ngả tư đường Trần hưng Đạo và Quang Trung thành phố QT năm 1969 bên trái tiệm radio TV Tân Mỹ , bên phải là nhà sách Tùng Long/phía đằng xa sau lưng người cảnh sát chỉ đường là bờ sông Thạch Hăn

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=-vX1qinhR7

Đường xưa lối cũ,
có em tôi tóc xanh bay mơ màng
Đường chiều dịu nắng,
bóng em đi áo nâu in đường trăng

Đường xưa lối cũ,
có mẹ tôi run run trong hôn hoàng
Ḷng già thương nhớ,
nhớ đến tôi, lom khom đi t́m con

Khi tôi về, bồi hồi trong nắng
Tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về
Nào ngờ người em sang ngang khi xuân chưa tàn
Con đ̣ nào đây đưa em tôi vào xa vắng...

[cố nhạc sĩ Hoàng thi Thơ- người gốc quận Triệu Phong tỉnh Quảng Trị]


******************** ******************** **************

Tôi tuy quê nội là Truồi, Huế nhưng lại sinh ra và lớn lên bên quê ngoại bên gịng Thạch hăn nước lững lờ trôi và bên một thành phố nhỏ bé b́nh dị hiền ḥa theo năm tháng. Cho đến khi tôi đến lứa tuổi sắp bước vào đời th́ phải dứt ĺa nó mà đi theo khói lửa chiến tranh bom đạn.
Viết về quê ngoại tôi chỉ hằng mong vẽ lại nét phát thảo 1 thành phố xa xưa chừ đă nằm im trong vùng kỷ niệm.

Mẹ thương con ra cầu Ái tử
Vợ trông chồng lên núi Vọng Phu ...

Núi Vọng phu ở mô? chứ cầu Ái tử th́ bên tê sông Thạch hăn , tôi đi bộ một khoảng th́ tới thôi.

xk



đường Bờ Sông ngang ṭa Sứ . Đường này sau gọi là đường Gia Long tỉnh QTrị (thập niên 1950)

Xin mời bạn , những ai từng là người dân QT hăy lên một chuyến tàu tưởng tưởng về miền quá khứ…và sáng nay ngày giáp Tết chúng ta cùng lên thăm chợ Tỉnh…


Ngày đầu năm khá lạnh mưa rả rích, tôi chợt nhớ về Quảng trị những ngày cuối đông, tháng Chạp, chợ Quảng trị chuẩn bị đón TếtNhững ngày đó lâu rồi, trong kư ức tôi h́nh như bao giờ cũng muốn níu kéo và lưu giữ một khoảng không gian mờ xám từ mấy cơn mưa phùn dai dẳng, cái lạnh buốt xương của phố phường chợ Tỉnh.

Tháng Chạp phố chợ đang chuẩn bị đón Tết, mọi người mua bán trong cơn mưa nhè nhẹ. Quanh chợ, người mua kẻ bán thấy toàn nón lá nhấp nhô. Khách mua hàng vây quanh mấy chiếc ‘du du’ trông như những chiếc dù lớn, h́nh vuông mà những người bán hàng đă thuê từ phu chợ.

Khách đi chợ đa số đều choàng quanh người bằng những tấm ny-lon che mưa đơn giản. Từ mấy làng gần Tỉnh, dân quê đă gánh lên mấy thứ rau trái trồng ở nông thôn. Mọi người đi vào trung tâm chợ qua tám ngơ phố, ngơ cạnh ảnh quán Li Đô đây là khu vực rau tươi, có mấy gánh cải cay từ Nhan Biều đem qua hoặc từ Săi gánh lên lúc rạng sáng. Người dân quê phải gánh chạy bộ năm, bảy cây số mới lên đến Tỉnh.

Ba ngày Tết, nhà nào cũng không thể thiếu thứ cải cay này, nó dùng để làm dưa. Thứ dưa này có một vị cay thật đặc biệt, khi ăn hương cay bốc tận hốc mũi; thế mà mấy ngày Tết ai cũng nhớ đến nó. Đi đâu tôi cũng không thể thấy được loại cải nào có hương vị cay hơn. Người ta c̣n gánh lên chợ Tỉnh một thứ đặc biệt nữa, đó là cây củ kiệu. Khí hậu Quảng trị rất hạp với giống cây kiệu. Kiệu được trồng nhiều đến nỗi người ta bán được từng gánh. Kiệu mua về, được làm dưa cả 3 phần: rễ, củ, và lá chẳng bỏ phí thứ nào. Dưa kiệu Quảng trị cũng có hương vị riêng. Nhắc đến dĩa dưa giá mấy bà nội trợ nơi quê nhà th́ không bao giờ thiếu được kiệu; đương nhiên dĩa dưa giá luôn đi kèm theo dĩa thịt heo ba chỉ luộc săn gịn.

Con đường Trưng Trắc h́nh vuông bao quanh khu chợ, san sát phố hàng. Khu phố đă cung cấp bao nhiêu thứ hàng sỉ và lẻ đi khắp nơi. Tuy nhiên tám ngơ vào chợ th́ dành cho người buôn thúng bán mẹt, nông phẩm linh tinh,mỗi ngơ đều có một thứ riêng của nó chẳng thay đổi bao giờ.

Rời mấy gánh rau cải, chúng ta sẽ thấy mấy bà nội trợ đang kiên nhẫn chờ đến phiên ḿnh được cắt(bào) từng mờ gừng để về nhà làm mứt. Gừng có được thuê cắt th́ lát mới to và đẹp. Gừng Quảng trị cay thật, mứt gừng nếu ít cay khi thưởng thức với trà ngon trong dịp Tết th́ sẽ mất hương vị đi nhiều! Thời gian này những sạp mứt bánh đă được bày bán nhiều, nhưng mứt bánh chợ Tết Quảng trị nói chung đơn sơ, b́nh dị không màu mè kiểu cách lắm.




Ngước mắt nh́n lên, mấy tiệm thuốc lá Cẩm lệ đang cắt thuốc tối đa, tiếng máy chạy x́nh xịch suốt ngày. Mầy ngày cận Tết thuốc Cẩm lệ bán được nhiều, mấy ông chủ người Quảng nam có nhân công khá đông, họ đều là đồng hương với nhau cả. Thợ thầy luôn tay tẩm và cuốn từng đống thuốc thành những cuộn tṛn trông như những con rắn màu vàng nhạt đang khoanh ḿnh trên nền xi măng bóng loáng . Có dân nào hút thuốc nặng bằng dân Quảng trị chúng ta, nhất là vào những ngày mùa đông lạnh giá như bấy giờ.

Hướng bờ sông từ con đường Gia Long đi vào, đối diện 2 tiệm nông ngư cơ và tạp hóa Quảng Tường đó là một phố thông vào chợ. Ở đây có tiệm mễ cốc Nguyễn Xuyến, dân quê từ các làng thượng nguồn sông Thạch Hăn như An Đôn, Tích Tường , Như Lệ hay xa hơn nữa tận Trấm, Trái đă gánh về đây những gánh than và củi. Họ đứng chờ khách ở ngơ này.



dân quê và những chiếc áo tơi

Trời mưa, mấy người bán than củi mang mấy chiếc ‘tơi’ che mưa, chằm từ lá rừng, trông xa như những con nhím; họ đang kiên nhẩn , yên lặng đứng chờ khách mong bán xong để có tiền đong gạo hay mua mắm muối.

Theo phố này men sâu vào trong là hàng tôm cá, những mớ cá tươi từ ḍng sông Thạch Hăn ngoài kia mới được đánh mang lên, xen kẽ c̣n có những con cá biển từ Cửa Việt hay Gia Đẳng nhưng cá biển mùa tháng Chạp thật hiếm. Mùa đông tháng giá, dân Quảng trị chủ yếu dùng mắm, ruốc , cá khô nhiều hơn nên mấy sạp hàng đồ khô thật đông khách. Cạnh đó là dăy hàng cơm b́nh dân, dành cho khách buôn bán , lao động trong chợ. Trong luồng gió lạnh, nồi bún xáo, dưa kho từ dăy hàng cơm đang bốc hương nghi ngút ,làm cho ai cũng cảm thấy đói bụng.

Từ chợ cá ngó vô đó là hàng thịt. Mấy o bán thịt đều ở gần ḷ thịt ḅ tại thôn Thạch Hăn hay ḷ thịt heo tận thôn Đệ Tứ lên bán tại đây. Thời đó dân ḿnh c̣n nuôi heo đen, giống không to nhưng chỉ được nuôi ṛng cám và thân chuối nên thịt rất ngon.

Nem chả Quảng trị thật tuyệt, những lọn nem có truyền thống gói trong một lớp lá vông, rồi mới đến lá chuối mà phải là lá chuối mốc nên nem mau lên chua và sẽ có vị ngon đặc biệt. Kế đến chả lụa cũng theo một công thức gia đ́nh. Khi làm chả người ta cũng kén chọn lắm; thịt heo phải gần ló sát sinh nên khi làm chả thịt c̣n tươi rói. Giă thịt làm chả cũng lắm công phu; phải giă bằng cối, giă và ‘quết’ cho thật đều tay không nghỉ th́ chả mới ngon được.


Ngang ngơ thông vào Chợ từ đường Quang Trung, nơi đây có những loại trái cây được buôn về từ mấy quận miền núi như tắt, quít, thanh trà, bưởi, rau ‘cresson’ của Nam Đông, hay thơm, mít, chuối, sắn dây(sắn cơm) tận Gío Linh. Có khi ở đây tôi c̣n thấy bán cả mấy loại trái hoang dă như hồng leo, sim, muồng, mốc, .. luôn cả hạt sót hay mít rừng(mít nài) nữa. Thời con nít tôi hay lân la tới gần mấy sạp hàng trái cây hoang dại này. Gần đoạn này có mấy sạp hàng bánh kẹo làm theo kiểu thủ công gia đ́nh, hay mấy hàng gương lược đơn sơ, mộc mạc. Họa hoằn lắm không khí ở con phố này cạnh tiệm Vạn An mớI ồn ào hẳn lên khi có một xe bán thuốc quảng cáo từ mấy tỉnh trong nam ra tận đây. Họ có thêm con khỉ làm tṛ giúp vui thu hút đám đông hiếu kỳ tụ lại, nhưng mấy xe bán thuốc Nam này chỉ ra vào mùa nắng ráo mà thôi.

Trước khi vào trung tâm đ́nh Chợ, tôi không bao giờ quên cây sanh cổ thụ, lá xanh ngắt rợp bóng bốn mùa. Dưới gốc cây to có thờ phượng khói hương nghi ngút, người ta cầu xin mua may bán đắt. Qua hết mấy gian hàng gạo và hàng sành sứ cùng tô chén th́ đến trung tâm đ́nh chợ. Đ́nh chợ rất rộng được chia theo thứ lớp riêng biệt cho từng loại hàng. Đặc biệt và sang trọng là hàng vải , mấy sạp hàng vải chiếm đa số trung tâm đ́nh. Mấy cô bán vải có dáng dấp đài các ngồi bán trên mấy sạp gỗ lớn bóng loáng. Lúc vắng khách mấy cô khoan thai và chậm răi ngồi ‘lể’(khều)ốc gạo, một đặc sản từ ḷng sông Thạch Hăn, dân chài đem lên chợ đong bán bằng lon sữa ḅ.

Song song đ́nh Chợ tôi cảm thấy ồn ào nhất vẫn là hàng thợ thiếc. Tiếng gơ, tiếng cắt vang inh ỏi suốt ngày. Cạnh khu này có mấy quán thợ may kế tục nhau, gần Tết mấy cô thợ may làm không hết việc. Đa số mấy cô thợ may đều học nghề từ Thanh B́nh, một tiệm lớn rất đông học tṛ gần đ́nh Chợ. Cũng có một ít tiệm may hạng sang (tailor) nhưng chúng đều nằm dọc theo con phố chính Trần hưng Đạo. Những tiệm này mang những bảng hiệu như Vĩnh Tân ở tận ḷ mỳ Đắc Lập, qua khỏi ngă tư Đồng Dụng mới thấy các tailor như Thiện Mỹ, Xuân Sang…

Trước khi ra khỏi Chợ cũng có mấy tiệm vàng như Quảng Ngọc, Kim Yến, Kim Ty, mặc dầu khách khứa lui tới không đông lắm nhưng dầu sao cũng đỡ tủi phần nào cho cái chợ bé nhỏ, nghèo nàn vào dạo đó. Trước mấy tiệm vàng này là một số sạp buôn áo quần may sẵn, hay đồ chợ trời. Cũng có vài ba bó bông huệ hay bông phượng vàng cùng bánh in để cúng lễ bày quanh đây. Ai trong túi tiền bạc hơi dồi dào có thể băng qua bên kia rồi vào tiệm bánh Phú Vinh mua ít trăm gam bánh ngon hảo hạng.

Đến khi màn đêm buông xuống khi tất cả hàng quán đă cửa đóng then gài, nếu có dịp đi hướng sau mấy tiệm vàng ban sáng chúng ta sẽ thấy một quán duy nhất bắt đầu mở cửa: đó là quán bún b́nh dân Ông Két. Dưới ánh điện vàng vọt lù mù, khách ăn đêm để cả hai chân lên trên mấy băng gỗ dài, đang h́ hụp thưởng thức mấy tô bún gân ( tai môi ḅ) nóng hổi và cay xè

Dù trong mưa phùn gió bấc rét lạnh căm-căm, hay trong cơn nóng cháy da của nắng lửa Hạ Lào, chợ Tỉnh ngày xưa lúc nào cũng mang một dáng vẻ b́nh yên và trầm lặng; không xô bồ, náo nhiệt như những thành phố to lớn khác. Lạ thay, tôi luôn cảm thấy nó ấm cúng, gần gũi vô cùng. Giờ h́nh ảnh và âm thanh hay ngay cả những hương vị xa xưa đó chỉ c̣n trong hồi tưởng của tất cả con người thị xă. Hôm nay nơi ngàn trùng xa cách tôi luôn hoài niệm về Chợ Tỉnh với một nỗi nhớ da diết khôn nguôi nhất là những khi Tết đến xuân về.


xuan khe đầu năm 1/1/2004
-------------------------------------------------------------------
ghi chú thêm:

Sau 1972 người dân sống ngay thị xă QT lưu lạc khắp nơi. Và tiếp đến 1975 thêm một lần nữa lại hay tản mác khắp mọi miền đất nước cho đến Cà Mâu, Phú quốc hay lưu vong biệt xứ.

Hiện nay h́nh ảnh và con người từng sống tại thị xă đă nằm gọn trong kư ức và một số đông mà xưa kia họ đang độ tuổi biết nhớ biết yêu th́ nay có người đă về với những "ngừơi muôn năm cũ" hay đang bước vào trang lứa "ông bà nội ngoại" cả rồi .

Trong trang lứa đó nay cũng khá "thành đạt" tại Sài G̣n và đă chọn miền Nam làm quê hương , c̣n laị rải rác khắp nơi từ Đông hà cho đến các tỉnh "vựa lúa miền Nam" hay những vùng cao su Long khánh. Cũng có một số ít con em thị xă QT trước đây có điều kiện du học ngoại quốc từ trước 1968 th́ nay cũng trên lục tuần và đă thành công tại nước ngoài .

Trong những hội tụ của người dân QT, ngoài những thông lệ hàng năm từ trong nước cho đến ngoài nước đáng kể có những "tiểu hội tụ" của người gốc Đông hà coi bộ "sôm tụ " lắm. Trong đó đáng kể cùng năng động nhất là những "đoá hoa biết nói ' Đông hà , đă và đang về thăm quê hương bản quán hay gặp nhau thựng xuyên ở nước ngoài .
C̣n những người "thị xă " cũ th́ chưa có khả năng nào hộihttp://www.blogger.com/img/blank.gif tụ như trên được họ chỉ gặp được nhau khi có dịp tụ hội chung thôi.

Thành phố Q TRỊ có 5 phường . GẮN BÓ với nhau cho đến cái mốc 1972 th́ độ tan tác "KINH HỒN' của thời cuộc làm cho người dân thị xă QT xưa kia đó tản mác và "khuếch tán" xa đến tận cùng khắp nơi trên thế giới : Paris, Luân đôn, Roma, Hoa thinh đốn , Boston, Seatle, San Jose, Westminter, Toronto , New Southwale (ÚC) .. không nơi nào mà không có gót chân của người dân thị xă QT cả .