Results 1 to 5 of 5

Thread: Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài G̣n

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Những Địa Danh Mang Tên 'Ông', 'Bà' Ở Sài G̣n

    BÀ.

    Đầu tiên được nói đến Bà Nghè, tên gọi hồi trước của con rạch Thị Nghè quận 1 sát bên Sở thú Sài G̣n. Trong Gia Định phú do Phan Văn Thị sáng tác có câu ví ngộ nghĩnh.
    Coi ngoài rạch Bà Nghè, ḍng trắng hây hây tờ quyến trải,
    Ngó lên giồng Ông Tố, cây xanh nghịt nghịt, lá chàm rai.
    Tôi chịu thua, t́m cả trong tự điển cây "chàm rai" là cây ǵ, mà lá nó xanh dữ vậy.

    Nội ô Sài G̣n -c̣n có một bà cũng nổi tiếng đó là Bà Chiểu, nằm trên địa bàn phường 1, 2 và 14 thuộc quận B́nh Thạnh.
    Khu vực này có cái chợ cùng tên Bà Chiểu tấp nập ngày đêm, chủ yếu là bán lẻ. Có câu ca dao, nghe cũng vui tai:
    Xe mui chiều thả chung quanh
    Đôi ṿng Bà Chiểu thích t́nh dạo chơi.
    Có lẽ nổi tiếng nhất trong các bà là Bà Điểm. Tương truyền bà Điểm là một chủ quán nước chè vùng Tân Thới Nhứt, Hóc Môn, có 18 thôn vườn trầu, nơi đây B́nh Tây Đại Nguyên soái Trương Định từng hoạt động (khoảng năm 1861).
    Nói cho ngay, người Sài G̣n xưa hay đặt cho con rạch, chiếc cầu, một địa danh, một con đường, con hẻm một cái tên (hoặc bà hoặc ông) trước là dễ nhớ, sau là ghi lại công tích của người đó góp cho dân trong vùng; thứ nữa nh́n h́nh vóc của khu vực đó mà đặt.
    Thí dụ: Bà Quẹo, là khu vực gồm các phường 13, 14 quận Tân B́nh.

    Ai đi trên đường Cách mạng Tháng Tám -Lê văn Duyet nối liền đường Trường-Chinh lên Tây Ninh, vọt thẳng biên giới với Cam-pu-chia, có một ngă ba, nếu nhà ở hướng lộ 14 th́ quẹo trái (rẽ) vào.
    Hay Bà Đô, là con rạch ở phường 1, quận 5, thông từ các ao, đầm ra rạch Bến Nghé, nay bị lấp rồi.

    Bà Đô c̣n là tên chiếc cầu ở đầu đường Hàm Tử bắc qua rạch Bà Đô (c̣n gọi là Thị Đô).
    Dân chèo ghe ở Sài G̣n hồi trước, qua đây hay hát:
    Kể từ chợ Sỏi trở vô
    Xóm Lá là chợ, Thị Đô là cầu.
    Hay như Bà Thuông, tên chiếc cầu trên kênh Tàu Hũ, từ đầu đường Tản Đà đến đầu đường Phú Định. Trong Gia Định phú có câu ví rất hay:
    Giếng Bà Nhuận rạch cam tuyền, trai gái nhảy thỏa t́nh khát vọng
    Cầu Bà Thuông đường quan lộ gần xa đều phỉ chí quy lai.
    Tên cầu, tên rạch, tên khu vực nào đó có từ Bà rất nhiều. Như: rạch Bà Bướm có tên từ 1902 ở phường Tân Thuận Đông, quận 7 chảy vào sông Sài G̣n, nay nằm trong khu chế xuất Tân Thuận
    Sông Bà Cả Bảy chảy qua hai xă Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi dài 15 km từ ranh giới với Tây Ninh đến sông Láng Thé.
    Bà Hom vừa là khu vực phường 13, 14, quận 6 giáp ranh với Tân B́nh và B́nh Chánh, vừa là chiếc kênh ở xă Tân Tạo.
    Bà Tàng, vừa là các rạch ở phường 7, quận 8, cũng là tên chiếc cầu bắc qua rạch Lào trên đường Phạm Thế Hiển. Rồi Bà Tà, Bà Lài, Bà Hồng, Bà Lát, Bà Nghiêm, Bà Chủ, Bà Tàng, Bà Thiên, Bà Tiếng, Bà Xếp... cũng là cầu, là rạch, là tên riêng vùng đất.
    Như tên Bà Khắc là chiếc cầu xưa ở vùng Cầu Kho quận 1. Khắc trong tiếng Nam Bộ c̣n gọi là Khấc, để cầu khỏi trơn trợt.
    Trong bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh có câu:
    Trên cây Da C̣m, nỡ để ông già gùi đội
    Dưới đường Cầu Khắc, chi cho con trẻ lạc loài.

    Chiếc cầu Bà Khắc (hay Khấc) này thời nay không c̣n nữa.
    Nhiều tên đường cũng tên bà, như đường Bà Huyện Thanh Quan trên địa bàn phường 6, 7, 9 quận 3, hồi Pháp có tên là Rue Nouvelle, đến năm 1920 đổi thành Pierre Fladin. Năm 1955 mới có tên Bà Huyện Thanh Quan đến ngày nay.

    Bà Kư là đường trên địa bàn phường 9, quận 6. Bà Lài là đường nối từ đường Phạm Văn Chí với Ḷ Gốm, nay tên đường mới là Đặng Thái Thân. Bà Lê Chân ở Tân Định.
    Năm 1906 có tên là Frostin. Đến 19-10-1955 đổi lại thành đường Bà Lê Chân. Bà Triệu nằm sau Bệnh viện Chợ Rẫy, thời Pháp có tên là Merlande.
    Năm 1955 mới đổi thành Bà Triệu..
    Chắc là c̣n nhiều "bà" nữa mà người viết chưa có vinh hạnh làm quen xin mọi người t́m thêm nữa.
    Cũng lạ, khi đặt tên cho cái rạch, con sông, chiếc cầu, hay địa danh một vùng đất gắn với một bà nào đó, th́ có cả ca dao, câu hát, câu ví dí dỏm
    . Nhưng, với cánh đàn ông th́ thiệt là khô khan, chả thơ phú, câu vè, câu đố nào. Dù sao, có bà th́ phải có ông, bởi thiếu ông nghe như trống trải trong ḷng vậy.

    ÔNG

    Ở Sài G̣n - , địa danh mang tên năm ông sau đây, cứ nhắc tới th́ cả nam, phụ, lăo, ấu ai cũng rành.
    Đầu sổ là Ông Lănh. Gắn liền với Ông Lănh là chiếc cầu. Dạ, Cầu Ông Lănh, rồi chợ Cầu Ông Lănh, và phường Cầu Ông Lănh (Nói nhỏ: chỗ này hồi trước bụi đời dữ lắm nghen, nay th́ đỡ nhiều rồi)

    Đúng là có cầu, có chợ, có phường 100%, nhưng thử hỏi cắc cớ: vậy Ông Lănh là ai vậy, thưa bà con, th́ nghe chừng ngắc ngứ lắm!
    Có giả thuyết cầu này do ông Lănh binh Nguyễn Ngọc Thăng (1798 - 1866) đóng quân ở đồn Cây Mai, Thủ Thiêm và tại đ́nh Nhơn Ḥa, quận 1 gần chiếc cầu

    Vả lại, năm 1885, Trương Vĩnh Kư có viết rằng chiếc cầu gỗ do ông lănh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lănh binh Thăng này, chớ không phải ai khác
    Cũng có người bảo, cầu này ở cạnh một ông lănh sự, nên đặt chết tên luôn.
    Nghe chừng chuyện này không thuyết phục mấy.
    Hai là Ông Thượng. Người Sài G̣n trọng tuổi một chút nghe đến vườn Ông Thượng th́ biết ngay là Công viên văn hóa Tao Đàn thuộc quận 1 bây giờ.

    Chớ hỏi bọn trẻ, chưa chắc hiểu vườn Ông Thượng ở đâu. Vả lại, Ông Thượng là tên dân gian gọi tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt những thập niên 20 và 30 của thế kỷ 19.
    Nghe nói, vườn Ông Thượng hồi đó hay có gánh hát đến biểu diễn, cả cải lương lẫn hát bội, và Nguyễn Đ́nh Chiểu hồi nhỏ cũng hay đến đây coi tuồng hát bội.
    Ba là Ông Tố. Giồng Ông Tố là vùng đất thuộc quận 2, hồi năm nẳm, ở vùng này c̣n nhiều cọp beo và nhiều ve lắm, nên có câu:
    Coi cọp, xuống Thị Nghè
    Ăn ve, lên Ông Tố.

    Ve mà nướng lên ăn cũng thơm như cào cào, châu chấu vậy. Không rơ ông Trương Vĩnh Tố có làm quan chức ǵ, chỉ biết ông ở gần đấy và khu đất cao (gọi là giồng) có lẽ là của ông chăng?

    Bốn là Ông Tạ. Là chợ mang tên một thầy thuốc nam nổi tiếng Trần Văn Bỉ (c̣n gọi là Tạ Thủ).
    Chợ Ông Tạ c̣n là vùng đất thuộc các phường 3, 4, 5, 7 của quận Tân B́nh.
    Nói thêm: Dân ghiền thịt chó nghe đến chợ Ông Tạ là gợi ngay đến các hàng thịt chó nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám treo lủng lẳng cả chục con thui vàng rực, coi bắt mắt lắm.
    Năm là Ông Th́n. Cầu Ông Th́n bắc qua sông Cần Giuộc, nối hai xă Đa Phước và Quy Đức, huyện B́nh Chánh trên tỉnh lộ 50. Dân gian truyền rằng Ông Th́n là tên người lái đ̣ đưa khách sang sông
    Cầu Ông Th́n được bắc dă chiến năm 1925, nay đă nâng thành cầu đúc dài 162 m.
    Có cái tên ông rất nổi tiếng ở Sài G̣n này. Đó là Lăng Ông (dân thường gọi là Lăng Ông Bà Chiểu).

    là lăng của Tả quân Lê Văn Duyệt, được xây trên khuôn viên khá rộng 18.500 m2.
    Nghe rằng tác giả công tŕnh này về sau xây lăng Tự Đức ở Huế
    Ngày 16-11-1988, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận Lăng Ông là di tích kiến trúc nghệ thuật. ở lăng có bốn cột gỗ chạm rồng rất đẹp ở chánh điện.
    Cổng tam quan có cây thốt nốt tạo vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch.
    Ở Sài G̣n, c̣n có Chùa Ông là chùa thờ Quan Công (Quan Vân Trường) tại xă Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Đức.

    Tên đường chỉ duy nhất có Ông ích Khiêm. Gắn với tên ông c̣n có rạch, cầu Ông Buông ở quận 6 (dài độ 2.800 m từ ngả ba rạch bến Trâu và Tân Hóa tới rạch Ḷ Gốm); rạch Ông Cái ở quận 2, rạch Ông Cốm,
    Ông Đồ ở Tân Túc, B́nh Chánh, rạch Ông Điền từ đất Cần Giuộc đổ vào sông Nhà Bè, rạch Ông Đội ở quận 7, rạch Ông Mưu ở B́nh Chánh; rạch Ông Nghĩa ở xă An Thới Đông, Cần Giờ từ rừng lá đến sông Ḷng Tàu.
    Có cầu Ông Lớn bắc qua kinh Tàu Hủ; cầu Ông Nhiêu, cầu Ông Th́n, cầu Ông Tiều...
    Rồi đập Ông Hiền ở xă B́nh Hưng dài đến ba cây số.
    Quả t́nh, gắn với tên ông th́ c̣n nhiều lắm, nhưng xin tạm dừng ở đâ

    Nguyễn Trí Đức.
    Last edited by Camlydalat; 06-04-2011 at 07:38 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Tên Bắt Nguồn Từ Tếng Khmer- P.hần 2

    Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hoá đă ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
    Điều đó biểu hiện rơ nét qua một số địa danh.
    Một số nơi, tên gọi nghe qua th́ rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đă Việt hoá một cách tài t́nh.
    Cần Thơ
    Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấycó liên quan ǵ về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi t́m hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt "cần" và "thơ".
    Cần Thơkhông phải là từ Hán Việt và không có nghĩa.
    -Nếu ḍ t́m trong hướng các địa danh Việt hoá, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer "ḱntho", là một loại cá hăy c̣n khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "ḷ tho".

    Từ quan điểm vững chắc rằng "ḷ tho" làmột danh từ được tạo thành bằng cách Việt hoá tiếng Khmer "ḱntho", người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận à địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer "ḱntho".
    Mỹ Tho
    Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, "mỹ" và "tho",không tạo nên một ư nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt.
    Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt
    của người Khmer trong vùng thời xa xưa đă xác định địa phương này có lúc đă được gọi là "Srock MỳXó" (xứ nàng trắng). Ḿnh gọi là Mỹ Tho, đă bỏ đi chữ Srock, chỉ c̣n giữ lại Mỳ Xó thôi.
    Sóc Trăng
    Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer"Srock Khléang". Srock có nghĩa là xứ, cơi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ
    có kho vàng bạc nhà vua.
    Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng.
    Tên Sốc Trăng đă có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đă đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, cónghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt).
    Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh

    Ba Xuyên,châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.
    Băi Xàu
    - Băi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Băi Sau mới đúng

    . Thật ra, tuy là một vùng bờ biểnnhưng Băi Xàu không có nghĩa là băi nào cả.
    Nó xuất phát từ tiếng Khmer "bai xao" có nghĩa là cơm
    sống.
    Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là v́ nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đă phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.
    Kế Sách
    Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Củu Long),phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía.

    Cát tiếng Khmer làK'sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hoá tiếng Khmer "k'sach".

    Một số địa danh khác
    - Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hoá của "k'ran", tức cà ràn, là một loại bếp ḷ nấu bằng củi, có thểtrước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

    Trà Vinh xuất phát từ "prha trapenh" có nghĩa là ao linh thiêng.
    Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer "Prek Trakum", là sông rau muống (trakum là rau muống).

    Sa Đéc xuất phát từ "Phsar Dek", phsar là chợ, dek là sắt.
    Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer "srala", là nhà nghỉ ngơi, tu
    dưỡng của tu sĩ Phật giáo.
    -Cà Mau là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước đen.
    Phần 3
    Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.
    Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh.
    Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi, người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó

    Như Chợ Cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.
    Chợ
    Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài G̣n có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đă trở thành một địa danh quen thuộc.
    Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang.
    Kế bên Sài G̣n là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở miệt Thủ Đức.
    Địa danh về chợ c̣n được phân biệt như sau;

    - Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lư là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài G̣n.

    - Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo , chợ Bà Rịa.
    - Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (v́ gần một cây cầu sắt) ở G̣ Vấp, chợ Cầu Ông Lănh ở Sài G̣n.

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Xóm

    Là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.
    Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đ́nh...

    Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ c̣n ở nông thôn mà không c̣n phổ biến ở thành thị.
    Những địa danh c̣n sót lại về xóm ở khu vực Sài G̣n, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. G̣ Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu.
    Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm luới hay làm bủa để nuôi tằm).

    Thủ

    Là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, v́ khá phổ biến thời trước nên "thủ" đă đi vào một số địa danh hiện nay hăy c̣n thông dụng, như:
    -Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài G̣n), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (B́nh Dương). Đức, Thiêm, Ngữ,
    Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đă giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đă được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ.
    C̣n Thủ Dầu Một th́ ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

    Bến

    Ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng.
    Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đ̣, xe hàng, xe lam...
    Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất.

    Một số tên bến đặt theo cách này đă trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở B́nh Dương. Bến Đá ở Thủ Đức. Bến Gỗ ở Biên Hoà.

    Ngoài ra bến cũng c̣n có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:
    Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lư là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

    Một số trường hợp khác

    Có một số địa danh được h́nh thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngă năm, ngă bảy, cầu, rạch...thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó.

    Ở Sài G̣n có rất nhiều địa danh được h́nh thành theo cách này: Ngả Tư Bảy Hiền, Ngă Năm Chuồng Chó, Ngă Ba Ông Tạ...

    Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đă trở thành tên của một quận.
    Trường hợp h́nh thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngă ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Ḷng Tảo.

    Lúc ṛng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.
    "Nhà Bè nước chảy chia hai,
    Ai về Gia Định, Đồng Nai th́ về."

    Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản
    "thủ" ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng.
    Cho đến nay th́ rất nhiều địa danh chỉ c̣n lại cái tên mà ư nghĩa hoặc dấu vết nguyên thuỷ đă biến mất theo thời gian.

    Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài G̣n, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán...chứ c̣n cái chợ có cái quán đố ai mà t́m cho ra được.

    Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi v́ người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đă biến mất nhưng địa danh th́ vẫn c̣n.

    Ngoài ra, đất Sài G̣n xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn c̣n dùng tên cây cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối.

    Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ư nghĩa ban đầu đă bị biến đổi nhưng người ta đă quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đă được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng
    (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, v́ nơi đó có nhiều cây lứt; c̣n chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).
    Có lần nằm mơ thấy cảnh ḿnh chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi c̣n sống.
    Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa.

    Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.

    Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được h́nh thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu c̣n có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền

  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Nguồn gốc một số địa danh miền Nam

    Có nhiều nơi ở miền Nam ḿnh đă đi qua, đă ở đó, đă nghe nói tới hoặc đă đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi ḿnh có dịp t́m hiểu tại sao nó có tên như vậy?

    Bài viết này được h́nh thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương ḿnh.
    Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ư kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.
    Tên do địa h́nh, địa thế
    Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:
    "Gió đưa gió đẩy,
    về rẫy ăn c̣ng,
    về bưng ăn cá,
    về giồng ăn dưa..."
    Giồng -là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái.
    Bởi vậy nên mới có bài hát: "trên đất giồng ḿnh trồng khoai lang..."
    Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xă. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đă trở thành tên của một quận (huyện).
    Lại nhắc đến một câu hát khác:
    "Ai dźa Giồng Dứa qua truông
    Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em..."

    Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngă ba Trung Luơng đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế v́ vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa.
    (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm.
    Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt
    . Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).
    Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa th́ phải qua truông, vậy truông là ǵ?

    -Truông :là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ.

    Ở vùng Dĩ An có truông Sim.
    Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.
    "Thương em anh cũng muốn vô
    Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"
    Tại sao lại có câu ca dao này?
    Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, c̣n gọi là Hồ Xá Lâm.
    Nơi đó địa h́nh trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.
    Phá :là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè.
    Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.
    Bàu :là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ c̣n những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, v́ đầm có nước quanh năm.
    Ở Sài G̣n, qua khỏi Ngă Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát.

    Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước.
    -Đầm
    Chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một ḍng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng vẫn ḍng nước vẫn tiếp tục con đường của nó.
    Ở Cà mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài G̣n có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.
    -Bưng
    -Từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa th́ ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng... mọc.

    Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.
    "...về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa".
    Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.
    Láng :
    chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm.

    Ở Đức Hoà (giữa Long An và Sài G̣n) có Láng Le, được gọi như vậy v́ ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ.

    Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài G̣n) xưa kia được gọi là Láng Thọ v́ có những chỗ ngập do nước sông Sài G̣n tràn lên.
    Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.
    Trảng -chỗ trống trải v́ không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng.

    Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng v́ ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hoà có Trảng Bom, Trảng Táo.

    -Đồng :khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá.
    Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngă tư B́nh Hoà, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ.
    Ra khỏi Sài G̣n chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế v́ trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải

    . Ở Củ Chi có Đồng Dù, v́ đă từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.
    Hố
    -Chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp.
    Ở Củ Chi có Hố Ḅ, v́ ḅ nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ.
    Biên Hoà có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.

    Nguyễn Trí Đức

  5. #5
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    264
    Ngoài Sài G̣n - Gia Định ra, ở miền Nam c̣n nhiều nơi có những địa danh Ông - Bà nữa lắm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 12-09-2011, 12:00 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 04-09-2011, 06:20 PM
  3. Những Anh Hùng Vô Danh -- Trường Sơn Lê Xuân Nhị
    By Nguyễn Việt in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 23-01-2011, 10:39 AM
  4. Một Bác Sĩ Việt Rạng Danh Ở Mỹ
    By Camlydalat in forum Tin Việt Nam
    Replies: 9
    Last Post: 20-12-2010, 11:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •