Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 26 of 26

Thread: Các Hồn Ma của MAO - Ngọc Nhân -

  1. #21
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Các Hồn Ma của MAO -

    Phần thứ ba

    MỘT CUỘC DỐI TRÁ QUI MÔ

    *
    * *

    CHƯƠNG 15. Lưu Thiếu Kỳ : Người cứu nguy các nông dân


    "Dù là việc không chạy, cũng mặc. Việc xấu nhất sẽ là phần c̣n lại của thế giới thực sự khinh chúng ta, thêm một lần nữa."
    Mao Trạch Đông phát biểu trong mùa Đông năm 1959

    Khoảng cuối năm 1960, Mao vẫn không tin là Thần Chết đang hoành hành ở các vùng thôn quê, nhưng các người đồng chí của ông cũng đă cảm thấy là chế độ đang có thể suy vong và cần phải hành động ngay để cứu văn t́nh thế. Đầu năm 1961, các người lănh đạo cao cấp đă liền phái các toán thanh tra đi về các vùng nông thôn để thu thập các bằng chứng để họ có thể tŕnh với Mao. Nhưng v́ Mao vẫn khăng khăng khẳng định là nạn đói không phải là hậu quả do chính sách của ông đă gây ra nhưng do các hành động của những người phản cách mạng gây ra hợp sức với các sự phá rối của các địa chủ. Cũng đă có vài người có quyền chức đă hành động để giải quyết nạn đói dưới sự chỉ đạo của ông Lưu Thiếu Kỳ. Mao tự tin chắc là các hành động của các người có quyền chức này chỉ có mục đích là thách thức quyền lực của Mao, và vào cuối năm 1961, đă xảy ra một cuộc tranh chấp giữa Mao và các người đồng minh với ông, với các ông Lưu Thiếu Kỳ, ông Cheng Du và ông Đặng Tiểu B́nh. Tại các tỉnh Qinghai, ông Lưu và các người bạn đồng liêu đă làm được việc là thay thế các vị tỉnh ủy cũ và các vị tỉnh ủy mới đă có khả năng sửa đổi các công xă. Nhưng ở tất cả mọi nơi khác, những người lănh đạo Đảng ở cấp tỉnh đều một mực trung thành với Mao. Sự hiểu biết của chúng tôi về các sự kiện đă xảy ra, rất là rời rạc nhưng đến tháng 8 năm 1962, Mao đă phản ứng lại để nắm lại quyền lănh đạo và phản ứng này đă đưa đến lúc khởi đầu Cuộc Cách Mạng Văn Hóa xảy ra vào năm 1966. Trong cuộc cách mạng này, Mao đă loại được ra khỏi Đảng các người chống đối lại ông và việc này đă làm suy yếu Đảng có thể đưa đến việc Đảng tan ră.

    Vào tháng 2 năm 1961, ông Zhou Enlai sau ba tuần lễ ở tỉnh Hubei, đă trở về Bắc Kinh và đă báo cáo với Mao việc các người nông dân quá yếu để có thể tiếp tục làm việc, cùng với việc là các người nông dân đă đào thoát khỏi các công xă. Cũng cùng gần với thời điểm này, ông Đặng Tiểu B́nh, sau một cuộc viếng thăm tại hạt Shunyi ở phụ cận thủ đô Bắc Kinh, ông này cũng đă đưa về một bản báo cáo giống như bản của ông Zhou Enlai; báo cáo là các người nông dân đă chết v́ Đói và việc các người cán bộ ở các làng xă đă bắt buộc phải trộm các lương thực dự trữ hầu để nuôi các thân nhân của họ và luôn cả bản thân họ hầu để tồn tại, tránh khỏi phải chết v́ Đói. Ông Peng Zheng, thị trưởng của thành phố Bắc Kinh, cùng với nhà văn Deng Tua đă đi tham quan các vùng nông thôn ở cận Bắc Kinh, hai ông đă viết trong bản báo cáo khiển trách Mao đă không nh́n nhận thực trạng đă xảy ra:

    Mao, người đại lănh đạo tài ba, đă c̣n giữ một quyền lực tối đa ảnh hưởng nhiều đối với các người lănh đạo - cán bộ ở các vùng thôn quê, các người cán bộ ở nông thôn đă làm tất cả mọi việc để ngăn trở các toán thanh tra đến quan sát bơi vùng của họ, riêng tại tỉnh Hunan là quê quán của Mao. Tỉnh này cũng có thể coi là "cái nôi" của đảng cộng sản v́ đă có nhiều vị lănh đạo Đảng cũng sinh quán tại tỉnh này như các ông Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu B́nh. Năm 1959, nạn hạn hán đă hoành hành tại tỉnh này và đă gây ra nạn thiếu hụt lương thực đáng lo ngại. Vào năm 1960, đă có nhiều người đă cố gắng với việc chỉ ăn mỗi ngày với 230 gr gạo, để c̣n được sống sót. Tại hạt Hengyang, toàn thể nhân viên của toán sản xuất đă đều chết hết v́ đói và các người sống sót được cũng đă kiệt lực, không c̣n đủ sức để chôn xác của các người đă chết. Rải rác ở trên các cách đồng đă có nhiều người đang dùng chút sinh lực c̣n lại để mong t́m ra được các ǵ để ăn hầu c̣n được sống sót. Dù vậy, khi ông Lưu Thiếu Kỳ đă cùng với vô là bà Wang Guang Mei, đi đến tỉnh Hunan để được tận mắt trông thấy các hiện trạng, các người lănh đạo ở địa phương đă che giấu các sự thật. Trên đường đi đến tỉnh nơi sinh quán của ông Lưu Thiếu Kỳ, là thành phố Ningxiang, tại đây các người nông dân v́ quá đói đă lột các vỏ cây để ăn, các người cán bộ công chức đă ra lệnh lấy rơm bó các thân cây này để che đậy các dấu vết.

    Để nhận định lại những bài viết mà Nhật Báo Nhân Dân đă đăng vào tháng 12 năm 1989: "Cho đến các cấp bậc nhỏ nhất của Đảng, ai ai cũng thôi thúc để che dấu bằng mọi cách về số tử xuất. Ông Lưu chỉ phát giác ra thực trạng tại ngôi làng nơi ông đă sinh ra, ngôi làng này tên Ku Ma Chong, khi các người dân làng đă dám thú nhận với ông là 20 người thân của ông đă chết, trong số này có người cháu của ông tên Lu. Và cũng đă có 12 người thân của ông đă chạy trốn không biết về đâu ? Ông Lưu Thiếu Kỳ không phải là người duy nhất trong số các người lănh đạo cao cấp đă can thiệp vào. Cũng trong năm nay, ông Xie Juzai là Chánh Án của Tối Cao Pháp Viện đă về viếng thăm nơi làng sinh quán cũng ở tại hạt Hengyang, ông này đă được cán bộ của địa phương long trọng báo cáo là mọi việc đều tiến triển tốt đẹp và công xă này đă nuôi được 2 triệu con lợn. Thực ra, về sau ông Xie đă viết ra là phần lớn các người dân đă và đang chết v́ Đói.

    Cũng từng xảy ra việc nhiều người cán bộ của địa phương đă báo cáo láo với các người lănh đạo cao cấp của đảng, và cũng có luôn các nhân vật chính trị hàng đầu cũng đă hành động giống như các người cán bộ của địa phương vào khi mà các người này báo cáo với Mao. Tại nơi ngôi làng nơi Mao sinh ra, viên bí thư của tỉnh Hunan tên Hua GuoFeng, là người gốc tỉnh Shanxi, 38 tuổi, vị này đă quyết định với mọi giá để tỏ ra trung thành với Mao. Ông Hua GuoFeng đă được sự biết ơn của Mao, vào dịp họp toàn Đảng tại Lushan, ông Hua đă không thừa nhận là nạn đói đă xảy ra để chống lại việc viên tỉnh ủy Zhou Xiaozhou đă xác nhận là nạn đói đă xảy ra tại Hunan. Vào khi họp Đảng đă kết thúc, ông Hua GuoFeng đă cho đăng trên nhật báo của tỉnh bài viết tựa đề: Chiến thắng sẽ thuộc về cho người nào đă giơ cao Lá Cờ Đỏ của Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước." Và trong cơn cuồng khích chống lại ông Peng Zheng được diễn liền sau cuộc họp ở Lushan, ông Hua đă đích thân chỉ đạo các cuộc ngược đăi độc ác mà nạn nhân là gia đ́nh của ông Peng, cư trú tại Xiangtan.

    Mao cũng đă không đi về tỉnh Hunan và đă phái ông Hu Yao Bang, là một đảng viên cao cấp của Đảng đi tham quan tỉnh này. Ông Hu Yao Bang cũng là người sinh quán tại hạt này. Vào thời điểm này, ông Hu là người lănh đạo Liên Đoàn Thanh Niên của Đảng. Ông Hu đă sớm nhận thức được là đa số dân của tỉnh này đă chết v́ Đói và khi trở về Bắc Kinh đă phúc tŕnh lại cho Mao. Vào năm 1980, Ông Hu Yao Bang đă giữ chức tổng thơ kư đảng cộng sản Trung quốc và trở thành người có trách nhiệm về việc giải tán các Công Xă Nhân Dân sau ngày Mao đă từ trần; ông đă thuật lại trước cử tọa trường trực của Đảng là suốt đêm ngày ông phải báo cáo với Mao, ông đă không ngừng hút thuốc, vừa đi lại trong pḥng làm việc của ông và không biết phải báo cáo ra sao cho Mao. Có thể cho Mao biết sự thật hay không ? Ông Hu đă không có can đảm để làm việc này. Về sau ông đă giải thích: "Tôi đă không dám nói ra sự thật cho Chủ Tịch. Nếu tôi nói ra th́ đời tôi sẽ tàn lụi giống như ông Peng Dehuai. ( Bành Đức Hoài )"

    Các toán cán bộ thanh tra do ông Liu Shao Qi ( Lưu thiếu Kỳ ) gởi đi thanh tra các tỉnh Gansu và Qinghai, các toán này đă tỏ ra công hiệu hơn và đă cách chức các cán bộ có trách nhiệm và đă thực thi các cuộc cải cách góp phần vào việc kết thúc nạn đói xảy ra tại đây. Cũng giống như các việc đă xảy ra tại Xinyang trong tỉnh Henan, với sự hỗ trợ của các vị chỉ huy quân đội tại địa phương đă là việc cốt yếu, không có được các sự hỗ trợ này th́ không thể loại ra loại người cuồng tín này.

    Tại tỉnh Anhui, ông Zheng Xi Chang đă mưu toan "trở cờ" để giữ lại địa vị cho ḿnh. Ông này là một trong số các đảng viên kịch liệt bảo vệ chính sách Công Xă Nhân Dân, ông này đă đạt được một tầm vóc quốc gia, và các sự cải cách của ông tên "ze ren tian" (các khế ước về cho thuê đất cày cấy) đă trở nên trọng điểm, chung quanh trọng điểm này đă "sắp xếp" các sự "đấu tranh nội bộ" của Đảng xảy ra trong các năm 1961 và 1962. Ông Zheng đă hành động rất thận trọng, ông đă ra lệnh cho các người cán bộ hăy tổ chức các đơn vị nhỏ để thí nghiệm ở các vùng chung quanh thủ phủ Hefei. Vào mùa Xuân năm 1961, các người cán bộ của toàn tỉnh đă sẵn sàng phân phối cho mỗi gia đ́nh nông dân, 2 hay 3 Mu đất của công xă, vào đúng thời để gieo các hạt giống. Tiếp liền theo, ông Zeng đă cho phép các công xă hăy giải tán các nhà nấu ăn tập thể và cho phục hồi danh dự cho các người công chức đă bị sa thải v́ tư tưởng hữu khuynh, và đồng thời cũng trừng phạt các người đă phạm các tội ác xấu xa. Nhưng, muốn thực hiện được tất cả các việc này, ông Zeng cần phải có được sự ưng thuận của Mao.

    Vào tháng 3 năm 1961, ông Zeng đă tham dự một buổi họp quan trọng của Đảng tại Canton và ông đă tŕnh bày các công tác mà ông đang thực hiện trước ủy ban của miền Đông Trung quốc. Vào thời điểm này; Trung quốc được phân chia ra với một số văn pḥng địa phương và ủy ban miền Đông được đặt dưới sự kiểm soát của ông Ke Quinshi, một nhân vật cực tả và cũng là người lănh đạo Đảng tại Shanghai. Ông Ke đă ngăn chận lại chính sách Ze ren tien của ông Zeng; v́ vậy ông Zeng đă đ̣i hỏi chính Mao là người trọng tài. Mao đă hoạch định nhiều biện pháp để có thể gia tăng việc sản xuất về canh nông mà không minh bạch băi bỏ đường hướng xă hội. Được minh xác là ông Zeng không hề có ư định phản bội lại ông, Mao đă cho ông Zeng sự đồng ư của ḿnh và đă nói với ông Zeng: "Nếu chúng ta suy nghĩ thật đúng hơn, chúng ta có thể làm gia tăng việc sản xuất nông sản toàn quốc lên 1 tỷ cân jin (491.000 tấn). Và đây sẽ là một việc lớn đă làm được." Lời phát ngôn của Mao đă liền được vang dội đến tỉnh Anhui với lệnh phải khích thích kế hoạch ze ren tian. Nhưng vài ngày sau, Mao lại thay đổi ư và đă xác nhận là các cuộc thí nghiệm nhỏ chỉ được cho phép mà thôi. Ông Zeng liền viết một bức thơ cho Mao để tŕnh bày các sự lợi ích của chính sách của ông.

    Về những việc ǵ đă xảy ra trong thời điểm mấu chốt này, đă có xảy ra nhiều sự kiện mờ ám, nhưng Mao là con người có các sự tin chắc không lay chuyển được dù là ông đă phải các áp lực của ông Liu Shao Qi cùng với các người khác. Ông Liu Shao Qi đă cùng với các người này đă lấy làm kinh hoàng về tất cả các sự việc mà các ông này vừa trông thấy ở các vùng quê. Luôn cả các người thuộc loại tuyệt đối như ông Đặng Tiểu B́nh, vào thời này là tổng thơ kư của Đảng cộng sản, ông Deng đă nghĩ đến cần phải có được việc tạm rút lui dù là có các sự tin tưởng của Mao hay không có. Vào buổi họp vào tháng 3 tại thành phố Canton, Ông Deng đă nói ra câu cách ngôn lừng danh: "Không cần biết là con mèo trắng hay con mèo đen, miễn là nó bắt được chuột." Và với các danh từ khác như hăy quên đi xă hội chủ nghĩa, việc cần thiết là mọi người phải có được thức ăn khi đói. Năm năm về sau, các cảm tính này vẫn làm ông bức xúc vào khi xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Vào thời điểm này, Mao vẫn bị phân vân giữa các lời khuyên của các người trung thành với ông hay là tin tưởng nơi các sự nhận định của ông. Vị y sĩ riêng của ông là ông Li ZhiSui đă trong tác phẩm về hồi kư của ông đă thuật lại: "Mao rất lấy làm kiêu hănh to lớn về sự khăng khăng của ông và việc này đă khiến Mao nói ra: "Đă có nhiều người đă từ bỏ các sự tin chắc của ḿnh khi tiến quân đến sông Hoàng Hà mà đường rút lui đă bị cắt đứt. Tôi không từ bỏ các sự tin tưởng của tôi dù đă tiến quân đến sông Hoàng Hà. Đứng trước một bức tường khăng khăng, các người lănh đạo cao cấp đang cố t́m ra các phương tiện để chuyển hướng hầu có thể áp dụng cho nền canh nông tư hữu, nhưng vẫn bảo toàn được sự kiêu hănh của vị Lănh Đạo Lớn (Mao).

    Vào tháng 5 sau đó, những lời chống lại Mao đă được trực diện phát ra, ông Chen Yu đă có can đảm khẳng định là Đảng phải cho giải tán tất cả các công xă và hoàn trả lại cho các nông dân, ông lại nói thêm: "Các người nông dân đă không ngừng than van. Họ đă nói: dưới chính sách cai trị của Tchang Kaï Chek, họ đă "đau khổ" nhưng họ có được thức ăn khi đói. Dưới chế độ của Mao, mọi việc đều "tốt đẹp" nhưng họ chỉ có cháo để ăn." Để giải quyết các việc khó khăn, chỉ cần trả lại đất cho họ. Như vậy sẽ có lương thực cho tất cả mọi người." Ông Chen cổ vỏ là phải khẩn trương nhập cảng các lúa giống cùng với các loại phân hóa học, đồng thời cũng phát họa chương tŕnh xây dựng 14 nhà máy lớn, hiện đại để đảm nhận việc cung cấp chất phân bón trên dài hạn. Cũng cần phải mua ngay nhiều triệu tấn gạo và lúa ḿ của các nước Úc và Gia Nă Đại cùng của các nước khác.

    Cũng vào cùng thời gian này, ông Lưu Thiếu Kỳ Chủ Tịch Nhà Nước, ông Zhou Enlai Thủ Tướng và ông Chen Yu là những người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực kinh tế cho đến năm 1958, các ông này đă ban hành nhiều biện pháp hành chánh trong việc quản lư các công xă, các biện pháp này đều nhắm vào việc tăng thêm sinh lực cho nền kinh tế của nông thôn. Các biện pháp này được kèm theo các điều lệ mới liên hệ với nền kỹ nghệ, khoa học, thủ công nghệ và giáo dục, đại học và tiểu thương măi.

    Sự cải cách của ông Lưu Thiếu Kỳ đă được tóm tắt lại với công thức: "San zi yi bao": ba tự do, một đảm bảo. Các việc này không đưa đến việc băi bỏ nền canh nông tập thể và cũng không đưa đến việc phân chia điền địa của công xă, nhưng các người nông dân được tự do có được các gia súc và canh tác gieo trồng rau cải ở trong các khoảnh đất bị bỏ hoang. Họ được phép họp chợ để mua và bán các nông phẩm do họ trồng ra. Nhưng họ bị cấm triệt để không được mua và bán gạo và các loại hạt và phải cam kết tiếp tục bán gạo và các loại hột cho Nhà Nước. các sự cải cách này đă gần giống như khuôn mẫu của nền canh nông tập thể tại Liên Sô được ông Khrouchtchev thiết đặt ra. Một biến thể của các biện pháp của ông Lưu Thiếu Kỳ được biết dưới danh từ: chan dao hu, tức là "phương pháp đảm bảo của mỗi gia đ́nh" cho phép nông dân canh tác vài loại ngũ cốc trên một phần đất của công xă, phải cung cấp cho Nhà Nước một số lượng và được bán ra số thặng dư. Tại tỉnh Hunan, các người nông dân đă sử dụng một cách diễn tả đơn giản về các biện pháp này, họ gọi là "các sự cứu trợ đầu tiên."

    Ở tại các Viện Đại Học, các nhà khoa học chân chính đă thay thế các nhà khoa học thiên (khoa Lyssenko). Ông Lyssenko đă "khoác lác" nói là vào mùa Đông các loại thảo mộc vẫn tăng trưởng trong mùa này. Các chuyên gia về nông học bắt đầu làm việc nghiêm túc. Trong mùa Hè năm 1961, các vị giáo sư, các người giảng dạy, các nhà thống kê, các người trí thức, các nhạc sĩ cùng với các nhà văn sáng tác, tất cả các người này đă trở lại nhiệm vụ gốc của họ mà họ đă được đào tạo ra, tất cả được khuyến khích để trở về luận chứng để tránh xa các cực đoan. Ủy Ban Trung Ương Đảng đề nghị là các nhà khoa học phải có đủ thời gian để thực hiện các chương tŕnh khảo và nghiên cứu của họ, và cần phải tổ chức các cuộc hội thảo cấp bực đại học, trong các cuộc hội thảo này có thể tự do tŕnh bày các việc khảo-nghiên cứu của họ dù là các việc này có nội dung đối kháng với nhau; nhưng đă gần như cấm không được bàn về nạn đói làm chết người, dù là ngay tại Bắc Kinh. Các chuyên gia thành thạo, cũng giống như các người công dân khác, tất cả đều tuân theo các chỉ thị đă công tác trồng tỉa các rau cải trên các diện tích đất được phân phối cho mỗi toán lao động và họ đă nuôi gà ở các bao lơn nhà của họ. Tại Hefei, trong tỉnh Anhui, vị giáo sư tên Wu Ningkun đă hồi nhớ lại đă yêu cầu các cán bộ công chức hăy công tác trồng tỉa các loại rau cải như vậy thể hiện được "lư tưởng Yan'an" là chỉ tin ở nơi sức lực của ḿnh và đua tranh từ bước một. Cũng tại Viện Đại Học này, các vị giáo sư đă trồng tỉa trên các khoảng đất nhỏ tọa tại trong sân băi của viện và riêng ông Wu đă trồng đậu nành. Cũng tại Trung Nam Hải (Zhong Nanhai) gần Cấm Thành, trong khuôn viên dành riêng cho người lănh đạo cao cấp của Đảng, tất cả mọi người lănh đạo, ngoại trừ Mao, tất cả đều canh tác trồng tỉa rau cải để có được riêng lương thực. Ông Liu Shao Qi và người cận vệ đă trồng đậu đỏ. Ông Zhou De đă trồng trái bí đỏ và đă được mọi người chú ư đến. Bà Deng Ying Chao là vợ của ông Zhou Enlai đă mời khách uống nước với lá cây nấu chín thay thế cho trà.

    Vào năm 1961, và trong ṿng 3 năm qua, các sự cải cách đă thành tựu để kiểm soát một phần các báo chí và đây là lần đầu tiên có thể chống lại Mao. Các bài viết được trá h́nh, càng ngày càng nhiều, đă được đăng trên báo để công kích Mao "nhà đại lănh tụ." Năm 1960, một năm trước, một bài báo được đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo đă xác nhận là Mao đă giải quyết được các vấn đề mà Marx, Engels, Lénin và Stalin đă không có thể hay không có thời gian để giải quyết trong lúc sinh thời của các ông này. Vào năm 1961, đă có khuynh hướng với các bài viết trở nên châm biếm và một trong các bài viết này đă gợi ư là không một người nào lại muốn đặt các ảo tưởng vào thay thế cho sự thực tế. Một bài viết khác đă có ư nói là Mao đang mắc phải chứng rối loạn óc khiến cho ông có một cách xử sự và đă có các quyết định không hợp lư, đồng thời cảnh cáo về chứng bệnh này có thể đưa đến chứng bệnh mất lư trí và dần dần đưa đến chứng điên cuồng. Nhật báo này đă dám kết luận là một nhân vật như vậy cần được hưởng một sự "yên tỉnh tuyệt đối." Một bài viết khác đă chế nhạo một người lực sĩ tầm thường đang mơ tưởng đạt được thành tích lớn và đă khoe khoang là sẽ sớm phá được kỷ lục của Thế Vận Hội về môn nhảy xa. Và đă có một bài báo khác đă châm chích về việc đổ gẫy trong việc giao thiệp với Moscou: "Nếu một người có trí óc rộng và có thể dễ dàng học được một việc nào đó rồi người này cho người thầy đi hái hoa hồng, đó là người có trí óc rộng đă không học được ǵ cả."

    Có nhiều bài viết khác đă được đăng trên các nhật báo của toàn quốc đă đề cập thẳng các câu hỏi về nền canh nông. Một bài viết này đă nêu lên việc vào thời trước các chính quyền cũ đă thận trọng pḥng ngừa các nạn đói bằng cách dự trữ các thóc lúa; một bài báo khác đă thúc hối các người có trách nhiệm hăy nghe các lời khuyên bảo của các "người nông dân tốt có tuổi cao." Các truyền thống do ông cha chúng ta đă để lại đă có được một phần của sự thật: đó là vào thời điểm nào tốt để gieo hạt, phải trồng tỉa các loại nào cho mùa nào (luân canh) và thâu hoạch mùa vào lúc nào. Tất cả các việc canh tác về nông nghiệp không phải phụ thuộc vào ư chí của một người.

    Vào tháng 6, tờ Nhân Dân Nhật Báo đă đăng bút tích, viết theo thể viết của kim văn, về kư ức gởi cho một vị hoàng đế đời nhà Minh tên Jiajing, một vị thượng thư Hai Rui, vị này là một người thanh liêm. Tiếp theo bài viết đă được đăng này, tờ báo này lại đăng tiếp một bản tuồng hát với nhân vật chính là ông Hai Rui, gợi lại đời sống khổ ải và u buồn v́ các đất để canh tác đều bị trưng dụng cùng với các việc sách nhiễu của các người quan lại đă áp bức các người nông dân này. Tác giả của tuồng hát này là ông Wu Han, là người phụ tá ông đô trưởng của thủ đô Bắc Kinh, ông Wu là một nhà sử học chuyên nghiên cứu về triều đại nhà Minh. Vị thượng thư Hai Rui đă ra lệnh hoàn trả lại đất canh tác cho các người nông dân và cũng đă ra lệnh hành quyết vị quan này v́ đă lạm dụng quyền hành làm chết một người nông dân già. Ông Hai Rui đă ca ngợi vị hoàng đế này về các chiến thắng mà vị hoàng đế này đă đạt được trong quá khứ, nhưng cũng dám phê phán việc vị hoàng đế này đă phí phạm tài nguyên quư giá để thực thi các công tác vô ích về công chánh vào thời điểm mà các người nông dân đang chết v́ Đói. Ông Hai Rui nói với vị hoàng đế: "Trí óc của hoàng thượng đang chứa đầy các ảo giác và ngài là người theo chủ nghĩa giáo điều và thiếu công minh. Hoàng thượng luôn luôn nghĩ là luôn luôn có lư và từ chối sự phê b́nh."

    Ngoài ông Wu Han, đă có ông Deng Tuo là người đă công khai phê b́nh chính sách tồi tệ của Mao. Vào năm 1930, ông Deng Tuo đă tác giả của một thiên nghiên cứu về lịch sử của nạn đói tại Trung quốc. Ông Deng Tuo cũng là giám đốc ban biên tập của Nhân Dân Nhật Báo nhưng Mao đă sa thải ông v́ ông đă chống đối lại chính sách của Mao. Đúng vào lúc này, ông Deng Tuo lại đưa ra thiên nghiên cứu của ông và đă cho xuất bản thiên nghiên cứu này. Ông Deng Tuo đă cùng lúc với ông Wu Han và một văn sĩ tên Liao Mosha đă viết một số bà́ tiểu luận hài hước dưới h́nh thức mập mờ. Ông Deng Tuo cũng đă viết nhiều bài b́nh luận dưới tựa: Các buổi tối tại Yanshan, với nội dung đ̣i hỏi các người lănh đạo hăy mau đi về các vùng thôn quê để tận mắt trông thấy các việc đang xảy ra tại đây. Vào cuối năm 1961, ông Peng Zhen là đô trưởng của thủ đô Bắc Kinh đă cho phép ông Deng Tuo vùng với các người trí thức khác được tham khảo tất cả các văn kiện chỉ đạo do Mao đă đưa ra suốt trong thời thực thi chính sách Bước Nhảy Vọt lớn, để cho các người này nghiên cứu sâu rộng hầu t́m ra các người có trách nhiệm về thảm họa này.

    Vào giữa năm 1961, đứng trước sự chống đối các dự án, Mao đă tự làm bản tự kiểm thảo, tự phê b́nh, chấp nhận lùi lại một bước, cũng đă giống như Lénin đă làm tại Liên Sô với chính sách Tân Kinh Tế Chính Trị - NEP - sau khi xảy ra nạn đói do kế hoạch đầu tiên tập thể hóa nền nông nghiệp được thực hành vào năm 1921. Vào tháng 7, Mao đă lại gặp ông Zheng Xi Chang, lần gặp gở này đă diễn ra trên chuyến xe hỏa riêng của Mao, và đă cùng bàn thảo về các sự cải cách đă được thực thi tại tỉnh Anhui. Vào năm 1960, cuộc bàn thảo của Mao và Zheng Xi Chang đă được công bố trong một quyển sách viết bằng chữ Trung quốc với "nội dung siêu thực" với vấn đề cái chết của hàng chục triệu người, nhưng dưới sự che đậy của các lời nói uyển ngữ (euphémisme) kỳ dị. Ông Zhen Xi Chang đă nhận định về các sự thất bại là do hai sự sai lầm về chỉ đạo. Việc sai lầm thứ nhất do việc sản xuất đă giảm xuống đă được coi ngược lại đă gia tăng, dùng các từ khác là "nói láo." Việc sai lầm thứ hai là do sự lầm lộn giữa khuynh hướng tùy thời tả khuynh đă hiện diện tại các vùng thôn quê, lầm lộn với khuynh hướng hữu khuynh, được nói trở lại là đă ngược đăi các "người tốt." Trong ngôn ngữ che dấu và khoa trương cường điệu này, Đảng đă không làm chết một số đáng kể các người nông dân, nhưng lại được coi là số người "chết quá mực này" đă không được đúng mực coi là nghiêm trọng v́ chế độ quan liêu đă là mồi ngon cho chủ nghĩa chủ quan.

    Suốt trong cuộc bàn thảo này, Mao đă tỏ ra tự măn và h́nh như đă không nhận các trách nhiệm của ḿnh và đổ lỗi cho các người khác. Mao đă tố cáo ông Peng Dehuai (Bành Đức Hoài) đă làm hư hỏng chương tŕnh đi lùng bắt các người tả khuynh, vào khi diễn ra trong cuộc hổi thảo ở Lushan, và Mao đồng thời cũng cảnh cáo ông Zhen Xi Chang hăy rút tỉa ra các lỗi lầm của ḿnh trong việc thơ lại quan liêu đang là mồi chủa chủ nghĩa chủ quan. Sau cùng, ông Zheng đă đạt được việc bợ đỡ Mao và đă khiến Mao chấp nhận một nền tư hữu hóa hạn chế về canh nông. Mao đă chấp nhận cho đất canh tác được khai thác dưới thể thức "cho thuê đất cày cấy" cùng với việc ban cho người nông dân một diện tích nhỏ để làm vườn hầu để đạt lại được số lượng sản xuất nông sản của năm 1957:

    Zheng: Chúng tôi đă bàn thảo về việc này… Chúng tôi nghĩ rằng đạt lại được số lượng sản xuất nông sản của năm 1957 là một việc khó thực hiện được. Chúng tôi đă quyết định cho các người nông dân thuê lại toàn bộ các diện tích điền địa.

    Mao: Phương pháp này thật là hợp lư và đang được chú ư. Hăy dành 5% diện tích để cho các người nông dân canh tác, coi là vườn tư hữu có thể là chưa đủ; chúng ta cần dành cho nhiều hơn để chấm dứt việc có nhiều người đă chết v́ Đói !

    Zheng: Chúng tôi đă sẵn sàng để định mức bách phân là 5% diện tích dành riêng để cách tác sở hữu, về sau và mỗi năm sẽ dành cho thêm diện tích đến 7% hay 8%

    Mao: V́ đâu mà không lên đến 10% ?

    Việc đổi thay quay hướng lại đến 180 độ, việc này đă được xét lại trong thời xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, Mao đă ra lệnh cho các người bạn đồng sự của ông hăy trừng phạt các đảng viên đă muốn đi lạc đường hướng về tư bản chủ nghĩa, trong sồ các người sẽ bị trừng phạt có ông Zheng Xi Chang là người đứng đầu danh sách các người sẽ bị trừng phạt. Vào thời điểm này và trên thực tế, vào giữa năm 1961, Mao đă bí mật quyết định sa thải tất cả các người nào đă không đồng ư kiến với ông như ông đă than phiền với vị y sĩ riêng của ông: "Tất cả các đảng viên ưu tú đều chết hết rồi. Những đảng viên c̣n sống đều là các người không ư chí."

    Đồng thời tại trong toàn tỉnh Anhui, ông Zheng Xi Chang đă cho tiến hành việc áp dụng chính sách "ze ren tian." Vào khoảng cuối năm 1961, số lượng lúa ḿ đă gia tăng lại từ 6 triệu lên đến 10 triệu tấn. Các địa phương khác cũng đă làm theo và khoảng 20% diện tích; có thể là nhiều hơn, đă nhận được một h́nh thức không rơ rệt đă được canh tác tư hữu. Cũng có nhiều cán bộ cao cấp đă lưỡng lự (do dự) không dám đối đầu với Mao và ủng hộ việc phân phối các diện tích điền địa cho các người nông dân để canh tác tư hữu với mục tiêu là chấm dứt các việc khan hiếm lương thực. Vào tháng 8, nhân một cuộc họp Đảng tại Bedaihe, ông Tao Zhu là người lănh đạo Đảng tại Canton, ông này đă đề nghị hoàn trả lại cho các người nông dân một số 30% các diện tích điền địa, nhưng vị thủ tướng Zhou Enlai và vị thống chế Chu De đă không nêu lên việc này. Cũng được xác nhận việc thống chế Peng Dehuai cũng đă gởi một bức thơ cho cuộc họp Đảng, trong bức thư này ông Peng Dehuai đă khẩn cầư được phục hồi danh dự và cũng đă chỉ trích sự thí nghiệm của ông Zheng Xi Chang. Theo lời của ông Zhou Yueli là người cựu bí thư của ông Zheng th́ ông Hu Yaobang sau khi đi thanh tra ở tỉnh Anhui đă trở về, đă chỉ trích (phê b́nh) việc băi bỏ chế độ canh nông tập thể.

    Chánh thức, Mao đă khăng khăng không nhận là đă có xảy ra việc khủng hoảng và từ chối rơ ràng không chấp thuận chính sách "ze ren tian." Các người lănh đạo của các tỉnh khác đều đă đi đến tỉnh Anhui, họ đă đi với tư cách riêng để nhận xét về những việc ǵ đă diễn ra tại tỉnh này. Nhưng vào khoảng cuối năm 1961, Mao đă nói đến việc băi bỏ việc thí nghiệm chính sách này tại tỉnh Anhui. Tại Bắc Kinh vào mùa Đông năm 1962, nhân dịp có cuộc hội nghị của 7.000 cán bộ, sau cùng, sự thật đă xảy ra.

    Ông Liu Shao Qi đă triệu tập một buổi họp để đề bạt thực thi các cuộc cải cách khác cho nền canh nông, với chế độ "ze ren tian" đă được thử nghiệm ở tỉnh Anhui là chủ đề của các việc thảo luận. Nhưng Mao đă làm đủ mọi cách để ngăn chận lại và đă quyết định chấm dứt các việc cải cách. Mao đă khẳng định là đă nhận được nhiều bức thơ của các người cán bộ đang phục vụ tại tỉnh Anhui, nội dung các bức thơ này đă phản đối lại một sự đổi thay như vậy và đă yêu cầu buổi họp hăy làm sáng tỏ về hành động của ông Liu Shao Qi, v́ Mao coi là quyền lực của ông đă bị thách thức. Vào lúc này, vị thống chế Ling Biao là người trung thành, hơn mọi người, đối với Mao và cũng là người mà Mao đă chỉ định sẽ là người thừa kế ông Peng Dehuai để đảm nhận chức vụ bộ trưởng bộ Quốc Pḥng. Ông Lin Biao đă lên tiếng để hỗ trợ cho Mao. Vị y sĩ đă viết trong quyển hồi kư của ông:

    "Thống chế Lin Biao là người cuối cùng ủng hộ Mao. Sau khi Mao đă phát biểu ư kiến th́ ông Lin Biao liền tiếp lời theo, ông Lin đă nói: "Các tư tưởng của chủ tịch Mao vẫn luôn luôn là đúng. Nếu chúng ta phải đối đầu với các vấn đề, với các việc khó khăn, đó là chúng ta đă không trung thành tuân theo các lời chỉ đạo của chủ tịch." Trong lúc Lin đọc bài diễn văn ngắn, th́ tôi ngồi sau một bức màn che tôi. Mao đă nói: "Ở cương vị một phó chủ tịch, ông Lin đă nói rất hay. Đó là lời Mao đă nói với tôi vào một lúc sau đó. Các lời phát biểu của Lin luôn luôn rơ nét và trực tiếp. Đó là các lời thật là tuyệt mỹ. Tại sao các người cán bộ khác của Đảng lại không được minh mẫn như ông Lin ?"

    Ông Gua Guofing cũng đồng thời bày tỏ sự trung thành đối với Mao, ông này đă phát biểu ư kiến: "Nếu chúng ta muốn giải quyết được các vấn đề khó khăn của các địa phương ở nông thôn đă gặp phải, cần phải bằng mọi cách đi theo đường hướng chủ nghĩa xă hội và không được làm theo phương pháp các khế ước sản xuất nhỏ của khuôn khổ gia đ́nh hay là của các việc sản xuất của cá nhân. Nếu không, chúng ta sẽ đi vào một ngơ cụt (không có lối ra).

    Mao rất ít khi đến tham dự các buổi họp, có thể nói là đă vắng mặt trong một phần lớn các buổi hội nghị. Mao đă dành một phần lớn thời gian, khi cuộc hội nghị diễn ra tại pḥng họp số 118 của Nhân Dân Đại Sảnh, nghỉ ngơi trên chiếc giường rộng lớn đủ tiện nghi, ông được nhiều thiếu nữ trẻ hầu cận và đồng thời đọc các bản phúc tŕnh về các buổi họp đang diễn ra ở cùng trong Đại Sảnh này.

    Trong khi đó, Mao dàn xếp việc "hạ bệ" (lật đổ) ông Zheng Xi Chang. Mặc dù ông Zheng đă đạt được nhiều thành tích trong các sự cải cách nhưng ông ít có được các sự bênh vực và hỗ trợ ở trong Đảng và ông Liu Shao Qi cũng muốn thấy ông Zheng bị trừng phạt về các trọng tội mà ông Zheng đă vi phạm và gây ra ở trong tỉnh Anhui, ông Liu cũng muốn thấy ông Zheng bị hạ bệ. Trong thời xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, ông Zheng h́nh như đă xin Mao phục hồi danh dự cho ông với lư do là ông Liu Shao Qi đă sa thải ông. Ông Wang Feng, một người nạn nhân khác của Mao, là Đảng ủy tại tỉnh Gansu, ông này cũng thử làm các sự thử nghiệm về canh nông tư hữu tại quận Linxia thuộc tỉnh này. Ông Wang đă bị Mao sa thải mất chức tỉnh ủy cùng một lượt với ông Ge Man là thơ kư của Đảng tại quận này. Bốn năm về sau, ông Wang và ông Ge đều là các nạn nhân đầu tiên của cuộc Cách Mạng Văn Hóa.

    Thống chế Lin Biao là người đă được hưởng nhiều lợi lộc do hội nghị 7.000 cán bộ tạo cho: Mao đă chỉ định ông Lin Biao là người thừa kế. Ông Hua Guo Feng được thăng lên làm lănh đạo văn pḥng Đảng tại tỉnh Hunan. Lợi dụng vào địa vị mới tại tỉnh này, v́ có đầu óc trả thù ông Liu Shao Qi, ông Hua Guo Feng đă làm đủ mọi cách để chống lại việc thực thi các sự cải cách do ông Liu Shao Qi chủ trương. Theo như Nhân Dân Nhật Báo: "Vào năm 1962, để chống lại ảnh hưởng của chính sách "san zi yi bao" của ông Liu Shao Qi, ông Hua Guo Feng đă lănh đạo một toán công tác đi thăm viếng từng toán lao động sản xuất và cũng đi đến từng ngôi làng; tại các nơi này, chính sách "bao chan dao hu" đang được thực thi, hầu để tất cả mọi nơi phải trở về đường lối xă hội chủ nghĩa. Sau cùng, không phải ông Lin Biao mà là ông Hua Guo Feng đă trở thành người thừa kế Mao sau khi Mao đă từ trần v́ ông Lin Biao đă mưu toan đảo chính nhưng thất bại và đă tử nạn khi đào thoát trốn khỏi Trung quốc.

    Sau khi đă chịu vài thương tổn trong hội nghị 7.000 cán bộ, ông Liu Shao Qi và ông Deng Xiao Ping vẫn kiên tâm đeo đuổi chương tŕnh khẩn trương cho toàn quốc. Chương tŕnh này gồm có một cách giải thích được sửa đổi của chính sách "ze ren tian" của ông Zheng, cho phép một toán tập thể nông dân sản xuất được hưởng việc cấp phát điền địa, thay v́ cho mỗi cá nhân. Các cá nhân chỉ được cấp phát các lô đất đă bị bỏ hoang. Cũng đồng vào thời gian này, Nhà Nước đă cho tăng giá nông sản mua của các người nông dân và cho phép mua bán các gia súc, trừ ra các con ḅ v́ đă được xếp hạng là công cụ để sản xuất. Ở toàn quốc, Nhà Nước đă cấp phát các nông cụ mới cho nông dân và các chiếc xe do súc vật kéo, các tàu và thuyền để bắt cá và các công cụ để câu - đánh cá. Dưới các ảnh hưởng của ông Chen Yun, Nhà Nước đă khuyến khích việc sản xuất trồng tỉa các nông sản phụ. Không c̣n có việc đ̣i hỏi các vùng (địa phương) phải đạt được việc tự túc về nông sản và phương tiện, không cần sự hỗ trợ ở bên ngoài, và đă cho phép được sản xuất các nông sản thích nghi với thời tiết của các địa phương (vùng). Diện tích của công xă cũng được giảm bớt đi và cũng tại các công xă này, các toán nông dân sản xuất đă được hưởng một sự tự trị rộng rải và lớn hơn trước.

    Vào tháng 2 năm 1962, ông Liu và ông Deng đă tŕnh bày các chỉ thị để phục hồi danh dự cho một phần lớn các người cán bộ và các người trí thức đă bị kết án là "cơ hội hữu khuynh." Đă có một vài vụ trả lại tự do cho các người tù chính trị và tại các trại giam lao động khổ sai đă thay thế các người chỉ huy cũ thay vào các người chỉ huy mới.

    Để làm giảm bớt các sự khan hiếm, Đảng đă bắt đầu khuyến khích các người dân có thân nhân sinh sống ở các nước ngoài để xin các người này hăy gởi các kiện hàng lương thực để cứu trợ. Cho đến thời điểm này và trong quá khứ, các hộ gia đ́nh có thân nhân ở nước ngoài đều bị ngờ vực nhiều. Việc đơn giản là mưu toan t́m cách liên lạc với thân nhân ở nước ngoài th́ sẽ bị bỏ tù và bị kết vào tội làm gián điệp dưới chiêu bài chống lại Đảng. Dưới ngoại cảnh bài ngoại của cuộc Cách Mạng Văn Hóa, các việc tố cáo đă gia tăng và đă có vài người, trong số các người đă nhận được các kiện hàng lương thực từ nước ngoài gởi về, đă bị ngược đăi. Các gia đ́nh đă di cư sinh sống ở Hong Kong đă gởi về cho thân nhân c̣n sinh sống tại quốc nội, một số 6 triệu 200 ngàn bưu kiện mỗi bưu kiện cân nặng 2 cân Anh, trong ṿng 6 tháng đầu năm 1962, số bưu kiện này cân nặng 5.357 tấn. Số bưu kiện quan trọng này đă làm tràn ngập các bưu trạm của thuộc địa này và các người đến gởi các bưu kiện đă phải xếp hàng đợi trong nhiều giờ đồng hồ. Và Nhà Nước cũng đă mới cho phép cho các người, có gia đ́nh sinh sống ở quốc nội, được phép về nước để viếng thăm thân nhân và được đem theo lương thực; tại trạm ga xe hỏa Hong Kong đi Canton, các người đợi mua vé để đi đă phải xếp hàng càng lúc càng dài hơn. Chính quyền Trung quốc đă moi rút tiền của các người về viếng thăm thân nhân, moi rút càng nhiều tiền trong phạm vi họ có thể làm được và đă bắt phải trả thuế đến 400% giá trị của mỗi bưu kiện 2 cân Anh. Các gia đ́nh sinh sống ở các nước khác (ngoài nhượng địa Hong Kong) họ đă được phép gởi tiền về cho thân nhân qua ngă các ngân hàng và các số tiền gởi về chỉ được phép sử dụng để nhập cảng các phân hóa học. Và để đổi lại, các thân nhân ở Trung quốc được nhận các phiếu để mua gạo. Lúa ḿ được nhập cảng từ Úc Châu và từ Canada đă ồ ạt nhập vào Trung quốc và được tiếp tế cho các thành phố nhưng Nhà Nước đă t́m cách che dấu xuất xứ của lúa ḿ nhập cảng. Cũng như cô Chi An đă thuật lại trong sách: "Các cuộc thử thách của một người mẹ." Gia đ́nh của chúng tôi đă nhận được một kiện đặc biệt đựng 10 cân Anh bột ḿ từ một kho chứa của Nhà Nước. Chính quyền đă dùng một bao b́ chế tạo tại địa phương để che nơi xuất xứ của chất bột ḿ này, nhưng các nhân viên phục vụ tại nhà kho nói nhỏ là bột ḿ này đă từ Canada gởi đến. Tôi thấy việc phải mua lúa ḿ của nước ngoài đă là một việc chướng nghịch cho v́ Đảng đă luôn luôn làm tất cả mọi việc để gia tăng sản xuất lúa ḿ, mà nay lại nhập cảng lúa ḿ của một nước tư bản. Tại hạt Xinyang thuộc tỉnh Henan, sau ba chục năm các người nông dân c̣n nhớ lại là lúa nhập từ Canada có một hương vị thơm.

    Tại Shanghai, chính quyền vào lúc này, việc cần thiết phải lấy lại sự tín nhiệm của lớp người đă từng bị khinh và coi thường v́ họ thuộc vào giai cấp của những người tư bản; chính quyền đă mời các người này đi du ngoạn và đăi ăn cơm trọng hậu với các thức ăn tuyệt hảo. Các người dân sinh sống ở trong thành phố đă được phép dần dần họp chợ và đồng thời cũng cho phép các người nông dân đi vào thành phố để bán các sản phẩm lương thực một cách hợp pháp;

    (ct)

  2. #22
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    Các Hồn Ma của MAO -

    (tt)
    Anh Albert Bonhomme là một quân nhân người Mỹ, anh này tham gia trận chiến tranh ở Triều Tiên và đă đào ngũ, anh này cư trú tại thành phố Jilian, thuộc tỉnh Shandong, anh này đă miêu tả về các việc ǵ đă xảy ra ở nơi anh trú ngụ:

    Khởi đầu, các người nông dân đă tỏ ra rụt rè - nhút nhát khi họ đem bán số lương thực thặng dư mà họ đă sản xuất ra như: rau cải, thịt lợn hay là lúa ḿ. Họ đă đi đến các vùng phụ cận của thành phố, họ đến rất sớm vào khoảng 3 giờ sáng. V́ thiếu ánh sáng nên họ đă phải dùng diêm quẹt để soi sáng hầu có thể bán hàng của họ. Các người dân thành phố đă mua tất cả mọi nông sản, luôn cả các loại mà trước kia họ không hề dùng đến, như các củ cà rốt và các chiếc lá của cải. Tất cả các loại nông sản đều bán được với giá rất cao. Dần dần t́nh trạng khan hiếm lương thực trở nên khan hiếm nhiều hơn, các người nông dân đă bạo gan đi vào thành phố vào lúc ban ngày. Công an đă không c̣n bắt giam họ nữa. Và tại các khu phố của toàn thành phố, những người bán hàng rong và các người mua hàng đă tụ tập lại quá đông và tại một vài đường phố, việc này đă làm tắt nghẽn giao thông, dù là di chuyển bằng xe đạp.

    Vài người nông dân đă làm giàu được nhờ vào dịch vụ mua bán này, nhưng với các số tiền lăi của họ, họ chả mua được vật ǵ cả. Các nhà máy sản xuất đă ngừng hoạt động v́ nhiều lư do, các cửa hiệu buôn không có hàng để bán. Như anh Belhomme đă thuật lại: có vài người nông dân đă đạt các thành quả, có tiền họ liền mua các chiếc xe đạp, các máy radio (thu thanh) dù là tại nơi làng của họ chưa có điện. Họ đă tiêu tiền một cách phung phí ở trong các "hiệu ăn tự do" tại nơi này, người ta có thể ăn một bữa ăn ngon, không cần phải có phiếu tiếp tế lương thực, với điều kiện là phải trả một giá cao cho bữa ăn. Có một lần, tôi đă trông thấy một người nông dân quần áo rách, từ trong hiệu ăn đi ra và người này đă lấy từ trong túi ra một bó giấy tiền có thể "làm choáng mắt" người khác.

    Trung quốc đồng thời cũng đă "mở hé" các biên giới. Trong 3 năm về trước, đă có nhiều chục ngàn người đă bị bắt v́ t́m đủ cách để trốn về hướng Nam, chạy trốn sang Macao và Hong Kong. Tất cả các người bị bắt đều phải đi tù, thường là bị kết án 2 hay 3 tháng lao động tại các Laogai (trại lao động cải tạo). Nhưng cũng đă có một số nhiều người chạy trốn này đă "mạng vong": người ta đă vớt nhiều tử thi nổi lên tại sông Châu Giang. Người ta từng nói là các người chết ch́m này đă quá yếu sức để có thể bơi trên một đoạn sông quá xa hay là họ đă bị các người lính biên pḥng bắn chết. Bất ngờ xảy ra vào năm 1962, chính quyền đă cho phép cho 250 ngàn người được phép đi Hong Kong. Theo như nhiều sự ước lượng khác nhau, 700 ngàn người đă sửa soạn rời thành phố Canton để ra đi, trong số người này đă đă có nhiều người đă từ các vùng khác đă đến Canton để t́m cơ hội ra đi.

    Vào năm 1962, ở tại các thành phố, sự khan hiếm lương thực đă đạt đến cao độ vào mùa Thu, các người dân thành phố đă phải ăn các khẩu phần lương thực cho phép họ sống sót. Đă xảy ra ở tại vài địa phương, việc các người phụ nữ, v́ thiếu ăn, đă tắt kinh và măi đến năm 1965, họ mới có kinh nguyệt trở lại. Nhà Nước đă cố gắng đưa các người dân sinh sống ở các thành phố, về sinh sống ở các vùng thôn quê, hầu để giải tỏa dân số quá nhiều ở các thành phố và cùng lúc làm giảm thiểu đi vấn đề thâu hoạch mùa và phân phối lương thực. Người ta cũng hiểu được việc là các người nông dân đă có nhiều bướng bĩnh để giao cho Nhà Nước số lúa ḿ của họ, và v́ vậy, trong vài năm sau này, các người nông dân đă có được lương thực so với các người dân sinh sống ở các thành phố. Và nói riêng về các người nông dân đă có cơ hội bán được các nông sản do họ sản xuất ra, ở các thành phố. Vào năm 1965, đúng vào trước ngày Cách Mạng Văn Hóa diễn ra, th́ lại xảy ra việc cấm không cho nhận các bưu kiện từ ngoại quốc gởi về.

    Nhiều biện pháp mới, về chính trị đối với các dân tộc thiểu số, đă được đồng thời ban hành vào năm 1962. Đức Ban Thiền Lạt Ma (Panchen lama) đă được mời để thảo bản phúc tŕnh của ông về số phận các dân Tạng, trong lúc này th́ Bắc Kinh đă đáp ứng lại các sự than phiền, kêu ca của dân Tạng. Trong tỉnh Xinjiang tọa tại vùng Cực Tây của xứ Tạng, đă có nhiều chục ngàn người thuộc sắc tộc Kazakh du mục, đă được phép để vượt qua biên giới để sang sinh sống với gia đ́nh của họ đang sinh sống tại nước Kazakhstan hay ở các vùng khác thuộc Liên Sô.

    Việc Mao đă không c̣n đến dự các buổi họp của chính phủ không làm thay đổi ǵ về các bản chất của chế độ: Mao vẫn là người chỉ huy lănh đạo Đảng cộng sản; Mao cũng là người duy nhất nắm chóp bu kim tự tháp của cấu trúc quyền lực. H́nh như suốt nửa năm đầu của năm 1962, Mao đă "hờn dỗi" và ở ĺ tại biệt thự của ông ở Hàng Châu. Nhưng dù có ǵ xảy ra, vào tháng 8 có cuộc họp hàng năm tại Beidaihe, và là dịp để Mao tái xuất hiện trên chính trường và quyết định việc "trả thù." Mao liền tấn công hai ông Liu Shao Qi và ông Deng Xiao Ping, Mao đă hét to và giận dữ: Đă từ trên hai năm nay, từ năm 1960, các ông đă t́m cách để đè bẹp tôi. Bây giờ đă đến lượt tôi sẽ làm các người run sợ." Người ta đă thuật lại việc Mao, với một dáng điệu khinh bỉ, dùng tay hất xuống đất tất cả tài liệu báo cáo liên quan đến các việc cải cách đă thực thi tại các công xă (về 60 chương mục về canh nông). Về sau đó, Mao đă than phiền về các thái độ của các người lănh đạo cao cấp đă cư xử đối với ông, đă coi ông như là một người "tiền nhân" đă chết, và Mao cũng đă trách ông Deng Xiao Ping đă không muốn ngồi bên cạnh ông trong buổi họp.

    Không khó ǵ để hiểu sự cay ghét của ông Deng Xiao Ping cùng với các người khác đối với Mao. Toàn Đảng đă từ nay trở đi cần phải được biết về tính sâu rộng của sự thảm họa về kinh tế đă gây cho thành phố; dù là đă không biết được con số chính xác về số người đă chết v́ nạn đói gây ra. Một bản nghiên cứu của bộ Canh Nông của Mỹ quốc, được công bố vào năm 1988, kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước của Mao, đă làm mất đi 25% của sản xuất tất cả các cốc loại và riêng về lúa ḿ đă mất đi 41% so với năm 1949. Việc sản xuất cốc loại thô như: bắp, hột lúa miến hay bo bo và hạt kê cũng kém hơn mức độ sản xuất của năm 1949. Việc sản xuất các loại hột để ép ra dầu để nấu ăn, đây là nguồn cung cấp chính các chất béo cho sự ăn uống của dân Trung quốc, nguồn cung cấp đă giảm đi 64%, nguồn sản xuất bông vải cũng đă giảm 41% và nguồn sản xuất về vải dệt củng giảm đi trên 50%. Việc chăn nuôi các con lợn (heo) là nguồn cung cấp chính về thịt cho nước này, trong ṿng bốn năm trước năn 1961, đă từ số 146 triệu con lợn giảm xuống c̣n 75 triệu con. Các gia súc dùng vào việc làm sức kéo để kéo cày trong việc cày ruộng đă giảm đi triệt để: vào năm 1961 chỉ c̣n lại số 1/2 về các con lừa được kiểm kê vào năm 1956. Ở vào một diện khác, trong 5 năm kế tiếp năm 1957, dưới sự chỉ đạo của Mao, Trung quốc đă xuất cảng gần 12 triệu tấn lúa mà và lúa gạo cùng với một số kỷ lục về bông vải, quần áo, lợn và gà vịt cùng với các trái cây.

    Chính sách mới đă được ban ra và h́nh như đă được hoan nghinh, nhưng các cán bộ trung thành với Mao vẫn c̣n tại chức vụ ở mọi địa vị của các thang bậc của Đảng. Ở tại một phần lớn của các vùng nông thôn, cuộc đấu tranh về lănh đạo chính trị chưa chỉ định người thắng cuộc. Ngược lại, đă vào ngày này "hai đường tuyến" và các người cán bộ đồng thời là công chức, tùy nơi mỗi người cán bộ đă hưởng ứng "đường tuyến" nào thích hợp với họ. Thường hay xảy ta việc các người cán bộ đă chuyển từ "đường tuyến này" sang "đường tuyến nọ" tùy theo sự diễn tiến về chính trị tại địa phương họ công tác hay là việc gió đă đổi hướng ở thủ đô Bắc Kinh.

    Trong lúc ông Liu Shao Qi và ông Deng Xiao Ping đang thực thi các cuộc cải cách, Mao vẫn tiếp tục nhấn mạnh về khẩu hiệu: "Đừng bao giờ quên đi việc đấu tranh giai cấp." Mao đă rơ ràng không thể hiểu được chiều sâu rộng của thảm họa kinh tế do ông đă tạo ra và là người chịu trách nhiệm, Mao vẫn tiếp tục hành động giống như ông vẫn tin tưởng là các người nông dân vẫn tiếp tục ủng hộ và đồng nhất biến thành một người. Các hiệp hội các người nông dân nghèo và nghèo trung b́nh, đă tỏ ra có nhiều hiệu quả vào khi phát động việc tập thể hóa các điền địa, Mao đă ra lệnh cho các hiệp hội này tái hoạt động lại và tham gia các buổi mít tinh (meeting), trong các buổi mít tinh này, các người nông dân phải kể lại đời sống cơ cực mà họ đă phải chịu trước năm 1959. Đồng thời, cũng giống như Stalin đă làm khi băi bỏ chính sách NEP, Mao đă nêu ra các người địa chủ đă cùng với các người phú nông đă đồng hồi sức lại và đang xây dựng lại chủ nghĩa tư bản tại Trung quốc.

    Trong khi xảy ra cuộc đấu tranh không ngừng để đạt được quyền lực với việc sử dụng mọi phương tiện để "thủ tiêu" người đối đầu, ông Deng Xiao Ping phát động phong trào "Bốn Sạch Hơn" để thanh trừng các người cán bộ đă lấy cắp (ăn trộm) các lương thực trong lúc các người nông dân đang chết đói. Phong trào này chỉ đạt được một sự thành công rất hạn chế, v́ Mao đă ứng đối lại và phát động một phong trào "giáo dục con người xă hội chủ nghĩa" mà mục tiêu là các người cán bộ bị nghi ngờ đă có các thực hành tư bản. Cũng giống như đă xảy ra ở quá khứ, Đảng tiếp tục đưa về các vùng nông thôn các người dân của các thành phố với nhiệm vụ cưỡng ép các người nông dân phải tuân theo các lệnh của Đảng, các lệnh này thường hay mâu thuẫn với nhau.Các người sinh viên và các người công chức được nói trên, tất cả các người này đều không được biết về thực chất của nạn đói đă xảy ra v́ họ đă bị làm lạc hướng bởi các kinh nghiệm của họ. Một người sinh viên được gởi về một ngôi làng trong tỉnh Hebei, anh này đă hồi nhớ lại:

    "Vào năm 1962, các người bạn học với tôi đă cùng được đưa về đồng quê trong khuôn khổ của một phong trào được gọi tên "Chúng ta hăy cũng cố Công Xă Nhân Dân." Đến ngày hôm nay, tôi vẫn chưa hiểu được là phong trào này có ư nghĩa thật nào. Tôi nghĩ là người ta muốn đặt chúng tôi vào địa vị nhân công làm thuê loại rẻ tiền (giá hạ) để cho các người nông dân sử dụng. Vào mỗi buổi sáng, một tiếng gồng đă đánh thức chúng tôi dậy vào lúc 4 giờ và chúng tôi phải đi ngay ra cách đồng. Chúng tôi phải đi trong nhiều giờ đồng hồ để đến tại chỗ, nơi chúng tôi làm việc. Vào mùa Đông, việc làm của chúng tôi là gánh các chất phân bón ruộng đến tại chỗ để rải bón cho các ruộng lúa. Chất phân bón này được làm bằng phân người và của các thú vật, được trộn chung với đủ các loại rác và được dùng để bón phân cho đất để gieo hạt vào mùa Xuân. Sau đó, vào khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi đi trở về làng để ăn cháo. Chúng tôi đă cố gắng uống nước, càng nhiều càng tốt, bởi v́ bữa cơm sắp đến sẽ được phân phát vào lúc 4 giờ chiều. Đến bây giờ tôi cũng không c̣n có thể ăn được loại bột quậy nấu chín này. Các kỷ niệm của thời kỳ này làm dạ dầy của tôi lộn lên. Trong buổi tối, chúng tôi bị bắt buộc phải tham gia các buổi họp và mỗi người phải tranh luận đóng góp ư kiến để có cách nào để làm cho công xă được khá hơn. Chúng tôi đều rất mệt mỏi và không người nào muốn nói chuyện. Toán của chúng tôi có khoảng 20 đến 30 người, v́ vậy chúng tôi phải bắt buộc ngồi sát lại với nhau trên một cái "kang" (loại sàn nhà) trong nhiều giờ đồng hồ, việc này làm bực ḿnh. V́ không có điện nên chỉ có một ngọn đèn dầu hỏa. Người cán bộ yêu cầu chúng tôi phát biểu ư kiến, nhưng v́ quá mệt, chả có ai nói ra. Đă có vài cá nhân đă thiếp ngủ đi. Rồi đến hơn 11 giờ khuya th́ người cán bộ mới cho phép chúng tôi ra về. Các người nông dân đă không thể chịu đựng được chúng tôi v́ chúng tôi đă làm vướng chân họ v́ vậy, chúng tôi đă ít tiếp xúc với họ."

    Mao đă quyết định thôi thúc thêm các Công Xă Nhân Dân và băi bỏ chính sách các khế ước có tinh thần trách nhiệm. Việc phục hồi danh dự cho ông Peng Dehuai đang được thực thi, việc này liền được băi bỏ. Bộ Canh Nông vừa mới được thành lập ra liền bị giải tán và ngàng canh nông được đặt dưới sự lănh đạo của vị phó thủ tướng là ông Deng Zihui, ông này liền bị hạ tầng công tác. Mao đă b́nh giải như sau: "Chủ nghĩa Mát Xít sẽ không c̣n nếu chúng ta cho áp dụng chính sách khế ước về trách nhiệm cho các tổ gia đ́nh hay của từng toán người." Và Mao đă nói tiếp theo là Trung quốc hiện đang sẵn sàng để thực hiện chính sách Một Bước Nhảy Vọt lớn mới và được chứng minh với các từ: "Dù đă vi phạm các sự sai lầm, các con người chính trực cũng không phải hổ thẹn đối với các người đi theo đường hướng của chủ nghĩa tư bản."

    Từ tháng 8 năm 1962 cho đến đầu năm 1966 là lúc cuộc Cách Mạng Văn Hóa khởi đầu, việc "rạn nứt" trong nội bộ của Đảng đă không c̣n có thể che dấu được và đă xảy ra cho tất cả ở mọi cấp bậc. Vào năm 1966, vào lúc Mao đă khôi phục hoàn toàn quyền lực, chính sách canh nông của Mao đă đương nhiên trở thành "đạo luật" nhưng cũng trong khoảng thời gian này, các nhóm phe phái vẫn giữ riêng chính sách của ḿnh. Việc này được qua việc các người lănh đạo ở các ngôi làng đă có được việc lựa chọn giữa chính sách "Mười điểm về canh nông" của Mao, hay là lựa chọn chính sách "Mười điểm về canh nông" của Liu Shao Qi và ông Deng Xiao Ping. Việc làm chấm dứt nạn đói đă bị chậm trể lại bởi v́ các việc đấu tranh giữa hai phe phái, mỗi bên đều thử làm việc để "hất ra ŕa" các người theo phe phái đối thủ ở tại các chức vị ở các địa phương. Một người đối thoại với chúng tôi đă thuật lại về hoàn cảnh của toán người lao động canh nông của ông:

    "Vào thời điểm tôi c̣n là sinh viên, tôi được đưa đi về một ngôi làng thuộc hạt Zhouxian, tọa tại tỉnh Hebei. Thời điểm này là năm 1965, và Mao đang cố gắng để chứng tỏ cho Deng Xiao Ping là Liu Shao Qi thấy rơ là các phương pháp của 2 ông này là xấu, là các người nông dân đă bị hủ hóa mặc dù số nông sản được sản xuất ra đang gia tăng. Toán lao động của chúng tôi cần phải đi gặp các người chỉ huy các đội sản xuất để đặt câu hỏi với họ. Chúng tôi cần phải bắt các người chỉ huy này phải thú nhận là họ đă làm giả mạo các con số cùng với việc họ đă cất giấu một số lượng thóc lúa và đă đánh lừa chính phủ. Lúc ấy chúng tôi có thể nói là chúng tôi - tức toán chúng tôi - đă công tác tốt hơn v́ chúng tôi đă bắt được một con cá lớn.
    Cũng tại trung ương các người cộng sản thuộc giới lănh đạo cao cấp cũng đă can dự vào các cuộc đấu tranh giành quyền lực ở tại các địa phương. Một gương mẫu mà được nhiều người biết đến là việc ông Zhao Ziyang vào thời đó là người lănh đạo tỉnh Giangdong, ông này có chủ định hạ tầng công tác ông Chen Hua là người thân Mao và có nhiệm vị lănh đạo trung đoàn sản xuất của hạt Shengshi, tọa tại 60 kilô mét Nam của thủ phủ này. Ông Chen là một người lao động gương mẫu cho toàn quốc đă được Mao cho bệ kiến, nhưng khoảng vào cuối mùa Hè năm 1964, ông Chen đă bị tố cáo là ăn hối lộ, cưỡng hiếp và cưỡng đoạt và đă "băi bỏ nhiều khối người." Ông Zhao Ziyang đă lănh đạo một toán công tác và sau cùng đă thuyết phục được 2 người nông dân cao niên hăy tố cáo ông Chen. Khi toán công tác ra đi, ông Chen, đă không sử dụng một h́nh thức xử án nào cả, đă cho đánh đ̣n hai ông lăo này v́ đă tố cáo ông. Và đây là lần thứ ba, người ta đă phái một toán cán bộ đến công tác tại hạt Shengshi, cầm đầu toán này là người vợ của ông Liu Shao Qi nhủ danh Wang Guang Mei; việc lạ lùng là bà này cải trang để đi đến nơi này. Đến lúc này ông Chen Hua đă hiểu là mọi việc "đă ngă ngũ ra sao" ông này vội vàng trốn xuống thuyền để đào tẩu sang Hong Kong. Mặc dù đă đề pḥng về mọi mặt, nhưng ông Chen Hua cũng đă bị bắt lại, và một thời gian sau, ông này đă chết một cách thảm khốc v́ đă bị điện của một trạm biến điện cao thế giật chết. Nhà chức trách tuyên bố là ông này đă tự vẫn.

    Cũng trong năm này, bà Wang Guang Mei đă không để ai biết về cá nhân của ḿnh, đi đến Công Xă Nhân Dân tên Taoyuan, ở trong tỉnh Hebei. Tại đây, bà đă thâu thập các "chứng cứ" về sự thành công của chính sách canh nông của ông Liu Shao Qi. Mao đă chế nhạo (chế giễu) về sự t́m ṭi sự thật về sự t́m ṭi và đă chống đối lại bằng cách cho khích thích phát triển ngôi làng gương mẫu của ông, ngôi làng này tên Dazhai tọa tại tỉnh Xhanxi. Ông Chen Yonggui là người gốc nông dân, đă tuyên bố là đă thực hành các tư tưởng của Mao, ông này đă đạt được nhiều sự kỳ diệu, đặc biệt là đă biến đổi một quả núi cằn cỗi biến thành một "thiên đường thật sự." Cũng như về trước giống như các công xă và các ngôi làng mẫu, cái "thiên đường thật sự" này cũng chỉ là một sự lừa bịp. Sự kỳ diệu tại ngôi làng Dazhai, trên thực tế là kết quả của việc Nhà Nước đă chi rất nhiều tiền để tạo ra một gương mẫu không có được một ư nghĩa nào. Việc này đă không ngăn chặn được Mao đưa trưng ra các kết quả đă đạt được tại làng Dazhai coi đó là các "bằng chứng" là tư tưởng của Mao đă hoạt động tốt. Ông Liu Shao Qi đă có nhiều lần muốn làm mất tín nhiệm nơi Mao bằng cách gởi nhiều toán thanh tra để tập hợp lại các bằng chứng xác nhận về các năng xuất sản xuất ngoạn mục chỉ là dối trá, các toán thanh tra này có toán đă có đến 70 người cán bộ. Măi đến năm 1980, tờ Nhân Dân Nhật Báo sau cùng đă chấp nhận là ngôi làng Daizhe đă nuốt gọn nhiều triệu mỹ kim trợ cấp và cũng đă được nhiều ngàn quân lính trợ lực lao động, việc trợ cấp tiền và trợ lực lao động cũng không ngăn chặn được việc sản xuất lúa gạo vào mỗi năm giảm sút đi; vào một phần khác, vào các năm thuộc thập niên 60, ông Chen Yonggui đă ra lệnh hành quyết 141 người.

    Việc khó hiểu là các người theo khuynh hướng Mao lại có thể phục hồi lại địa vị cũ, luôn cả tại Xinyang. Sau năm 1962, các người cán bộ mới đă được bổ nhiệm để thay thế các người cán bộ cũ là những người đă phải chịu trách nhiệm đă gây ra quá nhiều người chết. Anh Wang Zhengang, cựu chiến binh của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng, anh này được bổ nhiệm lănh đạo hạt Gushi. Khởi đầu anh đă tổ chức việc giao lúa ḿ nhập từ Canada, v́ các người nông dân ở tại đây đă kiệt sức không c̣n có thể đi ra các cánh đồng để canh tác hay trồng tỉa bất cứ loại ǵ. Chính sách "San zi yi bao" đă được thực thi và các người nông dân đă được cấp phát các "lô đất", trên các lô đất này, họ được tự do trồng tỉa loại nào mà họ đă chọn. Các phiên chợ đă được phép họp lại, các trường học cũng hoạt động trở lại và ông Wang đă cho thiết lập các cô nhi viện. Trong khi đó, các cuộc tuyên truyền về ư thức hệ cùng với các cuộc thanh trừng do Mao chủ trương vẫn tiếp tục diễn ra. Người ta đă gặp các toán thanh tra, do Mao phái đi, đến tố cáo các người cán bộ ở các địa phương v́ đă ước lượng dưới số về việc thâu hoạch của mùa gặt hái hầu để giữ lại một số lương thực cho địa phương ḿnh. Các người nông dân được cưỡng bách khuyến cáo phải tố cáo các người cán bộ của địa phương, dù là các người cán bộ này đă cứu sống họ vào khi họ gần chết đói. Nhưng anh Wang đă sống c̣n được; về sau anh này được bổ nhiệm làm bí thư Đảng tại cấp bậc hàng quận, sau được bổ nhiệm về hạt Xinyang.

    Vào năm 1966, Mao đă phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa để hoàn thành thắng lợi đối với "các người cán bộ có trách nhiệm của Đảng v́ các người cán bộ này đă noi theo xu hướng của chủ nghĩa tư bản" và toàn tỉnh Henan đă trở nên "rách nát." Trong khi xảy ra gần như một trận nội chiến, mỗi một phe phái tuyển mộ riêng cho phe phái của ḿnh một đội "Vệ Binh Đỏ" ở tại các thành phố. Một nhóm được gọi là "Tổng hành dinh của các người phiến loạn của tỉnh Henan", nhóm này ủng hộ Mao, trong lúc đó th́ các người địch thủ của toán này lại ủng hộ ông Liu Shao Qi và lấy tên "Toán phiến loạn thứ nh́ của tháng Hai" để tưởng nhớ lại một cuộc đ́nh công do Liu Shao Qi lănh đạo vào trước năm 1949. Trong mùa hè năm 1967, các người thân Mao đă hành quân vào hạt Xinyang và đă bắt ông Wang và đưa về Gushu. Tại pḥng sảnh lớn của ṭa án, các người Vệ Binh Đỏ đă ḥ hét vào mặt ông Wang các lời nguyền rủa của họ, và đă tiếp tục hỏi cung ông Wang cho đến khi ông phải thú tội. Ông Wang đă bị tố cáo đă phản bội chủ nghĩa xă hội và đă thực thi chủ nghĩa tư bản. sau khi ông Wang đă ngă gục, các người Vệ Binh Đỏ đă công bố ông Wang đă tự treo cổ và đă chết, đồng thời cũng đă cho lưu hành một bức ảnh chụp tử thi của ông Wang với cái lươi thè ra. Khi các chiếc loa phát thanh đọc ra danh sách các tội ác của ông Wang, các người nông dân đă từng tỏ ra thụ động khi xảy ra nạn đói, đă trở nên phẫn nộ và đă có nhiều ngàn người đă tụ họp kéo nhau đi về hạt Gushi. Đến hạt này, các người nông dân đă bao vây các người Vệ Binh Đỏ và đă đánh chết các người vệ binh này, họ đă giết chết vào khoảng vài chục người: các người Vệ Binh Đỏ c̣n được sống sót đă bị bắt buộc vận quần áo trắng tang phục và phải ḅ trên các đống bùn tại ngôi mộ ông Wang để tỏ ḷng tôn kính người đă chết. Cho đến năm 1993, trong tiết Thanh Minh, các người nông dân đă đem lễ vật đến cúng kiến tại ngôi mộ của ông Wang và đă đốt pháo để tỏ ḷng thành kính ông này. Vào năm 1994, ngôi mộ này đă được dời đi đến một địa điểm khác, nhường lại mặt bằng để xây dựng một giáo đường Thiên Chúa và các cao ốc dân cư.

    Các lớp diễn ra giống như việc của ông Wang ở Xinyang đă xảy ra ở khắp nơi trên lănh tụ của Trung quốc, bản chất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa là một cuộc tranh trừng để khai trừ tất cả các người cán bộ đă công tác để làm chấm dứt nạn đói chết người, và cũng là một công tác của Mao để phục hồi lại quyền lực cho cá nhân ông, cũng giống như Stalin đă tạo ra nạn đói làm chết nhiều triệu người tại xứ Ukraine, vào năm 1831. Việc này đă được khởi đầu bằng việc đă công kích "hẳn ḥi" tuồng hát: "Việc cách chức ông Hai Rui" để làm phóng đại đến mức bôi nhọ tất cả các người cán bộ, ở mọi cấp, đă phê b́nh chính sách Bước Nhảy Vọt lớn, bôi nhọ luôn việc muốn phục hồi danh dự cho ông Peng Dehuai là người đă tố cáo Mao. Mục tiêu chính là nhắm vào ông Liu Shao Qi v́ đă xảy ra ở nhiều địa phương, ông Liu Shao Qi đă được ḷng dân và các người nông dân đă gọi ông là Vị Chủ Tịch. Mao mưu toan xúi giục một phong trào gây thù ghét đối với ông Liu tại nơi tỉnh Hunan, nơi ông sinh quán. Anh Liang Heng, một cựu Vệ Binh Đỏ, đă miêu tả trong tác phẩm: "Đứa con của cuộc cách mạng" về những sự kiện mà anh đă chứng kiến: "Tôi rất lấy làm "khiếp sợ" khi tôi chợt thấy ở trước cửa của mỗi căn nhà đều có treo một xác người chết ! Người ta có thể nói là đă xảy ra một cuộc treo cổ tập thể, một việc hung xấu. Việc này đă xảy ra trong một thời gian, mà ánh nắng của buổi hoàng hôn đă tạo cho các h́nh nộm bằng rơm giống như ông Liu Shao Qi, đă có vẻ giống như các xác chết.

    Một tài liệu về tuyên truyền cũng không t́m ra được đủ các từ ngữ đủ cứng rắn để tố cáo ông Liu Shao Qi là "người đă cuồng nhiệt bảo vệ các quyền lợi của các người phú nông." Chính sách "tai biến" của ông đă được, như người ta đọc ra: đă lấy từ đống rác được tích tụ do các người tiền nhiệm là Bernstein, Kautski, Boukharine và nhiều người khác." Chế độ"các khế ước về các trách nhiệm của các tổ hay hộ gia đ́nh là một mưu toan xấu để che đậy cho việc "phục hồi lại chủ nghĩa tư bản" đồng thời làm trở lại việc xui giục việc "ăn thịt người": đó là tiếng kêu của các con Dơi Quỷ ở Nam Mỹ đang khát máu: chúng ta t́m lại được sự tham lam và tàn ác của một giai cấp bóc lột, các lực lượng tay chân của chủ nghĩa tư bản tại nông thôn, tất cả đang cố gắng để giết chết chủ nghĩa xă hội. Từ đầu đến cuối, tại đây chỉ có là triết lư trưởng giả về việc người bóc lột người."

    Ông Liu đă bị bắt giam, bị tra tấn và sau đă bị giam dưới căn hầm, ông không có áo để vận, việc này đă xảy ra tại Kaifeng, trong tỉnh Henan; khi ông chết, không một ai c̣n nhớ đến tên ông. Ông Peng Dehuai cũng phải chịu một số phận không hơn ǵ ông Liu Shao Qi. Ông Lin Biao đă ra lệnh lôi ông Peng đi diễu ṿng trong sân vận động Bắc Kinh và đă ra lệnh cho ông Peng phải quỳ gối trước mặt 40.000 quân nhân. Sau đến, ông Peng đă bị giam vào một xà lim, không được phép ngồi và đi tiểu tiện và luôn luôn bị hỏi cung không ngừng. Sau cùng, ông Peng đă chết ở trong khám đường vào năm 1973.

    Đă có một số nhiều nhân vật quan trọng, mà có thể nói là các nhân vật này đă cứu nguy nước Trung quốc bằng cách làm chấm dứt nạn đói, đă bị tàn nhẫn giết chết. Một trong những người nạn nhân đầu tiên là nhà văn Deng Tuo, đă bị giết chết vào ngày 18 tháng 5 năm 1965, tin được phổ biến là ông này đă tự tay giết chết ḿnh. Hai ngày sau khi ông Deng Tuo đă chết, bộ trưởng bộ Công An tên Khang Seng đă ra lệnh cho các nhân viên công an đến cướp bóc nhà của ông Deng Tuo để đoạt lấy tất cả các sự tầm cổ vật quư và các bức họa đắt tiền, ông Khang Seng đă giữ các vật này để làm của riêng. Ông Wu Han là tác giả vở tuồng Hai Rui, cũng đă chết v́ sự sơ xuất của các vị y sĩ điều trị cho ông, việc này đă xảy ra vào năm 1969. Người vợ, người em trai và người em gái của ông Wu Han, tất cả các người này đều bị các Vệ Binh Đỏ ngược đăi cho đến chết.

    Trong số các người đối thủ với Mao, người duy nhất c̣n sống sót là ông Deng Xiao Ping, đă bị kết án là "người thủ lĩnh hạng 2 chủ trương theo đường hướng tư bản chủ nghĩa" ông Deng được đưa đi an trí tại vùng quê thuộc tỉnh Jiangxi, ông Deng đă thoát chết tại đây, mà không người nào được biết rơ nhờ đâu mà ông này thoát chết. Ông Chen Yu, vào cuối năm 1962, đă khôn ngoan ẩn trốn đi, không ai được biết là ông này đă đi đâu. Vị y sĩ riêng của Mao, ông Li Shisui, đă thuật lại, viên bí thư của Mao là ông Tian Jiaying đă không biết đă dùng cách nào để đọc được một tài liệu mật của Mao, trong tài liệu này, Mao đă kết án Chen Yun là một "trưởng giả hữu khuynh." Tại tỉnh Guangdong, ông Zhao Zyiang đă bị các người Vệ Binh Đỏ bắt giam và đánh đập và đă tố cáo ông này đă đưa vào và thi hành chính sách "san zi yi bao" và đă thực hành việc biện hộ cho các người phú nông. Ông Zhao đă sống sót và Mao đă nhớ đến việc vào năm 1959, ông Zhao đă ủng hộ Mao trong phong trào "chống oa trữ." Ông Hu Yao Bang là những người đă thoát khỏi sự trừng phạt, nhưng cũng đă phải lao động đôi tay trong 6 tháng, cùng với các người nông dân trên các cánh đồng; đó là phong trào: "Trường học cho các người cán bộ ngày 7 tháng 5." Trái ngược lại các trường học khác, trường học của ông Hu Yao Bang đă được thiết lập gần Luoshan, mà nay vẫn c̣n ṭn tại dưới tên Trại - Khám đường số 51. Các trường học khác đều đặt tại hạt Xinyang.


    Đón đọc kỳ tới : Chương 17 . Cuộc thất bại của Mao và các hậu quả


    http://www.tinparis.net/vn_index.html
    (ct)

  3. #23
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    MỘT CUỘC DỐI TRÁ QUI MÔ

    CHƯƠNG 17. Cuộc thất bại của Mao và các hậu quả

    "Không ngày nào lại không diễn ra việc các đồng chí lại không nhắc đến các "Tư Tưởng của Mao" và làm như vậy, các đồng chí đă quên đi các khái niệm "Mát Xít" của Chủ Tịch và phương pháp căn bản của ông là t́m ra thực trạng của các sự kiện."

    Lời của ông Deng Xiao Ping.1978


    Sau khi nạn đói xảy ra, việc phát triển của Trung quốc đă phải "giậm chân tại chỗ" trong 20 năm. Dân số gia tăng rất mau nhưng hạ tầng kiến trúc mới th́ lại rất hiếm có được. Các lời hứa hẹn của Mao đối với các người nông dân, vào năm 1958, Mao đă hứa xây dựng cho mỗi hạt một sân cho máy bay, trang bị điện, đường giây điện thoại, đường lộ giao thông, xe hơi, các lời hứa này đều không cụ thể hóa được. Suốt trong hai thập niên, kế tiếp nạn đói, Trung quốc chỉ hoàn thành xây dựng được một đường sắt hỏa xa. Nếu ở các vùng nông thôn các người nông dân không c̣n phải chết v́ Đói, t́nh trạng sinh sống đă không bao giờ trở lại để có thể so sánh với t́nh trạng sinh sống của các năm thuộc thập niên 1950. Sau khi chính sách Bước Nhảy Vọt lớn đă thất bại, Mao vẫn c̣n tồn tại ở địa vị trong 14 năm liên tục, trong khoảng thời gian này, Mao đă không ngừng chứng minh cho các sự ám ảnh về chính sách của ông, và đồng thời thẳng tay, theo như ông nghĩ, loại tất cả các người đă phản bội ông. Một số lớn các người đă bị giết hay bị tù giam đă xảy ra trong thời Cách Mạng Văn Hóa; chưa biết rơ được con số chính thức nhưng chắc chắn đúng là số nạn nhân này đă lên nhiều triệu người.

    Vào khi cho phát động phong trào Cách Mạng Văn Hóa, Mao đă thành lập riêng cho ông một đạo quân, cũng giống như vào thời diễn ra cuộc đại hội Đảng ở Lushan, Mao cũng đă đe dọa sẽ mộ một đạo quân riêng biệt. Đạo quân này gồm có các người trẻ tuổi sinh sống ở các thành phố và đă được tập họp dưới danh là Vệ Binh Đỏ và đội quân này đă sùng kính Mao như là một Thiên Tử. Các người Vệ Binh Đỏ này đă "cướp đoạt" các cơ xưởng chế tạo vũ khí và các nhà kho tồn chứa quân trang và đă được vơ trang với các súng máy – và ở nhiều địa phương, đă đoạt được các chiến xa và đă sử dụng các chiến xa này để chống lại các người lănh đạo Đảng.

    V́ sao ông Liu Shao Qi và các người đồng địa vị với ông đă "bất tài" không ngăn chận và chấm dứt các phương pháp của Mao? Đây là một mặt "hỗn độn" và không thể hiểu được của nạn đói, v́ các người đảng viên cao cấp đều biết được Mao đă không hề làm một việc ǵ để ngăn chặn cái chết của nhiều chục triệu người và Mao cũng không hề muốn biết là kế hoạch Bước Nhảy Vọt lớn là một thảm họa vô cùng to lớn. Một phần của sự giải thích, có thể là việc Đảng đă quyết định giữ kín không tiết lộ ra việc đă xảy ra nạn đói đă làm chết nhiều triệu người. Về phần Mao, ông chỉ có thể khiến cho các Vệ Binh Đỏ thi hành "Bốn ư muốn" của ông v́ các người Vệ Binh Đỏ, như hầu hết dân chúng, là các người đă không hề biết được về các tội ác của Mao. Trong không khí của cuộc khủng bố đang bao trùm lên toàn quốc, các bậc phụ huynh của các con trẻ đang ở trong hoàn cảnh để nói lại cho các con em biết được về những việc ǵ đang xảy ra. Mao đă có chủ ư muốn các người con hăy nghi ngờ cha mẹ cùng với thế hệ các người cao tuổi hơn và tất cả người trẻ tuổi này hăy phản lại: Mao đă dùng các lời nói để ban thưởng cho các người trẻ này đă tố cáo cha mẹ. Các người trẻ này đă được tuyên dương v́ đă "được giáo dục" và các người trẻ này đă không hề biết được các sự việc đă xảy ra ở các vùng nông thôn, nếu Mao v́ muốn từ bỏ các người trẻ này (các Vệ Binh Đỏ) vào sau năm 1969, Mao đă tổ chức việc lưu đày họ về nông thôn để cùng sinh sống với các người nông dân.

    Toàn thể khối người nông dân đă không hưởng ứng và tham gia phong trào Cách Mạng Văn Hóa và hiếm có xảy ra các người trẻ ở nông thôn rời khỏi làng xóm để gia nhập vào các toán Vệ Binh Đỏ, v́ các toán Vệ Binh Đỏ đă về cướp phá và giết người ở nơi các vùng thôn quê. Nếu việc, các người nông dân ủng hộ chính sách của Mao, xảy ra th́ nền kinh tế của Trung quốc chắc chắn sẽ phải sụp đổ, nhưng không có một người nông dân nào lại muốn ĺa xa các cánh đồng ruộng của họ và có thể phải chịu một nạn đói mới. Các sự kiện này cũng không ngăn chận các Vệ Binh Đỏ đă ghi các dấu ấn ở các vùng thôn quê. Đă xảy ra ở tại vài vùng, việc Đảng đă "bần cùng hóa" thêm các người nông dân bằng cách ra lệnh thâu thuế phụ thêm 5% dùng để tài trợ cho các chi phí dùng để tổ chức các phong trào tuyên truyền về chính trị, và cũng không quên việc ăn và ở cho các Vệ Binh Đỏ. Cũng đă xảy ra việc có một số người nông dân, đă lợi dụng thời cơ hỗn độn về chính trị đang tiếp diễn, đă đả kích các người cán bộ lănh đạo ở các địa phương v́ các người này đă vi phạm các sự tàn ác trong thời xảy ra nạn đói. Các người nông dân đă đơn giản nhục mạ các người cán bộ này trước đám đông dân chúng, nhưng cũng đă xảy ra ở vài địa phương việc đánh bằng gậy khiến cho chết. Cũng xảy ra việc như ở hạt Xinyang, các người nông dân đă che chở và bảo vệ các người cán bộ tốt, có thiện cảm đối với họ v́ các người cán bộ này đă hành động để chấm dứt nạn đói; khi các người Vệ Binh Đỏ về đến nơi này, họ đă tố cáo các người cán bộ ở địa phương đă phục hồi lại chủ nghĩa tư bản bằng cách áp dụng chính sách của ông Liu Shao Qi.

    Tuy là các vùng nông thôn đă không có xảy ra các sự hỗn độn về chính trị do cuộc Cách Mạng Văn Hóa gây ra, việc Mao đă chiến thắng nắm lại quyền lực đă là một tai họa cho các người nông dân. Mao lại tái cố gắng xây dựng một xă hội mới và bắt buộc các người nông dân đang bị đói và quần áo đều rách nát phải tham gia vào việc canh tác một nền canh nông tập thể để trở thành một con người mới; Mao cũng không chấp nhận các sáng kiến của các cá nhân.

    Mao đă coi như không có xảy ra nạn đói, và đă từ trong đống tro tàn, cho sống lại một Ảo Tưởng - không tưởng của thôn quê được tưởng tượng bởi khuôn mẫu của làng Dazhai. Mao đă phái các toán công tác thanh tra, được gọi tên là toán Dazhai, đi công tác ở khắp vùng nông thôn để chắc chắn được biết về chính sách về canh nông do Mao chỉ đạo đă được triệt để tuân hành. Chính sách này là một thảm họa. Như một người nông dân sinh sống ở tại một vùng đồi núi đă nói với chúng tôi: "Thật ra, đối với chúng tôi, nạn đói đă kéo dài trong 20 năm." Vào cuối năm 1961, số tử xuất cao do nạn đói gây ra, đă chấm dứt nhưng nạn khan hiếm lương thực vẫn c̣n ở trong t́nh trạng "dài dài." Phần lớn các người nông dân vẫn không có được các lương thực căn bản như: dầu để nấu ăn, thịt, trái cây và trà để uống. Một người trí thức đă bị đưa về lao động tại nơi thôn quê tại vùng Bắc của tỉnh Henan, vào các năm từ 1969 đến 1973 đă thuật lại về lối sống của ông tại đây: "Vào thời điểm này, các nông dân đă không có được lúa ḿ để ăn. Họ đă phải ăn toàn là khoai lang phơi khô và là tất cả lương thực để ăn, mỗi ngày họ ăn 2 bữa. Họ đă sống trong cảnh quẩn bách - cùng kiệt tuyệt đối. Các ngôi nhà không c̣n được các cánh cửa đi ra vào cùng với các cánh cửa sổ v́ người ta đă trưng dụng tất cả các vật dụng làm bằng cây gỗ."

    Tính trên mỗi đầu người th́ nền sản xuất nông sản đă không đạt được con số của năm 1957, ngay cả đến năm 1976 sau khi Mao đă qua đời; phải nhận định về thực trạng là các năm đầu của thập niên 1970, nền sản xuất cũng đă sụt giảm và cũng ở vào mức sản xuất của các năm đă xảy ra nạn đói. Vào năm 1980, một chuyên gia lăo luyện về canh nông, ông là người Trung Hoa, đă viết: Trong gần 20 năm, kế hoạch Ngũ Niên (1958-1962) cho đến ngày tàn của Tứ Nhân Bang vào năm 1976, đời sống của toàn quốc chỉ gia tăng rất ít và có thể nói là không gia tăng. Số lương thực về nông sản cho mỗi đầu người và cho mỗi năm, chỉ được tiếp tế là khoảng 400 cân Anh và theo các sự ước tính của chúng tôi, việc tiêu thụ về dầu nấu ăn lấy ra từ chất thảo mộc, trứng gà và vịt với cá đă đều không trở lại được với mức độ của năm 1957. Chỉ măi đến năm 1978 th́ các người nông dân mới đạt lại được mức độ tiêu thụ lương thực của các năm thuộc thập niên 1950.

    Cho đến ngày Mao qua đời, Trung quốc vẫn luôn luôn xác nhận việc sản xuất về nông sản đă tăng gia "song song" với việc gia tăng dân số, nhưng các con số đă bị giả mạo. Các người nông dân trồng khoai lang, một canh tác chắc chắn thu hoạch được mùa đă cùng với các người cán bộ của địa phương, tất cả đều bị ép buộc phải chứng minh cho chính sách về canh nông của Mao đă được thực thi. Họ đă cân số lượng khoai lang đă thâu hoạch được sau ngày làm mùa, về cân lượng khoai lang nặng gấp 5 lần so với số cân thu hoạch được về lúa ḿ đă được sản xuất trên cùng một diện tích, hành động này đă làm như đă đạt được số lượng (quota) do Đảng đă chỉ định. Nhưng, khoai lang sau khi đă được phơi khô để tồn trữ, số cân đă giảm đi và chỉ c̣n lại có 1/10 của số cân khoai lang khi c̣n tươi, như vậy c̣n xa với số cân lượng so với lúa gạo hay lúa ḿ về mùi vị và dinh dưỡng. Việc gian lận này thường xảy ra ở nhiều nơi và cũng đă từng xảy ra là chính các người dân làng đă làm ra các bản kê khai để tŕnh cho các người công chức - cán bộ đến để thanh tra các công tác của dân làng. Về quan liêu, vấn đề này vẫn "hoành hành" nhưng cũng khó khăn nhiều trong việc tiếp tế lương thực để nuôi các người dân sinh sống ở các thành phố, c̣n về phần các người nông dân th́ số lượng nông sản dùng cho việc ăn uống lại c̣n yếu kém hơn trước ngày xảy ra cuộc cách mạng.

    Vào năm 1985, một bản nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới đă tiết lộ là các người nông dân của các nước có mức độ nghèo khó ngang mức với Trung quốc đă có, cho đến thời điểm gần đây, mức sống sung túc hơn và khác nhau với Trung quốc. Dù là vào các năm 1980-1982, là thời kỳ mà chế độ đă phát triển và trở nên phong phú hơn mức độ tiêu thụ nông sản của mỗi người dân, tại Trung quốc, là khoảng 209 kilô cho mỗi năm, một chỉ số cao trên thế giới, và đă vượt qua nước Ấn Độ 60% và hơn cả nước Nam Dương là 30%.

    Trong các năm kế tiếp các năm xảy ra nạn đói, lối sinh sống của các người nông dân rất là nghèo nàn và không thay đổi, họ vẫn tiếp tục ngụ ở trong các gian nhà hư hỏng xây dựng bởi các viên gạch tạo từ Đất. Hiếm có được các người nông dân đă có phương tiện để thay thế các cánh cửa đi và các cánh cửa sổ bằng cây gỗ và các dụng cụ để sử dụng trong nhà, tất cả đều bị trưng dụng trong thời Bước Nhảy Vọt lớn về phía trước. Đảng đă cấm công tác việc làm sườn nhà và ngành thủ công nghệ chỉ được hoạt động trong khuôn khổ của các xí nghiệp do Nhà Nước quản lư. Các người nông dân sinh sống ở các địa phương mà nền nông nghiệp lại nghèo nàn, các người nông dân này, ở quá khứ, đă kiếm thêm được lợi tức nhờ vào việc công tác thiết lập các sườn bằng gỗ, việc đan các rổ và nia để gia dụng hay là cả chục ngành nghề khác nhau, các người này chỉ c̣n trông cậy vào các công tác ở đồng ruộng để được sống c̣n. Họ lại không c̣n phương tiện để mua các vật dụng và sản phẩm để chế biến thành phẩm, không mua được quần áo và đă có rất nhiều người chỉ có quần áo rách để che thân, và họ đă phải dùng rơm và cỏ kết lại để che thân. Trong các năm nối tiếp sau nạn đói, các người nông dân đă sinh sống khá hơn các con súc vật dùng để làm "sức kéo cày và kéo xe" và thường cũng xảy ra việc các người nông dân cũng đă phải kéo cày để thay thế các con súc vật.

    Chính sách của Mao đă ngăn chận Trung quốc phục hồi lại sau khi nạn đói đă xảy ra. Nhân danh của "chủ nghĩa b́nh quân", không có một cá nhân nào được phép trở thành giàu có mà tránh được "búa ŕu" của cơ quan kiểm duyệt hay là sẽ bị kết tội là "phú nông" dù là đă thực thi các công tác đă được cho phép hoạt động như việc chăn nuôi gia cầm hay là mua bán các loại rau cải. Điển h́nh, các người nông dân không được nuôi quá 1 hay 2 con lợn cho mỗi hộ gia đ́nh, họ cũng không được phép bán các con lợn để kiếm thêm tiền lời. Kẻ nào vô phúc bị bắt gặp đang giết một con lợn mà không có xin phép trước, người này liền bị kết án tù giam từ 1 năm và nhiều khi lên đến 3 năm tù giam. Án tù giam c̣n nặng hơn đối với người nào đă mua hay bán các con ḅ (v́ được xếp vào loại dụng cụ để sản xuất), án tù giam từ 5 đến 6 năm. Các toán dân quân thường đi tuần hành ở khắp nơi trong các ngôi làng để can ngăn dân làng đừng tham gia các tṛ chơi vô nghĩa với lư do là bằng chứng của chủ nghĩa cá nhân trưởng giả. Các niềm vui đơn giản của đời sống, như việc đánh bài được coi là tội ác chống lại Nhà Nước.

    Các người nông dân đă toàn thể phải gánh chịu các sự di hại khác do chính sách Bước Nhảy Vọt lớn gây ra: v́ đă chủ trương cho "cày sâu" nên đất đă trở nên cằn cỗi, các kế hoạch "đưa nước vào ruộng" đă không được nghiên cứu sâu rộng đúng theo quy luật, việc trồng tỉa các loại nông sản thích hợp với thời tiết của địa phương. Tại vùng Bắc của Trung quốc, độ màu mở - ph́ nhiêu của 4 triệu mẫu đất để cày cấy và có thực vật mọc được, đă bị làm hư hỏng do việc đào các cái giếng và phương pháp dẫn nước vào ruộng, các việc này đă gây ra cho "lớp nước ngầm" dâng lên. Vào lúc lớp nước phủ trên các cánh đồng cỏ đă bốc thành hơi nước do sức nóng của mặt trời tạo ra, th́ ở trên mặt đất chỉ c̣n lại một "lớp kiềm" (alcali) và chất muối có ảnh hưởng xấu cho các mùa màng. Về việc vội vàng xây dựng các đập chận nước cùng với các công tác dẫn nước vào ruộng đă không được thiết kế đúng theo các tiêu chuẩn, tất cả đều trở thành vô dụng. Các người nông dân đă đóng góp quá nhiều công sức vào các công tŕnh này, và đă có vài trường hợp đă gây ra tai nạn nguy hiểm: vào năm 1975, hai đập chận nước được xây dựng tại tỉnh Henan vào thời Bước Nhảy Vọt lớn, đă sụp đổ. (Đă được thuật ở chương 5)

    Mặc dầu đă hiển nhiên thất bại của các kế hoạch dẫn nước vào ruộng được thực thi trong thời Bước Nhảy Vọt lớn, Đảng vẫn tiếp tục gởi các người nông dân đi tham gia công tác vào các kế hoạch càng lớn hơn, và có thể gọi là phi lư, trong các kế hoạch này, có kế hoạch "con sông đào Cờ Đỏ" tại hạt Linxian tọa tại vùng phương Bắc của tỉnh Henan. Tại nơi này, vào các năm cuối của thập niên 60, đă có nhiều chục ngàn người nông dân đă phải khó nhọc và vất cả để đào một con đường hầm xuyên qua núi để làm "lệch gịng" một con sông rồi lại phải tiếp tục đào ḷng sông mới trong các sườn của các vách đứng dốc thẳng. Tất cả các công tác này đều làm bằng tay của sức người, không có được sự trợ giúp của các cơ giới của công trường, không có được sự giảm sát kỷ thuật của một người kỹ sư. Các người nông dân đă xây dựng được 134 đường hầm và 150 cống nước, và đă đào ra một khối đá rất lớn, đủ để xây dựng 60 kilô mét đường lộ. Để qua một bên các thành tích này, được coi là một tủ kính bày hàng, các người nông dân c̣n lại phải thực thi công tác biến các sườn đồi và núi thành các bậc, có chiều cao khác nhau, để tạo ra các đất để trồng tỉa; họ đă phải công tác giống như các công tŕnh đă được thực hiện tại Dazhai; v́ rằng các ngũ cốc là sản phẩm nông nghiệp mà họ trông đợi, các người nông dân đă phải canh tác mà không tôn trọng các thời tiết thiên nhiên. Sau cùng, hầu có thể đạt được thêm diện tích đất để canh tác ngũ cốc, họ đă phá thêm các rừng cây và lấp bằng các hồ dùng để thoát nước.

    Vào năm 1958, Mao đă thảo ra một bản hợp đồng có 8 điểm mà thêm một lần nữa, các người nông dân đă phải miễn cưỡng thi hành (xem ở phần 5). Vào năm 1974, hai tác giả người Mỹ đă đến viếng thăm làng Dazhai và đă thuật lại trong tác phẩm: "Trung quốc, nên khoa học đi bẳng đôi chân. Khi hai tác giả này viếng thăm nơi này, người ta đă phô trương về các sự lợi ích của việc sử dụng phân người và phân của súc vật để thay thế cho phân hóa học. Các người cán bộ cũng đă tuyên dương về các điều kiện về việc ương cây sát với nhau và các loại cây lai giống mà họ vừa tạo ra được cùng với các nông cụ mà) họ vừa mới hoàn chỉnh. Cũng đă có nhiều người khách khác cũng đă được đưa đến Dazhai để tham quan, một số nhiều ấn phẩm đă được phổ biến để gây ra một tiếng vang cho các thành tựu đă đạt được tại vùng này, và ca tụng uy tín của người lănh đạo của vùng này là ông Chen Yongui, gốc là nông dân. Vào năm 1976, điển h́nh là nhà xuất bản Mỹ Penguin Book đă cho xuất bản quyển sách nhỏ của các ông Rewy Alley và Wilfred Burchett với tựa: Trung quốc, phẩm lượng của rượu, quyển sách này cũng lại nói thêm và luôn luôn về các màu sắc tuyệt vời ở Dazhai.

    Trên thực tế, các người nông dân đă sử dụng việc chống đối thụ động (tiêu cực) nếu không nói là lừng chừng, để tự nuôi thân, như kư giả ly khai Liu Bin Yan đă xác nhận:

    "Các người nông dân đang bị sự thiếu ăn hành hạ, họ đă sử dụng h́nh thức phản kháng được cho phép tại Trung quốc, đó là giảm chậm lại nhịp độ sản xuất - và họ đă liên tục như vậy trong suốt 30 năm. Vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi trưa, sau khi chúng tôi đă chuẩn bị cho việc lao động tập thể, chúng tôi ngồi lại với nhau và "ba hoa" với nhau trong nửa giờ trước khi đi vào các cánh đồng để công tác. Sau khi bắt đầu lao động, thường th́ chúng tôi đứng tựa vào các cái cuốc và chúng tôi lại nói chuyện với nhau trong nửa giờ đồng hồ. Sau đến là giờ được nghỉ tay trong đôi chốc, các người đă lấy ống điếu để hút thuốc và hút trong một giờ đồng hồ.

    Các người nông dân đă nói với nhau về niềm hy vọng là đến một ngày nào đó họ sẽ được hoàn trả lại các đất đai của họ hay là ít ra Đảng cũng cho tái thuê lại các đất này để họ có thể trở lại sống với t́nh trạng mà họ đă sống vào năm 1961-1962. "Họ cũng biết được là nếu chỉ có được thêm một lần nữa họ có quyền được phân phối diện tích giữa họ với nhau, họ sả đạt lại được số lương thực để đủ ăn." Đây là lời của một văn sĩ đă sinh sống trong một thời gian tại một ngôi làngười ở Sichuan. Tại tỉnh Anhui, một người cán bộ đă "tâm sự" với tôi là anh đă được chỉ định bắt buộc đi công tác đôn đốc các người nông dân canh tác tại các ngôi làng tăng gia sản xuất nông sản nhiều hơn, các người nông dân đă trả lời lại là chính sách duy nhất để tăng gia sản xuất là trở lại với phương sách ze ren tian. Vào thời này và cũng đă từng xảy ra ở nhiều địa phương, các người nông dân đă lén - vung trồng riêng các ngũ cốc, hay là họ đă canh tác các loại rau ăn ở trên các vùng đồi, ở xa tầm nh́n của các người cán bộ công chức Cũng đă có vài người nông dân đă tổ chức các "hội kín" để đấu tranh cho việc hoàn lại các đất đai. Tại một thị trấn tọa tại Tây Bắc của tỉnh Sichuan, đă có một toán nông dân đă họp thành một băng - đám và lấy tên "Đảng tự do của nhân dân Trung quốc." Vào năm 1972, đă có 12 người lănh đạo của băng - đám này đă bị bắt giam và đă bị hành quyết là chống cách mạng. Đă có nhiều nhân chứng về sự kiện này đă khiến ta phải suy xét là các phong trào này là các việc biệt lập mà là các phong trào này đă hưởng được sự ủng hộ của các cán bộ cấp bực của làng.


  4. #24
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345
    Trong thời gian này, đại khối nông dân mong đợi Mao chết đi và hy vọng là khi không c̣n Mao, các công xă sẽ giải tán. Vào mùa Thu năm 1976, sau ngày Mao đă từ trần, người kế vị Mao là Hua Guifeng đă quyết định tiếp tục thi hành chính sách công xă nhưng các người nông dân bắt đầu, trong sự bí mật, phân chia với nhau các điền địa. Vào năm 1977, tại tỉnh Anhui, các người nông dân đă xác nhận là đă có xảy ra việc phân chia này và đến năm sau, Đảng không c̣n có được sự lựa chọn giải pháp nào khác là thừa nhận sự việc đă xảy ra. Vào năm 1978, đă có 200 triệu người nông dân, một người trong số 4 người, đă không có được số lương thực đủ để ăn no và tổng số sản xuất nông sản toàn quốc đă thấp hơn con số sản xuất của thời nhà Hán. Vào năm 1978, một người nông dân ở tỉnh Anhui đă sản xuất được khoảng 700 kilô lúa trong một năm tức là chỉ được có ít hơn năng xuất trung b́nh đă được ghi chép của 2.000 năm về trước, vào thời này, năng xuất đă hơn 1.000 kilô lúa được sản xuất ra.

    Lịch sử chính thức của đảng cộng sản đă biên thuật lại việc các người nông dân đầu tiên đă nổi loạn chống lại chính sách của Mao là những người thuộc toán sản xuất Xiao Gang, thuộc công xă Liyuan ở trong hạt Fengyang. Sự gan dạ của dân làng này, đă một phần lớn do sự kinh nghiệm của họ đă sinh sống trong thời Bước Nhảy Vọt lớn: 60 người đă chết v́ đói, 76 người đă trốn đi và chỉ c̣n có 39 người đă sống sót lại cùng với một con ḅ. Các người dân làng đă quyết định không phải chịu đựng thêm một lần nữa các sự đau khổ này. Ngày 24 tháng 11 năm 1978, các người dân làng đồng đến dự một buổi họp do ông Yen Chungung, trưởng ban sản xuất tổ chức. Mười tám người chủ gia đ́nh, hầu hết đều có họ Yen, họ đă kư một bản hợp đồng, với tính cách long trọng là in điểm chỉ các dấu ngón tay cái, họ đă bí mật tuyên thệ với nhau đồng giữ bí mật về các hoạt động của họ. Nếu vào trường hợp người lănh đạo bị phát giác ra hay bị bắt giam, tất cả các người khác đă cam kết việc lo chu toàn về sự học hành của các đứa con của người bị bắt giam. Sau hết, các người nông dân đă bắt đầu chia với nhau việc canh tác các đất đai của toán sản xuất theo chính sách hợp đồng về trách nhiệm của mỗi họ gia đ́nh "Bao chan dao hu" là một biến thể của chính sách Ze ren tian của ông Zeng Xicheng. Các người nông dân này đă mau chóng được đưa lên hàng khuôn mẫu của quốc gia và về sau bản hợp đồng gốc này đă được trưng bày trong một khung kính tại Viện Bảo Tàng của Lịch Sử Cách Mạng tại Bắc Kinh.

    Một sự giải thích khác về các biến cố đă khẳng định việc giải tán các công xă đă được thực hiện dưới sự chủ trương của ông Deng Xiao Ping. Một người thân nhân của ông Deng là ông Wan Li đă được cử làm bí thư Đảng cho tỉnh Anhui vào sau ngày Mao đă từ trần, ông Wan Li đă cho phổ biến khẩn cấp các chỉ thị để giảm bớt các sự hạn chế trên các khoảnh đất canh tác riêng biệt và các dịch vụ thương măi. Các chỉ thị này cho phép các nông dân được canh tác trồng rau cải trên diện tích của 1/3 của mỗi Mu đất thay v́ 1/5 như trước, và không c̣n phải đóng thuế cho các số lượng thóc lúa do họ đă sản xuất ra cùng với số hạt đậu để ép ra dầu nấu ăn được trồng trên các khoảnh đất riêng của họ. Vào thời điểm này, ông Deng Xiao Ping là phó chủ tịch của đảng cộng sản, ông đă chấp nhận cho việc được gọi tên là An hui liu tiao, hay là sáu biện pháp của tỉnh Anhui, và ông Deng đă đề nghị với ông Zhao Ziyang là người vừa mới được bổ nhiệm lănh đạo tỉnh Sichuan là hăy thi hành các sự cải cách đă được thực hiện tại tỉnh Anhui. Đến lượt ông Zhao Ziyang đă ban hành các biện pháp cải tổ mới và đă đích thân lănh đạo một phái đoàn gồm các người lănh đạo các công xă để đi nghiên cứu ở các nước Tây Âu để được học hỏi và khai tâm về các thành quả của nền canh nông đua tranh.

    Vào cuối năm 1978 đă diễn ra đại hội Đảng lần thứ 11 và được coi đây là sự bắt đầu của một thời đại mới. Nhân cuộc họp này, ông Deng có thể loại được ông Hua Guofeng và khởi đầu việc giải tán các công xă của Mao. Ông Wan Li đă đọc một bài diễn văn với tựa: "Về canh nông cần phải giải quyết các vấn đề then chốt" bài diễn văn này đă đả kích dữ dội sự thất bại của các công xă tỉnh Anhú và cũng đă khinh thị các việc làm ở Dazhai. Và́ người lănh đạo của vài tỉnh đă rất thận trọng việc giải tán các công xă và dần dần không thực thi nền canh nông tập thể mà các người nông dân đă phải sống suốt trong 25 năm qua.

    Vào tháng 8 năm 1979, tại thành phố Guanghan, cách xa thủ phủ Chengdu 70 kilô mét, tọa trong tỉnh Sichuan, việc giải tác công xă đầu tiên đă được giữ kín mà không được tiết lộ trên báo chí và chỉ được thông báo chính thức sau một năm v́ do một hành động táo bạo của một vị kư giả người Nhật Bản đă tiết lộ việc giải tán công xă này. Nhưng cũng phải mất nhiều năm để gương mẫu giải tán công xă mới được các công xă ở khắp nơi noi theo. Tại tỉnh Sichuan, các công xă khác mới dám thực hành việc giải tán vào năm 1984, và cũng tại vài địa phương thuộc tỉnh Anhui, như ở hạt Feixi mới thực hiện vào năm 1985 việc tái phân chia ruộng đất cho nông dân.

    Trung quốc đă phải trả một giá thật đắt cho chương tŕnh các công xă. Vào một thời điểm việc sản xuất nông sản của các nước Á Châu đang gia tăng với tốc độ "Bước chân của người khổng lồ" th́ người Trung quốc lại lâm vào t́nh trạng bị trói chân và tay. Theo một bản nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới th́ từ năm 1960 đến năm 1980, tổng số sản lượng nông sản của người nông dân Nhật Bản đă gia tăng lên đến 20 lần, của người nông dân Nam Hàn đă gia tăng lên đến 60 lần. Vào năm 1980, năng xuất của người nông dân Trung quốc vẫn luôn luôn chỉ đạt được một nửa (1/2) của các người nông dân của các nước Indonésia, Thái Lan và Pakistan.

    Các người lănh đạo Trung quốc vẫn luôn luôn nói ra là việc nước này có 20% dân số thế giới mà chỉ có được 7% diện tích đất tốt để sản xuất ra nông sản; việc thiếu hụt đất để canh tác đă được dùng để biện hộ cho nạn nghèo khó của các vùng nông thôn. Nếu làm một bài toán về tỷ lệ, Trung quốc đă có được diện tích đất tốt so với Nam Hàn, tính trên mỗi đầu dân, và luôn cả so với Nhật Bản, theo như bản so sánh dưới đây:



    Sau năm 1949, sau khi đă phát động việc tái phân chia ruộng đất và Mao không bắt buộc phải thực hành việc tập thể hóa nền nông nghiệp th́ Trung quốc đă không có tích lũy quá nhiều sự chậm trễ như vậy. Các người tiểu trung nông là sở hữu chủ của diện tích đất ruộng, ở khắp nơi, họ đă là các chiếc bệ để xây dựng sự phát triển kinh tế của nước này nằm trong vùng ảnh hưởng của Mỹ quốc sau ngày Nhật Bản đă thua trận vào năm 1945. Tại đảo Taiwan, ủy ban hỗn hợp Taiwan-Mỹ quốc để tái thiết kinh tế nông thôn đă chọn lựa việc đem toàn lực để tăng gia sản xuất nông sản bằng việc phân chia điền địa cho nông dân hầu để đạt được sự tín nhiệm về chính trị. Từ việc lựa chọn chính sách "người cày có ruộng" khởi đầu vào năm 1953, một sắc lệnh đă được ban hành đă đưa đến việc các người có ruộng sở hữu đă "tự canh tác" đă giảm từ 40% xuống c̣n 15%. Sắc lệnh này đă bắt buộc các người có ruộng phải tự đứng ra canh tác các ruộng đất của họ, vào ngày hôm nay, họ đă trở thành "linh hồn của đảo này." Tại Nhật Bản, các người Mỹ cũng đă cho thi hành một chính sách giống như ở đảo Taiwan và là nguồn gốc của đạo luật về điền địa dành cho canh nông và được thực hiện rộng lớn về việc phân chia các điền sản rộng lớn, việc này đă khởi đầu vào năm 1946.

    Dưới thời đại Mao, Trung quốc cũng đạt được việc tăng gia sản xuất nông sản nhờ vào các phương pháp mới để canh tác cho ngành canh nông và đồng thời cũng đă phát triển cũng như ở các nơi khác trên thế giới. Với các phân bón hóa học mà giá mua không cao, các loại: lúa ḿ và lúa gạo, khác nhau cùng với việc sử dụng các loại plastíc (nhựa dẽo) với khổ rộng lớn để giúp thêm thời gian cho các loại cây tăng trưởng thêm, tất cả các yếu tố này đă giúp cho các người nông dân canh tác, ở Nhật Bản, ở Nam Hàn và ở đảo Taiwan đă đạt được năng xuất quá cao mà từ trước cho đến ngày nay họ không có thể tưởng tượng được. Các máy cày loại nhỏ hay là các máy cày lái bằng tay với giá bán rất hạ đă cho phép các người nông dân có thể mua được và được sử dụng trong việc cày đất mà lại c̣n được sử dụng trong việc vận tải nông sản, nhờ vậy đă làm gia tăng năng xuất của nên canh nông tư hữu. Tại Trung quốc dưới thời của Mao, các người nông dân đă bắt buộc phải sử dụng loại máy cày kiểu của Sô Viết, vừa to lớn vừa khó điều khiển.

    Sau ngày ông Deng Xiao Ping đă thực thi các cuộc cải tổ và cải cách, các người nông dân đă phấn khởi sử dụng các sự canh tân này. Từ năm 1977 đến năm 1981, số lượng phân bón hóa học được Trung quốc sử dụng đă tăng lên gấp 2 lần, và đến năm 1986 đă tăng lên gấp 3 lần. Vào lúc Mao từ trần vào năm 1976, tổng số nông sản đă sản xuất là 284 triệu tấn, sang đến năm 1984, đă gia tăng lên đến 407 triệu tấn (gia tăng trên 30%). Vào các năm sau năm 1984, Trung quốc đă có thể xuất cảng vài loại nông sản. Các người nông dân đă không c̣n chỉ ăn khoai lang và hiện nay họ đă có được dầu để nấu ăn, để sử dụng và cũng được ăn trái cây, cá và thịt.

    Không c̣n có việc ngờ vực về các sự cải tổ và cải cách của ông Deng Xiao Ping đă có một sự quan trọng lớn, trên thực tế là hủy bỏ một chính sách đă trong 20 năm đă được áp dụng và đă thất bại ở Liên Sô vào hai thập niên về trước. Đương nhiên, ông Deng cũng phải chịu một phần trách nhiệm v́ đă không biết đến hai lần thất bại của Liên Sô. Các sự cải cách và cải tổ của ông chỉ "đại khái" đưa các người nông dân trở lại thực trạng mà ông đă từng sống qua, trước ngày có cuộc cách mạng của cộng sản, tức là cuộc sống này đă từng có từ nhiều thế kỷ trước. Vào ngày hôm nay, các người nông dân được làm chủ các diện tích đất mà họ canh tác - dù là Nhà Nước là sở hữu chủ toàn diện điền địa trên toàn quốc - các người nông dân vẫn phải đóng thuế sản xuất nông sản cho Nhà Nước.

    Định hướng về một chiều, gọi là "cải cách và cải tổ" của chính sách của ông Deng th́ chỉ là một sự lợi dụng về ngôn ngữ, nhưng cũng đồng thời càng hiển nhiên hơn là chính sách này không giải quyết được việc khủng hoảng về tăng gia dân số. Các người dân Trung quốc vẫn luôn luôn phải đương đầu với việc dân số gia tăng với tỷ lệ "lũy thừa" đưa đến vấn đề luôn luôn là trọng yếu: đó là việc khan hiếm thực phẩm. Đến một ngày, t́nh trạng khan hiếm lương thực sẽ chứng tỏ ra là một "di tặng" như thuốc độc của Mao. Trong những năm thuộc thập niên 1940, khi các người cộng sản đang chiến đấu chống các người quốc gia, đă hứa hẹn với 500 triệu người nông dân là sẽ phân chia ruộng đất để cho mỗi người đều có ruộng để canh tác; diện tích của mỗi mănh đất sẽ tùy từng mỗi địa phương, mỗi mảnh đất sẽ sản xuất nông sản đủ để nuôi sống cho một gia đ́nh. Ba mươi năm sau, ông Deng Xiao Ping cũng lại phân chia mảnh đất này và cũng có thể là ít hơn v́ một phần của diện tích đất để canh tác, đă bị giảm bớt đi do sự tàn phá môi trường. Trong thời gian này, dân số của nông thôn đă tăng lên gấp hai. Sau năm 1979, với việc tái phân chia lại ruộng đất đă làm cho uy tín của Đảng được phục hồi lại một phần nào, nhưng Đảng vẫn c̣n phải giải quyết một vấn đề hầu như không thể vượt qua được: đó là tạo ra việc làm cho số quá nhiều nông dân ở thôn quê v́ dân số mỗi ngày mỗi gia tăng. Trên chiều dài của lịch sử Trung quốc đă chứng tỏ ra việc này, các triều đại đă bị lật đổ bời các người nông dân đă không có đất để canh tác, đưa đến giai đoạn cuối cùng là nổi loạn chống lại triều đ́nh. Từ năm 1987, số lượng nông sản đă liên tục gia tăng cho mỗi năm nhưng đến năm 1994 lại hạ xuống. Vào năm 1905, sau ngày ông Lester Brown là chuyên gia của cơ quan Worldwatch Institute đă công bố một bản nghiên cứu và xác nhận việc Trung quốc đang đi đến giai đoạn không c̣n tự túc được về lương thực, đảng cộng sản đă phải lo âu. Bản nghiên cứu này đă tiên đoán là đến năm 2.000, Trung quốc sẽ thiếu hụt 40 triệu tấn lương thực để nuôi dân. Trong gần một thế kỷ, dân số của Trung quốc sẽ lên đến 1 tỷ 600 triệu dân, và để có đủ lương thực để nuôi dân th́ cần phải nhập cảng một lớn lương thực mà phần lớn các nước sản xuất không có đủ để cung cấp. Theo sự nhận định chính thức của Đảng, nạn đói đă xảy ra có thể "quên đi" nhưng một nạn đói lớn có thể xảy ra trong tương lai và sẽ là việc làm ám ảnh các thế hệ sau.

    Và phải nhận định ra sao về "ảo tưởng" của Mao cho người nông dân về tương lai ? Về một suy tư nào đó, các việc ước mơ của Mao đang được thực hiện, dù vậy cũng do các lư do hoàn toàn trái ngược lại với các ḷng tin tưởng của Mao. Một số công dân, càng ngày càng nhiều đă học hỏi và thực hành được các sự tiến bộ về kỷ thuật canh tác của thế kỷ 20. Các gian nhà của họ đă được xây bằng gạch và được lợp bằng ngói, được trang bị với điện lực và họ đă có được các máy truyền h́nh. Vào ngày hôm nay so với năm 1960, năng xuất của "mỗi Mu" (khoảng 1/2 mẫu tây) đă gia tăng lên gấp 3 lần. Với các máy cày tay và các máy đập lúa, việc cơ giới hóa nông nghiệp đă được thực hiện phần nào đó; sức nặng của các con lợn đă gia tăng lên gấp 4 lần so với năm 1960 và khoa học hiện đại đă cho phép sản xuất các loại rau, đậu, củ to lớn cùng với các phát minh về "lai giống" thảo vật của việc truyền thụ kỷ thuật sinh học. Vào ngày hôm nay, các nhà nông học ở nước ngoài đă bắt đầu chú ư tới các phân bón thiên nhiên là một hiện tượng đang được phổ biến, cũng như việc Mao rất ghét việc dùng phân hóa học. Việc khó có thể tưởng tượng được là nếu nạn đói đă xảy ra sẽ không c̣n được ghi lại ở trong các sách Sử học, Mao vẫn tiếp tục được sùng bái trong nhiều thế kỷ về sau, như là một vị Hoàng Đế lớn của các người nông dân, mà Mao đă có được một quyền lực tưởng là có phép thiên cảm để làm cho Trung quốc trở thành một "nước hiện đại."

    Đọc tiếp Chương 18 . Có bao nhiêu người đă chết ?


  5. #25
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    MỘT CUỘC DỐI TRÁ QUI MÔ

    CHƯƠNG 18. Có bao nhiêu người đă chết ?

    Tất cả các xă hội hiện sinh đều có một lịch sử.

    Vaclav Havel - Quốc trưởng Tiệp Khắc


    Trung quốc cho đến nay, không bao giờ chính thức nh́n nhận tính hiện thực của nạn đói đă xảy ra và hơn nữa cũng không (a fortiori) cho công bố các ước lượng về số các người đă chết trong nạn đói này. Tất cả các kết quả của các cuộc điều tra trong nước và ở nội bộ Đảng, các kết quả này đă thành các "bí mật của Nhà Nước" và đă bị triệt để cấm không cho dân chúng được biết. Măi đến 25 năm sau khi nạn đói đă xảy ra th́ các người chuyên viên đầy kinh nghiệm của phương Tây (vào khoảng các năm đầu của thập niên 80) mới bắt đầu làm các bản ước tính về số người đă chết v́ Đói và các con số được thiết lập ra đă được lấy ra từ các nguồn tin hạn chế cùng với các sự tập họp của các phép tính xác suất (probabilités).

    Và đến ngày hôm nay vẫn c̣n có việc thảo luận về số người nạn nhân của cuộc tàn sát người Do Thái bởi Phát Xít Đức (holocaust) đă xảy ra vào thời Thế Chiến Thứ Hai, cùng với nạn đói xảy ra ở Ukraine. Chúng ta đă đều được hiểu biết rơ ràng về các sự xảy ra này, nhưng sự "lu mờ" về tử xuất đă xảy ra tại Trung quốc trong thời xảy ra nạn đói làm chết người, số tử xuất này sẽ không là một sự làm ngạc nhiên. Lại được thêm vào là Đảng là nơi phải chịu trách nhiệm về việc nạn đói đă xảy ra, Đảng này vẫn c̣n tồn tại chỗ để lănh đạo và vẫn c̣n sùng kính Mao. Cũng như tại Liên Sô, các người cộng sản không c̣n cầm quyền, việc muốn biết rơ thực sự về số các người đă chết v́ nạn đói cũng c̣n là một việc khó khăn, cùng với số người đă chết dưới các sự thanh trừng của chủ tịch. Thêm nữa, các tài liệu nội bộ của chế độ Mao đă không được tham khảo kỹ lưỡng bởi một đạo quân chiếm đóng như ở vào trường hợp của quân đội Đồng Minh đă chiếm đóng nước Đức và đă có được toàn bộ các hồ sơ của Đức Quốc Xă.

    Thực ra, rất khó để có được con số không thể chối căi được về số người đă chết v́ nạn đói đă xảy ra trong nhiều năm ở tại một nước to rộng tuy Trung quốc đă cho phép tham khảo một nửa số hồ sơ của họ. Phần nhiều các hồ sơ này đă "biến mất" trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa và đồng thời cũng có chứng cớ cố t́nh tiêu hủy. Hơn nữa Trung quốc chỉ có 3 cuộc điều tra về dân số giữa các năm 1949 và 1982: 1953, 1962 và 1982.Do đó, các con số do cuộc kiểm tra của năm 1964, cần phải giám định với một sự thận trọng tối đa.

    Trong thời điểm xảy ra Bước Nhảy Vọt lớn, văn pḥng các Thống Kê, được thành lập vào năm 1952 theo khuôn mẫu của Liên Sô, văn pḥng này đă không hoạt động đơn giản. Các người cán bộ chuyên nhiệp về thống kê đă được phái đi làm các nhiệm vụ khác ngoài ngành của họ và măi đến tháng 7 năm 1961 mới được tái bổ nhiệm trở về ngành của họ. Và cho măi đến năm sau, dưới sự chỉ đạo của ông Liu Shao Qi và Zhou Enlai mới được hoạch định các đường lối lớn của một dự án để thiết lập một Hệ Thống Thống Kê tập trung, thống nhất và có quyền thế. Và cùng thời này, Đảng và các chính quyền ở các tỉnh đă nhận được các chỉ thị cấm ngặt việc sửa đổi các con số của bản thống kê.

    Các điều lệ để quản lư việc công tác các thống kê đă được ban hành vào năm 1963, nhưng văn pḥng Thống Kê vừa mới được tái thiết lập lại chỉ đảm nhận lại các nhiệm vụ vào 4 năm sau đó và có thể là lâu hơn. Trước ngày xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, người lănh đạo văn pḥng này là ông Wang Sihua đă bị bắt giam và tố cáo là đă chủ trương đường lối xét lại với mục tiêu là đoạt được quyền lực của Đảng và chủ trương được độc lập. Cũng vào lúc này, một số lớn các dụng cụ quan trọng của văn pḥng đă bị tịch thu và thiêu hủy, ông Wang đă là người tổ chức việc kiểm tra dân số của năm 1964. Việc kiểm tra này đă được thận trọng thực thi mà ngoài các nhân viên của văn pḥng, không có người nào được biết, và Mao đă từ chối công bố các kết quả của cuộc kiểm tra. Các con số của cuộc kiểm tra năm 1964, măi đến năm 1980 mới được công bố không toàn diện, mà chỉ có vài thành phần thôi. V́ vậy, trong gần 25 năm, một tấm màn đục không trong suốt đă bao phủ các bản thống kê về dân số của Trung quốc.

    Các hành động và các sự kiện này đă giống như là một bản sao lại giống hệt như các hành động được kèm theo với sự việc tập thể hóa và nạn đói đă diễn ra tại Liên Sô. Stalin, vào năm 1937, đă ra lệnh làm một cuộc kiểm tra dân số, nhưng các kết quả đă không được công bố và đă được xếp đống tại Văn Khố Nhà Nước Sô Viết trong nửa thế kỷ. Ông O.A. Kvitkin, giám đốc văn pḥng Thống Kê đă bị sa thải và ít lâu sau, đă bị hành quyết. Stalin đă ước lượng dân số của Liên Sô có khoảng 170 triệu người, nhưng cuộc kiểm tra chỉ đạt được có 162 triệu người, như vậy chứng tỏ, nói nhỏ một câu, là đă có 7 triệu người đă chết v́ Đói ở tại xứ Ukraine và vùng Bắc của xứ Caucase.

    Việc song song với Trung quốc không ngừng tại đây. Các nhà nghiên cứu đă phát giác ra việc văn pḥng trung ương Thống Kê đă tạo lập ra 2 loại thống kê về dân số khác nhau, một cho nội bộ và một để công bố cho dân chúng biết.

    H́nh như Trung quốc cũng đă hành động giống như Liên Sô suốt trong thời Mao c̣n tại quyền, chỉ trừ ra cơ quan Khí Tượng là có được sự độc lập. Trong thời diễn ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa, cơ quan Khí Tượng trung ương tiếp tục hoạt động như b́nh thường, nhưng các bản thông báo về thời tiết th́ lại để riêng cho các đảng viên có chức phận tham khảo. Các người chuyên viên về khí tượng đă ghi chép về các thay đổi thời tiết không xấu lắm và đă không hề có xảy ra trong các năm 1959, 1960 và 1961 các cơn băo lớn, mưa lũ, hạn hán hay quá lạnh; trên thực tế, vào khoảng thời gian này, thời tiết được coi là tốt. Nhưng các cơ quan thông tin đă loan báo là trong các năm này, Trung quốc đă phải chịu nhiều "thiên tai" tệ hại hơn cả trong một trăm năm vừa qua, việc thông tin sai trái này là phải tuân theo các chỉ thị của Mao và của các người lănh đạo cao cấp có trách nhiệm. Các hảng thông tấn chính thức đă loan đi các bản tin của các người chuyên viên giỏi và kết luận là khí hậu của Trung quốc đă thay đổi. Thực trạng là các năm kể từ năm 1949 trở đi, th́ các năm 1954 và 1980-1981 là các năm mà thời tiết được coi là xấu nhất, nhưng trong các năm này, không hề có nói đến các việc: khan hiếm thóc lúa hay là nạn đói đă xảy ra rộng lớn trên toàn quốc.

    Tuy nhiên, nếu có thể chấp nhận các bản thống kê đă được Trung quốc công bố vào sau năm 1980, dù là các bản thống kê này đă không có các sự sửa đổi, th́ cũng tạo ra các sự nghi ngờ về sự chính xác của cuộc kiểm tra dân số đă được thực hiện vào năm 1964, là thời điểm mà việc tranh chấp về quyền lực tàn khốc ở trong Đảng đă đạt đến cực điểm. Các con số của các bản thống kê, trước tiên là do các tỉnh đă cung cấp các con số với sự hợp tác của các tổ chức của Đảng ở các địa phương, các kết quả chỉ đưọc chuyển về trung ương sau khi đă được các vị bí thư của Đảng ở hàng tỉnh chấp thuận. Trong một số tỉnh, cũng là các người công chức này là các người đă phải chịu trách nhiệm về nạn đói đă xảy ra, các người công chức này vẫn c̣n tại quyền v́ vậy họ có nhiều lư lẽ để kiểm duyệt các nguồn tin nào có thể gây nguy hại cho họ. Ví dụ như ở tỉnh Sichuan, ông Li Jingquan vẫn c̣n tại chức vào năm 1964: việc kiểm tra dân số đă đưa ra việc đă có 7 đến 9 triệu người đă chết v́ Đói và đây là trách nhiệm của ông Li. Các con số của cuộc kiểm tra dân số của năm 1964, mặc dù là cốt yếu nếu muốn làm một sự ước lượng đúng mực về số tử xuất; nếu không có được các con số này của thống kê dân số, người làm việc ước lượng này sẽ phải, thực vậy, đứng trước một khoảng thời gian "trống không" là 29 năm giữa lần thống kê đầu tiên vào năm 1953 và lần thống kê thứ ba vào năm 1982.

    Cho đến sau năm 1980, Trung quốc bắt đầu cho công bố một loạt các con số thống kê về dân số, sau khi văn pḥng Thống Kê đă hoạt động thực sự và số ít người chuyên viên về thống kê đă c̣n sống sót, các người này đă trở về với nghề gốc của họ; các người này đă bị phát văng về các vùng nông thôn và đă phải sống một đời sống cực khổ tại các nơi này. Vào ngày hôm nay, khi sử dụng các con số của các bản thống kê của các năm 1953, 1964 và 1982, chúng ta có thể theo dơi sự tiến hóa của các lớp tuổi khác nhau từ năm 1953 đến năm 1962 và kết thúc được biết là những người được sinh ra vào năm 1950 đă c̣n sống được cho đến năm 1982. Hai yếu tố tuy đă làm cản trở cho người chuyên về dân số khi thử xác định về tử xuất do nạn đói gây ra: các sự di dân ở trong nước, là một yếu tố và số các trẻ em đă sinh ra và đă chết trong các năm từ 1958 và 1963 là một yếu tố thứ hai.

    Trong thời xảy ra nạn đói, các người dân đă bỏ nhà ra đi, và thường là đi luôn không trở về, nhưng các con số của cuộc kiểm tra đă không cho biết là các người dân này đă chết v́ Đói hay là đă dời chỗ ở đi nơi khác mà quên không khai báo ở nơi khác. Điển h́nh là ở thành phố Shanghai, con số của bản kiểm kê đă công bố là trong các năm 1953, 1964 đă có 950.000 người đă đi khỏi thành phố này, nhưng lại không cho biết là số người đă đi về đâu và họ đă ra thế nào. Trong thời gian xảy ra nạn đói, đă có một số người không thể biết được, họ đă bỏ trốn khỏi các vùng đă bị đói nặng, đă có 10 triệu người đă di chuyển đến hai tỉnh Măn Châu và Nội Mông.

    Một việc quan trọng lớn mà không ai biết được và thử suy đoán ra là số trẻ em đă được sinh ra vào thời gian nạn đói xảy ra, đă có bao nhiêu trẻ em đă sống c̣n và bao nhiêu trẻ em đă chết. Cuộc kiểm tra của năm 1953 và của năm 1964 đều "câm lặng" về vấn đề này, dù là vào ngày hôm nay, các người chuyên gia có thể tựa vào các trường hợp hay hoàn cảnh để xác định về sinh xuất và tử xuất của các trẻ em vào trước và sau ngày xảy ra nạn đói. Không quên được các khuynh hướng đă có trước và sau nạn đói và các khuynh hướng này thường là hiếm thích nghi, trong phạm vi, hiển nhiên v́ sự hạn chế sinh đẻ, sinh ra nhiều trẻ em mà không khai báo v́ sợ vi phạm vào việc hạn chế sinh đẻ. Ở nơi các phụ nữ, việc thụ thai sẽ liền ngừng lại hoàn toàn khi nạn đói xảy ra; nếu sinh con ra th́ cơ thể đă không tạo ra đủ chất sữa để nuôi con và số trẻ em chết sẽ gia tăng lên. Một người chuyên gia đă nhận xét là trong hai năm mà nạn đói đă xảy ra tại tỉnh Sichuan, số trẻ em được sinh ra tại đây là số thấp nhất. Nhưng tầm quan trọng của việc khủng hoảng này thay đổi tùy mỗi vùng hay địa phương. Và nếu được thêm vào tầm vóc quan trọng của dân số Trung quốc th́ sự sai lầm này lại càng lớn hơn. Ở trong thời các t́nh trạng b́nh thường vào cuối các năm thuộc thập niên 50 và các năm đầu của thập niên 60, Trung quốc vào mỗi năm đă hy vọng có được 25 triệu trẻ em sơ sinh. Dù là ở trong hoàn cảnh khó khăn của nạn đói xảy ra, đă có 15 triệu trẻ em đă được sinh ra trong một năm. Như vậy trong 4 năm giữa các năm 1958 và 1962, số trẻ em đă được sinh ra có thể là 56 triệu, coi là tối thiểu để đạt đến tối đa là 100 triệu trẻ em.

    Các cuộc kiểm tra dân số, không phải là duy nhất để chỉ dẩn để ước lượng về tử xuất ở Trung quốc, bởi v́ chính quyền ở địa phương cũng đă có các sổ bộ về hộ tịch khai báo các việc sinh con và việc khai báo về người chết. Căn cứ trên việc tiếp tế về lương thực được thi hành trong thời gian này, lẽ dĩ nhiên việc kiểm kê các hộ khẩu để tiếp tế lương thực một cách chính xác, việc kiểm kê này phải được thực hành đúng lúc và nhiều lượt khác nhau. Một phần khác, khi nạn đói đă đạt đến cao độ, ở các nơi ở thôn quê, người ta đă không c̣n có đủ người để chôn cất các người chết v́ các người sống đă kiệt lực. Một phần khác là việc các trẻ sơ sinh ra đời không c̣n là một việc quan trọng, và nếu các em này có chết đi th́ cũng chả có ai biết đến. Một việc khác nữa đă xảy ra là các người cán bộ công chức đă không muốn giữ lại dấu vết của các người đă bỏ chạy trốn để mong được sống c̣n, cùng với các người đă chết ở dọc đường và lại thêm một dấu hỏi và là lần chót về các con số của Trung quốc đưa ra: các cuộc kiểm tra này có ghi chép hay không về số các người đang bị giam cầm tại các khám đường và ở các trại lao động cưỡng bách ? Và của các triệu quân nhân ? Tổng quát, hai nhóm người này đă được phân loại riêng biệt ra với dân số của các tỉnh, v́ trong thời gian xảy ra nạn đói, không c̣n có thể nghi ngờ đă có đến 10 triệu tù nhân và số tử xuất, ở tại các trại lao động cưỡng bách, đă đặc biệt lên cao, trung b́nh là 20% và thường là cao hơn.

    Vào các năm đầu của thập niên 1980, bác sĩ Judith Banister đă khởi đầu một cuộc nghiên cứu rộng lớn về các bản thống kê dân số của Trung quốc và đă cho công bố dưới tựa: Các cuộc thay đổi về dân số Trung quốc. Căn cứ vào các yếu tố đă được nêu ra cho đến ngày hôm nay, bản nghiên cứu này đă kết luận:

    Nếu không kể đến các kinh nghiệm đă trải qua của chính sách Bước Nhảy Vọt lớn và giả định là vào năm 1957, tử xuất của nước này là 10,8% (trong các năm 1958-1961) các con số chính thức về tử xuất trong 4 năm này th́ sẽ có 15 triệu người đă được coi là sẽ chết v́ chính sách Bước Nhảy Vọt lớn và cũng được coi là đă kết hợp với các điều kiện về thời tiết đă được coi là xấu. Với việc lập mô h́nh toán học (simulation) trên máy vi tính computer về các khuynh hướng của Trung quốc về dân số được sử dụng trong thiên nghiên cứu này về số người đă chết trong năm 1957 cùng với số người đă chết trong các năm xảy ra nạn đói th́ mô h́nh toán học này đă cho ra con số ước lượng đă có 30 triệu người đă chết và được coi là vượt quá về số lượng, trong thời gian từ 1958 đến 1961.


  6. #26
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    345

    CHƯƠNG 18. Có bao nhiêu người đă chết ?

    Vào năm 1984, khi chúng tôi được biết rơ về con số này, chúng tôi đă nghĩ là có thể được, và không phải là con số duy nhất.

    Và khi Trung quốc đă không rơ ràng chấp nhận con số này hay không, và cũng đă không đưa ra các con số ước lượng, nhưng các bản thông tin của các bản thống kê đă được công bố đă gần như chính xác xác nhận việc đă có nhiều triệu người đă chết v́ đói. Một trong các tác phẩm với tựa đề: Dân số Trung quốc vào ngày hôm nay, được xuất bản vào năm 1988, c̣n đi xa hơn và đă viết ghi trên giấy rơ ràng Trắng và Đen về con số chính thức đă bị che giấu của số tử xuất. Các con số chính thức đă được công bố là trong khoảng năm 1959 đến 1961, đă mất đi một dân số 13.480.000 người, nhưng tác giả lại thêm vào: "Có vấn đề đă có vài con số không đúng và đă không nói đến con số 6.030.000 người trong các năm nhiều khó khăn vào thời điểm mà các việc kết toán này đă được thực hiện. Nếu căn cứ vào các con số này, số tử xuất của năm 1960 sẽ có một bách phân cao hơn, là 38,5%. Như vậy, trên một dân số 500 triệu người th́ ở các vùng ở nông thôn đă có 19,5 triệu người đă chết.

    Các người tác giả này đă đưa ra các bằng chứng, họ đă có được các chứng cứ là người ra đă để một số lớn các em gái chết đói, nếu không nói là giết chết các em gái này. Theo như cuộc kiểm tra dân số của năm 1964, các em trai tuổi từ 7 đến 9 tuổi đă sống c̣n sau nạn đói th́ tỷ số là 5% nhiều hơn các em gái cùng một lứa tuổi; các em trai từ 9 đến 14 tuổi th́ theo tỷ lệ đă trội hơn là 0,4%. Tổng quát, các em trai đă sống c̣n nhiều hơn các em gái, nhưng các con số của cuộc kiểm tra dân số năm 1982 đă cho biết về sự sai biệt sống c̣n giữa các em trai và em gái chỉ là 0,1%. Như vậy đă có nghĩa là trong thời gian xảy ra nạn đói đă có 4.700.000 em gái đă sống sót, ít hơn con số của các thời b́nh thường. Được định nghĩa rộng ra, th́ 1/4 (một phần tư) của con số 19.500.000 nạn nhân đă chết v́ Đói tại các vùng nông thôn sẽ gồm các em gái được sinh ra tại đây hoặc là đă bị để chết đói hay là đă bị cha mẹ giết chết.

    Các bài viết của các chuyên gia người Trung quốc đă được phổ biến trên các nhật báo cùng với các bài viết của các người ly khai với chế độ đang sinh sống ở hải ngoại, đă đồng xác nhận là số tử xuất c̣n nhiều hơn con số mà ông Banister đă ước lượng. Vào năm 1993, dưới bút hiệu Jin Hui, ông này đă cho công bố một bài viết đăng trên Tạp Chí Đại Học ở Shanghai với tựa Xă Hội; về sau tạp chí này đă bị cấm lưu hành. Tác giả bài viết đă lưu ư về việc tính không vững chắc về các bản thống kê chính thức về số trẻ em được sinh ra và đă chết, việc phân chia các em nam và nữ, của dân số sinh sống ở các thành phố và nông thôn, các con số ở các tỉnh và ở toàn quốc; bài viết này đă kết luận là các con số này đều là số già để che giấu cho bản tổng kết về số nạn nhân đă chết v́ Đói, không kém 40 triệu người. Về tổng quát, khổ thay việc này lại là sự thật, v́ bản thống kê của Trung quốc vẫn thường là hiếm có thể tin cậy được, dù là về bất cứ đề tài nào; v́ vậy, luôn luôn rất là khó biết được việc thao túng các con số đă đạt đến độ nào. Dù là có thể tin vào con số 40 triệu người hay không, vào ngày hôm nay, đó là việc thường xảy ra: các tác giả người Trung quốc thường hay bao gồm trong một con số về các người đă chết với t́nh trạng thiếu hụt về số sinh ra. Trong tác phẩm Trung quốc từ năm 1949 đến 1989, một kỷ nguyên phát triển theo đường găy khúc (zig zag) ông Cong Jin thuộc Đại Học Quốc Pḥng đă viết: "Từ năm 1959 đến 1961, số tử xuất đă vượt quá cao số sinh xuất lại được thêm vào việc các người nữ đă ít thụ thai, tổng số đă đạt đến 40 triệu." Một tác phẩm khác với tựa: Các sự thảm bại của chủ nghĩa tả khuynh tại Trung quốc, ông Wen Yu đă xác nhận vào năm 1993: "Từ năm 1959 đến 1961, số tử xuất thêm vào với một số người không sinh nở đă đồng nhập lại với nhau và đă đạt đến số 40 triệu, một sự mất đi trực tiếp về kinh tế được ước lượng là 120 tỷ đồng yuan .

    Các sự ước lượng về dân số của chuyên gia người Mỹ đă cần được xét lại v́ các sự nhận định của ông Chen Yizi, một người cựu công chức cao cấp của Đảng, ông Chen Yizi đă xin tị nạn chính trị ở nước Mỹ. Ông này đă phải chạy trốn để tránh các cuộc trấn áp được diễn ra sau các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ đă xảy ra tại Công Trường Thiên An Môn. Sau năm 1979, ông Chen Yizi đă giữ một vai tṛ quan trọng trong việc ban hành các biện pháp để cải cách nền canh nông, và là thành viên của một toán chuyên gia thượng thặng về canh nông được gọi tên là "Tigaïsuo" tức là Viện Nghiên Cứu Thể Chế Cải Cách do ông Zhao Ziyang lănh đạo. Về sau, ông Zhao Ziyang đă lên làm bí thư tổng thơ kư Đảng. Toán người Mới lên lănh đạo Trung quốc muốn được biết rơ về những sự kiện và biến cố đă thật sự xảy ra vào suốt thời Mao ngự trị và nhiệm vụ đầu tiên của Viện Nghiên Cứu là phải phúc tŕnh chân thực t́nh trạng của nông thôn. Ông Chen Yizi đă cùng với 200 người công chức đă cùng phân công đi về tham quan tất cả 18 tỉnh trên toàn quốc và đă tham khảo tất cả các văn kiện của nội bộ Đảng. Bản phúc tŕnh đúc kết đă được ước lượng về số người đă chết v́ đói là từ 43 triệu đến 46 triệu người, và có nhiều nguồn tin khác đă nói đến nhiều con số cao hơn có thể là 50 triệu hay 60 triệu người đă chết trong thời xảy ra nạn đói. Đây là các con số được nêu ra trong bản tường thuật của các cuộc họp nội bộ cán bộ cao cấp. Về bản phúc tŕnh của Viện Nghiên Cứu th́ đă không được công bố, nhưng ông Chen Yizi trong buổi phỏng vấn của báo chí Mỹ, đă đưa ra các con số của các người đă chết v́ Đói:

    Tỉnh Henan 7,8 triệu người chết
    Tỉnh Anhui 8 triệu người chết
    Tỉnh Shandong 7,5 triệu người chết
    Tỉnh Sichuan 9 triệu người chết
    Tỉnh Qinghai 900.000 người chết

    Như vậy, chỉ trong 5 tỉnh nói trên cũng đă có 33.200.000 nạn nhân.
    Ông Chen Yizi đă xác nhận là con số này có thể tin được v́ ở mỗi tỉnh đều c̣n tồn trự các văn kiện về thống kê về dân số. Vào thời b́nh thường, các người công chức ở các địa phương thường phải "cập nhật" về số người của các hộ gia đ́nh, các con số này được xem là quan trọng để ước định được số lương thực phải được cung cấp cho mỗi công xă để tiếp tế cho mỗi hộ gia đ́nh, v́ vào thời đó cần phải biết được số các "miệng người" phải nuôi ăn cho mỗi ngày.

    Khi các sổ bộ và văn kiện này được tồn trữ, việc này đă làm hiện ra rơ ràng bản phúc tŕnh về hạt Fengyan trong tỉnh Anhui. Việc kết toán cùng loại này đă được sử dụng khi Đảng đă tập trung lại các bản phúc tŕnh về nạn đói do từ các tỉnh đă gởi về vào cuối năm 1960; và ở vài nơi như tỉnh Gansu, các người công chức đă ghi vào các sổ bộ về số các người công chức cùng với sổ bộ số người phải nuôi ăn. Tuy vậy, Bắc Kinh dĩ nhiên đă ư thức được về tầm quan trọng của số người đă chết v́ Đói, rất khó tin tưởng về các con số này và cần được kiểm lại. Rồi lại có thêm một sự rắc rối khác được ghép chung vào các sự rắc rối khác: lẽ dĩ nhiên là Đảng đă thường hay có thông lệ cho lưu hành nhiều bản khác nhau của một bản phúc tŕnh. Các con số thấp nhất th́ dành riêng cho các công chức ngạch thấp. Cho đến ngày các bản phúc tŕnh được công bố cho dân chúng được biết, chúng tôi đă không chắc được biết là các bản phúc tŕnh này đă có hay không, và nếu là có được vậy các bản phúc tŕnh này có được ghi chép các yếu tố khác như việc di dân ở trong nước và các việc con người đă chết về các nguyên nhân là đau ốm hay tuổi già.

    Về mặt tinh thần, các cuộc tranh luận này đă là không có ư nghĩa. Dù là đă xảy ra việc đă có 30 triệu hay 40 triệu người chết v́ Đói, Trung quốc đă kín đáo giữ trong 20 năm không cho biết về nạn đói lớn của lịch sử. Đơn thuần về kế toán, từ trước cho đến nay đă không hề có được một sự việc như vậy đă xảy ra. Cho đến ngày chính sách Bước Nhảy Vọt lớn lớn được thực thi, nạn đói lớn đă xảy ra tại Trung quốc trong các năm 1896 và 1897 cũng chỉ làm chết 9 triệu người.

    Trong sự diễn tiến của lịch sử, chúng ta cũng đă có được các gương mẫu khác về số bách phân về dân số đă bị nạn đói hành hạ và vào các năm 1958-1961, số bách phân này lại càng quan trọng hơn. Vào năm 1845, khi nạn đói lớn đă xảy ra tại nước Ái Nhĩ Lan (Irlande) v́ thất mùa khoai tây, nước này đă có 1 triệu người chết v́ Đói, trên một dân số là 8,5 triệu người. Và đồng thời cũng đă có 1,5 triệu người đă di cư. Phần lớn các sử gia cũng đă đều xác nhận việc các vi rút (virus) đă phá hoại mùa thâu hoạch khoai tây mà dân chúng đă dùng là thực phẩm chính. Tất cả các cố gắng để cứu trợ nạn đói đều thất bại v́ các sự chậm chạp v́ các phương tiện vận chuyển và giao thông, v́ các mễ cốc được gởi đi từ Mỹ quốc đă không có thể cung cấp đủ cho các nhu cầu của nước này. Nền kinh tế của nước này đă quá nhiều lệ thuộc vào khoai tây, đến một mực độ v́ nước này đă không được trang bị với các dụng cụ thích nghi để nấu chín các loại lương thực khác cho con người. Thực vậy, trước khi xảy ra nạn đói, việc nướng chín bánh ḿ là việc hiếm có và ḷ bánh ḿ thường là không được biết đến. Chính quyền của nước Anh đă luôn luôn bị tố cáo là đă hành động hờ hững đối với một dân tộc chư hầu.

    Ngoại trừ các năm xảy ra chiến tranh, các nạn đói cũng hiếm xảy ra. Trung quốc vẫn thường được so sánh với nước Ấn Độ, trong thời của thế kỷ 20, nhưng nước Ấn Độ đă không hề phải chịu đựng một nạn đói quá lớn như ở Trung quốc. Vào các năm 1896 và 1896, nước Ấn Độ đă phải chịu một nạn đói do hạn hán gây ra và đă làm chết 5 triệu người, đó là nạn đói quan trọng xảy ra trong thời hiện đại này. Vào năm 1942 do chiến tranh gây ra với việc xâm lăng do quân đội Nhật Bản đă tiến chiếm nước Miến Điện làm gián đoạn việc nhập cảng lúa gạo cho nước Ấn Độ, gây ra nạn đói cho tiểu bang Bengale và đă khiến 1,5 triệu người đă chết v́ Đói.

    Những đặc tính của nạn đói do Mao gây ra, nếu liên quan với các nạn đói đă xảy ra tại nước Irlande và nước Ấn Độ, th́ nạn đói của Trung quốc là do các sự sai lầm của con người đă tạo ra. Nước Trung quốc đang sống trong cảnh thái b́nh. Mùa màng không bị sâu bọ phá hoại, và không hề xảy ra hạn hán hay nước lụt bất thường xảy ra. Các kho dự trữ đều chứa đầy lương thực và các quốc gia khác ở trên thế giới đă sẵn sàng để cứu trợ. Và hiển nhiên là Mao và chính phủ đă hoàn toàn kiểm soát được các bộ máy của chính quyền.

    Một sự kiện đă xảy ra và gần giống với nạn đói do Mao gây ra là nạn đói đă xảy ra tại xứ Ukraine, vào các năm 1932-1933, xảy ra trong trường hợp gần giống hệt như nhau đă được đề cập ở chương 3. Tại Liên Sô đă có một tỷ lệ người đă chết cao hơn dân số Trung quốc đă chết trong thời thực thi chính sách Bước Nhảy Vọt lớn: số tỷ lệ là 4,6% nếu là chấp nhận số 30 triệu người đă chết trên một dân số 650 triệu người, so sánh với tỷ lệ 4,11%, 7 triệu người đă chết trên một dân số 170 triệu người của Liên Sô. Tại Trung quốc, dân số ở các vùng nông thôn đă phải chịu thiệt hại tối đa về nạn đói, với dân số sinh sống ở nông thôn là 550 triệu người, tỷ lệ người đă chết v́ Đói là 5,5% tức trong 20 người nông dân th́ đă có một người đă chết v́ Đói. Khoảng một phần tư (1/4) dân số của nước Ukraine đă chết trong nạn đói, riêng cho năm 1933. Nhưng cũng tại vài địa phương của Trung quốc, như ở tỉnh Anhui, cũng có thể đă xảy ra sự kiện là một phần tư (1/4) dân số nông thôn đă chết v́ Đói cũng giống như đă từng xảy ra ở nước Ukraine.

    Và cũng có thể so sánh các sự kiện đă xảy ra tại Cam Bốt của Pol Pot với các sự hiện đă xảy ra tại Trung quốc. Phỏng theo Mao, các người Khmer Đỏ đă "tập thể hóa" toàn bộ xă hội, trong các năm thuộc thập niên 70, và người ta đă ước lượng đă có 1 triệu người đă chết trên một dân số 8 triệu người. Nhưng con số này lại bao gồm luôn các người đă chết v́ cuộc nội chiến và cuộc chiến tranh chống lại nước Việt Nam. V́ vậy, con số người đă chết v́ Đói đă không chính xác.

    Nếu nhận định về nạn đói do Mao gây ra là một hành động vô nhân đạo và được đưa ra để thảo luận, chúng ta sẽ có quyền để so sánh với các thành tích của Hitler và Stalin. Các trại tập trung của Đức Quốc Xă đă giết chết 12 triệu người và đă có 30 triệu người đă chết trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Được ước lượng là Stalin đă đày 20 triệu người vào các trại Goulag và tổng số người đă chết là 30 đến 40 triệu người và Stalin là người phải chịu trách nhiệm về số người chết này. Ông Daniel Southerland đă điều tra cho nhật báo Washington Post về các con số người chết v́ Mao, h́nh như Mao đă thực hành tồi tệ hơn và đă để lại các con số làm "nghẹt thở"!

    Vào lúc một phần lớn các vị giảng viên đại học không muốn cho biết về tổng số các người chết v́ các lư do tự nhiên v́ các lư do tự nhiên xảy ra tại Trung quốc vào thời của Mao, các bằng chứng đă có quá nhiều để chứng tỏ một cách chắc chắn về trách nhiệm gây ra ít ra là 40 triệu người đă chết, và có thể là 80 triệu người hay hơn nữa. Các con số này bao gồm luôn các người chết mà Mao đă trực tiếp chịu trách nhiệm và luôn cả các trách nhiệm về một chính sách thảm khốc mà Mao đă từ chối không chịu băi bỏ. Một tài liệu chính thức, đă được ông Chen Yizi trưng ra, ông Chen là một cựu công chức của Đảng cộng sản, và ngày hôm nay đă định cư tại Viện Đại Học Princetown; tài liệu này đă xác nhận đă có 80 triệu người đă chếết v́ sự chết tự nhiên - đau bệnh hay già cả, phần lớn các người chết này đă xảy ra trong thờhttp://www.tinparis.net/timhieu/HonM...3_Ch18_RF.htmli gian sau khi thi hành chính sách Bước Nhảy Vọt lớn.

    Đón đọc kỳ tới : Chương 19 . Làm cách nào để b́nh luận tại một nơi ?


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2012, 01:31 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2012, 01:14 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 23-02-2012, 11:04 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 31-08-2011, 05:56 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •