nước mắt. Nội hỏi :
    - Bộ cay hả ?
    Vợ tôi “dạ”, tiếng “dạ” nằm đâu trong cổ. Rồi buông đũa, mếu máo chạy ra nhà sau. Tôi hiểu
    . Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm mà cả gia đ́nh c̣n xum họp bên nhau
    Rồi sẽ không c̣n bữa cơm nào như vầy nữa.
    Gia đ́nh sẽ chia hai. Những người đi, rồi sẽ sống hay chết ?
    C̣n những người ở lại, ai biết sẽ c̣n tan tác đến đâu ?
    Tôi làm thinh, cắm đầu ăn lia lịa như ḿnh đang đói lắm.
    Thật ra, tôi đang cần nuốt thật nhanh thật nhiều, mỗi một miếng nuốt phải thật đầy cổ họng… để đè xuống, nén xuống một cái ǵ đang trạo trực từ dưới dâng lên.
    Mắt tôi nh́n đồ ăn, nh́n chén cơm, nh́n đôi đũa, để khỏi phải nh́n má tôi hay nh́n bầy con, ngần đó khuôn mặt thân yêu mà có thể tôi sẽ vĩnh viễn không c̣n thấy lại nữa.
    Trong đầu tôi chợt hiện ra h́nh ảnh người đang hấp hối, trong giây phút cuối cùng lưỡi đă cứng đơ mt đă dại, vậy mà họ vẫn nh́n nuối những người thương để rồi chảy nước mắt trước khi tắt thở.
    Rồi tôi thấy tôi cũng giống như người đang hấp hối, không phải chết ở thể xác mà là chết ở tâm hồn, cũng một lần vĩnh biệt, và cũng sẽ bước vào một cơi u-minh nào đó, một cơi thật mơ hồ mà ḿnh không h́nh dung được, không chủ động được !
    Má tôi gắp cho tôi một cái bụng cá to bằng ngón tay cái :
    - Nè ! Ngon lắm ! Ăn đi !
    Để rồi mai mốt hổng chắc ǵ có mà ăn !
    Ư má tôi muốn nói rằng ở riết rồi đến loại cá kèo cũng sẽ khan hiếm như các loại cá khác. Nhưng trong trường hợp của tôi, lời má tôi nói lại có ư nghĩa của lời tống biệt.
    Nó giống như :
    ”Má cho con ăn lần này lần cuối. Ăn đi con !
    Ăn cho ngon đi con !”.
    Tôi ngậm miếng cá mà nước mắt trào ra, không kềm lại được.
    Nếu không có mặt bầy con tôi, có lẽ tôi đă cầm lấy bàn tay của má tôi mà khóc, khóc thật tự do, khóc thật lớn, để vơi bớt nỗi thống khổ đă dằn vật tôi từ bao nhiêu lâu nay…
    Đằng này, tôi không làm như vậy được.
    Cho nên tôi trạo trực nuốt miếng cá mà cảm thấy như nó thật đầy xương xóc !

  3. #13
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Má tôi nh́n tôi ngạc nhiên :
    - Ủa ? Mày cũng bị cay nữa sao ?
    Rồi bà chồm tới nh́n vào tộ cá. Các con tôi nhao nhao lên :
    - Đâu có cay, nội.
    - Con ăn đâu thấy cay. Hai có nghe cay hôn Hay - Chắc ba má bị ǵ chớ cay đâu mà cay.
    - Con ăn được mà nội. Có cay đâu ?
    Các con tôi đâu có biết rằng cái cay của tôi không nằm trên đầu lưỡi, mà nó nằm trong đáy ḷng.
    Cái cay đó cũng bắt trào nước mắt !
    Tôi đặt chuyện, nói tránh đi :
    - Hổm rày nóng trong ḿnh, lưỡi của ba bị lở, nên ăn cái ǵ mặn nó rát.
    Rồi tôi nhai thật chậm để có thời gian cho sự xúc động lắng xuống.Miếng cơm trong miệng nghe như là sạng sỏi, nuốt không trôi…
    Sau bữa cơm, bà cháu kéo hết vào buồng tụi con gái để chuyện tṛ. Thỉnh thoảng nghe cười vang trong đó.
    Chen trong tiếng cười trong trẻo của các con, có tiếng cười khọt khọt của nội, tiếng cười mà miếng trầu đang nhai kềm lại trong cổ họng, v́ sợ văng cốt trầu.
    Những thanh âm đó toát ra một sự vô tư, nhưng lại nghe đầy hạnh phúc. Lúc này, có nên nói chuyện vượt biên với má tôi hay không ?
    Tội nghiệp bầy con, tội nghiệp nội
    … Ngoài pḥng khách, tôi đi tới đi lui suy nghĩ đắn đo.
    Vợ tôi c̣n lục đục sau bếp, và cho dù vợ tôi có mặt ở đây cũng không giúp ǵ tôi được với tâm sự rối bời như mớ ḅng bong
    Tôi bèn vào buồng ngủ, trải chiếu dưới gạch-từ lâu rồi, vợ chồng tôi không c̣n giường tủ ǵ hết- rồi tắt đèn nằm trong bóng tối, gác tay lên tráng mà thở dài…
    Thời gian đi qua… Trăng đă lên nên tôi thấy cửa sổ được vẽ những lằn ngang song song trắng đục.
    Trong pḥng bóng tối cũng lợt đi. Không c̣n nghe tiếng cười nói ở pḥng bên và tôi nghĩ chắc đêm nay vợ tôi ngủ với hai đứa lớn ngoài pḥng khách, để trằng trọc suốt đêm chờ sáng.
    Bỗng cửa pḥng tôi nhẹ mở, vừa đủ để tôi nh́n thấy bóng má tôi lom khom hướng vào trong hỏi nhỏ :
    - Ba con Ti ngủ chưa vậy ?
    Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời nho nhỏ vừa đủ nghe :
    - Dạ chưa, má.
    Má tôi bước vào đóng cửa lại, rồi ṃ mẫm ngồi xuống cạnh tôi, tay cầm quạt mo quạt nhè nhẹ lên ḿnh tôi, nói :
    - Coi bộ nực hả mậy ?
    - Coi bộ nực hả mậy ?
    - Dạ. Nhưng rồi riết cũng quen, má à.
    Tôi nói như vậy mà trong đầu nhớ lại h́nh ảnh tôi và thằng con trai hè hụi tháo gỡ mấy cây quạt trần để mang đi bán. Im lặng một lúc. Tay má tôi vẫn quạt đều. Rồi má tôi hỏi:
    - Tụi bây c̣n ǵ để bán nữa hông ?
    - Dạ…
    Tôi không biết trả lời làm sao nữa. Chiếc xe hơi bây giờ chỉ c̣n lại cái sườn, không ai chịu chở đi.
    Trong nhà bây giờ chỉ c̣n bộ bàn ăn, cái tủ thờ nhỏ và bộ xa-long mây “sứt căm găy gọng”. !
    Bỗng tôi nhớ có một hôm tôi nói với bầy con tôi : ”Ba tự hào đă giữ tṛn liêm sỉ từ mấy chục năm nay.
    Bây giờ, đổi lấy cái ǵ ăn cũng không được, đem ra chợ trời bán cũng chẳng có ai mua.
    Sao ba thấy thương các con và tội cho ba quá !”.
    Lúc đó, tôi tưởng tượng thấy tôi đứng ở chợ trời, dưới chân có tấm bảng đề
    “Bán cái liêm sỉ, loại chánh cống. Bảo đảm đă hai mươi năm chưa sứt mẻ”. Thật là khùng nhưng cũng thật là chua chát !
    Nghe tôi “dạ” rồi nín luôn, má tôi hiểu, nên nói:
    - Rồi mầy phải tính làm sao chớ chẳng lẽ cứ như vầy hoài à ?
    Tao thấy bầy tụi bây càng ngày càng trơm lơ, c̣n mầy th́ cứ làm thinh tao rầu hết sức.
    Má tôi ngừng một chút, có lẽ để lấy một quyết định :
    - Tao xuống kỳ này, cốt ư là để nói hết cho mầy nghe. Tao già rồi, mai mốt cũng theo ông theo bà. Mày đừng lo cho tao.
    Lo cho bầy con mầy ḱa. Chớ đừng v́ tao mà bắt mấy đứa nhỏ phải hy sinh tương lai của tụi nó.
    Mầy liệu mà đi, đi ! Kiếm đường mà kéo bầy con mầy đi, đi !
    Ở đây riết rồi chết cả chùm. Không chết trận trên Miên th́ cũng chết khùng chết đói.
    Thà tụi bây đi để tao c̣n thấy chút đỉnh ǵ hy vọng mà sống thêm vài năm nữa. Mày hiểu hôn
    Nghe má tôi nói, tôi rớt nước mắt. Chuyện mà bao lâu nay tôi không dám nói với má tôi th́ bây giờ chính má tôi lại mở ngỏ khai nguồn. Và tôi thật xúc động với h́nh ảnh bà mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít nhiều hy vọng !
    Thật là ngược đời : có người mẹ nào lại muốn xa con ? Chỉ có ở chế độ xă hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy !

    Tôi nắm bàn tay không cầm quạt của má tôi, lắc nhẹ :
    - Má à ! Lâu nay con giấu má. Bây giờ má nói, con mới nói. Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên.
    Tôi nghe tiếng cây quạt mo rơi xuống gạch. Rồi yên lặng. Một lúc lâu sau, má tôi mới nói :
    - Vậy hà…
    Tôi nghe có cái ǵ nghẹn ngang trong cổ. Tôi nuốt xuống mấy lần, rồi cố gắng nói :
    - Con đi không biết sống hay chết. Con gởi má vợ con và ba đứa nhỏ, có bề ǵ xin má thương tụi nó …
    Nói tới đó, tôi nghẹn ngào rồi ̣a lên khóc ngất. Tôi nghe có tiếng quạt phe phẩy lại, nhanh nhanh, và bàn tay má tôi vuốt tóc tôi liên tục giống như hồi nhỏ má tôi dỗ về tôi để tôi nín khóc.
    Một lúc sau, má tôi nói :
    - Thôi ngủ đi, để mai c̣n dậy sớm.
    Rồi bước ra đóng nhẹ cửa lại. Sau đó, có tiếng chẹt diêm quẹt rồi một ánh sáng vàng vọt rung rinh ḷn vào khuôn cửa, tôi biết má tôi vừa thắp đèn cầy trên bàn thờ.
    Tiếp theo là mùi khói nhang, chắc bà nội mấy đứa nhỏ đang cầu nguyện ngoài đó.
    Tôi thở dài, quay mặt vào vách, nhắm mắt mà nghe chơi vơi, giống như đang nằm trong một cơn mộng…
    Năm giờ sáng hôm sau, má tôi kêu tôi dậy đi. Hai con tôi đă sẵn sàng, mỗi đứa một túi nhỏ quần áo.
    Chúng nó không có vẻ ǵ ngạc nhiên hay xúc động hết.
    Có lẽ mẹ tụi nó đă gọi dậy từ ba bốn giờ sáng để giảng giải và chuẩn bị tinh thần. Riêng tôi, thật là trầm tĩnh.
    Nước mắt đêm qua đă giúp tôi lấy lại quân b́nh.
    Thật là mầu nhiệm !
    Tôi vào buồng hôn nhẹ mấy đứa nhỏ đang ngủ say, xong ôm vợ tôi, ôm má tôi. Hai người thật là can đảm, không mảy may bịn rịn.
    Tôi chỉ nói có mấy tiếng :
    - Con đi nghe má !
    Rồi bước ra khỏi cổng ..
    Rồi phải ba bốn năm sau, tôi mới chạy chọt được cho vợ con tôi rời Việt Nam sang sum họp với tôi ở Pháp. Má tôi ở lại một ḿnh.
    Mấy ngày đầu gặp lại nhau, vợ con tôi kể chuyện “bên nhà” cho tôi nghe, hết chuyện này bắt qua chuyện nọ.
    Bà Nội được nhắc tới nhiều nhứt và những chuyện về bà nội được kể đi kể lại thường nhứt.
    Tụi nó kể :“Ba đi rồi, mấy bữa sau cơ quan chỗ ba làm việc cho người đến kiếm. Tụi con trốn trong buồng, để một ḿnh nội ra.
    Nội nói rằng nội nhờ ba về Tây Ninh rước ông Tư xuống bởi v́ trên đó đang bị Cao Miên pháo kích tơi bời, tới nay sao không thấy tin tức ǵ hết, không biết ba c̣n sống hay chết nữa. Nói rồi, nội khóc thật mùi-mẫn làm mấy cán bộ trong cơ quan tin thiệt, họ an ủi nội mấy câu rồi từ đó không thấy trở lại nữa”.
    Rồi tụi nó kết câu chuyện với giọng đầy thán phục : “Nội hay thiệt !”.Nghe kể chuyện, tôi bồi hồi xúc động.
    Tôi biết lúc đó má tôi khóc thiệt chớ không phải giả khóc như các con tôi nghĩ.
    Bởi v́, trong hai trường hợp dù sự việc xảy ra có khác nhau, nhưng hoàn cảnh sau đó vẫn giống nhau y hệt.
    “Ba con Ti đi không biết sống hay chết” vẫn là câu hỏi lớn đè nặng tâm tư của má tôi.
    Bề ngoài má tôi làm ra vẻ b́nh tĩnh để an ḷng con dâu và cháu nội, nhưng là một cái vỏ mỏng manh mà trong khi kể chuyện cho các cán bộnó đă có dịp bể tung ra cho ưu tư dâng đầy nước mắt…
    “Rồi sau đó -tụi con tôi kể tiếp- nội ở lại nhà ḿnh để chờ tin tức và cũng để ra tiếp chuyện hàng xóm và chánh quyền địa phương, chớ má th́ ngày nào cũng đi chùa, c̣n tụi con nội sợ nói hé ra là mang họa cả đám.
    Lâu lâu, nội về G̣ Dầu bán đồ rồi mua thịt thà đem xuống tiếp tế cho tụi con.

  4. #14
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Thấy nội già mà lên lên xuống xuống xe cộ cực nhọc quá, tụi con có can ngăn nhưng nội nói nội c̣n mạnh lắm, nội c̣n sống tới ngày con Ti lấy chồng nội mới chịu theo ông theo bà !”.
    Tôi biết : má tôi là cây cau già - quá già, quá cỗi - nhưng vẫn cố bám lấy đất chỉ v́ trên thân cây c̣n mấy dây trầu… H́nh ảnh đó bỗng làm tôi ứa nước mắt.
    Thương má tôi và nhớ cả quê hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi ...Cái quê hương mà trên đó tôi không c̣n quyền sống như ư ḿnh muốn, phát biểu những ǵ ḿnh nghĩ, ca tụng những ǵ ḿnh thích.
    Ở đó, ở quê hương tôi, tôi c̣n bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đă cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương mà đi, để bà c̣n chút ǵ hy vọng sống thêm vài ba năm nữa !
    Bây giờ, vợ con tôi cũng đă đi hết. Má tôi c̣n lại một ḿnh. Thân cây cau giờ đă nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa.
    Tôi biết ! Má ơi !
    Con biết : cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non ,Theo lời các con tôi kể lại, hôm tiếp được điện tín của bạn tôi ở Pháp đánh về báo tin tôi và hai đứa lớn đă tới Mă Lai b́nh yên, cả nhà tưng bừng như hội.
    Tụi nó nói : “Nội vội vàng vào mặc áo rồi qú trước bàn thờ Phật gơ chuông liên hồi.
    Đă giấu không cho ai biết mà nội gơ chuông giống như báo tin vui cho hàng xóm !”
    “Mấy hôm sau, bỗng có công-an phường lại nhà. Công an đến nhà là lúc nào cũng có chuyện ǵ đó cho nên nội có hơi lo.
    Thấy dạng tên công an ngoài ngơ, trong này nội niệm Phật để tự trấn an.
    Sau đó, nội cũng kể chuyện ba về Tây Ninh rồi nội kết rằng ba đă chết ở trên đó. Rồi nội khóc…”
    Mấy con tôi đâu biết rằng đối với má tôi, dù tôi c̣n sống, sống mà vĩnh viễn không bao giờ thấy lại nhau nữa th́ cũng giống như là tôi đă chết. “
    Sau đó nội than không biết rồi sẽ ở với ai, rồi ai sẽ nuôi nội, bởi v́ má buồn rầu đă bỏ nhà đi mất. ,,,
    Vợ con tôi được đi chánh thức nên hôm ra đi bạn bè thân quyến đến chia tay đầy nhà.
    Lúc mẹ con nó qú xuống lạy má tôi để giả biệt -hay đúng ra để vĩnh biệt- tất cả mọi người đều khóc.
    Đó là lần cuối cùng mà má tôi khóc với bầy cháu nội.
    Và tôi nghĩ rằng má tôi khóc mà không cần t́m hiểu tại sao ḿnh khóc, chỉ thấy cần khóc cho nó hả, chỉ thấy càng khóc thân thể gầy c̣m càng nhẹ đi, làm như thịt da tan ra thành nước mắt, thứ nước thật nhiệm mầu.
    Mà Trời ban cho con người để nói lên tiếng nói đầy câm lặng.
    Bầy bạn học của các con tôi đứng thành hai hàng dài, chuyền nước mắt cho nhau để tiễn đưa tụi nó ra xe ngoài ngơ.
    Tôi h́nh dung thấy những cặp mắt thơ ngây mọng đỏ nh́n các con tôi đi mà nửa hồn tê-dại, không biết thương cho bạn ḿnh đi hay thương cho thân phận ḿnh, người ở lại với đầy chua xót…
    Mấy con tôi nói : ”Nội không theo ra phi trường. Nội ở nhà để gơ chuông cầu nguyện”.
    Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire ( Phi Châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu.
    Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một băi hoang gần sở làm để ngồi nh́n biển cả.
    Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như th́ thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi.
    Tự nhiên tôi cảm thấy như được dỗ về an ủi.
    Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng. Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi c̣n ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đă hai thứ tóc.
    Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong ṿng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con…
    Lúc nào tôi cũng t́m thấy ở má tôi một t́nh thương thật rộng răi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nh́n trước mặt.
    Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nh́n biển cả…

    Tiểu Tử

  5. #15
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Tôi đi bầu

    Gần đến bầu cử quốc hội bên Việt Nam và nghe thiên hạ bàn qua tán lại về chuyện ‘ đảng cử dân bầu ‘….làm tôi nhớ lại hồi tôi đi bầu quồc hội VC sau tháng Tư năm 1975.
    Đó là lần đầu tiên dân miền Nam đi bầu theo kiểu ‘ cách mạng ‘.
    Đầu tiên là ‘ nhân dân làm chủ ‘ phải học tập bầu cử. ( Ở chế độ mới này, không lúc nào thấy ngưng nghỉ học tập.
    Hết học tập chuyện này là tiếp ngay học tập chuyện khác.
    Vừa xong học tập ở tổ dân phố là đă thấy phải kéo nhau ra học tập ở phường, chưa kể những người đi làm c̣n phải học tập ở cơ quan! )
    Ông tổ trưởng tổ dân phố xóm tôi - hồi trước làm kế toán cho một hăng bào chế thuốc Tây – cho người mời các tổ viên đến nhà ông họp vào một buổi tối để học tập bầu cử.
    Sau khi mọi người đă an vị, nghĩa là ngồi chồm hổm hay ngồi bẹp dưới đất, ông tổ trưởng - ngồi sau một cái bàn thấp trên đó có để mấy xấp giấy vuông vuông và một lô bút bi - tằng hắng rồi nói một cách trịnh trọng : « Tôi mời bà con đến đây để chúng ta cùng học tập bầu cử.
    Khác với thời ngụy, ứng cử loạn xà ngầu, vàng thau lẫn lộn, chẳng biết ai là ai hết, bây giờ, trong chế độ ta, đảng có bổn phận chọn người đứng đắng, có đạo đức cách mạng… để đề nghị nhân dân bầu.
    Như vậy, nhân dân khỏi sợ chọn lầm người như ta vẫn thường thấy trong thời ngụy trước đây. »
    Tổ viên im lặng nghe. Phần đông hùt thuốc hay xỉa răng. Thỉnh thoảng có tiếng đập muỗi và vài tiếng … ngáp.
    Thấy có vẻ… được, ông tổ trưởng phấn khởi nói tiếp :’’ Đơn vị của ḿnh được 10 dân biểu, nhưng v́ là một cuộc bầu cử nên trên lá phiếu có in 12 tên đánh số từ 1 đến 12 để ḿnh gạch bỏ 2 tên .’’
    Nói đến đây, ông lấy xấp giấy vuông vuông trên bàn đi phát cho mỗi người một tấm, vừa làm vừa nói :’’ Đây là lá phiếu. Nó như thế này đấy.’’
    Rồi ông cầm một phiếu đưa lên cao :’’ Bà con thấy không , có 12 người. Khi đi bầu, ḿnh phải gạch bỏ 2 tên như vầy nè .’’ Vừa nói ông vừa lấy bút bi gạch hai tên mang số 11 và 12, rồi tiếp :’’ Bà con rơ chưa ?
    Bây giờ, ḿnh bầu thử cho quen.’’ Ông lấy bút bi trao cho tổ viên :“ Bà con làm như ḿnh đi bỏ phiếu thiệt vậy. Gạch như tôi chỉ rồi xếp giấy lại làm tư.
    Mà… đừng ai nh́n ai hết nghe. Ḿnh bỏ phiếu kín mà !
    Gạch xong mỗi người tự mang phiếu đến cho tôi xem coi có đúng không, nghĩa là có hợp lệ không.’
    ’ Ổng trở vào ngồi sau cái bàn thấp, đốt thuốc hút. Một lúc, ổng hỏi :“ Xong chưa nà ?’’
    Các tổ viên đồng thanh :“ Dạ rồi " Ông tổ trưởng có vẻ hài ḷng, nói :“ Từng người một tuần tự mang phiếu đến tôi xem nào.“ Ổng mở từng phiếu coi rồi gật đầu nói :’’ Đúng !’’
    Từ đầu, tôi đă thấy…. hề quá nên thay v́ gạch số 11 và 12, tôi gạch đại hai số nằm phía bên trên.
    Khi ông xem phiếu của tôi, ổng giật ḿnh ngạc nhiên nh́n tôi, ḍ xét.
    Rồi ổng ra dấu gọi tôi đến gần kề miệng vào tai tôi, nói nhỏ :“ Không phải hai thằng cha này, ông nội ơi !“
    Tôi cười khẩy :“ Vậy hả bác ?“Đến ngày đi bầu, ông tổ trưởng…gom chúng tôi trước nhà ổng lúc 10 giờ 30 sáng bởi v́ tổ chúng tôi – theo lịch tŕnh ấn định - sẽ vào pḥng phiếu lúc 11 giờ.
    Sau khi đếm đủ nhân số 23 người, ổng dẫn chúng tôi đến trước pḥng phiếu, bắt đứng thành hàng một, rồi ổng bước vào bên trong.
    Một lúc sau, ổng đi ra với một người nữa lạ hoắc v́ không phải là dân trong xóm.
    Ổng vừa trao cho người đó một tấm giấy ( chắc là giấy kê khai dân số ) vừa chỉ vào… cái đuôi của tổ :“ Đây !
    Đồng chí đếm đi ! 23 người đầy đủ !
    “ Ông đồng chí đếm xong nói :“ Đồng bào xếp hàng vào cái đuôi này.“ Ổng chỉ vào hàng….dép guốc từng đôi nối nhau dài dài nằm phơi dưới nắng.
    Tôi nh́n quanh : th́ ra đồng bào, trong khi chờ đến phiên ḿnh vào bỏ phiếu, đă vào núp nắng dưới hiên nhà dân, để giày dép làm đuôi thay thế !
    Tổ chúng tôi bèn cởi giày dép guốc làm y như vậy, cười cười nói nói v́ thấy… vừa lạ vừa vui !
    Người đi bầu lần lượt mang lại giày dép để vào pḥng phiếu cho nên lâu lâu phải…đôn từng đôi giày dép guốc lên, giống như cái đuôi người nhích tới mỗi khi phía trước có chỗ trống.
    Tôi thấy có một thằng nhỏ trong căn phố nằm cạnh pḥng phiếu chạy ra làm việc này
    . Có lẽ người lớn trong nhà tự động biểu nó làm, v́ họ thông cảm người cùng xóm đang bị cảnh trời trưa nắng gắt !
    Khi gần đến tổ chúng tôi bầu, bỗng nghe có người la lên :“ Chết cha ! Tụi nào lấy mẹ nó đôi dép da của tôi rồi !
    “ Vậy là những người đang núp nắng chạy ào ra cái đuôi giày dép nh́n đồ của ḿnh, rồi, chẳng ai bảo ai, mỗi người tự động lấy đi một chiếc của ḿnh nhét vào lưng quần hay cầm trên tay, điềm nhiên trở về chỗ núp nắng cũ, để lại hàng dép guốc bây giờ mỗi thứ chỉ c̣n có một chiếc !
    Thằng nhỏ vẫn lâu lâu đẩy từng chiếc lên, như chẳng có chuyện ǵ xảy ra hết !
    Lần bầu cử đó, theo báo cáo của Nhà Nước, đă đạt 99,99%. Có điều là người dân đi bầu chẳng thấy mặt ứng cử viên nào hết !
    Chú Bảy thợ hồ xóm tôi….phát biểu :“ Mẹ ! Đă nói nhắm mắt bầu mà đ̣i thấy con khỉ ǵ , hả ?“
    Đó là lần đầu cũng là lần cuối tôi đi bầu quốc hội V C, bởi v́ sau đó, tôi đă….nhắm mắt vượt biên !

    Tiểu Tử

  6. #16
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Đèn Trung Thu

    Sàig̣n đang vào Tết Trung Thu. Sàig̣n, bấy giờ đă được đổi tên. Cũng đúng thôi !
    Bởi v́ “nó” không c̣n giống cái “Sàig̣n” của thời trước, cái thuở mà mỗi món vật mỗi con người đều được nhận diện một cách trung thực, cái thuở mà tiếng nói chưa bị thâm nhập bởi những “mỹ từ... dao to búa lớn”, cái thuở mà t́nh cảm c̣n thật là tràn đầy...
    Cái tên mới của Sàig̣n có hơi... dài, nên sau này, người ta chỉ c̣n gọi là “thành phố”, vừa ngắn gọn lại vừa hợp... thời trang !
    Sàig̣n b́nh thường đă rộn rịp. Vào dịp Tết Trung Thu lại c̣n rộn rịp gấp bội.
    cộ – đông nhứt là xe mô-tô, loại sau này được gọi chung là Honda – chạy đầy đường, chạy loạn, tiếng máy nổ điếc tai thêm bóp kèn liên hồi inh ỏi. Quán lều cũng đầy đường
    . Hàng họ chưng bày cũng đầy đường. Bánh mứt đèn lồng Trung Thu cũng đầy đường. Coi thật là phồn vinh sung túc.
    Trong rừng xe cộ đó, có một người đàn ông cởi xe đạp chở ba đứa nhỏ.Nh́n anh ta là thấy ngay rằng anh ta không “hợp thời”. Anh ta c̣n đội nón Panama, một loại nón mà thời trước người ta nhập cảng từ Nam Mỹ.
    Mặc dù cái nón – vốn là màu trắng – đă ngă màu vàng và vành nón có nhiều chỗ rách tưa..., cái nón đó vẫn thấy lạc lơng giữa phố phường đầy nón cối, mũ tai bèo, nón lá, nón rơm, nón kết.
    Anh ta c̣n mặc áo sơ-mi sọc, cổ đứng tay dài, mặc dù sơ-mi bỏ ngoài quần và mang đầy nếp nhăn v́ đă không được ủi.
    Anh c̣n mặc quần tây dài màu sậm c̣n đủ bờ-li và nhứt là c̣n mang đôi giày da đen mũi nhọn – loại “xịn” – mặc dù giày đen đă ngă màu xam xám v́ đầy bụi đất.
    Trong lúc mọi người ăn mặc rất tự do, rất... giải phóng, đại loại như áo thun ba lỗ quần đùi dép cao su, hoặc sơ-mi ngắn tay phạch ngực quần pi-da-ma chim c̣ dép nhựt hoặc những bộ đồ màu xanh cỏ úa rộng thùng th́nh dép lớp xe... th́ lối ăn mặc của anh ta – thật t́nh – không đúng “tác phong của thời đại” !
    Ngay như chiếc xe đạp của anh ta cũng không hạp với rừng xe cộ chung quanh.
    Nó ọp ẹp cũ kỹ, giống như đă được lắp ráp chắp vá bằng những món đồ góp nhặt được từ những chiếc xe đạp phế thải.
    Cái giỏ sắt gắn ở phía trước ghi-đong (thường dùng như pọt-ba-ga) đă được cắt xén để trở thành cái ghế ngồi cho thằng bé, đứa nhỏ nhứt trong ba đứa.
    C̣n cái pọt-ba-ga phía sau th́ được nối dài ra một chút, mặt được lót ván và phía dưới có hàn hai thanh sắt ngắn để gác chân.
    Hai đứa nhỏ c̣n lại ngồi trên đó, đứa lớn ôm đứa bé, đứa bé – v́ c̣n nhỏ quá không ôm được eo ếch của gă đàn ông – nắm chặt lấy vạt áo sơ-mi, nắm bằng cả hai tay...
    Trong luồng xe cộ chạy như điên, hối hả, ḷn lách... người đàn ông thản nhiên đạp chậm răi vững chắc dọc theo hè phố.
    Mấy đứa nhỏ nh́n ngang nh́n dọc, tranh nhau hỏi, tranh nhau nói, líu lo:
    - Ba ! Ba !
    Coi ḱa ! Đèn Trung Thu ở đâu mà nhiều quá hén ba.
    - Ba ! Ba ! Cái ǵ mà bự quá xá đàng kia vậy ?
    Tại sao ông già ổng ôm cột đèn vậy ?
    - Sao ông xích-“dô” ổng nằm ngủ trên xe vậy ?
    - Bộ ở đây người ta đái ở gốc cây được hả ba ?
    - Cha... Ông này ổng mua tới bốn cái đèn Trung Thu.
    - Ḿnh cũng đi mua đèn nữa, hén ba ?
    Ḿnh cũng đi mua đèn nữa, hén ba ?
    Đứa nhỏ ngồi ở giữa, giọng khàu khàu:
    - Anh Việt nói chừng ảnh “dớn” ảnh mua cho con cái đèn máy bay bự bằng cái nhà ớ !
    Đứa lớn ngồi phía sau cười hắc hắc, ôm em nó lắc qua lắc lại:
    - Ừa ! Mà Nhi phải đừng nói ngọng mới được.
    “Lớn” th́ nói “lớn”, chớ cái ǵ mà “dớn” hả ?
    Đứa nhỏ nhứt ngồi trong giỏ phía trước, nói chen vào, cũng ngọng trớt :- Anh Nhi ảnh nói “nhọng” “vá” hà. Há ba ?
    Làm cả bọn cười vang. Tiếng cười của cha con nhà đó hồn nhiên, thanh thoát, bị ch́m lấp trong ḍng thác tiếng động điếc tai, vừa ô-hợp, vừa khô khan của phố phường đầy người, đầy xe, đầy bụi...
    Đến một gốc đường khá thoáng, nghĩa là vỉa hè c̣n có chỗ trống, thấy có một xe đẩy treo đầy đèn Trung Thu đủ kiểu đủ cỡ và đủ màu sắc đang nằm gần đó, người đàn ông rà xe đạp vào lề:
    - Tụi con coi ḱa, đèn Trung Thu ḱa ! Để ba ngừng đây cho tụi con xuống lựa nghen !
    Mấy đứa nhỏ “ồ” lên sung sướng. Đứa bé nhứt bỗng vỗ tay cười hắc hắc giống như bị cù léc. Nó la lớn:
    - Đèn ! Đèn ! Đèn ! Đèn !
    Thả bầy con xuống xong, người cha bảo:
    - Tụi con lại đó coi đi ! Lựa đi ! Ba ngồi đây đợi.
    Trong lúc mấy đứa nhỏ vây quanh xe bán đèn lồng, người đàn ông chống chân lên bờ hè, rút ở túi áo sơ-mi một điếu thuốc
    . Đó là loại thuốc vấn tay (sau cuộc “đổi đời”, v́ không c̣n tiền để hút thuốc loại sản xuất kỹ nghệ nên phần đông dân “ghiền” mua thuốc rê G̣ Vấp về trộn với thuốc vàng Lạng Sơn rồi vấn hút. Nhiều người vấn sẵn ở nhà rồi cho vào bao hay hộp mang theo ḿnh cho tiện khi cần đi đâu...).
    Cầm hộp quẹt máy trong tay lắc lắc cho xăng thấm lên đầu tim, người cha đó hướng về bầy con nói to, khá to, để át tiếng ồn man dại của thành phố:
    - Tụi con lựa đi nghen !
    Lựa đi ! Thứ nào cũng được hết ! Máy bay, xe tăng, bươm bướm ǵ cũng được hết !
    Đứa nào thích thứ nào th́ nói cho ba biết. Lát nữa về nhà, ba làm cho y như vậy hà !
    Nói xong, anh ta để điếu thuốc lên môi, chẹt hộp quẹt đốt . Bập vài cái cho lửa bắt rồi hít một hơi thật sâu để thở khói ra dài, thật dài...Làm như anh ta muốn trút ra theo khói một cái ǵ đang nghẹn trong ḷng ngực.
    Chung quanh, người ta, xe cộ đi như loạn.

    Tiểu Tử

  7. #17
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Người Bán Liêm Sỉ

    Xin gọi ông ta là ông X. Để tránh phiền phức. Thời buổi bây giờ, con người dễ bị chụp mũ bất cứ lúc nào và bởi bất cứ ai. Ở trên chụp xuống là nhà cầm quyền – hạng này đông lắm và rất... vững tay nghề v́ đă từng hành nghề này cả mấy chục năm.
    Ở dưới chụp lên là kẻ tiểu nhơn – hạng này thường thấy xuất hiện khi có biến cố hay khi thấy chánh quyền đa nghi như Tào Tháo; hạng này hành động theo thời cơ nên tay nghề lắm khi c̣n vụng; họ không đông nhưng rất nguy hiểm bởi v́ họ giống như mọi người nên khó mà nhận diện !
    Ở ngang với ḿnh mà chụp mũ ḿnh là mấy đứa mà ḿnh thường gọi là bạn hay chiến hữu hay đồng chí – hạng... mắc dịch này mới bắt tay ôm hôn ḿnh thắm thiết đó, vậy mà hôm sau đă “trở cờ xé lẻ” bởi v́ cái đít của họ đ̣i cái ghế và cái mặt của họ muốn được... bự bằng cái nia ( để được thấy là … đại diện ! ) ; hạng này không cần tay nghề khéo nên cách chụp mũ thiếu... tế nhị !
    Nói chung, hạng chụp mũ nào cũng chỉ chụp người có tên tuổi đàng hoàng chớ chẳng ai chụp mũ một kẻ vô danh. Cho nên, gọi nhân vật trong chuyện sau đây là ông X để ổng trở thành kẻ vô danh, khỏi bị chụp mũ ! (Xin lỗi ! Tôi hơi dài ḍng ở đây tại v́ tôi muốn mọi người đều thấy tôi “rơ như ban ngày”, để đừng ai... chụp mũ tôi “có ư đồ này nọ”. Đa tạ).
    Bây giờ th́ xin nói đến ông X.
    Hồi thời trước – thời mà sau này “được” gọi là ngụy – ông X làm việc cho một hăng tư của ngoại quốc. Ông làm việc lâu năm và rất đắc lực nên ban giám đốc giao cho ông những chức vụ quan trọng với quyền hạn về tài chánh thật rộng răi.
    Để thực hiện những chương tŕnh xây dựng đồ sộ của hăng, ông thường xuyên giao dịch với chánh quyền. Nhờ vậy, ông “quen lớn” nhiều trong cả hai giới dân sự và quân sự.
    Ở địa vị như của ông, con người dễ bị cám dỗ v́ tư lợi. Chẳng có ǵ khó hết. Chỉ cần “nhắm mắt” một chút là nhà thầu sẽ biết cách đền ơn. Chỉ cần “biết phải quấy” một chút là vô “áp phe” riêng cho ḿnh. Chỉ cần “bóp chẹt bắt bí” một chút là hất chân những đứa không theo bè cánh...
    Ông X lại không thuộc hạng “biết làm ăn” như kể trên. Ông lớn lên trong một gia đ́nh theo Khổng giáo, lấy “nhân nghĩa lễ trí tín” làm phương châm, luôn đề cao giá trị đạo đức của con người. Cho nên làm việc cho hăng gần hai mươi năm mà không thấy ông... “xơ múi” chút ǵ hết ! Bạn bè có đứa chê ông nhát. Ông cười: “Thà tao nhát mà tao giữ tṛn liêm sỉ. Cái đó mới là cái khó. Người ta có thể chê tao như mày đă chê tao. Chớ không ai dám khi dể tao hết. Cái phách của tao là ở chỗ đó !”.
    ... 30 tháng tư 1975. Ông X đă không di tản. Nghĩ rằng ḿnh làm việc cho hăng tư, lại là hăng của ngoại quốc, chắc “họ không làm ǵ đâu”. Chẳng dè quân mũ tai bèo (Giải phóng miền Nam) và quân nón cối (bộ đội) vào Nam tiếp thu tuốt tuột. Hăng công hăng tư ǵ, lớn nhỏ ǵ cũng “đớp” hết ráo (Trước đó, họ có tuyên bố “không đụng tới cây kim sợi chỉ của dân”, và sự thật, họ đă làm đúng như vậy, mới chết !
    Bằng cớ là họ đă lấy hết, chỉ chừa có... cây kim sợi chỉ ! Cho nên, có thấy ai thưa gởi rằng bị cách mạng... cướp mất cây kim sợi chỉ đâu ? Vậy mà sao ai cũng nói họ “nói một đàng mà làm một nẻo” hết ! Oan cho họ !
    Có điều là với “cây kim sợi chỉ”, người dân không biết... “làm khỉ ǵ ăn”. Chỉ c̣n có nước may cái miệng lại để khỏi phải ăn, khỏi phải nói !).
    Hăng của ông X bị quân mũ tai bèo mang bí số K7 tiếp thu. May cho ổng: người dẫn đầu toán tiếp thu là người chú bà con đi khu hồi kháng chiến 1945. Nhờ ông này can thiệp nên ông X không bị đi cải tạo, nhưng bị đổi đi “hạ tầng công tác” ở một kho hóa chất
    (Sự che chở người thân như vậy rất hiếm thấy trong chế độ. Và có lẽ v́ vậy mà chưa đầy sáu tháng sau, ông cán bộ đó bị cho “về vườn” mặc dầu chưa tới hạng tuổi !).
    Bấy giờ, ông X ăn lương 80 đồng.
    Trong khi người tài xế cũ của ông lănh 90 đồng ! Ông được phát lương mỗi tháng hai kỳ. Mỗi kỳ là 40 đồng nhưng bị giữ lại 2 đồng để cho vào sổ tiết kiệm (Nhà Nước lo cho dân chí t́nh như vậy mà vẫn có người không bằng ḷng. Lạ thật !).
    Bấy giờ, v́ tất cả ngân hàng đều bị tịch thu, nên tiền của mà ông X để trong ngân hàng của ổng kể như đă... cúng cô hồn ! Ông X trắng tay và... trắng mắt.
    Bấy giờ, vợ con ông X ră ra đi làm trong mấy tổ hợp. Hai đứa nhỏ nhứt ở nhà dán bao giấy bỏ mối cho bạn hàng ngoài chợ gói đồ. Ông X bán lần xe cộ, bàn ghế tủ...
    Nhiều khi ông thầm nghĩ: “Ḿnh đă tự hào giữ tṛn liêm sỉ từ mấy mươi năm. Bây giờ... đổi lấy cái ăn cũng không được. Phải chi hồi đó ḿnh nhắm mắt làm bậy, mánh mung chụp giựt đầy túi rồi bay ra ngoại quốc ở, th́ bây giờ ḿnh đâu có ngồi đây nh́n cái khổ cực của vợ con ! Riết rồi không biết là ḿnh khôn hay ḿnh dại nữa”.
    Hôm nay là ngày ông đi bán chiếc xe đạp của ông. Ông đă tính kỹ: đạp xe ra chỗ thằng nhỏ sửa xe đạp ở góc đường xin nó cho đứng nhờ để bán; ở đó người qua lại cũng đông và người ghé vào bơm bánh hay sửa xe cũng thường; thế nào cũng có người hỏi mua.
    Sau khi lau chùi sạch sẽ chiếc xe, ông lấy một miếng b́a cứng viết lên đó “Bán xe đạp” rồi khoét lỗ xỏ sẵn dây để mang ra cột tại chỗ. Vừa làm ông vừa nghĩ đến thân phận của ḿnh, đến cái liêm sỉ mà ông đă đeo đẳng từ bao nhiêu năm. Ông cười chua chát: “Cái liêm sỉ không giá trị bằng chiếc xe đạp !”.
    Bỗng ông nẩy ra một ư, vừa hài hước vừa táo bạo: “Tại sao ḿnh không treo bảng bán cái liêm sỉ ? Cười chơi, sợ ǵ ?”. Vậy là ông lấy một miếng cạc-tông, nắn nót viết lên đó hàng chữ “Bán cái liêm sỉ. Bảo đảm 20 năm chưa sứt mẻ”. Khoét lỗ xỏ dây xong, ông cho hết vào túi xách, đạp xe ra ngơ.
    Thằng nhỏ sửa xe tuổi độ mười hai mười ba. Ốm nhom, đen thui, cười hở lợi. Sáng nào nó cũng kéo chiếc xe hai bánh chở hai thùng gỗ nhỏ và mớ đồ nghề, ra... hành nghề cạnh trụ đèn ở góc đường. Sợ người ta không biết hay sao mà thấy nó có treo trên trụ đèn tấm bảng trắng sơn chữ đỏ “Tại đây sửa xe đạp đủ loại”.
    Khi ông X xin đứng nhờ, nó vui vẻ nhận lời ngay:
    - Dạ được ! Dạ được ! Ông Hai cứ dựng xe cạnh cột đèn đó, không sao hết. Chỗ này là chỗ “bá tánh” chớ phải của riêng cháu đâu mà ông Hai xin phép !
    Rồi nó lấy cái thùng gỗ úp xuống, mời:
    - Ông Hai ngồi. Cháu đang lỡ tay !
    Nó làm như nếu nó không lỡ tay th́ nó có bổn phận phải ngồi... tiếp chuyện ông X vậy ! Ông thấy có cảm t́nh ngay với thằng nhỏ. Ông cảm ơn rồi lấy hai miếng cạc-tông ra, treo một tấm lên sườn xe đạp, tấm thứ hai đeo lên cổ của ḿnh một cách thích thú !
    Ông ngồi xuống thùng gỗ phía sau lưng thằng nhỏ, đốt thuốc hút, ung dung. Thằng nhỏ đang ráp sợi dây sên vào chiếc xe đạp dựng ngược. Nó vừa làm vừa nói chuyện với ông X, mắt vẫn nh́n châm chú vào công việc.
    - Ông Hai bán xe rồi lấy ǵ mà đi ?
    - Th́... tôi đi chung xe với bà nhà tôi.
    - Ông đèo bà hay bà đèo ông vậy ?
    Ông X bật cười:
    - Dĩ nhiên là tôi đèo bả chớ !
    - Ư ! Bây giờ đổi đời rồi. Mấy bà chở chồng chạy bon bon thiếu ǵ, ông Hai.
    Nói xong, nó cười hắc hắc. Ngừng một lúc, chừng như đang ngẫm nghĩ ǵ đó. Rồi nó nói tiếp, giọng ngang ngang:
    - Bây giờ sao nhiều người bán đồ bán đạc trong nhà quá. Ở xóm của cháu, thấy có người cạy gạch bông nền nhà lên bán đặng ăn, ông Hai à !
    H́nh ảnh đó làm ông xúc động. Ông không biết phải nói ǵ. Sự bần cùng của người dân trong chế độ được gọi là ưu việt này, đă vượt quá xa tầm tưởng tượng của con người... th́ c̣n lời ǵ để nói ? Im lặng, ông hít nhiều hơi thuốc dài...
    Thấy sao “người đối thoại” của nó làm thinh, thằng nhỏ quay đầu nh́n lại. Bây giờ nó mới thấy tấm bảng ông đeo trước ngực. Nó ngạc nhiên:
    - Ủa ! Ông c̣n bán cái giống ǵ nữa vậy ?
    - Th́... cháu đọc coi.
    - Cái... “liêm” ... Cái “liêm sỉ” là cái ǵ vậy, ông Hai ?
    - Ờ... Cái liêm sỉ là... (Ông ngập ngừng t́m lời để giải nghĩa) Là ... Là cái mà thiên hạ ai cũng quí trọng hết. Người ta coi nó có giá trị như... có giá trị như...
    - Như hột xoàn hả ông Hai ?
    - Ờ ! Đại loại như vậy. Thiên hạ cho rằng người nào có cái liêm sỉ cũng thấy sáng ngời không kém.
    Nổi tánh ṭ ṃ, thằng nhỏ chùi vội hai tay vào một miếng giẻ cũng dơ như tay của nó, rồi xoay hẳn người lại, hâm hở:
    - Ông Hai cho cháu coi một chút được không ? Từ cha sanh mẹ đẻ cháu chưa nghe nói tới cái liêm sỉ bao giờ, chớ đừng nói thấy.
    - À cái này không có coi được. Lớn lên rồi cháu sẽ biết.
    Thằng nhỏ tiu nghỉu, quay trở về công việc mà nghĩ: “Chắc là đồ xịn lắm nên ổng sợ !”
    Có hai thanh niên dừng lại bơm bánh xe. Cả hai đều đọc bảng treo trước ngực ông X. M ột anh hỏi anh kia:
    - Cái liêm sỉ là cái ǵ vậy mậy ?
    Thằng nhỏ nói hớt, vẻ sành sỏi:
    - Là đồ nữ trang loại xịn. Mắc lắm đó !
    Ông X mỉm cười, chua chát nghĩ: “Chế độ đâu có dạy con người phải có liêm sỉ. Bây giờ, chỉ thấy học đấu tranh, học hận thù, học giết chóc... chớ đâu thấy học làm người có đạo đức, trọng lễ nghĩa để mà biết liêm sỉ là ǵ ? ‘’
    Một anh bộ đội, nón cối nghiêng nghiêng, tấp Honda vào hỏi mua “săm” xe đạp. Thằng nhỏ nói: “Sửa xe chớ không có bán đồ phụ tùng”. Chờ cho anh bộ đội đi khuất, nó quay lại cười cười nói với ông X:
    - Ruột xe th́ nói ruột xe. Mấy chả nói “săm”. Hồi đầu cháu đâu có biết. Cháu chỉ qua bà xẩm bán nước sâm ở bên kia đường. Thấy cười quá ! Họ nói tiếng ǵ đâu không hà !
    Một thanh niên chở một ông già, ngừng lại nhờ thằng nhỏ siết lại cái đầu bàn đạp. Sau khi nh́n ông X, anh thanh niên hỏi nhỏ ông già:
    - Liêm sỉ là cái ǵ hả ông nội ?
    Ông già tằng hắng rồi nói, giọng nghiêm trang:
    - Là cái mà nó bắt con người ta phải cẩn thận trong suy tư trong hành động. Nó không cho con người ta làm bậy làm quấy, làm sai đạo lư. Nó bắt con người ta phải biết xấu hổ khi có ư xâm phạm thuần phong mỹ tục. Quí lắm, con thấy không ?
    Vậy mà thời buổi bây giờ có mấy ai biết nó là ǵ...
    Trả tiền xong, người cháu đợi người ông ngồi đàng hoàng vững chăi trên pọt-ba-ga rồi mới đạp đi. Ông già quay đầu nh́n lại ông X, giống như nh́n một món đồ cổ !
    Mặt trời đă lên cao. Cây me già cạnh đó đổ bóng mát rượi xuống chỗ “hành nghề” của thằng nhỏ. Gió thổi hiu hiu. Lá me lăng tăng rụng...
    Một ông già râu tóc bạc phơ đạp xe lọc cọc ghé vô nhờ sửa cái thắng. Sau khi... “kiểm tra” lại bộ phận, thằng nhỏ găi găi đầu mặc dù tay nó dơ hầy:
    - Cha... Vụ này hơi lâu à ông Hai. Cũng năm mười phút à !
    - Không sao. Tao đợi. Tao thiếu ǵ th́ giờ.
    Nó vội vàng lật úp cái thùng gỗ c̣n lại, đặt gần chỗ ông X:
    - Ông ngồi đây. Có ông Hai này ngồi bán xe, từ sáng giờ không thấy ai hỏi hết. Chắc cũng buồn !
    Đó là cách nó giới thiệu để hai người dễ dàng bắt chuyện với nhau, nếu muốn.
    Ông già ngồi xuống, gật đầu chào ông X, rồi móc bọc thuốc rê, mời:
    - Ông vấn một điếu chơi.
    - Cám ơn. Tôi có đem theo thuốc vấn sẵn ở nhà.
    Ông X lấy trong túi ra hộp thiếc giẹp màu vàng (loại đựng thuốc điếu 555 ngày xưa) móp méo trầy trụa, mở ra mời lại:
    - Ông hút thử thứ này coi.
    Ông già cất bọc thuốc vào túi lấy một điếu của ông X để lên môi, đốt. Ổng hít mấy hơi thật dài rồi gật gù:
    - Ùm... Một phần Lạng Sơn hai phần G̣ Vấp.
    - Đúng ! Ông rành quá !
    - Một đời hút thuốc mà không rành sao được, ông bạn.
    Hai người im lặng thở những hơi khói dài. Giờ đó, đường cũng vắng, chỉ nghe tiếng lách cách sửa xe của thằng nhỏ. Một lúc lâu sau, bỗng ông già tằng hắng rồi nheo mắt nh́n thẳng ông X, giọng ôn tồn:
    - Ông bạn à. Tôi nghĩ nếu ông bạn c̣n chút liêm sỉ th́ nên dẹp tấm bảng bán liêm sỉ của ông đi. Chỉ có phường vô liêm sỉ mới khoe khoang khoác lác rằng ta là thế này, ta là thế nọ, ta hơn thiên hạ về đủ mọi mặt vv…. Sự thật, họ không có ǵ hết.
    Bọn vô liêm sỉ đó đă chà đạp mọi giá trị tinh thần của con người, đă chối bỏ truyền thống đạo đức của ông cha để lại từ không biết mấy ngàn năm.
    Ông X im lặng gật gù nghe. Ông già ngừng một chút để hít mấy hơi thuốc. Rồi tiếp:
    - Ông bạn à. Tôi tin rằng ông bạn là người có liêm sỉ. Trực giác cho tôi thấy như vậy. Bây giờ, đem rao bán cái liêm sỉ, ông bạn có thấy đó là hành động thiếu suy nghĩ không ?
    Nói khùng mà nghe, giả dụ ông bạn có bán được cái liêm sỉ, ông bạn sẽ “trắng tay”. Không c̣n liêm sỉ nữa th́ ông bạn sẽ thành cái ǵ ?- Ông bạn sẽ là thằng-vô-liêm-sỉ !
    Đến đây, thằng nhỏ đă sửa xong cái thắng. Ông già đứng lên chào ông X, trả tiền rồi đạp xe đi thẳng.
    Hút tàn điếu thuốc, ông X thở dài, đứng lên tháo hai miếng cạc-tông cho vào túi xách. Thằng nhỏ ngạc nhiên:
    - Ủa ! Bộ ông Hai về hả ?
    - Ừ !
    - Sao về sớm vậy ?
    - Ừ ! Về sớm.
    Ông X nói bằng một giọng trống rỗng. Thằng nhỏ ân cần dặn:
    - Ông Hai cẩn thận nghe ! Coi chừng tụi nó giựt cái liêm sỉ à.
    Mấy thằng lưu manh nó giựt bóp của người ta hoài, hà !Ông X làm thinh đạp xe đi, bỗng nghe như cái liêm sỉ của ông nó nặng như ch́. Vậy mà bao nhiêu lâu nay, ngày ngày ông vẫn c̣ng lưng cơng nó để đi t́m một chân trời, một lối thoát, một chút ánh sáng ở cuối con đường hầm … !

    Tiểu Tử.

  8. #18
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Cái miệng

    Cái miệng có hai chức năng chánh: ăn và nói. Xưa nay ít có ai để ư đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như : ngáp, ợ, ho, khạc, thở khi nào bị nghẹt mũi v.v… Có lẽ tại v́ nó…hạ cấp quá nên bị coi thường !
    Và cũng tại v́ có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi. Thành ra, lớn lên, phần đông ngáp ơi ới không che miệng, ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai, ho thẳng vào mặt người đối diện, c̣n khạc nhổ th́ tùm lum bất cứ chỗ nào…Trong chuyện phiếm này, tôi cũng theo "truyền thống" để chỉ viết về hai chức năng " ăn và nói " của cái miệng.
    Ăn…Từ hồi c̣n nằm trong bụng mẹ, con người đă biết ăn ( Ông Trời sanh ra như vậy ! ) Mới lọt ḷng, không ai dạy, kề vú vào miệng là đă biết…đớp (Về sau, khi đă thành nhơn, có đ̣i đớp như hồi bêbê là một…cái ǵ khác chớ không phải là ăn ! )
    Thành ra " ăn " là một bản năng. Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái ǵ ăn, chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết ( Ăn…hối lộ không nằm trong " diện " tự nhiên trời sanh này ! ) Khái niệm " chết v́ không có ǵ ăn hay có mà ăn không được " chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn.
    Khỗ nỗi, khi có đủ trí khôn, con người lại đ̣i " ăn ngon ", biết chê biết khen, biết chế biến món này món nọ để ăn cho " khoái khẩu ".
    Cái " ăn ", v́ vậy, đă chiếm…đỉnh cao của trí tuệ loài người, đến nỗi có câu "dĩ thực vi tiên" ( ăn trước đă ! ) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ " món ăn đặc sản " để làm…chảy nước miếng du khách ( Ở Hà Nội bây giờ "chảy nước miếng hay chảy nước dăi " được gọi là " toát mồ hôi lưỡi " ! Từ ngữ cách mạng vốn…trừu tượng ! ) Trên thế giới, ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về " cái ăn " ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu t́nh.
    Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đă…đẻ ra chữ " ăn " thật to tổ chảng !
    Trong từ ngữ thông thường, chữ " ăn " lúc nào cũng thấy như người lănh đạo, nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm ǵ nhưng vẫn phải…đứng trên đứng trước ! – Ví dụ như " ăn quịt, ăn gian, ăn trộm, ăn cướp" v.v…
    Tiếng " ăn "…ăn nhậu ǵ với những chuyện " quịt, gian, trộm, cướp ", vậy mà phải có lănh đạo " ăn " vào đó nghe nó mới…xuôi lỗ tai ! Rồi th́…ăn tùm lum, lúc nào ở đâu cũng thấy ăn: ăn giỗ, ăn cưới ( Hồi xưa c̣n nói "ăn đám ma " nữa ! ) ăn khánh thành, ăn lên lon, ăn Tết, ăn đầy tháng , ăn thôi nôi, ăn…hối lộ v.v…Chỉ có " ăn " thôi, vậy mà cái miệng sao mà " lắm chuyện " !
    Bây giờ, xin nói đến " nói ".
    Con người nếu sống một ḿnh chắc không cần phải biết nói ! Thật vậy, biết nói để nói với ai ? Rồi, bởi v́ con người cần sống với con người nên mới phải "nói " để hiểu nhau. Mới đầu nói bằng…tay chân ( bây giờ gọi là " ra dấu " ) Lần hồi, chắc ra dấu…mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói
    ( Dầu sao, mỏi miệng vẫn…dễ chịu hơn mỏi tay ; cái trí khôn của con người bắt đầu…ló dạng ! ) Cái miệng , ngoài chức năng " ăn " của Trời cho, bây giờ có thêm chức năng " nói " do con người đẻ ra v́ muốn người khác hiểu ḿnh nghĩ ǵ muốn ǵ
    Con người mới sanh ra chưa biết nói, chỉ biết khóc ! Các nhà văn gọi đó là " tiếng khóc chào đời ". Hay quá ! Thật vậy, nếu không có tiếng khóc th́ làm ǵ có tiếng nói ? Rồi từ chỗ " oa oa " đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu. Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách, học nói cho có lễ độ, học nói cho thanh tao.
    Có một điều lạ là những tiếng…chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách " tài t́nh " !
    Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề, dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam c̣n dạy trẻ con hô khẩu hiệu, nói những lời " dao to búa lớn " theo…phong cách xă hội chủ nghĩa, nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu ḿnh nghĩ ǵ muốn ǵ. Cái "nói" – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm…cách mạng ! Than ôi !
    Nói về " nói ", con người nói thôi…đủ thứ. Nào là " nói thánh nói tướng "," nói láo nói phét ", " nói hành nói tỏi ", " nói trăng nói cuội "…Rồi " nói phang ngang bửa củi ", " nói dộng trong họng người ta", " nói trên trời dưới đất ", " nói mà cái miệng không kịp kéo da non ", " nói như con két "…v.v.. Cái miệng nói nhiều hơn ăn, bởi v́ ăn no rồi là không ăn được nữa chớ c̣n nói th́ có bao giờ bị…no nói đâu để mà phải ngừng ?
    Tóm lại, cái miệng là để ăn và để nói. Vậy mà chính cái miệng nó "hành" con người. Ông bà ḿnh hay nói :" Bịnh từ miệng mà vào, Vạ từ miệng mà ra ".
    Đúng quá ! Tại v́ ḿnh ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại v́ ḿnh nói mới đụng chạm sanh chuyện. Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói ?
    Ở Việt Nam, Nhà Nước ta đă thấu triệt cái " chân lư " vừa kể cho nên đă…phân loại cái miệng : miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước. Cái miệng của nhân dân là cái miệng " ăn " c̣n cái miệng của Nhà Nước là cái miệng " nói ". Nhà Nước " quản lư " cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải, đúng tiêu chuẩn, để nhân dân đừng…bị bịnh ! ( Bệnh từ mồm mà vào, đúng thế đấy…Ta đă học tập và triển khai cái chân lư ấy từ thời…không có ǵ để ăn cơ ! ) C̣n " nói " th́ nhân dân không nên nói, bởi v́ " nói " là mang vạ vào thân đấy thôi.
    Để Nhà Nước nói, bởi v́ Nhà Nước, đă là đỉnh cao trí tuệ của loài người, biết nói thế nào để không bao giờ phải…mang vạ vào thân.
    Và bởi v́ cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ…ṃn, không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế.
    Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ…ngừng ! Ngoài ra, Nhà Nước v́ thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân, tội nghiệp ! Một cử chỉ…đẹp như vậy mà thiên hạ cứ…vo tṛn bóp méo !
    Nếu " ăn " là để sống th́ " nói " là để cảm nhận rằng ḿnh đang sống. Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi…

    Tiểu Tử

  9. #19
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Đá Ṃn Nhưng Dạ Chẳng Ṃn

    Vợ chồng tôi dọn về ở trong cái làng nhỏ này đă hơn ba tháng. Mấy đứa con của chúng tôi nói : ỡ Ba má già rồi mà ở trong Paris đâu có tốt.

    Nội cái không khí ô nhiễm cũng đủ làm cho ba má bịnh lên bịnh xuống hoài ữ. Vậy là chúng nó kiếm mua một cái nhà ở xa Paris . . .
    Nhà có đất chung quanh, có mấy cây pomme, mấy cây cerise.
    Hồi dọn về là đầu mùa xuân , mấy cây đó trổ bông màu hường màu trắng đầy cành. Ở mấy nhà hàng xóm cũng vậy, hoa nở rộ hầu như cùng một lúc, nên trông thật là đẹp mắt.
    Biết là mùa xuân nhờ hoa nở và chồi non, chớ thật ra thời tiết ở Pháp mấy năm gần đây đi . . . trật lất.
    Mùa xuân mà cứ tưởng như mùa thu, cứ mưa lất phất rồi hết mưa là trời đổ sương mù.

    Cứ như vậy kéo dài đến bây giờ, theo trong lịch, là đă đầu mùa hè mà vẫn c̣n nghe lành lạnh !
    Hôm nay tự nhiên trời bỗng trở nắng. Nắng thật ấm, thật trong. Người ta vội vă mang đồ ra phơi đầy sân : quần áo, drap, mền . . .
    Đủ màu sắc, đủ cỡ, coi vui nhộn như một ngày lễ !
    Tôi cũng thấy phấn khởi, bèn rủ nhà tôi đi chơi một ṿng. Bởi v́ từ ngày dọn về đây, ngoại trừ những lúc phải ‘xẹt’ ra tiệm thịt, ḷ bánh ḿ, hàng rau cải v.v. . . chúng tôi cứ ru rú ở trong nhà v́ thời tiết xấu. Nhà tôi không chịu đi, nên tôi đi ḿnh ên . . .
    Làng này tuy nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ. Ở đâu cũng thấy trồng bông : dọc theo vỉa hè, ở các ngă ba ngă tư, mặt tiền nhà phố . . .

    Giữa làng là một nhà thờ nho nhỏ nằm trên một vuông đất cao hơn mặt đường gần một mét, cũng trồng đầy bông.
    Chảy ngang qua làng là một con suối nhỏ, rộng độ mươi thước, chui dưới cây cầu đá rối uốn khúc quanh quanh trước khi rời làng xuôi về phía dưới.
    Hai bên bờ suối là hai con đường tráng xi-măng chạy dọc theo hai hàng cây. Rải rác, có mấy băng gỗ đóng thô sơ, nhưng vẫn nằm giữa những lùm bông đầy màu sắc.
    Có nơi, không hiểu sao người ta đặt băng gỗ nằm cạnh bờ nước giống như làm chỗ ngồi cho người đi câu !Tôi ngồi xuống một cái băng cạnh bờ nước.
    V́ không nằm dưới tàn cây nên ở đó đầy nắng.
    Tôi đốt điếu thuốc rồi nh́n quanh : chẳng có ai hết. Nhớ lại, dân trong làng chỉ đổ ra đường vào ngày chủ nhựt, bởi v́ ngày đó nhóm chợ lộ thiên và lại là ngày phải đi lễ nhà thờ.
    C̣n ngày thường th́ chỉ có mấy ông già bà già đi khệnh khạng trên hè phố hay dọc bờ suối khi nào trời tốt. Hôm nay, trời tốt đó chớ, nhưng sao chẳng thấy ai đi.
    Tự nhiên, tôi cảm thấy bơ vơ lạc lơng . . . Lại nh́n quanh, chỉ thấy xa dưới kia là gác chuông nhà thờ một ḿnh đứng cao lêu nghêu !
    Con suối không sâu, nước trong nh́n thấy đáy. Ḍng nước chảy nhanh nhanh. Khi gặp mấy tảng đá lớn, nước bắn lên trắng xóa coi thật sinh động, nh́n không chán.
    Ḷng suối đầy đá cuội tṛn tṛn. Cũng có những cục đá to nhưng chẳng có viên đá nào c̣n góc cạnh.
    Viên nào cũng nhẵn thín.
    Nh́n nước chảy, nh́n đá ṃn, tôi bỗng nhớ đến hai câu chót của bài học thuộc ḷng thuở nhỏ :
    Đá ṃn nhưng dạ chẳng ṃn,
    Tào khê nước chảy vẫn c̣n trơ trơ. . .

    Hai câu thơ đó không có ǵ hết, vậy maụ nó làm tôi ứa nước mắt ! Không phải nó chỉ nhắc tôi thời thơ ấu, thuở học vui học buồn bằng quyển ỡ Quốc Văn Giáo Khoa Thư, mà nó c̣n nhắc tôi một cái ǵ sâu đậm hơn là kỷ niệm, một cái ǵ to rộng mênh mông hơn là không gian thời gian, một cái ǵ mà trong cuộc đời lưu vong này tôi vẫn mang mểnh trong tâm tư, giống như một chất ma túy : nó nhắc tôi quê hương, cái quê hương xa cách ngàn trùng !
    Tính ra, tôi bỏ xứ ra đi đă hơn hai mươi bốn năm. Một phần tư thế kỷ !
    Trôi nổi đó đây với nhiều âu lo dằn vật, thêm tuổi đời cứ chồng chất măi lên. . . nên kư ức bị xói ṃn theo năm tháng.
    Đến nỗi chuyện ǵ xảy ra hôm tuần rồi, hôm tháng trước. . . có khi không nhớ !
    Vậy mà h́nh ảnh của quê hương vẫn c̣n nằm nguyên đâu đó ở trong ḷng, với những kỷ niệm vụn vặt của năm sáu chục năm về trước !

    Chỉ cần một chất xúc tác là nó bật lên rơ rệt, không thiếu một chi tiết, làm như ḿnh đang sống trong đó mới hôm qua hôm kia. . .
    T́nh yêu quê hương sao mà kỳ diệu như vậy được ?
    Nơi tôi sanh trưởng cũng là một cái làng nho nhỏ. Nó không ngăn nắp sạch sẽ, không được trang hoàng bằng những bông hoa đầy màu sắc như ở đây. Cũng không có con suối nhỏ chảy ngang để hai bờ được nối với nhau bằng cây cầu đá. . .
    Làng tôi nằm bên tả ngạn một con sông lớn, quá lớn nên thấy cái làng như nhỏ xíu !
    Con sông đó có cái tên chẳng chút ǵ ‘văn chương’ : sông Vàm Cỏ. Trong làng chỉ có một con đường tráng nhựa : đó là đường liên tỉnh, cũng c̣n được gọi là ‘con lộ cái’ nối xóm trên xóm dưới.
    Ngoài ra, toàn là đường đất mà tiền thân của chúng nó là những con đường ṃn, nối xóm Nhà Máy, xóm Ḷ Heo qua xóm Ḷ Gạch, xóm Chùa ...
    Cho nên những con đường trong làng đều chạy cong cong quanh quanh !
    Làng tôi cũng có chợ nhà lồng, ngày nào cũng nhóm, nhưng chỉ nhóm có buổi sáng.
    Nằm cạnh chợ là ‘Nhà Việc’, nơi . . . làm việc của những ‘nhà chức trách’ trong làng. Xế xế về phía con lộ cái là trường tiểu học với hàng rào cây bông bụp, lá xanh um láng mướt.

    Làng tôi không có nhà thờ nhưng có một ‘kiểng’ chùa nằm trên một khu đất cao, có rào tre xanh chung quanh. Hồi tôi c̣n nhỏ, thấy cũng nằm xa dân chúng, vắng vẻ u tịch (hồi đó, tôi ít dám đi ngang qua đó một ḿnh v́ . . . sợ ma ! )
    Về sau, dân chúng càng ngày càng đông, nhà cửa cứ xây cất tiếp nối nhau kéo dài ra hướng chùa, rồi ‘đi’ xa hơn về phía con lộ cái.

    V́ vậy, chùa bị lọt trũm giữa khu nhà dân, không c̣n biệt lập như trước.
    Nhà cửa trong làng nhỏ lớn ǵ cũng có hàng rào.
    Phần nhiều là hàng rào cây xương rồng và cây bông bụp (cũng gọi là bông lồng đèn) Xương rồng cũng trổ bông lai rai, hoa trắng nơn nà mỏng manh như lụa, khác hẵn với thân cây mang đầy gai góc !
    C̣n bông bụp th́ cứ nở thè lè đỏ cây. . .
    Đó ! Làng tôi đó ! Quê trân !
    Chẳng chút màu mè. Vậy mà sao tôi vẫn thương.. . .
    Thương những con đường đất mà hai bên là bờ cỏ may.

    Đến mùa, cọng cỏ may đưa bông lên tua tủa tím ngắt, chỉ chực bám đầy ống quần nào bất chợt đi ngang.
    . . .Thương những đoạn đường quằn, mùa mưa nước ngập phải xăn quần tém áo để đi qua, trong lúc trẻ con một lũ ở truồng nằm lăn chập chũm, tóe nước nhau cười vui như hội.
    . . .Thương bờ sông Vàm Cỏ với những cây dừa trồng không thẳng hàng, cũng không chia đều khoảng cách, giống như ‘mạnh ai nấy trồng’ !

    Mấy cây dừa đó, nằm quá gần bờ nước nên rất nhiều cây thiếu đất để giữ gốc, chúng nằm dài ra phía sông cách mặt nước độ một đôi thước rồi uốn ḿnh đưa ngọn đứng thẳng lên cao.
    Vậy mà cũng đơm bông kết trái ! Trẻ con thường trèo lên đó để phóng xuống nước nô đùa lặng hụp, và dân ở dọc bờ sông hay đem mền chiếu ra vắt lên đó để phơi.
    Thương con đường lên chùa có hai bờ tre xanh lả ngọn giao nhau làm cho con đường giống như một cái hang mát rượi.
    Ở đó, mỗi trưa đứng bóng, những người dọn hàng từ chợ về nhà thường dừng chân núp nắng, và chiều chiều đường vắng cũng thấy thẫn thơ một cặp gái trai . . .
    . . .Thương cả cây phượng nằm bên bờ đường trước nhà ông Cả. Thân nó to bằng ba người ôm, gốc rễ lấn luôn ra mặt đường. Ai đi qua cũng phải bước ṿng để tránh !
    Đó là cây phượng độc nhứt ở trong làng. Không biết ai trồng và tại sao lại trồng ở đó ? Chỉ biết hằng năm vào mùa thi là cây trổ hoa đỏ trời. Sau đó là hoa rụng đỏ đất.
    . . .Và c̣n thương nhiều thứ nữa, kể biết bao giờ cho hết !
    Nhà tôi ở trong Xóm Mới. Gia đ́nh tôi nghèo. Cha tôi trồng rau cải, mẹ tôi hằng ngày gánh xôi ra ngồi bán ngoài chợ.
    Cha mẹ tôi chỉ có hai đứa con trai : tôi và thằng Cu, nhỏ hơn tôi sáu tuổi. Cha tôi chết bịnh hồi mẹ tôi sanh thằng Cu . . .
    . .Nhớ hoài, thời tôi học tiểu học. Sáng nào, sau khi húp tô cháo với miếng đường thẻ, tôi ôm cặp đựng sách vở mà ông nội tôi làm bằng giấy dầu để khỏi bị ướt nước mưa, đi theo mẹ tôi ra chợ.

    V́ phải đem thằng Cu theo - lúc đó nó được hơn hai tuổi - mẹ để nó ngồi trong một cái thúng, gióng ở đầu đ̣n gánh phía trước, c̣n lá chuối, xôi, nhưn, dừa nạo v.v... vồn trong một thúng gióng ở đầu sau.
    Mẹ gánh như vậy mà bước chân đi sai sải. Đ̣n gánh nhún lên nhún xuống làm thằng Cu khoái lắm.
    Lâu lâu, mẹ đổi vai, đầu đ̣n gánh nhún xuống hơi sâu và tưng lên hơi cao làm anh ta cười hắc hắc để ḷi bốn cái răng cửa nhỏ xíu.

    Những lúc đó, anh ta thuờng gọi tôi để khoe : ‘Hai ! Hai ! Coi nhè ! Coi nhè !’.
    Tôi học chỉ có buổi sáng. Mẹ tôi bán ở chợ cũng vậy. Trưa, chợ tan sớm hơn trường học, mẹ gánh thằng Cu đến ngồi đợi tôi dưới cây trứng cá gần cổng trường.
    Thấy tôi ra, thằng Cu đứng lên, vừa nhảy tưng tưng trong cái thúng vừa la : ‘Hai ! Hai !’.
    Anh ta ở truồng - lúc nào cũng ở truồng - bên trên bận áo bà ba vải đen của bà nội may cho, đầu đội cái nón h́nh chóp bằng lá chuối mẹ xếp rồi ghim bằng cọng chân nhan . .

    Mẹ đưa tôi gói xôi (đă thành lệ, ngày nào mẹ cũng chừa cho tôi một gói) tôi ngồi xổm cạnh mẹ, vừa ăn vừa đút cho thằng Cu.
    Ăn xong, tôi chạy qua bên kia đường xin một gáo nước ở nhà thầy giáo Hiển, rồi mang cho ba mẹ con uống (v́ trong trường chỉ có một lu nước, không đủ cho đám học tṛ nên thầy Hiển đặt trước nhà thêm một lu.
    Vào giờ ra chơi, học tṛ bu qua đó đông như kiến) Uống xong, mẹ gánh thằng Cu bước đi thông thả, tôi lon ton chạy theo song song . .
    Hồi đó, v́ phải chạy lúp xúp nên có lần tôi nh́n xuống bước chân của mẹ, coi mẹ đi cách nào mà ḿnh cứ phải chạy theo lúp xúp !
    Mẹ đâu có bước lẹ, mẹ bước đều. Mẹ đi chân không, mỗi bước chân của mẹ giậm xuống làm tung lên một chút bụi đường.
    Tôi nh́n chỉ thấy có như vậy.
    Bây giờ, hơn sáu chục năm sau, ngồi ở trời Tây này, tôi đâu cần nh́n mà sao vẫn thấy được - thấy rơ - hai bàn chân của mẹ.
    Hai bàn chân to bề ngang, mấy ngón chân chè bè không bao giờ xếp lại được.
    Hai bàn chân xấu xí đó chưa từng đụng tới đôi giày đôi dép. Hai bàn chân chỉ biết có đôi guốc dong khi rửa chân đi ngủ, hay khi đi dự dám giổ, đám tang . .
    Hai bàn chân đó đă bám lấy đất để đứng vững một ḿnh nuôi hai thằng con, hỏi sao không chè bè cục mịch cho được ?
    Tôi bồi hồi nhớ lại lần tôi lau rửa đôi bàn chân của mẹ .
    Đó là hồi mẹ tôi mất sau một thời gian dài nằm bịnh ở nhà thương ( Mẹ ngă bịnh từ ngày hay tin thằng Cu chết trận ở Đắc Lắc… ) Tôi lau chân mẹ lần đó là lần đầu và dĩ nhiên cũng là lần cuối cùng .
    Tôi lau gót chân nứt nẻ .

    Tôi lau ḷng bàn chân chai ṃn . Tôi lau những ngón chân tṛn cứng như những ḥn sỏi . Tôi lau chân mẹ bằng suối nước mắt và bằng tất cả sự thận trọng như khi lau một món đồ thật là trân quí…
    Tôi đốt điếu thuốc, thở một hơi khói dài. Lại nhớ hồi học lớp nhứt, có hôm tôi bắt chước bạn bè lén hút thuốc.
    Mẹ tôi thấy được, lôi tôi vào nhà bắt đứng khoanh tay để ‘hỏi tội’ : ‘Hai !Ai cho mầy hút thuốc, hả ? Ai dạy mầy hút thuốc, hả ? Mầy bắt chước ai, nói tao nghe coi ?
    Mới có bây lớn đó mà bày đặt hút thuốc !’. Rồi mẹ chụp cây chổi chà dựng gần đó : ‘Tao phải đánh mầy cho mầy chừa’. Mẹ vừa nói ‘Chừa nè !’ vừa đập cây chổi lên đít tôi thật mạnh.
    Cứ mỗi một câu ‘Chừa nè !
    ‘ là một phát chổi. Mẹ đánh một lúc rồi liệng cây chổi, trèo lên bộ ván, ngồi co chân, rút cái khăn rằn đấp lên mặt khóc.
    Tôi đứng chết điếng, nghe mồ hôi chảy dài theo xương sống, không thấy đau ở đít mà đau ở đâu trong ḷng.
    Bởi v́ đó là lần đầu tiên tôi làm cho mẹ tôi khóc. Tôi mếu máo, rặn ra mấy tiếng : ‘Dạ . . . con xin chừa . . .’
    Vậy mà lớn lên, khi ra đời, tôi đă . . . không chừa ! Tôi tập tành hút thuốc hồi tôi đi lính, bởi v́ ‘ở tiền đồn trời khuya đêm lạnh, ta chia nhau điếu thuốc ấm ḷng’. . .
    Mỗi lần về phép, chẳng bao giờ tôi dám hút ở nhà v́ trận đ̣n chổi chà thuở nhỏ vẫn c̣n đeo theo ám ảnh ! Tôi hút ngoài đường
    Một hôm, đang đứng hút thuốc với mấy thằng bạn cùng xóm, bất thần mẹ tôi đi qua. Tôi vội vă liệng điếu thuốc xuống đất. Mẹ tôi dừng lại, mỉm cười : ‘Mầy làm cái ǵ vậy, Hai ?
    Mầy lớn rồi chớ bộ c̣n con nít sao. Bây giờ, mầy có hút thuốc, tao cũng đâu có bắt mầy chừa !’ Rồi bỏ đi một nước !
    Mẹ tôi như vậy đó.
    Quê mùa mộc mạc như làng của tôi, vậy mà tôi vẫn thương. Tôi thương, đâu cần mẹ tôi phải đẹp, quê hương tôi phải sang.
    Tôi thương, v́ tất cả đều gắn liền với tôi từ thuở tôi ra chào đời.
    Tôi đă quen thở, quen sống trong ṿng tay của mẹ, giữa ḷng quê hương ; đă lớn lên trong cái thật thà chân chất đó.
    Cho nên h́nh ảnh của mẹ, của quê hương đă ghi sâu vào ḷng tôi đến độ khi thiếu vắng, tôi thương tôi nhớ.
    Và t́nh thương đó vẫn chưa thấy ṃn, mặc dầu bây giờ tôi đă ngoài bảy mươi . . .
    Mặt trời đă lên cao. Thấy có vài người hứng nắng bên bờ suối. Tôi đứng lên đi về nhà mà miên man nghĩ : ‘Những h́nh ảnh mà ḿnh vừa gợi lại khi năy sao mà dễ thương như vậy.

    Ḿnh phải viết ra để cho nó có chỗ đứng bên ngoài kư ức, cho các con các cháu của ḿnh thấy và hiểu tại sao hơn hai mươi bốn năm sống trên đất Pháp, cha và ông của chúng nó không nói ‘thương nước Pháp’ mà cứ nhắc hoài người mẹ đi chân đất và cái làng quê mùa không có đến hai con đường tráng nhựa !‘
    Vào nhà, tôi đi thẳng lại bàn viết.

    Vợ tôi chắc đang nấu bếp nên nghe phất ra thơm phức mùi thịt kho tiêu.
    Tôi lấy xấp giấy trắng, không cần đốt điếu thuốc, không cần hớp mấy ngụm nước trà để trợ hứng. Bởi v́ cái hứng đang ở ngay trong tôi, căng đầy . . .
    Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘đá ṃn nhưng dạ chẳng ṃn’ .

    Tiểu Tử

  10. #20
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Tôi nằm gác tay lên trán

    Nhớ hồi nhỏ, nằm gác tay lên trán là bị người lớn rầy : "Lấy tay xuống! Làm vậy không nên!".
    Hồi năy, nằm một ḿnh trong pḥng, tôi gác tay lên trán hồi nào tôi không hay!
    Một cử chỉ rất tầm thường, ở quê tôi - Việt Nam – thiên hạ hay làm như vậy khi suy nghĩ chuyện ǵ hay khi gặp khó khăn ǵ.
    Và thường th́ cử chỉ "gác tay lên trán" đó lâu lâu có kèm theo tiếng thở dài … làm như để trút ra một cái ǵ đang đè trong lồng ngực.

    Không ai giải thích tại sao không nên, nhưng rồi khi lớn lên, không ai dạy mà tự nhiên cũng biết nằm gác tay lên trán, và cũng không ai dạy mà tự nhiên cũng biết thở dài …
    Tôi bỏ xứ đi chui từ cuối 1978. Bao nhiêu năm "trôi sông lạc chợ" ở nhiều nơi, tôi không thấy ai nằm gác tay lên trán hết! Và tôi cũng quên mất cái cử chỉ tầm thường đó, cho đến hồi năy đây tôi bắt gặp lại "nó" trong lúc nằm một ḿnh trong pḥng.

    Th́ ra "nó" đă theo tôi đi lưu vong, ẩn ḿnh một cách khiêm nhường trong tiềm thức, để bây giờ "nó" cầm cánh tay tôi gác lên trán, tự nhiên như ngày xưa – ba mươi năm trước – khi tôi chưa rời khỏi quê hương …
    Ở đây - ở Pháp - thời tiết đang vào thu
    . Lá cây chỉ mới lai rai ngả màu vàng chớ chưa rơi rụng vội.
    Trời c̣n sáng trong, đầy nắng chớ chưa ảm đạm âm u và cũng mới se se lạnh thôi, chỉ cần quấn cái khăn lên cổ là ra đường đủ ấm.
    Một chút "tả cảnh" để thấy tôi không bị tù chân tù cẳng trong chung cư như vào mùa đông tháng giá, cái mùa mà một người già "tám bó" như tôi ngày ngày v́ sợ lạnh nên cứ ru rú trong nhà bước qua bước lại trong sáu chục thước vuông hay xem tê-lê để ngủ gà ngủ gật!
    Như vậy, th́ đâu có ǵ bắt tôi phải nằm nhà để gác tay lên trán?
    Kể ra, từ ngày tôi vượt biên rồi định cư ở Pháp, chắc nhờ Ông Bà độ nên cuộc đời lưu vong của tôi đă không bị "ba ch́m bảy nổi".
    Có … lang bang ba tháng đầu đi t́m việc làm, nhờ tiền trợ cấp của nhà nước nên không đến nỗi te tua, mấy đứa con cũng có chỗ ăn chỗ học
    . Rồi duyên may đưa tôi qua Phi Châu làm việc hết mười mấy năm, khi về hưu ở Pháp th́ con cái đă lập gia đ́nh và "ra riêng" hết.
    Vợ chồng tôi thâu gọn lại, liệu cơm mà gắp mắm, nên cuộc sống cũng an bày
    Lâu lâu chạy lại nhà con giữ cháu nội cháu ngoại, và lâu lâu đi "đổi gió" xa xa gần gần …

    Tóm lại, cuộc sống về già mà được như vậy là … "có phước rồi c̣n muốn ǵ nữa?". Vậy mà hồi năy tôi đă nằm gác tay lên trán và lâu lâu lại thở dài … Hồi sáng, một thằng bạn già gọi điện thoại cho hay vợ chồng thằng A về Việt Nam bị chận lại ở phi trường Tân Sơn Nhứt.
    Sau đó, "họ" cho bà vợ "nhập khẩu" c̣n ông chồng th́ bị đuổi trở về Pháp, dĩ nhiên là không cho biết lư do !
    Ông chồng khuyên vợ cứ vào đi, dẫu là ǵ ǵ đi nữa th́ cũng là quê hương ḿnh mà!

    Nghe kể đến đó, tôi tưởng tượng như chính tôi đang đứng ở trong nhà ga phi trường Tân Sơn Nhứt, nh́n qua các khung cửa kiếng thấy quê hương tôi ở ngay bên ngoài, cái quê hương mà ba mươi năm tôi chưa nh́n lại, cái quê hương mà ngay bây giờ, mặc dầu đang đứng bên trong nhà ga, khứu giác của tôi vẫn nghe rơ được mùi …
    Ờ … mùi quê hương! Có mùi bông lài, bông bưởi, bông cau

    … Có mùi lúa chín, mùi rơm mùi rạ …Rồi mùi đống un, mùi chuồng trâu chuồng ḅ …Rồi mùi bùn non khi nước ṛng bỏ băi,
    . Tôi biết, vợ chồng thằng A - nhỏ hơn tôi gần một con giáp – cũng có gốc "ruộng" như tôi, nghĩa là đă lớn lên ở thôn quê, đă lội bưng lội đồng bắt cá ṃ cua từ thuở nhỏ bị nước phèn đóng lớp vào tay chân nên lúc nào cũng thấy mốc cời!
    Tôi chắc chắn vợ chồng nó đứng trong ga phi trường cũng nghe mùi quê hương như tôi đă tưởng tượng.
    Vợ thằng A - người VN được chánh quyền VN cho phép về quê hương để dời mồ mả ông bà cha mẹ họ hàng ra khỏi đất hương hỏa theo lịnh của nhà nước – nghe lời chồng khuyên "vào đi em" bèn nh́n qua lần cửa kiếng để nhận thấy cái mùi quê hương nó hấp dẫn vô cùng, nó lôi kéo vô cùng, chỉ cần bước có mấy bước là đặt chân vào mảnh đất thân yêu mà ḿnh đă xa cách gần ba mươi năm

    … Tôi biết, vợ thằng A là một người dàn bà thật thà trung hậu, chắc thế nào cô ta cũng quay lại nh́n chồng rồi rơi nước mắt lắc đầu.
    Đúng như tôi nghĩ, thằng bạn già kể tiếp trong điện thoại:
    "Hai đứa nó đă về đến Paris hồi sáng, phone từ phi trường Charles de Gaulle cho hay nội vụ và nhấn mạnh rằng tụi nó coi như tụi nó thí cô hồn!". Nói xong, thằng bạn già cười vang khoái trá trước khi nói "au revoir"

    Tôi gác máy, nh́n quanh nhớ lại hôm nay rằm vợ tôi đi làm công quả ở chùa tới tối mới về, tôi bèn vào pḥng nằm đọc báo. Tờ Figaro đầy chữ như vậy mà tôi không làm sao đọc được một hàng! Trong đầu tôi c̣n vang vang tiếng cười của thằng bạn già và câu nói "thí cô hồn" của vợ chồng thằng A.
    Tôi buông tờ báo, nghiêng người nh́n ra cửa sổ, nghĩ đến cảnh vợ chồng nó bị "quây" trong phi trường Tân Sơn Nhứt, mà thương!

    Ở xứ người, ḿnh vào ra dễ dàng – dĩ nhiên là đừng … mang dao hay mang bom mang súng, cũng đừng mang bạch phiến cần sa! – c̣n ḿnh về xứ ḿnh, mặc dầu trong thông hành có "Giấy Miễn Thị Thực – Certificate Of Visa Exemption" do Đại Sứ Quán VN tại Pháp cấp, ḿnh vẫn gặp khó khăn trắc trở bất ngờ mà ḿnh không bao giờ được biết ly' do...
    Tôi trở ḿnh nh́n lên trần nhà, miên man nghĩ về quê hương, hay nói cho rơ hơn, tôi nhớ về cái làng quê của tôi nằm bên sông Vàm Cỏ. Không biết cái "Chợ Nhỏ" bây giờ c̣n đó hay đă bị "di dời" đi nơi khác, theo … truyền thống đổi đời của cách mạng?

    (Trong làng chỉ có một cái chợ, vậy mà thiên hạ gọi là Chợ Nhỏ, làm như c̣n một cái chợ nào khác lớn hơn vậy!)
    C̣n "Ngă Ba Cây Trôm" nằm trên con lộ cái, chỗ có băi đất trống để xe đ̣ tấp vô rước khách, chỗ có cây trôm mà dân trong làng hay đem dao đến chém vào thân cây để lấy mủ đem về pha nước đường uống giải khát giải nhiệt … không biết có nằm trong một "quy hoạch cải cách đô thị có tŕnh độ khoa học cao" của nhà nước?
    C̣n cái đ́nh làng, bây giờ đă thành một cơ quan ǵ chưa?

    Cái bến cát nằm dài theo ven sông, chỗ mà ngày xưa - thuở nhỏ - tụi tôi kéo nhau một lũ cởi truồng tắm giỡn đùng đùng … bây giờ vẫn c̣n là bến cát hay đă bị chiếm dụng để mấy "ông lớn" xây dinh thự với tường rào kiên cố và nhà thủy tạ có cầu tàu nằm trườn ra sông ngạo nghễ?

    Cái ḷ đường trong Xóm Mới, vào mùa mía chạy che ép mía ngày đêm nghe trèo trẹo, nấu đường làm mùi thơm ngọt lịm bay trùm cả xóm … bây giờ c̣n là "Ḷ Đường Ông Út K" hay đă … biến thành "Nhà Máy Đường của Nhà nước"?
    Trường tiểu học mà thời tôi c̣n đi học, ông đốc H cho gắn trên trụ cổng tấm bảng "Cấm Trâu Ḅ Vào Trường" v́ mấy ông chủ ḅ hay thả ḅ vào ăn cỏ dọc hàng rào bông bụp … bây giờ đă thành … cái ǵ rồi?
    Và nghĩa địa của làng, thường gọi là "g̣ đồng mả", nằm một bên con đường đất đỏ dẫn vào Xóm Trong, cái g̣ đó - cả trăm năm – là nơi an nghỉ cuối cùng của dân trong làng, không phân biệt lớn nhỏ giàu nghèo … vẫn c̣n đó hay đă nhường chỗ cho những "Công Tŕnh Văn Hóa Phục Vụ Nhân Dân"?

    …Nhớ đến đó, tự nhiên tôi thở dài … Rồi tự nhiên tôi gác tay lên trán … Tôi vẫn nh́n lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết.
    Rồi tôi nghĩ: nếu tôi có trở lại VN, có "được phép" đặt chân lên vùng đất mẹ, chắc chắn tôi sẽ không t́m lại được những h́nh ảnh cũ.
    Bởi v́ quê hương tôi đă bị bôi xóa trắng như trần nhà tôi đang nh́n, để thay vào đó một cái ǵ không ra một cái ǵ hết, mang nhăn hiệu "Dân giàu nước mạnh xă hội công bằng dân chủ văn minh", nghe mà … điếc con ráy !
    Bây giờ, tôi hiểu tại sao tôi đă nằm gác tay lên trán mà thở dài

    Tiểu Tử

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Lịch sử Đệ nhất cộng hoà theo sử gia Hắc Y Hiệp Nữ
    By Hắc Y Hiệp Nữ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 48
    Last Post: 24-04-2012, 04:09 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 15-12-2011, 04:18 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 04-11-2010, 05:35 PM
  5. Truyện rất ngắn.
    By Lĩnh Nam in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 16-09-2010, 12:48 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •