Bauxite Việt Nam

Đ. Vinh Quang


Tiếng nói của một bạn trẻ đang sống trong nhà trường đại học của chúng ta (với những phương pháp dạy dỗ thế nào th́ GS Hoàng Tụy và nhiều người khác đă nói rồi), thế mà lại biết quan tâm đến các vấn đề thời sự của đất nước, không khác ǵ thế hệ Nguyễn Đ́nh Thi, Lưu Hữu Phước… trước 1945, hay thế hệ sinh viên yêu nước miền Nam trước 1963 cho đến 1975, hơn thế lại c̣n mạnh dạn viết ư nghĩ của ḿnh gửi đến trang BVN, thật hiếm hoi và đáng quư!

Bởi vậy, BVN xin đăng lên đầu trang hôm nay để gọi là khích lệ. Tuy trong nội dung bài viết có một chỗ tác giả bạo gan đ̣i hỏi người ở bậc cao tột làm cái điều mà đến đại biểu QH cũng chưa ai dám nghĩ đến, dám xin người trên minh xét và đừng để bụng. Coi người khác b́nh đẳng với ḿnh trên tư cách công dân, đó chính là tư duy cần có của một sinh viên trong môi trường khoa học hiện đại.

Bauxite Việt Nam






Khi đang c̣n ngồi trên ghế nhà trường phổ thông cháu biết đến nhà nước “XHCN” là nhà nước của dân , do dân, v́ dân. Lên đại học cháu được nghe thêm cụm từ nhà nước pháp quyền “XHCN” nghĩa là tam quyền phân lập giữa “lập pháp, hành pháp và tư pháp”, cháu rất mừng và phấn khởi khi được sống trong một xă hội dân chủ, công bằng, văn minh, quyền lợi của nhân dân được đặt lên trên hết, mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật. Được thế th́ c̣n ǵ bằng. Hồi phổ thông cháu có niềm tin rất lớn về sự lănh đạo sáng suốt của Đảng, tập hợp những con người ưu tú đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Đảng vừa là người lănh đạo, vừa là đầy tớ của nhân dân (Bác Hồ đă nói).

Lên đại học được học nhiều hơn, hiểu biết nhiều hơn nên cũng phân biệt đâu là lời nói thật đâu là sự giả dối, bịp bợm. Trên giảng đường cháu được học rằng Nhà nước XHCN “bao gồm những tư tưởng chính trị ủng hộ hệ thống kinh tế, xă hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tạo sự công bằng trong xă hội , trong kinh tế và hướng đến sự hợp tác tốt hơn…” ; thầy c̣n ví von rằng “Nhà nước XHCN là nhà nước giống hệt thời nguyên thủy, nhưng tŕnh độ cao hơn…”. Quy luật muôn đời là đấu tranh để tồn tại, cạnh tranh để phát triển nhưng người ta lại muốn đi ngược lại, trở về với một thế giới công bằng từ thuở hồng hoang nào (nhưng cao hơn) mà ḿnh chưa nh́n thấy. Thực là tức cười, cháu không tưởng tượng nổi nhà nước này sẽ đi về đâu, cái gọi là nhà nước “XHCN” thật là mơ hồ và huyền ảo. Người ta mị dân như thế để làm ǵ? trong khi đó th́:

- Nhân dân ta chưa có đất canh tác, lại đi cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn mấy chục năm – nhiều khu vực trọng điểm về an ninh quốc pḥng – với giá rất hời, có phải v́ nhu cầu kinh tế hay cái ǵ khác nữa?

- Bất chấp mọi lời cảnh báo tâm huyết về kinh tế, môi trường, an ninh quốc pḥng của các chuyên gia, trí thức, các tướng lĩnh, Phó chủ tịch nước, dự án bauxite vẫn được triển khai chủ yếu là bằng lao động Trung Quốc – người ta đang xây làng, dựng bảng, trong khi dân ta phải tái định cư nơi ở mới, thất nghiệp, đói nghèo… Vậy đâu là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, dự án này làm lợi cho ai?

- Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin sụp đổ làm thất thoát 84.000 tỷ đồng (báo cáo Chính phủ) nghe đâu lên tới 120.000 tỷ, sai phạm trong nhiều năm như vậy thế mà người đứng đầu Chính phủ dường như không hay biết. Kết luận của Bộ chính trị không xử lư kỷ luật một ai, vậy là câu nói của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng rất thiêng “chặt chém hết lấy đâu ra người mà làm”. Nhưng thử hỏi ngài Thủ tướng yên vị như vậy không thấy hổ thẹn trước nhân dân hay sao?

- Vụ án mua dâm ở Hà Giang, các quan chức trong bảng danh sách đen tỉnh nhà không bị xử lư. Vậy c̣n đâu là sự nghiêm minh của pháp luật? C̣n đâu là sự công bằng trong xă hội?

- Lễ hội phát ấn nhằm mục đích kinh doanh thương mại (kinh doanh tâm linh) trở thành một tṛ hề khi hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, giành giật, “than ôi”.

- Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, quy hoạch luôn Trường Sa vào khu kinh tế của nó, sinh viên ta đoàn kết biểu t́nh thể hiện ḷng yêu nước th́ bị quy chụp tội kích động, gây rối làm mất an ninh trật tự, làm mất ḥa khí giữa 2 nước. Vậy những lời Bác Hồ dạy về ḷng yêu nước, sự đoàn kết… chừng nào bọn cháu mới được thực hiện? Chẳng lẽ đợi đến khi đất nước mất hẳn?

- Khoản vốn vay ưu đăi cho sv, một chính sách công được nhân nhân ủng hộ như vậy, sau một thời gian lại hạn chế đối tượng được vay (chắc có lẽ ngân hàng hết vốn v́ vụ Vinashin) khiến một số gia đ́nh lâm vào cảnh nợ nần, sv thiếu đi một khoản hỗ trợ để lo cho cuộc sống. Không biết ông Chính phủ có hay?

Cháu có cảm tưởng như là xă hội Việt Nam đang bị đảo lộn và nhảy múa một cách chóng mặt. Cháu đang mất dần niềm tin, vậy ai đă đánh cắp niềm tin của cháu?

Cuối thư cháu chỉ có một mong ước giản dị, làm sao Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những chính sách kiềm chế lạm phát thật tốt, b́nh ổn giá cả, quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống sv bọn cháu, làm sao trong bữa cơm sv có nhiều thịt hơn là rau. Để những chủ nhân tương lai của đất nước c̣n có sức để học, nghiên cứu và phát triển đất nước cho bằng bạn bằng bè.

“Mong lắm thay”

Đ.V.Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN